Đề tài Thực trạng lễ hội quá nhiều ở nước ta hiện nay

Lễ hội ở nước ta thật đa dạng và phong phú đó là một nét sinh hoạt văn hóa đặc sắc của dân tộc ta. Mỗi lễ hội mang một nét tiêu biểu và giá trị riêng, nhưng bao giờ cũng hướng tới một một đối tượng linh thiêng cần được suy tôn như những vị anh hùng chống ngoại xâm, những người có công dạy dỗ truyền nghề, chống thiên tai, diệt trừ ác thú, giàu lòng cứu nhân độ thế . Với tư tưởng uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ người trồng cây, ngày hội diễn ra sôi động bằng những sự tích, công trạng, là cầu nối giữa quá khứ với hiện tại, làm cho thế hệ trẻ hôm nay hiểu được công lao tổ tiên, thêm tự hào về truyền thống quê hương, đất nước của mình. Đặc biệt, lễ hội ở nước ta gắn bó với làng xã, địa danh, vùng đất như một thành tố không thể thiếu vắng trong đời sống cộng đồng nhân dân. Trong vòng 10 năm qua, thông qua chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa, Bộ VH, TT&DL và chủ trương xã hội hóa hoạt động lễ hội mà nhiều lễ hội cổ truyền được phục dựng đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa tâm linh, tín ngưỡng của người dân và bảo tồn bẩn sắc văn hóa dân tộc. Nhưng có một thực tế là trong vài năm trở lại đây các lễ hội mọc lên như “nấm sau mưa” nhưng chất lượng dường như lại đang bị thả nổi. Người người chen nhau đi xem lễ, cầu may cảnh hỗn loạn, giẫm đạp, trộm cắp . diễn ra tràn lan làm mất đi không gian văn hóa của lễ hội. Đây là vấn đề nhức nhối mà xã hội đang hết sức quân tâm, dư luận tốn nhiều giấy mực để phản ánh. Bởi tính cấp thiết của vấn đề mà em chọn đề tài “ Thực trạng lễ hội quá nhiều ở nước ta hiện nay” và làm rõ vấn đề này dưới góc nhìn triết học trong mối quan hệ biện chứng cặp phạm trù nguyên nhân – kết quả. Bài tiểu luận gồm có các phần sau: A.PHẦN MỞ ĐẦU B. PHẦN NỘI DUNG 1. Tình trạng lễ hội ở nước ta hiện nay 2. Nguyên nhân của vấn đề 2.1 Nguyên nhân kháck quan 2.2 Nguyên nhân chủ quan 3.Hậu quả và một số đề xuất giải pháp

doc10 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4127 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Thực trạng lễ hội quá nhiều ở nước ta hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A.PHẦN MỞ ĐẦU Lễ hội ở nước ta thật đa dạng và phong phú đó là một nét sinh hoạt văn hóa đặc sắc của dân tộc ta. Mỗi lễ hội mang một nét tiêu biểu và giá trị riêng, nhưng bao giờ cũng hướng tới một một đối tượng linh thiêng cần được suy tôn như những vị anh hùng chống ngoại xâm, những người có công dạy dỗ truyền nghề, chống thiên tai, diệt trừ ác thú, giàu lòng cứu nhân độ thế... Với tư tưởng uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ người trồng cây, ngày hội diễn ra sôi động bằng những sự tích, công trạng, là cầu nối giữa quá khứ với hiện tại, làm cho thế hệ trẻ hôm nay hiểu được công lao tổ tiên, thêm tự hào về truyền thống quê hương, đất nước của mình. Đặc biệt, lễ hội ở nước ta gắn bó với làng xã, địa danh, vùng đất như một thành tố không thể thiếu vắng trong đời sống cộng đồng nhân dân. Trong vòng 10 năm qua, thông qua chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa, Bộ VH, TT&DL và chủ trương xã hội hóa hoạt động lễ hội mà nhiều lễ hội