Đề tài Thực trạng tranh chấp thương hiệu ở Việt Nam

MỤC LỤC I/ Lý luận chung 1 . Thương hiệu 2. Xây dựng thương hiệu doanh nghiệp sẽ có lợi ích gì? 3. Tranh chấp thương hiệu II/ Ví dụ thực tiễn 1. Tình hình đăng ký bản quyền và tranh chấp thương hiệu ở Việt Nam hiện nay 2. Ví dụ về tranh chấp thương hiệu ở Việt Nam a. Tranh chấp thương hiệu giữa Vietnam Airline và Vietjet b. Thương hiệu võng xếp Duy Lợi ở Nhật Bản 3. Bảo vệ thương hiệu

doc23 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4598 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng tranh chấp thương hiệu ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NỘI DUNG Lý luận chung 1 . Thương hiệu a. Các cách tiếp cận của thương hiệu - Thương hiệu chính là nhãn hiệu hàng hóa. - Nhãn hiệu là dấu hiệu để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau. - Nhãn hiệu là từ ngữ, hình ảnh hoặc sự kết hợp của từ ngữ, hình ảnh được thể hiện bằng màu sắc. - Thương hiệu là nhãn hiệu đã được đăng kí bảo hộ và đã nổi tiếng. - Nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu được người tiêu dùng biết đến rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam. - Thương hiệu dành cho doanh nghiệp còn nhãn hiệu dành cho hàng hóa. - Thương hiệu là tên gộp chung của nhãn hiệu hàng hóa, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý và xuất xứ hàng hóa. - Một nhãn hiệu cũng bao gồm các yếu tố trên. - Thường có sự nhầm lẫn giữa tên thương mại và thương hiệu. Tên thương mại( tradename) nếu đáp ứng được các yêu cầu của pháp luật sẽ đương nhiên được bảo hộ mà không cần bất kỳ một thủ tục xác lập nào – tức là được cấp đăng ký kinh doanh thì quyền được bảo hộ đối với tên thương mại đã được xác lập. => Có  rất nhiều các cách tiếp cận để nhận biết một thương hiệu nhưng ta có hiểu thương hiệu một cách tổng quát đó là:  Thương hiệu là một tập hợp các dấu hiệu để nhận biết và phân biệt sản phẩm, doanh nghiệp,và là hình tượng trong tâm trí công chúng. b. Các thành tố của thương hiệu - Tên thương hiệu( brandname): là phần phát âm được. Ví dụ: Samsung, Honda, LG ….. - Biểu tượng( symbol): là phần không phát âm được, thông qua biểu tượng truyền tải thông điệp tới khách hàng, có thể sử dụng hình ảnh của nhân vật là người thật. Ví dụ: Hình ảnh ông già cầm cây gậy của dầu ăn Neptune, hình con hổ của Tiger..... - Biểu trưng( logo): - Khẩu hiệu( slogan) Ví dụ: Bitis: nâng niu bàn chân Việt Bia Hà Nội: bia của những khát khao Prudental: Luôn luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu. - Kiểu dáng cá biệt của  hàng hóa: tự bản thân hàng hóa, sản phẩm có kiểu dáng cá biệt khiến người tiêu dùng nhớ đến nó. Ví dụ: Iphone, Vespa, ... -  Nhạc hiệu Ví dụ: nhạc hiệu của Knorr, izzi… -  Các yếu tố khác như mùi, vị, màu sắc : Ví dụ : màu vàng của Kodak, màu xanh của Konica,… 2. Xây dựng thương hiệu doanh nghiệp sẽ có lợi ích gì? Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, khi hàng hóa được sản xuất ra ngày càng nhiều, sự cạnh tranh giữa các nhà sản xuất ngày càng quyết liệt thì người ta càng nhận ra vai trò hết sức quan trọng của thương hiệu. Do đó các doanh nghiệp đều muốn xây dựng một thương hiệu mạnh cho riêng mình. Xây dựng một thương hiệu mạnh mang đến cho doanh nghiệp những lợi ích rất to lớn, không chỉ vì nó tạo ra hình ảnh của sản phẩm và doanh nghiệp mà còn có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo uy tín cho sản phẩm mới, thúc đẩy việc tiêu thụ hàng hoá và là vũ khí sắc bén trong cạnh tranh. Với một thương hiệu mạnh, doanh nghiệp sẽ có được thế đứng vững chắc trong các cuộc cạnh tranh khốc liệt của thị trường về giá, phân phối sản phẩm, thu hút vốn đầu