Đề tài Thực trạng và giải pháp cho các tình huống marketing đa cấp tại Việt Nam

Nhận thức của người tiêu dùng cũng như những người tham gia vào mạng lưới marketing đa cấp hiện nay còn quá phiến diện. Rất nhiều người tiêu dùng chưa có cái nhìn đúng đắn về marketing đa cấp, thậm chí cả những người đã tham gia vào hệ thống mạng lưới marketing đa cấp cũng chưa hiểu thật rõ ràng markeing đa cấp là gì và họ đang làm việc như thế nào. Trong khi đó, họ sẽ là những người đầu tiên do các hoạt động marketing đa cấp bất chính gây ra. Do đó, họ cần tiếp cận nhiều nguồn thông tin hơn về marketing đa cấp thông qua các kênh truyền thông: radio, truyền hình, báo chí, tạp chí, nhằ m có cái nhìn toàn diện hơn về ngành nghề quá mới mẻ này.

pdf98 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2841 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng và giải pháp cho các tình huống marketing đa cấp tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g marketing đa cấp tại Việt Nam Vũ Thị Hồng – Anh 15-K44D-KT&KDQT – Đại học Ngoại Thương 70 CHƢƠNG III: XU HƢỚNG PHÁT TRIỂN VÀ GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI VIỆC QUẢN LÝ VÀ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG MARKETING ĐA CẤP TẠI VIỆT NAM I. XU HƢỚNG PHÁT TRIỂN CỦA MARKETING ĐA CẤP TẠI VIỆT NAM Các nhà quản lý của Việt Nam ngày nay đã quan tâm hơn tới ngành nghề khá mới mẻ này ở Việt Nam, không chỉ bởi nó gây ra dư luận cả tốt lẫn không tốt mà hơn hết là bởi doanh thu nó đem lại cho đất nước ngày càng gia tăng. Sau khi Nghị định 110 và Thông tư 19 được ban hành cuối năm 2005, cơ quan quản lý các hoạt động marketing đa cấp - Cục Quản lý cạnh tranh đã tích cực triển khai thực thi các quy định về quản lý hoạt động marketing đa cấp. Nhận thức được tính chất phức tạp của hoạt động marketing đa cấp, Cục đã tăng cường phối hợp với các Sở Thương mại, Sở Thương mại du lịch tại các địa phương thông qua nhiều hình thức như văn bản, điện thoại, email … để theo dõi cập nhật diễn biến thực tế, hướng dẫn áp dụng các quy định pháp luật về bán hàng đa cấp thống nhất trên toàn quốc, phổ biến kinh nghiệm quản lý của một số địa phương trọng điểm… nâng cao hiệu quả quản lý. Một số các hoạt động cụ thể về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp do Cục thực hiện trong được như sau: - Cùng với Cục An toàn vệ sinh thực phẩm và Vụ Pháp chế - Bộ Y tế về việc hướng dẫn cấp Giấy chứng nhận kinh doanh cho các doanh nghiệp BHĐC kinh doanh thực phẩm chức năng - Kết hợp với Cục Quản lý thị trường xây dựng nội dung quy định về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực BHĐC trong khuôn khổ Nghị định sửa Thực trạng và giải pháp cho các tình huống marketing đa cấp tại Việt Nam Vũ Thị Hồng – Anh 15-K44D-KT&KDQT – Đại học Ngoại Thương 71 đổi Nghị định 175/2004/NĐ-CP của Chính phủ ngày 10/10/2004 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại; - Tổ chức các khoá tập huấn nghiệp vụ về quản lý hoạt động BHĐC cho các Sở TM, TMDL. - Xuất bản một số tài liệu, ấn phẩm phục vụ công tác tuyên truyền pháp luật liên quan đến quản lý bán hàng đa cấp. Ngoài ra, Cục tổ chức một loạt các buổi tập huấn, đơn cử như Tập huấn về quản lý bán hàng đa cấp tại đồng bằng sông Cửu Long do Cục Quản lý cạnh tranh phối hợp với Sở Thương mại và Du lịch Hậu Giang tổ chức khóa Tập huấn nâng cao nghiệp vụ quản lý bán hàng đa cấp cho cán bộ thương mại và quản lý thị trường các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long tại Thị xã Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang. Tham gia buổi tập huấn có đông đảo đại diện lãnh đạo và cán bộ chuyên viên Sở Thương mại, Sở Thương mại Du lịch các tỉnh Hậu Giang, An Giang, Bến Tre, Bạc Liêu, Đồng Tháp, Kiên Giang, Sóc Trăng và Vĩnh Long; đại diện lãnh đạo Chi Cục Quản lý thị trường và đội trưởng, đội phó các đội Quản lý thị trường địa phương. Về phía Cục Quản lý cạnh tranh, Phó Cục trưởng Trần Anh Sơn và các chuyên viên trong Ban Điều tra và xử lý vụ việc cạnh tranh không lành mạnh đã thực hiện các bài giảng. Theo Nghị định 110/2005/NĐ-CP ngày 24/8/2005 về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp, công tác quản lý được phân cấp cho các Sở Thương mại, Sở Thương mại - Du lịch địa phương. Đây là lĩnh vực mới và diễn biến phức tạp, đòi hỏi có sự quan tâm theo dõi, nâng cao nghiệp vụ cho đội ngũ quản lý. Tại khoá đào tạo, đại diện Cục Quản lý cạnh tranh đã trình bày các nội dung về Những vấn đề lý luận và thực tiễn về bán hàng đa cấp, Các quy định pháp luật của Việt nam về Bán hàng đa cấp, và Quản lý nhà nước về Thực trạng và giải pháp cho các tình huống marketing đa cấp tại Việt Nam Vũ Thị Hồng – Anh 15-K44D-KT&KDQT – Đại học Ngoại Thương 72 bán hàng đa cấp. Bên cạnh các bài trình bày là phần hỏi đáp, trao đổi kinh nghiệm giữa Cục Quản lý cạnh tranh và các Sở về các vấn đề thực tiễn trong công tác quản lý, đáp ứng được nhu cầu thiết thực của địa phương. Bên cạnh đó, vào năm 2008 một số hội nghị, hội thảo được tổ chức nhằm tổng kết hoạt động, rút ra bài học kinh nghiệm và đề ra phương hướng tổ chức cho loại hình này trong thời gian tới. Hội nghị tổng kết công tác quản lý hoạt động bán hàng đa cấp khu vực phía Bắc và phía Nam Ngày 19/9 tại Hà Nội, Cục Quản lý cạnh tranh đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác quản lý hoạt động bán hàng đa cấp khu vực phía bắc. Hội nghị được tổ chức nhằm mục đích tổng kết 03 năm thực thi công tác quản lý hoạt động bán hàng đa cấp theo Luật Cạnh tranh và Nghị định số 110/2005/NĐ-CP ngày 24/8/2005 của Chính phủ và đề xuất phương hướng nâng cao hiệu quả quản lý đối với hoạt động này. Sau khi hệ thống các quy định về quản lý bán hàng đa cấp được ban hành cuối năm 2005 và được phân cấp quản lý về các địa phương, hoạt động bán hàng đa cấp đã đi vào quy củ, ổn định hơn so với trước đây. Các cơ quan chức năng đã có cơ sở để quản lý, giám sát và xử lý vi phạm trong kinh doanh đa cấp; nhiều doanh nghiệp đã tự giác chấp hành các thủ tục về đăng ký, bổ sung đăng ký tổ chức BHĐC tại các Sở Công Thương và thực hiện nghĩa vụ báo cáo hoạt động khi có yêu cầu. Hiện nay trên toàn quốc đã có 37 doanh nghiệp đăng ký tổ chức bán hàng đa cấp, trong đó có 33 doanh nghiệp đang hoạt động. Tại Hội nghị, đại diện của các Sở đã báo cáo tình hình quản lý hoạt động bán hàng đa cấp tại địa phương giai đoạn 2005-2008, những bất cập còn tồn tại trong hoạt động cuả các doanh nghiệp kinh doanh đa cấp; những khó khăn vướng mắc trong quá trình quản lý và một số giải pháp nhằm Thực trạng và giải pháp cho các tình huống marketing đa cấp tại Việt Nam Vũ Thị Hồng – Anh 15-K44D-KT&KDQT – Đại học Ngoại Thương 73 nâng cao hiệu quả công tác quản lý hoạt động bán hàng đa cấp. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng nêu lên một số thực trạng của hoạt động bán hàng đa cấp tại Việt Nam: những thuận lợi và khó khăn, về việc thực hiện các quy định của pháp luật trong việc tổ chức bán hàng đa cấp đồng thời đưa ra một số kiến nghị đối với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Với xu hướng ngày càng nhiều công ty, tập đoàn bán hàng đa cấp lớn trên thế giới thành lập công ty trực thuộc tại Việt Nam, hội nghị tổng kết công tác quản lý hoạt động bán hàng đa cấp là một sự kiện quan trọng để nhìn nhận đánh giá một số thực tiễn, qua đó đưa ra một số đề xuất nhằm hoàn thiện cơ chế quản lý BHĐC tại Việt Nam, góp phần hạn chế những mặt trái tiêu cực, bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng. Tiếp theo hội nghị ngày 19/9 tại Hà Nội, ngày 25/9 tại Thành phố Hồ Chí Minh, Cục Quản lý cạnh tranh cũng đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác quản lý hoạt động bán hàng đa cấp khu vực phía nam. Tham dự hội nghị có đại diện của các Sở Công Thương khu vực phía nam, Chi Cục Quản lý thị trường TP.HCM, Sở Y tế TP.HCM và đại diện các doanh nghiệp hoạt động bán hàng đa cấp trên địa bàn. Hiện nay, nhiều địa phương tại miền Nam có các doanh nghiệp bán hàng đa cấp hoạt động, trong đó có TP.HCM với 19 đăng ký tổ chức BHĐC (trong đó có 5 doanh nghiệp mới đăng ký hoạt động trong năm 2008), Đồng Nai với 2 doanh nghiệp đăng ký và Bình Dương với 1 doanh nghiệp. Nhiều địa phương khác cũng đã tiếp nhận thông báo mở rộng mạng lưới bán hàng đa cấp. Tại Hội nghị, đại diện Cục Quản lý cạnh tranh, các Sở Công Thương TP.HCM, Đà Nẵng, Cần Thơ, Long An, Bình Định… đã có báo cáo về công tác quản lý bán hàng đa cấp tại trung ương và địa phương. Hội nghị Thực trạng và giải pháp cho các tình huống marketing đa cấp tại Việt Nam Vũ Thị Hồng – Anh 15-K44D-KT&KDQT – Đại học Ngoại Thương 74 cũng lắng nghe ý kiến phản hồi từ một số doanh nghiệp bán hàng đa cấp trong việc hoàn thiện cơ chế chính sách quản lý lĩnh vực này. Tất cả những hoạt động trên chứng tỏ Nhà nước đang rất quan tâm chú trọng đào tạo và hướng ngành nghề phát triển theo đúng hướng và đem lại nguồn lợi lớn hơn cho nền kinh tế đất nước. II. GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC 1. Xây dựng khung hành lang pháp lý chặt chẽ hơn Khi tiến hành phương thức kinh doanh đa cấp, bên cạnh những lợi ích to lớn mà kinh doanh đa cấp mang lại. Việt Nam cũng vấp phải những thách thức khó khăn. Nếu cấm hoàn toàn là điều không thể, trái với quy luật tự nhiên của nền kinh tế và trước xu thế hội nhập, đóng cửa hoạt động này không phải là các ứng xử hợp lý. Do đó, khi cho phép phương thức kinh doanh này tồn tại, các chính sách pháp luật của nhà nước vừa phải tạo điều kiện cho marketing chân chính phát triển đồng thời đảm bảo ổn định kinh tế, chính trị và lợi ích của các đối tượng tham gia vào marketing đa cấp. Nhà nước ta đã ban hành các quy phạm điều chỉnh lĩnh vực này nhưng vẫn còn nằm trong các văn bản khác nhau: - Luật cạnh tranh ban hành ngày 3/12/2004. - Nghị định 110/2005/ND – CP ngày 30/9/2005 về xử lý vi phạm cuả chính phủ trong lĩnh vực cạnh tranh. - Thông tư của bộ Thương mại số 19/TT – BTM ngày 8/11/2005 hướng dẫn một số nội dung quy định tại nghị định số 110/2005/NĐ - CP về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp. Tuy nhiên trong tình hình hiện nay, những quy phạm hiện có là một nỗ lực lớn, thể hiện sự quan tâm của Nhà nước trong lĩnh vực về lĩnh vực Thực trạng và giải pháp cho các tình huống marketing đa cấp tại Việt Nam Vũ Thị Hồng – Anh 15-K44D-KT&KDQT – Đại học Ngoại Thương 75 khá mới mẻ này, góp phần hạn chế những rủi ro khi hoạt động này thực hiện tự phát và thiểu sự kiểm soát của nhà nước.  Pháp luật về kinh doanh đa cấp ở Việt Nam cần mở rộng phạm vi áp dụng. Luật cạnh tranh mới chỉ đưa ra khái niệm về bán hàng đa cấp. Tuy đã khá đầy đủ nhưng mới bó gọn trong hoạt động mua bán hàng hoá đa cấp. Tuy nhiên, chúng ta nên mở rộng phạm vi áp dụng với cả hoạt động marketing, cung ứng dịch vụ bởi hoạt động này cũng có thể tiến hành theo hình thức đa cấp. Việc đối tượng kinh doanh của doanh nghiệp là hàng hoá hay dịch vụ tùy thuộc vào thực tiễn kinh doanh, chiến lược và nhu cầu kinh doanh của họ. Cho nên, nhu cầu kinh doanh, cung cấp sản phẩm dịch vụ theo hình thức đa cấp là có thực. Hiện nay đã có một số doanh nghiệp áp dụng marketing đa cấp cho loại hình dịch vụ như GSO - Media với sản phẩm là quảng cáo qua e-mail (email marketing). Trong tương lai, nhu cầu cung cấp những dịch vụ ví dụ như những khoá học trực tiếp và từ xa, dựa vào việc người học trước giới thiệu cho người học sau… Như vậy, với những nhu cầu có thực, pháp luật nên có sự điều chỉnh để mở rộng khái niệm cho hợp lý, tránh tình trạng do không có hàng lang pháp lý điều chỉnh, nguy cơ tiềm ẩn với hoạt động marketing đa cấp bất chính có thể diễn ra. Cũng cần lưu ý rằng một số dịch vụ đặc thù như bảo hiểm, cần được tách riêng dù có một số các đặc điểm của kinh doanh đa cấp. Các sản phẩm dịch vụ đặc thù này cần được điều chỉnh theo các quy định pháp luật về kinh doanh sản phẩm dịch vụ đó. Thêm vào đó, khái niệm “bán hàng đa cấp” hay gặp trong các văn bản pháp luật hay các tài liệu của các cơ quan chức năng là một khái niệm Thực trạng và giải pháp cho các tình huống marketing đa cấp tại Việt Nam Vũ Thị Hồng – Anh 15-K44D-KT&KDQT – Đại học Ngoại Thương 76 khá hẹp, nên được mở rộng thành “kinh doanh đa cấp”. Bán hàng đa cấp mới chỉ đề cập đến hành vi của nhà phân phối, trong khi đó, kinh doanh đa cấp đề cập đến toàn bộ quá trình, từ khi sản phẩm ở doanh nghiệp, qua nhà phân phối rồi đến tay người tiêu dùng và bao hàm trong đó nội dung marketing đa cấp.  