cổ truyền được phục dựng đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa tâm linh, tín ngưỡng của người dân và bảo tồn bẩn sắc văn hóa dân tộc. Nhưng có một thực tế là trong vài năm trở lại đây các lễ hội mọc lên như “nấm sau mưa” nhưng chất lượng dường như lại đang bị thả nổi. Người người chen nhau đi xem lễ, cầu may cảnh hỗn loạn, giẫm đạp, trộm cắp... diễn ra tràn lan làm mất đi không gian văn hóa của lễ hội. Đây là vấn đề nhức nhối mà xã hội đang hết sức quân tâm, dư luận tốn nhiều giấy mực để phản ánh. Bởi tính cấp thiết của vấn đề mà em chọn đề tài “ Thực trạng lễ hội quá nhiều ở nước ta hiện nay” và làm rõ vấn đề này dưới góc nhìn triết học trong mối quan hệ biện chứng cặp phạm trù nguyên nhân – kết quả. Bài tiểu luận gồm có các phần sau: A.PHẦN MỞ ĐẦU B. PHẦN NỘI DUNG 1. Tình trạng lễ hội ở nước ta hiện nay 2. Nguyên nhân của vấn đề 2.1 Nguyên nhân kháck quan 2.2 Nguyên nhân chủ quan 3.Hậu quả và một số đề xuất giải pháp C.KẾT LUẬN Do sự hiểu biết cảu em còn hạn chế nên bài tiểu luận không thể tránh khỏi những sai sót. Em xin cảm on và mông nhận được những ý kiến đóng góp của thầy cô để bài tiểu luận được hoàn thiện hơn. B. PHẦN NỘI DUNG 1. Tình trạng lễ hội ở nước ta hiện nay. Thời gian gần đây, người dân Việt Nam chúng ta được chứng kiến một sự “bùng nổ” lễ hội. Nhiều bà con đã hỏi nhau “Không biết lễ hội ở đâu ra mà nhiều đến thế?”. Quả là ở nước ta hiện nay quanh năm đều có lễ hội, khắp các vùng miền đều có lễ hội, đã có rất nhiều lễ hội cổ truyền và lại thêm không ít các lễ hội mới. Ngành văn hóa đã đưa ra một thống kê sơ sơ như sau: Hiện cả nước có gần 9000 lễ hội, trong đó có khoảng 7000 lễ hội dân gian truyền thống, gần 1400 lễ hội tôn giáo, hơn 400 lễ hội lịch sử, cách mạng,... và ngoài ra còn khoảng gần 30 lễ hội du nhập từ nước ngoài vào. Đó là chưa kể các lễ hội nội bộ (ngành, địa phương, đơn vị, dòng họ,...) mà ngành văn hóa không nắm hết được. Có người đã nhẩm tính: bình quân mỗi ngày nước ta có đến trên dưới 20 lễ hội đã có đăng ký! Quả là một kỷ lục về lễ hội, chứa đựng một tiềm năng to lớn các giá trị văn hóa truyền thống đáng quí! Vấn đề đáng suy ngẫm và nên bàn thảo là cách tổ chức lễ hội như thế nào để đúng với ý nghĩa là một sinh hoạt văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, để người dân được thụ hưởng trọn vẹn các giá trị văn hóa đích thực của từng lễ hội, và để cho sự thăng hoa văn hóa đó có tác động thúc đẩy đời sống kinh tế - xã hội phát triển. Bởi vì nếu ngược lại, nghĩa là không có cách tổ chức đứng đắn và khoa học các lễ hội, thì chắc là dân ta phải đón nhận một sự “bội thực”cái thứ văn hóa bị méo mó, biến dạng,..và kéo theo đó là những hệ lụy về nhiều mặt đối với sự phát triển kinh tế- xã hội. Và tình trạng méo mó bội thực lễ hội đang diễn ra trong những năm gần đây. Lễ hội ở nước ta diễn ra trong cả năm nhưng nhiều nhất là sau tết. Trong thời gian đó ta có thể bắt gặp lễ hội bất cứ đâu, từ quy mô nhà nước đến làng, họ… mặc dù nhu cầu tham gia lễ hội là nhu cầu chính đáng, việc người tham gia lễ hội càng đông thì càng khẳng định sự phát triển đời sống kinh tế và tinh thần của xã hội. Nhưng sự gia tăng số lượng lớn các lễ hội được kéo theo