Thực tập kỹ thuật là một yêu cầu bắt buộc đối với sinh viên trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội trong năm thứ 4 tại nhà trường. Một mặt là yêu cầu nhưng mặt khác đây cũng là giai đoạn hết sức quan trọng, giúp sinh viên thực tập làm quen với công việc thực tế. Trong thời gian thực tập, sinh viên có thể học hỏi thêm nhiều điều, đồng thời cũng phát hiện ra những điểm yếu còn trong kiến thức và khả năng của mình để từ đó bổ sung và bù đắp chúng trước khi rời khỏi ghế nhà trường.
Địa điểm đợt thực tập kỹ thuật là Công ty Cổ phần Hóa chất Việt Trì trực thuộc Tổng Công ty Hóa chất Việt Nam.
Nội dung báo cáo gồm các phần:
Phần 1: Giới thiệu chung về công ty.
Phần 2: Trình bày về công nghệ sản xuất.
A. Phân xưởng Xút.
B. Phân xưởng Clo.
Phần 3: Hệ thống xử lý môi trường.
Phần 4: Nhận xét và kiến nghị với công ty.
Mặc dù đã cố gắng tìm hiểu, xem xét và tham khảo tài liệu do công ty cấp nhưng do thời gian có hạn, nội dung cần tìm hiểu lại rất rộng cộng với trình độ có hạn nên bài báo cáo khó tránh khỏi sai sót và nhầm lẫn. Em rất mong các thầy cô giáo trong bộ môn và những người quan tâm góp ý và phê bình để bài báo cáo của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
86 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 5231 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực tập tại công ty cổ phần hóa chất việt trì, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Thực tập kỹ thuật là một yêu cầu bắt buộc đối với sinh viên trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội trong năm thứ 4 tại nhà trường. Một mặt là yêu cầu nhưng mặt khác đây cũng là giai đoạn hết sức quan trọng, giúp sinh viên thực tập làm quen với công việc thực tế. Trong thời gian thực tập, sinh viên có thể học hỏi thêm nhiều điều, đồng thời cũng phát hiện ra những điểm yếu còn trong kiến thức và khả năng của mình để từ đó bổ sung và bù đắp chúng trước khi rời khỏi ghế nhà trường.
Địa điểm đợt thực tập kỹ thuật là Công ty Cổ phần Hóa chất Việt Trì trực thuộc Tổng Công ty Hóa chất Việt Nam.
Nội dung báo cáo gồm các phần:
Phần 1: Giới thiệu chung về công ty.
Phần 2: Trình bày về công nghệ sản xuất.
A. Phân xưởng Xút.
B. Phân xưởng Clo.
Phần 3: Hệ thống xử lý môi trường.
Phần 4: Nhận xét và kiến nghị với công ty.
Mặc dù đã cố gắng tìm hiểu, xem xét và tham khảo tài liệu do công ty cấp nhưng do thời gian có hạn, nội dung cần tìm hiểu lại rất rộng cộng với trình độ có hạn nên bài báo cáo khó tránh khỏi sai sót và nhầm lẫn. Em rất mong các thầy cô giáo trong bộ môn và những người quan tâm góp ý và phê bình để bài báo cáo của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
GIỚI THIỆU CHUNG :
1 . Lịch sử phát triển :
CÔNG TY CỔ PHẦN HÓA CHẤT VIỆT TRÌ
Địa chỉ: Phố Sông Thao - phường Thọ Sơn - thành phố Việt Trì - tỉnh Phú ThọĐiện thoại: (0210) 911513
Fax: (0210) 911512
Email: hcvtqt@hn.vnn.vn
* Chủ tịch hội đồng quản trị: Nguyễn Quốc Tuấn* Giám đốc: Đào Quang Tuyến
Nhà máy Hoá chất Việt Trì thuộc Tổng cục Hoá chất ( Nay là Công ty Hoá chất Việt trì thuộc Tổng Công ty Hoá chất Việt Nam – Bộ Công Thương) là nhà máy sản xuất Hoá chất cơ bản bằng phương pháp Điện hoá đầu tiên của nước ta . Nhà máy được Chính phủ quyết định cho xây dựng năm 1958 và chính thức hoạt động từ tháng 4 năm 1961.
- Ngày 19-5-1961 nhà máy đã ra mẻ Xút đầu tiên với công suất 1920 t/năm
- Tháng 7 - 1961 đưa phân xưởng thuốc trừ sâu 666 đi vào sản xuất.
- Tháng 8 -1961 nhà máy mở công đoạn sản xuất axit HCl
- Tháng 12 - 1961 mẻ PVC đầu tiên ra đời.
Sau ba năm xây dựng, nhà máy đã hoàn thành toàn bộ các hạng mục công trình để đưa vào sản xuất và làm lễ cắt băng khánh thành ngày 18 tháng 3 năm1962.
Khi mới ra đời công nghệ sử dụng 58 thùng điện phân Hooker 5m2 điện cực Grafit, dòng điện phân I = 3000A, công suất sản xuất của nhà máy khá khiêm tốn:
NaOH – 100%
1900 t/n
Axit HCl – 31%
1020 t/n
Cl2 lỏng
145 t/n
666 – 12/13 %
200 t/n
Cl2 khí
872 t/n
PV
C
350 t/n
- Năm 1974 nhà máy mở rộng nâng công suất lên 4500 t/n và được trang bị hiện đại hơn trước.
- Ngày 22/10/1976 nhà máy chính thức khánh thành toàn bộ dây chuyền công nghệ đã được cải tiến mở rộng. Dây chuyền công nghệ có công suất như sau:
NaOH – 100%
4500 T/n
Axit HCl – 31%
4000 t/n
Cl2 lỏng
155 t/n
666 – 12/13 %
1510 t/n
Cl2 khí
1300 t/n
PVC
500 t/n
Sau khi mở rộng sử dụng 58 thùng điện phân Hooker 10M2 điện cực Grafit, dòng điện điện phân I = 7500 A.
Năm 1993 nhà máy thay thế toàn bộ thùng Điện phân điện cực Grafit bằng điện cực Titan để nâng cao chất lượng của sản phẩm Xút đồng thời giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Tổng số thùng là 44, dòng điện từ 11000 A- 14500 A, vẫn duy trì công suất 6500 T NaOH/năm.
Năm 1995 nhà máy đổi tên thành Công ty Hoá Chất Việt trì thuộc Tổng công ty Hoá chất - Bộ công nghiệp.
Năm 2004 Cty cải tạo mở rộng đầu tư 28 thùng điện phân nâng số thùng điện phân làm việc lên 72 thùng, nâng công suất lên 9000 Tấn/năm.
Năm 2005 thực hiện chủ trương CPH DNNN Công ty hoá chất Việt trì chuyển thành Công ty Cổ Phần Hoá chất Việt Trì.
Tháng 1 năm 2006 Cty chính thức đổi tên thành Công ty cổ phần hóa chất Việt Trì trực thuộc Tổng Công ty Hóa Chất Việt Nam.
Công ty CP Hóa Chất Việt Trì là công ty chuyên sản xuất hóa chất cơ bản. Sản phẩm truyền thống của Công Ty gồm: NaOH , Clo lỏng , axit HCl , Dịch tẩy Javen , Na2SiO3 (lỏng). Ngoài ra Công ty còn phát triển các sản phẩm cho nhu cầu thị trường như: Bột giặt, NPK, ZnCl2, BaCl2, CaCl2 …... nhằm cung cấp các hóa chất phục vụ cho các ngành kinh tế quốc dân như: Giấy, chế biến, thực phẩm, xử lý nước, các chất tẩy rửa và các ngành khác phục vụ nông nghiệp, quốc phòng.
Trong những năm gần đây Công Ty CP Hóa Chất Việt Trì thường xuyên đạt mức tăng trưởng từ 10% tới 15%, tăng mức thu nộp ngân sách và giữ thu nhập ổn định, đảm bảo đời sống cho CBCNV Công ty.
