Đề tài Tình hình bệnh viêm đường sinh dục và thử nghiêm một số phác đồ điều trị bệnh viêm tử cung trên đàn lợn nái ngoại nuôi tại trang trại chăn nuôi Bùi Huy Hạnh, thuộc xã Tái Sơn – Tứ Kỳ

Phần I MỞ ĐẦU Trong vài năm gần đây, chăn nuôi lợn giữ một vị rí quan trọng trong nghành nông nghiệp của Việt Nam. Con lợn được xếp hàng đầu trong số các vật nuôi, cung cấp phần lớn thực phẩm cho nhân dân và phân bón cho sản xuất nông nghiệp. Ngày nay chăn nuôi lợn còn có tầm quan trọng đặc biệt nữa là tăng kim ngạch xuất khẩu, đây cũng là nguồn thu nhập ngoại tệ đáng kể cho nền kinh tế quốc dân. Để cung cấp lợn giống cho nhu cầu chăn nuôi của các trang trại và các nông hộ thì việc phát triển đàn lợn nái sinh sản là việc làm cần thiết. Tuy vậy, một trong những trở ngại lớn nhất của chăn nuôi lợn nái sinh sản là dịch bệnh xảy ra còn phổ biến gây nhiều thiệt hại cho đàn lợn nái nuôi tập trung trong các trang trại cũng như nuôi tập trung ở gia đình. Đối với lợn nái, nhất là lợn ngoại được chăn nuôi theo phương thức công nghiệp thì các bệnh về sinh sản xuất hiện khá nhiều do khả năng thích nghi của đàn lợn nái ngoại với điều kiện khí hậu nước ta còn kém. Mặt khác, trong quá trình sinh đẻ, lợn nái dễ bị các loại vi khuẩn như Streptococcus, Staphylococcus, E.coli xâm nhập và gây một số bệnh nhiễm trùng sau đẻ như viêm âm đạo, viêm âm môn, đặc biệt hay gặp là bệnh viêm tử cung, đây là bệnh ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng sinh sản của lợn mẹ. Nếu không diều trị kịp thời, viêm tử cung có thể dẫn tới các bệnh kế phát như: viêm vú, mất sữa, rối loạn sinh sản, chậm sinh, vô sinh, viêm phúc mạc dẫn đến nhiễm trùng huyết và chết Vì vậy, các bệnh viêm đường sinh dục, đặc biệt là bệnh viêm tử cung ở lợn nái ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng đàn lợn giống nói riêng, dồng thời ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng và hiệu quả toàn nghành chăn nuôi lợn nói chung. Để góp phần vào việc phòng và điều trị bệnh viêm tử cung lợn, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Tình hình bệnh viêm đường sinh dục và thử nghiêm một số phác đồ điều trị bệnh viêm tử cung trên đàn lợn nái ngoại nuôi tại trang trại chăn nuôi Bùi Huy Hạnh, thuộc xã Tái Sơn – Tứ Kỳ - Hải Dương”. Phần II TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. ĐẶC ĐIỂM SINH SẢN CỦA LỢN NÁI. 2.1.1. Cấu tạo cơ quan sinh dục cái. 2.1.1.1. Bộ phận sinh dục bên ngoài gồm: âm môn, âm vật và tiền đình. 2.1.1.2. Bộ phận sinh dục bên trong gồm: âm đạo, tử cung, buồng trứng và ống dẫn trứng. 2.1.2. Đặc điểm sinh lý sinh dục lợn cái. 2.1.2.1. Sự thành thục về tính. 2.1.2.2. Chu kỳ động dục (chu kỳ tính). 2.1.2.3. Sinh lý quá trình mang thai. 2.1.2.4. Sinh lý quá trình đẻ. 2.2. MỘT SỐ HIỂU BIẾT VỀ QUÁ TRÌNH VIÊM 2.2.1. Khái niệm viêm. 2.2.2. Hậu quả của phản ứng tuần hoàn và phản ứng tế bào trong viêm. 2.2.2.1. Rối loạn chuyển hóa. 2.2.2.2. Tổn thương mô bào. 2.2.2.3. Dịch rỉ viêm. 2.2.2.4. Tăng sinh mô bào. 2.2.2.5. Các tế bào viêm. 2.3. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU BỆNH VIÊM ĐƯỜNG SINH DỤC Ở LỢN NÁI. 2.3.1. Thế giới. 2.3.2. Việt Nam. 2.2.3. Một số bệnh thường gặp ở đường sinh dục của lợn nái. 2.3.3.1. Viêm âm môn, tiền đình và âm đạo (Vulvitis, Vestibuliti et vaginitis puerperalis). 2.3.3.2. Viêm cổ tử cung (Cervitis). Phần III ĐỐI TƯỢNG – NỘI DUNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. ĐỐI TƯỢNG – ĐỊA ĐIỂM – THỜI GIAN NGHIÊN CỨU. 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu. 3.1.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu. 3.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU. 3.2.1. Tình hình công tác chăn nuôi, thú y của trại Bùi Huy Hạnh – Tứ Kỳ - Hải Dương. 3.2.2. Điều tra tình hình mắc bệnh viêm đường sinh dục, viêm tử cung trên đàn lợn nái ngoại nuôi tại trại Hạnh – Hải Dương từ năm 2007 – 2009. 3.2.3. Khảo sát tình hình mắc bệnh viêm tử cung trên đàn lợn nái ngoại nuôi tại trại theo giống, lứa đẻ. 3.2.4. Thử nghiệm, so sánh một số phác đồ điều trị bệnh viêm tử cung trên lợn nái trong thời gian thực tập và theo dõi các chỉ tiêu: 3.3. NGUYÊN LIỆU NGHIÊN CỨU. Phần IV KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1. TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI CỦA TRẠI HẠNH – TỨ KỲ - HẢI DƯƠNG. 4.1.1. Vài nét cơ bản về trại chăn nuôi Hạnh – Hải Dương. . Phần V KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. KẾT LUẬN 5.2. ĐỀ NGHỊ

doc64 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 7304 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tình hình bệnh viêm đường sinh dục và thử nghiêm một số phác đồ điều trị bệnh viêm tử cung trên đàn lợn nái ngoại nuôi tại trang trại chăn nuôi Bùi Huy Hạnh, thuộc xã Tái Sơn – Tứ Kỳ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ới vấn đề bệnh sinh sản ở gia súc đã và đang được nghiên cứu một cách toàn diện. Hàng năm các chương trình đào tạo của quốc tế về sinh sản gia súc thường xuyên được tổ chức tại Trường Đại học Khoa học Nông nghiệp Uppsala (Thụy Điển), Trung tâm khoa học Quốc tế về Nông nghiệp Cairo (Ai Cập). Trong nội dung của những khóa học đào tạo này, vấn đề phương pháp chẩn đoán, phát hiên và điều trị các bệnh sinh sản luôn là nội dung chính. Tuy nhiên cho đến nay những tư liệu nghiên cứu về bệnh sản khoa ở lợn còn rất ít. Và trong những tư liệu nghiên cứu đó, cũng mới chỉ tập trung vào nghiên cứu bệnh viêm tử cung ở lợn. 2.3.1. Thế giới. Trong chăn nuôi lợn sinh sản thậm chí cả nuôi lợn thịt, năng suất chăn nuôi phụ thuộc phần lớn vào năng suất sinh sản trong đó hai yếu tố chính là độ sai con và độ mắn đẻ. Do vậy, ưu tiên hàng đầu và liên tục của chăn nuôi lợn sinh sản là tạo ra được nhiều lợn con sinh ra và sống sót cho tới lúc cai sữa và đòng thời giảm thời gian phi sản xuất của lợn nái nhất là do không thụ thai. Mục tiêu trên, đòi hỏi sự làm việc cường độ cao ở lợn nái và nhất là cơ quan sinh sản. Do vậy các cơ quan sinh sản đóng vai trò rất quan trọng quyết định năng suất chăn nuôi. Những bất thường của cơ quan sinh sản, nói rõ hơn là các rối loạn kiểu viêm tử cung, làm năng suất chăn nuôi lợn nái bị ảnh hưởng (F. Madec, 1995 [8]). Theo A.Vtrekaxova (1983) [2], trong số các nguyên nhân dẫn tới ít sinh đẻ và vô sinh của lợn thì các bệnh ở cơ quan sinh dục chiếm từ 5 – 15%. F.Madec [8], khi tiến hành nghiên cứu bệnh lý sinh thái vào năm 1991 trên số đàn lợn xứ Brơ – ta – nhơ (Pháp) với chủ đề bệnh lý sinh đẻ cho thấy 15% số lợn nái bị viêm tử cung. Theo F.Madec [8] viêm tử cung thường bắt đầu bằng sốt một vài giờ sau khi đẻ, chảy mủ ngày hôm sau và bệnh thường kéo dài 48 – 72 giờ. Theo F. Madec, năm 1987 qua kiểm tra vi thể xứ Brơ – ta – nhơ thấy 26% số lợn nái có bệnh tích viêm tử cung. Ngoài ra 2% số lợn nái có bệnh tích thoái hóa mô nội mạc tử cung với đặc điểm thành tử cung có cấu tạo sợi fibrine. 