Đề tài Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành Nông nghiệp Việt Nam giai đoạn 2000 - 2015

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU . 1 Chương I : Những vấn đề đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành Nông nghiệp Việt Nam .2 1.1 Đầu tư trực tiếp nước ngoài . 2 1.1.1 Khái niệm: 2 1.1.2. Đặc điểm của FDI . 3 1.1.3. Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài 4 1.1.4 Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài . 8 1.1.5 . Những nhân tố ảnh hưởng đến việc thu hút FDI . 11 1.1.6. Một số các lý thuyết về FDI : . 12 1.1.6.1. Các học thuyết vĩ mô: . 12 1.1.6.2. Các học thuyết vi mô . 13 1.2. Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành nông nghiệp ở Vịêt Nam 14 1.2.1 Nông nghiệp 14 1.2.2 Vai trò của nông nghiệp trong nền kinh tế quốc dân . 15 1.2.3. Đặc điểm của ngành nông nghiệp . 17 1.2.4. Đặc điểm đầu tư phát triển ngành nông nghiệp Việt Nam 20 1.2.5. Nội dung đầu tư phát triển vào ngành nông nghiệp Việt Nam20 1.2.6 Sự cần thiết của việc thu hút FDI vào ngành nông nghiệp ở Việt Nam 21 1.2.7 Các nhân tố ảnh hưởng thu hút FDI vào ngành nông nghiệp 23 Chương II: Thực trạng thu hút FDI vào nông nghiệp ở Việt Nam giai đoạn 2000 – 2010 25 2.1. Khái quát về ngành nông nghiệp Việt Nam 25 2.2 Tình hình thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào trong ngành nông nghiệp Việt Nam . 26 2.2.1 Số lượng, quy mô, tốc độ tăng của FDI vào nông nghiệp 26 2.2.2. Các quốc gia và lãnh thổ đầu tư trong nông nghiệp .27 2.2.3. Phân bố FDI Nông nghiệp vào các vùng miền và địa phương: 29 2.2.4. Tình hình đầu tư theo các tiểu ngành nông nghiệp 30 2.2.5 Các hình thức đầu tư trực tiếp trong nông nghiệp tại Việt Nam 31 2.3 Đánh giá chung tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài vào nông nghiệp tại Việt Nam . 32 2.3.1 Những thành tựu đạt được 32 2.3.2 Những hạn chế trong việc thu hút FDI vào nông nghiệp Việt Nam trong thời gian vừa qua . 37 2.3.3. Nguyên nhân 40 2.3.3.1 Nguyên nhân chủ quan 40 2.3.3.2. Nguyên nhân khách quan . 44 Chương III: Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thu hút FDI vào lĩnh vực Nông nghiệp Việt Nam giai đoạn 2011 -2015 . 46 3.1. Mục tiêu phát triển của ngành trong những năm tới . 46 3.2 Định hướng thu hút FDI vào ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn 46 3.3. Những thuận lợi và khó khăn trong việc thu hút FDI vào nông nghiệp trong những năm sắp tới 47 3.3.1. Thuận lợi 47 3.3.2. Khó khăn 48 3.4 Một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút FDI trong lĩnh vực nông nghiệp Việt Nam . 48 3.4.1 Nâng cao hiệu quả và chất lượng công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển của từng ngành sản phẩm . 48 3.4.2 Đơn giản hóa các thủ tục hành chính và quản lý đầu tư . 49 3.4.3 Hoàn thiện các cơ chế, chính sách khuyến khích FDI cho nông nghiệp. 49 3.4.4 Cải thiện cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn 51 3.4.5 Nâng cao trình độ tay nghề của người lao động trong lĩnh vực nông nghiệp 52 3.4.6. Nhóm giải pháp nhằm giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp 52 KẾT LUẬN 54

doc54 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3914 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành Nông nghiệp Việt Nam giai đoạn 2000 - 2015, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tỉnh vùng sâu, vùng xa hầu như chưa thu hút được dự án nào. Khu vực miền núi phía Bắc và Tây Nguyên, mỗi nơi chỉ thu hút được vài chục triệu USD. Điều đó ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn ở các tỉnh miền núi, miền Trung và Tây Nguyên. Các dự án FDI vào nông nghiệp tập trung vào những tỉnh có lợi thế về vùng nguyên liệu, có điều kiện thuận lợi về thổ nhưỡng, khí hậu, cơ chế chính sách ưu đãi về đầu tư như: Bình Dương, Đồng Nai, Thành phố Hồ Chí Minh, Tây Ninh, Lâm Đồng Thanh Hóa, Nghệ An, một số tỉnh miền núi phía Bắc, Tây Nguyên. Trong đó, Bình Dương là tỉnh đứng đầu, tiếp theo là Đồng Nai, Thành phố Hồ Chí Minh, Lâm Đồng và Tây Ninh. Số dự án của 5 tỉnh này chiếm hơn 58% tổng số dự án cả nước. Cụ thể về vốn FDI vào ngành nông nghiệp phân theo địa phương được phản ánh qua bảng số liệu sau : TT Địa phương Số dự án Vốn đăng ký (USD) Vốn thực hiện (USD) Tỷ lệ vốn điều lệ (%) 1 Bình Dương 265 1109622258 450439627 20.31 2 Đồng Nai 103 1058744864 468793875 21.14 3 TPHCM 85 268579865 101309892 4.57 4 Tây Ninh 25 222527500 149407680 6.74 5 Lâm Đồng 77 172100716 105429882 4.75 6 Long An 19 150201700 56433936 2.54 7 Vũng Tàu 24 108443720 48023720 2.17 8 Nghệ An 6 105838640 50638000 2.28 9 Thanh Hóa 9 87079000 33290000 1.50 10 Ninh Bình 5 63329672 26322529 1.19 11 Cáctỉnh khác 348 1336397754 727966035 32.82 Tổng số 952 4682865689 2218055176 100.00 Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch và Đầu tư 2.2.4. Tình hình đầu tư theo các tiểu ngành nông nghiệp Trong giai đoạn 1990-2009 tổng số dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam được cấp phép là 12.575 dự án với số vốn đăng ký 194.429,5 triệu USD. Trong đó số dự án đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp là 738 dự án, chiếm 5,9% tổng số dự án đăng ký, với số vốn đăng ký là 4.379,1 triệu USD, chiếm 2,3% tổng số vốn đăng ký.(2) Riêng năm 2009 có 1.208 dự án được cấp phép đầu tư với tổng số vốn đăng ký là 23.107,7 triệu USD; trong đó số dự án đăng ký đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp là 29 dự án, chiếm 2,4% tổng số dự án với số vốn là 134,5 triệu USD, chiếm 0,6% tổng vốn đăng ký, không có dự án quy mô lớn. Năm 2011, đầu tư FDI trong khu vực nông nghiệp cũng có độ chênh lệch cao giữa các ngành nghề, thường tập trung chủ yếu vào các dự án thu hồi vốn nhanh. Có đến 53,7% tổng số vốn FDI được đưa vào ngành chế biến nông sản thực phẩm, 24,7% vốn vào chế biến lâm sản. Trong trồng trọt, rất ít dự án triển khai vào việc phát triển công nghệ sinh học trong nông nghiệp, lai tạo giống cây trồng, vật nuôi mới, chế biến các loại rau quả xuất khẩu có kỹ thuật cao, chất lượng tốt, phù hợp với điều kiện Việt Nam. Phần lớn các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp Việt Nam là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, có mức vốn thấp dưới 2 triệu USD. Các dự án FDI chỉ tập trung vào một số ngành như: chăn nuôi, chế biến thức ăn chăn nuôi, trồng rừng, chế biến gỗ và lâm sản, thủy sản. Trong đó, đầu tư vào trồng rừng và chế biến gỗ chiếm khoảng 78% tổng vốn FDI vào nông nghiệp. Cả nước có 453 dự án FDI đầu tư vào trồng rừng và chế biến gỗ đã được cấp phép với tổng số vốn đăng ký khoảng 1,7 tỷ USD, trong có 421 dự án đang có hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng ký khoảng 1,38 tỷ USD, nhưng vốn thực hiện chỉ đạt 359 triệu USD 2.2.5 Các hình thức đầu tư trực tiếp trong nông nghiệp tại Việt Nam Các dự án đầu tư vào nông nghiệp nước ta chủ yếu có 3 hình thức cơ bản là doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài và hợp đồng hợp tác kinh doanh. Trong đó, hình thức doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài chiếm số lượng lớn nhất khoảng 77,4%, tiếp theo là hình thức liên doanh 22,1% và hình thức hợp tác kinh doanh chiếm 0.5%. Mặc dù thành lập doanh nghiệp liên doanh với đối tác trong nước sẽ giúp các nhà đầu tư nước ngoài giảm đáng kể chi phí kinh doanh, đặc biệt là trong lần đầu tiên thâm nhập thị trường mới. Nhưng tại Việt Nam phần lớn hoạt động trong ngành nông nghiệp nói chung không thuộc danh mục đầu tư có điều kiện, hơn nữa ngành này có tính rủi ro cao, vì vậy hình thức doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài được coi là phù hợp với yêu cầu điều hành của doanh nghiệp Tuy nhiên, việc lựa chọn hình thức đầu tư vào ngành nông nghiệp Việt Nam của các nhà đầu tư nước ngoài có sự khác nhau đáng kể. Các nhà đầu tư đến từ Đài Loan, Pháp, Thái Lan, Hàn Quốc, Xin-ga-po, Mỹ thường thực hiện đầu tư theo hình thức doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. Trong khi đó, các nhà đầu tư đến từ Pháp, Hồng Kông, Ma-lay-xi-a chủ yếu lựa chọn hình thức doanh nghiệp liên do Biểu đồ các hình thức đầu tư FDI vào ngành Nông nghiệp Việt Nam 0.5 % 22,1 % 77,4% Hợp tác kinh doanh Doanh nghiệp liên doanh Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài Nước ngoài Nguồn : Vụ kế họach, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn 2.3 Đánh giá chung tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài vào nông nghiệp tại Việt Nam 2.3.1 Những thành tựu đạt được 2.3.1.1 FDI góp phần bổ sung nguồn vốn cho đầu tư, tạo thêm nguồn thu cho ngân sách. Mặc dù chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ song vốn FDI hàng năm đã bổ sung nguồn vốn cho đầu tư phát triển của ngành nông nghiệp, làm giảm bớt gánh nặng của Nhà nước trong việc đầu tư vào phát triển ngành nông nghiệp và nông thôn của Việt Nam. Theo số liệu thống kê của Tổng cục thống kê, trong năm 2007, vốn đầu tư cho ngành nông, lâm, ngư nghiệp là hơn 34.000 tỷ đồng, trong đó, đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành nông nghiệp là 286,78 triệu USD. Nguồn vốn này tuy không lớn nhưng đã góp phần giảm thiểu bớt chênh lệch cán cân thu chi của ngân sách nhà nước dành cho nông nghiệp so với các ngành khác. Ngoài ra, các doanh nghiệp FDI hoạt động trong ngành nông nghiệp cũng đã tạo thêm nguồn thu cho ngân sách nhà nước, mặc dù nguồn thu này còn khá khiêm tốn. Tính đến năm 2001, các doanh nghiệp FDI đã nộp vào ngân sách khoảng 150 triệu USD. Năm 2003, đóng góp của các doanh nghiệp này vào ngân sách nhà nước đạt trên 17 triệu USD. Đến năm 2005, trung bình mỗi năm các doanh nghiệp FDI nông nghiệp đóng góp khoảng 30 triệu USD. Mức đóng góp cho ngân sách Nhà nước của các doanh nghiệp FDI nông nghiệp đã tăng dần. Điều này cho thấy hiệu quả của các doanh nghiệp FDI nông nghiệp ngày càng được cải thiện. 2.3.1.2. Đảm bảo an ninh lương thực. Nông nghiệp nước ta đã đáp ứng cơ bản nhu cầu lương thực và thực phẩm trong nước, an ninh lương thực đảm bảo, đã hình thành những vùng sản xuất nông sản hàng hóa qui mô tương đối lớn, tỷ suất hàng hóa tăng nhanh. Trong năm 2010, con số ấn tượng nhất là giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản năm nay, theo giá so sánh 1994, ước đạt trên 232,65 nghìn tỷ đồng, tăng tới 4,7 % so với năm trước, cao hơn năm 2009 (3%), nhưng thấp hơn năm 2008 (5,6%), và tương đương năm 2007 (4,6%).  Trong con số kể trên, giá trị sản xuất nông nghiệp ước đạt gần 168,39 nghìn tỷ đồng, tăng 4,2%; thuỷ sản ước đạt 56,9 nghìn tỷ đồng tăng 6,1%; và lâm nghiệp đạt 7,37 nghìn tỷ đồng, tăng 4,6%. Lượng lương thực có hạt đã qua một năm bội thu, sản lượng ước đạt 44,6 triệu tấn, tăng 2,9% so với năm 2009, tương đương tăng 1,27 triệu  tấn, trong đó sản lượng lúa đạt xấp xỉ 40,0 triệu tấn, tăng 1,04 triệu tấn; sản lượng ngô đạt 4,6 triệu tấn, tăng 235,1 nghìn tấn so với năm 2009. Chăn nuôi gia cầm tiếp tục phát triển theo hướng sản xuất qui mô lớn. Tại thời điểm điều tra ngày 1/10, đàn gia cầm phát triển nhanh với số lượng tổng đàn đạt 300,5 triệu con, tăng 7,25% so với cùng kỳ.  Dẫn đầu về mức tăng trưởng trong ngành nông nghiệp, sản lượng thủy sản năm 2010 ước đạt 5,16 triệu tấn, tăng 6,4% so với năm 2009, trong đó sản lượng khai thác đạt 2,45 triệu tấn, tăng 7,6% so với cùng kỳ; nuôi trồng đạt trên 2,7 triệu tấn, tăng tương ứng 5,4%.  Xuất khẩu tăng mạnh cũng là động lực thúc đẩy sản xuất nông nghiệp đi lên trong năm vừa qua. Tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản năm 2010 ước đạt 19,15 tỷ USD, tăng 22,6% so cùng kỳ năm trước.  Xuất khẩu các mặt hàng nông sản vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất, ước đạt 9,95 tỷ USD, tăng 24,2% so với cùng kỳ; thuỷ sản ước đạt 4,94 tỷ USD, tăng 16,3%; lâm sản đạt 3,63 tỷ USD, tăng 29,8%. 2.3.1.3 Tăng giá trị xuất khẩu cho sản phẩm nông nghiệp Việt Nam. FDI đầu tư vào nông nghiệp không những đảm bảo an ninh lương thực trong nước mà còn xuất khẩu ra thị trường thế giới. Trong quý 1/2011, xuất khẩu gạo của Việt Nam đạt 1,85 triệu tấn, tăng 400 nghìn tấn so với cùng kỳ năm ngoái. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn dự báo khối lượng gạo xuất khẩu của năm 2011 ước tính đạt mức 7,1-7,4 triệu tấn. Kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của cả nước trong 3 tháng đầu năm đã đạt tới 1,1 tỷ USD, tăng 22% so với cùng kỳ năm trước. Sang tháng 4/2011, ngay sau khi Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) có quyết định nâng giá sàn xuất khẩu cá tra sang thị trường châu Âu từ 3,2USD lên 3,4 USD/kg và lên 4 USD/kg sang thị trường Mỹ, giá cá tra nguyên liệu trong nước tiếp tục tăng. Dự báo giá trị xuất khẩu thủy sản trong năm 2011 sẽ đạt mức 5,7- 5,8 tỷ USD, tăng 0,7-0,8 tỷ USD so với năm 2010. Trong đó, giá trị xuất khẩu cá tra cũng được dự báo tăng 300 triệu USD so với con số dự báo cuối năm ngoái và sẽ đạt khoảng 2 tỷ USD. Mặt hàng cà phê đang ở thời kỳ sáng lạn. Dự trữ cà phê toàn cầu niên vụ 2010/11 giảm mạnh do những hạn chế về nguồn cung.  So với cùng kỳ năm ngoái, chỉ số giá tổng hợp cà phê trên thế giới hiện nay đã tăng 75,1%. Giá cà phê trong nước ta đã tăng gấp đôi trong vòng một năm qua, lên tới 47-49 nghìn đ/kg. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đưa ra dự báo rất lạc quan về xuất khẩu cà phê năm 2011: ước đạt hơn 1,2 triệu tấn với trị giá hơn 2,6 tỷ USD. Trước đó vào cuối năm 2010, Bộ này dự kiến chỉ đạt hơn 2 tỷ USD cà phê. Mặt hàng hồ tiêu đã tăng giá kỷ lục từ trước tới nay. Mưa lớn bất thường hồi cuối năm 2010 và sâu bệnh phát triển đã ảnh hưởng tới sản lượng hồ tiêu của hầu hết các nước sản xuất lớn như Indonesia, Brazil, Ấn Độ và Sri Lanka. Hiệp hội Hồ tiêu thế giới (IPC) dự báo, tổng sản lượng năm 2011 toàn cầu đạt 310 ngàn tấn, giảm gần 6,5 ngàn tấn so với vụ 2010. Xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam trong quý 1/2011 so với cùng kỳ năm trước, tuy khối lượng giảm 16,5%, nhưng giá trị tăng 12%. Giá hồ tiêu xuất khẩu tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm 2011: tiêu đen bình quân đạt 4.450 USD/tấn, giá tiêu trắng xuất khẩu đạt mức 6.950 USD/tấn. Dự báo trong các tháng tiếp theo, giá hồ tiêu vẫn tiếp tục đứng ở mức cao do nhu cầu tiêu dùng của các nước Mỹ, Hà Lan, Đức, ẢRập - các nước nhập khẩu chính hồ tiêu của Việt Nam rất lớn. Năm 2011, ước tính cả nước thu hoạch 300.000 tấn điều thô, giảm hơn 21% so với 380 nghìn tấn dự đoán trước đây. Bởi vậy, dự định năm 2011 toàn ngành điều sẽ phải nhập khẩu khoảng 450 nghìn tấn điều thô để phục vụ chế biến xuất khẩu. Mục tiêu xuất khẩu của toàn ngành điều Việt Nam năm 2011 là 190.000 tấn điều nhân, với kim ngạch 1,4-1,5 tỷ USD, tăng khoảng 32% so với năm 2010.Tổng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông lâm thủy sản năm 2010 đã thiết lập kỷ lục với 19,2 tỷ USD Bảng 13: Giá trị xuất khẩu một số mặt hàng nông nghiệp Đơn vị: triệu USD Tháng 1- 2009 Tháng 2- 2009 2 tháng So với cùng kỳ 2008 (%) Thủy sản 211 250 461 94,2 Gỗ và sản phẩm gỗ 197 130 327 73,7 Rau quả 31 30 61 100,6 Hạt điều 50 50 100 102,1 Cà phê 210 230 440 90,4 Chè 8 10 18 90,4 Hạt tiêu 15 21 36 106,5 Gạo 109 290 399 213,2 Sắn và sản phẩm 27 60 87 98,7 Sản phẩm mây tre, cói thảm 17 12 29 81,1 2.3.1.4 FDI bước đầu đã góp phần thực hiện chủ trương chuyển dịch cơ cấu nông, lâm nghiệp theo hướng hiện đại hóa, đa dạng hóa sản phẩm nông nghiệp. Các dự án FDI đã thực hiện chủ trương chuyển dịch cơ cấu nông, lâm nghiệp, đa dạng hóa sản phẩm vào cả 3 lĩnh vực: đối tượng (các loại cây trồng, vật nuôi), loại sản phẩm và quy mô sản xuất. Xuất phát từ một nền nông nghiệp lạc hậu với trồng trọt và chăn nuôi nhỏ lẻ là chính, đến nay nguồn vốn FDI được thu hút khá đồng đều vào các lĩnh vực trồng trọt, chế biến nông lâm thuỷ sản, sản xuất thức ăn chăn nuôi, trồng rừng và sản xuất nguyên liệu giấy đã góp phần đa dạng hoá sản phẩm nông nghiệp. Thông qua các dự án FDI, nhiều loại giống cây trồng, vật nuôi mới đã xuất hiện ở Việt Nam làm phong phú thêm hệ thống cây con trong nông nghiệp. Một số dự án FDI đã mạnh dạn đầu tư vào nghiên cứu phát triển, ứng dụng công nghệ sinh học, công nghệ gen tạo ra các giống cây mới có tính thích nghi tốt và phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của nước ta. Những dự án này không những góp phần làm chuyển dịch cơ cấu ngành theo hướng gia tăng giá trị đầu tư công nghệ trong sản phẩm mà còn tạo điều liên thuận lợi để ngành nông nghiệp Việt Nam phát triển theo hướng hiện đại hoá. Hơn nữa các dự án FDI không chỉ làm gia tăng năng lực chế biến của nước ta mà còn tác động đến cơ cấu loại sản phẩm trong nông nghiệp theo hướng tăng tỷ trọng các sản phẩm chế biến, giảm tỷ trọng các loại sản phẩm thô. (Số liệu cụ thể qua các năm và các địa bàn đầu tư) Quy mô sản xuất trong nông nghiệp cũng được cải thiện đáng kể với nhiều khu chuyên canh với quy mô lớn, các nhà máy chế biến nông sản, sản xuất thức ăn gia súc lớn, có trang bị công nghệ hiện đại của các nhà đầu tư nước ngoài. Thông qua việc tiếp xúc với các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài, nhiều nông dân, đặc biệt là cư dân ở những vùng nguyên liệu, đã dần thay đổi được tập quá canh tác của mình. Tập quán canh tác nhỏ lẻ lạc hậu đã dần được thay thế bằng cách sản xuất tập trung, áp dụng khoa học công nghệ, do đó cũng đã phần nào làm biến đổi quy mô sản xuất trong nông nghiệp. 2.3.1.5 FDI góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và tạo việc làm cho ngành Thu hút FDI nhằm tạo thêm việc làm cho xã hội là một trong những mục tiêu của chính sách thu hút FDI của các quốc gia. Tại Việt Nam, một cách trực tiếp và gián tiếp, các doanh nghiệp FDI đã tạo ra nhiều việc làm cho lao động các địa phương. Theo số liệu thống kê của Tổng cục thống kê, tính đến 01/07/2008 lao động làm việc trong khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có tổng cộng 1831,4 nghìn lao động, trong đó ngành nông nghiệp chiếm khoảng 8,2% số lao động. Ngoài ra, sự gắn kết giữa các doanh nghiệp FDI với các vùng nguyên liệu đã tao ra nhiều việc làm gián tiếp cho nông dân ở đây. Người lao động sẽ có cơ hội nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cả về vật chất lẫn tinh thần. Có thể nói FDI đã góp phần cải thiện đời sống kinh tế – xã hội của nhiều vùng nông nghiệp, nông thôn. Ngoài ra, các dự án FDI trong nông nghiệp cũng đóng vai trò tích cực trong việc đào tạo đội ngũ lao động cho ngành nông nghiệp nước ta, không chỉ dừng lại ở đội ngũ công nhân làm việc trong các nhà máy mà đội ngũ cán bộ quản lý, kỹ thuật cũng thường xuyên có cơ hội nâng cao năng lực và trình độ tay nghề, tiếp cận được với những công nghệ hiện đại. 2.3.2 Những hạn chế trong việc thu hút FDI vào nông nghiệp Việt Nam trong thời gian vừa qua. 2.3.2.1 Hiệu quả họat động của các dự án trong ngành nông nghiệp chưa cao. Thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát Triển Nông Thôn từ cuối năm 2008 đến nay cho thấy, số lượng dự án và số vốn đăng ký vào lĩnh vực này tăng không đáng kể. Nếu như cuối năm 2008, lĩnh vực nông nghiệp có 954 dự án FDI với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt trên 4,6 tỷ USD ( chiếm 10% số dự án và gần 3% số vốn FDI của cả nước), thì chỉ đến hết tháng 8/2009, số dự án chỉ đạt 967, tổng số vốn đăng ký là 5,4 tỷ USD. Khả năng thu hút đã kém, nhưng khả năng giải ngân của các dự án sử dụng nguồn vốn quan trọng này còn đáng quan ngại hơn. Tính đến hết tháng 8/2009, các dự án mới giải ngân được hơn trên 2,2 tỷ USD( bằng 5,37% tổng vốn đăng ký FDI của cả nước). Như vậy là khả năng thu hút FDI của năm 2009 tốt hơn 2008 nhiều chứ vì mới có 8 tháng năm 2009 đã bằng cả năm 2008 Hiệu quả sản xuất kinh doanh cũng như tính hấp dẫn của môi trường đầu tư chưa cao khiến nhiều nhà đầu tư đang có xu hướng rời khỏi lĩnh vực nông nghiệp. Báo cáo tổng kết tình hình thu hút đầu tư nước ngoài vào nông nghiệp của bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn năm 2008 cho thấy, có tới 30% số dự án bị giải thể trước thời hạn ( so với bình quân chung của cả nước là 20%, 1/3 số dự án đang trong giai đoạn triển khai các thủ tục liên quan hoặc bắt đầu tiến hành xây dựng cơ bản(cho dù đã được cấp phép đầu tư khá lâu). Bên cạnh đó doanh thu bình quân của các DN FDI với mức khiêm tốn là 312 triệu USD/năm. Điều này lý giải mức nộp ngân sách nhà nước của khu vực FDI nông nghiệp tính từ năm 1988 đến nay mới đạt trên 200 triệu USD. So với các lĩnh vực khác, FDI vào nông nghiệp trong tổng nguồn vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam không chỉ chiếm tỷ trọng thấp mà còn liên tục suy giảm. Thống kê của Cục đầu tư nước ngoài ( bộ kế hoạch đầu tư ) cho thấy, FDI trong nông nghiệp giảm từ 21.6% ( giai đoạn 1988-1990) xuống còn 8.3% ( giai