Về khách hàng: Các dịch vụ cung cấp cho khách hàng phải đầy đủ và chu đáo. Một trong những chìa khóa dẫn đến thành công của Alibaba.com là việc công ty không để các khách hàng đăng thông tin, TradeLeads lên sàn một cách tự do. Những thông tin này sau khi được khách hàng gửi đi sẽ được một đội ngũ biên tập chỉnh sửa lại cho đẹp và phù hợp những tiêu chuẩn. Bên cạnh đó việc có khả năng phúc đáp những thắc mắc của khách hàng tối đa sau 24 giờ là một điều đáng học.
Việc đặt tên “chợ ảo” cũng là một điều đáng học hỏi từ Alibaba.com. Rõ ràng là chúng ta phải cân nhắc khi đặt tên cho “chợ”. Những cái tên dài khó nhớ như VneMart, WorldTradeB2B, chắc chắn sẽ khó đọng lại trong đầu bằng cái tên Alibaba.
34 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3134 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thương mại điện tử Trung Quốc và bài học cho Việt Nam, Tạo modul quản lý hàng hóa sử dụng ASP, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU
Trong thời buổi công nghiệp hóa hiện đại hóa, công nghệ thông tin phát triển mạnh, thì thương mại điện tử trở thành cầu nối giữa khách hàng và doanh nghiệp, và nó cũng có triển vọng lớn nhất trong tương lai. Thương mại điện tử giúp cho khách hàng dễ dàng hơn trong việc mua hàng hóa và doanh nghiệp cũng tiết kiệm được nhiều chi phí cho các khâu trung gian, đảm bảo uy tín đối với khách hàng. Hiện nay, Trung Quốc đang là một trong những con rồng của Châu Á về phát triển kinh tế thương mại, khoa học kỹ thuật, kết cấu cơ sở hạ tầng đảm bảo cho việc phát triển thương mại điện tử, vì vậy thương mại điện tử là một ngành then chốt không thể thiếu và góp phần không nhỏ vào việc đóng góp cho GDP của Trung Quốc. Sau khi nghiên cứu về thương mại điện tử của Trung Quốc ta sẽ có được cái nhìn sâu hơn về cách thức họ quản lý nền kinh tế nói chung cũng như thương mại điện tử nói riêng. Biết được tại sao mà ngành thương mại điện tử của họ lớn mạnh như vậy và họ còn gặp phải những khó khăn nhược điểm nào, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm đối với ngành thương mại điện tử còn non trẻ của Việt Nam.
Để hiểu sâu hơn về đề tài em xin đưa ra những nội dung chính như sau:
- Chương 1: Khái quát về thương mại điện tử.
- Chương 2: Thực trạng thương mại điện tử của Trung Quốc hiện nay.
- Chương 3: Bài học kinh nghiệm và phương hướng cho thương mại điện tử Việt Nam trong thời gian tới.
- Chương 4: Tìm hiểu ngôn ngữ lập trình ASP.
Đây là lần đầu tiên em viết báo cáo thực tập nên con rất nhiều thiếu sót chưa thể đáp ứng được hết những yêu cầu thực tế đòi hỏi. Em rất mong ban chủ nhiệm khoa cùng toàn thể giảng viên trong khoa sẽ cho em những lời khuyên, sự ủng hộ, những góp ý,… để đề tài của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn ban chủ nhiệm khoa cùng toàn thể giảng viên trong khoa. Đặc biệt là thầy giáo hướng dẫn đã tận tình giúp đỡ em, tạo điều kiện tốt nhất để em hoàn thành đề tài này.
Xin chân thành cám ơn.
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
Thương mại điện tử là gì?
Khái niệm thương mại điện tử
Thương mại điện tử là sản phẩm tất yếu của sự phát triển cùng mối quan hệ tương hỗ giữa kinh tế và kỹ thuật tin học.
Theo nghĩa hẹp: Thương mại điện tử dùng để chỉ việc giao dịch mua bán dựa trêm cơ sở sử lý và truyển tải thông tin, số liệu về chủng loại hàng hóa trên các mạng bỏ ngỏ mà chủ yếu là mạng Internet. Các hàng hóa được trưng bày trên các trang web và người mua dùng thẻ tín dụng để thanh toán. Thông thường đó là hoạt động giao dịch của các công ty với nhau hoặc giữa công ty với người tiêu dùng.
Theo nghĩa rộng: Thương mại điện tử bao gồm những hoạt động có liên quan đến mạng khu vực, mạng nội bộ - Intranet và mạng Internet. Thương mại điện tử là việc trao đổi thông tin thương mại thông qua các phương tiện công nghệ điện tử, mà nói chung là không cần phải in ra giấy trong bất cứ công đoạn nào của toàn bộ quá trình giao dịch.
Khái niệm “thương mại” trong “thương mại điện tử” với phạm vi khá rộng gồm buôn bán dịch vụ và các thành tố thương mại có liên quan đến sản phẩm tinh thần… nên được khai diễn với các hình thức: mua bán hàng hóa tại nhà, thư tín thanh toán, trao đổi các dữ liệu điện tử cùng nhiều mặt khác trong đời sống kinh tế - xã hội.
Mọi hoạt động của thương mại điện tử như: Hoạt động giao tiếp hoặc tìm hiểu thông tin giữa các công nhân viên chức trong các công ty, xí nghiệp, quan hệ giao dịch giữa các bạn hàng thương mại, hoặc các hoạt động khác trên mạng như giáo dục, giảng bài trên mạng, thông tin về các dịch vụ hoạt động của tư nhân cũng như của nhà nước… đều sẽ được số hóa. Điều này không có nghĩa là việc số hóa sẽ thay thế các hoạt động giao dịch truyền thống, mà nó có tác dụng hỗ trợ mạnh mẽ cho các hoạt động này.
Phân loại thương mại điện tử
Thương mại điện tử được chia thành hai dạng cơ bản:
B2B (Business to Business): Kinh doanh giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp. Trong đó, các doanh nghiệp thực hiện giao dịch mua bán trao đổi hàng hóa với nhau thông qua các trang web.
B2C (Business to Custommer): Giao dịch giữa doanh nghiệp và khách hàng với hình thức người tiêu dùng thực hiện mua bán hàng hóa qua trang web.
Các phương tiện kỹ thật của thương mại điện tử
Sự ra đời và phát triển của thương mại điện tử dựa trên ba nền tảng cơ bản: Công nghệ thông tin, cơ sở pháp luật thừa nhận giá trị của các giao dịch điện tử và sự hoàn chỉnh về hệ thống tiêu chuẩn hóa trong công nghiệp và thương mại.
Nó sử dụng các phương tiện kỹ thuật điện tử như: Điện thoại, máy fax, các thiết bị thông tin tự động, mạng nội bộ, liên mạng nội bộ và mạng toàn cầu Internet.
Điện thoại: Là phương tiện phổ thông dễ sử dụng và thường mở đầu cho các cuộc giao dịch thương mại. Ứng dụng của điện thoại đang và sẽ trở nên ngày càng rộng rãi hơn. Tuy nhiên, điện thoại chỉ truyền tải được âm thanh, mọi giao dịch cuối cùng vẫn phải thực hiện trên giấy tờ. Mặt khác chi phí giao dịch điện thoại rất cao đặc biệt là đối với giao dịch đường dài.
