Đề tài Tìm hiểu kỹ thuật nuôi trồng nấm Trân Châu

MỞ ĐẦU Ngày nay, nghề nuôi trồng nấm ở nước ta đã và đang phát triển mạnh mẽ và đang tiến tới hình thành các cơ sở sản xuất với quy mô công nghiệp. Nghề trồng nấm không những mang lại lợi nhuận cao mà còn góp phần giải quyết vấn đề môi trường do phế phụ liệu ngành nông nghiệp tạo ra. Nguồn chất thải sau thu hoạch thường bao giờ cũng khá lớn, nó chiếm từ 60- 80% so với sản phẩm thu được, nhất là ở cây trồng. Nguồn phế liệu này có thành phần chủ yếu là chất xơ (cellulose), những nguồn này lại là thức ăn chính cho nấm. Do đó, việc đốt bỏ hoặc tệ hại hơn là thải bỏ dưới dạng rác đều là lãng phí. Một số trường hợp lên men hiếu khí hoặc kỵ khí để tạo ra sản phẩm cuối là chất mùn bón lại cho đất, nhưng quá trình này thường cần thời gian dài và làm mất đi một lượng lớn năng lượng dưới dạng nhiệt năng. Nghiêm trọng hơn là các khí thải, nước thải, mầm bệnh còn làm ô nhiễm môi trường xung quanh. Từ những hạn chế trên, thì việc tận dụng các phế liệu này làm cơ chất trồng nấm, là nhằm hợp lý hoá trong việc sử dụng tối đa năng lượng mặt trời tích lũy ở các xác bã thực vật. Vừa đảm bảo được chu trình tuần hoàn tự nhiên của vật chất, vừa tạo ra nhiều sản phẩm trung gian giá trị cao (như: phân bón hữu cơ cao cấp). Và giải pháp này còn được gọi là giải pháp nông sinh học nhằm biến đổi phế liệu nông lâm nghiệp thành sản phẩm chất lượng cao. Như vậy, trong sản xuất nông nghiệp, việc tận thu một cách tối đa các kết quả của trồng trọt, tạo ra nhiều sản phẩm khác nhau là vấn đề thời sự và cũng là xu hướng chung của thế giới. Vì thế, việc kết hợp và làm phân bón để tận dụng các phế liệu nông nghiệp, là một trong những giải pháp không thể thiếu được. Tóm lại, trồng nấm được xem là một ngành không thể thiếu trong nông nghiệp. Trồng nấm là một việc rất phù hợp với mọi người vì công nghệ không phức tạp, nguyên liệu dễ kiếm. Trước hết cung cấp nguồn thực phẩm giàu nguồn dinh dưỡng phục vụ tiêu dùng hằng ngày và đồng thời là nguồn dược liệu quý báu trong cuộc sống nếu trồng nhiều có thể tạo nguồn thu nhập đáng kể cho gia đình và xã hội. Phế thải sau khi thu hoạch hết nấm thì chuyển sang làm phân bón. MỤC LỤCPhần I: KHÁI QUÁT VỀ NGHỀ NUÔI TRỒNG NẤM . - 3 - 1.1. Sơ lược tình hình sản xuất nấm trên thế giới và trong nước. - 3 - 1.2. Những thuận lợi và khó khăn của nghề nuôi trồng nấm - 6 - 1.2.1. Thuận lợi - 6 - 1.2.2. Khó khăn. - 6 - 1.3. Một số bệnh thường gặp ở nấm - 7 - 1.3.1. Bệnh nhiễm - 7 - 1.3.2. Bệnh sinh lý. - 9 - 1.3.3. Bệnh hại do côn trùng gây hại - 10 - Phần II: NẤM TRÂN CHÂU (TRÀ TÂN) - 12 - 2.1. Đặc điểm hình thái, cấu tạo của nấm Trân Châu (Trà Tân) - 12 - 2.2. Đặc tính sinh học. - 12 - 2.3. Giá trị của nấm Trân Châu. - 13 - 2.3.1. Giá trị dinh dưỡng. - 13 - 2.3.2. Giá trị dược liệu. - 14 - 2.4. Kỹ thuật nuôi trồng nấm Trân Châu. - 15 - 2.4.1. Qui trình kỹ thuật nuôi trồng nấm Trân Châu trên nguyên liệu mùn cưa. - 15 - 2.4.2. Qui trình công nghệ nuôi trồng nấm Trân Châu trên nguyên liệu hỗn hợp mùn cưa và bông phế liệu - 19 -

doc22 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3606 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tìm hiểu kỹ thuật nuôi trồng nấm Trân Châu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU Ngày nay, nghề nuôi trồng nấm ở nước ta đã và đang phát triển mạnh mẽ và đang tiến tới hình thành các cơ sở sản xuất với quy mô công nghiệp. Nghề trồng nấm không những mang lại lợi nhuận cao mà còn góp phần giải quyết vấn đề môi trường do phế phụ liệu ngành nông nghiệp tạo ra. Nguồn chất thải sau thu hoạch thường bao giờ cũng khá lớn, nó chiếm từ 60- 80% so với sản phẩm thu được, nhất là ở cây trồng. Nguồn phế liệu này có thành phần chủ yếu là chất xơ (cellulose), những nguồn này lại là thức ăn chính cho nấm. Do đó, việc đốt bỏ hoặc tệ hại hơn là thải bỏ dưới dạng rác đều là lãng phí. Một số trường hợp lên men hiếu khí hoặc kỵ khí để tạo ra sản phẩm cuối là chất mùn bón lại cho đất, nhưng quá trình này thường cần thời gian dài và làm mất đi một lượng lớn năng lượng dưới dạng nhiệt năng. Nghiêm trọng hơn là các khí thải, nước thải, mầm bệnh… còn làm ô nhiễm môi trường xung quanh. Từ những hạn chế trên, thì việc tận dụng các phế liệu này làm cơ chất trồng nấm, là nhằm hợp lý hoá trong việc sử dụng tối đa năng lượng mặt trời tích lũy ở các xác bã thực vật. Vừa đảm bảo được chu trình tuần hoàn tự nhiên của vật chất, vừa tạo ra nhiều sản phẩm trung gian giá trị cao (như: phân bón hữu cơ cao cấp). Và giải pháp này còn được gọi là giải pháp nông sinh học nhằm biến đổi phế liệu nông lâm nghiệp thành sản phẩm chất lượng cao. Như vậy, trong sản xuất nông nghiệp, việc tận thu một cách tối đa các kết quả của trồng trọt, tạo ra nhiều sản phẩm khác nhau là vấn