đoạn 1991-1995) và chỉ còn 4.7% ( giai đoạn 1996-2000). So với mức bình quân chung của các dự án FDI vào nông nghiệp ( trên 40 dự án/ năm với vốn đăng ký đạt khoảng trên 300 triệu USD), thì số dự án của năm 2009 là rất thấp. Bảng số liệu về số vốn và số dự án đăng ký của FDI trong lĩnh vực nông nghiệp: Đơn vị : triệu USD Năm Số dự án trong nông, lâm nghiệp, thủy sản Số vốn đăng ký Tổng số vốn FDI đăng ký Tổng số dự án FDI 2000 39 58.9 2012.4 371 2001 23 30.4 2503.0 502 2002 29 49.5 1557.7 754 2003 29 47.3 1899.6 748 2004 12 107.6 4222.2 723 2005 19 51.1 6839.8 970 2006 20 169.4 12003.8 987 2007 16 58.6 21347.8 1544 2008 14 4136.1 23107.3 10981 2009 29 134.5 163607.2 1208 Nguồn : Niên giám thống kê hàng năm 2.3.2.2 Cơ cấu đầu tư trong nông nghiệp chưa hợp lý Cơ cầu đầu tư trong lĩnh vực có sự thay đổi đáng kể. Chẳng hạn, lĩnh vực trồng rừng và chế biến lâm sản, trong những năm đầu thu hút tới trên 50% vốn đăng ký của các dự án FDI, nhưng hiện tại chỉ còn trên 20% và khỏang 15% vốn thực hiện. Được biết, để tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư vào lĩnh vực này, Nhà nước đã giao cho các địa phương rà soát, xây dựng các dự án đầu tư phát triển rừng, trên cơ sở đó tạo điều kiện về mặt đất đai cho các chủ đầu tư với khung giá thuê đất ưu đãi, tọa điều kiện thuận lợi để các DN nước ngoài họat động. Tuy nhiên, chủ trương đóng cửa rừng khiến cho các DN gặp nhiều khó khăn và phải rút vốn khỏi các dự án đã đăng ký. Hoặc do vùng nguyên liệu thiếu ổn định, các dự án khai thác chế biến thủy sản xuất khẩu, từ chố chiếm 61% vốn đăng ký, đến nay chỉ còn 10% với 130 dự án, tổng vốn 460 triệu USD, vốn thực hiện chỉ đạt 168 triệu USD. 2.3.2.3. Phân bố vốn FDI không đồng đều giữa các địa phương. Theo biểu đồ ở phần trên ta thấy chủ yếu các dự án FDI phân bổ không đồng đều giữa các địa phương, vùng lãnh thổ. Hầu hết các dự án vẫn tập trung ở vùng kinh tế trọng điểm, vùng nguyên liệu dồi dao, khí hậu điều kiện giao thông, thổ nhưỡng thuận tiện cho việc phát triển nguồn nguyên liệu sản xuất. Vùng Đông Nam Bộ có điều kiện thuận lợi để phát triển vùng chuyên canh các loại cây công nghiệp, cây ăn quả, chăn nuôi, gia súc, gia cầm. Tính đến năm 2005, hơn 1/2 lượng vốn FDI trong nông nghiệp đổ về khu vực này, tập trung chủ yếu ở thành phố Hồ Chí Minh, trong đó Bình Dương hiện là tỉnh thu hút vốn đầu tư lớn nhất ( trên 1,1 tỷ USD) đồng thời là nơi có nhiều dự án nhất ( trên 260 dự án, tiếp theo là các tỉnh Đồng nai, TPHCM, Lâm Đồng, Tây Ninh. Cả khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long rộng lớn nhưn chỉ thu hút chưa được 1 tỷ USD (trong đó riêng tỉnh Hậu Giang đã chiếm tới 90%). Khu vực đồng bằng sông Hồng tuy cũng được coi là có nhiều điều kiện phát triển sản xuất nông nghiệp song đầu tư vào khu vực này vẫn rất hạn chế, với 5% tổng lượng vốn FDI vào nông nghiệp trên phạm vi cả nước. Tình trạng vốn FDI hạn chế ở các khu vực miền núi phía Bắc, Bắc Trung Bộ và Tây Nguyên đã hạn chế chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp và nông thôn giữa các vùng, địa phương cũng như cho thấy chính sách thu hút FDI vào các vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn chưa thực sự được coi trọng và thực hiện kém hiệu quả. 2.3.2.4 Tỷ trọng đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành nông, lâm nghiệp còn thấp: Trong những năm qua, tỷ trọng vốn FDI của ngành nông nghiệp thấp và thiếu tính ổn định. Lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp chỉ chiếm 10,86% về số dự án và 5,29% về vốn đầu tư đăng ký đầu tư nước ngoài và đang có xu hướng giảm trong thời gian tới. Môi trường đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trong những năm vừa qua đã có nhiều cải tiến, đặc biệt là các chính sách ưu đãi dành cho các nhà đầu tư nước ngòai vào Việt Nam. Các chính sách đổi mới đã đưa Việt Nam trở thành quốc gia có tên tuổi trên thị trường thế giới về một số mặt hàng nông sản như gạo, điều, cà phê, hạt tiêu, và thủy hải sản. Đáng lẽ với vị trí như vậy, nông nghiệp của việt nam sẽ phải trở thành một lĩnh vực đầu tư hấp dẫn mới phải. Nhưng trên thực tế không như vậy. Câu hỏi đặt ra là tại sao dòng vốn Fdi vào lĩnh vực nông nghiệp lại thấp như vậy? 2.3.3. Nguyên nhân 2.3.3.1 Nguyên nhân chủ quan 2.3.3.1.1 Nhà nước chưa có chiến lược,, định hướng rõ rang, phù hợp để thu hút FDI vào nông nghiệp: Có thể nói có quá nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện trạng trên. Đứng về phía chủ quan của ngành đang thực hiện chức năng quản lý nhà nước là Bộ NN&PTNT, nguyên nhân chính khiến cho việc thu hút FDI đạt hiệu quả thấp là tính rủi ro cao do phụ thuộc vào điều kiện thiên nhiên và đặc thù của khu vực nông thôn, sản xuất nông, lâm nghiệp. Tuy nhiên, theo ông Severin Kodderitzsch, Điều phối viên nông thôn của Ngân hàng thế giới (WB) lại cho rằng, lý do các nhà đầu tư thiếu mặn mà với nông nghiệp là ngành chủ quản chưa tập trung có trọng điểm vào một số lĩnh vực có cơ hội đầu tư. Một điểm yếu nữa đối với thu hút đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn là sự thiếu đồng bộ về chính sách, khiến cho người dân ở nhiều địa phương quá thờ ơ đối với các dự án đầu tư. Đồng quan điểm, đại diện cơ quan phát triển Pháp(AFD) cho biết, trong 15 năm họat động tài trợ cho Việt Nam, AFD đã tài trợ 16 dự án trong lĩnh vực phát triển nông thôn với số vốn cam kết là 325 triệu euro, trong đó có 8 dự án phát triển nông nghiệp và chế biến (148 triệu euro), 8 dự án phát triển hạ tầng (177 triệu euro), tuy nhiên một số dự án đã thất bại do chính sách thiếu nhất quán giữa ngành chủ quản và các địa phương. Ông Trần Đức Trung chuyên gia ngành nông nghiệp cho rằng, ngoài rào cản về thủ tục hành chính, hệ thống quản lý của ngành NN&PTNT còn nhiều vấn đề cần giải quyết. “ Đến nay, sau gần 20 năm thực hiện chính sách thu hút FDI, ngành NN&PTNT vẫn chưa xây dựng được chiến lược thu hút và quy hoạch sử dụng FDI cho phát triển ngành, cũng như chưa có cơ chế chọn lựa đề xuất các dự án FDI ưu tiên trong ngành. Mặt khác, ngành chưa có cơ quan chuyên trách theo dõi và giúp đỡ giải quyết vướng mắc trong quá trình xúc tiến và thực hiện các dự án FDI. Thêm vào đó, cơ sở hạ tầng và tay nghề lao động ở khu vực nông thôn chưa đủ sức hấp dẫn các nhà đầu tư, năng lực của các DN khu vực nông nghiệp trong nước quá yếu để kêu gọi FDI theo ý đồ phát triển sản phẩm và thị trường của mình.” 2.3.3.1.2 Bất cập cơ chế và rào cản hành chính Vướng mắc trong việc tiếp cận mặt bằng là khó khăn không chỉ của riêng các DN FDI họat động trong lĩnh vực lâm nghiệp, chế biến lâm sản, mà đối với hầu hết DN đầu tư vào nông nghiệp nói chung. Theo phản ánh của các nhà đầu tư, để có đất, kể từ ngày được trao giấy phép đầu tư, DN phải chờ 1-2 năm, thậm chí 3-4 năm, do các rào cản hành chính nhiêu khê, phức tạp mà một số cơ quan công quyền địa phương “ dựng” lên. Các thủ tục và trình tự các bước để DN nhận