tư, thu hút nhân tài Một thương hiệu mạnh không chỉ đơn thuần là một giá trị qui ra tiền. Sức mạnh của thương hiệu giúp ích cho doanh nghiệp ở rất nhiều góc độ khác nhau. Dưới đây là một số lợi ích chính của việc xây dựng thương hiệu đối với một doanh nghiệp: Phương tiện định dạng để đơn giản hóa việc mô tả hay phân biệt sản phẩm: Thương hiệu là những dấu hiệu để phân biệt hàng hóa, dịch vụ, là hình tượng về hàng hóa và về doanh nghiệp trong tâm trí khách hàng. Do đó, chỉ nhìn vào những đặc điểm nhận biết của từng thương hiệu mà khách hàng có thể dễ dàng nhận ra sản phẩm mình cần, họ cũng có thể so sánh được các sản phẩm cùng loại đối với nhiều thương hiệu khác nhau. Một sản phẩm khác biệt với các sản phẩm khác bởi các tính năng, công dụng, cũng như các dịch vụ kèm theo mà theo đó tạo ra giá trị gia tăng của giá trị sử dụng. Tuy nhiên, thương hiệu là giá trị bên ngoài để nhận dạng sự khác biệt đó. Thường thì mỗi loại hàng hóa hoặc mỗi tập hợp hàng hóa được định vị cụ thể sẽ có những khác biệt cơ bản về công dụng hoặc tính năng chủ yếu và chúng thường mang những thương hiệu nhất định phụ thuộc vào chiến lược của doanh nghiệp. Vì thế chính thương hiệu đã tạo ra sự khác biệt dễ nhận thấy trong quá trình phát triển của một tập hoặc một dòng sản phẩm. Xây dựng thương hiệu giúp cho khách hàng nhanh chóng định dạng được sản phẩm và đơn giản hóa việc mô tả sản phẩm hay phân biệt nhiều sản phẩm với nhau. Phương tiện hợp pháp để bảo vệ những đặc tính độc đáo của sản phẩm: Xây dựng thương hiệu tức là doanh nghiệp đã phải đi đăng kí để xác lập quyền bảo hộ hợp pháp cho thương hiệu của mình. Xác lập quyền bảo hộ không phải là cho thương hiệu mà là cho các thành tố của thương hiệu như là nhãn hiệu hàng hóa, kiểu dáng công nghiệp....Để thương hiệu được bảo hộ thì nó phải có tính mới, độc đáo, khác biệt hẳn với những đặc tính của các sản phẩm hoặc dịch vụ cùng loại trên thị trường. Và khi đã xây dựng được thương hiệu thì các tính năng độc đáo của sản phẩm/dịch vụ sẽ luôn được pháp luật bảo vệ trước hàng nhái, hàng kém chất lượng khác. Dấu hiệu về cấp độ chất lượng đối với người tiêu dùng: Tùy vào từng thương hiệu mà người tiêu dùng có thể đánh giá được chất lượng hay tính năng của sản phẩm mà họ định tiêu dùng. Có người thì có khả năng tiêu xài những đồ xa xỉ nhưng có người thì tiêu dùng hàng giá rẻ với chất lượng kém hơn. Ví dụ như có những người sành điệu chỉ thích dùng điện thoại đắt tiền thì tìm đến Apple, Vertu, Sony Ericsion, Hitech…Hay có những người chỉ dùng loại bình dân thì tìm Nokia, Samsung, LG,..Và nhiều người chỉ dùng điện thoại giá rẻ thì tìm đến các thương hiệu như F-mobile, JVJ, Mobell… Thương hiệu với chức năng nhận biết và phân biệt sẽ giúp doanh nghiệp phân đoạn thị trường. Bằng cách tạo ra những thương hiệu cá biệt, doanh nghiệp đã thu hút được sự chú ý của khách hàng hiện hữu cũng như tiềm năng cho từng chủng loại hàng hóa. Và như thế, với từng chủng loại hàng hóa cụ thể mang những thương hiệu cụ thể sẽ tương ứng với những tập khách hàng nhất định. Thật ra thì thương hiệu không trực tiếp phân đoạn thị trường mà chính quá trình phân đoạn thị trường đã đòi hỏi cần có thương hiệu phù hợp với từng phân đoạn để định hình một giá trị cá nhân nào đó của người tiêu dùng, thông qua thương hiệu để nhận biết các phân đoạn của thị trường. Phương tiện cung cấp cho sản phẩm những liên kết độc đáo: Mỗi thương hiệu đều có vị trí riêng trong tâm trí khách hàng, nó sẽ tạo nên một liên kết là những dòng sản phẩm riêng biệt cho khách hàng. Sản phẩm này phát triển mạnh, được đánh giá cao thì sẽ kéo theo niềm tin vào những sản phẩm đi kèm theo sau nó. Thương