đề thời sự và cũng là xu hướng chung của thế giới. Vì thế, việc kết hợp và làm phân bón để tận dụng các phế liệu nông nghiệp, là một trong những giải pháp không thể thiếu được. Tóm lại, trồng nấm được xem là một ngành không thể thiếu trong nông nghiệp. Trồng nấm là một việc rất phù hợp với mọi người vì công nghệ không phức tạp, nguyên liệu dễ kiếm. Trước hết cung cấp nguồn thực phẩm giàu nguồn dinh dưỡng phục vụ tiêu dùng hằng ngày và đồng thời là nguồn dược liệu quý báu trong cuộc sống nếu trồng nhiều có thể tạo nguồn thu nhập đáng kể cho gia đình và xã hội. Phế thải sau khi thu hoạch hết nấm thì chuyển sang làm phân bón. Ngày nay ngoài bốn loại nấm phổ biến là nấm sò, linh chi, nấm rơm, mộc nhĩ thì người tiêu dùng đang hướng tới những loại nấm cao cấp có giá trị dinh dưỡng và tính dược liệu cao như nấm kim châm, nấm hương, nấm đúi gà, nấm Trân Châu… Trong đó phải kể đến nấm Trân Châu là một loại nấm ăn có vị ngọt đậm đà, ngon và đặc biệt nấm có mùi thơm hấp dẫn. Nó có hàm lượng dinh dưỡng cao, thành phần dinh dưỡng gồm protein, chất béo, carbohydrat và nhiều loại khoáng chất khác như calci và phosphor. Bên cạnh đó nấm Trân Châu cũng có dược tính cao, có khả năng kháng được nhiều loại virus kháng khuẩn, đặc biệt khi ăn nấm thường xuyên có tác dụng điều hoà huyết áp. Từ những thực tế trên tôi chọn đề tài: “Tìm hiểu kỹ thuật nuôi trồng nấm Trân Châu”. Phần I: KHÁI QUÁT VỀ NGHỀ NUÔI TRỒNG NẤM 1.1. Sơ lược tình hình sản xuất nấm trên thế giới và trong nước 1.1.1.Tình hình sản xuất nấm trên thế giới [2],[6] Hiện nay nghề trồng nấm đã phát triển rất mạnh trên thế giới, đặc biệt là ở Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ… Năm 1990 tổng sản lượng nấm ăn trên toàn Thế Giới là 3.763.000 tấn. Đến năm 1994 tổng sản lượng nấm trên Thế Giới lên tới 4.909.000 tấn.Trong đó nấm mỡ đạt 1.846.000 tấn (chiếm 37.6%), nấm hương đạt 826.200 tấn (chiếm 16.8%), nấm rơm đạt 798.800 tấn (chiếm 6.1%), nấm mộc nhĩ trắng đạt 156.200 tấn (chiếm 3.2%), nấm kim vàng đạt 229.780 tấn (chiếm 4.7%), nấm chân cơ đạt 54.800 tấn (chiếm 1.1%), nấm trơn đạt 27.000 tấn (chiếm 0.6%), nấm hoa cây xám đạt 14.200 tấn (chiếm 0.3%), các loài nấm ăn khác đạt 238.000 tấn (chiếm 4.8%). Các nước sản xuất chủ yếu trong năm 1994 là Trung Quốc đạt 2.850.000 tấn, (trong vùng lãnh thổ Đài Loan đạt 71.800 tấn) chiếm 53.79% tổng sản lượng, Hoa Kỳ đạt 393.400 tấn chiếm 7.61%, Nhật Bản đạt 360.100 tấn chiếm 7.34%, Pháp đạt 185.000 tấn, Hà Lan đạt 88.500 tấn, Italia đạt 71.000 tấn, Canada đạt 46.000 tấn, Anh đạt 28.500 tấn, Indonesia đạt 118.800 tấn, Hàn Quốc đạt 92.000 tấn. Các nước tập trung nghiên cứu sản xuất chủ yếu là các loại nấm ăn như: nấm sò, nấm hương, nấm mỡ và nấm dược liệu (chủ yếu là linh chi). Ở các nước Châu Âu và khu vực Bắc Mỹ đều sản xuất theo phương pháp công nghiệp. Nhiều nhà máy sản xuất nấm có công suất từ 200-1000 tấn/năm và được cơ giới hóa rất tốt từ khâu xử lý nguyên liệu đến thu hái và chăm sóc bảo quản đều do máy móc đảm nhiệm. Năng suất trung bình từ 40-60% so với mức đầu tư nguyên liệu đối với các nước châu Á, sản xuất nấm theo mô hình trang trại đặc biệt là Trung Quốc nghề trồng nấm đã đi đến từng hộ nông dân, sản lượng nấm hương, nấm mỡ lớn nhất thế giới. Hiện tại Trung Quốc là nước sản xuất nấm nhiều nhất trên thế giới. Năm 1995 sản lượng nấm của Trung Quốc là 3.000.000 tấn, chiếm 60% tổng sản lượng nấm trên thế giới, riêng Phúc Kiến là 800.000 tấn chiếm 26.67% của cả nước và 6.4% trên toàn thế giới. Thập kỷ 80 của thế kỷ 20, tổng sản lượng nấm ăn giao dịch trên thị trường thế giới là 300.000-350.000 tấn. Bình quân mỗi người dân Âu Mỹ tiêu dùng từ 2-3 kg, người Nhật và người Đức tiêu thụ 4 kg Hằng ngày ở thị trường New-York bình quân tiêu thụ 2-3 tấn nấm rơm, nấm hương tươi, mộc nhĩ tươi, đứng hàng thứ 2 sau rau. Đến năm 2005, tổng sản lượng nấm trên Thế Giới đạt khoảng 20 triệu tấn. Riêng Trung Quốc chiếm sản lượng 50% so với toàn Thế Giới. Tốc độ tăng trưởng về sản lượng nấm ăn cao hơn năm trước trên 5%. 1.1.2. Tình hình hình sản xuất nấm ở Việt Nam [1], [2], [4] Việt Nam là một trong những nước nông nghiệp có khí hậu nhiệt đới, đây cũng là điều kiện thuận lợi cho việc cung cấp và tạo nguồn nguyên liệu dùng làm cơ chất trồng nấm. Bên cạnh đó thì Việt Nam là một nước giàu nguồn nhân công lao động nên đây cũng là điều kiện đầu tiên và vô cùng quan trọng cho việc phát triển nghề trồng nấm. Việc nghiên cứu sản xuất và phát triển nấm ăn và nấm dược liệu ở Việt Nam bắt đầu từ năm 1970. Nhưng nghề này bắt đầu phát triển và đưa lại hiệu quả kinh tế cao từ 10 năm trở lại đây. Do tùy thuộc vào từng vùng khí hậu khác nhau mà nghề trồng nấm phát triển với nhiều kiểu mô hình khác nhau cho phù hợp với điều kiện nhiệt độ, khí hậu từng