Nếu như ngày xưa, người ta nhắc đên Nông-Lâm-Ngư nghiệp và Công
nghiệp như hai trụ cột chính của một nền kinh tế thì từ vài thập kỷ trở lại đây,
khái niệm “Công nghiệp Dịch vụ” ngày càng được nhắc đến nhiều hơn.
“Công nghiệp Dịch vụ” trong tiếng Anh là “Service Industry” được liên hiệp
công nghiệp dịch vụ Hoa Kỳ CSI (Coalition of Service Industry) sử dụng để
chỉ chung một nhóm các ngành cung cấp cho người tiêu dùng sản phẩm cuối
cùng là các “dịch vụ”
3
. Trong đó, cụm từ “dịch vụ” (service) chỉ một lĩnh vực
rất rộng, bao gồm một loạt các hoạt động và sản phẩm vô hình.
87 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2480 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của Nhật Bản vào ngành công nghiệp dịch vụ ở Việt Nam – Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
điện. Đây là những lĩnh vực có vai trò quan
trọng đối với sự phát triển tổng thể của nền kinh tế vì nó ảnh hưởng tới hầu
hết tất cả các ngành nghề sản xuất khác trong xã hội. Nhận vốn đầu tư vào
những lĩnh vực này, chúng ta có điều kiện để nâng cao chất lượng dịch vụ
giao thông và viễn thông của mình.
2.4.2. Hạn chế và nguyên nhân
Lê Thanh Hằng - Lớp Nhật 1 - K44E - Kinh tế & Kinh doanh Quốc tế
55
Hạn chế
Thứ nhất, FDI của Nhật Bản đầu tư vào ngành Công nghiệp Dịch vụ
tuy đạt được những thành tích nhất định nhưng thực sự vẫn chỉ là những con
số rất khiêm tốn so với tiềm lực kinh tế của Nhật Bản. Trong khi trên thế giới
đang tồn tại xu hướng chuyển dịch FDI sang lĩnh vực Công nghiệp Dịch vụ
thì tỷ trong FDI của Nhật Bản đầu tư vào Công nghiệp Dịch vụ ở Việt Nam
không thể hiện xu hướng đó.
Biểu đồ: Tỷ trọng FDI Nhật Bản đầu tƣ vào các ngành
(chỉ tính các dự án còn hiệu lực cho tới tháng 8/2008)
(Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư)
Tỷ trọng FDI đầu tư vào ngành Công nghiệp Dịch vụ trên thực tế tăng
giảm thất thường trong 8 năm qua và trung bình chỉ chiếm 12% lượng vốn
FDI của Nhật đầu tư vào Việt Nam. Nói một cách khách quan thì đa số các
nhà đầu tư Nhật Bản tìm đến Việt Nam trong những năm gần đây quan tâm
Lê Thanh Hằng - Lớp Nhật 1 - K44E - Kinh tế & Kinh doanh Quốc tế
56
tới lĩnh vực Công nghiệp – Xây dựng với tỷ trọng vốn đăng ký đầu tư vào lĩnh
vực này lên đến 85%. Cũng không quá khó để lý giải tại sao tỷ trọng FDI
Công nghiệp – Xây dựng lại cao đến thế. Bởi lẽ Nhật Bản vốn được đánh giá
là một đất nước nghèo nào tài nguyên nhưng có lực lượng sản xuất trình độ
cao với phí nhân công đắt đỏ nên hoạt động đầu tư ra nước ngoài với mục
đích tìm kiếm nguồn tài nguyên và lao động rẻ tiền luôn được ưu tiên. Chính
bởi thế, trong tổng số vốn đầu tư ra nước ngoài của đất nước này, tỷ trọng đầu
tư vào Công nghiệp – Xây dựng vẫn luôn chiếm ưu thế. Mặt khác, Việt Nam
có đầy đủ thế mạnh về mặt này thay vì những yếu kém trong chất lượng cơ sở
hạ tầng, trình độ lao động…Đây chính là điểm còn hạn chế trong hoạt động
thu hút FDI của chúng ta đối với lĩnh vực Công nghiệp Dịch vụ.
Thứ hai, hoạt thu hút FDI vào các địa phương không đồng đều. Hầu hết
các dự án FDI Công nghiệp Dịch vụ đều đổ vào các thành phố lớn đặc biệt là
Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Điều đó sẽ tạo ra một lực hút lao động về
hai trung tâm kinh tế này. Người lao động đổ dồn về đây đặt ra nhu cầu bức
thiết về nhà ở, giáo dục, phúc lợi xã hội…gây ra những tác động tiêu cực tới
giao thông và môi trường đô thị. Như vậy, FDI không những không giúp san
bằng chênh lệch khoảng cách thành thị nông thôn mà càng làm gia tăng hơn
nữa mức chênh lệch về phát triển kinh tế giữa các vùng miền trên cả nước.
Thứ ba, tỷ lệ vốn thực hiện/ vốn đăng ký của các dự án FDI Nhật Bản
đầu tư vào ngành Công nghiệp Dịch vụ rất thấp. Nếu như hàng ngày chúng ta
vẫn được nghe các thông tin đại chúng thông báo những con số thu hút FDI
kỷ lục thì vần phải biết rằng đó chỉ là vốn đăng ký tức vốn mà chủ đầu tư cam
kết sẽ đầu tư vào dự án. Còn trên thực tế, để con số đăng ký ấy được đưa vào
kinh doanh, sản xuất, được đưa vào vòng luân chuyển vốn của nền kinh tế thì
vẫn còn một khoảng cách khá xa. Tỷ lệ vốn thực hiện/vốn đăng ký giúp ta
thấy mức độ hiện thực hóa các dự án đầu tư, giúp người tiếp nhận thông tin có
Lê Thanh Hằng - Lớp Nhật 1 - K44E - Kinh tế & Kinh doanh Quốc tế
57
cái nhìn chân thực hơn về các hoạt động đầu tư đang diễn ra bởi chính vốn
thực hiện mới là lượng vốn đem lại thu nhập cho nền kinh tế quốc dân, đem
lại việc làm cho người lao động …Tỷ lệ này trong các dự án FDI Công nghiệp
Dịch vụ của Nhật chỉ mới đạt khoảng 30%. Xét một cách toàn diện thì tỷ lệ
này đang giảm dần trong các năm 2006, 2007, 2008. Điều đó có nghĩa là, mặc
dù vốn đăng ký tăng kỷ lục nhưng hầu như có rất ít dự án được thực thi trong
thời gian này hoặc có được thực thi thì cũng với tiến độ giải ngân rất chậm.
Nguyên nhân
Theo một báo cáo của JBIC năm 2007, ba e ngại lới nhất đối với các
nhà đầu tư Nhật Bản (đã có mặt và chưa có mặt) khi thực hiện đầu tư vào Việt
Nam là hệ thống pháp lý, chính sách không rõ ràng, hệ thống cơ sở hạ tầng
còn yếu kém và khó khăn trong việc tìm kiếm nguồn lao động có trình độ.
Hệ thống pháp lý còn yếu kém
Mặc dù đã được cải cách và sửa đổi rất nhiều nhưng theo kết quả điều
tra do Jetro thực hiện năm 2007, có tới 61% doanh nghiệp FDI Nhật Bản phàn
nàn về sự quản lý chính sách không rõ ràng của Việt Nam. Nhiều luật Doanh
nghiệp và luật Đầu tư được ban hành liên tục từ năm 1990 đến nay đã khiến
thủ tục thành lập doanh nghiệp và thủ tục đầu tư ngày nay khá thông thoáng,
ngay cả so sánh với các nước khác trong khu vực. Tuy nhiên, trong những
chính sách, luật pháp khác nhưng có liên quan tới và chi phối khá nặng nề
hoạt động của một doanh nghiệp như các quy định về thuế, hải quan, lao động,
đất đai, xây dựng, bảo vệ môi trường, giải quyết tranh chấp dân sự…thì chúng
ta lại quá chậm chân. Lịch thảo luận và thông qua các dự án luật của Quốc hội
trong nhiệm kỳ vừa qua và nhiệm kỳ hiện nay cho thấy hệ thống Nhà nước
phải chạy nước rút như thế nào để giảm bớt tình trạng chậm chân này. Nhưng
bên cạnh sự chậm trễ về thời gian, điều đáng quan tâm hơn là sự bất cập về
Lê Thanh Hằng - Lớp Nhật 1 - K44E - Kinh tế & Kinh doanh Quốc tế
58
nội dung. Tình trạng quy định không cụ thể, không rõ ràng, không hợp thực tế,
thậm chí mâu thuẫn nhau khiến việc thi hành không khả thi vẫn còn phổ biến
là nguyên nhân đầu tiên khiến nhà đầu tư, nhất là nhà đầu tư nước ngoài chưa
cảm thấy yên tâm.
