Đề tài Thu thập số liệu, đánh giá chung tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của vosco 6 tháng đầu năm 2005 - 2006 và nghiên cứu nghiệp vụ đại lý

LỜI MỞ ĐẦU Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam đang từng bước khẳng định mình trên tất cả các lĩnh vực văn hoá, chính trị, kinh tế. Sắp tới chúng ta đang chuẩn bị cho việc ra nhập tổ chức thương mại quốc tế (WTO), đây sẽ là cơ hội cũng như thách thức lớn đối với nền kinh tế của nước ta. Nhất là nhưng ngành có quan hệ buôn bán thường xuyên với đối tác nước ngoài như ngành Vận Tải Biển. Với khoản thu khủng lồ về ngoại tệ, Vận tải biển đang được coi là ngành thế mạnh của các nước có cảng biển trong đó có Việt Nam. Hiện tại Ngành Vận Tải Biển trong nước đang gặp rất nhiều khó khăn cả về đội tàu cũng như đội ngũ cán bộ thuyền viên. Đội tàu của chúng ta được đánh giá là già và trình độ ngoại ngữ của các thuyền viên chưa cao, cũng như việc áp dụng những luật lệ quốc tế của các người làm công tác khai thác còn yếu kém. Với bề dày kinh nghiệm lâu năm trong ngành vận tải biển, Công Ty Vận Tải Biển Việt Nam (VOSCO) đã và đang khác thác đội tàu của mình một cách rất có hiệu quả nhất là đội tàu dầu của công ty đang ngày càng phát triển. VOSCO là công ty vận tải biển lớn nhất Việt Nam và rất có uy tin trong khu vực cũng như trên thế giới. Cùng với việc kinh doanh khai thác đội tàu, công ty còn kinh doanh rất nhiều các hoạt động khác đang ngày càng phát triển. Với nội dung đề tài thực tập tốt nghiệp: “THU THẬP SỐ LIỆU, ĐÁNH GIÁ CHUNG TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG SXKD CỦA VOSCO 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2005 - 2006 VÀ NGHIÊN CỨU NGHIỆP VỤ ĐẠI LÝ “ với các phần sau: Phần I: Giới thiệu chung về công ty vận tải biển Việt Nam (VOSCO) Phần II: Thu Thập các số liệu về hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty năm 6 tháng đầu năm 2005-2006 và đánh giá chung. Phần III:Nghiên cứu cụ thể nghiệp vụ đại lý tàu biển

doc36 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3860 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thu thập số liệu, đánh giá chung tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của vosco 6 tháng đầu năm 2005 - 2006 và nghiên cứu nghiệp vụ đại lý, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phương án quản lý tàu. Điều động tàu theo kế hoạch sản xuất và hợp đồng vận tải đã kí. Đề xuất phương án giải phóng tàu nhanh, thưởng các tàu, các đơn vị liên doanh có đóng góp hợp tác hỗ trợ tàu hoặc Công ty có hiệu quả. Trung tâm thông tin và vi tính: giúp giám đốc về việc xây dựng, khai thác sử dụng hệ tin học của Công ty trong sự thống nhất toàn nghành trong điều kiện phát triển chung của khu vực và trên toàn quốc. Phòng có những nhiệm vụ chính sau: Nghiên cứu tiến bộ kĩ thuật thông tin áp dụng cho công ty. Xây dựng kế hoạch mua sắm, trang thiết bị máy móc theo yêu cầu quản lý sản xuất, các chi phí liên quan. Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng đào tạo cán bộ, nhân viên thực hiện nghiệp vụ trên máy vi tính, phát huy hiệu quả trong quản lý điều hành sản xuất trong toàn công ty. Chịu trách nhiệm về kĩ thuật của toàn bộ máy vi tính, chương trình, các thiết bị tin học, hệ thống thông tin dữ liệu điều hành sản xuất khi có hệ thống nối mạng máy tính trong công ty Phòng thanh tra - bảo vệ - quân sự: tham mưu giúp giám đốc về công tác thanh tra, bảo vệ sản xuất, thực hiện công tác quân sự. Phòng có nhiệm vụ chủ yếu sau: Tham mưu giúp giám đốc giải quyết công tác thanh tra theo những quy định pháp lệnh thanh tra Nhà nước đối với một doanh nghiệp. Tổ chức triển khai công tác bảo vệ an ninh, chính trị, trật tự an toàn trong công ty. Đảm bảo phòng cháy chữa cháy cho cơ quan, cơ sở vật chất do công ty quản lý sử dụng. Tổ chức chỉ đạo, hướng dẫn về chống cướp biển, chống khủng bố trên biển . Phòng đại lý hàng hải: Tổ chức dịch vụ tàu biển và môi giới vận tải. Tổ chức dịch vụ kiểm đếm và giao nhận vận tải. Phục vụ tốt đội tàu của VOSCO. Tổ chức quản lý theo chức năng kết hợp với tổ chức quản lý điều hành theo địa bàn ở các chi nhánh để thực hiện kinh doanh có hiệu quả. Chấp hành những quy định của Nhà nước và Công ty ban hành. Từ trụ sở chính ở Hải Phòng công ty mở rộng địa bàn hoạt động có thêm chi nhánh ở Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Nha Tranh, Quy Nhơn, Vũng Tàu, Cần Thơ. Các chi nhánh này ra đời đáp ứng nhu cầu tiện lợi cho việc quản lý các hoạt động của công ty mà xa trụ sở chính, đồng thời tăng quy mô cơ cấu mở rộng sản xuất. Nhiệm vụ chung của các chi nhánh là: Giải quyết, phục vụ mọi yêu cầu quản lý, khai thác kinh doanh của công ty cho các tàu về khu vực xếp dỡ hàng hóa theo hợp đồng vận tải, sửa chữa, nhận vật tư nhiện liệu, thay thế thuyền viện và những yêu cầu đột xuất khác theo sự chỉ đạo của công ty. Tham mưu giúp giám đốc trong xây dựng mối quan hệ giữa công ty vói địa phương nơi có chi nhánh, phục vụ cho hoạt động khai thác kinh doanh vận tải, dịch vụ, sản xuất cũng như thực hiện, chấp hành những quy định của địa phương. Thu xếp các hoạt động giao dịch, tiếp xúc với khách hàng, hội nghị, hội thảo, lãnh đạo và cán bộ công ty đến công tác tại địa phương. Quản lý, khai thác, sử dụng có hiệu quả các tài sản, trang thiết bị hoạt động của chi nhánh. Lực lượng lao động: Theo số liệu thống kê đến năm 2006 - Tổng số lao động bình quân trong toàn Công ty là : 1840 người – Nhân viên quản lý: 183 người. - Với chức năng của Công ty là “Thực hiện nhiệm vụ kinh doanh về vận tải đường biển – Cung ứng lao động ngành hàng hải và cho các tổ chức kinh doanh ở trong và ngoài nước” thì rõ ràng lực lượng thuyền viên là rất quan trọng. Tuy nhiên nhìn vào thực trạng lực lượng lao động của Công ty ta thấy với số lượng thuyền viên chiếm tới 73,9% tổng số lao động của toàn Công ty. Công ty vẫn còn tồn tại những khó khăn bên cạnh những thuận lợi trong việc sử dụng đội ngũ lao động chính này. Thuận lợi là ở chỗ với số lượng sản xuất chính là 1584 người, trong đó số lượng thuyền viên đã chiếm 1401 người, Công ty có khả năng cung cấp đủ số lượng thuyền viên phục vụ cho mục đích “Cung ứng lao động ngành hàng hải” như nhiệm vụ của Công ty đã được giao. Tuy nhiên, khó khăn còn rất nhiều bởi vì trong số lao động này độ tuổi từ 40 trở lên chiếm 70% là một hạn chế của Công ty. Tuy số người chờ việc khá đông (563 người, chiếm 40% tổng số thuyền viên) nhưng vẫn không đáp ứng được nhu cầu sử dụng và phục vụ trên các tàu trong và ngoài nước đòi hỏi. Vì trong số này hầu hết là thuỷ thủ mới qua đào tạo chưa có kinh nghiệm, trong khi đó Công ty lại thiếu những Thuyền trưởng, máy trưởng, những sĩ quan đã tốt nghiệp đại học chuyên ngành hệ chính quy. Chính vì vậy nhiệm vụ cần thiết của Công ty là phải tuyển chọn được những người có đủ khả năng đáp ứng được yêu cầu tuyển dụng. Đối với số lượng lao động hiện có, Công ty “Tiếp tục đào tạo ở trong, ngoài nước đội ngũ sĩ quan, thuyền viên, cán bộ quản lý, nâng cao nghiệp vụ, bổ sung từng bước trẻ hoá lực lượng lao động hiện có, phục vụ cho việc phát triển, đáp ứng trình độ chung của khu vực và quốc tế” như “Báo cáo tổng kết của Công ty trong Đại hội CNVC năm 2005 vừa qua”. 