vùng. Vào năm 1984, trung tâm nghiên cứu nấm ăn thuộc đại học tổng hợp Hà Nội được thành lập. Năm 1985, được tổ chức FAO tài trợ và ủy ban nhân thành phố Hà Nội quyết định thành lập trung tâm sản xuất nấm Trường Mai. Một năm sau ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh với sự tài trợ của tổ chức FAO quyết định thành lập xí nghiệp nấm ăn thành phố Hồ Chí Minh. Từ năm 1988-1992, phong trào trồng nấm được mở rộng hầu các tỉnh khu vực phía Bắc. Sau khi được thành lập thì tổng sản lượng nấm ở khu vực phía Bắc đạt 30 tấn nhưng đến năm 2000 đạt 10.000 tấn. Đến năm 2002, cả nước sản xuất được 100.000 tấn nấm thực phẩm thì đến nay đã đạt 150.000 tấn/năm. Đối với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và các tỉnh miền Nam thì phát triển và sản xuất nấm rơm, ngoài ra cũng có nấm mộc nhĩ cũng được trồng phổ biến. Nghề trồng nấm ở Đồng Nai cũng được thành lập từ lâu, đặc biệt các làng như: làng nấm sông Trầu đã tồn tại 16 năm với khoảng 100 hộ dân, làng nấm Xuân Đỉnh có khoảng 300 hộ trồng nấm mèo với tổng sản lượng đạt 1.174 tấn/năm lợi nhuận khoảng 3.5 tỉ đồng/năm, làng nấm Bình Lộc có khoảng 60 hộ trồng nấm mèo với tổng sản lượng 1.578 tấn/năm lợi nhuận 47.3 tỉ đồng. Ở nước ta nấm được trồng nhiều tại các tỉnh: Đồng Nai, An Giang, Vĩnh Long và đây là một trong những ngành hàng được đánh giá là một trong những mặt hàng có tiềm năng xuất khẩu của nước ta. Tại các địa phương trồng nấm ngành nông nghiệp phát động phong trào trồng nấm xuất khẩu. Trong vòng 1 tháng từ 11/12/2006–12/01/2007 xuất khẩu nấm đạt 1.425 USD, và trong vòng 7 ngày cuối thánh 6 từ 20 đến 27/06/2007 kim ngạch xuất khẩu nấm của nước ta đạt gần 250 nghìn USD. Hơn nữa, nấm chủ yếu được xuất sang thị trường Hoa Kỳ- một trong những thị trường khó tính. Một trong những hướng xuất khẩu trong tương lai là một mặt phát triển lượng xuất khẩu sang thị trường truyền thống mặt khác tiến hành thâm nhập các thị trường mới. Để làm được điều này các hoạt động xúc tiến thương mại cần được chú trọng hơn nữa để có thể phát triển ngành trồng nấm xuất khẩu đáp ứng được thị hiếu người tiêu dùng nhiều quốc gia. Việt Nam là một trong những nước có đủ điều kiện để phát triển mạnh nghề trồng nấm do: Một là, nguồn nguyên liệu để trồng nấm là rơm rạ, than gỗ, mùn cưa, bả mía… Các loại phế liệu sau khi thu hoạch rất giàu chất xenllulo. Nếu tính trung bình 1 tấn thóc sẽ cho ra 1.2 tấn rơm rạ khô thì tổng sản lượng rơm rạ trong cả nước đạt con số vài chục triệu tấn/năm. Chỉ cần sử dụng 10% số nguyên liệu kể trên để trồng nấm thì sản lượng nấm đã đạt vài trăm ngàn tấn/năm. Hai là, lực lượng lao động dồi dào và giá công lao động rẻ. Tính trung bình 1 lao động nông nghiệp mới chỉ dùng đến 30-40% quỷ thời gian. Chưa kể đến mọi lao động phụ đều có thể tham gia trồng nấm được. Ba là, điều kiện tự nhiên (về nhiệt độ, độ ẩm…) rất thích hợp cho nấm phát triển. Cả 2 nhóm nấm (nhóm ưa nhiệt độ cao: nấm hương… nhóm ưa nhiệt độ thấp: nấm mỡ, nấm hương…) ở Việt Nam đều trồng được. Phân vùng đối với các tỉnh phía Nam tập trung trồng nấm rơm,… Các tỉnh phía Bắc trồng nấm mỡ, nấm hương… Bốn là, vốn đầu tư ban đầu để trồng nấm rất ít so với việc đầu tư cho các ngành sản xuất khác. Năm là, kỹ thuật trồng nấm không phức tạp. Một người dân bình thường có thể tiếp thu được công nghệ trông nấm trong thời gian ngắn. Sáu là, thị trường tiêu thụ nấm trong nước và trên thế giới tăng nhanh do sự phát triển chung của xã hội và dân số. Hiệp hội nấm ăn thế giới đã đưa chỉ số bình quân lượng tiêu thụ nấm ăn cho 1 người trong 1 năm để đánh giá sự phát triển kinh tế của một quốc gia. 1.2. Những thuận lợi và khó khăn của nghề nuôi trồng nấm [3] 1.2.1. Thuận lợi - Nghề trồng nấm dễ thực hiện ở nhiều nơi từ nguồn nguyên liệu rẻ tiền, có ở khắp nơi, dồi dào như: rơm rạ, thân ngô, lõi bắp… - Có thể sản xuất được quanh năm (kể cả mùa mưa) chỉ cần đảm bảo nhiệt độ thích hợp để nấm phát triển. Có thể trồng nấm tại nhà vừa tận dụng được nguồn phụ phẩm nông nghiệp, vừa tận dụng được sức lao động nông nhàn. - Vốn đầu tư không nhiều tuỳ vào điều kiện kinh tế, nếu ít vốn thì làm nhỏ, nhiều vốn thì làm qui mô lớn. - Vòng quay vốn nhanh do chu kỳ sản xuất ngắn, như nấm rơm sau 15 ngày đã thu hoạch, nấm bào ngư thu hoạch sau 2 tháng. - Ít tốn đất và hiệu quả sử dụng đất cao do trồng trên giàn, kệ nhiều tầng, tận dụng đất không trồng trọt được, và có thể cải tạo đất bằng bã sau khi thu nấm. - Chế biến bảo quản đơn giản, dễ thực hiện như phơi, sấy khô, muối. Sản phẩm có giá trị cao thuận tiện cho việc vận chuyển xa. - Bảo vệ môi sinh: Đa số các nấm trồng không có mùi thối, lại biến phế thải thành chất có ích. 1.2.2. Khó khăn Bên cạnh những thuận lợi nghề trồng nấm cũng còn nhiều khó khăn - Nhiều khó khăn của nông nghiệp