đất quá rườm rà, phức tạp, đã gây khó khăn cho nhà đầu tư trong quá trình triển khai dự án và làm ảnh hưởng đến tiến độ của nhà đầu tư. Điều đáng nói là, sự bất cập trong quản lý đã đưa dự án hàng triệu USD của DN đi vào ngõ cụt, nhưng chính quyền địa phương không có bất cứ một động thái nào nhằm tháo gỡ khó khăn cho nhà đầu tư. Trường hợp điển hình là của công ty TNHH Inov Green ( thuộc tập đoàn Green Elite Group họat động trong lĩnh vực trồng rừng, chế biến lâm sản của Đài Loan) là một điển hình về sự chậm trễ của chính quyền sở tại.Trong khi đã được UBND tỉnh Hà Giang cấp phép họat động chế biến nông sản trên địa bàn từ năm 2004, nhưng đến tận năm 2007, DN này vẫn chưa được giao đất do không giải phóng được mặt bằng. Để tự cứu mình, DN phải tự thương lượng với dân để có mặt bằng sản xuất, trong khi đó, các cơ quan có trách nhiệm thì đùn đẩy, phó mặc cho DN tự giải quyết. “ Các thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất rất phức tạp, do phải qua nhiều tầng, nhiều cấp, song rất khó xác định cơ quan nào chịu trách nhiệm chính trong việc kéo dài thời gian triển khai dự án các nhà đầu tư. Các thủ tục hiện hành đang gây mất nhiều thời gian và tiền bạc cho các DN khi muốn giải quyết vấn đề đất đai trong việc thực hiện quyền sử dụng đất” theo đại diện TFB phản ánh. 2.3.3.1.3 Quy mô, trình độ kỹ thuật, tay nghề của người lao động còn thấp Theo kết quả điều tra cho thấy quy mô lao động trong các DN vẫn còn thấp, phần lớn các DN có quy mô lao động dưới 300 người. Trong đó, DN có số lao động từ 50 – 200 lao động chiếm phần lớn, tới 59,97% ; trên 300 đến 500 lao động 6,7%. Ngoài lao động thường xuyên, các nhà đầu tư nước ngoài còn sử dụng lao động thời vụ bình quân 3-4 tháng/ năm, với số lượng bình quân /DN từ 25-150 lao động. Tuy nhiên, người lao động có xu hướng chuyển sang các ngành nghề khác ổn định hơn, nhất là vào các khu công nghiệp mới mọc lên tại các địa phương vì thu nhập của người lao động tại các DN nông lâm nghiệp thường thấp hơn so với các thu nhập của các ngành nghề khác. Do đặc tính của sản xuất nông nghiệp mang tính thời vụ nên nhu cầu sử dụng lao động tại các DN không ổn định, lúc nhàn rỗi, lúc khẩn trương đã làm cho các lao động không yên tâm làm việc trong doanh nghiệp. Trình độ chuyên môn của người lao động trong DN còn thấp, đa số là lao động phổ thông chưa qua đào tạo (chiến 68.9%), số lao động đã qua đào taọ chiếm tỷ trọng thấp, chỉ đạt 31.1%. Trong đó lao động đã qua đào tạo chỉ có 18.7% lao động có bằng từ cao đẳng trở lên, 37.5% số lao động có bằng trung cấp, 25% có bằng sơ cấp kỹ thuật và 18.8% số lao động có chứng chỉ nghề nghiệp. Có đến 55.27% số cán bộ quản lý doanh nghiệp khi được hỏi đều cho rằng lực lượng lao động khi được hỏi đều cho rằng lực lượng lao động trong các DN là lao động có trình độ chuyên môn lao động trung bình, và 26.21% số ý kiến cho rằng trình dodọ chuyên môn của lao động là thấp. Để sử dụng lao động có hiệu quả đa số nhà đầu tư sau khi tuyển dụng lao động vào làm việc đều phải đào tạo cho phù hợp với công việc. Một vấn đề đáng chú ý nữa là: lao động trực tiếp có trình độ văn hóa cấp III chỉ chiếm 50.4%, cấp II là 37.9%m và 11,7% cấo I, trong đó lao động chủ yếu là làm thời vụ, những công việc giản đơn, thủ công không cần có kiến thức kỹ thuật cao. Nhận định của các nhà quản lý đều cho rằng trình độ văn hóa của người lao động thấp dẫn đến ý thức chấp hành kỷ luật kém. Như vậy trình độ chuyên môn, tay nghề thấp, văn hóa thấp và ý thức kỷ luật của người lao động không cao trong điều kiện bất đồng ngôn ngữ, văn hóa, đang là những cản trở đáng kể đến quá trình sản xuất, kinh doanh của các nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực này. 2.3.3.1.4 Hạ tầng nông thôn quá yếu kém không đáp ứng được yêu cầu của nhà đầu tư Nghiên cứu của Viện Chính Sách Chiến Lược Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn (IPSARD) cho thấy, một trong những nguyên nhân khiến cho việc thu hút dòng vốn FDI vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn là hạ tầng nông thôn còn quá kém, không đáp ứng được yêu cầu của nhà đầu tư. Theo bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, đầu tư từ ngân sách nhà nước cho nông nghiệp, nông thôn ngày càng giảm về tỷ trọng, nếu năm 1990 nguồn vốn này là 20% thì đến năm 2001 chỉ còn 10%, năm 2007 chỉ còn 8%. Theo thống kê chưa đầy đủ, trong 5 năm (2003-2007), đầu tư từ ngân sách đầu tư cho phát triển nông nghiệp là 113.000tỷ đồng, chiếm 8,7% vốn đầu tư nhà nước. Mức đầu tư này mới đáp ứng được 17% nhu cầu của khu vực nông nghiệp. Ông Hoàng Văn Hùng, Phó Giám Đốc Sở Kế Hoạch Và Đầu Tư tỉnh Thanh Hóa cho rằng, hiện trạng kết cấu hạ tầng ở nông thôn khiến cho nhiều nhà đầu tư buộc phải đầu tư thêm nhiều hạng mục công trình ngoài dự kiến với chi phí khá lớn, nếu có nhu cầu triển khai dự án, điều này khiến các nhà đầu tư có tâm lý e ngại. Theo ông Hùng, mặc dù Thanh Hóa là thành phố được đánh giá là có nhiều tiềm năng, cơ hội đầu tư (đặc biệt là lĩnh vực nông, lâm nghiệp, thủy sản), song trên thực tế rất khó mời gọi nhà đầu tư. Trong số hàng chục dự án FDI vào địa bàn tỉnh, chỉ có duy nhất một dự án chế biến lâm sản ( sản xuất vàng mã) của 1 DN Đài Loan với quy mô vốn trên 200.000 USD. Những dự án kêu gọi đầu tư vào nông, lâm nghiệp thường nằm ở các địa bàn vùng sâu, vùng xa, đường sá giao thông cực kỳ khó khăn. Trong khi đó, địa phương không đủ năng lực để xây dựng hạ tầng kinh tế kỹ thuật ngòai hàng rào ( như cung cấp điện, cấp thoát nước, giao thông đường bộ….) cho nhà đầu tư. Điều này khiến cho công tác thu hút đầu tư rất khó. Những khó khăn trong việc tìm mặt bằng sản xuất khiến cho một số địa phương không còn mặn mà với các dự án FDI lĩnh vực này. Đơn cử như các dự án trồng rừng và cây công nghiệp, hiện hầu hết các địa phương không còn quỹ đất lớn và tập trung đáp ứng các yêu cầu của nhà đầu tư. Sở KH&ĐT tỉnh Hòa Bình cho biết, mới đây 1 DN Đài Loan tiến hành khảo sát và đưa ra yêu cầu diện tích 300 ha rừng liền khoảnh để họ tiến hành các thủ tục đầu tư, nhưng tỉnh không thể đáp ứng, vì không có diện tích đất như yêu cầu, do phần lớn diện tích đất rừng tỉnh đã giao cho người dân. 2.3.3.1.5 Nền nông nghiệp Việt Nam còn mang tính tự cung tự cấp, đầu tư phân tán, thiếu chuyên môn. Theo GS Peter Timer, chuyên gia cao cấp của Trung tâm hội nhập toàn cầu ( cơ quan nghiên cứu và tư vấn chính sách của Hoa Kỳ), ngoài những nguyên nhân khách quan khiến cho môi trường đầu tư thiếu tính hấp dẫn, thì điểm yếu trong việc gọi vốn FDI vào nông nghiệp xuất phát từ chính nội lực của nền nông nghiệp. “ Nông nghiệp đóng góp lớn cho nền kinh tế, nhưng lại đang tồn tại nghịch lý là, đầu tư cho nông nghiệp rất thấp. Việt Nam chưa có phương thức phù hợp với tính chất, trình độ sản xuất của nông dân. Đơn cử như ngành hàng lúa gạo đã trở thành ngành xuất khẩu lớn, nhưng người nông dân vẫn đơn thuần là