MỤC LỤC
I. Cở sở lý luận 4
1.1. Những vấn đề chung về bảo hiểm 4
1.2. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của bảo hiểm kinh doanh 5
1.2.1. Khái niệm bảo hiểm kinh doanh 5
1.2.2. Đặc điểm của bảo hiểm kinh doanh 6
1.2.3. Vai trò của bảo hiểm kinh doanh 7
1.3. Nguyên tác hoạt động của bảo hiểm kinh doanh 10
1.4. Các yếu tố cơ bản của hợp đồng bảo hiểm kinh doanh 12
1.5. Phân loại bảo hiểm kinh doanh 14
1.5.1. Phân loại theo đối tượng bảo hiểm 14
1.5.2. Phân loại dựa vào tính chất của các nghiệp vụ bảo hiểm 16
1.5.3. Phân loại theo hình thức bảo hiểm ở Việt Nam 17
II. Thực trạng phát triển thị trường bảo hiểm kinh doanh ở Việt Nam hiện nay 18
2.1. Quá trình hình thành và phát triển thị trường bảo hiểm kinh doanh ở Việt Nam 18
2.1.1. Giai đoạn trước năm 1993 18
2.1.2. Giai đoạn từ năm 1993 – 2003 19
2.1.3. Giai đoạn từ năm 2003 đến nay 21
2.2. Thực trạng phát triển thị trường bảo hiểm kinh doanh ở Việt Nam hiện nay 23
2.2.1. Thực trạng thị trường bảo hiểm kinh doanh ở Việt Nam hiện nay 23
2.2.2. Nhận xét chung về thực trạng phát triển thị trường bảo hiểm kinh doanh ở Việt Nam hiện nay 31
2.2.3. Những cơ hội và thách thức phát triển thị trường bảo hiểm kinh doanh ở Việt Nam hiện nay 33
III. Giải pháp phát triển thị trường bảo hiểm rủi ro ở Việt Nam hiện nay 38
3.1. Giải pháp khắc phục những hạn chế, thiếu sót còn tồn tại 38
3.2. Giải pháp phát triển trong tương lai 40
40 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2974 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng phát triển thị trường bảo hiểm rủi ro (bảo hiểm kinh doanh) ở Việt Nam, kiến nghị giải pháp phát triển thị trường bảo hiểm rủi ro ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
.
Thuộc loại hình bảo hiểm này có các nghiệp vụ sau:
Bảo hiểm trách nhiệm dân sự lái xe cơ giới
Bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ tàu
Bảo hiểm trách nhiệm dân sự hãng hàng không…
Phân loại dựa vào tính chất của các nghiệp vụ bảo hiểm
Bảo hiểm bắt buộc
Đây là hình thức bảo hiểm được pháp luật Nhà nước quy định bắt buộc phải bảo hiểm. Loại hình bảo hiểm này được áp dụng đối với cả người bảo hiểm và người được bảo hiểm. Đặc trưng của bảo hiểm bắt buộc là hoạt động bảo hiểm được thiết lập theo nguyên tắc trách nhiệm tự động, loại trừ khả năng lựa chọn của người tham gia bảo hiểm.
Bảo hiểm bắt buộc là loại bảo hiểm gắn liền với việc tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước đối với đối tượng bảo hiểm có liên quan tới lợi ích và an toàn chung của xã hội. Vì khi xảy ra rủi ro đối với đối tượng bảo hiểm không chỉ gây ra thiệt hại cho cá nhân người được bảo hiểm mà còn gây thiệt hại chung cho toàn xã hội. Loại bảo hiểm này có nhiều thuận lợi cho các doanh nghiệp bảo hiểm trong việc triển khai các nghiệp vụ. Nguyên tắc số đông bù số ít được phát huy tác dụng một cách triệt để bảo đảm doanh thu cho hoạt động bảo hiểm.
Hiện nay các nghiệp vụ thuộc loại này gồm:
Bảo hiểm trách nhiệm của lái xe cơ giới
Bảo hiểm trách nhiệm của chủ thầu với các công trình xây dựng
Bảo hiểm tai nạn hành khách đi lại trên các phương tiện giao thông
Bảo hiểm cho một số loại tài sản
Bảo hiểm tự nguyện
Bảo hiểm tự nguyện là hình thức bảo hiểm dựa trên nguyên tác thỏa thuận, người tham gia bảo hiểm tự nguyện ký kết hợp đồng bảo hieemrvaf người bảo hiểm theo những quy tắc và điều kiện của bảo hiểm đã được pháp luật quy định.
Bảo hiểm tự nguyện trước hết gắn liền với quyền lợi của người tham gia bảo hiểm. Tùy theo nhu cầu bảo hiểm mà họ chủ động lựa chọn những rủi ro cần bảo hiểm. Về phía người bảo hiểm cũng phải chủ động linh hoạt trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm: xây dựng các phương án bảo hiểm thích hợp với các điều kiện bảo hiểm, mức phí, mức trách nhiệm phù hợp với yêu cầu của người tham gia bảo hiểm, đồng thời đảm bảo thực hiện hạch toán kinh doanh, chủ động trong việc đáp ứng yêu cầu cụ thể của từng đối tượng,tăng cường tính hấp dẫn của bảo hiểm.
Các nghiệp vụ thuộc loại này gồm:
Bảo hiểm tai nạn học sinh, sinh viên
Bảo hiểm du lịch
Bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ doanh nghiệp.
Phân loại theo hình thức bảo hiểm ở Việt Nam
Ở Việt Nam bảo hiểm kinh doanh được chia làm 2 loại sau:
Bảo hiểm nhân thọ
Bảo hiểm nhân thọ: là hình thức bảo biểm rủi ro sinh mạng,thương tật, sức khỏe cho con người. Thời gian đóng phí và thời gian được bảo hiểm kéo dài nhiều năm (ít nhất là 5 năm). Khi có rủi ro bảo hiểm theo đúng quy định trong điều khoản hợp đồng ký kết được bồi thường thiệt hại, đến khi kết thúc hợp đồng, hoặc thời gian quy định tùy theo cam kết trong hợp đồng người tham gia bảo hiểm hoặc người được bảo hiểm nhận được một phần hoặc toàn bộ số tiền bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng.
Bảo hiểm phi nhân thọ
Bảo hiểm phi nhân thọ: là hình thức bảo hiểm cho con người, tàu, xe, hàng hải, cháy nổ,... Thời gian đóng phí và được bảo hiểm ngắn (lâu nhất là 2 năm). Khi có rủi ro bảo hiểm theo đúng quy định trong điều khoản hợp đồng ký kết mới được bồi thường thiệt hại, nếu không có bất kỳ rủi ro nào xảy ra trong thời gain bảo hiểm thì xem như phí đóng được bồi thường cho người khác (nói cách khác là không còn)
Thực trạng phát triển thị trường bảo hiểm kinh doanh ở Việt Nam hiện nay
Quá trình hình thành và phát triển thị trường bảo hiểm kinh doanh ở Việt Nam
Giai đoạn trước năm 1993
Trước năm 1975
Hoạt động bảo hiểm ở Việt Nam đã được hình thành và phát triển ngay từ thời thực dân Pháp. Cho tới khi miền Bắc được giải phóng, đất nước bị chia cắt, hoạt động kinh doanh bảo hiểm ở miền Nam khá phát triển dưới chế độ Ngụy quyền. Ở miền Nam, có hơn 52 công ty trong và ngoài nước đã triển khai các loại hình nghiệp vụ khá đa dạng như bảo hiểm hỏa hoạn, bảo hiểm chuyên chở, bảo hiểm xe tự động, bảo hiểm sinh mạng, bảo hiểm tai nạn lao động... Các công ty hoạt động khá mạnh mẽ, đáp ứng được phần nào nhu cầu về bảo hiểm trên toàn thị trường miền Nam. Các công ty bảo hiểm trong nước thường được thành lập dưới dạng Hội vô danh và Hội tương hỗ. Các công ty nước ngoài thành lập ở Việt Nam dưới hình thức công ty chi nhánh. Hầu hết các công ty đều đặt trụ sở chính ở Sài Gòn. Mạng lưới trung gian bảo hiểm là môi giới và đại lý bảo hiểm được sử dụng phổ biến để kinh doanh bảo hiểm trên phạm vi toàn miền Nam. Việc quản lý nhà nước đối với hoạt động bảo hiểm được thực hiện thông qua Bộ Tài chính.
Còn ở miền Bắc, để đáp ứng nhu cầu về bảo hiểm trong hoạt động ngoại thương, ngày 17/12/1964, Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định thành lập Công ty Bảo hiểm Việt Nam, gọi tắt là Bảo Việt. Đến ngày 15/01/1965, Bảo Việt chính thức đi vào hoạt động. Đây cũng là công ty bảo hiểm Nhà nước duy nhất đại diện cho ngành bảo hiểm Việt Nam. Từ ngày thành lập cho đến trước năm 1975, do những điều kiện khó khăn của chiến tranh, hoạt động của Bảo Việt ở miền Bắc chưa phát triển. Lúc bấy giờ, Bảo Việt chỉ có trụ sở ở Hà Nội và chi nhánh ở Hải Phòng thực hiện chủ yếu 3 nghiệp vụ: bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu, bảo hiểm thân tàu và tái bảo hiểm.