2.3.2. Việt Nam. Ở Việt Nam một số nhà khoa học thú y đã có những nghiên cứu tổng kết về bệnh viêm tử cung. Nhưng những tư liệu nghiên cứu về bệnh viêm tử cung ở lợn nái cũng còn rất ít. Hồ Văn Nam, Nguyễn Văn Thanh (1999) [[12], bệnh viêm tử cung ở đại gia súc nói chung là một quá trình bệnh lý phức tạp được thể hiện dưới nhiều thể khác nhau. Đây là một trong những nguyên nhân chính dẫn tới hiện tượng rối loạn sinh sản, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh sản của gia súc cái sinh sản. Theo Nguyễn Văn Thành (2002) [13], viêm tử cung là một hội chứng thường xuất hiện trên lợn nái sau khi sinh. Lợn nái viêm tử cung sẽ bị tổn thương lớp niêm mạc. Từ đó gây ảnh hưởng sự tiết Prostagladin F2α và làm xáo trộn chu kỳ động dục làm tăng tình trạng chậm sinh và vô sinh. Trong đó, biểu hiện chậm động dục khi xảy ra sẽ làm giảm sức sinh sản của lợn nái, giảm số vòng quay lứa đẻ trong năm. Ngoài ra, phải tốn chi phí thuốc điều trị, phải loại thải sớm lợn nái do chậm động dục làm giảm hiệu quả kinh tế của trại chăn nuôi. Lê Xuân Cương (1986) [5], lợn nái chậm sinh sản do nhiều nguyên nhân. Trong đó, tổn thương bệnh lý sinh dục tỷ lệ đáng kể. Cùng với nhận định trên, Lê Minh Chí, Nguyễn Như Pho (1984, 1992) cho rằng: khi lợn nái đẻ khó cần áp dụng các thủ thuật ngoại khoa. Nhưng sau đó thì niêm mạc đường sinh dục có thể bị tổn thương gây viêm tử cung. Nguyễn Xuân Bình (2005) [4], bệnh viêm tử cung xảy ra ở những thời gian khác nhau. Nhưng bệnh xảy ra nhiều nhất vào thời gian sau khi đẻ 1 – 10 ngày. Viêm tử cung là một trong nhiều tổn thương đường sinh dục trên lợn nái sau khi sinh. Khi có dịch tiết và dịch lẫn mủ chính là biểu biện của viêm tử cung (Nguyễn Văn Thành, 2002 [13]) Cũng theo Nguyễn Văn Thành (2002) [13], có nhiều nguyên nhân gây viêm tử cung như: dinh dưỡng, tuổi, lứa đẻ, tình trạng sức khỏe chăm sóc, quản lý, vệ sinh, tiểu khí hậu chuồng nuôi…Nhưng nguyên nhân chính luôn hiện trong tất cả các trường hợp là do vi sinh vật, nguyên nhân khác sẽ làm giảm sức đề kháng của cơ thể hoặc tạo điều kiện cho vi sinh vật xâm nhập và phát triển để gây nên các triệu chứng. Đồng thời cũng có nhiều tác giả đã có những tổng kết về tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung ở lợn: Bùi Thị Tho và cs (2002) [16] lợn Yorshire, Landrace trong giai đoạn nuôi con mắc bệnh viêm tử cung chiếm tỷ lệ 15%, do chữa chạy kịp thời nên khỏi 100%, song đã ảnh hưởng đến sức khỏe của lợn nái, phần lớn là do những trường hợp đẻ khó dẫn tới viêm tử cung. Nguyễn Văn Thành (2002) [13] lợn nái sau khi sinh có chứng viêm tử cung chiếm tử cung chiếm tỷ lệ 42,4%. Viêm tử cung trên nhóm thuần chiếm 25,48%, trên nhóm lai chiếm 50,48%. Viêm tử cung xảy ra cao nhất là lứa 1 và lứa 2. Tỷ lệ chậm động dục ở nhóm lợn bị viêm tử cung cao nhiều hơn so với nhóm lợn không bị viêm tử cung. Theo Nguyễn Văn Thanh (2003) [15], tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung ở đàn lợn nái ngoại hướng nạc đang được nuôi tại các địa phương vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng là tương đối cao (7,1%) và có sự khác nhau giữa các địa phương. Bệnh viêm tử cung thường tập trung ở những lợn nái mới đẻ lứa đầu và những lợn nái đã đẻ nhiều lứa. Theo Trần Tiến Dũng (2004) [7], bệnh viêm đường sinh dục ở lợn chiếm tỷ lệ cao từ 30 – 50%, trong đó cơ quan ngoài chiếm 20%, còn lại 80% là viêm tử cung. Theo Trần Tiến Dũng (2004) [7], tỷ lệ viêm tử cung sau đẻ ở lợn nái ngoại cũng cao từ 1,82 – 23,33%. 2.2.3. Một số bệnh thường gặp ở đường sinh dục của lợn nái. Trong số các bệnh ở đường sinh dục ở lợn nái, bệnh mà chúng ta thường gặp nhất bao gồn: viêm âm môn, tiền đình, âm đạo và bệnh ở tử cung. 2.3.3.1. Viêm âm môn, tiền đình và âm đạo (Vulvitis, Vestibuliti et vaginitis puerperalis). Theo Trần Tiến Dũng và cộng sự (2002) [11], trong quá trình sinh đẻ, niêm mạc âm môn, tiền đình và âm đạo bị xây sát, tổn thương do bào thai hay do can thiệp các trường hợp đẻ khó. Do trong quá trình đỡ đẻ thao tác kỹ thuật không đúng, dụng cụ đỡ đẻ không vô trùng gây tổn thương các bộ phận sinh dục bên ngoài. Ngoài ra bệnh có thể kế phát từ hiện tượng sẩy thai, thai thối rữa trong tử cung hoặc từ bệnh sát nhau. Lúc đầu niêm mạc bộ phận bị viêm xung huyết nhẹ, có nhiều dịch thẩm xuất. Kiểm tra âm đạo bằng mỏ vịt, con vật không có phản xạ đau, không có triệu chứng toàn thân. Con vật rặn vặt, đi đái rắt. Nhiều dịch viêm lẫn tổ chức hoại tử màu trắng chảy ra ngoài. 2.3.3.2. Viêm cổ tử cung (Cervitis). Trần Tiến Dũng và cộng sự (2002) [11], cổ tử cung lợn dài 10-18 cm, tròn, không có gấp nếp nên dễ thụ tinh nhân tạo hơn trâu bò. Cổ tử cung luôn đóng, chỉ hé mở khi động dục và mở hoàn toàn khi sinh đẻ. Bệnh viêm cổ tử cung ở gia súc thường là hậu quả của những sai sót về mặt kỹ thuật thụ tinh nhân tạo, do thao tác đỡ đẻ nhất là các trường hợp đẻ khó phải can thiệp bằng tay hay dụng cụ không đúng làm niêm mạc cổ tử cung bị xây sát. Ngoài ra viêm cổ tử cung còn do kế phát từ viêm âm đạo, viêm tử cung. Hậu quả của viêm cổ tử cung làm cổ tử cung bị tắc, khi gia súc động dục niêm dịch không thoát ra ngoài được. 2.3.3.3. Viêm tử cung. Tử cung là bộ phận quan trọng của cơ quan sinh dục, nơi thai làm tổ và được đảm bảo mọi điều kiện để thai phát triển. Mọi quá trình bệnh lý ở tử cung đều ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng sinh sản (Nguyễn Văn Thành, 2002 [13]). Chính vì vậy bệnh viêm tử cung đã được nhiều tác giả nghiên cứu. Theo Trần Tiến Dũng và cộng sự (2002) [11] thì viêm tử cung được chia ra làm 3 thể: viêm nội mạc tử cung, viêm cơ tử cung và viêm tương mạc tử cung. a. Viêm nội mạc tử cung. Khi gia súc sinh đẻ, nhất là trong những trường hợp đẻ khó phải can thiệp bằng tay hoặc dụng cụ, niêm mạc tử cung bị xây sát, tổn thương, vi khuẩn xâm nhập và phát triển gây viêm nội mạc tử cung. Mặt khác, một số bệnh truyền nhiễm như sảy thai truyền nhiễm, phó thương hàn, bệnh lao…thường gây ra viêm nội nạc tử cung. Căn cứ vào tính chất, trạng thái của quá trình bệnh lý, viêm nội mạc tử cung có thể chia ra làm hai loại: viêm nội mạc tử cung thể cata cấp có mủ và viêm nội mạc tử cung có màng giả. * Viêm nội mạc tử cung cata cấp tính có mủ (Endomestritis puerperslis Catarrhalis purulenta acuta). Bệnh này xuất hiện trên tất cả các loài gia súc, gặp nhiều ở trâu, bò, lợn. Sau khi sinh đẻ, niêm mạc cổ tử cung và âm đạo bị tổn thương, xây sát, nhiễm khuẩn, nhất là khi gia súc bị sát nhau, đẻ khó phải can thiệp. Khi bị bệnh, gia súc có biểu hiện một số triệu chứng chủ yếu: thân nhiệt hơi cao, ăn uống giảm, lượng sữa giảm. Con vật có trạng thái đau đớn nhẹ, đôi khi cong lưng rặn tỏ vẻ không yên tĩnh. Từ cơ quan sinh dục thải ra ngoài hỗn dịch, niêm dịch lẫn với dịch viêm, mủ, lợn cợn những mảnh tổ chức chết… Khi con vật nằm, dịch viêm thải ra ngoài càng nhiều hơn. Xung quanh âm môn, gốc đuôi, hai bên mông dính nhiều dịch viêm, có khi nó khô lại hình thành từng đám vẩy, màu trắng xám. Kiểm tra qua âm đạo, niêm dịch và dịch viêm thải ra nhiều. Cổ tử cung hơi mở và có mủ chảy qua cổ tử cung. Niêm