Đề tài Thảo luận Mối quan hệ giữa đầu tư theo chiều rộng và đầu tư theo chiều sâu

Đầu tư theo chiều rộng và đầu tư theo chiều sâu là hai hình thức có mối quan hệ mật thiết với nhau. Đầu tư theo chiều rộng là nền tảng để đầu tư theo chiều sâu. Và khi đầu tư theo chiều sâu phát triển lại tạo điều kiên để đầu tư theo chiều rộng ở cả những khía cạnh cũ và mới. Hai hình thức đầu tư này không tách rời mà luôn đan xen, bổ sung lẫn nhau trong hoạt động đầu tư. Hiểu rõ được mối quan hệ này là cơ sở để chúng ta kết hợp hai hình thức đầu tư một cách có hiệu quả nhất.

docx104 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3379 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thảo luận Mối quan hệ giữa đầu tư theo chiều rộng và đầu tư theo chiều sâu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
quankhoahọccôngnghệchủyếuthuộctrungươngchothấy:trongsố22.313cánbộcôngnhânviênthìsốngườicó trìnhđộtrênđạihọclà2.509người,caođẳngvàđạihọc 11.447ngườivàdưới caođẳnglà 8.357. Trongsốcáccánbộcótrìnhđộtiếnsĩvàphótiếnsĩchỉcó15,1%là nữ,cũngtrongsốcáccánbộcótrìnhđộhọcvấncaonàychỉcó19,9%giữcác chứcvụlãnhđạo. Sovớiyêucầupháttriểnthìnhiềungànhcònthiếulựclượnglaođộngcótrìnhđộkhoahọc-kỹthuật.Trướctìnhhìnhmởcửanhiềucôngtycóvốnđầutưnướcngoài,côngtytưnhânđãthuhútsốlượngđángkểlaođộngcótrìnhđộchuyênmôncao từ các cơ quankhoahọc côngnghệcủa nhànước.Ởtấtcảcácđốitượnglaođộng,sốtrườnghợprađinhiềuhơnsốtrườnghợpđến, đặcbiệtvớisốcánbộkhoahọc cóhọcvị cao,sốrađivượthẳnsố đến. Tuổitrungbìnhcủacánbộkhoahọccóhọcvị,họchàmkhácao.Bìnhquânchunglà57,2tuổitrongđógiáosưlà59,5tuổivàphógiápsưlà 56,4tuổi.Sốcánbộcánhọcvị,họchàmcaoởtuổi50chỉchiếm12%trongkhiđótuổitừ56trởlênlà65,7%,riênggiáosưchiếmtới77,4%vàphógiáosưchiếm62%.Khiphânchiatheolứatuổicáccánbộkhoahọccôngnghệcóhọchàmthìphầnđônggiáosưcótuổitrên60vàphógiáosưcótuổitừ56đến60.Khimộtbộphậnlớncáccánbộkhoahọcchủchốtđangvềgiàvàsẽkhôngcókhảnănglàmviệcthì độingũcánbộtrẻthaythếlạichưađượcchuẩn bịbồi dưỡngđàotạo. Hẫnghụtđội ngũcánbộkhoahọccôngnghệ đầu ngành sẽ diễn ra trong tương lai gần. + Sựphânbốlựclượnglaođộngkhoahọckhônghợplý. Cóthểnóisựphânbốlựclượnglaođộngmấtcânđốigiữacác ngành,cáckhuvựcgiữacácvùng,giữacácthànhphầnkinhtếđãgâyrahậuquảxấuchoquátrìnhpháttriển,cànglàmsâusắcthêmsựchênhlệchvàpháttriểngiữacác vùng,các ngành. Mộtđiềumànhiềungườinhìnthấyrấtrõlàtrongnhiềunăm,đặcbiệtsaukhichuyểnsangkinhtếthịtrườngthìcácngànhkhoahọccơbảnbịxemnhẹvàdườngnhưđangbịbỏrơi.Đólà một cách nhìnrấtthiểncậnvàhậuquảcủanósaumộtsốnămthấmdầnsẽgâytáchạinghiêmtrọng. Khoa họccôngnghệlàmộthệthống,cũngnhưmộtnềnkinhtếnếukhôngcóhạtầngcơsởtốtthìkhôngthểpháttriểnđược.Trongkhoahọcnếuchỉcoitrọng nhữngngànhứngdụngcólãinhanhmàcoinhẹ khoa họccơbảnrútcụcsẽđưakhoahọcđếnchỗbếtắcvàkhôngcóđủnănglựctiếpthulàmchủcác lĩnh vựckhoahọccôngnghệmới. +NhữngbấtcậpgiữaKH-CNvàhoạtđộng kinhtếở VN. Mốiquanhệthốngnhấtgiữahoạtđộngkhoahọccôngnghệvàhoạtđộngkinhtếlàcơ sở quantrọngbảođảmchosựpháttriểncủamộtquốcgia.Tuynhiên,ởVNhiệnnaygiữahoạtđộng khoa họccôngnghệvàhoạtđộngkinh tếlạibộclộnhữngbất cậprõrệt. Mặcdùtồntạisốlượngđángkểcáccơquannghiêncứukhoahọccôngnghệvàdướinhiềudạngthựcphongphú,nhưngcácviệnnghiêncứu,cáctrườngđạihọcthườngmạngnặngtínhhànlâmvàítgắnbóhữuíchvớicáctổchứckinhtế.Ngoàimốiquanhệlỏnglẻogiữacơquannghiêncứuvàcácđơnvịkinh tếcònmột khíacạnhnữalàbảnthân hệthốngcơquannghiêncứuvẫnthiếuphươngphápluậntiếpcậncóhiệuquảtớihệthốngkinhtế.Ởđâyđòihỏisựhợptác,traođổiqualạinhiềuvònggiữacácnhàkhoahọcvàđạidiệncủacáckhuvựcsảnxuất. Cáchãngluônđược coinhưnhânvậttrungtâmcủađổimớikhoahọccôngnghệ…Đángtiếcphươngphápnàycònxalạ đối với Việt Nam. Thiếunhữngđịnhhướngrõràng,cụthểđãlàmchocácchươngtrìnhnghiên cứukhoahọccông nghệtrởnênkémhiệuquả. Cơcấucủađộingũhoạtđộngkhoahọccôngnghệhiệnmấtcânđốiđángkểsovớicơcấunềnkinhtế.Trongcáclĩnhvựccôngnghệtiêntiến,việckhắcphụckhoảngtrốngbằngcáchchuyểncácnhànghiêncứukhoahọccơbảnsangcũngchưađápứng đượcyêucầuđòi hỏitốithiểu. Mặtkhác,sựphânbốcủalựclượngkhoahọccôngnghệkhôngsát vớiđịabảnhoạtđộngkinhtế.Trênthựctế,cónhiềuvùngkinhtếcònnhưvùng trắngcủahoạtđộngkhoahọccôngnghệ Thực tếđổimớivừaquađãxuấthiệnmộtnghịchlývàmởcủamanglạisựkhởisắcchonềnkinhtếthìnólạilàmchovịthếcủacácnhàkhoahọctrongnướcgiảmxuốngtươngđối.Mộtbộphậnkhôngnhỏđộingũcácnhàkhoa họccôngnghệbuộcphảilàmthêmnghềkháchoặcđổihẳnnghề. Sựlãohoácủađộingũkhoahọccũnglýgiảimộtphầnchohiệntượngnày.Tuổitrungbìnhcủacánbộkhoahọccôngnghệlàmviệcởcác việnnghiêncứulà45-46tuổi,tuổitrungbìnhcủacánbộnghiêncứucótrìnhđộcaovàokhoảng55và60…cóthểdonhiềulýdo,trongđómộtlýdoquantrọnglà:coigiaiđoạnhiệnnaynhưlàquáđộchuyểnđổitừmôhìnhnghiêncứukhoahọccôngnghệkiểucũsangmôhìnhnghiêncứukiểumới.Đốivớilớptrẻ,hình mẫucácnhànghiên cứuthếhệtrướckhôngcòn mấyhấpdẫn,họđangtìmkiếmnhữngconđườngkhác,nhữngphươngthứchoạtđộngkhoahọc khác. ChúngtatừnghyvọngcóthểthôngquahoạtđộngđầutưnướcngoàivàoVNđểnhậnđượcnhững côngnghệcần thiết tiến hànhCNH,HĐH.Tuynhiênthựctếdiễnrakhôngnhưmongmuốn.Trước hết,luồngđầutưnướcngoàiđangcóxuhướngchữnglạisẽhạnchếkhuônkhổchuyểngiaocôngnghệ.Thứhai,cơcấuđầutưvới18,7%vàokháchsạndụlịch…làmộtnhântốgópphầnhạnchếquymôchuyểngiaocôngnghệtiêntiến.Thứba, ngaytrongbảnthânlĩnhvựccôngnghiệp,cácchủđầutưnướcngoàidường nhưchẳnghềsốtsắngdunhậpcáccôngnghệtiêntiếnvàoVN,thayvàođó, họchúýnhiềuđếncáccôngnghệthếhệcũchophépthulạilợinhuậntứcthì từlaođộngrẻ,môitrườngđầutưdễdãivàmiềnđất đầutưmớimẻ. 3- Thực trạng kết hợp đầu tư theo chiều rộng và đầu tư theo chiều sâu ở Việt Nam: Sau những năm có tốc độ tăng trưởng kinh tế rất cao, nền kinh tế Việt Nam bước vào giai đoạn khó khăn do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới. Năm 2005, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 8,43%. Năm 2006 đạt 8,23%. Năm 2007 đạt 8,48%. Đến cuối năm 2008, khủng hoảng kinh tế Mỹ nổ ra kéo cả nền kinh tế thế giới đi xuống, Việt Nam cũng không nằm ngoại lệ và tốc độ tăng trưởng kinh tế sụt giảm, chỉ còn 6,23%. Sang đến năm 2009, khủng hoảng kinh tế vẫn chưa được giải quyết và gây ra những hậu quả nặng nề. Hàng loạt giải pháp, chính sách được chính phủ đưa ra, nổi bật là gói kích cầu trị giá 145000 tỉ đồng nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư, tiếp tục sản xuất, tạo thêm công ăn việc làm, đảm bảo an sinh xã hội… Kết quả là nền kinh tế Việt Nam dần phục hồi vào cuối năm 2009, đưa tốc độ tăng trưởng kinh tế lên 5,32% , vượt mục tiêu tăng 5% của kế hoạch,năm 2010 nền kinh tế bắt đầu khởi sắc sau khủng hoảng với tốc độ tăng trưởng đạt 6,78%nhưng bước sang năm 2011 thì cuộc khủng hoảng nợ công ở Mỹ và Châu Âu đã tác động đáng