Đề tài The advantage of latecomer in abating air-Pollution: the East Asian experience
I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do nghiên cứu đề tài
Nghiên cứu khoa học là một quá trình đòi hỏi người nghiên cứu phải năm bắt được các quan điểm, nhận thức, phương pháp và công cụ để thực hiện một đề tài nghiên cứu khoa học. Môn học Phương pháp nghiên cứu khoa học của chương trình Sau đại học trang bị cho học viên một số kiến thức cơ bản nhất làm nền tảng cho quá trình này. Để vận dụng kiến thức lý thuyết của môn học này, nhóm đã tiến hành phân tích bài báo khoa học “The “advantage of latecomer” in abating air-pollution: the East Asian experience”.
Trong phạm vi nghiên cứu đề tài này, chúng em sẽ trả lởi những câu hỏi sau:
- Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
- Mô hình lý thuyết và mô hình cụ thể của đề tài
- Phương pháp nghiên cứu mà tác giả đã sử dụng
- Việc tóm tắt lý thuyết liên quan có thích ứng hoặc ủng hộ cho mô hình nghiên cứu của đề tài hay không
- Cách đặt câu hỏi hoặc giả thuyết nghiên cứu có chặt chẽ hay không
- Dựa vào kết quả xử lý thống kê, giải thích kết quả xử lý thống kê đó.
2. Phương pháp thực hiện
Để thực hiện nghiên cứu bài báo này, chúng em đã thực hiện các công việc sau:
- Nghiên cứu tìm hiểu nội dung bài báo
- Thảo luận nội dung bài báo
- Tìm hiểu, tham khảo thêm các tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Vận dụng kiến thức lý thuyết đã học để cùng phân tích bài báo
- Trả lời các câu hỏi.
II. PHẦN NỘI DUNG
1: Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài: Tập trung vào ô nhiễm không khí như là một trong những vấn đề môi trường có thể cải thiện khi ở mức thu nhập cao hơn.
2: Phương pháp nghiên cứu của đề tài
Tác giả sử dụng đồng thời 3 phương pháp:
1. Nghiên cứu lịch sử (Thu thập số liệu quá khứ để phân tích sự vận động của hiện tượng nghiên cứu)
Hiện tượng nghiên cứu: Quốc gia có nền công nghiệp chậm thì có khả năng thành công ở lĩnh vực môi trường nhờ tiếp nhận những kinh nghiệm, kỹ thuật giảm ô nhiễm môi trường từ những quốc gia đi trước.
Số liệu quá khứ để phân tích sự vận động của hiện tượng nghiên cứu:
- Sử dụng phương pháp phân tích bình phương bé nhất (OLS) qua công thức EM (công thức đánh giá tình trạng thải khí SO2 của 1 quốc gia) và chỉ số D1(thể hiện các nước công nghiệp hóa ở thời kỳ giữa bao gồm Nhật, Đài Loan), chỉ số D2 (thể hiện các nước công nghiệp ở thời kỳ cuối bao gồm Indonesia, Malaysia, Thái Lan) EM để phân tích mối quan hệ giữa tình trạng phát thải SO2 các quốc gia đi sau và các quốc gia đi trước.
2. Nghiên cứu tương quan: Quan hệ giữa các hiện tượng.
Hiện tượng: Tình trạng ô nhiễm môi trường (khí thải SO2) và đất nước công nghiệp hóa muộn so với đất nước công nghiệp hóa sớm (Nhật Bản).
Quan hệ giữa các hiện tượng: Tình trạng ô nhiễm môi trường (khí thải SO2) được giảm thiểu tại đất nước công nghiệp hóa muộn.
Lý do:
Đất nước công nghiệp hóa muộn được nước công nghiệp hóa sớm chuyển giao công nghệ.
Một mặt, công nghệ tạo ra quy mô công nghiệp và tăng lượng khí thải.
Mặt khác, công nghệ giảm khí thải cũng được chuyển giao cho nước công nghiệp hóa muộn.
3. Nghiên cứu thực nghiệm: Thiết kế hai nhóm để so sánh quan hệ nhân quả.
Hai nhóm đối tượng:
Các nước công nghiệp hóa ở thời kỳ giữa (Hàn Quốc, Philippines, Sing) và các nước công nghiệp hóa muộn (Indonesia, Malaysia, Thái Lan).