mạc âm đạo bình thường. * Viêm nội mạc tử cung màng giả. Thể viêm này, niêm mạc tử cung thường bị hoại tử. Những vết thường đã ăn sâu vào tầng cơ của tử cung và chuyển thành hoại tử. Trường hợp này, con vật xuất hiện triệu chứng toàn thân rõ: thân nhiệt lên cao, ăn uống và lượng sữa giảm, có khi hoàn toàn mất sữa. Con vật biểu hiện trạng thái đau đớn, luôn rặn, lưng và đuôi cong lên. Từ cơ quan sinh dục luôn thải ra ngoài hỗn dịch: dịch viêm, máu, mủ, lợn cợn những mảnh tổ chức hoại tử và niêm dịch… b. Viêm cơ tử cung (Myometritis puerperslis). Viêm cơ tử cung thường kế phát từ viêm nội mạc tử cung thể màng giả. Niêm mạc tử cung bị thấm dịch thẩm xuất, vi khuẩn xâm nhập và phát triển sâu vào tử cung làm niêm mạc bị phân giải, thối rữa gây tổn thương mạch quản và lâm ba quản. Từ đó làm cho các lớp cơ và một ít tương mạc tử cung bị hoại tử. Trường hợp này có thể dẫn đến hiện tượng nhiễm trùng toàn thân, huyết nhiễm trùng hoặc huyết nhiễm mủ. Ở thể viêm này, gia súc biểu hiện triệu chứng toàn thân rõ: thân nhiệt lên cao, mệt mỏi, ủ rũ, ăn uống giảm, lượng sữa giảm hay mất hẳn. Gia súc biểu hiện trạng thái đau đớn, rặn liên tục. Từ cơ quan sinh dục luôn thải ra ngoài hỗn dịch màu đỏ nâu lợn cợn có mủ và những mảnh tổ chức thối rữa nên có mùi tanh, thối. Khám qua trực tràng thì tử cung to hơn bình thường, hai sừng tử cung to nhỏ không đều nhau, thành tử cung dày và cứng. Khi kích thích lên tử cung, con vật rất mẫn cảm, đau nên càng rặn mạnh hơn, hỗn dịch bẩn trong tử cung thải ra càng nhiều. Thể viêm này thường ảnh hưởng đến quá trình thụ thai và sinh đẻ lần sau. c. Viêm tương mạc tử cung (Perimetritis puerperalis). Viêm tương mạc tử cung thường kế phát từ thể viêm cơ tử cung. Bệnh này thường ở thể cấp tính, cục bộ, toàn thân xuất hiện những triệu chứng điển hình và nặng. Lúc đầu, lớp tương mạc tử cung có màu hồng, sau chuyển màu đỏ sẫm, mất tính trơn bóng. Sau đó các tế bào bị phân hủy và bong ra, dịch thẩm xuất rỉ ra làm cho lớp tương mạc bị xù xì. Trường hợp viêm nặng, nhất là thể viêm có mủ, lớp tương mạc ở một số vùng có thể dính với các tổ chức xung quanh, gây nên tình trạng viêm thể Parametritis và dẫn đến viêm phúc mạc, thân nhiệt tăng cao, mạch nhanh. Con vật ủ rũ, uể oải, đại tiểu tiện khó khăn, ăn uống kém hoặc bỏ ăn. Con vật luôn biểu hiện trạng thái đau đớn, khó chịu, lưng và đuôi cong, rặn liên tục. Từ âm hộ thải ra ngoài rất nhiều hỗn dịch lẫn mủ và tổ chức hoại tử, có mùi thối khắm. Kiểm tra qua trực tràng thấy thành tử cung dày, cứng, hai sừng tử cung mất cân đối, kích thích con vật biểu hiện trạng thái đau đớn càng rõ và càng rặn mạnh hơn. Thể viêm này thường dẫn đến kế phát bệnh viêm phúc mạc, bại huyết, huyết nhiễm mủ. Một số tiêu chí phân biệt các thể viêm tử cung Thể viêm Chỉ tiêu Phân biệtViêm nội mạc tử cungViêm cơ tử cungViêm tương mạc tử cungSốtSốt nhẹSốt nhẹSốt caoDịch viêmMàuTrắng, trắng xámHồng, nâu đỏNâu rỉ sắtMùiTanhTanh thốiThối khắmPhản ứng đauĐau nhẹĐau rõ hơnĐau có phản ứngBỏ ănBỏ ăn một phần hoặc hoàn toànBỏ ăn hoàn toànBỏ ăn hoàn toàn Phần III ĐỐI TƯỢNG – NỘI DUNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. ĐỐI TƯỢNG – ĐỊA ĐIỂM – THỜI GIAN NGHIÊN CỨU. 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu. - Lợn nái ngoại thuộc các giống Landrace, Yorshire (giống thuần) và con lai giữa hai giống trên (giống lai) tại trang trại. - Đàn lợn được nuôi dưỡng, phòng bệnh theo đúng quy trình chăn nuôi lợn nái sinh sản. 3.1.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu. - Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 1/2010 đến tháng 4/2010. - Địa điểm nghiên cứu: Trại sản xuất lợn giống Bùi Huy Hạnh, thuộc xã Tái Sơn, huyện tứ Kỳ, Hải Dương. 3.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU. 3.2.1. Tình hình công tác chăn nuôi, thú y của trại Bùi Huy Hạnh – Tứ Kỳ - Hải Dương. 3.2.2. Điều tra tình hình mắc bệnh viêm đường sinh dục, viêm tử cung trên đàn lợn nái ngoại nuôi tại trại Hạnh – Hải Dương từ năm 2007 – 2009. - Tỷ lệ mắc bệnh theo giống. - Tỷ lệ mắc bệnh theo lứa đẻ. 3.2.3. Khảo sát tình hình mắc bệnh viêm tử cung trên đàn lợn nái ngoại nuôi tại trại theo giống, lứa đẻ. 3.2.4. Thử nghiệm, so sánh một số phác đồ điều trị bệnh viêm tử cung trên lợn nái trong thời gian thực tập và theo dõi các chỉ tiêu: - Tỷ lệ khỏi sau điều trị (%). - Thời gian trung bình khỏi (ngày). - Số con động dục trở lại sau điều trị (con). - Thời gian động dục lại sau điều trị (ngày). - Tỷ lệ động dục lại sau điều trị (%). - Tỷ lệ thụ thai (%). 3.3. NGUYÊN LIỆU NGHIÊN CỨU. Là các thuốc đang được dùng tại trại: * Nor 100 (Minh Dũng): Dung dịch tiêm. - Thành phần: trong 100 ml có Norfloxaxin 10.000 mg. - Công dụng: chuyên trị tiêu chảy, viêm vú, viêm tử cung, viêm khớp. -Cách dùng: tiêm bắp, 1ml/10kg TT. * Vetrimoxin: (Pháp): hỗn dịch tiêm. - Thành phần: Amoxicillin 15g (as trihydrate salt) Nước vđ 100 ml - Tác dụng: điều trị ho, co giật, viêm rốn, viêm khớp, viêm tử cung. - Cách dùng: tiêm bắp, liều 1ml/10kg TT * Hamogen (Hanvet): hỗn dịch tiêm. - Thành phần: trong 1ml chứa: Amoxycilin 150mg Gentamycin 40mg Dexamethason acetate 0.25mg - Công dụng: hỗn hợp 2 kháng sinh Amoxycilin và Gentamycin tạo cho chế phẩm có tác dụng diệt khuẩn mạnh, phổ rộng. Đặc trị viêm nhiễm đường niệu dục, viêm dạ con tích mủ, viêm vú, viêm tử cung, mất sữa… - Lắc kỹ khi sử dụng, tiêm bắp, dưới da. Liều ĐGS: 1ml/10 kg TT TGS: 1ml/ 7 kg TT * Oxytoxin (Minh Dũng): Dung dịch tiêm -Thành phần: Trong 1ml chứa 10 UI Oxytoxin. - Tác dụng: Kích thích hệ cơ trơn tử cung, đường tiết niệu, đường tiết sữa, từ đó gây tiết sữa. - Cách dùng: tiêm bắp, liều 2- 3ml/con * Haniodin: (Hanvet) - Thành phần: - Tác dụng: - Cách dùng: 3.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. 3.4.1. Phương pháp điều tra. Dựa vào tài liệu ghi chép của kỹ sư quản lý trại từ 2008 – 4/2010. 3.4.2. Phương pháp bố trí thí nghiệm * Chọn mẫu: Chọn những lợn nái bị viêm tử cung với những triệu chứng đặc trưng: Con vật sốt, âm môn sưng tấy đỏ, dịch xuất tiết từ âm đạo chảy ra nhầy trắng đục, đôi khi có máu lờ lờ. Con vật ăn ít hoặc bỏ ăn. * Sử dụng các phác đồ điều trị sau: Phác đồ I (Phác đồ của trại): Liệu trình: 3 – 5 ngày. - Vetrimoxin: 16 – 18ml/con/lần điều trị, tiêm bắp. - Oxytoxin: 2- 3ml/con/lần điều trị. Kết hợp với chăm sóc, hộ lý và vệ sinh chuồng trại tốt. Phác đồ II: Liệu trình: 3 – 5 ngày. - Nor 100: 14 - 16ml/con/lần điều trị, tiêm bắp. - Thụt rửa bằng Haniodin 0.1%: pha 75 ml với 4l nước sạch, thụt 3,5 – 4l/con. Kết hợp với chăm sóc, hộ lý và vệ sinh chuồng trại tốt. Phác đồ III: Liệu trình: 3 – 5 ngày. - Hamogen:1ml/10 kg TT, tiêm bắp. - Oxytoxin: 2- 3ml/con/lần điều trị. - Thụt rửa bằng Haniodin 0.1%, pha 75 ml với 4l nước sạch, thụt 3,5 – 4l/con. Kết hợp với chăm sóc, hộ lý và vệ sinh chuồng trại tốt. * Bố trí thí nghiệm: - Trong thời gian thực tập, chúng tôi đã chọn và thử nghiệm điều trị 15 con nái bị viêm tử cung với các phác đồ trên, mỗi phác đồ điều trị thử nghiệm với 5 con. - Các nái tiến hành điều trị thử nghiệm đều ở cùng thời điểm nhưng ở các chuồng đẻ khác nhau. 3.4.3. Phương pháp xác định phác đồ điều trị hữu hiệu. Xác định phác đồ điều trị hữu hiệu qua theo dõi khả năng sinh sản của những lợn nái sau khi điều trị lành bệnh. 3.4.4. Phương pháp xử lý số liệu. Các số liệu được ghi chép và xử lý bằng phần mềm Exel. Phần IV KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1. TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI CỦA TRẠI HẠNH – TỨ KỲ - HẢI DƯƠNG. 