Sau năm 1975
Sau khi miền Nam hoàn toàn giải phóng và thống nhất đất nước, Bảo Việt là công ty duy nhất hoạt động kinh doanh trên thị trường bảo hiểm ở Việt Nam theo chế độ hạch toán kế toán kinh tế thống nhất toàn ngành. Công ty trực thuộc Bộ Tài chính, có chức năng giúp Bộ Tài chính thống nhất quản lý công tác bảo hiểm Nhà nước và trực tiếp tiến hành nghiệp vụ bảo hiểm trong cả nước. Trong giai đoạn này, ở Việt Nam, Bảo Việt độc quyền kinh doanh bảo hiểm nên các sản phẩm của Bảo Việt chưa đa dạng, chủ yếu thực hiện các nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ với khoảng 20 sản phẩm bảo hiểm.
à Có thể nói, trong giai đoạn trước năm 1993 hoạt động bảo hiểm ở nước ta vẫn chưa phát triển.
Giai đoạn từ năm 1993 – 2003
Ngày 18/12/1993, Chính phủ ra nghị định NĐ100/1993/NĐ-CP quy định về việc thành lập và tổ chức hoạt động của các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam, mở ra bước phát triển mới cho thị trường bảo hiểm Việt Nam. Trên cơ sở đó, ngoài Bảo Việt thành lập năm 1964, lần lượt các doanh nghiệp bảo hiểm khác được cấp phép hoạt động trên thị trường Việt Nam, bao gồm:
Doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam: Bảo Minh (1994), PJICO (1995), Bảo Long (1995), PVI (1996), PTI (1998)…
Doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ có vốn nước ngoài: VIA (1996), UIC (1997), Allianz (1999), Việt Úc (1999)…
Doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ Việt Nam : Bảo Việt Nhân thọ (1996 triển khai thí điểm).
Doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ có vốn nước ngoài: Bảo Minh CMG (1999), Prudential (1999), Manulife (1999)…
Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm: AON (1999)…
Doanh nghiệp tái bảo hiểm VINARE (1994).
Ngoài ra còn có khoảng 40 văn phòng đại diện của các công ty bảo hiểm nước ngoài và hơn 70.000 đại lý bảo hiểm trên thị trường bảo hiểm Việt Nam
Nghị định 100 CP được ban hành đã phá vỡ thế độc quyền đang tồn tại của Bảo Việt, tạo tiền đề cho sự ra đời của các tổ chức bảo hiểm với nhiều hình thức khác nhau thuộc mọi thành phần kinh tế. Theo Bộ Tài chính, tính đến năm 2003 cả nước hiện có 21 doanh nghiệp bảo hiểm thuộc nhiều loại hình sở hữu (100% vốn nhà nước, cổ phần, liên doanh và 100% vốn nước ngoài) với gần 500 sản phẩm bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ (bảo hiểm con người, bảo hiểm tài sản và bảo hiểm trách nhiệm). Trong đo lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ đang phát triển khá nhanh, nhưng mới tập trung tại các thành phố lớn, phục vụ người có thu nhập cao. Đa số người dân sinh sống tại các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa không được bảo hiểm tính mạng, sức khoẻ và thân thể.
Trên nhu hợp tác phát triển, nâng cao năng lực cạnh tranh của từng doanh nghiêp bảo hiểm đã dẫn đến sự ra đời của Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam vào ngày 25/12/1999 với 10 doanh nghiệp bảo hiểm có mặt trên thị trường là hội viên chính thức, hội viên sáng lập. Năm 2000, Luật kinh doanh bảo hiểm ra đời và có hiệu lực từ ngày 1/4/2001. Việc thành lập, hoạt động của thị trường bảo hiểm được điều chỉnh bởi Luật kinh doanh bảo hiểm và các văn bản pháp quy ban hành.
Tính đến hết năm 2002, mới chỉ 3% dân số cả nước tham gia bảo hiểm nhân thọ với doanh thu phí tương ứng 3,61% tổng số tiền tiết kiệm trong dân cư. Tỷ lệ này ở các nước phát triển là trên 50%. Chỉ có 12% số lao động làm việc trong các ngành kinh tế tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, 7,17% tổng vốn đầu tư từ các nguồn trong nước tham gia bảo hiểm xây dựng, lắp đặt. Tỷ trọng hàng xuất khẩu tham gia bảo hiểm tại các doanh nghiệp bảo hiểm trong nước chỉ chiếm 6,55% kim ngạch xuất khẩu. Trong một số ngành kinh tế then chốt như nông nghiệp, tỷ lệ tham gia bảo hiểm chỉ đứng ở mức 1%. Số vốn thực có của toàn thị trường mới chỉ đạt 1.515 tỷ đồng, không đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế và nâng cao năng lực nhận bảo hiểm.
Tổng doanh thu phí bảo hiểm bình quân tăng 29%/năm vào năm 2003 đạt mức 1,5% GDP, tương đương 10.100 tỷ đồng. Như vậy, quy mô thị trường bảo hiểm Việt Nam còn quá thấp so với các nước trong khu vực như Thái Lan (chiếm 3% GDP), Malaysia (5,8%), Singapore (6%).
à Nhìn chung trong giai đoạn này, thị trường bảo hiểm Việt Nam đã có những bước đầu phát triển tuy nhiên thị trường bảo hiểm Việt Nam vẫn còn nhỏ bé. Tuy nhiên, bảo hiểm Việt Nam được đánh giá là một thị trường rất giàu tiềm năng phát triển và đang phát triển ngày càng sôi động.
Giai đoạn từ năm 2003 đến nay
Nền kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn thực hiện chiến lược phát triển kinh tế xã hội theo xu hướng toàn cầu hóa và khu vực hóa trong mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế. Việc mở của thị trường và tự do hóa trong lĩnh vực tài chính trong đó có bảo hiểm ngày càng trở nên cấp thiết. Theo yêu cầu thực hiện những cam kết trong quan hệ thương mại song phương và đa phương của Việt Nam với các nước trong khối ASEAS, EU, Hoa Kỳ và tiến tới thực hiện các cam kết quốc tế khi Việt Nam gia nhập WTO thì việc hội nhập quốc tế trong lĩnh vực bảo hiểm là điều tất yếu. Nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam, ngày 29/08/2003 Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định số 175/2003/QĐ-TT phê duyệt “ Chiến lược phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam từ 2003 -2010”. Cũng trong thời gian này, Vụ Bảo hiểm đã được thành lập trên cơ sở tách bộ phận quản lý bảo hiểm từ Vụ Quản lý Ngân hàng và các tổ chức tài chính, tạo nên sự quản lý nhà nước trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm chuyên trách và sâu sát hơn, thích ứng với sự phát triển của thị trường bảo hiểm và hội nhập quốc tế.
Năm 2005, cả nước có 23 doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động (trừ AIG và New York Life). Doanh thu đạt 13.808 tỉ đồng tăng 10% so với năm 2004. Tổng vốn điều lệ đạt 7.420 tỉ đồng, Tổng dự phòng nghiệp vụ 23.696 tỉ đồng, Tổng tài sản 30.657 tỉ đồng, Tổng vốn đầu tư vào nền kinh tế quốc dân đạt 26.276 tỉ đồng trong đó mua trái phiếu chính phủ và tiền gửi trên 20.000 tỉ đồng, Tổng lãi đầu tư là 2.200 tỉ đồng
Năm 2006, Việt Nam tiếp tục hội nhập và mở cửa thị trường bảo hiểm với sự cấp phép hoạt động cho công ty bảo hiểm Toàn cầu, Bảo hiểm Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bảo Tín, ACE Insurance và Liberty đã đưa tổng số doanh nghiệp bảo hiểm lên 29 doanh nghiệp, trong đó có 22 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ và 7 doanh doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ. Đến năm 2007, số doanh nghiệp bảo hiểm có mặt tại thị trường Việt Nam là 42 doanh nghiệp, trong đó có 23 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, 9 doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, 1 doanh nghiệp tái bảo hiểm, 8 doanh nghiệp môi giới bảo hiểm.
Năm 2008, xảy ra cơn khủng hoảng kinh tế diễn ra trên phạm vi toàn cầu, ảnh hưởng sâu sắc tới nền kinh tế nước ta, khiến thị trường chứng khoán suy thoái, hoạt động đầu tư giảm sút, thị trường bất động sản đóng băng, lãi suất biến động… gây ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp… Tuy nhiên, thị trường bảo hiểm Việt Nam vẫn tiếp tục được mở rộng và phát triển với sự ra đời của nhiều doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ, môi giới, bao gồm cả doanh nghiệp trong và nước ngoài. Tổng số doanh nghiệp được cấp phép họat động trên thị trường đã lên tới 49 doanh nghiệp. Trong đó có 27 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, 11 doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, 10 công ty môi giới và 1 công ty tái bảo hiểm (Vinare). Tăng trưởng doanh thu của thị trường vẫn duy trì ở mức cao. Doanh thu bảo hiểm phi nhân thọ đạt mức 10.855 tỷ đồng, tăng 32% so với năm 2007, bảo hiểm nhân thọ tăng trưởng ở mức hơn 9% tương đương với trên 10 ngàn tỷ đồng.
