Cà phê là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của việt nam, là sản phẩm thu nhiều ngoại tệ góp phần cho phát triển kinh tế xã hội của đất nước.Trong quá trình hội nhập,ngành cà phê luôn là một trong những ngành đạt kim ngạch xuất khẩu cao,. Mặc dù cà phê trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm, sự biến động về sản lượng, kim ngạch và giá cả xuất khẩu nhưng luôn là cây công nghiệp mũi nhọn,chiến lược gắn với cuộc sống và sự đổi đời của hàng vạn người sản xuất,trong đó có đồng bào dân tộc thiểu số ít người,góp phần nâng cao mức sống dân cư và thu nhập cho hàng nghàn người lao động. Do vậy để có thể thực hiện được sứ mệnh quan trọng đó việc sản xuất và xuất khẩ cà phê luôn là mối quan tâm,mục tiêu lâu dài cho nhà nước,doanh nghiệp cũng như những người sản xuất.
Thấy được những thuận lợi và khó khăn đồng thời cũng nhìn nhận được nhiều mặt yếu kém,cần khắc phục để nâng cao năng lực cạnh tranh của xuất khẩu cà phê.Nhưng để có thể duy trì được vị trí ngày hôm nay và tiến tới nhiều mục tiêu cao hơn không phải là dễ vì xu thế hội nhập toàn cầu hóa thì các đối thủ cạnh tranh gây cho ta rất nhiều khó khăn.Bởi vậy phải tiếp tục phát huy những thế mạnh của mình,nâng cao chất lượng các loại cà phê,tìm hiểu và cập nhật thông tin vì thị trường cũng như mở rộng khai thác sang thị trường mới,tìm một chỗ đứng riêng cho mình,đưa việt nam thật sự trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn trong thời kì đầu của sự nghiệp công nghiệp hóa,hiện đại hóa đất nước.
39 trang |
Chia sẻ: aquilety | Lượt xem: 14221 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tìm hiểu thị trường và giá cả cà phê xuất khẩu của Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thực hiện một phần là từ nguồn ngoại tệ thu về từ hoạt động xuất khẩu. Việt Nam đang trên con đường CNH - HĐH đất nước, tuy vậy, nông nghiệp vẫn là ngành chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế. Trong đó, cà phê là một loại nông sản được trồng nhiều ở Việt Nam và đó cũng là một sản phẩm quan trọng trong cơ cấu các hoạt động xuất khẩu có tầm chiến lược như: gạo, chè, cà phê và một số nông sản khác ( hạt điều, tiêu, hồi,..). Cà phê là mặt hàng nông sản xuất khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam sau gạo, một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của cả nước. Sự phát triển của ngành cà phê đã đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế. Nó mang lại kim nghạch xuất khẩu lớn, tạo vốn đầu tư, tạo công ăn việc làm và thu nhập cho người lao động, góp phần vào quá trình phủ xanh đất trống, đồi trọc, chuyển đổi tích cực cơ cấu cây trồng,...
Nước ta có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất cây cà phê nhưng vẫn chưa phải là một nước sản xuất và xuất khẩu cà phê lớn nhất thế giới. Vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề cần được giải quyết, chứa đựng những yếu tố kém bền vững chủ yếu như là xuất khẩu cà phê nhân, cà phê chế biến và thương hiệu còn thấp, bản thân giá trị của cà phê nhân xuất khẩu cũng rất thấp, càng xuất càng thiệt do không chú trọng đến chất lượng và tính lâu dài của sản phẩm. Để đẩy mạnh ngành xuất khẩu cà phê và để có những bước phát triển bền vững thì cần có những nhận định đúng đắn và những biện pháp hợp lí. Từ những điều nêu trên, là lí do mà nhóm chúng em chọn đề tài: “Tìm hiểu thị trường và giá cả cà phê xuất khẩu của Việt Nam”. Từ đó đề xuất các giải pháp phù hợp nhằm thúc đẩy hoạt động cũng như nâng cao hiệu quả xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong giai đoạn tới.
2.Mục tiêu nghiên cứu
2.1.Mục tiêu chung
Tìm hiểu thị trường và giá cả cà phê xuất khẩu của Việt Nam những năm gần đây; nghiên cứu tình hình xuất khẩu cà phê của nước ta sang thị trường các nước. Xem xét những thành tựu đạt được và những hạn chế còn tồn tại để từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động cũng như nâng cao hiệu quả xuất khẩu cà phê Việt Nam trong giai đoạn tới.
2.2.Mục tiêu cụ thể
-Thấy được vai trò quan trọng của ngành cà phê với sự phát triển đất nước.
-Thực trạng hoạt động xuất khẩu cà phê của Việt Nam hiện nay
-Phân tích những thuận lợi và khó khăn của ngành.
-Nghiên cứu những giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu cà phê Việt Nam.
3.Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: nghiên cứu những vấn đề lí luận và thực tiễn liên quan đến trình độ và khả năng xuất khẩu cà phê của Việt Nam.
Về thời gian: số liệu thu thập và nghiên cứu từ 2004 đến nay, chủ yếu nghiên cứu từ năm 2009 đến nay.
Về không gian: tại Việt Nam.
4.Phương pháp nghiên cứu
+ Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
Số liệu được thu thập chủ yếu từ các nguồn: sách, báo, internet, các bài tiểu luận, luận văn và chuyên đề có liên quan...
+Sử dụng tổng hợp các phương pháp để phân tích như phương pháp quy nạp, diễn giải, thống kê mô tả, phân tích biểu bảng thống kê, phương pháp phân tích tổng hợp, phân tích so sánh...để phân tích, đánh giá vấn đề và rút ra kết luận.
5. Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn.
5.1. Cơ sở lý luận.
5.1.1. Xuất khẩu là gì?
Hoạt động xuất khẩu là hoạt động bán hàng hóa,dịch vụ của một quốc gia này cho một hay nhiều quốc gia khác trên thế giới trên cơ sở dùng tiền tệ là thước đo thanh toán,có thể là ngoại tệ đối với một quốc gia hay cả hai quốc gia đó.Là hành vi buôn bán trao đổi phức tạp có tổ chức nhằm thúc đẩy sản xuất phát triển,chuyển đổi cơ cấu kinh tế,ổn định nâng cao đời sống kinh tế của nhân dân,đưa lại nguồn thu lớn cho ngân sách nhà nước.
5.1.2 Khái niệm giá cả.
Giá cả là biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hóa, đồng thời biểu hiện tổng hợp các quan hệ kinh tế như cung-cầu hàng hóa, tích lũy và tiêu dùng trong nước, nước ngoài, Giá cả là quan hệ lợi ích kinh tế, là tiêu chuẩn để các doanh nghiệp lựa chọn các mặt hàng kinh doanh.
5.1.3 Khái niệm thị trường
Thị trường là một khu vực hoặc một vị trí (cả thực và ảo) nằm giữa người sản xuất và người tiêu dùng và họ có sự giao tiếp với nhau, nơi mà điều kiện cung và cầu hoạt động, làm cho hàng hóa được dịch chuyển tới vị trí yêu cầu.
5.1.4. Vai trò của hoạt động xuất khẩu.
a. Đối với một nền kinh tế : là phương tiện thúc đẩy phát triển kinh tế, mũi nhọn quan trọng đối với quá trình phát triển kinh tế của một đất nước.
Xuất khẩu tạo nguồn vốn để nhập khẩu những máy móc thiết bị công nghệ tiên tiến phục vụ công nghiệp hóa đất nước.
Xuất khẩu đóng góp vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp phù hợp với xu thế phát triển của nền kinh tế thế giới,thúc đẩy sản xuất phát triển.Là tất yếu đối với tất cả các nước đang phát triển,tạo điều kiện cho các ngành cùng có cơ hội phát triển,tạo điều kiện mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm,ổn định sản xuất,là phương tiện tạo ra vốn và thu hút đầu tư,làm tăng dự trữ ngoại tệ quốc gia.
Xuất khẩu tác động tích cực đến vấn đề giải quyết công ăn việc làm và cải thiện đời sống nhân dân.Sản xuất hàng hóa xuất khẩu sẽ thu hút hàng triệu lao động làm việc,tạo ngoại tệ nhập khẩu vật phẩm đáp ứng nhu cầu của nhân dân.
Mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại trên cơ sở lợi ích các bên,gắn liền sản xuất trong nước và quá trình phân công lao động quốc tế.
b.Đối với doanh nghiệp :
Có cơ hội tham gia và tiếp cận vào thị trường thế giới,tăng khả năng mở rộng thị trường và khả năng sản xuất của mình.
=> Nước ta muốn phát triển phải tăng cường hoạt động xuất khẩu nói chung và hoạt động xuất khẩu cà phê nói riêng theo hướng bền vững, tạo động lực thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
5.1.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu:
+Kinh tế:cán cân thanh toán,chính sách tài chính và hệ thống tài chính ngân hàng.