Điều kiện tham gia mạng lưới Khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 7 Nghị định 110/2005/NĐ - CP, doanh nghiệp không được yêu cầu người muốn tham gia đặt cọc, mua hàng hoặc trả tiền để tham gia mạng lưới. Rõ ràng, như vậy thì dễ hơn cho các cơ quan quản lý nhưng quy định này chưa thực sự hợp lý. Theo ông Trần Hữu Hậu, đại biểu Quốc hội tỉnh Tây Ninh “Một người làm đại lý cho doanh nghiệp nếu không có những quan hệ đặc biệt thì trước hết phải đặt cọc hoặc mua một số lượng hàng nhất định theo giá bán buôn. Đó là giao dịch bình thường, nhằm ràng buộc nhau về trách nhiệm và quyền lợi”5. Như vậy, chỉ khi nào mức tiền đặt cọc, phí tham gia quá cao hay doanh nghiệp bắt nhà phân phối phải mua lượng sản phẩm với giá bất hợp lý, thực tế cao hơn thị trường rất nhiều mới là dấu hiệu của kinh doanh đa cấp bất chính, hay mô hình kim tự tháp. Tuy nhiên, mức phí là bao nhiêu thì hợp lý vẫn cần phải có sự thoả thuận và nghiên cứu kỹ lưỡng cho phù hợp với hoàn cảnh Việt Nam. Việc doanh nghiệp bắt nhà phân phối mới phải trả một khoản lệ phí nhỏ để mua sản phẩm mẫu là hợp lý vì doanh nghiệp cũng phải bỏ tiền sản xuất những tài liệu hỗ trợ bán hàng, những cuộc hội thảo và nhà phân phối mới cũng nên có những tài liệu, mẫu sản phẩm thì việc kinh doanh mới hiệu quả và thuyết phục. 5 Trích báo điện tử Vietnamnet ngày 03/06/2004 Thực trạng và giải pháp cho các tình huống marketing đa cấp tại Việt Nam Vũ Thị Hồng – Anh 15-K44D-KT&KDQT – Đại học Ngoại Thương 77  Quy định về mức kí quỹ. Kí quỹ là một biện pháp đảm bảo thực hiện nghĩa vụ của doanh nghiệp kinh doanh đa cấp. Theo Nghị định 110/2005/NĐ - CP, mỗi doanh nghiệp phải kí quỹ 5% vốn điều lệ nhưng không được thấp hơn 1tỷ đồng. Điều này chưa thực sự hợp lý vì mức 1 tỷ đồng là quá cao. Nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ muốn tận dụng ưu đãi của marketing đa cấp nhằm tiết kiệm chi phí trung gian, lại phải bỏ ra một khoản tiền lớn như vậy là không khả thi. Doanh nghiệp sẽ phải huy động một lượng vốn lớn ngay khi mới bắt đầu thành lập. Mức kí quỹ cao có khả năng sẽ loại bỏ các doanh nghiệp Việt Nam có tiềm lực tài chính yếu ra khỏi sân chơi. những doanh nghiệp kinh doanh đa cấp lâu năm như Avon, Amyway, Mary Kay…sẽ tràn vào theo làn sóng hội nhập và sẽ có lợi thế nhất định trong cuộc chạy đua này. Nhà nước nên quy định doanh nghiệp trước khi nộp các khoản thuế cho Nhà nước. Doanh nghiệp trích lại một phần thu nhập của phân phối viên và Doanh thu của Doanh nghiệp gửi vào một tài khoản phong toả tại một ngân hàng thương mại. Như vậy, doanh nghiệp sẽ tránh khỏi các khoản đầu tư khá lớn ban đầu. Quy mô doanh nghiệp càng lớn, mạng lưới phân phối viên càng rộng thì trách nhiệm càng cao. Cách giải quyết này thuận lợi hơn ở chỗ phản ánh được sự phát triển của quy mô doanh nghiệp, bảo vệ được quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng và phân phối viên, đồng thời nâng cao ý thức của chủ thể trong hoạt động kinh doanh.  Bồi thường thiệt hại. Vấn đề chủ thể nào sẽ chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi có sai phạm xảy ra cũng là một vấn đề gây ra tranh cãi. Điều 12 Nghị định 110/2005/NĐ - CP có quy định về ràng buộc trách nhiệm giữa doanh nghiệp kinh doanh đa cấp và phân phối viên. Theo điều này, Doanh nghiệp Thực trạng và giải pháp cho các tình huống marketing đa cấp tại Việt Nam Vũ Thị Hồng – Anh 15-K44D-KT&KDQT – Đại học Ngoại Thương 78 sẽ phải bồi thường cho nhà phân phối viên hoặc người tiêu dùng nếu phân phối viên gây ra thiệt hại khi thực hiện theo quy chế hoạt động và chương trình bán hàng của doanh nghiệp hoặc không được thông tin đầy đủ về hàng hoá. Phân phối viên sẽ chịu trách nhiệm nếu thực hiện những hành vi bị cấm, không hoàn thành trách nhiệm và gây thiệt hại cho người tiêu dùng và phân phối viên khác. Như vậy, theo luật, lỗi thuộc về ai người đó chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Nhưng nếu có quy định như vậy dễ dẫn đến tình trạng đùn đẩy, quy kết trách nhiệm cho nhau, và sẽ rất khó xử lý trong trường hợp này. Trong kinh doanh đa cấp, phân phối viên là một cá nhân hoạt động độc lập với doanh nghiệp (trong một số doanh nghiệp, phân phối viên được gọi là đại diện bán hàng độc lập hay tư vấn viên độc lập..)và phải chịu trách nhiệm do những sai phạm do mình gây ra. Do vậy, nhà nước cần quy định rõ và cụ thể hơn những trường hợp nào doanh nghiệp chịu trách nhiệm, trường hợp nào phân phối viên chịu trách nhiệm và trường hợp nào phân phối viên và doanh nghiệp cùng liên đới chịu trách nhiệm. 2. Kiểm soát tốt quy trình, thủ tục đăng ký và quá trình tổ chức hoạt động bán hàng đa cấp của Doanh nghiệp Theo điều 14 Nghị định 110 của Chính phủ: Doanh nghiệp được cấp Giấy đăng ký tổ chức bán hàng đa cấp khi đáp ứng đủ những điều kiện sau đây:  Đã thực hiện ký quỹ theo quy định tại Điều 17 của Nghị định này.  Kinh doanh hàng hóa phù hợp với ngành nghề ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp.  Có đủ điều kiện kinh doanh hoặc được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật trong trường hợp kinh Thực trạng và giải pháp cho các tình huống marketing đa cấp tại Việt Nam Vũ Thị Hồng – Anh 15-K44D-KT&KDQT – Đại học Ngoại Thương 79 doanh hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa kinh doanh có điều kiện.  Có Chương trình bán hàng minh bạch và không trái pháp luật.  Có Chương trình đào tạo người tham gia rõ ràng. Ranh giới giữa marketing đa cấp chân chính và kinh doanh đa cấp bất chính là rất mong manh. Thậm chí, ngay cả ở Mỹ, quốc gia khởi nguồn và cũng có sự phát triển mạnh của phương thức bán hàng này, luật pháp Liên bang cũng chưa cung cấp đầy đủ cơ sở để phân biệt rõ đâu là kinh doanh đa cấp chân chính, đâu là kinh doanh đa cấp theo kiểu "kim tự tháp". Điều này có nghĩa là các công ty kinh doanh đa cấp ở Việt Nam sẽ có khả năng dùng mọi thủ đoạn, mánh khoé để lách luật. Do đó, để thực hiện các quy phạm pháp luật như đã nêu trên được nghiêm túc, các cơ quan ban ngành chức năng phải tăng cường giám sát, kiểm tra chặt chẽ các doanh nghiệp kinh doanh đa cấp và các cá nhân hoạt động trong mạng lưới đảm bảo việc tuân thủ pháp luật của cá nhân và doanh nghiệp đó. Tăng cường hoạt động kinh doanh đa cấp ở Việt Nam là việc nâng cao trách nhiệm và sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, ngành, các cơ quan, chức năng có liên quan như Bộ Công thương, Bộ Y tế, Tổng cục thuế,…. nhằm giảm thiểu những ảnh hưởng tiêu cực của hoạt động kinh doanh này đến thị trường Việt Nam.  