Đề tài Tìm hiểu ảnh hưởng của số lần cấy chuyển và phương thức cấy chuyển đến hệ số nhân và chất lượng cây invitro trên giống chuối Tiêu Hồng

PHẦN I: MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề: Cây chuối được nhân giống theo phương pháp truyền thống (tách chồi) thường sinh trưởng kém, phát triển chậm, cây không đồng đều, lâu cho thu hoạch, thu hoạch không tập trung. Phương pháp nhân giống này thường làm cây con bị mắc bệnh virus rất nguy hiểm dẫn đến tình trạng thoái hoá giống cao. Hiện nay người dân thường sử dụng cây con chuối được nhân từ phương pháp nuôi cấy mô, đặc biệt phổ biến ở những vùng trồng chuối lớn, tập trung. Từ 1 củ chuối, thông qua phương pháp nuôi cấy mô sau 1 năm có thể sản xuất được tới 2.000 cây chuối con sạch bệnh và chất lượng cao để trồng ra vườn sản xuất. Cây chuối nuôi cấy mô được trồng trong túi bầu nhỏ gọn nên dễ vận chuyển đi xa an toàn. Trồng bằng cây giống nuôi cấy mô cho tỷ lệ sống cao, cây sinh trưởng nhanh, phát triển mạnh, đồng đều, thời gian từ lúc trồng đến thu hoạch được rút ngắn. Tính đồng nhất của giống chuối nuôi cấy mô giúp chúng ta có thể điều khiển được thời gian ra hoa và thời gian thu hoạch cũng như tăng năng suất và chất lượng trái. Thông qua phương pháp nuối cấy mô người ta tạo ra 1 cây con giống hoàn toàn sạch bệnh, đặc biệt là với các bệnh do virus gây ra. Theo tổng kết của các nhà khoa học và thực tế sản xuất ở một số địa phương có diện tích trồng chuối tập trung lớn như Đồng Nai, Lâm Đồng và TP. Hồ Chí Minh cho thấy trồng chuối nuôi cấy mô sạch bệnh có khả năng làm tăng năng suất từ 15- 20%. Ưu thế lớn nhấtcủa giống chuối này là cây ra hoa đồng nhất, buồng chuối đồng đều, chất lượng đồng hạng, thu hoạch đồng loạt, giá trị đồng dạng nên bán được giá cao nhất. Tuy nhiên hiện nay phương pháp nhân giống chuối bằng kỹ thuật nuôi cấy mô còn tồn tại một số nhược điểm. Nhưng nhược điểm lớn nhất thường gặp là có xuất hiện một tỷ lệ nhất định thể biến dị không mong muốn. Theo một số tài liệu cho thấy khi số lần cấy chuyển càng nhiều thì tỷ lệ biến dị càng cao. Tuy nhiên tỷ lệ biến dị này còn phụ thuộc vào từng giống, loài. Để góp phần hoàn thiện quy trình nhân giống invitro cây chuối chúng tôi tiến hành đề tài: “Tìm hiểu ảnh hưởng của số lần cấy chuyển và phương thức cấy chuyển đến hệ số nhân và chất lượng cây invitro trên giống chuối Tiêu Hồng. ” MỤC LỤC PHẦN I: MỞ ĐẦU 1 1.1. Đặt vấn đề: 1 1.2. Mục tiêu - ý nghĩa của đề tài nghiên cứu. 2 1.2.1. Mục tiêu. 2 1.2.2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn. 2 1.3. Địa điểm nghiên cứu. 2 1.3.1. Thời gian nghiên cứu. 2 1.3.2. Địa điểm nghiên cứu. 2 PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3 2.1 Một số nét sơ lược về cây chuối 3 2.1.1 Giới thiệu về cây chuối 3 2.1.2. Phân loại và phân bố. 3 2.1.2 Giá trị dinh dưỡng và giá trị thương phẩm của cây chuối 5 2.2.2. Giá trị thương phẩm 7 2.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ chuối trong và ngoài nước. 8 2.2.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ chuốii 8 2.2.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ chuối tại Việt Nam 10 2.3 Tình hình nghiên cứu và sản xuất giống chuối Tiêu Hồng tại Việt Nam 11 PHẦN III: VẬT LIỆU - NỘI DUNG - PHƯƠNG PHÁP. 15 NGHIÊN CỨU 15 3.1. Vật liệu nghiên cứu. 15 3.2. Nội dung nghiên cứu. 15 3.2.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của số lần cấy chuyển đến chất lượng cây chuối Tiêu Hồng giai đoạn invitro. 15 3.2.2. Nghiên cứu ảnh hửơng của phương thức cấy mẫu đến hệ số nhân chồi của giống chuối Tiêu Hồng giai đoạn invitro. 15 3.3. Phương pháp nghiên cứu. 15 3.3.1 Phương pháp bố trí thí nghiệm 15 3.3.2. Điều kiện thí nghiệm: 16 3.3.3. Cách tính các chỉ tiêu. 17 3.3.4. Phương pháp xử lý số liệu thí nghiệm 18 PHẦN IV: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 19 4.1. Ảnh hưởng của số lần cấy chuyển đến chất lượng cây chuối Tiêu Hồng giai đoạn invitro: 19 4.2. Ảnh hưởng của phương thức cấy mẫu đến hệ số nhân chồi của giống chuối Tiêu Hồng giai đoạn invitro: 31 PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 39 5.1. Kết luận. 39 5.2. Đề nghị 39 TÀI LIỆU THAM KHẢO 40

doc43 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3408 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tìm hiểu ảnh hưởng của số lần cấy chuyển và phương thức cấy chuyển đến hệ số nhân và chất lượng cây invitro trên giống chuối Tiêu Hồng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC PHẦN I: MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề: Cây chuối được nhân giống theo phương pháp truyền thống (tách chồi) thường sinh trưởng kém, phát triển chậm, cây không đồng đều, lâu cho thu hoạch, thu hoạch không tập trung. Phương pháp nhân giống này thường làm cây con bị mắc bệnh virus rất nguy hiểm dẫn đến tình trạng thoái hoá giống cao. Hiện nay người dân thường sử dụng cây con chuối được nhân từ phương pháp nuôi cấy mô, đặc biệt phổ biến ở những vùng trồng chuối lớn, tập trung. Từ 1 củ chuối, thông qua phương pháp nuôi cấy mô sau 1 năm có thể sản xuất được tới 2.000 cây chuối con sạch bệnh và chất lượng cao để trồng ra vườn sản xuất. Cây chuối nuôi cấy mô được trồng trong túi bầu nhỏ gọn nên dễ vận chuyển đi xa an toàn. Trồng bằng cây giống nuôi cấy mô cho tỷ lệ sống cao, cây sinh trưởng nhanh, phát triển mạnh, đồng đều, thời gian từ lúc trồng đến thu hoạch được rút ngắn. Tính đồng nhất của giống chuối nuôi cấy mô giúp chúng ta có thể điều khiển được thời gian ra hoa và thời gian thu hoạch cũng như tăng năng suất và chất lượng trái. Thông qua phương pháp nuối cấy mô người ta tạo ra 1 cây con giống hoàn toàn sạch bệnh, đặc biệt là với các bệnh do virus gây ra. Theo tổng kết của các nhà khoa học và thực tế sản xuất ở một số địa phương có diện tích trồng chuối tập trung lớn như Đồng Nai, Lâm Đồng và TP. Hồ Chí Minh cho thấy trồng chuối nuôi cấy mô sạch bệnh có khả năng làm tăng năng suất từ 15- 20%. Ưu