4.1.1. Vài nét cơ bản về trại chăn nuôi Hạnh – Hải Dương. Trại chăn nuôi Hạnh – Hải Dương là trại được xây dựng thiết kế và đầu tư khá quy mô và hiện đại. - Nhân sự: Trại gồm có một quản lý, một kế toán, một thủ kho, 2 kỹ sư, và 23 công nhân được đào tạo cơ bản. Ngoài ra, đây là trại điểm của CP nên còn có thêm kỹ sư sau khi trúng tuyển vào công ty sẽ đến học việc tại đây, ban ngày thì xuống chuồng làm, buổi tối học lý thuyết ở trên nhà. - Vị trí địa lý của trại: phía bắc giáp xã Đại Đồng, phía Tây giáp xã Kỳ Sơn. Trại nằm khá tách biệt với khu dân cư, thuận tiện cho công việc phòng chống dịch bệnh cho trại. - Về thiết kế xây dựng: Trên diện tích 3 ha, trại được xây dựng rất khoa học và hiện đại. Trước cổng ra vào trại có hố sát trùng bằng vôi, có vòi phun sát trùng cho phương tiện ra vào trại. Cách cổng chính của trại khoảng 50m là khu nhà dành cho quản lý trại, phòng để đón khách, tiếp đến là phòng ăn tập thể của trại. Phía đối diện bên kia là nhà đào tạo kỹ sư. Tất cả các phòng ở của kỹ sư và công nhân trại được xây riêng, khá khang trang và tiện nghi. Trước khu chuồng nuôi lợn của trại là dãy nhà gồm 3 phòng sát trùng tự động: phòng sát trùng nam, nữ và phòng sát trùng kỹ sư. Tất cả mọi người khi vào khu chuồng nuôi đều nhất thiết phải mặc quần áo ngắn và đi qua phòng sát trùng tự động. Bên trái khu sát trùng là kho chứa cám, bên phải là nhà ăn, nghỉ trưa cho công nhân và kỹ thuật trại. Khu chuồng nuôi lợn của trại gồm có 9 khu chuồng: 2 chuồng bầu, 6 chuồng đẻ và một chuồng cách ly. + Hệ thống chuồng bầu có 2 chuồng bầu gồm bầu 1 và bầu 2, mỗi chuồng gồm 8 dãy, trong đó bầu 2 nuôi lợn đã được phối, còn bầu 1 nuôi các lợn chờ lên giống, lợn đang phối và lợn đực giống. Cuối góc phải khu chuồng bầu 1 là khu kiểm tra lợn động dục, khu phối, khu lấy tinh, cạnh khu lấy tinh là một phòng thí nghiệm gọi là phòng tinh. Phòng tinh được trang bị khá đầy đủ: kính hiển vi, tủ lạnh, lò hấp, máy ép túi tinh, nhiệt kế,…Tất cả sàn chuồng đều được làm bằng bê tông, sàn cao hơn hẳn nền chuồng, giúp công việc vệ sinh khử trùng được dễ dàng. + Hệ thống chuồng đẻ: gồm có 6 chuồng là chuồng đẻ 1, chuồng đẻ 2, chuồng đẻ 3, chuồng đẻ 4, chuồng đẻ 5 và chuồng đẻ 6, mỗi chuống có diện tích 1250m2. Các chuồng đẻ cách nhau 4m, ở giữa trồng cây bóng mát. Trong mỗi chuồng đẻ có 4 dãy, mỗi dãy gồm 14 ô chuồng. Các ô được đánh thứ tự từ 1 đến 56 để dễ dàng chăm sóc và quản lý. Sàn chuồng lợn mẹ làm bằng bê tông, sàn lợn con làm bằng nhựa cứng. Phần chuồng cho lợn con khá rộng rãi, một góc để lồng úm, lồng úm được làm bằng khung sắt và đan bao tải cám đã được ngâm qua sát trùng. Mỗi lồng úm được trang bị một bóng đèn sưởi ấm, bên ngoài là một máng nhựa để tập ăn cho lợn con. Mỗi chuồng đẻ được trang bị một máy bơm nước, 4 vòi dẫn nước để thực hiện công việc xịt gầm hàng ngày. Bên cạnh đó, mỗi chuồng còn được trang bị 4 giàn mát, 6 quạt thông gió và một hệ thống đo nhiệt độ, ẩm độ trong chuồng. + Chuồng cách ly: có diện tích 450m2, chuồng được trang bị 3 máng ăn tự động, 2 giàn mát và 3 quạt thông gió. Chuồng cách ly nằm cạnh chuồng bầu 2, sàn chuồng được làm bằng các tấm bê tông, đây là nơi nuôi nhốt lợn nái hậu bị được chuyển từ trại lợn hậu bị về chuẩn bị thay thế những lợn nái loại thải. Mỗi chuồng đều có hệ thống máng ăn nhưng chỉ là thủ công, mỗi con có một máng ăn riêng và khi cho ăn thì công nhân phụ trách chuồng phải đổ cám vào từng máng ăn đó. Nguồn nước sử dụng cho chăn nuôi được lọc qua bể lọc và dẫn trực tiếp đến từng ô chuồng bằng vòi uống tự động. Bên cạnh đó, hệ thống sưởi ấm lợn, hệ thống bạt che, giàn mát, quạt thông gió được trang bị rất đầy đủ. Nguồn nước thải được thải bằng ống ngầm và đổ vào hệ thống bể biogas đảm bảo vệ sinh. Trước cửa ra vào của mỗi chuồng đều có một chậu nước sát trùng, phải nhúng ủng vào chậu trước khi bước vào chuồng. - Thức ăn: Nguồn thức ăn của trại được cung cấp từ nhà sản xuất là công ty cám Minh Hiếu và công ty cổ phần Charoen Phokphand (CP) Việt Nam. Gồm các loại cám: 550, 566, 567, tùy đối tượng mà sẽ cho ăn từng loại cám riêng. Lợn con sẽ sử dụng cám 550. Lợn hậu bị, lợn chờ phối, lợn chờ động dục và lợn đực sẽ ăn cám 566, lợn bầu và lợn đẻ sẽ sử dụng cám 567. - Nước dùng trong chăn nuôi: Trại chăn nuôi Bùi Huy Hạnh – Tứ Kỳ - Hải Dương là một trại chăn nuôi trên quy mô công nghiệp, hàng ngày sử dụng một khối lượng nước rất lớn phục vụ chăn nuôi, vệ sinh chuồng trại, đặc biệt về mùa hè cần một lượng nước lớn để vận hành hoạt động của giàn mát. Nước dùng cho chăn nuôi là giếng khoan, qua bể lọc, đưa lên các bồn nước ở độ cao, áp lực đủ mạnh tới các vòi nước uống tự động ở từng ô chuồng. 4.1.2. Tình hình chăn nuôi của trại Bùi Huy Hạnh – Hải Dương. Từ khi được thành lập đến nay, trại Hạnh hoạt động khá ổn định, cơ cấu đàn lợn luôn duy trì với số lượng lớn, hoạt động hết công suất. Bảng 4.1. Cơ cấu đàn lợn của trại năm 2009 và 4 tháng đầu năm 2010 Năm Loại lợn 2008 2009 4 tháng đầu năm 2010Nái sinh sản (con)134513401342Nái hậu bị (con)908789Đực làm việc (con)222022Đực hậu bị (con)445Lợn con theo mẹ (con)26568270469669Tổng (con)280292849711127(Nguồn:Kỹ thuật của trại) Qua bảng chúng ta thấy, số lượng lợn nái sinh sản và số lượng lợn đực làm việc của trại không có biến động lớn giữa năm trước và năm nay. Trại Bùi Huy Hạnh – Hải Dương là trại gia công cho công ty cổ phần Charoen Phokphand (CP) Việt Nam, trại thành lập là có sự hợp tác giữa nhà đầu tư với nhà kỹ thuật. Nhà đầu tư sẽ thuê đất, xây dựng chuồng trại, thuê người quản lý trại và thuê công nhân. Còn bên phía công ty CP sẽ đưa lợn đến nuôi, cung cấp cám, thuốc men, thuê kỹ thuật và có nhiệm vụ tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi. Hàng tháng kỹ thuật trại sẽ xem xét loại bỏ những con lợn mẹ kém sinh sản và thay thế bằng những lợn nái hậu bị được đưa từ chuồng cách ly lên. Chính nhờ được đầu tư đầy đủ, quản lý chặt chẽ và sự chỉ đạo tốt của kỹ thuật trại mà công việc chăn nuôi tại trại Bùi Huy Hạnh diễn ra khá tốt đẹp, hàng tháng trại xuất trên 2200 con lợn con. Lợn con ở trại xuất đi chỉ nuôi thương phẩm không làm giống do lợn con được sinh ra là kết quả của lai 3 – 4 máu, nên cho ý nghĩa về mặt kinh tế hơn. 4.1.3. Công tác tại trại Bùi Huy Hạnh – Hải Dương. * Đội ngũ thú y: - Trại có 2 kỹ sư chăn nuôi, các kỹ sư này đã được đào tạo qua trường đào tạo của công ty cổ phần Charoen Phokphand (CP) Việt Nam. Trong đó có một kỹ sư chuyên