Bộ Công thương có trách nhiệm kiểm tra, giám sát và cấp giấy phép kinh doanh cho các doanh nghiệp đa cấp bằng một số biện pháp sau: - Hướng dẫn Sở Thương mại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện chức năng quản lý hoạt động marketing đa cấp trên cơ sở khuôn khổ pháp luật hiện hành. - Phối hợp với các phương tiên thông tin đại chúng (báo chí, truyền hình, mạng Internet,…) tuyên truyền, cảnh báo cho nhân dân biết về việc Thực trạng và giải pháp cho các tình huống marketing đa cấp tại Việt Nam Vũ Thị Hồng – Anh 15-K44D-KT&KDQT – Đại học Ngoại Thương 80 một số tổ chức, cá nhân lợi dụng phương thức kinh doanh đa cấp để thủ lợi bất chính nhằm hạn chế những thiệt hại đáng tiếc có thể xảy ra. - Bộ Công thương nên mở những diễn đàn chính thống bàn về Marketing đa cấp ở Việt Nam để lắng nghe ý kiến của các doanh nghiệp, của người tham gia, bởi hơn ai hết họ là người hiểu rõ hoạt động Marketing đa cấp. Những ý kiến đóng góp ấy là nguồn tài liệu quý báu góp phần hoàn thiện dần khung pháp lý về kinh doanh đa cấp ở Việt Nam. - Bộ Công thương cũng nên thành lập bộ phận khảo sát và thẩm định giá sản phẩm của các doanh nghiệp kinh doanh đa cấp trước khi cho kinh doanh, nhằm kiểm soát và ngăn chặn những hiện tượng tiêu cực có thể xảy ra trong việc các công ty kinh doanh đa cấp cố tình nâng giá sản phẩm để móc túi người tiêu dùng. Bộ phận này là tập hợp những người có chuyên môn về kinh tế và luật thương mại thế giới, những người có thâm niên về kinh doanh đa cấp ở nước ngoài và tại Việt Nam…. có trách nhiệm thường trực giải quyết các vấn đề liên quan đến tiêu chí sản phẩm, chính sách kinh doanh, quyền lợi và nghĩa vụ của những người làm doanh nghiệp.  Bộ Y tế có trách nhiệm kiểm tra chất lượng của các sản phẩm, đặc biệt là sản phẩm bổ sung dinh dưỡng và hoá mỹ phẩm, cấp giấy phép lưu hành cho loại mặt hàng này, công bố rộng rãi danh mục đó để người tiêu dùng nắm bắt đầy đủ thông tin.  Tổng cục thuế theo dõi, kiểm tra việc đóng thuế đầy đủ của doanh nghiệp, đồng thời đưa ra quy định nhằm thu thuế của cá nhân, tham gia kinh doanh đa cấp, nhằm hạn chế tối thiểu việc trốn thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao.  Tổng cục Hải quan theo dõi tình hình nhập khẩu của các mặt hàng kinh doanh đa cấp, nắm rõ giá nhập khẩu thực tế, trên cơ sở đó tính giá bán Thực trạng và giải pháp cho các tình huống marketing đa cấp tại Việt Nam Vũ Thị Hồng – Anh 15-K44D-KT&KDQT – Đại học Ngoại Thương 81 lẻ trong nước. Đặc điểm của loại hình kinh doanh này là hàng hoá được bán trực tiếp từ nhà phân phối sang người tiêu dùng cuối cùng, không qua các cửa hàng nên khả năng thất thu thuế thu nhập của người tham gia là rất lớn. 3. Xử lý nghiêm minh các trƣờng hợp vi phạm Hiện nay theo điều 23 Nghị định 110/2005/NĐ - CP, việc xử phạt vi phạm trong hoạt động Marketing mới chỉ dừng lại ở mức độ bồi thường thiệt hại hoặc xử lý vi phạm hành chính. Rõ ràng, mức độ thiệt hại mà xã hội phải gánh chịu là rất lớn nếu một mạng lưới bị sụp đổ. Mức độ xử phạt hành chính không thể đủ sức răn đe với những doanh nghiệp làm giàu một cách bất chính, Nhà nước cần có thêm biện pháp xử lý hình sự đối với Hoạt động Marketing đa cấp để có tính răn đe mạnh hơn, trừng phạt nghiêm khắc hơn. Ví dụ, trong trường hợp công ty Thế Giới mới, các bị cáo phải thụ án với khung hình phạt từ 12 đến 20 năm. Tuy nhiên, các bị cáo không bị truy tố trực tiếp về hành vi kinh doanh đa cấp mà về việc lừa đảo, chiếm đoạt tài sản công dân. Nghị định 120/2005/NĐ-CP ngày 30/09/2005 của Chính phủ quy định về xử lý vi phạm trong lĩnh vực cạnh tranh thì hành vi kinh doanh đa cấp bất chính có thể bị phạt tiền từ 50 đến 70 triệu, sai phạm ở quy mô lớn có thể bị phạt tới 100 triệu VNĐ. Ngoài ra, doanh nghiệp còn bị buộc phải cải chính công khai hay bồi thường thiệt hại. Tuy nhiên, mức phạt tiền như thế vẫn chưa đủ tính răn đe, bởi lợi nhuận đem lại từ hành vi kinh doanh bất chính còn lớn hơn nhiều. Nhưng sai phạm trong hoạt động Marketing đa cấp như lừa dối khách hàng, quảng cáo gian dối…. cũng đã được quy định trong bộ Luật hình sự năm 1999. Vấn đề là ở chỗ, cần quy định rõ khi nào truy cứu trách nhiệm hình sự, khi nào chỉ áp dụng những biện pháp xử lý hành chính. Thực trạng và giải pháp cho các tình huống marketing đa cấp tại Việt Nam Vũ Thị Hồng – Anh 15-K44D-KT&KDQT – Đại học Ngoại Thương 82 Marketing đa cấp bất chính, hay mô hình kim tự tháp ảo, cần phải nhận thức là một hành vi nguy hiểm cho xã hội và tuỳ theo mức độ vi phạm có thể áp dụng những mức hình phạt khác nhau như cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ, phạt tù. Hình phạt tù mà nhiều nước đang áp dụng với hành vi này là không quá 5 năm. Việt Nam có thể áp dụng mức hình phạt này, đối với sai phạm trong hoạt động marketing đa cấp. Căn cứ vào quy định của pháp luật hiện hành về quản lý hoạt động BHĐC, các Sở Thương mại, Sở TMDL đã thực hiện kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm trong hoạt động BHĐC trong năm 2006, kịp thời chấn chỉnh loại hình kinh doanh này, bảo vệ quyền lợi của những người tham gia và người tiêu dùng. Bên cạnh việc thường xuyên đôn đốc, nhắc nhở các doanh nghiệp BHĐC tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật có liên quan, trong thời gian vừa qua, các cơ quan hữu quan còn kịp thời phát hiện và xử lý một số vi phạm trong hoạt động BHĐC, được các dư luận ủng hộ rộng rãi, trong số đó có thể kể đến:  Vụ việc xử lý vi phạm Công ty Cổ phần Sinh Lợi Trong tháng 3/2006, Sở Thương mại TP.HCM đã thành lập Đoàn Thanh tra bao gồm đại diện Sở Thương mại, Sở Y tế, Chi cục Quản lý thị trường, Công an, Cục Thuế TP.HCM tiến hành xem xét hoạt động kinh doanh của Công ty CP Sinh Lợi và xác định những vi phạm pháp luật của công ty này trong hoạt động BHĐC như không cung cấp tài liệu cho người có dự định tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp; yêu cầu người muốn tham gia mạng lưới phải đặt cọc; không mua lại hàng hoá của người tham gia khi chấm dứt hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp... Bên cạnh đó, công ty này còn gian đối trong hồ sơ xin cấp giấy đăng ký tổ chức bán hàng đa cấp tại Thực trạng và giải pháp cho các tình huống marketing đa cấp tại Việt Nam Vũ Thị Hồng – Anh 15-K44D-KT&KDQT – Đại học Ngoại Thương 83 Sở Thương mại: Chương trình bán hàng đăng ký tại Sở bao gồm 18 điểm nhưng khi áp dụng trên thực tế 21 điểm gây bất lợi cho người tham gia. Ngoài ra, cũng theo kết luận của Đoàn Thanh tra công ty này còn có dấu hiệu vi phạm trong lĩnh vực thuế, thương mại (khuyến mãi, nhãn hàng hoá, tem nhập khẩu...), lao động và lĩnh vực đo lường, chất lượng sản phẩm, hàng hóa. Căn cứ vào kết quả thanh tra, Sở TM TP HCM đã có quyết định số 263/QĐ-TM-TTr ngày 26/06/2006 thu hồi Giấy Đăng ký tổ chức BHĐC của Công ty CP Sinh Lợi do vi phạm pháp luật nghiêm trọng. Tiếp theo, Cục Quản lý cạnh tranh đã có công văn gửi các Sở Thương mại, Sở TMDL yêu cầu chấm dứt hoạt động BHĐC của Sinh Lợi tại các địa phương.  