Đề tài Thực trạng công tác thu bảo hiểm xã hội bắt buộc ở bảo hiểm xã hội Huyện Cao Lộc – Tỉnh Lạng Sơn

DANH MỤC BẢNG BIỂU THUẬT NGỮ VIẾT TẮT LỜI MỞ ĐẦU1 PHẦN I: TÌNH HÌNH THỰC HIỆN BHXH Ở HUYỆN CAO LỘC – TỈNH LẠNG SƠN CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM, TÌNH HÌNH CHUNG Ở CƠ QUAN BHXH HUYỆN CAO LỘC3 1.1. Đặc điểm tình hình của cơ quan BHXH huyện Cao Lộc. 3 1.1.1. Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển của cơ quan BHXH huyện Cao Lộc3 1.1.1.1. Đặc điểm huyện Cao Lộc. 3 1.1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển BHXH huyện Cao Lộc. 3 1.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và hệ thống tổ chức bộ máy của BHXH huyện Cao Lộc.4 1.1.2.1. Chức năng của BHXH huyện Cao Lộc.4 1.1.2.2. Nhiệm vụ của BHXH huyện Cao Lộc.5 1.1.2.3. Hệ thống tổ chức bộ máy của BHXH huyện Cao Lộc.6 1.1.3. Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và lao động của BHXH huyện Cao Lộc8 1.1.4. Cơ sở vật chất kỹ thuật của BHXH huyện Cao Lộc.8 1.2. Những thuận lợi, khó khăn.8 1.2.1. Những thuận lợi.8 1. 2.2. Những khó khăn.9 CHƯƠNG 2. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN BHXH Ở HUYỆN CAO LỘC10 2.1. Công tác tuyên truyền, thông tin, phổ biến chính sách, pháp luật10 2.2. Tình hình tham gia BHXH bắt buộc.10 2.3. Công tác cấp sổ BHXH, thẻ BHYT.11 2.4. Tình hình thu, nộp BHXH.11 2.5. Công tác xét duyệt hồ sơ, giải quyết chính sách, chế độ đối với người lao động.12 2.6. Công tác chi trả các chế độ cho người lao động.12 2.7. Công tác quản lý tài chính quỹ BHXH.14 2.8. Công tác thanh tra, kiểm tra tình hình thực hiện chính sách, chế độ BHXH và việc xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về BHXH.15 2.9. Giải quyết khiếu nại, tố cáo về BHXH.15 2.10. Công tác tổ chức, quản lý hành chính và tuyên truyền. 15 2.11. Công tác giám định y tế.16 CHƯƠNG 3. NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ17 3.1. Nhận xét17 3.1.1. Những mặt đạt được.17 3.1.2. Những hạn chế. 17 3.2. Kiến nghị18 PHẦN II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THU BHXH Ở HUYỆN CAO LỘC – TỈNH LẠNG SƠN. CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC THU BHXH19 1.1. Một số vấn đề cơ bản về BHXH.19 1.1.1. Khái niệm về BHXH.19 1.1.2.1. Bản chất xã hội của BHXH.19 1.1.2.2. Bản chất kinh tế của BHXH.20 1.1.2.3. Bản chất chính trị, pháp lý.20 1.1.3 Sự cần thiết khách quan của BHXH.21 1.2. Một số lý luận cơ bản về thu BHXH.21 1.2.1. khái niệm về thu BHXH.21 1.2.2. Vai trò công tác thu BHXH.22 1.2.3. Nội dung công tác thu BHXH23 1.2.3.1. Đối tượng, căn cứ, phương thức thu BHXH.23 1.2.3.2. Quy trình thu BHXH.27 1.2.3.3. Tổ chức thu BHXH27 1.2.3.4. Một số nhân tố ảnh hưởng đến công tác thu BHXH.29 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THU BHXH Ở HUYỆN CAO LỘC – TỈNH LẠNG SƠN31 2.1. Đặc điểm kinh tế xã hội huyện Cao Lộc.31 2.2. Thực trạng công tác thu BHXH ở BHXH huyện Cao Lộc.31 2.2.1. Đối tượng thu.31 2.2.1.1. Người lao động.31 2.2.1.2. Người sử dụng lao động.33 2.2.2. Phương thức và mức đóng BHXH ,BHYT.35 2.2.2.1. Phương thức đóng BHXH, BHYT.35 2.2.2.2. Mức đóng BHXH, BHYT.36 2.2.3. Quy trình thu.37 2.2.4. Quản lý tổ chức thu. 39 2.2.4.1. Phân cấp thu. 39 2.2.4.2. Quản lý tiền thu. 39 2.2.4.3. Thông tin, báo cáo. 39 2.2.4.4. Kết quả thu. 40 2.2.5. Thực trạng công tác lập và giao kế hoạch thu hàng năm.42 2.3. Đánh giá chung.42 2.3.1. Những mặt đạt được của BHXH huyện Cao Lộc.42 2.3.2. Những hạn chế cần khắc phục.43 2.3.3. Nguyên nhân. 44 CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ LÀM TĂNG NGUỒN THU BHCH HUYỆN CAO LỘC45 3.1. Một số giải pháp nhằm tăng nguồn thu BHXH huyện Cao Lộc. 45 3.1.1. Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền.45 3.1.2. Tổ chức thực hiện. 45 3.1.3. Tăng cường phối hợp với các ngành trong quá trình thực hiện.46 3.1.4. Xây dựng nguồn nhân lực.46 3.1.5. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, đôn đốc công tác thu BHXH47 3.1.6. Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin.48 3.2. Một số kiến nghị48 3.2.1. Cần hoàn thiện các văn bản pháp luật về BHXH48 3.2.2. Tiến hành cải cách thủ tục hành chính.49 3.2.3. Công nghệ thông tin.49 KẾT LUẬN50 TÀI LIỆU THAM KHẢO51

doc57 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4815 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng công tác thu bảo hiểm xã hội bắt buộc ở bảo hiểm xã hội Huyện Cao Lộc – Tỉnh Lạng Sơn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cứu, đi điều dưỡng ở trong và ngoài nước mà vẫn hưởng tiền lương hoặc sinh hoạt phí ở đơn vị trước khi được cử đi thì vẫn phải đóng 20% BHXH và 3% BHYT (nếu có); người lao động ký hợp đồng lao động với nhiều đơn vị tại một thời điểm thì chỉ đăng ký đóng BHXH, BHYT theo một hợp đồng lao động. - Những người chỉ tham gia BHYT: Cơ quan trực tiếp quản lý người tham gia BHYT lập danh sách và đăng ký nơi khám chữa bệnh cho người tham gia BHYT với cơ quan BHXH, hàng tháng chuyển tiền đóng BHYT vào tài khoản chuyên thu của cơ quan BHXH mở tại Kho bạc Nhà nước. Riêng người hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH, do BHXH Việt Nam thực hiện chuyển tiền từ quỹ BHXH bắt buộc sang quỹ BHYT bắt buộc. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động trong các doanh nghiệp thuộc lực lượng vũ trang đóng trên địa bàn nào thì thực hiện đóng BHYT tại địa bàn đó theo phân cấp của cơ quan BHXH và phải gửi kèm theo danh sách lao động đã tham gia BHXH được cơ quan BHXH thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và Ban Cơ yếu Chính phủ xác nhận. - Số tiền đóng BHXH, BHYT trong kỳ được tính đủ số tiền BHYT và tiền lãi do đóng chậm, đóng thiếu (nếu có). 1.2.3.2. Quy trình thu BHXH. Quy trình thu BHXH là tổng thể các công việc cần phải tiến hành. Theo đó là cả một quá trình sắp xếp thứ tự lôgic trước sau, công việc nào cần phải thực hiện trước, công việc nào cần phải thực hiện sau để đạt được mục tiêu đã đề ra với hiệu quả cao nhất. Các cơ quan đơn vị sử dụng lao động tham gia đóng BHXH lần đầu có trách nhiệm lập đầy đủ hồ sơ đăng ký tham gia BHXH với cơ quan BHXH được phân công quản lý theo địa giới hành chính cấp tỉnh nơi cơ quan đơn vị đóng trụ sở. Đối với các cơ quan, đơn vị sử dụng lao động đã có tài khoản, trụ sở đóng trên địa bàn tỉnh thì hàng tháng nếu có biến động so với danh sách tham gia BHXH thì đơn vị quản lý đối tượng lập danh sách điều chỉnh gửi cơ quan BHXH để kịp thời điều chỉnh. Hàng quý cơ quan BHXH và đơn vị tiến hành đối chiếu trước ngày 30/11 hàng năm đơn vị quản lý đối tượng phải lập danh sách lao động và quỹ tiền lương trích nộp BHXH cho cơ quan BHXH được phân công quản lý. 1.2.3.3. Tổ chức thu BHXH * Phân cấp quản lý thu BHXH. - BHXH Việt Nam: chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra tình hình thực hiện công tác quản lý thu, cấp sổ BHXH. Xác định mức lãi suất bình quân trong năm của hoạt động đầu tư quỹ BHXH và thông báo cho BHXH tỉnh. - BHXH tỉnh: Căn cứ tình