Hoài Đức là một huyện nông thôn của tỉnh Hà Tây, với diện tích tự nhiên hạn chế là 8823,78 ha trong đó có khoảng 65% diện tích là đất tiến hành sản xuất nông nghiệp. Với một quỹ đất hạn chế như thế này nhưng Hoài Đức vẫn có rất nhiều những điều kiện thuận lợi để phát triển một nền nông nghiệp hàng hoá, bền vững bằng việc chuyển dịch cơ cấu đất đai, thay đổi cơ cấu cây trồng, hình thành các vùng chuyên canh, chuyên môn hoá và vùng sinh thái làng nghề để sản xuất với các sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao, tăng thu nhập cho người dân và khuyến khích người dân đầu tư sản xuất, góp phần đẩy mạnh nông nghiệp hoá nông thôn. Tuy nhiên, hiện nay Hoài Đức đang gặp phải một số khó khăn nhất định có ảnh hưởng tới sản xuất nông nghiệp như việc đất đai trong nông nghiệp manh mún, phân tán, tập quán sản xuất của người dân vẫn chủ yếu là độc canh. Người dân chưa có đột biến trong đầu tư sản xuất, đất đai sử dụng chưa có hiệu quả, thậm chí còn làm thoái hoá đất.
86 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4070 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng và giải pháp về quản lý Nhà nước đối với đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Hoài Đức tỉnh Hà Tây, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ện tại, công tác này đang được đẩy nhanh để phấn đấu thực hiện tốt nghị quyết của HĐND huyện khoá 17, kỳ họp thứ 3 về việc tăng cường cấp GCN quyền sử dụng đất năm 2005, quán triệt tinh thần của Thông tư số 28/2004/TT-BTNMT, Luật Đất đai năm 2003.
uThống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất.
Công tác thống kê, kiểm kê được thực hiện thường xuyên theo luật định. Với thống kê, thực hiện hàng năm và báo cáo theo định kỳ trước ngày 01/10 hàng năm, còn kiểm kê đất đai được thực hiện 5 năm 1 lần. đồng thời tiến hành điều chỉnh biến động đất đai trên bản đồ địa chính, hình thành bản đồ hiện trạng sử dụng đất.
Công tác này đã đạt được những kết quả nhất định và góp phần vào sự nắm bắt những thay đổi quỹ đất và hiện trạng sử dụng đất. Từ đó làm căn cứ để lập quy hoạch kế hoạch sử dụng đất và phân bổ quỹ đất cho những nhu cầu nhất định của sự phát triển kinh tế xã hội.
Tuy nhiên công tác này thì Hoài Đức vẫn còn có những hạn chế nhất định về chất lượng thống kê, kiểm kê. Nguyên nhân là do trình độ của cán bộ địa chính các xã, thị trấn chưa cao, tiến hành thống kê, kiểm kê đất đai khong đầy đủ, với tinh thần trách nhiệm chưa cao. Công tác thống kê, kiểm kê đất đai ở cấp xã còn thiếu tính thực tế (nhất là với công tác kiểm kê), chủ yếu vẫn dựa vào hiện trạng sử dụng đất kỳ trước rồi kết hợp với sổ theo dõi biến động, sổ nhật ký và những sổ sách địa chính khác. Mặt khác sự quan tâm chỉ đạo của cấp huyện thiếu sát sao. Không thường xuyên kiểm tra đôn đốc hướng dẫn những nghiệp vụ cụ thể theo đúng trình tự. Đồng thời vấn đề kinh phí (đặc biệt với tổng kiểm kê đất đai) cũng có ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng và tiến độ của công việc.
Thống kê, kiểm kê đất nông nghiệp gần như không có khảo sát thực tế. Chủ yếu khoanh vùng trên bản đồ và tiến hành kiểm đếm. Do vậy thực tế và hiện trạng sử dụng đất như thế nào không được phản ánh chính xác trong kết quả thống kê, kiểm kê. Những trường hợp vi phạm trong sử dụng khó có thể biết được với một lực lượng cán bộ mỏng ở cơ sở và chưa có chuyên môn cao. Những biến động với đất nông nghiệp chủ yếu được chú trọng ở những vùng giáp ranh với đất ở, đô thị… nên cũng khó có thể thực hiện thống kê, kiểm kê được đầy đủ.
Thanh tra, kiểm tra, giải quyết tranh chấp - đơn thư khiếu nại tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai.
Đảng uỷ, UBND huyện, thường trực Huyện uỷ Hoài Đức luôn coi những nhiệm vụ này là trọng tâm của việc đảm bảo ổn định về mặt đất đai và về chính trị xã hội. Do vậy UBND huyện luôn chỉ đạo thực hiện triệt để những quyết định của cấp trên trong lĩnh vực này. Đồng thời khi nhận thấy có những biến cố trong vi phạm pháp luật đất đai , UBND trực tiếp chỉ đạo kịp thời, nhanh chóng, giải quyết triệt để , đáp ứng yêu cầu, nguyện vọng của nhân dân.
Quán triệt tinh thần và triển khai thực hiện tốt Quyết định số 273/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về kiểm tra công tác quản lý sử dụng đất; Quyết định số 1966/QĐ-UB của UBND tỉnh Hà Tây về việc kiểm tra, thống kê, lập hồ sơ xử lý các trường hợp vi phạm đất đai ; Chỉ thị số 49/CT-TU của ban thường vụ tỉnh uỷ về kiểm tra xử lý vi phạm pháp luật đất đai. UBND huyện đã có Kế hoạch số 20/KH- UB ngày 20/05/2002; Kế hoạch số15/KH-UB ngày 09/04/2003; Kế hoạch số 33/KH-UB ngày 17/09/2003 và Quyết định số 2056/QĐ-UB ngày 3/9/2004 để thực hiện Công văn số 363CV/UB-NL ngày
14/2/2003 của UBND tỉnh Hà Tây về việc thành lập đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra và xử lý vi phạm trong quản lý sử dụng đất.
Vì vậy đã kịp thời phát hiện và xử lý những trường hợp vi phạm pháp luật đất đai (tình hình vi phạm thể hiện trong biểu số 11):
BiÓu sè 11: Tæng hîp vi ph¹m ®Êt n«ng nghiÖp (tõ n¨m 2001 – 6/2004) ë Hoµi §øc – Hµ T©y
stt
x·, thÞ trÊn
ChuyÓn nhîng
tr¸i ph¸p luËt
lÊn chiÕm
sö dông sai môc ®Ých
trong
quy ho¹ch
ngoµi
quy ho¹ch
Tæng vi ph¹m
chuyÓn ®æi c¬ cÊu
XD trªn ®Êt nn
sè hé
DT
sè hé
DT
sè hé
DT
sè hé
DT
sè hé
DT
sè hé
DT
sè hé
DT
(m2)
(m2)
(m2)
(m2)
(m2)
(m2)
(m2)
1
T.T Trôi
1
107
1
90
5
1182
6
1259
1
120
7
1379
2
Đức Thượng
1
180
12
2179
1
1915
24
4470
33
7806
5
758
38
8744
3
Minh Khai
4
64.4
1
731
5
166.5
8
916.3
2
45.6
10
961.9
4
Dương Liễu
16
973.3
24
2489.8
28
2938.5
32
2852.8
36
3548.6
68
6401.4
5
Đức Giang
10
189.4
1
600
43
3225
54
4014.4
54
4014.4
6
Kim Chung
2
320
5
1765
25
1711
29
3596
3
200
32
3796
7
Di Trạch
7
4887
36
1065
7
4887
36
1067
43
5954
8
Cát Quế
98
5762.2
98
5762.2
98
5762.2
9
Sơn Đồng
9
586.5
11
2955
5
618
14
2328.5
11
1831
25
4159.5
10
Yên Sở
6
86
13
9240
4
166.3
23
9492.3
23
9492.3
11
Đắc Sở
12
Tiền Yên
13
Song Phương
2
180
15
27795.6
55
4901
22
29249.7
50
3626.3
72
32876
14
Lại Yên
5
536.8
14
1302.8
15
1342
20
1878.8
14
1302.3
34
3181.1
15
An Khánh
19
2828
73
59587
347
16330
412
76345
32
2484
444
78829
16
Vân Côn
24
2350
38
2017.6
24
1529
38
2838.6
62
4367.6
17
An Thượng
1
189
15
2359
5
1371
17
2345
19
3249
19
3024
38
6273
18
Dương Nội
450
74791.3
244
64037.3
206
10744
450
74781.3
19
Vân Canh
20
La Phù
1
60
4
1240
47
9669
50
10900.2
2
78.8
52
10979
21
§«ng La
3
6537
14
580
16
6397
1
720
17
7117
Toµn huyÖn
3
476
133
17689.4
170
117529.2
1256
133280.4
1013
230738.3
554
38150.4
1567
269068.7
(nguån: thèng kª phßng TN&MT huyÖn Hoµi §øc)
Phần lớn những trường hợp vi phạm đều đã được xử lý. Các trường hợp trường hợp chuyển nhượng trái phép được xem xét và giải quyết bằng hình thức hợp pháp hoá. Còn những đối tượng lấn chiếm có tranh chấp được giải quyết tại Toà án nhân dân huyện.