Hệ thống cơ sở hạ tầng chưa đủ khả năng đáp ứng nhu cầu đầu tư
So với một số nước trong khu vực thì hệ thống giao thông đường bộ,
đường sắt, cảng biển, sân bay của chúng ta còn yếu. Chất lượng đường xá và
xe tải đang là một vấn đề khiến giá thành vận chuyển cao, mà nếu cải thiện
được có thể sẽ giúp doanh nghiệp hạ giá thành vận chuyển ít nhất là 30%.
Ngoài hạ tầng giao thông thì hạ tầng điện với nguồn điện thiếu ổn định của
Việt Nam hiện đang là mối quan tâm nhức nhối của các nhà đầu tư Nhật Bản.
Mặc dù chính phủ Việt Nam đang có kế hoạch phát triển nguồn điện cho đất
nước, song mức độ phát triển của Việt Nam có thể sẽ vượt qua sự phát triển
của ngành điện. Đồng thời, khi Việt Nam thu hút thêm được nhiều dự án đầu
tư thì thiếu điện sẽ gây ra rủi ro càng lớn. Bên cạnh đó, giá điện lại thay đổi
thất thường khiến cho các doanh nghiệp Nhật Bản không thể dự đoán được
dẫn đến các nguồn lợi nhuận giảm và các dự án đầu tư không mang lại hiệu
quả cao như dự tính. Cơ sở hạ tầng vừa yếu vừa thiếu, đặc biệt là ở vùng nông
thôn cũng góp phần tạo nên hiện tượng thu hút FDI không đồng đều giữa các
khu vực, gây ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển của nền kinh tế.
Nguồn nhân lực còn nhiều hạn chế
Có thể nói, Việt Nam đang có lợi thế về nguồn lao động giá rẻ tuy
nhiên ngành Công nghiệp Dịch vụ có đặc thù đòi hỏi kỹ năng và trình độ lao
động rất cao nên nếu chỉ có “giá rẻ” , nguồn nhân lực Việt Nam sẽ không thể
được coi là “có lợi thế”. Trong các cuộc khảo sát của Jetro, những bất cập
trong vấn đề này đã lộ ra rõ nét. Tạm chia lực lượng lao động thành 3 nhóm:
công nhân, kỹ sư và quản lý trung gian. Ta có bảng so sánh mức lương trung
Lê Thanh Hằng - Lớp Nhật 1 - K44E - Kinh tế & Kinh doanh Quốc tế
59
bình của mỗi nhóm lao động ở các thành phố lớn của Việt Nam và Trung
Quốc như sau:
Bảng: Mức lƣơng nhân công tại một số thành phố
Đơn vị: USD
Trung Quốc Việt Nam
Thượng Hải Thẩm Quyến Hà Nội TP. HCM
Công nhân 272~362 123~509 87~198 122~216
Kỹ sư 441~641 194~794 243~482 329~453
QL trung gian 663 528~1060 597~859 681~1690
(Nguồn: Báo cáo về lương công nhân ở Châu á, Jetro, 2006)
Về lực lượng công nhân và kỹ sư, Việt Nam có thuận lợi về chi phí
nhân công nhưng nhìn chung lại thiếu trình độ kỹ thuật và ngoại ngữ tiếng
Nhật. Theo khảo sát của Quỹ Nhật Bản, năm 2005, số người Việt Nam đạt
chứng chỉ tiếng Nhật, kể cả trình độ sơ cấp đến các trình độ cao hơn là 5.248
người. Bất lợi hơn, khu vực phía Nam Trung Quốc ngay sát Việt Nam lại rất
dồi dào về lao động thạo tiếng Nhật (con số tương ứng là 126.422 người), tạo
thế cạnh tranh về thu hút FDI từ Nhật Bản. Còn về lực lượng quản lý trung
gian thì phải khẳng định rằng chúng ta đang thiếu nghiêm trọng. Điều đó đã
làm cho mức lương chi trả cho một người ở vị trí quản lý trung gian ở Hà Nội
và thành phố Hồ Chí Minh lên đến xấp xỉ 1000 USD, cao hơn 20% ~ 30% so
với Trung Quốc và cao nhất trong số các nước Asian. Có đến 59% doanh
nghiệp FDI Nhật Bản thừa nhận rằng họ gặp khó khăn trong việc tìm kiếm
đội ngũ quản lý trung gian phù hợp. Thêm vào đó, đội ngũ này lại hay có xu
hướng “nhảy việc” , thường xuyên tìm đến những chỗ có mức lương cao hơn
Lê Thanh Hằng - Lớp Nhật 1 - K44E - Kinh tế & Kinh doanh Quốc tế
60
vì thế càng gây khó khăn cho các doanh nghiệp trong việc tiếp cận và bồi
dưỡng nhân sự. Chính những đặc điểm này của đội ngũ lao động Việt Nam là
nguyên nhân lý khiến Việt Nam vẫn chưa hấp thụ được trình độ quản lý của
người Nhật một cách hiệu quả.
Ngoài ba khiếm khuyết lớn mà các nhà đầu tư Nhật Bản e ngại nhất
được đề cập đến ở trên thì hoạt động thu hút FDI của Nhật vào ngành Công
nghiệp Dịch vụ vẫn còn hạn chế bởi hoạt động xúc tiến nhiều nhưng chưa
hiệu quả, thủ tục hành chính còn rườm rà, thiếu minh bạch, các chính sách
khuyến khích đầu tư dàn trải thiếu tập trung, và một số nguyên nhân khác….
Hoạt động xúc tiến đầu tư nhiều nhưng chưa hiệu quả
Hoạt động xúc tiến tỏ ra kém hiệu quả ngay trong nội dung kêu gọi bởi
chỉ đưa ra kết quả cuối cùng mà ta muốn trong khi rất thiếu thông tin về
những yếu tố cần thiết khiến cho một lời chào mời trở nên hấp dẫn. Hơn nữa,
các hoạt động xúc tiến đầu tư thiếu sự gắn kết chặt chẽ với nhu cầu phát triển
ưu tiên nên dẫn đến hiện tượng thu hút tràn lan, không đồng đều và kém hiệu
quả.
Thủ tục hành chính còn rườm rà, thiếu minh bạch
Chúng ta nói “cải cách hành chính” đã bao nhiêu năm, nói đến “một
cửa một dấu” đã từ lâu nhưng đến nay, gánh nặng thủ tục hành chính vẫn còn
rất nặng nề, gây mệt mỏi cho các nhà đầu tư. Ví dụ như về nộp thuế, các cuộc
khảo sát cho thấy ở Việt Nam, các doanh nghiệp phải thanh toán thuế 32 lần
một năm, mất 1.050 giờ để thực hiện việc này và chịu 41,6% chi phí tổng lợi
nhuận để đóng thuế. Việt Nam xếp 120 trên tổng số 175 quốc gia về sự thuận
lợi trong đóng thuế, thua Thái Lan, Singapore, Malaysia và cả Campuchia,
Philipines về việc này. Nguyên nhân sâu xa là do năng lực quản lý yếu kém,
đồng thời làm cho nạn tham ô, tham nhũng tồn tại và phổ biến trong hệ thống
quan chức nhà nước, gây phiền nhiễu cho các nhà đầu tư.
Lê Thanh Hằng - Lớp Nhật 1 - K44E - Kinh tế & Kinh doanh Quốc tế
61
Ngoài ra, còn một số nguyên nhân khác đang tồn tại khiến cho ngành
Công nghiệp Dịch vụ của Việt Nam trở nên kém hấp dẫn trong mắt các nhà
đầu tư Nhật Bản như việc đưa ra các chính sách khuyến khích đầu tư một
cách tản mạn, thiếu tập trung, đồng bộ. Hiện nay có quá nhiều các loại ưu đãi
đầu tư khác nhau được quy định rải rác trong các luật và văn bản dưới luật
khác nhau, gây khó khăn cho các cơ quan nhà nước trong công tác quản lý ưu
đãi đầu tư cũng như cho doanh nghiệp trong việc nhận biết các ưu đãi. Sự
phức tạp càng được nhân lên do các địa phương, đến lượt mình lại đưa ra các
ưu đãi riêng một cách tùy tiện để cạnh tranh thu hút đầu tư.
Một nguyên nhân nữa khiến tỷ lệ giải ngân FDI thấp là năng lực quản
lý của các ngành các cấp đối với hoạt động đầu tư còn kém, khiến cho rất
nhiều dự án đăng ký để đấy, không giải ngân được mà vẫn không thấy một sự
tác động nào từ phía các ban ngành chức năng.