kể đến nền kinh tế Việt Nam với mức tăng trưởng khiêm tốn 5,89%. Trong bối cảnh kinh tế thế giới suy thoái, nhiều nền kinh tế tăng trưởng âm mà nền kinh tế nước ta đạt được tốc độ tăng trưởng dương tương đối cao như vậy là một thành công lớn. Do vậy, chúng ta có thể thấy rằng vai trò của hoạt động đầu tư trong nền kinh tế là vô cùng quan trọng. Khối lượng vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện năm 2007 theo giá thực tế ước tính đạt 461,9 nghìn tỉ đồng, bằng 40,4% GDP và tăng 15,8% so với năm 2006. Vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện năm 2008 theo giá thực tế đạt 637,3 nghìn tỉ đồng, bằng 43,1% GDP, tăng 22,2% so với năm 2007. Năm 2009, con số này đã lên đến 704,2 nghìn tỉ đồng, tương đương 42,8% GDP, tăng 15,3% so với năm 2008.và năm 2010 la 800 nghìn tỷ đồng.tương đương 41,9% GDP. Khối lượng vốn đầu tư Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Giá trị thực tế (nghìn tỉ đồng) 461.9 637.3 704.2 800 So với GDP ( % ) 40.4 43.1 42.8 41.9 So với năm liền trước ( % ) 15.8 22.2 15.3 12,9 Nguồn vốn ODA cam kết luôn ở mức cao trong những năm gần đây. Năm 2007, mức cam kết tài trợ ODA đạt 5,4 tỉ USD và giải ngân đạt xấp xỉ 50%. Năm 2008 mức cam kết là 5,426 tỉ USD và giải ngân đạt 2,2 tỉ USD. Năm 2009, trong bối cảnh nguồn cung ODA hạn chế và cạnh tranh gay gắt thu hút ODA giữa các nước đang phát triển, con số này vẫn tiếp tục xác lập kỷ lục mới vào khoảng 5,85 tỉ USD, giải ngân ước đạt 3 tỉ USD.và đạt kỷ lục vào năm 2010 với số vốn đăng ký lên đến trên 8 tỉ USD,giải ngân ước khoảng 3,5 tỉ USD. Tính chung cả vốn đăng ký cấp mới và vốn đăng ký tăng thêm, tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đăng ký vào Việt Nam năm 2008 đạt hơn 64 tỉ USD, tăng 222% so với năm 2007. Năm 2009 vốn FDI chỉ đạt 21,48 tỉ USD, vốn thực hiện đạt 10 tỉ USD, năm 2010 dự kiến đạt khoảng 18,1 tỷ USD vốn đăng ký, vốn thực hiện đạt khoảng hơn 11 tỷ USD, Tính đến 15/12 năm 2011, vốn FDI đăng ký mới và cấp bổ sung đạt 14,7 tỷ USD, bằng 74% năm 2010. Trong đó, riêng vốn đăng ký mới đạt 11,6 tỷ USD, bằng 65% năm 2010. Vốn đăng ký bổ sung đạt 3,1 tỷ USD, tăng 1,65 lần so với năm 2010 (1,89 tỷ USD). Đây là chuỗi suy giảm khá mạnh trong vài năm gần đây.Tuy vậy con số đó cũng là khá cao trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế. Nền kinh tế nước ta đạt được những thành công trên là nhờ nhiều yếu tố, trong đó vai trò của đầu tư là vô cùng quan trọng.Có đầu tư sản xuất mới tạo ra sản phẩm cho xã hội.Đầu tư hiệu quả, đúng hướng sẽ thúc đẩy nền kinh tế phát triển.Đầu tư không hiệu quả, sai hướng sẽ kìm hãm nền kinh tế.Vậy, câu hỏi đặt ra là nguồn vốn dành cho đầu tư đã thực sự được sử dụng hiệu quả trong những năm qua hay chưa? IV. ĐÁNH GIÁ CHUNG Tăng trưởng kinh tế xét ở đầu vào, có 3 yếu tố đóng góp. Đó là sự đóng góp của yếu tố số lượng vốn đầu tư, sự đóng góp của số lượng lao động và sự đóng góp của yếu tố năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP). Dưới góc nhìn của Tổng cục Thống kê, tuy GDP các năm tăng, năm 2009 đã vượt qua được giai đoạn suy giảm, nhưng tăng trưởng kinh tế chủ yếu dựa vào phát triển theo chiều rộng, tăng khối lượng các nguồn lực, nhất là tăng vốn đầu tư, chưa thực sự dựa trên cơ sở tăng năng suất lao động xã hội và nâng cao hiệu quả. Tỉ lệ khối lượng vốn đàu tư toàn xã hội so với GDP từ năm 2004 đến nay đều vượt qua mốc 40%. Năm 2008, tỉ lệ này là 43,1% GDP,năm 2009 là 42,8%. Đây là tỉ lệ thuộc loại cao nhất thế giới, chỉ sau Trung Quốc. Cùng với nguồn vốn đầu tư, sự đóng góp của số lượng lao động cũng chiếm vị trí rất quan trọng. Nguồn nhân lực dồi dào này do nguồn lao động hàng năm tăng khoảng 2% ( trên 1 triệu người) và tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị và nông thôn còn cao. Nếu tính cả sự đóng góp của yếu tố số lượng vốn đầu tư và sự đóng góp của yếu tố số lượng lao động, thì hai yếu tố này đã đóng góp trên ba phần tư tổng tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Điều đó chứng tỏ, sự đóng góp của yếu tố TFP đối với tốc độ tăng trưởng kinh tế còn nhỏ, chưa được một phần tư, thấp chỉ bằng hai phần ba tỉ trọng đóng góp của yếu tố này của các nước trong khu vực hiện nay. Tăng trưởng kinh tế dựa chủ yếu vào chiều rộng như vậy chưa thật vững chắc, chất lượng và hiệu quả tăng truởng chưa cao.Khả năng cạnh tranh của nền kinh tế và của nhiều ngành, nhiều sản phẩm còn thấp.Đó là nhận xét của Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, kiêm Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê Nguyễn Đức Hoà. Vụ trưởng Vụ Hệ thống tài khoản Quốc gia Bùi Bá Cường cho biết, năng suất các yếu tố tổng hợp TFP có xu hướng giảm trong những năm gần đây cụ thể là TFP tăng nhanh vào năm 2005-2006, chậm dần từ 2007 đến 2010. Năm 2009, tốc độ tăng TFP ở mức âm (- 0,34%), năm 2010 tăng trở lại nhưng vẫn ở mức tăng chậm đạt 1,31%. Bình quân giai đoạn 2001-2010, tốc độ tăng TFP đạt mức 1,39%. Tỷ trọng đóng góp của tăng TFP vào tăng GDP của các nước phát triển thường trên 50%, còn các nước đang phát triển cũng đạt mức trung bình từ 30-35%. Trong giai đoạn 2003-2010, tốc độ tăng TFP của Việt Nam là 1,42% và đóng góp của tăng TFP vào tăng GDP là 19,6%. Khi được so sánh với một số nước đã và đang phát triển ở Châu Á, tốc độ tăng TFP của Việt Nam chậm và đóng góp vào tăng GDP tương đối thấp. Năng suất tổng hợp TFP là yếu tố phản ánh sự tăng trưởng theo chiều sâu. Một thước đo khác phản ánh mô hình kinh tế tăng trưởng theo chiều rộng hay chiều sâu là chỉ số ICOR- thước đo hiệu quả đầu tư. Chỉ số này của Việt Nam đang có chiều hướng tăng trong giai đoạn hiện nay. Điều đó có nghĩa để tạo thêm 1 đồng GDP càng ngày chúng ta càng phải bỏ ra nhiều đồng vốn hơn trước. Năm 2008, chỉ số ICOR là 6,66 điểm. Năm 2009 chỉ số ICOR đã tăng lên trên 8 điểm. Như vậy, hiệu quả đầu tư đang bị sụt giảm. Muốn tăng hiệu quả đầu tư thì ngoài những yếu tố khách quan, tăng cường nội lực là đòi hỏi tất yếu. Ở tầm vĩ mô, tăng cường nội lực cho nền kinh tế là nâng cấp cơ sở hạ tầng, cơ chế chính sách rộng mở kích thích được các thành phần kinh tế, thủ tục hành chính thuận lợi, đào tạo nhân lực hiệu quả…Đối với mỗi doanh nghiệp, tăng cường nội lực là tăng đầu tư trang thiết bị, máy móc, quy trình công nghệ hiện đại hơn, hiệu năng lớn hơn; tổ chức quản lý sản xuất tốt hơn, công nhân giỏi… Đó chính là hoạt động đầu tư theo chiều sâu. Do vậy nền kinh tế Việt Nam những năm gần đây dù đạt được tốc độ tăng trưởng cao và đều đặn nhưng chủ yếu mới chỉ do