nói chung như thời tiết, các yếu tố môi trường, sâu bệnh và sản lượng không ổn định… - Là loại hình sản xuất liên quan chặt chẽ với các vi sinh vật, khâu làm meo giống phải làm riêng trong phòng thí nghiệm, nên việc phát triển ở một số nơi phải tổ chức trạm meo cung cấp giống. - Các vi sinh vật gây nhiễm khó thấy. - Nhiều trường hợp nấm không ra hoặc sản lượng thấp chưa rõ nguyên nhân. - Nhiều nấm bán tươi cần tiêu thụ nhanh hoặc phải giữ lạnh gây khó khăn trong quá trinh bảo quản. - Chưa chú ý đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật do nước ta vẫn còn quan niệm là nghề phụ, tranh thủ tận dụng nguồn phế liệu và lao động. - Do thiếu sự liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp nên dẫn tới tình trạng nấm làm ra không biết bán cho ai, trong khi doanh nghiệp thì khan hàng. 1.3. Một số bệnh thường gặp ở nấm [2], [5] Trong quá trình nuôi trồng, nấm cũng chịu ảnh hưởng của những bệnh và đối tượng gây hại như các loại cây trồng khác. Các đối tượng gây hại ngoài việc gây hại tới sợi nấm, quả thể nấm còn tác động tới môi trường (cơ chất) trồng nấm gây ảnh hưởng tới năng suất và chất lượng nấm. Đối với mỗi loại nấm nuôi trồng thường có những đôi tượng gây hại đặc trưng riêng biệt nhưng có thể phân loại một số nhóm đối tượng sâu hại và một số bệnh hại chủ yếu là virus, vi khuẩn, nấm mốc, nấm dại, bọ mạt (rệp), tuyến trùng, côn trùng, bệnh hại sinh lý… 1.3.1. Bệnh nhiễm * Bệnh nhiễm do virus: - Biểu hiện bệnh: Trên các loại nấm nuôi trồng có khoảng 6 loại virus gây bệnh có biểu hiện tương đối giống nhau. Virus gây bệnh làm thoái hoá sợi nấm (nấm mỡ) khi quả thể nấm phát triển thì mũ nhỏ, cuống dài và ức chế sự phát triển của quả thể-gây chết. - Nguyên nhân: Do tuyến trùng hoặc các bào tử đã nhiễm virus gây bệnh và lây lan khắp mọi nơi. - Biện pháp khắc phục: Bệnh virus không có thuốc đặc trị, chỉ dùng biện pháp phòng bệnh như đốt khử trùng hoặc dùng nhiệt độ cao để xử lý môi trường nuôi trồng nấm và khu vực nấm bị bệnh. * Bệnh nhiễm do vi khuẩn: - Vi khuẩn là những loại vi sinh vật đơn bào, sinh trưởng bằng cách nhân đôi. Vi khuẩn gây nhiễm môi trường nuôi trồng nấm là chủ yếu. - Vi khuẩn nhiễm vào quả thể thường ở chân hoặc mũ nấm, chúng hút dinh dưỡng làm quả thể bị khô xác, mũ nấm bị vết thâm đen thối nhũn hoặc gây những vết nâu ở mũ nấm. - Nguyên nhân: Chủ yếu là do khử trùng giá thể không triệt để, đóng bịch nấm không chuẩn hoặc xếp bịch hấp quá chặt, quá trình hấp tạo áp suất giả nên vi khuẩn còn tồn tại và gây nhiễm. - Biện pháp khắc phục: Tuân thủ đúng qui trình hấp khử trùng cơ chất và vệ sinh sạch sẽ khu vực nuôi trồng nấm. * Bệnh nhiễm các loại nấm dại - Nấm mực Nấm mực hay còn gọi là nấm gió thường mọc trên mô nấm rơm, luống nấm mỡ hay túi nấm sò, mộc nhĩ… Nấm mực khi còn nhỏ có hình như đầu đũa, mũ màu xám, cuống màu trắng mọc sâu từ cơ chất ra ngoài. Sau 2-3 ngày, nấm xòe ô, mũ nấm chuyển sang màu đen và nhũn nát. Nguyên nhân: Cơ chất khử trùng chưa triệt để, độ ẩm cơ chất quá cao. - Nấm hoa cúc Nấm hoa cúc có kích thước mũ bằng đồng xu, chân nấm như cái tăm, thường mọc ở chân mô nấm rơm. Nguyên nhân: do bào tử nấm dại mọc ở bờ cỏ hoặc ở các đống mục hữu cơ ngoài đồng ruộng. Cách phòng trừ: Vệ sinh nhà trồng nấm sạch sẽ, rắc vôi bột hoặc tưới nước vôi sau mỗi đợt nuôi trồng. * Bệnh nhiễm do nấm mốc - Nấm mốc vàng Biểu hiện: Nấm mốc vàng có đường gân như rễ tre, màu trắng hoặc vàng chanh. Chúng thường mọc trên các khúc gỗ trồng mộc nhĩ hoặc mọc phía dưới của cánh mộc nhĩ làm kìm hãm sự phát triển của quả thể nấm. Cách phòng trừ: + Vệ sinh nhà trồng nấm sạch sẽ, thường xuyên quét dọn nước đọng ở nền nhà. + Cách ly các túi nấm hoặc khúc gỗ bị nhiễm bệnh, quét thuốc tím lên các điểm bị nhiễm bệnh. - Nấm mốc trắng Biểu hiện: Loại mốc này thường xuất hiện trên bề mặt cơ chất luống nấm mỡ. Toàn bộ mặt luống có màng sợi màu trắng, sau 7-10 ngày chuyển sang màu vàng bột. Nguyên nhân: do độ ẩm trong giá thể quá cao. Cách khắc phục: ngừng tưới ẩm, bỏ giấy báo hoặc nilon đậy, mở cửa để thông thoáng. - Nấm mốc đen, mốc xanh Biểu hiện: Các loại mốc này có bào tử xâm nhập vào túi giá thể, ban đầu chúng có màu trắng sau chuyển sang màu xanh lục, xanh lam đen hoặc nâu. Chúng cạnh tranh dinh dưỡng, tiết ra độc tố ức chế và làm chết nấm. Nguyên nhân: + Khử trùng giá thể chưa đạt yêu cầu. + Giá thể quá ẩm. + Quá trình cấy giống bị nhiễm bào tử mốc từ không khí. + Phòng nuôi sợi có nhiệt độ cao, ẩm ướt, vệ sinh chưa đạt yêu cầu. 1.3.2. Bệnh sinh lý - Biểu hiện bệnh: Tơ nấm mọc chậm, thưa, rối lại như bông hoặc thành nhiều lớp, đậm nhạt khác nhau. Thường tơ yếu dẫn đến đề kháng giảm, dễ bị bệnh và chết. Đối với quá thể, tai nấm trong hoàn cảnh không thuận lợi có những biểu hiện bất thường, dạng bông