LỜI MỞ ĐẦU
Thực tập tốt nghiệp là thời gian giúp sinh viên vận dụng các kiến thức một cách tổng hợp vào thực tiễn hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Qua đó, sinh viên có cơ hội tìm hiểu được phương pháp áp dụng lý thuyết vào thực tiễn để có hiệu quả tốt nhất.
Được sự đồng ý của Khoa quản trị kinh doanh 1 - Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông, em được phân công về thực tập tại Viễn thông Vĩnh Phúc, một đơn vị hạch toán phụ thuộc của Tập đoàn.
Trong thời gian 8 tuần thực tế tại Viễn thông Vĩnh phúc đã giúp em có được cách nhìn tổng quan hơn về hoạt động sản xuất kinh doanh tại đơn vị. Thời gian thực tập tuy không nhiều nhưng nhờ có sự quan tâm, tạo điều kiện của Ban Giám đốc, các phòng ban chức năng, em đã hoàn thành công tác thực tập và có dịp tìm hiểu, nắm bắt thực tiễn hoạt động sản xuất kinh doanh tại Viễn thông Vĩnh phúc.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban lãnh đạo, các phòng ban chức năng của Viễn thông Vĩnh Phúc, cảm ơn Thầy giáo TS. Trần Ngọc Minh cùng toàn thể các thầy cô giáo trong Khoa Quản trị kinh doanh - Học viện Công nghệ bưu chính viễn thông đã giúp đỡ, chỉ bảo giúp em hoàn thành bản báo cáo này.
Thời gian thực tập không nhiều, với kiến thức còn nhiều hạn chế, nên bản báo cáo thực tập tốt nghiệp của em không thể tránh khỏi những thiếu sót về nội dung và hình thức. Do đó em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy, cô giáo. Để bản báo cáo được hoàn thiện hơn.
Báo cáo thực tập gồm: 2 phần
Phần thứ nhất: Thực tập chung :
+ Chương I: Tổng quan Viễn Thông Vĩnh Phúc.
+ Chương II: Tình hình hoạt động của đơn vị từ 2009 đến quý II năm 2010
Phần thứ hai: Thực tập chuyên sâu :
+ Chương I: Lý luận chung về quản trị nguồn nhân lực+ Chương II: Tình hình quản trị nguồn nhân lực tại Viễn Thông Vĩnh Phúc
57 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3300 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tình hình quản trị nguồn nhân lực tại Viễn Thông Vĩnh Phúc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
o thoả ước lao động tập thể.
Người lao động được tuyển dụng vào làm việc tại Viễn thông Vĩnh phúc phải qua thời gian thử việc theo quy định hiện hành, mức lương thử việc bằng 85% mức lương bậc 1 của chức danh đang làm việc.
Với trường hợp đã hợp đồng trước khi thi nếu quá thời gian quy định thử việc thì được hưởng lương bậc 1 kể từ khi được tuyển dụng.
Trong thời gian 10 ngày kể từ ngày người sử dụng lao động và người lao động ký giao kết hợp đồng lao động nếu người lao động không đến làm việc mà không có lý do chính đáng thì người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.
Định kỳ hàng năm, người sử dụng lao động có trách nhiệm tổ chức, hướng dẫn người lao động bổ sung hồ sơ nhân sự để làm cơ sở quản lý, quy hoạch phát triển nguồn nhân lực (thay đổi trình độ chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị của bản thân, quan hệ gia đình, xã hội bổ sung vào quý 4 hàng năm).
2.3 Công tác đào tạo lao động
Do yêu cầu của công tác quản lý và phát triển kinh doanh tại đơn vị, hàng năm Viễn thông Vĩnh Phúc cử hàng trăm lượt người đi đào tạo ngắn hạn và dài hạn, phù hợp với chức danh công việc khác nhau.
Căn cứ vào yêu cầu phát triển nguồn nhân lực, Viễn thông Tỉnh xây dựng kế hoạch đào tạo dài hạn và kế hoạch đào tạo hàng năm. Trong đó, xác định rõ nhu cầu học cho từng lĩnh vực cụ thể: Số lượng học theo từng cấp trình độ, ngành nghề và hình thức học.
+ Đối với lao động quản lý:
Nhiều lượt cán bộ được các đơn vị cử đi đào tạo, bồi dưỡng với các cấp đào tạo khác nhau như cao học, đại học, cao đẳng, các khoá bồi dưỡng ngắn hạn về chuyên môn nghiệp vụ… tại các cơ sở đào tạo trong và ngoài đơn vị.
+ Đối với lao động công nghệ:
Các khoá học ngắn hạn về công tác chăm sóc khách hàng, giao tiếp, ứng xử… được mở cho các giao dịch viên, nhân viên tiếp thị… nhằm nâng cao kỹ năng bán hàng, tiếp thu kiến thức về các sản phẩm mới.
Quy trình thực hiện công tác đào tạo
Công tác đào tạo được thực hiện theo quy chế cử người đi đào tạo của Viễn thông tỉnh. Quy chế này quy định đầy đủ về các hình thức đào tạo, đối tượng cử đi đào tạo, trách nhiệm và quyền hạn của người được cử đi đào tạo…
Quy trình thực hiện công tác đào tạo của Viễn thông Vĩnh Phúc như sau:
- Xác định nhu cầu đào tạo:
Căn cứ yêu cầu phát triển nhân lực, Viễn thông tỉnh xây dựng kế hoạch đào tạo dài hạn và kế hoạch đào tạo hàng năm, trong đó xác định rõ nhu cầu đào tạo cho từng lĩnh vực cụ thể ( đối tượng đào tạo theo từng cấp trình độ, ngành nghề và hình thức đào tạo).
- Lựa chọn cử người đi đào tạo:
Để không ngừng nâng cao trình độ cho CBCNV đáp ứng yêu cầu sản xuất phù hợp với việc đổi mới thiết bị thông tin và công tác quy hoạch cán bộ. Hàng năm Viễn thông tỉnh có kế hoạch đào tạo trình độ trên đại học, đại học, cao đẳng và trung cấp đảm bảo:
+ Tập trung ưu tiên nâng cao trình độ cho CBCNV ở những khâu trọng yếu, những chức danh cần thiết phục vụ cho sản xuất, công tác quản lý và quy hoạch cán bộ.