hoạt động đầu tư phát triển theo chiều rộng, đầu tư phát triển theo chiều sâu thực tế vẫn chưa được chú trọng đúng mức, chưa tương xứng với tiềm lực kinh tế đất nước. Đầu tư theo chiều rộng là nền tảng để đầu tư theo chiều sâu. Trong giai đoạn đầu của phát triển kinh tế nên coi trọng đầu tư theo chiều rộng. Tuy nhiên đến một thời điểm nhất định khi cơ sở hạ tầng và công nghệ trở nên lạc hậu, việc tiếp tục đầu tư theo chiều rộng không những ít mang lại hiệu quả tăng trưởng mà còn làm năng suất cả nền kinh tế thấp, trì trệ. Nền kinh tế tất yếu phải chuyển sang phát triển theo chiều sâu. Nền kinh tế Việt Nam đã phát triển đến thời điểm như vậy, và hoàn toàn đủ tiềm lực để thực hiện đầu tư phát triển theo chiều sâu. Đầu tư theo chiều sâu phải được chú trọng, ưu tiên, để dần trở thành đầu tàu dẫn đường cả nền kinh tế phát triển. Tuy xét trên tầm vĩ mô, thực trạng kết hợp giữa đầu tư theo chiều rộng và đầu tư theo chiều sâu ở Việt Nam hiện nay chưa phối hợp hiệu quả, vai trò của đầu tư theo chiều sâu còn ít.Nhiều doanh nghiệp sau khi đã phát triển được quy mô sản xuất lớn, sử dụng nhiều nhân lực, đạt sản lượng cao nhưng vẫn chưa đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao trình độ cho nhân công, nâng cao chất lượng sản phẩm. Vì vậy sức cạnh tranh của sản phẩm còn thấp, đặc biệt là trên thị trường quốc tế. Khi doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu hang hoá sang các nước có yêu cầu cao về tiêu chuẩn chất lượng hàng hoá, thường phải chịu nhiều thua thiệt, đôi khi còn bị trả về. Hơn nữa, với khả năng chế biến sản phẩm kém, giá bán sản phẩm rẻ, chúng ta vô tình đã đánh mất lợi thế to lớn về nguồn nguyên liệu dồi dào trong nước.Nhưng nếu xét ở tầm vi mô mỗi doanh nghiệp, có những tín hiệu tích cực đáng mừng trong thời gian gần đây. Điển hình như dự án nhà máy lọc dầu Dung Quất. Trước đây, dựa vào nguồn tài nguyên dầu mỏ, nước ta khai thác rồi xuất khẩu dầu thô cho nước ngoài. Muốn thu nhiều ngoại tệ hơn, nền kinh tế tăng trưởng nhanh hơn, chúng ta khai thác nhiều hơn, để xuất khẩu nhiều hơn, thu được nhiều ngoại tệ hơn nhờ số lượng dầu thô xuất khẩu tăng thêm. Tài nguyên dầu mỏ thì có hạn, trong khi giá dầu thô xuất khẩu rẻ hơn rất nhiều so với giá xăng dầu chúng ta phải nhập khẩu.Đó là sự lãng phí. Dự án xây dựng nhà máy lọc dầu Dung Quất là một hoạt động đầu tư phát triển theo chiều sâu vô cùng cần thiết. Khi dự án đi vào hoạt động, dầu thô sẽ được chế biến thành các sản phẩm như khí hoá lỏng, xăng A90-92-95, dầu diesel, LPG, xăng máy bay Jet-A1,…Chúng ta sẽ không còn hoàn toàn phụ thuộc vào nguồn nhiên liệu nhập khẩu như trước nữa, hiệu quả kinh tế tăng lên rõ ràng. Một ví dụ về đầu tư theo chiều sâu trong lĩnh vực công nghệ thông tin là dịch vụ 3G, do Vinaphone triển khai đầu tiên, sau đó lần lượt các doanh nghiệp khác như Viettel, Mobifone cũng đầu tư phát triển công nghệ này. Và còn nhiều doanh nghiệp thuộc nhiều ngành khác nữa cũng đã và đang chú trọng đầu tư theo chiều sâu. Những doanh nghiệp này là những tế bào tiên phong chuyển mình của nền kinh tế. Thành công của họ sẽ khơi mào, tạo điều kiện và động lực cho các tế bào khác của nền kinh tế cùng chuyển mình hành động, tạo xung lực mới cho nền kinh tế, đưa nền kinh tế phát triển theo chiều sâu. CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN ĐẦU TƯ THEO CHIỀU RỘNG VÀ ĐẦU TƯ THEO CHIỀU SÂU HIỆN NAY VÀ KẾT HỢP GIỮA CHÚNG. I- Một số giải pháp khắc phục những hạn chế trong ngành dệt may: 1.Giải pháp từ phía doanh nghiệp Thứ nhất, các doanh nghiệp nên đầu tư xây dựng thiết bị nhà xưởng hiện đại, trang bị những thiết bị may hiện đại theo hướng tiếp cận với công nghệ cao trong thiết kế mẫu, trong sản xuất nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng năng suất lao động và hạ giá thành. Thứ hai, ngành dệt nên đầu tư trọng điểm để có những dây chuyền thiết bị với công nghệ sản xuất hiện đại, tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh, có chất lượng tốt, giá thành hạ, đủ khả năng cạnh tranh cung cấp cho ngành may mặc và phấn đấu có thể cung cấp 60-70% nguyên phụ liệu cho ngành may xuất khẩu, tạo điều kiện cho ngành may chủ động được nguyên phụ liệu. Trong khi còn phải nhập khẩu nguyên liệu, để chủ động cần thành lập các kho ngoại quan để các nhà cung cấp nguyên liệu nước ngoài dự trữ hàng có thể cung cấp kịp thời cho các doanh nghiệp khi ký kết được hợp đồng xuất khẩu có thể nhập ngay được nguyên liệu phục vụ sản xuất, đảm bảo được tiến độ giao hàng. Thứ ba, các doanh nghiệp may phải vừa duy trì hoạt động gia công quốc tế, vừa phải đẩy mạnh xuất khẩu trực tiếp. Hoạt động gia công chủ yếu ở các doanh nghiệp có qui mô nhỏ ở các tỉnh, các doanh nghiệp có qui mô lớn ở TP.HCM và Hà Nội mà trước mắt là các công ty thuộc Tổng công ty dệt may Việt Nam cần phải đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu trực tiếp, thực hiện đa dạng hoá sản phẩm và đa dạng hoá thị trường, có chính sách để phát triển sản phẩm mới, thị trường mới. Thứ tư, các doanh nghiệp trước khi nhận công nhân, cán bộ quản lý, kĩ sư thực hành, nhà thiết kế thời tranh, thiết kế mẫu mã…Cần phải có biện pháp kiểm tra trình độ tay nghề, kĩ thuật, trình độ quản lý, thiết kế mẫu mã. Đồng thời tăng cường đào tạo, bồi dưỡng các nhà thiết kế mẫu theo hướng mở các lớp tập huấn, mời các chuyên gia trong và ngoài nước và gửi đi đào tạo ở nước ngoài để có các nhà thiết kế chuyên nghiệp, có trình độ nắm bắt kịp thời với xu thế lớn trong ngành thời trang. Đặc biệt là mẫu mã, mốt thời trang quốc tế. Thứ năm, các doanh nghiệp dệt may phải tự mình nâng cao tính cạnh tranh về thương hiệu sản phẩm, nâng cao uy tín nhãn hiệu sản phẩm để đưa dần sản phẩm dệt may lên đẳng cấp chất lượng cao. Trước tiên, mỗi doanh nghiệp cần phải xác định sản phẩm mũi nhọn và thị trường khách hàng mục tiêu để có chiến lược đầu tư và chính sách Marketing thích hợp . Tăng cường hoạt động tiếp thị một cách chủ động đồng thời kết hợp với chương trình xúc tiến thương mại của nhà nước đểquảng bá thương hiệu , tuyên truyền, xúc tiến bán hàng và bán hàng trực tiếp cho các khách hàng ở các thị trường nhập khẩu lớn và tiềm năng. Ngoài ra, khi xoá bỏ hạn ngàch hàng dệt may, có thể các nước phát triển sẽ có các quy định về môi trường, về lao động …Do đó, các doanh nghiệp không nhừng cần áp dụng hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn ISO 9000, mà còn phải áp dụng hệ thống quản lý môi trương ISO 14000 và hệ thống trách nhiệm xã hội SA 8000…để sản phẩm may mặc nước ta có