người sản xuất mà chưa thực sự tham gia vào thị trường, ngành hàng của họ” GS Peter Timer nói. Nền nông nghiệp của nước ta vẫn còn mang tính tự cung, tự cấp, trình độ lao động vẫn còn rất yếu kém. Một vấn đề nữa là trong khi việc kêu gọi các dự án đầu tư mới vào nông nghiệp đang vướng mắc, thì những dự án đầu tư cũ muốn tăng vốn, tăng quy mô, mở rộng sản xuất cũng gặp không ít khó khăn, nhỏ lẻ, thiếu quy hoạch đồng bộ, không đáp ứng được nhu cầu sử dụng vốn DN. 2.3.3.2. Nguyên nhân khách quan 2.3.3.2.1 Rủi ro đầu tư vào các khu vực nông nghiệp là khá cao Nông lâm ngư nghiệp là lĩnh vực chịu nhiều rủi ro cao hơn so với các lĩnh vực khác do chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi thời tiết, khí hậu. Sản phẩm nông nghiệp thường có tỷ suất lợi nhuận thấp, mức thu nhập không cao. Đặc biệt là điều kiện thời tiết của nước ta luôn thay đổi thất thường, vì thế thiên tai thường xuyên xảy ra thì rủi ro do thiên nhiên mang lại trong lĩnh vực này càng cao. Hơn nữa, do hệ thống thuỷ nông của Việt Nam chưa hoàn toàn đáp ứng được cho nhu cầu tưới tiêu cũng như thoát nước nên sự phụ thuộc của sản xuất nông nghiệp vào thời tiết, khí hậu càng thể hiện rõ. Ngoài ra, các loại cây trồng, vật nuôi còn chịu nhiều tác động của dịch bệnh. Các sản phẩm thịt, trứng, sữa không được người tiêu dùng tin tưởng, dẫn đến giảm doanh thu của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực chăn nuôi. Việc xuất khẩu nông sản cì thế còn chịu tác động nhiều bởi biến động giá cả trên thị trường thế giới, khiến cho các nhà đầu tư nước ngoài không nhìn thấy được lợi nhuận để mạnh dạn đầu tư vào ngành nông nghiệp. Trước những thực trạng và nguyên nhân đã được phân tích ở trên, việc quan trọng nhất hiện nay để đẩy mạnh đầu tư để phát triển nông nghiệp và nông thôn cơ quan quản lý Nhà nước, các bộ ngành, địa phương cần phải đưa ra cơ chế chính sách phù hợp và các giải pháp để khơi thông dòng chảy FDI và để ngành nông nghiệp Việt Nam phát triển một cách toàn diện tiềm năng của nó. Chương III Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thu hút FDI vào lĩnh vực Nông nghiệp Việt Nam giai đoạn 2011 -2015 3.1. Mục tiêu phát triển của ngành trong những năm tới. Việt Nam đang trên con đường phát triển với mục tiêu đến năm 2020 cơ bản trở thành một nước công nghiệp. Vì thế mục tiêu phát triển nông nghiệp là xây dựng một nền nông nghiệp hàng hóa mạnh, phát triển đa dạng, bền vững và hiệu quả cao trên cơ sở phát huy các lợi thế so sánh và áp dụng các công nghiệ mới, công nghệ cao làm ra các sản phẩm có khả năng cạnh tranh đặc biệt khi Việt Nam ra nhập WTO. Để đạt được mục tiêu này nước ta phải có các chính sách để thu hút và sử dụng vốn FDI một cách có hiệu quả, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. 3.2 Định hướng thu hút FDI vào ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn Trên cơ sở chiến lược phát triển chung của ngành nông nghiệp, định hướng thu hút FDI trong ngành NN&PTNT : + Đảm bảo phù hợp với quy hoạch và cơ cấu kinh tế ngành, vùng, lãnh thổ, quy hoạhc vùng nguyên liệu. + Tiết kiệm và nâng cao hiệu quả sử dụng đất + Sử dụng có hiệu quả nguyên liệu địa phương và tạo thêm công ăn việc làm cho nông dân, có tính khả thi cao, nhất là về địa điểm thực hiện, thị trường tiêu thụ sản phẩm, nguồn cung cấp nguyên liệu + Kết hợp các dự án có quy mô tương đối lớn, có tác động quan trọng đến nền kinh tế nói chung và ngành nông nghiệp nói riêng với các dự án có quy mô vừa ở các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn để đảm bảo cơ cấu kinh tế vùng, ngành. + Khuyến khích các dự án đầu tư về công nghệ sinh học để tạo ra các giống cây, con có năng suất, chất lượng cao đưa vào sản xuất đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu. 3.3. Những thuận lợi và khó khăn trong việc thu hút FDI vào nông nghiệp trong những năm sắp tới. 3.3.1. Thuận lợi 3.3.1.1. Xu hướng vận động của dòng vốn FDI trên thế giới hiện nay Trong 3 thập kỷ vừa qua nền kinh tế thế giới đã chứng kiến một sự tăng trưởng đáng kể về luồng FDI, và đặc biệt sau cuộc suy thoái kinh tế cho tới những năm 80, đầu tư vào các nước đang phát triển đã khôi phục mạnh mẽ. Từ năm 1990 trở lại đây, các nước đang phát triển thu hút tới 1/3 tổng số vốn FDI trên thế giới. Tuy nhiên, vốn FDI phân bố rất không đồng đều giữa các nước đang phát triển, mà chủ yếu tập trung vào một số nước và khu vực có nền kinh tế năng động, có nhịp tăng trưởng cao, ổn định, có môi trường đầu tư thuận lợi, hấp dẫn, hứa hẹn lợi nhuận cao. Việt Nam nằm trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, được đánh giá là khu vực kinh tế năng động nhất thế giới hiện nay. Đây cũng chính là một thuận lợi lớn của Việt Nam trong việc thu thú đầu tư nước ngoài. 3.3.1.2. Môi trường đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Môi trường đầu tư nước ngoài là tổng hoà các yếu tố chính trị, kinh tế xã hội có liên quan, tác động đến hoạt động đầu tư của các tổ chức, cá nhân nước ngoài tại một nước. Đối với tình hình chính trị, Việt Nam có thuận lợi là các cơ quan Nhà nước ổn định trong thời gian dài, các chính sách luôn được cải thiện nhằm đảm bảo quyền lợi cho các chủ đầu tư nước ngoài. Hệ thống pháp luật về đầu tư nước ngoài tại Việt Nam tuy mới hình thành nên chưa thật đầy đủ, đồng bộ, nhưng phần nào đã có sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Các quy định của pháp luật Việt Nam về lĩnh vực khuyến khích đầu tư, các hình thức đầu tư nước ngoài và các biện pháp bảo đảm đầu tư được xem là thông thoáng, hấp dẫn hơn so với một số nước khác. Môi trường chính trị xã hội cho đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được đánh giá là ổn định, lành mạnh. Công cuộc đổi mới thu hút được thành tựu ngày càng lớn về mặt kinh tế, chính trị, xã hội, đối ngoại đã chứng minh bằng thực tế khả năng Việt Nam vượt qua thử thách và trở thành một đối tác quan trọng trong khu vực không chỉ về chính trị mà cả về kinh tế. 3.3.2. Khó khăn Các chính sách thu hút FDI của Việt Nam tuy có hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài, nhưng các văn bản hướng dẫn thi hành luật và các nghị định triển khai ban hành quá chậm và thiếu chi tiết gây khó khăn cho hoạt động của các chủ đầu tư. Một số các quy định khác về kinh doanh liên quan nhiều đến đầu tư nước ngoài như các hoạt động về kinh doanh bất động sản, khai mỏ,…; một số chính sách chưa được xác định rõ nên chưa thể chế hoá hoặc đã có chính sách làm cơ sở nhưng văn bản pháp quy ban hành chậm; có tình trạng chồng chéo và mâu thuẫn giữa một số văn bản. Các hoạt động dịch vụ tư vấn đầu tư chưa được kiện toàn tăng cường về tổ chức cán bộ. Phần lớn các công ty này mới tập trung làm các dịch vụ đầu tư thông thường như tổ chức, hướng dẫn đoàn khảo sát, làm thị thực cho khách,… chứ chưa đi sâu tư vấn dịch vụ các vấn đề kỹ thuật, đặc biệt là kỹ thuật xây dựng dự án và thực hiện dự án sau giấy