LỜI MỞ ĐẦU
Đảng và Nhà nước ta đã và đang coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu trong nền kinh tế quốc dân, bởi nông nghiệp không chỉ giữ vai trò cung cấp lương thực, thực phẩm cho đất nước mà vì nước ta hiện nay và những năm sắp tới cơ bản vẫn là nước nông nghiệp, với 11 triệu hộ nông dân chiếm 78,7% dân số sống ở nông thôn và nông nghiệp đóng góp 25,75% GDP (1998).
Trước kia trong thời kỳ bao cấp với chính sách kinh tế hoá chưa khuyến khích người lao động, nên người lao động chưa phát huy hết tiềm năng của mình, nhận rõ ra khiếm khuyết đó, tại đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (12 – 1986) Đảng tiến hành đổi mới tổ chức quản lí nền kinh tế quốc dân, trong đó có nông nghiệp. Nội dung cơ bản của chính sách đổi mới chính là phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng XHCN.
Vận dụng đường lối đó trong đổi mới kinh tế nông nghiệp nét nổi bật là coi “gia đình xã viên là một đơn vị kinh tế tự chủ”. Trong sản xuất nông nghiệp, từ đó Đảng và Nhà nước ta luôn có những chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp như nghị quyết trung Ương V đại hội khoá VII và hàng loạt các chính sách kinh tế mới trong thời kỳ đổi mới. Đó là những tiên đề hết sức quan trọng để thúc đẩy nền nông nghiệp phát triển nói chung và chăn nuôi nói riêng.
Trước hoàn cảnh đó, trong những năm gần đây tình hình chăn nuôi trong cả nước đã và đang phát triển rất mạnh mẽ. Đặc biệt là chăn nuôi ở các nông hộ thuộc các tỉnh trong cả nước .Trong đó huyên Thuận Thành là một huyện khá điển hình trong chăn nuôi phát triển cũng rất mạnh. Chăn nuôi đã góp phần không nhỏ vào cung cấp nguồn thực phẩm trong cả nước nói chung và cải thiện đời sống cho người dân chăn nuôi nói riêng. Nhưng bên cạnh đó cũng có rất nhiều nguyên nhân làm chăn nuôi kém phát triển, làm thiệt hại kinh tế cho người chăn nuôi. Trong đó nguyên nhân chính là do dịch bệnh gây ra, nó không chỉ gây thiệt hại trong chăn nuôi mà nó còn ảnh hưởng tới sức khoẻ của con người. Đặc biệt đầu năm 2004 dịch cúm gia cầm xảy ra đã làm thiệt hại lớn trong chăn nuôi, kìm hãm sự phát triển của chăn nuôi gây thiệt hại về nền kinh tế của cả nước nói chung và của người chăn nuôi nói riệng.
Để hiểu rõ được những khó khăn, những thiệt hại trong chăn nuôi do dịch bệnh gây ra và từ đó đề ra các biện pháp phòng trừ thích hợp, chúng tôi tiến hành đề tài: “Tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm và biện pháp phòng trị bệnh ở các nông hộ xã Ninh Xá - huyện Thuận Thành – tỉnh Bắc Ninh”.
MỤC LỤC
PHẦN I MỞ ĐẦU 1
1. Đặt vấn đề. 1
2. Mục đích. 2
2.1. Mục đích. 2
PHẦN II CƠ SỞ LÝ LUẬN 3
1. Một số lý luận về hệ thống nông nghiệp. 3
1.1. Sản xuất nông nghiệp. 3
1.2. Khái niệm hệ thống nông nghiệp. 3
2. Mô hình nông nghiệp. 3
3. Các hệ phụ của hệ thống nông nghiệp. 5
3.1. Hệ thống chăn nuôi 5
3.2. Hệ thống trồng trọt 6
4. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của hệ thống chăn nuôi 7
4.1. Yếu tố con giống. 7
4 2.Thức ăn. 8
4.3.Yếu tố môi trường. 8
4.4. Công tác quản lý, chăm sóc, thú y. 9
5. Dịch bệnh. 9
5.1. Bệnh truyền nhiễm 9
5.1.1. Quá trình sinh dịch. 10
5.1.2. Cơ chế và phương thức truyền lây. 15
5.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới quá trình sinh dịch. 16
5.1.4. Tính quy luật của dịch bệnh. 17
5.1.5. Phòng chống bệnh truyền nhiễm 18
5.1.6. Vacxin phòng bệnh cho gia súc, gia cầm. 20
5.2. Bệnh nội khoa: 20
5.3. Bệnh ngoại khoa: 20
5.4. Bệnh ký sinh trùng. 21
PHẦN III ĐỐI TƯỢNG – NỘI DUNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 22
1. Địa điểm , thời gian và đối tượng nghiên cứu. 22
1.1 Địa điểm và thời gian. 22
1.2. Đối tượng nghiên cứu. 22
2. Nội dung nghiên cứu ; 22
2.1. Điều kiện tự nhiên của xã. 22
2.2. Điều kiện kinh tế – Xã hội của xã. 22
2.3. Hoạt động của đội ngũ thú y xã. 22
2.4 Thực trạng chăn nuôi và phương pháp chăn nuôi của xá. 22
2.5. Tình hình dịch bệnh sảy ra ở ra súc, gia cầm tại xã. 23
3. Phương pháp nghiên cứu. 23
PHẦN IV KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH 24
1. Điều kiện tự nhiên, Kinh tế – Xã hội của xã Ninh Xá. 24
1.1. Điều kiện tự nhiên. 24
1.1.1. Vị trí địa lý. 24
1.1.2 Khí hậu , thời tiết của xã. 24
1.2. Điều kiện kinh tế , xã hội 24
2. Tình hình phát triển các hoạt động sản xuất trong xã ; 27
2.1. Ngành trồng trọt 27
2.2. Nghề phụ. 27
2.3. Ngành chăn nuôi . 27
3. Kết quả điều tra tình hình chăn nuôi và dịch bệnh trên đàn gia súc và gia cầm của xã Ninh Xá. 29
3.1. Tình hình chăn nuôi: 29
3.2. Tình hình thú y xã. 31
3.3. Tình hình tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm ở xã Ninh Xá qua các năm (2006-2008) 32
3.3.1. Tình hình tiêm phòng cho đàn gia súc ở xã Ninh Xá qua các năm (2006-2008) 32
3.4. Tình hình dịch bệnh. 34
3.4.1. Kết quả điều tra tình hình tiêm phòng, tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm của các nông hộ trong xã năm 2007. 34
3.5. Kết quả điều trị bệnh trong thời gian thực tập: 48
1. Bệnh đóng dấu lợn: 48
2. Bệnh phó thương hàn lợn: 49
3. Bệnh tụ huyết trùng lợn: 49
4. Bệnh rặn đẻ yếu, đẻ chậm ở lợn nái: 50
5. Bệnh phù đầu lợn con do E.coli: 50
6. Bệnh lợn con phân trắng: 50
7. Bệnh viêm phổi: 51
8. Bệnh sán lá đường tiêu hoá ở gia cầm: 52
PHẦN V KẾT LUẬN – TỒN TẠI - ĐỀ NGHỊ 53
1. Kết luận. 53
2. Tồn tại và đề nghị 54
64 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 10149 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm và biện pháp phòng trị bệnh ở các nông hộ xã Ninh Xá - Huyện Thuận Thành – tỉnh Bắc Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ơng pháp chẩn đoán như vi khuẩn học, huyết thanh học, phản ứng Elisa ... Để phát hiện sớm, chủ động và tích cực để cách ly triệt để...
+ Phòng bệnh đối với nhân tố trung gian truyền bệnh : Phòng bệnh đối với nhân tố trung gian truyền bệnh nhằm nâng cao sức đề kháng cho con vật, tại môi trường sạch cho con vật. Đó là thực hiện các biện pháp vệ sinh thức ăn, nước uống, chuồng trại, thân thể và cuối cùng thực hiện tiêu độc.
- Phòng bệnh đối với súc vật thụ cảm.
Các biện pháp đối với súc vật thụ cảm nhằm làm tăng sức đề kháng của chúng đối với bệnh: - Nuôi dưỡng chăm sóc chu đáo, đầy đủ dinh dưỡng,
- Đảm bảo chế độ khẩu phần hợp lý, khai thác sử dụng vận chuyển, vệ sinh sinh sản đúng khoa học.
- Phải định kỳ tiêm phòng Vacxin cho vật nuôi.
5.1.5.2.2. Phòng bệnh khi chưa có dịch xảy ra.
Khi dịch đã xảy ra tại khu đó "hông gian, thời gian". Đã có đầy đủ 3 khâu sinh dịch : vì thế biện pháp phòng bệnh khi có dịch xảy ra như sau :
+ Vệ sinh dịch bệnh.
- Xử lý xác chết (chôn sâu, khử trùng kỹ trỗ đó).
Tất cả các chất thải, thức ăn thừa của vật ốm, máng an, máng uống phải vệ sinh tiêu độc bằng thuốc sát trùng.
Tiêu độc nền chuồng, bãi chăn thả, khu vực xung quanh chuồng trại bằng các chất sát trùng....
+ Phòng bằng vacxin:
Kiểm kê số đầu gia súc, gia cầm trong ổ dịch để tiến hành tiêm phòng (loại những con bị ốm, những con nghi ngờ....) tiêm phòng vacxin cho những con vật cảm thụ với xung quanh ổ dịch để tạo vành đai an toàn bao vây không cho dịch bệnh lây lan rộng.
5.1.6. Vacxin phòng bệnh cho gia súc, gia cầm.
+ Định nghĩa : vacxin là một loại thuốc sinh vật trong đó có chứa chủ yếu là kháng nguyên. Khi đưa vacxin vào trong cơ thể thì kích thích cơ thể sản sinh ra kháng thể. Kháng thể này tồn tại trong cơ thể dài hay ngắn tuỳ thuộc vào loại vacxin.