cải, teo đầu (ở nấm rơm, nấm mèo), cuống vào mũ nhỏ lại (nấm mèo, nấm đông cô…), hoặc thịt nấm bị mềm nhũn và trở vàng dễ hư thúi (nấm bào ngư, nấm đông cô, nấm rơm…), cuống nấm chia thành nhiều nhánh, tạo chùm, tai nấm nhỏ (nấm bào ngư). Tệ hại nhất là tai nấm chết non, chất lượng giảm gây thiệt hại cho người trồng nấm. Nguyên nhân: Sau đây là một số nguyên nhân đẫn đến bệnh sinh lý của nấm. Nhiệt độ: Đây là yếu tố quan trọng khi chi phối gần như toàn bộ quá trình nuôi trồng của các loại nấm, nhiệt độ của các loại nấm dao động rất rộng. Ở nhiệt độ thấp tơ mọc chậm lại, nhất là nấm rơm, nấm sò. Tơ nấm để dưới 120C trong 48 giờ, không có khả năng tái sinh khi cấy chuyển qua nuôi trồng mới. Nhiệt độ còn có ảnh hưởng khả năng kết quả thể, nhiệt độ không thích hợp nấm không kết nụ được. Khi nụ nấm hình thành, nhiệt độ hay thay đổi cũng gây bất lợi cho nấm, nấm có thể non hoặc biến dạng, Nấm mèo bị lạnh đột ngột tai nấm sẽ khô cứng bìa nấm không thể tiếp tục phát triển. Nấm rơm bị chết hàng loạt khi nhiệt độ tăng lên 35- 360C ở giai đoạn nụ. PH: Cũng là yếu tố quan trọng chi phối sự tăng trưởng và phát triển của nấm. Ở pH thấp (acid) tơ mọc thưa, đầu tơ cong lại và chuyển sang màu vàng (nấm rơm) hoặc tiết sắc tố (nấm mèo) . Tai nấm tạo thành cũng bị biến dạng, (mặt ngoài sần sùi hoặc dạng bông cải, tai lớn thì bị ố vàng…) Ở pH cao (kiềm), tơ mọc chậm lại hoặc thưa, tai nấm rơm có màu trắng, teo đầu và nứt gốc. Độ ẩm: Độ ẩm ảnh hưởng đặc biệt lên giai đoạn phát triển quả thể. Trong nhiều trường hợp, độ ẩm không khí xuống thấp, tai nấm hình thành hoặc chết non (nấm rơm teo đầu, nấm mèo teo mép, nấm bào ngư bìa mép khô và cuốn lại, chuyển thành màu vàng, độ ẩm cao chưa chắc là tốt với các loại nấm, tai nấm bào ngư mềm nhũn và rũ xuống, nấm rơm trong thời kỳ kết nụ, mưa lớn, nụ sẽ biến mất, tai nấm đang phát triển mềm và rũ xuống, thường bị nhiễm trùng và nhầy nhớt. Ánh sáng: Ánh sáng cũng là yếu tố ảnh hưởng tới quá trình ra quả thể. Ở nấm rơm thiếu ánh sáng nấm ra quả thể nhỏ . - Biện pháp khắc phục: Bệnh sinh lý chủ yếu là do nguyên liệu, quá trình tính toán và phối trộn nguyên liệu, không gian và địa thế nơi mở xưởng nấm. Để khắc phục những nguyên nhân cơ bản trên người trồng nấm cần có. Người trồng nấm phải thiết kế một không gian hợp lý, ví dụ như lựa những nơi không có nước phèn, thoáng mát… Người trồng nấm phải nắm vững kĩ thuật trồng nấm mới có những kĩ năng tốt trong quá trình xử lí nguyên liệu và chăm sóc nấm. Phải xác định rõ nguồn gốc của nguyên liệu vì nguồn nguyên liệu mùn cưa từ những cây có tinh dầu thì tơ nấm sẽ không mọc hoặc mọc rất yếu và đứng tơ. 1.3.3. Bệnh hại do côn trùng gây hại - Một số loài động vật như chuột, mối, kiến, gián cũng gây hại cho việc trồng nấm. Các loài này đục phá cơ chất trông nấm, ăn giống nấm, cắn nát hệ sợi nấm hoặc quả thể nấm làm giảm chất lượng và năng suất. Chúng đào bới làm tổn thương hệ sợi nấm. Đồng thời là tác nhân truyền bệnh hại nấm. Để phòng trừ các tác nhân gây hại này chúng ta chỉ có cách đánh bẫy, bả chuột, rắc hoá chất xua đuổi mối, kiến, gián… - Nhện: Thường có ở các nơi nuôi trồng nấm hương, mộc nhĩ, nấm rơm, nấm sò.Nhện rất bé thường ẩn nấp ở các góc khuất, trong cơ chất. Nhện htường cắn sợi nấm, hại nụ nấm và quả thể non. Cách phòng trừ chủ yếu: + Chọn nơi nuôi trồng tốt, xa nơi chứa nguyên liệu. + Khử trùng phòng nuôi bằng foocmalin 0.5% hoặc xông hơi diêm sinh. + Cơ chất phải được khử trùng triệt để bằng hơi nước hoặc ủ đống có nhiệt độ trên 750C. + Dẫn dụ để diệt: dùng xương lợn rải khắp nơi để dẫn dụ nhện tập trung sau đó nhặt bỏ vào nước sôi. - Các loại ruồi: Có 2 loại ruồi hại nấm chủ yếu là loại ruồi nhỏ (Mycophila fungicola) kích thước dài 1-1.2mm, đầu ngực đen, bụng và chân màu đỏ vàng và ruồi lớn (Drosophila immigrans) thân dài 3-4mm. Ấu trùng ruồi ăn sợi nấm, con trưởng thành chích hút mũ nấm làm nấm có các vết đen, ăn sâu vào mũ nấm. Nếu thời tiết nóng ẩm nhiệt độ cao trên 28-300C ruồi phát triển mạnh, ấu trùng chui lên quả thể làm thối nấm. Phòng trừ bằng biện pháp vệ sinh nhà xưởng, dùng hương xua ruồi hoặc phun permethrin là loại thuốc thảo mộc diệt côn trùng (phun lên tường, trần và không khí) - Tuyến trùng: Là 1 loại giun chỉ rất nhỏ thường ở trong đất ẩm hoặc nước bẩn. Có 2 loại tuyến trùng: Tuyến trùng ký sinh trên hệ sợi nấm và tuyến trùng gây thối nhũn nấm. Chúng dùng đầu hút chích thức ăn từ quả thể, cắn nát làm cho quả thể nấm bị nhũn và có mùi hôi tanh (ở mộc nhĩ), hay dùng vòi cắm vào sợi nấm hút dinh dưỡng làm sợi nấm không mọc tiếp và bị héo dần (ở nấm mỡ). Cách phòng trị: Quá trình đảo ủ, khử trùng nguyên liệu phải đúng kỹ thuật, dùng nước sạch để tưới nấm, quét nước đọng ở nền. Phần II: NẤM TRÂN CHÂU (TRÀ TÂN) Nấm Trân Châu có tên khoa học là Agrocybe aegerital. Ngoài ra nó còn có tên gọi khác là nấm trà tân, nấm cây dương, nấm cây trà.