+Môt trường văn hóa xã hội:tính bền vững của những giá trị văn hóa cốt lõi,các tiểu văn hóa và sự biến chuyển của các giá trị văn hóa thứ cấp.
+Chính trị pháp luật:thuế xuất khẩu và cá công cụ phí thuế quan.
+Yếu tố cạnh tranh.
+Năng lực sản xuất của các doanh nghiệp.
+Tâm lý người tiêu dùng và thị trường nước ngoài,thu nhập của người nước ngoài.
II.Nội dung
1.Tổng quan tình hình sản xuất cà phê của Việt Nam
1.1.Tiềm năng sản xuất cà phê của Việt Nam
Việt Nam nằm trong vành đai nhiệt đới, trải dài theo phương kinh tuyến từ 8030’ đến 23030’ vĩ độ bắc. Điều kiện khí hậu, địa lý và đất đai thích hợp cho việc phát triển cà phê đã đem lại cho cà phê một hương vị rất riêng, độc đáo. Nước ta nằm trong vành đai nhiệt đới, lượng mưa phân bố đều giữa các tháng trong năm nhất là những tháng cà phê sinh trưởng. Khí hậu Việt Nam chia thành hai miền rõ rệt. Miền khí hậu phía Nam thuộc khí hậu nhiệt đới nóng ẩm thích hợp với cà phê Robusta. Miền khí hậu phía Bắc có mùa đông lạnh và có mưa phùn thích hợp với cà phê Arabica. Về đất đai, Việt Nam có đất đỏ bazan thích hợp với cây cà phê được phân bố khắp lãnh thổ trong đó tập trung ở hai vùng Tây Nguyên và Đông Nam Bộ, với diện tích hàng triệu ha. Đặc biệt ở Buôn Mê Thuột có loại đất mà các nhà thám hiểm như Yersin, giám mục Cassaigne...đều nhận định là loại đất tốt nhất thế giới, rất thích hợp cho việc trồng cây cà phê. Như vậy cây cà phê cần hai yếu tố cơ bản là nước và đất thì cả hai yếu tố này đều có ở Việt Nam. Điều này tạo cho Việt Nam lợi thế mà các nước khác không có được.
Về lao động: nước ta có nguồn lao động dồi dào, đặc biệt là ở nông thôn và các tỉnh trung du. Giá nhân công rẻ khiến giá thành sản phẩm thấp, tăng sức cạnh tranh cho mặt hàng cà phê Việt Nam.
Về kĩ thuật, công nghệ: so với một số loại cây trồng khác, kỹ thuật trồng cũng như chăm sóc cây cà phê và chế biến sản phẩm khá đơn giản. Các hộ gia đình trực tiếp trồng, chăm sóc, thu hoạch và sơ chế sản phẩm. Các đơn vị dịch vụ kỹ thuật và xuất nhập khẩu đóng vai trò cung ứng vật tư kỹ thuật cho người sản xuất và người thu mua, tái chế sản phẩm thành mặt hàng xuất khẩu.
1.2.Các giống cà phê chủ yếu của Việt Nam
Hiện nay, ở Việt Nam có 3 loại giống cà phê chủ yếu là:
A, Robusta: loại cây trồng này rất thích hợp với khí hậu thổ nhưỡng tại vùng Tây Nguyên, nhất là vùng đất bazan(Gia Lai, Đắc Lắc)-hàng năm đạt 90-95% tổng sản lượng cà phê Việt Nam, mùi thơm nồng, không chua, độ cafein cao, thích hợp với khẩu vị người Việt nhưng quá đậm đặc với người nước ngoài. Trồng cà phê Robusta phải thâm canh mới đạt được năng suất cao vì trái đậu trên cành một lần, phải tạo cành mới(cành thứ cấp 1,2,3...), để đạt được yếu tố này,người nông dân phải có vốn, kiến thức cơ bản. Thường thì mới năm thứ 2-thời kì kiến thiết cơ bản, người trồng đã thu hoạch, không hãm ngọn sớm nên đến năm thứ nhất kinh doanh(năm thứ 3 của cây trồng) cây đã yếu, có hình tán dù, thiếu cành thứ cấp.
Barabica: loại này có 2 loại đang trồng tại Việt Nam
1,Moka: mùi thơm quyến rũ, ngào ngạt, vị nhẹ nhưng sản lượng rất thấp, giá trong nước không cao vì không xuất khẩu được trong khi giá sản xuất rất cao, gấp 2-3 lần Robusta, vì vậy nên người nông dân ít trồng loại cà phê này.
2)Catimor: mùi thơm nồng nàn, hơi có vị chua, giá xuất gấp 2 lần Robusta, nhưng không thích hợp với khí hậu vùng đất Tây Nguyên, vì trái chín trong mùa mưa và không tập trung nên chi phí hái rất cao. Hiện nay tại Quảng Trị đang trồng thí nghiệm, đại trà loại cây này và có triển vọng rất tốt.
C,cheri(cà phê mít): không phổ biến lắm vì vị rất chua, chịu hạn tốt. Công chăm sóc đơn giản, chi phí rất thấp nhưng thị trường xuất khẩu ,kể cả trong nước cũng không chuộng nên ít người trồng loại này, một cây cà phê mít 15-20 tuổi, nếu tốt có thể thu hoạch từ 100-200 kg cà phê tươi nếu nằm gần chuồng bò hoặc nơi sinh hoạt gia đình...
1.3.Tình hình sản xuất cà phê Việt Nam những năm gần đây
Hình 1.3: Diện tích và sản lượng cà phê Việt Nam (Nguồn: FASUSDA)
Từ hình 1.3 ta thấy diện tích trồng và sản lượng cà phê của nước ta tăng mạnh từ hơn 500 nghìn ha và hơn 800 nghìn tấn năm 2004 lên tới hơn 600 nghìn ha và đạt sản lượng hơn 1700 tấn năm 2012.Điều đó thể hiện sản xuất cà phê đối với nước ta là vô cùng quan trọng.
Theo các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê trong nước, diện tích gieo trồng cà phê tiếp tục tăng mạnh tại các khu vực chính. Theo số liệu ước tính của Sở NN&PTNT-Bộ NN&PTNT, diện tích trồng cà phê nước ta năm 2013 vào khoảng 633.295 ha, tăng 3% so với năm 2012 (616.407 ha) và tăng 11% so với năm 2011 (571.000 ha). Chiếm khoảng 76% tổng diện tích trồng cà phê của cả nước là 3 tỉnh Đak Lak, Lâm Đồng và Đak Nông (chủ yếu là mở rộng diện tích trồng cà phê Robusta). Diện tích trồng cà phê Arabica ước tính vào khoảng 42.000 ha, chiếm khoảng 6,6% tổng diện tích cà phê của cả nước.
Theo tổ chức USDA, sản lượng cà phê nước ta mùa vụ 2011/2012 đạt 20,6 triệu bao (tương đương khoảng 1,24 nghìn tấn).Sản lượng năm 2012 xấp xỉ 1,6 triệu tấn. Theo mạng thông tin Nông nghiệp toàn cầu của FAS USDA đã dự báo về sản lượng cà phê mùa vụ 2013/14 của Việt Nam lên mức kỷ lục mới, 29 triệu bao tương đương 1,74 triệu tấn, tăng 9% so với mùa vụ trước.
Bảng 2: Diện tích trồng cà phê của Việt Nam theo tỉnh thành
Tỉnh, thành
Năm 2012
Năm 2013
Mục tiêu tới năm 2020
Đak Lak
202.022
207.152
170.000
Lâm Đồng
145.735
151.565
135.000
Đak Nông
116.350
122.278
69.000
Gia Lai
77.627
77.627
73.000
Đồng Nai
20.000
20.000
13.000
Bình Phước
14.938
14.938
8.000
Kontum
12.158
12.158
12.500
Quảng Trị
5.050
5.050
5.000
Sơn La
6.371
6.371
5.000
Bà Rịa Vũng Tàu
7.071
7.071
5.000
Điện Biên
3.385
3.385
4.500
Các khu vực khác
5.700
5.700
n/a
Tổng
616.407
633.295
500.000
Nguồn: Bộ NN&PTNT, Sở NN&PTNT các tỉnh, Doanh nghiệp xuất khẩu cà phê Việt Nam
3. Tình hình xuất khẩu cà phê Việt Nam từ năm 2009 tới nay
3.2 Thị trường xuất khẩu cà phê việt Nam
Cà Phê Việt Nam đã có mặt ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Các nước nhập khẩu chính Cà phê của Việt Nam: Đức, Mỹ, Tây Ban Nha, Ý, Nhật Bản, Bỉ, Hàn Quốc, Pháp, Vương quốc Anh và Liên bang Nga. Thứ vàng đen này của Việt Nam đã nhận được sự đón nhận của người tiêu dùng khắp năm châu.