thế lớn nhấtcủa giống chuối này là cây ra hoa đồng nhất, buồng chuối đồng đều, chất lượng đồng hạng, thu hoạch đồng loạt, giá trị đồng dạng nên bán được giá cao nhất. Tuy nhiên hiện nay phương pháp nhân giống chuối bằng kỹ thuật nuôi cấy mô còn tồn tại một số nhược điểm. Nhưng nhược điểm lớn nhất thường gặp là có xuất hiện một tỷ lệ nhất định thể biến dị không mong muốn. Theo một số tài liệu cho thấy khi số lần cấy chuyển càng nhiều thì tỷ lệ biến dị càng cao. Tuy nhiên tỷ lệ biến dị này còn phụ thuộc vào từng giống, loài. Để góp phần hoàn thiện quy trình nhân giống invitro cây chuối chúng tôi tiến hành đề tài: “Tìm hiểu ảnh hưởng của số lần cấy chuyển và phương thức cấy chuyển đến hệ số nhân và chất lượng cây invitro trên giống chuối Tiêu Hồng. ” 1.2. Mục tiêu - ý nghĩa của đề tài nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu - Đánh giá được số lần cấy chuyển thích hợp để nâng cao chất lượng cây chuối Tiêu Hồng giai đoạn invitro. - Đánh giá được phương thức cấy chuyển thích hợp để nâng cao hệ số nhân cho giống chuối Tiêu Hồng giai đoạn invitro. 1.2.2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn - Ý nghĩa khoa học: Đề tài góp phần hoàn thiện quy trình nhân giống cây chuối Tiêu Hồng bằng kỹ thuật nuôi cấy mô nhằm nâng cao chất lượng cây giống. - Ý nghĩa thực tiễn: Thành công của đề tài sẽ được sử dụng làm nguồn tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu khác đồng thời sẽ được ứng dụng trong việc nhân giống chuối Tiêu Hồng nhằm hạn chế tỷ lệ biến dị trong nuôi cấy. 1.3. Địa điểm nghiên cứu 1.3.1. Thời gian nghiên cứu Các thí nghiệm được tiến hành từ ngày 25/02/2011 đến ngày20/05/2011. 1.3.2. Địa điểm nghiên cứu - Địa điểm nghiên cứu: Khoa công nghệ sinh học – Trường đại học Nông Lâm Bắc Giang. PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1 Một số nét sơ lược về cây chuối 2.1.1 Giới thiệu về cây chuối 2.1.1.1 Nguồn gốc Theo phân loại của Võ Văn Chi (1978) các loài chuối thuộc ngành Ngọc Lan (Mangolophya), lớp Hành (Liliopsida), phân lớp Hành (Lilidae), bộ Gừng (Zingibereles), họ Chuối (Musacea). Họ chuối gồm 2 chi với 70 loài, trong đó: chi Ensete gồm 10 loài, phân bố chủ yếu vùng Châu Phi; chi Musa gồm 60 loài phân bố ở các vùng nhiệt đới [2]. Cây chuối có nguồn gốc từ Đông Nam Á, sau đó được di thực sang Châu Úc rồi tới các nước Trung và Nam Mỹ. Một số tác giả còn cho rằng từ Đông Nam Á cây chuối được chuyển qua Madagasca vào lục địa Châu Phi, sau đó tới các đảo Canari và Santodomigo. 2.1.2. Phân loại và phân bố Theo Simmond N. W., (1962) số lượng giống chuối hiện trồng trên thế giới là 100 - 300 giống và tất cả các giống chuối ăn được đều thuộc nhóm Eumusa, được hình thành do sự kết hợp di truyền giữa 2 loài chuối dại là Musacea.acuminata (A) và Musacea.balbisiana (B), trong đó, những kiểu gen đều có gen A và gen B, bên cạnh một số ít ngoại lệ. Đại bộ phận các giống chuối hiện nay là tam bội thể (AAA, AAB, ABB), nhị bội thể (AA, AB, BB),còn tứ bội thể thì rất hiếm (chỉ một số giống ở Thái Lan) [12]. Theo hệ thống phân loại của Simmond N. W., dựa trên cơ sở số lượng nhiễm sắc thể và cho điểm các đặc điểm hình thái của 2 loài Musacea.acuminata (A) và Musacea.balbisiana (B) theo 15 đặc điểm thực vật học. Hệ thống phân loại này các giống chuối hiện nay được phân nhóm theo kiểu gen như sau (dẫn theoNguyễn Thị Việt Nga(1996)) [5]. Nhóm 1: Kiểu gen AA Trong nhóm này có các giống: chuối Ngự, chuối Cau, chuối Pisang Mas (Malaixia), Ladies Finger (Hawai), các giống này thường có quả nhỏ, vỏ mỏng, chất lượng cao, năng suất thấp, kháng bệnh Panama nhưng mẫn cảm với Sigatoka. Nhóm 2: Kiểu gen AAA Trong nhóm này có các giốngchuối Tiêu: Pingsa Embun (Malaixia), Chinese (Hawai),…. Các giống thuộc nhóm này có năng suất, chất lượng tốt được trồng phổ biến ở nhiều nước. Ngoài ra, dễ tiêu thụ và xuất khẩu, thích hợp với trồng ở vùng vĩ tuyến cao, mùa đông lạnh, có khả năng kháng bệnh Panama nhưng mẫn cảm với Sigatoka. Nhóm 3: Kiểu gen ABB Nhóm này bao gồm rất nhiều chủng loại đa số là chuối ưa nóng như chuối Tây, chuối Sứ, chuối Sừng, chuối Bom… Những giống này có chứa nhiều tinh bột. Tuy nhiên, ở Việt Nam chỉ trồng để ăn tươi đôi khi nấu chín, hoặc chiên. Nhóm này có đặc điểm là cây cao, sinh trưởng khoẻ, không kén đất có thể trồng không tưới, không bón phân trên những đồi dốc mới khai phá (đặc biệt là chuối Bom). Ngoài ra, thân non, hoa chuối ít bị vị chát có thể dùng ăn sống như chuối Tây. Nhóm 4: Kiểu gen BB Đại diện nhóm này là chuối Hột, cây sinh trưởng khoẻ, chịu bóng, chịu hạn khá, chống chịu sâu bệnh rất tốt, quả có nhiều hạt, nhiều tinh bột, thân dùng làm rau sống có chất lượng cao. Theo hệ thống phân loại của Simmond N. W., chi Eumusa gồm 9 - 10 loài, số lượng nhiễm sắc thể cơ sở là 11, số lượng giống lên tới 131 và phân bố như sau: Musaceae Musa Ensete Australimusa Callimusa Eumusa Ingentinusa Zingiberaceae Marantaceae Rhodochiamys Bảng 2.1. Phân loại và sự phân bố của các chi thuộc Musa Chi Số nhiễm sắc thể cơ sở Số loài Phân bố Australimusa 10 5 - 6 Queensland đến Philipin Callimusa 10 5 - 6 Đông Dương và Indonesia Eumusa 11 9 - 10 Nam Ấn Độ đến Nhật Bản Rhodochiamys 11 5 - 6 Ấn Độ đến Đông Nam Á Ingentinusa 14 1 New Guinea 2.1.2 Giá trị dinh dưỡng và giá trị thương phẩm của cây chuối 2.1.2.1 Giá trị dinh dưỡng Chuối là một trong 5 loại quả trao đổi chủ yếu trên thị trường thế giới, bên cạnh giá trị là loại quả cho khối lượng sản phẩm lớn, chuối còn có hàm lượng dinh dưỡng khá cao, tại một số nước Châu Á, Châu Phi, chuối là loại lương thực chủ yếu, được sử dụng như khoai tây ở các nước có khí hậu ôn đới [4]. Theo Anon (1963), thành phần dinh dưỡng trong quả tính theo trọng lượng tươi và khô đối với chuối ăn và chuối nấu như sau [3]. Bảng 2.2. Thành phần dinh dưỡng trong quả chuối ăn tươi và chuối nấu Thành phần Chuối ăn tươi (%) Chuối nấu (%) Theo trọng lượng tươi Theo trọng lượng khô Theo trọng lượng tươi Theo