hiệu còn thể hiện cá tính, địa vị, phong cách sống của người sử dụng, giúp thỏa mãn các nhu cầu về tinh thần của họ, là thứ mà người tiêu dùng sẵn sàng trả thêm một khoản tiền xứng đáng để có được thương hiệu mong muốn. Nguồn lợi thế cạnh tranh: Xây dựng được một thương hiệu mạnh, doanh nghiệp có khả năng đáp ứng được nhu cầu của thị trường đối với sản phẩm, các chương trình bán hàng hoặc các hoạt động kinh doanh khác. Tạo được các thế mạnh khi tiến hành thương lượng với các nhà cung ứng, nhà phân phối về mặt giá cả, về phương thức thanh toán, vận tải,... Thương hiệu mạnh chắc chắn sẽ tạo ra nội lực cao, mang lại nhiều lợi nhuận và không bị tồn hàng. Do đó thương hiệu mạnh giúp tạo uy tín cho nhà phân phối. Hơn thế nữa, thương hiệu mạnh giúp nhà phân phối dễ dàng bán kèm các loại hàng hóa khác cho các đại lý hay điểm bán lẻ. Cho nên, khi doanh nghiệp chú ý vào việc xây dựng thương hiệu thì cũng chính là doanh nghiệp đang thu hút các nhà phân phối cho sản phẩm của doanh nghiệp mình, tạo được niềm tin cùng hợp tác phát triển với các nhà phân phối sản phẩm. Doanh nghiệp xây dựng được thương hiệu mạnh với thị phần lớn, mức độ hiện diện lớn sẽ nâng cao hiệu quả của các hoạt động tiếp thị, giúp giảm chi phí tiếp thị trên mỗi sản phẩm. Thương hiệu mạnh sẽ dễ dàng được hưởng các ưu đãi từ các kênh truyền thông đại chúng bởi vì họ đã xem doanh nghiệp là có tiềm năng hợp tác lâu dài và có thể đạt lợi ích cao ở hiện tại và trong tương lai. Nguồn hoàn vốn tài chính : Thương hiệu luôn là tài sản vô hình và có giá của doanh nghiệp. Xây dựng được thương hiệu mạnh cũng chính là giúp nâng cao giá trị tài sản vô hình của doanh nghiệp không chỉ đơn thuần từ giá trị của thương hiệu. Thực tế đã chứng minh, giá của thương hiệu khi chuyển nhượng đã cao hơn rất nhiều so với tổng tài sản hữu hình mà doanh nghiệp đang sở hữu. Chính sự nổi tiếng của thương hiệu như là một đảm bảo cho lợi nhuận tiềm năng của doanh nghiệp. Khi một doanh nghiệp sở hữu các thương hiệu mạnh, doanh nghiệp sẽ dễ dàng thu hút và giữ nhân tài, dễ dàng thiết lập một hệ thống quản lý chuyên nghiệp, dễ dàng đầu tư vào các công nghệ tiên tiến hoặc nghiên cứu phát triển những sản phẩm tiềm năng, dễ dàng xây dựng được các mối quan hệ giá trị với doanh nghiệp cũng như chính quyền. Khi có một thương hiệu mạnh doanh nghiệp sẽ tạo điều kiện tốt và tạo các ưu thế trong tất cả các hoạt động kinh doanh và phát triển công ty. Xây dựng được thương hiệu mạnh doanh nghiệp sẽ tạo cho cổ đông niềm tin và dễ dàng gọi vốn đầu tư thông qua việc phát hàng cổ phiếu. Khi đó các nhà đầu tư cũng không còn e ngại khi đầu tư vào doanh nghiệp, cổ phiếu của doanh nghiệp sẽ được các nhà đầu tư quan tâm hơn, do đó doanh nghiệp có nhiều lợi thế trong việc nâng cao và duy trì giá cổ phiếu . Thương hiệu nổi tiếng sẽ tạo điều kiện và như một sự đảm bảo gia tăng các quan hệ bạn hàng của doanh nghiệp, do đó họ cũng sẽ sẵn sàng hợp tác kinh doanh, cung cấp nguyên liệu và hàng hóa cho doanh nghiệp. 3. Tranh chấp thương hiệu: a/ Nguyên nhân xảy ra tranh chấp thương hiệu Tranh chấp thương hiệu phát sinh từ nhiều nguyên nhân nhưng cơ bản là: do cơ chế xử lý chưa nghiêm khắc và hiệu quả; do ý thức của doanh nghiệp vẫn còn thờ ơ với việc bảo vệ tài sản trí tuệ. Các doanh nghiệp có thể tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ đối với cùng một tên thương hiệu. Ví dụ như nhãn hiệu Sữa đậu nành Trường Sinh trùng với nhãn của Công ty sữa Vinamilk. Hay có những công ty lợi dụng sơ hở, họ là bên được chuyển giao/ủy quyền nhưng họ lại đi đăng kí để chiếm quyền sở hữu của chủ sở hữu và như thế lại xảy ra tranh chấp thương hiệu. Nguyên