[7], [11] Tai nấm Trân châu có hình tán dù, nhưng lúc nhỏ giống cái khuy áo và có màu cam rất tươi tựa các hạt ngọc, nên được đặt tên là Trân châu. Đặc biệt mặt trên mũ nấm non thường phủ một lớp nhớt (slime hay viscid) gọi là “nameko” hay “namerako” theo tiếng Nhật. Hình 2.1. Nấm Trân Châu Nấm Trân châu được đưa vào Việt Nam đầu năm 2002, đã trưởng thành thông qua Cty Asuzac food (Nhật) và nuôi trồng thử nghiệm ở Khoa Sinh học Trường đại học Khoa Học Tự Nhiên TP. HCM và Cty Khôi Nguyên (Đà Lạt). Cả hai nơi đều trồng thành công loại nấm này, tăng thêm khả năng đa dạng hoá các chủng loại nấm trồng của nước ta, nhất là những giống nấm có giá trị xuất khẩu. Thời vụ tốt nhất để nấm Trân Châu cho năng suất cao từ tháng 4-11. Tuy nhiên những nước có khí hậu nhiệt đới thì thời tiết hai mùa cũng không chênh lệch nhau nhiều, vì vậy nấm trân châu có thể trồng được quanh năm.[15],[17],[18] 2.1. Đặc điểm hình thái, cấu tạo của nấm Trân Châu (Trà Tân) [6],[8],[10] Nấm trân châu có 2 phần rõ rệt gồm mũ nấm và thân nấm. - Mũ nấm Hình nón, lúc nhỏ có màu nâu đậm, trên mặt mũ nấm có lớp nhầy, bên dưới mũ nấm có màng bao (dưới phiến nấm) khi nấm trưởng thành mũ nấm có màu nâu nhạt, đường kính mũ nấm từ 2-4cm. - Thân nấm Hình 2.2. Phía dưới mũ nấm Có màu trắng, cuống nấm dài từ 7-10cm, rất giòn. 2.2. Đặc tính sinh học Các yếu tố môi trường ảnh hưởng rất lớn đến khả năng phát triển của nấm Trân Châu như: nhiệt độ, độ ẩm, độ chiếu sáng, pH… - Nhiệt độ: Nhiệt độ thích hợp thích hợp trong giai đoạn nuôi sợi từ 240C-270C, giai đoạn ra quả thể từ 250C-280C. - Độ ẩm: Độ ẩm cơ chất từ 65-68%, độ ẩm không khí lúc nuôi sợi từ 65-70%, độ ẩm không khí lúc ra quả thể là 85-95%. - pH: Hình 2.3. nấm Trân Châu Môi trường thích hợp cho nấm Trân Châu phát triển lúc còn non có pH từ 4-7, ở giai đoạn nuôi sợi nó cần môi trường acid yếu. Nhưng khi ra quả thể nấm Trân Châu cần môi trường trung tính có pH từ 6-6.5. - Ánh sáng: Ở giai đoạn nuôi sợi không cần ánh sáng, trong giai đoạn ra quả thể cần ánh sáng. Nấm Trân Châu có tính hướng quang rõ rệt. Nếu ánh sáng mạnh sẽ kiềm hãm hình thành quả thể, ngược lại, nếu ánh sáng yếu thì chân nấm mọc rất dài. Do đó cần diều chỉnh ánh sáng thích hợp để nấm phát triển tốt. 2.3. Giá trị của nấm Trân Châu[11],[14] 2.3.1. Giá trị dinh dưỡng Nấm Trân Châu có giá trị dinh dưỡng cao. Cứ 100g nấm tươi chứa 1.1g protein, 0.2g chất béo, 2.5g carbohydrat và nhiều loại khoáng chất khác như calci (3mg) và phosphor (33mg). Protein có trong nấm Trân Châu chứa đủ 8 loại acid amin không thay thế (8 loại acid amin mà cơ thể người không thể tự tổng hợp được), đặc biệt là hàm lượng lysin có tỷ lệ cao chiếm khoảng 1.75%. Bảng 2.1. Hàm lượng vitamin trong nấm Trân Châu Vitamin B1 B12 PP Hàm lượng (mg/ 100g nấm khô) Nấm tươi 18,8 14,6 72,9 Nấm đóng hộp 1,1 1,3 31,6 Bảng 2.2. Hàm lượng khoáng Chất khoáng Ca P Fe Na K Hàm lượng (mg/ 100g nấm khô Nấm tươi 42 771 22,9 63 2083 Nấm đóng hộp 79 526 44,7 - - 2.3.2. Giá trị dược liệu Theo nhiều kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học trên thế giới, nấm Trân Châu kháng được nhiều loại virus kháng khuẩn như: staphylococus, coliform và các vi khuẩn khác, có tính miễn dịch cao và ngăn ngừa các khối u, ung thư. Đặc biệt, khi ăn nấm thường xuyên có tác dụng điều hoà huyết áp. 2.4. Kỹ thuật nuôi trồng nấm Trân Châu 2.4.1. Qui trình kỹ thuật nuôi trồng nấm Trân Châu trên nguyên liệu mùn cưa [8],[13],[15] 2.4.1.1. Qui trình kỹ thuật Nguyên liệu Xử lý nguyên liệu Ủ Phối trộn nguyên liệu Đóng túi nguyên liệu Khử trùng Cấy giống và nuôi sợi Chăm sóc và thu hái W=65-70% 6-7 ngày 1210C/3- 4 giờ Hình 2.4. Sơ đồ quy trình trồng nấm Trân Châu trên mùn cưa 2.4.1.2. Thuyết minh quy trình Bước 1: Nguyên liệu và xử lý nguyên liệu - Chuẩn bị nguyên liệu: Ta cần lựa chọn mùn cưa theo tiêu chuẩn sau Nguyên liệu không mốc, không dính dầu máy, không lẫn các tạp chất. Chọn các loại mùn cưa cây gỗ mềm, không có chứa tinh dầu, tốt nhất nên dùng mùn cưa cây cao su, bồ đề. Nguyên liệu bổ sung cám bắp, cám gạo, bột nhẹ (CaCO3), (riêng cám bắp, cám gạo phải là loại mới, không có mùi hôi). Nước vôi: 1-2% (10 lít nước 100-200g vôi bột). * Chú ý: Phải sử dụng nguồn nước sạch để phối trộn. * Xử lý nguyên liệu: Đổ mùn cưa trên nền sạch, cho nước vôi đã pha loãng (pH 13) vào đống mùn cưa trộn đều đến khi đạt độ ẩm 65-68%, 1kg mùn cưa khô sau khi làm ẩm được 1,2- 1,3kg mùn cưa ướt. Sau khi làm ẩm, cho mùn cưa vào đống, quấn nilon xung quanh, giữa đống mùn cưa có cọc thông khí. Thời gian ủ từ 6-7 ngày, sau 3-4 ngày tiến hành đảo đều đống ủ. Nhiệt độ đống ủ 70-750C. Sau khi nguyên liệu được xử lý (thời gian nhanh, chậm