trọng lượng khô Nước 75,7 66,4 Gluxit 22,2 91,4 31,2 92,8 Protein 1,1 4,5 1,1 3,3 Lipit 0,2 0,8 0,4 1,2 Tro 0,8 3,3 0,9 2,7 Trong quả chuối có một lượng vitamin khá lớn, đặc biệt là các vitamin nhóm A và C. Tuỳ thuộc vào giống, hàm lượng vitamin có thể thay đổi, các giống chuối ăn được thường giàu vitamin C và B6, còn các giống chuối trong nhóm chuối nấu lại giàu vitamin A. Nói chung, hàm lượng vitamin trong chuối phong phú và cao hơn một số loại quả khác như cam, táo…(bảng 2.3) Bảng 2.3. Hàm lượng vitamin trong một số loại quả (Theo Anon, 1963) Loại quả Caroten A (Tiền vitamin C) Thiamin (Vitamin B1) Riboflavin (Vitamin B2) Axit ascobic (Vitamin C) Chuối 0,24 0,05 0,06 10,00 Táo 0,05 0,03 0,07 5,00 - 8,00 Cam 0,04 - 0,17 0,08 0,03 - 0,05 52,00 - 53,00 Tác giả Champion J. cho rằng quả chuối có giá trị dinh dưỡng cao, thể hiện khi ăn 100 g thịt quả cho mức năng lượng 110 - 120 calo. Trong khi đó, 100g táo chỉ cho mức năng lượng 64 calo, 100 g cam cho 52 calo, 100g đào cho 45 calo… Măt khác, các thành phần dinh dưỡng trong quả chuối được cơ thể hấp thụ nhanh. Vì vậy, chuối được coi là loại quả lý tưởng cho người già, sức khỏe yếu, suy dinh dưỡng, mệt mỏi… Ngoài ra, quả chuối cũng có vị trí đặc biệt trong khẩu phần ăn giảm mỡ, Cholesteron và muối Natri…[1]. Một số phát hiện gần đây cho biết, chuối là sản phẩm có hiệu quả trong việc chữa các bệnh về phủ tạng như đường ruột… Ngoài ra, quả chuối rất có lợi cho những người nhiễm độc than chì, có tác dụng chống các vết loét gây ra bởi những người bệnh dùng thuốc aspirin và có tác dụng làm lành các vết loét này, đồng thời, trong thành phần chuối còn có đầy đủ các axit amin [3]. 2.2.2. Giá trị thương phẩm Chuối là loại quả có giá trị dinh dưỡng cao và giá thành rẻ nên chuối được tiêu thụ với số lượng lớn trên thế giới. Bên cạnh tiêu thụ quả tươi, sản phẩm chuối có thể là nguyên liệu sản xuất ra bột chuối và chuối sấy khô. Bột chuối là loại dinh dưỡng quý cho trẻ em và người già yếu, người có bệnh tiêu hóa và đây là sản phẩm có giá trị kinh tế rất cao, cụ thể như sau 1 [3]. Khô đậu tương (45% protêin) : 300 USD/tấn Bột sắn khô : 100 USD/tấn Bột chuối (cho người ) : 1000 USD/tấn Bột chuối (cho gia súc) : 110 USD/tấn Protein đậu tương : 664 USD/tấn Theo Cohen J.I, (1990) và một số tác giả, chuối sấy là một sản phẩm cho năng lượng cao, khối lượng nhẹ, dễ dàng vận chuyển và bảo quản. Ngoài ra, chuối sấy còn được sử dụng làm nguyên liệu cho sản xuất bánh kẹo, tinh dầu. Một số sản phẩm phụ của chuối như nhựa mủ… có tầm quan trọng trong sản xuất Tanin, bẹ chuối là nguyên liệu để sản xuất dây chão, lá chuối được sử dụng làm gói bọc… Ngoài ra, chuối còn làm nguyên liệu cho công nghiệp sản xuất cồn, bia, rượu… Thời gian trước, vỏ chuối trong ngành chế biến thực phẩm thường bị loại bỏ dưới dạng phế thải, điều này gây tác hại lớn đến môi trường xung quanh, không đem lại hiệu quả kinh tế, nhưng gần đây, người ta đã tạo ra được Ethanol từ vỏ chuối [11]. So với nhiều loại cây trồng khác, toàn bộ sản phẩm của cây chuối có thể làm lương thực, thực phẩm, thức ăn gia súc, thuốc nhuộm, công nghiệp chế biến thực phẩm( làm rượu, mứt) và vì lý do nào đó trong sản xuất kinh doanh, việc sản xuất quả tươi gặp trở ngại thì cũng dễ dàng sử dụng sản phẩm chuối vào những mục đích khác với trang thiết bị yêu cầu không cao như chuối sấy khô, làm bột, ủ chua… [4]. 2.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ chuối trong và ngoài nước 2.2.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ chuốii Chuối là loại quả nhiệt đới được trồng phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới, chiếm tỷ trọng đáng kể trong thương mại rau quả toàn cầu. Theo số liệu của FAO sản lượng chuối trên thế giới năm 2005 là 67,1 triệu tấn trong đó sản lượng chuối của các nước đang phát triển chiếm tới 98%, Nước có sản lượng đứng đầu là Ấn Độ (11,7 triệu tấn), tiếp đến là Brazil (6,7 triệu tấn), Trung Quốc (6,6 triệu tấn), Philippines (6,3 triệu tấn), Equador (6,1 triệu tấn), Indonexia (4,5 triệu tấn)…[13]. Việt Nam xếp thứ 12 về sản lượng với 1,3 triệu tấn. Sản lượng chuối toàn Thế giới năm 2005 được đề cập ở bảng 1. Bảng 1: Sản lượng chuối thế giới năm 2005(triệu tấn) TT Tên nước Sản lượng 1 Ấn Độ 11,710.30 2 Brazil 6,703.40 3 Trung Quốc 6,666.72 4 Philippines 6,298.23 5 Ecuador 6,118.43 6 Indonesia 4,503.47 7 Costa Rica 2,352.62 8 Mexico 2,250.04 9 Thailand 1,864.85 10 Colombia 1,764.50 11 Burundi 1,538.68 12 Việt Nam 1,344.20 13 Guatemala 1,070.54 14 Bangladesh 898.71 15 Honduras 887.07 (Nguồn: FAO Statistical Database, 2005) Xuất khẩu chuối trên thế giới tập trung cao ở các nước đang phát triển, chỉ riêng các nước Mỹ Latinh và vùng Caribe cung cấp khoảng 70% tổng số chuối xuất khẩu của cả thế giới. Bốn quốc gia đứng đầu xuất khẩu chuối vào những năm 2005 là Ecuado, Costa Rica, Philippines và Colombia chiếm khoảng 63% lượng chuối xuất khẩn trên toàn thế giới, riêng Ecuado cung cấp trên 30% lượng chuối xuất khẩu toàn cầu, tuy nhiên, lượng chuối xuất khẩu của các nước Mỹ Latin và vùng Caribean có xu hướng giảm từ sau những năm 90, trong khi đó lượng chuối xuất khẩu các nước Châu Á lại tăng lên [13]. Nơi nhập khẩu chuối nhiều nhất là liên minh Châu Âu, Mỹ và Nhật Bản, chiếm khoảng 67% khối lượng chuối nhập khẩu của thế giới vào năm 2004 [29]. Ở Châu Á nước xuất khẩu chuối nhiều nhất là Philippines, nước nhập khẩu nhiều nhất là Nhật Bản. Hiện nay, thị trường tiêu thụ chuối ăn vẫn đang được mở rộng như khu vực Bắc Đông Á, Trung Cận Đông và một số nước Tây Âu. Một số nước trước đây nhập khẩu chuối từ Châu Mỹ nay đã bắt đầu chuyển sang nhập khẩu chuối của Châu Á. Trong đó, có những khách hàng rất quan tâm đến chuối của Việt Nam và có thể mua với số lượng lớn. 2.2.