+ Các loại vacxin : gồm có 2 loại :
- Vacxin vô hoạt: là loại vacxin người ta dùng mầm bệnh nuôi cấy vào trong các môi trường thuận lợi, trong những điều kiện thuận lợi để cho mầm bệnh phát triển tối đa rồi dùng các loại hoạt chất, nhiệt độ để giết chết chúng nhưng không làm ảnh hưởng tới tính kháng nguyên.
- Vacxin nhược độc: dùng vi khuẩn hoặc vi rút đã được làm yếu đi đến mức không nguy hiểm cho cơ thể súc vật cảm thụ nhưng vẫn giữ được bản tính của kháng nguyên.
5.2. Bệnh nội khoa:
Bệnh nội khoa là bệnh không lây lan nhưng là bệnh gây thiệt hại lớn trong chăn nuôi, bệnh thường xảy ra ở dạng mãn tính làm cho con vật gầy yếu, dần dần rồi chết, khác với bệnh truyền nhiễm nguyên nhân chỉ do vi sinh vật, bệnh nội khoa thường do nhiều nguyên nhân gây lên, ví dụ: Bệnh viêm ruột của gia súc thì nguyên nhân có thể là do: thức ăn, thời tiết, vi sinh vật…
5.3. Bệnh ngoại khoa:
Bệnh ngoại là những bệnh mà mắt thường có thể quan sát thấy, không có sự lây lan, nguyên nhân chính của bệnh là do con vật bị đánh đập, trượt ngã… làm ảnh hưởng tới sức vật con vật dẫn đến làm giảm năng suất chăn nuôi.
5.4. Bệnh ký sinh trùng
Bệnh ký sinh trùng là bệnh sâm nhiễm, nó gây thiệt hại lớn cho chăn nuôi, một số bệnh có tính chất chuyền lây mạnh gây tử vong lớn, đặc biệt với gia súc, gia cầm non như: Bệnh cầu trùng.
* Với mục đích hạn chế dịch bệnh phát sinh và phát triển trong mô hình chăn nuôi trong nông hộ cũng như chăn nuôi trong trang trại, chúng tôi đề xuất giải pháp như sau:
- Nâng cao nhận thức của người dân chăn nuôi về dịch bệnh của vật nuôi và ý thức của cộng đồng viề kiểm soát dịch bệnh.
Nâng cao tay nghề, đầu tư cơ sở cho mạng lưới thú y tại địa phương.
Tác động vào giai đoạn nguy cơ của quá trình sinh dịch, đây là giải pháp phòng ngừa là bước đi có ý nghĩa chiến lược trong quá trình phòng chống dịch bệnh.
- Can thiệp kịp thời vào giai đoạn bùng nổ, giai đoạn khủng khoảng để ngăn không cho dịch bệnh phát triển rộng.
PHẦN III ĐỐI TƯỢNG – NỘI DUNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Địa điểm , thời gian và đối tượng nghiên cứu
1.1 Địa điểm và thời gian
Đề tài được thực hiện tại xã Ninh xá- huyện Thuận Thành- Tỉnh Bắc Ninh
. Thời gian thực tập từ ngày 01- 11 đến 27 – 02 - 2009
1.2. Đối tượng nghiên cứu
Các loại gia súc, gia cầm được nuôi tại xã.
2. Nội dung nghiên cứu ;
2.1. Điều kiện tự nhiên của xã
+ Vị trí địa lý
+ Thời tiết khí hậu
2.2. Điều kiện kinh tế – Xã hội của xã
+ Điều kiện kinh tế ( nông nghiệp, công nghiệp …và các ngành khác …)
+Điều kiện kinh tế xã hội .
- Hoạt động của xã
- Phong tục tập quán của xã
2.3. Hoạt động của đội ngũ thú y xã
+ Cơ cấu đội ngũ thú y xã
+ Hoạt động của đội ngũ thú y xã
+ Tủ thuốc thú y xã
2.4 Thực trạng chăn nuôi và phương pháp chăn nuôi của xá
+ Chăn nuôi trâu bò
+ Chăn nuôi lợn
+ Chăn nuôi gia cầm
điều tra về số lượng gia súc gia cầm qua các năm (2007- 2008)
2.5. Tình hình dịch bệnh sảy ra ở ra súc, gia cầm tại xã
Điều tra tình hình dịch bệnh tại xã ở gia súc, gia cầm như ;
+ Tình hình tiêm phòng trong những năm 2006- 2007.
+ Điều tra cụ thể các bệnh xảy ra ở các loài (trâu, bò, lợn ,gia cầm )
- Bệnh ở gia súc
Bệnh nội khoa
Bệnh ngoại khoa
Bệnh ký sinh trùng
Bệnh sản khoa
Bệnh truyền nhiễm
- Bệnh ở gia cầm;
Bệnh ở đường hô hấp
Bệnh ký sinh trùng
Bệnh truyền nhiễm
+ Tỷ lệ mắc bệnh qua các tháng điều tra .
3. Phương pháp nghiên cứu
Thu thập số liệu về tình hình dịch bệnh ở gia súc, gia cầm của xã thông qua các cán bộ thú y xã.
Điều tra một số hộ chăn nuôi của xã để biết được tình hình dịch bệnh xảy ra với bộ câu hỏi trúc có sẵn và quan sát nghiên cứu trực tiếp trong thời gian thực tập .
Xử lý số liệu bằng phương pháp thống kê sinh học.
PHẦN IV KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH
1. Điều kiện tự nhiên, Kinh tế – Xã hội của xã Ninh Xá.
1.1. Điều kiện tự nhiên
1.1.1. Vị trí địa lý
Xã Ninh Xá là một xã thuộc huyện Thuận Thành –Tỉnh Bắc Ninh, cách thành phố Bắc Ninh khoảng 20km về phía bắc, do xã có những nét đặc thù cơ bản về thời tiết: nóng ẩm mưa nhiều và chia làm hai mùa rõ rệt.
Địa hình của xã rất thuận tiện , không có diện tích đồi núi ,100% diện tích là đồng bằng nên mọi tuyến đường bộ của xã rất thuận tiện .
Xã được chia làm 9 thôn đó là thôn Phủ, Hoàng Xá, Trạm Trai ...
1.1.2 Khí hậu , thời tiết của xã
Xã Ninh Xá nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa , một năm chia làm hai mùa rõ rệt có mùa đông lạnh giá và mùa khô bắt đầu từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, nhiệt độ trung bình 16oC . Mùa hè nóng ấm , mưa nhiều kéo dài từ tháng 4 đến tháng 9, nhiệt độ trung bình 28 oC. Nhiệt độ trong cả năm là 220C . lượng mưa trung bình hàng năm là 1.500- 1800mm, độ ẩm trung bình là 80% về mùa đông thường có gió lạnh khô , về mùa hè mưa bão.
1.2. Điều kiện kinh tế , xã hội
Xã Ninh Xá là một xã thuộc vùng đồng bằng Bắc Bộ . Có đường quốc lộ 3 chạy qua hiện tại trên địa bàn chưa có công ty nào được thành lập. Nhưng khoảng 1/3 tổng dân số của xã nằm ngoài ngành nông nghiệp như; (làm công nhân, chợ búa…). Trình độ dân trí trong mấy năm gần đây cũng khá tốt nên nền kinh tế của xã mấy năm trở lại đây phát triển khá cũng khá rõ rệt.
Bảng 1: Tình hình dân số và kinh tế của xã
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
Số lượng
Tổng số dân
Người
4.186
Tổng số gia đình
Hộ
800
Tổng số lao động chính
Người
2.842
Gia tăng dân số
%
1,2
Mật độ dân cư
Người / km2
122
Bình quân đất nông nghiệp
m2/người
540
Mức kinh tế
của các hộ
Khá + giàu
%
40
Trung bình
%
53,5
Nghèo
%
6,5
(Theo số liệu thống kê của xã Ninh Xá năm 2008)
Theo số liệu thống kê của xã năm 2008; cả xã có tổng số dân 4.186 người, trong đó số khẩu trong độ tuổi lao động là 2.842 người chiếm 67,89% tổng số dân toàn xã, lao động nông nghiệp chiếm 85,42% tổng số lao động chính lao động phi nông nghiệp chiếm khoảng 25% tổng lao động.
Trong số lao động phi nông nghiệp chủ yếu ở độ tuổi 22-35 . Số đông là làm công nhân và làm buôn bán …trong từng số dân phi nông nghiệp.
Đây là lực lượng lao động dồi dào là yếu tố thuận lợi cho việc phát triển mở rộng các ngành cho những năm tới. Theo số liệu thống kê của xã năm 2008 có tới87% số hộ sống bằng nghề nông nghiệp thu nhập bình quân 500000đồng/ người/ tháng chủ yếu là trồng trọt và chăn nuôi.
Trong những năm gần đây đảng bộ Uỷ Ban Nhân Dân xã đã có những chủ trương chính sách phát triển mở rộng về nông nghiệp đặc biệt là ngành chăn nuôi (chăn nuôi với quy mô lớn ). Năm vừa qua xã đã đưa những giống cây trồng vật nuôi có năng suất cao, hiệu quả kinh tế lớn vào sản xuất ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất.
Trong những năm qua công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp của xã cũng phát triển khá mạnh
Đảng bộ và Uỷ Ban Nhân Dân xã chú trọng tới việc xây dựng cơ sở hạ tầng
Xã có một bưu điện văn hoá, đảm bảo thông tin liên lạc đưa thư báo công văn đến trong ngày, phòng đọc còn nhiều tài liệu về pháp luật và khuyến nông góp phần nâng cao dân trí, đưa khoa học đến với sản xuất.
Hệ thống điện lưới cũng khá đầy đủ và an toàn
Công tác y tế của xã mấy năm gần đây phát triển khá mạnh , xã có một trạm y tế với năm tầng gồm 1 bác sĩ , 4 y sĩ đã đáp ứng được phần lớn khám chữa bệnh cho dân , tiêm phòng phòng chống dịch bệnh , kế hoặc hoá gia đình trạm y tế đã góp phần chăn sóc khám chữa bệnh đảm bảo phần lớn nhu cầu của cán bộ và nhân dân.