Riêng đối với những trường hợp tự ý xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp được UBND huyện xử lý thông qua các quyết định xử phạt hành chính, tự tháo dỡ hay tổ chức cưỡng chế tháo dỡ và buộc yêu cầu khôi phục hiện trạng ban đầu cho khu đất. Kết quả xử lý những trường hợp tự ý xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp được thể hiện tại biểu số 12, cụ thể như sau:
Biểu số12: Kết quả xử lý xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp ở Hoài Đức (từ năm 2001 – 6/2004)
stt
xã, thị trấn
Tự tháo dỡ
Tổ chức cưỡng chế tháo dỡ
Tổng số hộ
Nhà kiên cố
Nhà cấp 4, tạm
Tổng số hộ
Nhà kiên cố
Nhà cấp 4, tạm
Tổng DT
số hộ
DT(m2)
số hộ
DT(m2)
Tổng DT
số hộ
DT(m2)
số hộ
DT(m2)
(m2)
(m2)
1
T.T Trôi
0
0
4
620
4
620
2
Đức Thượng
0
0
0
0
3
Minh Khai
0
0
0
0
4
Dương Liễu
7
700
7
700
0
0
5
Đức Giang
0
0
0
0
6
Kim Chung
0
0
0
0
7
Di Trạch
4
280
4
280
0
0
8
Cát Quế
0
0
0
0
9
Sơn Đồng
0
0
0
0
10
Yên Sở
24
9488.9
24
9488.9
0
0
11
Đắc Sở
0
0
0
0
12
Tiền Yên
0
0
0
0
13
Song Phương
0
0
9
450
9
450
14
Lại Yên
3
300
3
300
1
40
1
40
15
An Khánh
12
306
12
306
0
0
16
Vân Côn
25
1650
25
1650
11
700
11
700
17
An Thượng
0
0
0
0
18
Dương Nội
2
450
2
450
0
0
19
Vân Canh
0
0
0
0
20
La Phù
0
0
0
0
21
Đông La
0
0
0
0
Toàn huyện
77
13174.9
0
0
77
13174.9
25
1810
1
40
24
1770
(nguồn: thống kê phòng TN&MT huyện Hoài Đức)
Tuy nhiên nếu ta so sánh giữa hai biểu số 11 và 12 thì ta nhận thấy kết quả xử lý vi phạm so với những trường hợp vi phạm vẫn còn chiếm một tỷ lệ là ít. Điển hình là ở một số xã do tính chất phức tạp của vụ việc mà chưa thể giải quyết được như: xã An Khánh, Dương Nội, Cát Quế…
Đồng thời UBND huyện cũng đã tổ chức triển khai thực hiện Chỉ thị số 20/CT-UB ngày 03/4/2001 của UBND tỉnh Hà Tây; Kế hoạch số 01/KH-TU ngày 07/6/2002 của ban thường vụ tỉnh uỷ Hà Tây về việc tổ chức thực hiện và kiểm tra thực hiện việc giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo của công dân. Kết quả đạt được như sau:
Biểu số 13:
Thống kê số lượng và kết quả giải quyết đơn thư của công dân
(từ năm 1999 đến năm 2004) tại Hoài Đức
Nội dung
Năm 1999
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
I. Thống kê số đơn thư
1. Tổng số đơn nhận được
34
40
52
99
135
117
2. Số đơn thuộc thẩm quyền
22
20
26
36
50
51
a. Đòi lại đất cũ
2
2
0
0
2
4
b. Tranh chấp
17
13
15
24
33
30
c. Đền bù GPMB
0
0
3
1
0
0
d. Các đơn thư khác (khiếu nại quyết định của huyện)
3
5
8
11
15
17
3. Tỷ lệ tăng giảm so với năm trước (%) về số đơn thuộc thẩm quyền
+10
-9.09
+30
+38.46
+38.88
+2
II. Kết quả giải quyết
1. Số đơn đã giải quyết
16
16
24
31
48
26
- Tỷ lệ tăng giảm so với năm trước (%) về số đơn được giải quyết
+6.66
0
+50
+29.16
+54.83
-45.83
2. Vụ việc đông người đã giải quyết
0
0
2
2
2
3
3. Số đơn tồn đọng
6
4
2
5
2
25
- Vụ việc đông người chưa giải quyết
0
0
0
0
0
0
4. Tỷ lệ đơn đã giải quyết (%)
72
80
92
86
96
21
(nguồn: thống kê phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Hoài Đức)
Từ đó những nhiệm vụ này đã đạt được những kết quả tốt đẹp, từ việc giải quyết công khai, công bố công khai kết quả, quyết tâm giải quyết triệt để mọi vấn đề cho dân thấu hiểu. Tạo ra một sự ổn định trong đời sống nhân dân. Làm được điều này là nhờ có những kế hoạch, quyết sách kịp thời, triệt để và nghiêm túc thực hiện những quyết định, chỉ thị của cấp trên.
Tuy nhiên, việc thực hiện những công tác, nhiệmvụ này vẫn còn một số hạn chế như: Việc thanh tra, kiểm tra vẫn còn để sót một số đối tượng vi phạm; một số đơn thư còn chưa được giải quyết thoả đáng, không đảm bảo đúng thời hạn đã để mất lòng tin ở một bộ phận nhỏ dân cư đối với chính quyền; vẫn còn tình trạng giải quyết không hết đơn thư, để tồn đọng; xử lý chưa nghiêm những đối tựơng vi phạm, còn để hiện tượng tái phạm.
4. Nguyên nhân của những hạn chế
Những hạn chế trong quản lý đất đai trên địa bàn chủ yếu bắt nguốn từ những nguyên nhân sau:
-Hệ thống pháp luật về đất đai của chúng ta còn nhiều bất cập, chồng chéo, một vấn đề nhiều khi được quy định rất khác nhau tại những văn bản pháp quy khác nhau. Như vậy hệ thống chính sách pháp luật là thiếu thống nhất, đồng bộ. Các thủ tục hành chính liên quan đến đất đai còn rườm rà, nhiêu khê. Cho nên khi thực hiện rất mất thời gian của cán bộ quản lý, của người dân. Cũng từ đây nảy sinh nhiều vấn đề gây mất lòng tin của dân vào cấp chính quyền. Là một đơn vị hành chính cấp huyện nên với những thay đổi của Luật Đất đai thường làm thay đổi và xáo chộn rất lớn trong quản lý. Và đối với các đơn vị trực thuộc của huyện là cấp xã do khả năng cập nhật thông tin rất hạn chế, để đưa được pháp luật vào cuộc sống là cả một thời gian dài mà pháp luật lại rất hay thay đổi như thế này khó có thể ổn định được chính trị xã hội.