+ Ưu tiên cho CBCNC có thành tích lao động sản xuất và công tác, có đủ phẩm chất đạo đức và năng lực phục vụ sự nghiệp lâu dài của ngành Viễn thông. Sau đào tạo về có khả năng phát huy được trình độ, kiến thức phục vụ tốt cho sản xuất và công tác quản lý.
+ Được đơn vị trực tiếp quản lý giới thiệu.
Đối với đào tạo bằng cấp:
Căn cứ vào kế hoạch sản xuất kinh doanh của từng phòng nghiệp vụ. Giám đốc Viễn thông tỉnh qua tham mưu, tư vấn của trưởng phòng Tổ chức cán bộ xem xét, phê duyệt kế hoạch đào tạo, trong đó bao gồm số lao động được cử đi đào tạo, thời gian đào tạo, kinh phí đào tạo, địa điểm đào tạo…
+ Ưu tiên cho CBCNV có thành tích lao động sản xuất và công tác, có đủ phẩm chất đạo đức và năng lực phục vụ sự nghiệp lâu dài của ngành Viễn thông. Sau đào tạo về có khả năng phát huy được trình độ, kiến thức phục vụ tốt cho sản xuất và công tác quản lý.
Đối với đào tạo tại chỗ:
Đào tạo tại chỗ thường có các hình thức đào tạo như: bồi dưỡng, tập huần ngắn ngày, phổ biến chủ trương, chính sách mới, các dịch vụ mới sắp triển khai, bồi dưỡng thi nâng bậc lương…
Đối với đào tạo tại các đơn vị đào tạo:
Căn cứ vào nhu cầu đào tạo của đơn vị, đơn vị đăng ký với Tập đoàn về số lượng đào tạo, trình độ đạo tạo...Tập đoàn thông báo cho cơ sở đào tạo về kế hoạch của đơn vị, sau đó khi cơ sở đào tạo mở lớp, Viễn thông tỉnh sẽ cử người đào tạo theo kế hoạch.
Khi nhận được thông báo tuyển sinh của cơ sở đào tạo, Viễn thông tỉnh sẽ lập hồ sơ cá nhân và danh sách thí sinh gửi đến cơ sở đào tạo. Giám đốc Viễn thông tỉnh sẽ ra quyết định cử người đi đào tạo đối với những người đã trúng tuyển trong kỳ thi tuyển sinh của cơ sở đào tạo.2.4 Định mức lao động lao động, năng suất lao động
Định mức lao động:
là căn cứ quan trọng để tính toán số lượng lao động biến động trong năm kế hoạch. Là căn cứ để bố trí sắp xếp lao động khoa học hợp lý theo yêu cầu về trình độ, chuyên môn nghiệp vụ phục vụ theo kế hoạch hàng năm của Viễn thông Vĩnh phúc.
Tại đơn vị hiện có 3 loại lao động:
+ Lao động quản lý
+ Lao động phục vụ
+ Lao động công nghệ
Định mức lao động được xây dựng dựa trên khối lượng công việc thực tế.
Lao động quản lý: định mức lao động được xây dựng dựa trên khối lượng công việc thực tế.
Lao động phục vụ, phụ trợ: định mức lao động được xây dựng phụ thuộc vào định mức của người lao động quản lý.
Lao động công nghệ: định mức lao động được xây dựng trên cơ sở khối lượng sản phẩm sản xuất được và định mức lao động do Tập đoàn ban hành.
Giám đốc Viễn thông Vĩnh phúc có trách nhiệm tổ chức, xây dựng, quản lý áp dụng hệ thống định mức lao động theo hướng dẫn của Bộ lao động Thương binh và xã hội, của Tập đoàn Bưu chính - Viễn thông Việt Nam làm cơ sở cho việc sử dụng lao động hợp lý, xây dựng đơn giá tiền lương và trả lương gắn với năng suất, chất lượng lao động.
Năng suất lao động
Thi hành Nghị định số 206/204/NĐ-CP ngày 14/12/02004 của Chính phủ quy định quản lý lao động, tiền lương và thu nhập trong công ty Nhà nước, Bộ lao động-Thươnng binh xã hội có thông tư số 09/2005/TT-BLĐTBXH hướng dẫn tính năng suất lao động bình quân trên cơ sở tổng giá trị hoặc sản phẩm tiêu thụ và số lao động sử dụng của công ty. Đối với ngành Bưu chính Viễn thông, sản phẩm ngành mang tính dịch vụ nên năng suất lao động bình quân được tính trên cơ sở tổng giá trị và số lao động sử dụng.
Năng suất lao động thực hiện bình quân của năm trước liền kề, được tính theo công thức:
Wthnt = ∑Tthnt hoặc (∑Tthnt- ∑Cthnt) hoặc Pthnt (1)
Lthnt
Trong đó:
Wthnt: Năng suất lao động thực hiện bình quân tính theo giá trị của năm trước liền kề.
Tthnt: Tổng doanh thu thực hiện năm trước liền kề.
Cthnt: Tổng chi phí (chưa có lương) thực hiện năm trước liền kề.
Pthnt: Lợi nhuận thực hiện của năm trước liền kề.
Lthnt: Số lao động thực tế sử dụng bình quân của năm trước liền kề.
Năng suất lao động kế hoạch bình quân của năm kế hoạch, được tính theo công thức:
Wkh = Tkh hoặc (∑Tkh- ∑Ckh) hoặc Pkh (2)
Lkh
Wkh: Năng suất lao động kế hoạch bình quân tính theo giá trị của năm kế hoạch
Tkh: Tổng doanh thu của năm kế hoạch.
Ckh: Tổng chi phí của năm kế hoạch.
Pkh: Lợi nhuận năm kế hoạch.