Về sự nghiệp giáo dục của xã mấy năm gần đây phát triển cũng khá rõ về trang bị dậy học của thầy và trò cũng khá đầy đủ. Sự nghiệp giá dục của xã mấy năm gần đây đã được đổi mới va lên về văn hoá, thể dục thể thao . Tuy xã có địa bàn hẹp dân số sống khá tập trung nên các hoạt động văn hoá thể thao trong xã phát triển cũng khá mạnh .
Trong những năm vừa qua Uỷ Ban Nhân Dân xã và các hội trong xã đã tổ chức được các buổi tập huấn về kỹ thuật trồng trọt , chăn nuôi thú y, phổ biến kinh nghiệm làm ăn của các nông hộ điển hình , các hội đóng vai trò dịch vụ , phục vụ sản xuất mà nhân dân yêu cầu như giống cây trồng, giống vật nuôi, phân bón, công tác thú y.
Trong những năm gần đây Đảng Bộ xã Ninh Xá đã có những cố gắng tập trung phát triển kinh tế, nâng cao cuộc sống của người dân cả về mặt vật chất lẫn tinh thần .
Trong những năm gần đây xã có nhiều cố gắng khắc phục vụ khó khó
khăn cải thiện đời sống vật chất tinh thần của nhân dân trong xã .
2. Tình hình phát triển các hoạt động sản xuất trong xã ;
2.1. Ngành trồng trọt
Xã Ninh Xá là một xã giáp danh sông Đuống việc tưới tiêu sử dụng chủ yếu bằng nước sông Hồng nên về ngành trồng trọt khá thuận lợi và phát triển khá mạnh. Mọi tuyến đường bộ của xã từ lâu đã bê tông hoá nên cũng khá thuận tiện.
2.2. Nghề phụ
Xã Ninh Xá là một xã thuộc cùng đồng bằng sông Đuống với 87% sống bằng nghề nông nghiệp, sản xuất nông nghiệp mang tính thời vụ, trong lúc nhàn rỗi số đông lao động dư thừa nhiều, nhu cầu chi tiêu trong gia đình lại lớn do vậy đã khiến nhiều người nông dân tìm kiếm nghề phụ .
Trong xã không có nghề truyền thống mà chỉ có nghề tự địa phát mang tính nhằn đáp ứng nhu cầu của gia đình địa phương; bán buôn, làm thuê, làm thợ, … các cửa hàng dịch vụ rải rác.
2.3. Ngành chăn nuôi .
Chăn nuôi đã gắn bó từ lâu đời với người nông dân Việt Nam nói chung và với người nhân dân xã Ninh Xá nói riêng, chăn nuôi đã góp phần lớn thu nhập trong các trùng hộ, ngoài ra chăn nuôi tạo công ăn việc làm cho lao động dư thừa, thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển như ; trồng trọt,
dịch vụ chế biến …Đặc biệt là chăn nuôi còn tận dung được phụ phần trong nông nghiệp và sinh hoạt của nông dân, biến những sản phẩm không có giá trị , có giá trị thấp thành những sản phẩm có giá trị cao hơn .
Trong nhưng năm gần đây chăn nuôi trong xã có những thay đổi cụ thể là đàn gia súc, gia cầm của xã được thể hiện qua bảng sau ;
Bảng 2: Cơ cấu đàn gia súc, gia cầm của xã Ninh Xá qua các năm (2006 – 2008)
Loại vật nuôi
2006
2007
2008
Số lượng (con)
Tỷ lệ
(%)
Số lượng (con)
Tỷ lệ
(%)
Số lượng (con)
Tỷ lệ
(%)
Tổng đàn lợn
1050
100
1260
100
3560
100
Lợn thịt
495
47,14
775
61,50
3150
88,48
Lợn nái
550
52,38
480
38,09
450
12,64
Lợn giống
5
00,47
5
00,39
5
00,14
Tổng đàn gia cầm
10000
-
10000
-
7000
-
Tổng đàn trâu bò
950
-
1260
-
1350
-
( Theo số liệu thống kê của xã Ninh Xá năm 2008)
Qua bảng trên ta thấy tổng đàn gia súc trong xã đều tăng từ năm 2006- 2008. Riêng đàn gia cầm của xã lại giảm xuống 2006và 2007 số lượng gia cầm của xã không thay đổi. Nhưng năm 2008 đàn gian cầm của xã giảm 30%. Riêng đàn lợn của xã có những thay đổi rõ rệt như ; Lợn thịt năm 2006 là 47,14% tổng đàn , sang năm 2007 đã tăng lên 61,5% tổng đàn , sang năm 2008đã tăng vượt trội hơn các năm khác là 88,48% tổng đàn.
Lợn lái ; thì xu thế lại giảm xuống nhưng giảm cũng không đáng kể trong 2006- 2007. Sang 2008 giảm xuống còn 14,64%
Lợn giống trong vài năm trở lại đây không có gì thay đổi
Tổng đàn trâu bò của xã tăng nên rất nhanh ; năm 2006 chỉ có 950 con trong đó số lượng trâu chiếm 1,60% tổng đàn . Năm 2007 số lượng trâu bò đã tăng 1260 con trong đó số lượng trâu chỉ chiếm 0,96%. Năm 2008 là 1350 con trong đó số lượng trâu chỉ chiếm 0,37%. Theo như bản số liệu cho ta thấy số lượng trâu ngày càng giảm vì người nông dân trong sản xuất nông nghiệp không phải sử dụng sức kéo nên số lượng trâu trong xã dần dần giảm xuống, ngược lại đàn bò lại tăng nên là do trong xã có một trương trình phát triển đàn bò, chăn nuôi bò đem lại thu nhập tương đối lớn cho nhân dân. Đặc biệt đầu năm 2008 Uỷ Ban Nhân Dân xã cùng với hội phụ nữ kết hợp với dự án RIDP tổ chức được hai lớp tập huấn chăn nuôi cho các hộ điển hình và tổ chức triển khai mở các lớp tập huấn chăn nuôi thú y cho các hộ nông dân nghèo trong xã , cho nên năm qua tình hình chăn nuôi trong xã cũng dần ổn định và phát triển.
Các hộ nông dân đã hứng thú với việc chăn nuôi, ý thức về việc phòng bệnh cho đàn gia súc, gia cầm của người dân được nâng lên .
Tuy vậy việc chăn nuôi trong xã còn khá nhiều khó khăn nhưng Đảng bộ và Uỷ Ban Nhân Dân xã cùng với nhân đã tìm cách khắc phục, chú ý việc tiêm phòng do đó hai năm vừa qua chăn nuôi trong xã tương đối ổn định không có dịch bệnh lớn xảy ra
3. Kết quả điều tra tình hình chăn nuôi và dịch bệnh trên đàn gia súc và gia cầm của xã Ninh Xá.
3.1. Tình hình chăn nuôi:
Xã Ninh Xá là một xã thuộc huyện ngoại thành Hà Nội nhưng ngành trồng trọt và chăn nuôi vẫn là 2 nghề chính và là 2 nguồn thu nhập chính của nhân dân xã Ninh Xá. Theo thống kê của xã có 88% số hộ sống bằng nghề nông nghiệp riêng trong chăn nuôi, chăn nuôi mang lại thu nhập không chỉ cho nhân dân trong xã, tận dụng tối đa các phụ phẩm trong nông nghiệp và trong sinh hoạt, tạo công ăn việc làm cho người dân (nhất là lứa tuổi trung lưu) và cung cấp phần loon phân bón cho trồng trọt, hiệu quả của chăn nuôi là nguồn vốn cho các nông hộ tiếp tục sản xuất, tăng thu nhập cho gia đình, kích thích các ngành nghề khác phát triển chủ: dịch vụ, chế biến…
Qua điều tra chúng tôi they, chăn nuôi đóng vai trò quan trọng trong sản xuất cảu các nông hộ, nhưng mức kinh kế của các nông hộ khác nhau dẫn đến quy mô chăn nuôi khác nhau. Trong những năm gần đây quy mô chăn nuôi trong xã cũng được thay đổi và nâng cấp sử dụng phương thức chăn thả gia đình, nhỏ lẻ, chăn nuôi với số lượng ít.
Bảng 3: kết quả điều tra tình hình chăn nuôi trong các hộ
Loại vật nuôi
Số hộ điều tra
Số hộ nuôi
Tỷ lệ (%)
Mức độ chăn nuôi số lượng vật nuôi/hộ/năm
Max
TB
Min
Lợn thịt
70
68
97,15
30
8,75
0
Lợn nái
70
61
87,15
2
1/2
0
Trâu, bò
70
68
97,14
5,5
2
0
Gia cầm
70
69
98,57
600
70
10
Qua bảng 3 cho chúng tôi thấy: Các hộ trong xã hầu kết đều chăn nuôi các loại vật nuôi chính là lợn, trâu, bò, gia súc, gia cầm. Trong đó số hộ chăn nuôi lợn thịt là 68% hộ, chiếm 97,15% và 61 hộ chăn nuôi lợn nái chiếm 87,15% số hộ điều tra. Chăn nuôi lợn ở xã Ninh Xá đang có xu hướng phát triển mạnh trong những năm tới. Các hộ chăn nuôi lợn không chỉ coi lợn là quỹ tiếp kiệm của gia đình mà coi chăn nuôi lợn đến thúc đẩy kinh tế gia đình, để tận dụng các phụ phẩm làm ra tong nông nghiệp như: Ngô, đỗ, tương… và coi đó là nguồn thu chính. Các hộ chăn nuôi trong xã chỉ có quy mô nhỏ lẻ, số lượng ít vì các hộ trong xã đều có ít vốn, ít thời gian chăm sóc, hoặc chưa giám đầu tư… Nhưng bên cạnh đó cũng có một so0ó hộ có điều kiện kinh tế, có nghề phụ trong gia đình như: nấu rươcụ, làm đậu phụ, có máy xay xát… thường chăn nuôi với số lượng nhiều hơn. Chăn nuôi lợn phát triển mạnh nhu cầu về con giống tăng lên, cho nên các hộ trong xã cũng bắt đầu trú trọng tới con giống, trú trọng vàoi việc chăn nuôi lợn nái, trong 70 hộ điều tra có 61 hộ chăn nuôi lợn nái mỗi hộ chỉ chăn từ 1-2 con. Chăn nuôi lợn sẽ cung cấp sản phẩm thịt cho con người, chất thải của lợn cho chăn nuôi thuỷ sản như cá, và trồng trọt đồng thời chăn nuôi lợn sẽ gom được một khoản tiền lớn có thể quay vòng nhanh trong sản xuất.