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ chuối tại Việt Nam Theo số liệu thống kê năm 2005, diện tích chuối của cả nước là 103,4 nghìn ha, sản lượng xấp xỉ 1,35 triệu tấn, vùng trồng chuối lớn nhất là Đồng bằng Sông Cửu Long chiếm 30% diện tích Đồng bằng Sông Hồng 16%, khu vực Bắc Trung Bộ 16%. Tuy nhiên, diện tích trồng chuối không tập trung, với đặc điểm là cây ăn quả ngắn ngày, nhiều công dụng và ít tốn diện tích, nên chuối được trồng như một cây tận dụng đất trong các vườn cây ăn quả của các hộ gia đình. Hiện tại, một số tỉnh miền Trung và miền Nam như: Thanh Hoá, Nghệ An, Khánh Hoà, Đồng Nai, Sóc Trăng, Cà Mau có diện tích chuối từ 3000 - 8000 ha. Trong khi, các tỉnh trồng nhiều chuối ở miền Bắc như Hải Phòng, Nam Định, Phú Thọ có diện tích chuối chưa đạt 3000 ha [14] Theo tác giả Nguyễn Ngọc Kiểm trong các loại cây ăn quả thì cây chuối được trồng với diện tích rộng. Ở tất cả các tỉnh sản xuất chuối đã cơ bản đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong nước. Trong những năm tới nếu không phát triển xuất khẩu chuối thì sản xuất chuối ở nước ta sẽ tăng chậm, mặc dù tiềm năng sản xuất còn lớn. Theo tiến sĩ Rogerhford một chuyên gia nghiên cứu về trái cây Việt Nam đã nhận xét: “cái yếu nhất của ngành sản xuất trái cây Việt Nam nói chung là thiếu sự liên kết ”. Cụ thể, người sản xuất không liên hệ với người bán và cả những thành viên trong hiệp hội cũng không liên kết với nhau. Chiến lược sử dụng lợi thế nhân công rẻ đã trở nên lỗi thời, điều cần thiết là phải liên kết tạo thêm những giá trị để biến lợi thế so sánh thành lợi thế cạnh tranh. Khối lượng chuối xuất khẩu của Việt Nam rất thấp chỉ đạt khoảng 100 nghìn tấn/năm, chưa tương xứng với tiềm năng và tổng sản lượng chuối. Chuối của Việt Nam xuất khẩu sang một số nước như Australia, Nga, Hà Lan, Trung Quốc, Đức, Mông Cổ, Newziland, Mỹ... Trong đó, tập trung chủ yếu vào thị trường Trung Quốc và Nga. Tuy nhiên, thực trạng sản xuất và tiêu thụ và cây chuối Việt Nam chỉ ở quy mô nhỏ lẻ, thủ công trong thu hoạch và chế biến, xúc tiến thương mại kém, chưa khai thác được lợi thế so sánh để chuyển sang thành lợi thế cạnh tranh của ngành chuối ở Việt Nam, nên sản xuất không phát triển mạnh và không bền vững, thua kém nhiều nước trong khu vực và trên thế giới [13]. Tính đến năm 2005 lượng chuối nước ta đứng hàng thứ 12 trên thế giới, song chủ yếu là tiêu thụ trong nước sản lượng xuất khẩu còn thấp, những năm gần đây lượng chuối xuất khẩu sang Trung Quốc theo đường tiểu ngạch vào một số tỉnh miền Nam Trung Quốc ước đạt 100.000 tấn/năm và chiếm khoảng 7% sản lượng. 2.3 Tình hình nghiên cứu và sản xuất giống chuối Tiêu Hồng tại Việt Nam Các nghiên cứu về nhân giống chuối trước đây chỉ chú trọng các biện pháp kỹ thuật nhân bằng củ và tách chồi. Những kỹ thuật này hiện còn được áp dụng khá phổ biến ở nhiều vùng miền và với quy mô sản xuất nhỏ. Dù vậy kỹ thuật nhân giống vô tính chuối bằng phương pháp in vitro ở nước ta cũng thu được một số kết quả sau: Đoàn Thị Ái Thuyền và cộng sự (1993) đã đưa ra quy trình nhân giống chuối bằng phương pháp nuôi cấy mô bao gồm 5 công đoạn chính sau: đưa mẫu vào nuôi cấy → tạo và nhân nhanh chồi chuối → tạo rễ cây → ươm chuối trong vườn ươm → bầu chuối và trồng ra ruộng sản xuất. Và cũng cho biết cây chuối nuôi cấy mô ở vườn ươm 60 - 70 ngày (luống ươm 30 - 40 ngày và bầu đất 30 ngày) thì được xuất vườn, khi đó cây cao 40 - 50 cm [8]. Theo Đỗ Năng Vịnh và cộng sự (1994) cho biết tỷ lệ tái sinh dao động từ 68,42 - 92,31% do bị chi phối bởi bản chất di truyền của giống chuối và các chất bổ sung vào môi trường nuôi cấy. Hệ số nhân của chuối Tiêu cao nhất khi bổ sung BAP từ 7 - 9 mg/lít. Nước dừa không biểu hiện ảnh hưởng đến chuối Tiêu nhưng có ảnh hưởng tốt tới hệ số nhân của chuối Rừng ở lượng 10%, khi có mặt BAP với lượng 7 mg/lít [9]. Theo công bố của Nguễn Quang Thạch cho biết hoàn toàn có thể sử dụng phương pháp in vitro để nhân nhanh cây chuối, vật liệu nuôi cấy tốt nhất cho mục đích nhân nhanh là các mô chồi đỉnh và chuối có thể sử dụng kỹ thuật bóc bẹ không cần khử trùng, môi trường thích hợp cho quá trình khởi động phát sinh chồi ban đầu là môi trường MS + (5 - 7) ppm BA, môi trường nhân nhanh tương tự như môi trường khởi động nhưng sau nhiều lần cấy chuyển cần giảm hàm lượng BA thậm trí tới 0 ppm và có thể bổ sung nước dừa là 10%. Còn môi trường ra rễ tốt nhất là MS + 0,2 g/lít than hoạt tính và cũng nhận xét việc đưa cây chuối in vitro ra vườn ươm vụ hè thu là hoàn toàn thuận lợi, tỷ lệ sống đạt 100% trên cả 3 giá thể nghiên cứu là: cát, đất thịt nhẹ, đất + cát + phân chuồng [6]. Theo Đỗ Năng Vịnh và Cộng sự (1995), cây chuối nuôi cấy mô cần đưa ra luống giâm gồm 3 lớp: lớp dưới là đất dày 5cm, lớp giữa là phân chuồng ải trộn với đất cát pha tỷ lệ 1:1 dày 7cm, lớp trên cùng là cát vàng 5 -7 cm; mật độ giâm là 300 - 400 cây/m2; thời gian ở luống giâm là 30 ngày. Sau đó, chuối được đưa ra bầu đất có kích thước 7 - 10 × 10 - 15 cm; thời gian ở bầu đất từ 45 - 60 ngày, mùa đông rét có thể lâu hơn. Như vậy, tổng thời gian ở vườn ươm là 2,5 - 3 tháng hoặc lâu hơn nữa. Cũng có thể đưa thẳng cây non ra bầu đất không qua luống giâm. Đất đóng bầu có thành phần: phân hữu cơ vi sinh + cát + đất phù sa hoặc đất pha cát (tỷ lệ 1:1:1) là tốt nhất [10]. Theo Phạm Kim Thu và Đặng Thị Vân (1997), từ nghiên cứu hoàn thiện quy trình sản xuất cây giống chuối bằng phương pháp nuôi cấy mô, tác giả kết luận môi trường nuôi cấy chuối là MS (1962) có bổ sung 1 ppm Thiamin HCl đã làm tăng khả năng tái sinh chồi chuối, nền giá thể ra cây cho tỷ lệ sống cao nhất là 1/3 đất + 1/3 phân hữu cơ + 1/3 cát đen và thời vụ ra cây thích hợp từ thánh 4 đến tháng 10. Ứng dụng kết quả nghiên cứu trên đã sản xuất được hàng triệu cây giống cung cấp cho các tỉnh phía Bắc (Nam Định, Thái Bình…) [7]. Thời gian gần đây, quy trình nhân giống chuối bằng phương pháp nuôi cấy in vitro đã được chuyển giao tới nhiều cơ sở sản xuất và trong quá trình sản xuất hàng hoá, một số vấn đề đã nảy sinh và công tác nghiên cứu chuyển sang một hướng mới đó là khắc phục những hạn