Lkh: Số lao động năm kế hoạch.
Năng suất lao động thực hiện bình quân của năm kế hoạch, được tính theo công thức:
Wthkh = Tthkh hoặc (∑Tthkh-∑Cthkh) hoặc Pthkh (3)
Lthkh
Trong đó:
Wthkh: Năng suất lao động thực hiện bình quân tính theo giá trị của năm kế hoạch.
Tthkh: Tổng doanh thu thực hiện của năm kế hoạch.
Cthkh: Tổng chi phí thực hiện của năm kế hoạch.
Pthkh: Lợi nhuận thực hiện của năm kế hoạch.
Lthkh: Số lao động thực tế sử dụng bình quân của năm kế hoạch.
Mức tăng năng suất lao động kế hoạch bình quân của năm kế hoạch so với thực hiện năm trước liền kề theo công thức:
Iw: Mức tăng năng suất lao động bình quân.
Wkh: Năng suất lao động kế hoạch bình quân của năm kế hoạch.
Wthnt: Năng suất lao động thực hiện bình quân của năm trước liền kế.
2.5 Tổ chức lao động
1. Phân công lao động
Phân công lao động được bố trí theo chức danh, nội dung công việc. Đối với những đơn vị có khối lượng công việc nhiều thì được định mức lao động nhiều, còn những đơn vị có khối lượng công việc ít thì định mức lao động cũng sẽ ít hơn đảm bảo nguyên tắc bố trí lao động khoa học để người lao động phát huy được năng lực, sở trường làm việc có năng suất, chất lượng tốt nhất.
Hiện nay, Viễn thông Vĩnh phúc chỉ áp dụng hình thức phân công lao động theo chức năng, có các loại:
+ Nhóm lao động quản lý bao gồm: lãnh đạo Viễn thông tỉnh, Giám đốc, Phó giám đốc Viễn thông tỉnh; Giám đốc, phó giám các Trung tâm Viễn thông huyện; trưởng, phó phòng cán bộ chuyên trách Đảng, đoàn thể, viên chức chuyên môn, nghiệp vụ, viên chức thừa hành phục vụ.
+ Nhóm lao động sản xuất chính bao gồm: giao dịch viên, nhân viên tiếp thị, công nhân dây máy, nhân viên tổng đài…
+ Nhóm lao động sản xuất phụ bao gồm: nhân viên cung ứng vật tư, thủ kho, công nhân sửa chữa điện nước, kỹ thuật viên vận hành máy nổ, điều hành viên, nhân viên bảo vệ…
Việc đánh giá năng lực thực hiện công việc của từng tập thể, cá nhân người lao động bằng hệ số chất lượng công tác và mức độn hoàn thành công việc. Chỉ tiêu hệ số này được xác định bằng bốn nhóm chỉ tiêu chất lượng và điểm giảm trừ như sau:
Nhóm các chỉ tiêu chất lượng tuyệt đối.
Nhóm các chỉ tiêu chấp hành thể lệ thủ tục, quy trình, quy phạm.
Nhóm các chỉ tiêu về thái độ phục vụ văn minh lịch sự.
Nhóm các chỉ tiêu kỷ luật lao động, kỷ luật sản xuất.
+ Hàng tháng hội đồng đánh giá chất lượng của từng đơn vị, từng tổ, đội, phòng. Căn cứ vào đó để phân phối quỹ tiền lương, tiền thưởng, bình quân thi đua…
* Đối với đơn vị sản xuất:
- Căn cứ vào bảng chấm điểm vi phạm chất lượng, hàng tháng các bộ phận, phòng chấm điểm vị phạm chất lượng cho các nhân trong phòng, tổ và các đơn vị sản xuất. Thường trực Hội đồng xét chất lượng tổng hợp và trình Hội đồng xét hàng tháng, chất lượng hàng tháng được phân thành 4 loại: I, II, III, IV, ứng với chất lượng loại nào thì quỹ tiền lương khoán đựơc nhận với hệ số tương ứng 1; 0.9; 0.8; 0.7.
- Để việc xếp loại chất lượng được công bằng, chính xác, Viễn thông Tỉnh căn cứ vào tình hình tổ chức, tính phức tạp của công việc để quy định như sau:
Đơn vị sản xuất
Loại I
(HS =1.0)
Loại II
(HS = 0.9)
Loại III
(HS = 0.8)
Loại IV
(HS = 0.7)
Các TT Viễn thông Huyện
1- 15
16- 15
26 - 35
>=36
TT Viễn thông I và II
1 -20
21 -30
31 - 40
>= 41
* Đối với các phòng ban, tổ quản lý thuộc văn phòng Viễn thông Tỉnh
- Chất lượng công tác hàng tháng của các phòng, tổ quản lý và từng cá nhân đựơc phân thành 4 nhóm I, II, III, IV và ứng với mỗi loại chất lượng thì quỹ tiền lương khoán được nhân với hệ số tương ứng là 1; 0.9; 0.8; 0.7. Việc xếp loại được quy định như sau:
- Loại I: Hoàn thành tốt các nội dung công việc theo chức trách nhiệm vụ của các đơn vị, cá nhân, và nội dung các công việc được đăng ký trong chương trình công tác đăng ký hàng tháng được lãnh đạo duyệt. Chấp hành tốt nội quy, quy chế của cơ quan. Có nhiều biện pháp tích cực trong tham mưu đề xuất chỉ đạo kiẻm tra. Phối hợp tốt với các bộ phận liên quan. Số điểm phạt không quá 10 điểm.
- Loại II: Trong tháng có 1 nội dung công việc không hoàn thành (không có lý do chính đáng) hoặc hoàn thành những chất lượng kém, giải quyết không tốt công việc thường xuyên làm ảnh hưởng tới chất lượng công tác. Vi phạm nội quy, quy chế cơ quan. Tổng số điểm phạt từ: 11 – 20 điểm.