4. Quan hệ của công ty với cơ quan hữu quan. Công ty Vận Tải Biển Việt Nam là công ty vận tải lớn nhất tại Việt Nam. Hoạt động tàu biển của công ty chủ yếu là vận chuyển hàng hoá XNK chính vì vậy công ty có quan hệ với rất nhiều các bên hữu quan trong và ngoài nước. Khách hàng của VOSCO bao gồm các công ty XNK hàng hoá như VIETFRACHT, Công ty lương thực miền Bắc… Ngoài ra để đảm bảo hoạt động hành hải thì VOSCO có quan hệ với các công ty BH như: Bảo Việt, Bảo Minh, PIJCO… và các bên đối tác như Các cảng biển, các đại lý tàu, các công ty cung ứng… 5. Các loại hình hoạt động kinh doanh chính của VOSCO Kinh doanh về vận tải biển, là loại hình kinh doanh chủ yếu của Công ty. Hàng nảm nó mang lại khoảng 90% lợi nhuận cho công ty. Về lĩnh vực này gồm có hai loại hình chính: Khai thác kinh doanh vận tải tàu hàng khô và khai thác kinh doanh vận tải tàu dầu. Dịch vụ đại lý và môi giới hàng hóa vận tải biển. Loại hình này lúc đầu không xuất phát từ mục đích kinh doanh mà từ nhu cầu phục vụ cho đội tàu để đảm bảo tiết kiệm chi phi, tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh. Sau này trong quá trình hoạt động thì phòng đã một số hãng tàu chỉ đinh làm đại lý do đó hoạt động đại lý môi giới hàng hải được hình thành. Cung ứng lao động nghành Hàng Hải cho các tổ chức kinh doanh trong và ngoài nước. Hình thức này cùng với hình thức kinh doanh vận tải biển gắn liền với nhau. Hàng năm trung tâm thuyền viên đã cung ứng cho bộ phận khai thác kinh doanh vận tải biển rất nhiều thuyền viên. Và từ hoạt động xuất khẩu thuyền viên đã mang lại một phần lợi nhuận không nhỏ cho Công ty. Là đại lý bán hàng cho các hãng trên thế giới như: International Pain, Shell Lubricant và hãng vòng bi SKF. Xuất nhập khẩu vật tư thiết bị phụ tùng Hàng Hải. Đây là lĩnh vực kinh doanh nhập khẩu trang thiết bị vật tư phụ tùng. Lợi nhuận từ nghành này không lớn nhưng nó có vai trò trọng trong việc cung cấp phụ tùng khi tàu cần thay thế và sửa chữa. Các lĩnh vực hoạt động chủ yếu của Công ty hiện nay: Kinh doanh vận tải biển. Dịch vụ đại lý và môi giới hàng hóa vận tải biển. Đại lý cho các hãng: International Paint, Shell Lubricant và hãng vòng bi SKF. Xuất khẩu thuyền viên. Kinh doanh khách sạn tại Nha Trang. Trong các loại hình kinh doanh của VOSCO thì loại hình kinh doanh khai thác vận tải biển là loại hình chính. Bên cạnh đó loại hình cho thuê lao động thuyền viên cũng mang lại lợi nhuận đáng kể. 6. Nhưng thuận lợi và khó khăn và phương hướng phát triển của công ty trong thời gian tới. Thuận Lợi: Dưới sự chỉ đạo của ban lãnh đạo Tổng Công Ty Hàng Hải Việt Nam và sự giúp đỡ của các phòng ban chức năng và cơ quan tham mưu cũng như ban lãnh đạo thành phố, bộ GTVT đã tạo điều kiện tốt nhất cho công ty hoạt động và hoành thành tốt nhiệm vụ SXKD ngày một vững mạnh và phát triển. Với bề dày kinh nghiệm và với quan hệ lâu dài với các bạn hàng và đối tác thì VOSCO đã xây dựng cho mình một chỗ đứng vững chắc trên thị trường vận tải trong khu vực và trên thế giới. VOSCO có một đội ngũ thuyền viên dày kinh nghiệm và toàn thể các cán bộ công nhân viên đồng lòng xây dựng công ty ngày càng phát triển. Hiện VOSCO đang khai thác rất tốt đội tàu dầu và đem lại hiệu quả to lớn trong kinh doanh, từ đó các đội ngũ nhân viên đang ngày càng tích luỹ được nhiều kinh nghiệm quý báu. Những định hướng của Tổng công ty hàng hải Việt Nam khẳng định trọng đại hội đại biểu đảng bộ công ty lần thứ XI là một nguồn động viên quan trọng cho Công ty trong năm 2006. Nghị quyết Đại Hội đại biểu đảng bộ công ty lần thứ XI khẳng định nhiệm vụ trong nhiệm kỳ: “Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ; tiếp tục đầu tư phát triển nhanh đội tàu; nâng cao chất lượng cán bộ quản lý và sỹ quan thuyền viên, phát huy mọi nguồn lực để hội nhập và phát triển” là đúng đắn phù hợp với đường lối của Đảng và mong mỏi của người lao động trong công ty, chắc chắn sẽ tạo động lực cho sự phát triển của công ty trong năm tới. Khó Khăn: Những khó khăn khách quan do tính nhạy cảm của vận tải biển đó là : thị trường vận tải, giá cước, giá nhiên liệu luôn biến động phụ thuộc vào những điều kiện kinh tế, chính trị, thiên tai trên thế giới. Đặc biệt những biến động trong chu kỳ làm giảm thị trường vận tải trong thời gian tới, điều này sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu của công ty. Trong xu thế cạnh tranh không ngừng trong ngành vận tải biển VOSCO đang ngày càng mất đi những mối hàng và giá cước ngày càng biển động không ngừng. Hiện tại thì đội tàu biển của công ty có những tàu đã già và hoạt động ngày càng kém hiệu quả, đang làm ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh chung của công ty. Bộ máy của công ty đang ngày càng tỏ ra kém hiệu quả trong hoạt động kinh doanh, sắp tới công ty sẽ chuyển đổi thành hình thức công ty cổ phần nhằm đáp ứng sự thay đổi của xu thế phát triển. Phương Hướng Phát Triển Của VOSCO Trong Thời Gian Tới: Xây dựng tốt mối quan hệ với các chủ hàng, các đại lý và các bên hữu quan nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho các tàu hoạt động tại các cảng. Mở các lớp đào tạo, tái đào tạo đội ngũ nhân viên, thuyền viên nhằm nâng cao trình độ cho các cán bộ nhân viên để đáp ứng được sự phát triển của thị trường đang ngày càng cạnh tranh khốc liệt. Tiếp tục hoàn thiện cơ chế quản lý trong công ty tạo hành lang pháp lý cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, phù hợp với sự đổi mới của nền kinh tế thị trường theo luật pháp quy định và những quy định của chính phủ đối với doanh nghiệp nhà nước. Thực hiện chuyển đổi doanh nghiệp thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên theo quy định của nhà nước đồng thời nghiên cứu tổ chức các đơn vị thành viên theo những hình thức tổ chức phù hợp theo quy định. Kết hợp đòn bẩy kinh tế thông qua tiền lương, tiền thưởng với việc phát động phong trào thi đua trong từng giai đoạn với chủ đề “ Kỷ cương – An toàn – Tăng trưởng – Hiệu Quả”, tập trung chỉ đạo để đưa phong trào thi đua thành ý thức tự giác của mỗi người lao động. PHẦN II THU THẬP CÁC SỐ LIỆU VỀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH 6 THÁNG 2005-2006 