Trên đây là toàn bộ thực trạng thu hút FDI của Nhật vào ngành Công
nghiệp Dịch vụ của Việt Nam hiện nay. Những phân tích được đưa ra đã
chứng minh khả năng thu hút vốn của Việt Nam tuy nhiên, nhưng lợi thế và
tiềm năng đó đã không phát huy được hết sức mạnh của chúng bởi vẫn còn
tồn tại quá nhiều yếu kém và hạn chế. Tuy nhiên, quốc gia nào, nền kinh tế
nào, dù có phát triển đến đâu cũng vẫn luôn tồn tại hai mặt như thế. Chính bởi
vậy, việc quan trọng hơn đó là tìm ra những giải pháp để phát huy thế mạnh
và khắc phục những hạn chế, để thu hút được nhiều hơn nữa FDI của Nhật
Bản vào công cuộc phát triển ngành Công nghiệp Dịch vụ ở Việt Nam, đưa
đất nước tiến xa hơn trên con đường hội nhập.
Lê Thanh Hằng - Lớp Nhật 1 - K44E - Kinh tế & Kinh doanh Quốc tế
62
Chƣơng 3
GIẢI PHÁP THU HÚT FDI CỦA NHẬT BẢN
VÀO NGÀNH CÔNG NGHIỆP DỊCH VỤ Ở VIỆT NAM
3.1. Cơ hội và thách thức đối với thu hút FDI của Nhật Bản vào
ngành Công nghiệp Dịch vụ ở Việt Nam
3.1.1. Cơ hội
Các nghiên cứu được tiến hành trong 20 năm qua đã chỉ ra mối quan
hệ giữa tăng trưởng kinh tế nhanh và phát triển các ngành Công nghiệp Dịch
vụ chủ chốt.16 Nói chung, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, một số
ngành dịch vụ hay các phân ngành dịch vụ nhất định sẽ trở nên quan trọng
hơn và là động lực thúc đẩy phát triển. Thông thường, trong việc tạo dựng cơ
sở cho nền kinh tế, dịch vụ tiện ích và xây dựng là 2 ngành quan trọng đầu
tiên. Vận tải và viễn thông là hai ngành quan trọng tiếp theo trong cung cấp
các cơ sở hạ tầng kinh tế. Tiếp theo đó, dịch vụ kinh doanh và dịch vụ tài
chính sẽ trở nên phức tạp hơn, hỗ trợ cho quá trình tăng trưởng liên tục và tạo
ra chuyên môn hóa. Đồng thời, cũng có sự di chuyển từ các ngành công
nghiệp kỹ năng thấp và dịch vụ tiêu dùng (như dịch vụ bán lẻ) sang các ngành
công nghiệp kỹ năng cao được hỗ trợ bởi các dịch vụ trung gian (như dịch vụ
kinh doanh). Thông thường khi nền kinh tế trở thành nền kinh tế phát triển,
phần lớn quá trình sản xuất trung gian sẽ bao gồm các dịch vụ cung ứng cho
các công ty dịch vụ khác.
Ngành Công nghiệp Dịch vụ đóng góp trung bình khoảng 70% tổng sản
phẩm quốc nội toàn cầu, với tỷ trọng ngày càng tăng trong tổng thu nhập quốc
dân tính theo đầu người (GNI). Sự mở rộng và phát triển của ngành Công
16 Báo cáo “Một số lựa chọn và kiến nghị cho Chiến lược tổng thể phát triển khu vực dịch vụ ở Việt Nam đến
2010”, UNDP, 2005.
Lê Thanh Hằng - Lớp Nhật 1 - K44E - Kinh tế & Kinh doanh Quốc tế
63
nghiệp Dịch vụ trên toàn thế giới là một động lực thúc đẩy sự gia tăng đầu tư
trực tiếp nước ngoài vào khu vực này. Trong những năm gần đây, dòng FDI
trên thế giới, và đặc biệt là dòng FDI vào Châu á có xu hướng dịch chuyển
mạnh sang khu vực Dịch vụ. Sự tăng trưởng của FDI dịch vụ ngày càng được
tiếp sức bởi sực ép cạnh tranh ở thị trường trong nước, dẫn đến việc các công
ty xuyên quốc gia (TNCs) phải tìm kiếm các thị trường mới và phát huy lợi
thế cạnh tranh của họ. Những điều kiện hấp dẫn các TNCs dịch vụ là: khả
năng tiếp cận nguồn thông tin và cơ sở hạ tầng vận tải tốt, các thể chế công
nghiệp phát triển vững mạnh và nguồn nhân lực có kỹ năng với chi phí cạnh
tranh. Việt Nam đã chính thức gia nhập WTO được hơn 2 năm, và việc chúng
ta hội nhập, trở thành một bộ phận trong sự vận động chung của dòng FDI
trên thế giới là một điều tất yếu.
Theo lộ trình cam kết gia nhập WTO, tới đây chúng ta sẽ mở cửa lần
lượt hầu hết các lĩnh vực thuộc ngành Công nghiệp Dịch vụ được cho là
những ngành nhạy cảm mà trước đây được bảo hộ chặt chẽ. Theo đó, sau 2
năm gia nhập (tức là từ năm 2009) chúng ta buộc phải thực hiện không hạn
chế tiếp cận thị trường dối với các nhà đầu tư nước ngoài trong các lĩnh vực
dịch vụ kinh doanh (kiến trúc, tư vấn, máy tính và các dịch vụ liên quan…),
dịch vụ phân phối và dịch vụ giáo dục; sau 3 năm đến 5 năm gia nhập (tức là
từ năm 2010 hoặc 2012) sẽ mở cửa toàn diện các lĩnh vực thuộc dịch vụ viễn
thông, dịch vụ tài chính(ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm…), sau 4 năm gia
nhập (tức là từ năm 2011) sẽ mở cửa ngành dịch vụ môi trường…
Với lộ trình này, nhiều nhà đầu tư Nhật hoạt động trong lĩnh vực dịch
vụ đã khảo sát thị trường và đang cố gắng có mặt ở Việt Nam sớm. Các nhà
phân tích cho rằng trong những năm tới đây, đầu tư của Nhật sẽ chuyển
hướng vào ngành dịch vụ kinh doanh, vận chuyển và phân phối tại Việt Nam
thay vì lâu nay chỉ tập trung vào sản xuất công nghiệp và gia công. Việc tập
Lê Thanh Hằng - Lớp Nhật 1 - K44E - Kinh tế & Kinh doanh Quốc tế
64
trung vào sản xuất công nghiệp và gia công trong thời gian qua được cho là
bởi chúng ta chưa mở cửa rộng rãi lĩnh vực dịch vụ. Sự quan tâm và mong
muốn đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ của các nhà đầu tư Nhật Bản được chứng
minh bởi nỗ lực tiếp cận thị trường dịch vụ Việt Nam bằng nhiều cách khác
nhau khi mà thời điểm mở cửa còn chưa tới. Điển hình là trường hợp của
Daiso – Japan, một thương hiệu siêu thị đồng giá nổi tiếng của Nhật đã xuất
hiện trên thị trường Việt Nam thông qua nhượng quyền thương mại. Nhờ
nhượng quyền cho Công ty TNHH Trí Phúc mà hàng hóa của Daiso đã có mặt
tại cửa hàng đầu tiên nằm trong siêu thị miễn thuế Fuso, thuộc khu kinh tế
Mộc Bài, tỉnh Tây Ninh và sau đó là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
Tương tự, tập đoàn Best Denki của Nhật Bản cũng quyết định vào Việt Nam
sớm thông qua hình thức liên doanh với một đối tác Việt Nam. Đại diện của
Best Denki cho biết tiềm năng thị trường bán lẻ, đặc biệt là thị trường điện
máy của Việt Nam là rất lớn. Cả hai nhà đầu tư này đều trong tình trạng sẵn
sàng chờ “giờ mở cửa” nhưng đã quyết định tham gia vào thị trường sớm để
chiếm thị phần. Ngoài ra Takashimaya – tập đoàn phân phối hàng đầu của
Nhật cũng có kế hoạch khảo sát thị trường phân phối bán lẻ tại Việt Nam.
Đây rõ ràng là một triển vọng rất sáng sủa đối với Việt Nam trong việc thu
hút FDI của Nhật vào ngành Công nghiệp Dịch vụ khi bước sang năm 2009
này.