nhân của thực trạng này trước hết là do các cơ quan thực thi chưa thực sự quyết liệt vào cuộc. Bên cạnh đó, lực lượng thực thi (quản lý thị trường, thanh tra khoa học công nghệ, công an kinh tế, thanh tra văn hóa thông tin , hải quan, hệ thống tòa án...) nhiều nhưng chồng chéo và thiếu sự phối hợp. Trình độ của nhiều cán bộ hiểu biết về thực thi quyền sở hữu trí tuệ chưa nhiều; việc nhận định, xử phạt... còn lúng túng. Về phía doanh nghiệp vẫn còn thờ ơ với việc bảo vệ thương hiệu của mình. Khi cơ quan quản lý thị trường, cơ quan công an phát hiện có sự vi phạm về quyền sở hữu trí tuệ báo cho chủ thể biết nhưng không nhận được sự hợp tác của họ với lý do rất đơn giản là ngại tốn kém hoặc ngại ảnh hưởng đến uy tín... và kết quả là nhiều doanh nghiệp đã phải trả giá cho vấn đề này. Ví dụ: Tranh chấp giữa Vifon và Thiên hương Công ty liên doanh Vifon Acecook đã được Cục sở hữu trí tuệ cấp văn bằng độc quyền kiểu dáng ngày 25-5-2002 cho sản phẩm mì ăn liền “lẩu thái”. Thế nhưng chỉ sau 3 tháng công ty đã phải chứng kiến sự ra đời sản phẩm mì “Lẩu thái” của công ty CPTP Thiên Hương. Theo kết luận của cục sở hữu trí tuệ thì các đặc điểm tạo dáng cơ bản của kiểu dáng bao bì mì lẩu thái của cty Thiên Hương đều không khác biệt cơ bản so với kiểu dáng của Công ty Vifon. Công ty Vifon đã có thông báo đến cty Thiên Hương về sự vi phạm này. Cty Thiên Hương trả lời rằng Công ty Vifon mới chỉ nộp đơn xin cấp văn bằng chứ chưa có văn bằng thực sự do cục sở hữu trí tuệ, nên đây không phải là một hiện tượng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ và vẫn tiếp tục kinh doanh mặt hàng này ở tất cả các đại lý của mình. Theo như nghị định 63-NĐ/CP, ngày 1-2-2001 thì ngay khi đơn hợp lệ được chấp nhận thì Công ty Vifon đương nhiên đã được bảo hộ tạm thời đối với mẫu bao bì xin đăng kí. b. Các loại tranh chấp thương hiệu: Có nhiều loại tranh chấp thương hiệu: Tranh chấp nhãn hiệu: VD: Tranh chấp nhãn hiệu thời trang Việt Thy, tranh chấp nhãn hiệu vang Đà Lạt. Tranh chấp Slogan: VD: Siêu thị Co.op Mart Cống Quỳnh (Q1- TP HCM) bị siêu thị HN lấy câu slogan : “Bạn của mọi nhà” dung chung. Tại Hải Phòng, siêu thị Minh Khai cũng trưng câu khẩu hiệu này. Tranh chấp kiểu dáng: Hiện nay có rất nhiều vụ tranh chấp thương hiệu, kiểu dáng SHCN đối với các công ty VN ở nước ngoài. VD: tranh chấp kiểu dáng của võng xếp Duy Lợi tại Nhật Bản Tranh chấp logo: VD: Tranh chấp logo giữa tập đoàn CN tàu thủy VN (Vinashin) và công ty TNHH Đông Long. Tranh chấp tên miền: VD: Tranh chấp tên miền ibm.com.vn xảy ra giữa ông Lý Gia Khang tại 593 Vạn Cân, Thủ Đức, TP HCM với International Business Machiné Corporation có địa chỉ Old Orochard Road, Armonk, New York, Hoa Kỳ. II/ Ví dụ thực tiễn Tình hình đăng ký bản quyền và tranh chấp thương hiệu ở Việt Nam hiện nay Tình hình đăng ký bản quyền: NĂM SỐ ĐƠN YÊU CẦU SC KDCN NHQG 2005 180 889 12884 2006 196 1105 16070 2007 219 1338 19653 2008 204 1080 20831 2009 258 1430 22378 Khiếu nại về việc cấp văn bằng bảo hộ: Năm 2005 2006 2007 2008 2009 SC&GPHI 11 7 10 15 KDCN 7 12 10 3 13 NHHH 428 367 363 409 882 TỔNG 435 390 380 422 910 Khiếu nại về việc vi phạm quyền sở hữu công nghiệp: Năm 2005 2006 2007 2008 2009 SC&GPHI 41 17 7 5 7 KDCN 210 264 92 244 99 NHHH 324 320 67 84 82 TỔNG 596 601 166 333 188  SC&GPHI: sáng chế và giải pháp hữu ích KDCN: kiểu dáng công nghiệp NHHH: nhãn hiệu hàng hóa (nguồn: www.noip.gov.vn) Trong thời gian 10 năm từ 1990 đến 2000, việc đăng ký nhãn hiệu trong nước đã tăng đáng kể và thực sự đột phá từ năm 2000 khi nước ta phấn đấu gia nhập WTO và hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới. Để được pháp