hình thực tế của địa phương để phân cấp quản lý thu BHXH cho phù hợp với chức năng, nhiệm vụ. Xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu liên quan đến người lao động tham gia BHXH trên địa bàn tỉnh. Xây dựng kế hoạch và hướng dẫn, kiểm tra tình hình thực hiện công tác thu, cấp sổ BHXH theo phân cấp quản lý và quyết toán số tiền thu BHXH với BHXH huyện theo định kỳ quý, 6 tháng, năm và lập biên bản thẩm định số liệu thu BHXHBB (mẫu số 12 - TBH). - BHXH huyện: Tổ chức, hướng dẫn thực hiện thu BHXH, cấp sổ BHXH đối với người sử dụng lao động và người lao động theo phân cấp quản lý. * Lập và giao kế hoạch thu BHXH hàng năm. - BHXH huyện: căn cứ tình hình thực hiện năm trước và khả năng mở rộng người lao động tham gia BHXH trên địa bàn huyện, lập bản "kế hoạch thu BHXHBB" năm sau (mẫu số 13 - TBH), gửi BHXH tỉnh và huyện trước ngày 5/11 hàng năm. - BHXH tỉnh: Lập bản dự toán thu BHXH đối với người sử dụng lao động do tỉnh quản lý, đồng thời tổng hợp toàn tỉnh, lập bản "kế hoạch thu BHXHBB" năm sau (mẫu số 13 - TBH), gửi BHXH tỉnh và huyện trước ngày 20/01 hàng năm. Căn cứ dự toán thu của BHXH Việt Nam tiến hành phân cấp thu BHXH cho các đơn vị trực thuộc BHXH tỉnh và BHXH huyện trước ngày 20/10 hàng năm. - BHXH Việt Nam: căn cứ tình hình thực hiện kế hoạch năm trước và khả năng phát triển lao động năm sau của các địa phương, tổng hợp, lập và giao dự toán thu BHXH cho BHXH tỉnh trước ngày 10/01 hàng năm. * Quản lý tiền thu BHXH. BHXH tỉnh và BHXH huyện không được sử dụng tiền thu BHXH vào bất cứ mục đích gì (trường hợp đặc biệt phải được Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chấp nhận bằng văn bản). Hàng quý, BHXH tỉnh (phòng kế hoạch - tài chính) và BHXH huyện có trách nhiệm quyết toán số tìền 2% đơn vị được giữ lại, xác định số tiền chênh lệch thừa, thiếu, đồng thời gửi thông báo quyết toán cho phòng thu hoặc bộ phận thu để thực hiện thu kịp thời số tiền người sử dụng lao động chưa chi hết vào tháng đầu của quý sau. BHXH Việt Nam thẩm định số thu BHXH theo 6 tháng hoặc hàng năm đối với BHXH tỉnh và BHXH Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, ban cơ yếu Chính Phủ. * Thông tin, báo cáo thu. - BHXH tỉnh, BHXH huyện mở sổ chi tiết thu BHXHBB (mẫu số 07 - TBH), thực hiện ghi sổ theo hướng dẫn sử dụng mẫu biểu. BHXH tỉnh, BHXH huyện thực hiến chế độ báo cáo tình hình thu BHXHBB (mẫu số 09, 10, 11 - TBH) định kỳ tháng, quý, năm như sau: + BHXH huyện: báo cáo tháng trước ngày 22 hàng tháng, báo cáo quý trước ngày 20 tháng đầu quý sau, báo cáo năm trước ngày 25/02 năm sau. + BHXH tỉnh: báo cáo tháng trước ngày 25 thàng tháng, báo cáo quý trước ngày cuối tháng đầu quý sau, báo cáo năm trước ngày 15/02 năm sau. * Quản lý hồ sơ, tài liệu thu. - BHXH tỉnh, BHXH huyện: cập nhật thông tin, dữ liệu của người tham gia BHXHBB để phục vụ kịp thời cho công tác nghiệp vụ và quản lý. - BHXH tỉnh: xây dựng hệ thống mã số đơn vị tham gia BHXHBB áp dụng trong địa bàn tỉnh theo hướng dẫn của BHXH Việt Nam. Mã số tham gia BHXH cấp cho đơn vị để đăng ký tham gia BHXH được sử dụng thống nhất trên hồ sơ, giấy tờ, sổ sách và báo cáo nghiệp vụ. - BHXH các cấp: tổ chức phân loại, lưu trữ và bảo quản hồ sơ, tài liệu thu BHXH đảm bảo khoa học để thuận tiện khai thác, sử dụng, thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin để quản lý người tham gia BHXH, cấp sổ BHXH cho người tham gia BHXHBB. 1.2.3.4. Một số nhân tố ảnh hưởng đến công tác thu BHXH.           * Chính sách tiền lương: Giữa chính sách tiền lương và chính sách BHXH nói chung và công tác thu BHXH nói riêng có mối quan hệ rất chặt chẽ với nhau, chính sách tiền lương là tiền đề cho việc thực hiện chính sách BHXH, điều này càng đặc biệt đúng với nước ta, bởi vì cơ sở tính mức đóng và hưởng BHXH của chúng ta hiện nay phụ thuộc vào tiền lương tối thiểu do nhà nước quy định. Như vậy khi nhà nước nâng lương tối thiểu lên, điều đó cũng đồng nghĩa với việc mức đóng BHXH sẽ tăng lên. Từ đó, số thu BHXH cũng tăng lên.           * Dân số và lực lượng lao động: Người lao động là đối tượng tham gia BHXH, họ là những người trong độ tuổi lao động, là những người trực tiếp tạo ra của cải cho xã hội. Như vậy, nếu một quốc gia có dân số “già”, tức là số người trong độ tuổi lao động chiếm tỷ lệ thấp trong dân số sẽ dẫn đến việc mất cân đối quỹ BHXH bởi vì số người tham gia đóng góp vào quỹ ngày càng ít đi  trong khi số người hưởng các chế độ BHXH, đặc biệt là chế độ hưu trí ngày càng tăng.           * Tốc độ tăng trưởng kinh tế và thu nhập bình quân đầu người: Tốc độ tăng trưởng kinh tế của một quốc gia phản ánh khả năng tiết kiệm, tiêu dùng và đầu tư của Nhà Nước. Nếu một quốc gia có tốc độ tăng trưởng kém, hoạt động sản xuất kinh doanh gặp khó khăn, thu nhập của người lao động thấp, họ sẽ không thực sự gắn bó với doanh nghiệp, quan hệ lao động không được chặt chẽ thì họ rất ít có khả năng được tham gia vào hệ thống BHXH, số thu sẽ ít. Ngược lại, khi quốc gia có tốc độ tăng trưởng cao thì thu nhập của người dân sẽ cao lên. Khi đời sống kinh tế cao thì nhận thức của họ cũng cao lên. Ngoài việc đảm bảo cuộc sống hàng ngày cho bản thân và gia đình họ, họ mong muốn có khoản trợ giúp khi không may gặp các rủi ro xã  hội như: ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hưu trí, tử tuất, thai sản, thất nghiệp khiến cho họ bị mất hoặc giảm thu nhập. Tất cả các yếu tố trên tác động tích cực làm tăng thu BHXH.           * Tuổi nghỉ hưu của người lao động: Khi tuổi nghỉ hưu càng được nâng lên thì mức thu càng tăng, giảm nguy cơ mất cân đối quỹ, ngược lại khi tuổi nghỉ hưu càng thấp thì nguy cơ mất cân đối quỹ càng sớm xuất hiện, bởi vì khi nghỉ hưu sớm số thu được của quỹ không những ít mà quỹ phải chi nhiều hơn cho những người nghỉ hưu. CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THU BHXH Ở HUYỆN CAO LỘC – TỈNH LẠNG SƠN 2.1. Đặc điểm kinh tế xã hội huyện Cao Lộc. Cao Lộc là một Huyện miền núi biên giới nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Lạng Sơn với diện tích tự nhiên là 644.61 km2, Dấn số trên 73783 người với 06 dân tộc: Kinh, Tày, Nùng, Hoa, Dao, Mán sinh sống đoàn kết, hòa thuận. Phía Bắc huyện Cao Lộc giáp với Trung Quốc với chiều dài 83 km. Phía Nam giáp với thành phố Lạng Sơn, Phía Tây giáp với huyện Văn Lãng, huyện có 21 xã, 2 thị trấn, trong đó có 7 xã vùng cao đặc biệt khó khăn, trình độ dân trí còn nhiều hạn chế, dân cư sống không tập trung, giao thông đi lại còn gặp nhiều khó khăn, Cao Lộc có địa hình chia cắt mạnh nhiều núi cao xen kẽ là những cánh đồng, thung lũng hẹp ven sông, suối và chân núi đá vôi thích hợp cho việc trồng rừng, khoanh nuôi tái sinh rừng tự nhiên và phát triển cây công nghiệp dài ngày. Từ những điều kiện tự nhiên đó nhân dân huyện Cao Lộc tập chung sản xuất nông lâm nghiệp là chủ yếu. Ngoài ra Cao Lộc còn nhiều đường bộ, đường sông thông thương với Trung Quốc tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu trao