Đề tài Thực trạng tăng trưởng Việt Nam 2001 - 2005 dưới góc độ 2 quan điểm phát triển

LỜI MỞ ĐẦU Năm 2000,bước vào thiên niên kỉ mới, làm sao để bắt kịp với nền kinh tế thế giới , để hội nhập với các nền kinh tế hùng mạnh bậc nhất với một nền kinh tế nhỏ bé, lạc hậu, non trẻ và đang trong giai đoạn khó khăn của thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội như Việt Nam? Đứng trước tình hình nay Đảng ta quyết định phải lập ra mục tiêu chiến lược cụ thể cho nước ta trong 10 năm tiếp theo 2001-2010 nhằm đưa tiến trình phát triển Việt Nam có những bước đi đúng hướng và nhanh chóng khẳng định vị thế của mình trên trường quốc tế. Năm 2005 sau một nửa chặng đường phát triển chúng ta cần nhìn lại những thành quả đạt được cũng như những khó khăn còn tồn tại, đánh giá kết quả thực hiện để điều chỉnh những bước đi trong tương lai làm sao hoàn thành được những kế hoạch đã đặt ra vào năm 2010. Để đánh giá việc thực hiện trong 5 năm 2001-2005 của chúng ta có đạt được những kết quả như mong muốn hay không chúng ta phải dựa trên 5 quan điểm phát triển trong chiến lược phát triển 2001-2010. Để có cái nhìn tổng quan nhất chúng ta sẽ đi đánh giá dựa trên góc độ quan điểm thứ 1 và thứ 2- hai quan điểm quan trọng nhất tạo nên động lực và bước nhảy cho nền kinh tế trong quá trình thực hiện, hoàn thành mục tiêu kế hoạch đã đặt ra. Mục lục: Trang Lời mở đầu 2 Phần I: Tổng quát về chiến lược phát triển KT-XH Việt Nam 2001-2010 3 I. Mục tiêu chiến lược 3 1. Mục tiêu tổng quát 3 2. mục tiêu cụ thể 3 II. Quan điểm phát triển 4 1. Nội dung 4 a) Quan điểm 1 4 b) Quan điểm 2 5 c) Quan điểm 3 6 d) Quan điểm 4 6 e) Quan điểm 5 7 2. Mối quan hệ giữa kinh tế - xã hội – môi trường 8 Phần II. Đánh giá thực trạng tăng trưởng Việt Nam 2001-2005 dưới góc độ 2 quan điểm phát triển 10 I. Những thuận lợi, thách thức khi bước vào kế hoạch 5 năm 2001-2005 10 1. Tình hình trong nước 10 a) Thuận lợi 10 b) Khó khăn 12 c) Nguyên nhân 13 2. Bối cảnh quốc tế 13 II. Thực trạng tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2001-2005 14 1. Phương hướng, mục tiêu và các nhiệm vụ chủ yếu phát triển kinh tê – xã hội 5 năm 2001-2005 14 2. Tình hình kinh tế - xã hội 5 năm 2001-2005 16 III. Đánh giá thực trạng tăng trưởng 19 1. Đánh giá dưới góc độ quan điểm 1 19 2. Đánh giá dưới góc độ quan điểm 2 24 Lời kết 29 Tài liệu tham khảo 30

doc30 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2486 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng tăng trưởng Việt Nam 2001 - 2005 dưới góc độ 2 quan điểm phát triển, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đối ngoại; đề cao cảnh giác trước mọi âm mưu phá hoại của các thế lực thù địch. Trong quá trình chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, chú trọng phát huy lợi thế, nâng cao chất lượng, hiệu quả, không ngừng tăng năng lực cạnh tranh và giảm dần hàng rào bảo hộ. Nâng cao hiệu quả hợp tác với bên ngoài; tăng cường vai trò và ảnh hưởng của nước ta đối với kinh tế khu vực và thế giới. e.Quan điểm 5 - Kết hợp chặt chẽ phát triển kinh tế - xã hội với quốc phòng - an ninh.Kết hợp chặt chẽ phát triển kinh tế - xã hội với xây dựng tiềm lực và thế trận quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh nhân dân, được thể hiện trong chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, của các ngành, các địa phương và trong các dự án đầu tư lớn. Phân bố hợp lý việc xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật trên các vùng của đất nước, vừa phát huy hiệu quả kinh tế - xã hội, vừa sử dụng được cho quốc phòng, an ninh khi cần thiết. Đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, ổn định dân cư các vùng xung yếu, vùng biên giới, cửa khẩu, hải đảo phù hợp với chiến lược quốc phòng và chiến lược an ninh quốc gia. Hoàn chỉnh chiến lược quốc phòng và chiến lược an ninh quốc gia phù hợp với tình hình mới, phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội, mở rộng kinh tế đối ngoại. Phát triển công nghiệp quốc phòng và kết hợp sử dụng năng lực đó để tham gia phát triển kinh tế - xã hội. Coi trọng sản xuất một số mặt hàng vừa phục vụ kinh tế, vừa phục vụ quốc phòng - an ninh.   2.Mối quan hệ giữa kinh tế-xã hội và môi trường. - Mục tiêu cuối cùng mà tất cả các nền kinh tế hướng tới chính là làm sao để phát triển bền vững : sự phát triển đáp ứng được các nhu cầu của hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng các nhu nhu cầu của thế hệ tương lai. Phát triển bển vững chính là phát triển đồng thời cả ba mặt của đời sống là kinh tế - xã hội – môi trường, là sự kết hợp của nền kinh tế tăng trưởng, hiệu quả , ổn định; xã hội không đói nghèo, xây dựng thể chế tốt, bảo tồn được các di sản văn hoá dân tộc và cuối cùng là một môi trường không ô nhiễm, tài nguyên thiên nhiên được bảo tồn sinh học đa dạng. - Nếu một nền kinh tế chỉ chú trọng vào thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh mà không chú trong các vấn đề về môi trường xã hội. tất yếu sẽ dẫn đến bất bình đẳng gay gắt, những vấn đề về văn hoá giáo dục, đạo tạo, đạo đức, thuần phong mỹ tục bị phá vỡ, môi trường sinh thái bị phá huỷ. Từ đó sẽ là lực cản cho sự phát triển kinh tế ở giai đoạn sau. Còn nếu bao nhiêu nguồn lực mà chỉ sử dụng cho đảm bảo công bằng xã hội dù thu nhập thấp mô hinh chung đã làm thủ tiêu động lực cho tăng trưởng nhanh, hạn chế việc đảm bảo cho các chỉ tiêu xã hội….. - Phát triển kinh tế tạo tiền đề cho việc giải quyết các vấn đề về xã hội , môi trường. Nền kinh tế có tăng trưởng nhanh quy mô lớn đồng nghĩa với việc thu nhập của nền kinh tế tăng nhờ đó chúng ta mới mong cho thể giảm đói nghèo đời sống nhân dân mới mong được cải thiện. Bởi có thu nhập mới có khả năng đầu tư vào giáo dục, y tế, đầu tư cho xây dựng trùng tu tôn tạo di tích lịch sử văn hoá, xây dựng cơ sở hạ tang khang trang.. từ đó mà trình độ dân trí mới nâng cao, dân số mới không bùng nổ gây ra nghèo đói, sức khoẻ mới được chăm lo, đới sống vật chất tinh thần mới được quan tâm đúng mực…Có vốn lớn mới có thể đầu tư vào các dự án bảo vệ môi trường từng vùng hay cả nước bởi để giải quyết được các vấn đề về môi trường là vô cùng khó khăn phức tạp và đòi hỏi thời giam lâu dài trong khi thành quả đạt được không thể hiện nhiều trong các lợi ích về kinh tế mà thể hiện chủ yếu trong lợi ích về xã hội, đặc biệt là trong ảnh hưởng đến sức khoẻ, sự tồn tại của con người. Hiện nay vấn đề xã hội được đề cập nhiều nhất và cũng mang tính cấp thiết nhất chính là xoá đói giảm nghèo, tuy nhiên xoá đói giảm nghèo phải dựa trên cơ sở tăng trường kinh tế trên diện rộng với chất lượng cao và bền vững, tạo ra cơ hội thuận lợi để người nghèo và cộng đồng nghèo tiếp cận được các cơ hội phát triển sản xuất, kinh doanh và hưởng thụ được