VÀ ĐÁNH GIÁ CHUNG. Chương 1. ĐÁNH GIÁ CHUNG TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA VOSCO 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2005-2006 Để đánh giá chung tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp người ta phải dùng đến rất nhiều chỉ tiêu. Trong đó có những chỉ tiêu mang tính pháp lệnh, có những chỉ tiêu mang tính hướng dẫn tự xây dựng. Hiện nay các Doanh nghiệp hầu như chỉ có 1 chỉ tiêu pháp lệnh đó là chỉ tiêu quan hệ với ngân sách. Còn lại các chỉ tiêu của hoạt động sản xuất kinh doanh là những chỉ tiêu có tính hướng dẫn hoặc chỉ tiêu tự xây dựng. Thông thường người ta lựa chọn ra một số chỉ tiêu quan trọng để phân tích. Có nhiều chỉ tiêu giúp đánh giá chung tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhưng nhìn chung các chỉ tiêu chủ yếu của doanh nghiệp thường được chia làm 4 nhóm: I. Tổng sản lượng II. Tài chính: 1. Tổng doanh thu. 2. Tổng chi phí. 3. Lợi nhuận. III. Quan hệ với ngân sách: 1. Thuế GTGT 2. Thuế thu nhập doanh nghiệp 3. Bảo hiểm xã hội 4. Thuế thu nhập cá nhân 5. Nộp khác IV. Lao động - Tiền lương. 1. Tổng số lao động. 2. Tổng quỹ lương. 3. Năng suất lao động bình quân. 4. Tiền lương bình quân. 1. Mục đích, ý nghĩa Để đánh giá chung tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp người ta phải dùng đến rất nhiều chỉ tiêu. Trong đó có những chỉ tiêu mang tính pháp lệnh, có những chỉ tiêu mang tính hướng dẫn tự xây dựng. Hiện nay các Doanh nghiệp hầu như chỉ có 1 chỉ tiêu pháp lệnh đó là chỉ tiêu quan hệ với ngân sách. Còn lại các chỉ tiêu của hoạt động sản xuất kinh doanh là những chỉ tiêu có tính hướng dẫn hoặc chỉ tiêu tự xây dựng. Thông thường người ta lựa chọn ra một số chỉ tiêu quan trọng để phân tích. Có nhiều chỉ tiêu giúp đánh giá chung tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhưng nhìn chung các chỉ tiêu chủ yếu của doanh nghiệp thường được chia làm 4 nhóm: 1.1 Mục đích: Đánh giá chung tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thông qua các chỉ tiêu kinh tế. Phản ánh tổng quan về tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đánh giá được việc thực hiện nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với ngân sách Nhà nước và đối với người lao động. Nhìn nhận dưới nhiều góc độ để thấy được một cách đầy đủ, đúng đắn, cụ thể về tình hình sản xuất kinh doanh của công ty, từ đó xác định nguyên nhân tác động làm biến động các chỉ tiêu đó. Đề xuất các biện pháp nhằm khai thác tốt nhất các tiềm năng của donh nghiệp để áp dụng trong thời gian tới nhằm phát triển sản xuất, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, đảm bảo các lợi ích cho doanh nghiệp. Làm cơ sở để đưa ra các chiến lược về phát triển sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp trong tương lai. 1.2 ý nghĩa: Đây là các chỉ tiêu tổng hợp phản ánh chung nhất, tổng quan nhất tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nó nói lên khối lượng và kết quả các công việc mà doanh nghiệp đã thực hiện được trong kì, kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với ngân sách nhà nước, tình hình lao động trong doanh nghiệp. Nó giúp chúng ta nhận ra những mặt tích cực,tiêu cực, những mặt còn tồn tại mà từ đó có những biện pháp khai thác tốt nhất các mặt tích cực và hạn chế những mặt tiêu cực giúp cho doanh nghiệp có kết quả sản xuất cao hơn trong tương lai. Vì vậy mà việc phân tích, đánh giá chung về tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là hết sức quan trọng và cần được tiến hành thường xuyên. 2. Bảng phân tích Kết quả của việc thực hiện một số chỉ tiêu chủ yếu của công ty được thể hiện ở bảng sau: 3. Phân tích và đánh giá chung. Nhận xét chung qua bảng: Qua bảng tình hình thực hiện các chỉ tiêu chủ yếu của Công ty Vận tải biển Việt Nam ta thấy: Bốn nhóm chỉ tiêu chủ yếu : sản lượng, tài chính, quan hệ với ngân sách nhà nước, lao động và tiền lương của 6 tháng đầu năm 2006 hầu hết đều tăng so với cùng kỳ năm 2005. Các nhân tố trong các nhóm chỉ tiêu trên tăng với mức độ tăng khác nhau. Cụ thể như sau: Chỉ tiêu lợi nhuận của doanh nghiệp và thuế TNDN tăng cao nhất năm 2006 bằng 479,68% so với năm 2005. Trong đó chỉ tiêu về lợi nhuận tăng tuyệt đối là 18.013.829.000 đồng, chỉ tiêu về thuế TNDN tăng tuyệt đối là: 4.503.457.000 đồng. Trong số các chỉ tiêu tăng thì chỉ tiêu thuế GTGT là tăng ít nhất với giá trị tuyết đối là 14.875.000 đồng với tốc độ tăng là 0,92% Chỉ có một chỉ tiêu giảm đó là chỉ tiêu Tổng số lao động giảm 7 người với mức độ giảm tương đối là 0,38%. Nhóm chỉ tiêu sản lượng: Khối lượng hàng hoá vận chuyển năm 2006 tăng 9,32% so với năm 2005 tương ứng với 194.835 tấn. Khoảng cách vận chuyển bình quân tăng 19,54% tương ứng 670 Km. Khối lượng luân chuyển tăng 30,69% tương ứng 2.198.863.675 Tấn.Km. Nhóm chỉ tiêu tài chính: Tổng doanh thu của công ty kỳ này tăng hơn so với kỳ trước 42,58% tương ứng với 227.617.978.000 đồng.Tổng chi phí tăng 39,56% tương ứng với 209.604.149.000 đồng. Lợi nhuận tăng 379,68% tương ứng với 18.013.829.000 đồng. Nhóm chỉ tiêu Quan hệ với ngân sách Nhà nước Trong nhóm chỉ tiêu này thì chỉ tiêu GTGT tăng 0,92% với giá trị tăng tuyệt đối là 14.875.000 đồng. Thuế TNDN tăng lớn nhất với giá trị tuyệt đối của 6 tháng năm 2006 là 5.689.589.000 đồng tăng hơn 379,68% so với 6 tháng năm 2005. Đây là một trong hai chỉ tiêu có tốc độ tăng lớn nhất. Chỉ tiêu BHXH 6 tháng năm 2006 là 1.937.595.000 đồng tăng 21,58% so với 6 tháng đầu năm 2005 với giá trị tăng tuyệt đối là 343.933.000 đồng. Chỉ tiêu Thuế thu nhập cá nhân tăng 304,45% với giá trị tăng tuyệt đối là 3.002.709.000 đồng. Chỉ tiêu nộp khác cũng tăng 4,42% với giá trị 30.356.000 đồng. Nhóm chỉ tiêu lao động và tiền lương: Tổng số công nhân trong doanh nghiệp giảm 7 người, năng suất lao động bình quân tăng 31,18%, tổng quỹ lương cũng tăng 106,61% tương ứng với 34.544.113.000 đồng. Tiền lương bình quân của người lao động cũng tăng 107,40%. Chỉ tiêu nộp bảo hiểm xã hội tăng 21,58% tương ứng với 343.933.000 đồng. Mặc dù tăng không nhiều nhưng chỉ tiêu này cũng cho thấy tình hình đời sống của người lao động đang dần được cải thiện theo xu hướng tốt. Nhóm chỉ tiêu tài chính là nhóm có xu hướng tăng mạnh nhất, tổng doanh thu tăng 42,58%, tổng chi phí tăng 39,56%, lợi nhuận tăng 379,68%. Các chỉ tiêu như khối lượng vận chuyển, khoảng cách vận chuyển bình quân tương đối ổn định với giá trị và mức độ tăng không đáng kể. Cho thấy khối lượng hàng hoá vận chuyển trên các tuyến đường vẫn ổn định, không có sự biến động lớn về việc vận chuyển hàng hoá Tóm lại,Thông qua các nhóm chỉ tiêu chủ yếu với mức độ tăng của các chỉ tiêu nhất là các chỉ tiêu về tài chính như chỉ tiêu lợi