quản lý chuồng đẻ, một kỹ sư chuyên quản lý chuồng bầu. Tại mỗi chuồng có hai trợ lý kỹ thuật được đào tạo cơ bản. - Đội ngũ kỹ thuật phải tổng kết số lượng lợn theo ngày, số con mới đẻ, số con xuất, số con chết..sang thứ 2 đầu tuần nộp báo cáo lên công ty CP. Tùy tình hình dịch bệnh và cơ cấu đàn lợn con theo mẹ, lợn con cai sữa mà sẽ đặt thuốc điều trị bệnh và vắc xin tiêm phòng lên phòng thuốc của công ty CP. * Trang thiết bị và dụng cụ thú y - Trại Bùi Huy Hạnh – Hải Dương được thành lập dưới sự kết hợp giữa nhà đầu tư với công ty cổ phần Charoen Phokphand (CP) Việt Nam, được giám sát chặt chẽ về phần kỹ thuật của công ty CP. Trại được cung cấp đầy đủ các dụng cụ và trang thiết bị phục vụ cho công tác thú y. - Tại chuồng đẻ, mỗi chuồng được trang bị 2 giá đỡ đẻ, một tủ thuốc cố định, ngoài ra còn có một tủ thuốc lưu động đầy đủ các trang thiết bị thú y, phục vụ công tác điều trị bệnh giữa các chuồng. - Tại chuồng bầu, trại trang bị một phòng thí ngiệm gọi là phòng tinh với cơ sở vật chất khá đầy đủ, gồm có: kính hiển vi, tủ lạnh, nồi hấp, máy ép túi tinh, nhiệt kế… 4.1.4. Công tác phòng bệnh Với sự diễn biến phức tạp và sự xuất hiện thêm nhiều dịch bệnh nguy hiểm như ngày nay, thì biện pháp phòng bệnh là quan trọng nhất, nó quyết định hiệu quả chăn nuôi. Ban lãnh đạo của trại Bùi Huy Hạnh – Tứ Kỳ - Hải Dương luôn ý thức được tầm quan trọng của vấn đề phòng bệnh cho vật nuôi, nên công tác phòng bệnh ở đây diễn ra vô cùng chặt chẽ. * Công tác vệ sinh phòng bệnh tại trại - Vệ sinh sinh sản: Công tác vệ sinh sinh sản được kỹ thuật trại chỉ đạo thực hiện một cách nghiêm ngặt. Tất cả những con lợn nái chờ phối, đều được rửa sạch phần hông, tiến hành vệ sinh bộ phận sinh dục theo trình tự từ ngoài vào trong. Trong quá trình phối, sử dụng riêng dương vật giả cho từng con và tất cả đều được hấp tiệt trùng. Với con đực, trước khi lấy tinh đều phải rửa sạch phần bụng và bao ngoài dương vật. - Vệ sinh chuồng trại: Chuồng trại được vệ sinh cẩn thận, công tác vệ sinh của công nhân luôn được giám sát chặt chẽ bởi kỹ thuật trại. Lịch vệ sinh chuồng trại được quy định trong bảng 4.2. Bảng 4.2. Quy định sát trùng trại heo nái nuôi gia công với công ty CP ThứTrong chuồngNgoài chuồngNgoài khu vực chăn nuôiChuồng bầuChuồng đẻChuồng cách lyCNPhun sát trùngPhun sát trùngThứ 2Quét hoặc rắc vôi đường điPhun sát trùng + rắc vôiPhun sát trùngPhun sát trùng toàn bộ khu vựcPhun sát trùng toàn bộ khu vựcThứ 3Phun sát trùngQuét vôi đường di + Phun sát trùngQuét hoặc rắc vôi đường điThứ 4Xả vôi xút gầmPhun sát trùngRắc vôiRắc vôiThứ 5Phun ghẻPhun sát trùng + xả vôi xút gầmPhun ghẻQuét vôi đường liên chuồngThứ 6Phun sát trùngPhun sát trùng + rắc vôiPhun sát trùngPhun sát trùngPhun sát trùngThứ 7Vệ sinh tổng chuồngVệ sinh tổng chuồngVệ sinh tổng chuồngVệ sinh tổng khu(Nguồn: Kỹ thuật trại) - Quản lý chặt chẽ mọi đối tượng ra vào trại, tất cả các phương tiện, vật dụng có khả năng mang nguồn bệnh, khi qua cổng trại đều phải qua hố sát trùng, sau đó qua vòi phun sát trùng tự động. Công nhân, khách lạ khi lên chuồng nhất thiết phải mặc quần áo ngắn và đi qua phòng phun sát trùng tự động, sau đó mặc quần áo lao động, đi ủng và mang khẩu trang đã có sẵn trong phòng thay đồ. Thuốc sát trùng được sử dụng ở trại là OMINICIDE. * Phòng bệnh bằng vắc xin Ngoài việc chú trọng đến công tác vệ sinh chuồng trại, vệ sinh sinh sản, vệ sinh ăn uống nâng cao sức đề kháng cho vật nuôi, trại còn rất chú trọng đến công tác vệ sinh phòng bệnh bằng vaccine. Công việc này được trại thực hiện nghiêm túc và được kỹ thuật trại giám sát chặt chẽ. Bảng 4.3. Lịch tiêm phòng cho đàn lợn con của trại trong giai đoạn từ sơ sinh đến 21 ngày tuổi. Ngày tuổiVaccine – ThuốcHãng sản xuất (Quốc gia)Liều lượng (ml/con)Cách dùngChỉ định phòng bệnh1Ferrum 10% + B12Bremer pharma (Đức)2Tiêm bắpThiếu sắt 4Nova-coc 5%1UốngCầu trùng14CoglapestCeva (Pháp)2 Tiêm bắpDịch tả (Nguồn: Kỹ thuật trại) Như vậy: nhờ công việc vệ sinh, sát trùng, tiêu độc chuồng trại tốt, dưới sự giám sát chặt chẽ của kỹ thuật trại, và ban quản lý trại nên trại Bùi Huy Hạnh – Hải Dương luôn trong tình trạng ít dịch bệnh đe dọa. Lợn từ sơ sinh đến 21 ngày tuổi chỉ phải tiêm phòng vaccine dịch tả, uống phòng cầu trùng và tiêm phòng thiếu sắt. Hàng tháng trại nhập về một số lượng lợn hậu bị nhất định, những lợn này được nuôi riêng ở chuồng cách ly để theo dõi bệnh đồng thời được tiêm phòng một số loại vaccine theo quy trình chăn nuôi của công ty. Bảng 4.4. Lịch tiêm phòng vaccine cho đàn lợn hậu bị của trại Thời điểm trước phối (tuần)VaccineHãng sản xuât (Quốc gia)Liều lượng (ml/con)Cách dùngPhòng bệnh5Farrowsure B (mũi 1)Intervet (Hà Lan)5Tiêm bắp- Khô thai - Lợn nghệ -Đóng dấu4CoglapestCeva (Pháp)2Tiêm bắpDich tả3AftoporCeva (Pháp) 2Tiêm bắpLở mồm long móng2BegoniaIntervet (Hà Lan) 2Tiêm bắpGiả dại1Farrowsure B (mũi 2)Intervet (Hà Lan)5Tiêm bắp- Khô thai - Lợn nghệ -Đóng dấu(Nguồn: Kỹ thuật trại) Ở trại nái, những con lợn hậu bị sẽ được tiếp tục nuôi thêm 2 tháng nữa, đủ 8 tháng tuổi, khi đó sinh lý của chúng mới phát triển đầy đủ nhất và mới tiến hành thụ tinh. Tất cả những lợn động dục, sau khi đã phối 3 liều tinh của 3 buổi phối liên tiếp nhau, sẽ được nuôi dưỡng và tiếp tục được tiêm phòng vaccine theo chương trình tiêm vaccine trên nái mang bầu của trại. Bảng 4.5. Lịch tiêm phòng vaccine cho đàn lợn nái nuôi ở trại Tuần sau phốiVaccineHãng sản xuất (Quốc gia)Liều lượng (ml/con)Cách dùngChỉ định phòng bệnh10Coglapest Ceva (Pháp) 2Tiêm bắpDịch tả lợn12AftoporCeva (Pháp)2 Tiêm bắp Lở mồm long móng13BegoniaIntervet (Hà Lan)2 Tiêm bắp Giả dại(Nguồn: Kỹ thuật của trại) Như vậy, quy trình phòng bệnh bằng vaccine luôn được trại thực hiện nghiêm túc, đầy đủ và đúng kỹ thuật. Lợn được tiêm vaccine ở trạng thái khỏe mạnh, được chăm sóc nuôi dưỡng tốt, không mắc các bệnh truyền nhiễm và các bệnh mạn tính khác để tạo được trạng thái miễn dịch tốt nhất. Tỷ lệ tiêm phòng vaccine cho đàn lợn luôn đạt 100%. 4.2. KẾT QUẢ ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH MẮC BỆNH VIÊM ĐƯỜNG SINH DỤC, VIÊM TỬ CUNG TRÊN ĐÀN LỢN NÁI NGOẠI NUÔI TẠI TRANG TRẠI CHĂN NUÔI BÙI HUY HẠNH TỪ 2007 – 2009. 