những thành quả của tăng trưởng. Tăng trưởng cao là để giảm nhanh mức nghèo đói. Nhờ kinh tế tăng trưởng cao Nhà nước có sức mạnh vật chất, để hình thành và triển khai các chương trình hỗ trợ vật chất, tài chính và cho các xã khó khăn phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội cơ bản. Người nghèo nhờ đó có cơ hội vươn lên thoát khỏi đói nghèo. Tăng trưởng kinh tế là điều kiện quan trọng để xoá đói giảm nghèo trên quy mô rộng; không có tăng trưởng mà chỉ thực hiện các chương trình tái phân phối hoặc các biện pháp giảm nghèo truyền thống thì không hiệu quả. Hơn nữa, tăng trưởng trên diện rộng với chất lượng cao và bền vững, trước hết tập trung chuyển dịch cơ cấu và đa dạng hoá sản xuất nông nghiệp phat triển ngành nghề. tạo cơ hội nhiều hơn cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển nhằm tạo ra nhiều việc làm phi nông nghiệp, tăng thu nhập cho người nghèo… - Phát triển xã hội , môi trường chính là điều kiện đảm bảo cho tăng trưởng lâu dài ổn định. Lại nói về vấn đề xoá đói giảm nghèo, xoá đói giảm nghèo là yếu tố cơ bản đảm bảo công bằng xã hội và tăng trưởng bền vững. Xoá đói giảm nghèo không chỉ là công việc trước mắt mà còn là nhiệm vụ lâu dài. Trước mắt là xoá hộ đói giảm hộ nghèo; lâu dài là xoá sự nghèo, giảm khoảng cách giàu nghèo, phấn đấu xây dựng một xã hội giàu mạnh, công bằng dân chủ văn minh. Xoá đói giảm nghèo không đơn giản là việc phân phối lại thu nhập một cách thụ động mà phải tạo ra động lực tăng trưởng tại chỗ, chủ động đi lên thoát nghèo. Xoá đói giảm nghèo không đơn thuần là sự trợ giúp một chiều của tăng trưởng kinh tế đối với các đối tượng có nhiều khó khăn mà còn là nhân tố quan trọng tạo ra một mặt bằng tương đối đồng đều cho phát triển, tạo thêm một lực lượng sản xuất dồi dào v à đảm bảo sự ổn định cho giai đoạn “cất cánh”.Do đó, xoá đói giảm nghèo là một trong những mục tiêu của tăng trưởng cả trên góc độ xã hội và kinh tế.Không có đói nghèo xã hội ổn định là môi trường lý tưởng để tăng trư ởng kinh tế tạo ra nguồn lực mạnhh mẽ để tăng trưởng nhanh chóng Môi trường có được bảo vệ các nguồn tài nguyên có được giữ gìn, hệ sinh thái phong phú, thường xuyên được tái tạo.. thì trong tương lai các ngành công nghiệp, nông lâm thuỷ sản mới có được nguồn nguyên liệu đầu vào ổn định, ngành du lich mới có thể thu hút được khách du lịch... Ngoài ra việc đảm bảo về sức khoẻ con người là quan trọng nhất vì con người chính là hạt nhân của mọi hoat động kinh tế cũng như xã hội Vì thế để đạt được mục tiêu phát triển bền vững trong lâu dài không thể không kết hợp giải quyết từ đầu cả ba vấn đề về kinh tế, xã hội , môi trường. Tuy nhiên trong điều kiện đất nước ta hiện nay còn nghèo nàn lạc hậu về kinh tế, hơn nữa đây là giai đoạn để chúng ta xây dựng tiền đề cho việc đi lên CNXH, do vậy trong giai đoạn này chúng ta vẫn phải chú trọng vào phát triển kinh tế và coi phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm nhất của thời kỳ quá độ. PHẦN 2: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TĂNG TRƯỞNG VIỆT NAM 2001-2005 DƯỚI GÓC ĐỘ HAI QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN. I._NHỮNG THUẬN LỢI THÁCH THỨC TRƯỚC KHI BƯỚC VÀO KẾ HOẠCH 5 NĂM 2001-2005. 1. Tình hình trong nuớc. Chiến lược 10 năm 1991 - 2000 được thực hiện khi nền kinh tế đang có một số chuyển biến tích cực, nhưng đất nước vẫn chưa ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội; chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu tan vỡ; Mỹ tiếp tục bao vây, cấm vận nước ta; các thế lực thù địch tìm cách chống phá ta về nhiều mặt; những năm cuối thập kỷ 90, nước ta lại chịu tác động bất lợi của cuộc khủng hoảng tài chính - kinh tế khu vực và bị thiệt hại lớn do thiên tai liên tiếp xảy ra trên nhiều vùng. a. Thuận lợi Mặc dù có nhiều khó khăn, thách thức gay gắt, nhìn chung việc thực hiện Chiến lược 1991 - 2000 đã đạt được những thành tựu to lớn và rất quan trọng: (1)- Sau 5 năm đầu thực hiện Chiến lược, đất nước đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) sau 10 năm tăng hơn gấp đôi (2,07 lần). Tích lũy nội bộ của nền kinh tế từ mức không đáng kể, đến năm 2000 đã đạt 27% GDP. Từ tình trạng hàng hóa khan hiếm nghiêm trọng, nay sản xuất đã đáp ứng được các nhu cầu thiết yếu của nhân dân và nền kinh tế, tăng xuất khẩu và có dự trữ. Kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội phát triển nhanh. Cơ cấu kinh tế có bước chuyển dịch tích cực. Trong GDP, tỷ trọng nông nghiệp từ 38,7% giảm xuống 24,3%, công nghiệp từ 22,7% tăng lên 36,6%, dịch vụ từ 38,6% tăng lên 39,1%. (2) - Quan hệ sản xuất đã có bước đổi mới phù hợp hơn với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và thúc đẩy sự hình thành nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế; doanh nghiệp nhà nước được sắp xếp lại một bước, thích nghi dần với cơ chế mới, hình thành những tổng công ty lớn trên nhiều lĩnh vực then chốt. Kinh tế tập thể có bước chuyển đổi và phát triển đa dạng theo phương thức mới. Kinh tế hộ phát huy tác dụng rất quan trọng trong nông nghiệp; kinh tế cá thể, tư nhân, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài phát triển nhanh. Cơ chế quản lý và phân phối có nhiều đổi mới, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. (3)- Từ chỗ bị bao vây, cấm vận, nước ta đã phát triển quan hệ kinh tế với hầu khắp các nước, gia nhập và có vai trò ngày càng tích cực trong nhiều tổ chức kinh tế quốc tế và khu vực, chủ động từng bước hội nhập có hiệu quả với kinh tế thế giới. Nhịp độ tăng kim ngạch xuất khẩu gần gấp ba nhịp độ tăng GDP. Thu hút được một khối lượng khá lớn vốn từ bên ngoài cùng nhiều công nghệ và kinh nghiệm quản lý tiên tiến. (4)- Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được cải thiện rõ rệt. Trình độ dân trí, chất lượng nguồn nhân lực và tính năng động trong xã hội được nâng lên đáng kể. Đã hoàn thành mục tiêu xóa mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học trong cả nước; bắt đầu phổ cập trung học cơ sở ở một số thành phố, tỉnh đồng bằng. Số sinh viên đại học, cao đẳng tăng gấp 6 lần. Đào tạo nghề được mở rộng. Năng lực nghiên cứu khoa học được tăng cường, ứng dụng nhiều công nghệ tiên tiến. Các hoạt động văn hóa, thông tin phát triển rộng rãi và nâng cao chất lượng Mỗi năm tạo thêm 1,2 - 1,3 triệu việc làm mới. Tỷ lệ hộ nghèo (theo tiêu chuẩn của nước ta) từ trên 30% giảm xuống 11%. Người có công với nước được quan tâm chăm sóc. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên hàng năm từ 2,3% giảm xuống 1,4%. Tuổi thọ bình quân từ 65 tuổi tăng lên 68 tuổi. Việc bảo vệ, chăm sóc trẻ em, chăm lo sức khỏe cộng đồng, phòng, chống dịch bệnh có nhiều tiến bộ. Phong trào thể dục rèn luyện sức khỏe phát triển; thành tích thi đấu thể thao trong nước và quốc tế được nâng lên. Trong hoàn cảnh kinh tế còn nhiều khó khăn, những thành tựu và tiến bộ về văn hóa, xã hội là sự cố gắng rất lớn của toàn Đảng, toàn dân ta. (5)- Cùng với những nỗ lực to lớn của lực lượng vũ trang nhân dân trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, những thành tựu phát triển kinh tế - xã hội đã tạo điều kiện tăng cường tiềm lực, củng cố thế trận quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân, giữ vững độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, bảo đảm ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội. Đánh giá tổng quát, phần lớn các mục tiêu chủ yếu đề ra trong Chiến lược kinh tế - xã hội 1991 - 2000 đã được thực hiện. Nền kinh tế có bước phát triển mới về lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất và hội nhập kinh tế quốc tế; đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được cải thiện rõ rệt, văn hóa xã hội không ngừng tiến bộ; thế và lực của đất nước hơn hẳn 10 năm trước, khả năng độc lập tự chủ được nâng lên, tạo thêm điều kiện đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Nguyên nhân của những thành tựu là đường lối đổi mới đúng đắn của Đảng cùng những cố gắng và tiến bộ trong công tác quản lý của Nhà nước đã phát huy được nhân tố có ý nghĩa quyết định là ý chí kiên cường, tính năng động, sáng tạo và sự nỗ lực phấn đấu của nhân dân ta. b. Khó khăn Tuy nhiên, những thành tựu và tiến bộ đã đạt được chưa đủ để vượt qua tình trạng nước nghèo và kém phát triển, chưa tương xứng với tiềm năng của đất nước. Trình độ phát triển kinh tế của nước ta còn thấp xa so với mức trung bình của thế giới và kém nhiều nước xung quanh. Thực trạng kinh tế - xã hội vẫn còn những mặt yếu kém, bất cập, chủ yếu là: (1)- Nền kinh tế kém hiệu quả và sức cạnh tranh còn yếu. Tích lũy nội bộ và sức mua trong nước còn thấp. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, gắn sản xuất với thị trường; cơ cấu đầu tư còn nhiều bất hợp lý. Tình trạng bao cấp và bảo hộ còn nặng. Đầu tư của Nhà nước còn thất thoát và lãng phí. Đầu tư trực tiếp của nước ngoài giảm mạnh. Nhịp độ tăng trưởng kinh tế những năm gần đây giảm sút, năm 2000 tuy đã tăng lên nhưng còn thấp hơn mức của những năm giữa thập kỷ 90. (2)- Quan hệ sản xuất có mặt chưa phù hợp, hạn chế việc giải phóng và phát triển lực lượng sản xuất. Chưa có chuyển biến đáng kể trong việc đổi mới và phát triển doanh nghiệp nhà nước. Kinh tế tập thể phát triển chậm, việc chuyển đổi các hợp tác xã theo Luật ở nhiều nơi còn mang tính hình thức, hiệu quả thấp. Các thành phần kinh tế khác chưa phát huy hết năng lực, chưa thực sự được bình đẳng và yên tâm đầu tư kinh doanh. Cơ chế quản lý, chính sách phân phối có mặt chưa hợp lý, chưa thúc đẩy tiết kiệm, tăng năng suất, kích thích đầu tư phát triển; chênh lệch giàu nghèo tăng nhanh. (3)- Kinh tế vĩ mô còn những yếu tố thiếu vững chắc. Hệ thống tài chính, ngân hàng, kế hoạch đổi mới chậm, chất lượng hoạt động hạn chế; môi trường đầu tư, kinh doanh còn nhiều vướng mắc, chưa tạo điều kiện và hỗ trợ tốt cho các thành phần kinh tế phát triển sản xuất, kinh doanh. (4)- Giáo dục, đào tạo còn yếu về chất lượng, cơ cấu đào tạo chưa phù hợp, có nhiều tiêu cực trong dạy, học, và thi cử... Khoa học và công nghệ chưa thật sự trở thành động lực phát triển kinh tế - xã hội. Cơ sở vật chất của các ngành y tế, giáo dục, khoa học, văn hóa, thông tin, thể thao còn nhiều thiếu thốn. Việc đổi mới cơ chế quản lý và thực hiện xã hội hóa trong các lĩnh vực này triển khai chậm. (5)- Đời sống của một bộ phận nhân dân còn nhiều khó khăn, nhất là ở vùng núi, vùng sâu, vùng thường bị thiên tai. Số lao động chưa có việc làm và thiếu việc làm còn lớn. Nhiều tệ nạn xã hội chưa được đẩy lùi, nạn ma túy, mại dâm, lây nhiễm HIV-AIDS có chiều hướng lan rộng. Tai nạn giao thông ngày càng tăng. Môi trường sống bị ô nhiễm ngày càng nhiều. c, Nguyên nhân Những mặt yếu kém, bất cập nói trên có phần do điều kiện khách quan, nhưng chủ yếu là do những khuyết điểm trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, nổi lên là: Công tác tổ chức thực hiện nghị quyết của Đảng, pháp luật và chính sách của Nhà nước chưa nghiêm, kém hiệu lực, hiệu quả. Sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành có phần thiếu nhanh nhạy, chưa thật chủ động tranh thủ thời cơ. Vai trò lãnh đạo của Đảng, chức năng quản lý, điều hành của Nhà nước ở các cấp chưa được phân định rành mạch và phát huy đầy đủ. Nguyên tắc tập trung dân chủ chưa được thực hiện tốt, trách nhiệm tập thể chưa được xác định rõ ràng, vai trò cá nhân phụ trách chưa được đề cao; kỷ luật không nghiêm. Một số vấn đề về quan điểm như sở hữu và thành phần kinh tế, vai trò của Nhà nước và thị trường, xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, hội nhập kinh tế quốc tế... chưa được làm rõ, chưa có sự thống nhất trong nhận thức và thông suốt trong thực hiện, làm cho việc hoạch định chủ trương, chính sách và thể chế hóa thiếu dứt khoát, thiếu nhất quán, chậm trễ, gây trở ngại cho công cuộc đổi mới và công tác tổ chức thực hiện. Công tác cải cách hành chính tiến hành chậm, thiếu kiên quyết cả về xây dựng và hoàn thiện thể chế, kiện toàn bộ máy, nâng cao năng lực và làm trong sạch đội ngũ cán bộ, công chức. Công tác tư tưởng, công tác lý luận, công tác tổ chức, cán bộ có nhiều yếu kém, bất cập. Việc tổng kết thực tiễn và nghiên cứu lý luận không theo kịp yêu cầu. Tổ chức bộ máy cồng kềnh, chồng chéo, kém hiệu lực và hiệu quả. Một bộ phận không nhỏ cán bộ, công chức thoái hóa biến chất, thiếu năng lực. Tình trạng mất dân chủ, tệ quan liêu, cửa quyền, tham nhũng, sách nhiễu dân, lãng phí còn nặng, đang là lực cản của sự phát triển và gây bất bình trong nhân dân. 2. Bối cảnh quốc tế Bối cảnh quốc tế trong thời gian tới có nhiều thời cơ lớn đan xen với nhiều thách thức lớn. Khả năng duy trì hòa bình, ổn định trên thế giới và khu vực cho phép chúng ta tập trung sức vào nhiệm vụ trung tâm là phát triển kinh tế; đồng thời đòi hỏi phải đề cao cảnh giác, chủ động đối phó với những tình huống bất trắc, phức tạp có thể xảy ra. Một số xu thế tác động trực tiếp tới sự phát triển kinh tế - xã hội của nước ta 10 năm tới là: Khoa học và công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin và công nghệ sinh học, tiếp tục có những bước nhảy vọt, ngày càng trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, thúc đẩy sự phát triển kinh tế tri thức, làm chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế và biến đổi sâu sắc các lĩnh vực của đời sống xã hội. Tri thức và sở hữu trí tuệ có vai trò ngày càng quan trọng. Trình độ làm chủ thông tin, tri thức có ý nghĩa quyết định sự phát triển. Chu trình luân chuyển vốn, đổi mới công nghệ và sản phẩm ngày càng được rút ngắn; các điều kiện kinh doanh trên thị trường thế giới luôn thay đổi đòi hỏi các quốc gia cũng như doanh nghiệp phải rất nhanh nhạy nắm bắt, thích nghi. Các nước đang phát triển, trong đó có nước ta, có cơ hội thu hẹp khoảng cách so với các nước phát triển, cải thiện vị thế của mình; đồng thời đứng trước nguy cơ tụt hậu xa hơn nếu không tranh thủ được cơ hội, khắc phục yếu kém để vươn lên. Toàn cầu hóa kinh tế là xu thế khách quan, lôi cuốn các nước, bao trùm hầu hết các lĩnh vực, vừa thúc đẩy hợp tác, vừa tăng sức ép cạnh tranh và tính tùy thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế. Quan hệ song phương, đa phương giữa các quốc gia ngày càng sâu rộng cả trong kinh tế, văn hóa và bảo vệ môi trường, phòng chống tội phạm, thiên tai và các đại dịch... Các công ty xuyên quốc gia tiếp tục cấu trúc lại, hình thành những tập đoàn khổng lồ chi phối nhiều lĩnh vực kinh tế. Sự cách biệt giàu nghèo giữa các quốc gia ngày càng tăng. Toàn cầu hóa kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế là một quá trình vừa hợp tác để phát triển, vừa đấu tranh rất phức tạp, đặc biệt là đấu tranh của các nước đang phát triển bảo vệ lợi ích của mình, vì một trật tự kinh tế quốc tế công bằng, chống lại những áp đặt phi lý của các cường quốc kinh tế, các công ty xuyên quốc gia. Đối với nước ta, tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế trong thời gian tới được nâng lên một bước mới gắn với việc thực hiện các cam kết quốc tế, đòi hỏi chúng ta phải ra sức nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh và khả năng độc lập tự chủ của nền kinh tế, tham gia có hiệu quả vào phân công lao động quốc tế. Châu á - Thái Bình Dương vẫn là khu vực phát triển năng động, trong đó Trung Quốc có vai trò ngày càng lớn. Sau khủng hoảng tài chính - kinh tế, nhiều nước ASEAN và Đông á đang khôi phục đà phát triển với khả năng cạnh tranh mới. Tình hình đó tạo thuận lợi cho chúng ta trong hợp tác phát triển kinh tế, đồng thời cũng gia tăng sức ép cạnh tranh cả trong và ngoài khu vực. II, THỰC TRẠNG TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VIỆT NAM 2001-2005 1. Phương hướng, mục tiêu và các nhiệm vụ chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2001 - 2005 Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng họp tại thủ đô Hà Nội từ ngày 19 tháng 4 năm 2001 đến ngày 22 tháng 4 năm 2001 đã thảo luận và nhất trí thông qua các văn kiện quan trọng, trong đó có Phương hướng, nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2001-2005 với mục tiêu tổng quát là: Tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững, ổn định và cải thiện đời sống nhân dân. Chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Nâng cao rõ rệt hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Mở rộng kinh tế đối ngoại. Tạo chuyển biến mạnh về giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, phát huy nhân tố con người. Tạo nhiều việc làm; cơ bản xoá đói; giảm số hộ nghèo; đẩy lùi các tệ nạn xã hội. Tiếp tục tăng cường kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội; hình thành một bước quan trọng thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và an ninh quốc gia. Mục tiêu tổng quát nêu trên được cụ thể hoá thành định hướng phát triển và các nhiệm vụ chủ yếu sau: (1)Phấn đấu đạt nhịp độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm cao hơn 5 năm trước và có bước chuẩn bị cho 5 năm tiếp theo. (2)Phát triển kinh tế nhiều thành phần, trong đó kinh tế Nhà nước có vai trò chủ đạo; củng cố kinh tế tập thể; hình thành một bước quan trọng thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, tăng nhanh hàm lượng công nghệ trong sản phẩm. (3)Tăng nhanh vốn đầu tư phát triển kinh tế - xã hội; xây dựng cơ cấu kinh tế có hiệu quả và nâng cao sức cạnh tranh. Hoàn chỉnh một bước cơ bản hệ thống kết cấu hạ tầng. Đầu tư thích đáng cho các vùng kinh tế trọng điểm; hỗ trợ đầu tư nhiều hơn cho các vùng còn nhiều khó khăn. (4) Mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại. Củng cố thị trường đã có và mở rộng thêm thị trường mới. Tạo điều kiện thuận lợi để tăng nhanh xuất khẩu, thu hút vốn, công nghệ từ bên ngoài. Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế có hiệu quả, thực hiện các cam kết song phương và đa phương. (5) Tiếp tục đổi mới và lành mạnh hoá hệ thống tài chính - tiền tệ, tăng tiềm lực và khả năng tài chính quốc gia, thực hành triệt để tiết kiệm; tăng tỷ lệ chi ngân sách dành cho đầu tư phát triển; duy trì ổn định các cân đối vĩ mô; phát triển thị trường vốn đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội. (6) Tiếp tục đổi mới, tạo chuyển biến cơ bản, toàn diện về phát triển giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực với cơ cấu hợp lý; triển khai thực hiện chương trình phổ cập trung học cơ sở; ứng dụng nhanh các công nghệ tiên tiến, hiện đại; từng bước phát triển kinh tế tri thức. (7) Giải quyết có hiệu quả những vấn đề xã hội bức xúc: Tạo nhiều việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị và thiếu việc làm ở nông thôn; cải cách cơ bản chế độ tiền lương; cơ bản xoá đói, giảm nhanh hộ nghèo; chăm sóc tốt người có công; an ninh xã hội; chống tệ nạn xã hội; phát triển mạnh văn hoá, thông tin, y tế và thể dục thể thao; nâng cao mức sống vật chất và tinh thần của nhân dân. (8)Đẩy mạnh công cuộc cải cách hành chính, đổi mới và nâng cao hiệu lực của bộ máy Nhà nước. Đẩy lùi tình trạng quan liêu, tham nhũng. Thực hiện tốt dân chủ, nhất là dân chủ ở xã, phường và các đơn vị cơ sở. (9) Thực hiện nhiệm vụ củng cố quốc phòng và an ninh; bảo đảm trật tự kỷ cương trong các hoạt động kinh tế-xã hội. Tình hình kinh tế - xã hội 5 năm 2001 – 2005. Việc thực hiện thắng lợi kế hoạch 5 năm 2001-2005 với phương hướng, mục tiêu và các nhiệm vụ nêu trên có ý nghĩa rất quan trọng vì đây không những là kế hoạch tiếp tục thực hiện “Chiến lược đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước” đã được đề ra từ Đại hội Đảng lần thứ VIII, mà còn là kế hoạch 5 năm đầu tiên thực hiện “Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2001-2010”. Kinh tế tăng trưởng với tốc độ tương đối cao, vượt qua thời kỳ suy giảm về tốc độ tăng trưởng; cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước 5 năm 2001-2005 % 2001 2002 2003 2004 Ước tính 2005 BQ mỗi năm 2001-2005 Tổng số 6,89 7,08 7,34 7,79 7,51 - Nông lâm nghiệp và thuỷ sản 2,98 4,17 3,62 4,36 4,04 3,83 - Công nghiệp và xây dựng 10,39 9,48 10,48 10,22 10,65 10,24 - Dịch vụ 6,10 6,54 6,45 7,26 8,48 6,96 Sở dĩ tổng sản phẩm trong nước đạt được tốc độ tăng trưởng như trên là do hầu hết các ngành, các lĩnh vực then chốt của nền kinh tế đều có mức tăng trưởng khá cao. Ước tính năm 2005 