chế của quy trình nhân giống và sử dụng quy trình phục vụ công tác chọn tạo giống Theo đề án quy hoạch phát triển rau quả và hoa, cây cảnh đến năm 2010, tầm nhìn 2020 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, chuối được nhiều địa phương chọn làm cây trồng chủ lực. Giống chuối tiêu hồng đã được tuyển chọn, thuần hoá và nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy mô tại Viện Nghiên cứu Rau quả. Sau hơn 1 năm chuyển giao kỹ thuật trồng tại Hưng Yên, hiện mỗi cây có trung bình hơn 11 nải/buồng và số nải hữu hiệu là 9 nải tương đương 80%. Trọng lượng trung bình mỗi buồng là 30 kg. Nếu so với giống chuối tiêu đang được trồng phổ biến hiện nay thì giống chuối Tiêu Hồng sử dụng công nghệ này cho năng suất cao hơn từ 1,5 đến 1,7 lần. Đặc biệt, thời gian từ khi trồng đến khi thu hoạch chỉ từ 12 - 14 tháng, vụ thu hoạch cũng tập trung trong 3 đến 4 tuần, ngắn hơn từ 2 đến 3 tháng so với trồng chuối theo phương pháp truyền thống. Dự án xây dựng mô hình thâm canh chuối tiêu hồng công nghệ cao đang được Sở Khoa học Công nghệ mở rộng thêm gần 4 ha tại 4 xã phường: Phan Sào Nam (Phù Cừ), Ngọc Thanh (Kim Động), Nghĩa Trụ (Văn Giang), Lam Sơn (thị xã Hưng Yên). Sở đã cung cấp gần 29.000 cây giống chuối tiêu hồng và tập huấn chuyển giao kỹ thuật cho gần 200 lượt người./. PHẦN III: VẬT LIỆU - NỘI DUNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Vật liệu nghiên cứu Vật liệu nghiên cứu là chồi chuối tiêu hồng đang trong giai đoạn nhân nhanh invitro 3.2. Nội dung nghiên cứu 3.2.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của số lần cấy chuyển đến chất lượng cây chuối Tiêu Hồng giai đoạn invitro. 3.2.2. Nghiên cứu ảnh hửơng của phương thức cấy mẫu đến hệ số nhân chồi của giống chuối Tiêu Hồng giai đoạn invitro. 3.3. Phương pháp nghiên cứu 3.3.1 Phương pháp bố trí thí nghiệm + Các thí nghiệm được bố trí một cách ngẫu nhiên với 3 lần nhắc lại, mỗi lần nhắc 10 bình, mỗi bình 5 mẫu. + Các thí nghiệm được tiến hành theo các bước sau: * Thí nghiệm 1: Nghiên cứu ảnh hưởng của số lần cấy chuyển đến chất lượng cây chuối Tiêu Hồng giai đoạn invitro: Công thức I: Cấy chuyển lần thứ 6. Công thức II: Cấy chuyển lần thứ 7. Công thức III: Cấy chuyển lần thứ 8. Công thức IV: Cấy chuyển lần thứ 9. * Thí nghiệm được tiến hành qua các bước như sau: - Tách mẫu cấy đã chuẩn bị trước ra từng cụm chồi nhỏ, cấy sang môi trường nhân nhanh cụm chồi MS+1.5 ml/l BA. - Cấy chuyền sau 4-5 tuần/ lần. - Số mẫu cấy vào bình là 5 mẫu/bình. 1 công thức có 3 lần nhắc, mỗi lần nhắc 25 mẫu. - Theo dõi thí nghiệm 1 tuần/lần * Thí nghiệm 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của phương thức cấy mẫu đến hệ số nhân chồi của giống chuối Tiêu Hồng giai đoạn invitro: - Công thức I: Tách từng chồi riêng biệt rồi cấy chuyển. - Công thức II: Tách thành cụm gồm 2 chồi rồi cấy chuyển - Công thức III: Tách thành cụm gồm 3 chồi rồi cấy chuyển. * Thí nghiệm được tiến hành qua các bước như sau Tách mẫu cấy đã chuẩn bị trước ra từng cụm chồi : ° Tách từng chồi riêng biệt rồi cấy chuyển sang môi trường nhân nhanh cụm chồi MS+1.5 ml/l BA ° Tách thành cụm gồm 2 chồi rồi cấy chuyển sang môi trường nhân nhanh cụm chồi MS+1.5 ml/l BA ° Tách thành cụm gồm 3 chồi rồi cấy chuyển sang môi trường nhân nhanh cụm chồi MS+1.5 ml/l BA. - Cấy chuyền sau 4-5 tuần/ lần. - Số mẫu cấy vào bình là 5 mẫu/bình. 1 công thức có 3 lần nhắc, mỗi lần nhắc 25 mẫu. - Theo dõi thí nghiệm 1 tuần/lần 3.3.2. Điều kiện thí nghiệm: - Thí nghiệm được tiến hành trong phòng nuôi cấy mô thực vật - Môi trường nuôi cấy: môi trường cơ bản MS bổ sung thêm các chất khác nhau tùy theo từng thí nghiệm, pH 5,7. Sau 2 tuần cấy chuyền một lần - Môi tường được hấp khử trùng ở 1210C trong thời gian 18 phút. - Nhiệt độ phòng nuôi: 25 ±10C - Thời gian chiếu sáng: 16h sáng + 8h tối/ngày - Cường độ chiếu sáng 2500 lux - Thể tích môi trường trong bình nuôi cấy là 60 ml 3.3.3. Cách tính các chỉ tiêu 3.3.3.1. Phương pháp theo dõi - 7 ngày theo dõi thí nghiệm 1 lần . - Đo chiều cao chồi: Từ gốc đến búp lá dài nhất của chồi cao nhất. - Đếm số chồi: Đếm tổng số chồi và nhánh tạo ra trên một mẫu nuôi cấy ban đầu. 3.3.3.2. Các chỉ tiêu theo dõi ChiÒu cao cña chåi (cm) = Tæng chiÒu cao Tæng chåi theo dâi Sè l¸/ chåi = Tæng sè l¸ Tæng sè chåi theo dâi Sè chồi/cụm = Tæng sè chồi Tæng sè cụm theo dâi Đánh giá chất lượng chồi Sè chồi sống % = Tổng số sống Tæng sè chồi theo dâi Sè chồi chết % = Tæng sè chết Tæng sè chồi theo dâi Sè chồi bị biến dị % = Tổng số bị biến dị Tæng sè chồi theo dâi 3.3.4. Phương pháp xử lý số liệu thí nghiệm Số liệu thí nghiệm thu được xử lí bằng chương trình thống kê sinh học IRRISTAT 4.0 và EXCEL PHẦN IV: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1. Ảnh hưởng của số lần cấy chuyển đến chất lượng cây chuối Tiêu Hồng giai đoạn invitro: Trong quá trình nuôi cấy tế bào thực vật, quá trình nhân nhanh quyết định đến chất lượng cây. Để làm rõ vấn đề này chúng tôi đã tiến hành làm thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của số lần cấy chuyển đến chất lượng cây chuối Tiêu Hồng giai đoạn invitro. Thí nghiệm được tiến hành trên 4 công thức với các lần cấy chuyển từ lần thứ 6, đến lần cấy chuyển lần thứ 9 . Trong quá trình nghiên cứu, theo dõi thí nghiệm chúng tôi đã thu được các kết quả như sau: Bảng 1: Ảnh hưởng của số lần cấy chuyển đến tỷ lệ sống của chồi chuối Tiêu Hồng in vitro ( 1 tháng sau cấy chuyển) CTTN Lần cấy chuyển Tỉ lệ sống (%) Tỉ lệ chết (%) Tỉ lệ nhiễm (%) Tỉ lệ B.dị (%) I Lần thứ 6 100 0 0 26.7 II Lần thứ 7 100 0 1.3 30.7 III Lần thứ 8 98.7 1.3 4 42.7 IV Lần thứ 9 96 4 9.3 49.3 Biểu đồ 1: : Ảnh hưởng của số lần cấy chuyển đến tỷ lệ biến dị của chồi chuối Tiêu Hồng invitro ( 1 tháng sau cấy chuyển). Theo số liệu của bảng 1, chúng tôi thấy qua các lần cấy chuyển lần thứ 6 và thứ 7 cho tỷ lệ sống là 100%, bắt đầu có xuất hiện tỷ lệ chết từ lần cấy chuyển lần thứ 8 là 1.3%, lần