* Niên vụ 2009-2010:
Thị trường xuất khẩu cà phê Việt Nam năm 2009
Thị trường
Lượng (tấn)
Trị giá (USD)
Tổng cộng
1.183.523
1.730.602.417
XK của doanh nghiệp vốn FDI
191.799
297.352.602
CH LB Đức
136.248
201.768.433
Hoa Kỳ
128.050
196.674.152
Bỉ
132.283
190.495.368
Italia
96.190
142.365.709
Tây Ban Nha
81.617
118.020.895
Nhật Bản
57.450
90.312.416
Hà Lan
32.608
46.795.583
Hàn Quốc
31.684
46.399.869
Anh
30.918
44.162.090
Thụy Sĩ
28.478
41.017.518
Pháp
25.886
37.827.448
Philippin
21.547
29.851.371
Malaysia
19.245
28.571.952
Trung Quốc
17.396
24.885.623
Ấn Độ
16.438
22.505.252
Nga
15.561
22.003.706
Singapore
13.467
19.768.665
Indonêsia
12.431
17.190.384
Ôxtrâylia
11.281
16.424.338
Ba Lan
10.965
15.535.621
CH Nam Phi
8.976
12.843.856
Mêhicô
9.266
12.724.469
Ai Cập
6.924
9.744.739
Bồ Đào Nha
6.190
9.465.311
Canađa
3.292
4.595.972
Hy Lạp
3.125
4.589.863
Thái Lan
3.002
4.445.461
Đan Mạch
1.426
2.051.332
Dẫn đầu là Đức với khối lượng nhập khẩu đạt 136.248 tấn, trị giá hơn 201,768 triệu USD.Đứng thứ hai là Hoa Kỳ nhập khẩu 128.050 tấn, trị giá 196.674.152, ngoài ra còn một số nước nhập khẩu với số lượng và kim ngạch lớn như: Bỉ, Italia, Tây Ban Nha, Nhật Bản, Hà Lan, Hàn Quốc, Anh,
* Niên vụ 2010-2011 và 2011-2012:
1. Đức: Niên vụ 2011- 2012, với khối lượng nhập khẩu đạt 113.000 tấn, trị giá 231,3 triệu USD, tăng 53% về khối lượng và 53% về giá trị, Đức chính thức vượt qua Mỹ để trở thành nước nhập khẩu cà phê thô lớn nhất của Việt Nam.
2. Mỹ: Nếu trong niên vụ 2010- 2011, Mỹ là thị trường nhập khẩu cà phê thô lớn nhất của Việt Nam thì trong niên vụ 2011- 2012, Mỹ đã tụt xuống vị trí thứ hai trong danh sách 10 thị trường nhập khẩu hàng đầu cà phê thô Việt Namvới khối lượng đạt 95.000 tấn, trị giá 227,9 triệu USD.
3. Italia: Trong niên vụ 2011/2012, dù Italia là thị trường lớn thứ 3 trong top 10 thị trường nhập khẩu cà phê thô Việt Nam, nhưng giá trị xuất khẩu sang thị trường này lại không mấy sáng sủa khi chỉ đạt hơn 92 triệu USD, giảm 16% so với niên vụ trước.
4. Tây Ban Nha: Tây Ban Nha là thị trường tiêu thụ lớn thứ tư cà phê thô của Việt Nam. Niên vụ 2011/2012, Tây Ban Nha đã nhập khẩu 37.000 tấn cà phê thô, trị giá 75,4 triệu USD, giảm 12% về khối lượng và 7% về giá trị so với niên vụ 2010/2011.
5. Indonesia: Indonesia là thị trường nhập khẩu có mức tăng trưởng đáng chú ý nhất của cà phê thô Việt Nam cả về khối lượng và giá trị trong niên vụ 2011- 2012, tăng 750% về khối lượng (34.000 tấn) và 740% về giá trị (68,8 triệu USD).
6. Nhật Bản: Nhật Bản hiện là thị trường lớn thứ 6 về nhập khẩu cà phê thô Việt Nam sau Đức, Mỹ, Italia, Tây Ban Nha và Indonesia. Xuất khẩu cà phê thô Việt Nam sang Nhật Bản niên vụ 2011- 2012 đạt 330.000, trị giá 75,2 triệu USD, tăng 50% về khối lượng và 47% về giá trị.
7. Bỉ: Trong niên vụ 2011- 2012, kim ngạch xuất khẩu cà phê thô Việt Nam sang Bỉ không mấy khả quan khi giảm 64% so với niên vụ 2010/2011, chỉ đạt 52,2 triệu USD. Tuy nhiên, Bỉ vẫn là thị trường lớn thứ 7 trong top 10 thị trường nhập khẩu hàng đầu của cà phê thô Việt Nam.
8. Algeria: Nếu như trong niên vụ 2010- 2011, Algeria đứng thứ 14 trong các thị trường nhập khẩu chủ chốt cà phê thô Việt Nam thì trong niên vụ 2011/2012, Algeria đã có sự bứt phá ngoạn mục khi vươn lên vị trí thứ 8 trong bảng xếp hạng với giá trị đạt 40,6 triệu USD, tăng 65% so với niên vụ trước.
9. Mexico: Với khối lượng nhập khẩu đạt 18.000 tấn, trị giá hơn 35,1 triệu USD, tăng 157% về khối lượng và 186% về giá trị so với niên vụ trước, Mexico đã giành lấy vị trí thứ 9 trong top 10 thị trường nhập khẩu cà phê thô Việt Nam niên vụ 2011/2012.
10. Vương quốc Anh: Hết niên vụ 2011- 2012, kim ngạch xuất khẩu cà phê thô Việt Nam sang Anh đạt hơn 35 triệu USD, tăng 13% so với niên vụ trước (30,9 triệu USD). Con số này mở ra cơ hội mới trong việc chinh phục thị trường Anh, một trong những thị trường tiềm năng của châu Âu.
Thị trường nhập khẩu chủ chốt cà phê thô Việt Nam
niên vụ 2010/2011 và 2011/2012
TT
Thị trường
Niên vụ 2010/2011
Niên vụ 2011/2012
% thay đổi của niên vụ 2011/2012
so với niên vụ 2010/2011
Khối lượng
(nghìn tấn)
Giá trị
(nghìn USD)
Khối lượng
(nghìn tấn)
Giá trị
(nghìn USD)
Khối lượng
Giá trị
1
Đức
74
151.440
113
231.383
+53%
+53%
2
Mỹ
97
208.803
95
227.977
-2%
+9%
3
Italia
57
109.283
45
92.276
-21%
-16%
4
Tây Ban Nha
42
81.150
37
75.479
-12%
-7%
5
Indonesia
4
7.954
34
68.846
+750%
+740%
6
Nhật Bản
22
51.133
33
75.277
+50%
+47%
7
Bỉ
74
143.267
25
52.221
-66%
-64%
8
Algeria
13
24.643
21
40.602
+62%
+65%
9
Mexico
7
12.280
18
35.101
+157%
+186%
10
Vương Quốc Anh
15
30.955
18
35.054
+20%
+13%
11
Hà Lan
15
30.475
17
32.824
+13%
+8%
12
Nga
14
25.925
17
34.271
+21%
+32%
13
Philippines
8
15.468
17
33.005
+113%
+113%
14
Hàn Quốc
18
32.699
15
30.697
-17%
-6%
15
Khác
141
268.708
206
450.987
+46%
+68%
Nguồn: Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam, Tổng cục Hải quan Việt Nam
Việt Nam chủ yếu xuất khẩu cà phê thô, cà phê hạt sang các nước:
Trong sáu tháng đầu niên vụ 2010/11, Việt Nam xuất khẩu hạt cà phê tới gần 75 quốc gia trên toàn thế giới. 15 thị trường hàng đầu chiếm khoảng 84% lượng hạt cà phê xuất khẩu của Việt Nam. Hoa Kỳ trở thành nước nhập khẩu hạt cà phê tươi lớn nhất của Việt Nam (xem Bảng 3) Lượng hạt cà phê xuất khẩu sang Bỉ, Ý, Hà Lan, Singapore và Pháp cũng tăng đáng kể trong nửa đầu niên vụ 2010/11 so với cùng kỳ năm ngoái (xem Bảng 3).