so với năm 2000, giá trị sản xuất nông lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 30% với tốc độ tăng bình quân mỗi năm 5,42%, trong đó nông nghiệp tăng 4,11%/năm, lâm nghiệp tăng 1,37%/năm, thuỷ sản tăng 12,12%/năm; giá trị sản xuất công nghiệp gấp 2,1 lần, bình quân mỗi năm tăng 16,02%, trong đó công nghiệp Nhà nước gấp 1,73 lần, bình quân mỗi năm tăng 11,53%; công nghiệp ngoài Nhà nước gấp 2,69 lần, bình quân mỗi năm tăng 21,91%; công nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài gấp 2,17 lần, bình quân mỗi năm tăng 16,8%; tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá thực tế gấp 1,96 lần; tổng mức lưu chuyển hàng hoá ngoại thương gấp 2,3 lần, bình quân mỗi năm tăng 18,18%, trong đó xuất khẩu gấp 2,24 lần, bình quân mỗi năm tăng 17,5% nhập khẩu gấp gần 2,36 lần, bình quân mỗi năm tăng 18,58. Tốc độ tăng của một số ngành và một số lĩnh vực kinh tế 2001-2005 Năm 2005 so với năm 2000 (Lần) Tốc độ tăng bình quân mỗi năm trong 5 năm 2001-2005 (%) - Tổng sản phẩm trong nước (theo giá so sánh 1994) 1,44 7,51 - Giá trị sản xuất nông lâm nghiệp và thuỷ sản (theo giá so sánh 1994) 1,32 5,42 - Giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá so sánh 1994) 2,10 16,02 - Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ (theo giá thực tế) 1,96 14,41 - Tổng mức lưu chuyển hàng hoá ngoại thương (theo giá thực tế) 2,30 18,18 Trong 5 năm 2001-2005, kinh tế nước ta không những tăng trưởng tương đối cao mà cơ cấu kinh tế còn tiếp tục chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Nếu phân chia nền kinh tế thành 3 khu vực: (1) Nông lâm nghiệp và thuỷ sản; (2) Công nghiệp và xây dựng; (3) Dịch vụ, thì tỷ trọng giá trị tăng thêm theo giá thực tế chiếm trong tổng sản phẩm trong nước của khu vực công nghiệp và xây dựng đã tăng từ 36,73% năm 2000 lên 38,13% năm 2001; 38,49% năm 2002; 39,47% năm 2003; 40,21% năm 2004 và năm 2005 ước tính chiếm 41,04%. Khu vực nông lâm nghiệp và thủy sản tuy đạt tốc độ tăng bình quân hàng năm 5,42% về giá trị sản xuất và 3,83% về giá trị tăng thêm, nhưng tỷ trọng trong tổng sản phẩm trong nước đã giảm từ 24,53% năm 2000 xuống 23,24% năm 2001; 23,03% năm 2003; 21,81% năm 2004 và ước tính năm 2005 chỉ còn 20,89%. Khu vực dịch vụ vẫn duy trì được tỷ trọng chiếm trên dưới 38% tổng sản phẩm trong nước. Tỷ trọng của ba khu vực qua các năm như trên đã thể hiện rất rõ nền kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Chúng ta xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa nên sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá phải giữ vững vai trò chủ đạo của kinh tế Nhà nước. Yêu cầu có tính nguyên tắc này đã được bảo đảm trong suốt quá trình cơ cấu lại nền kinh tế những năm vừa qua. Mặc dù trong những năm 2001-2005, số lượng doanh nghiệp Nhà nước đã giảm đáng kể do tổ chức, sắp xếp lại và thực hiện cổ phần hoá, nhưng tỷ trọng của khu vực kinh tế Nhà nước trong tổng sản phẩm trong nước vẫn duy trì ở mức trên 38% (Năm 2001 chiếm 38,40%, năm 2002 chiếm 38,38%; 2003 chiếm 39,08%; 2004 chiếm 39,10%; năm 2005 ước tính chiếm 38,42%). Kinh tế ngoài Nhà nước được khuyến khích phát triển nên thường xuyên tạo ra 46-47% tổng sản phẩm trong nước. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài vẫn tiếp tục giữ vị trí quan trọng. Năm 2000 khu vực này tạo ra 13,28% tổng sản phẩm trong nước và đến năm 2005 đã tạo ra 15,89%. Cơ cấu tổng sản phẩm trong nước năm 2001-2005 theo giá thực tế phân theo thành phần kinh tế. % 2001 2002 2003 2004 2005 Tổng số 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 Kinh tế Nhà nước 38,40 38,38 39,08 39,10 38,42 Kinh tế ngoài Nhà nước 47,84 47,86 46,45 45,77 45,69 Kinh tế tập thể 8,06 7,99 7,49 7,09 6,83 Kinh tế tư nhân 7,94 8,30 8,23 8,49 8,91 Kinh tế cá thể 31,84 31,57 30,73 30,19 29,95 Kinh tế có vốn ĐTNN 13,76 13,76 14,47 15,13 15,89 III. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TĂNG TRƯỞNG Đánh giá dưới góc độ quan điểm 1. Quan điểm phát triển đầu tiên trong chiến lược 2001-2010 của nước ta, đó là “Phát triển nhanh hiệu quả và bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với việc thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường “.Quan điểm nhấn mạnh vào sự phát triển hài hoà cả về kinh tế, văn hoá, xã hội, môi trường nhằm đáp ứng những yêu cầu của hiện tại, nhưng không gây trở ngại cho việc đáp ứng nhu cầu của các thế hệ mai sau, giữ gìn đa dạng sinh học, không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống của con người. Trong 5 năm 2001-2005, việc thực hiện phát triển theo quan điểm này đã đạt được những thành tựu to lớn cả về kinh tế, xã hội và môi trường. Trong 5 năm qua, tốc độ tăng trưởng kinh tế luôn được duy trì ở mức cao, bình quân hàng năm GDP tăng 7.51%, công nghiệp tăng 11%, nông nghiệp vẫn duy trì được tốc độ 4%, dịch vụ tăng 7%, xuất khẩu đạt 16.2%. Vốn đầu tư phát triển đạt 38% GDP. Cơ cấu kinh tế có chuyển dịch theo hướng tích cực, phát huy lợi thế so sánh trong từng ngành, từng vùng và từng sản phẩm. nền kinh tế phát triển với sự đóng góp và sự đan xen đa dạng của các loại hình sỡ hữu và các thành phần kinh tế. Về việc làm, số lao động được giải quyết việc làm đạt khoảng 5.9 triệu người chủ yếu là ngành nông, lâm, ngư nghiệp. tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị có xu hướng giảm, từ 6.4% năm 2000 xuống còn 5.6% năm 2004, trong khi tỷ lệ thời gian lao động được sử dụng ở khu vực nông thôn tăng tương ứng từ 74.2% lên 78.3%. Về cung cấp dịch vụ cơ sở hạ tầng thiết yếu cho các xã đặc biệt khó khăn, từ năm 1998 chính phủ Việt Nam đã thực hiện chương trình phát triển kinh tế - xã hội cho 2347 xã nghèo, trong đó có 1919 xã đặc biệt khó khăn. Đến năm 2004 gần 97% số xã đặc biệt khó khăn có đường ô tô đến trung tâm xã; 100% số xã có trạm ytế ; 90% số xã có trường tiểu học, nhà trẻ mẫu giáo; 80% số xã có trường trung học cơ sở kiên cố; 36% số xã có chợ và chợ liên xã; gần 70% số xã có điểm bưu điện văn hoá; trên 70% số xã có điện thoại; 90% số xã có trạm truyền thanh; 65% số xã có công trình phụ vụ nước sinh hoạt trong đó 50% số hộ được sử dụng nước sạch. Về nâng cao mức sống, bảo tồn và phát triển văn hoá các dân tộc ít người, tỷ lệ cán bộ người dân tộc ít người trong các cơ quan dân cử và chính quyền các cấp ngày càng tăng. Hiện nay 17.3 % số đại biểu quốc hội là người dân tộc. Việt Nam có 30 dân tộc có chữ viết,trong đó 8 thứ tiếng dân tộc đang được triển khai thực hiện dạy trên 25 tỉnh, thành phố. Năm học 2004-2005, Việt Nam có gần 500 trường từ cấp tiểu học đến phổ thông trung học, với gần 100 nghìn học sinh và hơn 2,2 nghìn giáo viên dạy và học tiếng dân tộc. Về mục tiêu xoá đói giảm nghèo, VN đã đạt được những kết quả xuất sắc được quốc tế công nhận