Năm 2009, nền kinh tế Việt Nam vẫn đang phải chịu ảnh hưởng từ suy thoái kinh tế toàn cầu, do đó thị trường bảo hiểm phát triển tương đối chậm. Do tính chất của thị trường bảo hiểm cạnh tranh khốc liệt nên hiện tượng giảm giá dành dich vụ, cắt giảm mức miễn thường, mở rộng điều kiện bảo hiểm diễn ra phổ biến khiến các công ty phải đối mặt với mức độ rủi ro cao, doanh thu không bù đắp đủ chi phí. Cùng với việc tụt dốc của thị trường chứng khoán, bất động sản và đầu tư khiến nhiều doanh nghiệp làm ăn thua lỗ. Mức thua lỗ tổng cộng của các doanh nghiệp trên thị trường bảo hiểm phi nhân thọ lên tới 163 tỷ đồng, trong đó có cả các doanh nghiệp hoạt động lâu năm cũng như một số các công ty mới đi vào hoạt động.
Cũng trong năm 2009, Vụ Quản lý Bảo hiểm Bộ Tài chính chính thức trở thành Cục Quản lý, Giám sát bảo hiểm. Đây là một minh chứng cho thấy sự quan tâm của chính phủ trong vai trò quản lý nhà nước nhằm mục tiêu củng cố và thúc đẩy sự tăng trưởng bền vững của thị trường bảo hiểm Việt Nam.
Năm 2010, ngành bảo hiểm hoàn thành cơ bản các chỉ tiêu Chiến lược phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam giai đoạn 2003 – 2010. Doanh thu bảo hiểm năm 2010 đạt 30.844 tỉ đồng xấp xỉ chỉ tiêu chiến lược đề ra trong đó bảo hiểm phi nhân thọ đạt 17.052 tỉ đồng, vượt chỉ tiêu Chiến lược 91%, bảo hiểm nhân thọ đạt 13.792 tỉ đồng đạt 45% so với chỉ tiêu Chiến lược, thu nhập đầu tư 8.200 tỉ đồng. Tổng vốn đầu tư của doanh nghiệp bảo hiểm ước đạt trên 92.000 tỉ đồng (tương đương 4,6 tỉ USD) đạt chỉ tiêu chiến lược. Tổng số đại lý bảo hiểm trên 200.000 người, tăng 33% so với chỉ tiêu chiến lược, Năng lực tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm ngày một tăng. Tổng vốn chủ sở hữu 30.100 tỉ đồng trong đó nhân thọ 10.600 tỉ đồng, Phi nhân thọ 19.500 tỉ đồng.
Nhiều sản phẩm mới ra đời đã phần nào đáp ứng các nhu cầu của khách hàng như các sản phẩm chăm sóc sức khỏe cao cấp với mức trách nhiệm cao góp phần thúc đẩy nhu cầu bảo hiểm của các cá nhân, tổ chức có mức thu nhập trung bình trở lên. Tuy nhiên so với nhu cầu của các doanh nghiệp và cá nhân, các sản phẩm vẫn còn thiếu tính đa dạng, phong phú. Một số sản phẩm mới vẫn còn chưa phát huy mạnh mẽ như bảo hiểm tín dụng, rủi ro chính trị, bảo hiểm trách nhiệm người lãnh đạo... Các kênh phân phối sản phẩm được đa dạng hóa như các kênh bán hàng thông qua đại lý, môi giới, ngân hàng, bưu điện, nhân viên thu ngân. Bước đầu đã hình thành một số kênh phân phối sản phẩm trực tuyến đáp ứng được nhu cầu thuận tiện trong việc bán và dịch vụ sau bán hàng.
àTừ năm 2003 cho đến nay thị trường bảo hiểm Việt Nam đã có những bước phát triển mới, vượt bậc so với những giai đoạn trước đây. Số lượng các doanh nghiệp không ngừng tăng trưởng, phạm vi hoạt động của các doanh nghiêp bảo hiểm cũng ngày càng được mở rộng. Các sản phẩm bảo hiểm bắt buộc đã được ban hành, ngoài ra các doanh nghiệp bảo hiểm vẫn tiếp tục đưa ra thị trường những sản phẩm mới hấp dẫn và phù hợp với nhu cầu của khách hàng ở mọi tầng lớp, mọi lứa tuổi, tạo hiệu quả không nhỏ trong việc phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam.
Thị trường bảo hiểm Việt Nam đang trên đà phát triển mạnh
Thực trạng phát triển thị trường bảo hiểm kinh doanh ở Việt Nam hiện nay
Thực trạng thị trường bảo hiểm kinh doanh ở Việt Nam hiện nay
Thực trạng phát triển thị trường bảo hiểm nhân thọ
Số lượng hợp đồng bảo hiểm
Tổng số hợp đồng bảo hiểm khai thác mới toàn năm 2010 đạt 822.946 hợp đồng, tăng 22% so với cùng kỳ năm 2009. Tổng số hợp đồng bảo hiểm hết hiệu lực trong năm là 634.865 hợp đồng, tăng 16% so với năm 2009. Tỉ trọng số lượng hợp đồng khai thác mới như sau: 39,9% sản phẩm hỗn hợp, 32,4% sản phẩm tử kỳ, 26,5% sản phẩm đầu tư, các sản phẩm còn lại chiếm 1,2%.
Tổng số hợp đồng có hiệu lực đến cuối kì đạt 4.2941.040 hợp đồng, tăng 5%. Các doanh nghiệp bảo hiểm có nhiều hợp đồng bảo hiểm tính theo sản phẩm chính bao gồm Prudential 1.808.442 hợp đồng, Bảo Việt 1.372.778 hợp đồng và Manulife 342.660 hợp đồng. Cơ cấu tổng số lượng hợp đồng theo loại nghiệp vụ như sau: 76,1% sản phẩm hỗn hợp, 12,1% sản phẩm tử kỳ, 9,8% sản phẩm đầu tư, các sản phẩm còn lại chiếm 2%. Với nỗ lực đa dạng hóa sản phẩm cung cấp ra thị trường của các doanh nghiệp bảo hiểm, cơ cấu sản phẩm đã và đang dịch chuyển dần sang các nhóm sản phẩm khác thay vì tập trung vào nhóm sản phẩm hỗn hợp như trước kia.
Số tiền bảo hiểm
Tổng mức trách nhiệm mà các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ đang nắm giữ là367.348 tỉ đồng, tăng 31% so với cùng kỳ năm trước, trong đó mức trách nhiệm của các sản phẩm chính đạt 254.076 tỉ đồng, tăng 34,6%; mức trách nhiệm của các sản phẩm phụ đạt 113.272 tỉ đồng, tăng 22%. Các doanh nghiệp có tổng mức trách nhiệm cao trên thị trường bảo hiểm là Prudential 119.785 tỉ đồng, Bảo Việt 76.407 tỉ đồng và ACE Life 53.851 tỉ đồng.
Doanh thu phí bảo hiểm
Tổng doanh thu phí bảo hiểm toàn thị trường nhân thọ năm 2010 đạt 13.792 tỉ đồng, tăng 16,5%. Dẫn đầu là Prudential 5.374 tỉ đồng, BảoViệt 4.023 tỉ đồng, Manulife 1.460 tỉ đồng.
Tương ứng với tỉ trọng số lượng hợp đồng bảo hiểm lớn, phí bảo hiểm sản phẩm hỗn hợp vẫn chiếm tỉ trọng cao trong tổng số phí bảo hiểm. Cơ cấu tổng doanh thu phí theo loại hình nghiệp vụ như sau: 75,9% sản phẩm hỗn hợp, 16,5% sản phẩm đầu tư, các sản phẩm còn lại chiếm 7,6%. Mặc dù vẫn chiếm tỉ trọng cao trong tổng doanh thu phí của toàn thị trường song tỉ trọng phí của sản phẩm hỗn hợp đã giảm hơn so với cùng kỳ năm trước cùng với đó là sự vươn lên mạnh mẽ của sản phẩm đầu tư.