CƠ CẤU TỔ CHỨC :
2. Các loại sản phẩm :
2.1.Xút lỏng NaOH (Liquid Sodium Caustic):
- Hàm lượng:
NaOH ≥ 30%
Na2CO3 ≤ 1%
Fe2O3 ≤ 0,01%
NaCl ≤ 5%
- Công suất: 10.000 tấn/năm
- Ứng dụng Sodium hydroxide được sử dụng rất rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau : * Trong CN Hoá chất, Dược : Sản xuất các sản phẩm hoặc bán sản phẩm chứa gốc Sodium như : Sodium phenolate (sản xuất thuốc Aspirin), Sodium hypochlorite (Javen ) làm chất tẩy trắng , khử trùng…. * Trong CN Giấy: làm hoá chất xử lý đối với gỗ, tre ,nứa.. để sản xuất Giấy theo phương pháp Sulphate và Soda. *Trong sản xuất tơ sợi nhân tạo: dùng phân huỷ ligin là chất có hại thường đi kèm với cellulose trong bột gỗ. *Sản xuất các chất tẩy giặt : dùng thuỷ phân chất béo trong dầu mỡ động thực vật để làm xà phòng. Sodium hydroxide và các hợp chất Natri là những thành phần quan trọng trong sản xuất các chất tẩy giặt . *Trong CN Dệt nhuộm : Dùng làm chất phân huỷ pectins , sáp trong quá trình xử lý vải thô , làm tăng độ bóng và hấp thụ màu cho vải nhuộm. *Trong CN Dầu khí : điều chỉnh độ pH cho dung dịch khoan …loại bỏ sulphur , các hợp chất sulphur và các hợp chất axit trong tinh chế dầu mỏ. *Trong CN thực phẩm : loại bỏ các axit béo trong quá trình tinh chế dầu thực vật và động vật trước khi dùng cho sản xuất thực phẩm . Pha chế dung dịch rửa chai lọ , thiết bị trong các nhà máy bia . Pha chế dung dịch kiềm để xử lý rau hoa quả trước khi chế biến hoặc đóng hộp… *Trong CN Nước : điều chỉnh độ PH và tái sinh nhựa trao đổi ion .Ngoài ra còn được dùng để trung hoà và khử cặn trong đường ống .
2.2 Clo Lỏng: Cl2 (Liquid Chlorine)
- Hàm lượng:
Cl2 ≥ 99,5%
H2O trọng lượng ≤ 0,06%
- Công suất: 3.000 tấn/ năm
- Ứng dụng * Dùng tẩy trắng trong công nghiệp Giấy , Dệt . * Dùng sát trùng nước , bệnh viện , nhà vệ sinh … * Dùng sản xuất nhiều chất hóa học , sản xuất axít HCl , chất hữu cơ có Clo và các dung môi hữu cơ khác . *Dùng trong thực hành ở phòng thí nghiệm .
2.3. Axit Clohydric (hydro Chloric)
- Hàm lượng:
HCl = 31,5 ± 0,5%
Fe ≤ 30 ppm
Cl2 ≤ 40ppm
SO ≤ 0,03%
- Công suất: 20.000 tấn/năm
- Ứng dụng Hydrochloric acid được sử dụng rất rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau : * Trong CN Hoá chất : Là nguyên liệu cho sản xuất các sản phẩm hoặc bán sản phẩm chứa gốc Clo như : BaCl2 , CaCl2 …nhựa PVC * Trong CN thực phẩm : là nguyên liệu quan trọng trong quá trình chế biến nước chấm , bột ngọt… * Trong CN dầu mỏ .
* Trong CN cơ khí, luyện kim , mạ điện : xử lý bề mặt kim loại trước khi mạ hoặc hàn…
* Trong Xử lý nước .Ngoài ra Hydrochloric acid còn được pha loãng với nồng độ thích hợp để sử dụng trong mỗi gia đình như : làm chất tẩy cặn , khử trùng cho các thiết bị trong nhà bếp, nhà tắm…làm mới bề mặt các đồ đồng bị oxy hoá hoặc các đồ men , sứ
2.4 Javen NaClO
- Hàm lượng:
Clo hữu hiệu: 80 ± 5 g/l
Kiềm dư: 5 ± 2 g/l
- Công suất: 5.000 tấn/năm
- Ứng dụng * Được sử dụng làm chất tẩy màu, vết mốc, mực, nhựa cây cho đồ dùng bằng vải sợi. Tẩy trắng đồ men sứ … *Dùng trong khử trùng làm sạch nước sinh hoạt, sát trùng nhà ở, bệnh viện, nhà vệ sinh.
2.5. Canxi Clorua: CaCl2
- Hàm lượng:
CaCl2 ≥ 95%
Tạp chất không tan: 0,5% max
pH dung dịch 10%: 7,5 - 8
- Công suất: 5.000 tấn/năm
- Ứng dụng - Canxiclorua khan dùng cho điện phân sản xuất canxi kim loại và điều chế các hợp kim của canxi - Với tính hút ẩm lớn của canxiclorua cho phép dùng nó làm tác nhân sấy khí và các chất lỏng . - Nhiệt độ đông đặc thấp của các dung dịch CaCl2 cho phép chúng làm chất tải lạnh trong các hệ thống lạnh... Để giảm bớt tính ăn mòn của CaCl2 thường bổ xung xôđa, sữa vôi và các Crômát, Bicromát . - Do áp suất hơi thấp của các hyđrát và các dung dịch nước Canxiclorua nên được dùng để hạn chế bụi đường xá. - Canxiclorua còn dùng để diệt cỏ trên đường sắt, chất keo tụ trong hóa dược và dược phẩm. Được dùng rất nhiều trong công việc khoan dầu khí .
2.6 Thuỷ tinh lỏng (Sodium Silicate or water glass)
- Hàm lượng:
Tỷ trọng: 1,4 - 1,42 modun:2,5 - 3,2
Hàm lượng: SiO2: 29 ÷ 32%
- Công suất: 5.000 tấn/năm
- Ứng dụng Chế tạo xi măng chịu axít, sơn silicát, men lạnh , chế tạo các hợp chất silicát rỗng phục vụ cho việc lọc các hợp chất khác Chế tạo vật liệu chịu nhiệt, cách âm, chất cách điện, chất bọc que hàn điện vật liệu xây dựng , keo dán , chất độn , giấy carton, , các điện cực dương kim loại nhẹ , các chất không thấm khí , chất độn hoặc sử dụng ở dạng tấm làm vật liệu chống ăn mòn .
2.7. Kẽm Clorua (Zinc Chloride):
ZnCl2: 500 tấn/năm.
2.8. Bột giặt (Detergent): 5.000 tấn/năm.
2.9. Phân bón tổng hợp NPK (NPK Fertilizer): 20.000 tấn/năm.
3. Bố trí mặt bằng và sơ đồ dây truyền công nghệ sản xuất :
Hình vẽ ( trang bên )
4.Nội quy an toàn lao động :
Nội quy an toàn lao động do công ty chính thức ban hành dựa trên những quy định về an toàn lao động nhà nước đã ban hành, có sửa đổi bổ sung để cho phù hợp với đặc thù sản xuất của công ty. Nội quy của công ty có một số chú ý sau:
An toàn lao động khi tiếp xúc với hóa chất.
Hóa chất tồn tại ở 3 thể rắn, lỏng, khí. Với đặc thù sản xuất của công ty thì hóa chất tồn tại ở thể lỏng và khí là chính.
Hóa chất bị hấp thụ vào cơ thể qua 3 con đường: Hô hấp (chính), tiếp xúc và tiêu hóa.
Nếu tiếp xúc với môi trường hóa chất lâu dài có thể gây nhiễm độc hệ thống đối với cơ thể (làm giảm toàn bộ chức năng của cơ thể). Ở tình trạng tiếp xúc nặng hơn có nguy cơ gây ung thư.
Biện pháp phòng ngừa: Có 4 nguyên tắc
Loại trừ triệt, tiêu các yếu tố nguy hiểm. Thay thế bằng các loại hóa chất khác ít độc hại hơn.
Quy định khoảng cách, che chắn, làm biển báo cho những nguy cơ mất an toàn.
Thông gió, trang bị phương tiện để làm giảm ảnh hưởng của hóa chất.
Trang bị các phương tiện cá nhân.
An toàn phòng cháy chữa cháy.
Khí H2 rất nhẹ, tốc độ bắt cháy rất lớn (xấp xỉ tốc độ ánh sáng), cháy trong các môi trường O2, không khí đều cho nhiệt độ rất cao (1500-1600oC), khí cháy không cho ngọn lửa và có khả năng tạo thành hỗn hợp nổ.
3 yếu tố duy trì sự cháy là: nguồn nhiệt, chất bắt cháy, khí O2.
Biện pháp phòng cháy chữa cháy:
Tuân thủ các quy định về an toàn phòng cháy chữa cháy do nhà nước quy định.
Khi xảy ra cháy, biện pháp cần làm là cách ly hoặc làm thiếu hụt 1 trong 3 yếu tố gây cháy với điểm xảy ra cháy.
An toàn điện.
Các nguy cơ gây mất an toàn về điện là: bị điện giật, cơ thể bị đốt cháy điện, hỏa hoạn, cháy nổ do chập điện.
Biện pháp phòng ngừa: Có 8 biện pháp.
Cách điện các thiết bị.
Lập rào chắn, treo cao, đặt biển báo nơi có điện đi qua.
Có thiết bị, phương tiện bảo hộ cá nhân.
Bảo vệ nối đất.
Bảo vệ nối không hoặc nối đất lặp lại (nối đất bằng nhiều cọc).
Cắt điện bảo vệ (automat, cầu chì, rơle từ).
Hạ thấp điện áp để tránh phóng điện (trong một số trường hợp đặc biệt).