- Loại III: Trong tháng nhiều công việc không hoàn thành do chủ quan gây ra. Hoặc hoàn thành với chất lượng kém hiệu quả gây tác hại cho sản xuất, quản lý, công tác chỉ đạo kiểm tra thiếu sâu sát để nhiều cơ sở sai sót nghiệp vụ thuộc phòng ban và cá nhân phụ trách. Vi phạm nghiêm trọng nội quy, quy chế của cơ quan. Có tổng số điểm phạt từ 21 – 30 điểm.
- Loại IV: Trong tháng nhiều nội dung chương trình công tác không hoàn thành. Giải quyết công việc thường xuyên kém hiệu quả làm ảnh hưởng chung tới công tác của đơn vị cũng như Viễn thông Tỉnh. Thiếu kiểm tra đôn đốc thực hiện nội quy, quy trình quy phạm trong kỹ thuật, trong khai thác, quy định trong quản lý tài chính kế hoạch vật tư, tổ chức lao động… Dẫn đến cơ sở thực hiện tuỳ tiện gây lên hậu quả nghiêm trọng trong công tác thông tin, quản lý kinh tế, an toàn lao động. Tổng số điểm phạt tự 30 điểm trở lên.
2. Hiệp tác lao động
Hiệp tác lao động tại Viễn thông Vĩnh Phúc được thể hiện ở việc bố trí thời gian làm việc, ca kíp cho hợp lý đảm bảo sản xuất kinh doanh.
a. Thời gian làm việc hàng ngày trong điều kiện lao động bình thường:
Thời gian làm việc của các viên chức quản lý, hành chính, chức danh sản xuất kinh doanh làm việc trong điều kiện bình thường là 40 giờ/ tuần, chia theo hai khối:
+ Khối làm việc thao giờ hành chính:
Căn cứ thao mùa vụ và điều kiện sản xuất để bố trí thời gian bắt buộc, thời gian kết thúc ngày.
Người lao động làm việc ở các khối quản lý khi có yêu cầu vẫn phải làm việc theo ca, ca sản xuất do trưởng các đơn vị bố trí.
+ Khối làm việc theo ca sản xuất:
Người lao động tham gia trực tiếp trong dây chuyền sản xuất bưu chính viễn thông, kể cả các chức danh: Kiểm soát viên doanh thác, kiểm soát viên kỹ thuật, điều hành thông tin, vận hành, xử lý, ứng cứu thông tin đều phải làm việc theo chế độ ca sản xuất.
Quy định ca làm việc theo nguyên tắc giờ nhiều việc nhiều người, giờ ít việc ít người. Tùy theo đặc điểm của từng tổ sản xuất để quy định số ca, giờ bắt đầu và giờ kết thúc của mỗi ca, chế độ đảo ca.
Ca đêm chỉ áp dụng ở những nơi có nhiệm vụ đảm bảo thông tin 24/24 giờ và khối lượng công việc nhiều.
Thời gian làm việc ban đêm được tính từ 22 giờ đêm đến 06 giờ sáng hôm sau. Các đơn vị tổ chức làm việc 3 ca phải đảm bảo bố trí ca hợp lý tránh hai ca cùng có giờ làm việc ban đêm. Không sử dụng lao động nữ có thai từ tháng thứ 7 trở đi hoặc phụ nữ nuôi con dưới 12 tháng làm việc vào ban đêm.
Người lao động làm việc có tính ch ất đặc biệt như Thủ kho, Bảo vệ, Y tế. Lái xe con, ứng cứu thông tin làm việc thực tế bình quân không quá 8h/ngày, thời gian làm việc của các chức danh sản xuất khác có khối lượng làm việc thực tế ca dưới 5h thì thời gian làm việc trong ca không qua 12h ( thời gian làm việc bao gồm thời gian làm việc thực tế và thời gian thường trực).
Thời gian làm việc hàng ngày của những người làm các công việc đặc biệt nặng nhọc độc hại nguy hiểm theo quy định của Bộ LĐTBXH là 06h/ ngày.
Những nơi có khối lượng công việc ít (hoặc không có) thì áp dụng chế độ thường trực, công nhân làm việc ở những nơi này có nhiệm vụ luân phiên thường trực được hưởng thù lao theo quy định của Viễn thông tỉnh.
b. Thời gian làm thêm:
Các đơn vị sản xuất trong Viễn thông tỉnh được tổ chức làm thêm giờ trong trường hợp đột xuất, khi khối lượng dịch vụ tăng nhanh ngoài kế hoạch, hoặc thiếu lao động thao định biên sau khi đã thỏa thuận với công nhân, đơn vị báo cáo về Viễn thông tỉnh.
Thời gian làm thêm không được vượt quá 50% số giờ làm việc theo quy định trong mỗi ngày đới với từng loại công việc. Trong trường hợp quy định thời giờ làm việc theo tuần thì tổng cộng thời giờ làm việc bình thường và thời giờ làm thêm trong một ngày không quá 4 giờ. Tổng số thời giờ làm thêm trong một năm không quá 200 giờ.
Trường hợp phải đối phó hoặc khắc phục thiên tai địch hoạ, sau khi thoả thuận với người lao động thì người sử dụng lao động có quyền huy động làm thêm giờ vượt quá số giờ làm thêm nêu trên. Song không được quá 300h/năm.
c. Thời giờ nghỉ ngơi giữa ca:
Người công nhân làm việc liên tục 8 giờ liền trong điều kiện bình thường thì được nghỉ giữa ca, tính vào giờ làm việc như sau:
+ Nghỉ 45 phút khi làm ca đêm.
+ Nghỉ 30 phút khi làm các ca khác.
Đối với những người làm việc tại các dây chuyền sản xuất hoạt động liên tục 24 giờ trong ngày, phải bố trí luân phiên nghỉ giữa ca, không được để dây chuyền sản xuất ngừng hoạt động.
d. Nghỉ hàng tuần:
Mỗi tuần CBCNV được nghỉ ngày thứ 7 và chủ nhật quy định như sau:
- Đối với khối làm việc theo giờ hành chính nghỉ vào ngày thứ 7 và chủ nhật
- Đối với khối làm việc theo ca:
+ Người công nhân được bố trí nghỉ luân phiên.