-Việc phân cấp thực hiện chức năng nhiệm vụ quản lý nhà nước về đất đai trong huyện còn chưa hợp lý, chồng chéo về thẩm quyền và chức năng giữa phòng Tài nguyên và môi trường và phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn trong việc quản lý, khai thác, sử dụng đất nông nghiệp. Phòng Tài nguyên và môi trường thì quản lý chung về tất cả các loại đất đai trên địa bàn huyện trong đó có đất nông nghiệp, và có trách nhiệm lập quy hoạch kế hoạch sử dụng đất đối với tất cả các loại đất. Còn phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn cũng có một phần trách nhiệm trong quản lý sử dụng đất nông nghiệp khi lập quy hoạch sử dụng đất riêng cho phần đất nông nghiệp và lập quy hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi. Trong khi đó hai phòng lại thiếu sự liên kết cùng quản lý đất nông nghiệp.
Như vậy đây là sự chồng chéo trong thẩm quyền và chức năng quản lý đã ảnh hưởng không nhỏ đến những hạn chế trong quản lý Nhà nước về đất nông nghiệp.
Mặt khác việc quản lý đất đai từ cấp huyện đến cấp xã cũng không được chặt chẽ. Cấp huyện chỉ nắm được thông tin từ các xã, thị trấn thông qua việc báo cáo của cán bộ địa chính cấp xã. Trong khi đó cán bộ địa chính cấp xã lại chỉ thực hiện nhiệm vụ hay báo cáo khi có sự yêu cầu và giao nhiệm vụ của cấp trên.
-Đội ngũ cán bộ địa chính huyện, xã thị trấn vừa thiếu lại vừa có trình độ chuyên môn hạn chế. Với lực lượng thường là một hoặc hai người trong đội ngũ cán bộ địa chính xã, thị trấn và hầu hết không qua trường lớp đào tạo nào hay các lớp nghiệp vụ ngắn hạn thì khó có thể giải quyết được tốt những công việc của một cấp đóng vai trò là một nơi thi hành và giám sát thực hiện pháp luật đất đai. Mọi công việc liên quan đến đất đai đều phải bắt đầu từ cấp xã, từ việc thực hiện thống kê kiểm kê, đăng ký biến động, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hay giải quyết tranh chấp đất đai, tổ chức thực hiện quy hoạch kế hoạch sử dụng đất …Như vậy để làm tốt và đầy đủ những công việc này thì cấp xã cần phải có được những cán bộ có trình độ chuyên môn nghiệp vụ tốt. Còn tại cấp huyện, cũng với số lượng cán bộ ít, phân công nhiệm vụ chưa được hợp lý nên những công việc giám sát thực hiện, phát hiện những sai phạm trong quản lý sử dụng đất rất khó.
-Trình độ dân trí, khả năng tiếp cận và hiểu biết về luật đất đai của người dân còn có nhiều hạn chế. Nhiều trường hợp hộ gia đình, cá nhân có vi phạm pháp luật về đất đai nhưng lại không biết là vi phạm và vi phạm ở chỗ nào. Nhiều trường hợp còn đi kiện tụng không đúng nơi, đúng chỗ và sai luật.
Như vậy, hiện luật đất đai vẫn chưa đi vào cuộc sống của người dân huyện Hoài Đức. Người dân chưa có điều kiện tiếp xúc để nắm bắt và hiểu biết luật. Nhưng công tác tuyên truyền và phổ biến pháp luật trên các phương tiện thông tin đại chúng không được thường xuyên.
-Ngoài ra hệ thống bản đồ gốc mà các xã , thị trấn trong huyện hiện vẫn sử dụng là những bản đồ cũ , từ cuối những năm 1980 và đầu những năm 1990, chưa có được hệ thống bản đồ đo đạc làm mới. Chính vì thế với những thay đổi, biến động về đất đai không kịp thời cập nhật đã gây cản trở việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp .
-Nguồn kinh phí cho lập quy hoạch kế hoạch, thống kê kiểm kê đất đai , cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất còn hạn chế và chậm nên đã ảnh hưởng đến tiến độ và chất lượng thực hiện công việc.
5.Đánh giá chung tình hình quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Hoài Đức .
Chúng ta đều biết rằng đất nông nghiệp đang biến động mạnh ở Hoài Đức. Điều này nó đã và đang ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống của người dân một huyện nông thôn như Hoài Đức . Nguyên nhân từ quá trình CNH và đô thị hoá nên đất nông nghiệp được quy hoạch vào những mục đích phi nông nghiệp , nó bắt đầu trở nên có giá hơn. Từ đó, vì lợi ích những người dân đã lấn chiếm mua bán trái phép…đời sống người dân bắt đầu mất ổn định. Những người nông dân thiếu đất , không có đất sản xuất đã thất nghiệp và không có việc làm…để ổn định được đời sống người dân, chính quyền cấp xã và huyện đã sử dụng những biện pháp quản lý chặt chẽ hơn về đất đai bước đầu nó cũng đã đem lại hiệu quả.
Việc khảo sát, đo đạc lập bản đồ địa chính kết hợp với công tác đăng ký quyền sử dụng đất, lập và chỉnh lý hồ sơ địa chính đẫ xây dựng một hệ thống thông tin về đất đai tương đối đầy đủ. Trong thời gian tới nó sẽ được số hoá thành các dữ liệu số để thuận lợi quản lý và cũng tiếp tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp cho nông dân. Đây sẽ là một điều kiện , căn cứ để người dân sử dụng đất một cách hợp pháp hơn, bình đẳng hơn, đáp ứng các yêu cầu , mong đợi của nông dân. Họ sẽ yên tâm đầu tư sản xuất , sẵn sàng phát triển những mô hình sử dụng đất lớn thông qua hình thức dồn điền, đổi thửa.Từ đó góp phần vào sự phát triển kinh tế xã hội, xoá đói giảm nghèo và hiện đại hoá nông thôn.Việc giao đất , cho thuê đất ổn định lâu dài đất nông nghiệp đang khuyến khích người dân đầu tư mở rộng sản xuất, thay đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi thông qua việc chuyển đất trồng cây hàng năm sang trồng cây lâu năm và nuôi trồng thuỷ sản góp phần tạo việc làm, thu nhập cho nông dân, thay đổi bộ mặt nông thôn.
Công tác quy hoạch kế hoạch sử dụng đất đang tính toán và phân bổ quỹ đất cho từng mục đích sử dụng ổn định, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội.Từ đó giúp đất đai được khai thác sử dụng hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả hơn và bền vững hơn.
Công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết tranh chấp khiếu nại tố cáo những vi phạm đất đai đang góp phần thay đổi cách thức suy nghĩ của người nông dân vì ý nghĩ của việc khai thác sử dụng đất đai theo pháp luật. Đồng thời nó cũng đang nâng cao hiệu quả của quản lý, tránh những sai phạm trong quản lý và sử dụng để đất đai phát huy được vai trò là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt.
Như vậy, công tác quản lý đất đai trên địa bàn huyện Hoài Đức đang đưa đất đai vào sự vận động có quy luật và dần đi vào ổn định với sự khai thác sử dụng ngày càng hiệu quả hơn, bền vững hơn. Nó đang biến động theo một chiều hướng tích cực với sự tập chung lớn về mặt diện tích, thay đổi cơ cấu cây trồng từ những cây trồng truyền thống sang những cây trồng cho năng suất hiệu quả cao hơn. Cụ thể: Tính đến hết năm 2002 toàn huyện đã có 13 hợp tác xã có mô hình canh tác đạt giá trị cao (trên 50 triệu đồng/ha), chiếm 9,05% diện tích đất canh tác (quy mô từ 3 – 100 ha). Điển hình là hợp tác xã Phương Viên (100ha), Dương Liễu (55ha), Vân Côn (33ha), Vân Canh (41ha- chuyên rau thơm- 116 triệu đồng/ha/năm), La Nội (40 ha – trồng hoa đào – 160 triệu đồng/ ha/năm). Cùng với một số công thức chuyên canh cây ăn quả: cam Canh, bưởi Diễn, đu đủ, dưa lê, nhãn lồng, táo (những xã có quy mô lớn: Song Phương, Vân Côn, Dương Liễu).
Từ những điều này nó đã làm thay đổi cơ cấu lao động nông thôn và tiếp tục thay đổi cơ cấu ngành theo hướng tích cực, tác động tới cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng các ngành phi nông nghiệp . Mặc dù cách thức quản lý đất đai của Hoài Đức vẫn còn một số hạn chế nhất định.