Cân bằng điện thế.
CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT :
PHÂN XƯỞNG XÚT :
Công đoạn hoà tan, tinh chế :
1.1 Quy trình sản xuất :
Muối nguyên liệu từ kho chứa được cẩu 101 vào phễu 102 đưa vào băng tải 103 về thùng hoà tan 104, ở đây được hoà tan thành nước muối thô. Nước hồi thu từ thùng chưa 126 và nước muối nhạt từ thùng 125 được bơm hoà tan 123 bơm vào thiết bị hoà tan. Việc khống chế nhiệt độ của thiết bị hoà tan đựoc tiến hành bằng cách phun hơi nóng trực tiếp qua vành hơi nóng của thiết bị. Nước muối thô được chảy xuống bể lắng sơ bộ ( ), rồi chảy tràn vào bể tinh chế (124 ), Tại đây người ta bổ xung Na2CO3 và NaOH xảy ra các phản ứng kết tủa tạp chất Ca2+,Mg2+ .Để tăng nhiệt độ quá trình phản ứng người ta dùng khí nén sục đều các bể, sau đó được bơm lắng trong (110) bơm qua thiết bị gia nhiệt ( 109) qua tách bọt đi vào thiết bị lắng trong (111 ).Từ đây nước muối được nâng lên nhiệt độ 45 – 55 oC cùng các chất trợ lắng PAM ( polyacrilamit) hoặc hồ tinh bột sau khi hoà theo tỷ lệ cũng được trộn lẫn vào nước muối thô đi vào lắng trong. Nước muối trong được tháo qua van xuổng thiết bị lọc () rồi chảy về bể chứa 5 ngăn ().Được bơm () bơm lên thùng chứa. Từ thùng chứa nước muối đạt quy cách được bơm cấp (_) bơm sang thùng cao vị ở điện giải cấp cho bình điện phân và được hồi lưu 1 phần nước muối về bể (). Thiết bị lọc đệm được xối rửa bằng bơm () hút nước muối từ trong bể chứa () bơm ngược để rửa hết cặn bẩn và được cho vào bình chứa nước muối tạp. Sau đó lại được bơm rửa bùn bơm quay lại thùng chứa nước rửa bùn và được rửa bằng nước công nghiệp. Nước muối trong được bơm rửa bùn qua van tháo sang thùng chứa nước rửa bùn, còn bã NaCl < 15 g/l được tháo qua van ở đáy bể thải bỏ trực tiếp xuống rạch thải.
Thùng hòa tan :
* Cấu tạo thùng hòa tan :
(Hình vẽ trang bên)
Thùng hòa tan : được làm bằng thép có phủ lớp keo eboxy để chống ăn mòn
Đường đưa dung dịch hòa tan vào
Đĩa phân phối dung dịch để hòa tan muối
Cửa sửa chữa và làm vệ sinh
Vành đai gia nhiệt, dùng hơi nóng để tăng khả năng khấy trộn và khả năng hòa tan của dung dịch.
Băng tải vận chuyển muối nguyên liệu từ kho vào thùng hòa tan
Máng chảy tràn có lưới chắn rác.
Thùng hoà tan được làm bằng thép, là thiết bị hình trụ.
Thông số thùng:
Thể tích V=10 m3.
Chiều cao h=4750 mm.
Đường kính thiết bị 1600 mm.
Nguyên lý làm việc:
Muối nguyên liệu được băng tải đưa vào đầy thiết bị với chiều cao tầng muối ( 2.5m. Phải khống chế chiều cao tầng muối đúng quy định nhằm đảm bảo về mặt tiếp xúc pha giữa muối nguyên liệu và nước hoà tan.
Nước hòa tan gồm nước rửa bùn và nước muối hồi thu hoặc một phần nước công nghiệp được bơm hoà tan bơm qua vòi phun ở đáy thùng qua tầng muối lên miệng thùng. Nước muối bão hoà chảy qua miệng chảy tràn xuống bể chứa nước muối thô. Để tăng tốc độ hoà tan và hiệu suất hoà tan người ta gia nhiệt nước hoà tan lên đến 50 ( 50C. Bằng cách sục hơi nóng trực tiếp qua vành phân phối hơi nóng đặt vòng quanh thiết bị. Rác và các tạp chất cơ học được giữ lại trong thiết bị nhờ lưới chắn rác trên miệng thiết bị. Phần đáy thiết bị các cặn bẩn, đất, đá không tan được định kỳ vệ sinh thải bỏ qua cửa sửa chữa ở đáy thiết bị.
Các chỉ tiêu khống chế kỹ thuật :
Chiều cao tầng muối trong thùng hòa tan là 2.5 m.
Chất lượng nước muối thô:
NaCl: 315 ÷ 3 (g/l)
NaOH: 0,06 ÷ 0,15 (g/l)
Na2CO3: 0,25 ÷ 0,5 (g/l)
Nhiệt độ hòa tan: 45 ÷ 55ºC
1.4. Các sự cố bất trhường, nguyên nhân và cách xử lý.
STT
Hiện tượng
Nguyên nhân
Cách khắc phục
1
Nồng độ nước mối không nâng lên được
- Thùng hoà tan có nhiều rác.
- Nước vào thung hoà không đều gây hoà tan cục bộ.
- Cột muối trong thùng hoà tan thấp
- Chiều cao tầng muối không đều.
- Làm vệ sinh thùng hoà tan.
- Kiểm tra vệ sinh ống vòi phun nước hoà tan muối.
- Khống chế chiều cao tầng muối trong thùng hoà tan đúng quy định.
- Điều chỉnh vị trí cho muối nguyên liệu vào.
2
Quá lượng xút trong bể tinh chế quá cao.
- Chất lượng muối có sự thay đổi lớn về hàm lượng MgO,CaO.
-Hàm lượng MgO trong muối nguyên liệu quá thấp
-Đưa nhiều NaOH xuống bể tinh chế.
- Đưa quá nhiều lượng xút xuống bể tinh chế.
- Van nhập nước hồi thu vào bơm hở.
- Tính toán lại các loại nguyên liệu cho phù hợp với chất lượng muối nguyên liệu.
-Dùng axit HCl trung hoà lượng xút cao trong bể tinh chế.
- Rút bớt lượng muối thô về thùng rửa bùn hoặc hồi thu rồi hoà tiếp.
- Phát hiện van hở và báo cơ khí xử lý van.
3
Quá trình xô đa trong bể tinh chế quá cao.
- Chất lượng muối có sự thay đổi lớn và hàm lượng cao.
- Đưa quá nhiều lượng xô đa xuống bể tinh chế.
- Van nhập dịch xô đa vào bơm hoà tan hở.
- Tính toán lại lượng xô đa cho phù hợp với chât lượng muối nguyên liệu.
- Rút bớt lượng muối thô về thùng chứa rửa bùn hoặc xô đa rồi hoà tiếp.
- Phát hiện van hở báo cơ khi sửa chữa.
4
Quá lượng xô đa, xút thấp trong bể tinh chế.
-Muối nguyên liệu có sự biến động và hàm lượng CaO, MgO.
-Hàm lượng CaO trong muối nguyên liệu quá cao
- Đưa không đủ lượng hồi thu hoặc xô đa vào bể tinh chế.
- Tính toán lại lượng xút, xô đa cần thiết cho quá trình tinh chế phù hợp vớ chất lượng muối nguyên liệu.
- Rút bớt lượng muối thô về thùng rửa bùn hoặc hồi thu rồi hoà tiếp.
- Đưa lượng xoda bột vào bể tinh chế với lượng thích hợp theo tính toán.
5
Bơm nước muối đi trong không lên.
- Van đáy bị tắc bùn rác
- Bơm bị hở không khí lọt vào
- Ổ chèn hở,nắp chèn hỏng
- Bánh guồng bơm bị tắc rác
- Thân bơm và ống nhập không đủ dịch
-Thông van đáy.
-Kiểm tra chỗ hở và làm kín
-Chèn lại bơm hoặc siết chặt thêm nắp chèn
-Mở bơm lấy rác ra.
- Kiểm tra và mồi bơm lại..
6
Hàm lượng muối trong nước muối thô thấp.
-Khống chế chiều cao tầng muối không đạt yêu cầu.
-Nhiệt độ hòa tan không đạt yêu cầu hoặc không có hơi nóng phải hòa nguội.
-Lưu lượng bơm hòa quá lớn.
Khống chế chiều cao tầng muối đúng quy định.
2. Dây chuyền công nghệ
Công đoạn lắng trong:
Nhiệm vụ của quá trình này là lọc và loại bỏ các tạp chất cơ học có trong nước muối thô để được nước muối trong hợp quy cách. Đồng thời thu nhận bùn muối từ thùng lắng trong nước muối, tiến hành khử bùn SO42-, thu hồi muối đáp ứng lượng nước muối rửa bùn cho nhu cầu hòa tan tinh chế nước muối.
2.1. Phương pháp lắng, lọc:
- Lắng dưới tác dụng của trọng lực, lắng gián tiếp.
- Lọc: nhờ thiết bị lọc loại đệm, làm việc liên tục.
2.2. Thùng lắng :
*Cấu tạo:(hình vẽ)
Thùng lắng trong làm bằng thép, là thiết bị hình trụ, đáy là hình nón.
Các thông số thùng:
Thể tích V = 160m3.
Đường kính = 6000 mm.
Chiều cao: H = 8050mm.
Cửa nước muối vào:Dy80.
Cửa nước muối trong ra: Dy80.
Cửa tháo bùn:Dy80.
Miệng ống làm vệ sinh:Dy400.
Ống trung tâm: ϕ 460 và ϕ 1200
* Nguyên lý làm việc của thiết bị lắng trong :
Nước muối thô ( huyền phù ) được gia nhiệt tới nhiệt độ quy định, bổ sung đủ chất keo tụ và liên tục đi vào thiết bị lắng (1) qua ống phân phối (2). Huyền phù được chuyển động theo phương tiếp tuyến của ống (2), chuyển động trong ống trung tâm (3), qua bộ phận ổn định dòng (4) và đi xuống phần dưới của thiết bị lắng trong. Tại đây sảy ra quá trình phân riêng hệ: các hạt rắn liên kết thành hợp thể lớn rồi lắng xuống đáy thiết bị và được định kỳ tháo ra. Còn nước muối trong được tập trung vào các ống góp và liên tục rút ra khỏi thiết bị.
Để thải bùn lắng ở thiết bị triệt để hơn người ta dùng khí nén sục.
Để không ảnh hưởng tới quá trình lắng,vận tốc dâng của nước trong thiết bị lắng cần duy trì sao cho nó không lớn hơn tốc độ lắng của các hạt nhỏ nhất cần lắng. Đối với dung dịch nước muối vận tốc dâng nước muối cần khống chế trong giới hạn ω = 0,5÷0,8 m/h. Quá trình lắng trong các hạt phân tán mịn chịu ảnh hưởng lớn của các điều kiện ngoại cảnh: nhiệt độ, thành phần, tính chất pha rắn, lưu lượng huyền phù, nhất là về mùa đông thiết bị lắng cần được bảo ôn tốt nhằm ổn định chế độ nhiệt của thiết bị và toan thể dung dịch. Thông thường nhiệt độ ổn định ở giá trị 550÷20C và nhiệt độ ở đầu ra không chênh lệch quá 20C so với nhiệt độ ở đầu vào.Khi nước muối đi vào trong thiết bị nếu nước muối không ổn định hay bảo ôn không đều ở các vùng khác nhau của thân thiết bị đều gây nên chênh lệch nhiệt độ giữa các vùng của nội bộ dung dịch. Điều đó dẫn tới chuyển động đối lưu nhiệt độ giữa các vùng đồng thời tăng cường chuyển động của các hạt rắn mịn làm phá vỡ chế độ làm việc của thiết bị.
Sự bất ổn của thành phần pha rắn, tính chất của pha rắn, lưu lượng huyền phù, tháo dịch không đều trên toàn mặt thoáng của thiết bị đều gây ra chuyển động đối lưu giữa các vùng chất lỏng khác nhau, làm phá vỡ chế độ làm việc của thiết bị.Vì vậy thiết bị lắng cần phải bảo ôn tốt, duy trì nghiêm túc chế độ nhiệt, thành phần và tính chất pha rắn, lưu lượng huyền phù và rút nước trong đều trên mặt thiết bị. Việc tháo bùn không triệt để khỏi thiết bị sẽ gây tích tụ bùn làm ngập miệng ống trung tâm cũng ảnh hưởng lớn tới sự làm việc của thiết bị lắng trong và năng suất của thiết bị.
2.3 Chỉ tiêu khống chế kỹ thuật:
Nhiệt độ nước muối vào thùng lắng trong 55 ÷ 3 oC
3. Công đoạn rửa bùn :
Thiết bị (hình vẽ)
3.2 Trình tự thao tác:
Trước khi nhận ca phải xem xét báo biểu, tình trạng lắng, trong ở các bể rửa bùn và nồng độ muối trong các bể theo trình tự cao, trung bình, thấp.
Khi vận chuyển dịch rửa bùn đều vận hành bằng bơm hút dịch qua phao nổi.
Đối với dòng điện là 11500 A
Bơm hết nước rửa bùn của bể chứa nước muối có nồng độ cao về bể chứa nước rửa bùn
Bơm hết nước trong của bể có nồng độ trung bình sang bể rửa bùn muối có nồng độ cao.
Bơm hết nước trong của bể có nông độ thấp sang bể rửa bùn muối có nồng độ trung bình.
Dùng khi nén sục tất cả các góc bể rồi đóng khí nén để yên tĩnh thực hiện quá trình lắng
Mở nước công nghiệp vào bể có nồng độ thấp nhất, dung khí nén sục đều rồi mở van đáy dùng bơm hút dịch bơm vào máy lọc khung bản…..(thải bùn vào rãnh thải).
Khi thải bùn xong thì phối hợp với lắng trong tháo bùn vào bể với thể tích bùn bằng ¼ bể.
Bơm hết nước trong bể có nồng độ trung bình sang bể vừa tháo bùn, dùng khí nén sục kỹ bể. Sau đó để yên thực hiện quá trình lắng.
Xả nước công nghiệp vào bể có nồng độ trung bình với lưu lượng quy định. Dùng khí nén sục toàn bộ bể, sau đó để yên thực hiện quá trình lắng.
Định kỳ bơm nước rửa bùn sang công đoạn hoà tan, tình chế theo yêu cầu sản xuất.
Đối với dòng điện 11500 A.
Dùng bơm rửa bùn, bơm nước trong của từng bể sang thùng chứa nước rửa bùn.
Mở nước công nghiệp vào các bể để hoà, dung khí nén sục đều kỹ toàn bể.
Để lắng, phân tích nồng độ muối.
Đối với bể có nồng độ muối thấp sau khi bơm hết nước trong thì thải bùn sau đó tháo bùn vào bể với thể tích bùn theo quy định rồi mở nước công nghiệp vào hoà, dùng khi nén sục đều kỹ toàn bể, để yên thực hiện quá trình lắng trong.
. Các chỉ tiêu khống chế kỹ thuật.
Tỷ lệ thể tích giữa bùn và nước là: 1/41/3
Nồng độ muối trong bùn thải : 15 g/l
Thể tích bùn thải bằng thể tích bùn vào bể
Chất lượng nước muối cấp điện phân:
NaCl: 312 – 318 g/l
NaOH: 0,06 ÷ 0,15 g/l
Na2CO3: 0,25 ÷ 0,5 g/l
SO42-: < 8 g/l
Độ cứng: <0,25 mĐ/l
Fe3+: <15 mg/l
Độ trong: >1000 mm H2O
PH: 8 ÷ 10,5
. Các sự cố, nguyên nhân, biện pháp xử lý:
STT
Hiện tượng
Nguyên nhân
Cách khắc phục
1
Nhiệt độ nước muối không nâng lên được
Mở hơi nóng không đủ.
Cốc thải nước ngưng tắc
Khí không ngưng trong thiết bị quá nhiều
Mở thêm hơi nóng.
Sửa chữa cốc nước ngưng.
Thải hết khí không ngưng trong thiết bị.
2
Lưu lượng nước muối vào thùng lắng thấp
Cánh guồng bơm bị tắc.
Ống chùm gia nhiệt tắc.
Chạy bơm dự phòng, báo sửa chữa.
Chạy gia nhiệt dự phòng, báo sửa chữa.
3
Lớp dịch trong bị đục
Chênh lệch nhiệt độ nhập suất lớn.
Chất lượng nước muối thô không hợp cách.
Chất lượng muối nguyên liệu xấu quá.
Chất lượng dịch trợ lắng không đạt, lưu lượng không phù hợp hoặc bị gián đoạn.
Giảm bớt lưu lượng nước muối thô rồi căn cứ vào chất lượng nguyên liệu áp dụng các biện pháp tương ứng xử lý.
Bổ sung trực tiếp chất trợ lắng vào thùng lắng trong, sục khí nén đồng đều( không sục đáy bùn) rồi để yên thực hiện quá trình lắng trong
4
Lớp dịch trong bị đục
Tỷ lệ bùn trên nước lớn-thời gian lắng trong không đảm bảo
Khống chế đúng tỷ lệ theo quy định.
Duy trì thời gian lắng trong đủ 8h.
5
Thải bùn không được
Ống thải bị tắc hoặc van thải bị tắc
Mở van côn thải bùn rồi dung nước muối thô để thông hoặc tháo van lá chắn ra vệ sinh sửa chữa.
6
Chất lượng nước muối không tốt
Cát bị mang đi nhiều, khoang cát quá thấp.