Máy fax: Có thể thay thế cho dịch vụ đưa thư, gửi công văn truyền thống. Nhưng máy fax không thể truyền được âm thanh, hình ảnh động, hình ảnh ba chiều, và chi phí sử dụng vẫn còn cao.
Truyền hình: Đóng vai trò quan trọng trong thương mại nhất là quảng cáo hàng hóa. Song truyền hình chỉ là công cụ một chiều, người mua hàng không thể đàm phán với người bán về điều khoản mua bán cụ thể.
Thiết bị kỹ thuật thanh toán điện tử: Sử dụng rộng rãi các máy rút tiền tự động, thẻ tín dụng, thẻ mua hàng, thẻ từ…
Mạng nội bộ và liên mạng nội bộ: Theo nghĩa rộng, mạng nội bộ là toàn bộ mạng thông tin của một xí nghiệp hay cơ quan cộng với liên lạc di động. Theo nghĩa hẹp, đó là mạng máy tính kết nối nhiều máy tính ở gần nhau – gọi là mạng cục bộ(LAN); hoặc nối kết máy tính trong một khu vực rộng lớn hơn – gọi là mạng miền rộng(WAN). Hai hay nhiều mạng nội bộ liên kết với nhau tạo thành liên mạng nội bộ - có thể gọi là “mạng ngoại bộ”(extranet)
Mạng toàn cầu Internet: Tạo ra bước phát triển mới của ngành truyền thông, chuyển từ thế giới “một mạng, một dịch vụ” sang thế giới “một mạng, nhiều dịch vụ” và đã trở thành công cụ quan trọng nhất của thương mại điện tử. Ngày nay nói tới thương mại điện tử thường có nghĩa là nói tới Internet và web như các phương tiện đã được quốc tế hóa cao độ và có hiệu quả sử dụng cao.
Các hình thức hoạt động và giao dịch của thương mại điện tử
Các hình thức hoạt động
Thư tín điện tử (e-mail): Là phương thức mà các đối tác sử dụng hòm thư điện tử để gửi cho nhau một cách trực tuyến thông qua mạng.
Thanh toán điện tử: Thanh toán tiền thông qua thông điệp điện tử thay cho việc giao tiền mặt bằng tay.
Trao đổi dữ liệu điện tử (EDI): Là việc chuyển giao thông tin từ máy tính điện tử này sang máy tính điện tử khác bằng phương tiện điện tử mà sử dụng tiêu chuẩn đã được thỏa thuận để cấu trúc thông tin. EDI ngày càng được sử dụng rộng rãi trên toàn cầu chủ yếu phục vụ cho mua, phân phối hàng hóa và các dịch vụ khác.
Giao gửi số hóa các dung liệu: Là phương thức dung liệu được số hóa và truyền gửi theo mạng.
Bán lẻ hàng hóa hữu hình: Tận dụng tính năng đa phương tiện của môi trường web và java, người bán hàng xây dựng cửa hàng ảo trên mạng để bán hàng. Người mua sử dụng internet/web tìm, mua hàng trên các trang web của cửa hàng và trả tiền bằng thanh toán điện tử thông qua thẻ. Khách hàng có thể mua hàng tại nhà mình mà không phải mất công đến cửa hàng.
Giao dịch thương mại điện tử
Người với người: Qua điện thoại, fax, thư điện tử.
Người với máy tính điện tử: Trực tiếp hoặc qua các mẫu biểu điện tử, qua web.
Máy tính điện tử với máy tính điện tử: Qua trao đổi dữ liệu điện tử, thẻ khôn minh, dữ liệu mã vạch.
Máy tính điện tử với người: Qua thư tín, fax, thư điện tử.
Các bên tham gia giao dịch
Giữa doanh nghiệp với người tiêu thụ: Mục đích giúp người tiêu thụ có thể mua hàng tại nhà mà không cần tới cửa hàng.
Giữa các doanh nghiệp với nhau: Mục đích cuối cùng là đạt được hiệu quả cao trong sản xuất kinh doanh.
Giữa doanh nghiệp với các cơ quan chính phủ: Nhằm mục đích mua sắm theo kiểu trực tuyến, quản lý thuế và các thông tin khác.
Giữa các chính phủ: Trao đổi thông tin
Hình thái hợp đồng của thương mại điện tử
Hợp đồng thương mại điện tử có một số điểm khác biệt so với các loại hợp đồng thông thường:
Địa chỉ pháp lý: Ngoài địa chỉ phấp lý còn có địa chỉ e-mail, mã doanh nghiệp.
Quy định về phạm vi thời gian, phạm vi địa lý của giao dịch.
Có kèm theo các văn bản và ảnh miêu tả sản phẩm hoặc dung liệu trao đổi và quy định trách nhiệm các sai sót trong các văn bản đó.
Có quy định và xác nhận điện tử các giao dịch, về quyền truy cập, cải chính thông tin điện tử và cách thực thi.
Có các quy định đảm bảo rằng các giao dịch điện tử được coi là chứng cứ pháp lý về bản chất và ngày tháng giao dịch.
Quy định chi tiết về phương thức thanh toán điện tử.
Quy định về trung gian đảm bảo chất lượng.
Ngoài ra, thương mại điện tử còn có phương thức giao dịch không có hợp đồng.
Vai trò và lợi ích của thương mại điện tử
Vai trò của thương mại điện tử
Làm thay đổi tính chất của nền kinh tế mỗi quốc gia và nền kinh tế toàn cầu.
Làm cho tính tri thức trong nền kinh tế ngày càng tăng lên và tri thức đã thực sự trở thành nhân tố và nguồn lực sản xuất quan trọng nhất, và nó còn là tài sản lớn nhất của một doanh nghiệp.
Mở ra cơ hội phát huy ưu thế của các nước phát triển sau để họ có thể đuổi kịp, thậm chí vượt qua các nước đã đi trước.
Xây dựng lại nền tảng, sức mạnh kinh tế quốc gia và có tiềm năng làm thay đổi cán cân tiềm lực toàn cầu.
Rút ngắn khoảng cách về trình độ tri thức giữa các nước phát triển với các nước đang phát triển.
Cách mạng hóa marketing bán lẻ và marketing trực tuyến.
Lợi ích của thương mại điện tử
Góp phần cải thiện các dịch vụ tài chính và chống tham nhũng
Góp phần thay đổi cơ cấu kinh tế.
Cho phép các công ty nhỏ nhất cũng có thể hiện diện và tiến hành hoạt động kinh doanh trên toàn thế giới.
Nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp.
Rút ngắn chu trình cung cấp hàng hóa, dịch vụ, giảm chi phí, giá thành…
Đối với doanh nghiệp
Hợp lý hóa khâu cung cấp nguyên vật liệu, sản phẩm, bảo hành, tự động hóa quá trình hợp tác, kinh doanh để nâng cao hiệu quả: Thương mại điện tử giúp các doanh nghiệp nắm được thông tin phong phú về kinh tế, thương mại, thị trường và nắm bắt mọi nhu cầu, nhờ đó có thể xây dựng được những chiến lược kinh doanh thích hợp với xu thế phát triển của thị trường trong nước, thị trường khu vực và quốc tế. Do đó làm giảm chi phí sản xuất, chi phí tìm kiếm chuyển giao tài liệu.