Các hộ nông dân trong xã ngoài việc chú trọng chăn nuôi lợn mà còn trú trọng tới chăn nuôi trâu bò và gia cầm. Chăn nuôi trâu bò chiếm 97,14% số hộ điều tra do xã giáp đê sông Hồng, nên diện tích đất hoang nhiều, bãi chăn thả rộng nên những năm gần đây các hộ nông trong xã rất trú trọng tới việc phát triển đàn trâu bò – nhất là bò. Vì vậy đàn trâu bò của xã mấy năm trở lại đây đều phát triển rất mạnh. Chăn nuôi trâu bò hiện nay của xã có khác trước là khi chăn nuôi trâu bò còn trú trọng tới sức kéo trong nông nghiệp nhưng bây giờ chăn nuôi trâu bò chủ yếu là nhằm phát triển kinh tế. Nên đàn trâu bò của xã hiện giờ – tính từ đầu năm 2008 tổng số lượng trâu bò là 1350 trong đó số lượng trâu chỉ chiếm khoảng 0,37% tổng đàn.
Các hộ nông dân trong xã chăn nuôi gia cầm chủ yếu chăn nuôi gà, chiếm 98,57% số hộ điều tra. Các hộ chăn nuôi gia cầm hiện nay trong xã chủ yếu chăn nuôi theo phương thức Công nghiệp hoá. Nhưng vẫn còn một số hộ nông dân vẫn sử dụng phương thức chăn thả, với quy mô nhỏ, số lượng ít. Mục đích chăn nuôi gia đình là lấy sản phẩm phục vụ nhu cầu gia đình. Các hộ không có sự đầu tư cao, hoặc thiếu kinh nghiệm chăn nuôi, phần lớn chăn nuôi với mục đích sử dụng các sản phẩm dư thừa. Nên thu nhập từ chăn nuôi kiểu này không cao, chủ yếu là phục vụ gia đình
3.2. Tình hình thú y xã
Mạng lưới thú y xã: ban thú y xã gồm có 2 cán bộ làm ở xã và thú y viên của 9 thôn. Trong đó có một cán bộ có trình độ đại học . Còn 9 thú y viên của 9 thôn được xã tổ chức tập huấn để phục vụ xã và thôn. ban thú y xã hoạt động nhịp nhàng dưới sự chỉ
đạo của trạm thú y huyện và UBND xã.
Tủ thuốc thú y xã: Ban thú y xã không có tủ thuốc tập thể mà chỉ có tủ thuốc của các hộ tư nhân mở ra để phục vụ nhân dân trong xã.
Hàng năm xã tổ chức được 2 đợt tiêm phòng cho gia súc đều do cán bộ thú y đảm nhiệm. Qua mỗi đợt tiêm phòng đều tổ chức sơ kết đánh giá và rút ra kinh nghiệm.
Trong những năm vừa qua xã thường xuyên mở lớp tập huấn chăn nuôi thú y cho các hộ điển hình do dự án RIDP tổ chức và cũng mở lớp tập huấn riêng chăn nuôi thú y cho các hộ cùng dân nghèo vay vốn do dự án vì vậy phong trào chăn nuôi ở xã mấy năm vừa qua phát triển khá mạnh, nên công tác thú y cũng phát triển khá mạnh.
3.3. Tình hình tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm ở xã Ninh Xá qua các năm (2006-2008)
3.3.1. Tình hình tiêm phòng cho đàn gia súc ở xã Ninh Xá qua các năm (2006-2008)
Hàng năm việc tiêm phòng cho đàn gia súc ở xã được tổ chức làm 2 đợt là vào tháng 3 và tháng 9 dương lịch hàng năm. Trước khi tiến hành tiêm phòng cho gia súc xã phải có kế hoạch triển khai về ngày, giờ, mục đích của việc tiêm phòng, phân công việc cụ thể cho các thú y viên ở thôn, xóm và thông báo cho xóm biết.
Qua mỗi đợt tiêm phòng có sơ kết, tổng kết đánh giá kết quả và rút ra kinh nghiệm cho đợt tiêm phòng sau. Kết quả của việc tiêm phòng phụ thuộc vào sự hiểu biết của tình hình dịch bệnh hoạt động của mạng lưới thú y, trình độ, tay nghề của cán bộ thú y trình độ dân trí.
Kết quả tiêm phòng cho đàn gia súc trong 3 năm, từ năm 2006-2008 của xã được thể hiện trong bảng 4.
Qua bảng 4 cho tôi thấy tỷ lệ tiêm phòng của đàn gia súc của xã đạt tỷ lệ chưa cao và tỷ lệ tiêm phòng qua các năm không thay đổi nhiêu. Hai bệnh dịch tả và thu huyết trùng của lợn và trâu bò luôn được thú y xã tiêm phòng cùng đợt trong năm, do đó tỷ lệ tiêm phòng các bệnh này là như nhau. Không có sự chênh lệch quá lớn giữa các năm. Đàn lợn có tỷ lệ tiêm phòng đạt thấp nhất là vào năm 2006 là 78,69% và tỷ lệ cao nhất là vào năm 2008 là 82,86%. Tuy nhiên theo chúng tôi tỷ lệ tiêm phòng trên đàn gia súc chưa thật sự là cao là do pháp lệnh thú y chưa thật sự đi vào cuộc sống, cán bộ, nhân dân chưa nhận thức đầy đủ nắm bên cạnh đó cũng là do tay nghề của cán bộ thú y và ý thức người chăn nuôi.
Bảng 4: Kết quả tiêm phòng cho đàn gia súc qua các năm (2006 – 2008)
Loại
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Tổng số (con)
Số con được tiêm phòng (con)
Tỷ lệ (%)
Tổng số (con)
Số con được tiêm phòng (con)
Tỷ lệ (%)
Tổng số (con)
Số con được tiêm phòng (con)
Tỷ lệ (%)
Dịch tả lợn
1050
820
78,09
1260
1010
80,15
3560
2950
82,86
Tụ huyết trùng lợn
1050
820
78,09
1260
1010
80,15
3560
2930
71,62
Dịch tả trâu
15
10
66,66
12
810
83,33
5
2
00,40
Tụ huyết trùng trâu
15
10
66,66
12
10
89,33
5
2
00,40
Dịch tả bò
935
650
69,51
1248
990
79,32
1315
1050
78,06
Tụ huyết trùng bò
935
650
69,51
1248
990
79,32
1345
1050
78,06
(Theo số liệu thống kê của xã Tám xá)
Chính vì vậy dịch bệnh vẫn xảy ra sau khi tiêm phòng, một số con vẫn bị bệnh và chết… do đó việc tiêm phòng vẫn chưa được người chăn nuôi tin tưởng lắm.
Cã không có tổ chức tiêm phòng cho đàn gia cầm trong xã mà các hộ chăn nuôi gia cầm tự tiêm – cho nên tình hình tiêm phòng cho đàn gia cầm tỷ lệ đạt vẫn thấp. Số gia cầm được tiêm phòng trong các hộ chủ yếu là các hộ chăn nuôi với quy mô lớn. Còn các hộ chăn nuôi với quy mô nhỏ gần như không quan tâm tới việc tiêm phòng
3.4. Tình hình dịch bệnh
Đối với việc chăn nuôi thì vấn đề dịch bệnh luôn là nỗi lo và quan tâm lớn nhất của người chăn nuôi cũng như của các cơ quan chức năng.
Trong những năm gần đây tuy công tác phòng bệnh rất được quan tâm và trú trọng song vẫn có một số bệnh vẫn xảy ra và gây thiệt hại về kinh tế đáng kể cho các nông hộ. Qua điều tra tình hình dịch bệnh ở xã chúng tôi thấy.
Đàn lợn, trâu bò hay mắc như: lợn con bị phân trắng, lợn sưng mặt phù đầu, bệnh nôi khoa ở gia súc. Bệnh ký sinh trùng…
- Đàn gia cầm hay mắc bệnh như: Thương hàn, gà bị cầu trung, tụ huyết trùng.
3.4.1. Kết quả điều tra tình hình tiêm phòng, tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm của các nông hộ trong xã năm 2007
Qua điều tra chúng tôi thấy tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm của xã năm 2007 chưa có dịch lớn xảy ra. Nhưng năm 2007 dịch lở mồm long móng có xảy ra tại xã nhưng sau đó được dập tắt, gây thiệt hại không đáng kể cho nhân dân. Và một số bệnh truyền nhiễm khác phát ra lẻ tẻ ở từng xã gây thiệt hại cho nông hộ chăn nuôi như: Bệnh tụ huyết trùng, bệnh phó thương hàn ở lợn. Công tác tiêm phòng cho đàn gia súc của các nông hộ vẫn chưa được cao, số hộ này chưa quan tâm và người dân chưa hiểu biết về tác dụng của việc tiêm phòng, sự hiểu biết về kỹ thuật chăn nuôi còn hạn chế.
Tình hình tiêm phòng cho đàn gia súc của các hộ điều tra năm 2007.