Sau khi sối rửa thời gian lọc chưa nhiều nên chưa hình thành được màng lọc, tốc độ lọc lớn
Thay thùng lọc mới, bổ sung cát cho thùng lọc cũ.
Đóng nhỏ van suất giảm tốc độ lọc chờ thời gian nhất định mở lại bình thường.
7
Mặt cát bị nứt tầng cát rời khỏi thành thùng.
Khi sối rửa không đạt, chất bẩn trong tầng lọc còn quá nhiều
Khống chế lưu lượng nước vào đều, tăng thời gian sối rửa
Làm phng bề mặt cát.
8
Thùng lọc đệm bị tắc hoặc tốc độ quá chậm
Do thùng lọc cát quá bẩn.
Do kết tinh muối.
Ngừng lọc, vệ sinh sối rửa thùng
Thông nước ngưng.
9
Nồng độ nước muối tinh chế nhỏ hơn nồng độ nước muối thô
Thiết bị gia nhiệt bị thủng
Van mồi của bơm hở
Van liên thông với hệ nước sạch không kín
Vận hành thiết bị dự phòng, báo sửa chữa
Kiểm tra lại van
10
Bơm nước muối không lên
Đường nhập bơm hở
Hở cổ bơm nước muối
Kết tinh nước muối trên đường ống nhập
Phát hiện và xử lý chỗ hở
Chèn lại bơm
Phát hiện chỗ kết tinh, chạy bơm dự phòng
11
Áp suất rất cao nhưng lưu lượng bơm thấp, không thấy hối lưu nước muối
- Van xuất của bơm mở quá nhỏ.
- Đường ống xuất bị kết tinh muối làm thu hẹp tiết diện ống xuất hoặc làm tắc hẳn ống xuất.
- Mở to van xuất của bơm- Nhanh chóng phát hiện chỗ kết tinh cục bộ, dùng nước ngưng để thông. Nếu không thông được thì phải dừng máy để xử lý.
12
Nước muối tinh chế bị đục
- Chất lượng nước muối lọc không tốt.
- Trong bể nước muối có nhiều kết tủa
- Kiểm tra xử lý thùng lọc- Định kỳ lần lượt vệ sinh các bể nước muối
13
Hàm lượng muối trong bùn thải quá cao.
- Lượng bùn vào bể quá lớn.- Tỷ lệ bùn / nước lớn hơn qui định.- Khi tiến hành rửa, sục bùn không kỹ
- Khống chế đúng tỷ lệ bùn/nước theo đúng quy định.
Khi rửa bùn cần sục đều kỹ các vùng trong toàn bể.
3.5. Một số vấn đề liên quan.
Yêu cầu muối sau khi làm sạch.
Nước muối phải trong suốt, môi trường trung tính hay kiềm nhẹ, nồng độ Ca2+ và Mg2+ không quá 0,001 (g/l)
Khi nước muối có nồng độ 7 (g/l) trở lên thì người ta cho ion Ba2+ vào để loại ion SO4. Khi đó xảy ra phản ứng:
Ba2+ + SO42- ( BaSO4
Ta sử dụng Ba2+ để tách SO42- vì ion này trong dung dịch sẽ ảnh hưởng đến nồng độ muối, làm cho muối không đặc lên được và SO42- rất mịn, bám vào bề mặt truyền nhiệt làm giảm năng suất
4. Công đoạn lọc muối – bơm muối :
Để tăng cường làm sạch nước muối, để giúp cho thiết bị lắng trong khi có sự cố có thể nhận nước muối đục, sau thiết bị lắng trong người ta thường lắp thêm thiết bị lọc đệm.
hình vẽ
* Cấu tạo:
Hình trụ ϕ = 1600 mm, H = 3370 mm. Bên trong có chứa các lớp sỏi , cát làm vách ngăn lọc, ta chọn lớp cát thạch anh để lọc nước muối. Để tránh hoà tan hoặc phản ứng với các cấu tử có trong nước muối làm ảnh hưởng đến chất lượng nước cấp cho điện phân, các lớp cát sỏi có thành phần cát sỏi khác nhau, xếp theo nguyên tắc các hạt có kích thước lớn ở dưới đáy và nhỏ dần lên trên. Cách sắp xếp như vậy sẽ tạo ra lớp vách ngăn lọc có độ rỗng cao, đường kính lỗ mao quản thay đổi liên tục giữ được các hạt vẫn nhỏ nhưng trở lực lại không lớn trong quá trình làm việc do sự mài mòn làm giảm dần khối lượng và kích thước hạt đệm nên cần định kỳ kiểm tra và bổ sung chiều cao từng lớp và kích thước, thành phần cỡ hạt lớp lọc được bố trí như sau:
Cỡ hạt(mm)
<0.5
0.5÷1
1÷2
2÷3
3÷5
>5
Ban đầu(%)
5.5
29.1
29.7
33.1
2.6
Sau 5 tháng (%)
7.2
14.8
36.9
27.4
12.4
13
Nguyên lý làm việc:
Ban đầu huyền phù được nạp đầy vào thùng lọc theo màng chảy tràn vào thiết bị. Cần duy trì chiều cao của mức dịch này không đổi, tránh sối mạnh làm nứt lớp lọc, giai đoạn đầu một số hạt nhỏ có thể chui qua lỗ làm đục dịch nhưng cũng có một số hạt bị kẹt vào lỗ mao quản hoặc một số hạt kết dính vào với nhau , bịt một phần lỗ mao quản . Kết quả các hạt rắn nhỏ dần bị giử lại dịch lọc trở nên trong dần. Đến một lúc nào đó tạo ra lớp màng trên bề mặt lọc lúc này dịch lọc trở nên trong suốt . Dịch lọc được thu vào trong ống góp qua các lỗ bố trí trên bề mặt ống góp, qua miệng ống xuất xuống bể chứa. Tuỳ theo lượng pha rắn trong huyền phù , chiều dầy lớp bẩn được giữ lại trên bề mặt lọc, vận tốc lọc giảm xuống . Đến một lúc nào đó trở lực của lớp lọc quá cao, cần phải ngừng lại để tiến hành rửa bã để khôi phục tốc độ lọc.
Chu kỳ rửa ngược với lọc: Nước rửa theo ống góp 2 qua các lỗ trên bề mặt ống phân bố đều trên toàn bộ tiết diện của thùng lọc và đi ngược lên phía trên , kéo theo các hạt rắn của lớp bã trên bề mặt qua màng về cửa số 6 về thùng chứa nước rửa, rửa đến khi trong suốt. Lưu lượng nước sối rửa khống chế sao cho vận tốc không lớn hơn vận tốc lắng của các hạt có kích thước nhỏ nhất. Để tránh trôi hạt cát theo nước rửa ra ngoài.
Chiều cao của các lớp sỏi cát không đủ, kích thước hạt không đúng, bề mặt cát bị nứt nẻ không đều đặn có ảnh hưởng đến quá trình lọc. Do đó tốc độ đọc giảm dần theo thời gian làm việc nên cần khống chế lưu lượng nước vào trong thùng lọc tránh chảy tràn thùng lọc.
5. Công đoạn điện giải :
.Nhiệm vụ:
Phân ly sản điện phân ở mức độ thuần khiết cao nhất: dịch điện giải, clo khí và hyđro khí.
Duy trì chế độ làm việc của thùng ổn định liên tục đạt hiệu suất dòng điện mức cao nhất cho phép.
Phát hiện kịp thời thay thế sửa chữa thùng điện phân đảm bảo an toàn chống sự cố xảy ra.
Vệ sinh cương vị, bảo dưỡng máy móc thiết bị thuộc phạm vi quản lý của cương vị.
Ghi chép kịp thời, rõ rang, chính xác đầy đủ các hạng mục báo biểu, có ý thức giữ gìn báo biểu đầy đủ, sạch sẽ.
. Sơ đồ mặt bằng phân xưởng công đoạn điện giải:
Nước muối sơ cấp trước khi vào các thùng điện phân được gia nhiệt bởi thiết bị gia nhiệt dạng tấm lên nhiệt độ 85 ÷ 90 oC.
Mặt bằng công đoạn điện giải có 72 thùng điện phân giống nhau,chia làm 4 dãy, mỗi dãy có 18 thùng. Các thùng điện phân giống nhau và được mắc nối tiếp với nhau. Các ống dẫn sản phẩm của các thùng điện phân được dẫn về ống chung cho từng sản phẩm và chuyển sang công đoạn khác.
. Thùng điện phân
Cấu tạo
Cấu tạo thùng điện phân Titan DSA-8.
(1)- ống thoát khí Cl2 ( ϕ90 ) nhựa PVC , hoặc nhựa Palit
(2)- ống phòng nổ ( ϕ90 )
(3)- ống thoát khí H2 ϕ 89 làm bằng thép
(4)- thước so mức dịch katôt ít:nhựa PVC
(5)- cổ nghỗng thoát dịch katôtlit (bằng thép ϕ 40)
(6)- phễu hứng dịch katôtlit nhựa PVC
(7)- Tấm đồng dương cực gồm 13 thanh: 800x400mm/1 thanh.