Phần III
Các giải pháp tăng cường quản lý Nhà nước đối với đất nông nghiệp trên địa bàn Huyện hoài đức
1. Phương hướng, nhiệm vụ về quản lý Nhà nước đối với đất nông nghiệp trong thời gian tới.
Những quan điểm về quản lý đất nông nghiệp
- Cũng giống như đất đai nói chung, đất nông nghiệp cũng cần phải được quản lý một cách chặt chẽ, thống nhất. Quyền quản lý phải được tập trung trong tay Nhà nước. Nhà nước là đại diện sở hữu cho toàn dân về đất đai. Trong đó, ở các cấp Nhà nước chính là UBND các cấp. Đối với cấp huyện, phòng Tài nguyên và Môi trường sẽ giúp đỡ UBND cùng cấp của mình thực hiện chức năng quản lý và đại diện sở hữu toàn dân. Nhà nước thực hiện quyền sử dụng thông qua việc giao, cho thuê đối với các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình về quyền sử dụng. Như vậy, quan điểm về sự tập trung thống nhất trong quản lý đất đai của Nhà nước là một quan điểm đúng đắn và thực sự cần thiết bởi nó đảm bảo cho đất đai được khai thác sử dụng một cách tiết kiệm, hiệu quả, bền vững và theo đúng quy hoạch kế hoạch sử dụng đất mà Nhà nước đã phê duyệt.
- Trong quan hệ đất đai, đặc biệt là đối với đất nông nghiệp thì cần phải đảm bảo được quyền sở hữu toàn dân về đất đai và sự kết hợp với quyền sử dụng của người sử dụng đất. Có nhiều quan điểm cho rằng, khi đất nông nghiệp được giao sử dụng ổn định lâu dài, cùng với việc được thừa nhận các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, cho thuê, thế chấp…. thì quyền sở hữu toàn dân về đất đai và việc đại diện sở hữu của Nhà nước là không có ý nghĩa. Tuy nhiên đó là một quan điểm sai lầm bởi quyền sở hữu được hình thành từ quyền chiếm hữu, quyền định đoạt, quyền sử dụng. Như vậy, người sử dụng đất chỉ được coi là có quyền sở hữu bộ phận. Từ điều này cho chúng ta thấy, đối với đất nông nghiệp cần thực sự được quan tâm, phải đảm bảo sự kết hợp giữa quyền sở hữu toàn dân (mà đại diện là Nhà nước) và quyền sử dụng (đại diện là những cá nhân, tổ chức, hộ gia đình sử dụng đất). Để nhằm hạn chế những ảnh hưởng của lịch sử khi ruộng đất trước kia của chúng ta tồn tại nhiều hình thức sở hữu, Nhà nước khó có thể thực hiện được việc tập trung quản lý thống nhất, khiến các quan hệ về đất đai trở nên phức tạp.
- Đất đai nói chung, đất nông nghiệp nói riêng luôn phản ánh một mối quan hệ xã hội phức tạp bởi nó liên quan đến lợi ích của cá nhân, của cộng đồng và của toàn xã hội. Đối với con người, lợi ích luôn là vấn đề trung tâm mà con người luôn muốn đạt được. Chính lợi ích nó đã kích thích và tạo ra động lực để con người hoạt động. Vì vậy để ổn định được xã hội thì yêu cầu cần đặt ra là chúng ta phải biết kết hợp hài hoà giữa các lợi ích, chúng ta phải chú ý đồng thời đến các lợi ích, để các lợi ích cùng được tồn tại song song cùng với sự phát triển của kinh tế thị trường và sự phát triển của xã hội.
Phương hướng nhiệm vụ trong thời gian tới
- Tiếp tục đẩy mạnh các biện pháp tăng cường quản lý để hạn chế những yếu kém trong quản lý vài năm gần đây và đảm bảo đất đai được quản lý chặt chẽ hơn, hạn chế những vi phạm về đất đai góp phần ổn định an ninh chính trị xã hội.
- Đổi mới bộ máy quản lý đất đai của huyện, tinh giảm gọn nhẹ, hiệu quả. Cần sớm thành lập văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc phòng Tài nguyên và Môi trường của huyện để quán triệt tinh thần của Luật Đất đai 2003 nhằm hình thành hệ thống thông tin đầy đủ về đất đai để nắm bắt rõ hiện trạng đất đai và tình hình biến động đất đai trên địa bàn huyện.
Các thủ tục hành chính của huyện đã được cải cách theo cơ chế một cửa. Tuy nhiên vẫn hoạt động chưa hiệu quả. Nhiều hồ sơ, giấy tờ về đất đai vẫn được người dân chuyển thẳng lên phòng Tài nguyên và Môi trường gây phiền hà trong công tác và ảnh hưởng đến kết quả trong công tác tiếp dân. Do vậy cần tiếp tục được nâng cao hiệu quả của cơ chế một cửa để hạn chế những phiền hà từ phía người dân.
- Cần nâng cao chất lượng của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, từ những khâu đầu tiên của việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đến việc tổ chức thực hiện. Với kế hoạch sử dụng đất 2005 cần được tổ chức triển khai có hiệu quả. Nhất là với việc thu hồi đất nông nghiệp để chuyển mục đích sử dụng, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi sang trồng cây lâu năm và nuôi trồng thuỷ sản.
- Tiếp tục đẩy mạnh công tác kiểm kê đất đai 2005, để hoàn thành với đúng tiến độ và chất lượng. Trước hết phải đôn đốc, tập trung hướng dẫn chỉ đạo các xã, thị trấn giúp các xã thị trấn hoàn thành đúng tiến độ, chất lượng tạo điều kiện thuận lợi tổng hợp vào biểu báo cáo lên UBND tỉnh Hà Tây.
- Đẩy nhanh công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tạo điều kiện để người dân yên tâm đầu tư sản xuất, nhất là với những hộ có đầu tư lớn chuyển đổi cơ cấu cây trồng tập trung đầu tư sản xuất lớn, hình thành trang trại, phát triển nông nghiệp sinh thái….
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra giải quyết, tranh chấp, khiếu nại tố cáo về đất đai. Coi đây là công tác, nhiệm vụ trọng tâm và thường xuyên để ổn định chính trị xã hội. Kịp thời phát hiện những sai phạm và xử lý đưa đất đai đi vào ổn định.
- Cần có những biện pháp, chính sách cụ thể nhằm ưu tiên, đầu tư khuyến khích người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng tích cực, tập trung ruộng đất, thành lập trang trại sản xuất lớn, góp phần thay đổi cơ cấu lao động, cơ cấu ngành, phát triển kinh tế xã hội theo hướng tích cực.
Những biện pháp, chính sách ấy có thể là việc đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật nông thôn hay việc ưu tiên tài chính, hướng dẫn khoa học kỹ thuật trong nuôi trồng, chăm sóc…. Từ đó sử dụng đất hiệu quả hơn, và thuận lợi cho quản lý hơn.
- Đầu tư khuyến khích người dân khai hoang phục hoá, đưa đất chưa sử dụng (có khả năng sử dụng vào mục đích nông nghiệp) vào sử dụng trong sản xuất nông nghiệp, nâng cao hiệu quả sử dụng đất.
- Tăng cường công tác đào tạo ngắn hạn, dài hạn để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ quản lý địa chính, nhất là những cán bộ quản lý địa chính tại cấp xã. Cũng cần phải coi đây là một trong những nội dung, biện pháp nâng cao chất lượng quản lý.
- Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật đất đai cho người dân nhằm đưa pháp luật đất đai vào cuộc sống, tác động vào tư tưởng của người dân, hạn chế ngay từ đầu những suy nghĩ vi phạm pháp luật đất đai vì lợi ích trước mắt. Và cần xử lý thật nghiêm những trường hợp vi phạm để răn đe những đối tượng cố tình vi phạm gây mất ổn định về đất đai và về an ninh xã hội.
2. Các giải pháp tăng cường quản lý Nhà nước đối với đất nông nghiệp
a. Tiếp tục thực hiện và tăng cường hiệu quả của các công cụ (nội dung) quản lý.