Ngoài ra, quan hệ song phương giữa hai nước đang trên đà phát triển vô
cùng tốt đẹp. Điều này thể hiện ở hiệp định đối tác kinh tế vừa ký kết được
với Nhật Bản hồi cuối năm 2008, mở ra triển vọng đối với một làn sóng đầu
tư mới của Nhật Bản vào Việt Nam. Theo báo cáo điều tra của Ngân hàng
Quốc tế Nhật Bản (JBIC) hồi đầu tháng 2 năm 2009, Việt Nam hiện xếp thứ 3
về triển vọng phát triển trung hạn đối với các doanh nghiệp Nhật Bản tại Châu
Á (tăng liên tục từ vị trí thứ 8 năm 2000). Và theo kết quả điều tra thường
niên của tổ chức xúc tiến thương mại Nhật Bản (Jetro) trên 1.745 doanh
Lê Thanh Hằng - Lớp Nhật 1 - K44E - Kinh tế & Kinh doanh Quốc tế
65
nghiệp Nhật Bản đang hoạt động tại châu Á, thì có tới 92,6% doanh nghiệp
sản xuất và 88% doanh nghiệp dịch vụ dự định mở rộng đầu tư, kinh doanh
tại Việt Nam. năm 2007, 77.78% doanh nghiệp Nhật tại Việt Nam làm ăn có
lãi (trung bình các năm đạt 70,8%) cao hơn mức bình quân chung 70% trong
khu vực châu Á. 17 Như vậy, rõ ràng cơ hội để Việt Nam thu hút FDI của
Nhật Bản là vô cùng rộng mở.
THỨ HẠNG TRIỂN VỌNG PHÁT TRIỂN TRUNG HẠN CỦA MỘT SỐ
NƢỚC CHÂU Á ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP NHẬT BẢN
(Nguồn: JBIC
3.1.2. Thách thức
17 Báo điện tử của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch
Hut-Fdi-Se-Sang-Loc-Du-An.html
Lê Thanh Hằng - Lớp Nhật 1 - K44E - Kinh tế & Kinh doanh Quốc tế
66
Mặc dù có rất nhiều yếu tố khách quan lẫn chủ quan bảo đảm triển
vọng tốt đẹp của việc thu hút FDI Nhật Bản vào ngành Công nghiệp Dịch vụ
Việt Nam nhưng bên cạnh đó không phải là không có những thách thức.
Trước hết phải thừa nhận rằng, ít nhất là trong ngắn hạn, những hạn chế
về cơ sở hạ tầng, về hệ thống pháp lý và nguồn nhân lực… được đề cập tới ở
chương 2 là chưa thể xóa bỏ. Ngoài ra, thách thức còn đến từ chính bản thân
luồng vốn FDI đầu tư ra nước ngoài của Nhật Bản. Trung Quốc hiện đang là
địa điểm thu hút vốn đầu tư của Nhật Bản lớn nhất nhì thế giới với bạt ngàn
những khu công nghiệp sản xuất hàng điện tử để từ đây, hàng hóa được mang
đi phân phối khắp thế giới dưới thương hiệu hàng hóa của Nhật. Nhưng
những năm gần đây, do quan hệ Trung Quốc – Nhật Bản gặp nhiều rắc rối
cộng với việc sau một thời gian đầu tư ồ ạt vào đây, nhiều công ty đa quốc gia
nhận thấy rằng không nên quá tập trung vào một thị trường mà cần phân tán
một phần các cơ sở sang các nước khác để tránh rủi ro, các nhà đầu tư Nhật
Bản coi Việt Nam như một trong những sự lựa chọn thay thế tiềm năng. Trở
thành một bộ phận trong chiến lược tái cấu trúc mạng lưới sản xuất ở Châu Á
của các doanh nghiệp Nhật Bản nghĩa là Việt Nam có nhiều tiềm năng thu hút
FDI vào ngành Công nghiệp sản xuất và chế tạo. Còn xét về lĩnh vực dịch vụ,
mặc dù ngành dịch vụ của Nhật phát triển hơn nhiều Việt Nam nhưng nếu
đem so sánh với các nước Châu Âu thì vẫn được coi là “sinh sau đẻ muộn” .
Điều đó đặt ra một câu hỏi rằng liệu chúng ta có đủ quyết tâm thu hút và liệu
Nhật Bản có đủ “mặn mà” với lĩnh vực Công nghiệp Dịch vụ này?
3.2. Giải pháp
3.2.1. Đổi mới nhận thức về dịch vụ, vai trò của dịch vụ và việc thu hút
FDI của Nhật vào ngành Công nghiệp Dịch vụ
Trong chừng mực nào đó, biện pháp này có ảnh hưởng quyết định tới
các biện pháp khác. Nhận thức có liên quan đến tư duy, lý trí, quan điểm, tư
Lê Thanh Hằng - Lớp Nhật 1 - K44E - Kinh tế & Kinh doanh Quốc tế
67
tưởng của con người. Nhận thức có đúng đắn, tư tưởng chỉ đạo có thông suốt
thì hành động mới kịp thời, phù hợp và có hiệu quả. ở hầu hết các nước đang
phát triển và chậm phát triển, trong đó có Việt Nam, ngành Công nghiệp Dịch
vụ vẫn chưa được đánh giá đúng vai trò quan trọng, thậm chí còn tồn tại
những quan điểm sai lầm về lĩnh vực này.
Một nhận thức sai lầm khá phổ biến là nếu một nền kinh tế đang
chuyển đổi hay đang phát triển khan hiếm nguồn lực thì ưu tiên phát triển
thường là ngành công nghiẹp chứ không phải ngành Công nghiệp Dịch vụ.
Nhận thức sai lầm này dựa trên quan điểm cho rằng “dịch vụ” chủ yếu là dịch
vụ cho người tiêu dùng hay cho nhu cầu cuối cùng hay đó là các “giao dịch
không bắt buộc”. Trên thực tế, ít nhất một nửa số dịch vụ được tạo ra trong
một nền kinh tế là các dịch vụ “trung gian” hay các dịch vụ được bán cho các
doanh nghiệp khác. Nếu một nước muốn có khu vực chế tạo cạnh tranh thì
cần một phạm vi rộng nguồn đầu vào là các dịch vụ chất lượng cao như giao
thông vận tải, đóng gói, kho hàng, viễn thông, ứng dụng kỹ thuật, thiết kế,
nghiên cứu thị trường… Các dịch vụ đầu vào trở nên đặc biệt quan trọng nếu
muốn tăng giá trị gia tăng trong sản xuất công nghiệp và nâng cao năng lực
cạnh tranh của các ngành định hướng xuất khẩu. Bên cạnh đó, các dịch vụ đầu
vào như đào tạo nhân viên cũng làm tăng hiệu quả sử dụng các nguồn lực
khan hiếm. Một trong những thách thức khó khăn nhất là yêu cầu về chuyển
đổi cơ cấu việc làm từ một nền kinh tế lấy nông nghiệp làm cơ sở sang một
nền kinh tế lấy dịch vụ làm cơ sở. Do đó, giáo dục và đào tạo các kỹ năng
“mềm” là thiết yếu trong tiến trình này. Nhưng cũng quan trọng không kém là
giá trị và vị thế liên quan tới các loại việc làm khác nhau. Để thu hút người
lao động vào quá trình đào tạo (lại) cho các công việc dịch vụ, cần xác lập vị
trí cũng như tầm quan trọng của các việc làm đó trong cộng đồng cũng như
trong toàn bộ nền kinh tế.
Lê Thanh Hằng - Lớp Nhật 1 - K44E - Kinh tế & Kinh doanh Quốc tế
68
Một quan điểm sai lầm nữa thường gặp đó là các nền kinh tế đang phát
triển không có lợi thế so sánh trong dịch vụ và xuất khẩu rất ít dịch vụ theo
đúng nghĩa của nó. Trên thực tế, các nền kinh tế đang phát triển hoặc đang
chuyển đổi là những nhà xuất khẩu dịch vụ vô cùng tích cực. Nghiên cứu của
trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC), thuộc Hội nghị về Thương mại và Phát
triển của Liên Hiệp Quốc/ Tổ chức thương mại thế giới (UNCTAD/WTO)
cho thấy các nền kinh tế đang phát triển và chuyển đổi đã xuất khẩu trung
bình 68 loại hình dịch vụ tới 33 thị trường khác nhau. Khoảng hai phần ba
lượng trao đổi thương mại này được thực hiện với các nền kinh tế đang phát
triển và chuyển đổi khác.