Cải tiến quan hệ trong công ty, với đồng nghiệp, thiết lập và củng cố mối quan hệ đối tác, bạn hàng: Thông qua mạng những thành tố tham gia có thể giao tiếp trực tiếp và liên tục với nhau gần như không còn khoảng cách địa lý và thời gian. Nhờ đó, cả sự hợp tác lẫn quản lý đều được tiến hành nhanh chóng và liên tục.
Củng cố quan hệ khách hàng: Thông qua việc giao tiếp thuận tiện qua mạng, quan hệ giữa doanh nghiệp với trung gian và khách hàng được củng cố dễ dàng hơn. Đồng thời việc cá biệt hóa sản phẩm và dịch vụ cũng góp phần thắt chặt quan hệ với khách hàng và củng cố lòng trung thành.
Giảm chi phí kinh doanh, tiếp thị, tăng năng lực phục vụ khách hàng: Bằng phương tiện điện tử các nhà kinh doanh có thể giao dịch với rất nhiều khách hàng, tiếp cận với khách hàng dễ dàng hơn.
Tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp: Thương mại điện tử giúp doanh nghiệp giảm đáng kể thời gian và chi phí giao dịch. Việc nhanh chóng làm cho thông tin hàng hóa tiếp cận người tiêu dùng (không phải qua trung gian) có ý nghĩa sống còn đối với cạnh tranh buôn bán, bám sát được nhu cầu của thị trường.
Mở rộng phạm vi kinh doanh, dung lượng và vượt qua vùng lãnh thổ: Thông qua hệ thống thông tin nhanh nhạy trên internet, các bạn hàng mới, các cơ hội kinh doanh mới được phát hiện nhanh chóng trên bình diện toàn quốc, toàn khu vực, toàn thế giới và có nhiều cơ hội để lựa chọn hơn.
Cải thiện hệ thống phân phối: Giảm lượng hàng lưu kho và độ trẽ trong phân phối hàng. Hệ thống của hàng giới thiệu sản phẩm được thay thế hoặc hỗ trợ bởi các showroom trên mạng.
Vượt giới hạn về thời gian: Việc tự động hóa các giao dịch thông qua Web và Internet giúp hoạt động kinh doanh được thực hiện 24/7/365 mà không mất thêm nhiều chi phí biến đổi.
Đối với người tiêu dùng
Thuận tiện hơn: Người tiêu dùng không cần đi đến cửa hàng mà vẫn mua được những hàng hóa mà họ cần nhờ vào hệ thống dịch vụ trên các trang web.
Tăng khả năng lựa chọn: Người tiêu dùng có thể tự do lựa chọn hàng hóa trên các webside quảng cáo của các doanh nghiệp.
Tiếp cận mặt hàng dễ dàng hơn: Chỉ cần nhấn chuột vào các trang web khách hàng đã có thể tìm hiểu về mọi tính năng, chức năng và đặc tính của sản phẩm.
Hưởng các dịch vụ nhiều hơn: Có cơ hội tận hưởng thêm một số dịch vụ ưu đãi như: phiếu giảm giá, gói quà, vận chuyển hàng hóa miễn phí… do các hãng bán lẻ đưa ra nhằm thu hút khách hàng.
Đối với chính phủ
Dịch vụ công được cung cấp thuận tiện hơn: Các dịch vụ công cộng như y tế, giáo dục, các dịch vụ công của chính phủ... được thực hiện qua mạng với chi phí thấp hơn, thuận tiện hơn. Cấp các loại giấy phép qua mạng, tư vấn y tế....
Dễ dàng kiểm soát về thuế, phân phối thu nhập, hải quan… Tuy nhiên việc đánh thuế trên mạng lại là một khó khăn rất lớn trong việc kiểm soát cũng như phân phối.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ CỦA TRUNG QUỐC HIỆN NAY
Thực trạng thương mại điện tử ở Trung Quốc
Theo Trung tâm thông tin mạng Trung Quốc, số người dùng Internet ở quốc gia đông dân nhất thế giới này đã tăng 28,9% trong năm 2009 lên 384 triệu người, lớn hơn toàn bộ dân số của nước Mỹ.
Người tiêu dùng Trung Quốc hiện đang chuyển từ các dịch vụ miễn phí của các cổng mạng như Sina.com, Sohu.com và Netease.com sang các website mua sắm trực tuyến.
Doanh thu mua sắm trực tuyến của Trung Quốc đã tăng lên 36,6 tỷ USD vào năm 2009 và một trong những lý do đằng sau mức tăng trưởng đó là các công ty bán lẻ đã làm cho người tiêu dùng cảm thấy thoải mái hơn với việc mua sắm trực tuyến. Sự xuất hiện của các hệ thống trung gian thanh toán như Alipay và sự chấp nhận thẻ tín dụng ngày càng tăng đang xoá nhoà các rào cản của thương mại điện tử ở Trung Quốc.
Được sở hữu bởi Alibaba, hệ thống thanh toán Alipay hoạt động theo mô hình tương tự như Paypal. Sự khác biệt là Alipay không trả tiền cho người bán đến khi người mua đã nhận được hàng. Alipay đã phát triển trở thành công ty thanh toán trực tuyến lớn nhất Trung Quốc với giá trị giao dịch khoảng 1 tỷ nhân dân tệ (146 triệu USD) mỗi ngày. Alipay gần đây đã tuyên bố sẽ vượt qua giá trị giao dịch của Paypal trong 2 năm tới.
Sàn bán lẻ trực tuyến Taobao của Alibaba đã kiếm bẫm từ thành công của Alipay theo cách tương tự như trường hợp eBay phất lên nhờ Paypal. Tuy nhiên, có sự khác biệt chính giữa hai mô hình này là Taobao dựa vào doanh thu quảng cáo hơn là phí giao dịch như eBay. Nhờ có những dịch vụ phù hợp với người dùng Trung Quốc, Taobao đã phát triển trở thành sàn bán lẻ trực tuyến lớn nhất của nước này với thị phần lên tới hơn 80%.
Phần lớn sự tăng trưởng thương mại điện tử của Trung Quốc là nhờ vào những người tiêu dùng trẻ. Theo công ty nghiên cứu thị trường China Market, trung bình mỗi người dùng Internet ở Trung Quốc độ tuổi từ 13 đến 28 dành khoảng 20 giờ lên mạng mỗi tuần, cao hơn nhiều so với 12 giờ mỗi tuần với giới trẻ Mỹ.
Hãng nghiên cứu iResearch trụ sở ở Thượng Hải ước tính vào cuối năm nay Trung Quốc sẽ có khoảng 145 triệu người mua sắm trực tuyến. Các sản phẩm mua sắm trực tuyến ban đầu chủ yếu là phần mềm, đĩa DVD và sản phẩm điện tử nay mở rộng sang các mặt hàng quần áo, sách và mỹ phẩm.
Nhờ mua sắm trực tuyến, người tiêu dùng ở những thành phố tỉnh lẻ của Trung Quốc như: Fuzhou, Nanchang, Cixi và Chaozhou có thể tiếp cận những sản phẩm hàng hiệu sẵn có ở các thành phố lớn như Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Châu và Thâm Quyến.