Các văn bản pháp luật về đất đai được Nhà nước ban hành đều là một sự nghiêm túc để nhằm quản lý đất đai một cách chặt chẽ, khai thác hiệu quả, bền vững. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, việc tổ chức thực hiện những văn bản pháp luật này và việc sử dụng các công cụ quản lý ra ngoài thực tế lại mang tính hình thức, làm sai lệch đi ý nghĩa pháp lý của những văn bản pháp quy. Vì vậy để thực hiện tốt các nội dung quản lý Nhà nước về đất đai thì trước tiên ta phải thay đổi lại nhận thức của cả một bộ phận cán bộ và người dân về những văn bản pháp luật. Pháp luật về đất đai là những chế tài cụ thể quy định về các quản lý, khai thác sử dụng đất đai nhằm đưa đất đai vào quỹ đạo của sự vận động có tổ chức chứ không phải là để hạn chế quyền sử dụng của người dân hay để làm thiệt hại lợi ích của một cá nhân tổ chức nào. Đồng thời ta phải xác định ngay từ đầu việc không thể buông lỏng quản lý, không thể để đất đai được sử dụng một cách tuỳ tiện, tự phát bằng cách nâng cao hiệu quả của các công cụ quản lý.
Đối với công tác lập, triển khai và giám sát việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng sử dụng đất.
- Hoàn chỉnh toàn bộ hệ thống lập quy hoạch từ việc điều tra, khảo sát lấy ý kiến của người dân tới việc công bố, điều chỉnh và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng.
- Cần thay đổi lại lối tư duy, suy nghĩ của người dân và một số bộ phận cán bộ (nhất là cấp xã) về vai trò và tầm quan trọng của quy hoạch, kế hoạch sử dụng sử dụng đất. Chính từ điều này mà dẫn đến những bản quy hoạch, kế hoạch sử dụng sử dụng đất đai của cấp xã thường thiếu thực tế, không đáp ứng yêu cầu của phát triển kinh tế xã hội. Còn đối với người dân, thường không quan tâm tới quy hoạch kế hoạch sử dụng đất, nhất là công việc sử dụng đất vào sản xuất nông nghiệp. Họ nghĩ rằng việc họ sử dụng đất nông nghiệp vào việc trồng lúa hay một loại cây nào khác là lẽ đương nhiên mà họ không nghĩ tới rằng đất đó có thể bị thu hồi hay có được quy hoạch chuyển đổi mục đích sử dụng hay không. Cho nên những trường hợp vi phạm quy hoạch, kế hoạch sử dụng sử dụng đất đai là rất nhiều trong sản xuất nông nghiệp.
- Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai là một bộ phận của quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội cho nên việc đảm bảo sự phù hợp của quy hoạch, kế hoạch sử dụng sử dụng đất đai với quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội là một sự cần thiết. Nhằm tránh tình trạng phải thay đổi quy hoạch, kế hoạch chỉ vì lý do không đảm bảo yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, đồng thời quy hoạch kế hoạch sử dụng đất đai của huyện, xã phải phù hợp với quy hoạch kế hoạch đất đai của tỉnh cũng nhằm để tránh việc phải điều chỉnh bổ sung hay điều chỉnh lại làm mất ổn định về đất đai cũng như đời sống của người dân.
- Quy hoạch, kế hoạch sử dụng sử dụng đất phải phản ánh được nhu cầu, nguyện vọng của người dân thông qua việc lấy ý kiến. Đây là việc cần làm vì từ trước tới nay hầu như không thông qua ý kiến của người dân và điều này cũng được quy định cụ thể trong Luật Đất đai 2003 tại khoản 5 điều 25 và trong Nghị định 181 tại điều 18.
- Quy hoạch, kế hoạch sử dụng sử dụng đất phải được công bố công khai không những chỉ tại những trụ sở cơ quan, UBND các xã, thị trấn mà còn phải trên các phương tiện thông tin đại chúng của địa phương để tránh tình trạng người dân không nắm được quy hoạch, kế hoạch rồi khi vi phạm lại thoái thác trách nhiệm.
- Quy hoạch, kế hoạch sử dụng sử dụng đất đai phải được cụ thể hoá thành bản đồ, khoanh định rõ ràng, cụ thể từng khu đất quy hoạch cho các mục đích nhất định. Khi có sự điều chỉnh về quy hoạch, kế hoạch cần phải được công bố công khai và giải trình cụ thể
- Đồng thời gắn quyền lợi và trách nhiệm của người lập, tổ chức thực hiện với chính bản quy hoạch, kế hoạch để quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đạt hiệu quả cao. Và phải hiểu được quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là văn bản pháp lý và yêu cầu mọi đối tượng phải tuân theo.
Đối với công tác đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
- Cần được thực hiện một cách thường xuyên liên tục để đảm bảo cập nhật thông tin, hình thành hệ thống thông tin đầy đủ phục vụ cấp giấy chứng nhận một cách nhanh chóng. Sau mỗi quyết định giao đất, cho thuê đất, thu hồi và chuyển mục đích sử dụng cần phải được chỉnh lý biến động ngay vào hồ sơ địa chính.
- Cán bộ cấp huyện phải thường xuyên kiểm tra việc chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính của cấp xã để kịp thời phát hiện những sai sót và chỉnh lý, đồng thời tăng cường chuyên môn cho cấp dưới.
- Việc lập, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính cần phải được gắn liền với việc xây dựng bản đồ địa chính.
Đối với công tác thống kê, kiểm kê và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất
Thống kê kiểm kê đất đai là công cụ để Nhà nước nắm một cách đầy đủ quỹ đất và sự biến động của nó. Để tăng cường công tác này, đối với cấp huyện cần làm:
- Nâng cao năng lực trình độ cho cán bộ cấp xã để có thể thống kê, kiểm kê diện tích đất đai một cách chính xác về diện tích và loại đất.
- Thường xuyên tổ chức tập huấn và kiểm tra công tác của cán bộ cấp xã nhằm kịp thời phát hiện những sai sót và xử lý.
Đối với công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết tranh chấp - đơn thư khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai
- Xác định đối tượng thanh tra, kiểm tra tại cấp huyện, xã là công tác giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất, sử dụng đất có đúng mục đích, đúng loại đất và có đúng thẩm quyền hay không.
- Quyết tâm giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo một cách dứt điểm, tránh để dây dưa, theo một trình tự nhất định của trình tự khiếu nại tố cáo, đảm bảo về thời gian và tránh để tồn đọng hay giải quyết không thoả đáng để vượt cấp. Đồng thời các vụ tranh chấp cần khuyến khích chính quyền địa phương bằng phương pháp hoà giải ngay tại cấp xã. Trường hợp nào không thể giải quyết được thì mới chuyển lên cấp huyện. Đối với huyện, những vụ việc phức tạp, vượt thẩm quyền phải báo cáo xin ý kiến giải quyết.
- Chỉ đạo và quyết tâm thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra việc quản lý sử dụng đất và xử lý triệt để những vi phạm theo Quyết định 273/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc kiểm tra công tác quản lý sử dụng đất và theo Quyết định 1966-QĐ/UB của UBND Tỉnh Hà Tây trong việc kiểm tra thống kê và lập hồ sơ xử lý vi phạm.
- Thực hiện công khai, dân chủ trong giải quyết khiếu nại, tố cáo. Người giải quyết khiếu nại, tố cáo phải trực tiếp đối thoại với người khiếu nại, người bị khiếu nại và những người có quyền lợi, lợi ích liên quan. Đồng thời khi có kết qủa, cần phải được công bố công khai.
- Gắn việc chỉ đạo giải quyết khiếu nại tố cáo về đất đai với việc tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra trong quản lý và sử dụng đất đai, kịp thời phát hiện, xử lý vi phạm để góp phần ngăn ngừa những phát sinh từ các vụ việc tranh chấp, khiếu nại, tố cáo.
b. Tiến hành cải cách hành chính theo hướng tinh giảm bộ máy, hiệu quả và giảm bớt các thủ tục.