cấy chuyển thứ 9 là 4%. Tỷ lệ chết ở lần cấy chuyển lần thứ 9 cao nhất, tỷ lệ chết ở công thức cấy chuyển lần thứ 6 và công thức cấy chuyển lần thứ 7. Từ kết quả chúng tôi có thể thấy được càng tăng lần cấy chuyển thì tỷ lệ sống càng giảm dần lần cấy chuyển thứ 6 và thứ 7 là 100% nhưng đến lần cấy thứ 8 là 98.7%, lần cấy thứ 9 là 96%. Tỷ lệ nhiễm lần cấy chuyển thứ 6 là 0%, lần cấy chuyển thứ 7 là 1.3%, lần cấy chuyển thứ 8 là 4%, lần cấy chuyển thứ 9 là 9.3%. Tỷ lệ nhiễm của công thức cấy chuyển lần thứ 6 thất nhất, công thức cấy chuyển lần thứ 9 cao nhất, gấp 2.3 lần so với công thức cấy chuyển lần thứ 8, gấp 7 lần so với công thức cấy chuyển lần thứ 7, Chỉ tiêu biến dị là chỉ tiêu mà chúng tôi đặc biệt quan tâm bởi nó là yếu tố chính ảnh hưởng đến chất lượng cây giống sau này. Tỷ lệ biến dị được thể hiện qua các công thức: Công thức cấy chuyển lần thứ 6: 26.7%, công thức cấy chuyển lần thứ 7: 30.7%, công thức cấy chuyển lần thứ 8: 42,7%, cuối cùng tỷ lệ biến dị cao nhất ở công thức cấy chuyển lần thứ 9: 49.3%. Tỷ lệ biến dị đã tăng gấp 1.85 lần so với công thức cấy chuyển lần thứ 6. Chúng tôi có thể nhận thấy công thức cấy chuyển lần thứ 6 chồi phát triển bình thường không có hiện tượng biến dị nhưng công thức cấy chuyển lần thứ 9 ta thấy xuất hiện biến dị với mức độ rất cao. Qua đây chúng tôi thấy cấy chuyển càng nhiều tỷ lệ nhiễm, chết tăng, tỷ lệ sống giảm, tỷ lệ biến dị cao. Công thức cấy chuyển lần thứ 6 Công thức cấy chuyển lần thứ 9 Hình 1: : Ảnh hưởng của số lần cấy chuyển đến tỷ lệ biến dị của chồi Công thức cấy chuyển lần thứ 6 Công thức cấy chuyển lần thứ 7 Công thức cấy chuyển lần thứ 8 Công thức cấy chuyển lần thứ 9 Hình 2: Ảnh hưởng của số lần cấy chuyển đến tỷ lệ biến dị của chồi chuối Tiêu Hồng invitro ( 1 tháng sau cấy chuyển). Bảng 2: Ảnh hưởng của số lần cấy chuyển đến sinh trưởng phát triển chồi chuối Tiêu Hồng in vitro (1 tháng sau cấy chuyển) CTTN Lần cấy chuyển Số lá/chồi Chiều cao chồi Chất lượng chồi I Lần thứ 6 3.19 3.95 ++ II Lần thứ 7 3.13 3.68 + III Lần thứ 8 2.88 3.3 + IV Lần thứ 9 2.76 2.7 + CV% 4.8 LSD0.05 0.31 Ghi chú: (+) : chồi nhỏ, ngắn, yếu, lá nhỏ, nhiều chồi biến dị (+)(+): chồi xanh mập, thân lá phát triển cân đối nhưng số chồi/mẫu ít. (+)(+)(+): chồi xanh, thân mập, lá xanh, chồi phát triền thân lá cân đối phát sinh nhiều chồi mới Biểu đồ 2: Ảnh hưởng của số lần cấy chuyển đến sinh trưởng phát triển chồi chuối Tiêu Hồng in vitro (1 tháng sau cấy chuyển) Qua bảng 2, biểu đồ 2: chúng tôi thấy có sự giảm khả năng sinh trưởng. Ở lần cấy chuyển thứ 6 trung bình số lá/chồi là 3.19, lần cấy chuyển thứ 7 là 3.13, lần cấy chuyển thứ 8 là 2.88, lần cấy chuyển thứ 9 là 2.76. Số lá phát triển ở công thức cấy chuyển lần thứ 6 gấp 1.2 lần công thức cấy chuyển lần thứ 9. Không chỉ lá bắt đầu phát triển chậm lại mà chiều cao chồi cũng giảm theo ở công thức cấy chuyển thứ 6 là 3.95(cm), cấy chuyển lần thứ 7 là 3.68(cm), cấy chuyển lần thứ 8 là 3.3(cm), cấy chuyển lần thứ 9 là 2.7(cm). Chiều cao giảm rõ, công thức cấy chuyển lần thứ 6 gấp 1.5 lần công thức cấy chuyển lần thứ 9. Từ các kết quả trên dẫn đến việc chất lượng chồi giảm từ (+)(+) chồi xanh mập, thân lá phát triển cân đối nhưng số chồi/mẫu ít, xuống (+) : chồi nhỏ, ngắn, yếu, lá nhỏ, nhiều chồi biến dị. Qua kết quả có được chúng tôi nhận thấy rõ mức độ ảnh hưởng của số lần cấy chuyển đến sinh trưởng phát triển chồi. Ở công thức cấy chuyển lần thứ 6: lá xanh chồi phát triển cân đối. Công thức cấy chuyển lần thứ 7: lá xanh, chồi nhỏ phát triển cân đối, công thức cấy chuyển lần thứ 8: lá xanh nhạt, chồi nhỏ yếu, lá nhỏ, công thức cấy chuyển lấn thứ 9: chồi nhỏ, ngắn, yếu, lá nhỏ, chồi phát triển không cân đối, nhiều chồi biến dị. Cùng từ kết quả trên chúng tôi đưa ra kết luận chung: càng cấy chuyển nhiều lần thì chất lượng chồi ngày càng kém, chồi phát triển chậm. Công thức cấy chuyển lần thứ 6 Công thức cấy chuyển lần thứ 7 Công thức cấy chuyển lần thứ 8 Công thức cấy chuyển lần thứ 9 Hình 3: Ảnh hưởng của số lần cấy chuyển đến hệ số nhân chồi chuối Tiêu Hồng in vitro (1 tháng sau cấy chuyển) Bảng 3:Ảnh hưởng của số lần cấy chuyển đến hệ số nhân chồi chuối Tiêu Hồng in vitro (1 tháng sau cấy chuyển) CTTN Lần cấy chuyển Số mẫu cấy Số mẫu phát sinh chồi Hệ số nhân chồi I Lần thứ 6 75 47 2.48 II Lần thứ 7 75 43 2.15 III Lần thứ 8 75 41 2.1 IV Lần thứ 9 75 33 1.78 CV% 4.1 LSD0.05 0.16 Biểu đồ 3:Ảnh hưởng của số lầ cấy chuyển đến hệ số nhân chồi chuối Tiêu Hồng in vitro (1 tháng sau cấy chuyển) Từ bảng 3 chúng tôi tiến hành thí nghiệm gồm 4 công thức 3 lần nhắc lại. Mỗi lần nhắc là 25 mẫu/5bình. 1 công thức có số mẫu cấy là 75 mẫu. Từ bảng chúng tôi nhận thấy số mẫu phát sinh chồi của các công thức như sau: công thức cấy chuyển lần thứ 6: 47 mẫu, công thức cấy chuyển lần thứ 7: 43 mẫu, công thức cấy chuyển lần thứ 8: 41 mẫu, công thức cấy chuyển lần thứ 9: 33 mẫu. Số mẫu phát sinh chồi của công thức cấy chuyển lần thứ 9 giảm 1.4 lần so với công thức cấy chuyển lần thứ 6. Hệ số nhân chồi giảm dần qua các lần cấy chuyển. Cao nhất là công thức cấy chuyển lần thứ 6 với hệ số nhân chồi đạt 2.48, sau đó là công thức cấy chuyển lần thứ 7 hệ số tương ứng là 2.18 và công thức cấy chuyển lần thứ 8 hệ số nhân : 2.1. Đến công thức cấy chuyển lần thứ 9 thì hệ số giảm rõ rệt với hệ số nhân chồi chỉ còn 1.78 vậy so với công thức cấy chuyển lần thứ 6 giảm 72% hệ số nhân chồi. Từ đó chúng tôi đưa ra kết luận chung: khi tăng lần cấy chuyển thì số mẫu phát sinh chồi cũng giảm đồng thời hệ số nhân chồi giảm. Bảng 4: Động thái tăng trưởng số chồi chuối Tiêu Hồng in vitro CTTN Phương thức cấy 1 tuần sau cấy chuyển 2 tuần sau cấy chuyển 3 tuần sau cấy chuyển 4 tuần sau cấy chuyển I Lần thứ 6 1.08 1.52 1.82 2.48 II Lần thứ 7 1.09 1.55 2 2.15 III Lần thứ 8 1.05 1.4 1.6 2.1 IV Lần thứ 9 1.1 1.32 1.51 1.78 CV% 5.0 3.5 2.5 4.1 LSD0.05 0.1 0.95 0.83 0.16 Biểu đồ 4: Động thái tăng trưởng số chồi