4.2.1. Tình hình bệnh viêm đường sinh dục ở lợn nái từ năm 2007 –2009. Trong chăn nuôi lợn nái sinh sản, bệnh viêm đường sinh dục nói chung và bệnh viêm tử cung nói riêng vẫn là bệnh chiếm tỷ lệ cao, gây thiệt hại cho người chăn nuôi. Bệnh đã hạn chế khả năng sinh sản, làm chậm động dục và vô sinh do đó phải loại thải sớm. Ở nước ta, một số nhà khoa học thú y đã có những nghiên cứu về bệnh nhằm tìm ra biện pháp khống chế và làm giảm thiệt hại do bệnh gây ra. Tuy nhiên, cho đến nay bệnh vẫn đang xảy ra nhiều ở các trang trại, cơ sở chăn nuôi… Trang trại chăn nuôi Bùi Huy Hạnh cũng không nằm ngoài tình trạng trên. Dựa vào tài liệu ghi chép của kỹ sư trại, tôi đã thống kê được số lợn nái mắc bệnh viêm đường sinh dục, viêm tử cung ở trại từ 2007 –2009. Bảng 4.6. Tình hình bệnh VĐSD ở lợn nái từ năm 2007 – 2009. Chỉ tiêu NămSố ổ đẻ (con)Số nái VĐSD (con)Tỷ lệ VĐSD (%)Số nái VTC (con)Tỷ lê VTC (%)VTC/VĐSD (%)2007134517513.0116912.5796.572008134016712.4616011.9495.812009134215411.4814911.1096.75Tổng402749612.3247811.8796.37Chú thích: VĐSD: viêm đường sinh dục VTC: viêm tử cung Qua bảng 4.6 chúng tôi có nhận xét sau: - Số nái sinh sản của trại không có sự thay đổi nhiều qua các năm do quy mô sản xuất của trại là 1200 nái đẻ, hàng tháng vẫn có loại thải những con nái sinh sản kém và định kỳ nhập nái hậu bị từ trị hậu bị về. Những lợn hậu bị này khi mới nhập về được nuôi ở chuồng cách ly và được tiêm phòng đầy đủ theo quy trình chăn nuôi của công ty, sau khoảng 2 tháng mới bắt đầu cho phối. Những lợn này khi nuôi con thì không để số con nuôi/ổ quá nhiều vì sẽ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của con mẹ ở những lứa sau. - Bệnh viêm đường sinh dục chiếm 12,32%, tỷ lệ viêm qua các năm là khác nhau, cụ thể: cao nhất năm 2007 chiếm 13.01%, tiếp đến là năm 2008 chiếm 12.46% và năm 2009 là 11.48%. Theo chúng tôi thì tỷ lệ viêm đường sinh dục qua các năm là khác nhau nhưng không có sự chênh lệch lớn. - Trong bệnh viêm đường sinh dục thì bệnh viêm tử cung chiếm chủ yếu chiếm 11.87% trong tổng số nái của trại và chiếm 96.37% trong tổng số nái bị viêm đường sinh dục. Còn lại 0.45% là các bệnh khác về đường sinh dục như: bệnh viêm âm môn, viêm tiền đình, âm đạo và bệnh ở buồng trứng. Nhưng theo ghi chép thì không thấy bệnh ở buồng trứng, do ở lợn ít xảy ra hoặc cũng có thể do bác sỹ thú y ở trại không chẩn đoán được bệnh. Trong bệnh viêm tử cung cũng có sự khác nhau qua các năm, cao nhất là năm 2007 chiếm 12.57%, tiếp đến là năm 2008 chiếm 11.94% và cuối cùng là năm 2009 chiếm 11.1%. Theo bảng trên thì chúng tôi thấy bệnh viêm đường sinh dục và viêm tử cung có giảm đáng kể từ năm 2007 đến năm 2009. Đây là một điều có tiến bộ, chứng tỏ công tác chăn nuôi, quản lý và vệ sinh của trại là rất chặt chẽ. Năm 2007 là năm có tỷ lệ bệnh viêm tử cung và viêm đường sinh dục chiếm tỷ lệ cao nhất là do đây là năm đầu tiên trại mới xây dựng xong và bắt đầu đi vào hoạt động nên cả quản lý và kỹ sư trại còn chưa có nhiều kinh nghiệm nhưng sau đó tình trạng đã được khắc phục và nâng cao hiệu quả chăn nuôi trong việc phòng và đối phó với dịch bệnh. Nguyễn Văn Thành (2002) [13], lợn nái sau khi sinh có chứng viêm tử cung chiếm tỷ lệ 42,40%. Theo Bùi Thị Tho và cộng sự (1995) [16], lợn Yorkshire, Landrace trong giai đoạn nuôi con viêm tử cung chiếm tỷ lệ 15%, do chữa chạy kịp thời nên khỏi 100%, xong đã ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của lợn nái, phần lớn là do những trường hợp đẻ khó dẫn đến viêm tử cung. Theo Trần Tiến Dũng (2004) [7], bệnh viêm đường sinh dục chiếm tỷ lệ cao từ 30 – 50%, trong đó viêm cơ quan ngoài chiếm 20%, còn lại là viêm tử cung. Cũng theo Trần Tiến Dũng (2004) [7], tỷ lệ viêm tử cung sau đẻ của lợn nái ngoại từ 1,82 – 23,33%. Qua 3 năm chúng tôi thống kê thấy bệnh viêm đường sinh dục chiếm 12.32%, viêm tử cung chiếm 11.87%. Như vậy theo kết quả thu thập của chúng tôi thì đây là trại có tỷ lệ viêm đường sinh dục nói chung và viêm tử cung nói riêng hầu như thấp hơn của các tác giả nghiên cứu trước đó. Theo chúng tôi là do quy trình chăn nuôi, đặc biệt là chăn nuôi lợn nái của trại là rất chu đáo và ngày càng được hoàn thiện, cụ thể như sau: - Vệ sinh chuồng trại: chuồng nái đẻ trước khi đưa nái từ chuồng bầu được vệ sinh và phun sát trùng sạch sẽ. Chuồng nái sau khi cai sữa được rửa, để khô rồi tiến hành phun sát trùng Omnicide với liều 1l pha với 20l nước, sau đó rắc vôi bột. Chuồng rắc vôi xong để trống chuồng 2 ngày rồi chuyển nái từ chuồng bầu lên. Định kỳ phun sát trùng toàn trại để hạn chế vi khuẩn. - Đảm bảo dinh dưỡng cho lơn nái trước và sau đẻ: Trại đã chia thời gian mang thai ra từng giai đoạn và ở mỗi giai đoạn có khẩu phần ăn hợp lý. Do đó đã hạn chế được tình trạng con mẹ quá béo hoặc quá gầy hoặc thai quá to ảnh hưởng đến quá trình sinh đẻ. - Thực hiện thụ tinh nhan tạo đúng quy trình: Quá trình thụ tinh được thực hiện bởi các kỹ thật viên dưới sự giám sát của các kỹ sư. Quá rình thụ tinh được đảm bảo sạch sẽ, hạn chê tối đa sự nhiễm vi khuẩn từ bên ngoài trong từng công đoạn tè lấy tinh đến khi phố. Tất cả các công đoạn phải dúng kỹ thuật. - Khâu đỡ đẻ được công nhân để ý, chăm sóc hết sức cẩn thận: Nếu xảy ra đẻ khó, trực tiếp kỹ thuật trại sẽ can thiệp và do đó đã hạn chê viêm tử cung xảy ra. - Quy trình phòng bệnh viêm đường sinh dục, đặc biệt là bệnh viêm tử cung ở lọn nái sau đẻ là rất chặt chẽ. Cụ thể: Nái ngay sau khi đẻ xong tiêm Vetrimoxin + Oxytoxin (Thành phần, liều lượng và cách dùng: phần nguyên liệu nghiên cứu). Chính những biện pháp trên đã góp phần hạn chế, giảm tỷ lệ viêm tử cung trong những năm gần đây. 4.2.2. Tình hình viêm đường sinh dục ở lợn nái theo giống từ 2007 – 2009. Các giống khác nhau thì khả năng chịu bệnh tật là khác nhau. Để hiểu rõ hơn về bệnh viêm đường sinh dục, viêm tử cung xem nó xảy ra nhiều ở giống nào, chúng tôi tiến hành khảo sát theo hai nhóm giống chủ yếu: giống thuần, giống lai. Kết quả được trình bày ở bảng 4.7 Bảng 4.7: Bệnh VĐSD ở lợn nái ngoại thuần và lai (2007 – 2009) Năm Giống Chỉ tiêu200720082009ThuầnLaiThuầnLaiThuầnLaiSố ổ đẻ (con)620725610730612730Số nái VĐSD (con)7110470976688Tỷ lệ VĐSD (%)11.4514.3411.4813.2910.7812.05Số ná VTC (con)6910067936485Tỷ lệ VTC (%)11.1313.7910.9812.7410.4611.64 Chú thích: VĐSD: Viêm đường sinh dục VTC: Viêm tử cung Chú thích: VĐSD: Viêm đường sinh dục VTC: Viêm tử cung Biểu đồ 4.1: Tỷ lệVĐSD, VTC ở lợn nái theo giống (2007 – 2009) Qua bảng 4.7 và biểu đồ 4.1 chúng tôi có nhận xét: - Về cơ cấu giống của trại: Các lợn nái được chọn lọc nuôi tại trại thì hoàn toàn 100% là lợn ngoại nhưng nhìn chung ở tất cả các năm thì giống thuần (Landrace, Yorkshire) có số lượng đầu con ít hơn so với giống lai (Landrace × Yorkshire) do năng suất của giống lai cao hơn giống thuần. Mà trong chăn nuôi lợn nái sinh sản, năng suất sinh sản được đánh giá chủ yếu là các chỉ tiêu như: số con sơ sinh/ổ, trọng lượng lúc sơ sinh, số con cai sữa/ ổ…Các chỉ tiêu đó hầu như ở giống lai đều cao hơn giống thuần. - Bệnh viêm đường sinh dục ở lợn nái chiếm từ 10.78% đến 14.34%. Bệnh xảy ra ở các năm là không giống nhau, bệnh xảy ra cao nhất vào năm 2007 ở giống lai chiếm 14.34%. Qua bảng trên ta thấy, bệnh xảy ra ở 3 năm chúng tôi thống kê giống lai đều cao hơn giống thuần. Và nó cũng có sự chênh lệch khá lớn giữa giống lai và giống thuần ở từng năm. Cụ thể sự chênh lệch đó ở 3 năm 2007, 2008, 2009 lần lượt là 2.89%, 1.81%, 1.27%. - Bệnh viêm tử cung: Bệnh viêm tử cung chiếm từ 10.46% - 13.79%. Bệnh cũng có sự chênh lệch giữa hai giống ở cả 3 năm chúng tôi thống kê. Bệnh xảy ra cao nhất ở giống lai năm 2007 là 13.79?