Cải cách hành chính là sự cần thiết đối với mọi xã hội, mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội để đảm bảo phù hợp với yêu cầu phát triển của xã hội. Trong lĩnh vực đất đai, đối với cấp huyện việc cải cách hành chính cũng là một sự cần thiết để đảm bảo đất đai được quản lý và khai thác sử dụng hợp lý, hiệu quả từ cấp cơ sở. Trước hết cần:
- Sắp xếp lại và phân công phân nhiệm rõ ràng đối với từng cán bộ quản lý đất đai ở cấp huyện và cấp xã. Điều chỉnh lại bộ máy quản lý thống nhất từ trên xuống dưới và phù hợp với cấp tỉnh, trung ương. Tạo một sự thuận lợi cho việc ra quyết định, tiếp nhận thông tin trong quản lý đất đai từ cấp trên xuống và ngược lại.
- Đối với cấp huyện, các công việc như giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng và thu hồi đất là những công việc chủ yếu và với các thủ tục hành chính như hiện nay thì mất rất nhiều thời gian để từ khi có nguyện vọng sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đến khi có quyết định tới người sử dụng đất. Đối với đất sản xuất nông nghiệp thì tính phức tạp so với đất phi nông nghiệp trong quy hoạch đất đai là ít hơn. Cho nên các thủ tục này ta có thể giảm gọn nhẹ bớt cho hiệu quả hơn đối với đất nông nghiệp.
- Tăng cường vai trò, quyền hạn và trách nhiệm đối với chính quyền cấp xã trong việc quản lý đất đai để giảm bớt những thủ tục không cần thiết trong quản lý, chia sẻ gánh nặng với cơ quan quản lý địa chính cấp huyện đồng thời giảm đi sự phiền hà đối với người dân mỗi khi có vấn đề gì liên quan đến đất đai không nhất thiết phải đến cơ quan cấp huyện.
- Thường xuyên phối hợp với thanh tra liên ngành, thanh tra tỉnh tổ chức thanh tra kiểm tra trong lĩnh vực quản lý đất đai để kịp thời phát hiện những sai sót, điều chỉnh và sửa chữa đảm bảo đúng những nguyên tắc trong quản lý đất đai.
c. Nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước đối với đất nông nghiệp của chính quyền cấp xã
- Tạo điều kiện để cán bộ địa chính cấp xã có điều kiện tự nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho bản thân để có thể đáp ứng yêu cầu cần thiết trong quản lý hiện tại và lâu dài.
- Xây dựng một hệ thống thông tin về đất đai đầy đủ, chính xác và luôn được cập nhật ngay tại cấp xã như các cơ sở dữ liệu địa chính, các tài liệu, bản đồ, hồ sơ về đất đai…. phục vụ kịp thời, đầy đủ và chính xác cho yêu cầu quản lý của địa phương và cấp trên.
- Phòng Tài nguyên và Môi trường cùng các cơ quan có liên quan thường xuyên kiểm tra đôn đốc chính quyền cơ sở trong việc quản lý đất đai, kịp thời phát hiện, sửa chữa rút kinh nghiệm cho cán bộ cấp xã để tăng cường hiệu quả trong quản lý đất đai.
- Cần có những chính sách cụ thể để đảm bảo quyền lợi của những người trực tiếp sản xuất nông nghiệp đồng thời khuyến khích họ chuyển đổi, thực hiện chủ trương "dồn điền, đổi thửa", chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đầu tư sản xuất lớn, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế tạo công ăn việc làm cho nông dân và thay đổi cơ cấu lao động, mức sống của người dân. Thông qua việc hình thành những trang trại, khu vực chuyên canh, nông nghiệp sinh thái…
- Để đảm bảo ổn định đời sống thu nhập cho nông dân, các xã, thị trấn cần tổ chức rà soát lại các hộ sử dụng đất nông nghiệp để kịp thời phát hiện những hộ có sai phạm và xử lý. Đồng thời với những hộ thiếu đất hoặc không có đất để sản xuất nông nghiệp (ở Hoài Đức những trường hợp này không có nhiều) cũng sẽ có những biện pháp giải quyết phù hợp.
- Với những hộ thiếu đất có thể thuê thêm đất của những hộ không có nhu cầu sản xuất hoặc thực hiện chuyển đổi nghề nghiệp dựa vào sự giúp đỡ của các cơ quan chức năng. Còn với những hộ không có đất sản xuất sẽ được Nhà nước hỗ trợ mua lại đất nếu có nhu cầu sản xuất hoặc giúp chuyển đổi nghề nghiệp nếu không biết sản xuất nông nghiệp. Đồng thời có thể hỗ trợ về vốn ban đầu cho sản xuất.
- Cần xây dựng kế hoạch thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hoặc việc kiểm kê đất đai và thống kê đất đai hàng năm. Đồng thời nghiêm túc thực hiện những sự chỉ đạo, kế hoạch trong công tác quản lý của cấp trên.
3. Các giải pháp hỗ trợ
Để đáp ứng được yêu cầu của quản lý nhà nước về đất đai nhằm thực hiện tốt những phương hướng, nhiệm vụ trong thời gian tới, ngoài những biện pháp mang tính trực tiếp, mạnh mẽ, tăng cường hiệu quả của các công cụ quản lý thì còn có một số các giải pháp khác mang tính hỗ trợ, cũng góp phần quản lý chặt chẽ hơn đất đai và khai thác một cách hiệu quả hơn. Những giải pháp hỗ trợ đó là:
- Chính sách thuế
- Chính sách về đầu tư vốn sản xuất
- Chính sách về giao đất ổn định lâu dài, khuyến khích tích tụ tập trung đất đai kết hợp với chuyển đổi cơ cấu cây trồng.
- Tổ chức tuyên truyền phổ biến pháp luật, đưa pháp luật vào cuộc sống và nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ cấp xã.
u Chính sách thuế
Chúng ta biết rằng thuế là một công cụ quản lý rất quan trọng và hữu hiệu của nhà nước khi trong hầu hết các lĩnh vực phải quản lý đều cần đánh thuế. Trong lĩnh vực đất đai cũng vậy, có thuế sử dụng đất, thuế thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất… Như vậy, các đối tượng sử dụng đất được hưởng lợi từ đất đai thì đều phải nộp thuế (thuế sử dụng đất) (trừ những trường hợp được Nhà nước quy định khác). Việc đánh thuế vừa để tạo thu nhập cho Nhà nước, vừa để thực hiện quyền bình đẳng giữa các đối tượng sử dụng đất. Đồng thời việc đánh thuế này làm ảnh hưởng trực tiếp tới lợi ích của cá nhân, tổ chức sử dụng đất. Do vậy nhận thức được điều này thì người sử dụng đất sẽ sử dụng hiệu quả hơn đối với đất đai. Trong sản xuất nông nghiệp việc tính thuế được chia ra thành các loại cây trồng, ứng với từng hạng đất và từng nơi. Tuy nhiên hiện nay không chỉ riêng gì Hoài Đức mà cả nước ta vẫn đang tính thuế sử dụng đất nông nghiêp theo giá thóc của từng địa phương qui định. Đây là một quy định hiện không còn phù hợp bởi chúng ta đang sống trong một nền kinh tế thị trường, sản xuất hàng hoá. Không thể cứ “quy ra thóc” mà tính được. Đất đai dùng sản xuất nông nghiệp đang có xu hướng tập trung hoá, sản xuất theo qui mô lớn, ta cần phải có cách thức tính thuế khác để đảm bảo nâng cao hiệu quả của công cụ này (ta có thể tính theo mức thu nhập bình quân trên mỗi ha đất nông nghiệp từng hạng, từng loại cây). Từ đó ta mới có thể phản ánh được hiệu quả của các mô hình sản xuất nông nghiệp lớn.
Những nguồn thu từ thuế trong nông nghiệp có được tái phân bổ để đầu tư vào cải tạo khai hoang đất hay đầu tư vào thuỷ lợi … nhằm mở rộng quỹ đất hay nâng cao độ phì nhiêu của đất.