+ Trường hợp đặc biệt do chu kỳ lao động không thể nghỉ hàng tuần, người công nhân được bố trí nghỉ bình quân 8 ngày trong một tháng.
+ Người công nhân được bố trí nghỉ ít nhất 12 giờ trược khi chuyển sang ca khác.
e. Nghỉ hàng năm:
Lãnh đạo các đơn vị trực thuộc, chuyên viên trực tuyến, khi có nhu cầu nghỉ phép hàng năm phải có đơn gửi Giám đốc và chỉ nghỉ khi được chấp nhận.
- Chế độ nghỉ phép hàng năm được thực hiện theo nguyên tắc: Phép năm nào nghỉ dứt điểm trong năm đó. Trường hợp đặc biệt phải được Giám đốc Viễn thông tỉnh đồng ý.
- CBCNV nào không có nhu cầu nghỉ phép, hoặc không có nhu cầu nghỉ hết số ngày nghỉ hàng năm theo tiêu chuẩn thì không được thêm lương cho những ngày nghỉ phép không nghỉ đó.
3. Đánh giá lao động
Đánh giá nhân lực là việc phân tích nguồn nhân sự trong nội bộ Viễn thông Vĩnh Phúc. Đánh giá nhân lực bao gồm việc liệt kê tất cả các CBCNV và các kỹ năng lao động của họ.
Mục đích của đánh giá nhân lực để phát triển nguồn nhân lực đồng thời thực hiện hợp lý và kịp thời các chính sách đãi ngộ, khuyến khích để kích thích người lao động trong việc thực hiện các nhiệm vụ của doanh nghiệp.
Đánh giá nhân lực gồm:
+ Đánh giá tổng quan nguồn nhân sự ở doanh nghiệp
+ Đánh giá thành tích công tác của cá nhân người lao động
Dựa vào kết quả đánh giá nguồn nhân lực để trên cơ sở đó có kế hoạch khen thưởng, đào tạo và phát triển nhân sự ở thời kỳ tiếp theo.
* Đánh giá tổng quan nguồn nhân lực
Viễn thông Vĩnh Phúc tiến hành xác định một cách tổng thể về thực trạng nguồn lực con người của doanh nghiệp, những điểm mạnh, điểm yếu, lợi thế về nguồn lực của doanh nghiệp so với các đối thủ cạnh tranh khác. Việc đánh giá tổng quan nguồn nhân sự của Viễn thông Vĩnh Phúc, đóng vai trò rất quan trọng để xác định những loại nhân lực nào cần huy động thêm và giúp cho việc lựa chọn các chiến lược của doanh nghiệp, nó đồng thời cũng là căn cứ để đề ra các kế hoạch đào tạo và phát triển nhân sự.
Cơ cấu lao động
Số lượng
Tỷ lệ
I. Tổng số lao động
374
100%
·1 1.Các bưu điện huyện
320
86%
2.Khốivăn phòng
54
14%
II.Trình độ
1. Cao học
2
0.5%
2. Đại học
116
31%
3. Cao đẳng
47
12.6%
4. Trung cấp
91
24.3%
5. Sơ cấp
118
31.6%
III. Giới tính
1. Nam
335
89.6%
2. Nữ
39
10.4%
Cơ cấu lao động tại Viễn thông Vĩnh Phúc tính đến tháng 6 đầu năm 2010
Theo bảng kết cấu trên ta thấy được rằng nhìn chung lực lượng lao động của Viễn thông Vĩnh Phúc tương đối đông. Xét về trình độ, lao động quản lý của đơn vị đều đạt trình độ Đại học và trên Đại học. Điều đáng chú ý là không có cán bộ lao động nào là chưa qua đào tạo, kể cả lao động trực tiếp sản xuất hay lao động phụ trợ. Tuy nhiên, công nhân vẫn chiếm đại đa số. Nhưng tất cả đều tham gia đóng BHXH rất đầy đủ.
* Đánh giá thành tích công tác của cá nhân người lao động
Đánh giá thành tích công tác (hay còn gọi là đánh giá hoàn thành công việc) là một hệ thống chính thức xét duyệt và đánh giá thành tích công tác của một cá nhân theo định kỳ. Tại Viễn thông Vĩnh Phúc được thực hiện theo các bước sau đây:
Bước 1: Xác định tiêu chuẩn đánh giá
Bước 2: Xác định mục tiêu đánh giá
Bước 3: Đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ. Để đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của các lao động Viễn thông Vĩnh Phúc sử dụng các thông tin từ các nguồn chủ yếu sau đây:
- Quan sát từng cá nhân.
- Các báo cáo thống kê thành tích công tác.
- Các báo cáo bằng lời.
- Các báo cáo bằng văn bản.
Mỗi nguồn thông tin này đều có những ưu và nhược điểm riêng, vì vậy Viễn thông Vĩnh Phúc đã kết hợp tất cả các nguồn nêu trên.
Bước 4: So sánh việc thực hiện nhiệm vụ thực tế với tiêu chuẩn đánh giá thành tích. Trên cơ sở đó, Hội đồng đánh giá của Viễn thông Vĩnh Phúc tiến hành thảo luận kết quả đánh giá với nhân viên một cách dân chủ. Trong những trường hợp không có sự thống nhất về kết quả đánh giá với nhân viên Hội đồng đánh giá bảo lưu, tôn trọng ý kiến của họ, trong nhiều trường hợp nếu thấy cần thiết, Hội đồng đánh giá có thể điều chỉnh lại kết quả đánh giá sao cho phù hợp nhất.
Trả lương, chế độ đãi ngộ và đãi ngộ lao động
2.6.1 Trả lương:
Tiền lương là nguồn thu nhập chủ yếu của CBCNV Viễn thông Vĩnh Phúc. Trả lương đúng cho người lao động chính là thực hiện đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực, góp phần lành mạnh đội ngũ lao động, nâng cao ý thức trách nhiệm và hiệu quả công việc của từng người. Quy chế trả lương phải được gắn giữa giá trị lao động của cá nhân với kết quả thực hiện chỉ tiêu sản xuất kinh doanh của đơn vị và của Viễn thông Vĩnh Phúc, tránh phân phối bình quân làm giảm động lực phát triển sản xuất, đảm bảo công khai, công bằng trong phân phối.