Quan hệ nhân quả: quan hệ giữa thời gian công nghiệp hóa và tình trạng ô nhiễm môi trường (tăng lượng khí thải SO2).
Nước công nghiệp hóa thời kỳ giữa: lượng khí thải SO2 tăng nhiều hơn so với nước công nghiệp hóa sớm (Nhật Bản).
Nước công nghiệp hóa muộn: lượng khí thải SO2 tăng ít hơn so với nước công nghiệp hóa sớm (Nhật Bản).
15 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2570 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài The advantage of latecomer in abating air-Pollution: the East Asian experience, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
ĐỀ TÀI
The “advantage of latecomer”
in abating air-pollution:
the East Asian experience
Môn: Phương pháp nghiên cứu Khoa học
Lớp: K20 – Đêm 1
GVHD: Th.S Nguyễn Hùng Phong
SVTH: Nhóm 4
Trần Hoài Cường - Ngn. Mai Trúc Đào
Vũ Gia Hòa - Mai Quốc Hòa
Đào Thị Bích Loan - Đỗ Hữu Lộc
Ngn. Thị Giang Thanh - Lâm Việt Toàn
Nguyễn Minh Tuấn - Ngn. Thị Hồng Vân
THÁNG 03/2011
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do nghiên cứu đề tài
Nghiên cứu khoa học là một quá trình đòi hỏi người nghiên cứu phải năm bắt được các quan điểm, nhận thức, phương pháp và công cụ để thực hiện một đề tài nghiên cứu khoa học. Môn học Phương pháp nghiên cứu khoa học của chương trình Sau đại học trang bị cho học viên một số kiến thức cơ bản nhất làm nền tảng cho quá trình này. Để vận dụng kiến thức lý thuyết của môn học này, nhóm đã tiến hành phân tích bài báo khoa học “The “advantage of latecomer” in abating air-pollution: the East Asian experience”.
Trong phạm vi nghiên cứu đề tài này, chúng em sẽ trả lởi những câu hỏi sau:
- Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
- Mô hình lý thuyết và mô hình cụ thể của đề tài
- Phương pháp nghiên cứu mà tác giả đã sử dụng
- Việc tóm tắt lý thuyết liên quan có thích ứng hoặc ủng hộ cho mô hình nghiên cứu của đề tài hay không
- Cách đặt câu hỏi hoặc giả thuyết nghiên cứu có chặt chẽ hay không
- Dựa vào kết quả xử lý thống kê, giải thích kết quả xử lý thống kê đó.
2. Phương pháp thực hiện
Để thực hiện nghiên cứu bài báo này, chúng em đã thực hiện các công việc sau:
- Nghiên cứu tìm hiểu nội dung bài báo
- Thảo luận nội dung bài báo
- Tìm hiểu, tham khảo thêm các tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Vận dụng kiến thức lý thuyết đã học để cùng phân tích bài báo
- Trả lời các câu hỏi.
II. PHẦN NỘI DUNG
1: Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài: Tập trung vào ô nhiễm không khí như là một trong những vấn đề môi trường có thể cải thiện khi ở mức thu nhập cao hơn.
2: Phương pháp nghiên cứu của đề tài
Tác giả sử dụng đồng thời 3 phương pháp:
Nghiên cứu lịch sử (Thu thập số liệu quá khứ để phân tích sự vận động của hiện tượng nghiên cứu)
Hiện tượng nghiên cứu: Quốc gia có nền công nghiệp chậm thì có khả năng thành công ở lĩnh vực môi trường nhờ tiếp nhận những kinh nghiệm, kỹ thuật giảm ô nhiễm môi trường từ những quốc gia đi trước.
Số liệu quá khứ để phân tích sự vận động của hiện tượng nghiên cứu:
Sử dụng phương pháp phân tích bình phương bé nhất (OLS) qua công thức EM (công thức đánh giá tình trạng thải khí SO2 của 1 quốc gia) và chỉ số D1(thể hiện các nước công nghiệp hóa ở thời kỳ giữa bao gồm Nhật, Đài Loan), chỉ số D2 (thể hiện các nước công nghiệp ở thời kỳ cuối bao gồm Indonesia, Malaysia, Thái Lan) EM để phân tích mối quan hệ giữa tình trạng phát thải SO2 các quốc gia đi sau và các quốc gia đi trước.
2. Nghiên cứu tương quan: Quan hệ giữa các hiện tượng.
Hiện tượng: Tình trạng ô nhiễm môi trường (khí thải SO2) và đất nước công nghiệp hóa muộn so với đất nước công nghiệp hóa sớm (Nhật Bản).