(8)- Chân sứ cách điện
(9)- Thép chữ U (2 nhánh)
(10)- Tấm thép chịu lực
(11) (15)- gioăng cao su
(12)- Đai ốc giữa catôt + đế dương cực ở ngoài đai ốc có sứ cách điện giữa dương cực và âm cực
(13)- Thân hòm catôt làm bằng thép
(14)- Tấm đồng âm cực vặn ốc trực tiếp vào thân hòm catot
(16)- Van nắp thùng với thân hòm catot
(17)- Tước đo mức dịch anolit ϕ 40
(18)- Cửa lấy mẫu Cl2 (H2/Cl2)
(19)- Cửa nhập nước muối ϕ40
- Tổng trọng lượng nắp thùng : 776 Kg
- Kích thước bên ngoài thùng điện phân:
1.76 x 1.05 x 1.98 (m)
-Tổng trọng lượng GW =1.67 tấn
Nắp thùng được làm bằng thép trong có lót cao su, là 1 hình thang đáy lớn: 13000mm, đáy nhỏ: 726mm.
Cấu tạo các góc lượn các góc để dễ dán lót cao su.
Hiện nay công ty đang sử dụng loại nắp compozit Lf hợp chất nhựa PVC bền vững trong môi trương axit-kiềm nhưng có nhược điểm là không chịu được nhiệt độ cao.
Anot:
Mỗi thùng điện phân gồm 13 tấm anot được phủ lưới Ti/TiO2 + RuO2 trong đó TiO2 chiếm 70 % và RuO2 30% được nhập từ Trung Quốc.
- Mỗi tấm A có kích thước
+ Chiều dài: 80 (mm)
+ Chiều rộng: 40 (mm)
+ Chiều dày: 3 (mm)
- Thanh tiếp điện làm bằng đồng được bắt vít vào đáy thùng điện phân để dẫn dòng điện từ đáy thùng vào A, đặt giữa ngăn K nhưng không tiếp xúc K.
- Sau một khoảng thời gian là 5 năm thì lớp oxit dần bị bong ra ( do bị điện thế đánh thủng), lúc đó ta phải đem sang Trung Quốc để tiến hành mạ lại.
- Ưu điểm của điện cực này so với điện cực các-bon grafit:
+ Có tốc độ ăn mòn nhỏ (10 50 g/năm) nên kích thước của điện cực là ổn định
+ Điện thế thùng nhỏ (2,2V)
+ Hiệu suất điện phân thu được cao (>97%)
+ Độ dẫn cao
+ Quá thế Cl2 nhỏ, chỉ khoảng 50 (mV)
b. Catot
- Là toàn bộ khung thép làm than có bọc xốp cách điện và nhiệt và các tấm chia ngăn được đúc liền vào than. Tất cả các tấm đều có dạng lưới.
- Điện được dẫn vào catot theo 2 thanh đồng được bắt chặt vào một mặt của than thùng, còn một đầu của 2 thanh đồng kia thì bắt vào đáy của thùng kế tiếp để tiếp điện cho anot của thùng kia. Do dòng điện dẫn vào là dòng một chiều.
- Catot sau đó được phủ một lớp amiăng làm màng ngăn, màng có tác dụng không cho dung dịch từ A sang K. Màng được chế tạo bám chắc vào catot dựa vào áp lực do một bơm chân không tạo ra.
* Đặc tính kỹ thuật của thùng điện phân TITAN DSA - 8
Phụ tải dòng điện cực đại : 15000 A/h
Diện tích cực dương : F=8.32 m2
Mật độ dòng điện cực dương: 14.5 – 18.0 A/dm2
Điện thế thùng: 3.16 – 3.33 V
Cực ly giữa cực và cực dương : 8.5 mm
Chiều rộng cực dương: 400 mm
Chiều dài cực dương: 800 mm
Chiều dày cực dương: 33 mm
Nhiệt độ thùng: 900C – 950 C
Hiệu suất dòng điện : 96 %
5.3.2 Nguyên lý làm việc:
Nước muối được bão hòa qua gia nhiệt cấp vào qua cửa (19). Sau khi quan sát mực nước muối qua thước đo số (17). Được dòng điện một chiều đi qua 2 cực: cực dương được đi vào qua tấm đồng số (7), cực âm đi vào qua tấm đồng âm cực số (14). Khi tăng dòng điện một chiều đến một cường độ cho phép. Trong anôt và trong katot xảy ra quá trình điện hóa dung dịch muối ăn, chia ra làm hai mức dịch.Muối dịch anolit và mức dịch catolit do có hai mức dịch và sự chênh lệch mức dịch thuỷ tĩnh: cực âm catot cho ta sản phẩm: xút(dịch điện giải) và được tháo qua cửa số (5) qua phễu số (6) PVC cách điện.
Katot cực âm cho ta sản phẩm thứ 2: khí H2 từ vùng catôlít đi ra cửa ra, đề phòng sự cố nổ thùng người ta lắp màng phòng nổ.
Anốt cực dương: khí Cl2 được thoát ra cửa số (1) được bơm sấy khô Cl2 hút về.
Vai trò và chức năng thiết bị.
Vai trò và chức năng của thùng Anot TINTANDSA – 8 đóng vai trò hết sức quan trọng trong công đoạn điện phân nước muối nói riêng và khu vực điện phân Xút – Cl2 nói chung. Vì vậy về công nghệ vận hành luôn luôn phải tuân thủ theo quy định nghiêm ngặt về chỉ tiêu khống chế kỹ thuật của thùng điện phân DSA-8.
Điều kiện vận hành của thùng điện phân:
Trước khi mở máy cần chú ý các điều kiện sau:
Các thùng điện phân lắp đặt hoàn chỉnh, các phụ kiện của thùng đầy đủ, các tấm đồng nối thùng lắp chính xác và tiếp xúc tốt.
Ống công nghệ lắp đặt xong, thông rửa, thổi dịch thử áp đặt yêu cầu.
Hệ thống cấp điện (một chiều, động lực, chiếu sang) đã sẵn sàng cấp điện.
Các thiết bị, bơm, van, thuỷ phong Cl2, H2 đầy đủ và hoàn thiện.
Phân xưởng và các bộ phận liên quan có điện thoại thông tin, công nhân vận hành phải có mặt tại cương vị.
Các điều kiện trên đã đầy đủ thì làm công tác chuẩn bị chạy máy.
Phải cho trạm N2 đốt lò trước 4 giờ để đảm bảo cung cấp đủ khí N2 hợp quy cách.
Trước khi mở máy 2h, báo công nhân cương vị điện phân, sấy khô khí Cl2, dùng N2 thông toàn bộ hệ đường ống H2. Phân tích O2 dư trong đường ống, nếu nhỏ hơn 1% thể tích là được và giữ N2 trong ống.
Trước khi chạy máy báo công nhân cương vị sấy khô Clo:
Kiểm tra thùng thuỷ phong của đường ống Clo chung xem có tốt không. Cho bơm hút Clo chạy trước 30 phút.
Đối với màng mới đưa vào vận hành, trước khi mở máy 2h bắt đầu cấp nước muối vào thùng điện phân. Khi thấy nước muối chảy tràn ở miệng ống xuất dịch điện giải thì lấy nút cao su nút kín miệng ống lại.
Đối với các thùng đã vận hành, bổ sung nước muối đã gia nhiệt tới mức 160 ÷ 300 mm. Cho nước vào các thuỷ phong H2 và Cl2.
Kiểm tra các êcu đồng đáy thùng điện phân, gioăng đáy thùng, đường ống dẫn khí Clo đảm bảo phải kín, không rò rỉ. Nếu rò rỉ phải xử lý ngay trước khi mở máy.
Kiểm tra các đường ống dẫn khí, dẫn dịch và bộ phận cách điện phải đảm bảo sản xuất bình thường.
Trong trường hợp có nghi ngờ, trước khi mở máy 1 giờ báo cho hóa nghiệm lấy mẫu dịch dương cực của các thùng cá biệt để kiểm tra hàm lượng sắt trong đó.
Kiểm tra lần cuối trước khi mở máy:
+ Thùng điện phân có mát đất không? Máy móc thiết bị làm việc bình thường không?
+ Có chỗ nào rò rỉ không? Các đồng hồ đo có đủ điều kiện làm việc không?
+ Cấp nước muối có bình thường không?
Lệnh cho công nhân vào cương vị chuẩn bị mở máy.