nhiều bất cập của xã hội và dẫn tới những hệ lụy xấu về cả kinh tế, văn hóa xã hội. 2.Nguyên nhân của vấn đề 2.1a Nguyên nhân chủ quan Như chúng ta đều biết, không kể các lễ hội tôn giáo, mỗi lễ hội cổ truyền cũng như lễ hội lịch sử, cách mạng đều được hình thành trong quá trình lịch sử hàng ngàn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc. Mỗi lễ hội đều có nét tiêu biểu riêng và chứa đựng trong đó nhiều giá trị văn hóa cao đẹp, đậm đà bản sắc Việt. Mỗi lễ hội đều hướng tới một nhân vật (hoặc một tập thể nhân vật) được coi là linh thiêng, cần được tôn kính, ghi ơn, và phải được các đời sau tưởng nhớ, cúng giỗ chân thành. Đó là các anh hùng dân tộc trong chống ngoại xâm, là các danh nhân văn hóa, là những người có công lao to lớn đối với việc xây dựng đất nước, phát triển kinh tế- xã hội ở từng địa phương cũng như với cả nước, là những người có công truyền nghề, chống thiên tai, khai phá đất hoang mở đất, lập làng ấp mới, là những người hy sinh vì nghĩa lớn, là những người giầu lòng nhân ái trong hoạt động cứu trợ đồng bào,...Lễ hội chính là thái độ thể hiện lòng biết ơn và sự ngưỡng vọng, tôn vinh của người đời sau đối với công lao và đức độ của các đối tượng đáng kính nói trên. Do vậy mà lễ hội được coi là nhịp cầu nối quá khứ với hiện tại, là một trong những môi trường giáo dục truyền thống và văn hóa dân tộc rất tốt cho lớp trẻ, là một nhu cầu tinh thần chính đáng của mọi người, cần được trân trọng. Một đất nước có nhiều lễ hội như nước ta chứng tỏ người Việt ta đã có một bề dày văn hóa phong phú và lâu đời,tinh thần “uống nước nhớ nguồn” biết ơn người có công, điều đó rất đáng tự hào . Chủ trương xã hội hóa việc tổ chức lễ hội đã bị hiểu sai và làm sai, dẫn đền thả lỏng cho các địa phương tùy nghi vận dụng mà hệ quả là có quá nhiều biểu hiện tiêu cực trong việc tổ chức lễ hội, bao trùm lên tất cả là xu hướng thương mại hóa. Trong rất nhiều lễ hội hình như là người ta quá coi trọng mục tiêu hiệu quả kinh tế mà quên đi mục đích tôn vinh văn hóa, phát huy các giá trị văn hóa của lễ hội. Rất nhiều lễ hội còn nặng hình thức, phô trương và coi nhẹ nội dung giáo dục, văn hóa. Xu hướng thương mại hóa hoạt động lễ hội bộc lộ ra quá rõ và quá nhiều đến mức bị coi là phản văn hóa, ở mọi lễ hội, kể cả lễ hội cấp quốc gia, gây phản cảm nặng nề đối với du khách trong nước và nước ngoài. Trước hết là những biến tướng trong việc xây dựng các kịch bản lễ hội. Từ nội dung đến hình thức của khá nhiều lễ hội đã bị biến dạng so với nguồn gốc ban đầu, bị pha tạp, lai căng, thậm chí cố bắt chước nước ngoài ! Chẳng hạn : coi trọng phần hội hơn phần lễ, tăng cường một cách thiếu thận trọng việc sân khấu hóa nội dung cả phần lễ và phần hội, gán ghép một cách khiên cưỡng nội dung và hình thức hiện đại vào nội dung và hình thức vốn là dân gian truyền thống của lễ hội cổ truyền, gây ra sự khập khiễng, trái khoáy,..nhưng có lẽ lại phù hợp với thị hiếu của lớp trẻ ! Tất cả chỉ nhằm thu hút khách đến tham dự lễ hội càng đông càng tốt để tăng nguồn thu cho địa phương và người đầu tư. Do vậy mà các địa phương đua nhau tổ chức lễ hội. 1.2 b Nguyên nhân khách quan Lễ hội cũng là một phần của kiến trúc thượng tầng, nó do