luật bảo vệ thương hiệu của mình, ngày càng nhiều doanh nghiệp quan tâm đến việc đăng ký nhãn hiệu hàng hóa, từ con số 1.614 nhãn hiệu năm 1998 đã tăng gần 200% lên 3.094 nhãn hiệu năm 2001 đối với nhãn hiệu hàng hóa Việt Nam, và số liệu đó tăng đều qua các năm. Năm 2002 có 5.355 đơn đăng ký bảo vệ thương hiệu trong đó có 3.889 đơn của doanh nghiệp trong nước, tăng gần 800 đơn so với năm 2001. Lượng đơn gửi đến Cục Sở hữu trí tuệ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa ở nước ngoài trong năm 2004 đã lên tới hơn 17.000 đơn. Sự thay đổi này phần lớn là do tác động từ một số vụ doanh nghiệp nước ta bị mất nhãn hiệu ở nước ngoài. Theo số liệu thống kê của Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ), năm 2007, số nhãn hiệu đăng ký tăng 68% từ 6.335 (năm 2006) lên 10.660, năm 2008 tăng 49% lên 15.826 nhãn hiệu. Theo Cục Sở hữu trí tuệ thì con số nhãn hiệu đăng ký chưa thấm vào đâu, đặc biệt, nếu tính trong tổng số nhãn hiệu được đăng ký, do có nhiều doanh nghiệp đăng ký tới hai ba nhãn hiệu thì số lượng doanh nghiệp đăng ký càng trở nên nhỏ giọt. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã quan tâm đến việc bảo hộ nhãn hiệu cho sản phẩm của mình nhưng cũng nhiều doanh nghiệp chưa thực sự quan tâm, dù đây được coi là bước đầu tiên và là cơ sở để triển khai các hoạt động phát triển thương hiệu. Thực tế cho thấy có không ít các doanh nghiệp do chưa đăng ký nhãn hiệu sản phẩm đã bị doanh nghiệp khác hoặc các chủ thể nước ngoài chiếm đoạt tên sản phẩm gây thiệt hại thì mới “tỉnh giấc” và nhận ra tầm quan trọng của việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu. Chẳng hạn như: Theo thống kê của Cục Sở hữu Trí tuệ thì tại Việt Nam mới chỉ có 145 nhãn hiệu đã được đăng ký cho sản phẩm hạt điều, trong số đó chỉ có bốn nhãn hiệu của các doanh nghiệp tại tỉnh Bình Phước - địa phương hiện có sản lượng điều lớn nhất cả nước. Điều đó cho thấy việc xây dựng, quản lý, bảo hộ nhãn hiệu và phát triển thương hiệu cho sản phẩm hạt điều chưa được các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp của tỉnh Bình Phước nói riêng quan tâm đúng mức. Tình trạng này không chỉ diễn ra trong ngành điều mà xảy ra nhiều tại các ngành nghề khác. Điều đáng báo động với nhiều doanh nghiệp nước ta, kể cả những doanh nghiệp lớn là vẫn còn "thờ ơ" với việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu ở nước ngoài. Theo con số thống kê của Cục Sở hữu trí tuệ, chỉ có khoảng 1.000 nhãn hiệu của các doanh nghiệp nước ta được đăng ký ở nước ngoài. Đây là con số quá nhỏ so với thực tế tình hình xuất khẩu của nước ta hiện nay. Điển hình nhất có lẽ là trường hợp võng xếp Duy Lợi, doanh nghiệp đã mất quyền xuất khẩu khi chỉ đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp và kiểu dáng công nghiệp trong nước mà không đăng ký nhãn hiệu ở nước ngoài nên đã bị đối tác đăng ký bảo hộ dưới dạng sáng chế. Trong tình trạng nhiều thương hiệu nổi tiếng của Việt Nam bị xâm hại cả ở thị trường trong và ngoài nước như hiện nay, một số doanh nghiệp đã kiên quyết theo kiện để bảo vệ thương hiệu của mình. Ngay cả việc theo kiện ở nước ngoài khó khăn và tốn kém nhưng một số doanh nghiệp vẫn không chùn bước. Vifon đã phải mất hơn 1 năm và chi phí khoảng 10.000 USD mới đòi lại được nhãn hiệu của mình, Vinamilk cũng đã mất khoảng 20.000 USD mới đòi lại được nhãn hiệu của mình. Theo báo cáo của Cục Quản lý thị trường chỉ tính riêng trong năm, từ 1999 đến 2001, lực lượng quản lý thị trường cả nước đã kiểm tra, xử lý 9.307 vụ sản xuất, buôn bán hàng giả, trong đó có 50% số vụ liên quan đến sở hữu trí tuệ, chủ yếu về nhãn hiệu hàng hóa. Như vậy, thực