. Các chỉ tiêu khống chế kỹ thuật:
TT
Hạng mục
Chỉ tiêu
Số lần – Vị trí
1
Nhiệt độ nước muối vào thùng (oC)
75-85oC
Thường xuyên
2
H2/Cl2 từng thùng %
<1%
2 lần /trên tuần
3
Mức nước muối từng thùng (mm)
÷ 10 so với mức qui định
Thường xuyên
4
Điện thế thùng (V)
2,8 ≤ V ≤ 3,3
3lần/ tuần (từng thùng)
5
Cl2 trong ống chung (%V)
≥ 93%V
4lần / ca (ống chung)
6
H2/Cl2 ống chung (%V)
≤ 0,8
4lần / ca (ống chung)
7
O2/Cl2 ống chung (%V)
≤ 2,5
2 lần/tháng (ống chung)
8
Nồng độ NaOH từng thùng g/l
90 <NaOH<150
2 lần/ tuần (từng thùng)
9
NaOH thùng chứa (g/l)
100 ÷ 135
1 lần/bể (thùng chứa)
10
Áp suất H2 ống chung (mmH2O)
0 ÷ 5
Thường xuyên
11
Áp suất Cl2 ống chung (mmH2O)
-5 ÷ -15
Thường xuyên
. Các sự cố, nguyên nhân và biện pháp khắc phục:
TT
Hiện tượng
Nguyên nhân
Cách khắc phục
1
Ống dẫn nước muối bị tắc
- Trong nước muối có nhiều gốc SO42- và khi nhiệt độ thấp là muối kết tinh- Gia nhiệt nước muối quá cao làm bốc hơi nước nhiều làm muối kết tinh trong đường ống
- Thông đường ống dẫn nước muối, nếu thông được phải ngừng điện- Báo cương vị nước muối xử lý gốc SO42- và nâng cao nhiệt độ nước muối- Gia nhiệt nước muối đúng qui cách
2
Đường ống dẫn nước muối bị rò, nước muối chảy ra nhiều
- Do lâu ngày đường ống bị mòn.- Do mối hàn không tốt- Do hóa chất khác bắn vào
Nhanh chóng chuẩn bị vật tư thay thế, nâng cao mức nước muối toàn bộ các thùng lên 250mm. Đóng van xuất nước muối thùng cao vị lại, nhanh chóng thay đoạn ống hỏng. Nếu thùng nào cạn phải bổ sung nước muối trực tiếp ngay lập tức
3
H2 bị cháy
- Bộ phận ngắt điện H2 không sạch gây dòng điện bị rò.- Cách điện của thùng điện phân không tốt có bộ phận bị tiếp đất gây lậu điện và chênh lệch điện thế đối đất quá lớn.
- Liên hệ với công đoạn sấy khô Clo khống chế áp H2 dương để ngọn lửa cháy ngoài ống rồi dùng vải amiăng hoặc nút cao su nút lại cách ly H2 với không khí.- Thay ống cao su bị cháy, vệ sinh bộ phận ngắt điện H2.
- Kiểm tra điện thế đối đất, nếu lớn quá phải xử lý.
- Khi H2 bị cháy tuyệt đối không được cắt dòng điện 1 chiều hoặc khống chế áp suất H2 âm
4
Mức dịch toàn bộ các thùng giảm
- Mức dịch thùng cao vị nước muối giảm.
- Ống dẫn nước muối bị rò
- Bơm Clo hút quá âm
- Tắc gia nhiệt
- Báo công đoạn nước muối cấp đủ nước muối. Thông tắc gia nhiệt
- Kiểm tra và bịt kín vết dò
- báo công đoạn sấy khô Clo khống chế đúng qui định
5
Hàm lượng H2/Cl2 các thùng đều cao
- Hàm lượng Fe3+ trong nước muối quá cao
- Áp suất H2 quá lớn hoặc áp suất Clo dao động nhiều
- Thải bỏ nước muối cũ thay nước muối mới hợp qui cách
- Báo công đoạn sấy khô Clo khống chế đúng qui định
6
Lưu lượng thùng điện phân cá biệt rất lớn
- Nếu mức dịch dương cực không giảm nhanh thì do miệng xuất H2 của thùng bị tắc làm H2 không thoát ra được hoàn toàn.
- Nếu mức dịch dương cực giảm nhanh thì do màng ngăn bị rách hoặc bị tơi ra
- Kiểm tra xử lý tắc
- Mở lớn nước muối duy trì mức dịch phân tích hàm lượng H2/Cl2 nếu lớn hơn 3% thì cắt ngay thùng đó.
7
Áp suất Clo lớn hơn qui định
- Công đoạn sấy khô có sự cố
- Tắc ống thủy phong hay bộ phận làm lạnh dẫn tới Clo bị tắc
- Liên hệ với công đoạn sấy khô Clo khống chế đúng qui định.
- Kiểm tra thông các thủy phong Clo
8
Hàm lượng H2/Cl2 trong thùng cá biệt cao
Nếu là thùng điện phân mới lắp thì do:
- Màng cách mỏng quá, H2 khuếch tán sang nhiều
- Trong khi lắp thùng hay khi nạp nước muối làm thủng màng cách, dịch điện giải chảy nhiều và đục
- Khi lắp thùng bỏ quên vật bằng sắt trong thùng.
Nếu là thùng cũ thì do : màng già, trở lực lớn nên H2 khuếch tán sang phía cực dương nhiều
- Nếu là thùng điện phân mới lắp thì tiếp tục phóng không H2 nâng cao mức nước muối. Nếu không được thì thay màng hoặc xử lý lấy vật bằng sắt ra.
- Nếu là thùng cũ thì nâng cao mức dịch nước muối phóng không H2 tại chỗ. Nếu không được thì thay màng cách.
9
Bộ phận ngắt điện H2 của thùng cá biệt có hiện tượng sủi bọt
Tắc miệng ống xuất dịch điện phân
Trong miệng ống xuất dịch điện phân.
10
Áp suất H2 thùng cá biệt cao
Ống nhánh H2 bị tắc
-Thông ống nhánh H2
11
Áp suất H2 cao không ổn định
- Ống thủy phong H2 bị tắc
- Bộ phân xử lý H2 bị sự cố
- Thông ống thủy phong H2
- Liên hệ với công đoạn sấy khô Clo, nếu trong thời gian ngắn không xử lý được thì phóng không H2 ngay.
12
Điện thế thùng cá biệt thấp
Lắp thùng không chính xác gây đoản mạch
Tháo thùng cách ly giữa anot và catot bằng vật liệu cách điện
13
Áp suất Clo thùng cá biệt quá cao
- Tắc ống nhánh Clo
- Trong ống chung Clo của dãy thùng đọng nước ảnh hưởng đến miệng xuất Clo của thùng đó.
- Điện thế thùng quá cao, nhiệt độ thùng quá cao, Clo mang nhiều hơi nước hoặc có sự đoản mạch giữa các cực gây nhiệt độ thùng cao
- Khống chế áp Clo ống chung âm, rồi trang bị mặt nạ vào thông nhánh Clo bị tắc
- Thải nước đọng
- Kiểm tra điện thế thùng quá cao hoặc quá thấp thì cho cắt thùng.
14
Điện thế các thùng điện phân đều thấp
- Vôn kế không chính xác
-Dòng điện chỉnh lưu báo không chính xác, thấp hơn thực tế
- Hiệu chỉnh lại Vôn kế
- Yêu cầu chỉnh lưu kiểm tra lại dòng điện
15
Áp suất hơi nóng trong thiệt bị gia nhiệt tăng quá mức cho phép
- Do lưu lượng nước muối giảm hoặc bị tắc nghẹt.
- Do bề mặt tấm trao đổi nhiệt bị cáu bẩn cản trở quá trình trao đổi nhiệt
- Do áp suất hơi nguồn tăng đột ngột
- Dừng vận hành tạm thời thiết bị, chuyển vận hành tạm thời thiết bị dự phòng, tìm cách thông tắc đường nước muối, sau đó chuyển thiết bị sang vận hành bình thường
- Dừng vận hành thiết bị, chuyển vận hành sang thiết bị dự phòng. Sau đó đưa thiết bị về chế độ bảo dưỡng.
- Khống chế lại van hơi nóng cấp vào thiết bị
16
Chênh lệch điện thế đối đất quá lớn.
-Sứ cách điện bị kết tinh muối.
- Hoa sen không phẳng hay chạm vào phễu.
- Bộ phận ngắt điện H2 không sạch.
- Miệng phun nước muối không tốt tạo ra mù.
- Có vật dẫn điện lạ từ thùng điện phân xuống đất
- Bộ phận chỉnh lưu tiếp đất bị lậu điện.
- Rửa nước cất rồi lau khô.
- Đặt hoa sen phẳng cách phễu một khoảng xác định.
- Tháo xuống rửa sạch rồi lau khô.
- Thay đầu phun nước muối khác.
- Kiểm tra và loại bỏ.
- Nếu xử lý như trên không hiệu quả thì do bộ phận chỉnh lưu bị lậu điện cần báo cho họ xử lý.