tùy thuộc vào từng loại cơ chất khác nhau) nên phối trộn nguyên liệu với nhiều thành phần dinh dưỡng khác. Trước khi phối trộn cần kiểm tra độ ẩm nguyên liệu yêu cầu đạt khoảng 65- 68%. Kiểm tra bằng cách dùng tay nắm chặt nguyên liệu lại, thấy không bị vỡ vụn, đồng thời không bị rỉ nước ra kẽ tay là được. Trường hợp đống ủ khô quá thì phải bổ sung nước vôi 1% ủ lại hai ngày, đống ủ ướt quá phải phơi lại. * Công thức phối trộn nguyên liệu: 100kg nguyên liệu khô 3% cám bắp. 3% cám gạo. 1% bột nhẹ. Cách trộn nguyên liệu: Trộn đều cám bắp, cám gạo, bột nhẹ, mùn cưa dùng xẻng đảo đi đảo lại hỗn hợp 3-4 lần là được, kiểm tra độ ẩm nguyên liệu lần nữa, trước khi đóng túi. Bước 2: Đóng túi nguyên liệu * Nguyên vật liệu: Nguyên liệu đã phối trộn ở trên. Túi nilon 16cm x 27cm, cổ nút, bông, thun, nắp đậy… * Cách đóng túi: Cho một ít nguyên liệu đã được phối trộn vào túi nén vừa phải để túi căng đều. Sau đó tiếp tục thêm nguyên liệu này vào và nén chặt. Không dồn nguyên liệu đầy tràn túi nilon mà chừa phía trên khoảng 7-10cm để làm cổ bịch. Sao cho trọng lượng nguyên liệu trong túi đạt 0,4-0,5kg/túi, thành túi phẳng, chặt nhưng không được làm rách túi. Bước 3: Khử trùng Sau khi đóng túi phải hấp khử trùng túi nguyên liệu. Phương pháp đơn giản nhất là hấp cách thủy trong thùng phuy. Thời gian từ 14-16 giờ, nhiệt độ trong túi nguyên liệu đạt từ 950C-1000C. Nếu có nồi áp suất (autoclave) hấp ở nhiệt độ 1210C-1250C trong thời gian 3-4 giờ. Lò khử trùng: Có kích thước lớn nhỏ tùy thuộc vào số lượng nguyên liệu và điều kiện vật chất. Túi hấp xong phải có mùi thơm, không bị chua do lên men, nút bông chặt và không ướt. Sau đó chuyển bịch vào phòng cấy đã thanh trùng. Để nguội 24- 36 giờ rồi tiến hành cấy giống. Bước 4: Cấy giống và nuôi sợi Dụng cụ cấy giống: Đèn cồn, lọ thủy tinh chứa cồn, que cấy, bông, cồn, giống (giống nấm sử dụng để cấy phải đúng tuổi, không quá già hoặc quá non, không nhiễm mốc). * Cách cấy giống: Sử dụng giống trên hạt ta dùng que sắt khều giống từ trong lọ thủy tinh hoặc túi nilon sang túi phôi lắc đều lên trên bề mặt túi. Tỷ lệ giống cấy 1,5% so với trọng lượng túi phôi. Có nghĩa là cứ một túi phôi có khối lượng 0,4-0,5kg thì cấy 6-8g giống nấm (1 chai giống cấy 35-40 túi). Sau khi cấy giống chuyển vào nhà nuôi sợi. * Nuôi sợi: Nơi nuôi sợi phải thoáng. Độ ẩm không khí 65-70%. Nhiệt độ nhà nuôi sợi: 24-270C Ánh sáng: Giai đoạn nuôi sợi không cần ánh sáng. Thời gian nuôi sợi kéo dài 25-30 ngày * Chú ý: Trong thời gian nuôi sợi tuyệt đối không được tưới nước, hạn chế vận chuyển bịch phôi nhiều lần (nếu vận chuyển nhiều sợi nấm dễ bị tổn thương). Trong thời gian này cần phải kiểm tra loại bỏ bịch nhiễm, nếu phát hiện thấy nhiễm cần loại bỏ ngay ra khỏi khu vực nuôi để tránh lây lan sang bịch khác. Bước 5: Chăm sóc và thu hái nấm * Chăm sóc: Sau khi tơ nấm phủ kín túi nguyên liệu, tháo bỏ cổ nút và nút bông, dùng thìa cào bỏ lớp giống mỏng ở trên bề mặt túi nấm để kích thích sự hình thành quả thể nấm đồng đều và hạn chế hạt thóc giống gây nhiễm bề mặt túi (Chú ý: Khi cào bỏ lớp giống trên bề mặt túi xong phải thu gom và bỏ vào thùng rác, xa khu vực nhà trồng tránh gây nhiễm môi trường xung quanh). Cào xong dùng nút bông và thun vừa tháo ra buộc miệng túi lại như hình chiếc nơm để tạo không gian cho mầm quả thể phát triển. Chuyển các túi nấm đã xử lý xong lên giàn tại nhà nuôi trồng có các điều kiện như sau: - Nhiệt độ: 25-280 C. - Ánh sáng: Cường độ ánh sáng quá mạnh kìm hãm sự hình thành nụ nấm và ngược lại cường độ ánh sáng yếu làm chân nấm dài ra, mũ nấm hẹp nên tỷ lệ phần trăm giữa chân nấm so với mũ nấm tăng. Các nghiên cứu cho thấy ánh sáng có ảnh hưởng đối với năng suất và tỷ lệ chân/mũ nấm. - Độ ẩm không khí: Độ ẩm là một trong những yếu tố quan trọng đối với sự phát triển của nấm, độ ẩm có liên quan đến nhiệt độ và cả độ thoáng khí. Vì vậy độ ẩm không khí trong giai đoạn ra quả của nấm trân châu tốt nhất là 85-95%. Phải thường xuyên tưới nước, trung bình tưới khoảng 4-5 lần/ngày. - Độ thoáng không khí: Nhà trồng có độ thông thoáng vừa phải, nhưng tránh gió lùa. Sau khi cào bỏ hạt giống trên bề mặt túi 5-6 ngày, sợi nấm đã phục hồi lúc này tháo bông ra, gập miệng túi xuống. Lúc này tưới phun sương trực tiếp lên bề mặt túi (1-2 lần trong ngày tùy thuộc vào điều kiện khí hậu từng vùng). Không để nước đọng lại trong túi sẽ làm chết nấm hoặc bề mặt túi quá khô cũng không tạo quả thể nấm. Khoảng 8-10 ngày sau khi tháo bông, bẻ gập miệng túi sẽ xuất hiện những quả thể nấm trân châu đầu tiên trên bề mặt túi, chúng giống như những đinh ghim nhỏ li ti. Khi đinh ghim xuất hiện là lúc rất cần nước, vì vậy vừa phun sương trực tiếp vừa tạo ẩm môi trường xung quanh (2-3 lần trong ngày). Từ lúc ra đinh ghim đến lúc