Quan hệ giữa các hiện tượng: Tình trạng ô nhiễm môi trường (khí thải SO2) được giảm thiểu tại đất nước công nghiệp hóa muộn.
Lý do:
Đất nước công nghiệp hóa muộn được nước công nghiệp hóa sớm chuyển giao công nghệ.
Một mặt, công nghệ tạo ra quy mô công nghiệp và tăng lượng khí thải.
Mặt khác, công nghệ giảm khí thải cũng được chuyển giao cho nước công nghiệp hóa muộn.
Nghiên cứu thực nghiệm: Thiết kế hai nhóm để so sánh quan hệ nhân quả.
Hai nhóm đối tượng:
Các nước công nghiệp hóa ở thời kỳ giữa (Hàn Quốc, Philippines, Sing) và các nước công nghiệp hóa muộn (Indonesia, Malaysia, Thái Lan).
Quan hệ nhân quả: quan hệ giữa thời gian công nghiệp hóa và tình trạng ô nhiễm môi trường (tăng lượng khí thải SO2).
Nước công nghiệp hóa thời kỳ giữa: lượng khí thải SO2 tăng nhiều hơn so với nước công nghiệp hóa sớm (Nhật Bản).
Nước công nghiệp hóa muộn: lượng khí thải SO2 tăng ít hơn so với nước công nghiệp hóa sớm (Nhật Bản).
3: Xây dựng mô hình lý thuyết và mô hình nghiên cứu của đề tài
* Mô hình lý thuyết:
Air pollution
(Ô nhiễm không khí)
Environmental management
(Sự quản lý môi trường)
“Advantage of late comer”
(Lợi thế của người đi sau)
* Mô hình thực tế:
Environmental management
(Sự quản lý môi trường)
Air pollution
(Ô nhiễm không khí)
So sánh nồng độ khí quyển (nhằm xác định mức độ ô nhiễm không khí trong mối tương quan với thu nhập GDP trên đầu người)
Phân tích OSL cho khí thải SO2 qua công thức EM cho 9 quốc gia Đông Á.
“Advantage of late comer”
(Lợi thế của người đi sau)
Kinh nghiệm của Nhật Bản:
Khởi xướng của chính quyền.
Qui chế và chính sách kiểm soát môi trường.
Khía cạnh kỹ thuật trong xử lý vấn đề môi trường.
EKC and Air pollution
Kinh nghiệm của các nước Đông Á:
Các phản ứng về chính trị.
Công suất năng lượng
Kỹ thuật xử lý sunfua.
Các tiêu chuẩn khí thải cho nguồn di động (ô tô).
Sự chuyển giao công nghệ.
Xuất khẩu ô nhiễm.
Nhật Bản
Giữa các quốc gia Đông Á và Nhật Bản
Giữa Nhật Bản và các nước phát triển (Tây Âu)
4: Việc tóm lược các lý thuyết liên quan có thích ứng hay ủng hộ mô hình nghiên cứu đó hay không
Qua bài báo nghiên cứu, ta thấy việc tóm lược các lý thuyết liên quan thích ứng với mô hình nghiên cứu nhưng nó vẫn còn một số hạn chế trong phân tích các lý thuyết đó (định tính và định lượng) của tác giả qua một số điểm sau:
- Thứ nhất, nghiên cứu chỉ dựa trên phương pháp phân tích cross-sectional analysis do hạn chế về dữ liệu chuỗi thời gian. Khi giới hạn như vậy là không tránh khỏi, chúng ta cũng nên biết rằng ngoài mức thu nhập thì các yếu tố khác cũng có hiệu ứng khác nhau ở các quốc gia khác nhau.
- Thứ hai, chúng ta biết rằng thực tế là các dữ liệu thường thay đổi đáng kể theo thời gian và địa điểm quan sát, đo đạc. Ví dụ: nồng độ SO2 trong khí quyển ở Jakarta vào năm 1996 như sau: trung bình hàng tháng thấp nhất (0,002ppm) vào tháng 1 và trung bình cao nhất (0,008ppm – gấp 4 lần so với con số thấp nhất) vào tháng 8 và tháng 9; nồng độ NOx trong cùng 1 năm cho thấy con số thấp nhất (0,005ppm) vào tháng 1 và con số này cao nhất (0,009ppm – gấp khoảng 19 lần so với con số thấp nhất) vào tháng 7.