Bán hàng qua mạng ở Trung Quốc, thị trường web lớn nhất thế giới, tăng 60% trong sáu tháng đầu năm 2010 do ngày càng nhiều người tiêu dùng và các doanh nghiệp tham gia mua hàng trên mạng.
Ông Tiền Tiểu Thiên công bố báo cáo của Trung tâm Nghiên cứu thương mại điện tử Trung Quốc, cho biết các giao dịch trên Internet ở nước này đã đạt 2250 tỷ NDT (331 tỷ USD) trong nửa đầu năm 2010. Trong khi đó giao dịch qua mạng của cả năm 2009 đạt kim ngạch 3600 tỷ NDT.
Thương mại điện tử phát triển mạnh ở Trung Quốc trong bối cảnh ngày càng nhiều công ty mở các gian hàng trên mạng nhằm cắt giảm chi phí và tăng hiệu quả kinh doanh.
Theo ông Rocky Ton – Phó Chủ tịch HĐQT Ban tổ chức VIES 2010, TMĐT ở Trung Quốc có những giai đoạn phát triển rất rõ ràng:
1997 – 1999: Nảy mần – 8848, Alibaba, eBay thiết lập website TMĐT.
2000 – 2002: Thời kỳ ngưng trệ, nhiều website bị chết.
2003 – 2004: Phục hồi và tăng trở lại. Ứng dụng của thương mại điện tử gia tăng đáng kể.
2006 – 2007: Tăng trưởng và phát triển với tốc độ cao. Riêng năm 2007, các loại website TMĐT chiếm hơn 30% tổng số các trang web hiện có.
2008 – 2010: Bùng nổ. Các nhà sản xuất truyền thống tham gia các mô hình TMĐT: B2B, B2C, C2C. Giai đoạn này tạo ra số website TMĐT chiến hơn 22% tổng số website hiện có. Năm 2009, mua sắm trực tuyến ở Trung Quốc có 108 triệu người dùng, tăng 45,9%.
Tiền năng thương mại điện tử ở Trung Quốc
Trung Quốc bước vào thương mại điện tử rất chậm nhưng tốc độ tăng trưởng lại cao, cuối năm 1997 mới chính thức gia nhập mạng Internet, nhưng ngay sau đó tốc độ tăng trưởng tăng rất cao, tháng 3/1998 Internet đã phủ trên 30 thành phố, số thuê bao Internet là 0,6 triệu, tới cuối tháng 6 lên 1,17 triệu, cuối năm lên 2,1 triệu, năm 1999 lên 3,6 triệu, và tới năm 2000 lên tới trên 4,5 triệu.
Vào năm 1998 Trung Quốc có 2,1 triệu người dùng Internet, và vào khoảng cuối năm 1999 số lượng người dùng đã tăng thêm 8,9 triệu người.
Đối với nhiều công ty đa quốc gia, thị trường công nghệ số Trung Quốc là thị trường vẫn còn để ngỏ. Với 384 triệu người sử dụng Internet trong năm 2009, con số này ở Trung Quốc đã cao gấp đôi số người sử dụng Internet ở Mỹ và Nhật Bản cộng lại. Một điều quan trọng cần lưu tâm nữa là những cư dân mạng Trung Quốc sử dụng trung bình 2,7 giờ mỗi ngày. Điều nay có nghĩa là họ lướt qua các trang web thương mại điện tử, blog, kết nối các ứng dụng di động và chơi game tổng cộng một tỷ giờ mỗi ngày, cao gấp đôi thời gian truy cập của cư dân mạng ở Mỹ.
Trong khi nhiều công ty phương tây còn xa lạ với thị trường Trung Quốc khổng lồ, thì từ lâu nay các công ty Internet lớn của Trung Quốc như: Tencent, Alibaba.com, Sohu hoàn toàn lấn lướt các công ty nước ngoài và giữ thế thống trị trong ngành thương mại điện tử trị giá 37 tỷ USD và đang tăng trưởng khá nhanh của nước này. Mỗi năm có thêm hàng chục triệu người Trung Quốc tham gia mua sắm trực tuyến và khi tham gia loại hình mua sắm này họ tạm thời xa rời các quảng cáo ở bên ngoài cửa nhà hay quảng cáo truyền thống trên truyền hình.
Cư dân mạng Trung Quốc dự kiến sẽ đạt con số ấn tượng 650 triệu người trong vòng 5 năm tới và tỷ lệ tham gia mua sắm trực tuyến sẽ tăng từ 9% trong năm 2009 lên 19% vào năm 2012.
Đội ngũ cư dân mạng trẻ trung của Trung Quốc tiếp cận thương mại điện tử một cách nhanh chóng. Trong số này khoảng 39% là sinh viên đại học và 49% là những người mới đi làm có tham gia mua sắm trực tuyến, với mức chi trung bình 294 USD/người trong năm 2008.
Phó chủ nhiệm Văn phòng thông tin Quốc vụ viện Trung Quốc Tiền Tiểu Thiên cho biết bán hàng qua mạng ở Trung Quốc có thể tăng 35% mỗi năm trong thời gian tới vì có ngày càng nhiều khách hàng lên mạng và xuất hiện các hình thức giao dịch thuận tiện hơn như mạng di động.
Nhà phân tích Lưu Ninh thuộc công ty nghiên cứu internet BDA Trung Quốc cho rằng thương mại điện tử sẽ mở rộng tới hơn 50% mỗi năm nhờ những cải thiện về dịch vụ.
CHƯƠNG 3: BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀ PHƯƠNG HƯỚNG CHO THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI
Thực trạng thương mại điện tử ở Việt Nam hiện nay
Về ứng dụng của thương mại điện tử
Một số ứng dụng thương mại điện tử phổ biến hiện nay ở Việt nam:
Quảng cáo trên mạng
Cho đến nay, khoảng 500 doanh nghiệp Việt nam có trang web trên Internet (chiếm 1%). So với các nước phát triển, thì đây là một tỷ lệ quá thấp (ở Mỹ tỷ lệ này là 70%) nhưng với chúng ta, đó là một con số rất có ý nghĩa. Những doanh nghiệp có trang web thường là những doanh nghiệp lớn. Tuy chưa trực tiếp bán hàng nhưng với việc xây dựng trang web, các doanh nghiệp Việt nam đã tạo cho mình một văn phòng giao dịch trên mạng, chuẩn bị sẵn sàng cho các giao dịch thương mại điện tử trong thời gian tới
Ngoài ra hàng ngàn các công ty, cơ sở sản xuất, kinh doanh cũng đưa thông tin quảng cáo trên các website của các nhà cung cấp thông tin trên Internet như VDC, FPT, Netnam, Phương Nam....Khi vào bất kì trang web nào của Việt nam hiện nay, chúng ta đều thấy khá nhiều logo, banner quảng cáo của các tổ chức doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực của nền kinh tế: từ điện tử, viễn thông, tin học, sản xuất chế biến, xuất nhập khẩu, du lịch đến các cửa hàng kinh doanh, các nhà may, thậm chí cả các phòng tranh của các hoạ sĩ. Trang web càng đẹp, hấp dẫn, càng nhiều người truy cập thì càng có nhiều công ty quảng cáo.