khả năng cạnh tranh, đủ tiêu chuẩn đứng vững và phát triển trên thị trường quốc tế trong thời gian tới. 2- Kiến nghị với Nhà nước Thứ nhất, nhà nước cần có những chính sách ưu đãi, hỗ trợ đặc biệt về lãi suất vay ưu đãi, thuế, thị trường…Để khuyến khích các doanh nghiệp thuộc mọi thànhphần kinh tế nhanh chóng mở rộng đầu tư nhằm tăng cường năng lực sản xuất củangành dệt may bằng các biện pháp tài chính để giải quyết vốn đầu tư cho ngành dệt may trong tình hình hiện nay.Bên cạnh việc huy động tối đa nguồn lực của các doanh nghiệp thì nhà nước cần phải có chính sách hỗ trợ vốn và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vay vốn ngoài xã hội. Thứ hai, nhà nước cần có các chính sách, biện pháp hỗ trợ cho các doanh nghiệp tháo gỡ được phần nào những khó khăn về nguyên phụ liệu đầu vào. Đặc biệt, nhà nước cần có những biện pháp để tạo điều kiện phát triển một số vùng trồng bông trọng điểm vì đây là nguồn nguyên liệu chủ yếu của ngành dệt may, giúp cho ngành may chủ động được nguyên phụ liệu phục vụ cho sản xuất, nâng cao hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh, hạ giá thành sản phẩm và nâng cao tỷ lệ nội địa hoá, đảm bảo đúng tiến độ giao hàng. Thứ ba, nhà nước cần đẩy mạnh xúc tiến thị trường thông qua việc khuyến khích và hỗ trợ các tổ chức, doanh nghiệp mở văn phòng đại diện , chi nhánh, của hàng giới thiệu sản phẩm, trung tâm xúc tiến thương mại tổ chức hội chợ triển lãm giới thiệu hàng hoá thời trang. Khuyến khích và có cơ chế hỗ trợ để các doanh nghiệp chủ động ra nước ngoài tìm kiếm thị trường ,xác lập hệ thống kênh phân phối, tiêu thụ sản phẩm tại các thị trường lớn ,dặc biệt là thị trường Mỹ, EU, Nhật Bản. Thứ tư, nhà nước cần mở các trường đại học để mở lớp đào tạo dài hạn chuyên ngành quản lý có kiểm tra chất lượng đào tạo gắn với thực tiễn và cấp bằng tốt nghiệp sau mỗi khoá học dùng làm cơ sở để tiêu chuẩn hoá cán bộ của ngành.Đồng thời, cấp kinh phí đào tạo cho các trường dạy nghề để đào tạo miễn phí cho lực lượng lao động ở những vùng nông thôn khó khăn nhưng chấp nhận học nghềmay công nghiệp để vào làm việc tại các doanh nghiệp. Dĩ nhiên, với nội dung, chương trình, phương pháp giảng dạy phải được đổi mới cho phù hợp với sự phát triển của ngành, yêu cầu đòi hỏi của xu thế mới. Thứ năm, nhà nước cần có những chính sách hỗ trợ và giúp đỡ các doanh nghiệp dệt may nhanh chóng xác lập vầ đăng ký tiêu chuẩn quản lí chất lượng quốctế(ISO 9000, ISO 14000, SA 8000…), bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, bản quyền, ghi nhãn, mã số, mã vạch theo qui chế và sớm đăng kí nhãn hiệu tại thịtrường quốc tế. II. Giải pháp thúc đẩy đầu tư theo chiều sâu: 1. Giải pháp đầu tư phát triển nguồn nhân lực: Hiện nay nước dân số nước ta đang trong thời kỳ “dân số vàng” và giai đoạn này chỉ kéo dài khoảng 30 năm. Do đó cần phải tận dụng lợi thế vềnguồn lao động dồi dào để đẩy nhanh phát triển kinh tế xã hội. Phải xác định cho rõ nguồn nhân lực là tài nguyên quý giá nhất của Việt Nam trong công cuộc đổi mới và phát triển đất nước. Một đất nước rất ít tài nguyên thiên nhiên như ở Việt Nam, cần phải lấy nguồn nhân lực làm tài nguyên thay thế, gọi là tài nguyên nguồn nhân lực, hoặc tài nguyên con người. - Nâng cao hơn nữa đến chất lượng con người và chất lượng cuộc sống. Chất lượng con người, trước hết, phải tính đến vấn đề chất lượng sinh nở. Ngành y tế phải có những quy định cụ thể về chất lượng sinh nở như kiểm tra sức khỏe, bệnh tật, tính di truyền,… trước khi đăng ký giá thú và vợ chồng quan hệ để sinh con. Hiện nay, tại Việt Nam, đang có tình trạng đẻ vô tội vạ, đẻ không tính toán, cân nhắc, nhất là ở nông thôn, làm cho những đứa con sinh ra bị còi cọc, không phát triển được trí tuệ. Thậm chí có những người bị nhiễm chất độc da cam mà vẫn đẻ ra những đứa con dị tật. Có người tính rằng, tại Việt Nam, cứ 10 đứa trẻ sinh ra, có 1 đứa bị dị tật bẩm sinh. Vì vậy, phải tăng cường chất lượng hoạt động của các cơ quan chức năng. Khi có chất lượng con người, phải tính đến chất lượng cuộc sống, có nghĩa là phải nuôi dưỡng về vật chất và tinh thần của con người sinh ra, bảo đảm cho họ có thể lực dồi dào, có trí tuệ minh mẫn. Về vấn đề này, Việt Nam còn kém xa so với nhiều nước.  - Nhà nước xây dựng chiến lược nguồn nhân lực gắn với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập kinh tế quốc tế; xác định thật rõ xây dựng nguồn nhân lực là trách nhiệm của các nhà hoạch định và tổ chức thực hiện chính sách, trách nhiệm của cả hệ thống chính trị.  - Chính phủ và các cơ quan chức năng của Chính phủ có biện pháp giải quyết hiệu quả những vấn đề vừa cấp bách, vừa lâu dài của nguồn nhân lực, trong đó có vấn đề khai thác, đào tạo, sử dụng nguồn nhân lực, tạo một chuyển biến thật sự mạnh mẽ trong việc khai thác, đào tạo, sử dụng từ nguồn nhân lực trong công nhân, nông dân, trí thức, doanh nhân, dịch vụ,…  - Nhà nước phải có kế hoạch phối hợp tạo nguồn nhân lực từ nông dân, công nhân, trí thức; có kế hoạch khai thác, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng các nguồn nhân lực cho đúng.  - Không ngừng nâng cao trình độ học vấn. Hiện nay, nhìn chung, trình độ học vấn bình quân của cả nước vẫn còn thấp. Tỷ lệ biết chữ mới đạt khoảng 95% . Vì vậy, vấn đề đặt ra một cách gay gắt là phải bằng mọi biện pháp và đầu tư để nâng cao trình độ học vấn của cả nước lên, bằng không, sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. Thực hiện toàn xã hội học tập và làm việc. - Đảng và Nhà nước cần có chính sách rõ ràng, minh bạch, đúng đắn đối với việc việc sử dụng, trọng dụng nhân tài, nhất là trọng dụng các nhà khoa học và chuyên gia thật sự có tài năng cống hiến. Phải có sự phân biệt rành mạch giữa tài thật và tài giả, giữa những người cơ hội và những người chân chính trong các cơ quan công quyền. Không giải quyết được vấn đề này một cách rõ ràng, thì nhân tài của đất nước sẽ lại "rơi lả tả như lá mùa thu", "vàng thau lẫn lộn", làm cho những người thật sự có tài năng không phát triển được, trong khi đó, những người cơ hội, “ăn theo nói leo”, xu nịnh, bợ đỡ lại tồn tại trong các cơ quan công. Chính phủ cần có những quyết định đúng đắn về việc được phép đầu tư vào cái gì trong nguồn nhân lực; cải thiện chính sách tiền tệ và tài chính, phát triển cơ sở hạ tầng, hiện đại hóa giáo dục là những vấn đề quan trọng vào thời điểm hiện nay. - Cải thiện thông tin về nguồn nhân lực theo hướng rộng rãi và dân chủ, làm cho mọi người thấy được tầm quan trọng của phát triển nguồn nhân lực của nước ta và trên thế giới. Mở những đợt tuyên truyền rộng rãi, thấm sâu vào lòng người về nguồn nhân lực, chất lượng sinh, sống, thông tin về học tập, giáo dục ngành nghề trong các tầng lớp nhân dân, nhất là trong thanh niên, học sinh.  - Hằng năm, Nhà nước cần tổng kết về lý luận và thực tiễn về nguồn nhân lực ở Việt Nam, đánh giá đúng mặt được, mặt chưa được, kịp thời rút ra những kinh nghiệm, trên cơ sở đó mà xây dựng chính sách mới và điều chỉnh chính sách đã có về nguồn nhân lực ở Việt Nam, như chính sách hướng nghiệp, chính sách dạy nghề, học nghề, chính sách quản lý nhà nước về dạy nghề, học nghề; chính sách dự báo nhu cầu lao động và cân đối lao động theo ngành nghề, cấp trình độ; chính sách thu hút các thành phần kinh tế tích cực tham gia vào lĩnh vực tạo nguồn nhân lực cho đất nước; chính sách chi ngân sách để đào tạo nguồn nhân lực; chính sách đối với các tổ chức NGO có liên quan đến vấn đề nhân tài, nhân lực; chính sách đối với lao động đi làm việc ở nước ngoài và thu hút các thành phần kinh tế tham gia đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài; chính sách bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của nông dân, công nhân, trí thức, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động. Bên cạnh đó, Chính phủ và các cơ quan chức năng phải có chính sách, biện pháp kết hợp thật tốt giữa đào tạo và sử dụng trong tổng thể phát triển kinh tế của đất nước, đáp ứng có hiệu quả nguồn lao động có chất lượng cao cho yêu cầu phát triển của nền kinh tế.  Tóm lại, nếu vấn đề phát triển nguồn nhân lực không được chú trọng, thì việc đầu tư phát triển theo chiều sâu sẽ khó lòng đạt được, từ đó việc kết hợp với đầu tư phát triển theo chiều rộng sẽ càng khó khăn hơn, dẫn đến việc đất nước sẽ không thể phát triển để trở thành một nước công nghiệp mà mãi mãi chỉ là một nước nông nghiệp lạc hậu. Và trên thực tế, có nhiều quốc gia đang phát triển, trở thành nước có thu nhập trung bình, nhưng rất ít nước tiếp tục đi lên được để trở thành một nước công nghiệp, vì những nước này, không có chính sách hiệu quả để phát triển nguồn nhân lực. 2. Giải pháp đầu tư nâng cấp khoa học công nghệ - Tạo lập môi trường thể chế gắn kết các hoạt động Khoa học và Công nghệ với các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. -Tạo lập các thể chế gắn kết các hoạt động Khoa học và Công nghệ với sản xuất kinh doanh. Rà soát các quy định có liên quan đến quản lý đầu tư, thuế, tín dụng cho các hoạt động Khoa học và Công nghệ nhằm tạo ra cơ chế đồng bộ khuyến khích đầu tư đúng mức cho các hoạt động nghiên cứu - phát triển. Thông qua cơ chế khuyến khích, tạo dựng môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư nghiên cứu khoa học và đổi mới công nghệ. Hỗ trợ các doanh nghiệp áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9000, ISO 14000, HACCP, SA, TQM...; Các cơ quan quản lý nhà nước áp dụng ISO 9000. Hỗ trợ từ ngân sách tỉnh cho các dự án nghiên cứu - phát triển và thiết kế thử nghiệm của các doanh nghiệp có tầm quan trọng đối với nền kinh tế của tỉnh. Nâng tỷ lệ đầu tư của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh cho nghiên cứu, phát triển và thiết kế thử nghiệm lên mức 30%.Áp dụng cơ chế đấu thầu ký kết hợp đồng khoán gọn trong việc thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu, phát triển công nghệ có tầm quan trọng đối với nền kinh tế - xã hội của tỉnh. Có cơ chế khuyến khích thành lập các doanh nghiệp nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ dưới nhiều hình thức khác nhau (công ty cổ phần, trách nhiệm hữu hạn hoặc liên doanh...) để đưa nhanh các kết quả nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ vào sản xuất. - Tạo lập thị trường công nghệ. Triển khai các chợ phiên và chợ ảo “Công nghệ và Thiết bị”; hình thành cơ chế vận hành thị trường công nghệ ngay trên địa bàn của tỉnh. Hình thành cơ quan tư vấn thị trường công nghệ, đăng ký hoạt động Khoa học và Công nghệ, sỡ hữu trí tuệ, thẩm định các dự án và hợp đồng chuyển giao công nghệ độc lập với các cơ quan quản lý nhà nước để áp dụng các yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tạo lập thị trường lao động Khoa học và Công nghệ thông qua việc áp dụng chế độ khuyến khích và ưu đãi, áp dụng chế độ biên chế linh hoạt để phát triển nguồn nhân lực cho Khoa học và Công nghệ. Khuyến khích phát triển các dịch vụ tư vấn về đầu tư và chuyển giao công nghệ gắn liền với dịch vụ tài chính – tín dụng để đầy nhanh và mở rộng áp dụng các kỹ thuật tiến bộ trong nông nghiệp và phát triển nông thôn, đổi mới công nghệ và đưa nhanh các công nghệ hiện đại vào các ngành công nghiệp và dịch vụ của tỉnh.chuyển giao công nghệ sẽ làm giảm thời gian nghiên cứu,chế tạo công nghệ có thể đi tắt đón đầu,giống như Nhật Bản đã từng áp dụng và rất thành công.Thể chế hóa việc cung cấp thông tin thống kê, thông tin kinh tế - xã hội như một loại dịch vụ hành chính công cho các đối tượng cần thông tin.Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện hệ thống quản lý Khoa học và Công nghệ.Chủ động tiến hành là đổi mới, hoàn thiện hệ thống quản lý Khoa học và Công nghệ bao gồm: đổi mới cơ chế quản lý, cơ chế tài chính, cơ chế lập kế hoạch và tổ chức lại bộ máy quản lý Khoa học và Công nghệ. - Về cơ chế quản lý Khoa học và Công nghệ. Thực hiện quản lý Khoa học và Công nghệ bằng pháp luật, chính sách, chiến lược và kế hoạch phát triển Khoa học và Công nghệ gắn với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội uzcr tỉnh; bằng phân bố các nguồn lực theo kế hoạch đầu tư, theo hợp đồng thông qua đấu thầu; bằng tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện.Phân cấp quản lý Nhà nước về Khoa học và Công nghệ và nâng cao trách nhiệm cho các Sở, Ban, ngành và các huyện thị trong tỉnh. Đồng thời có cơ chế quản lý Khoa học và Công nghệ tập trung thông qua Sở Khoa học và Công nghệ, khắc phục tình trạng mâu thuẫn, cản trở, chồng chéo lẫn nhau trong hoạt động khoa học và công nghệ.Liên kết, phối hợp chặt chẽ các chính sách phát triển kinh tế - xã hội, phát triển các ngành với chính sách phát triển Khoa học và Công nghệ trên địa bàn tỉnh. Tăng cường vai trò tư vấn, tham mưu của Hội đồng Khoa học và Công nghệ các cấp, nhằm hỗ trợ cho việc lựa chọn các định hướng ưu tiên, tuyển chọn các đề tài, dự án đầu tư; tư vấn, thẩm định và đánh giá các hoạt động Khoa học và Công nghệ và các hoạt động kinh tế - xã hội. - Về cơ chế tài chính cho hoạt động Khoa học và Công nghệ. Đa dạng hóa nguồn kinh phí cho các hoạt động