Ở vào hoàn cảnh của Việt Nam, khi mà nguồn lực nội tại còn hạn chế
để có thể phát triển đồng đều mọi lĩnh vực nhất là Công nghiệp Dịch vụ thì
việc huy động nguồn vốn nước ngoài nói chung và vốn FDI của Nhật Bản nói
riêng là cần thiết, tất yếu. Người Nhật có một đặc điểm là không dễ dàng bắt
tay làm ăn với người lạ, nhưng một khi họ đã tin tưởng và đặt quan hệ làm ăn
thì người Nhật là những người bạn làm ăn trung thành nhất. Với mối quan hệ
đối tác chiến lược như hiện nay giữa Việt Nam – Nhật Bản, chúng ta phải ý
thức triệt để tầm quan trọng của việc tranh thủ nguồn vốn FDI của Nhật để
tăng cường phát triển ngành dịch vụ. Không nên đóng cửa bởi sợ những tác
động theo chiều ngược lại của FDI (gây ra cạnh tranh làm phá sản các doanh
nghiệp nội địa nhỏ lẻ, yếu kém, tình trạng ép giá và bóc lột sức lao động của
một số công ty nước ngoài, du nhập thói quen mới có ảnh hưởng không tốt
đến truyền thống văn hóa, đạo đức xã hội, …) Thực vậy, đây là nguồn vốn bổ
sung rất đáng kể, không những thế mà còn là một cơ hội tốt để Việt Nam có
thể học hỏi, tiếp cận với khoa học công nghệ và trình độ quản lý tiên tiến của
nước ngoài nói chung và của Nhật Bản nói riêng và xa hơn nữa là để Việt
Nam có thể hội nhập sâu rộng hơn với thế giới. Thu hút FDI vào ngành Công
nghiệp Dịch vụ có vai trò quan trọng, phục vụ cho sự nghiệp Công nghiệp hóa
Lê Thanh Hằng - Lớp Nhật 1 - K44E - Kinh tế & Kinh doanh Quốc tế
69
– Hiện đại hóa đất nước. Việt Nam không thể làm ngơ trước xu hướng đang
diễn ra trên thế giới – xu hướng chuyển dịch đầu tư trực tiếp nước ngoài sang
lĩnh vực dịch vụ. Nếu Việt Nam chần chừ, đợi cho đến khi các điều kiện đã
chín muồi mới mở cửa rộng rãi thu hút FDI để phát triển dịch vụ thì khi đó có
khi thế giới đã tiến rất xa hoặc giả lại xuất hiện xu hướng mới và Việt Nam
mãi mãi vẫn chỉ là một nước đi sau.
Đổi mới nhận thức cần được thực hiện ở tất cả các ngành, các cấp, từ
trung ương đến địa phương, từ cơ quan ban hành đường lối chính sách, văn
bản pháp luật … đến các cơ quan tổ chức thực hiện, thi hành. Nhận thức đúng
đắn sẽ góp phần xây dựng nên các biện pháp, chính sách phù hợp với thực
tiễn khách quan. Ở Việt Nam, nhiều khi có tình trạng đường lối chỉ đạo của
cấp trên thì đúng đắn nhưng khi cấp dưới thực hiện lại làm nảy sinh nhiều vấn
đề tiêu cực mà người ta vẫn thường nói là “trên thông nhưng dưới chưa
thông”. Do đó cần quán triệt tư tưởng chỉ đạo một cách thống nhất, phải
thường xuyên tự đổi mới theo kịp thời đại; nên có một cách nhìn khách quan,
công bằng, toàn diện; cân đối giữa lợi ích và những ảnh hưởng tiêu cực để có
thể đưa ra giải pháp phù hợp.
3.2.2. Xây dựng kế hoạch thu hút đầu tư có chọn lọc, có trọng điểm
nhằm phục vụ cho chiến lược phát triển lâu dài.
Từ trước đến nay, Việt Nam luôn hô vang khẩu hiệu thu hút đầu tư với
phương châm càng nhiều càng tốt. Không biết đó là do Việt Nam luôn ở trong
tình trạng “khát” vốn hay do chưa nhận thức được vấn đề một cách toàn
diện?! Nhưng thực tế là hiện nay, khi FDI đang ồ ạt đổ vào ngành Công
nghiệp Dịch vụ với rất nhiều dự án sân golf gây tai tiếng thì các cơ quan chức
năng buộc phải nhìn nhận lại chiến lược thu hút FDI của mình. Dường như
không có một khái niệm “chọn lọc dự án” nào được đề cập đến trong cả chục
năm nay. Chúng ta mới chỉ quan tâm đến việc thẩm tra dự án xem có “được
Lê Thanh Hằng - Lớp Nhật 1 - K44E - Kinh tế & Kinh doanh Quốc tế
70
hay không được” chứ chưa nghĩ đến khía cạnh “nên hay không nên” . Để
đảm bảo cho sự phát triển bền vững, chính phủ cần đưa ra một kế hoạch phát
triển kinh tế dài hạn với những mục tiêu rõ ràng. Việc này sẽ giúp các cơ quan
chức năng có cơ sở thống nhất để làm căn cứ xét duyệt dự án, tránh hiện
tượng cấp phép tràn lan để lại hậu quả cho nền kinh tế. Đồng thời, khi các nhà
đầu tư nắm bắt được chiến lược phát triển dài hạn của ta, họ cũng sẽ cảm thấy
yên tâm để xây dựng chiến lược kinh doanh lâu dài. Điều này đặc biệt quan
trọng đối với các nhà đầu tư Nhật Bản bởi họ là những người có truyền thống
làm việc theo kế hoạch định trước và thường có xu hướng làm ăn lâu bền.
Ngoài ra, chúng ta nên tập trung thu hút FDI vào những ngành dịch vụ
mang tính “lan tỏa bền vững” như giáo dục - đào tạo, tài chính - ngân hàng,
khoa học – công nghệ. Những ngành này không chỉ tạo ra lợi nhuận cho bản
thân nó mà còn mang lại giá trị gia tăng cho toàn bộ nền kinh tế trong dài hạn.
3.2.3. Tiếp tục hoàn thiện cơ sở hạ tầng
Theo các chuyên gia Nhật Bản thì sở dĩ dòng vốn đầu tư nước ngoài
của Nhật Bản vào Việt Nam nói chung và vào ngành Công nghiệp Dịch vụ ở
Việt Nam nói riêng chưa cao sở dĩ là do điều kiện cơ sở hạ tầng của Việt Nam
còn yếu kém. Vì vậy, cải thiện cơ sở hạ tầng có thể được coi là một trong
những nhóm biện pháp chính thúc đẩy thu hút FDI của Nhật Bản trong những
năm tới, bao gồm:
- Tiến hành tổng rà soát, điều chỉnh, phê duyệt và công bố các quy
hoạch về kết cấu hạ tầng đến năm 2020 làm cơ sở thu hút đầu tư phát triển kết
cấu hạ tầng. Tranh thủ tối đa các nguồn lực để đầu tư và phát triển kết cấu hạ
tầng đặc biệt là nguồn vốn ODA; ưu tiên các lĩnh vực cấp, thoát nước, vệ sinh
môi trường. Triển khai thực hiện có hiệu quả việc khuyến khích tư nhân đầu
tư xây dựng kết cấu hạ tâng với chính sách ưu đãi để khai thác, sử dụng hiệu
quả các dự án đã hoàn thành.
Lê Thanh Hằng - Lớp Nhật 1 - K44E - Kinh tế & Kinh doanh Quốc tế
71
- Điện sử dụng đang là một vấn đề bức xúc được các nhà đầu tư quan
tâm và lo ngại khi đầu tư vào Việt Nam, do đó trong thời gian tới, Nhà nước
cần có những biện pháp cụ thể như: giảm bù chéo đối với với giá điện sản
xuất và các nhóm khách hàng khác nhằm có giá điện sản xuất cạnh tranh với
các nước trong khu vực. Tiếp tục nỗ lực thực hiện cung cấp điện có chất
lượng và ổn định cho người sử dụng điện, để làm được điều đó nhà nước phải
tiến hành xây dựng các nhà máy điện theo đúng lộ trình của quy hoạch tổng
thể.
- Cải thiện hạ tầng viễn thông: Giảm giá cước viễn thông quốc tế (bao
gồm phí điện thoại quốc tế, phí dịch vụ thuê đường truyền quốc tế) bằng cách
đẩy mạnh hiệu quả sản xuất, giảm giá dịch vụ cho các doanh nghiệp tham gia
vào thị trường. Bên cạnh đó, hỗ trợ các nhà cung cấp Internet nâng cao năng
lực để đảm bảo an ninh, độ tin cậy và hiệu quả của mạng.
- Nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng nông thôn, rút ngắn khoảng cách
nông thôn – thành thị nhằm mục đích thu hút một phần FDI vào các ngành
dịch vụ ở ngoài các thành phố lớn, giảm các ảnh hưởng tiêu cực của đô thị
hóa và tập trung lao động.