17
Điện thế thùng cao cá biệt cao
Nếu là thùng mới do:
-Dương cực chế tạo không tốt
- Tấm đồng tiếp xúc không tốt.
Nếu là thùng cũ do:
-Màng cách quá già.
Đối với thùng mới:
-Thay thế dương cực mới. Xiết chặt các mối tiếp xúc.
Đối với thùng cũ:
-Thay thế dương cực, nâng cao mức nước muối, tháo màng đem rửa hoặc thay thế màng mới.
18
Nhiệt độ tấm đồng cao
-Các mối tiếp xúc tấm đồng không tốt.
- Vặn chặt các mối tiếp xúc, bôi dầu bảo vệ.
19
Áp suất buồng hơi nóng của thiết bị dự phòng tăng cao.
Do van hơi nóng cấp vào thiết bị bị hở.
Mở nhích van xuất nước ngưng từ thiết bị gia nhiệt dự phòng đến cốc tháo nước ngưng để xả áp trong thiết bị gia nhiệt dự phòng về O, sau đó tìm cách làm kín hoặc thay van hơi nóng vào thiết bị gia nhiệt dự phòng.
20
Hiệu suất dòng điện thấp.
-Dòng điện dao động lớn nhiều lần.
-Dòng điện một chiều báo cao hơn thực tế.
-Đo thể tích dịch điện phân không chính xác.
-Phản ứng phụ do:
+Nhiệt độ điện phân thấp, Clo tan nhiều trong dịch.
+Nước muối hàm lượng thấp.
+Màng cách già hoặc khống chế nước muối thấp quá, nồng độ dịch điện phân quá cao.
+Khống chế lưu lượng nước muối không ổn định.
+Áp suất Cl2, H2 dao động quá lớn.
-Mất điện nhiều do:
+Chân sứ bị vỡ.
+Hoa sen vị lệch phễu, chạm thùng.
+Ống nhánh H2 bẩn.
-Điện thế thùng quá thấp do đoản mạch.
Đề nghị công ty giải quyết:
-Yêu cầu chỉnh lưu lại chính xác.
-Có thể do phân tích nồng độ không chính xác, yêu cầu kiểm tra lại.
-Đo thể tích điện phân cho chính xác.
-Tìm các biện pháp khắc phục cụ thể.
+Gia nhiệt nước muối đúng quy định.
+Báo công đoạn nước muối xử lý kịp thời.
-Báo sửa chữa gấp.
-Khống chế mức nước muối đúng quy định, nếu không được tháo rửa màng hoặc thay màng cách mới.
-Khống chế lưu lượng nước muối ổn định.
-Liên hệ công đoạn sấy khô Clo, khống chế áp suất ổn định.
-Tuỳ theo tình hình thực tế mà giải quyết cho phù hợp.
-Tháo thùng điện phân cách ly anôt và catôt
21
Điện thế các thùng điện phân đều cao.
-Nhiệt độ nước muối thấp hơn quy định.
-Tiếp xúc không tốt, tấm đồng bị nóng.
-Vôn mét không chính xác, ampe mét của chỉnh lưu chỉ không đúng
-Khống chế nhiệt độ nước muối không đúng.
-Xiết chặt các mối tiếp xúc thanh đồng.
-Hiệu chỉnh vôn kế, báo cho chỉnh lưu khống chế dòng điện cho đúng
Công đoạn cô đặc xút :
6.1 Nhiệm vụ:
Đưa dịch điện phân có nồng độ 100 – 130 g/l NaOH cô đặc thành dung dịch có nồng độ 30% NaOH.
Đưa muối tinh khiết tách ra sau khi cô đặc sang cương vị lọc muối để xử lý.
Nâng cao ý thức trách nhiệm và tay nghề, phấn đấu hạ thấp tiêu hao năng lượng, hơi nóng, muối công nghiệp.
Vệ sinh, sửa chữ những thiết bị, van thuộc phạm vi quản lý của cương vị.
Ghi chép rõ ràng, chính xác, kịp thời và đầy đủ các hạng mục của bảng biểu. Có ý thức bảo vệ, giữ gìn báo biểu đầy đủ, sạch sẽ.
6.2 Dây chuyền công nghệ :
6.3 Nồi cô đặc :
6.3.1 Cấu tạo :
a. Cấu tạo của thiết bị cô đặc (hình vẽ)
- Là loại ống tuần hoàn trung tâm
- Phân xưởng cô đặc có 2 nồi chính. Làm việc xuôi chiều có cấu tạo giống nhau gồm 3 phân chính: buồng đốt, buồng bốc hơi, đáy nón.
* Buồng đốt:
Có dạng hình trụ, bằng thép
Các thông số buồng đốt gồm có:
Chiều cao: 2000 mm
Đường kính: 1420 mm
Độ dày thành vỏ: 8 mm
Tổng diện tích truyền nhiệt : ϕ 80 m2.
1 ống tuần hoàn trung tâm 500 mm và 224 ống truyền nhiệt có 57 x 3,5.
Các ống được làm bằng inox. Đầu trên và đầu dưới của các ống được ghép với mặt sàng để đảm bảo độ kín giữa ống với mặt sang và ống với vỏ thiết bị.
1 cửa nhập hơi đốt 280 mm.
1 cửa xả nước ngưng 57 mm
1 cửa xả khí không ngưng 280 mm.
* Buồng bốc hơi.
Có dạng hình trụ, được làm bằng thép.
Các thông số của buồng bốc hơi.
Chiều cao: 4300 mm
Đường kính: 1420 mm
1 cửa nhập dịch 89 mm,gắn ống nhập dịch đưa vào ống trung tâm.
1 cửa hơi thứ : 280 mm.
1 bộ tách giọt và 1 bộ thu hồi giọt 50mm để không cho xút bốc hơi theo hơi thứ.
1 cửa đo nhiệt độ hơi thứ 32mm.
2 cửa nhập nước rửa 57 x 3,5mm.
1 cửa đo nhiệt độ buồng bốc.
1 cửa sửa chữa buồng bốc 400 mm
1 cửa lấy mẫu 32mm để kiểm tra mẫu
1 cửa tuần hoàn tách muối 108 mm
2 mắt kính quan sát 50mm
* Đáy nón:
Các thông số:
Một cửa xuất dịch 108
Một cửa sửa chữa đáy 500
Đáy nón là nơi chứa muối kết tinh trong quá trình cô đặc
6.3.2 Nguyên lý làm việc:
- Nguyên tắc hoạt động chung của hai hiệu là: làm việc xuôi chiều.
- Ở hiệu 1 dung dịch xút có lẫn muối được đun sôi nhờ hơi đốt là hơi nước bão hòa do có sự chênh lệch nhiệt độ giữa chúng ( trao đổi nhiệt gián tiếp. Hơi thứ của hiệu 1 ngay khi tạo thành đã bị hút vào hiệu 2 do có sự chênh lệch áp suất giữa hai hiệu; ở mỗi hiệu thì dung môi lại bay hơi một phần làm cho nồng độ của dung dịch tăng dần lên và muối dễ bị kết tinh nhiều hơn.
- Việc tạo áp suất chân không cho hiệu 2 là điều kiện hiện quan trọng để hai hiệu làm việc liên tục, nối tiếp nhau. Ở điều kiện đó thì dù nhiệt độ hơi thứ từ hiệu 1 sang hiệu 2 có giảm đáng kể nhưng nhiệt độ sôi của dung dịch lại giảm nhiều hơn mặc dù nồng độ của nó tăng.
- Hiện nay, ngoài 2 hiệu chính thì nhà máy còn có thêm 1 hiệu phụ nữa để tăng năng suất và hiệu quả cô đặc.
Hơi nóng được đi vào buồng đốt ở cửa số 2 vào khoảng trống giữa các ống truyền nhiệt. Dịch được nhập ở cửa 12 buồng bốc hơi rồi vào ống trung tâm. Lượng nhiệt được cấp cho ống truyền nhiệt (theo đơn vị thể tích) lớn hơn nhiều so với ống trung tâm và được sôi mạnh liệt hơn tạo ra sự chênh lệch trọng lượng riêng và dịch tràn vào ống trung tâm đi xuống dưới tạo ra dòng tuần hoàn tự nhiên liên tục. Hơi thứ được bốc lên ở hiệu I và làm hơi đốt cho hiệu II. Dịch được chuyển từ nồi I sang nồi II nhờ sự chênh lệch áp giữa 2 nồi qua cửa xuất dịch 1. Nước ngưng trong buồng đốt được thu hồi qua cửa 14. Nước ngưng ở hiệu 2 có kéo theo 1 lượng xút nhỏ được chứa vào thùng chứa nước ngưng để cấp cho lò hơi. Nước ngưng hiệu I được tháo qua gia nhiệt để gia nhiệt dịch điện giải trước khi vào nồi cô đặc và sau đó tháo vào thùng chứa để hoà muối.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Báo cáo thực tập tại công ty cổ phần hóa chất việt trì.doc