trong lĩnh vực xoá đói giảm nghèo: Theo chuẩn nghèo quốc tế tỷ lệ hộ nghèo của Việt Nam đã giảm mạnh, từ 58,1% năm 1993 xuống 24,1% năm 2004. Như vậy chỉ trong vòng hơn 10 năm Việt Nam đã giảm gần 60% số hộ nghèo. Tỷ lệ hộ nghèo đều giảm ở tất cả các vùng trong cả nước. Nhanh nhất là vùng đông bắc bộ, tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 86,1% năm 1993 xuống còn 31,7% năm 2004 và chậm nhất là vùng Tây Bắc Bộ 86,1% và 54,4%. Về mục tiêu phổ cập giáo dục, năm 2000 Việt Nam tuyên bố đã đạt chuẩn quốc gia về xoá mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học. Tỷ lệ học sinh tiểu học nhập học đúng độ tuổi tăng từ khoảng 90% trong những năm 1990 lên 94,4% năm học 2003-2004. Tỷ lệ học sinh trung học cơ sở đi học đúng độ tuổi năm học 2003-2004 đạt 76,9%. Hiệu quả giáo dục có những chuyển biến tích cực, tỷ lệ lưu ban, bỏ học giảm dần ở tất cả các cấp học phổ thông. Đặc biệt, việc dạy chữ dân tộc đã được đẩy mạnh với 8 thứ tiếng ở 25 tỉnh thành phố, tỷ lệ người dân tộc ít người mù chữ đã giảm mạnh. Về mục tiêu đảm bảo bền vững về môi trường, tỷ lệ người dân Việt Nam được sử dụng nước sạch tăng từ 26,2% năm 1993 lên 70% năm 2004. Riêng tỷ lệ này ở nông thôn đã tăng mạnh, từ 18% năm 1993 lên 58% năm 2004. Một thành tích đáng kể là diện tích đất có rừng che phủ liên tục tăng, từ 27,2% năm 1990 lên 37% năm 2004. Công tác bảo tồn thiên nhiên và bảo vệ đa dạng sinh học có bước tiến bộ rõ rệt. Các khu bảo tồn tăng nhanh cả về số lượng và diện tích. Trong số 126 khu bảo tồn có 28 vườn quốc gia, nhiều khu đã được công nhận là di sản tự nhiên của thế giới, là khu dự trữ sinh quyển quốc tế và là di sản tự nhiên của ASIAN. Để có được những thành tựu ấy, trong thời gian 2001-2005, Đảng và nhà nước ta đã có nhiều chính sách chương trình để vừa kết hợp tăng trưởng, vừa xoá đói giảm nghèo nằm trong chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo, gồm các chương trình cụ thể sau: Thứ nhất, tạo môi trường tăng trưởng nhanh, bền vững và xoá đói giảm nghèo. Nhà nước ta thực hiện tạo môi trường pháp lý để kinh doanh bình đẳng tạo tính cạnh tranh; tạo môi trường kinh tế vĩ mô ổn định và tạo môi trường xã hội để thực hiện công bằng xã hội, thực thi dân chủ cơ sở và trợ giúp pháp lý cho người nghèo. Để tạo môi trường pháp lý để kinh doanh bình đẳng có tính cạnh tranh, nhà nước ta đã có một loạt các chính sách sau: - tạo môi trường pháp lý để kinh doanh bình đẳng và công bằng - tiếp tục cải cách hệ thống doanh nghiệp nhà nước - tạo điều kiện về đất đai, hỗ trợ sản xuất kinh doanh và phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, các trang trại và các loại hình doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân - khuyến khích đầu tư nước ngoài, coi đầu tư nước ngoài là một bộ phận kinh tế lâu dài của Việt Nam - cải cách hành chính, cải cách tư pháp, thực hiện quản lý tốt kinh tế xã hội để đảm bảo lợi ích cho người nghèo. Để tạo môi trường kinh tế vĩ mô ổn định: - hoàn thiện chính sách tài chính, tiếp tục cải cách hệ thống thuế, tăng diện thu thuế nhằm đảm bảo cân đối ngân sách vững chắc - thực hiện chính sách tiền tệ tích cực nhằm ổn định tiền tệ, kiểm soát lạm phát, hỗ trợ phát triển kinh tế - các chính sách thương mại - tạo điều kiện để mọi người tham gia đầy đủ vào quá trình phát triển, có cơ hội bình đẳng cho mọi người dân - tăng cường dân chủ cơ sở, các cuộc đối thoại giữa chính quyền địa phương và cộng đồng người nghèo - trợ giúp pháp lý cho người nghèo và các đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt Thứ hai, phát triển kết cấu hạ tầng quy mô lớn, phục vụ tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo, nhà nước ta tập trung thực hiện một số chính sách, giải pháp sau: - Tăng cường công tác quy hoạch và quản lý để phát triển kết cấu hạ tầng quy mô lớn, bảo đảm có lộ trình xây dựng phù hợp, hiệu quả sử dụng lâu dài và cân đối với khả năng của nền kinh tế - Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng quy mô lớn bảo đảm tính lan toả của các khu vực động lực kinh tế và tạo cơ hội mở rộng mối liên kết giữa các vùng - Đa dạng hoá nguồn lực cho đầu tư kết cấu hạ tầng lớn - Quan tâm đúng mức về xử lý vấn đề môi trường và tái định cư đối với các dự án kết cấu hạ tầng quy mô lớn - Đổi mới cơ chế quản lý các dự án kết cấu hạ tầng phù hợp với xu thế quản lý hiện hành - Đẩy mạnh công tác duy tu bảo dưỡng các công trình kết cấu hạ tầng quy mô lớn - Thực hiện các giải pháp giảm giá thành các dịch vụ kết cấu hạ tầng, tăng khả năng tiếp cận của người nghèo đối với lĩnh vực kết cấu hạ tầng. Thứ ba, chính sách, giải pháp phát triển các nghành, lĩnh vực bảo đảm sự tăng trưởng bền vững và xoá đói giảm nghèo Chính sách, giải pháp chủ yếu phát triển nghành, lĩnh vực tạo cơ hội cho người nghèo tăng thu nhập - Phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn để xoá đói giảm nghèo trên diện rộng - Phát triển công nghiệp, đô thị nhằm tạo việc làm và nâng cao đời sống cho người nghèo - Phát triển cơ sở hạ tầng để tạo cơ hội cho các xã nghèo, vùng nghèo, người nghèo tiếp cận các dịch vụ công. - Xây dựng nền giáo dục công băng hơn, chất lượng cao cho mọi người. - Nâng cao chất lượng dịch vụ y tế, kế hoạch hoá gia đình, tăng khả năng tiếp cận và giảm gánh nặng chi phí y tế cho người nghèo. - Bảo vệ môi trường và duy tri cuộc sống trong lành cho người nghèo. Thu hẹp khoảng cách chênh lệch giữa các vùng, thực hiện bình đẳng về giới, tiến bộ của phụ nữ. - Tạo điều kiện về hạ tầng xã hội và năng lực sản xuất để các vùng phát triển, tiến tới giảm chênh lệch giữa các vùng về mặt xã hội. - Ổn định và nâng cao đời sống đồng bào dân tộc ít người. - Thực hiện bình đẳng về giới, vì sự tiến bộ của phụ nữ và quyền lợi của trẻ em Phát triển mạng lưới an sinh xã hội trợ giúp cho các đối tượng yếu thế và người nghèo. - Tập trung có trọng điểmn để hỗ trợ người nghèo, dân tộc ít người, nhóm yếu thế khác trong xã hội. - Tăng cường mạng lưới an sinh xã hội. - Xây dựng các biện pháp đẻ giúp đối tượng yếu thế cải thiên các điều kiện tham gia thi trường lao động. - Xây dựng hệ thống giải pháp cứu trợ xã hội đột xuất hữu hiệu. - Mở rộng sự tham gia và nâng cao vai trò của các tổ chức xã hội, tổ chức phi chính phủ trong việc phát triển mạng lưới an sinh xã hội. Thứ tư, huy động và phân bổ nguồn lực cho tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo. Việc huy động vốn và phân bổ vốn đầu tư phát triển cho các lĩnh vực chủ yếu : - Nông, lâm, ngư nghiệp. - Công nghiệp, xây dựng. - Giao thông, bưu điện - Giáo dục và đào tạo. - Khoa học công nghệ và môi trường. - Y tế. - Nhà ở, cấp thoát nước, dịch vụ công cộng. - Văn hoá, thông tin, thể thao. - Quản lý Nhà nước và các ngành, lĩnh vực khác. Trong đó các chương trình được