% và thấp nhất giống thuần năm 2009 là 10.46%. Như vậy cả viêm đường sinh dục và viêm tử cung đều xảy ra ở giống lai nhiều hơn giống thuàn. Theo chúng tôi là do ở giống lai số con sơ sinh nhiều hơn giống thuần đồng thời trọng lượng sơ sinh cũng cao hơn vì vậy lợn mẹ khi đẻ hay xảy ra đẻ khó, cần phải có sự can thiệp của bác sỹ thú y, từ đó dẫn đến xây sát niêm mạc đường sinh dục gây viêm. Và đây cũng là vấn đề đáng lo ngại cần phải quan tâm đối với chăn nuôi lợn bởi vì hầu hết các trang trại, cơ sở chăn nuôi lợn hiện nay thì giống lai vẫn là giống có số lượng nhiều nhất. 4.2.3. Bệnh viêm đường sinh dục ở lợn nái ngoại theo lứa đẻ (2007 – 2009). Ngoài yếu tố giống thì lứa đẻ cũng là nguyên nhân làm cho bệnh viêm đường sinh dục hay bệnh viêm tử cung tăng hay giảm. Sự khác nhau về tỷ lệ mắc bệnh viêm đường sinh dục, viêm tử cung qua các lứa đẻ được chúng tôi tiến hành thống kê, phân loại và đánh giá. Từ đó biết được tỷ lệ mắc bệnh viêm đường sinh dục, viêm tử cung ở lứa đẻ nào cao hơn. Kết quả được trình bày ở bảng 4.8. Bảng 4.8. Tình hình bệnhVĐSD, VTC ở lợn nái theo lứa đẻ (2007 – 2009). Năm Lứa Chỉ tiêu20072008200912 ≤ lứa ≤ 4≥512 ≤ lứa ≤ 4≥512 ≤l ứa ≤ 4≥ 5Số ổ đẻ (con)130785430135779426132780430Số nái VĐSD (con)178969178168157762Tỷ lệ VĐSD (%)13.0811.3416.0512.5910.4015.9611.369.8714.42Số nái VTC (con)168667167866147461Tỷ lệ VTC (%)12.3110.9615.5811.8510.0115.4910.619.4914.19 Chú thích: VĐSD: Viêm đường sinh dục VTC: Viêm tử cung Biểu đồ 4.2: Tỷ lệ VĐSD, VTC theo lứa đẻ (2007 – 2009) Qua bảng 4.8 và biểu đồ 4.2 chúng tôi thấy: - Lợn nái trong trại từ lứa ≥5 chiếm số lượng ít, nguyên nhân là do lợn nái trong trại chỉ đẻ đến khoảng lứa thứ 7 là đã loại thải, lứa thứ 8 dường như không có và lứa thứ 7 thì chỉ có một số ít những con có khả năng sinh sản tốt thì mới giữ lại. Để đưa ra lời nhận xét nay là chúng tôi cũng dựa vào số liệu thống kê của trại, dựa vào hỏi trực tiếp kỹ sư của trại đồng thời cũng dựa vào quan sát trên thẻ nái bởi mỗi lợn nái được theo dõi bằng thẻ nái gắn vào ô chuồng tương ứng mà nó ở trong suốt thời gian sinh đẻ. Bệnh viêm đường sinh dục nói chung và bệnh viêm tử cung nói riêng đều xảy ra cao nhất ở lứa 1, tiếp theo là lứa ≥5, lứa 2, 3 và 4 có tỷ lệ mắc ít nhất. Cụ thể: - Bệnh viêm đường sinh dục: Ở lứa 1 cao nhất là năm 2007 với tỷ lệ là 13.08%, thấp nhât là năm 2009 với tỷ lệ là 11.36%. Ở lứa 2 đến 4: cao nhất là năm 2007 với tỷ lệ là 11.34%, thấp nhất là năm 2009 với tỷ lệ là 9.87%. Ở lứa ≥5: cao nhất là năm 2007 với tỷ lệ là 16.05%, thấp nhất là năm 2009 với tỷ lệ là 14.42%. - Bệnh viêm tử cung: trong 3 năm thi thấp nhất là lứa 2≤lứa≤4 của năm 2009 với tỷ lệ là 9.49% và cao nhất là lứa ≥5 của năm 2007 với tỷ lệ là 15.58%. Theo Nguyễn Văn Thanh (2003) [15], khảo sát tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung ở đàn lợn nái ngoại nuôi tại vùng đồng bằng sông Hồng cho biết bệnh viêm đường sinh dục, viêm tử cung thường tập trung ở những lợn nái mới đẻ lứa đầu và những lợn nái đã đẻ nhiều lứa. Như vậy theo kết quả khảo sát của chúng tôi và những công trình nghiên cứu của các tác giả trước đó thì bệnh viêm dường sinh dục, viêm tử cung xảy ra nhiều ở lứa đầu, tiếp đến là những lợn đẻ nhiều lứa. Theo nhận xét của chúng tôi thì lợn đẻ lứa đầu cơ quan sinh dục đặc biệt là tử cung có sự co giãn lớn nhất lần đầu tiên, nên dễ gây xây sát cơ quan sinh dục. Cơ quan sinh dục chưa có sự biến đổi phù hợp với quá trình sinh đẻ nên những nái đẻ lứa đầu thường có hiện tượng khó đẻ, do đó dễ can thiệp bằng tay hay dụng cụ sản khoa nên dễ làm tổn thương niêm mạc đường sinh dục. Hơn nữa thời gian sổ thai kéo dài hơn, đây là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn từ bên ngoài xâm nhập vào trong đường sinh dục gây nên viêm đường sinh dục. Đối với nái đẻ từ lứa thứ 5 trở lên tỷ lệ mắc cao là do niêm mạc tử cung đã trở lên thô ráp hơn, khả năng đàn hồi kém hơn, sức đề kháng của nái giảm, phải can thiệp nhiều trong quá trình sinh sản( đặc biệt là những con đã đẻ nhiều lứa).Theo Nguyễn Văn Thanh (2003) [15], những nái đẻ nhiều lứa do lúc này thời gian hồi phục tử cung lâu hơn, thời gian đóng kín cổ tử cung cũng chậm hơn do đó tạo điều kiện thuận lợi cho tập đoàn vi khuẩn từ môi trường bên ngoài qua cổ tử cung gây viêm, nhất là các trường hợp công tác vệ sinh chăm sóc lợn nái sau khi đẻ không đảm bảo. Tóm lại, bệnh viêm đường sinh dục, viêm tử cung đều xảy ra cao nhất ở lứa 1 rồi đến lứa ≥5, sau đó đến lứa 2,3, 4. 4.3. KẾT QUẢ KHẢO SÁT BỆNH VIÊM TỬ CUNG Một gia súc cái được đánh giá là có khả năng sinh sản tốt thì trước heetsphair kể đến sự nguyên vẹn và mọi hoạt động bình thường của cơ quan sinh dục. Do đó, khi mà bất kỳ một cơ quan , một bộ phận nào của cơ quan sinh dục bị tổn thương sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh sản của gia súc cái. Trong chăn nuôi lợn nái sinh sản, bệnh viêm tử cung là bệnh khá phổ biến và nó ảnh hưởng xấu đén sức sinh sản của lợn nái. Bệnh viêm tử cung do nhiều nguyên nhân, vì vậy mà việc chẩn đoán, phát hiện và điều trị kịp thời bằng phác đồ tốt là là một trong những cách phòng và điều trị tốt nhất bệnh viêm tử cung, nhằm làm giảm tỷ lệ mắc, tăng khả năng hồi phục, khả năng sinh sản của những con bị bệnh. Xuất phát từ những yêu cầu trên, trong thời gian thực tập chúng tôi đã tiến hành theo dõi bệnh viêm tử cung theo giống, lứa đẻ và tiến hành điều trị thử nghiệm bằng một số phác đồ điều trị. Từ đó tổng kết bệnh hay xảy ra ở lứa nào, và phác đồ nào là phác đồ điều trị hữu hiệu nhất đối với bệnh viêm tử cung ở lợn nái ngoại. 4.3.1.Tình hình bệnh viêm tử cung theo giống (1 – 4/2010) Trong thời gian thực tập chúng tôi đã tiến hành theo dõi 330 lợn nái đẻ trong đó có 125 nái thuần, 205 nái lai.Dựa vào triệu chứng lâm sàng chúng tôi đã tiến hành phân loại những con mắc bệnh viêm tử cung theo từng thể và kết quả được trình bày ở bảng 4.9. Bảng 4.9: Các thể viêm tử cung theo giống (1 – 4/2010) Chỉ tiêuSố nái theo dõiSố nái VTCTỷ lệViêm NMTCViêm CTCViêm TMTCGiống(con)(con)(%)(con)(%)(con)(%)(con)(%)Thuần1251713.601588.2415.8815.88Lai2053215.612784.3839.3826.25Tổng3304914.854285.7148.1636.12 Biểu đồ 4.3: Tỷ lệ mắc viêm tử cung theo giống (1 – 4/2010) Ghi chú: NMTC: Nội mạc tử cung CTC: cơ tử cung TMTC: tương mạc tử cung Qua bảng 4.9 và biểu đồ 4.3 chúng tôi có những nhận xét sau: - Bệnh viêm tử cung ở giống lai xảy ra cao hơn giống thuần. Cụ thể: ở giống lai có 32/205 con bị mắc bệnh, chiếm 15.61%, còn giống thuần có 17/125 con bị bệnh chiếm 13.6%. Qua đây chúng tôi cũng nhận thấy rằng tỷ lệ viêm tử cung trong 4 tháng đầu năm 2010 cao hơn so với những năm trước đây chúng tôi thống kê. Điều này theo chúng tôi là do yếu tố con người chứ không phải yếu tố nào khác bởi quy trình chăn nuôi của trại là luôn ổ định và rất nghiêm ngặt. Mặt khác, trong 4 tháng đầu năm này thì kỹ sư chuyên quản lý chuồng đẻ nghỉ đẻ theo tiêu chuẩn, chỉ còn một kỹ sư chuyên quản lý chuồng bầu, không thể quản lý bao quát hết toàn bộ công việc nên công việc không có người quản lý sát sao, đồng thời công nhân cũng thiếu không đủ 