Bảng 3: Thị trường chủ chốt xuất khẩu cà phê thô của Việt Nam, nửa đầu niên vụ 2009/2010 và niên vụ 2010/2011
STT
Thị trường
XK
Niên vụ 2009/2010
(T10/2009–T3/2010)
Niên vụ 2010/2011
(T10/2010–T3/2011)
% thay đổi của niên vụ 2010/11 so với niên vụ 2009/10
Khối lượng
(nghìn tấn)
Giá trị
(nghìn USD)
Khối lượng
(nghìn tấn)
Giá trị
(nghìn USD)
Khối lượng
Giá trị
1
Hoa Kỳ
74
116.455
97
208.803
31%
79%
2
Đức
81
116.008
74
151.440
-9%
31%
3
Bỉ
25
34.428
74
143.267
196%
316%
4
Ý
34
47.265
57
109.283
68%
131%
5
Tây Ban Nha
34
46.077
42
81.150
24%
76%
6
Hà Lan
9
12.938
25
48.803
178%
277%
7
Nhật Bản
25
38.935
22
51.133
-12%
31%
8
Hàn Quốc
15
20.977
18
32.699
20%
56%
9
Singapore
3
4.254
16
30.472
433%
616%
10
Thuỵ Sĩ
18
23.245
15
30.475
-17%
31%
11
Vương Quốc Anh
19
24.640
15
30.955
-21%
26%
12
Nga
15
19.620
14
25.925
-7%
32%
13
Trung Quốc
9
12.496
13
23.968
44%
92%
14
Algeria
12
16.899
13
24.643
8%
46%
15
Pháp
7
9.633
12
22.395
71%
132%
16
Nước khác
135
181.531
94
178.772
-30%
-2%
Tổng cộng
515
725.401
601
1.194.183
17%
65%
Nguồn: Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam, Tổng cục Hải quan Việt Nam
(Sao mai,Top 10 thị trường nhập khẩu cà phê thô Việt Nam niên vụ 2011-2012
26/03/2013 11:06:00 Bộ công thương)
Cà phê Việt Nam hiện đang có mặt tại hơn 80 quốc gia và vùng lãnh thổ. Một số thị trường tiêu thụ cà phê của Việt Nam với số lượng khá lớn, tương đối ổn định,có giá tốt và chúng ta nên duy trì: Các nước trong khối ASEAN, một số nước Châu Á như Nhật Bản,Hàn Quốc, Trung Quốc các nước Châu Âu như Pháp, Đức, Anh, Thuỵ Sỹ, Đan Mạch, Italia, Rumani một số nước thuộc Châu Mỹ, Châu Úc và Trung Đông. Hiện có Mỹ, Angeria, Ấn Độlà những nước nhập khẩu với một số lượng rất lớn cà phê của Việt Nam.
Ngoài ra, chúng ta còn rất nhiều thị trường khác như: Nga, Bồ Đào Nha...
Có thể nói, một tương lai tươi sáng đang ở phía trước cho thị trường xuất khẩu cà phê của Việt Nam và đã đến lúc chúng ta cần trị không phải chỉ về mặt kinh tế mà cả sinh thái, nhân văn, môi trường, phải nghiên cứu nghiêm túc,
đầy đủ và có một tâm hồn, một bầu nhiệt huyết để khai thác giá trị không
phải chỉ về mặt kinh tế mà cả sinh thái, nhân văn, môi trường, diện mạo cho cây
cà phê Việt Nam để cây cà phê Việt Nam không chỉ nổi tiếng về năng suất chất lượng với săn lượng đứng thứ hai thế giơi sau Braxin mà về năng suất chất lượng với săn lượng đứng thứ hai người trên thế ưa chuộng thế giới sau Braxin mà còn là sản phẩm hàng hoá được hàng triệu người trong cả nước,
hàng tỷ người trên thế ưa chuộng.
Một số thị trường tiềm năng
Thị trường Hàn quốc
Với mức tiêu thụ cà phê trung bình của mỗi người là 1kg/năm, Hàn Quốc trở thành một trong những nước có nhu cầu sử dụng cà phê lớn tại khu vực châu Á Thái Bình Dương và là một trong những thị trường cà phê hấp dẫn nhất thế giới.
Năm 2012, tiêu thụ cà phê bình quân trên đầu người của Hàn Quốc cao gấp năm lần so với các nước trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương với tổng lượng cà phê được tiêu thụ đạt 3 triệu đô la Mỹ. Mặc dù kinh tế vẫn chưa có dấu hiệu hồi phục sau khủng hoảng và những lo ngại của người dân về vấn đề sức khỏe ngày càng tăng, nhưng ngành cà phê tại nước này vẫn tiếp tục đạt mức tăng trưởng 30% liên tiếp trong bốn năm trở lại đây. Khi thế hệ trẻ đang bị ảnh hưởng nặng nề bởi văn hóa phương Tây và nhu cầu về sử dụng cà phê chất lượng cao tăng nhanh, thì ngành cà phê lại càng có điều kiện phát triển trong thời gian tới.
Năm 2012, đã có khoảng 12,000 cửa hàng cà phê xuất hiện tại Hàn Quốc, tăng 20% kể từ năm 2008, trong đó nổi trội là Starbucks và Café Bene. Hầu hết các loại cà phê rang nhập khẩu từ Hoa Kỳ đều được các thương hiệu cà phê mạnh của Mỹ như Starbucks, Coffee Bean và Tea Leaf sử dụng. Bên cạnh các chuỗi cửa hàng này, một số thương hiệu đồ ăn nhanh như McDonald’s và Lotteria cũng nhập khẩu khá nhiều cà phê rang. Ngoài ra, với nhu cầu tiêu thụ của giới trẻ Hàn Quốc với các loại cà phê chất lượng tốt đi kèm chất lượng dịch vụ hiện đại, thuận tiện đã tạo đòn bẩy để cà phê trở thành thức uống phổ biến cũng như sự lan rộng của việc nhượng quyền thương mại cà phê tại nước này.
Trong các sản phẩm cà phê nhập khẩu, Hàn Quốc chủ yếu nhập khẩu hạt cà phê xanh từ Mỹ, Nhật Bản, Bra-xin. Việt Nam là nhà cung cấp số 1 cà phê rang cho Hàn Quốc.
Bảng 3: Kim ngạch nhập khẩu cà phê mã HS 0901 của Hàn Quốc theo quốc gia
Quốc gia
2009
2010
2011
2012
$1.000
Tấn
$1.000
Tấn
$1.000
Tấn
$1.000
Tấn
Hoa Kỳ
22.026
2.110
24.693
2.315
26.860
2.074
39.135
2.648
Việt Nam
55.974
33.364
51.143
33.639
86.695
38.765
73.828
35.892
Brazil
41.977
17.343
62.104
19.966
123.238
23.884
91.705
20.130
Columbia
49.978
13.767
65.661
14.389
108.796
17.337
61.108
12.137
Peru
19.124
6.538
32.109
7.333
54.167
9.599
39.090
8.950
Một số xu hướng chính trong tiêu dùng cà phê tại Hàn Quốc:
- Người tiêu dùng Hàn Quốc rất quan tâm đến sức khỏe. Với họ cà phê đen có lợi ích cho sức khỏe nên họ chuyển sang dùng cà phê đen nhiều hơn, cà phê hòa tan có xu hướng giảm. Nhưng người Hàn Quốc lại ưa loại cà phê đã khử cafein, cà phê chưa khử cafein không phổ biến ở Hàn Quốc.
- Người tiêu dùng cũng ưa thích hương vị đậm, các quán cà phê ở Hàn Quốc tự hào rằng cà phê của họ có hương vị nồng đậm nhất thế giới.
- Hương vị và giá cả là hai điểm người tiêu dùng Hàn Quốc rất quan tâm khi chọn mua cà phê.
- Người tiêu dùng Hàn Quốc cũng khá trung thành với thương hiệu họ đã chọn.
Bảng 5: Cơ hội và những thách thức khi xuất khẩu cà phê sang Hàn Quốc
Cơ hội
Thách thức
Thị trường cà phê Hàn Quốc phụ thuộc hoàn toàn vào nhập khẩu
Nhà nhập khẩu và người tiêu dùng chưa biết nhiều đến các loại cà phê xuất xứ Việt Nam vì đa phần cà phê nhập khẩu từ Việt Nam được sử dụng làm nguyên liệu chế biến cho các sản phẩm cà phê thương hiệu Hàn Quốc.
Việt Nam được biết đến là nước xuất khẩu cà phê chất lượng cao
Nhìn chung, người tiêu dùng có xu hướng uống các loại cà phê hòa tan giá rẻ
Cà phê là thức uống phổ biến
Thị trường cà phê khá cạnh tranh
Thuế nhập khẩu thấp và miễn thuế tiêu thụ đặc biệt
Xét về khía cạnh sức khỏe, cà phê là loại thức uống không có lợi
Thị trường châu Phi
Bên cạnh mặt hàng gạo, cà phê cũng là hàng nông sản có nhiều triển vọng xuất khẩu vào thị trường Châu Phi đặc biệt là các nước Hồi giáo khu vực Bắc Phi. Kim ngạch xuất khẩu hai mặt hàng này đã không ngừng tăng trong những năm qua.
Cà phê đã trở thành đồ uống ngày càng được ưa chuộng của người dân Bắc Phi Ả rập. Bên cạnh đó, tại những nước này, số lượng người nước ngoài, chủ yếu là
Châu Âu đến sinh sống và làm việc ngày một đông. Vì vậy, nhu cầu nhập khẩu cà phê tăng mạnh, nhất là khi các nước trong khu vực không trồng được loại cây này.