ưu tiên cho phát triển là: nông nghiệp và nông thôn, y tế, giáo dục và đào tạo, giao thông vận tải, khoa học công nghệ, bảo vệ môi trường…Và đặc biệt các chương trình, chiến lược về xoá đói giảm nghèo được Đảng, Nhà nước và toàn dân đặc biệt quan tâm trong thời gian qua. Thứ năm Thực hiện các chương trình về môi trường như chương trình trồng rừng quốc gia, chương trình phủ xanh đất trống đồi núi trọc… và đã đạt được những thành tựu đáng kể: hơm 10 năm thực hiện chương trình trồng rừng quốc gia, diện tích đất có rừng che phủ ở Việt Nam tăng liên tục chủ yếu do các chính sách hỗ trợ trồng rừng và chương trình “Phủ xanh đất trống đồi trọc”. Tỷ lệ diện tích đất có rừng che phủ từ 27.2% năm 1990 lên 33.2% năm 2000 và 37% năm 2004. Để nâng cao chất lưọng rừng, Nhà nước đã ban hành chính sách đóng của rừng, ngừng việc khai thác rừng tự nhiên từ năm 1996. Công tác bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học đã đạt được những tiến bộ rõ rệt: các vườn quốc gia và khu bảo tồn tăng nhanh về số lượng và diện tích. Đến nay, diện tích được bảo tồn đã đạt được yêu cầu cần thiết mà các tổ chức môi trường quốc tế kêu gọi cần được khoanh lại để duy tri đa dạng sinh học, khoảng 8% tổng diện tích đất so với khuyến nghị 6-10%. Trong số 126 khu bảo tồn thiên nhiên, nhiều khu đã được công nhận la di sản tự nhiên của thế giới, hoặc khu dự trữ sinh quyển quốc tế và di sản tự nhiên của ASEAN. Ngoài ra còn có 17 khu bảo tồn biển đang được Chính phủ xem xét phê duyệt. Việt Nam phấn đấu đến năm 2010 sẽ có 11.6% diện tích tự nhiên được bảo tồn. 2. Đánh giá dưới góc độ quan điểm 2. Mục tiêu phát triển của chúng ta là tiến tới sự phát triển bền vững, toàn diện. Tức là phát triển cả về kinh tế, xã hội, môi trường. Tuy nhiên trong giai đoạn hiện nay với điều kiện hiện tại của đất nước, chúng ta vẫn phải tập trung vào tăng trưởng kinh tế, lấy kinh tế làm trọng tâm. Vì kinh tế là cư sở có tính quyết định trong quá trình phát triển,kinh tế tăng trưởng nhanh mới tạo ra cơ sở để đầu tư cho phát triển các nguồn lực khác. Hơn thế nữa, Việt Nam đang trong thời kỳ quá độ lên CNXH bỏ qua giai đoạn TBCN, do vậy nhiệm vụ cơ bản trong thời kỳ quá độ của chúng ta là xây dựng cơ sở kinh tế vững chắc, CNH-HĐH thành công, đưa đất nước tiến lên CNXH. Chính vì khẳng định phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm trong giai đoạn 2001-2005 chúng ta đã đạt được những thành tựu tolớn trong tăng trưởng kinh tế. Tăng trưởng kinh tế với tốc độ tương đối cao, vượt qua thời kì suy giảm về tốc độ tăng trưởng , cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng CNH-HĐH. Cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ trong khu vực xảy ra cuối năm 1997 đã tác động tiêu cực đến nền kinh tế nước ta. Tổng sản phảm trong nước những năm 1992-1997 thướng đạt mức tăng trưởng hàng năm 8%-9% đã đột ngột giảm xuống chỉ còn 5.8% năm 1998, 4.8% năm 1999. Nhưng từ năm 2000 đến nay nền kinh tế đã lấy lai được đà tăng trưởng với tốc độ năm sau luôn cao hơn năm trước tính ra bình quân mỗi năm tổng sản phẩm trong nước tăng 7.51%. đưa quy mô nền kinh tế năm 2005 gấp 1.44 lần năm 2000, Với tốc độ tăng trưởng bình quân nay nước ta đứng vào hàng các nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao của khu vực và thế giới (theo ngân hàng thế giới và ESCAP tốc độ tăng trưởng bình quân GDP trong giai đoạn 2000-2004 của các nước: Trung Quốc 8.5%, Hàn Quốc 5.5%, Thái Lan và Malaisia là 5%, Indonexia 4.6%, Philipin 4.5%, Singapore 4.1%) Sở dĩ có được điều đó là do hấu hết các ngành, lĩnh vực then chốt của nền kinh tế đều có mức tăng trưởng khá cao. Ước tính năm 2005 so với 2000, giá trị sản xuất nông lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 30% với tốc độ tăng bình quân mỗi năm 5.42% trong đó nông nghiệp tăng 4.11%/năm; lâm nghiệp tăng 1.37% năm, thuỷ sản tăng 12.12%/năm; giá trị sản xuất công nghiệp gấp 2.1 lần, bình quân mỗi năm tăng 16.02% trong đó công nghiệp nhà nước gấp 1.73 lần bình quân mỗi năm tăng 11.53%; công nghiệp ngoài nhà nước gấp 2.69 lần bình quân mỗi năm tăng 21.91%; công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài gấp 2.17 lần , bình quân mỗi năm tăng????. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá trị thực tế gấp 1.96 lần, tổng mức lưu chuyển hàng hoá ngoại thương gấp 2.3 lần , bình quân mỗi năm tăng 18.18% trong đó xuất khẩu gấp 2.24 lần, bình quân mỗi năm ăng 17.5 %, nhập khẩu gấp 2.36lần, bình quân mỗi năm tăng 18.56% Chúng ta xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN nên sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH-HĐH phải giữ vai trò chủ đạo trong kinh tế cả nước. Yêu cầu có tính nguyên tắc này đã được đảm bảo trong suôt quá trình cơ cấu lại kinh tế những năm vừa qua. Cơ cấu sản phẩm trong nước giai đoạn 2001-2005 theo giá thực tế phân theo thành phần kinh tế (%): 2001 2002 2003 2004 2005 Tổng số 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 Kinh tế Nhà nước 38,40 38,38 39,08 39,10 38,42 Kinh tế ngoài Nhà nước 47,84 47,86 46,45 45,77 45,69 Kinh tế tập thể 8,06 7,99 7,49 7,09 6,83 b, Huy động vốn đầu tư đạt kết quả cao,tạo nguồn lực, tăng cường kết cấu hạ tầng kinh tế -xã hội. Đầu tư phát triển là một trong những yếu tố quyết định và giải quyết nhiều văn đề xã hội vì hoạt động này trực tiếp làm tăng tài sản cố định, tài sản lưu động , tài sản trí tuệ, số lượng cũng như chất lượng nguồn nhân lực. Đồng thời góp phần quan trọng vào việc thực hiện các chương trình quốc gia nhăm nâng cao mức sống dân cư và mặt bằng dân trí, bảo vệ môi trường sinh thái và đưa các chương trình phát triển kinh tế -xã hội khác vào cuộc sống. Do nhận thức đượcvai trò quan trọng của đầu tư phát triển như vậy nên trong những năm vừa qua đã có nhiều chính sách và giải pháp khơi dậy nguồn lực kết hợp với tranh thủ nguồn lực từ bên ngoài để huy động vốn. Nhờ vậy, tổng số vốn đầu tư phát triển 5 năm 2001-2005 theo giá thực tế đã đạt tron1200 nghìn tỷ đồng, gấp trên 2 lần tổng số vốn đầu tư huy động được trong kế hoach 5 năm 1996-2000. Theo thống kê, vốn đầu tư phát triển bình quân mỗi năm đạt trên 240nghìn tỷ, tương đương 201.6% mức bình quân của kế hoạch 5 năm1996-2000 Vốn đầu tư ( tỷ đồng ) Trong sản phẩm trong nước ( tỷ đồng ) Tỷ lệ. (%) Tổng số 5 năm 2001-2005. 