Doanh thu phí bảo hiểm khai thác mới đạt 3.743 tỉ đồng, tăng 28%, trong đó dẫn đầu về phí bao gồm Prudential 1.158 tỉ đồng, Bảo Việt 826 tỉ đồng và ACE life 439 tỉ đồng. Doanh thu phí bảo hiểm tái tục 10.049 tỉ đồng, tăng 11,3% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trả tiền bảo hiểm
Năm 2010, tổng số trả tiền bảo hiểm đạt 4.718 tỉ đồng, tăng15,4% so với năm 2009. Chi trả quyền lợi bảo hiểm là 2.801 tỉ đồng, tăng 10,8%,trong đó Bảo Việt 1.175 tỉ đồng, Prudential 1.053 tỉ đồng, Manulife 473 tỉđồng. Chi trả giá trị hoàn lại là 1.396 tỉ đồng, tăng 10,9% so với năm 2009.
Số lượng đại lý
Số lượng đại lý bảo hiểm (cá nhân kinh doanh) tính đến cuối kì là 162.423 người tăng 32%, trong đó Prudential 82.539 người, Bảo Việt 19.999và AIA 15.294 người.
Số lượng đại lý mới tuyển dụng trong năm là 108.092 người,tăng 48%, trong đó Prudential 40.727 người, AIA 15.514 người và Dai-ichi Life11.883 người.
Hiện nay, với sự phát triển của mô hình tổng đại lý, trong đó tổng đại lý được chủ động trong quản lý chi phí và tuyển dụng đại lý bảo hiểm nên việc tăng nhanh số lượng đại lý cá nhân so với năm 2009 là tất yếu.
Năng lực tài chính
Vốn chủ sở hữu của các doanh nghiệp bảo hiểm đạt 10.602 tỉ đồng, trong đó Bảo Việt là 1.528 tỉ đồng, Prudential 1.136 tỉ đồng. Tổng số vốn điều lệ là 9.993 tỉ đồng, trong đó,Bảo Việt là 1.500 tỉ đồng và Dai-ichi Life 1.141 tỉ đồng.
Đầu tư của các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ
Tổng số tiền đầu tư của bảo hiểm nhân thọ là 54.506 tỉ đồng, tăng 14,5% so với 2009, trong đó đáng kể nhất là Prudential với 19.492 tỉ đồng, Bảo Việt Nhân thọ đạt 18.376 tỉ đồng và Manulife 5.477 tỉ đồng. Đóng góp ngân sách từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm nhân thọ và đầu tư trong năm 2009 của các doanh nghiệp bảo hiểm Nhân thọ đạt 724 tỉ đồng.
Thực trạng phát triển thị trường bảo hiểm phi nhân thọ
Khái quát chung thị trường bảo hiểm phi nhân thọ
Hiện tượng cạnh tranh gay gắt bằng hạ phí bảo hiểm, mở rộng điều khoản, điều kiện bảo hiểm đã có dấu hiệu hạ nhiệt. Nhiều doanh nghiệp bảo hiểm đã chú ý đến hiệu quả hướng tới mục tiêu không lỗ về nghiệp vụ bảo hiểm bằng cách xây dựng công nghệ quản lý khai thác bồi thường hiện đại tiên tiến, đặt chỉ tiêu giảm chi phí quản lý hành chính và bồi thường. Nhiều doanh nghiệp bảo hiểm đã chú ý đến phát triển sản phẩm mới, mở rộng các tiện ích của sản phẩm bảo hiểm, tăng thêm các dịch vụ chăm sóc khách hàng, mở rộng kênh phân phối qua ngân hàng và các tổ chức khác
Tổng doanh thu phí bảo hiểm phi nhân thọ đạt 17.052 tỉ đồng tăng 24,9% so với năm 2009. Dẫn đầu doanh thu là Bảo Việt 4.198 tỉ đồng, PVI 3.512 tỉ đồng, Bảo Minh 1.942 tỉ đồng, PJICO 1.592 tỉ đồng, PTI 679 tỉ đồng. Các doanh nghiệp bảo hiểm có tỉ lệ tăng trưởng doanh thu cao là MSIG 327,2%, Groupama 228%, ACE 198,6%, Fubon 98,3%, Bảo Ngân 96,6%, Hùng Vương 94,8%, SVIC 93%. Các nghiệp vụ bảo hiểm thuộc nhóm trên 1.000 tỉ đồng là Xe cơ giới 5.378 tỉ đồng, Tài sản và thiệt hại 3.698 tỉ đồng, Sức khỏe và tai nạn con người 2.501 tỉ đồng, Xây dựng lắp đặt 2.051 tỉ đồng, Thân tàu và trách nhiệm dân sự chủ tàu 1.796 tỉ đồng, Cháy nổ và mọi rủi ro 1.436 tỉ đồng, Hàng hóa vận chuyển 1.248 tỉ đồng, Bảo hiểm dầu khí 1.204 tỉ đồng. Các doanh nghiệp bảo hiểm có tỉ lệ bồi thường cao là SVI 74,7%, Bảo Long 70,1%, Liberty 64%, Bảo Minh 42,6%, PJICO 42%, Các nghiệp vụ có tỉ lệ bồi thường cao là bảo hiểm xe cơ giới 49,9%, bảo hiểm Sức khỏe con người 43,1%. bảo hiểm mọi rủi ro tài sản 40,1%,
Nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới
Bảo hiểm xe cơ giới đạt doanh thu 5.378 tỉ đồng tăng trưởng 23% dẫn đầu nghiệp vụ bảo hiểm Phi nhân thọ và chiếm tỉ trọng 31,5%. Dẫn đầu doanh thu là Bảo Việt 1.272 tỉ đồng, PJICO 791 tỉ đồng, PVI 628 tỉ đồng, Bảo Minh 538 tỉ đồng, PTI 303 tỉ đồng, AAA 271 tỉ đồng, MIC 217 tỉ đồng. Các doanh nghiệp có tỉ trọng bảo hiểm xe cơ giới chiếm trên 50% là AAA, Bảo Long, Liberty, MIC, TháiSơn, VASS. Bồi thường bảo hiểm xe cơ giới 2.368 tỉ đồng (chưa kể tổn thất xảy ra đang giải quyết bồi thường), các doanh nghiệp bảo hiểm có tỉ lệ bồi thường cao là Liberty 72%, BV Tokio Marine 66%, Bảo Long 65,7%, Bảo Minh 59,6%, Bảo Việt 53%, AAA 52,8%, ABIC52%, PVI 51,9%.
Năm 2010 nhiều doanh nghiệp bảo hiểm đã quản lý chặt chẽ khâu khai thác và giải quyết bồi thường phòng chống trục lợi bảo hiểm. Quỹ bảo hiểm xe cơ giới đã tổ chức cho đại diện của một số doanh nghiệp bảo hiểm khảo sát học tập kinh nghiệm bảo hiểm và phần mềm dữ liệu bảo hiểm xe cơ giới tại Malaysia.
Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam phối hợp với Cục Cảnh sát giao thông đường bộ đường sắt tổ chức đào tạo khóa học giám định phân tích hồ sơ tai nạn giao thông cho hơn 200 cán bộ bảo hiểm của các doanh nghiệp bảo hiểm.
Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam phối hợp với Bộ Tài chính – Trung ương đoàn tuyên truyền chế độ bảo hiểm xe cơ giới trong thanh niên. Thông qua Quỹ bảo hiểm xe cơ giới các doanh nghiệp bảo hiểm đã đầu tư hơn 12 tỉ đồng để thực hiện 8 công trình đề phòng hạn chế tổn thất tại Gia Lai, Kontum, Lạng Sơn, Nam Định, Đồng Nai, Hưng Yên, Bắc Kạn và tài trợ 2 xe cứu thương cho trung tâm cấp cứu 115 Hà Nội. Quỹ bảo hiểm xe cơ giới đã chi hỗ trợ nhân đạo cho người nhà nạn nhân bị tử vong do không phát hiện được xe gây tai nạn hay xe không tham gia bảo hiểm, tổng số 11 trường hợp với số tiền 55 triệu đồng.
Nghiệp vụ bảo hiểm tai nạn và chăm sóc y tế
Bảo hiểm tai nạn và chăm sóc y tế đạt doanh thu 2.502 tỉ đồng, tăng trưởng 27,6%. Các doanh nghiệp bảo hiểm có doanh thu cao là Bảo Việt 1.083 tỉ đồng, Bảo Minh 441 tỉ đồng, PVI 164 tỉ đồng, PJICO 134 tỉ đồng, ABIC 97 tỉ đồng. Số tiền đã giải quyết bồi thường 1.077 tỉ đồng chiếm 43,1%. Các doanh nghiệp bảo hiểm có tỉ lệ bồi thường cao là Phú Hưng 412,1%, Bảo Long 110,4%, Bảo Minh 51,4%, Liberty 47,2%, Pjico 46,6%, Vass 45,7%.
Bảo hiểm tai nạn và chăm sóc y tế là nghiệp vụ bảo hiểm được các doanh nghiệp bảo hiểm cải tiến sản phẩm bảo hiểm và đưa ra nhiều sản phẩm bảo hiểm mới mang tính đặc thù và cạnh tranh cao. Nhờ có quản lý tốt nên tỉ lệ bồi thường đã giảm đáng kể so với 2009.