thu hái là 3-4 ngày (khi mũ nấm từ màu nâu đậm chuyển sang nâu nhạt và màng bao dưới mũ nấm chưa rách). * Thu hái nấm: Chu kỳ sống của nấm trân châu rất ngắn, cần theo dõi thường xuyên để thu hái nấm đúng tuổi, vừa không làm giảm giá trị dinh dưỡng, vừa đảm bảo năng suất nấm. Cách hái nấm: Dùng tay nắm lấy phần thân và kéo nhẹ lên hết chân nấm (Chú ý: Khi thu hái không làm hư cuống và mũ nấm). Sau khi thu hết đợt 1, cần loại bỏ tàn dư trên bề mặt túi nấm. Xếp nguyên bịch như cũ, 1-2 ngày đầu sau khi hái nấm không nên tưới trực tiếp vào bề mặt túi nhưng vẫn giữ ẩm độ nhà trồng là 85-95% bằng cách phun vào nền hoặc trần nhà trồng. Đến ngày thứ 3 lại tiếp tục tưới phun sương trực tiếp vào túi 2-3 lần trong ngày (tùy vào khí hậu từng vùng mà điều chỉnh đổ ẩm cho thích hợp). Tổng thời gian thu hái nấm từ 40- 45 ngày, mỗi túi thu hái được 3-4 đợt và mỗi đợt cách nhau 10-15 ngày. * Chú ý: Phải vệ sinh nhà trồng thật sạch (dùng vôi bột hoặc nước vôi đã pha loãng rắc hoặc tưới đều nền nhà trồng) trước khi đưa túi nấm vào. 2.4.2. Qui trình công nghệ nuôi trồng nấm Trân Châu trên nguyên liệu hỗn hợp mùn cưa và bông phế liệu [2] 2.4.2.1. Qui trình công nghệ (trang 19) Nguyên liệu Xử lý nguyên liệu Ủ Phối trộn nguyên liệu Đóng túi Hấp khử trùng Cấy giống và nuôi sợi Chăm sóc và thu hái Hình 2.5. Sơ đồ quy trình trồng nấm Trân Châu trên nguyên liệu hỗn hợp mùn cưa và bông phế thải 2.4.2.2. Thuyết minh quy trình * Nguyên liệu và xử lý nguyên liệu - Nguyên liệu: Mùn cưa: Chọn và xử lý mùn cưa tương tự như quy trình trên. Bông phế thải: Nguyên liệu được tạo ra từ các nhà máy dệt sợi sau khi đã lấy hết sợi bông, phần còn lại là các hạt và bông vụn. Trong thành phần bông phế thải có chứa: Cacbon (C) tổng số đạt 41.21g/100g khô, nito (N) tổng số đạt 1.73g/100g khô. Chọn bông khô, không bị nhiễm mốc, không dính dầu mỡ, hoá chất hoặc lẫn đất, cát, đá. - Xử lý nguyên liệu: Đối với mùn cưa: Làm tương tự như trên Đối với bông phế thải: Làm ướt bông bằng nước vôi có pH 12-13. Bông sau khi làm ẩm phải đạt độ ẩm 65-70%. Bông được làm ướt nhanh trong nước vôi, vắt nhẹ, để lên giá gỗ hoặc tre để ráo nước, sau đó làm tơi bông rời ra và tiến hành chất lên kệ. Sau khi làm ẩm tiến hành ủ đống, đống ủ được chất có dạng hình hộp, kích thước tối thiểu của đống ủ phải đạt 1m x 1m x 1m. Đống ủ phải vuông cân đối, khối bông phải được nén chặt không bị đổ. Sau khi ủ đống ta tiến hành phủ bạt nilon kín xung quanh đống ủ và dùng dây nhựa buộc chặt đống ủ lại. Đối với đống ủ lớn cần phải có cọc thông khí trong đống ủ. Thường khối lượng bông tối thiểu cho một đống ủ từ 50kg trở lên. Nhiệt độ đống ủ 60-700C. Thời gian ủ tuỳ thuộc chất lượng bông. Nếu bông có chất lượng tốt, không bị ẩm mốc thì chỉ cần ủ 24-36 giờ có thể sử dụng làm giá thể trồng nấm.Trước khi làm giá thể phải kiểm tra độ ẩm đảm bảo 65-70%, nếu bông có độ ẩm thấp quá thì phải bổ sung nước vôi và ủ thêm 24-36 giờ nữa, ngược lại nếu bông có độ ẩm cao thì cần phải tơi rộng đống ủ để thoát nước. Nếu bông chất lượng thấp thì phải ủ dài ngày, và sau khi ủ 3-4 ngày tiến hành đảo đống ủ, thời gian ủ lần 2 kéo dài 3-4 ngày sau đó mới tiến hành tơi bông, kiểm tra độ ẩm, tiến hành làm giá thể và cấy giống. * Phối trộn nguyên liệu: 45% mùn cưa 45% bông phế liệu 9% cám gạo + cám bắp 1% bột nhẹ Cách phối trộn: Trộn đều nguyên liệu chính là mùn cưa và bông phế liệu sau đó trộn các phụ gia vào theo công thức trên, dùng xẻng đảo qua đảo lại 3-4 lần là được. * Đóng túi và hấp khử trùng: Cho hỗn hợp nguyên liệu vào túi nilon kích thước 18 x 30cm, trọng lượng trung bình 0.7kg/túi, tiến hành làm nút bông cổ nút và bọc nút nhựa để tránh thấm nước, chuyển bịch vào lò thanh trùng ở nhiệt độ 1000C trong thời gian 14-16 giờ. Có thể thanh trùng ở điều kiện nồi áp suất (autoclave), áp suất 1.3-1.4atm, nhiệt độ 116-121, thới gian 180-240 phút. Nguyên liệu sau khi đóng túi xong được đưa vào khử trùng càng nhanh càng tốt trong thời gian 4-8 giờ để tránh môi trường bị chua. * Cấy giống và nuôi sợi nấm: Sau khi khử trùng xong chuyển bịch vào nhà cấy giống, để nguội tới 25-280C thì mới tiến hành cấy giống. Sử dụng giống trên cơ chất hạt để cấy vào túi đã khử trùng. Sử dụng giống nấm sử dụng để cấy phải đúng tuổi, không quá già hoặc quá non, không nhiễm mốc. Một chai giống có trọng lượng 350g có thể cấy được 40-45 túi. Các túi cơ chất đã cấy giống xong chuyển vào nhà nuôi sợi. Nhà nuôi sợi phải sạch sẽ, thoáng mát, nhiệt độ 250C, không cần ánh sáng. Sau 35 ngày sợi phát triển ăn kín đáy túi ta chuyển sang nhà trồng chăm sóc và thu hái. * Chăm sóc và thu hái: Tương tự như trồng trên giá thể mùn cưa.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docKỹ thuật nuôi trồng nấm Trân Châu Agrocybe aegerital.doc
Luận văn liên quan