nhuận cho chúng ta tình hình hoạt động sản xuất của VOSCO 6 tháng đầu năm 2006 tăng so với năm 2005 và xu hướng kinh doanh của công ty đang ngày càng phát triển. Chương 2: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THỰC HIỆN MỘT SỐ CHỈ TIÊU CHỦ YẾU CỦA VOSCO 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2005-2006 1. Nhóm chỉ tiêu sản lượng: Từ bảng phân tích chúng ta thấy Khối lượng hàng hoá vận chuyển 6 tháng đầu năm 2006 đạt 2.384.738 (T), tăng 194.835 (T) so với kỳ trước tương ứng với mức độ tăng tương đối là 9,32% và khối lượng hàng hoá luân chuyển đạt 9.365.141.062 (T.Km) tăng 30,68% so với cùng kỳ năm trước tương ứng với giá trị tăng tuyệt đối là 2.199.863.675 (T.Km). Khối lượng hàng hoá luân chuyển kỳ này tăng hơn so với kỳ trước là do sự tăng lên của khối lượng vận chuyển cùng với khoảng cách vận chuyển bình quân. Khối lượng hàng hoá vận chuyển 6 tháng đầu năm 2006 tăng so với 6 tháng đầu năm 2005 là do: Công ty đã tìm kiếm được nhiều nguồn hàng mới nên ký kết được nhiều hợp đồng vận chuyển. Do tổ chức khai thác tốt, kết hợp các chuyến đi hợp lí nên tăng được số chuyến vận chuyển trong kỳ. Trên đây đều là những nguyên nhân chủ quan tác động tích cực đến việc tăng sản lượng vận chuyển của công ty. Khoảng cách vận chuyển bình quân: Trong kỳ này khoảng cách vận chuyển bình quân đạt 4.099 Km tăng 19,54% so với kỳ gốc tương ứng với 670 Km. Biến động trên là do các nguyên nhân sau: Tăng số chuyến vận chuyển trong kỳ. Công ty đã tổ chức khai thác tốt, giảm thời gian chuyến đi nên tăng được số chuyến trong kỳ tăng khối lượng vận chuyển, tăng doanh thu. Đây là nguyên nhân chủ quan và có tác động tốt đến kết quả hoạt động của công ty. Do tình hình bất ổn về chính trị ở một số khu vực mà các tàu chạy trên một số tuyến nhất định không thể đi theo con đường ngắn mà phải đi đường vòng. Đây là nguyên nhân khách quan có ảnh hưởng không nhỏ đến khoảng cách vận chuyển bình quân. 2. Nhóm chỉ tiêu tài chính: Với Tổng doanh thu 6 tháng đầu năm 2006 là 762.223.948.000 đồng, kỳ trước đạt 534.605.907.000 đồng, doanh thu kỳ này tăng 42,58 % tương ứng với 227.617.978.000 đồng. Doanh thu của công ty bao gồm doanh thu vận tải hàng hoá và doanh thu qua các dịch vụ. Trong đó doanh thu vận tải được tính bằng tích giữa sản lượng vận tải và đơn giá cước. Do vậy doanh thu tăng hơn so với kỳ trước là do các nguyên nhân sau: Khối lượng hàng hoá vận chuyển tăng . Giá cước vận chuyển trên thị trường tăng mạnh. Doanh thu của các dịch vụ khác tăng do công ty đã nâng cao chất lượng phục vụ, đảm bảo giữ uy tín đối với khách hàng. Công ty có mối quan hệ tốt với khách hàng và ngày càng nâng cao uy tín trên thị trường vận chuyển nên số hợp đồng vận chuyển đến với công ty ngày càng nhiều. Trong đó nhân tố giá cước vận chuyển tăng là nguyên nhân chính làm tăng doanh thu lớn nhất. 6 tháng đầu năm 2006 giá cước vận tải trên thị trường Thế giới tăng rất cao so với cùng kỳ năm 2005. Giá dầu đầu năm 2006 tăng mạnh đã làm cho giá cả các mặt hàng, dịch vụ nói chung và giá cước vận tải nói riêng tăng. Đây là nguyên nhân khách quan có tác động tích cực đến doanh thu của công ty. Tuy nhiên về lâu dài thì việc giá cước tăng không có lợi cho công ty nhất là trong thời kỳ cạnh tranh khốc liệt như hiện nay. Tổng chi phí: tổng chi phí của công ty 6 tháng đầu năm 2006 là 739.465.593.000 đồng, tăng 39,56% tương ứng 209.604.149.000 đ. Chi phí nhiên liệu kỳ này tăng 66.022.801.180 đồng, trong đó nhiên liệu phục vụ cho vận tải tăng 65.882.361.000 đồng. Chi phí nhiên liệu tăng là do giá nhiên liệu tăng, do số chuyến đi của các tàu kỳ này tăng cao hơn kỳ trước nên lượng nguyên liệu tiêu thụ cũng tăng theo. Chi phí khấu hao tài sản cố định tăng trên 27 tỷ, chi phí này tăng chủ yếu là do tăng số lượng máy móc, thiết bị phục vụ cho hoạt động của công ty và các chi nhánh cùng các đại lý. Thuế, phí, lệ phí kỳ này tăng khoảng 500 triệu đồng, khoản chi này tăng chủ yếu do giá các dịch vụ cung ứng cho ngành vận tải biển tăng như cảng phí, phí hoa tiêu, phí buộc cởi dây… Trên đây là các khoản chi chủ yếu tác động làm tăng tổng chi phí của công ty. Tuy tổng chi phí trong 6 tháng đầu năm 2006 đã tăng so với cùng kỳ năm trước nhưng doanh thu tăng với tốc độ cao hơn tốc độ tăng chi phí nên lợi nhuận của công ty kỳ nghiên cứu vẫn tăng cao hơn nhiều so với kỳ gốc. Trong 6 tháng đầu năm nay lợi nhuận của công ty đạt được 22.758.355.000, trong khi đó cùng kỳ năm trước là 4.744.526.000 đồng, tăng 18.013.829.000 đồng. Lợi nhuận là chỉ tiêu có tốc độ tăng cao nhất trong các chỉ tiêu được thể hiện trong bảng. Đây cũng là chỉ tiêu quan trọng đánh giá sự phát triển đi lên của công ty trong những tháng đầu năm 2006. 3. Quan hệ với ngân sách Nhà nước: Từ bảng phân tích chúng ta thấy Các chỉ tiêu nộp ngân sách 6 tháng đầu năm 2006 đều tăng so với 6 tháng đầu năm 2005 Cụ thể: Thuế GTGT kỳ nghiên cứu là 1.634.308.000 đồng, kỳ gốc là 1.619.433.000 đồng tăng 14.875.000 đồng tương ứng với 0,92%. Thuế giá trị gia tăng phải nộp chính là phần chênh lệch giữa thuế giá trị gia tăng đầu vào và thuế giá trị đầu ra của sản phẩm. Theo quy đinh thuế GTGT nếu giữa các loại hình sản xuất không thể tách rời cụ thể thì sẽ được tính theo tỷ lệ doanh thu chịu thuế và doanh thu không chịu thuế. Đối với doanh nghiệp vận tải biển như công ty thì vận tải nước ngoài không chịu thuế, vận tải trong nước chịu thuế. Chỉ tiêu này biến động không lớn 0,92% là do tỉ trọng giữa doanh thu chịu thuế và doanh thu không chịu thuế kỳ này xấp xỉ bằng với kỳ trước nên phần khấu trừ đầu vào của kỳ này ít hơn kỳ trước. Vì vậy kỳ này nộp nhiều hơn kỳ trước 14.875.000 đồng. Thuế TNDN: Đây là khoản thuế đánh trên phần lợi nhuận của công ty. Nhà nước quy định thuế TNDN là 28% lợi nhuận của doanh nghiệp. Nhưng công ty được hưởng mức độ ưu đãi là 50% thu nhập được hưởng thuế suất ưu đãi là 25%, thời hạn được hưởng ưu đãi là 5 năm kể từ 01/08/2000. Trong 6 tháng đầu năm 2006, lợi nhuận của công ty đã tăng cao do vậy đã làm tăng thuế TNDN và tốc độ tăng thuế TNDN 379,68%. Thuế TNDN kỳ này công ty phải nộp là 5.689.589.000 đồng, 6 tháng năm 2005 là 1.186.132.000 đồng. Đây là khoản đóng góp đáng kể của công ty trong việc thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước. Nộp bảo hiểm xã hội: Trong kỳ này, công ty đã nộp Bảo hiểm xã hội là 1.937.595.000 đồng, tăng 21,58% so với kỳ trước, tương ứng với 343.933.000 đồng. Công ty nộp Bảo hiểm xã hội theo tỷ lệ tổng quỹ lương của công ty. Do vậy, khi tổng quỹ lương của công ty tăng thì kéo theo khoản tiền nộp Bảo hiểm xã hội tăng. Mặc dù tổng số lao động giảm nhưng khoản chi BHXH vẫn tăng là do tổng quỹ lương của công ty tăng. Đây là