ở Hoài Đức hiện nay, dù tỉ lệ lao động trong lĩnh vực nông nghiệp vẫn còn cao nhưng cơ cấu lao động đang thay đổi rất nhanh. Không phải đây là sự thay đổi không tích cực mà sự thay đổi này đang làm một bộ phận dân cư không có việc làm, họ không thiết tha với nghề nông dẫu rằng họ không hề có một ngành nghề vào khác. Như vậy để lôi kéo những người này về với nghề nông thì có một giải pháp là ta có thể giảm thuế hay miễn thuế đối với từng đối tượng để khuyến khích họ sản xuất nông nghiệp với mục tiêu trước mắt là tạo thu nhập cho họ, ổn định đời sống nhân dân và sau đó là việc góp phần đảm bảo an ninh lương thực quốc gia.
Chính sách về đầu tư vốn sản xuất.
Hiện nay Đảng ta đang có chủ trương khuyến khích “ai giỏi nghề gì làm nghề đấy”. Tuy nhiên, đối với nông dân nhiều người có kinh nghiệm và khả năng sản xuất, nhưng không thể cứ mãi sản xuất nhỏ với việc độc canh cây lúa mà nhu cầu của mọi người đều là phải ngày càng sản xuất lớn hơn với diện tích canh tác lớn hơn. Thế nhưng ở nông thôn, làm được điều này thì không phải có nhiều người, nó còn vấp phải một số vấn đề mà điển hình là vốn đầu tư.
Chúng ta biết, hiện nay sản xuất nông nghiệp không đơn thuần chỉ là những sản phẩm nông nghiệp mà nó còn kết hợp với nông nghiệp sinh thái, sản phẩm sinh học … Như vậy yêu cầu về vốn đầu tư không còn là của người nông dân mà còn là của các cấp chính quyền trong việc tạo những ưu đãi để lôi kéo các nhà đầu tư.
ở Hoài Đức, việc nông dân vay vốn chủ yếu là đến các quỹ tín dụng nhân dân, nhưng đến đây lại khó có thể vay được vốn lớn. Nên điều này cấp chính quyền cần có những ưu đãi để khuyến khích người dân tập trung đầu tư mở rộng sản xuất, nâng cao hiệu quả sử dụng đất trong nông nghiệp.
Chính sách về giao đất ổn định lâu dài, khuyến khích tích tụ tập trung đất đai, kết hợp với chuyển đổi cơ cấu cây trồng.
Theo qui định của Luật Đất đai thì khi hết thời hạn giao, cho thuê đất mà người sử dụng đất có nhu cầu sử dụng tiếp thì được nhà nước tiếp tục giao, cho thuê khi đã xem xét việc tuân thủ những qui định của pháp luật về đất đai. Đây chính là điều kiện để thực hiện việc giao đất ổn định lâu dài. Tuy nhiên hiện nay những thủ tục hành chính để được tiếp tục giao là khá phức tạp .Vì vậy điều này cần được xem xét lại để phục vụ cho những quyết định giao đất ổn định lâu dài. Khi những thủ tục hành chính trở nên thông thoáng hơn thì những vấn đề về hạn mức hạn điền trong sử dụng đất nông nghiệp gần như trở nên không còn có ý nghĩa. Người sử dụng có thể sử dụng một số lượng đất lớn (thông qua nhiều cách khác nhau để có được) với thời gian dài. Những quyết định giao đất, cho thuê đất như thế này đã vô hình nâng cao trách nhiệm của những người sử dụng đất. Vì vậy họ cố gắng tìm ra cách thức để sử dụng đất một cách hiệu quả nhất, mà gắn với nó là việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi.
Như vậy với hình thức tổ chức sản xuất trong nông nghiệp là rất đa dạng nên hình thành nhiều cách thức tích tụ tập chung đất đai để phát triển sản xuất nông nghiệp cùng với nhiều hình thức tổ chức quản lý khác nhau như: kinh tế hộ, kinh tế hợp tác, kinh tế quốc doanh trong nông nghiệp, kinh tế trang trại, … ở Hoài Đức, mới chỉ tập trung đất đai ở mức kinh tế hộ là chủ yếu.Và mô hình sản xuất chủ yếu là V–A–C, ở đó người sản xuất có thể tận dụng những sản phẩm phụ từ trồng trọt hay chăn nuôi để sản xuất. Đây cũng là một cách thức sản xuất nông nghiệp có hiệu quả với số vốn ít. Còn kinh tế hợp tác, kinh tế quốc doanh là những hình thức trước đây hoạt động không hiệu quả, nhưng hiện tại nó là cách thức quản lý trong sản xuất nông nghiệp với nhiều những ưu điểm mà ta có thể tiến hành sản xuất lớn mà không càn phải lo đến những vấn đề thị trương tiêu thụ. Với hình thức tổ chức sản xuất kinh tế trang trại, hiện đang được coi là mô hình hiệu quả nhất của công việc tích tụ tập trung đất đai để sản xuất. Có nhiều điều kiện để áp dụng khoa học kỹ thuật, đầu tư thâm canh, sử dụng đất hiệu quả với việc thay đổi cơ cấu cây trồng, thay đổi cơ cấu sử dụng đất và lập những kế hoạch sử dụng đất , bố trí đất đai phù hợp. Kinh tế trang trại là một loại hình tổ chức sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp mà bản chất của nó là kinh tế hộ.Thế nhưng ở Hoài Đức loại hình này lại quá ít, còn chưa được khuyến khích. Do vậy để phát triển loại hình này thì Đảng uỷ Hoài Đức cần có những khuyến khích cụ thể như việc nhanh chóng cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với kinh tế trang trại ,tạo điều kiện ưu tiên về vốn hay việc tạm thời miễn giảm thuế sử dụng đất trong những năm đầu hay khi gặp những khó khăn …
Tổ chức tuyên truyền phổ biến pháp luật, đưa pháp luật vào cuộc sống và nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ cấp xã.
Những năm qua ở Hoài Đức tình hình tranh chấp, khiếu nại tố cáo và xử lý vi phạm về đất đai khá nhiều. Những tranh chấp đất đai ngày càng diễn ra với tính chất phức tạp hơn, kéo dài hơn. Vì vậy mà những trường hợp khiếu nại, khiếu nại vượt cấp diễn ra thường xuyên. Đồng thời những vi phạm pháp luật đất đai xảy ra nhiều mà điển hình là những trường hợp tự ý chuyển đổi, chuyển nhượng mua bán trái phép đất nông nghiệp. Những vi phạm này do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân là người dân không tiếp cận được với luật đất đại, họ không nắm được luật và khi sai phạm thậm chí còn không biết mình sai ở đâu và như thế nào.
Như vậy yêu cầu đặt ra là phải tuyên truyền phổ biến pháp luật, dần dần đưa pháp luật vào cuộc sống .
Để làm được điều này cần:
- Phải nhận thức và coi đây là nhiệm vụ quan trong, thường xuyên . Để đưa được pháp luật vào cuộc sống là một điều khó khăn và phải mất nhiều thời gian (nhất và với huyện nông thôn như Hoài Đức khi điều kiện tiếp xúc với thông tin của nông dân còn thiếu).
- Phân công cụ thể đối với mỗi cán bộ địa chính, đặc biệt trong lĩnh vực này cần chú trọng tới cấp xã vì đây chính là cấp cơ sở, đại diện cho Nhà nước ở địa phương. Cần có kế hoạch cụ thể cho việc tuyên truyền phổ biến pháp luật ở mỗi xã, thị trấn.
Hướng người dân vào những lợi ích khi sử dụng đất đúng pháp luật.
Những sai phạm trong sử dụng đất ở cơ sở không chỉ do việc người dân chưa có hiểu biết về pháp luật mà còn do một bộ phận cán bộ chuyên môn cũng có trình độ và hiểu biết pháp luật còn hạn chế.
Vì thế dẫn đến những tình trạng có sai phạm mà không biết hay chính mình còn làm sai. Do đó, nhiều khi không thể giải quyết, đáp ứng được yêu cầu của người dân. Vì vậy để đáp ứng cho yêu cầu quản lý đất đai, thì trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ phải được nâng cao thông qua việc:
- Mở các lớp đào tạo ngắn hạn hay tổ chức tập huấn thường xuyên cho cán bộ địa chính xã, thị trấn.