1. Nguyên tắc xây dựng quy chế phân phối tiền lương tại Viễn thông Vĩnh Phúc
1. Quán triệt nguyên tắc phân phối theo lao động làm nhiều hưởng nhiều, làm ít hưởng ít, không làm không hưởng.
2. Thực hiện hình thức trả lương khoán theo việc và kết quả thực hiện công việc theo số và chất lượng hoàn thành.
3. Gắn chế độ trả lương của cá nhân với kết quả sản xuất kinh doanh của tập thể đơn vị và toàn Viễn thông tỉnh.
4. Quy chế phân phối tiền lương phải được tập thể người lao động thảo luận, thông qua, đồng thời phải đảm bảo nguyên tắc tập trung, khi quy chế được ban hành mọi người có nghĩa vụ thực hiện.
5. Chính sách tiền lương phải được gắn với nội dung quản lý nhân sự khác như: Đào tạo, tuyển chọn, bồi dưỡng, thu hút và định hướng phát triển nguồn nhân lực.
2. Căn cứ xây dựng Quy chế phân phối tiền lương
1. Căn cứ nghị định số 205/2004/NĐ - CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ và thông tư hướng dẫn số 07/2005/TT-LĐTBXH ngày 05/01/2005 của Bộ LĐTBXH hướng dẫn thực hiện NĐ 205/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của chính phủ quy định quản lý lao động tiền lương và thu nhập trong các công ty nhà nước.
2. Căn cứ công văn số 4320/LĐTBXH-TL ngày 31/12/1998 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội v/v hướng dẫn xây dựng quy chế trả lương trong các doanh nghiệp nhà nước.
3. Căn cứ cơ chế phân phối thu nhập của Tập đoàn BCVT Việt Nam.
4. Căn cứ đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của Viễn thông Vĩnh Phúc.
3. Phương thức phân phối tiền lương
Viễn thông Vĩnh Phúc căn cứ kế hoạch sản xuất kinh doanh của tập đoàn giao và Viễn thông Vĩnh Phúc giao cho các đơn vị đơn giá tiền lương theo các yếu tố sau:
- Tiền lương chính sách theo quy định chung của nhà nước.
- Doanh thu.
- Năng suất lao động.
- Tiết kiệm chi phí
Quỹ tiền lương phải được phân phối hết cho người lao động trước khi quyết toán tài chính năm kế hoạch và không được sử dụng vào mục đích khác.
Các đơn vị trực thuộc Viễn thông Vĩnh phúc được phân phối quỹ tiền lương tương ứng với khối lượng sản xuất kinh doanh hàng năm bao gồm:
1. Văn phòng Viễn thông tỉnh
2. Trung tâm Viễn thông I
3. Trung tâm Viễn thông II
4. Trung tâm Viễn thông huyện Bình Xuyên
5. Trung tâm Viễn thông huyện Tam Đảo
6. Trung tâm Viễn thông Tam Dương
7. Trung tâm Viễn thông huyện Lập Thạch
8. Trung tâm Viễn thông huyện Vĩnh Tường
9. Trung tâm Viễn thông huyện Yên Lạc
10. Trung tâm chăm sóc khách hàng
11. Trung tâm tin học.
Phân phối tiền lương cho đơn vị
Phân phối quỹ tiền lương kế hoạch cho các đơn vị gồm:
Viễn thông tỉnh tạm giao 80% quỹ tiền lương kế hoạch cho các đơn vị bao gồm Lương chính sách kế hoạch và Lương khoán kế hoạch
VKHTG = VCSKH + VKKH
1. Phân phối tiền lương kế hoạch cho đơn vị bao gồm:
Trong đó:
- VKHTG : là quỹ tiền lương kế hoạch tạm giao cho đơn vị.
- VCSKH : là quỹ tiền lương chính sách kế hoạch của đơn vị, lương chính sách bao gồm: lương cấp bậc theo nghị định 205/2004/NĐ - CP ngày 14/12/2004 của chính phủ, phụ cấp chức vụ, phụ cấp lương.
- VKKH: là quỹ tiền lương khoán kế hoạch của đơn vị được xác định căn cứ theo nội dung công việc và hệ số phức tạp công việc.
VCSKH = {VTV + [ L§BQ x(HCB + HPC ) x TLmin]} x12
a, Xác định quỹ tiền lương chính sách kế hoạch của đơn vị:
Trong đó
+ VTV: là tiền lương tháng trả cho người lao động hợp đồng thời vụ.
+ HCB , HPC là hệ số cấp bậc bình quân và hệ số phụ cấp bình quân của đơn vị.
+ LĐBQ : lao động bình quân tháng của đơn vị.
+TLmin: Tiền lương tối thiểu vùng.
b, Xác định quỹ lương khoán kế hoạch của đơn vị :
VKKH =
x ( LĐĐB x HPBQ )i
VKHTG - VCSKH
Trong đó
- VKKH : Quỹ lương khoán kế hoạch của đơn vị tương ứng với nhiệm vụ kế hoạch được giao.
- i: là đơn vị trực thuộc thứ i được giao khoán quỹ tiền lương.
- LĐĐB: Lao động định biên năm kế hoạch của đơn vị.
- HPBQ: là hệ số mức độ phức tạp bình quân của đơn vị xác định theo TƯLĐTT và quy chế này.
- n: Số lượng các đơn vị trực thuộc Viễn thông tỉnh.
Quỹ lương còn lại được phân phối cho các đơn vị như sau:
- Chi trả các khoản trợ cấp: theo thoả ước LĐTT, trợ cấp lao động phát xã nghỉ việc khi đến tuổi.
- Trả tiền thưởng hoàn thành kế hoạch và vượt kế hoạch do chuyên môn và công đoàn phát động.