Cà phê là một trong những mặt hàng nông sản của Việt Nam đã có mặt tại Châu Phi, chủ yếu là các nước Bắc Phi từ nhiều năm nay. Năm 2012, kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường này đạt 122 triệu USD, tăng 38%. Các thị trường nhập khẩu chính gồm có An-giê-ri (59 triệu USD), Tuy-ni-di (16 triệu USD), Ai Cập (14,8 triệu USD), Ma-rốc (13,6 triệu USD), Libi (2 triệu USD). Ngoài ra, Nam Phi cũng là thị trường tiêu thụ cà phê tương đối lớn với kim ngạch nhập khẩu từ Việt Nam năm 2012 đạt 16 triệu USD. Trong 6 tháng đầu năm nay, kim ngạch xuất khẩu cà phê sang Châu Phi đạt 47 triệu USD, trong đó thị trường An-giê-ri chiếm 25,87 triệu USD, Tuy-ni-di 6,4 triệu USD, Nam Phi 4,9 triệu USD, Ai Cập 4,5 triệu USD, Ma-rốc 4,2 triệu USD.
Phần lớn cà phê nhập khẩu vào Bắc Phi dưới dạng cà phê thô (cà phê chưa rang xay và chưa khử cafein) qua trung gian là các thương nhân châu Âu. 80% cà phê nhập khẩu là cà phê robusta và 20% là cà phê arabica.
Nhìn chung, cà phê nhập khẩu phải tuân thủ việc kiểm tra chất lượng và các quy định chặt chẽ, do một cơ quan chống gian lận và một phòng thí nghiệm đảm nhiệm, đây là rào cản đầu tiên trước khi hàng hóa vào được nội dịa của nước nhập khẩu . Các chuyên gia sẽ phân tích mẫu lấy từ các bao khác nhau để kiểm tra xem có đáp ứng được các tiêu chuẩn qui định hay không. Về mặt pháp lý, trong mẫu 300 gr, trọng lượng nhân hỏng không được vượt quá 10 %, nếu không hàng sẽ bị giữ lại tại cảng nhập khẩu. Mức thuế nhập khẩu trung bình là 25% đối với cà phê chưa rang xay và 70% đối với cà phê rang xay.
Việc xuất khẩu cà phê hộp, cà phê hòa tan của Việt Nam vào các nước Bắc Phi còn hạn chế. Người tiêu dùng tại đây thường uống rất ngọt và đánh giá cà phê hòa tan của Việt Nam chưa có đủ độ đường. Đây là điều các doanh nghiệp cần lưu ý khi chế biến, xuất khẩu cà phê thành phẩm vào những thị trường này.
Một số khó khăn trong xuất khẩu sang châu Phi và giải pháp
Khó khăn lớn nhất trong hoạt động xuất khẩu sang thị trường châu Phi chính là khâu thanh toán. Do năng lực tài chính có hạn nên nhà nhập khẩu châu Phi thường đề nghị mua hàng trả chậm từ 30 đến 90 ngày, hình thức CIF (giao hàng tại cảng đến) và không mở L/C (do chi phí cao). Một trở ngại nữa là doanh nghiệp hai bên thường thiếu thông tin về thị trường, đối tác của nhau. Để khắc phục tình trạng này, thời gian qua, Bộ Công Thương đã tích cực đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, tổ chức các đoàn nghiên cứu chính sách và xúc tiến thương mại tại nhiều nước châu Phi nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp hai bên tiếp xúc trực tiếp. Trong năm qua, Vụ thị trường Châu Phi, Tây Á, Nam Á, phối hợp với các Tổ chức xúc tiến thương mại của các nước khu vực thị trường Châu Phi thường xuyên tổ chức các hoạt động kết nối giao thương trực tuyến, giúp các doanh nghiệp giảm chi phí đi lại mà vẫn có thể trực tiếp liên hệ với các đối tác tiềm năng. Ngoài ra, Bộ đã phối hợp với Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ (OIF) và Trung tâm Thương mại quốc tế (ITC) tổ chức Cuộc gặp giữa các ngân hàng Việt Nam và châu Phi tại Hà Nội để bàn biện pháp tháo gỡ khó khăn trong khâu thanh toán xuất nhập khẩu giữa doanh nghiệp hai bên.
3.1 sản lượng và kim ngạch
Bảng thể hiện sản lượng và kim ngạch xuất khẩu cà phê Việt Nam từ 2009-2013
Năm
Sản lượng
(triệu tấn)
Kim ngạch
(tỷ USD)
Thay đổi so với năm trước
(%)
Sản lượng
Kim ngạch
2009
1,18
1,73
2010
1,17
1,763
-0,9
+1,9
2011
1,2
2,7
+2,6
+45,5
2012
1,73
3,67
+37,8
+33,4
2013
1,3
2,75
-24,8
-25,9
Năm 2009, sản phẩm cà phê Việt Nam xuất khẩu đạt 1,18 triệu tấn; 1,73 tỷ USD.
Tính chung cả năm 2010, Việt Nam đã xuất khẩu khoảng 1,17 triệu tấn cà phê (giảm khoảng 0.9%). Dù không đạt được tăng trưởng về lượng nhưng được lợi về giá đã giúp cà phê mang về kim ngạch đạt 1,763 tỷ USD, tăng 1,9% so với năm 2009. Giá xuất khẩu bình quân năm 2010 đạt 1462 USD/tấn.(vinanet-BCT)
Khối lượng xuất khẩu năm 2011 chỉ đạt 1,2 triệu tấn và giá trị là 2,7 tỷ USD, xấp xỉ về lượng nhưng tăng tới 45,4% về giá trị so với năm 2010. Sự tăng trưởng vượt bậc về giá trị xuất khẩu chủ yếu là do sự tăng nhanh về giá. (Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn)
Xuất khẩu cà phê năm 2012 đạt 1.732.156 tấn, trị giá 3.672.823.086 USD, tăng 37,8% về lượng và tăng 33,4% về trị giá so với cùng kỳ năm trước. Kết quả này cũng là do được mùa, được giá và sản lượng tăng chủ yếu dựa vào tăng diện tích trồng cà phê.(BCT- xuất khẩu cà phê đạt kỉ lục mới trong năm 2012 [ ngày cập nhật: 12/3/2013 – 11h:28m GMT + 7])
Trong năm 2013 xuất khẩu ước đạt 1,3 triệu tấn với giá trị kim ngạch 2,75 tỷ USD, giảm 24,8 % về khối lượng và giảm 25,9 % về giá trị so với xuất khẩu của năm 2012 . Nguyên nhân là do thời tiết hạn hán cùng với những cơn mưa đá hồi tháng 6 đã khiến khoảng 5.000 ha cà phê tại vùng Tây Nguyên bị mất trắng và khoảng 27.000 ha bị ảnh hưởng nặng nề. Hạn hán kéo dài còn khiến cho bệnh gỉ sắt bùng phát ở tỉnh Lâm Đồng, làm ảnh hưởng lớn đến năng suất cà phê. Đồng thời giá cà phê xuất khẩu giảm cũng là yếu tố quan trọng khiến cho kim ngạch xuất khẩu cà phê giảm mạnh.( Nguồn :Bộ NN và PTNT)
èSản lượng và kim ngạch xuất khẩu cà phê giảm dần nguyên nhân ngoài các yếu tố thời vụ như cuối mùa hay giá cả sàn kỳ hạn kém hấp dẫn, cà phê đi lòng vòng trong nước vì không khớp với giá xuất khẩu. Đồng thời, nợ xấu trong ngành cà phê cũng đang tăng cao. do sự cạnh tranh giữa các quốc gia có cùng sản phẩm xuất khẩu ngày càng quyết liệt hơn.
Thị phần xuất khẩu cà phê Việt Nam trên thế giới
Tháng 6 năm 2013,Việt Nam chiếm 16% lượng cà phê xuất khẩu của thế giới
Số liệu của Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO) công bố cho thấy Brazil đứng đầu về xuất khẩu cà phê trong tháng 6 với 2,26 triệu bao (loại 60kg), trong khi Việt Nam xếp thứ hai với 1,35 triệu bao, vượt xa các vị trí tiếp theo như Colombia (với hơn 672.000 bao) hay Ấn Độ (với hơn 453.00 bao).
Xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong tháng 7 đạt 1,475 triệu bao (loại 60kg), cao hơn so với mức 1,35 triệu bao của tháng 6.
Tuy nhiên, so với cùng kỳ năm 2012, khối lượng xuất khẩu cà phê của Việt Nam lại giảm tới 20,3%.
Trong tháng 8 Việt Nam xuất khẩu được 1,2 triệu bao cà phê (loại 60kg) ,thấp hơn so với mức 1,48 triệu bao của tháng 7 và giảm khoảng 14% so với cùng kỳ năm 2012, theo Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO).
Với khối lượng trên, Việt Nam vẫn giữ nguyên vị trí là nước xuất khẩu cà phê lớn thứ hai thế giới, sau Brazil – nước có khối lượng xuất khẩu gấp đôi của Việt Nam trong tháng 8 với mức 2,56 triệu bao, giảm 1,6% so với cùng kỳ.