cơ sở hạ tầng quyết định và phản ánh cơ sở hạ tầng. Việc có quá nhiều lễ hội bao gồm cả những lễ hội mang nhiều yếu tồ mê tín, dị đoan cũng là phản ánh thực trạng dân trí còn thấp của nhân dân và cũng là tàn dư của xã hội phong kiến trong xã hội hiện tại. Một xã hội phát triển, thu nhập đầu người cao thì nhu cầu giải trí, tìm đến chốn tâm linh để cho tinh thần thanh thản giải tỏa những lo âu, phiền muộn của cuộc sống thường nhật, được thư giãn tinh thần với những trò chơi lành mạnh trong ngày hội, được tham quan, hiểu biết về các di tích lịch sử càng tăng, do vậy mà khi kinh tế phát triển hơn trước lễ hội trở nên nhiều và quy mô hơn trước đáp ứng nhu cầu của người dân. 3.Hậu quả và một số đề xuất giải pháp Về việc huy động các nguồn lực phục vụ cho lễ hội, đặc biệt là nguồn lực tài chính, cũng là điều trăn trở của dư luận, rất cần được soi xét một cách nghiêm túc và có trách nhiệm. Chi phí tổng thể cho lễ hội là rất lớn, cứ phải tính bằng tiền tỷ, chục tỷ trở lên. Nhiều lễ hội được cấp kinh phí cho khâu tổ chức chung bằng ngân sách nhà nước (TƯ, địa phương), tức là tiền của dân đóng thuế. Các lễ hội ở cấp huyện, xã thì kinh phí này được huy động theo phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, “Lấy mỡ nó để rán nó”, mà suy cho cùng thì cũng là tiền của dân. Cũng có một số lễ hội được sự tài trợ của các “Mạnh Thường Quân” và được bổ sung từ tiền công đức, nhưng nguồn thu này không nhiều. Chưa có cơ quan chức năng nào tính toán một cách rõ ràng và chính xác để công bố cho dân biết. Ban tổ chức một số lễ hội cũng đã có làm việc này, nhưng còn nặng hình thức vì quá chung chung, sơ lược và chưa có sự giám sát dân chủ. Chúng ta thử tham khảo số liệu được công bố trong nội bộ từ Ban tổ chức lễ hội “45 năm chiến thắng Hàm Rồng”: Lễ hội này được chi 360 tỷ đồng, từ ngân sách nhà nước. Từ đó mà có thể hình dung ra mức chi cho các lễ hội khác ở cấp độ thấp hơn. Bên cạnh kinh phí cho khâu tổ chức nói trên thì chi phí lễ hội còn bao gồm cả các khoản chi tiêu của người dân tham dự lễ hội cho các nhu cầu ăn, ở, đi lại, dịch vụ cúng bái, đóng góp công đức,...Và cũng không thể không tính đến tiền công lao động bị mất đi của các du khách này trong những ngày nghỉ việc để đi lễ hội. Lễ hội nhỏ thì cũng đến hàng nghìn người, lễ hội lớn hơn thì có đến hàng chục nghìn người, hàng trăm nghìn người, nhiều trăm nghìn người. Cả nước lại có những 9000 lễ hội với cơ man là người tham dự, và số tiền bị ném vào đó quả là một con số khổng lồ! Đó là chưa kể những khoản tiền mất đi không biết tính vào đâu được, như từ sự lãng phí thời gian, lãng phí năng lượng, lãng phí sức lao động, tiền xà xẻo, bớt xén, lót tay, móc ngoặc…. Hay chuyện đốt vàng mã trong dịp lễ hội là cung tốn kém. Với tư tưởng “trần sao âm vậy” nhiều người bỏ ra hàng trăm triệu để đốt . Con số thống kê chưa đầy đủ cách đây 7 năm (2003) của ngành văn hóa cho thấy: Trung bình mỗi năm người dân Thủ đô tiêu tốn mất 400 tỷ đồng cho việc đốt vàng mã. Riêng ở đền Bà Chúa Kho (Bắc Ninh), lượng vàng mã đem "hóa" mỗi ngày lên tới hàng tạ, bằng 80-100 triệu đồng tiền thật. Một người có trách nhiệm ở chùa Hương cho hay: Hai lò đốt vàng mã cực lớn đặt tại chùa Thiên