Tình hình tiêm phòng cho đàn gia súc trong các hộ điều tra chủ yếu được tiêm phòng hại bệnh đó là tụ huyết trùng và dịch tả. Cụ thể qua bảng 5.
Qua bảng 5 chúng tôi thấy tỷ lệ tiêm phòng cho đàn trâu bò trong năm của các hộ điều tra cao nhất đạt 76,53% tổng số trâu bò. Số lượng được tiêm phòng của các hộ điều tra chủ yếu là do cán bộ thú y xã tiêm theo đợt. Số lượng trâu bò chưa được tiêm còn lại chủ yếu là do đang ở trong thời kỳ có chửa hoặc cuối. Qua điều tra chúng tôi thấy, dư sự hiểu biết về kỹ thuật chăn nuôi của người dân còn hạn chế nhiều hộ nông dân không cho cán bộ thú y xã tiêm phòng cho gia súc nhà mình họ còn cho rằng khi tiêm phòng sẽ ảnh hưởng tới gia súc. Hai bệnh dịch tả và tụ huyết trùng của trâu bò, được thú y xã tiêm cùng đợt do đó tỷ lệ tiêm phòng là như nhau. Riêng bệnh lở mồm long móng đạt tỷ lệ rất thấp với trâu bò tỷ lệ tiêm phòng bệnh lở mồm long móng năm 2007 là 15,30% cho nên năm đó dịch lở mồm long móng đã bị xảy ra trong xã và đã gây nhiều khó khăn cho cán bộ thú y và ảnh hưởng khá nhiều tới kinh tế của các hộ chăn nuôi.
Tỷ lệ tiêm phòng của đàn lợn chưa cao, đạt 0,50% số lợn nuôi trong hộ diều tra. Số lượng được tiêm chủ yếu là lợn nái, lợn thịt nuôi được tiêm phòng trong đợt tiêm của xã.
Hai bệnh tụ huyết trùng và dịch tả cũng được thú y xã quan tâm và tiêm phòng cùng đợt tiêm nên tỷ lệ như nhau. Bệnh lở mồm long móng có tỷ lệ thấp nhất là 16,48%. Số lượng lợn còn lại chưa được tiêm phòng.
Qua điều tra chúng tôi thấy sự hiểu biết về kỹ thuật chăn nuôi của các hộ còn hạn chế, chưa thật sự chú ý tới việc chăn nuôi, do đó việc tiêm phòng cho đàn gia súc nhà mình là việc nên làm và rất cần thiết thì họ lại chưa quan tâm nên dịch xảy ra lẻ tẻ vẫn cao.
Bảng 5:Tỷ lệ tiêm phòng các loại vacxin trên đàn lợn và trâu bò ở các hộ điều tra năm 2007
Loại vacxin
Số hộ điều tra
Lợn
Trâu bò
Tổng số (con)
Số con được tiêm phòng (con)
Tỷ lệ (%)
Tổng số (con)
Số con được tiêm phòng (con)
Tỷ lệ (%)
Tụ huyết trùng
70
910
455
00,50
980
750
76,053
Dịch tả
70
910
455
00,50
980
750
76,053
Lở mồm long móng
70
910
130
16,48
980
150
15,30
Qau điều tra chúng tôi thấy; Tình hình tiêm phòng trong xã còn gặp nhiều khó khăn do pháp lệnh thú y chưa thật sự được áp dụng, các cán bộ thú y có tay nghề chưa được tốt, bệnh cạnh đó sự hiểu biết về kỹ thuật chăn nuôi và ý thức của người dân vẫn thấp nên tỷ lệ tiêm phòng đạt thấp.
Do đó công tác thú y trong xã cần phải đẩy mạnh hơn nữa, cán bộ thú y phải mở lớn tập huấn cho các bộ chăn nuôi thường xuyên hơn nữa, hướng dẫn cho người dân về việc sử dụng và tác dụng của vacxin phòng bệnh cho đàn gia súc. Từ đó chăn nuôi mới có hiệu quả cao.
Tình hình tiêm phòng cho đàn gia cầm của các nông hộ điều tra năm 2007.
Việc tiêm phòng cho đàn gia cầm trong xã nói chung và các hộ điều tra nói riêng là rất thấp. Vì vậy tình hình dịch bệnh cảu gia cầm hàng năm vẫn lây ra như: Tụ huyết trùng, thương hàn gà… tình hình tiêm phòng cho đàn gia cầm trong các nông hộ điều tra đều được thể hiện qua bảng sau:
Qua bảng 6 chúng tôi thấy kết quả tiêm phòng cho đàn gia cầm của các nông hộ điều tra là rất thấp bệnh Neucashe tiêm 450 con trong tổng số 1050 con chiếm 42,85%. Đây là tỷ lệ trung bình của ba bệnh Neucashe; Tụ huyết trùng, Giunbo 10. Thấp nhất vẫn là bệnh Gumbo10 chỉ tiêm được 390 trong tổng số 1050 con số hộ điều tra chiếm tỷ lệ 37,14%.
Qua điều tra chúng tôi thấy các hộ nông chăn nuôi không quan tâm tới việc tiêm phòng cho đàn gia cầm vì ý thức và sự hiểu biết của người chăn nuôi còn rất hạn chế nên việc tiêm phòng chưa được đề cập. Khi phỏng vấn một số hộ họ cho rằng tiêm vacxin phòng bệnh sẽ làm ảnh hưởng tới sự phát triển và sinh trưởng của gia cầm, cho nên việc tiêm phòng cho gia cầm là rất hạn chế.
Vì vậy công tác thú y trong những tháng tới cần phải đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến cho các hộ nông chăn nuôi mạnh hơn nữa và nên xát sao với việc phòng bệnh hơn trị bệnh. Để hạn chế dịch bệnh xảy ra và từ đó khuyến khích người chăn nuôi hơn.
Tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc của các hộ điều tra 2007
Năm 2007 trong xã có một dịch tả xảy ra là dịch lở mồm long móng. Và một số dịch lẻ tẻ xảt ra nhưng không làm ảnh hưởng tới chăn nuôi. Hậu quả của dịch lở mồm long móng xảy ra có thể là cho kết quả và tỷ lệ tiêm phòng còn thấp. Tinh fhình dịch bệnh của đàn gia súc được thể hiện trong bảng 6.
Qua bảng 6 chúng tôi thấy gia súc mắc bệnh ở hầu hết các loại bệnh ký ính trùng có tỷ lệ cao nhất ở lợn và trâu bò.
Bệnh mắc ở lợn: Bệnh ký sinh trung mắc cao nhất trong tổng số bệnh với 317 trong tổng số 910 chiếm tỷ lệ 38,13% số hộ điều tra. Sau đó đến bệnh nội khoa: với 2,45 trong tổng 910 con số cuộc điều tra và chiếm 26,92 %. Và tỷ lệ thấp nhất vẫn là sản khoa: với 5 con trong tổng số 910 con tỷ lệ chiếm 0054%00 số hộ điều tra tổng đàn lợn nái.
Qua điều tra chúng tôi thấy sở dĩ hai bệnh nội khoa và ký sinh trùng mắc với tỷ lệ cao là do các hộ chăn nuôi lợn chủ yếu là tận dụng các phụ phẩm trong nông ghiệp trong chăn nuôi.
Bảng 6: Tỷ lệ tiêm phòng cho đàn gia cầm ở các hộ điều tra 2007
Loại vacxin
Số hộ điều tra
Tổng số gia cầm (con)
Số con được tiêm phòng (con)
Tỷ lệ (%)
Newcastle
70
1030
450
42,85
Gumboro
70
1050
390
37,14
Tụ huyết trùng
70
1050
550
52,38
Thường cho đàn lợn ăn rau muống sống vệ sinh kém tận dụng các khoảng đất trống để quay lại chăn nuôi không có chuồng kiên cố. Do đó về mùa đông lợn thường bị lạnh rét, lợn hay mắc bệnh tiêu chảy. Bệnh truyền nhiễm mắc ở lợn thường là bệnh tụ huyết trùng, phó thương hàn, Leptospirosis… các bệnh này xảy ra do hộ chăn nuôi, chăm sóc và dinh dưỡng kém, và vấn đề tiêm phòng chưa được quan tâm đúng mức – Khi phỏng vấn người dân thì bệnh này thường xẩy ra và mùa hè thu do chuồng trại nuôi không đúng kỹ thuật. Bệnh sản khoa bệnh này chủ yếu do lợn quá già, quá lứa tuổi lấy đực sau đẻ không đạt hiệu quả. Nhưng bệnh này ít gặp.
Bệnh mắc ở trâu bò: Bệnh ký sinh trùng mắc 290 con t rong tổng số 980 con tỷ lệ chiếm 29,59% là bệnh mắc cao nhất. Tiếp đó là bệnh nội khoa với 80 con trong tổng số 980 con số hộ điều tra và chiếm tỷ lệ 08,16% bệnh ngoại khoa mắc 90 con trong tổng 980 con và chiếm tỷ lệ 09,18%. Truyền nhiễm 70 con trong tổng số 980 con và chiếm 07,14%. Thấp nhất vẫn là sản khoa với 2 con mắc chiếm 0,20%.
Qua đây chúng tôi thấy bệnh ký sinh trùng mắc với tỷ lệ cao nhất là do trâu bò, trong các hộ chăn nuôi chăm sóc, vệ sinh, dinh dưỡng thấp chăn thả lại quản lý không tốt…. Ngoài ra các nông hộ không quan tâm đến khâu phòng bệnh ký sinh trùng cho trâu bò chỉ khi bệnh phát ra họ mới tìm thuốc chữa. Bệnh ngoại khoa mắc là do trâu bò chăn thả cọ sát dẫn đến thương tích. Bệnh truyền nhiễm (chủ yếu vẫn là bệnh tụ huyết trùng) là do các hộ chăm sóc, nuôi dưỡng kém vệ sinh chuồng trại kém cho nên bệnh dễ dàng xẩy ra khi phỏng vấn hộ nông dân thì bệnh thường phát vào mùa hè và thu. Bệnh nội khoa chủ yếu là chướng hơi, do hộ chăn nuôi cho trâu, bò ăn phải những thức ăn dễ lên men tinh hôi như cỏ non, khoai lang, trâu bò hay được chăn thả vào buổi sáng sớm do sương vẫn còn nhiều nên cũng bị nên men sinh hơi.