1200217 3183665 37.7 2001 170496 481295 35.42 2002 199105 535762 37.16 2003 231616 613443 37.76 2004 275000 715307 38.45 2005 324000 837858 38.67 Tỷ lệ đầu tư của nước ta hiện nay chỉ thấp hơn Trung Quốccon cao hơn hầu hết các nước trong khu vực. Theo số liệu 2004: Trung Quốc 45.7%, Hàn Quốc 29.3%, Thái Lan 37.8%, Malaixia 22.5%, Philippin 19.6%, Indonexia 19.5%, Singapore 15.3%. Trong tổng số vốn đầu tư 5 năm 2001-2005 thì vốn đầu tư trong nhân dân chiếm tới 84%, cao hơn tỷ lệ 78.6% của giai đoạn 1996-2000. Có được thành tựu này là do một mặt nhà nước đầu tư nhưng mặt khác còn do chính sách khuyến khích đầu tư. Trong 5 năm 2001-2005 có gần 14 vạn doanh nghiệp đăng kí với tồng số vốn đăng kí lên đến 294 nghìn tỷ đồng. Vốn đầu tư của khu vực này luôn tăng trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội (22.6% năm 2001 lên 26.2% năm 2002, 29.7% năm 2003, 30.9% năm 2004 và 32.4% năm 2005) Cùng với việc triển khai nhiều giải pháp huy động các nguồn vốn trong nước , việc thu hút các nguồn vốn nước ngoài cũng tiếp tục được chú trọng , nhất là thu hút vốn FDI và ODA. Trong 5 năm 2001-2005 đã cấp giây phép cho 3745 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài với số vốn đăng kí 19.9 tỷ USD. Trên lãnh thổ nước ta dẫ có các nhà đầu tư của hơn 70 quốc gia và cùng lãnh thổ trong đó có 100 công ty đa quốc gia. Số vốn ODA do các nhà tài trợ cam kết cũng lên đến 15 tỷ USD đưa tổng số vốn ODA cam kết trong 13 hội nghị quốc tế về ODA cho Việt Nam từ năm 1993 đến nay lên đến 32 tỷ USD. Số vốn này đã được thực hiện hoá bằng nhiều hiệp định cụ thể với tổng trị giá trên 24 tỷ USD, đã giải ngân được 16 tỷ trong đó 5 năm 2001-2005 giải ngân được 8 tỷ Nhờ đẩy mạnh đầu tư nên nguồn lực của các ngành các lĩnh vực tăng đáng kể : công suất điện tăng 4863MW trong đó thuỷ điện tăng 720MW, nhiệt điện than 800MW, nhiệt điện khí 3343MW. Công suất khai thác than tăng 15.4 triệu tấn. Công suất khai thác dầu thô tăng 2.2 triêu tấn. Công suất khai thác khí đốt tăng 5.1 tỷ m3. Công suất cán thép tăng 2390 nghìn tấn. Công suất sản xuất ximăng tăng 1.1 triệu tấn. Công suất sản xuấ phân hoá học tăng 760 nghìn tấn. Năng lực tưới của các công trình thuỷ điện tăng 595 nghin ha Cung cấp nước sạch tăng 1.8 triệu m3. Các khách sạn tăng 20.5 nghìn phòng. Ngành giao thông vận tải làm mới, nâng cấp và cải tạo 4575km quốc lộ và trên 65000km đương giao thông nông thôn. Năng lực thông qua cảng biển tăng 23.4 triệu tấn, cảng sông tăng 17.2 triệu tấn, sân bay tăng 8 triệu tấn. Tuy nhiên, để đạt được những kết quả như thế, trong thời gian qua chúng ta đã phải “ hi sinh” nhiều thứ, trong đó thể hiện rõ nhất là công băng xã hội của Việt Nam. Các chỉ số về bất bình đăng trong phân phối thu nhập tăng nhiều. Xét về mặt tuyệt đối thu nhập của các nhóm trong xã hội đều tảng, nhưng cùng với nó thi khoảng cách thu nhập giữa các nhóm không ngừng tăng lên. Hệ số giản cách: Năm Nhóm thi nhập cao nhất. Nhóm thu nhập thấp nhất. Chênh lệch giữa nhóm thu nhập cao nhất với nhóm thu nhập thấp nhất. 1999 741.6 97.0 7.6 2001-2002 2003-2004 872.9 1182.3 107.7 141.8 8.1 8.3 Hệ số GINI của Việt Nam cũng tăng lên: năm 1993 hệ số GINI của chúng ta là 0.34, đến năm 1997 hệ số này là 0.37 và tăng lên đến 0.423 vào năm 2004. Chỉ số bất bình đẳng theo “tiêu chuẩn 40” của WB cũng tăng. Tiêu chuẩn nàyn được xác định dựa trên tỷ trọn thu nhập của 40% dân số thu nhập thấp nhấp trong thu nhập của toàn bộ dân cư. Năm 2000-2001 hệ số này đo được là 17.98% và đến năm 2003-2004 tỷ lệ này chỉ còn là 17.4%. Bên cạnh các vấn đề về bất bình đăng xã hội thì môi trường cũng là một vấn đền đáng được lưu ý. Mặc dù, chúng ta đã đạt được nhưng to lớn trong các vấn đề môi trường nhưng cũng phải thừa nhận rằng môi trường không khí, môi trường nước ở các khu công nghiệp, các khu đô thị đang xấu đi một cách nhanh chóng. Tuy vậy, do nhưng chính sách của Chính phủ và Nhà nước, chúng ta vẫn kiềm chế được vấn đề bất bình đẳng xã hội và các vấn đề môi trường. Dù là các chỉ số về bất bình đẳng xã hội có tăng lên nhưng chúng ta ở mức độ bất bình đăng bình thường, và chúng ta cũng đang có nhiều chương trình chính sách để giải quyết vấn đề, đặc biệt là chính sách toàn dân tham gia vào xoá đói giảm nghèo và môi trường. LỜI KẾT Nguồn lực của một nước một quốc gia không phải là vô tận mà có một giới hạn riêng nhất định. Làm sao để tập trung nguồn lực, sử dụng nguồn lực một cách hiệu quả nhất tiết kiệm nhất cho phát triển kinh tế. Để làm được việc này khó khăn bao nhiêu thì việc làm sao để phân bổ nguồn lực sao cho hợp lý đồng bộ trên cả 3 lĩnh vực kinh tế - xã hội – môi trường còn khó khăn phức tạp hơn nhiều lần. Vì thế mà việc thực hiện hai quan điểm phát triển thứ nhất và thứ hai trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001-2010 trong 5 năm 2001-2005 của nước ta đã gặp rất nhiều những trở ngại và thách thức. Nhưng nhờ sự nỗ lực cố gắng từ chính quyền đến nhân dân, sự kết hợp hài hoà giữa các cấp ngành các cấp các vùng miền trong cả nước, Việt Nam không chỉ tăng trưởng nhanh, năm sau luôn cao hơn năm trước, mà còn giải quyết khá hiệu quả các vấn đề về xã hội , môi trường. Đặc biệt phải kể đến việc thực hiện chiến lược thiên niên kỉ về xoá đói giảm nghèo của nước ta đã đạt được những thành công to lớn, được cả thế giới công nhân, vượt qua ca những nước có nền kinh tế phát triển hơn. Đánh giá việc thực hiện trên hai quan điểm như thế có thể coi là thành công. Tuy nhiên ngoài những nguyên nhân khách quan dẫn đến nhưng khó khăn còn tồn tại thì về chủ quan, công tác quản lý cũng như triển khai thực hiện của chúng ta còn bộc lộ rất nhiều yếu kém, và đôi khi tỏ ra không hiệu quả gây lãng phí nguồn lực về người về của cải vật chất và đặc biệt là về thời gian. Để hoàn thành mục tiêu chiến lược đã đề ra trong giai đoạn 2001-2010 chúng ta sẽ phải cố gắng nỗ lực hơn gấp nhiều lần,bởi vì trước mắt chúng ta đang mở cửa gia nhập nền kinh tế thế giới một nền kinh tế luôn luôn biến động và chứ đựng rất nhiều thử thách mà chúng ta cần vượt qua để khẳng định mình trên trường quốc tế. TÀI LIỆU THAM KHẢO . Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam 2001-2010. . Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2001-2005. . Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo ( công văn 2685/VPCP-QHQT, ngày 21 tháng 5 năm 2002 và công văn số 1649/CP-QHQT ngày 26 tháng 11 năm 2003) . Việt Nam thực hiện các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ. Tháng 8-2005. NXB Thống kê . Diễn đàn phát triển GRIPS- Gắn tăng trưởng kinh tế với xoá đói giảm nghèo. NXB Lao động xã hội . Giáo trình Kinh tế phát triển_khoa Kinh tế Phát triển- đại học Kinh tế Quốc dân. . Niên giám thông kê 2005. . Phụ sam thời báo kinh tế năm 2001 . Mạng internet: + Webside của bộ kế hoạch và đầu tư (www.mpi.gov.vn) + Webside của bộ tài nguyên môi trường (www.monre.gov.vn) + Webside của tổng cục thống kê (www.gso.gov.vn) + Website của Đảng cộng sản Việt Nam (www.cpv.org.vn) + Webside của Ngân hàng thế giới (www.worldbank.org.vn) ……………………

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docThực trạng tăng trưởng Việt Nam 2001 - 2005 dưới góc độ 2 quan điểm phát triển.DOC
Luận văn liên quan