Vụ việc xử lý vi phạm Công ty TNHH Lô Hội Tháng 12/2006, Sở Thương mại TP.HCM đã thanh tra và kết luận vi phạm của Công ty TNHH Lô Hội trong đó có hành vi nhập khẩu, kinh doanh hàng kém chất lượng, tuyển dụng và chi trả hoa hồng cho người tham gia là người nước ngoài trái pháp luật. Sở Thương mại đã kiến nghị UBND TP. HCM xử phạt hành chính về thương mại 7,5 triệu đồng, xử phạt hành chính về lao động 9,75 triệu đồng. Sở Thương mại cũng ra quyết định xử phạt đối với người tham gia là người nước ngoài với số tiền 15 triệu đồng. Tiếp theo đó, Chi cục Thuế TP HCM cũng ra quyết định phạt hành chính Công ty Lô Hội và truy thu thuế 7,7 tỷ đồng.  Vụ việc xử lý vi phạm Công ty TNHH Thiên Ngọc Minh Uy: Công ty TNHH Thiên Ngọc Minh Uy đã được Sở Thương mại Hà Nội cấp Giấy phép bán hàng đa cấp ngày 25/7/2006 cho 02 mặt hàng Nồi áp suất và bếp điện từ. Sở Thương mại và Chi Cục Quản lý thị trường Hà Nội đã tiến hành kiểm tra Công ty TNHH Thiên Ngọc Minh Uy vào các ngày 09/08/2006, ngày 18/8/2006, ngày 25/9/2006 và lập biên bản một số vi Thực trạng và giải pháp cho các tình huống marketing đa cấp tại Việt Nam Vũ Thị Hồng – Anh 15-K44D-KT&KDQT – Đại học Ngoại Thương 84 phạm của Công ty như: không niêm yết công khai chương trình bán hàng - vi phạm Điều 6, Nghị định 110; Chương trình khuyến mại vi phạm khoản 6, Điều 7, Nghị định 110; Nhân viên của Công ty yêu cầu khách hàng muốn tham gia mạng lưới kinh doanh phải tích lũy được 2 triệu PV mới được ký hợp đồng, vi phạm khoản 2, Điều 7, Nghị định 110; Chuyên viên kinh doanh của Công ty Thiên Ngọc Minh Uy đeo thẻ của Công ty cổ phần Sinh Lợi vi phạm Điều 8, Nghị định 110; Tổ chức bán hàng đa cấp đối với một số sản phẩm chưa được cấp phép bán hàng đa cấp, vi phạm khoản 1, Điều 23, Nghị định 110. Ngày 5/10/2006, Chi Cục Quản lý thị trường Hà Nội đã có Quyết định xử phạt hành chính 15 triệu đồng.  Vụ việc xử lý vi phạm Công ty TNHH Tân Hy Vọng Công ty TNHH Tân Hy Vọng đã được Sở Thương mại TP Hồ Chí Minh cấp Giấy phép bán hàng đa cấp ngày 16/01/2006 cho 06 mặt hàng điện gia dụng, thực phẩm dinh dưỡng, máy massage, bếp ga. Ngày 15/03/2006 đội Quản lý thị trường số 2 thuộc chi Cục Quản lý thị trường Nghệ An đã tiến hành kiểm tra hộ kinh doanh Trần Thanh Hinh là đại lý của Công ty TNHH Tân Hy Vọng và lập biên bản một số vi phạm như: Kinh doanh hàng hóa nhập khẩu không có nhãn phụ bằng tiếng Việt theo quy định tại quy chế ghi nhãn hàng hóa; tổ chức kinh doanh bán hàng đa cấp không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh – vi phạm Nghị định 110/2005/NĐ-CP của Chính phủ. Chi Cục Quản lý thị trường Nghệ An quyết định xử phạt hành chính với tổng mức phạt là 13 triệu đồng.  Vụ việc gần đây nhất: Công ty Cổ phần Quốc tế Kiệt Vinh Lục Cốc Căn cứ theo các quy định của pháp luật cạnh tranh, vừa qua Cục Quản lý cạnh tranh (QLCT) đã tiến hành điều tra và xử phạt một số doanh nghiệp bán hàng đa cấp về hành vi bán hàng đa cấp bất chính. Cụ thể, Công ty Cổ Thực trạng và giải pháp cho các tình huống marketing đa cấp tại Việt Nam Vũ Thị Hồng – Anh 15-K44D-KT&KDQT – Đại học Ngoại Thương 85 phần Liên kết tri thức có trụ sở tại địa chỉ số 8, ngách 162/17 phố Nguyễn Tuân, Quận Thanh Xuân, Hà Nội, bị xử phạt 85.000.000 đồng, Công ty Cổ phần Quốc tế Kiệt Vinh Lục Cốc có trụ sở tại Tầng 3, tòa nhà Detech, số 15 đường Phạm Hùng, Mỹ Đình, Từ Liêm, Hà Nội bị xử phạt 60.000.000 đồng.11/03/2008 Các vụ việc này đã được Cục Quản lý cạnh tranh thụ lý và tiến hành điều tra từ cuối năm 2007 căn cứ theo một số dấu hiệu ban đầu do Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội cung cấp. Trong quá trình điều tra, Cục QLCT đã phát hiện các doanh nghiệp nói trên đã tự in và phát hành nhiều tờ rơi quảng cáo về tính năng, công dụng một cách khó tin của một số sản phẩm thực phẩm chức năng do các doanh nghiệp này đang kinh doanh theo phương thức bán hàng đa cấp. Qua quá trình điều tra, các cơ quan chức năng đã xác minh được là các sản phẩm thực phẩm chức năng này không hề có tác dụng như thông tin được quảng cáo trong tờ rơi. Căn cứ quy định tại khoản 4 Điều 48 của Luật Cạnh tranh và khoản 2 Điều 38 của Nghị định 120/2005/NĐ-CP, hành vi “cung cấp thông tin sai lệch về tính chất, công dụng của hàng hóa để dụ dỗ người khác tham gia bán hàng đa cấp” là hành vi bán hàng đa cấp bất chính với mức phạt có thể đến 100.000.000 VNĐ. Trong quá trình điều tra, hai doanh nghiệp đã có thái độ hợp tác đúng mức, nhận thức được sai phạm và cam kết khắc phục hậu quả. Theo quy định của pháp luật y tế hiện hành, thực phẩm chức năng được xếp vào danh mục “thực phẩm có nguy cơ cao” và việc kinh doanh loại sản phẩm này phải được quản lý với mức độ chặt chẽ chỉ sau thuốc chữa bệnh. Các vụ việc nêu trên cho thấy bên cạnh những doanh nghiệp kinh doanh chân chính theo quy định của pháp luật đã xuất hiện hiện tượng Thực trạng và giải pháp cho các tình huống marketing đa cấp tại Việt Nam Vũ Thị Hồng – Anh 15-K44D-KT&KDQT – Đại học Ngoại Thương 86 doanh nghiệp lợi dụng việc tổ chức bán lẻ “thực phẩm chức năng” tận tay người tiêu dùng theo phương thức “bán hàng đa cấp” để thực hiện hành vi bán hàng đa cấp bất chính. Vì vậy, Cục Quản lý cạnh tranh đề nghị doanh nghiệp tiếp tục tuân thủ nghiêm chỉnh quy định của pháp luật và hoan nghênh cá nhân, tổ chức chủ động phát hiện và cung cấp kịp thời thông tin về hành vi bán hàng đa cấp bất chính hoặc những hành vi khác vi phạm luật canh tranh để Cục xử lý kịp thời nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cũng như quyền, lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác. Như vậy, bước đầu, các nhà quản lý đã dần đưa ngành nghề mới mẻ này vào khuôn khổ Pháp luật, góp phần cảnh tỉnh các doanh nghiệp làm việc chưa đúng Pháp luật và tạo nên một môi trường kinh doanh cạnh tranh lành mạnh hơn. III. GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP 1. Nâng cao kiến thức về marketing đa cấp cho các phân phối viên mới Mạng lưới phân phối viên có tồn tại bên vững hay không chính là nhờ đào tạo, cần có những chương trình huấn luyện chuyên nghiệp để tạo ra mạng lưới phân phối viên có thể đại diện cho doanh nghiệp để phục vụ thật tốt khách hàng.  