Ngoài ra, các địa điểm khác nhau, cho dù các thành phố lớn, khu vực nông thôn hay ở các khu công nghiệp vẫn có sự khác biệt về mức độ ô nhiễm không khí, có thể có khác biệt lớn giữa các thành phố, ngay cả trong cùng một quốc gia. Ví dụ như tùy thuộc vào vị trí địa lý và khoảng cách với khu công nghiệp.
Điều này cho thấy số liệu đo đạc được vẫn còn nhiều hạn chế và không thật sự phản ảnh chính xác ý nghĩa giá trị số liệu thu thập được trong nghiên cứu. Vậy vấn đề đặt ra là liệu tác giả có thể so sánh chính xác tình hình môi trường của một quốc gia với GDP bình quân đầu người của quốc gia đó? Ví dụ như trong một quốc gia rộng lớn như Trung Quốc thì việc sử dụng số liệu thu thập ở địa phương sẽ thích hợp hơn.
- Thứ ba, với cách phân tích mức độ ô nhiễm không khí bằng cách sử dụng dữ liệu lượng khí thải hay nồng độ khí quyển của tác giả liệu có đáng tin cậy hơn việc điều tra nồng độ SO2 và khí carbon dioxide CO2. Trong khi các mức nồng độ khí quyển được quan sát trực tiếp, còn dữ liệu về lượng khí thải được ước tính gián tiếp từ sự tiêu thụ năng lượng và hàm lượng lưu huỳnh trong mỗi nguồn năng lượng.
Hơn nữa, việc sử dụng dữ liệu nồng độ của tác giả cho chúng ta đặt ra câu hỏi liệu các vị trí quan sát có thực sự đai diện hay không.
- Thứ tư, lượng khí thải gây ô nhiễm không khí nếu có liên quan trực tiếp đến mức thu nhập thì chúng cũng có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khác ngoài thu nhập chẳng hạn như mật độ của các hoạt động kinh tế cũng như mật độ dân số có thể làm tăng ô nhiễm không khí nhưng nó cũng có thể có xu hướng thúc đẩy các biện pháp nhằm giảm bớt ô nhiễm.
5: Cách đặt hỏi hay giả thuyết có chặt chẽ hay không
Qua mô hình lý thuyết, ta thấy được giả thuyết mà tác giả đặt ra cho nghiên cứu của mình khá chặt chẽ như sau:
- Giả thuyết thứ nhất: Vấn đề ô nhiễm không khí ở các quốc gia Đông Á (“late comer”) như thế nào? Điều này thể hiện trong mối tương quan giữa mức ô nhiễm không khí và mức thu nhập (mô hình EKC và ô nhiễm không khí)
- Giả thuyết thứ hai: Các minh chứng cho thấy “lợi thế của người đi sau” có hay không?
Tác giả đã chỉ ra hàng loạt các lợi thế mà người đi sau có được trong việc cải thiện môi trường, cải thiện mức ô nhiễm không khí qua mức thu nhập GDP trên đầu người ngày càng tốt hơn những nước đi trước.
- Giả thuyết thứ ba: Việc quản lý các vấn đề môi trường như thế nào?
Giả thuyết này được làm sáng tỏ qua kinh nghiệm của Nhật Bản và các quốc gia Đông Á trong các chính sách, qui định và tiêu chuẩn quản lý của Chính phủ cũng như các khởi xướng trong các vấn đề môi trường của cá tổ chức, cá nhân nhằm cải thiện môi trường tốt hơn, giảm ô nhiễm không khí khi mức thu nhập GDP đầu người của các quốc gia càng tăng.
Ba giả thuyết này đã được tác giả sử dụng các phương pháp phân tích định tính và định lượng để giải quyết các vấn đề liên quan nhằm ủng hộ cho các giả thuyết mà tác giả đã đưa ra bên trên một cách chặt chẽ. Điều này có thể thấy được qua việc xây dựng mô hình cụ thể bên trên.
6: Phân tích số liệu thống kê trong bài báo nghiên cứu
Trong bài báo nghiên cứu phần khí thải SO2 (Mục 3.1), tác giả sử dụng phương pháp bình phương bé nhất (OLS) để phân tích khí thải SO2 từ 9 quốc gia Đông Á: Nhật Bản, Đài Loan, Trung Quốc, Hàn Quốc, Singapore, Indonesia, Malaysia và Thái Lan qua công thức:
EM= a + bY+ cY2 + dEF + eIS + fD1 + gD2 + u
Với EM: đại diện cho mức khí thải/đầu người (tấn) là biến phụ thuộc.