nguyên nhân chủ yếu làm cho BHXH tăng. 4. Nhóm chỉ tiêu lao động và tiền lương: Tổng số công nhân viên: Tổng số lao động của công ty 6 tháng đầu năm 2006 là 1840 người, giảm so với cùng kỳ năm trước là 7 người. Biến động trên là do công ty thuyên chuyển, giải quyết chế độ nghỉ hưu cho một số cán bộ đến tuổi về hưu. Đây là nguyên nhân khác quan, do chế độ của nhà nước đối với các cán bộ đã đến tuổi nghỉ hưu. Năng suất lao động bình quân trong kỳ nghiên cứu tăng hơn so với kỳ gốc là 1.209.795 T.Km/người tương ứng với 31,18%. Năng suất lao động bình quân được xác định trên cơ sở khối lượng luân chuyển và tổng số lao động. Do đó, số lượng lao động giảm sút và khối lượng luân chuyển tăng đã làm cho năng suất lao động bình quân tăng lên so với kỳ trước. Với chỉ tiêu Tổng quỹ lương: Tổng quỹ lương kỳ này tăng một lượng tuyệt đối so với kỳ trước là 34.544.113.000 đồng, tương ứng với 106,61%. Điều này chứng tỏ thu nhập của người lao động trong công ty tăng cao hơn so với kỳ trước , nó có tác động tích cực đến tình hình sản xuất kinh doanh của công ty, khuyến khích người lao động làm việc tốt. Nguyên nhân của biến động này là do tình hình kinh doanh của công ty trong 6 tháng đầu năm nay tốt hơn của năm trước. Lợi nhuận của công ty tăng rất cao mà quỹ lương của công ty được tính bằng tích của doanh thu tính lương (đDT) với đơn giá lương (đ/đDT). Do vậy mà tổng quĩ lương tăng đến 106,61%. Tiền lương bình quân: Trong kỳ tiền lương bình quân tăng 107,40%, tương ứng với 6.063.905 đồng/người.tháng. Tiền lương bình quân được xác định trên cơ sở tổng quĩ lương và tổng số lao động trong doanh nghiệp. Vì vậy tiền lương bình quân của công ty kỳ này tăng so với kỳ trước là do số lao động trong doanh nghiệp giảm và tổng quỹ lương tăng 106,61%. Tiểu kết Qua việc phân tích đánh giá chung tình hình thực hiện các chỉ tiêu chủ yếu của công ty trong 6 tháng đầu năm 2006 so 6 tháng đầu năm 2006 ta thấy nhìn chung hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đang trong thời kỳ phát triển mạnh, Với các chỉ tiêu đánh giá tài chính đều tăng rất lớn. Doanh nghiệp đã thực hiện tốt nghĩa vụ của mình đối với Nhà nước. Thể hiện ở việc công ty đã thực hiện đúng, đủ các khoản thuế mà doanh nghiệp phải nộp. Công ty đã mang lại cho ngân sách Nhà nước một khoản thu không nhỏ. Cụ thể : thuế VAT 1.634.308.000 đồng, thuế TNDN 5.689.589.000 đồng. Có được kết quả trên là do tình hình sản xuất kinh doanh của công ty trong kỳ vừa qua đã phát triển rất tốt nó qua các con số của chỉ tiêu tài chính. Tuy chi phí tăng cao so với cùng kỳ năm trước nhưng tốc độ tăng chi phí lại nhỏ hơn tốc độ tăng doanh thu nên công ty đã đạt được lợi nhuận trên 22 tỷ tăng 379,68%. Chỉ tiêu này phản ánh rất rõ ràng hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Sản lượng vận chuyển và khoảng cách vận chuyển tăng nên khối lượng luân chuyển của công ty trong kỳ này cũng tăng. Đối với một doanh nghiệp vận tải biển việc tăng được khối lượng luân chuyển trong giai đoạn hiện nay là một dấu hiệu rất tốt. Nó phản ánh được khả năng đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hoá, khẳng định được sức cạnh tranh của công ty trên thị trường. Những biến động trên là do các nguyên nhân chính sau: Nguyên nhân khách quan: Giá cước vận chuyển trên thị trường tăng. Giá nhiên liệu trong kỳ tăng. Tình hình chính trị ở một số khu vực bất ổn. Nguyên nhân chủ quan: Công ty tìm kiếm được nhiều nguồn hàng mới nên kí được nhiều hợp đồng vận chuyển. Do tổ chức khai thác tốt, kết hợp các chuyến đi hợp lí nên tăng được số chuyến vận chuyển trong kỳ. Doanh thu của các dịch vụ khác tăng do công ty đã nâng cao chất lượng phục vụ, đảm bảo uy tín với khách hàng. Lượng tiêu thụ nhiên liệu này nhiều hơn kỳ trước. Số lượng lao động giảm. Bên cạnh những nguyên nhân trên đây có được kết quả như vậy còn do sự cố gắng nỗ lực của lãnh đạo cũng như toàn thể cán bộ công nhân viên trong công ty cùng với sự đoàn kết nhất trí cao của cả tập thể người lao động trong công ty. Để thúc đẩy hơn nữa hoạt động sản xuất kinh doanh thì doanh nghiệp nên tham khảo một số phương hướng phát triển sau: Tăng cường công tác tìm kiếm nguồn hàng, đặc biệt khai thác tốt nguồn hàng của các thị trường mới trong khi vẫn giữ được các bạn hàng truyền thống. Đầu tư thêm các tàu hiện đại, có công suất cao và tổ chức khai thác tốt các tàu trên các tuyến. Tiến hành công tác định mức, cấp phát và quản lý tốt nhiên liệu. Đưa ra mức cước vận chuyển hợp lí để có thể vừa tăng doanh thu vừa tăng sức cạnh tranh của mình. Có các chính sách khuyến khích người lao động như tăng lương, thưởng để khuyến khích họ lao động hăng say vì lợi ích chung của toàn công ty. Thường xuyên tổ chức đào tạo nâng cao trình độ cho người lao động. Chương 3 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận: Nhìn chung các chỉ tiêu chủ yếu và quan trọng doanh nghiệp đều hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch, tăng cao so với kỳ gốc. Đặc biệt lợi nhuận kỳ này tăng hơn so với kỳ trước là 379,68%. Do cả doanh thu và chi phí đều tăng đột biến so với cùng kỳ năm trước và tốc độ tăng của tổng doanh thu nhanh hơn tốc độ tăng của tổng chi phí. Tổng doanh thu tăng 42,58%, tổng chi phí chỉ tăng 39,56%. Khối lượng hàng hoá vận chuyển tăng làm cho khối lượng hàng hoá luân chuyển cũng tăng 19,54%. Về tình hình thực hiện chỉ tiêu giá thành vận tải cũng đạt kết quả khả quan. Mặc dù giá thành toàn bộ tăng nhưng khối lượng luân chuyển (19,54%) và doanh thu(42,58%) tăng cao nên đây là một biến động tích cực mang lại hiệu quả cao cho doanh nghiệp. Trong các chỉ tiêu trên chỉ tiêu có ảnh hưởng lớn nhất đến tổng chi phí là chi phí nhiên liệu, khoản chi này tăng 65,04% so với kỳ trước . Chỉ tiêu có tác động làm giảm tổng chi phí là quản lý phí, khoản chi này 6 tháng đầu năm 2006 giảm so với 2005 là 20,25%. Kinh doanh vận tải biển luôn nhạy cảm với những biến động về chính trị, kinh tế Thế giới, tại khu vực Trung Đông và Iraq năm 2006 tình hình chính trị bất ổn đã đẩy giá nhiên liệu trên thế giới lên cao; ảnh hưởng đến giá cước vận tải, giá mua bán tàu biển… Mặc dù khó khăn như vậy nhưng công ty vẫn tìm kiếm được nhiều nguồn hàng mới nên kí được nhiều hợp đồng vận chuyển, tuy nhiên việc này còn phụ thuộc nhiều vào đại lý. Đầu năm 2006 công ty đã tổ chức khai thác tốt, kết hợp các chuyến đi hợp lí nên tăng được số chuyến vận chuyển trong kỳ, đồng thời khai thác hiệu quả các tàu trên các tuyến vận chuyển truyền thống. 