Khoa học và Công nghệ, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư cho hoạt động Khoa học và Công nghệ thông qua công cụ thuế, tín dụng ưu đãi. Cho phép các doanh nghiệp có điều kiện khấu hao nhanh đối với các công nghệ thuộc hướng ưu tiên và trọng điểm của tỉnh, được sử dụng lợi nhuận trước thuế để chi cho các hoạt động đổi mới công nghệ, cấp một phần kinh phí cho nghiên cứu, triển khai và thử nghiệm để đổi mới sản phẩm. Có chính sách ưu đãi đối với các doanh nghiệp mới được thành lập dựa trên các kết quả nghiên cứu, triển khai, thử nghiệm để nhanh chóng đưa Khoa học và Công nghệ vào sản xuất. Thành lập Quỹ phát triển Khoa học và Công nghệ, hoạt động theo nguyên tắc tài trợ không hoàn lại hoặc có hoàn lại một phần, cho vay với lãi suất thấp, đóng góp cổ phần vào các doanh nghiệp mới được thành lập dựa trên các kết quả nghiên cứu Khoa học và Công nghệ, đầu tư mạo hiểm vào các lĩnh vực công nghệ cao.Nâng cao hiệu quả sử dụng tài chính cho hoạt động Khoa học và Công nghệ thông qua các nguyên tắc: cạnh tranh bình đẳng; đầu tư theo hiệu quả công việc; mở rộng quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm về tài chính (khoán gọn). - Về cơ chế lập và triển khai kế hoạch Khoa học và Công nghệ. Chuyển từ kế hoạch pháp lệnh sang kế hoạch hướng dẫn, kế hoạch hành chính sang kế hoạch “thị trường”, mở rộng tối đa đối tượng và quyền tự chủ cho các cở sở lập kế hoạch. Phân cấp rõ ràng trong lập kế hoạch phát triển Khoa học và Công nghệ trên địa bàn tỉnh. Sở Khoa học và Công nghệ tập trung xây dựng kế hoạch định hướng để thực hiện các nhiệm vụ ưu tiên liên ngành thông qua các chương trình mục tiêu, sử dụng hệ thống kiểm tra, đánh giá và các công cụ tài chính để điều tiết quá trình thực hiện. Công khai việc lập, triển khai, giám sát kế hoạch Khoa học và Công nghệ. Thể chế hóa việc tổ chức đánh giá kết quả thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, lấy kết quả ứng dụng vào thực tiễn sản xuất, đời sống và quản lý xã hội làm chỉ số đánh giá quan trọng nhất. - Kiện toàn bộ máy quản lý khoa học – công nghệ. Kiện toàn Hội đồng Khoa học Kỹ thuật của tỉnh theo hướng nâng cao vai trò tư vấn và phản biện, thẩm định những nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội. Củng cố hệ thống các Hội đồng Khoa học Kỹ thuật chuyên ngành. Thực hiện biên chế chuyên trách quản lý Khoa học và Công nghệ ở cấp huyện. Củng cố các mặt hoạt động của Liên hiệp các Hội khoa học kỹ thuật tỉnh. - Giải pháp phát triển tiềm lực Khoa học và Công nghệ. Quán triệt quan điểm“ trí thức, đội ngũ Khoa học và Công nghệ là nguồn lực quan trọng nhất cho sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa”. Đa dạng hóa các hình thức đào tạo đồng thời nâng cao chất lượng, đổi mới cơ cấu đào tạo, phương thức đào tạo nguồn nhân lực Khoa học và Công nghệ; Phát huy cao độ tiềm năng của đội ngũ Khoa học và Công nghệ hiện có; Đảm bảo thu nhập và quyền sở hữu trí tuệ cho cán bộ Khoa học và Công nghệ.Xây dựng chính sách đào tạo, thu hút nhân tài cho những ngành khoa học công nghệ ưu tiên và thực sự có nhu cầu. - Tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật cho Khoa học và Công nghệ. Xây dựng và củng cố hệ thống các trạm trại, Trung tâm ứng dụng chuyển giao công nghệ, Trung tâm giống cây trồng vật nuôi, các Trung tâm công nghệ thông tin, Trung tâm y tế dự phòng. Đầu tư nâng cấp trang thiết bị và cơ sở hạ tầng cho các phòng thí nghiệm hiện có. Có chính sách ưu đãi thu hút đầu tư Khoa học và Công nghệ từ ngoài tỉnh. Tin học hóa các cở sở dữ liệu Khoa học và Công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Khai thác, tận dụng các năng lực Khoa học và Công nghệ trong nước và quốc tế. Đa dạng hóa các mối quan hệ và các hình thức hợp tác nghiên cứu khoa học và triển khai công nghệ. Chú trọng hợp tác Khoa học và Công nghệ với các tổ chức trong nước và quốc tế. Đầu tư đúng mức cho việc hợp tác nghiên cứu – phát triển để thích ứng các công nghệ mới được nhập vào trên địa bàn tỉnh. Tạo điều kiện thuận lợi cho các cán bộ Khoa học và Công nghệ nâng cao kiến thức và trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Đồng thời, tạo môi trường thể chế và các chính sách thích hợp để thu hút cán bộ Khoa học và Công nghệ trẻ, các chuyên gia ngoài tỉnh đến công tác ở tỉnh. 3. Giải pháp kết hợp hiệu quả đầu tư theo chiều rộng và đầu tư theo chiều sâu. Tại kỳ họp thứ sáu, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đánh giá cao kết quả điều hành của Chính phủ khi tạo ra sự phục hồi ấn tượng cho nền kinh tế. Tuy nhiên, Ủy ban nhận định, nền kinh tế vẫn tăng trưởng theo quy mô chiều rộng. Đây là hạn chế đáng kể nhất của nền kinh tế Việt Nam hiện nay, cũng là điều mà Chính phủ đang cố gắng điều chỉnh.Nhưng để thành công, cùng với Chính phủ, cần có sự chuyển mình trong từng "tế bào" của nền kinh tế.Để có thể kết hợp đầu tư chiều rộng và chiều sâu không thể thực hiện một sớm một chiều mà cần một phương hướng, giải pháp cụ thể cho các doanh nghiệp Việt Nam. 3.1. Nhóm giải pháp cho doanh nghiệp. Những tháng đầu năm 2010, tình hình sản xuất, kinh doanh gặp nhiều khó khăn. Nguyên nhân là đầu ra sản phẩm tiêu thụ chậm do tiêu dùng sụt giảm. Mặt khác, nhiều mặt hàng còn phải chịu sức ép giảm giá vì cạnh tranh trên thị trường, năm 2011 do tình hình kinh tế khó khăn, tỷ lệ lạm phát tăng cao đã đẩy chi phí sản xuất và lao động tăng lên so với trước và gây nhiều khó khăn hơn trong việc sản xuất, kinh doanh trong. Chính vì vậy, doanh nghiệp phải nỗ lực thường xuyên, trong đó tập trung đẩy mạnh việc tái cấu trúc tổ chức sản xuất như sắp xếp lại lao động, máy móc. Loại bỏ những máy móc lỗi thời, thay vào đó là đầu tư máy móc công nghệ mới, nhỏ gọn ít chiếm diện tích.Phối hợp chặt chẽ với khách hàng, nhà cung cấp nguyên vật liệu, máy móc. Mặt khác, định hướng ra cách làm cụ thể, đặt ra mục tiêu rõ ràng từng lĩnh vực và công bố rộng rãi cho toàn bộ CB-CNV biết. Từ đó, tùy từng vị trí công việc mà giao cho mỗi CB-CNV tự giác hoàn thành nhiệm vụ, nâng cao trách nhiệm cá nhân.  Có hai vấn đề cần đặc biệt chú ý với doanh nghiệp Việt Nam.