Đào tạo người mới hiểu về marketing đa cấp và những nội dung liên quan. Bán hàng là ngành nghề đòi hỏi tinh thần rất lớn. Phương thức marketing đa cấp như đã nói tại Việt Nam gây ra khá nhiều dư luận không tốt. Chính vì thế mà rất nhiều người nghe đến đa cấp, biết đến đa cấp nhưng không thực sự hiểu marketing đa cấp là gì. Vì vậy, nếu không hiểu rõ marketing đa cấp là như thế nào, khi gặp những dư luận đó tinh thần của các phân phối viên rất dễ dao động và bỏ cuộc, đồng thời nghĩ rằng mình đã Thực trạng và giải pháp cho các tình huống marketing đa cấp tại Việt Nam Vũ Thị Hồng – Anh 15-K44D-KT&KDQT – Đại học Ngoại Thương 87 bị lừa và bỏ dở công việc của mình với một thành kiến về ngành nghề này. Việc này sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình kinh doanh của công ty.  Đào tạo người mới về sản phẩm dịch vụ họ đang kinh doanh và doanh nghiệp họ đang cùng hợp tác, chính sách trả thưởng và quyền lợi của họ. Điều này vô cùng quan trọng bởi nếu không hiểu gì về công ty mình đang hợp tác, về sản phẩm dịch vụ mà mình đang kinh doanh sẽ không thể chia sẻ và truyền tải thông tin một cách chính xác cho người tiêu dùng khác được. Việc hiểu rõ về công ty, về các công năng tác dụng của sản phẩm cũng giúp các phân phối viên bán tốt sản phẩm của mình mà không bị ngộ nhận về công dụng thật của chúng.  Đào tạo người mới hiểu về phương thức làm việc hiệu quả. Marketing đa cấp là một ngành nghề rất mới, chưa có một trường lớp nào tại Việt Nam đào tạo các phân phối viên bán hàng cho các doanh nghiệp marketing đa cấp, vì vậy các phân phối viên kể cả những người có học vấn về kinh tế cũng chưa thể nào có cách làm việc hiệu quả trong ngành nghề này. Hầu hết việc đào tạo tại các công ty marketing đa cấp đều dựa vào kinh nghiệm của những người đi trước. Việc đào tạo như vậy sẽ dạy phân phối viên cách nào làm việc hiệu quả nhất trong ngành nghề này. Trong tương lai, các công ty marketing đa cấp cần đào tạo các phân phối viên bài bản hơn, cụ thể và hiệu quả cao hơn trong công việc. 2. Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật Theo điều 7 Nghị định 110 của Chính phủ thì những doanh nghiệp bán hàng đa cấp bị cấm có những hành vi sau:  Yêu cầu người muốn tham gia phải đặt cọc để được quyền tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp.  Yêu cầu người muốn tham gia phải mua một số lượng hàng hoá ban Thực trạng và giải pháp cho các tình huống marketing đa cấp tại Việt Nam Vũ Thị Hồng – Anh 15-K44D-KT&KDQT – Đại học Ngoại Thương 88 đầu để được quyền tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp.  Yêu cầu người muốn tham gia phải trả tiền hoặc trả bất kỳ khoản phí nào dưới hình thức khoá học, khoá đào tạo, hội thảo, hoạt động xã hội, hay các hoạt động tương tự khác để được quyền tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp trừ tiền mua tài liệu theo quy định tại khoản 2 Điều 6 của Nghị định này.  Không cam kết cho người tham gia trả lại hàng hoá và nhận lại khoản tiền đã chuyển cho doanh nghiệp theo quy định tại Điều 11 của Nghị định này.  Cản trở người tham gia trả lại hàng hoá phát sinh từ việc chấm dứt hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp.  Cho người tham gia nhận tiền hoa hồng, tiền thưởng, lợi ích kinh tế khác từ việc dụ dỗ người khác tham gia bán hàng đa cấp.  Từ chối chi trả không có lý do chính đáng các khoản hoa hồng, tiền thưởng hay các lợi ích kinh tế khác mà người tham gia có quyền hưởng.  Cung cấp thông tin gian dối về lợi ích của việc tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp để dụ dỗ người khác tham gia bán hàng đa cấp.  Cung cấp thông tin sai lệch về tính chất, công dụng của hàng hoá để dụ dỗ người khác tham gia bán hàng đa cấp. Các doanh nghiệp phải chấp hành nghiêm túc các quy định của pháp luật. Ngoài việc đọc hiểu thật kỹ và làm theo các văn bản pháp lý quy định về ngành nghề như Nghị định 110 Chính phủ về hoạt động bán hàng đa cấp, Thông tư 19/2005/TT-BMT ngày 08/01/2005 hướng dẫn một số nội dung quy định tại Nghị định 110, doanh nghiệp cần nghiêm chỉnh thực hiện nghĩa vụ của mình đối với xã hội và với người tiêu dùng. Ngày nay marketing đa cấp đang dần dần được chấp nhận trong xã hội, mỗi công ty cần nâng cao Thực trạng và giải pháp cho các tình huống marketing đa cấp tại Việt Nam Vũ Thị Hồng – Anh 15-K44D-KT&KDQT – Đại học Ngoại Thương 89 trách nhiệm của mình đối với ngành nghề, nhằm đưa công ty và ngành nghề phát triển lên một tầm cao mới, phù hợp với Pháp luật, và phát triển bền vững trong tương lai hơn. 3. Chính sách sản phẩm  Về chất lượng: Doanh nghiệp phải cung cấp sản phẩm đa dạng về chủng loại, đảm bảo về chất lượng để đảm bảo uy tín đối với người tiêu dùng, có như vậy doanh nghiệp mới tạo được uy tín trên thị trường, mới có thể phát triển lâu dài và bền vững. Sản phẩm của doanh nghiệp phải được ghi rõ ngày tháng sản xuất, các chỉ tiêu chất lượng, hướng dẫn sử dụng. Đồng thời phải được công khai về các đặc tính và công dụng để người tiêu dùng nắm được các thông tin cần thiết trong việc lựa chọn sản phẩm. Ngoài ra, các doanh nghiệp phải thành lập một đội ngũ các chuyên gia để nghiên cứu và phát triển sản phẩm theo thị hiếu của người tiêu dùng, đồng thời xây dựng chính sách hậu mãi tốt để chăm sóc khách hàng. Kinh doanh đa cấp là loại hình kinh doanh siêu quảng cáo chứ không có quảng cáo, nó sử dụng chính hình ảnh người tiêu dùng làm người quảng cáo, người này sử dụng thấy tốt sẽ giới thiệu cho người khác. Vì vậy, để tồn tại và phát triển lâu dài, các doanh nghiệp kinh doanh đa cấp phải nâng cao chất lượng sản phẩm để những phân phối viên cũng như những người không phải là phân phối viên cũng thích mua chúng, để từ đó xây dựng niềm tin với người tiêu dùng khác.  