2. Kiến nghị: * Đối với cơ quan Nhà nước: Tiếp tục tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh bằng cách miễn giảm thuế thu nhập cho các tàu mới đưa vào khai thác trong những năm đầu. Cho phép doanh nghiệp tiến hành khấu hao nhanh để trả nợ ngân hàng đồng thời có vốn để đầu tư, đóng mới hoặc mua tàu nhằm nâng cao chất lượng và trẻ hoá đội tàu của công ty. Có chính sách ưu đãi về vay vốn, giúp doanh nghiệp giải quyết những khó khăn về vốn khi tiến hành mở rộng sản xuất kinh doanh. Giảm bớt thời gian làm thủ tục cho các tàu mới sớm đi vào khai thác. * Đối với doanh nghiệp: Muốn tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh, tăng lợi nhuận, tăng khả năng cạnh tranh không thể tăng giá bán mà phải bằng các biện pháp hạ giá thành sản phẩm. 1. Về lao động: Nâng cao chất lượng của đội ngũ sĩ quan, thuyền viên cũng như tinh thần trách nhiệm phục vụ sản xuất cho cán bộ công nhân viên toàn công ty. Trình độ nghiệp vụ và ý thức của sỹ quan thuyền viên mà đặc biệt là của sỹ quan đầu ngành như thuyền trưởng, máy trưởng, thuyền phó nhất định phải được nâng cao. Xây dựng quy chế, chế độ đãi ngộ thoả đáng, khuyến khích về hưu sớm với những người trong diện tuổi cao và khả năng lao động không đáp ứng được yêu cầu công việc hoặc không phù hợp với đòi hỏi của cơ chế hiện nay. Đào tạo, tái đào tạo để cập nhật kiến thức cho đội ngũ sỹ quan quản lý, vận hành cũng như các thuyền viên về sử dụng, khai thác, vận hành hệ động lực tàu một cách kinh tế, có hiệu quả. Tuyển dụng lực lượng lao động trẻ, có kiến thức, có sức khoẻ và đạo đức tốt từ các cơ sở đào tạo đại học và trung cấp trong cả nước. Tạo thêm công ăn, việc làm như đa dạng hoá loại hình dịch vụ có hiệu quả để giải quyết số lao động còn dư thừa. 2. Về đội tàu: Tăng cường đa dạng hoá và trẻ hoá đội tàu, do các loại hàng hoá rất đa dạng nên khi đầu tư tàu cũng phải chú ý đến chủng loại tàu, loại hàng chuyên chở. Bố trí tàu và tuyến khai thác sao cho phù hợp với tình hình kỹ thuật của từng loại tàu, từng loại hàng chuyên chở, giảm tối đa thời gian tàu chạy ballast. Đồng thời tận dụng tối đa dung tích tàu. Bảo quản, bảo dưỡng tốt để giảm thời gian ngừng do yếu tố kỹ thuật như hư hỏng cần cẩu, hư hỏng máy đèn…hoặc các trục trặc trên đường hành trình. 3. Về công tác quản lý, kinh doanh, khai thác tàu: Thu xếp tốt hai đầu bến để giảm thời gian ngừng làm hàng do yếu tố thương vụ. Giá dầu chênh lệch ở các vùng nên tính toán chọn thời điểm và địa điểm mua phù hợp để giảm chi phí nhiên liệu do giá cả nhiên liệu tăng. Khi ký kết hợp đồng phải làm tốt công tác phân tích tính toán các yếu tố ảnh hưởng đến hành trình của tàu, các rủi ro có thể xảy ra như mưa, bão tại cảng xếp dỡ, tuyến hành trình của tàu, tình hình hàng hoá, khả năng giải phóng tàu… Mở rộng phạm vi hoạt động của đội tàu, luôn quan tâm chất lượng vận tải, nâng cao và giữ uy tín để tìm được bạn hàng lâu dài trên thị trường. Nâng cao chất lượng phục vụ, giảm tối đa những tổn thất, mất mát hư hỏng hàng hoá nhằm thu hút ngày càng nhiều khách hàng đến với công ty. Mở rộng lĩnh vực sản xuất kinh doanh như cho thuê tàu, mở rộng qui mô xưởng sửa chữa để không chỉ đáp ứng nhu cầu sửa chữa của tàu công ty mà còn phục vụ tốt các tàu công ty khác. Phần III NGHIÊN CỨU CỤ THỂ NGHIỆP VỤ ĐẠI LÝ TÀU BIỂN 1. Nghiệp vụ đại lý tàu biển. Theo quy định tại chương VIII mục 1 từ điều 158 đến điều 165 của Bộ Luật Hàng Hải Việt Nam (năm 2005) áp dụng từ tháng 1 năm 2006 đã đưa ra các quy định về Đại Lý Tàu Biển tại cảng biển Việt Nam. Điều 158: Đại Lý Tàu Biển Đại lý tàu biển là dịch vụ mà người đại lý tàu biển nhân danh chủ tàu hoặc người khai thác tàu tiến hành các dịch vụ liên quan đến tàu biển hoạt động tại cảng, bao gồm việc thực hiện các thủ tục tàu biển vào, rời cảng; ký kết hợp đồng vận chuyển, hợp đồng bảo hiểm hàng hải, hợp đồng bốc dỡ hàng hoá, hợp đồng thuê thuyền viên; ký phát vận đơn hoặc chứng từ vận tải tương đương; cung ứng vật tư, nhiên liệu, thực phẩm cho tàu biển; trình kháng nghị hàng hải; thông tin liên lạc với chủ tàu hoặc người khai thác tàu; dịch vụ liên quan đến thuyền viên; thu, chi các khoản tiền liên quan đến hoạt động khai thác tàu; giải quyết tranh chấp về hợp đồng vận chuyển hoặc về tai nạn hàng hải và dịch vụ khác liên quan đến tàu biển. Điều 159: Người Đại Lý Tàu Biển 1. Người đại lý tàu biển là người được người uỷ thác chỉ định làm đại diện để tiến hành dịch vụ đại lý tàu biển theo uỷ thác của người uỷ thác tại cảng biển. 2. Người đại lý tàu biển có thể thực hiện dịch vụ đại lý tàu biển cho người thuê vận chuyển, người thuê tàu hoặc những người khác có quan hệ hợp đồng với chủ tàu hoặc người khai thác tàu, nếu được chủ tàu hoặc người khai thác đồng ý. Điều 160: Hợp Đồng Đại Lý Tàu Biển Hợp đồng đại lý tàu biển là hợp đồng được giao kết bằng văn bản giữa người uỷ thác và người đại lý tàu biển, theo đó người uỷ thác uỷ thác cho người đại lý tàu biển thực hiện các dịch vụ đại lý tàu biển đối với từng chuyến tàu hoặc trong một thời hạn cụ thể. Điều 161: Trách nhiệm của người Đại Lý Tàu Biển. 1. Người đại lý tàu biển có trách nhiệm tiến hành các hoạt động cần thiết để chăm sóc và bảo vệ chu đáo quyền và lợi ích hợp pháp của người uỷ thác; phải chấp hành các yêu cầu và chỉ dẫn của người uỷ thác; nhanh chóng thông bá cho người uỷ thác về các sự kiện liên quan đến công việc được uỷ thác; tính toán chính xác các khoản thu, chi liên quan đến công việc được uỷ thác. 2. Người đại lý tàu biển có trách nhiệm bồi thường cho người uỷ thác thiệt hại do lỗi của mình gây ra. Điều 162: Trách Nhiệm của Người Uỷ Thác. 1. Người uỷ thác có trách nhiệm hướng dẫn người đại lý tàu biển thực hiện dịch vụ đã uỷ thác khi cần thiết và phải ứng trước theo yêu cầu của người đại lý tàu biển khoản tiền dự chi cho dịch vụ được uỷ thác. 2. Trường hợp người đại lý tàu biển có hành động vượt quá phạm vi uỷ thác thì người uỷ thác vẫn phải chịu trách nhiệm về hành động đó, nếu ngay sau khi nhận được thông tin này mà người uỷ thác đã không thông báo cho những người liên quan biết là mình không công nhận hành động này của người đại lý tàu biển. Điều 163: Giá dịch vụ Đại Lý Tàu Biển Giá dịch vụ đại lý tàu biển do các bên thoả thuận trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Điều 164: Thời hiệu khởi kiện về việc thực hiện Hợp Đồng Đại Lý Tàu Biển. Thời hiệu khởi kiện về việc thực hiện hợp đồng đại lý tàu biển là hai năm, kể từ ngày phát sinh tranh chấp. Điều 165: Đại Lý Tàu Biển đối với tàu công vụ, tàu cá, thuỷ phi cơ và tàu quân sự nước ngoài đến Việt Nam Các quy định của Mục này được ap dụng đối với tàu công vụ, tàu cá, thuỷ phi cơ và tàu quân sự nước ngoài đến Việt Nam. 2. Quy trình thủ tục làm việc của đại lý khi tàu đến cảng biển Việt Nam Khi tàu đến cảng Việt Nam, đại lý làm các thủ tục để tàu hoạt động thuận lợi ở Cảng Biển Việt Nam. 2.1 Quy định về thời gian làm thủ tục: Các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành tại cảng làm thủ tục cho tàu thuyền vào, rời cảng 24/24 giờ trong ngày, kể cả ngày lễ, thứ bẩy và chủ nhật.. 2.2 Quy định về thời hạn làm thủ tục Thời gian làm thủ tục của chủ tàu: Đối với tàu thuyền Việt Nam hoạt động tuyến nội địa: Tàu thuyền vào cảng: Chậm nhất là 02 giờ kể từ khi tàu thuyền đã vào neo đậu tại cầu cảng hoặc trước thuỷ diện. Tàu thuyền rời cảng: Chậm nhất 02 giờ trước khi tàu rời cảng. Đối với tàu thuyền Việt Nam hoặc nước ngoài hoạt động tuyến quốc tế. Tàu nhập cảnh: Chậm nhất là 02 giờ kể từ khi tàu thuyền đã vào neo đậu an toàn tại cầu cảng hoặc trước thuỷ diện cảng. Tàu xuất cảnh: Chậm nhất 02 giờ trước khi tàu rời cảng. Riêng đối với tàu khách hoặc tàu định tuyến, thời hạn chậm nhất là ngay trước thời điểm tàu chuẩn bị rời cảng. Thời hạn làm thủ tục của các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành tại cảng: Chậm nhất là 01 giờ kể từ khi chủ tàu đã nộp và xuất trình đủ các giấy tờ hợp lệ theo quy định. Đại lý phải liên lạc với các bên sau để làm các thủ tục cho tàu vào, ra cảng biển: Điều độ cảng: Bố trí cầu tàu, tàu lai. 2.3 Giấy tờ phải nộp và xuất trình khi làm thủ tục cho tàu vào, rời cảng biển. 2.3.1 Đối với tàu thuyền vào cảng: a. Đối với tàu thuyền Việt Nam hoạt động tuyến nội địa: Các giấy tờ phải nộp (bản chính): 01 Giấy phép rời cảng cuối cùng (Last port of clearance) 01 Bản tờ khai tàu đến (Declaration of Departure) 01 Bản danh sách thuyền viên (Crew list) 01 Bản danh sách hàng khách - nếu có ( Passenger list) Các giấy tờ phải xuất trình (bản chính) Giấy chứng nhận đăng ký tàu thuyền Các giấy chứng nhận đăng ký tàu thuyền Các giấy chứng nhận về an toàn kỹ thuật của tàu theo quy định Sổ danh bạ thuyền viên hoặc sổ thuyền viên tương ứng Các chứng chỉ khả năng chuyên môn của thuyền viên theo quy định b. Tàu thuyền Việt Nam và Nước Ngoài nhập cảnh: Các giấy tờ phải nộp (bản chính) 01 Giấy phép rời cảng cuối cùng (Last port of clearance) nộp cho Cảng Vụ 03 Bản tờ khai tàu đến cảng nộp cho Cảng Vụ; Biên Phòng; Hải Quan 03 Bản danh sách thuyền viên nộp cho Cảng Vụ; Biên Phòng; Hải Quan 01 Bản danh sách hàng khách - nếu có nộp cho Biên Phòng 01 Bản tờ khai hàng dự trữ của tàu nộp cho Hải Quan 01 Bản lược khai hàng hoá nộp cho Hải Quan 01 Bản tờ khai hành lý thuyền viên nộp cho Hải Quan 01 Bản khai kiểm dịch y tế quốc tế nộp cho Kiểm Dịch 01 Bản giấy khai báo kiểm dịch thực vật - nếu có nộp cho Kiểm Dịch 01 Bản tờ khai kiểm dịch động vật - nếu có nộp cho TT Thú Y 01 Bản tờ khai dụng cụ cấm dụng tại cảng đối với tàu nước ngoài nộp cho Biên Phòng Các giấy tờ phải xuất trình (bản chính) Giấy chứng nhận đăng ký tàu thuyền Giấy chứng nhận về an toàn kỹ thuật của tàu theo quy định Sổ danh bạ thuyền viên đối với tàu Việt Nam Hộ chiếu thuyền viên Phiếu tiêm chủng quốc tế của thuyền viên Các giấy tờ liên quan đến hàng hoá nhập khẩu, quá cảnh, tạm nhập – tái xuất. Giấy chứng nhận kiểm dịch y tế Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật Giấy chứng nhận diệt chuột và miễn diệt chuột Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật hoặc sản phẩm động vật (đối với hàng hoá là sản phẩm động vật) của nước xuất hàng. Riêng đối với tàu khách, hành khách phải xuất trình các giấy tờ sau (khi được yêu cầu): Hộ chiếu hành khách nộp cho Biên Phòng Phiếu tiêm chủng quốc tế của hành khách nộp cho Kiểm Dịch. 2.3.2 Đối với tàu thuyền rời cảng: a. Đối với tàu thuyền Việt Nam hoạt động tuyến nội địa: Các giấy tờ phải nộp (bản chính): 01 Bản tờ khai tàu rời Cảng 01 Bản danh sách thuyền viên - nếu có thay đổi so với khi đến 01 Bản danh sách thuyền viên - nếu có thay đổi so với khi đến Các giấy tờ phải xuất trình (bản chính): Giấy chứng nhận của tàu và chứng chỉ khả năng chuyên môn của thuyền viên - nếu có thay đổi so với khi đến Các giấy tờ liên quan đến xác nhận nộp phí, lệ phí hoặc thanh toán các khoản nợ theo quy định của pháp luật. b. Tàu thuyền Việt Nam và Nước Ngoài xuất cảnh: Các giấy tờ phải nộp (bản chính): 01 Bản tờ khai tàu rời Cảng nộp cho Cảng Vụ 01 Bản danh sách thuyền viên - nếu có thay đổi so với khi đến nộp cho Cảng Vụ. 01 Bản danh sách hành khách - nếu có thay đổi so với khi đến nộp cho Cảng Vụ. 01 Bản lược khai hàng hoá nộp cho Hải Quan 01 Bản tờ khai dự trữ của tàu nộp cho Hải Quan 01 Bản tờ khai hành lý thuyền viên nộp cho Hải Quan Những giấy tờ do các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành tại cảng đã cấp cho tàu, thuyền viên và hành khách theo quy định hiện hành (để thu hồi lại) Các giấy tờ phải xuất trình (bản chính) Các giấy chứng nhận của tàu – nếu có thay đổi khi đến. Chứng chỉ khả năng chuyên môn của thuyền viên - nếu có thay đổi so với khi đến. Hộ chiếu thuyền viên Hộ chiếu hành khách – nếu có Phiếu tiêm chủng quốc tế của thuyền viên, hành khách – nếu có thay đổi so với khi đến. Giấy chứng nhận kiểm dịch y tế. Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật hoặc giấy chứng nhận sản phẩm động vật, nếu hàng hoá là sản phẩm động vật. Các giấy tờ liên quan đến hàng hoá xuất khẩu, quá cảnh, tạm nhập – tái xuất hoặc chuyển tải theo quy định. Các giấy tờ liên quan đến xác nhận việc nộp phí, lệ phí hoặc thanh toán các khoản nợ theo quy định của pháp luật. 2.4 Các giấy tờ được phân loại để nộp cho các bên khi làm thủ tục cho tàu 2.4.1 Làm thủ tục cho tàu nhập cảnh. Cảng vụ:(Port authority) Dự kiến tàu vào, ra cảng và xuất trình các giấy tờ cần thiết cho cảng vụ để làm các thủ tục cho tàu làm hàng như: Declaration of arrival (Tờ khai tàu đến) Crew list ( Danh sách thuyền viên) Passenger list (Danh sách hàng khách nếu có) Last port of clearance (Giấy phép rời cảng cuối cùng) Hải quan: (Customs) Đại lý phải xuất trình với Hải quan các chứng từ liên quan đến hàng hoá nhập - xuất tại cảng bao gồm: Declaration of arrival (Tờ khai tàu đến) Import Cargo manefest (Lược khai hàng hoá nhập khẩu) Port of call list ( Danh sách cảng ghé) Crew list (Danh sách thuyền viên) Passenger list (Danh sách hành khách nếu có) Store declartion (Bản khai dự trữ của tàu) IMO Crew’s Effects Declaration (Bản khai hành lý thuyền viên) Bản khai dụng cụ cấm dùng (NIL Declaration) Công an biên phòng Declartion of arrival (Tờ khai tàu đến) Crew list (2) with passport of crew (Danh sách thuyền viên và xuất trình Hộ chiếu thuyền viên để kiểm tra) Passenger list (if have) (Danh sách hàng khách nếu có) Kiểm dịch (Quarantine) Declaration of Arrival ( Tờ khai tàu đến) Maritime Declaration of health on arrival ( Bản khai sức khoẻ thuyền viên) Port of Call List (Danh sách cảng ghé) Vacination book (Sổ tiêm trủng) Crew list (Danh sách thuyền viên) 2.4.2 Làm thủ tục xuất cảnh cho tàu Các giấy tờ mà đại lý viên cần xuất trình cho các bên khi làm thủ tục xuất cảnh cho tàu. Cảng vụ ( Port authority) Declaration of Departure Hải Quan (Customs) Declaration of Departure Crew list Export Manifest cargo để Hải Quan đóng dấu . Store declartion (Bản khai dự trữ của tàu). IMO Crew’s Effects Declaration. Công an Biên phòng (Border police) Declaration of Departure (2) Crew list (2) Kiểm dịch (Quarantine) Declaration of Departure Crew list Maritime Declaration of Health on Departure. 