Nghiệp vụ bảo hiểm thân tàu và trách nhiệm dân sự chủ tàu
Bảo hiểm thân tàu và trách nhiệm dân sự chủ tàu đạt doanh thu 1.796 tỉ đồng, tăng trưởng 16,3%, các doanh nghiệp bảo hiểm có doanh thu cao là Bảo Việt 526 tỉ đồng, PVI 512 tỉ đồng, Bảo Minh 251 tỉ đồng, PJICO 196 tỉ đồng, BIC 66 tỉ đồng, GIC 64 tỉđồng. Tổng số tiền đã giải quyết bồi thường là 689 tỉ đồng. Các doanh nghiệp bảo hiểm có tỉ lệ bồi thường cao là ABIC 50%, Pjico 47,8%, PVI 45,9%.
Năm 2010 xuất nhập khẩu tăng trưởng hàng hóa vận chuyển tăng làm tăng trưởng ngành vận tải biển song sự kiện Vinanshin cũng ảnh hưởng tới doanh thu bảo hiểm đóng tàu. Hội bảo hiểm tương hỗ các chủ tàu quốc tế tăng phí bảo hiểm cho các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam trong khi doanh nghiệp bảo hiểm lại thu phí cố định cho các chủ tàu nên cũng chịu thiệt thòi. Các doanh nghiệp bảo hiểm có những bước dài hợp tác với nhau để đàm phán với Hội bảo hiểm quốc tế để đem lại lợi ích hơn cho phía doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam.
Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam đã tổ chức lớp đào tạo bảo hiểm tàu biển tại Học viện bảo hiểm Malaysia với 12 cán bộ bảo hiểm tham dự. Tuy nhiên những cảnh báo rủi ro về tổn thất nhất là tổn thất toàn bộ với tàu chạy ven biển Việt Nam còn không ít doanh nghiệp bảo hiểm chú ý đến.
Nghiệp vụ bảo hiểm xây dựng lắp đặt
Bảo hiểm xây dựng lắp đặt đạt doanh thu 2.051 tỉ đồng tăng trưởng 30,5%. Các doanh nghiệp bảo hiểm có doanh thu cao là PVI 386 tỉ đồng, Bảo Việt 350 tỉ đồng, Bảo Minh 230 tỉ đồng, PJICO 157 tỉ đồng, SVI 122 tỉ đồng, ABIC 103 tỉ đồng. Tổng số tiền đã giải quyết bồi thường 593 tỉ đồng. Các doanh nghiệp bảo hiểm có tỉ lệ bồi thường cao là SVI 126,1%, QBE 80,5%, Bảo ngân 55,3%, PVI 40,9%.
Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam đã phối hợp với Hiệp hội bảo hiểm Việt Phi nhân thọ Nhật Bản tổ chức lớp đào tạo nghiệp vụ bảo hiểm xây dựng lắp đặt công trình ngầm, cao ốc, đường xe điện ngầm và điện nguyên tử để chuẩn bị cho bảo hiểm kỹ thuật giai đoạn tiếp theo.
Nghiệp vụ bảo hiểm cháy nổ và mọi rủi ro tài sản
Bảo hiểm cháy nổ và mọi rủi ro tài sản đạt doanh thu 1.436 tỉ đồng, tăng trưởng 23%, trong đó bảo hiểm cháy nổ bắt buộc đạt doanh thu 304 tỉ đồng tăng 67,5%, Các doanh nghiệp bảo hiểm có doanh thu cao là PVI 367 tỉ đồng, Bảo Minh 291 tỉ đồng, Bảo Việt 157 tỉ đồng, PJICO 97 tỉ đồng, BIC 78 tỉ đồng. Tổng số tiền bồi thường là 466 tỉ đồng chiếm 32,4% doanh thu. Các doanh nghiệp bảo hiểm có tỉ lệ bồi thường cao là ABIC 355,9%, BIC 119,2%, PJICO 74,6%, Bảo Long 55,3%, Groupama 53,1%, VASS 48,3%, Bảo Việt 47,6%. Những khó khăn về rủi ro cao với bảo hiểm gián đoạn kinh doanh đi kèm với bảo hiểm cháy nổ và mọi rủi ro đối với các resort, nguy cơ cháy nổ cao với cơ sở sản xuất kinh doanh gỗ, giầy da, may mặc cũng chưa được nhiều doanh nghiệp bảo hiểm chú ý nên tình trạng cạnh tranh hạ phí mở rộng điều kiện điều khoản không tương xứng với rủi ro bảo hiểm vẫn diễn ra gay gắt.
Trong năm, Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam phối hợp với văn phòng đại diện AXA tổ chức hội thảo bảo hiểm cháy nổ và mọi rủi ro tài sản với mục đích phổ biến nghiệp vụ và kinh nghiệm của Châu Âu và Châu Á tới thị trường bảo hiểm Việt Nam.
Nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa vận chuyển
Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển đạt doanh thu 1.248 tỉ đồng, tăng trưởng 31%. Các doanh nghiệp bảo hiểm có doanh thu cao là Bảo Việt 310 tỉ đồng, PJICO 175 tỉ đồng, PVI 103 tỉ đồng, Bảo Minh 102 tỉ đồng, SVI 83 tỉ đồng. Tổng số tiền bồi thường 366 tỉ đồng chiếm 29,3%. Các doanh nghiệp bảo hiểm có tỉ lệ bồi thường cao là ACE 657,1%, Bảo Long 138,2%, BV Tokio Marine 32,7%, các doanh nghiệp bảo hiểm còn lại dưới 30%.
So với kim ngạch xuất khẩu 70 tỉ USD, nhập khẩu 84 tỉ USD thì phí bảo hiểm thu được còn quá khiêm tốn. Những cảnh báo về rủi ro khi không thu phí tàu già, một số cảng biển và một số mặt hàng có tổn thất cao ít được doanh nghiệp bảo hiểm chú ý vẫn tiếp tục cạnh tranh giành giật khách hàng một cách gay gắt.
Trong năm, hiệp hội bảo hiểm Việt Nam đã tổ chức khóa đào tạo bảo hiểm hàng hóa vận chuyển tại Học viện bảo hiểm Malaysia với 12 cán bộ bảo hiểm tham dự.
Nghiệp vụ bảo hiểm khác
Bảo hiểm hàng không đạt doanh thu 517 tỉ đồng, tăng trưởng 19%.Các doanh nghiệp bảo hiểm có doanh thu cao là VNI 202 tỉ đồng, Bảo Việt 198 tỉ đồng, PVI 68 tỉ đồng, Bảo Minh 41 tỉ đồng
Bảo hiểm máy móc thiết bị đạt doanh thu 93 tỉ đồng, tăng trưởng 46,3%. Các doanh nghiệp bảo hiểm có doanh thu cao là BIC 26 tỉ đồng, Bảo Long 18 tỉ đồng, BảoViệt 12 tỉ đồng, UIC 410 tỉ đồng
Bảo hiểm thiết bị điện tử đạt doanh thu 100 tỉ đồng, tăng 8,4%
Bảo hiểm dầu khí đạt doanh thu 1.204 tỉ đồng ,tăng 59,4%, các doanh nghiệp bảo hiểm có doanh thu cao là PVI 1.204 tỉ đồng, PVI chiếm tỉ trọng tuyệt đối trong lĩnh vực bảo hiểm dầu khí
Bảo hiểm trách nhiệm chung đạt doanh thu 397 tỉ đồng, tăng 26%.Các doanh nghiệp bảo hiểm có doanh thu cao là Bảo Việt 81 tỉ đồng, PVI 54 tỉ đồng, Chartis 46 tỉ đồng, Bảo Minh 41 tỉ đồng
Bảo hiểm nông nghiệp đạt doanh thu 9 tỉ đồng, tăng 467%, các doanh nghiệp bảo hiểm có doanh thu cao là GIC 5,9 tỉ đồng, Bảo Việt 1,8 tỉ đồng, PVI 1,6 tỉ đồng.
Bảo hiểm tín dụng và rủi ro tài chính đạt doanh thu 22 tỉ đồng, tăng 192,2%, các doanh nghiệp bảo hiểm có doanh thu cao là MIC 6 tỉ đồng, Chartis 4,9 tỉ đồng, QBE 4,7 tỉ đồng, VASS 3,1 tỉ đồng, Bảo Minh 2,7 tỉ đồng.
Nhận xét chung về thực trạng phát triển thị trường bảo hiểm kinh doanh ở Việt Nam hiện nay
Năng lực hoạt động của các doanh nghiệp bảo hiểm ngày một nâng lên rõ rệt
Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm của thị trường bảo hiểm Việt Nam, nhất là trong thời gian 5 năm gần đây tăng khoảng 22%, (theo báo cáo đánh giá của Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam) đã cho thấy thế mạnh và bước đột phá lớn của ngành bảo hiểm Việt Nam. Năng lực tài chính của các doanh nghiệp bảo hiểm tăng mạnh thông qua vốn chủ sở hữu và dự phòng nghiệp vụ làm cho khả năng thanh toán và mức giữ lại của từng doanh nghiệp bảo hiểm nâng lên rõ rệt, tăng khả năng nhận tái bảo hiểm từ đó tạo ra nguồn vốn lớn để đầu tư lại cho nền kinh tế quốc dân.