chuối Tiêu Hồng in vitro (Sau 1 tháng cấy chuyển) Dựa vào bảng 4 và biểu đồ 4 chúng tôi thấy động thái tăng trưởng số chồi qua các tuần như sau: 1 tuần sau cấy chuyển hệ số của các công thức không mấy thay đổi. Nhưng đến tuần thứ 2 hệ số tăng trưởng của các công thức cấy chuyển bắt đầu biến động. Cấy chuyển lần thứ 6 là 1.52, cấy chuyển lần thứ 7 là 1.55, cấy chuyển lần thứ 8 là 1.4, cấy chuyển lần thứ 9 là 1.32. Hệ số tăng trưởng của công thức cấy chuyển lần thứ 8 và công thức cấy chuyển lần thứ 9 chậm lại so với công thức cấy chuyển lần thứ 6 và công thức cấy chuyển lần thứ 7. Sau 3 tuần thì dộng thái tăng trưởng của các công thức bắt đầu thể hiện rõ. Cấy chuyển lần thứ 6 là 1.82, cấy chuyển lần thứ 7 là 2.0, cấy chuyển lần thứ 8 là 1.6, cấy chuyển lần thứ 9 là 1.51. Công thức cấy chuyển lần thứ 6 và công thúc cấy chuyển thứ 7 biến động tăng trưởng bình thường, công thức cấy chuyển lần thứ 8, công thức cấy chuyển lần thứ 9 tăng trưởng ngày càng chậm so với 2 công thức trên. Đến tuần thứ 4 sau cấy thì hệ số tăng trưởng của các công thức biểu hiện rõ nhất . Cấy chuyển lần thứ 6 là 2.48, cấy chuyển lần thứ 7 là 2.15, cấy chuyển lần thứ 8 là 2.1, cấy chuyển lần thứ 9 là 1.78. Lần cấy chuyển lần thứ 9 đã giảm 1.39 lần so với công thức cấy chuyển lần thứ 6 Qua theo dõi chúng tôi thấy động thái tăng trưởng của công thức cấy chuyển lần thứ 6 là cao nhất tiếp đến là công thức cấy chuyển lần thứ 7 và lần cấy chuyển thứ 8, công thức cấy chuyển lần thứ 9 thất nhất. Qua các kết quả thu dược chúng tôi kết luận không nên cấy chuyển nhiều lần. Vì càng cấy chuyển nhiều lần hệ số tăng trưởng càng chậm lại. Dưới đây là một số hình ảnh của các bình mẫu từ tuần theo dõi thứ nhất đến tuần thứ 4 Sau 1 tuần cấy chuyển Sau 4 tuần cấy chuyển Công thức cấy chuyển lần thứ 6 Sau 1 tuần cấy chuyển Sau 4 tuần cấy chuyển Công thức cấy chuyển lần thứ 7 Sau 1 tuần cấy chuyển Sau 4 tuần cấy chuyển Công thức cấy chuyển lần thứ 8 Sau 1 tuần cấy chuyển Sau 4 tuần cấy chuyển Công thức cấy chuyển lần thứ 9 Hình 4: Mẫu sau cấy 1 tuần và sau cấy 1 tháng Qua kết quả của các bảng số liệu chúng tôi đưa ra kết luận chung sau: Trong quá trình nhân chồi không nên cấy chuyển nhiều lần. Vì cấy chuyển nhiểu lần sẽ tạo ra những biến dị không mong muốn hệ số nhân giảm tỉ lệ nhiễm cao, chất lượng chồi không đảm bảo cho cây giống. Cho nên trong quá trình nhân nhanh, số lần cấy chuyển tốt nhất cho gia đoạn này là từ 6 đến 7 lần. 4.2. Ảnh hưởng của phương thức cấy mẫu đến hệ số nhân chồi của giống chuối Tiêu Hồng giai đoạn invitro: Trong quá trình nhân nhanh cây chuối Tiêu Hồng có nhiều nghiên cứu về đến những ảnh hưởng đến hệ số nhân chồi. Một trong những ảnh hưởng đó là ảnh hưởng của phương thức cấy. Chúng tôi tiến hành thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của phương thức cấy mẫu đến hệ số nhân chồi của giống chuối Tiêu Hồng, và thu được những kết quả sau: Bảng 5: Ảnh hưởng của phương thức cấy mẫu đến tăng trưởng phát triển chồi chuối Tiêu Hồng in vitro (1 tháng sau cấy chuyển) CTTN Phương thức cấy Số lá/chồi Chiều cao chồi Chất lượng chồi I 1chồi 3.32 5.89 ++ II 2 chồi/ cụm 2.71 6.29 +++ III 3 chồi/ cụm 2.27 5.88 ++ CV% 3.0 LSD0.05 0.36 Ghi chú: (+) : chồi nhỏ, ngắn, yếu, lá nhỏ, nhiều chồi biến dị (+)(+): chồi xanh mập, thân lá phát triển cân đối nhưng số chồi/mẫu ít. (+)(+)(+): chồi xanh, thân mập, lá xanh. chồi phát triền thân lá cân đối phát sinh nhiều chồi mới Biểu đồ 5: Ảnh hưởng của phương thức cấy mẫu đến tăng trưởng phát triển chồi Các kết quả ở bảng 4 cho thấy: tình hình tăng trưởng của các công thức. Đầu tiên chúng tôi nhận thấy số lá ở các công thức tăng trưởng khác nhau. Số lá của các công thức giảm dần. Ở công thức tách từng chồi riêng rẽ là 3.32, công thức tách 2 chồi/cụm là 2.71, công thức tách 3 chồi/cụm là 2.27. Số lá ở công thức tách từng chồi riêng rẽ là nhiều nhất số lá của công thức tách 3chồi/cụm lại thấp nhất. Đối với chiều cao chồi thì công thức tách 2 chồi/cụm là cao nhất 6.29 tiếp đến là công thức tách từng chồi riêng rẽ 5.89 cuối cùng là công thức tách 3chồi/cụm là 5.88. Chất lượng chồi cũng thay đổi ở công thức tách từng chồi riêng rẽ và công thức tách 3 chồi/cụm là (+)(+): chồi xanh mập, thân lá phát triển cân đối nhưng số chồi/mẫu ít. Công thức tách 2 chồi/cụm là (+)(+)(+): chồi xanh, thân mập, lá xanh, chồi phát triền thân lá cân đối phát sinh nhiều chồi mới. Qua kết quả trên chúng tôi có kết luận chung: phương thức tách 2 chồi/cụm cấy là phương thức tốt nhất cho chất lượng chồi cao nhất. Hình ảnh của các công thức tách từng chồi, công thức tách 2chồi/cụm , 3 chồi/cụm. Công thức tách từng cụm chồi Công thức tách 2chồi/cụm Công thức tách 3chồi/cụm Hình 5: Ảnh hưởng của phương thức cấy mẫu đến tăng trưởng phát triển chồi Bảng 6: Ảnh hưởng của phương thức cấy mẫu đến hệ số nhân chồi chuối Tiêu Hồng in vitro (1 tháng sau cấy chuyển) CTTN Phuơng thức cấy Số mẫu cấy Số mẫu phát sinh chồi Hệ số nhân chồi I 1chồi 75 16 1.79 II 2 chồi/ cụm 75 64 3.6 III 3 chồi/ cụm 75 72 3.41 CV% 1.8 LSD0.05 0.10 Biểu đồ 6: Ảnh hưởng của phương thức cấy mẫu đến hệ số nhân chồi chuối Tiêu Hồng in vitro (1 tháng sau cấy chuyển) Nhìn vào kết quả ở bảng 6 chúng tôi thấy được số chồi phát sinh chồi qua các thí nghiệm tăng dần ở công thức tách từng chôi riêng rẽ có 16 chồi phát sinh chồi, công thức tách 2 chồi/cụm là 64 chồi, công thức tách 3 chồi/cụm là 72 chồi phát sinh chồi. Số chồi phát sinh chồi ở công thức 3 là cao nhất gấp 4.5 lần so với công thức tách từng chồi riêng rẽ . Nhưng hệ số nhân của công thức tách 2 chồi/cụm lại là cao nhất 3.6 tiếp đó mới là công thức tách 3 chồi/cụm 3.41 cuối cùng là công thức tách từng chồi riêng rẽ 1.79 công thức tách 2 chồi/cụm cao gấp 2 lần công thức tách từng cụm chồi riêng rẽ. Từ kết quả trên ta rút ra kết luận chung: Phương thức tách 2 chồi/cụm cấy sẽ nâng cao được hệ số nhân chồi. Công thức 3 Công thức 1 Công thức 2 Công thức3 3a 3b