- Có chính sách ưu tiên, khuyến khích những sinh viên trẻ có trình độ, được đào tạo chính quy về địa phương làm việc.
Kết luận
Hoài Đức là một huyện nông thôn của tỉnh Hà Tây, với diện tích tự nhiên hạn chế là 8823,78 ha trong đó có khoảng 65% diện tích là đất tiến hành sản xuất nông nghiệp. Với một quỹ đất hạn chế như thế này nhưng Hoài Đức vẫn có rất nhiều những điều kiện thuận lợi để phát triển một nền nông nghiệp hàng hoá, bền vững bằng việc chuyển dịch cơ cấu đất đai, thay đổi cơ cấu cây trồng, hình thành các vùng chuyên canh, chuyên môn hoá và vùng sinh thái làng nghề… để sản xuất với các sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao, tăng thu nhập cho người dân và khuyến khích người dân đầu tư sản xuất, góp phần đẩy mạnh nông nghiệp hoá nông thôn. Tuy nhiên, hiện nay Hoài Đức đang gặp phải một số khó khăn nhất định có ảnh hưởng tới sản xuất nông nghiệp như việc đất đai trong nông nghiệp manh mún, phân tán, tập quán sản xuất của người dân vẫn chủ yếu là độc canh. Người dân chưa có đột biến trong đầu tư sản xuất, đất đai sử dụng chưa có hiệu quả, thậm chí còn làm thoái hoá đất.
Mặt khác với những điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của Hoài Đức khá thuận lợi cho việc phát triển kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng các ngành phi nông nghiệp. Vì thế trong thời gian gần đây, quá trình CNH- đô thị hoá ở Hoài Đức diễn ra khá mạnh cho nên cơ cấu đất đai cũng có nhiều thay đổi, nó làm quỹ đất nông nghiệp giảm sút một cách nhanh chóng và thay vào đó là quỹ đất phi nông nghiệp tăng lên. Như vậy khó khăn không chỉ đối với ngành sản xuất nông nghiệp mà còn đối với cả nền kinh tế xã hội khi cơ cấu lao động không thay đổi kịp đã làm một bộ phận nông dân trở thành không có đất hay thiếu đất sản xuất và đã trở thành đối tượng thất nghiệp, có ảnh hưởng tới ổn định chính trị xã hội. Cũng do quá trình CNH- đô thị hoá đã vô hình làm cho đất nông nghiệp có giá trị hơn, nhiều người dân đã vì những lợi ích trước mắt, cố tình vi phạm pháp luật đất đai, mua bán chuyển nhượng trái phép, cố ý không trả lại đất cho Nhà nước khi có những quyết định thu hồi để đòi hưởng lợi… Như vậy do ảnh hưởng của CNH- đô thị hoá mà tình hình vi phạm đất đai trên địa bàn huyện đã trở nên phức tạp, gây khó khăn cho quản lý, ảnh hưởng tới các vấn đề ổn định chính trị xã hội.
Để giải quyết vấn đề này, góp phần ổn định chính trị xã hội, thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng tập trung ruộng đất, sản xuất lớn, cùng với cả nước đảm bảo an ninh lương thực quốc gia. Thông qua chuyên đề này, em đã đưa ra một số ý kiến của cá nhân mình về phương hướng nhiệm vụ trong quản lý cũng như những giải pháp để nâng cao hiệu quả trong quản lý như:
Tiếp tục thực hiện và tăng cường hiệu quả của các công cụ (nội dung) quản lý.
Tiến hành cải cách hành chính theo hướng tinh giảm bộ máy, hiệu quả và giảm bớt các thủ tục.
Nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước đối với đất nông nghiệp của chính quyền cấp xã.
Và một số giải pháp khác.
Nhằm đưa đất đai nói chung và xuất nông nghiệp nói riêng được quản lý chặt chẽ hơn, khai thác sử dụng một cách hiệu quả, hợp lý,bền vững góp phần vào việc thay đổi cơ cấu cây trồng, cơ cấu ngành, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng các ngành phi nông nghiệp. Từ đó tăng thu nhập, ổn định đời sống cho người dân, phát triển kinh tế và đẩy mạnh quá trình CNH- HĐH nông nghiệp nông thôn.
Tài liệu tham khảo
1) Giáo trình quản lý Nhà nước về đất đai và nhà ở – GS.TSKH Lê Đình Thắng chủ biên (NXB CTQG năm 2000).
2) Giáo trình kinh tế tài nguyên đất – PGS.TS Ngô Đức Cát chủ biên (NXB nông nghiệp năm 2000).
3) Kinh tế và chính sách đất đai ở Việt Nam - Hội Khoa Học Kinh Tế Việt Nam (NXB nông nghiệp năm 2000).
4) Giáo trình kinh tế nông nghiệp - Trường Đại học Kinh tế quốc dân (NXB nông nghiệp năm 2000).
5) Giáo trình quản lý đô thị – GS.TS Nguyễn Đình Hương , Th.S Nguyễn Hữu Doãn chủ biên (NXB thống kê năm2003).
6) Luật Đất đai năm 1993, 2003.
7) Những sửa đổi cơ bản của Luật Đất đai năm 2003 (NXB tư pháp năm 2003) và một số văn bản pháp quy khác của Chính Phủ, Bộ Tài nguyên & Môi trường…
9) Vấn đề sở hữu ruộng đất trong nền kinh tế nhiều thành phần ở Việt Nam – PGS.PTS Hoàng Việt chủ biên (NXB CTQG năm 1999).
10) Tạp chí Địa chính, Tài nguyên & Môi trường, Quản lý Nhà nước, Nông nghiệp & phát triển nông thôn và một số tài liệu khác.
11) Định hướng quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 của huyện Hoài Đức tỉnh Hà Tây, tờ trình và thuyết minh kế hoạch sử dụng đất 2005.
12) Kết quả thống kê đất đai huyện Hoài Đức tỉnh Hà Tây từ năm 2000 đến năm 2003 và báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất 2004.
13) Một số tài liệu khác từ nguồn lưu trữ của phòng Tài nguyên & Môi trường huyện Hoài Đức tỉnh Hà Tây.
Mục lục
Lời nói đầu 1
Phần I: Cơ sở khoa học về quản lý Nhà nước đối với đất nông nghiệp 4
1. Đất nông nghiệp 4
2. Đặc điểm và vai trò của đất nông nghiệp 7
2.1. Đặc điểm của đất nông nghiệp 7
2.2. Vai trò của đất nông nghiệp 10
3. Khái niệm về quản lý và nội dung quản lý đối với đất nông nghiệp 13
3.1. Khái niệm về quản lý và sự cần thiết phải quản lý Nhà nước đối với đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Hoài Đức 13
3.2. Nội dung quản lý Nhà nước đối với đất nông nghiệp 17
Phần II: Thực trạng quản lý Nhà nước đối với đất nông nghiệp ở Hoài Đức hiện nay 31
1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của Hoài Đức ảnh hưởng tới công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Hoài Đức 31
2. Quỹ đất nông nghiệp của Hoài Đức và xu hướng biến động 37
2.1. Quỹ đất nông nghiệp của Hoài Đức 37
2.2. Xu hướng biến động quỹ đất nông nghiệp ở Hoài Đức 41
3. Thực trạng quản lý đất nông nghiệp ở Hoài Đức hiện nay 45
4. Nguyên nhân của những hạn chế 63
5. Đánh giá chung tình hình quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Hoài Đức 65
PhầnIII: Các giải pháp tăng cường quản lý Nhà nước đối với đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Hoài Đức 68
1. Phương hướng, nhiệm vụ về quản lý Nhà nước đối với đất nông nghiệp trong thời gian tới 68
2. Các giải pháp tăng cường quản lý Nhà nước đối với đất nông nghiệp 71
3. Các giải pháp hỗ trợ khác 77
Kết luận 83
Tài liệu tham khảo
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- khotailieu_com_dcq33124_399.docx