Đó là sự lãng phí về nguồn nhân lực và lãng phí vốn đầu tư vào khoa học kĩ thuật kém hiệu quả. Để kết hợp giữa tăng số lượng lao động và tăng hiệu quả lao động doanh nghiệp cần chú ý những điểm sau: - Năng suất lao động của các doanh nghiệp hạn chế có nguyên nhân việc cung ứng các đầu vào còn nhiều trở ngại, đặc biệt là lao động có trình độ. Thực tế cho thấy, cơ cấu đào tạo giữa các cấp học mất cân đối "thừa thầy, thiếu thợ". Tỷ lệ đào tạo ở nước ta hiện nay giữa đại học, cao đẳng - trung cấp chuyên nghiệp - học nghề là 10 : 9,8 : 30,3 (so với các nước là 1 : 4 : 10). Doanh nghiệp cần phải tìm cho mình một cơ cấu lao động hợp lí, tránh để chi phí quản lí quá cao, cần tập trung nâng cao trình độ của “thợ” để tăng năng suất lao động. - Rà soát lại từ tổ chức quản lí, tổ chức sản xuất, thiết bị, công nghệ, lao động, vật tư, nguyên liệu... đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức (theo phương pháp SWOT) đối với từng khâu, từng bộ phận, từng vấn đề quan trọng trong doanh nghiệp và toàn bộ doanh nghiệp. Trên cơ sở đó để tìm biện pháp khắc phục cho từng vấn đề cụ thể, từ khâu và từng bộ phận cụ thể cũng như tổng thể doanh nghiệp. - Đổi mới tổ chức quản lí doanh nghiệp cho phù hợp với điều kiện hiện nay, bao gồm đổi mới hình thức doanh nghiệp, bộ máy quản lí doanh nghiệp và tổ chức sản xuất - kinh doanh trong doanh nghiệp. - Sử dụng nhân lực có hiệu quả, chú trọng từ khâu tuyển chọn, bố trí, sử dụng lao động, bảo đảm lao động có trình độ, năng lực phù hợp; đồng thời, tăng cường đào tạo và đạo tạo lại đến nâng cao trình độ, kỹ năng của người quản lí và lao động; tạo môi trường làm việc thân mật, cởi mở nhằm làm cho nhân viên gắn bó hơn với doanh nghiệp, phát huy sáng kiến, tăng khả năng làm việc theo nhóm. - Áp dụng các công cụ quản lí năng suất trong doanh nghiệp hiện đang được áp dụng tại nhiều doanh nghiệp trên thế giới, trong đó có các mô hình, quy trình, hệ thống quản lí như công cụ quản lí lãng phí (7W), mô hình Kaizen của Nhật Bản (5S), hệ thống quản lí chất lượng ISO, TQM... - Thông qua hợp tác liên doanh với các doanh nghiệp,công ty nước ngoài,doanh nghiệp sẽ có cơ hội học hỏi và nâng cao trình độ quản lý,đó là con đường học hỏi thực tế tốt nhất cho các doanh nghiệp Việt Nam. Hãy luôn nhớ rằng người Mỹ giàu là nhờ thói quen tiết kiệm và chống lãng phí cũng là 1 cách tiết kiệm của doanh nghiệp. Để tăng hiệu quả vốn đầu tư vào công nghệ doanh nghiệp cần chú ý: - Đánh giá lại năng lực thực tế, sức cạnh tranh và khả năng phát triển của đơn vị mình, có tính đến thị trường khu vực và thế giới, xây dựng chiến lược đầu tư Công nghệ mới, hoàn thiện hệ thống quản lý phù hợp cho từng giai đoạn từ nay đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030 - Xây dựng chiến lược và tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo, phát triển đội ngũ cán bộ khoa học công nghệ đầu đàn, quản trị doanh nghiệp, quản lý dự án đạt trình độ ngang tầm khu vực và thế giới. Những cán bộ này phải được trang bị ngoại ngữ và am hiểu sâu về công nghệ sản xuất, công nghệ quản lý, các Tiêu chuẩn kỹ thuật, Quy chuẩn xây dựng và luật pháp quốc tế. Đào tạo và nâng cao trình độ chuyên môn để ổn định đội ngũ thợ có tay nghề bậc cao, tăng năng suất lao động, sản phẩm làm ra có uy tín về chất lượng và được Công nhận trình độ quốc tế. - Các đơn vị phải chủ động nắm bắt và vận dụng các quy luật của kinh tế thị trường trong quản lý và điều hành sản xuất kinh doanh. Tăng cường công tác tiếp thị, thông tin thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh, trong đó đặc biệt coi trọng việc xây dựng, quảng bá thương hiệu sản phẩm, thương hiệu doanh nghiệp; tăng cường sự hợp tác, liên kết giữa các đơn vị sản xuất với các hộ tiêu thụ lớn. - Tăng cường công tác thông tin khoa học công nghệ, các kiến thức về kinh tế, thị trường quốc tế; đầu tư trang thiết bị đủ mạnh đặc biệt là các thiết bị chuyên ngành, có Chương trìnhPhần mềm ở trình độ cao, được quản lý chặt chẽ. Nhóm giải pháp vĩ mô cho chính phủ. - Về vấn đề quy hoạch.   Đây là một trong những vấn đề rất khoa học, rất chiến lược và có ảnh hưởng lâu dài đến chính sách phát triển chung của quốc gia. Trong báo cáo của Chính phủ tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XI đã nêu những yếu kém cần được khắc phục. Đó là: + Chất lượng một số dự án quy hoạch chưa cao, chưa có tầm nhìn xa. Quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng hệ thống giao thông, hệ thống cảng còn mang tính tình thế, nhu cầu đến đâu phát triển đến đó; hệ thống các cảng biển, cảng sông, hệ thống sân bay chưa tính hết sự gắn kết trong việc khai thác kết cấu hạ tầng hiện có và khả năng huy động vốn nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng, tiết kiệm vốn đầu tư.         + Quy hoạch chưa phù hợp với cơ chế thị trướng, chưa theo kịp với quá trình thay đổi của các yếu tố khách quan, các dự báo tác động của các yếu tố bên ngoài như thị trướng thế giới, tiến bộ công nghệ. Nhiều quy hoạch còn xuất phát tù ý muốn chủ quan, chưa gắnvới nghiên cứu nhu cầu thị trưởng và khả năng của doanh nghiệp; chưa chú ý thu hút sự tham gia của các thành phần kinh tế. + Quy hoạch chưa được thướng xuyên cập nhật, bổ sung và điều chỉnh kịp thời, do đó một số quy hoạch bị lạc hậu với tình hình thực tiễn, không đáp ứng yêu cầu; không là căn cứ để xây dựng kế hoạch. Vì thế trong lâu dài chính phủ cần có những qui hoạch hợp lí tận dụng được sự phát triển đẩu tư theo chiều rộng như hiện nay, tránh lãng phí, thất thoát vốn, đầu tư rất nhiều mà hiệu quả thấp, không phù hợp với nhu cầu xã hội. Về Đổi mới cơ chế hoạt động và xây dựng lực lượng KHCN. Đổi mới cơ chế và tổ chức hoạt động KHCN ở nước ta trong thời gian tới theo hướng không bao cấp và không hành chính hóa, nhằm chuyển các tổ chức khoa học nghiên cứu triển khai sang hoạt động theo cơ chế doanh nghiệp khoa học. Thực chất là để các tổ chức này thông qua việc cung cấp kết quả nghiên cứu cho xã hội mà tự trang trải và phát triển.Cần xóa bỏ các rào cản đang hạn chế việc ứng dụng KHCN vào sản xuất, thi công. - Cần phải đẩy nhanh tái cấu trúc nền kinh tế,định hướng cụ thể cho từng ngành.đặc biệt là các doanh nghiệp nhà nước.         - Cần Nghiên cứu gắn kết chặt chẽ hoạt động nghiên cứu với đào tạo, hoạt động của các trường đại học, cao đẳng với viện nghiên cứu, công ty tư vấn cho phù hợp theo hướng phát triển thị trường KHCN.         -Ưu tiên thúc đẩy chuyển giao công nghệ, nâng cao năng lực để làm chủ công nghệ, tiến tới đổi mới công nghệ; đi xa hơn là sáng tạo công nghệ.          Nâng cao năng lực quản lý và nghiên cứu ứng dụng KHCN.         