Các nhà cung cấp dịch vụ Internet cũng đưa ra những hình thức quảng cáo rất đa dạng để thu hút các doanh nghiệp tham gia. Ngoài web, đặt logo, banner còn tổ chức các chuyên trang như Top 100, Best Ten (trên trang kinh doanh business.vnn.vn, tổ chức các hội chợ thương mại trên Internet. Các mục rao vặt trên Internet cũng rất phát triển, bạn có thể tìm mua các mặt hàng đơn lẻ trên mục rao vặt của www.fpt.vn.
Thông tin
Hiện nay có rất nhiều thông tin thương mại được cung cấp bởi các nhà cung cấp thông tin internet của Việt Nam tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.
Trên trang web www.vnn.vn của VASC cung cấp cho bạn một khối lượng thông tin khổng lồ miễn phí:
+ Trang vàng: Cung cấp thông tin về các doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực.
+ VNN guide & shoping: Cung cấp các thông tin về các dịch vụ (máy bay, taxi, giặt là, bệnh viện), về mua sắm…
+ Bản tin thị trường: Cung cấp đầy đủ thông tin về giá cả các loại hàng hóa, dịch vụ. Tỷ giá ngoại tệ, giá vàng…
+Bất động sản: Cung cấp thông tin về bất động sản tại các thành phố lớn trong cả nước.
+ Tư vấn pháp luật, tư vấn đầu tư… và nhiều thông tin khác.
Ngoài ra bạn còn tìm thấy nguồn thông tin phong phú trên hàng loạt các trang web khác như: , ...
Xuất bản
Hiện nay, xu thế xuất bản điện tử đang diễn ra phổ biến trên thế giới và đem lại nguồn doanh thu lớn cho các nhà xuất bản. ở nước ta, ngày càng có nhiều tờ báo điện tử xuất hiện trên mạng. Các toà soạn cuối cùng cũng đã nhận ra xu thế phát triển tất yếu của loại hình này. Hiện nay, việc xuất bản điện tử đơn thuần là để cung cấp thông tin, quảng bá thông tin ra nước ngoài, chưa hề có chuyện bán báo điện tử ở Việt nam, nhưng các Báo đều hy vọng rằng điều đó sẽ diễn ra cùng với sự phổ cập của Internet trong thời gian tới.
Các Báo đi đầu trong lĩnh vực này có: Nhân Dân, Thông tấn xã Việt nam, Thời báo kinh tế, Lao động, Quê hương, Thế giới...
Thanh toán
Ðây là lĩnh vực ứng dụng công nghệ Internet nhiều nhất ở nước ta cho nên có thể nói hoạt động thương mại điện tử hiện nay chủ yếu là trong lĩnh vực thanh toán và các lĩnh vực khác của ngân hàng. Ðiều đó thể hiện qua việc hệ thống ngân hàng của Việt nam đã tham gia thanh toán quốc tế thông qua việc nối mạng SWIFT.
Từ năm 1993, hệ thống ngân hàng đã bắt đầu ứng dụng công nghệ tin học vào công tác thanh toán chuyển tiền nhưng mới ở trình độ bán cơ giới bằng việc hoán chuyển chứng từ bằng giấy sang dữ liệu máy tính , để chuyển tới ngân hàng có đơn vị thụ hưởng. Kể từ khi thực hiện thanh toán qua mạng máy tính, công việc thanh toán được thực hiện nhanh, chính xác, tăng nhanh vòng quay vốn, tạo cho doanh nghiệp giảm chi phí và chủ động trong sử dụng đồng vốn. Ðối với hệ thống ngân hàng đã giảm được đáng kể lượng tiền mặt trong lưu thông kéo theo nhiều lợi ích kinh tế khác như tiết kiệm chi phí in ấn, kiểm đếm, đóng gói, vận chuyển, bảo quản,..
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn mới bắt đầu hoạt động kinh doanh đối ngoại và thanh toán quốc tế từ năm 1993. Gia nhập hệ thống SWIFT từ tháng 3 năm 1995, hiện đã có 20 chi nhành thực hiện thanh toán quốc tế qua SWIFT từ cơ sở đang mở rộng đến các chi nhánh có đủ điều kiện. Tổng số điện đã chuyển qua hệ thống SWIFT trong năm 1997 là 14.000 với tổng số tiền là 756 triệu USD.
Ngân hàng Công thương Việt nam, được đánh giá là một trong những ngân hàng dẫn đầu của Việt nam trong lĩnh vực ứng dụng, đưa tiến bộ của công nghệ thông tin vào kinh doanh ngân hàng. Hệ thống máy tính của ngân hàng đã được nối mạng từ cơ sở, các phòng tín dụng đến các chi nhánh về trung tâm diện toán của ngân hàng trung ương. Hệ thống máy tính đã giúp cho việc kinh doanh tiền tệ chặt chẽ và nhanh nhạy hơn. Gần đây, Thủ tướng chính phủ ra một văn bản cho phép sử dụng chứng từ điện tử, sau đó Thống đốc ngân hàng Nhà nước ban hành quy chế chuyển tiền điện tử. Trước đây, sau khi tập trung số liệu, lưu trữ số liệu bằng đĩa mềm thì ngân hàng Công thương vẫn cứ phục hối hay là song song làm chứng từ bằng giấy, làm như vậy rất chậm và tốn công. Tuy nhiên việc sử dụng chứng từ điện tử đối với ngân hàng cũng chưa thể hoàn thiện ngay được, vừa làm vừa rút kinh nghiệm.
Bán hàng trên mạng
Ngày 19/12/1998, Trung tâm Dịch vụ Gia tăng Giá trị (VASC) khai trương siêu thị điện tử đầu tiên tại địa chỉ Trên Cybermall bày bán khá nhiều mặt hàng và người xem có thể tự do dạo chơi trên siêu thị, chọn mua mặt hàng mà mình thích rồi đặt mua hàng. Siêu thị được thiết kế với đầy đủ các tính năng cần thiết để việc mua, bán hàng được thuận tiện, duy chỉ có chức năng thanh toán bằng tiền điện tử là không thực hiện được không phải vì khả năng kĩ thuật không cho phép mà đơn giản là hệ thống Ngân hàng Việt nam chưa áp dụng loại hình thanh toán này. Ban đầu, mọi người vào siêu thị vì tò mò, sau thấy đơn giản tiện lợi, một số đã đặt mua hàng. Mọi chuyện diễn ra thuận lợi và một số nhà cung cấp đã đăng kí bán hàng trên siêu thị khiến cho hàng hoá ngày càng trở lên phong phú.
Sau Cybermall, một số Siêu thị điện tử khác của Việt nam cũng đã ra đời như Siêu thị máy tính tại Doanh số bán hàng qua mạng còn rất khiêm tốn vì nhiều lý do nhưng điều quan trọng là người dân Việt nam đã làm quen được với một phương thức bán hàng hoàn toàn mới. Nếu như phương thức ấy được phổ biến, trở thành một thói quen, một tập quán mua bán thì thương mại điện tử sẽ hứa hẹn một tiềm năng phát triển mạnh mẽ trong những năm tới.