đổi hàng hóa, dịch vụ với Trung Quốc thúc đẩy phát triển thương mại – du lịch trên địa bàn huyện. Trong những năm vừa qua nền kinh tế của huyện có những chuyển biến tích cực, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, các vấn đề xã hội có chuyển biến tích cực, phong trào xây dựng gia đình văn hóa, làng văn hóa được triển khai rộng khắp trên toàn huyện, đời sống nhân dân được ổn định, các chính sách xã hội được quan tâm. Quốc phòng được củng cố, an ninh được giữ vững, chính trị ổn định, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm, bảo vệ vững chắc biên giới tổ quốc, các đoàn thể nhân dân không ngừng được củng cố, kiện toàn xây dựng chính quyền trong sạch, vững mạnh, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu nhiệm vụ của giai đoạn cách mạng mới. 2.2. Thực trạng công tác thu BHXH ở BHXH huyện Cao Lộc. 2.2.1. Đối tượng thu. 2.2.1.1. Người lao động. Thực hiện theo quy định của Luật BHXH, cơ quan BHXH huyện Cao Lộc đã tiến hành thu BHXH, BHYT đối với NLĐ là công dân Việt Nam làm việc trong các cơ quan, đơn vị SDLĐ có HĐLĐ không xác định thời hạn, HĐLĐ xác định thời hạn từ 3 tháng trở lên; cán bộ, công chức, viên chức. Việc quản lý đối tượng tham gia BHXH, BHYT bắt buộc (khối 3%) được cơ quan BHXH huyện Cao Lộc quản lý và phân ra thành 5 loại hình: DNNN; HCSN; Xã, Phường, Thị trấn; Công ty TNHH; Ngoài công lập. Tình hình tham gia BHXH,BHYT bắt buộc của NLĐ trong toàn huyện Cao Lộc được thể hiện qua bảng số liệu sau: Bảng 2.1. Số lao động tham gia BHXH ở huyện cao lộc (2007 – 2009) Loại đơn vị Số lao động ( Người ) 2007 2008 2009 Doanh nghiệp nhà nước 10 10 310 Hành chính sự nghiệp 1.989 2.181 2.090 Xã, Phường,Thị trấn 511 529 525 Công ty TNHH 365 375 487 Ngoài công lập 13 9 10 Thu BHYT 928 1.102 1.654 Tổng 3.816 4.206 5.076 (Nguồn: BHXH Huyện Cao Lộc) - Số lao động bắt buộc tham gia BHXH, BHYT theo quy định trên địa bàn huyện Cao Lộc quản lý ngày càng tăng từ năm 2007 – 2009 tổng số người tham gia BHXH, BHYT tăng từ 3816 người lên 5.076 người, tăng 1260 người tương ứng 133%. Cụ thể: + Năm 2007 – 2008: năm 2007 tổng số người thuộc diện bắt buộc tham gia là 3.816 người thì sang năm 2008 số người đã tăng lên 4.206 người (tăng 390 người tương ứng 110,2%). + Năm 2008 – 2009: năm 2008 tổng số người thuộc diện bắt buộc tham gia là 4.206 thì sang năm 2009 số người đã tăng lên 5.076 người (tăng 870 người tương ứng 120.6%). Sở dĩ, số lao động thực tế tham gia BHXH, BHYT bắt buộc năm 2009 tăng nhanh hơn so với các năm trước là do số DNNN tăng từ 1 đơn vị năm 2008 lên 3 đơn vị năm 2009, tương ứng với từ 10 người (năm 2008) tăng lên 310 người (năm 2009), và do số công ty TNHH tăng từ 19 công ty năm 2008 lên 22 công ty năm 2009, tăng thêm 3 công ty tương ứng với từ 375 người (năm 2008) tăng lên 487 người, tăng 112 người. Số lao động thuộc khối hành chính sự nghiệp tăng đều qua các năm, nhưng đến năm 2009 lại giảm nhẹ từ 2181 người (năm 2008) giảm còn 2090 người (năm 2009) giảm 91 người. Khối Xã, Phường, Thị trấn và khối noài công lập số lao động cũng tăng nhẹ qua các năm nhưng tăng không đáng kể. Bảng số liệu trên cho ta thấy trong 3 năm qua tình hình tham gia BHYT bắt buộc (khối 3%) ở BHXH huyện Cao Lộc. Tổng số người tham gia đóng 3% BHYT bắt buộc ngày càng tăng, năm 2007 là 928 người, đêans năm 2008 là 1102 người tăng 174 người so với năm 2007, đến năm 2009 số người tham gia BHYT bắt buộc là 1654 người tăng 552 người so với năm 2008. Qua phân tích biến động của bảng số liệu trên ta thấy rằng số lao động tham gia BHXH, BHYT thường xuyên tăng lên đều qua các năm. Nguyên nhân của biến động trên là do: + Các đơn vị đóng trên địa bàn huyện tăng lên làm cho số lao động tuyển dụng vào làm việc tăng tăng lên. Trong đó số lao động thuộc diện tham gia BHXH, BHYT theo quy định chiếm đa số nên làm cho số lượng người lao động tham gia đóng BHXH, BHYT tăng lên hàng năm. + Việc tách các trường học cấp I, cấp II, cấp III mới thành lập nên số lượng cán bộ giáo viên mới ra trường được tuyển dụng bổ sung tăng biên chế tham gia BHXH, BHYT cũng là một trong những nguyên nhân làm tăng số lượng lao động tham gia BHXH, BHYT. + Các cán bộ xã, phường cũng là đơn vị được biên chế chính thức nên thuộc diện tham gia BHXH, BHYT bắt buộc từ đó cũng làm tăng số lao động tham gia BHXH, BHYT. 2.2.1.2. Người sử dụng lao động. Hiện nay, cơ quan BHXH huyện Cao Lộc đang tổ chức thu của những đơn vị có trụ sở đóng trên địa bàn huyện Cao Lộc bao gồm: + Các doanh nghiệp thuộc DNNN; + Các cơ quan HCSN, Đảng, Đoàn thể; + Các khối xã, phường, thị trấn; + Các khối công ty TNHH, hợp tác xã; + Các khối ngoài công lập; NSDLĐ tham gia BHXH, BHYT bắt buộc trên địa bàn huyện Cao Lộc được thể hiện qua bảng số liệu sau: Bảng 2.2: Số đơn vị tham gia BHXH, BHYT bắt buộc ở BHXH huyện Cao Lộc (2007 – 2009) Loại đơn vị Số đơn vị (đơn vị) 2007 2008 2009 Doanh nghiệp nhà nước 1 1 3 Hành chính sự nghiệp 102 104 105 Xã, Phường, Thị trấn 23 23 23 Công ty TNHH 13 19 22 Ngoài công lập 2 2 2 Thu BHYT 5 12 38 Tổng 146 161 193 (Nguồn: BHXH Huyện Cao Lộc) Qua bảng số liệu cho thấy số tổng đơn vị tham gia BHXH trên địa bàn huyện trong 3 năm qua ngày càng tăng, năm sau cao hơn năm trước, từ 146 đơn vị (năm 2007) lên 193 đơn vị (năm 2009), tăng 47 đơn vị tương đương với tăng 132,2%. Cụ thể: + Năm 2007 – 2008: tử 146 đơn vị lên 161 đơn vị, tăng 15 đơn vị, tương đương với tăng 110,2%. + Năm 2008 – 2009: tử 161 đơn vị lên 193 đơn vị, tăng 32 đơn vị, tương đương với tăng 119,8%. Nhìn chung các đơn vị tham gia BHXH, BHYT đa số đã nhận thức tốt, và có trách nhiệm tham gia BHXH, BHYT và thu nộp đầy đủ. Hằng năm các đơn vị tham gia BHXH, BHYT của BHXH huyện Cao Lộc đều tăng. Ở khối DNNN trong 2 năm từ 2007 – 2008 không tăng thêm đơn vị nào, chỉ có duy nhất 1 đơn vị tham gia. Do việc khai thác mở rộng, một số doanh nghiệp trước đây là BHXH tỉnh quản lý thu nay chuyển giao cho BHXH huyện quản lý thu như: Công ty cổ phần gạch ngói Hợp Thành, Công ty vận tải hàng hóa đường sắt ga Đồng Đăng, vì vậy sang đến năm 2009 số đơn vị thuộc khối DNNN là 3 đơn vị, tăng thêm 2 đơn vị so năm trước. Số đơn vị tham gia BHXH, BHYT tăng hàng năm. Đơn vị HCSN luôn chiếm đa số, chiếm trên 50% tổng số đơn vị tham gia BHXH của Huyện, năm 2007 là 102/146 đơn vị, năm 2008 là 104/161 đơn vị, năm 2009 là 105/193 đơn vị. Đơn vị HCSN tăng chủ yếu là do đối tượng tham gia BHXH ngày càng được mở rộng, do việc tách các phòng ban, các trường học được tách từ Phòng Giáo dục, trước kia là do Phòng Giáo dục quản lý. Bên cạnh đó số đơn vị ngoài công lập còn ít, chỉ có 02 đơn vị, điều đó chứng tỏ nền kinh tế huyện Cao Lộc vẫn còn chậm phát triển, do điều kiện kinh tế, xã hội, giao thông đi lại khó khăn nên khối ngoài công lập chưa thể mạnh dạn đầu tư sản xuất trên địa bàn huyện. Công ty TNHH tăng đều qua các năm, trong 3 năm 2007 – 2009 số công ty TNHH tăng từ 13 đơn vị lên 22 đơn vị, tăng 9 đơn vị. Số công ty TNHH tham gia BHXH, BHYT bắt