Tình hình dịch bệnh trên đàn gia cầm của các hộ điều tra năm 2007.
Chăn nuôi gia cầm của toàn xã nói chung và các hộ điều tra nói riêng thì chủ yếu là chăn nuôi có quy mô lớn với phương thức công nghiệp hoá. Nhưng vẫn còn một số hộ chăn nuôi theo phương thức truyền thống, nhỏ lẻ lên t ừ đó bị ảnh hưởng rất lớn hiệu quả chăn nuôi khi chăn nuôi nhỏ lẻ, với phương thức chăn thả gia đình thì họ không quan tâm tới việc phòng bệnh cho đàn gia súc nhà mình, và ý thức và kỹ thuật chăn nuôi của các nông hộ này la rất thấp với số lượn lại ít lên công tác phòng bệnh chống bệnh hầu như họ không quan tâm. Do đó tình hình dịch bệnh xẩy ra trên đàn gia cầm ở hầu hết các bệnh. Tình hình dịch bệnh của các hộ điều tra được thể hiện trong bảng sau.
Bảng 7: Tỷ lệ mắc bệnh của đàn gia súc ở các hộ điều tra năm (2007)
Loại vacxin
Số hộ điều tra
Lợn
Trâu bò
Tổng số (con)
Số con mắc bệnh (con)
Tỷ lệ (%)
Tổng số (con)
Số con mắc bệnh (con)
Tỷ lệ (%)
Truyền nhiễm
70
910
25
2,74
980
70
07,14
Nội khoa
70
910
245
26,02
980
80
08,16
Ngoại khoa
70
910
12
01,31
980
90
09,18
Ký sinh trùng
70
910
347
38,13
980
290
29,59
Sản khoa
70
910
5
00,54
980
2
2,988
Qua kết quả ở bảng 7 cho thấy các bệnh thường mắc trên đàn gia cầm của các nông hộ trong xã như sau:
Meucartle, Gumboro, bệnh thương hàn gà, tụ huyết trùng và bệnh ký sinh trùng.
Bệnh thương hàn gà với tỷ lệ cao nhất: với 580 con trong tổng số 1050 con số hộ điều tra với tỷ lệ 55,23%.
Sau đó đến ký sinh trùng với 510 trong tổng số 1050 con với tỷ lệ 48,57% số hộ điều tra. Sau đó tới thụ huyết trùng. Còn Meucartle, Gumboro tỷ lệ mắc là tương đương nhau.
Bệnh tụ huyết trùng là bệnh rất nguy hiểm bệnh xảy ra của các hộ nông trong xã tương đối cao bệnh tuy xảy ra lẻ tẻ, đột ngột nhưng bệnh cũng gây thiệt hại lớn cho chăn nuôi gia cầm. Do người dân chăn nuôi không chú ý đến việc tiêm phòng bằng vacxin mà ngay trong cơ thể gia cầm đã có vi khuẩn pasteuella ký sinh nên khi cơ thể bị giảm sút sức đề kháng (do thời tiết ăn uống) thay đổi thì vi khuẩn tăng về số lượng, và gây bệnh. Mức này thì bệnh đã lan rộng.
Còn bệnh ký sinh trùng gây lên tương đối cao là do thói quen chăn thả của người dân, gia cầm tụ kiếm mồi…từ đó nguồn gây bệnh mà ra. Bệnh này xảy ra quanh năm nhưng tập trung vào mùa xuân bệnh này không được người dân coi trọng vì bệnh dễ phát người chăn nuôi khi thấy gà rũ, lông sù, bỏ ăn, uống nước nhiều và đặc biệt là gà ỉa phân ra máu.
Bệnh Newcastle, Gumboro xảy và với tỷ lệ thấp nhất trong các bệnh thường mắc trong xã. Hai bệnh này gây nên bởi vi rút, mắc quanh năm, bệnh lây lan nhanh, tỷ lệ chết cao, nên người chăn nuôi ý thức việc tiêm phòng trị 2 bệnh này là tốt hơn nên bệnh sảy ra ít hơn.
Bệnh xảy ra chỉ có một số hộ chăn nuôi với số lượng nhiều, tiêm phòng không đúng kỹ thuật nên bệnh xảy ra.
3.4.2. Kết quả điều tra tinh hình tiêm phòng và tinh fhình dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm của các hộ trong xã từ tháng 1/2008 đến tháng 9/2008.
Công tác tiêm phòng được xã và người dân hưởng ứng chấp hành nên tỷ lệ tiêm phòng của xã đầu năm đạt tỷ lệ tương đối cao. Tình hình dịch bệnh của xã qua điều tra cho chúng tôi thấy không có bệnh gì lớn xảy ra, một số bệnh đã được người dân quan tâm và tiêm phòng, do đó tình hình dịch bệnh của xã được đẩy lùi hơn so với năm trước.
Tình hình tiêm phòng cho đàn gia súc của các hộ điều tra từ tháng 1 đến tháng 9 năm 2008
Tình hình tiêm phòng cho đàn gia súc của xã nói chung và của các hộ điều tra nói riêng đạt được tỷ lệ cao hơn năm ngoái. Tình hình tiêm phòng cho đàn gia súc của các hộ điều tra từ tháng 1/2008 đến tháng 9/2008 được thể hiện qua bảng 8.
Qua bảng 8 chúng tôi nhận thấy đầu năm 2008 công tác tiêm phòng nói chung được quan tâm và đẩy mạnh. Tỷ lệ tiêm phòng của các hộ điều tra chủ yếu mạnh về bệnh tụ huyết trùng và dịch tả lợn từ năm 2008 tỷ lệ tiêm phòng cho bệnh lở mồm long móng cũng được các hộ quan tâm hơn các năm trước.
Hai bệnh tụ huyết trùng và dịch tả lợn được xã tổ chức tiêm phòng theo đợt hàng năm số lượng trâu bò trong các hộ điều tra với 460 con trong tổng số 710 con chiếm tỷ lệ 64,78% số hộ điều tra.
Dịch tả cũng tương đương như vậy. Với 450 con trong tổng số 710 con chiếm tỷ lệ 64,78% số hộ điều tra.
Dịch tả cũng tương đương như vậy với 450 con trong tổng số 710 con chiếm tỷ lệ 63,38% số hộ điều tra, bệnh lở mồm long móng thì ít hơn với 57,75%.
Đối với đàn lợn: hai bệnh tụ huyết trùng và dịch tả lợn cũng được xã tổ chức tiêm phòng hàng năm. Đầu năm 2008 một số hộ chăn nuôi có số lượng nhiều họ đã quan tâm hơn đến việc tiêm phòng cho gia súc, do đó họ tự mua vacxin về và tiêm phòng cho gia súc của mình. Riêng với lợn tỷ lệ tiêm vacxin đầu năm 2008 là khá cao. Tụ huyết trùng với 750 con trong tổng số 1050 con chiếm tỷ lệ 71,42% số hộ điều tra. Dịch tả với 820 con trong số tổng 1050 con chiếm tỷ lệ 78,09% số hộ điều tra, bệnh lở mồm long móng với 700 con trong số 1050 con chiếm tỷ lệ 66,66% số hộ điều tra.
Qua điều tra chúng tôi thấy việc tiêm phòng cho gia súc đã được người dân quan tâm hơn nhiều nhưng việc sử dụng vacxin phòng bệnh cho gia súc của các hộ nông dân trong xã vẫn chưa đúng hướng dẫn, chưa đúng khoa học kỹ thuật, bảo quản vacxin chưa khoa học. Vì vậy mầm bệnh vẫn tồn tại, đó là lý do bệnh truyền nhiễm vẫn xảy ra trên đàn gia súc của các hộ, chính vì vậy công tác thú y trong xã cần phải đẩy mạnh và quan tâm hơn nữa
Bảng 8: Tỷ lệ mắc bệnh của đan gia cầm ở các hộ điều tra năm 2007
Loại vacxin
Số hộ điều tra
Tổng số gia cầm (con)
Số con mắc
bệnh (%)
Tỷ lệ (%)
Newcastle
70
1050
370
35,23
Gumboro
70
1050
350
33,33
Tụ huyết trùng
70
1050
450
42,85
Thương hàn
70
1050
580
55,23
Ký sinh trùng
70
1050
510
48,57
+ Tình hình tiêm phòng phòng cho hộ điều t ra từ tháng 1/2008 đến tháng 9/2008.
Từ đầu năm 2008 việc sử dụng cho đàn gia cầm của các hộ điều tra chưa cao lắm. Số lượng được tiêm phòng này là do một số hộ chăn nuôi nhiều, có tính chất kinh doanh, nên họ mới quan tâm tiêm phòng cho gia cầm còn đa số các hộ chăn nuôi nuôi lẻ tẻ họ gần như không quan tấm đến việc tiêm phòng cho gia cầm.
Tình hình tiêm phong cho gia cầm của các hộ điều tra từ tháng 1/2008 đến tháng 9/2008 được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 9: Tỷ lệ tiêm phòng cho đàn gia súc ở các hộ điều tra (1/2008 đến 9/2008)
Loại vacxin
Số hộ điều tra
Lợn
Trâu bò
Tổng số (con)
Số con được tiêm phòng
Tỷ lệ (%)
Tổng số (con)
Số con được tiêm phòng
Tỷ lệ (%)
Tụ huyết trùng
70
1050
750
71,42
710
460
64,78
Dịch tả lợn
70
1050
820
78,09
710
450
63,38
Lở mồm long móng
70
1050
700
66,66
710
410
57,74
Qua bảng 9 chúng tôi thấy người dân sử dụng vacxin phòng bệnh chủ yếu là Newcastle, Gumboro và tụ huyết trùng.