- Số còn lại phân phối cho các đơn vị trên cơ sở so sánh 2 chỉ tiêu giữa năm kế hoạch và năm trước liền kề:
+ 50% cho năng suất lao động bình quân người (tức là theo doanh thu).
+ 50% cho hiệu quả kinh doanh (tức là theo kết quả chênh lệch thu - chi).
Giao đơn giá tiền lương cho các đơn vị trực thuộc:
Đơn giá tiền lương được tính theo công thức:
VĐG =
Trong đó
+ VĐG : là đơn giá trên 1000đ doanh thu kế hoạch của đơn vị trực thuộc.
+ CKH : Chỉ tiêu doanh thu năm kế hoạch của đơn vị.
1. Xác định quỹ tiền lương thực hiện của các đơn vị trực thuộc hàng tháng:
VTH = VCSTH + VKTH
Là tổng quỹ lương chính sách thực hiện và quỹ lương khoán thực hiện theo doanh thu chi trả cho CBCNV.
Trong đó
- VTH: Quỹ lương tháng thực hiện của đơn vị
- VCSTH : Quỹ tiền lương chính sách tháng thực hiện của đơn vị
- VKTH : Quỹ tiền lương khoán tháng thực hiện của đơn vị.
Xác định quỹ tiền lương chính sách thực hiện (VCSTH ) của đơn vị trực thuộc:
Quỹ tiền lương chính sách thực hiện hàng tháng là tiền lương chi trả cho người lao động theo chế độ nhà nước, của ngành, của Viễn thông tỉnh và số lao động thực tế của đơn vị trong tháng quy định tại khoản 5.1.1 điều 5 chương II của quy chế này.
Hết năm báo cáo, căn cứ bảng lương thanh toán quỹ tiền lương chính sách chi trả cho CBCNV, các đơn vị quyết toán với Viễn thông tỉnh
Xác định quỹ tiền lương khoán thực hiện của đơn vị trực thuộc hàng tháng:
1. Với các đơn vị sản xuất trực thuộc: Viễn thông tỉnh giao đơn giá theo doanh thu thì quỹ tiền lương khoán của đơn vị được tính theo công thức:
a) Đơn vị có doanh thu thực hiện thấp hơn doanh thu kế hoạch:
VKTH = V§G x CTH
Trong đó: - VKTH : Quỹ tiền lương khoán thực hiện
- VĐG : Đơn giá tiền lương của đơn vị theo kế hoạch
- CTH : Doanh thu thực hiện của đơn vị
VKTH = V§G x CTH + V§GPV x (CTH - CKH )
b) Đơn vị có doanh thu thực hiện cao hơn doanh thu kế hoạch
Trong đó:
- CKH : là doanh thu kế hoạch tháng của đơn vị đăng ký với Viễn thông tỉnh.
- (CTH - CKH ): là phần vượt doanh thu trong tháng
- VĐGPV : Đơn giá tiền lương phần vượt kế hoạch.
Viễn thông tỉnh căn cứ đơn giá tiền lương tập đoàn giao phần vượt mức kế hoạch để giao thêm phần đơn giá lương khoán vượt kế hoạch cho đơn vị sao cho tổng quỹ tiền lương thực hiện của các đơn vị không vượt quá quỹ lương thực hiện của Viễn thông tỉnh.
Với đơn vị trực thuộc được giao khoán quỹ lương theo khối lượng nhiệm vụ
VKTH = VKKH x HSHT
Trong đó:
- HSHT : hệ số hoàn thành của toàn đơn vị được xét theo 02 yếu tố
a) Tỷ lệ doanh thu thực hiện toàn Viễn thông tỉnh hàng tháng
b) Mức độ hoàn thành khối lượng nhiệm vụ được giao hàng tháng
+ Nếu mức độ hoàn thành vượt trên 100% sẽ có quy định hướng dẫn riêng
+ Nếu mức độ hoàn thành dưới 100% sẽ giảm trừ theo khối lượng và chất lượng công việc hoàn thành.
Đối tượng áp dụng quy chế phân phối tiền lương
Viên chức quản lý do Tổng giám đốc tập đoàn BCVT bổ nhiệm và người lao động có ký kết hợp đồng lao động với Viễn thông tỉnh.
Xác định mức độ phức tạp của công việc
1. Hệ số mức độ phức tạp của công việc là hệ số do Viễn thông tỉnh xây dựng theo phương pháp xây dựng của tập đoàn BCVT hướng dẫn làm căn cứ trả lương khoán, thể hiện chất lượng công việc của người lao động được phân công thực hiện.
2. Xác định mức độ phức tạp công việc theo phương pháp cho điểm của 4 nhóm yếu tố:
a. Nhóm yếu tố về kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ.
b. Nhóm yếu tố về mức độ phức tạp chuyên môn nghiệp vụ.
c. Nhóm yếu tố về trách nhiệm và tầm quan trọng.
d. Nhóm yếu tố về điều kiện lao động.