phép. Một yếu tố khác cũng gây khó khăn không nhỏ cho hoạt động đầu tư nước ngoài là cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực vẫn chưa theo kịp với tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế và các yêu cầu về mặt xã hội. Đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật và công nhân lành nghề hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp thiếu cả về số lượng và chất lượng, chưa đáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp FDI. Việt Nam còn gặp khó khăn từ việc cạnh tranh thu hút vốn FDI với các nước khác, đặc biệt là các nước trong khu vực như Trung Quốc, Ấn Độ, các nước thành viên ASEAN. Trong những năm gần đây, do có các chính sách thu hút đầu tư ngày càng hấp dẫn mà các nước này đang ngày càng thu hút được một khối lượng vốn đầu tư nước ngoài lớn. 3.4 Một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút FDI trong lĩnh vực nông nghiệp Việt Nam. Hàng lọat các giải pháp được đưa ra trong « Đề án chính sách khuyến khích DN đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn » do bộ KH&ĐT trình chính phủ mới đây. Trong đó có các vấn đề cần tập trung xử lý sau : 3.4.1 Nâng cao hiệu quả và chất lượng công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển của từng ngành sản phẩm Dể giải quyết vấn đề này, trước mắt ngành nông nghiệp cần tập trung làm thuận lợi hóa môi trường đầu tư, trong đó công việc hàng đầu là xây dựng, công bố công khai các quy hoạch ngành, xây dựng kế hoạch và chương trình vận động đầu tư cụ thể ở trong và ngoài nước. Nhà nước cũng cần bố trí đủ ngân sách cho họat động xúc tiến đầu tư như một khoản chi riêng thuộc kinh phí ngân sách chi thường xuyên hàng năm của Bộ NN&PTNT. Nhà nước cũng cần triển khai nghiên cứu tiềm năng đầu tư của các nước, vùng lãnh thổ đầu tư vào lĩnh vực này để có các chính sách, cơ chế vận động thích hợp 3.4.2 Đơn giản hóa các thủ tục hành chính và quản lý đầu tư. Các vấn đề về thủ tục đầu tư rườm rà phức tạp, qua nhiều tầng cấp, không thống nhất giữa các địa phương đã và đang là những rào cản lớn với các DN FDI, làm chậm tiến độ giải ngân vốn của các DN. Vì vậy, để cải thiện được môi trường đầu tư, cần đơn giản hóa thủ tục hành chính đối với cấp phép và quản lý hoạt động đầu tư nước ngoài theo hướng thông thoáng hơn và tập trung vào một đầu mối. Đối với các thủ tục cấp phép đầu tư, cần nghiên cứu cắt giảm các tiêu chí xem xét và thẩm định dự án nhằm rút ngắn hơn nữa thời gian xét duyệt, thẩm định và cấp phép. Việc quản lý hoạt động đầu tư phải theo hướng giảm bớt các thủ tục liên quan đến giấy tờ, các loại báo cáo trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp, đảm bảo hiệu quả mà không gây phiền hà, lãng phí thời gian đối với các doanh nghiệp. Các thủ tục hành chính cần cải tiến cho phù hợp với xu thế phát triển và điều kiện của các doanh nghiệp.. 3.4.3 Hoàn thiện các cơ chế, chính sách khuyến khích FDI cho nông nghiệp. Các chính sách khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngoài là một trong những yếu tố quan trọng để thúc đẩy nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Việt Nam đã có cơ chế, chính sách khuyến khích FDI chung cho tất cả các ngành, các lĩnh vực. Tuy nhiên, chính sách về khuyến khích FDI riêng cho lĩnh vực nông nghiệp nước ta còn ít. Vì thế trong thời gian sắp tới, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các ban ngành cần quan tâm nghiên cứu, đề xuất xây dựng các chính sách khuyến khích riêng đa dạng hơn nhằm mục tiêu đẩy mạnh thu hút FDI của ngành nông nghiệp. Thứ nhất là các chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư. Bên cạnh những chính sách ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế nhập khẩu cho các dự án FDI vào nông nghiệp như hiện nay, cần tiếp tục mở rộng biên độ ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các dự án áp dụng công nghệ sinh học để phát triển sản xuất các loại giống mới, phát triển kết cấu hạ tầng nông nghiệp nông thôn, dịch vụ nông thôn. Ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp cho các dự án áp dụng công nghệ sinh học trong sản xuất các loại giống mới không chỉ có tác dụng khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài mà còn có tác dụng làm phong phú thêm các giống cây trồng và vật nuôi, nâng cao giá trị gia tăng cho các mặt hàng nông - lâm - thủy sản, không chỉ khắc phụ được hiện tượng giá cánh kéo do xuất khẩu sản phẩm thô mà còn nâng cao vị thế của mặt hàng nông - lâm - thủy sản trên thị trường thế giới. Mở rộng ưu đãi thuế thu nhập cho các dự án đầu tư vào kết cấu hạ tầng và dịch vụ nông thôn không những tận dụng được nguồn vốn lớn cho phát triển hạ tầng nông nghiệp nông thôn, từ đó góp phần cải thiện môi trường đầu tư nông thôn, mà còn tạo điều kiện khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác của nông nghiệp. Để hỗ trợ các doanh nghiệp hạn chế một phần rủi ro khi đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp trước ảnh hưởng của thiên tai và biến động giá của thị trường, có thể áp dụng các chính sách bảo trợ cho các doanh nghiệp. Những hỗ trợ này sẽ thể hiện sự quan tâm của Việt Nam tới lĩnh vực nông nghiệp, lĩnh vực được coi là chịu nhiều rủi ro nhất và sẽ khiến các nhà đầu tư yên tâm hơn khi đầu tư vào đây. Trở thành thành viên chính thức của WTO, một mặt Việt Nam phải tuân thủ các cam kết về nông nghiệp, mặt khác cần vận dụng tối đa các hỗ trợ và hàng rào phi thuế quan được WTO cho phép để thu hút FDI và thúc đẩy phát triển nông nghiệp như trợ cấp dưới dạng tín dụng ưu đãi cho nông dân phát triển nguồn nguyên liệu. Hình thức này không những góp phần ổn định và phát triển các vùng nguyên liệu – mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp FDI chế biến nông lâm thủy sản mà còn tạo công ăn việc làm cho nông dân các vùng nguyên liệu. Thứ hai là các chính sách phát triển thị trường vốn và tín dụng đầu tư Với mục đích nhằm tạo ra sân chơi bình đẳng cho các loại hình doanh nghiệp, không phân biệt doanh nghiệp trong nước hay doanh nghiệp FDI trong việc tiếp cận nguồn tín dụng phát triển của Nhà nước, cần xem xét lại chính sách tín dụng đầu tư phát triển, từ đó tạo kênh hỗ trợ vốn cho các dự án liên doanh trong lĩnh vực nông nghiệp, đáp ứng nguồn vốn cho các bên Việt Nam tham gia các liên doanh. Như vậy, một mặt vừa giải quyết cho vay đầu tư trong nước, mặt khác giảm vay vốn nước ngoài của các doanh nghiệp FDI. Ngoài ra, nhà nước cần đưa ra chính sách nhằm khuyến khích các DN FDI đầu tư vào các dự án đặc biệt khuyến khích đầu tư, thường là các dự án đầu tư vào các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, các dự án trọng điểm quốc gia, cần mở rộng khả năng cho vay đối với các doanh nghiệp FDI, hoặc có thể xem xét cho vay từ nguồn vốn ODA nhằm khuyến khích sự phát triển đồng đều giữa các vùng. Đối với các dự án trong điều kiện sản xuất khó khăn nhưng vẫn có khả năng khắc phục được, cần xem xét, hỗ trợ bổ sung vốn, tránh hiện tượng giải thể, phá sản, dẫn tới những tác động không tốt cho nền kinh tế. Thứ ba là các chính sách về đất đai Để khắc phục tình trạng thiếu đất dành cho các dự án FDI trong nông nghiệp, Chính phủ và các địa phương cần có quy hoạch ưu tiên tạo quỹ đất cho các dự án. Khi các nhà đầu tư nước ngoài có ý định mở rộng diện tích đất để mở rộng dự án, phải nhanh chóng xem xét và trả lời đến chủ đầu tư. Hơn nữa, nhiều dự án chậm đưa vào triển khai là do công tác đền bù giải phóng mặt bằng tiến hành chậm, gây ảnh hưởng không nhỏ đến tiến độ cũng như phát sinh thêm nhiều chi phí cho các nhà đầu tư nước ngoài. Để khắc phục tình trạng này nhằm tạo niềm tin và sự an tâm cho các nhà đầu tư, cần hỗ trợ họ trong công tác giải phóng mặt bằng. Trong các dự án liên doanh, có thể hỗ trợ bằng nguồn vốn ngân sách hoặc cho vay ưu đãi đối với bên Việt nam trong việc thực hiện công tác giải tỏa, đền bù để sớm đưa đất vào góp vốn và tiến hành sản xuất kinh doanh. 