3.2.4. Phát triển nguồn nhân lực có chất lượng
Do đặc điểm của ngành Công nghiệp Dịch vụ là tạo ra dịch vụ – sản
phẩm có hàm lượng tri thức và công nghệ cao nên đòi hỏi phải có đội ngũ
người lao động được đào tạo, có trình độ về chuyên môn và kỹ năng tiếp thu,
vận dụng những kỹ năng và công nghệ mới. Ngày nay, cạnh tranh về lực
lượng lao động dồi dào, giá rẻ không phải là vấn đề mang tính cốt lõi, mà trên
hết đó là hiệu quả mà lực lượng lao động đó có thể mang lại. Nguồn nhân lực
được đề cập tới ở đây đặc biệt nhấn mạnh tới đội ngũ quản lý trung gian,
những người trực tiếp làm việc với đội ngũ quản lý người Nhật và lực lượng
Lê Thanh Hằng - Lớp Nhật 1 - K44E - Kinh tế & Kinh doanh Quốc tế
72
công nhân, kỹ sư Việt Nam. Với những hạn chế đã phân tích ở phần trước,
trong những năm tới đây, khâu đào tạo nguồn nhân lực cần chú ý tới những
điểm sau:
- Đẩy nhanh việc triển khai kế hoạch tổng thể về đào tạo nhằm nâng
cao tỷ lệ lao động qua đào tạo. Theo đó, ngoài việc nâng cấp đầu tư hệ thống
các trường đào tạo nghề hiện có lên ngang tầm khu vực và thế giới, sẽ phát
triển thêm các trường đào tạo nghề, các trung tâm đào tạo dưới nhiều hình
thức (như đào tạo từ xa) và từ nhiều nguồn vốn khác nhau.
- Các doanh nghiệp Nhật Bản thường có những luật lệ, quy định rất
khắt khe với người lao động vì vậy, bên cạnh đào tạo chuyên môn chúng ta
cũng cần nâng cao hiểu biết, tuyên truyền và giáo dục pháp luật cho người lao
động, người sử dụng lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài để đảm bảo chính sách, pháp luật về lao động và tiền lương được thực
hiện đầy đủ, nghiêm túc.
- Về công nghệ thông tin, một số năm gần đây, các cơ quan chính phủ
trung ương và chính quyền địa phương đã nối mạng, các doanh nghiệp tư
nhân cũng đang tích cực áp dụng thương mại điện tử. Ngoài ra, Việt Nam
đang tập trung phát triển ngành phần mềm vì vậy việc phát triển nguồn nhân
lực trong lĩnh vực công nghệ thông tin trở nên vô cùng quan trọng. Để đạt
được điều đó cần tiếp tục công tác đào tạo và đào tạo lại nguồn nhân lực để
đáp ứng cho nhu cầu phát triển trong giai đoạn mới, kể cả cán bộ quản lý các
cấp và cán bộ kỹ thuật bằng cách mở cửa thị trường đào tạo nghề cho đầu tư
nước ngoài. Chú ý bồi dưỡng, phát triển đội ngũ lao động chất xám, khuyến
khích việc nghiên cứu khoa học và có biện pháp để bảo vệ kết quả các công
trình nghiên cứu, sáng chế, giải pháp hữu ích.
- Đẩy nhanh việc nghiên cứu một mặt bằng lương tối thiểu trong các
loại hình doanh nghiệp, không phân biệt doanh nghiệp đầu tư nước ngoài hay
Lê Thanh Hằng - Lớp Nhật 1 - K44E - Kinh tế & Kinh doanh Quốc tế
73
doanh nghiệp trong nước. Tiếp tục thực hiện các giải pháp nhằm hạn chế và
ngăn chặn đình công bất hợp pháp.
- Tăng cường mở rộng các trường và trung tâm dạy ngoại ngữ tiếng
Nhật nhằm phát triển đội ngũ lao động biết tiếng Nhật. Đồng thời với giảng
dạy ngoại ngữ cần tăng cường các hoạt động tuyên truyền, giao lưu giúp văn
hóa Nhật Bản trở nên không quá xa lạ với người Việt Nam, tạo cơ sở thuận
lợi cho các hoạt động sản xuất kinh doanh và hợp tác với Nhật Bản.
3.2.5. Hoàn thiện hệ thống pháp luật và chính sách
Với tình trạng cải cách, sửa đổi hàng loạt nhưng hệ thống pháp luật vẫn
tỏ ra yếu kém thì việc hoàn thiện hệ thống luật pháp vẫn luôn là một nhu cầu
bức thiết. Nói là thế nhưng cải cách luật pháp là nhiệm vụ muôn thuở của mọi
thời đại. ở thời điểm hiện tại và trong phạm vi liên quan tới FDI của Nhật vào
ngành Công nghiệp Dịch vụ thì có 2 vấn đề nổi trội cần được tiến hành càng
nhanh càng tốt, đó là: tăng cường cơ sở pháp lý cho hoạt động mua lại và sáp
nhập (M&A) các dự án FDI Công nghiệp Dịch vụ và nhanh chóng ban hành
những văn bản hướng dẫn thực hiện các cam kết quốc tế mà nội dung của nó
có độ “vênh” với các quy định hiện hành.
Về vấn đề mua bán và sáp nhập, trước khi có luật đầu tư thống nhất
năm 2005, Việt Nam chưa có một quy định nào điều chỉnh hoạt động này.
Nói như vậy không có nghĩa là hiện nay đã có khung pháp lý chặt chẽ cho vấn
đề M&A. Chỉ có điều, theo luật đầu tư 2005 thì M&A được coi là một hoạt
động thuộc đầu tư trực tiếp. Hiện nay hoạt động mua lại và sáp nhập ở Việt
Nam chưa thực sự phổ biến và còn im lìm vô cùng so với sự sôi động của nó
đang diễn ra trên thế giới. Có tới 60% các vụ mua lại và sáp nhập trên thế giới
là thuộc ngành Công nghiệp Dịch vụ 18. Đây là một hình thức thâm nhập được
các nhà đầu tư lĩnh vực Công nghiệp Dịch vụ trên thế giới ưa chuộng bởi thay
18 Global trends: sustained growth in FDI flow
Lê Thanh Hằng - Lớp Nhật 1 - K44E - Kinh tế & Kinh doanh Quốc tế
74
vì phải bỏ ra một khoản vốn lớn đầu tư mới hoàn toàn thì nhà đầu tư nước
ngoài sẽ thuận lợi hơn nhiều nếu nắm quyền quản lý những doanh nghiệp đã
và đang tồn tại. Tuy nhiên, ở Việt Nam, khung pháp lý còn hạn chế, nhất là
việc định giá tài sản, xác định nghĩa vụ thuế, chính sách đối với lao động,
khách hàng… nên các nhà đầu tư nước ngoài hầu như chỉ dám đứng ngoài
nhìn. Nếu bỏ qua kênh đầu tư này thì chúng ta sẽ tuột mất rất nhiều cơ hội thu
hút FDI vào ngành Công nghiệp Dịch vụ trong thời gian tới.
(Nguồn: UNCTAD
)
Để tạo điều kiện thuận lợi cho các dự án mua lại và sáp nhập, cần tiếp
tục cải tiến các thủ tục và quy trình mua bán, sáp nhập. Đồng thời cũng cần
phải nâng cao vai trò quản lý của nhà nước đối với hoạt động này nhằm hạn
chế các trường hợp sử dụng M&A như một chiêu bài để gây thiệt hại cho phía
Lê Thanh Hằng - Lớp Nhật 1 - K44E - Kinh tế & Kinh doanh Quốc tế
75
Việt Nam (chấp nhận thua lỗ ban đầu để rồi sau đó chính phía Việt Nam phải
bán lại cổ phần của mình cho đối tác nước ngoài, như vậy từ hình thức liên
doanh chuyển sang doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài).
Về vấn đề thực hiện các cam kết quốc tế, hiện nay chúng ta đang gặp
phải một số rắc rối khi nội dung của các cam kết quốc tế, cam kết song
phương không thống nhất, thậm chí mâu thuẫn nhau và mâu thuẫn với các
quy định của pháp luật hiện hành. Ví dụ như theo cam kết WTO thì lĩnh vực
giáo dục sẽ được mở cửa sau 2-3 năm, lĩnh vực y tế sau 3-5 năm nhưng theo
Hiệp định bảo hộ đầu tư ký với Nhật Bản thì các lĩnh vực này đã được mở cửa
từ lâu. Vấn đề nảy sinh ở chỗ, khi xét duyệt các dự án đầu tư, các cơ quan
chức năng lại có những cách hiểu và thi hành không thống nhất hoặc có
những khi không biết làm thế nào thì từ chối dự án của nhà đầu tư với lý do
“an toàn”!! Điều này gây ảnh hưởng vô cùng lớn đến uy tín của Việt Nam với
các nhà đầu tư nước ngoài nói chung và các nhà đầu tư Nhật Bản nói riêng.
Chính bởi vậy, cần có những văn bản hướng dẫn việc thi hành cam kết một
cách cụ thể để đảm bảo sự thống nhất, công bằng giữa các nhà đầu tư mà vẫn
không vi phạm cam kết.