Về giá cả: Doanh nghiệp phải căn cứ vào giá gốc (nhập khẩu hoặc sản xuất) để xác định được giá bán lẻ hợp lý và tỷ lệ hoa hồng trả cho mạng lưới. Giá cả hợp lý, tương xứng với chất lượng sản phẩm là yêu cầu quan trọng với một doanh nghiệp kinh doanh đa cấp chân chính, quyết định khả năng thành bại của một doanh nghiệp có áp dụng marketing đa cấp. Nếu Thực trạng và giải pháp cho các tình huống marketing đa cấp tại Việt Nam Vũ Thị Hồng – Anh 15-K44D-KT&KDQT – Đại học Ngoại Thương 90 doanh nghiệp làm được điều đó, cả các phân phối viên cũng dễ làm việc, phát triển mạng lưới mà doanh nghiệp cũng có thu lại được phần lợi nhuận hợp lý không nhỏ. 4. Xây dựng chính sách trả thƣởng hợp lý Chính sách trả thưởng hợp lý, đảm bảo sự tồn tại lâu dài của doanh nghiệp cũng như thu nhập cho phân phối viên. Doanh nghiệp cần quy định cấu trúc, phương pháp tính hoa hồng, tiền thưởng và các lợi ích kinh tế khác của phân phối viên hợp lý. Nếu hoa hồng trả thưởng thấp thì sẽ không hấp dẫn nhà phân phối tham gia hoạt động marketing đa cấp. Nếu hoa hồng trả thưởng cao, đội giá sản phẩm lên, số lượng người tiêu dùng sẽ ít đi và doanh nghiệp không mở rộng được quy mô. Doanh nghiệp cần hạn chế việc rập khuôn theo mô hình trả thưởng của công ty nước ngoài. Khi mang sản phẩm vào kinh doanh tại Việt Nam, cần xây dựng chính sách trả thưởng dựa vào quy mô doanh nghiệp, đặc điểm sản phẩm và điều kiện của Việt Nam. 5. Thành lập Hiệp hội các doanh nghiệp marketing đa cấp Việt Nam Để tạo được sự đồng thuận của xã hội, các doanh nghiệp kinh doanh đã cấp trước hết phải thoả thuận với nhau để cùng đưa ra những bằng chứng thuyết phục về mức độ tin cậy của phương thức kinh doanh và của doanh nghiệp. Để làm được điều này, các doanh nghiệp thực hiện Marketing đa cấp phải hợp tác để cùng phát triển, tránh trường hợp tiêu cực như cạnh tranh không lành mạnh, lôi kéo mạng lưới của nhau, gây cản trở cho sự phát triển chung của ngành marketing đa cấp. Các doanh nghiệp cần sớm liên kết với nhau để thành lập hiệp hội kinh doanh đa cấp nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng của doanh nghiệp, người tham gia và người tiêu dùng. Đồng Thực trạng và giải pháp cho các tình huống marketing đa cấp tại Việt Nam Vũ Thị Hồng – Anh 15-K44D-KT&KDQT – Đại học Ngoại Thương 91 thời, cần hỗ trợ các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trong việc quản lý hoạt động kinh doanh đa cấp, sớm phát hiện và xử lý những doanh nghiệp kinh doanh đa cấp bắt chính, lành mạnh hoá môi trường cho hoạt động kinh doanh đa cấp ở Việt Nam. Hiệp hội sẽ tạo ra tiếng nói chung cho tất cả các doanh nghiệp sử dụng phương thức Marketing đa cấp. IV. GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI NGƢỜI TIÊU DÙNG 1. Khuyến khích tiếp cận nhiều nguồn thông tin Nhận thức của người tiêu dùng cũng như những người tham gia vào mạng lưới marketing đa cấp hiện nay còn quá phiến diện. Rất nhiều người tiêu dùng chưa có cái nhìn đúng đắn về marketing đa cấp, thậm chí cả những người đã tham gia vào hệ thống mạng lưới marketing đa cấp cũng chưa hiểu thật rõ ràng markeing đa cấp là gì và họ đang làm việc như thế nào. Trong khi đó, họ sẽ là những người đầu tiên do các hoạt động marketing đa cấp bất chính gây ra. Do đó, họ cần tiếp cận nhiều nguồn thông tin hơn về marketing đa cấp thông qua các kênh truyền thông: radio, truyền hình, báo chí, tạp chí,… nhằm có cái nhìn toàn diện hơn về ngành nghề quá mới mẻ này. Tính tới thời điểm hiện tại, từ những trung tâm kinh tế phát triển như TP Hồ Chí Minh đến những vùng hẻo lánh, xa xôi như Cao Bằng, Lào Cai, Lâm Đồng, Tây Nguyên,…người ta đua nhau vào mạng lưới marketing đa cấp không phải để mua máy mát xa, máy ozone, hay thực phẩm bổ sung đắt tiền…mà vì những lời hứa hẹn, thuyết phục về hoa hồng hấp dẫn, những lợi ích như nhà cửa, du lịch,…sau đó mới phát hiện ra mình bị lừa. Những người bị lừa đa số đều nghèo, thiếu thông tin, không trình độ, khao khát có một cuộc sống sung túc, đầy đủ hơn nên dễ bị cuốn vào hình thức kinh doanh dễ dàng với thu nhập cao này. Hoa hồng của các công ty marketing Thực trạng và giải pháp cho các tình huống marketing đa cấp tại Việt Nam Vũ Thị Hồng – Anh 15-K44D-KT&KDQT – Đại học Ngoại Thương 92 đa cấp thường lên tới 60-70% nên nhiều người hào hứng tham gia. Họ đầu tư rất nhiều công sức, tiền của, thời gian, tận dụng mọi lúc để quảng cáo sản phẩm để bán hàng nhằm lấy hoa hồng với tỷ lệ cao đó. Không nhiều người trong số họ phát hiện ra những yếu điểm và một vài điểm đen của hình thức kinh doanh này. 2. Tìm hiểu kỹ các văn bản pháp luật Người tiêu dùng nên tìm hiểu kỹ các quy định của pháp luật về marketing đa cấp trước khi quyết định trở thành một thành viên trong bất kỳ một công ty marketing đa cấp nào, nhằm tự bảo vệ mình khỏi những hành vi của marketing đa cấp bất chính. Những người có ý định tham gia vào mạng lưới marketing đa cấp thường mắc sai phạm như: sai lệch thông tin về chức năng, công dụng, chất lượng của hàng hóa. Ví dụ như trường hợp của công ty Yahgo, các phân phối viên quảng cáo sản phẩm Đá thành “đá thần kỳ chữa bách bệnh”. Những người kinh doanh đa cấp cần hiểu được rằng: họ là những người hoạt động kinh doanh độc lập, nhân danh chính họ chứ không phải nhân danh công ty, tự chịu trách nhiệm về hoạt động của mình và chỉ quan hệ với công ty như một đối tác. Do đó, họ cần ý thức được trách nhiệm và vai trò của mình đối với sự thành bại của một công ty áp dụng phương thức marketing đa cấp, từ đó mạnh dạn giao dịch với công ty với tư cách là một đối tác. Họ có quyền được yêu cầu công ty cung cấp những bằng chứng xác thực về phương thức kinh doanh đa cấp, về công ty và sản phẩm của công ty. Việc nâng cao hiểu biết của người dân là một giải pháp hết sức cơ bản, bởi lẽ các công ty marketing đa cấp bất chính – mô hình kim tự tháp ảo tồn tại và thu lợi được là nhờ sự thiếu hiểu biết của người dân. Có nhận Thực trạng và giải pháp cho các tình huống marketing đa cấp tại Việt Nam Vũ Thị Hồng – Anh 15-K44D-KT&KDQT – Đại học Ngoại Thương 93 thức đúng đắn, họ sẽ suy nghĩ, cân nhắc và có lựa chọn đúng đắn, chắc chắn không trở thành nạn nhân của các vụ lừa đảo. Từ đó, các công ty marketing đa cấp bất chính sẽ không còn tồn tại được nữa và chỉ còn lại các công ty áp dụng phương pháp marketing đa cấp đúng nghĩa. 