Số lượng sản phẩm bảo hiểm phong phú đa dạng, kênh phân phối sản phẩm bảo hiểm ngày càng mở rộng
Trước sức ép cạnh tranh và nhu cầu của thị trường, năm 2011 hứa hẹn có nhiều sản phẩm bảo hiểm mới được bung ra trong cả lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ và nhân thọ. Các sản phẩm mới được triển khai theo xu hướng mang lại lợi ích cho người mua bảo hiểm nhiều hơn, mang tính cạnh tranh cao hơn. Theo số liệu của Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam, năm 2010, các doanh nghiệp đã phát triển được 800 sản phẩm bảo hiểm (trong đó có 200 sản phẩm bảo hiểm nhân thọ), tăng 100 sản phẩm so với năm 2009, gấp 2 lần so với năm 2005. Nhìn lại năm 2010 có thể thấy, các doanh nghiệp đã tích cực đưa ra những sản phẩm bảo hiểm đáp ứng nhu cầu ngày càng khắt khe của khách hàng.
Các sản phẩm bảo hiểm ngày càng đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế xã hội và tuân thủ theo chuẩn mực quốc tế. Đặc biệt, sản phẩm bảo hiểm đã đáp ứng được yêu cầu phát triển một số ngành nghề quan trọng như dầu khí, hàng không, đóng tầu, xây dựng cầu đường, gián tiếp góp phần tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài và khuyến khích đầu tư trong nước. Các doanh nghiệp bảo hiểm Nhân thọ đi đầu trong việc phát triển kênh phân phối sản phẩm bảo hiểm qua đại lý. Các doanh nghiệp bảo hiểm Phi nhân thọ đã bước đầu hình thành kênh phân phối sản phẩm bảo hiểm qua đại lý bảo hiểm chuyên nghiệp và bán chuyên nghiệp. Ngoài ra, các công ty môi giới bảo hiểm đã góp phần khai thác bảo hiểm Phi nhân thọ với tỉ lệ gần 12% doanh thu bảo hiểm gốc, chủ yếu là với các đối tượng bảo hiểm có giá trị lớn, đánh giá rủi ro phức tạp nhằm bảo vệ quyền lợi người tham gia bảo hiểm.
Các doanh nghiệp bảo hiểm chú trọng ưu tiên cho đào tạo phát triển nguồn nhân lực và đầu tư cho công nghệ thông tin phục vụ cho nhu cầu quản lý giám sát bảo hiểm
Hầu hết các doanh nghiệp bảo hiểm đều xây dựng tiêu chuẩn hóa đội ngũ cán bộ cho từng chức danh, nhiệm vụ. Từ đó, các doanh nghiệp bảo hiểm yêu cầu cán bộ của mình tham dự các khóa đào tạo phục vụ cho vị trí công tác theo hình thức được doanh nghiệp tài trợ thời gian và chi phí hoặc tự bỏ thời gian và chi phí đào tạo tại trung tâm đào tạo của doanh nghiệp hoặc các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước. Các doanh nghiệp bảo hiểm có quy mô lớn đã xây dựng được trung tâm đào tạo của mình như Bảo Việt, Bảo Minh, PJICO và các doanh nghiệp bảo hiểm Nhân thọ. Các đại lý bảo hiểm được tuyển dụng và đào tạo theo đúng qui định của Luật kinh doanh bảo hiểm. Nhiều doanh nghiệp bảo hiểm đã đầu tư xây dựng phần mềm quản lý giám sát BH cũng như đầu tư công nghệ của mua sắm trang thiết bị thông tin như Bảo Việt, Bảo Minh, Prudential, AIA, Manulife…
Nguồn nhân lực chuyên nghiệp và công nghệ thông tin tiên tiến là 2 yếu tố góp nên sức mạnh của doanh nghiệp bảo hiểm trên con đường nâng cao năng lực cạnh tranh, giảm chi phí quản lý, nâng cao chất lượng khai thác, xử lý bồi thường, đánh giá rủi ro, phòng chống trục lợi BH và nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng.
Các doanh nghiệp bảo hiểm đã làm quen và chấp nhận cạnh tranh sòng phẳng
Thị trường bảo hiểm Việt Nam với nhiều doanh nghiệp bảo hiểm, nhiều loại hình sở hữu khác nhau nên sự cạnh tranh là tất yếu xảy ra, bắt đầu từ năm 1993. Đặc biệt, các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam là doanh nghiệp nhà nước hoặc tuy là công ty cổ phần nhưng sở hữu nhà nước là chủ yếu, bị sức ép là luôn phải có lãi và bị hạn chế ở các khoản mục chi tiêu cho tiếp thị quảng bá thương hiệu sản phẩm trong khi các doanh nghiệp bảo hiểm mới thành lập nhất là doanh nghiệp bảo hiểm có vốn nước ngoài được phép thua lỗ kế hoạch trong nhiều năm đã tranh thủ tiếp cận thị trường, tăng cường quảng bá thương hiệu sản phẩm. Song thực tế trong 17 năm qua (1993 – 2010), các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam vẫn vững vàng trên thị trường, tìm được thế mạnh của mình trong cạnh tranh, sẵn sàng cạnh tranh với các doanh nghiệp bảo hiểm có yếu tố nước ngoài. Bảo Việt Nhân thọ là doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam đã một mình cạnh tranh với các doanh nghiệp bảo hiểm Nhân thọ nước ngoài còn lại là một bằng chứng cho sự cố gắng lớn của Bảo Việt. Ngoài ra, các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ còn phải với các dịch vụ tài chính khác như tín dụng ngân hàng, chứng khoán, kinh doanh bất động sản, những người cùng một mục đích thu hút tiền nhàn rỗi trong dân cư và các tổ chức kinh tế, xã hội.
Chế độ quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh bảo hiểm ngày càng hoàn thiện
Luật kinh doanh bảo hiểm ban hành năm 2000, NĐ42, NĐ43 ban hành năm 2001, TT98, TT99 hướng dẫn thi hành Luật KDBH ban hành năm 2004, NĐ118 xử phạt vi phạm trong kinh doanh bảo hiểm, QĐ175 phê chuẩn chiến lược phát triển ngành bảo hiểm đến 2010, QĐ53 ban hành chỉ tiêu giám sát doanh nghiệp bảo hiểm. Môi trường pháp lý kinh doanh bảo hiểm ngày càng thuận lợi cho ngành bảo hiểm như Luật hàng hải, Luật hàng không, Luật giao thông đường bộ, Luật giao thông thủy nội địa, Luật phòng cháy chữa cháy, Bộ luật dân sự và một số sản phẩm bảo hiểm bắt buộc được ban hành như bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới, xây dựng, lắp đặt, trách nhiệm dân sự người kinh doanh vận tải thủy nội địa…
Những cơ hội và thách thức phát triển thị trường bảo hiểm kinh doanh ở Việt Nam hiện nay
Những cơ hội phát triển thị trường bảo hiểm kinh doanh ở Việt Nam
Nhu cầu bảo hiểm ngày càng cao
Sự phát triển của sản xuất nông nghiệp , công nghiệp , xuất nhập khẩu và đầu tư … sẽ tạo cơ hội cho doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm cũng như thị trường bảo hiểm Việt Nam phát triển. Những khu đô thị mới , khu chế xuất , khu công nghiệp không ngừng hình thành và phát triển là cơ hội cho sự bảo hiểm xây dựng, lắp đặt hàng không , vận tải …
Đời sống nhân dân được nâng cao, trình độ dân trí và nhận thức của dân cư về bảo hiểm đang được cải thiện. Nền kinh tế tăng trưởng cao có tác động tích cực tới việc nâng cao đời sống vật chất cũng như tinh thần của người dân trong xã hội , thu nhập bình quân của người dân việt nam những năm gần đây đạt mức trên 400 USD , đặc biệt năm 2008 con số này vượt ngưỡng 1.024 USD. Thu nhập của người dân tương đối ổn định , mức sống dần được nâng cao … đã làm tăng thêm nhu cầu vể bảo hiểm trong xã hội như con người, sức khỏe, khả năng lao động.. thúc đẩy hoạt động bảo hiểm phát triển.
Thị trường bảo hiểm với hơn 87 triệu dân hứa hẹn nhiều tiềm năng , lại trong quá trình công nghiệp hóa , hiện đại hóa chắc chắn là cơ hội lý tưởng cho các nhà kinh doanh bảo hiểm . Có thể nói thị trưởng bảo hiểm việt nam đã cung cấp cho các nhà bảo hiểm một lượng khách hàng tiềm năng dồi dào và đa dạng cả một lực lượng đông đảo nhân lực cho ngành bảo hiểm.
Nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng cao
Hàng hóa của Việt Nam sẽ có một thị trường rộng lớn hơn đó là các thành viên WTO đồng thời hàng hóa nước họ sẽ được xâm nhập vào thị trường Việt Nam làm cho kinh tế phát triển tạo tiền đề cho các ngành nghề phát triển như giao thông vận tải đường bộ, hàng không, xuất nhập khẩu làm tiền đề cho bảo hiểm phát triển. Nền kinh tế tăng trưởng cao đòi hỏi nhu cầu vốn và nhu cầu bảo hiểm phải đáp ứng, từ đó làm tiền đề cho bảo hiểm nhân thọ, tín dụng ngân hàng, chứng khoán phát triển. Vốn tích lũy tích tụ từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm có nhiều cơ hội đầu tư sinh lãi cao, khuyến khích bảo hiểm phát triển.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài và đầu tư trong nước phát triển nhanh chóng
Đây cũng là cơ sở để ngành bảo hiểm phát triển, đồng thời cũng đòi hỏi ngành bảo hiểm phải có sản phẩm bảo hiểm đáp ứng nhu cầu của tăng trưởng đầu tư nước ngoài và trong nước, nhất là những cơ sở đầu tư ngành nghề mới, công nghệ cao như đóng tàu, xây dựng đường tàu điện ngầm, xây dựng ngành điện tử công nghệ thông tin, xây dựng nhà máy lọc dầu, điện nguyên tử, vệ tinh, sản xuất linh kiện máy bay… Đây là tiềm năng cho bảo hiểm xây dựng lắp đặt, bảo hiểm tài sản, bảo hiểm kĩ thuật, bảo hiểm trách nhiệm phát triển.
Lộ trình cổ phần hóa chuẩn bị hoàn thành
Chế độ sở hữu tư nhân buộc người điều hành doanh nghiệp (có thể là người làm thuê) muốn bảo toàn vốn và tài sản trước mọi rủi ro cần phải có bảo hiểm làm tăng nhu cầu bảo hiểm để ngành bảo hiểm phát triển. Khi các chủ doanh nghiệp coi trọng bảo hiểm là lá chắn trước mọi rủi ro, tai nạn bất ngờ, khi người mua bảo hiểm (nhân viên của doanh nghiệp bảo hiểm) không có cơ hội đòi hỏi hoa hồng hoặc lựa chọn hoa hồng cao hay thấp thì thị trường bảo hiểm sẽ có nhiều cơ hội phát triển lành mạnh
Pháp luật ngày càng hoàn thiện
Luật kinh doanh bảo hiểm sẽ được sửa đổi, bổ sung, tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước, phát huy tính chủ động, sáng tạo của doanh nghiệp bảo hiểm, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người tham gia bảo hiểm là môi trường thuận lợi để thị trường bảo hiểm phát triển.
Tầng lớp dân cư có thu nhập cao ngày càng đông đảo
Bao gồm giới chủ doanh nghiệp tư nhân, các chuyên gia giỏi trong doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các chủ hộ kinh doanh, các chủ trang trại đều có nhu cầu bảo hiểm Nhân thọ cho mình và người thân.
Những thách thức phát triển thị truòng bảo hiểm kinh doanh ở Việt Nam
Kênh phân phối sản phẩm bảo hiểm đã bộc lộ nhiều yếu kém
Bảo hiểm sau một thời gian tăng trưởng nhanh đi cùng với tăng trưởng mở rộng kênh phân phối qua đại lý, có nghĩa là cứ tăng đại lý là có tăng doanh thu nên nhiều doanh nghiệp chưa chú trọng đến chất lượng tuyển chọn đào tạo và sử dụng đại lý.
Rất may, những năm gần đây tăng trưởng bị chững lại, các doanh nghiệp bảo hiểm đã nhận thức ra được vấn đề để quan tâm, đầu tư công sức hơn cho việc nâng cao chất lượng đại lý bảo hiểm. Bảo hiểm phi nhân thọ vẫn giữ cung cách khai thác chủ yếu từ cán bộ bảo hiểm, cạnh tranh về phí bảo hiểm, tăng hoa hồng, tăng hỗ trợ cho đại lý, chưa xây dựng được đội ngũ đại lý bảo hiểm phi nhân thọ mang tính chuyên nghiệp. Các công ty môi giới cạnh tranh lẫn nhau, làm việc thiếu chuyên nghiệp, tự ý bổ sung điều kiện, điều khoản bảo hiểm, hạ phí bảo hiểm gây bất lợi cho doanh nghiệp bảo hiểm và thị trường bảo hiểm.
Đầu tư công nghệ thiếu đồng bộ, kém hiệu quả
Hệ thống công nghệ thông tin của các doanh nghiệp bảo hiểm chưa cập nhật được từng hợp đồng bảo hiểm phát sinh, chưa phân loại được khách hàng, rủi ro bảo hiểm, chưa phân tích đánh giá được nguyên nhân, mức độ rủi ro tổn thất, còn nhiều lỗ hổng để trục lợi bảo hiểm. Chúng ta không thể chấp nhận được việc một xe ô tô bị tai nạn đã mua bảo hiểm biết được biển số xe nhưng các doanh nghiệp bảo hiểm đùn đẩy cho nhau và cho rằng mình không bán bảo hiểm cho chiếc xe này. Điều này bộc lộ rõ sự yếu kém của các doanh nghiệp bảo hiểm trong hệ thống công nghệ thông tin.
Cạnh tranh chủ yếu bằng con đường hạ phí bảo hiểm, không chú trọng nhiều đến dịch vụ chăm sóc khách hàng
Phí bảo hiểm trên thị trường bảo hiểm Việt Nam hiện nay được hình thành chủ yếu qua con đường cạnh tranh hạ phí phi kĩ thuật mà không quan tâm đến đối tượng bảo hiểm như thế nào, mức độ rủi ro ra sao. Phí bảo hiểm một khách sạn 5 sao chỉ tương đương với phí bảo hiểm một chiếc xe ô tô trị giá 1 tỉ đồng là một điều phi lý mà trên thị trường vẫn có doanh nghiệp bảo hiểm chấp nhận để giành bằng được dịch vụ bảo hiểm. Một trong những nguyên nhân có nguồn gốc sâu xa là chế độ khoán tiền lương và chi phí theo doanh thu không chú trọng đến bồi thường có thể xảy ra (lời cam kết của doanh nghiệp bảo hiểm đến khách hàng). Tình trạng này dẫn đến không những các doanh nghiệp bảo hiểm cạnh tranh lẫn nhau mà còn có sự cạnh tranh giữa các chi nhánh trong cùng một doanh nghiệp bảo hiểm. Chính vì vậy, việc quan tâm chăm sóc khách hàng cung cấp dịch vụ gia tăng bổ sung cho khách hàng cũng bị hạn chế.
Việc giải quyết bồi thường còn nhiều vướng mắc
Trước hết, tính công khai minh bạch về hồ sơ, thủ tục giải quyết bồi thường chưa được thực hiện. Thứ hai, việc đơn giản hóa hồ sơ, thủ tục bồi thường giảm phiền phức cho khách hàng chưa được cải thiện rõ rệt. Thứ ba, còn nhiều vướng mắc trong việc thu thập hồ sơ chứng từ để giải quyết bồi thường cho nạn nhân khi những hồ sơ chứng từ này buộc phải lấy từ cơ quan có thẩm quyền như công an, bệnh viện. Thứ tư, việc tự quyết, tự chịu trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm trong việc giám định bồi thường tổn thất chưa được phát huy và hay bị hình sự hóa. Thứ năm, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tư vấn giám định và giải quyết bồi thường (trung gian giữa doanh nghiệp bảo hiểm và khách hàng) chưa hoạt động có hiệu quả và phán quyết của họ nhiều khi không được pháp luật công nhận. Cuối cùng là chưa có biện pháp xử phạt thích đáng doanh nghiệp bảo hiểm trong việc chậm trễ bồi thường cũng như xử phạt thích đáng các hành vi trục lợi bảo hiểm.
Một số doanh nghiệp bảo hiểm thuộc lĩnh vực sở hữu nhà nước phải tiến hành cổ phần hóa, trong đó sức ép chia lãi cho cổ đông không phải là nhỏ nếu kinh doanh bảo hiểm và đầu tư không hiệu quả.
Để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam, các doanh nghiệp cần tiếp tục trang bị và ứng dụng công nghệ thông tin vào khâu khai thác, quản trị rủi ro, quản trị doanh nghiệp, trong đó quan trọng nhất là ứng dụng thương mại điện tử.