Bệnh Gumboro là bệnh truyền nhiễm cấp tính rất nguy hiểm, bệnh không những gây chết mà còn suy giảm mất khả năng miễn dịch của gà, cho nên người chăn nuôi quan tâm hơn. Qua điều tra chúng tôi thấy với 3500 con trong tổng số 5250 con chiếm tỷ lệ 66,66% số hộ điều tra bệnh Newcastle tương đương với bệnh Gumboro cũng được người dân khá quan tâm.
Sang năm 2008 tỷ lệ tụ huyết trùng gần như thấp hơn 2900 con trong tổng số 5250 con chiếm tỷ lệ 55,23% số hộ điều tra. Qua điều tra chúng tôi thấy việc sử dụng vacxin phòng bệnh cho gia cầm của các hộ chăn nuôi vẫn chưa đúng kỹ thuật, bảo quản vacxin cũng chưa đúng. Vì vậy cán bộ thú y xã lên quan tâm đến việc tập huấn cho các hộ nông dân về kỹ thuật và phương thức chăn nuôi cùng với việc tiêm phòng cho gia cầm.
+ Tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc của các hộ điều tra từ tháng 1/2008 đến tháng 9/2008.
Tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc vẫn xảy ra nhiều ở các hộ nông trong xã được thể hiện qua bảng sau.
Bảng 10: Tỷ lệ tiêm phòng cho đàn gia cầm ở các hộ điều tra
(1/2008 đến 9/2008)
Loại vacxin
Số hộ điều tra
Tổng số gia cầm (con)
Số con mắc
bệnh (%)
Tỷ lệ (%)
Newcastle
70
5250
3550
67,61
Gumboro
70
5250
3500
66,66
Tụ huyết trùng
70
5250
2900
55,23
Qua bảng 10 chúng tôi thấy gia súc hầu hết mắc ở các bệnh. Trong đó số gia súc mắc bệnh ký sinh trùng và nội khoa là nhiều nhất.
Cao nhất vẫn là bệnh ký sinh trùng với 210 con trong tổng số 710 con chiếm 29,57% số hộ điều tra sau đó đến bệnh nội khoa. 30 con trong tổng s 710 con chiếm tỷ lệ 10,04%. Sau đó đến ngoại khoa và bệnh truyền nhiễm. Thấp nhất vẫn là sản khoa. Với 7 con trong tổng số 710 con chiếm 00,98% số hộ điều tra. Quang bảng 11 chúng tôi they 2 bệnh kỹ sinh trung và bệnh nội khoa là hai bệnh chiếm tỷ lệ cao nhất là do hộ các hộ nông dân chăn nuôi chưa ý thức được tác hại của hai bệnh này nên tỷ lệ mắc bệnh của 2 bệnh này năm nào cũng cao hơn các năm khác. Để giảm 2 bệnh này người chăn nuôi nên quan tâm đến vệ sinh thức ăn, nước uống hơn, khâu phòng bệnh cho đàn gia súc lên tốt hơn. Đặc biệt 2 bệnh này người dân dễ phát hiện hơn.
+ Tình hình dịch bệnh trên đàn gia cầm của các hộ điều tra từ tháng 1 năm 2008 đến tháng 9 năm 2008.
Tình hình dịch bệnh trên đàn gia cầm của các hộ điều tra trong xã đầu năm 2008 khá phức tạp, còn gây thiệt hại lớn cho các hộ chăn nuôi trong xã:
Bảng 11: Tỷ lệ mắc bệnh của đàn gia súc ở các hộ điều tra (1/2008 đến 9/2008)
Loại vacxin
Số hộ điều tra
Lợn
Trâu bò
Tổng số (con)
Số con mắc bệnh (con)
Tỷ lệ (%)
Tổng số (con)
Số con mắc bệnh (con)
Tỷ lệ (%)
Truyền nhiễm
70
1050
75
7,14
710
40
05,63
Nội khoa
70
1050
32
3,04
710
50
07,04
Ngoại khoa
70
1050
35
3,33
710
45
06,63
Ký sinh trùng
70
1050
270
25,71
710
210
29,57
Sản khoa
70
1050
10
0,95
710
7
00,98
Qua kết quả ở bảng 11 cho chúng ta thấy: bệnh thường xảy ra trong xã với tỷ lệ 18,09% số con bị mắc xuống 950 con trong tổng số 5250 con số hộ điều tra.
Ký sinh trùng cao nhất với 1500 con trong tổng số 5250 con tỷ số hộ điều tra chiếm tỷ lệ 28,57%, thứ hai là tụ huyết trùng với 1100 con trong tổng số 5250 con chiếm tỷ lệ 20,95% số hộ điều tra thấp nhất là bệnh Gumboro với 950 con trong tổng số 5250 con chiếm tỷ lệ 18,09% số hộ điều tra.
3.5. Kết quả điều trị bệnh trong thời gian thực tập:
Trong thời gian thực tập 4 tháng tại cơ sở, đây là điều kiện vô cùng thuận lợi cho sinh viên chúng tôi ứng dụng những kếin thức lý thuyết và kỹ năng thực hành đã được thầy cô trang bị trong 5 năm học vào thực tiễn để chẩn đoán và điều trị bệnh cho đàn gia súc, gia cầm tại xã.
Bước đầu chẩn đoán bệnh còn nhiều bỡ ngỡ, nhưng với lòng quyết tâm và nhiệt tình học hỏi kinh nghiệm trong công việc, cùng với sự hướng dẫn và chỉ bảo tận tình của các cán bộ thú y cơ sở và các cô chú trong UBND xã đã giúp tôi mạnh dàn làm quen được với những công việc của 1 thú y viên.
Qua 4 tháng thực tập tập được sự công tác, giúp đỡ nhiệt tình của bà con trong xã tôi đã đạt được một số kết quả về chuyên môn thú y như sau:
1. Bệnh đóng dấu lợn:
a. Triệu chứng:
- Lợn bỏ ăn đột ngột, sốt 41 - 430C;
- Lợn mệt mỏi, ủ rũ, mắt đỏ, suất huyết dưới da, đám xuất huyết có hình vuông, hình tròn, hình thoi giống như con dấu, có màu đỏ, khi ấn tay vào màu đỏ mất, bỏ tay ra thì nốt đỏ lại xuất hiện.
b. Chẩn đoán:
Dựa vào triệu chứng trên, tôi nghi lợn bị bệnh đóng dấu lợn.
c. Điều trị: Dùng các liều thuốc sau để điều trị:
- Penicilin 0.04 triệu UI/ kg P.
- Vitamin C 5 ml/con/ngày.
- Vitamin B1 5 ml/con/ngày.
Tiêm bắp ngày 1 lần, liên tục trong 3 -5 ngày.
- Số con điều trị: 21 con.
- Tỷ lệ khỏi: 100%.
2. Bệnh phó thương hàn lợn:
a. Triệu chứng:
- Lợn mệt mỏi, kém ăn, sốt 410C;
- ỉa chảy phân có màu tro xám, lợn thường chui vào chỗ tối nằm.
b. Chẩn đoán:
Dựa vào triệu chứng lâm sàng trên, tôi nghi lợn bị bệnh phó thương hàn lợn.
c. Điều trị: Dùng thuốc sau để điều trị:
- Chlo-etra: 1.5ml/10kg P.
- Atropin: 1.5ml/con.
- Vitamin B1 2ml/ngày.
- B.complex 3ml/ngày.
Tiêm bắp ngày 2 lần, liên tục trong 3 -5 ngày.
- Kết quả điều trị: 20 con, số con khỏi 19 con, đạt 95%.
3. Bệnh tụ huyết trùng lợn:
a. Triệu chứng:
Lợn bỏ ăn đột ngột, sốt 40 - 410C, mắt đỏ, mệt mỏi, ủ rũ, khó đẻ hay nằm một chỗ.
b. Chẩn đoán:
Dựa vào triệu chứng lâm sàng trên, tôi nghi lợn bị bệnh tụ huyết trùng
c. Điều trị: Dùng thuốc sau để điều trị:
- Streptomycin 40 mg/ kg P.
- Vitamin B1 10 ml/con/ngày.
- Analgin: 4 ml/con/ngày.
Tiêm bắp ngày 2 lần, liên tục trong 3 -5 ngày;
- Kết quả điều trị 15 con, số con khỏi 15 con, đạt tỷ lệ 100%.
4. Bệnh rặn đẻ yếu, đẻ chậm ở lợn nái:
a. Cổ tử cung đã mở, lợn đẻ được 1 con sau 2 – 3 giờ mới đẻ con thứ 2, lợn nằm thở mạnh, rặn nhiều mà không đẻ được.
b. Chẩn đoán:
Dựa vào triệu chứng trên tôi nghi lợn bị bệnh rặn đẻ yếu, đẻ chậm.
c. Điều trị: Dùng thuốc sau để điều trị:
- Oxytocin: 10 ml UI/con/lần
- Vitamin B1 10 ml/con/ngày
- Alucanatca: 10 ml/con/ngày.
Tiêm bắp ngày 1 lần, sau 9 - 10 phút lợn rặn đẻ bình thường.
- Kết quả điều trị 6 con, số con khỏi 6 con, đạt tỷ lệ 100%.
5. Bệnh phù đầu lợn con do E.coli:
a. Triệu chứng:
Bệnh xuất hiện đột ngột, dáng lợn đi lảo đảo, phù dưới da.
b. Chẩn đoán:
Dựa vào triệu chứng trên tôi nghi lợn bị bệnh phù đầu lợn do vi khuẩn E.coli.
c. Điều trị: Dùng thuốc sau để điều trị:
- Flumuquil 3%: 2 ml/kg P.
- Cavitinvipocetin: 1 ml/kg P.
- Vitamin C 5 ml/con/ngày.
Tiêm bắp ngày 1 lần, liên tục trong 3 -5 ngày.