Hình 6: Ảnh hưởng của phương thức cấy mẫu đến hệ số nhân chồi Bảng 7: Ảnh hưởng của phương thức cấy mẫu đến tỷ lệ biến dị của chồi chuối Tiêu Hồng in vitro (1 tháng sau cấy chuyển) CTTN Phuơng thức cấy Số mẫu cấy Số chồi bình thường Số chồi biến dị Tỷ lệ chồi biến dị I 1chồi 75 70 5 6.7 II 2chồi/ cụm 75 74 1 1.3 III 3 chồi/ cụm 75 73 2 2.67 Biểu đồ 7: Ảnh hưởng của phương thức cấy mẫu đến tỷ lệ biến dị của chồi chuối Tiêu Hồng in vitro (1 tháng sau cấy chuyển) Bảng 7 tiến hành 3 thí nghiệm mỗi thí nghiệm có 3 lần nhắc, 25mẫu/5bình/lần nhắc, mỗi công thức có 75 mẫu. Công thức cấy từng chồi riêng rẽ có 70 chồi bình thường và 5 chồi biến dị, tỷ lệ biến dị đạt 6.7%, công thức tách 2 chồi/cụm có 74 chồi bình thường có 1 chồi bị biến dị, đạt tỷ lệ biến dị là 1.3%, công thức tách 3 chồi/cụm có 73 chồi bình thường với tỷ lệ biến dị là 2.67%. Công thức 2 chồi/cụm số chồi bình thường cao nhất tỷ lệ biến dị thấp nhất thấp 5.2 lần so với công thức tách từng chồi riêng rẽ. thấp hơn 2 lần so với công thức tách 3 chồi/cụm. Qua các kết quả trên chúng tôi có kết luận: phương thức tách 2 chồi/cụm sẽ giảm số chồi biến dị và tỷ lệ biến dị. tăng số chồi phát triển bình thường. Bảng 8: Động thái tăng trưởng hệ số nhân chồi chuối Tiêu Hồng in vitro CTTN Phương thức cấy 1 tuần sau cấy chuyển 2 tuần sau cấy chuyển 3 tuần sau cấy chuyển 4 tuần sau cấy chuyển I 1chồi 1.1 1.32 1.57 1.79 II 2chồi/ cụm 1.45 1.76 2.73 3.6 III 3chồi/ cụm 1.48 2.03 3.05 3.41 CV% 4.9 4.1 2.6 1.5 LSD0.05 0.13 0.14 0.13 0.10 Biểu đồ 6: Động thái tăng trưởng hệ số nhân chồi (Sau 1 tháng cấy chuyển) Sau cấy 1 tuần Sau cấy 4 tuần Công thức tách từng chồi riêng rẽ Sau cấy 1 tuần Sau cấy 4 tuần Công thức tách 2chồi/cụm rồi cấy Sau cấy 1 tuần Sau cấy 4 tuần Công thức tách 3chồi/cụm rồi cấy Hình 8: Động thái tăng trưởng hệ số nhân chồi (Sau 1 tháng cấy chuyển) Qua quan sát trong quá trình thí nghiệm kết quả thu được ở bảng 8 và thể hiện ở hình 8, cho chúng tôi thấy: Sau cấy 1 tuần động thái tăng trưởng hệ số nhân chồi của công thức tách từng chồi riêng rẽ thất nhất hệ số nhân 1.1, tiếp đến là công thức tách 2 chồi/cụm 1.45, cao nhất là công thức tách 3 chồi/cụm 1.48. Sau tuần thứ 2 và tuần thứ 3 hệ số nhân của công thức tách từng chồi riêng rẽ tăng trưởng chậm lại trong khi đó công thức tách 2 chồi/cụm và công thức tách 3chồi/cụm tăng trưởng bình thường. Đến tuần thứ 4 công thức tách từng chồi riêng rẽ tăng trưởng chậm kém 1.9 lần so với công thức tách 3 chồi/cụm, thấp so với công thức tách 2 chồi/cụm là 2 lần. Công thức tách 2 chồi/cụm có tốc độ tăng trưởng là tốt nhất. Từ cơ sở kết quả của các công thức chúng tôi có cách thức cấy chuyển tốt nhất cho chuối Tiêu Hồng giai đoạn nhân nhanh nên tách từ 2-3 chồi/cụm để cấy chuyển là thích hợp nhất để nâng cao chất lượng cây chuối Tiêu Hồng giai đoạn in vitro. PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. Kết luận Từ những kết quả thí nghiệm có được chúng tôi rút ra kết luận sau: • Chỉ nên nhân nhanh với số lần cấy chuyển không lên vượt quá 6 lần để đảm bảo chất lượng chuối Tiêu Hồng giai đoạn invitro • Phương thức cấy chuyển tách 2-3 chồi sẽ nâng cao hệ số nhân chồi chuối Tiêu Hồng giai đoạn invitro 5.2. Đề nghị Ứng dụng các kết quả của đề tài góp phần hoàn thiện quy trình nhân giống cây chuối Tiêu Hồng bằng kỹ thuật nuôi cấy mô nhằm nâng cao chất lượng cây giống. Trên cơ sở kết quả của đề tài sẽ được sử dụng làm nguồn tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu khác. TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu tiếng việt 1. Champion J.,1976 cây chuối (tài liệu dịch ), NXB Nông nghiệp, Hà Nội 2. Võ Văn Chi, Dương Đức Tiếu (1978), phân loại thực vật bậc cao. Nhà xuất bản ĐH &THCN, Hà Nội. 3. Đặng Thị Mai (2001), Nghiên cứu xây dựng quy trình nhân giống một số giống chuối Bột bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào thực vật, luận văn tốt nghiệp đại học, trường Đại học Nông nghiệp I – Hà Nội. 4. Hoàng Nghĩa Nhạc, Nghiên cứu hiện tượng biến dị trong nuôi cấy in vitro cây chuối phục vụ công tác giống trên địa bàn tỉnh Nghệ An, luận văn thạc sỹ Nông nghiệp, trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – 2004. 5. Nguyễn Thị Việt Nga(1996), Điều tra, thu thập và bước đầu phân loại một số giống chuối ở miền Bắc Việt Nam, luận án PTS Khoa học Nông nghiệp, trường đại học Nông nghiệp I – Hà Nội. 6. Phạm Kim Thu và Đặng Thị Vân, Nghiên cứu hoàn thiện quy tình sản xuất cây giống chuối bằng phương pháp nuôi cấy in vitro, kết quả nghiên cứu khoa học về Rau Quả 1990 – 1994, nhà xuất bản nông nghiệp Hà Nội – 1995. 7. Đoàn Thị Ái Thuyền, Nguyễn Thị Quỳnh, Trần Văn Minh, Nguyễn Đức Minh Hùng, Nguyễn Văn Uyển(1993), “Nhân giống chuối bằng phương pháp nuôi cấy mô”, Nuôi cấy mô Thực vật phục vụ công tác giống cây trồng, NXB Nông nghiệp, TP Hồ Chí Minh. 8. Trần Thế Tục, Cao Anh Long, Phạm Văn Côn, Hoàng Ngọc Thuận, Đoàn Thế Lư (1998), giáo trình cây ăn quả, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội. 9. Đỗ Năng Vịnh , Lê Huy Hàm, Nguyễn Bình Phú và Đỗ Văn Cát (1994), “Một số yếu tố ảnh hưởng tới hệ số nhân chồi chuối bằng phương pháp nuôi cấy mô”, Tạp chí Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm. 10. Đỗ Năng Vịnh và cộng sự (1996), Báo cáo nghiệm thu đề tài KC-08-13. Chương trình công nghệ sinh học KC 08 giai đoạn 1991-1995, khu vực miền núi phía Bắc, Viện Di truyền Nông nghiệp, Hà Nội. II. Tài liệu Tiếng Anh 11. Cohen J.I., Chambers J.A.(1990), Biotecnology and Biosafety: Perspective of an International Donor agency, In: Rish Assessment in Genetic Engineering: Envitromental Release of Organisms, New York, USA, pp 378-394. 12. Simomd, N. W.(1962), The Evaluation of bananas. Longman, LonDon. III. Trang web 13. http:// faostat, fao, org/ site/ 340/ default, aspx 14. http:// www,mard,gov,vn/fsiu/data/trongtrot,htm

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docbich kute.doc
Luận văn liên quan