3. Cân nhắc khi lựa chọn tham gia vào một công ty marketing đa cấp Việc tham gia làm phân phối viên cho một công ty marketing đa cấp ở thời điểm hiện tại là vô cùng dễ dàng, bởi các công ty marketing đa cấp luôn chào đón các thành viên mới, có thêm thành viên mới là có thêm một nhà phân phối mới cho công ty, có thêm hàng hóa được bán ra ngoài và có thêm doanh thu. Tuy nhiên người tiêu dùng nên suy nghĩ, cân nhắc và lựa chọn thật kỹ trước khi bắt tay vào làm phân phối viên cho bất kỳ một công ty marketing đa cấp nào, vì quyền lợi của bản thân họ cũng như quyền lợi của những người thân, bạn bè,… họ sắp giới thiệu vào công ty. Theo ý kiến cá nhân của người viết, người tiêu dùng nên cân nhắc 3 điều sau:  Quá trình hình thành và phát triển của công ty: Không chỉ công ty marketing đa cấp mà cả các công ty kinh doanh ở lĩnh vực khác cũng đều có thể cân đo sự trưởng thành và phù hợp với nền kinh tế bằng thời gian tồn tại của mình trên thị trường. Đặc biệt các công ty marketing đa cấp trải qua rất nhiều sóng gió, điển hình là vào năm 2005, khi Nghị định 110 chính phủ về Quản lý hoạt động bán hàng đa cấp ra đời nhằm đưa hoạt động này vào quy củ, thì một loạt các công ty do không đáp ứng được khung hành lang pháp lý đã bị Pháp luật xử lý nghiêm minh, chỉ có một số ít các công ty marketing đa cấp khác đáp ứng được các yêu cầu đó còn tồn tại và phát triển mạnh mẽ tới ngày hôm nay. Người tiêu dùng trước khi quyết định tham gia vào một công ty marketing đa cấp nào cũng nên tham khảo và tìm hiểu thông tin về quá khứ, lịch sử phát triển của công ty. Công ty nào có Thực trạng và giải pháp cho các tình huống marketing đa cấp tại Việt Nam Vũ Thị Hồng – Anh 15-K44D-KT&KDQT – Đại học Ngoại Thương 94 lịch sử phát triển lâu đời, không có nhiều dư luận xấu, phản ánh không tốt từ phía công chúng từ khi thành lập và hoạt động ở Việt Nam thì bạn nên tiếp tục tìm hiểu công ty đó. Thêm nữa, nguồn thông tin tìm hiểu nên cụ thể, đáng tin cậy và đọc có chọn lọc hơn là tin tưởng vào tất cả những thông tin mà mình đọc được. Tóm lại, mỗi công ty có lịch sử hình thành, phát triển riêng, người tiêu dùng nên tìm hiểu kỹ trước khi đưa ra bất kỳ quyết định nào.  Sản phẩm: Sản phẩm là linh hồn của mỗi doanh nghiệp bán hàng, đặc biệt là đối với một doanh nghiệp bán hàng theo phương thức marketing đa cấp, bởi đây là hình thức bán hàng dựa trên sự chia sẻ, quảng cáo bằng hình thức truyền miệng nên nếu sản phẩm không phổ biến, chất lượng không tốt thì các phân phối viên cũng rất khó chia sẻ để giới thiệu thêm nhiều người vào mạng lưới của mình. Vì vậy người tiêu dùng nên lựa chọn những công ty có kinh doanh các mặt hàng phổ biến, giá cả hợp lý, chất lượng tốt để tham gia, từ đó có thể đảm bảo uy tín làm việc cho mình cũng như các phân phối viên trong mạng lưới.  Chế độ trả thưởng của mỗi công ty: Mỗi công ty có một chế độ trả thưởng riêng theo từng mô hình đã trình bày ở trên. Tuy nhiên không phải mô hình nào cũng ưu việt, hoàn hảo cả. Mỗi người nên tự tìm hiểu và chọn cho mình mô hình phù hợp với cá nhân mình nhất, có lợi cho mình và cho công việc nhất. Mỗi một mô hình đều có những ưu điểm, nhược điểm nhất định, và mỗi một mô hình sẽ phù hợp để kinh doanh một mặt hàng nhất định. Vì vậy các cá nhân cần tìm hiểu và lựa chọn kỹ lưỡng cho phù hợp và xứng đáng với năng lực làm việc của mình. Thực trạng và giải pháp cho các tình huống marketing đa cấp tại Việt Nam Vũ Thị Hồng – Anh 15-K44D-KT&KDQT – Đại học Ngoại Thương 95 KẾT LUẬN Đã có lịch sử gần 70 năm tại các quốc gia có nền kinh tế phát triển trên thế giới nhưng marketing đa cấp thực sự vẫn còn khá mới mẻ tại Việt Nam. Marketing đa cấp tại các nước phát triển trong những năm qua đã chứng tỏ được sự hiện hữu của nó là một điều tất yếu của thời đại. Đó như một giải pháp kinh doanh hiệu quả đối với các nền kinh tế tại gần 150 quốc gia trên thế giới. Nền kinh tế Việt Nam đang trong thời kỳ mở cửa và hội nhập vào nền kinh tế thế giới, các nhà lãnh đạo đang nỗ lực tìm các giải pháp phù hợp để tạo điều kiện về hành lang pháp lý, cơ sở hạ tầng, đào tạo nguồn nhân lực… nhằm thu hút nhiều đầu tư từ nước ngoài. Thị trường cho ngành marketing đa cấp tại Việt nam vẫn còn mới mẻ và hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Sau hơn 8 năm hoạt động tại thị trường Việt Nam, không thể phủ nhận rằng phương thức marketing đa cấp ngày càng khẳng định được vai trò và tính thiết yếu của mình. Các công ty áp dụng phương thức marketing đa cấp ngày càng đông đảo, với lực lượng phân phối viên tăng theo cấp số nhân, doanh thu đạt hàng chục tỷ đồng đã chứng tỏ phương thức kinh doanh này bước đầu đạt được những thành quả nhất định tại nền kinh tế Việt Nam. Bên cạnh những thành quả đó, marketing đa cấp tại Việt Nam vẫn còn tồn tại không ít hạn chế. Điều này cũng cũng xảy ra tương tự tại các nền kinh tế khác, khi marketing đa cấp mới manh nha. Vì vậy, chúng ta cần đưa vào áp dụng những cách thức quản lý hiệu quả hơn. Để làm được điều này cần sự nỗ lực, hợp tác của rất nhiều phòng ban Chính phủ, các cá nhân doanh nghiệp áp dụng phương thức marketing đa cấp cùng đông đảo người dân Việt Nam nhằm đưa marketing đa cấp đi đúng hướng trở thành một công cụ tốt góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Thực trạng và giải pháp cho các tình huống marketing đa cấp tại Việt Nam Vũ Thị Hồng – Anh 15-K44D-KT&KDQT – Đại học Ngoại Thương 96 TÀI LIỆU THAM KHẢO Sách báo Tiếng Việt 1. John Kalench, Bạn có thể trở thành bậc thầy trong Kinh doanh theo mạng, NXB Văn hóa thông tin, 2005 2. Don Failla, Mười bài học trên chiếc khăn ăn – Cơ sở tối thiểu của thành công, NXB Văn hóa thông tin, 2005 3. Don Failla, Kinh doanh theo mạng từ A đến Z, NXB Văn hóa thông tin, 2005 4. Randy Gage, Làm cách nào để xây dựng một doanh nghiệp trong ngành kinh doanh theo mạng sản sinh lợi nhuận, NXB Văn hóa thông tin, 2005 5. Phạm Thu Hương, Các tình huống marketing đa cấp “biến tướng” ở Việt Nam, Tạp chí Kinh tế đối ngoại trường Đại học Ngoại Thương, số 25/2007 6. Richard Poe, Làn sóng thứ ba: Kỷ nguyên mới trong ngành kinh doanh theo mạng, NXB Văn hóa thông tin, 2005 7. Nguyễn Khánh Toàn, Bạn muốn mạng lưới của mình bùng nổ với tốc độ nào, NXB Văn hóa thông tin, 2007. 8. Luật Cạnh tranh, NXB Tư pháp, 2005 9. Tài liệu hướng dẫn Tư vấn viên mới của Công ty Avon Việt Nam. 10. Tài liệu hướng dẫn Tư vấn viên mới của Công ty TNHH TM Lô Hội Thực trạng và giải pháp cho các tình huống marketing đa cấp tại Việt Nam Vũ Thị Hồng – Anh 15-K44D-KT&KDQT – Đại học Ngoại Thương 97 Thông tin Internet 11. tr%E1%BB%B1c-ti%E1%BA%BFp-va-kinh-doanh-theo- m%E1%BA%A1ng/ 12. 13. 14. 15. 16. ChannelID=11 17. 18. 0subcatID=SCA031225153753C&newsID=4368&menuID=4 19. 20. 21. 22. 23. Node.target.n106.uP?uP_root=root&cmd=item&ID=2060

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf4491_815.pdf
Luận văn liên quan