- Kết quả điều trị 16 con, số con khỏi 15 con, đạt tỷ lệ 93.75%.
6. Bệnh lợn con phân trắng:
a. Triệu chứng:
Dáng vẻ lù đù, ít bú, gầy yếu, hay nằmg lông rậm, bụng to, da vàng, vùng xung quanh hậu môn dính bết phân, lợn run rẩy, hay uống nước đôi khi oẹ ra sữa chưa tiêu có mùi chua.
b. Chẩn đoán:
- Dựa vào triệu chứng trên tôi đã nghi lợn con bị mắc bệnh đi ỉa phân trắng.
c. Điều trị
- N.C.D: 1 ml/5kg P/ngày.
- B.Complex: 1 ml/con.
Tiêm bắp 2 lần/ngày liên tục trong 3 – 5 ngày.
- Kết quả:
+ Số con điều trị: 35.
+ Số con khỏi: 34.
+ Đạt tỷ lệ: 97%.
7. Bệnh viêm phổi:
a. Triệu chứng:
Lợn ăn kém hoặc bỏ ăn, mệt mỏi đi lại không vững, khó thở, thở hồng hộc, thở thể bụng và có hiện tượng ho.
b. Chẩn đoán:
Dựa vào triệu chứng trên tôi đã nghi lợn con bị mắc bệnh viêm phổi.
c. Điều trị:
- Hộ lí: Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, khô ráo, cho lợn ăn đầy đủ dinh dưỡng;
- Dùng thuốc điều trị:
+ Gentamycin: 1 ml/10 kg P/ngày.
+ Vitamin C 5%: 5 ml/con/ngày.
Tiêm bắp 1 lần/ngày liên tục trong 3 – 5 ngày
- Kết quả:
+ Số con điều trị: 24
+ Số con khỏi: 23
+ Đạt tỷ lệ: 95.8%
8. Bệnh sán lá đường tiêu hoá ở gia cầm:
a. Triệu chứng:
- Gà hấp thu thức ăn giảm.
- Gà bị bệnh sán lá thường gầy yếu, suy nhược, giảm tăng trọng.
- Rối loạn tiêu hoá.
b. Chẩn đoán:
- Dựa vào triệu chứng trên tôi đã nghi lợn con bị mắc bệnh sán ở đường tiêu háo.
c. Điều trị:
- HanDertyl B: 20 mg/kg P.
- Praziquentel: 15 mg/kg P.
- Kết quả:
+ Số con điều trị: 145
+ Số con khỏi: 145, đạt tỷ lệ 100%.
PHẦN V KẾT LUẬN – TỒN TẠI - ĐỀ NGHỊ
1. Kết luận
Từ những kết quả điều tra mọi nghiên cứu đã được trình bày ở trên, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:
- Xã Ninh Xá là một xã với mật độ dân số thấp, diện tích đất nông nghiệp rất rộng lại được sử dụng đất bãi sông Hồng nên rất thuận tiện cho chăn nuôi.
- Tình hình chăn nuôi của xã Tám xã nói chung trong 3 năm gần đây từ năm 2006-2008 có những thay đổi rất lớn, cụ thể như sau:
+ Tổng đàn lợn năm 2006 là 1050 con đến năm 2007 là 1260 con, sang năm 2008 tăng vọt nên 3560 con.
Tổng đàn trâu, bò của xã năm 2006 là 950 con sang năm 2007 là 1260 con đến năm 2008 tăng nên 1350 con.
Tình hình chăn nuôi gia súc của xã trong vòng 3 năm 2003-2008 phát triển khá mạnh riêng gia cầm là có xu thế giảm xuống: năm 2003 và 2007 là 10.000 con sang đến năm 2008 giảm xuống là 7000 con.
Tỷ lệ tiêm phòng bệnh dịch tả lợn và tụ huyết trùng của các hộ trong xã là như nhau, đạt tỷ lệ cao nhất là ở trâu bò năm 2007 là 83,33% và thấp nhất là đàn lợn năm 2006 là 78,09%.
Tỷ lệ tiêm phòng cho đàn gia cầm trong xã đạt tỷ lệ rất thấp chỉ khoảng:
Tỷ lệ tiêm phòng hại bệnh dịch tả và tụ huyết trùng cho đàn gia súc năm 2007 của các hộ điều tra là như nhau, cao nhất là trâu bò, chiếm 76,53%. Bệnh có tỷ lệ tiêm phòng thấp nhất trong các hộ điều tra năm 2007 là bệnh lở mồm long móng ở đàn trâu, bò chỉ đạt 15,30%.
- Tình hình sử dụng vacxin phòng bệnh cho đàn gia cầm của các hộ điều tra năm 2007 là thấp nhất là Gumboro chiếm 37,14%, cao nhất là tụ huyết trùng chiếm 52,38%.
- Tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm của các hộ điều tra năm 2007. Năm 2007 dịch lở mồm long móng đã xảy ra tại xã và một số dịch bệnh lẻ tẻ khác.
- Tình hình tiêm phòng cho đàn gia súc của các hộ điều tra trong xã từ tháng 1/ 2008 đến 9/2008 hai bệnh được tiêm phòng chủ yếu là bệnh dịch tả và bệnh tụ huyết trùng, cao nhất là bệnh dịch tả chiếm tỷ lệ 78,09%, thấp nhất là bệnh lở mồm long móng ở trâu bò chiếm tỷ lệ 57,74%.
Tình hình sử dụng vacxin phòng bệnh cho đàn gia cầm của các hộ điều tra từ tháng 1 năm 2008 đến tháng 9 năm 2008. Đa số các hộ trong xã không quan tâm đến việc phòng bệnh bằng vacxin cho gia cầm. Bệnh có tỷ lệ tiêm phòng cao nhất là bệnh Newcastle và bệnh Gumboro.
Tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc và gia cầm của các hộ điều tra trong xã từ tháng 1 năm 2008 đến tháng 9 năm 2008 vẫn xảy ra với tỷ lệ cao. Tỷ lệ mắc cao nhất là ký sinh trùng trâu bò, 25,57% thấp nhất là sản khoa: Lợn tỷ lệ mắc là 0,95%, Trâu bò tỷ lệ mắc là 0,98%.
2. Tồn tại và đề nghị
Do thơi gian thực tập có hạn cùng với trình độ năng lực của bản thân còn hạn chế do đó mà báo cáo tốt nghiệp này không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong thầy cô, các bạn đóng góp ý để đề tài được hoàn thiện hơn góp phần cải thiện va nâng cao hoạt động chăn nuôi của nông hộ.
Sau đây tôi cũng xin có một số đề nghị như sau:
- Nâng cao trình độ, tay nghề cho đội ngũ cán bộ thú y xã
- Thực hiện tốt cho việc tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm đặc biệt là trước mùa phát bệnh.
- Tăng cường trao đổi kinh nghiệm về sản xuất và chăn nuôi giữa các hộ nông dân.
- Tiếp tục điều tra theo dõi dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm của xã như các cơ sở và địa điểm khác để tìm ra quy luật phát sinh, phát triển của bệnh. Từ đó có biện pháp phòng trị bệnh thích hợp hơn và đạt hiệu quả cao hơn với mục đích đưa ngành chăn nuôi phát triển đem lại thu nhập cao cho người chăn nuôi.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Đặng Vũ Bình - Luận án phó tiến sĩ khoa học nông nghiệp năm 1993.
Bùi Văn Chính, Lê Viết Ly - Phát triển chăn nuôi trong hệ thống nông nghiệp bền vững NXBNN 1996.
Bùi Đại - Đại cương về dịch tễ và truyền nhiễm. NXB y học và thể thao Hà nội 1996.
Phan Lục, Phạm Văn Khuê - Ký sinh trùng thú y. NXBNN 1996.
Lê Hồng Mận - Nuôi gà và cách phòng bệnh cho gà. Nhà xuất bản Thanh Hoá 1997.
Hồ Văn Nam, Nguyễn Thị Đào Nguyên, Phạm Ngọc Thạch - Bệnh nội khoa gia súc. NXBNN Hà nội 1997.
Nguyễn Vĩnh Phước - Giáo trình truyền nhiễm gia súc NXBNN Hà nội 1978.
Nguyễn Như Thanh, Bùi Quang Anh, Trương Quang - Dịch tễ học Thú y. NXBNN Hà Nội 2001.
Nguyễn Như Thanh, Nguyễn Bá Hiên, Trần Thị Lan Hương – Vi sinh vật thú y. NXBNN Hà Nội 2002.
Bùi Thị Tho – Thuốc kháng sinh và nguyên tắc sử dụng trong chăn nuôi . NXBNN Hà Nội 2003.
Đào Thế Tuấn – Tìm một số mô hình phát triển nông thôn Việt Nam. Khoa học và kỹ thuật nông nghiệp, tháng 8/1991
Cao Liêm, Trần Đức Liêm – Sinh thái nông nghiệp và bảo vệ môi trường. NXB đại học và giáo dục chuyên nghiệp Hà Nội 1990
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực tập tại Cơ sở thú y của xã Ninh Xá tôi rất biết ơn đến Ban thú y và UBND xã đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong thời gian thực tập.
Qua đây, em xin chân thành cảm ơn tới Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm Khoa Thú Y, các thầy cô trong Khoa Thú Y cùng toàn thể các thầy cô trong Trường Đại học Nông nghiệp I - Hà Nội đã giảng dạy em trong suốt thời gian vừa qua.
Nhân dịp này, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và thành kính đến thầy Phạm Văn Tự đã tận tình hướng dẫn em trong quá trình hoàn thành bản báo cáo tốt nghiệp này.
Xin chân thành cảm ơn !
Hà Nội, ngày 25 tháng 02 năm 2009
Sinh viên
Trần Văn Chuyển
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm và biện pháp phòng trị bệnh ở các nông hộ xã Ninh Xá - huyện Thuận Thành – tỉnh Bắc Ninh.doc