è Thị phần cà phê xuất khẩu của Việt Nam trên thế giới những tháng cuối năm 2013 có những biến động
Dự báo sản lượng niên vụ cà phê 2014-2015 sẽ giảm mạnh 15%-20% so với năm 2013.
Theo báo cáo của các tỉnh Tây Nguyên, thời tiết lạnh về đêm khiến cà phê bị rụng lá, hoa không nở hết, người dân gọi là “cúm cà phê”. Bên cạnh đó là tình trạng thiếu nước, hiện nay Tây Nguyên chỉ đủ lượng nước tưới cho 60% diện tích trồng cà phê, còn 40% diện tích đang phải chịu nguy cơ thiếu nước. Tại các tỉnh miền núi phía Bắc trồng nhiều cà phê chè (Arabica) như Sơn La cũng có nguy cơ giảm mạnh sản lượng vì các đợt rét đậm, rét hại và sương muối diễn ra tại tỉnh Sơn La từ đầu tháng 1 đến nay.
Xuất khẩu cà phê hai tháng đầu năm 2014 ước đạt 279.000 tấn, thu về 519 triệu USD, giảm 13,7% về khối lượng và giảm 23,4% về giá trị so với cùng kỳ năm 2013 (Hiệp hội Café – Cacao VN)
4.Giá cà phê xuất khẩu ở Việt Nam
Sản lượng cà phê trong thời kỳ 2008-2009 diễn biến nghịch chiều so với giá trị xuất khẩu nguyên nhân chính là sự biến động của giá. Giá cả phê trong thời kỳ này giảm mạnh là do hoạt động đầu cơ giới đầu cơ nước ngoài và ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới. Đối với 6 tháng đầu năm 2011 thì sản lượng chỉ tăng 31,3% so với cùng kỳ 2010 còn giá trị xuất khẩu tăng thêm tới 106,1%.Từ đó, ta thấy giá trị xuất khẩu không những phụ thuộc vào sản lượng xuất khẩu mà còn chịu tác động mạnh của giá. Giá cà phê tăng mạnh do xu hướng tăng giá của các mặt hàng nông lâm thuỷ sản trên thế giới. Giá cà phê cũng có thể xem như là mục dự báo sản lượng xuất khẩu trong tương lai. Nếu như trong thời điểm hiện tại giá cà phê ở mức cao thì sản lượng trong tương lai sẽ có xu hướng tăng lên và ngược lại. ICO cho rằng những biến động của giá cà phê trong năm 2013 là do ảnh hưởng của tình trạng dư cung cà phê. Tình trạng này chủ yếu là do năm 2011, giá cà phê tăng cao đã khuyến khích các nhà sản xuất cà phê đầu tư và tăng sản lượng.
Bảng 1: Giá xuất khẩu bình quân cà phê vối nhân xô Việt Nam từ 2008 đến
6 tháng đầu năm 2011(Đơn vị tính: nghìn đồng/kg)
Chỉ tiêu
Năm 2008
Năm 2009
Năm 2010
6 tháng đầu năm 2011
Giá
32,394
24,546
26,937
40,422
Tốc độ tăng trưởng so với kỳ trước (%)
_
-24,2
9,7
50
(bảng trích dẫn số liệu lấy từ nguồn nào?)
Theo số liệu từ nguồn trích dẫn trên thì giá cà phê vối nhân xô là 40,422 nghìn đồng/kg cao hơn so với cùng kỳ năm 2010 là 50%.Qua bảng số liệu trên ta thấy giá cà phê có phần biến động mạnh hơn giá trị xuất khẩu. Điển hình là giá từ 2008 đến 2009 giảm đến 24,2% nhưng giá giá trị xuất khẩu chỉ giảm -18.1%; từ 2009 đến 2010 giá xuất khẩu tăng 9.7% còn giá trị chỉ tăng 0.7%. Nguyên nhân của sự chênh lệch đó là việc thu hái lẫn quả xanh của người nông dân còn khá phổ biến, số lượng cà phê cà phê chưa qua chế biến đạt chuẩn hạng 1 và 2 vẫn còn thấp so với tổng số. “Thực tế cho thấy, nếu không tái chế, cà phê của nông dân Đắk Lắk sẽ không đạt chuẩn hạng 1 và 2 theo TCVN 4193-2005 vì vượt quá 150 lỗi/300 gram. Đối với xuất khẩu, kim ngạch giảm không chỉ vì lý do cà phê kém chất lượng, nhu cầu tiêu thụ giảm mà còn vì cách làm ăn thiếu chuyên nghiệp, thiếu liên kết của các nhà xuất khẩu, trong đó, phần lớn doanh nghiệp xuất khẩu tự cập nhật thông tin thị trường nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng biết sàng lọc thông tin.”
Tổng sản lượng cà phê của Việt Nam chiếm khoảng 18% trên thị trường thế giới, riêng cà phê robusta thì Việt Nam lại là nước xuất khẩu lớn nhất thế giới, chiếm khoảng 60% thị phần của cà phê loại này trên thế giới. Đợt tăng giá này có yếu tố do người nông dân trồng cà phê và doang nghiệp xuất khẩu nghỉ ăn tết dài ngày, khiến giao dịch trên thị trường trong nước giảm hẳn, đã hỗ trợ cho tăng giá cà phê trong nước và thế giới.
Qua theo dõi, giá cà phê robusta giao dịch tại thị trường London (Anh) đang tăng mạnh từng ngày và hiện có giá 1.800USD/tấn, tăng 300USD/tấn so với những tháng cuối năm 2013.
Biểu đồ diễn biến giá kì hạn cà phê robusta những ngày đầu năm 2014
Nguồn: Giacaphe.com
Nhìn vào biểu đồ ta thấy giá cà phê tăng lên rõ rệt trong những ngày đầu năm 2014. Vậy nguyện nhân do đâu?
Giá tăng mạnh và bất ngờ được giải thích rằng sau từng quý và từng năm, các quỹ đầu tư thường có động tác điều hòa lại vốn và danh mục đầu tư, chỉnh tăng bằng cách kéo vốn về đặt cược mới cho những nơi giá đã bị o ép trong thời gian trước đó. Việc điều hòa này sẽ được kéo dài trong dăm ba ngày liên tục.
Tại sàn kỳ hạn Liffe NYSE, tồn kho đạt chuẩn robusta của sàn vẫn tiếp tục giảm, theo báo cáo thường kỳ ra hai tuần một lần. Tính đến hết ngày 6-1, lượng tồn kho được sàn Liffe NYSE cấp giấy chứng nhận chất lượng giảm thêm 1.820 tấn so với báo cáo trước đó, chỉ còn 28.200 tấn, giảm 73,11% so với cách đây 52 tuần; lúc bấy giờ ở mức 104.860 tấn.
Trong khi đó, tồn kho đạt chuẩn arabica Ice New York tính đến hết ngày 10-1 đang ở mức 161.560 tấn, cao gấp 5,7 lần so với tồn kho của sàn robusta. Ước có chừng 105.0 tấn arabica đạt chuẩn đang có mặt tại các kho ở châu Âu, nằm chực sẵn đấy để đợi có điều kiện là thay thế hàng robusta tại thị trường tiêu thụ rộng lớn này.
5.Một số thương hiệu cà phê xuất khẩu nổi tiếng của Việt Nam
(chị có thể kể thêm cho em những thương hiệu cà phê xuất khẩu khác và trích dẫn rõ nguồn chị tìm những thông tin phần chị làm ở đâu với ak)
5.1Cà phê Trung Nguyên
Ra đời vào giữa năm 1996 -Trung Nguyên là 1 nhãn hiệu cà phê non trẻ của Việt Nam, nhưng đã nhanh chóng tạo dựng được uy tín và trở thành thương hiệu cà phê quen thuộc nhất đối với người tiêu dùng cả trong và ngoài nước.
Chỉ trong vòng 10 năm, từ một hãng cà phê nhỏ bé nằm giữa thủ phủ cà phê Buôn Mê Thuột, Trung Nguyên đã trỗi dậy thành một tập đoàn hùng mạnh với 6 công ty thành viên: Công ty cổ phần Trung Nguyên, công ty cổ phần cà phê hòa tan Trung Nguyên, công ty TNHH cà phê Trung Nguyên, công ty cổ phần thương mại và dịch vụ G7 và công ty liên doanh Vietnam Global Gateway (VGG) với các ngành nghề chính bao gồm: sản xuất, chế biến, kinh doanh trà, cà phê; nhượng quyền thương hiệu và dịch vụ phân phối, bán lẻ hiện đại. Trong tương lai, tập đoàn Trung Nguyên sẽ phát triển với 10 công ty thành viên, kinh doanh nhiều ngành nghề đa dạng.