Giải pháp phát triển thị trường bảo hiểm rủi ro ở Việt Nam hiện nay
Giải pháp khắc phục những hạn chế, thiếu sót còn tồn tại
Để khắc phục những hạn chế, thiếu sót còn tồn tại khi phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam hiện nay, theo nhóm chúng tôi, cần tập trung thực hiện những giải pháp như:
Phát triển và nâng cao chất lượng sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ và nhân thọ trên cơ sở nhà nước ban hành cơ chế quản lý tài chính tạo động lực thúc đẩy các doanh nghiệp bảo hiểm, khuyến khích, hỗ trợ, mở rộng diện khai thác, phối hợp với doanh nghiệp bảo hiểm quản lý rủi ro, ban hành quy tắc, biểu phí, áp dụng các hình thức xử lý vi phạm.
Phát triển các kênh phân phối. Trên thế giới, môi giới bảo hiểm thu xếp đến 90% tổng lượng dịch vụ bảo hiểm, căn cứ tình hình thực tế Việt Nam, nhóm kiến nghị một số giải pháp sau:
Thứ nhất, phải phát triển hoạt động môi giới bảo hiểm, bảo đảm hoạt động của các công ty môi giới là đại diện cho khách hàng và phục vụ vì lợi ích trước hết của khách hàng.
Thứ hai, phải phát triển và nâng cao chất lượng đào tạo đại lý bảo hiểm.
Thứ ba, phải phát triển thương mại điện tử: doanh nghiệp bảo hiểm được thực hiện bán sản phẩm bảo hiểm trên Internet với điều kiện đảm báo đúng trách nhiệm thông tin cho người tiêu dùng và chế độ lưu giữ thông tin để tiện cho việc kiểm tra giám sát nhà nước.
Nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp bảo hiểm trong nước để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế và hội nhập, để làm điều này cần:
Tăng vốn kinh doanh của các doanh nghiệp: theo kinh nghiệm các nước có ngành bảo hiểm phát triển, để thị trường phát triển an toàn, hiệu quả thì thị trường phải có số vốn cao hơn số vốn tối thiểu, gọi là “vốn phát triển” (vốn phát triển được tính như sau: 40% doanh thu phí bảo hiểm phi nhân thọ thực giữ lại và 10% tổng dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm nhân thọ).
Nâng cao năng lực kinh doanh như: hiện đại hóa công nghệ thông tin, nâng cao trình độ cán bộ, nâng cao năng lực nhận tái bảo hiểm.
Đẩy mạnh hội nhập quốc tế trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, trong giải pháp này, cần:
Một là, tiếp tục mở cửa thị trường bảo hiểm phù hợp với tiến trình hội nhập thông qua việc xem xét cấp giấy phép cho doanh nghiệp bảo hiểm có vốn đầu tư nước ngoài.
Hai là, thực hiện các cam kết quốc tế và mở rộng hợp tác quốc tế trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm nhằm giảm dần sự bảo hộ của nhà nước đối với các doanh nghiệp trong nước, tăng cường hợp tác quốc tế và liên kết trong khuôn khổ song phương và đa phương, khu vực và toàn cầu.
Ba là, khuyến khích các doanh nghiệp bảo hiểm trong nước mở rộng hoạt động ra nước ngoài.
Đổi mới và tăng cường quản lý nhà nước và kinh doanh bảo hiểm, như:
Hoàn thiện cơ chế chính sách: trong quá trình quản lý hoạt động kinh doanh bảo hiểm và tiến trình hội nhập còn nhiều vấn đề nảy sinh chưa được thể chế hóa như: quy định xử phạt hành chính, cơ chế khuyến khích phát triển sản phẩm, cung cấp dịch vụ qua biên giới …
Đổi mới phương thức quản lý, hạn chế sự can thiệp của nhà nước vào hoạt đông kinh doanh của doanh nghiệp. Đơn giản hóa thủ tục hành chính trong các khâu cấp giấy phép, thẩm định hồ sơ phê chuẩn, đăng kí sản phẩm, các thủ tục tục khác nhu thay đổi vốn, mở rộng nội dung và phạm vi hoạt động.
Thực hiện các nguyên tắc và chuẩn mực quốc tế, phù hợp với điều kiện hoàn cảnh thực tế của Việt Nam trong quá trình cấp giấy phép hoạt động kinh doanh bảo hiểm, tiến hành giám sát doanh nghiệp bảo hiểm về việc thực hiện các quy định của nhà nước và của bản thân doanh nghiệp về quản lý tài chính, kế toán, trích lập quỹ dự phòng, việc sử dụng nguồn vốn chủ sở hữu. Theo dõi phương án tái bảo hiểm, các nhà nhận tái bảo hiểm quốc tế. Nghiêm cấm cạnh tranh bất hợp pháp, gây bất ổn thị trường. Quan hệ với các cơ quản lý bảo hiểm nước ngoài để nghiên cứu các chuẩn mực quốc tế nhằm từng bước áp dụng phù hợp với trình độ phát triển của thị trường, học hỏi kinh nghiệm quản lý, trao đổi thông tin, nắm bắt diễn biến thị trường bảo hiểm quốc tế, đặc biệt là các thông tin liên quan đến các công ty bảo hiểm, môi giới bảo hiểm nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam.
Nâng cao năng lực cán bộ, công chức: kinh doanh bảo hiểm là một chuyên ngành tài chính, đòi hỏi cán bộ, công chức phải có hiểu biết nghiệp vụ sâu sắc, có tầm nhìn bao quát, biết phân tích dự báo tình hình, am hiểu thực tiễn hoạt động của các doanh nghiệp. Ngoài ra cán bộ, công chức phải xây dựng định hướng, các giải pháp phát triển và là người trực tiếp thực thi các giải pháp đó trong bối cảnh thị trường mở, hội nhập với thị trường quốc tế và khu vực.
Nâng cao vai trò tự quản của Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam nhằm thực hiện tốt vai trò tự quản, hỗ trọ cầu nối và đại diện cho doanh nghiệp bảo hiểm trước cơ quan quản lý nhà nước và công chúng.
Giải pháp phát triển trong tương lai
Một là, để phù hợp với con đường hội nhập của ngành bảo hiểm Việt Nam, Chính phủ cần có những điều chỉnh và dần nới lỏng và dần bãi bỏ những quy định không cần thiết
Đối với xu hướng toàn cầu hóa, các quy định xâm nhập thị trường được nới lỏng và thị trường bảo hiểm Việt Nam được mở cửa từng bước. Xét trên phương diện lợi ích quốc gia, chính phủ cần tạo điều kiện khuyến khích cho việc phát triển các doanh nghiệp bảo hiểm trong nước (vốn của người việt Nam) nhằm tăng cường sức mạnh của các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam sẵn sàng dành lấy ưu thế trong hội nhập. Hạn chế mở cửa đối với các doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài. Vì đây là lợi thế của người Việt Nam – ngành bảo hiểm cần nhiều chất xám phù hợp với tố chất và điều kiện hiện nay của người Việt Nam.
Đối với xu hướng tự do hóa các quy định hoạt động được nới lỏng trong một con đường phát triển không ngừng. Thời gian và thủ tục chấp nhận cấp phép cho sản phẩm mới được rút ngắn và sự kiểm soát phí bảo hiểm được nới lỏng từ từ.
Di chuyển từ kiểm soát thâm nhập và kiểm soát hoạt động đi đến kiểm soát tài chính của các công ty bảo hiểm.
Hai là, kỷ luật thị trường cạnh tranh được đề cao, do đó những công ty bảo hiểm nào vi phạm các yêu cầu của thị trường sẽ bị trừng phạt nặng.
Ba là, sự hợp nhất và mua lại giữa các tổ chức tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán sẽ xảy ra ngày càng phổ biến, ranh giới giữa các ngành trong các lĩnh vực tài chính ngày càng mờ dần do đó đòi hỏi một hệ thống luật bao trùm tất cả phải được phát triển.
Sự so sánh sức mạnh và chuẩn bị tốt sẽ giúp cho thị trường bảo hiểm kinh doanh Việt Nam sẽ đứng vững trong giai đoạn mới, với bối cảnh của môi trường kinh doanh mạnh mẽ, và xu hướng tự do hóa, toàn cầu hóa ngày càng có tác động mạnh đến kinh doanh bảo hiểm.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TS. Đinh Văn Sơn – Giáo trình Lý thuyết tài chính – tiền tệ - đại học Thương Mại
Bộ môn Tài chính doanh nghiệp, đại học Thương Mại – Slide bài giảng Nhập môn tài chính tiền tệ 1.2
PGS-TS. Sử Đình Thành – Giáo trình Nhập môn tài chính tiền tệ - đai học kinh tế TP.Hồ Chí Minh
Đại học Ngoại Thương – Luận văn Bảo hiểm Việt Nam - thực trạng và giải pháp phát triển
Website thông tin pháp luật dân sự :
Website cổng thông tin bảo hiểm Việt Nam :
Website bách khoa toàn thư mở :
Website cổng thông tin Bộ Tài chính :
Website phòng Thương mại công nghệ Việt Nam :
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Thực trạng phát triển thị trường bảo hiểm rủi ro( bảo hiểm kinh doanh) ở Việt Nam Kiến nghị giải pháp phát triển thị trường bảo hiểm rủi ro ở Việt Nam.doc