Trù và động Hương Tích không đáp ứng đủ nhu cầu hóa vàng của khách hành hương khi mùa hội đến. Với cách tổ chức lễ hội tràn lan, nhạt nhòa bản sắc, mang tính chất thương mại thì chúng ta đang làm dung tục hóa, tầm thường hóa hoạt động lễ hội vốn rất tốt đẹp và cao quí của quá khứ. Vô tình hay cố ý chúng ta đang làm mất đi một giá trị văn hóa truyền thống mà lịch sử để lại cho hậu thế. Cách tổ chức quản lí lỏng lẻo của cơ quan chức nạn cờ bạc, cá độ hầu như diễn ra ở khắp mọi nơi các chiêu thức vui chơi có thưởng, gây mất trật tự mĩ quan không gian văn hóa. Nhà nước (Bộ VH, TT&DL) nên rà soát lại từng lễ hội, lễ hội nào có giá trị văn hóa đích thực, không có yếu tố mê tín, có lịch sử rõ ràng về các nhân vật được tôn vinh và cúng giỗ thì để tồn tại và cho phép tổ chức lễ hội. Số lễ hội còn lại phải dẹp bỏ, vì thực chất đó không phải là lễ hội.Nên phân loại các lễ hội tùy theo giá trị văn hóa mà nó tiêu biểu. Có thể có loại lễ hội được tổ chức hàng năm, nhưng có lẽ đa phần lễ hội nên qui định chu kỳ tổ chức lễ hội giãn xa hơn : 2 năm, 3 năm, 4 năm, 5 năm. Làm được như vậy thì vừa đỡ tốn kém, vừa đỡ bận rộn quanh năm về chuyện lễ hội, vừa đỡ căng thẳng trong quản lý việc tổ chức lễ hội, do đó sẽ có điều kiện đảm bảo chất lượng hơn cho lễ hội, và về mặt tâm lý thì bớt đi sự nhàm chán cho cả người làm và người tham dự lễ hội. Hơn nữa nếu việc tổ chức lễ hội được giãn xa ra thì việc tiếp nhận, thụ hưởng món ăn tinh thần từ các giá trị văn hóa của lễ hội đến người dân mới được trọn vẹn, đầy đủ, không bị nhồi nhét cấp tập và cũng không bị “bỏ sót món” như hiện nay. Phải uốn nắn ngay công tác quản lý tổ chức lễ hội, tập trung vào yêu cầu chống xu hướng thương mại hóa, từ nội dung cho đến hình thức tổ chức lễ hội, cùng với việc tổ chức các dịch vụ ăn theo. Hạn chế tối đa các biểu hiện hình thức, phô trương. Phải cân nhắc thận trọng đối với những dự kiến cải tiến nội dung và hình thức tổ chức lễ hội (sân khấu hóa, học theo nước ngoài,...). Phải kiểm tra, giám sát tài chính theo yêu cầu công khai, dân chủ, minh bạch. Trách nhiệm quản lý trước hết và quan trọng nhất là quản lý nội dung lễ hội. C. KẾT LUẬN Lễ hội là một sinh hoạt văn hóa không thể thiếu trong đời sống người dân Việt Nam, đó là nét văn hóa đặc sắc trong văn hóa người Việt. Nhưng việc lạm dụng thương mại hóa, tổ chức lễ hội tràn lan thiếu sự quản lí, làm cho lễ hội dần mất đi bản sắc văn hóa, thay vào đó là sự nhếch nhác, lai tạp, tệ nạn. Lễ hội là thành phần của kiến trúc thượng tầng do cơ sở hạ tầng quyết định, nhưng cung có tác động ngược lại cơ sở hạ tầng, khi lễ hội trở nên khó kiểm soát sẽ kéo theo những hệ lụy không tốt về văn hóa xã hội, kinh tế. Vì vậy cần tổ chức lễ hội mang đúng bản sắc văn hóa để lễ hội trở nơi người dân tìm đến sự thư giãn, thanh tịnh, tưởng nhớ người có công. Tài liệu tham khảo: Giáo trình triết học Nác- Lênin ( trường ĐH Kinh doanh và công nghệ Hà Nội) Báo điện tử Truyền thông Bách Việt ( Trang web văn hóa việt nam ( ) Báo việt nam plus ( ) Trang web viettems.com ( Trang web Đại đoàn kết ( )

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docThực trạng lễ hội quá nhiều ở nước ta hiện nay.doc
Luận văn liên quan