Đi tiên phong trong việc áp dụng mô hình kinh doanh nhượng quyền tại Việt Nam, hiện nay, Trung Nguyên đã có các quán cà phê nổi tiếng ở nước ngoài như: Mĩ, Nhật, Singapore, Thái Lan, Trung Quốc, Campuchia, Ba Lan, Ukraina. Sản phẩm cà phê Trung Nguyên và cà phê hòa tan G7 đã được xuất khẩu đến 43 quốc gia trên thế giới với các thị trường trọng điểm như Mĩ, Trung Quốc
Năm 2010: Sản phẩm cà phê Trung Nguyên được xuất khẩu đến hơn 60 quốc gia trên toàn cầu, tiêu biểu như tại Mỹ, Canada, Nga, Anh, Đức, Nhật Bản, Trung Quốc, khối Asean;
Mới đây, Trung Nguyên đã trình Chính Phủ dự án “ Cụm cà phê quốc gia” tại Đắc Lắk. Mục tiêu của dự án là nhằm đạt giá trị xuất khẩu của cà phê lên 20 tỉ USD, gấp 10 lần giá trị hiện nay tạo ra 5 – 6 triệu việc làm thông qua mô hình nông – công nghiệp. Với mục tiêu đẩy mạnh xuất khẩu sang Trung Quốc. Kim ngạch xuất khẩu cà phê hòa tan G7 năm 2011 của Trung Nguyên sang Trung Quốc mới chỉ là 50 triệu USD,nhưng doanh nghiệp này cũng không giấu diếm mục tiêu thu về 1 tỉ USD từ thị trường này đến năm 2014.
5.2.Vinacafe của công ty CP café Biên Hòa
Bắt đầu đi vào sản xuất từ năm 1977,sản phẩm của vinacafe chủ yếu để xuất khẩu theo nghị định thư sang các nước Đông Âu và Liên Xô cũ. Thị trường trong nước còn quá xa lạ với sản phẩm loại này. Tuy nhiên, bước sang cơ chế thị trường, đứng trước môi trường cạnh tranh mới, ban lãnh đạo vinacafe đã xác định hướng đi riêng cho mình là tập trung phát triển thị trường cà phê hòa tan.
Năm 2010, Vinacafe xuất khẩu được 1.301 tấn cà phê hòa tan, chỉ chiếm khoảng 7% doanh thu. Tuy nhiên, theo chiến lược phát triển đến năm 2020, Vinacafe sẽ nâng tỉ trọng xuất khẩu lên 60-70% sản lượng. Các thị trường trọng điểm sẽ là Mỹ, Trung Quốc và Hàn quốc.Hiện nay Vinacafe đã có mặt tại 70 quốc gia và đã được bảo hộ thương hiệu.
Theo Kế hoạch năm 2010, Vinacafe khẳng định sẽ duy trì và nâng cao chất lượng tăng trưởng đạt mức cao hơn năm 2009. Cụ thể, tổng sản lượng cà phê xuất khẩu sẽ đạt 250.000 tấn (bằng 109% so với năm 2009), đạt kim ngạch 344,5 triệu USD (bằng 104% so với năm 2009).
Năm 2012, khối lượng xuất khẩu của tổng công ty Vinacafe chưa đầy 10.000 tấn, bằng 49% kế hoạch; kim ngạch được 20 triệu USD, bằng 43% kế hoạch. Tổng kết lại, kim ngạch xuất khẩu của Vinacafe chưa được 1% trong tổng kim ngạchxuất khẩu cả nước.
5.3.Thương hiệu Cà phê Buôn Ma Thuột
Cà phê Buôn Ma Thuột là thương hiệu nổi tiếng trên khắp cả nước và thế giới. Hơn 100 năm trước đây, những cây cà phê đầu tiên cắm rễ trên cao nguyên Buôn Ma Thuột đã mở đầu lịch sử phát triển một ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh ĐắkLắk.Được thiên nhiên ưu đãi, với hơn 300 nghìn ha đất đỏ bazan và khí hậu phù hợp rất thuận lợi cho cây cà phê phát triển. Hiện nay, với diện tích 182.343 ha và sản lượng hằng năm đạt trên 400.000 tấn, trong những năm qua, cà phê là sản phẩm chủ lực của tỉnh. Năm 2010, kim ngạch xuất khẩu của tỉnh đạt trên 620 triệu USD, trong đó cà phê chiếm 85% giá trị xuất khẩu của tỉnh và 40% giá trị xuất khẩu cà phê cả nước. Sản phẩm cà phê DakLak xuất khẩu đến gần 80 nước và vùng lãnh thổ trên khắp các châu lục và tên gọi “Cà phê Buôn Ma Thuột” đã từng bước khẳng định vị thế, trở thành thương hiệu nổi tiếng trên thị trường cà phê thế giới.
6.Thuận lợi, khó khăn của cà phê xuất khẩu của Việt Nam và kiến nghị đề xuất
6.1 :Những thuận lợi, khó khăn của xuất khẩu cà phê ở Việt Nam
6.1.1 Những thuận lợi
+ Địa hình, đất đai : cao nguyên xếp tầng, bắt nguồn của nhiều dòng sông, đất đỏ ba – zan màu mỡ( Gia Lai, Tây Nguyên, Lâm Đồng,Đắc Lắc ) thích hợp trồng cây cà phê.
+ Khí hậu: Ôn đới gió mùa, rất thích hợp cho cây cà phê phát triển (cung cấp nhiệt độ, ánh sáng, lượng mưa, gió.. tốt cho cà phê).
+ Giống tốt, đa dạng, nhiều chủng loại .
+ Được trên 80 quốc gia biết đến và tin dùng.
+Quy mô lớn với tổng diện tích trên 600 ngàn ha, kim ngạch xuất khẩu chiếm khoảng (13% ?) tổng giá trị xuất khẩu nông sản, cà phê vẫn được coi là một trong những cây trồng chiến lược trong quá trình phát triển nền nông nghiệp hàng hoá ở Việt Nam, giúp xoá đói giảm nghèo và làm giàu cho người nông dân.
+ Xuất khẩu đứngthứ 2 thế giới về sản lượng chỉ sau Brazin, đứng thứ 3 về chi phí sản xuất thấp.
+ Người dân đã nhanh nhạy trong việc nắm bắt thị trường, khá am hiểu quy luật cung cầu của thị trường thế giới để chủ động lượng cà phê bán ra nhằm hạn chế rủi ro.
+Đang dần cóvị trí vững trãi trên thị trường.
+Đưa khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
+ Nhà nước và địa phương cần khuyến khích hình thức liên kết phát triển cà phê bền vững giữa doanh nghiệp và hộ nông dân
6.1.2 Những hạn chế
+ Áp dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất còn yếu, kém,lạc hậu chưa phổ biến.
+ Về tiêu chuẩn sản phẩm: Phần lớn doanh nghiệp chế biến trong nước vẫn xuất khẩu chủ yếu cà phê được phân loại theo tiêu chuẩn cũ (TCVN 4193-93), với các chỉ tiêu sơ đẳng là phần trăm lượng ẩm, tỷ lệ hạt vỡ và tạp chất. Tiêu chuẩn mới (TCVN 4193:2005) đã được ICO coi là văn bản chuẩn để phân loại cà phê lại chưa được áp dụng rộng rãi.
Giá xuất khẩu : thấp, thấp hơn rất nhiều so với các nước khác.
+Nhiều chủ doanh nghiệp thiếu những kỹ năng cơ bản khai thác, xử lý tin tức và đàm phán thương mại.
+Việt Nam chưa có tên trong số 25 nước đang tự nguyện ghi lên chứng chỉ xuất xứ về chất lượng cà phê xuất khẩu của mình.
+ Các mục tiêu đề ra đối với ngành cà phê Việt Nam trong những năm tới chưa được đặt chung trong bối cảnh phát triển chung của ngành nông nghiệp cũng như ngành kinh tế Việt Nam. Các chính sách do các cơ quan chức năng ban hành còn thiếu tính linh hoạt.
+ Uy tín của cà phê Việt Nam đang bị giảm sút nghiêm trọng do chưa đảm bảo yêu cầu chất lượng
+ Bị các đối thủ cạnh tranh lấn áp, bỏ xa.
Ngoài các yếu tố cơ bản kể trên thì trong việc xuất khẩu cà phê, Việt Nam còn phải gặp rất nhiều trở ngại khác như :
+ Về chính sách thuế:phải chịu hàng rào thuế quan từ 2,6% đến 3,1% đối với cà phê hòa tan khi tham gia vào thị trường truyền thống như Mỹ, Nhật Bản, và EU (các nước châu Mỹ được áp dụng thuế nhập khẩu gần như bằng 0%)
+ Gia nhập WTO : Việt Nam gia nhập WTO năm 2007 đã mang lại cơ hội vàng hiếm có để mở rộng thị trường tiêu thụ với kim ngạch nhập khẩu cà phê của nhiều nước trên thế giới trị giá hàng chục tỷ USD/năm (13,647 tỷ USD năm 2007) (FAOSTAT, 2010). Tuy nhiên, giá cà phê xuất khẩu của Việt Nam còn thấp bởi chúng ta còn thiếu mối liên kết giữa các khâu từ sản xuất, thu hoạch, chế biến đến tiêu thụ. (Tuyết Yến, 2009).