buộc ngày càng tăng chứng tỏ nền kinh tế của huyện Cao Lộc đang có bước chuyển biến theo hướng công nghiệp hóa, dẫn đến sự thành lập các công ty với các hình thức khác nhau phù hợp với số vốn và quy định của pháp luật. Theo khảo sát của cơ quan BHXH huyện Cao Lộc, trên thực tế thì tổng số đơn vị đăng ký thành lập doanh nghiệp, công ty TNHH là 97 đơn vị nhưng trong đó mới có 40 đơn vị đang hoạt động, còn lại 57 đơn vị là chưa hoạt động. Trong số 40 đơn vị đang hoạt động mới chỉ có 22 đơn vị đăng ký và thực hiện đóng BHXH, BHYT cho NLĐ, còn lại 18 đơn vị chưa tham gia đóng BHXH, BHYT cho NLĐ. Điều này gây nhiều khó khăn cho cơ quan BHXH trong công tác quản lý số đơn vị, số lao động thuộc diên bắt buộc tham gia BHXH cũng như số thu BHXH. Qua đó phản ánh những kẽ hở của Luật doanh nghiệp trong việc quy định điều kiện thành lập và hoạt động của doanh nghiệp, và các cá nhân đã lợi dụng kẽ hở này để thực hiện việc vay vốn được thuận lợi hơn dưới hình thức là một doanh nghiệp. Qua bảng số liệu trên ta thấy, số đơn vị tham gia BHYT bắt buộc cho NLĐ trong 3 năm qua tăng mạnh. Từ 5 đơn vị (năm 2005) lên 38 đơn vị (năm 2009) tăng 33 đơn vị. Điều đó cho thấy BHYT ngày càng được chú trọng, nhiều trạm y tế được thành lập, mở rộng tới tận các xã, đặc biệt là các xã vùng sâu vùng xa, giao thông đi lại khó khăn, xa cơ sở y tế. 2.2.2. Phương thức và mức đóng BHXH ,BHYT. 2.2.2.1. Phương thức đóng BHXH, BHYT. Hàng tháng, chậm nhất vào ngày cuối cùng của tháng, NSDLĐ đóng BHXH, BHYT trên tổng quỹ tiền lương, tiền công của NLĐ tham gia BHXH, BHYT; đồng thời trích từ tiền lương, tiền công tháng của từng NLĐ theo mức đã quy định để nộp vào tài khoản chuyên thu của cơ quan BHXH huyện Cao Lộc mở tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Cao Lộc hoặc tài khoản chuyên thu của cơ quan BHXH huyện Cao Lộc mở tại kho bạc Nhà nước chi nhánh huyện Cao Lộc. Hàng tháng người SDLĐ được giữ lại 2% số phải nộp để chi trả kịp thời cho NLĐ tham gia BHXH 02 chế độ: Ốm đau, thai sản. Hàng quý thực hiện quyết toán với cơ quan BHXH huyện Cao Lộc. Nếu số tiền quyết toán nhỏ hơn số tiền giữ lại thì NSDLĐ phải nộp lại số tiền chênh lệch này cho cơ quan BHXH huyện Cao Lộc vào tháng đầu quý sau. Trường hợp NSDLĐ đóng bằng tiền mặt thì cơ quan BHXH huyện Cao Lộc phải tiến hành hướng dẫn cho họ thủ tục nộp tiền vào Ngân hàng hoặc kho bạc Nhà nước nơi mở tài khoản của cơ quan BHXH huyện. Hàng tháng, quý cán bộ thu thuộc cơ quan BHXH huyện Cao Lộc tiến hành đôn đốc, đối chiếu số phải nộp, số đã nộp để xác định thừa, thiếu và lấy chứng từ từ kho bạc Nhà nước huyện Cao Lộc hoặc từ ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn huyện Cao Lộc về nhập cho đơn vị; đồng thời ra thông báo hàng tháng gửi cho đơn vị. Những người chỉ tham gia BHYT thì BHXH huyện Cao Lộc yêu cầu cơ quan trực tiếp quản lý người tham gia BHYT lập danh sách và đăng ký nơi KCB cho họ (tại các trạm y tế xã hoặc bệnh viện đa khoa huyện Cao Lộc). Số tiền đóng BHXH, BHYT trong kỳ được tính đủ số tiền đóng BHXH, BHYT và tiền lãi do chậm đóng, thiếu đóng (nếu có). BHXH huyện Cao Lộc không thực hiện thu bằng tiền mặt. 2.2.2.2. Mức đóng BHXH, BHYT. Mức đóng BHXH, BHYT hàng tháng bằng 23% mức tiền lương, tiền công tháng trong đó + NLĐ đóng 5% trên tiền lương tiền công đóng BHXH vào quỹ hưu trí, tử tuất; Mức đóng BHYT hàng tháng bằng 1% mức tiền lương, tiền công hàng tháng. + Người SDLĐ đóng 15% trên tổng quỹ lương. Trong đó đóng 3% vào quỹ ốm đau, thai sản (người SDLĐ giữu lại 2% để chi trả kịp thời cho người lao động khi họ bị ốm đau, thai sản), 1% đóng vào quỹ tai nạn lao động bệnh nghề nghiệp, 11 % đóng vào quỹ hưu trí, tử tuất; Mức đóng BHYT hàng tháng bằng 2% tổng quỹ lương. Áp dụng quy định của Luật BHXH về mức thu BHXH, BHYT; cơ quan BHXH huyện Cao Lộc thực hiện trên địa bàn đơn vị mình quản lý như sau: Bảng 2.3: Căn cứ thu BHXH, BHYT bắt buộc tại BHXH huyện Cao Lộc (2007 – 2009) Năm Số lao động(người) Tổng quỹ tiền lương đóng BHXH (đồng) Tiền lương bình quân tháng/ người (đồng) 2007 3.816 2.370.260.600 1.242.150 2008 4.206 5.261.887.630 1.452.775 2009 5.076 7.998.877.100 1.656.148 (Nguồn: BHXH huyện Cao Lộc) Từ bảng số liệu trên ta thấy tiền lương bình quân tháng/người của NLĐ tăng nhanh theo từng năm. Năm 2008 tiền lương bình quân là 1.452.775 đồng/tháng (tăng 16,9% so với năm 2007). Năm 2009 tiền lương bình quân tháng/người là 1.656.148 đồng/tháng (tăng 33,3% so với năm 2007). Sở dĩ tiền lương bình quân tháng/người của NLĐ tăng nhanh là do mức lương tối thiểu chung tăng từ 540.000 đồng năm 2008 lên 650.000 đồng năm 2009. Tiền lương bình quân tăng cùng với sự gia tăng của số lao động dẫn đến tổng quỹ tiền lương làm căn cứ đóng BHXH, BHYT của đơn vị tăng lên nhanh chóng từ 2.370.260.600 đồng năm 2007 lên 5.261.887.630 đồng năm 2008 (tăng 221,9%). Tổng quỹ lương năm 2009 là 7.998.877.100 đồng (tăng 337,4% so với năm 2007). 2.2.3. Quy trình thu. Khi đại diện NSDLĐ lên cơ quan BHXH huyện Cao Lộc để đăng ký tham gia BHXH lần đầu cho NLĐ tại đơn vị mình thì cán bộ thuộc bộ phận tiếp nhận hồ sơ của cơ quan BHXH huyện Cao Lộc tiếp nhận, kiểm tra số lượng và tính hợp pháp của các loại giấy tờ bao gồm: Quyết định tuyển dụng của NLĐ hoặc HĐLĐ; Danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT bắt buộc (mẫu số 02a – TBH) và bản sao quyết định thành lập hoặc chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp để đối chiếu với hồ sơ của NLĐ, ghi mã số quản lý của đơn vị và của từng NLĐ trên danh sách và trên tờ khai tham gia BHXH, BHYT (mẫu 01 – TBH). Nếu hồ sơ chưa đủ thì cơ quan BHXH huyện Cao Lộc hướng dẫn cụ thể cho đơn vị hoàn thiện và nộp lại. Sau đó, bộ phận thu của cơ quan BHXH huyện Cao Lộc ký, đóng dấu vào “Danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT bắt buộc” (mẫu 02 – TBH); sau 05 ngày làm việc trả lại cho NSDLĐ 01 bản để đơn vị thực hiện đóng. Cơ quan BHXH huyện Cao Lộc giữ 01 bản. Riêng tờ khai của NLĐ (mẫu 01- TBH), sau khi cấp sổ BHXH hoàn chỉnh thì trả lại cho đơn vị 02 bản cùng với sổ BHXH. Người lao động đang tham gia BHXH, BHYT bắt buộc: Tăng, giảm lao động hoặc thay đổi căn cứ đóng BHXH, BHYT trong tháng thì: NSDLĐ: lập 02 bản “Danh sách điều chỉnh lao động và mức đóng BHXH, BHYT bắt buộc” (mẫu 03- TBH) kèm theo hồ sơ gồm: Tờ khai, quyết định tuyển dụng, thẻ BHYT (nếu có) nộp cho cơ quan BHXH trước ngày 20 của tháng. Trường hợp tăng giảm từ ngày 16 của tháng trở đi thì lập danh sách và thực hiện vào đầu tháng kế tiếp. Cơ quan BHXH huyện Cao Lộc: Tiếp nhận, thẩm định hồ sơ, ký đóng dấu vào danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT bắt buộc, các tờ khai (nếu có), thông báo cho đơn vị đóng BHXH, BHYT, cấp sổ BHXH, thẻ BHYT kịp thời cho NLĐ. Khi người sử dụng lao động di chuyển từ địa bàn Tỉnh này sang Tỉnh khác, phải xuất trình hồ sơ kèm theo “Danh sách điều chỉnh lao động và mức đóng BHXH, BHYT bắt buộc” (mẫu số 03 – TBH); đóng đủ BHXH, BHYT cho NLĐ đến thời