2.5 Trình tự làm thủ tục 2.5.1 Trường hợp làm thủ tục tại trụ sở cảng vụ Đối với tàu đến cảng: Chủ tàu làm thủ tục với Cảng vụ sau đó làm thủ tục với các cơ quan quản lý nhà nước khác. Đối với tàu rời cảng: Chủ tàu làm thủ tục với các cơ quan quản lý nhà nước, sau đó làm thủ tục với cảng vụ. 2.5.2 Trường hợp có cơ quan quản lý nhà nước làm thủ tục tại tàu. Đối với tàu thuyền Việt Nam và nước ngoài nhập cảnh: Các cơ quan quản lý nhà nước làm thủ tục tại tàu phải thông báo ngay cho cảng vụ biết khi hoàn thành thủ tục. Sau đó chủ tàu làm thủ tục với cảng vụ và các cơ quan quản lý nhà nước khác. Đối với tàu thuyền Việt Nam và nước ngoài xuất cảnh: Các cơ quan quản lý Nhà nước làm thủ tục tại tàu phải thông báo ngay cho cảng vụ biết khi hoàn thành thủ tục. Sau đó chủ tàu làm thủ tục với các cơ quan quản lý Nhà Nước khác và cảng vụ. 2.6 Phương thức chuyển các giấy tờ khai báo tàu thuyền vào, rời cảng. Chủ tàu chuyển các giấy tờ khai báo đối với tàu vào, rời cảng qua trung tâm thông tin của Cảng vụ bằng fax, email hoặc qua đài thông tin duyên hải Việt Nam, hoặc chuyển trực tiếp. Riêng bản lược khai hàng hoá phải chuyển trực tiếp cho Cục Hải Quan, danh sách hành khách; thuyền viên chuyển trực tiếp cho biên phòng cửa khẩu. 2.7 Trách nhiệm của chủ tàu Thực hiện việc xin phép, thông báo, xác báo và làm thủ tục cho tàu thuyền vào, rời cảng theo đúng quy định. 3. Phòng Đại Lý của VOSCO 3.1 Chức năng, nghiệm vụ của phòng Phòng đại lý tàu biển của VOSCO được thành lập năm 1981 thuộc phòng khai thác thương vụ, chuyên phục vụ tàu. Phòng có những chức năng và nghiệp vụ sau: Làm đại lý cho các tàu nước ngoài đến Việt Nam và các tàu của VOSCO tại các cảng biển của Việt Nam và nước ngoài. Làm các thủ tục cho tàu ra vào, rời cảng biển. Ký kết các hợp động vận chuyển, hợp đồng bảo hiểm hàng hải, hợp đồng bốc dỡ hàng hoá, hợp đồng thuê tàu, hợp đồng thuê thuyền viên, ký phát vận đơn và các chứng từ vận chuyển tương đương. Cung cấp các cung ứng vật tư, nhiên liệu, thực phẩm cho tàu biển. Trình kháng nghị hàng hải. Thông tin liên lạc với chủ tàu hoặc người khai thác tàu, các dịch vụ liên quan đến thuyền viên. Thu, chi các khoản tiền liên quan đến hoạt động khai thác tàu. Giải quyết tranh chấp về hợp đồng vận chuyển hoặc về tai nạn hàng hải và dịch vụ khác liên quan đến tàu biển. Có 2 hình thức uỷ nhiệm đại lý: Uỷ nhiệm dài hạn VOSCO uỷ nhiệm cho đại lý của công ty phục vụ tất cả các tàu của công ty khi hoạt động ở Việt Nam. Uỷ nghiệm ngắn hạn: Uỷ nhiệm ngắn hạn cho từng chuyến, từng vụ việc. Trong trường hợp này chủ tàu phải gửi cho đại lý các giấy tờ liên quan như các thông số về tàu, các bạn copy B/L; Cargo plan, Cargo manifest…. chủ tàu phải cho đại lý biết các nhu cầu của tàu để đại lý biết và thu xếp. 3.2 Quy trình làm việc của một nghiệp vụ đại lý cho tàu. Ban đầu Hãng tàu chỉ định đại lý bằng việc gửi fax hoặc mail để chỉ định VOSCO làm đại lý, bản chỉ định đại lý là: LETTER OR APPOINTMENT FOR MV SEAHOME SUN. Bản chỉ định này gửi đến hãng tàu để làm căn cứ xác định VOSCO để làm đại lý cho hãng tàu, cùng với đó chủ tàu gửi các giấy tờ cần thiết cho VOSCO để tính toán các khoản chi phí Sau khi được chỉ định làm Đại Lý VOSCO tiến hành lập các dự toán như dự toán về cảng phí, hoa tiêu phí... gửi lại cho chủ tàu. Sau khi các bên đã thỏa thuận với nhau về các khoản chi phí cho đại lý thì chủ tàu và đại lý sẽ ký hợp đồng ủy nhiệm đại lý. Sau khi đã thỏa thuận xong thì chủ tàu cung cấp các giấy tờ cần thiết cho đại lý của VOSCO để tiến hành công việc làm đại lý cho tàu. Việc tiến hành các thủ tục được thực hiện với các bên cơ quan hữu quan như Cảng vụ, biên phòng, hải quan, kiểm dịch y tế, hoa tiêu, lai dắt… và các bên nhận hàng và gửi hàng. Việc thông báo hoa tiê, điều độ phải được thực hiện trước 1 ngày khi tàu đến. Đối với tàu lần đầu tiên đến Việt Nam thì ngoài những giấy tờ phải nộp thì đại lý cần phải xuất trình bộ hồ sơ của tàu cho cảng vụ và phải thông báo cho cảng trước 72 tiếng khi tàu đến cảng. Việc thông báo tàu lai phải được thực hiện trước 6 tiếng nếu vì lý do nào đó mà tàu bị chậm so với như đã thông báo với tàu lai thì tàu sẽ bị phạt 10USD/1h tàu chậm. Nếu tàu chậm quá 3 tiếng thì sẽ bị hủy. Do hạn chế về luồng lạch do vậy đại lý phải thường xuyên cập nhập thông tin về luồng lạch của cảng và xem bảng thủy triều để có thể order tàu lai cho phù hợp. LỜI KẾT Sau một thời gian dài học trên máy trường đại học các thầy cô đã tranh bị cho em rất nhiều kiến thức chuyên ngành vận tải biển bao gồm rất nhiều các lĩnh vực khác nhau. Mỗi một môn học là một lĩnh vực của ngành vận tải biển, các môn học bổ trợ lần nhau nhằn cung cấp những kiến thức chung nhất cho ngành học. Với việc được thực tập thực tế tại công ty Vận Tải Biển Việt Nam (VOSCO) trong thời gian qua đã mang lại cho em rất nhiều kiến thức bổ ích. Đây cũng là mục tiêu đào tạo của trường nhằn gắn lý thuyết với thực tế. Sự gắn kết giữa nhà trường và công ty đã mang lại cho chúng em những kiến thức thực tế nhất cho chuyên ngành học và cho công việc sau này. Với đề tài thực tập tốt nghiệp “THU THẬP SỐ LIỆU, ĐÁNH GIÁ CHUNG TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG SXKD CỦA VOSCO 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2005 - 2006 VÀ NGHIÊN CỨU NGHIỆP VỤ ĐẠI LÝ “. Em đã được tìm hiểu và học tập, áp dụng rất nhiều những kiến thức chuyên môn trong quá trình thực tập, nhất là đã được nghiên cứu tìm hiểu kỹ nghiệp vụ về đại lý tàu biển. Đây là một nghiệp vụ rất quan trọng và mang lại rất nhiều điều mới mẻ và việc cập nhập kiến thức một cách nhanh nhất trong quá trình làm việc. Với sự giúp đỡ rất nhiệt tình của cô giáo hướng dẫn TH.S Nguyễn Kim Loan và các cô chú trong công ty Vận Tải Biển Việt Nam đã giúp em rất nhiều trong quá trình thực tập để đem lại hiệu quả cao nhất. Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô cùng toàn thể các cô chú trong công ty Vận Tải Biển Việt Nam đã giúp đỡ em hoàn thành bài thực tập tốt nghiệp.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docThu thập số liệu, đánh giá chung tình hình hoạt động sxkd của vosco 6 tháng đầu năm 2005 - 2006 và nghiên cứu nghiệp vụ đại lý.doc
Luận văn liên quan