Ngoài ra, để tránh tình trạng như trên, các cơ quan chức năng cần có
một cơ chế trao đổi và thông qua hợp lý trước khi đàm phán, ký kết các hiệp
ước, cam kết quốc tế để đảm bảo sự thống nhất giữa các cam kết. Đồng thời
chúng ta cũng nên chủ động soạn thảo một mẫu Hiệp định bảo hộ đầu tư với
các nước để có thể tiến hành đàm phán chủ động, thay vì luôn để bên đối tác
đề xuất như hiện nay.
Lê Thanh Hằng - Lớp Nhật 1 - K44E - Kinh tế & Kinh doanh Quốc tế
76
3.2.6. Nâng cao vai trò và năng lực của bộ máy quản lý nhà nước
Đối với doanh nghiệp FDI, bộ máy quản lý nhà nước vốn có vai trò
hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện đầu tư và giúp doanh nghiệp hoàn thành
các nghĩa vụ đối với nước sở tại. Tuy nhiên bộ máy đó của chúng ta hiện nay
do năng lực yếu kém đang làm việc kém hiệu quả với những quy trình, thủ tục
rườm rà không những không giúp hoạt động đầu tư của doanh nghiệp được
thuận lợi hơn mà còn có xu hướng gây phiền toái cho doanh nghiệp. Chính vì
vậy, để hoạt động đầu tư ở Việt Nam trở nên có sức hút hơn thì việc cải tổ bộ
máy này là vô cùng quan trọng.
Hải quan: Có nhiều vấn đề được chỉ ra liên quan đến tính minh bạch và
độ tin cậy của nghiệp vụ hải quan. Hải quan Việt Nam đang đứng trước yêu
cầu đơn giản hóa và đồng bộ hoá qui trình thủ tục hải quan. Nói chung quá
trình đơn giản hoá thủ tục hải quan đã có những bước tiến đáng kể nhưng vẫn
còn rất nhiều thủ tục xuất nhập khẩu rườm rà, phức tạp liên quan đến nhiều cơ
quan hành chính cần phải được cải tiến kịp thời. Để thúc đẩy quá trình cải thiện
những vấn đề trên cần củng cố chức năng về mặt tổ chức của hải quan và nâng
cao năng lực cán bộ.
Thuế: Với những nổ lực của Chính phủ Việt Nam, cơ quan thuế đã có
những bước cải thiện đáng kể. Tuy nhiên vẫn còn tồn đọng một số vấn đề cần
cải thiện như rút ngắn thời gian làm thủ tục về thuế, rút ngắn thời gian hoàn
thuế, áp dụng chặt chẽ các điều khoản pháp luật về thuế, xóa bỏ sự chồng
chéo trong các qui định về thuế, xoá bỏ cơ chế kiểm tra thuế thường xuyên
đối với doanh nghiệp. Củng cố chức năng của cơ quan thuế vụ và nâng cao
năng lực cán bộ là những yếu tố không thể thiếu trong việc giải quyết triệt để
các vấn đề nêu trên.
Bên cạnh đó tham nhũng là mộ căn bệnh nguy hiểm mà cho đến nay
Việt Nam vẫn chư thể chữa khỏi, nó ảnh hưởng rất nhiều đến lòng tin của các
Lê Thanh Hằng - Lớp Nhật 1 - K44E - Kinh tế & Kinh doanh Quốc tế
77
nhà đầu tư. Kẻ hở luật pháp và chính sách đã để cho người ta tham nhũng, nó
là căn bệnh tồn tại trong bất kỳ nền tài chính nào, chúng ta không thể xoá bỏ
nó mà chỉ có thể bằng cách nào đó hạn chế nó mà thôi. Do đó, Chính phủ Việt
Nam cần thực hiện các biện pháp sau nhằm đấu tranh chống nạn tham nhũng:
- Tiếp tục xây dựng kế hoạch hành động và các biện pháp đầu tranh
chống tham nhũng
- Củng cố chức năng đường dây nóng giữa chính phủ và doanh nghiệp
- Nhà nước cho phép báo chí và các phương tiên truyền thông đưa tin
về tham nhũng, để người ta luôn phải lo ngại bị vạch trần, đó là cách hiệu quả
để hạn chế tham nhũng.
- Ngoài ra tăng lương cho bộ máy công chức nhà nước cũng là một
biện pháp tốt để chống tham nhũng, người ta sẽ sợ bị mất việc làm và họ có
thể sồng bằng đồng lương của mình.
Các cơ quan liên quan trực tiếp tới đầu tư: từng bước hình thành một
đội ngũ tinh thông nghiệp vụ đầu tư quốc tế, am hiểu kinh tế thị trường và tập
quán, thông lệ quốc tế. Để làm được việc này, ngoài việc tăng thêm nguồn
nhân lực, đối với lớp cán bộ công nhân viên chưa hoặc không đủ tiêu chuẩn,
phải vừa đào tạo lại (nếu còn trẻ) vừa mạnh dạn thuyên chuyển công tác sang
những vị trí phù hợp hơn. Ở nước ta hiện nay, nguồn nhân lực đạt các yêu cầu
về chuyên môn nghiệp vụ không phải là thiếu nhưng có lẽ là chưa được dùng
đúng chỗ.
Bộ máy quản lý dự án: chúng ta cũng cần quản lý chặt chẽ hơn việc
thực hiện dự án của các nhà đầu tư nước ngoài. Chính phủ có thể lập một cơ
quan riêng biệt nhằm theo dõi triển khai các dự án FDI, tiếp nhận các khiếu
nại, phàn nàn về những cơ quan chức năng không thi hành đúng luật hoặc làm
sai các quy định cho phép. Cơ quan này phải kịp thời phát hiện vấn đề và giải
quyết ngay những vướng mắc trong quá trình triển khai các dự án FDI. Việc
Lê Thanh Hằng - Lớp Nhật 1 - K44E - Kinh tế & Kinh doanh Quốc tế
78
thành lập một cơ quan chuyên trách như vậy sẽ giúp nhanh chóng tháo gỡ
những rắc rối phát sinh trong quá trình giải ngân vốn đầu tư, giúp nâng cao
hiệu quả kinh tế xã hội của dòng vốn FDI cam kết.
3.2.7. Nâng cao chất lượng hoạt động xúc tiến đầu tư
Xúc tiến đầu tư theo nghĩa đơn giản nhất là quảng cáo về môi trường
đầu tư của nước mình, thuyết phục các nhà đầu tư bỏ vốn thực hiện các dự án
đồng thời cũng bao gồm các hoạt động “chăm sóc” cần thiết đối với các nhà
đầu tư hiện tại. Để có được chiến lược xúc tiến hiệu quả trước hết chúng ta
phải xác định đối tượng hướng đến để tập trung tìm hiểu đặc điểm, thế mạnh,
điểm yếu của đối tác. Đối với Nhật Bản, có một đặc điểm mà các cơ quan xúc
tiến đầu tư không thể không biết đó là : quan hệ chính phủ có tác dụng quan
trọng trong việc khai thông mở đường cho các hoạt động của nhà đầu tư.
Doanh nghiệp Nhật Bản coi nhưng cam kết, những lời hứa, lời mời … giữa
hai chính phủ như một công cụ bảo đảm tin cậy. Điều này cũng là do văn hóa
kinh doanh khép kín và cẩn trọng của người Nhật. Ngược lại, một khi được
đảm bảo, một khi họ thấy tin tưởng thì mọi việc lại được xúc tiến rất nhanh.
Chúng ta cần chủ động tiếp cận nhà đầu tư Nhật Bản theo hướng bám sát các
động thái của hai chính phủ thì sẽ đạt được hiệu quả cao nhất ví dụ như: tuyên
truyền quảng bá hình ảnh Việt Nam trong những chuyến thăm chính thức giữa
cấp cao hai nước, thường xuyên tổ chức những cuộc thăm quan, các buổi tọa
đàm giữa các bộ ngành liên quan đến đầu tư của Việt Nam và Nhật Bản.
Ngoài ra, cần phải chủ động, sáng tạo hơn trong nội dung quảng bá
thay vì những nội dung đơn thuần, cũ rích. Hoạt động xúc tiến đầu tư cũng
giống như hoạt động marketing bán hàng, nhưng ở đây là bán “cơ hội đầu tư”.