Ưu nhược điểm của ứng dụng thương mại điện tử tại Việt Nam
Càng ngày càng có nhiều doanh nghiệp thấy được các lợi ích của TMĐT và muốn ứng dụng TMĐT;
Thương mại điện tử đã được ứng dụng ngày càng rộng rãi để tiếp thị và quảng bá doanh nghiệp;
Việc giao kết, ký hợp đồng và thanh toán trực tuyến trong TMĐT chưa thực hiện được do thiếu một môi trường pháp lý thích hợp và các hạ tầng công nghệ tin học và viễn thông cần thiết;
Hiệu quả ứng dụng TMĐT chưa cao do các doanh nghiệp tham gia TMĐT một cách tự phát. Chính phủ chưa có sự chỉ đạo, hướng dẫn hoặc định hướng chính thức nào và chưa có chính sách khuyến khích, hỗ trợ cần thiết cho các doanh nghiệp;
Nguồn nhân lực phục vụ ứng dụng TMĐT còn thiếu và yếu.
Thực trạng của thương mại điện tử
Đến cuối năm 2003 số người truy cập Internet ở Việt Nam là khoảng 3,2 tiệu người, đến cuối năm 2004 con số này đã tăng lên gần gấp đôi, tưc khoảng 6,2 triệu người, sáu tháng sau đó đã tăng lên đến hơn 10 triệu người, chiếm gần 12,5% dân số cả nước. Dự đoán đến cuối năm 2005 số người truy cập Internet của Việt Nam có thể từ 13 đến 15 triệu người, chiếm tỷ lệ 16% - 18% dân số cả nước.
Theo thống kê của Vụ Thương mại điện tử thuộc Bộ Thương mại, đến cuối năm 2004, Việt Nam đã có khoảng 17.500 website của các doanh nghiệp, trong đó số tên miền .vn đã tăng từ 2.300 (năm 2002) lên 5.510 (năm 2003) và 9.037 (năm 2004).
Năm 2003, 2004 là năm các website sàn giao dịch B2B (marketplace), các webside rao vặt, các siêu thị trực tuyến B2C… đua nhau ra đời. Tuy nhiên, các website này vẫn còn phát triển hạn chế, chưa có website nào thực sự phát triển đột phá vì nhiều nguyên nhân. Những mặt hàng được bán phổ biến trên mạng ở Việt Nam hiện nay gồm: hàng điện tử, kỹ thuật số, sản phẩm thông tin (sách điện tử, CD, VCD, nhạc…), thiệp, hoa, quà tặng, hàng thủ công mỹ nghệ. Các dịch vụ ứng dụng thương mại điện tử nhiều như: du lịch, tư vấn, CNTT, dịch vụ thông tin (thông tin dịch vụ, thông tin chuyên ngành…) giáo dục và đào tạo…
Theo số liệu thống kê năm 2006 của Bộ Thương mại trên hơn 1200 doanh nghiệp Việt Nam, có tới 92% doanh nghiệp đã kết nối Internet và 40% doanh nghiệp có website (chủ yếu là mô hình B2B). Trong số 40% doanh nghiệp có website này có tới 81% sử dụng đường truyền băng thông rộng (ADSL trở lên). Bộ thương mại dự kiến đến năm 2010 sẽ có 80% doanh nghiệp tham gia thương mại điện tử và 10% trong doanh nghiệp sẽ sử dụng các dịch vụ thanh toán trực tuyến. Nhưng theo ông Nguyễn Thanh Hưng (Vụ trưởng Vụ Thương mại điện tử, Bộ Thương mại), con số này sẽ tăng nhanh hơn so với mức dự kiến ban đầu đó. Hiện nay đã có 52 trên 63 tỉnh thành của Việt Nam có web site xúc tiến thương mại riêng. Năm cơ quan cấp Bộ được đánh giá có chỉ số sẵn sàng CNTT rất cao là Bộ Thương mại, Bộ Bưu chính Viễn thông, Bộ Tài chính, Bộ Giao thông Vận tải và Ngân hàng Trung ương.
Tính đến hết tháng 6/2009, toàn quốc có trên 21,62 triệu người dùng Internet, đạt mật độ 25,31%, số thuê bao Internet băng rộng đạt 2,4 triệu.
Quan điểm của doanh nghiệp về tác dụng của website
Tác dụng của Website đối với Doanh nghiệp
Điểm (0 là thấp nhất, 4 là cao nhất)
Xây dựng hình ảnh công ty
3,2
Mở rộng kênh tiếp xúc với khách hàng hiện có
2,9
Thu hút khách hàng mới
2,6
Tăng lợi nhuận và hiệu quả hoạt động
2,0
Tăng doanh số
1,9
Nhìn chung, việc phát triển thương mại điện tử hiện nay ở Việt Nam còn mang tính tự phát, chưa được dịnh hướng bởi chính phủ và các cơ quan chuyên môn nhà nước. Do đó, sự đầu tư cho thương mại điện tử ở mỗi doanh nghiệp phụ thuộc vào tầm nhìn, quan điểm của lãnh đạo doanh nghiệp.
Để thương mại điện tử phát triển, cần nhiều yếu tố thúc đẩy, làm nền tảng như:
Cơ sở hạ tầng công nghệ
Số người truy cập Internet, chi phí truy cập Internet
Nhân lực chuyên môn
Kiến thức thương mại điện tử về phương diện kinh doanh, chiến lược, và nhận thức của nhà đầu tư
Nhận thức của cộng đồng
Vai trò lãnh đạo của nhà nước
Luật.
Một số sàn thương mại điện tử ở Việt Nam
STT
Tên và địa chỉ Webside
Nội dung hoạt động
1
Là sàn TMĐT cho các doanh nghiệp. Nhờ tiện ích cung cấp bởi sàn này, các doanh nghiệp có thể mua, bán và quảng cáo, giới thiệu sản phẩm của mình.
2
Là sàn giao dịch TMĐT, cung cấp các tiện ích để các tổ chức, cá nhân tham gia TMĐT.
3
Cung cấp thông tin về chào hàng (chủ yếu là ngoài nước) nhằm hỗ trợ doanh nghiệp trong nước xuất khẩu. Doanh nghiệp muốn tham gia phải đăng ký vào website này.
4
Là sàn giao dịch TMĐT cung cấp các tiện ích cho các tổ chức, cá nhân tham gia TMĐT.
5
GolMart là siêu thị chuyên mua bán, cung cấp vật tư, máy móc trang thiết bị-đồ dùng văn phòng, hàng điện tử, văn phòng phẩm, hàng tiêu dùng… cho các văn phòng, công ty và gia đình.
6
Là một sàn giao dịch TMĐT cung cấp tiện ích cho các tổ chức, cá nhân ứng dụng TMĐT.
7
Website mua bán đấu giá trực tuyến theo kiểu Ebay đầu tiên tại Việt Nam. Các tổ chức, cá nhân có thể đấu giá bán, đấu giá mua và bán theo lô qua Website này.
8
Website chỉ dẫn thông tin địa lý, tư vấn quy hoạch và kinh doanh bất động sản.