điểm di chuyển, cơ quan BHXH tỉnh nơi đi xác nhận sổ BHXH cho NLĐ, NSDLĐ đăng ký tham gia BHXH với cơ quan BHXH tỉnh Lạng Sơn theo thủ tục tham gia BHXH, BHYT lần đầu tiên. Người SDLĐ thay đổi pháp nhân, quyền sở hữu hoặc giải thể, phá sản theo quy định của pháp luật phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan BHXH huyện Cao Lộc và đóng đủ BHXH cho NLĐ đến thời điểm thay đổi. Cơ quan BHXH huyện Cao Lộc xác nhận sổ BHXH cho NLĐ theo nguyên tắc đóng đến thời điểm nào thì xác nhận tới thời điểm đó. Những người chỉ tham gia BHYT, cơ quan quản lý người tham gia BHYT: Lập 02 bản “ Danh sách người tham gia BHYT bắt buộc” (mẫu số 02 – TBH) nộp cơ quan BHXH. Hàng tháng, khi có biến động về người tham gia (tăng, giảm), cơ quan lập “Danh sách người tham gia BHYT bắt buộc” (mẫu số 02 – TBH) nộp cơ quan BHXH trước ngày 20 của tháng, kèm theo thẻ BHYT của người giảm (nếu có). Người tham gia BHYT tăng, giảm từ ngày 16 của tháng trở đi, lập danh sách để đóng đầu tháng sau. Cấp phát kịp thời thẻ BHYT, thu hồi và nộp cơ quan BHXH những thẻ BHYT còn hạn sử dụng khi người đứng tên trên thẻ đã ngừng tham gia BHYT. Trường hợp thu hồi chậm hoặc không thu hồi được thì vẫn phải thanh toán đủ tiền của thời gian còn lại ghi trên thẻ (trừ trường hợp tử vong). 2.2.4. Quản lý tổ chức thu 2.2.4.1. Phân cấp thu HiÖn nay trªn ®Þa bµn huyÖn có 05 ®¬n vÞ SDL§ ®ãng trô së chÝnh, do BHXH tØnh Lạng Sơn trùc tiÕp qu¶n lý theo quy ®Þnh vÒ ph©n cÊp qu¶n lý thu BHXH: Công ty TNHH Núi Đầu, C«ng ty TNHH Bảo Long, C«ng ty Cổ phần vật liệu xây dựng Nam Vang, C«ng ty Cổ phần đầu tư và thương mại Thiên Đăng, Công ty Cổ phần Lâm sản Lạng Sơn. C¸c ®¬n vÞ nµy thu nép BHXH, BHYT dưới sù l·nh ®¹o trùc tiÕp cña BHXH tØnh Lạng Sơn, nép tiÒn vµo tµi kho¶n chuyªn thu cña BHXH tØnh Lạng Sơn vµ cã tr¸ch nhiÖm phèi hîp víi c¬ quan BHXH tØnh trong vÊn ®Ò qu¶n lý lao ®éng, quü tiÒn lư¬ng…tham gia BHXH, chÞu sù thanh tra, gi¸m s¸t chÆt chÏ cña BHXH tinh Lạng Sơn. BHXH huyÖn Cao Lộc trùc tiÕp qu¶n lý vµ tæ chøc thu ë c¸c c¬ quan Nhµ nưíc, c¸c ®¬n vÞ SDL§ tõ 10 lao động trë lªn, c¸c DNNN ®ãng trªn ®Þa bµn huyÖn thuéc ph©n cÊp qu¶n lý cña m×nh. 2.2.4.2. Quản lý tiền thu BHXH huyÖn Cao Lộc cã tr¸ch nhiÖm quyÕt to¸n sè tiÒn ®¬n vÞ gi÷ l¹i ®Ó chi tr¶ cho c¸c chÕ ®é èm ®au, thai s¶n. Cuèi mçi quý BHXH huyÖn Cao Lộc cã tr¸ch nhiÖm x¸c ®Þnh sè chªnh lÖch thõa, thiÕu vµ th«ng b¸o víi c¸c đ¬n vÞ tham gia BHXH. C¸c giao dÞch ®ược thùc hiÖn th«ng qua hÖ thống ng©n hµng lµ ng©n hµng N«ng nghiÖp vµ Ph¸t triÓn n«ng th«n huyÖn Cao Lộc vµ kho b¹c Nhµ nước huyÖn Cao Lộc. §ång thêi nh÷ng giao dÞch ®ược thùc hiện trong nghiÖp vô nµy bao gåm: c¸c chøng tõ kÕ to¸n cã liªn quan ®Õn thu chi ®ược BHXH huyÖn Cao Lộc qu¶n lý mét c¸ch chÆt chÏ, vµo sæ chi tiÕt cña bé phËn thu, cán bộ kÕ to¸n cã tr¸ch nhiÖm qu¶n lý vµ lưu gi÷ c¸c chøng tõ nµy (trªn chøng tõ cã x¸c nhËn ®Çy ®ñ lµ ch÷ ký cña nh÷ng ngưêi trùc tiÕp tham gia). 2.2.4.3. Thông tin, báo cáo Theo chØ ®¹o cña Gi¸m ®èc BHXH tØnh Lạng Sơn, gi¸m ®èc BHXH huyÖn Cao Lộc chØ ®¹o c¸n bé CCVC thùc hiÖn 04 chÕ ®é b¸o c¸o trong n¨m lµ: - B¸o c¸o tuÇn trước 8h ngày thứ sáu hµng tuÇn. - B¸o c¸o th¸ng ngµy 20 hµng th¸ng. - Quyết toán hàng quý vào khoảng giữa tháng đầu quý sau theo lịch của BHXH tỉnh Lạng Sơn. - Quyết toán cuối năm vào những ngày đầu tháng thứ nhất của năm sau. Thùc hiÖn chÕ ®é b¸o c¸o theo c¸c MÉu biÓu: Mẫu sè 10b-TBH: "b¸o c¸o chi tiÕt thu tiền lãi chậm đóng”; Mẫu số 10c-TBH: “báo cáo chi tiết thu 2% BHXH để lại đơn vị”; Mẫu số 11a-TBH: “ báo cáo tổng hợp thu BHXH, BHYT, BHTN”; Mẫu số: “ báo cáo tổng hợp thu tiền lãi chậm đóng”; Mẫu số 11b-TBH: “ báo cáo tổng hợp thu BHXH để lại 2% lại đơn vị”; Mẫu số 12-TBH: “biên bản thẩm định thu BHXH, BHYT, BHTN và tiền lãi chậm đóng”; Mẫu số 13: “kế hoạch tổng hợp thu BHXH, BHYT, BHTN”; Mẫu số 14-TBH: “sổ giao nhận hồ sơ”. ViÖc quy ®Þnh thùc hiÖn c¸c chÕ ®é b¸o c¸o như trªn ®· gióp Gi¸m ®èc BHXH huyÖn Cao Lộc n¾m b¾t ®ưîc c¸c sè liÖu vÒ t×nh h×nh tham gia BHXH, t×nh hình qu¶n lý vµ sö dông quü BHXH t¹i ®¬n vÞ. Tõ ®ã cã nh÷ng ®iÒu chØnh phï hîp thuéc thÈm quyÒn qu¶n lý cña m×nh vµ ®ưa ra nh÷ng quyÕt ®Þnh ®óng ®¾n, c«ng b»ng trong viÖc ®Ò nghÞ trao tÆng danh hiÖu thi ®ua, khen thưëng c¸c CCVC, c¸ nh©n, ®¬n vÞ SDL§ ®· hoµn thµnh tèt nhiÖm vô ®ược giao víi c¬ quan BHXH tØnh, tr×nh Trung ương xem xÐt. Ngoµi viÖc thùc hiÖn chÕ ®é b¸o c¸o víi Gi¸m ®èc BHXH tỉnh theo ®óng quy ®Þnh, BHXH huyÖn Cao Lộc cßn ph¶i thùc hiÖn chÕ ®é b¸o c¸o thường xuyªn hoÆc ®ét xuÊt theo yªu cÇu chuyªn m«n cña c¸c phßng trùc thuéc. 2.2.4.4. Kết quả thu 2.2.4.4.1. Kết quả thực hiện thu BHXH. BHXH huyÖn Cao Lộc triÓn khai c«ng t¸c thu BHXH víi phư¬ng trâm thu ®óng, thu ®ñ, thu kÞp thêi vµ ®· ®¹t ®ưîc nh÷ng kÕt qu¶ nhÊt ®Þnh: Sè lao ®éng và số đơn vị tham gia BHXH ngµy mét t¨ng. Ph¹m vi BHXH ngµy cµng ®ưîc më réng víi nhiÒu ®èi tượng tham gia. KÕt qu¶ thu BHXH, BHYT bắt buộc ë BHXH huyÖn Cao Lộc trong một số năm gần đây như sau: Bảng 2.4: Kết quả thu BHXH, BHYT bắt buộc ở BHXH huyện Cao Lộc (2007 – 2009). Năm Số lao động (người) Kế hoạch thu (đồng) Số thu (đồng) Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch (%) 2007 3.816 9.500.000.000 10.050.323.419 105,8 2008 4.206 11.600.000.000 12.369.100.650 106,6 2009 5.076 14.700.000.000 17.012.469.827 115,7 (Nguồn: BHXH Huyện Cao Lộc) Như vậy số thu BHXH, BHYT bắt buộc của huyện Cao Lộc không ngừng tăng qua các năm, năm sau cao hơn năm trước, do số đơn vị và số lao động tham gia ngày càng tăng. Năm 2007 số thu mới đạt 10.050.323.419 đồng thì đến năm 2009 tăng lên 17.012.469.827 đồng, tăng 6.962.146.408 đồng. Số thu liên tục tăng qua các năm chứng tỏ đối tượng tham gia liên tục được mở rộng. Năm 2009 có số thu lớn nhất do số đơn vị và số lao động tham gia BHXH tăng nhanh. Đồng thời lương tối thiểu cũng tăng lên 650.000 đồng. Qua bảng số liệu trên ta cũng thấy được số thu năm nào cũng hoàn thành kế hoạch được giao, đều thu vượt kế hoạch giao. Tình hình thực hiện thu BHXH, BHYT của huyện Cao Lộc trong các năm còn được thể hiện chi tiết theo từng khối loại hình quản lí như sau: Bảng 2.5: Kết quả thu BHXH, BHYT bắt buộc ở BHXH huyện Cao Lộc (2007 – 2009). Loại đơn vị Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Số LĐ (người) Số thu (nghìn đồng) Số LĐ (người) Số thu (nghìn đồng) Số LĐ (người) Số thu (nghìn đồng) DNNN 10 41.102.045 10 47.877.912 310 1.458.886.194 HCSN 1.989 7.619.561.070 2.181 9.502.902.733 2.090 11.906.045.999 Xã, Phường, Thị trấn 511 1.642.996.400 529 1.776.569.389 525 2.013.232.751 Công ty TNHH 365 588.532.976 375 812.479.065 487 1.156.271.437 Ngoài Công lập 13 20.320.000 9 23.804.700 10 24.050.622 (Nguồn: BHXH Huyện Cao Lộc). Như vậy kết quả thu BHXH ở mỗi khối loại hình quản lí cũng tăng rõ rệt qua các năm. Tăng nhiều nhất là khối DNNN, năm 2007 và năm 2008 mới chỉ có 10 lao động mà đến năm 2009 số lao động đã tăng lên đến 310 người, tăng 300 người, số thu từ 41.102.045 đồng (năm 2007) lên đến 1.458.886.194 đồng (năm 2009). Các khối còn lại thì tăng nhẹ qua cá năm do sự biến động về lao động trong các khối này là không đáng kể. 2.2.4.4.2. Kết quả thực hiện truy thu nợ đọng BHXH. Mặc dù, hàng năm các cán bộ thu BHXH luôn làm tốt nhiệm vụ được giao, số thu năm sau luôn cao hơn năm trước, vượt chỉ tiêu BHXH tỉnh giao. Nhưng bên cạnh đó vẫn còn tồn tại tình trạng nợ đọng BHXH, cụ thể số nợ BHXH như sau: Bảng 2.6: Tình hình nợ đọng BHXH ở huyện Cao Lộc (2007 – 2009). Đơn vị: đồng Đơn vị: đồng Năm Tổng số thực thu Tổng số nợ 2007 10.050.323.491 181.385.478 2008 12.369.100.650 229.502.485 2009 17.012.469.827 285.995.279 (Nguồn: BHXH Huyện Cao Lộc ). BHXH huyện đã thường xuyên đôn đốc, kiểm tra, gửi thông báo đối chiếu cuối tháng, mỗi quý đến người sử dụng lao động và các đơn vị sử dụng lao động để hạn chế sự phát sinh nợ kịp thời. Tuy nhiên trong thời gian qua, việc không chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp Luật BHXH về trích nộp BHXH, nợ đọng, chiếm dụng tiền đóng BHXH vẫn diễn ra. Tình hình nợ đọng BHXH qua các năm còn khá cao, số nợ năm sau cao hơn số nợ năm trước, năm 2007 số nợ là 181.385.414 đồng, sang đến năm 2008 số nợ là 229.502.485 đồng tăng 48.117.071 đồng so với năm 2007. Năm 2009 số nợ là 285.995.279 đồng tăng 56.492.794 đồng so với năm 2008. Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới quá trình nợ đọng BHXH là do điều kiện kinh tế khó khăn, các doanh nghiệp khó khăn trong việc sản xuất kinh doanh nên nợ đọng tiền đóng BHXH kéo dài, một số đơn vị, doanh nghiệp vẫn còn trây ì nợ đóng BHXH, trốn đóng BHXH. 2.2.5. Thực trạng công tác lập và giao kế hoạch thu hàng năm. Hàng năm BHXH tỉnh Lạng Sơn phân bổ kế hoạch giao số thu về BHXH huyện Cao Lộc. Tại BHXH huyện Cao Lộc lập kế hoạch thu hàng tháng dựa trên nguồn thu thực tế đang quản lý, mà có những kiến nghị với BHXH tỉnh Lạng Sơn để điều chỉnh số kế hoạch thu cho sát với thực tế. 2.3. Đánh giá chung. 2.3.1. Những mặt đạt được của BHXH huyện Cao Lộc. BHXH huyện Cao Lộc luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo kịp thời của BHXH tỉnh Lạng Sơn và các phòng ban nghiệp vụ giúp đỡ tận tình tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện. Bên cạnh đó đội ngũ cán bộ công chức của cơ quan đã nhận thức đúng nhiệm vụ được giao, nêu cao tinh thần đoàn kết nhất trí, có tâm huyết, có phẩm chất đạo đức tốt, không ngừng học tập, chủ động sáng tạo trong công tác. Trong quá trình triển khai và thực hiện BHXH huyện Cao Lộc đã đạt được những thành tích đáng ghi nhận. Trong đó công tác thu là một điển hình. Đơn vị đã chủ động trong công tác thu BHXH và có những biện pháp chỉ đạo phù hợp với tình hình thực tế của địa phương. Số thu luôn vượt chỉ tiêu thu của BHXH tỉnh giao, số thu năm sau luôn cao hơn năm trước góp phần tích cực vào việc tăng trưởng quỹ BHXH, đảm bảo quyền lợi cho người lao động. Số đơn vị và số người lao động tham gia BHXH qua các năm đều tăng, điều đó chứng tỏ nhận thức về quyền lợi và nghĩa vụ của các bên tham gia BHXH ngày càng được nâng cao, cho thấy công tác tổ chức tuyên truyền và mở rộng đối tượng tham gia BHXH của huyện Cao Lộc đạt được những thành tựu đáng kể. Trong những năm qua quỹ lương trích nộp của các đơn vị trên địa bàn huyện Cao Lộc không ngừng tăng, chứng tỏ việc quản lý quỹ lương của cơ quan BHXH huyện Cao Lộc khá tốt. Nắm rõ tình hình biến động theo chiều hướng tăng quỹ lương của các đơn vị tham gia BHXH. Việc tăng quỹ lương cũng là một trong những nguyên nhân làm tăng số phải thu. Công tác công nghệ thông tin được đơn vị thường xuyên chú trọng nhằm không ngừng nâng cao hiệu quả, chất lượng các mặt chuyên môn, nghiệp vụ. Các tiến bộ khoa học về phần mềm tin học được áp dụng một cách đồng bộ, thống nhất, tạo điều kiện giải quyết nghiệp vụ hàng ngày một cách chính xác, kịp thời, đem lại hiệu quả cao, đáp ứng một cách tốt nhất quyền lợi cho đối tượng. Có được những kết quả trên là do BHXH huyện Cao Lộc đã biết tranh thủ sự lãnh đạo, chỉ đạo của BHXH tỉnh, cấp uỷ, chính quyền và sự phối hợp giúp đỡ của các ban ngành liên quan trong huyện, đặc biệt là sự gắn kết chặt chẽ mối quan hệ ba bên giữa người lao động, người sử dụng lao động và cơ quan BHXH, tạo sự phối hợp đồng bộ kịp thời trong việc tổ chức thu, nộp và giải quyết chế độ chính sách BHXH thực hiện đúng điều lệ BHXH cùng các văn bản quy định về quản lý thu BHXH. 2.3.2. Những hạn chế cần khắc phục. Việc mở rộng đối tượng tham gia BHXH trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh còn chậm, số lao động trong khu vực này tham gia BHXH còn ít chiếm 0.2% tổng số lao động tham gia BHXH. Ở các doanh nghiệp, đặc biệt là các hộ kinh doanh cá thể, mức tiền lương làm căn cứ đóng BHXH thấp hơn nhiều so với tiền lương thực tế trong các đơn vị trả cho người lao động do người chủ sử dụng lao động tìm cách làm giảm bớt số tiền đóng BHXH cho người lao động. Vấn đề này gây ảnh hưởng đến kết quả thu và ảnh hưởng đến chính quyền lợi của người lao động. Tình trạng nợ đọng BHXH dù đã giảm nhiều song vẫn còn tương đối lớn, nếu không được tập trung chú ý giải quyết, truy thu, đốc thu thì số nợ này sẽ ngày một tăng lên, gây ảnh hưởng đến kết quả thu, và ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động. Công tác thanh tra, kiểm tra, xử kí vi phạm của cơ quan BHXH đối với những vi phạm chính sách BHXH của NSDLĐ còn hạn chế, các chế tài xử phạt chưa đồng bộ, tính pháp chế chưa được đề cao, do đó nhiều chủ SDLĐ vẫn luôn tìm cách tránh né, không thực hiện BHXH cho NLĐ hoặc dây dưa, chậm nộp, nợ đọng trong thời gian dài. Trong quá trình thực hiện công tác thu BHXH thì các cơ chế chính sách, chế độ được ban hành chưa đồng bộ, chậm triển khai, hướng dẫn. 2.3.3. Nguyên nhân * Về mặt chủ quan: + Chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, ban ngành để xử lý vi phạm trong BHXH. + Công tác kiểm tra chưa được thực hiện thường xuyên, nên chưa phát hiện kịp thời những vi phạm trong thực hiện chính sách BHXH. + Công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách BHXH còn chưa được đầu tư, chú ý, còn mang nặng tính hành chính, hình thức. * Nguyên nhân khách quan: + Nhận thức của người lao động và người sử dụng lao động về trách nhiệm và quyền lợi tham gia BHXH còn hạn chế, họ chưa hiểu được quyền lợi của mình khi tham gia BHXH. Người sử dụng lao động còn cố tình trốn đóng, lạm dụng tiền đóng BHXH. + Có nhiều đơn vị, đặc biệt là các doanh nghiệp chưa có tổ chức công đoàn, hoặc có nhưng chưa thực sự thực hiện đúng vai trò của mình là bảo vệ quyền và lợi ích của người lao động trong đó có quyền tham gia BHXH nên nhiều người lao động thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc nhưng không được tham gia. CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ LÀM TĂNG NGUỒN THU BHCH HUYỆN CAO LỘC 3.1. Một số giải pháp nhằm tăng nguồn thu BHXH huyện Cao Lộc 3.1.1. Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền. Với đặc điểm là một huyện miền núi, dân số chiếm đa phần là người dân tộc thiểu số, trình độ văn hoá và nhận thức nói chung còn nhiều hạn chế. Nên việc tăng cường công tác thông tin tuyên truyền về các vấn đề BHXH đến từng người dân là rất quan trọng và cần thiết. Giúp mọi người hiểu sâu sắc, đúng đắn về mục đích của BHXH. Khi họ nhận thức rõ ràng về mục đích của BHXH, thấy rõ được quyền lợi thiết thực của mình, họ sẽ tự giác tham gia và coi việc tham gia BHXH là quyền lợi và trách nhiệm của mình đồng thời việc thay đổi thường xuyên của các chính sách, sự sửa đổi bổ sung để phù hợp với tình hình thực tế nên cần thông tin kịp thời cho người tham gia để họ nắm vững và tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai chế độ chính sách cho các đối tượng. Công tác thông tin tuyên truyền về BHXH cần thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như: đài phát thanh và truyền hình huyện, các xã, thị trấn, tuyên truyền tới các ban ngành đoàn thể ở huyện, xã, thị trấn bằng các hình thức như: panô, áp phích, khẩu hiệu, tờ rơi... phối hợp liên ngành tổ chức, cử cán bộ đến nói chuyện, giao lưu trực tiếp và giải đáp những thắc mắc của người lao động. Qua đó tác động đến nhận thức của cơ quan, đơn vị, tổ chức lao động nhằm góp phần mở rộng đối tượng tham gia BHXH. Phối hợp với phòng văn hoá thông tin huyện tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về nội dung của BHXH. Qua đó tăng cường thông tin hiểu biết cho người dân đặc biệt là ở vùng sâu, vùng xa. Đồng thời góp phần tăng số lượng tham gia BHXH. 3.1.2. Tổ chức thực hiện Cần tổ chức lại cơ cấu cán bộ, cơ cấu bộ máy, phân công theo lĩnh vực cụ thể đẩy mạnh đào tạo trình độ chuyên môn. Lập kế hoạch, chương trình làm việc cụ thể của từng bộ phận chuyên môn. Đề ra mục tiêu phấn đấu cho từng giai đoạn. Đôn đốc hướng dẫn các đại lý thực hiện tốt công việc bàn giao, bồi dưỡng kiến thức cho cán bộ cấp xã. Bên cạnh đó cần phải có sự phối hợp, trao đổi thông tin giữa các ngành, các cơ quan quản lý hành chính với cơ quan BHXH để giúp ngành BHXH thực hiện tốt nguyên tắc của công tác thu đó là: thu đúng, thu đủ, kịp thời, tránh tình trạng sảy ra thất thu tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan BHXH thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình. 3.1.3. Tăng cường phối hợp với các ngành trong quá trình thực hiện. Sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành sẽ giúp ngành BHXH thực hiện tốt nguyên tắc của công tác thu đó là: thu đúng, thu đủ, thu kịp thời, tránh tình trạng sảy ra thất thu. Tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan BHXH thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình. Cần tăng cường hoạt động, trao đổi thông tin giữa các cơ quan quản lý hành chính và các cơ quan khác với nhau. Đồng thời cần phối hợp giữa việc điều tra dân số, lao động việc làm tại địa bàn huyện sẽ cung cấp thông tin cho BHXH huyện. Giúp BHXH nắm được một cách chính xác các đối tượng thuộc diện tham gia BHXH, BHYT trên địa bàn huyện. Tạo điều kiện cho việc theo dõi quản lý cũng như tăng cường mở rộng đối tượng tham gia BHXH, BHYT. Việc phối hợp của ngân hàng, kho bạc trong việc chuyển tiền thu và kiểm tra lại tổng quỹ lương xác minh chính xác số liệu của các đơn vị cung cấp, việc triển khai chế độ chính sách mới cần sự quan tâm của Huyện uỷ, Uỷ ban nhân dân, phòng văn hoá thông tin huyện. Sự phối hợp của phòng Lao động- Thương binh- Xã hội huyện trong việc đối chiếu các đối tượng tăng giảm BHYT. Góp phần vào việc thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của BHXH huyện, trong đó nghiệp vụ thu BHXH, BHYT thúc đẩy hoạt động của ngành BHXH có hiệu quả. Vì vậy chúng ta không ngừng đẩy mạnh việc thực hiện giải pháp này. 3.1.4. Xây dựng nguồn nhân lực. Thường xuyên cử cán bộ đi tham gia các lớp tập huấn do Tỉnh tổ chức khi có sự thay đổi về các chế độ chính sách của BHXH. Trẻ hóa đội ngũ cán bộ có trình độ, kiến thức chuyên môn. Phát huy phong trào thi đua giữa các cán bộ trong cơ quan. Cán bộ không ngừng học tập nâng cao trình độ chính trị, văn hóa, chuyên môn để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Xây dựng tác phong giao tiếp văn minh, lịch sự, có tinh thần thái độ phục vụ nhân dân đúng mực. Không gây phiền hà nhiễu sách. Môi trường làm việc luôn xanh, sạch, đẹp đảm bảo an toàn vệ sinh lao động, phòng chống tệ nạn xã hội trong đội ngũ cán bộ. Các hoạt động đoàn thể, công đoàn cũng được quan tâm đúng mức và có nhiều hoạt động phong phú, thiết thực, công tác thể dục, thể thao, phong trào xây dựng cơ quan văn hóa cần được duy trì và phát huy để đạt kết quả tốt. 3.1.5. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, đôn đốc công tác thu BHXH Một trong những vấn đề nổi lên hiện nay của công tác thu BHXH đó là việc nợ đọng quỹ BHXH của các đơn vị. Nên để khắc phục tình trạng này cần có giải pháp thanh tra, kiểm tra, đôn đốc thu. Tăng cường thu nợ tồn đọng và hoàn thành chỉ tiêu do BHXH tỉnh giao cho. Cần gửi Công văn đến từng đơn vị để thông báo tình hình nợ đóng BHXH. Phối hợp với các cơ quan ban ngành như Ủy ban nhân dân huyện, phòng Lao động- Thương binh- Xã hội trong việc thực hiện công tác thu BHXH đồng thời có những giải pháp phù hợp với tình hình thực tế nhằm đôn đốc kiểm tra các đơn vị có tình trạng nợ đóng BHXH trong thời gian dài. BHXH cần tìm ra nguyên nhân vì sao các đơn vị để sảy ra tình trạng nợ đóng BHXH kéo dài từ đó có kiến nghị đối với các ban ngành khắc phục tình trạng trên. Riêng đối với các đơn vị cố tình trốn tránh nộp BHXHBB cho người lao động và các đơn vị cố tình chậm nộp BHXH, BHYT cần có biện pháp cứng rắn hơn đó là áp dụng các hình thức chế tài xử phạt hợp lý. Thường xuyên cử cán bộ xuống cơ sở, đơn vị kiểm tra xem chủ sử dụng lao động đã thực hiện tốt Luật lao động hay chưa. Báo cáo kịp thời, đầy đủ số lao động tăng giảm theo định kỳ hay không, số liệu có đúng khớp giữa danh sách nộp cho cơ quan BHXH với số tăng thực thực tế tại đơn vị, trong đó việc thay đổi về tăng lương của người lao động có ảnh hưởng trực tiếp tới mức thu BHXH. Vì vậy, trong quá trình kiểm tra cần xác định số lượng lao động tăng lương trong đơn vị, vì nó làm tổng quỹ lương tăng lên dẫn đến mức thu tăng. BHXH cần đôn đốc các đơn vị nộp BHXH, BHYT đầy đủ, đúng thời gian quy định, cán bộ thu cần có thái độ kiên quyết đối với các đơn vị nộp thiếu, nộp chậm. Có như vậy công tác thu mới tiến hành nhanh chóng đạt hiệu quả. Trong quá trình thanh tra, kiểm tra cán bộ BHXH cần nắm vững tình hình và đưa ra nguyên nhân của tình trạng nợ đóng BHXH của các đơn vị có số nợ lớn kéo dài để từ đó tìm cách tháo gỡ khó khăn, nhằm giải quyết số nợ trong thời gian nhanh nhất. Đối với một số đơn vị cố tình trì hoãn việc đóng BHXH và đã gửi công văn thông báo nợ nhiều lần thì có thể áp dụng các chế tài xử phạt theo quy định. Nhằm giải quyết dứt điểm tình trạng nợ kéo dài, từ đó góp phần tăng nguồn thu cho BHXH. 3.1.6. Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin. Ngày nay việc ứng dụng công nghệ thông tin vào sản xuất ngày càng được quan tâm vì thấy rõ lợi ích và tầm quan trọng của nó mang lại. Ứng dụng công nghệ thông tin giúp cho việc quản lý và trao đổi thông tin giữa các thành viên được nhanh chóng, chính xác và dễ dàng hơn. Thực tế việc ứng dụng công nghệ thông tin sẽ giúp cán bộ giảm bớt được nhiều công việc, quản lý số liệu tốt hơn. Các cán bộ sử dụng thành thạo máy vi tính trong nghiệp cụ chuyên môn của mình sẽ đáp ứng nhiệm vụ đòi hỏi ngày càng cao của ngành. Hơn nữa việc ứng dụng phần mềm còn giúp cán bộ thu hoàn thành báo cáo theo định kỳ một cách nhanh chóng và chính xác, từ đó giúp BHXH tỉnh nắm rõ tình hình thực hiện công tác thu BHXH tại huyện thông qua đó có thể đưa ra phương hướng chỉ đạo phù hợp. 3.2. Một số kiến nghị 3.2.1. Cần hoàn thiện các văn bản pháp luật về BHXH Sự ra đời của Luật BHXH là đầu mốc quan trọng đánh dấu bước đầu sự hoàn thiện về văn bản pháp luật BHXH. Tuy nhiên, đang trong quá trình triển khai và thực hiện nên việc thẩm định, sửa đổi, bổ sung là việc không thể tránh khỏi nhằm ngày càng hoàn thiện hơn. Ngoài việc xây dựng hành lang pháp lý cho hoạt động BHXH nói chung để điều chỉnh các hành vi, các quan hệ liên quan trong quản lý và thực hiện chế độ, chính sách BHXH. Các nhà hoạch định BHXH cần nhận thấy những điểm chưa chặt chẽ, những điểm chưa rõ ràng trong chính sách để có những hướng dẫn cụ thể, để cơ quan BHXH hiểu và triển khai thực hiện. Vấn đề đặt ra của nghiệp vụ thu BHXH hiện nay là các đơn vị sử dụng lao động, đặc biệt là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh còn trốn đóng BHXH bằng cách kéo dài tình trạng ký hợp đồng lao động dưới 3 tháng, hoặc tham gia BHXH không đủ số lượng thuộc đối tượng tham gia BHXHBB, hoặc đóng BHXH với mức thấp hơn mức tiền lương thực tế. Như việc đưa ra mức lương đóng BHXH thấp hơn mức lương ghi trong hợp đồng lao động. Việc chậm đóng hay trì hoãn, đối phó với cơ quan BHXH vẫn còn tồn tại. Mặc dù hiện nay đã có những quy định về chế tài xử phạt đối với các hành vi vi phạm đó. Nhưng thực tế nó vẫn chưa đủ mạnh để có thể giải quyết dứt điểm tình trạng vi phạm gây ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả công tác thu BHXH. Vì vậy, kiến nghị đưa ra là cần có sự phối hợp thường xuyên của các cơ quan liên quan liên ngành trong việc phát hiện và xử lý vi phạm, từ đó có đề xuất với cấp trên về việc hoàn thiện các chế tài xử phạt. Đưa ra các hình thức xử lý vi phạm một cách nghiêm minh, hợp lý để các đơn vị tham gia BHXH thực hiện đúng quyền lợi và trách nhiệm của mình. Góp phần giảm bớt tình trạng vi phạm pháp luật BHXH từ đó làm tăng nguồn thu cho BHXH. 3.2.2. Tiến hành cải cách thủ tục hành chính. Các thủ tục quy định về BHXH hiện nay còn nhiều điểm bất cập, rườm rà, chưa rõ ràng gây khó khăn cho người tham gia BHXH. Như việc làm các thủ tục giấy tờ hưởng chế độ ốm đau người lao động do không muốn làm nhiều thủ tục giấy tờ nên thường không hưởng chế độ này nếu ốm đau nhẹ. Việc này vừa ảnh hưởng tới quyền lợi của người lao động, vừa ảnh hưởng tới uy tín của cơ quan BHXH, BHXH chưa thực hiện tốt vai trò của mình. Vì vậy, việc cải cách thủ tục hành chính cần nhanh chóng tiến hành, giảm bớt giấy tờ không cần thiết. Tránh gây khó khăn cho các đối tượng tham gia, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho việc tham gia và thụ hưởng BHXH. Các mẫu biểu thu BHXH cần được điều chỉnh thống nhất, rõ ràng, mạch lạc, dễ hiểu để các đơn vị sử dụng lao động có thể đối chiếu với cơ quan BHXH, để có số liệu chính xác về quỹ lương và số lao động tham gia BHXH. Đồng thời tạo điều kiện cho cán bộ thu BHXH nắm rõ các mẫu biểu thuận lợi trong quá trình thu và làm báo cáo gửi cấp trên. 3.2.3. Công nghệ thông tin. Cơ quan BHXH cấn có ý kiến với lãnh đạo cấp trên tạo điều kiện cho cán bộ có trình độ nghiệp vụ còn hạn chế được thường xuyên tập huấn đào tạo ở mọi hình thức. Góp phần nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng tin học nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. KẾT LUẬN BHXH là một chính sách lớn của Đảng và Nhà nước ta, đã và đang phát huy vai trò hết sức to lớn đối với người lao động, góp phần ổn định đời sống của hàng triệu người lao động và gia đình họ khi gặp phải những rủi ro như ốm đau, bệnh tật, khó khăn trong cuộc sống. Kể từ khi BHXH huyện Cao Lộc được thành lập đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, số đối tượng tham gia BHXH và số thu BHXH năm sau luôn cao hơn năm trước. Việc quản lý, giải quyết chế độ BHXH đều được triển khai, thực hiện kịp thời, đúng điều lệ BHXH, cùng các văn bản quy định khác của BHXH Việt Nam, góp phần vào việc hoàn thiện kế hoạch chung của toàn ngành BHXH tỉnh Lạng Sơn và thúc đẩy nền kinh tế của huyện phát triển. Phát huy được những ưu điểm đã đạt được khắc phục những mặt tồn tại trong công tác quản lý thu BHXH. BHXH huyện Cao Lộc cần có những giải pháp tích cực phù hợp với thực tiễn để mở rộng nguồn thu và hạn chế tối đa sự hỗ trợ của ngân sách Nhà nước. BHXH huyện Cao Lộc đã góp phần ổn định Ngân sách Nhà nước, giảm gánh nặng cho Ngân sách, giúp Nhà nước tập trung vốn đầu tư phát triển kinh tế xã hội, giúp người lao động ổn định cuộc sống, an tâm lao động. Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Bảo hiểm - Trường Đại học Lao động – Xã hội đã truyền đạt cho em những kiến thức về chuyên ngành. Cảm ơn Các bác, các cô chú cơ quan BHXH huyện Cao Lộc giúp đỡ, đặc biệt cảm ơn cô giáo Đỗ Thuỳ Dung đã tận tình hướng dẫn em hoàn thành bài báo cáo thực tập tốt nghiệp này. TÀI LIỆU THAM KHẢO - Giáo trình Quản trị Bảo hiểm xã hội - Trường Đại học Lao động - Xã hội. - Tập bài giảng Bảo hiểm xã hội - Trường Đại học Lao động – xã hội. - Luật Bảo hiểm xã hội số 71/2006/QH11 ngày 29/06/2006. - Quyết định số 902/QĐ – BHXH ngày 26/6/2007. - Tạp trí Bảo hiểm xã hội. - Bản báo cáo công tác chi trả Bảo hiểm xã hội huyện Cao Lộc năm 2009. - Bản báo cáo tình hình thực hiện công tác BHXH, BHYT năm 2009. - BHXH tỉnh Lạng Sơn – 15 năm một chặng đường và phát triển. - Bản báo cáo kết quả thu BHXH ở BHXH huyện Cao Lộc năm 2007-2009 NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN Họ và tên GVHD: TH.S Đỗ Thùy Dung Nhận xét báo cáo thực tập của : Sinh viên thực tập: Lộc Thị Thúy Linh Lớp: C11BH2 Khoá: 2007 - 2010. Chuyên đề: "Thực trạng công tác thu BHXHBB ở BHXH Huyện Cao Lộc - Tỉnh Lạng Sơn". ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….……………………………………………………………………………….……………………………………………………………………………….……………………………………………………………………………….…………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………... ………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………… …………………………………………………… Hà Nội, ngày…....tháng…...năm 2010 Giảng viên

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docThực trạng công tác thu BHXHBB ở bảo hiểm xã hội Huyện Cao Lộc – Tỉnh Lạng Sơn (Số liệu từ 2007-2009).DOC
Luận văn liên quan