tế hiện nay các doanh nghiệp Việt Nam đã quan tâm hơn đến việc đăng ký nhãn hiệu, thương hiệu. Nhưng không phải tất cả các doanh nghiệp đều làm được việc này. Và vấn đề tranh chấp thương hiệu cũng xảy ra không phải là ít. Điều này không chỉ làm đau đầu chính các doanh nghiệp xảy ra tranh chấp mà các nhà chức năng cũng không thể phân giải. Có rất nhiều nguyên nhân, nhưng có thể khẳng định hai nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng nàylà: Thứ nhất, có thể nói là do nhận thức của các doanh nghiệp về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc đăng ký nhãn hiệu nói riêng và phát triển thương hiệu nói chung còn hạn chế. Họ thấy không cần phải đăng ký hoặc không có đủ thông tin, kiến thức để thực hiện việc đăng ký nhãn hiệu cho các sản phẩm của mình. Bên cạnh đó, việc thay đổi nhận thức của họ là việc không thể thực hiện một sớm một chiều vì từ lâu họ đã quen với việc kinh doanh mà không cần đăng ký nhãn hiệu. Thứ hai là do nhu cầu thực tế của doanh nghiệp về sử dụng nhãn hiệu cho sản phẩm của mình chưa thật cấp thiết. Các doanh nghiệp kinh doanh và chế biến điều phần lớn là chế biến sản phẩm hạt điều bán thành phẩm rồi xuất khẩu, chưa đưa sản phẩm cuối cùng đến người tiêu dùng trong nước cũng như nước ngoài. Do đó, nhu cầu đăng ký nhãn hiệu chỉ thực sự cần và được chú trọng nếu doanh nghiệp có sản phẩm hoàn chỉnh để đưa ra thị trường trong và ngoài nước. Ví dụ cụ thể: Tranh chấp thương hiệu giữa Vietnam Airline và Vietjet: VietAir đã được Công ty Cổ phần Hàng không VietJet (VietJet) nộp đơn đăng ký bảo hộ độc quyền, còn thực tế Vietnam Airlines lại đang sử dụng thương hiệu Viet Air, dẫn tới Tranh chấp thương hiệu. Logo của VietNam Airlines Trên thực tế Vietnam Airlines đang sử dụng thương hiệu Viet Air, Tuy thương hiệu Viet Air chưa được VNA đăng ký tại VN cho các dịch vụ của mình cung ứng nhưng trong thực tế, nhãn hiệu này đã được sử dụng từ rất lâu tại VN và nước ngoài dưới tên của VNA, và liên tục từ tháng 9/1992 đến nay, Vietnam Airlines đã sử dụng thương hiệu Viet Air trên các chuyến bay quốc tế đến Đài Loan, với tần suất bay ngày càng tăng tại hai điểm đến Đài Bắc và Cao Hùng. Có nghĩa, thương hiệu này đã được VNA sử dụng trước thời điểm VietJet được thành lập (tháng 7-2007). Thêm vào đó, Đầu tháng 3, Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải ký quyết định cho phép Hãng Hàng không Quốc gia VN (Vietnam Airlines) thành lập Công ty cổ phần Hàng không Viet Air trên cơ sở tái cơ cấu Công ty Bay dịch vụ Vasco. Hãng đang trong quá trình hoàn chỉnh dự án, trình Chính phủ phê duyệt. Nhưng, Việc đăng ký bản quyền cho thương hiệu VietAir được VietJet thực hiện từ đầu năm 2007, tại đơn số 24503, đề nghị Cục Sở hữu Công nghiệp (nay là Cục Sở hữu Trí tuệ) cho nhóm hàng 39 (dịch vụ vận tải hàng hóa và hành khách bằng đường hàng không) và các dịch vụ khác liên quan đến lĩnh vực hàng không. Sau khi tiếp nhận, xử lý đơn, đến ngày 25/2/2008, Cục Sở hữu Trí tuệ đã đăng công báo nội dung đơn 24503 trước khi tiến hành thủ tục cấp bằng bảo hộ. Ngoài ra, VietJet đăng ký nhãn hiệu này cho các dịch vụ “vận chuyển khách và hàng hóa bằng đường hàng không”, cũng tương tự VietNam Airlines! Qua đó, Hãng Hàng không Quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) mới biết sự việc. Tháng 11/2008, Tổng giám đốc Vietnam Airlines Phạm Ngọc Minh ủy quyền cho hãng luật (Công ty Tư vấn đầu tư và chuyển giao công nghệ - Investconsult) gửi đơn lên Cục Sở hữu Trí tuệ đề nghị không cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu VietAir cho VietJet. Tình hình là trong trường hợp cả hai đơn vị, cá nhân cùng đề nghị được cấp bằng bảo hộ cho một nhãn hiệu trùng nhau : Cục SHTT sẽ xét đến quyền ưu tiên, quyền đó thuộc về người nộp đơn đầu tiên. Mà như vậy thì VietJet lại có lợi thế của người nộp đơn trước. Tuy nhiên, VNA lại có thể phủ quyết vì hãng này trong thực tế đã sử dụng thương hiệu Viet Air. Nếu chứng minh được nhãn hiệu này đã được sử dụng rộng rãi, phổ biến, VNA vẫn có thể giành được thắng lợi.  