1 công nhân/ 1 chuồng đẻ, các sinh viên thực tập phải làm nhiệm vụ dứng chuồng và đỡ đẻ cho lợn nên công việc vệ sinh không đảm bảo dễ gây viêm. Bình thường theo quy trình đỡ đẻ thông thường thì khi thấy lợn có biểu hiện sắp đẻ thì phải chuẩn bị các dụng cụ, cồn sát trùng và con nào mông bẩn phái lau sạch, sàn bẩn cũng phải lau sạch, các công việc này họ chưa quen nên hay để lợn và sàn chuồng bị bẩn. Từ đó gây viêm. - Các thể viêm mà chúng tôi theo dõi được trong thời gian thực tập tại trại cũng có sự khác biệt, trong đó thể viêm nội mạc chiếm tỷ lệ cao nhất chiếm 85.71%. Sau đó là các thể viêm cơ và thể viêm tương mạc với các tỷ lệ là 8.16% và 6.12%, tỷ lệ này cũng là một con số khá thấp. Điều này theo chúng tôi giải thích là: mặc dù không đủ kỹ sư, thiếu công nhân nhưng kỹ thuật của trại cũng làm việc rất nhiệt tình, hàng ngày vẫn xem xét lợn đẻ và nhắc nhở công nhân thường xuyên đồng thời cũng chẩn đoán nhanh nên phát hiện rất kịp thời những con bị viêm, nên không để viêm chuyển từ thể nhẹ sang thể nặng hơn. 4.3.2. Tình hình bệnh viêm tử cung theo lứa đẻ trên tổng số nái theo dõi (1 – 4/2010). Ở các lứa khác nhau tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung cũng khác nhau. Vì vậy để khẳng định điều này một lần nữa chúng tôi phân loại các thể viêm theo từng lứa đẻ. Kết quả được trình bày ở bảng 4.10 Bảng 4.10: Các thể viêm tử cung theo lứa đẻ (1 – 4/2010) Chỉ tiêuSố nái theo dõi (con)Số nái VTCViêm NMTCViêm CTCViêm TMTC(con)Tỷ lệ (%)(con)Tỷ lệ (%)(con)Tỷ lệ (%)(con)Tỷ lệ (%)Lứa 1701014.2910100.0000.0000.002 ≤ lứa ≤ 41652112.731780.95419.0500.00≥ 5951818.951583.3300.00316.67Tổng3304914.854285.7148.1636.12 Ghi chú: NMTC: Nội mạc tử cung CTC: cơ tử cung TMTC: tương mạc tử cung Biểu đồ 4.4. Tỷ lệ mắc viêm tử cung theo lứa đẻ (1 – 4/2010) Qua bảng 4.10 và biểu đồ 4.4 chúng ta thấy thể viêm nội mạc tử cung đều chiếm tỷ lệ cao trong tổng số nái bị viêm tử cung ở tất cả các lứa, cao nhất là lứa 1 chiếm 100% thấp nhất là lứa 2 đến lứa thứ 4 chiếm 80.95%, trung bình là 85.71%. Hai thể còn lại chiếm tỷ lệ ít hơn. Thể viêm cơ tử cung chiếm trung bình 8.16%. Thể viêm tương mạc tử cung, trung bình là 6.12%. Như vây ở các lứa khác nhau thì có sự chênh lệch lớn tỷ lệ mắc các thể viêm tử cung nhưng hầu hết thể viêm nội mạc tử cung chiếm tỷ lệ cao trong mọi lứa. Theo chúng tôi đây là một kết quả tốt vì thể viêm nội mạc tử cung là thể viêm nhẹ, có thời gian điều trị và phục hồi nhanh nhất ít ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của lọn nái. 4.3.3. Kết quả thử nghiệm điều trị viêm tử cung (1 – 4/2010). Để góp phần tìm ra biện pháp trị bệnh viêm tử cung có hiệu quả hơn, chúng tôi đã tiến hành điều trị thử nghiệm và so sánh các phác đồ điều trị bệnh viêm tử cung. Từ đó so sánh với phác đồ diều trị của cơ sở để tìm ra phác đồ tốt nhất. Kết quả điều trị thử nghiệm được chúng tôi trình bày ở bảng 4.11. Bảng 4.11: Kết quả điều trị thử nghiệm bệnh viêm tử cung. Chỉ tiêu Phác đồSố nái điều trị (con)Khỏi bệnhThời gian điều trị trung bình (ngày)Động dục lạiThời gian động dục lại (ngày)Có thai khi phối lần đầuSố nái (con)Tỷ lệ (%)Số nái (con)Tỷ lệ (%)Số nái (con)Tỷ lệ (%)I551003.6 ± 0.2451004.6±0.245100II551005.2 ± 0.251005.6±0.244100III551004.4 ± 0.2451004.8 ± 0.25100 Qua bảng 4.11 chúng tôi nhận thấy cả 3 phác đồ trên đều cho hiệu quả điều trị khỏi 100%, tuy nhiên số ngày điều trị khỏi ở cả 3 phác đồ là không giống nhau. Ở phác đồ I số ngày điều trị ngắn nhất 3.6 ± 0.24 ngày, tiếp đến là phác đồ III: 4.4 ± 0.24 và phác đồ II: 5.2 ± 0.2 ngày. Về khả năng sinh sản, chúng tôi nhận thấy: Điều trị bằng phác đồ I là tốt: Thời gian động dục sau cai sữa là 4.6 ± 0.24 ngày, tỷ lệ động dục là 100% và tỷ lệ có thai là 100%. Theo chúng tôi phác đồ I có hiệu qua là do sử dụng Oxytoxin để tạo ra các cơn co bóp nhẹ nhàng nhằm đẩy các chất bẩn ra ngoài đồng thời có tác dụng đẩy hết dịch viêm và các sản phẩm trung gian ra ngoài làm cơ tử cung nhanh hồi phục. Mặt khác sử dụng Vetrimoxin có thành phần kháng sinh là Amoxycillin có đặc tính khuếch tán tốt trong các tổ chức liên kết mềm và các cơ trơn do vậy nồng độ thuốc đến tử cung cao, thời gian duy trì thuốc kéo dài nên số lần tiêm trong một liệu trình điều trị ít, điều này góp phần làm hạ giá thành điều trị. Ngoài ra, chúng tôi nhận thấy phác đồ III cũng cho hiệu quả điều trị cao với thời gian điều trị khỏi là 4.4 ± 0.24 ngày, thời gian động dục trở lại sau cai sữa là 4.8 ± 0.2 ngày. Theo chúng tôi, trại có thể sử dụng phác đồ I và III để điều trị bệnh viêm tử cung ở lợn nái ngoại nhằm phục hồi chức năng sinh sản, nâng cao năng suất sinh sản. Phần V KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. KẾT LUẬN 1. Tình hình chăn nuôi lợn, công tác vệ sinh, công tác phòng bệnh cho đàn lợn nuôi tại trang trại chăn nuôi Bùi Huy Hạnh nhìn chung là tương đối tốt. 2. Tỷ lệ mắc viêm tử cung (1 – 4/2010) là 14.85%, trong đó viêm nội mạc tử cung cao nhất chiếm 85.71%, tiếp đến là viêm cơ tử cung và viêm tương mạc tử cung với tỷ lệ lần lượt là 8.16% và 6.12%. Nguyên nhân chính của bệnh là tình trạng đẻ khó nhiều phải can thiệp bằng tay. 3. Tỷ lệ mắc viêm tử cung theo giống (1 – 4/2010): giống lai có tỷ lệ mắc viêm tử cung 15.61 % cao hơn giống thuần có tỷ lệ 13.6% (2.01%). Ở các thể viêm nội mạc tử cung, viêm cơ tử cung, viêm tương mạc tử cung thì tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung theo giống thuần và lai tương ứng lần lượt là 88.24%, 84.38%, 5.88%, 9.38%, 5.88%, 6.25%. 4. Tỷ lệ mắc viêm tử cung theo lứa đẻ (1 – 4/2010): lứa 1 và lứa ≥5 có tỷ lệ viêm tử cung cao hơn. Cụ thể ở các lứa 1, 2≤lứa≤4 và ≥5 lần lượt là 14.29%, 12.73%, 18.95%. 5. Khi tiến hành điều trị thử nghiệm và so sánh tác dụng của 3 phác đồ điều trị viêm tử cung thì phác đồ I và III cho kết quả điều trị cao nhất với phác đồ I thì thời gian khỏi là 3.6 ± 0.24 ngày, thời gian động dục lại sau cai sữa là 4.6 ± 0.24 ngày; còn phác đồ III với thời gian khỏi là 4.4 ± 0.24 ngày, thời gian động dục lại sau cai sữa là 4.8 ± 0.2 ngày 5.2. ĐỀ NGHỊ 1. Nên sử dụng thêm phác đồ III để điều trị bệnh viêm tử cung cho lợn nái tại trang trại. 2. Thực hiện tốt công tác vệ sinh trước, trong và sau khi đẻ, có thao tác đỡ đẻ khoa học để giảm bớt tỷ lệ mắc viêm tử cung ở lợn. 3. Đề nghị trại cần đảm bảo nguồn nhân công đủ tiêu chuẩn là 1 người/ 1 chuồng đẻ, có như vậy mới đảm bảo được vệ sinh chuồng trại tốt hơn. 4. Trong thời gian thực tập tôi nhận thấy bệnh viêm tử cung còn do mùa nhưng do thời gian thự tập ngắn, chúng tôi chưa tiến hành khảo sát được tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung theo mùa. Do vậy, tôi đề nghị tiếp tục nghiên cứu, khảo sát tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung theo mùa.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTình hình bệnh viêm đường sinh dục và thử nghiêm một số phác đồ điều trị bệnh viêm tử cung trên đàn lợn nái ngoại nuôi tại trang trại chăn nuôi Bùi Hu.doc
Luận văn liên quan