9
Là website bán sách, văn phòng phẩm. Thiết kế đẹp, hoàn chỉnh. Có phương thức giao nhận hàng, thanh toán phù hợp với điều kiện thực tế ở Việt Nam. Là một kho dữ liệu phong phú về tác giả - tác phẩm.
10
NetAsie Shopping giới thiệu và bán một số các mặt hàng Việt Nam trên mạng: Hoa, quà tặng, sách, thư pháp...
11
Website cung cấp tin tức sự kiện mới nhất liên quan đến doanh nghiệp.
12
Website bán buôn, bán lẻ hàng hoá
13
Website bán buôn, bán lẻ hàng hoá
Bài học kinh nghiệm từ thương mại điện tử của Trung Quốc
Trên cơ sở tìm hiểu, phân tích tình hình TMĐT của Trung Quốc, ta có thể rút ra một số kinh nghiệm trong việc phát triển TMĐT ở Việt Nam hiện nay.
Về chiến lược: Nhà nước cần xây dựng và ban hành những chính sách và khung pháp lý thông thoáng, tạo một môi trường ổn định, đảm bảo tin cậy cho các hoạt động giao dịch điện tử nói chung và TMĐT nói riêng. Việc phát triển lâu dài đòi hỏi phải mở rộng thị trường ra nước ngoài. Việc mở rộng này không nên đơn thuần chỉ cung cấp một trang web đa ngôn ngữ như một số site B2B hiện nay mà phải làm cho nó phù hợp với tình hình thực tế, văn hóa của các thị trường nhắm tới.
Việc xây dựng “chợ ảo” cần phải có một chiến lược phát triển lâu dài, rõ ràng, phù hợp với tình hình phát triển của thị trường và của TMĐT. Trên cơ sở chiến lược này chúng ta cần phải đề ra được các kế hoạch phát triển cụ thể cho từng thời kỳ. Khi thành lập “chợ ảo”, việc xác định cho mình những đối tượng khách hàng phục vụ phù hợp là một trong những bài học từ Alibaba. Đối tượng khách hàng không được quá ôm đồm để không thể phục vụ chu đáo nhưng cũng không quá nhỏ để không thể mang lại một lợi nhuận lâu dài về sau.
Về khách hàng: Các dịch vụ cung cấp cho khách hàng phải đầy đủ và chu đáo. Một trong những chìa khóa dẫn đến thành công của Alibaba.com là việc công ty không để các khách hàng đăng thông tin, TradeLeads lên sàn một cách tự do. Những thông tin này sau khi được khách hàng gửi đi sẽ được một đội ngũ biên tập chỉnh sửa lại cho đẹp và phù hợp những tiêu chuẩn. Bên cạnh đó việc có khả năng phúc đáp những thắc mắc của khách hàng tối đa sau 24 giờ là một điều đáng học.
Việc đặt tên “chợ ảo” cũng là một điều đáng học hỏi từ Alibaba.com. Rõ ràng là chúng ta phải cân nhắc khi đặt tên cho “chợ”. Những cái tên dài khó nhớ như VneMart, WorldTradeB2B,… chắc chắn sẽ khó đọng lại trong đầu bằng cái tên Alibaba.
Về năng lực hoạt động: Việc xây dựng cho mình hệ thống cơ sở công nghệ riêng là một điều nên làm. Tuy rằng sẽ là tốn kém nhưng một hệ thống dữ liệu theo tiêu chuẩn sẽ giúp cho sự phát triển lâu dài của các “chợ”.
Việc chọn đối tác hoạt động cũng là một điểm cần lưu ý nữa. Các “chợ ảo” thường chỉ cung cấp các dịch vụ nằm ở thành phần đầu tiên trong chuỗi giá trị. Vì thế cần phải chọn lựa những đối tác phù hợp cung cấp các dịch vụ nằm ở thành phần tiếp theo của chuỗi giá trị. Các đối tác cần phải có năng lực góp phần cung cấp dịch vụ chất lượng cao thì mới giúp cho “chợ ảo” thêm uy tín.
Về năng lực tổ chức: Đội ngũ điều hành của “chợ” cũng cần có khả năng và uy tín. Nếu không có được những người có khả năng, uy tín để thực hiện quản lý và phát triển “chợ” thì nên tìm những người có khả năng và uy tín làm cố vấn. Điều này sẽ ít nhiều giúp cho “chợ ảo” thêm phát triển.
Về tài chính: Việc lựa chọn nhà đầu tư mang ý nghĩa sống còn. Không chỉ giúp phần tài chính duy trì hoạt động, các nhà đầu tư còn giúp cho hoạt động của “chợ” được thêm hiệu quả thông qua những tác động của họ. Alibaba sở dĩ tồn tại được khi mà chưa đem lại được lợi nhuận cũng là nhờ các nhà đầu tư.
CHƯƠNG 4: TÌM HIỂU NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH ASP
Giới thiệu về ASP
Active Server Page (ASP) do Microsoft phát triển là môi trường lập trình ứng dụng phía server (server side scripting) hỗ trợ mạnh trong việc xây dựng các ứng dụng Web. Các ứng dụng ASP rất dễ viết và sửa đổi, đồng thời có thể tích hợp các công nghệ sẵn có của Microsoft như COM, … một cách dễ dàng.
ASP được hỗ trợ mặc định khi cài đặt Internet Information Server. Để thực hiện ASP trên các môi trường khác, thì phải cài đặt một thư viện hỗ trợ ASP. Thông dụng nhất là Sun Chili!Soft.
Một trang ASP thường có một số đặc điểm sau:
Là một tập tin văn bản (text file) có phần mở rộng là .asp: phần mở rộng này sẽ giúp webserver yêu cầu trình xử lý trang asp trước khi trả về cho trình duyệt.
Ngôn ngữ script thông dụng nhất dùng để viết các mã của ASP là VBScript. Ngoài ra, ta cũng có viết các mã bằng các ngôn ngữ như: Jscript, Perl, Python, … nếu trên webserver có cài đặt các bộ xử lý ngôn ngữ này.
Các đoạn mã viết trong trang ASP sẽ được các bộ xử lý ngôn ngữ trên webserver xử lý tuần tự từ trên xuống dưới. Kết quả của việc xử lý này là trả về trang HTML cho webserver và webserver sẽ gửi trang này về cho trình duyệt. Đó là lý do tại sao tại trình duyệt ta không thể thấy được các đoạn mã chương trình đã được viết trong trang ASP.
Một trang ASP thông thường gồm bốn thành phần:
Dữ liệu văn bản
Các tag HTML
Các đoạn mã chương trình phía client đặt trong cặp tag và
Mã chương trình ASP được đặt trong cặp tag
Ba thành phần đầu là cấu trúc của một trang HTML thông thường, do đó có thể xem một trang ASP là một trang HTML được nhúng thêm phần xử lý viết bằng mã ASP.
Để có thể viết được một chương trình bằng ASP thì phải biết:
Cách khai báo và sử dụng các biến.
Cách viết các cấu trúc điều khiển như lệnh điều kiện, lệnh lặp, …
Cách viết hàm, thủ tục, …
Cách sử dụng các hàm thư viện cơ bản hỗ trợ cho việc nhập, xuất dữ liệu.