VietJet có lợi thế của người nộp đơn trước. Còn VNA tuy đã hợp tác mở đường bay đến hơn 40 thành phố trên thế giới nhưng mới chỉ sử dụng thương hiệu Viet Air tại một thị trường thì khó chứng minh được tính “sử dụng rộng rãi, phổ biến” của thương hiệu, vì hãng mới chỉ sử dụng nó tại một chặng bay quốc tế. Và cũng không thể ưu tiên là hãng hàng không quốc gia để được ưu tiên sử dụng thương hiệu bắt đầu bằng chữ “Viet” cho VNA được. Khả năng Vietnam Airlines chứng minh được xem ra cũng khó. Nếu thương hiệu VietAir được cấp cho VietJet, khả năng gây nhầm lẫn cho các chuyến bay của hai hãng là không thể tránh khỏi. Lý do, Điểm khác duy nhất giữa 2 thương hiệu là, chữ VietAir mà Vietjet xin cấp viết liền còn thương hiệu mà Vietnam Airlines sử dụng viết rời (Viet Air), thương hiệu VietAir và Viet Air mặc dù chữ viết có khác nhau (ở dấu cách) nhưng phát âm hoàn toàn giống nhau, nên dễ gây hiểu nhầm. Như vậy, mặc dù thương hiệu Viet Air đã được Vietnam Airlines sử dụng từ năm 1992, trước thời điểm VietJet đăng ký tới gần 5 năm, song hãng này đã không tiến hành các thủ tục để đảm bảo quyền sở hữu thương hiệu tại Việt Nam. Kể cả khi được phía Đài Loan chấp nhận và cấp phép hoạt động, theo một chuyên gia Cục Sở hữu Trí tuệ, nếu VietJet được cấp bảo hộ thương hiệu VietAir thì Vietnam Airlines sẽ phải chấm dứt việc sử dụng thương hiệu này cho các chuyến bay tới Đài Loan. Thậm chí, Công ty Cổ phần Hàng không Viet Air có thể cũng phải thay tên mới. b.Thương hiệu võng xếp Duy Lợi ở Nhật Bản Sau quyết định số 000273 của cơ quan quản lý sáng chế của Nhật, ngày 15-4-2003 võng xếp Duy Lợi của Việt Nam được quyền xuất khẩu sang Nhật. Trước đó võng xếp Duy Lợi không được xuất khẩu sang Nhật vì khung võng tiện dụng của Duy Loựi đã được ông Johnson Miki đăng ký văn bằng giải pháp hữu ích số 3081528 tại Nhật. Ngoài ra cơ sở võng xếp Duy Lợi tại Việt Nam cũng có thể bị đóng cửa. Trước tình thế này ông Lâm Tấn Lợi chủ cơ sở sản xuất kinh doanh võng xếp Duy Lợi đã ký hợp đồng với công ty luật Phạm và liên danh nhờ giúp đỡ về mặt pháp lý. Theo ông Lợi thì kiểu võng xếp Duy Lợi là do ông thiết kế và đưa vào sản xuất kinh doanh từ năm 2000. Nhưng do thiếu hiểu biết vè pháp luật nên ông đã không đăng ký quyền sáng chế cũng như kiểu dáng công nghiệp như quy định Chứng minh trước cơ quan chức năng Nhật, luật sư cho rằng giải pháp hữu ích của văn bằng số 3081528 thực ra là giải pháp đã được công bố rộng rãi trước đó theo luật sáng chế của Nhật giải pháp này không thể được cấp văn bằng giải pháp hữu ích. Văn băng 3081528 bị hủy bỏ và Duy Lợi đã thắng kiện. Bảo vệ thương hiệu: Từ thực trạng tranh chấp thương hiệu các doanh nghiệp cần có những giải pháp để bảo vệ thương hiệu của mình tránh mất tiền của và thời gian không đáng có Doanh nghiệp cần tự bảo vệ thương hiệu và quyền sở hữu trí tuệ : Hiện nay, nhiều doanh nghiệp chưa nhận thức đầy đủ về sở hữu trí tuệ, chưa xây dựng chiến lược thương thiệu; chưa chú trọng đầu tư kỹ thuật công nghệ hiện đại- áp dụng các biện pháp quản lý chất lượng đạt tiêu chuẩn quốc tế; chưa chú trọng đầu tư phát triển nguồn nhân lực- nâng cao ý thức và cam kết của tất cả các thành viên trong công ty về việc xây dựng thương hiệu; chưa chú trọng công tác thị trường… Vì thế, cần một