3.4.4 Cải thiện cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn Cơ sở hạ tầng và cơ sở hạ tầng nông nghiệp nông thôn là những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh và sinh sống của nhà đầu tư nước ngoài. Sự phát triển của cơ sở hạ tầng nông nghiệp nông thôn tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động đầu tư và giảm những chi phí phát sinh cho nhà đầu tư. Vì vậy để thu hút vốn FDI vào nông nghiệp, nông thôn, Việt Nam cần đầu tư chú trọng cơ sở hạ tầng nông nghiệp nông thôn. Những công việc cần làm bao gồm: xây dựng, kiên cố hóa hệ thống đường giao thông; đẩy nhanh tốc độ phát triển các nhà máy điện để đảm bảo cung cấp đủ điện năng cho sản xuất; hoàn thiện hệ thống kênh mương thủy lợi, đảm bảo nguồn cung cấp nước cho cây trồng vật nuôi; xây dựng các trung tâm thương mại và dịch vụ nông nghiệp nông thôn; nâng cấp hệ thống thông tin liên lạc. 3.4.5 Nâng cao trình độ tay nghề của người lao động trong lĩnh vực nông nghiệp Hiện nay có đến 72% số cán bộ quản lý doanh nghiệp cho rằng với quy mô và ngành nghề kinh doanh như hiện nay các doanh nghiệp vẫn còn nhu cầu sử dụng thêm lao động, trong đó có đến 69% số cán bộ quản lý doanh nghiệp cho rằng doanh nghiệp của họ đang thiếu lao động phổ thông. Ngoài lao động phổ thông, các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong lĩnh vực nông nghiệp cũng có nhu cầu sử dụng lao động có trình độ văn hóa và chuyên môn cao, có 48% cho rằng DN của họ cần thêm lao động có trình độ từ cao đẳng trở lên. Theo đó cần phải thực hiện đồng bộ các giải pháp sau : + Nhà nước và địa phương cần kết hợp với DN để đào tạo chuyên môn cho lực lượng lao động. Khuyến khích các DN FDI mở lớp đào tạo rtay nghề cho lực lượng lao động tại DN theo kiểu ‘cầm tay chỉ việc’ + Tăng chất lượng nguồn nhân lực thông qua phát triển hệ thống đào tạo nghề ở nông thôn, hệ thống khuyến nông, đào tạo chuyên gia khoa học kỹ thuật, kiến thức kinh tế và quản lý sản xuất, kiến thức thị trường, văn hóa kinh doanh cũng như đặc điểm văn hóa của các nước có liên quan. + Nâng cao ý thức kỷ luật cho người lao động trong đó nhấn mạnh đến việc giúp người lao động không ngừng học tập bổ sung kiến thức, nâng cao trình độ văn hóa. + Cung cấp thông tin của người tuyển dụng lao động đến các địa bàn nông thôn nhằm cung cấp thông tin cho lao động nông nhàn trong nông thôn thông qua việc xây dựng hệ thống dịch vụ việc làm. + Cần mở mang và tăng cường đào tạo nghề phi nông nghiệp, đặc biệt là chế biến lâm sản, nghề dịch vụ nông nghiệp để từng bước chuyển dịch lao động nông nghiệp sang phi nông nghiệp. 3.4.6. Nhóm giải pháp nhằm giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp 3.4.6.1 Quy hoạch phát triển nguồn nguyên liệu Một trong những nguyên nhân khiến các nhà đầu tư e ngại khi đầu tư vào lĩnh vực chế biến nông lâm thủy sản của Việt Nam là sự không ổn định nguyên liệu đầu vào, nguyên nhân một phần là do chính sách của Nhà nước và các địa phương chưa nhất quán, một phần là do ý thức của người dân chưa cao dẫn đến hiện tượng doanh nghiệp nào trả giá nguyên liệu cao hơn thì họ sẵn sàng phá bỏ hợp đồng đã ký để chuyển sang cung cấp cho doanh nghiệp đó. Vì vậy, để ổn định nguồn nguyên liệu cho chế biến nông lâm thủy sản cần thực hiện các chính sách phát triển vùng nguyên liệu theo hướng hình thành các vùng sản xuất tập trung các cây công nghiệp làm nguyên liệu cho chế biến trên cơ sở nghiên cứu kỹ đất đai, khí hậu và các điều kiện sản xuất của các vùng, tránh đầu tư trồng trọt, chăn nuôi dàn trải gây lãng phí các nguồn lực mà vẫn không đảm bảo hiệu quả cung cấp đầu vào cho chế biến nông lâm thủy sản. Tại các vùng nguyên liệu, cần có cơ chế hỗ trợ tín dụng ưu đãi cho nông dân và các doanh nghiệp trong nước cũng như nước ngoài tham gia vào phát triển nguồn nguyên liệu. Mặt khác, cần ưu tiên hỗ trợ nguồn vốn ngân sách hoặc nguồn vốn ODA vào việc xây dựng kết cấu hạ tầng tại các vùng nguyên liệu, hỗ trợ cho hoạt động nghiên cứu và phát triển các giống mới. 3.4.6.2 Mở rộng thị trường đầu ra cho ngành nông, lâm, thủy sản. Một trong những điểm yếu của hàng nông sản Việt Nam là chưa tạo dựng được thương hiệu và danh tiếng trên thị trường thế giới. Vì thế, hàng nông sản của Việt Nam chưa được biết đến nhiều mặc dù nước ta có lợi thế so sánh trong việc sản xuất nhiều mặt hàng như gạo, cà phê, hạt điều, chè, rau, quả,…Điều này cũng tạo ra những trở nhất định cho các DN FDI khi muốn đầu tư vào nông nghiệp. Vì vậy Việt Nam cần có những chính sách tạo điều kiện mở rộng thị trường tiêu thụ cho các sản phẩm nông sản như chính phủ cần mở rộng hệ thống họat động xúc tiến thương mại đối với hàng nông thủy sản, hỗ trợ kinh phí cho các doanh nghiệp FDI trong việc xây dựng thương hiệu quốc tế cho hàng hóa, để thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu và nâng cao giá trị thương mại cho các mặt hàng này, từ đó khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục mở rộng đầu tư vào Việt Nam cũng như khuyến khích các nhà đầu tư mới tham gia vào lĩnh vực này. KẾT LUẬN Đầu tư phát triển kinh tế nông nghiệp một cách hiệu quả là một bài học tổng thể, lâu dài và hết sức phức tạp không chỉ ngành nông nghiệp đóng góp nhiều hơn vào tăng trưởng kinh tế mà còn làm thay đổi diện mạo nông thôn, nâng cao đời sống nông dân về vật chất và tinh thần, giáo dục, y tế, làm giảm đi sự chênh lệch giữa giàu nghèo, đưa nông thôn gần với thành thị, thiết thực góp phần vào công tác xóa đói giảm nghèo, giải quyết thất nghiệp và tạo ra các sản phẩm nông nghiệp có các giá trị ngày càng cao. Vì thế cần có Việt Nam trong những năm tới cần thúc đẩy thu hút FDI vào lĩnh vực nông nghiệp để lĩnh vực này phát huy đựơc tối đa tiềm năng của mình.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docThu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành Nông nghiệp Việt Nam giai đoạn 2000 -2015.doc
Luận văn liên quan