Gia nhập WTO, sự cạnh tranh đang diễn ra rất gay gắt. Các doanh nghiệp nước ngoài có ưu thế lớn về vốn và công nghệ, nên đầu tư xây dựng những khu chế biến cà phê nhân xuất khẩu chất lượng cao rất hoàn chỉnh và đồng bộ. Trong thời gian tới, tỷ trọng này sẽ tăng lên nhanh do họ có ưu thế vượt trội về vốn, trình độ năng lực quản lý, kinh nghiệm, thị trường và mạng lưới khách hàng. Lúc đó, các doanh nghiệp làm ăn không hiệu quả, không cạnh tranh được sẽ bị giải thể phá sản hay trở thành đại lý thu mua, gom hàng cho các doanh nghiệp nước ngoài.
+ Phát triển ồ ạt, không có quy mô, quy hoạch.
5.2 Giải pháp
Nguyên nhân lớn nhất ảnh hưởng tới việc xuất khẩu cà phê của Việt Nam chính là chất lượng sản phẩm.
Về chất lượng sản phẩm cà phê cần :
* Thay đổi tập quán canh tác, thu hái sản phẩm
- Bón phân hợp lý để bảo đảm chất lượng sản phẩm. Tăng lượng phân bón hữu cơ như phân xanh, phân chuồng, phân vi sinh và giảm lượng phân bón hóa học. Áp dụng lượng phân bón hóa học theo khuyến cáo của cơ quan nghiên cứu: 1 ha cà phê cần 280kg N + 120kg P2O5 + 260kg K2O (đạm, lân và kali nguyên chất), các công thức phối hợp các loại phân bón như sau: Công thức 1 (543kg đạm urê 46% hoặc 1.190kg đạm SA 21% + 667kg lân 15% + 460kg kali 50%); Công thức 2 (1.500kg phân tổng hợp NPK16-8-16 + 87kg đạm urê 46% hoặc 190kg đạm SA 21% + 34kg kali 50%)...
* Bỏ tập quán hái “tuốt cành” và hái quả xanh để bảo đảm chất lượng.
- Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng hái “tuốt cành” và hái quả xanh là sợ mất trộm (62% số hộ), khó thuê lao động (16%) và thói quen (14%).
-Khắc phục :Để khắc phục tình trạng trạng hái “tuốt cành” và hái quả xanh. Nông dân cần nhận thức rõ tác hại của việc thu hái quả xanh (không chỉ làm giảm chất lượng mà còn làm giảm sản lượng thu hoạch và tăng tỷ lệ tổn thất).
+ Chính quyền địa phương cần tăng cường các biện pháp bảo đảm an ninh trật tự trong khu vực nông thôn.
+ Thực hiện có hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về an ninh trật tự như kiểm tra tạm vắng, tạm trú chặt chẽ (vì trong mùa vụ thu hoạch cà phê, các hộ gia đình thuê hoặc mượn người nhà từ các nơi khác đến, lợi dụng cơ hội, các đối tượng xấu trà trộn vào khu vực để trộm cắp, thực hiện các hành vi làm giảm chất lượng cà phê).
+ Thành lập tổ an ninh nhân dân tại các thôn (buôn), phối hợp hiệu quả với ban tự quản thôn (buôn), và công an viên để kiểm tra, bảo vệ vườn (rẫy) cà phê, trong đó người làm nhiệm vụ được trang bị phương tiện, dụng cụ và hưởng thù lao, người dân sản xuất cà phê đóng góp thêm kinh phí.
+ Khuyến khích hình thức liên kết các nhóm hộ sản xuất để tăng hiệu quả công tác quản lý và bảo vệ vườn cà phê. (Theo Nguyễn Thanh Trúc, Đỗ Thị Nga, Nguyễn Văn Minh)
* Cải tiến kỹ thuật chế biến và nâng cao năng lực chế biến, bảo quản
- Nông dân cần được hướng dẫn cách bảo quản cà phê quả tươi để bảo đảm nguyên liệu tốt cho khâu chế biến; phân loại nguyên liệu và loại bỏ tạp chất trước khi phơi, phơi riêng các loại quả để bảo đảm chất lượng sản phẩm. Ngoài ra, cần áp dụng biện pháp kỹ thuật chế biến cà phê ướt cụm hộ, khuyến khích các hộ nông dân liên kết lại với nhau và hình thành vùng sản xuất quy mô lớn. Một dây chuyền chế biến cà phê ướt công suất nhỏ có thể chế biến được 500 - 700 tấn cà phê quả tươi, được trồng trên diện tích khoảng 40 - 50 ha của vài chục hộ
* Phát triển cà phê chứng chỉ bền vững
- Phát triển cà phê bền vững là xu hướng tất yếu của ngành để nâng cao chất lượng và khả năng cạnh tranh. Vì vậy, Nhà nước và địa phương cần khuyến khích hình thức liên kết phát triển cà phê bền vững giữa doanh nghiệp và hộ nông dân. Doanh nghiệp chịu trách nhiệm nghiên cứu, hướng dẫn kỹ thuật, quản lý, giám sát và cấp chứng chỉ cho hộ nông dân. Nông dân cam kết thực hiện sản xuất theo đúng quy trình kỹ thuật và bán sản phẩm cho doanh nghiệp. Giá bán sản phẩm cam kết cao hơn giá thị trường. Bên cạnh đó, Nhà nước cần thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng mạng lưới thu mua sản phẩm hoặc xây dựng xưởng chế biến gần khu vực sản xuất để bảo đảm nguồn nguyên liệu và chế biến kịp thời, tăng chất lượng sản phẩm.
- Về quy mô : phát triển mở rộng có quy hoạch, có thống nước tưới tiêu đầy đủ, có quy trình chăm sóc kỹ thuật tốt .
- Về tiêu chuẩn : Nên nhanh chóng, kịp thời áp dụng tiêu chuẩn mới (TCVN 4193:2005) đã được ICO coi là văn bản chuẩn để phân loại cà phê. Từ đó không chỉ nâng cao và duy trì uy tín chất lượng sản phẩm,mà còn có thể tăng khả năng cạnh tranh và đẩy cao giá xuất khẩu.
Vấn đề đặt ra hàng đầu là tăng cường quản lý chất lượng hàng xuất khẩu,trong đó có cả cà phê.Là thành viên của tổ chức cà phê quốc tế,phải tuân thủ hầu hết các quy định của tổ chức,nếu cà phê còn được bán “xô” thì ta không thể điền vào mẫu đăng kí sản phẩm đúng quy định,và cà phê việt nam sẽ khó tránh khỏi tình trạng bị thải loại khỏi thị trường châu Âu.Do vậy cần tăng cường kiểm tra chất lượng của cà phê từ các xưởng.Và khi cà phê xuất xưởng phải được phân loại và có giấy kiểm tra chất lượng của xưởng.Cần tổ chức chuyển giao đến nông dân trồng cà phê những yêu cầu kĩ thuật đối với khâu chăm sóc,thu hái,chế biến với hiệu quả cao hơn.
III) Tổng kết, khuyến nghị đề xuất.
1.Tổng kết.
Cà phê là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của việt nam, là sản phẩm thu nhiều ngoại tệ góp phần cho phát triển kinh tế xã hội của đất nước.Trong quá trình hội nhập,ngành cà phê luôn là một trong những ngành đạt kim ngạch xuất khẩu cao,. Mặc dù cà phê trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm, sự biến động về sản lượng, kim ngạch và giá cả xuất khẩu nhưng luôn là cây công nghiệp mũi nhọn,chiến lược gắn với cuộc sống và sự đổi đời của hàng vạn người sản xuất,trong đó có đồng bào dân tộc thiểu số ít người,góp phần nâng cao mức sống dân cư và thu nhập cho hàng nghàn người lao động. Do vậy để có thể thực hiện được sứ mệnh quan trọng đó việc sản xuất và xuất khẩ cà phê luôn là mối quan tâm,mục tiêu lâu dài cho nhà nước,doanh nghiệp cũng như những người sản xuất.
Thấy được những thuận lợi và khó khăn đồng thời cũng nhìn nhận được nhiều mặt yếu kém,cần khắc phục để nâng cao năng lực cạnh tranh của xuất khẩu cà phê.Nhưng để có thể duy trì được vị trí ngày hôm nay và tiến tới nhiều mục tiêu cao hơn không phải là dễ vì xu thế hội nhập toàn cầu hóa thì các đối thủ cạnh tranh gây cho ta rất nhiều khó khăn.Bởi vậy phải tiếp tục phát huy những thế mạnh của mình,nâng cao chất lượng các loại cà phê,tìm hiểu và cập nhật thông tin vì thị trường cũng như mở rộng khai thác sang thị trường mới,tìm một chỗ đứng riêng cho mình,đưa việt nam thật sự trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn trong thời kì đầu của sự nghiệp công nghiệp hóa,hiện đại hóa đất nước.
2.Kiến nghị đề xuất
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ca_phe_1438.docx