số giải pháp như: Đối với Chính phủ, cần xây dựng hệ thống pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ thống nhất; xây dựng luật thương hiệu riêng; tăng cường hoạt động phát triển thương mại nói chung và xây dựng- quảng bá thương hiệu nói riêng; xây dựng trung tâm thông tin tư vấn về thương hiệu; điều chỉnh quy định về hạn chế chi phí quảng cáo. Đối với doanh nghiệp : Chiến lược kinh doanh phải đi đôi với chiến lược thương hiệu thì sẽ giúp cho hoạt động marketing hiệu quả hơn; chủ động trong kinh doanh, tạo ra lợi nhuận siêu ngạch, chuyển nhượng thương hiệu, gia công hàng thương hiệu nổi tiếng, quyền ưu tiên về mặt bảo hộ pháp lý. Cần tự bảo vệ thương hiệu bằng cách tăng cường sự khác biệt của chất lượng hàng hóa; thiết kế thương hiệu độc đáo; phát hiện kịp thời các hàng hóa ăn cắp thương hiệu; nâng cao khả năng nhận biết thương hiệu của công ty. Cần nâng cao ý thức của tất cả các thành viên trong công ty về thương hiệu; xây dựng chiến lược thương hiệu dài hạn phù hợp với khả năng của doanh nghiệp; mạnh dạn đầu tư cho phát triển thương hiệu; tham gia thương mại điện tử để đưa thương hiệu phát triển rộng rãi hơn. Các doanh nghiệp cũng nên bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) đối với tài sản trí tuệ của đơn vị mình. Bảo hộ quyền SHTT là công cụ hữu hiệu khắc phục các lệch lạc trong hoạt động thương mại, bảo đảm môi trường cạnh tranh lành mạnh. Đây cũng là công cụ đắc lực cho sự phát triển kinh tế, khuyến khích, thúc đẩy các hoạt động đầu tư và chuyển giao công nghệ. Các doanh nghiệp nên thành lập bộ phận chuyên trách về SHTT và tuyển dụng nhân sự có hiểu biết về vấn đề này; gắn chiến lược phát triển tài sản trí tuệ cùng với chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp; xác lập quyền SHTT kịp thời; khai thác thương mại quyền SHTT hiệu quả; chủ động bảo vệ quyền SHTT của mình; tôn trọng quyền SHTT của người khác. Nạn sản xuất và tiêu thụ hàng giả, hàng nhái, vi phạm quyền sở hữu trí tuệ : Nạn hàng giả, hàng nhái ngày càng diễn biến phức tạp, gia tăng về số vụ vi phạm, đa dạng về chủng loại… gây hậu quả nghiêm trọng cho đời sống xã hội. Giải pháp thực tế đối với doanh nghiệp: Doanh nghiệp cần duy trì liên tục sự phối hợp với các lực lượng chức năng để thương hiệu được bảo vệ kịp thời tránh tổn thất DN cần tăng cường khả năng tự bảo vệ, kết hợp nhuần nhuyễn giữa xây dựng và bảo vệ thương hiệu, nhất là thực hiện đăng ký thương hiệu ngay khi có thể, kịp thời phát hiện những hành vi vi phạm… 10 giải pháp bảo vệ thương hiệu : Giải pháp 1: ổn định, nâng cao chất lượng sản phẩm từ khâu sản xuất đến khâu tiêu dùng Giải pháp 2: Phát huy tối đa năng lực sản xuất nhằm đáp ứng đầy đủ nhu cầu, mong muốn của thị trường vào bất kỳ thời điểm nào Giải pháp 3: đa dạng hóa hình thức phục vụ nhu cầu khách hang Giải pháp 4: cải tiến bao bì sản phẩm: Giải pháp 5: đồng nhất về sự hiện diện thương hiệu trên thị trường Giải pháp 6: tăng cường giao hàng đến tận địa điểm kinh doanh Giải pháp 7: xây dựng hệ thống Địa chỉ vàng Giải pháp 8: tăng cường kiểm tra, giám sát Giải pháp 9: đa dạng hóa chủng loại bao bì Giải pháp 10: ra mắt Website C. KẾT LUẬN Hiện nay, toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế đang bùng nổ khắp nơi. Hiện tại và trong tương lai các doanh nghiệp các nước sẽ cạnh tranh với nhau dữ dội hơn, khốc liệt hơn. Do đó càng doanh nghiệp càng cần phải lưu tâm đến vấn đề bảo vệ thương hiệu, cần phải chủ động hơn nữa trong bảo vệ thương hiệu để tránh mất thời gian và tiền bạc không đáng có.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docThực trạng tranh chấp thương hiệu ở Việt Nam.doc
Luận văn liên quan