Các hàm thư viện hỗ trợ cho các thao tác phức tạp khác như truy xuất tới cơ sở dữ liệu, hệ thống tập tin, các tiện ích của hệ thống, …
Một số cú pháp của VBScript
Response.write: Dùng để gửi một nội dung về cho trình duyệt.
Biến: Dùng để lưu trữ thông tin. Biến có phạm vi cục bộ, nếu nó được khai báo bên trong một hàm hay thủ tục thì nó chỉ có tác dụng trong hàm hay thủ tục đó, nếu nó khai báo trong toàn trang ASP thì tác dụng của nó sẽ có phạm vi trong toàn trang ASP, tuy nhiên không có tác dụng trong trang ASP khác.
Rẽ nhánh: If, Select case … else … end select.
Lặp:
+ For … Next: Vòng lặp có số lần lặp xác định
<%dim i
For i=1 to 10
Response.write i
Next
%>
+ Do while … Loop: Vòng lặp có số lần lặp không xác định
<% dim i
i=1
Do while i<=10
Response.write i
i=i+1
Loop
%>
+ While … Wend: Vòng lặp có số lần lặp không xác định
<% dim i
i=1
while i<=10
Response.write i
i=i+1
Wend
%>
+ Do … Loop Until: Vòng lặp có số lần lặp không xác định
<%
i=1
do
Response.write i
i=i+1
Loop until i>10
%>
Thủ tục: Thực hiện một nhóm các câu lệnh. Cấu trúc để viết một thủ tục:
<%Sub tenthutuc (thamso)
‘Phần thân của thủ tục
End sub
%>
Hàm: Sẽ trả về một kết quả. Cấu trúc của một hàm:
<%Function TenFunction(thamso)
‘Phần nội dung của hàm
End Function
%>
Thẻ định hướng #include: Dùng để trộn mã nguồn từ một file asp này vào một file asp khác trước khi server thực thi nó, với cú pháp:
Các đối tượng căn bản trong ASP
Đối tượng Request
Request cho phép lấy về các thông tin từ client. Một số lệnh request thường dùng:
+ Request.QueryString: Cho phép server lấy về các giá trị được gửi từ người dùng qua URL hoặc form (method GET).
+ Request.Form: Cho phép server lấy về các giá trị được gửi từ người dùng qua form (method POST).
Đối tượng Response
Response dùng để gửi các đáp ứng của server cho client. Thường dùng một số lệnh Response sau:
+ Response.write: đưa thông tin ra màn hình trang web
+ Response.redirect: chuyển xử lý sang một trang asp khác
+ Response.end: ngừng xử lý các script.
Đối tượng Session
Session là một phiên làm việc giữa từng người dùng và web server, nó bắt đầu khi người đó lần đầu tiên truy cập tới một trang web trong website và kết thúc khi người đó rời khỏi website hoặc không tương tác với website trong khoảng thời gian nhất định. Giá trị của biến kiểu session có phạm vi trong tất cả các trang ASP của ứng dụng, nhưng không có tác dụng đối với phiên làm việc khác.
Sử dụng database với ASP
Đối tượng Connection
Cho phép tạo kết nối đến một database.
Các bước sử dụng Connection:
Khai báo đối tượng Connection
Khởi tạo
Tạo chuỗi kết nối
Mở connection với chuỗi kết nối trên
Sử dụng connection
Đóng và hủy connection
Đối tượng Recordset
Đối tượng Recordset thường dùng để xem, thêm, sửa, xóa các bản ghi trong bảng dữ liệu của database. Nó trỏ đến tập hợp các bản ghi là kết quả trả về từ câu lệnh select.
Các bước sử dụng đối tượng Recordset:
Khai báo đối tượng Recordset
Khởi tạo
Tạo sql query
Mở recordset với chuỗi sql query và connection đã mở
Sử dụng recordset
Đóng và hủy recordset
Sử dụng ASP để tạo Demo của chương trình quản lý hàng hóa
Một số đoạn code chính:
Connection:
<%
set conn=server.createObject("ADODB.connection")
strconn="provider=Microsoft.jet.oledb.4.0;data source="&server.mappath("hanghoa.mdb")
conn.open strconn
set rs=server.createObject("ADODB.recordset")
%>
Default.asp:
Hang hoa
Xoa
Sua
ID
Ten hang
Ngay nhap
Gia nhap
Ghi Chu
<%
strSQL="Select * from hanghoa"
rs.open strSQL,conn,1,3
while not rs.eof%>
">
" checked name="rdosua">
<%
rs.movenext
wend
rs.close
%>
Xuly_default.asp:
<%
if request.form("cmdthem")"" then
'response.redirect("them.asp")
%>
<%
end if
%>
<%
if request.form("cmdsua")"" then
%>
<%
end if
%>
<%
if request.form("cmdxoa")"" then
%>
<%
end if
%>
Them.asp:
Them hang hoa
id
ten hang
gia nhap
Ngay nhap
selected value="">
selected value="">
selected value="">
Ghi chu
Xuly_them.asp:
<%
strSQL="Select * from hanghoa"
rs.open strSQL,conn,1,3
rs.addnew
rs.fields("id")=request.form("txtid")
rs.fields("tenhang")=request.form("txttenhang")
strNS=request.form("optngay") & "/" & request.form("optthang") &"/"&request.form("optnam")
rs.fields("ngaynhap")=cdate(strNS)
rs.fields("gianhap")=request.form("txtgianhap")
rs.fields("ghichu")=request.form("txtghichu")
rs.update
rs.close
response.redirect("default.asp")
%>
Sua.asp:
<%
session("id")=request.form("rdosua")
strSQL="Select * from Hanghoa where id='"&request.form("rdosua")&"'"
rs.open strSQL,conn,1,3
%>
Sua hang hoa
id
ten hang
">
gia nhap
">
Ngay nhap
selected value="">
selected value="">
selected value="">
Ghi chu
Xuly_sua.asp:
<%
strSQL="Select * from hanghoa where id='"&session("id")&"'"
rs.open strSQL,conn,1,3
rs.fields("tenhang")=request.form("txttenhang")
strNS=request.form("optngay") & "/" & request.form("optthang") &"/"&request.form("optnam")
rs.fields("ngaynhap")=cdate(strNS)
rs.fields("gianhap")=request.form("txtgianhap")
rs.fields("ghichu")=request.form("txtghichu")
rs.update
rs.close
response.redirect("default.asp")
%>
Xoa.asp:
<%
for i=1 to request.form("chkxoa").count
if request.form("chkxoa")(i)"" then
strSQL="Select * from hanghoa where id='"&request.form("chkxoa")(i)&"'"
rs.open strSQL,conn,1,3
rs.delete
rs.close
end if
next
response.redirect("default.asp")
%>
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Báo cáo (2003) về: Hiện trạng ứng dụng thương mại điện tử ở Việt Nam, cục CNTT và TMĐT, Bộ Thương mại.
Lê Đình Duy (2001), Thiết kế và lập trình ứng dụng web bằng ASP, NXB Thống kê.
TS. Trần Văn Hòe (2010), Giáo trình thương mại điện tử căn bản, Đại học kinh tế Quốc dân, NXB Tài Chính.
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Thương mại điện tử Trung Quốc và bài học cho Việt Nam Tạo modul quản lý hàng hóa sử dụng ASP.doc