Để xúc tiến hiệu quả, chúng ta phải liên tục cập nhật, tìm hiểu nguyện vọng
của nhà đầu tư để có những chính sách điều chỉnh thích hợp. Cần kết hợp nhu
cầu nguyện vọng của nhà đầu tư với nhu cầu phát triển của Việt Nam để tạo
Lê Thanh Hằng - Lớp Nhật 1 - K44E - Kinh tế & Kinh doanh Quốc tế
79
ra những lợi ích mới, hấp dẫn hơn đối với nhà đầu tư thông qua các chính
sách ưu đãi như: ưu đãi về thuế, liên kết đào tạo lao động giữa doanh nghiệp
với nhà nước, hỗ trợ tuyển dụng…
Để chủ động tiếp cận với các nhà đầu tư Nhật Bản thay vì chờ họ đến
hỏi và ta trả lời thì Bộ Kế hoạch - Đầu tư nên tiến hành xây dựng các Trung
tâm xúc tiến đầu tư tại các thành phố lớn của Nhật Bản, và các địa điểm thu
hút đầu tư trọng yếu tại Việt Nam. Các trung tâm này cần có đủ thẩm quyền
để thay mặt Bộ tiếp nhận hồ sơ đăng ký đầu tư và đảm bảo có câu trả lời cho
nhà đầu tư trong vòng 45 ngày theo đúng luật định. Cần tăng cường triển khai
hệ thống đăng ký đầu tư điện tử qua mạng internet, giúp giảm thiểu thời gian
và chi phí cho nhà đầu tư.
Duy trì các hoạt động đối thoại với các nhà đầu tư hiện tại cũng là một
hoạt động quan trọng trong chiến lược xúc tiến. Có thể thành lập ra các câu
lạc bộ hoặc hiệp hội các doanh nghiệp FDI ngành Công nghiệp Dịch vụ có
quy mô lớn (có thể đưa ra các tiêu chí như doanh thu hoặc tổng vốn đầu tư…)
Hiệp hội này sẽ được chính phủ đặc biệt quan tâm bằng các biện pháp như tổ
chức gặp mặt, đối thoại với thủ tướng định kỳ, được lấy ý kiến trước mỗi thay
đổi của chính sách liên quan đến FDI…. Làm như vậy vừa giúp các doanh
nghiệp có một môi trường để trao đổi thông tin vừa giúp chính nước chủ nhà
chúng ta cập nhật được các vấn đề hiện hành liên quan đến FDI.
Lê Thanh Hằng - Lớp Nhật 1 - K44E - Kinh tế & Kinh doanh Quốc tế
80
KẾT LUẬN
Qua quá trình phân tích những yếu tố tác động tới thu hút FDI của Nhật
Bản vào ngành Công nghiệp Dịch vụ cũng như việc đánh giá kết quả thu hút
FDI đã cho chúng ta thấy rõ hơn thực trạng thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài của Nhật Bản vào ngành này, đồng thời chỉ ra những hướng đi mà
Việt Nam cần vươn tới trong tương lai. Có thể thấy rằng mặc dù đã có nhiều
cố gắng nhưng hoạt động thu hút FDI của Nhật vào ngành Công nghiệp Dịch
vụ vẫn chưa đạt được hiệu quả tương xứng với tiềm năng thu hút của chúng ta.
Sự tăng trưởng của khối lượng vốn, tỷ trọng vốn và số lượng dự án đầu tư vào
Công nghiệp Dịch vụ không ổn định cho thấy lĩnh vực này của chúng ta chưa
thực sự thu hút được nhiều sự quan của các nhà đầu tư Nhật Bản.
Tuy nhiên, đầu tư cho ngành Công nghiệp Dịch vụ đang đóng vai trò
chủ chốt trong sự phát triển kinh tế và hội nhập của Việt Nam nên nguồn bổ
sung vốn này cần được quan tâm và thu hút mạnh mẽ hơn nữa trong thời gian
tới. Đặc biệt là sự phát triển tốt đẹp trong quan hệ hai nước những năm gần
đây đang tạo ra cơ hội vàng cho chúng ta trong việc thu hút nguồn vốn đầu tư
trực tiếp này của Nhật Bản. Mặc dù cũng vẫn tồn tại những thách thức không
nhỏ nhưng triển vọng thu hút FDI của Nhật vào ngành Công nghiệp Dịch vụ
trong 5 đến 10 năm tới là rất lớn. Chính vì thế, hơn lúc nào hết, chúng ta cần
phải vạch ra những bước đi cụ thể để tận dụng triệt để cơ hội này, thu hút hiệu
quả FDI của Nhật vào ngành Công nghiệp Dịch vụ, góp phần phát triển Công
nghiệp hóa – Hiện đại hóa đất nước. Đây cũng là cái đích cuối cùng mà cá
nhân tác giả muốn đạt đến thông qua luận văn này.
Lê Thanh Hằng - Lớp Nhật 1 - K44E - Kinh tế & Kinh doanh Quốc tế
81
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt
1. Vũ Chí Lộc (1997), Giáo trình đầu tư nước ngoài, NXB Giáo dục
2. Luật Doanh nghiệp (2005), NXB Thống kê
3. Luật Đầu tư (2005), NXB Thống kê
4. Luật Thương Mại (2007), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội
5. 20 năm đầu tư nước ngoài – Nhìn lại và hướng tới 1987 – 2007 (2008),
NXB Tri thức
6. GS-TS Nguyễn Thị Mơ (2004), Lựa chọn bước đi và giải pháp để Việt
Nam mở cửa về dịch vụ thương mại
7. Phạm Thị Miên (2003), “Vai trò của cơ quan đại diện ngoại giao trong
việc hỗ trợ, xúc tiến đầu tư nước ngoài vào Việt Nam”, tạp chí Nghiên cứu
kinh tế số tháng 8/2003
8. Lê Xuân Bá, Việt Nam gia nhập WTO và nhu cầu cấp bách về phát triển
nhân lực chất lượng cao, Viện nghiên cứu quản lý kinh tế
9. Ths. Bùi Huy Nhượng (2004), “Vấn đề mua lại và sáp nhập các dự án FDI
ở Việt Nam – thực trạng và kiến nghị”, tạp chí Những vấn đề kinh tế thế giới
số 2(94)/2004
10. Phạm Quỳnh Trang, lớp A14K40, KTĐN, ĐH Ngoại Thương HN, luận
văn “Xu hướng dịch chuyển FDI sang lĩnh vực dịch vụ trên thế giới – thực
trạng và giải pháp đối với Việt Nam”
11. Hiệp định tự do, xúc tiến và bảo hộ đầu tư giữa hai nước Việt Nam-Nhật
Bản
12. Sáng kiến chung Việt Nam – Nhật Bản
13. Cam kết thương mại Dịch vụ (Cam kết WTO của Việt Nam)
14. Tạp chí nghiên cứu Nhật Bản
15. Kỷ yếu đầu tư nước ngoài 2007
Lê Thanh Hằng - Lớp Nhật 1 - K44E - Kinh tế & Kinh doanh Quốc tế
82
16. Số liệu thống kê của Vụ quản lý dự án, Cục đầu tư nước ngoài, Bộ Kế
hoạch và Đầu tư
17. Số liệu thống kê của đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam
18. Báo điện tử Tin nhanh Việt Nam
19. Trang web của Trung tâm báo chí và hợp tác truyền thông Quốc tế
20. Trang web của Trung tâm thông tin kinh tế – phòng Thương mại và Công
nghiệp Việt Nam
21. Trang web của Tổng cục thống kê Việt Nam
22. Trang web Thông tin Nhật Bản
23. UNDP (2005), “Một số lựa chọn và kiến nghị cho Chiến lược tổng thể
phát triển khu vực dịch vụ ở Việt Nam đến 2010”
Lê Thanh Hằng - Lớp Nhật 1 - K44E - Kinh tế & Kinh doanh Quốc tế
83
Tài liệu tiếng Nhật
1. 世界国勢図絵 2007/08、矢野恒太記念会 編集・発行
2. Jica’s World No2.2008 独立行政法人 国際協力機構
3. ベトナム株完全投資ガイド、日本実業出版社
4. 日経(2009)、業界地図、日本経済新聞出版社
5. Jetro(3/2009)、在アジア・オセアニア日系企業活動実態調査
6. 日本貿易振興機構のホームページ
7. 日本経済産業省
8. 日本銀行
9.
10. 対ベトナム直接投資の課題と展望(2008)
Lê Thanh Hằng - Lớp Nhật 1 - K44E - Kinh tế & Kinh doanh Quốc tế
84
Tài liệu tiếng Anh
1. World Invest Review (2008), United Nations Conference on Trade and
Development
2. Asean – Japan Center
3. World Population Prospect ( 2008)
4. World Urbanization Prospect (2007)
5. Organization for Economic Co-oporation and Development
6. United States CSI Coalition of Service Industries
7. KPMG’s Corporate and Indirect Tax Rate Survey, 2008
ges/Corporateindirecttaxsurvey2008.aspx
8. The 18
th
Survey of Investment-Related Cost Comparison in Major Cities
and Regions in Asia, 2008
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 4484_8574.pdf