Nghiên cứu đào tạo, bồi dưỡng, bổ sung đội ngũ Kỹ sư trưởng, xác định chức danh, phương hướng đào tạo loại cán bộ này - những người giỏi cả lý thuyết lẫn thực tế. Chú trọng công tác đào tạo cán bộ KHCN chủ chốt, đầu ngành trong ứng dụng và chuyển giao công nghệ trên từng lĩnh vực. Kết hợp thu hút đầu tư vào Việt Nam với tăng hiệu quả vốn. Có thể thấy,  hiện nay, khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu vẫn là nguyên nhân chính khiến vốn FDI vào nước ta thấp so với cùng kỳ và không được như mong muốn. Tuy nhiên, cũng không thể không kể đến những nguyên nhân chủ quan làm hạn chế luồng vốn FDI đăng ký cũng như vốn FDI thực hiện tại Việt Nam như:  thủ tục hành chính rườm rà; hạ tầng vừa thiếu vừa yếu, nhất là khả năng cung cấp điện, cấp thoát nước, hệ thống đường giao thông, cảng biển... phục vụ sản xuất và xuất nhập khẩu hàng hóa; nguồn nhân lực chất lượng cao còn thiếu;  công tác xúc tiến đầu tư chưa thật sự hiệu quả và thiếu tính chuyên nghiệp.các chính sách thuế chưa thực sự khuyến khích được các nhà đầu tư. Nhưng, bên cạnh những hạn chế, thách thức, chúng ta có những cơ hội để nâng cao khả năng thu hút FDI vào nước ta. Theo kết quả nghiên cứu mới nhất của Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD), Việt Nam nằm trong 15 nước được đánh giá cao về môi trường đầu tư nước ngoài và là điểm đến hấp dẫn cho nguồn vốn FDI trong năm 2010.  Ðể tận dụng những lợi thế và biến thách thức thành thời cơ trong thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn FDI, nhiều chuyên gia cho rằng, cần tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư thông thoáng, hấp dẫn, và đẩy mạnh giải ngân, trong đó chú trọng đến các địa phương có tiềm năng, song chưa tạo được bước đột phá trong thu hút FDI. Tập trung giải quyết những yếu kém về kết cấu hạ tầng giao thông, điện nước; về nguồn nhân lực cả về số lượng và chất lượng; về năng lực của bộ máy quản lý nhà nước; tháo gỡ những khó khăn về thủ tục hành chính, giải phóng mặt bằng, tạo điều kiện thuận lợi để đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn FDI đăng ký. Cần rà soát chặt chẽ và kiên quyết xử lý những dự án "treo" kéo dài, chủ đầu tư không có khả năng thu xếp vốn, dự án chuyển đổi mục đích... tạo cơ hội cho các đối tác khác vào đầu tư, tránh lãng phí về cơ sở hạ tầng, mặt bằng sản xuất, kinh doanh. Xây dựng những quy định cụ thể, chặt chẽ để ngăn chặn các hoạt động huy động vốn đầu tư trong nước của các nhà đầu tư nước ngoài ở nhiều dự án, nhất là các dự án bất động sản xây dựng căn hộ và văn phòng cho thuê. Hình thức này đang gây ra tình trạng thu hút vốn của các doanh nghiệp trong nước, tạo thêm trở ngại cho việc phát triển khu vực kinh tế trong nước trong điều kiện khó khăn hiện nay. Ðặc biệt, các cơ quan quản lý cần chú trọng hơn nữa đến những ảnh hưởng về môi trường và các thiệt hại về tài nguyên trong việc cấp phép các dự án FDI; giám sát chặt chẽ việc thực hiện các cam kết không gây ô nhiễm môi trường của các dự án đầu tư; nghiêm khắc xử lý những hành vi gây ảnh hưởng đến môi trường, làm thiệt hại lợi ích của nhân dân. Việt Nam có dự án sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức của nhóm 5 ngân hàng: NH Phát triển Châu Á, Cơ quan phát triển Pháp, NH Hợp tác quốc tế Nhật Bản, NH Tái thiết Đức, NH Thế giới. Phối hợp với nhóm 5 ngân hàng này để thực hiện các giải pháp cấp bách và kế hoạch hành động cụ thể cải thiện tình hình thực hiện các chương trình, dự án ODA. Tổ chức khung theo dõi và đánh giá các chương trình, dự án ODA để có những đánh giá, điều chỉnh kịp thời nhằm hạn chế tình trạng chậm giải ngân và để xây dựng kế hoạch cho những dự án tiếp theo. Nguồn vốn của chúng ta khê đọng quá nhiều, quá lâu, phải biết cách để sử dụng vốn cho hợp lí, giảm độ trễ vốn đầu tư, phải biết giải ngân có hiệu quả, đúng lúc, đúng chỗ. Chúng ta cần thi hành luật chặt chẽ hơn, đưa ra các điều lệ để tránh việc có những người dựa vào những kẽ hở để lách luật, để trục lợi cho cá nhân mình. Cần thường xuyên rà soát, bổ sung, hoàn thiện những quy định, quy chế, cơ chế phòng, chống lãng phí, thực hành tiết kiệm,đặc biệt là chống tham ô lãng phí trong bộ máy lãnh đạo.Thẩm định kĩ những dự án đang và sẽ đầu tư, bảo đảm khách quan, khoa học, hiệu quả. Cúng cố tổ chức, bộ máy, cán bộ các cấp, các ngành, cơ quan đầu tư. Kết luận Đầu tư theo chiều rộng và đầu tư theo chiều sâu là hai hình thức có mối quan hệ mật thiết với nhau. Đầu tư theo chiều rộng là nền tảng để đầu tư theo chiều sâu. Và khi đầu tư theo chiều sâu phát triển lại tạo điều kiên để đầu tư theo chiều rộng ở cả những khía cạnh cũ và mới. Hai hình thức đầu tư này không tách rời mà luôn đan xen, bổ sung lẫn nhau trong hoạt động đầu tư. Hiểu rõ được mối quan hệ này là cơ sở để chúng ta kết hợp hai hình thức đầu tư một cách có hiệu quả nhất. Có như vậy, nguồn vốn đầu tư mới đem lại nhiều lợi ích nhất, hiệu quả đầu tư được nâng cao. Trong giai đoạn hiện nay, khi Việt Nam hội nhập với nền kinh tế thế giới, bên cạnh những thuận lợi là những khó khăn không dễ giải quyết mà chúng ta phải vượt qua.Việt Nam vừa mới thoát khỏi nước nghèo và đã trở thành nước có thu nhập trung bình,vậy nước ta có trở thành nước giàu hay không hay lại rơi vào “cái bẫy thu nhập trung bình” mà nhiều nước trên thế giới đã mắc phải. Thuật ngữ này dùng để chỉ tình trạng mắc kẹt của nhiều quốc gia đã thoát nghèo, song không giàu nổi do nhiều nguyên nhân. Để thoát ra khỏi cái bẫy này, nền kinh tế Việt Nam cần phải tự tạo ra được những sản phẩm nội địa có giá trị cao nhằm đảm bảo tăng trưởng bền vững.Muốn vậy, hiệu quả của hoạt động đầu tư phải càng ngày càng được nâng cao. Kết hợp hiệu quả hai hình thức đầu tư theo chiều rộng và đầu tư theo chiều sâu là một trong những chìa khoá để giải quyết nhiệm vụ này, đưa nền kinh tế Việt Nam lên một tầm cao mới. Là sinh viên chuyên ngành kinh tế đầu tư chúng em mong muốn góp chút sức lực bé nhỏ của mình vào nhiệm vụ xây dựng nền kinh tế Việt Nam phát triển bền vững tiến đến là 1 nước công nghiệp phát triển trong tương lai gần.Việc hiểu và vận dụng mối quan hệ giữa đầu tư theo chiều rộng và đầu tư theo chiều sâu vào tình hình thực tế nước nhà là một trong những chìa khóa để chúng em thành công. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Giáo trình Kinh tế Đầu tư, Nhà Xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân năm 2007. 2. Website của Tổng cục Thống kê Việt Nam: 3. Website Cổng thông tin điện tử của Bộ Kế hoạch và Đầu tư: 4. Website của báo Thanh niên: 5. Báo điện tử Văn hoá doanh nhân: 6. Thời báo kinh tế Việt Nam 7. Một số đề án về ngành dệt may 8. Trang web www.nhantainhanluc.com

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxThảo luận đề tài- Mối quan hệ giữa đầu tư theo chiều rộng và đầu tư theo chiều sâu.docx
Luận văn liên quan