EF: hiệu suất năng lượng (GDP/mỗi đơn vị năng lượng tiêu thụ) (USD) là biến giải thích.
IS: tỷ trọng của ngành sản xuất trong GDP của một nước (ngoại trừ Trung Quốc, nơi IS đại diện cho tỷ trọng của ngành công nghiệp thứ cấp, bao gồm không chỉ sản xuất mà còn khai thác mỏ, xây dựng, điện, khí đốt và nước)
u: sai số (phần dư)
Ngoài biến IS ra, các biến khác đều lấy logarit.
Ngoài ra tác giả còn sử dụng biến giả cho “người đi sau”, nó được xác định bằng cách lấy chỉ số IS năm 1990 chia cho chỉ số IS năm 1973. Một chỉ số lớn ở đây cho thấy công nghiệp hóa nhanh chóng giữa năm 1973 và 1990, thể hiện tình trạng của “người đi sau”.
D1: các quốc gia có chỉ số lớn hơn 1, nhưng nhỏ hơn 1,5: người đến sau trung bình, cụ thể là Hàn Quốc, Philippines, và Singapore.
D2 là viết tắt của một chỉ số lớn hơn 1.5: “người đến sau nhất”, đó là Indonesia, Malaysia, và Thái Lan.
Các nước có chỉ số nhỏ hơn 1, cụ thể là Nhật Bản, Đài Loan và Trung Quốc, đã có kinh nghiệm giảm tỷ trọng sản xuất. Tác giả gọi họ là những người tiền nhiệm được đại diện bởi các hằng số của phương trình.
Phân tích kết quả:
Phương trình (a) trong bảng I là kết quả của ước lượng bình phương bé nhất mà không có các biến giả (dummy). Phương trình (b) và (c) thì bao gồm các biến giả (dummy): trước đây bao gồm 9 quốc gia nhưng sau này không bao gồm Trung Quốc. Khi thực hiện, phương trình (c) không có bất kỳ sự khác biệt đáng kể nào so với phương trình (b).
EF được thể hiện giá trị âm tương ứng với lượng khí thải, hay nói cách khác, hiệu suất năng lượng cao hơn sẽ làm giảm lượng khí thải.
Phương trình (a) - (c) cho thấy hiệu suất năng lượng mang dấu trừ, với ý nghĩa thống kê đầy đủ.
Ngoài ra, các hệ số ước tính của cả hai Y tuyến tính và bậc hai cho thấy những dấu hiệu mong đợi từ các đường cong hình chữ U ngược, với ý nghĩa thống kê t.
Giá trị IS trong phương trình (a) cho thấy dấu cộng với ý nghĩa thống kê t như mong đợi, điều này cho thấy khi mức công nghiệp hóa cao hơn sẽ làm tăng lượng khí thải. Nhưng phương trình (b) và (c) thể hiện đầy đủ ý nghĩa thống kê cho IS, cho rằng tỷ trọng sản xuất được thể hiện tốt hơn trong điều kiện tốc độ công nghiệp hóa, phản ánh trong các biến dummy.
Hệ số xác định R2 trong phương trình (a), (b), (c) cao (gần bằng 1), điều này cho ta biết được tỷ trọng tổng biến thiên của biến phụ thuộc (EM: mức khí thải/đầu người) có thể giải thích được bởi biến thiên của biến độc lập (EF: hiệu suất năng lượng (GDP/mỗi đơn vị năng lượng tiêu thụ)) rất cao.
R2 cao (gần bằng 1) còn có nghĩa là mô hình ước lượng được giải thích được một mức độ cao biến động của biến phụ thuộc.
Các dấu hiệu của các hệ số ước tính cho D1 và D2 là phù hợp. D1, đại diện cho những “người đến sau trung bình”, mang dấu cộng, cho thấy một xu hướng phát thải lớn hơn so với người tiền nhiệm. Mặt khác, D2 - “những người đến sau nhất”, mang dấu trừ, cho thấy xu hướng giảm đối với lượng khí thải.
Điều này thể hiện rõ lợi thế của người đi sau. Tức những nước đi sau có lượng khí thải giảm so với những người tiền nhiệm.