Phương pháp phân tích cho điểm của 4 nhóm yếu tố được phân tích đánh giá theo phương pháp chuyên gia như sau:
Bảng phân tích cho điểm của 4 nhóm yếu tố
Hệ số, mức độ phức tạp công việc của các nhóm chức danh
Nhóm chức danh
Tổng số điểm của 4 nhóm yếu tố
Xếp vào hệ số mức độ phức tạp công việc
Chuyên gia cao cấp 6 bậc
72 - 100
Từ 7,5 - 11
Bậc 1
> 72,00 - 76,67
8,08
Bậc 2
> 76,67 - 81,34
8,66
Bậc 3
> 81,34 - 86,01
9,24
Bậc 4
> 86,01 - 90,68
9,82
Bậc 5
> 90,68 - 95,35
10,40
Bậc 6
> 95,35 - 100,00
10,98
Chuyên gia chính 6 bậc
57 - 78
Từ 5,5 - 8,0
Bậc 1
> 57,00 - 60,50
5,91
Bậc 2
> 60,50 - 64,00
6,32
Bậc 3
> 64,00 - 67,50
6,73
Bậc 4
> 67,50 - 71,00
7,14
Bậc 5
> 71,00 - 74,50
7,55
Bậc 6
> 74,50 - 78,00
7,96
Chuyên gia 8 bậc
32 - 59
Từ 3,3 - 6,0
Bậc 1
> 32,00 - 35,38
3,64
Bậc 2
> 35,38 - 38,76
3,98
Bậc 3
> 38,76 - 42,14
4,31
Bậc 4
> 42,14 - 45,52
4,65
Bậc 5
> 45,52 - 48,90
4,99
Bậc 6
> 48,90 - 52,28
5,33
Bậc 7
> 52,28 - 55,66
5,67
Bậc 8
> 55,66 - 59,00
6,00
Chuyên viên 8 bậc
25 - 47
Từ 2,6 - 4,8
Bậc 1
>25,00 - 28,30
2,91
Bậc 2
>28,30 - 31,01
3,18
Bậc 3
>31,01 - 33,71
3,45
Bậc 4
>33,71 - 36,42
3,72
Bậc 5
>36,42 - 39,12
3,99
Bậc 6
>39,12 - 41,82
4,26
Bậc 7
>41,82 - 44,53
4,54
Bậc 8
>44,53 - 47,00
4,8
Kỹ thuật viên 6 bậc
21 - 34
Từ 2,2 - 3,5
Bậc 1
> 21,00 - 23,17
2,42
Bậc 2
> 23,17 - 25,34
2,63
Bậc 3
> 25,34 - 27,51
2,85
Bậc 4
> 27,51 - 29,68
3,07
Bậc 5
> 29,68 - 31,85
3,28
Bậc 6
> 31,85 -34,00
3,50
C«ng nh©n trùc tiÕp s¶n xuÊt 7 bËc
17 - 32
Từ 1,8 - 3,3
Bậc 1
> 17,00 - 19,14
2,01
Bậc 2
> 19,14 - 21,28
2,22
Bậc 3
> 21,28 - 23,42
2,43
Bậc 4
> 23,42 - 25,56
2,64
Bậc 5
> 25,56 - 27,70
2,85
Bậc 6
> 27,70 - 29,84
3,06
Bậc 7
> 29,84 - 32,00
3,27
Nhân viên 7 bậc
9 - 20
Từ 1,0 - 2,0
Bậc 1
> 9,00 - 10,57
1,14
Bậc 2
> 10,57 - 12,14
1,28
Bậc 3
> 12,17 - 13,71
1,42
Bậc 4
> 13,71 - 15,28
1,56
Bậc 5
> 15,28 - 16,85
1,70
Bậc 6
> 16,85 - 18,42
1,84
Bậc 7
> 18,42 - 20,00
1,98
3. Bảng phân nhóm chức danh.
TT
Nhóm chức danh
Số bậc của
nhóm chức danh
I
Lãnh đạo Viễn thông tỉnh và các chức danh tương đương (Kế toán trưởng Viễn thông tỉnh).
Chuyên gia cao cấp 6 bậc doanh nghiệp hạng 1
II
Các chức danh lãnh đạo các đơn vị đang hưởng lương chuyên viên chính, chuyên viên hưởng lương chuyên viên chính làm công việc có mức độ phức tạp tương đương; lãnh đạo đơn vị xếp hạng 1.
Chuyên gia chính 6 bậc doanh nghiệp hạng 1
III
Tr.p HCQT, chuyên viên các phòng chức năng, các đơn vị sản xuất có trình độ đại học trở lên làm công việc có độ phức tạp tương đương, chuyên viên chính làm công việc có độ phức tạp tương đương (cấp Viễn thông tỉnh).
Chuyên gia 8 bậc
IV
Chuyên viên có trình độ đại học trở lên, giúp việc các bộ phận quản lý thuộc các trung tâm, tổ trưởng các tổ quản lý, các , chuyên viên chính làm công việc có độ phức tạp tương đương ( cấp các đơn vị cơ sở).
Chuyên viên 8 bậc
V
KTV, KSV các cấp (do Giám đốc Viễn thông tỉnh bổ nhiệm có trình độ đại học, cao đẳng làm công việc của KTV, Y tế, kế toán viên các TTVT, lái xe con.
Nhóm KTV 6 bậc
VI
Công nhân sản xuất các loại giao khoán sản phẩm (có trình độ đại học , cao đẳng,..vv).
Nhóm công nhân sản xuất 7 bậc
VII
Nhân viên các loại có trình độ sơ cấp, nhân viên văn thư, hành chính, tạp vụ, phục vụ tuỳ theo mức độ phức tạp của công việc theo phân công lao động, kỹ năng thành thào và trình độ chuyên môn nghiệp vụ được đào tạo mà xếp vào các bậc cho phù hợp.
Nhân viên 7 bậc
4. Quy định chỉ tiêu chất lượng:
Căn cứ quy trình, quy phạm, thể lệ, thủ tục, nội quy lao động Viễn thông tỉnh quy định chỉ tiêu chất lượng cho tập thể và cá nhân theo quy chế chấm điểm, phân loại chất lượng hiện hành.
Xác định mức độ hoàn thành công việc cho tập thể và cá nhân
Căn cứ mức độ hoàn thành số, chất lượng công việc hàng tháng, hàng quý, đơn vị bình xét cho tập thể và cá nhân để xếp vào hệ số hiệu quả công việc theo các mức sau:
Mức 1: Không hoàn thành nhiệm vụ trong tháng, trong quý, vi phạm chỉ tiêu chất lượng tuyệt đối gây hậu quả nghiêm trọng.
Mức 2: Hoàn thành nhiệm vụ trong tháng, không vi phạm chất lượng thông tin tuyệt đối, không vi phạm kỷ luật sản xuất, kỷ luật lao động.
Mức 3: Hoàn thành vượt mức nhiệm vụ được giao trong tháng, không vi phạm chất lượng thông tin tuyệt đối, không vi phạm kỷ luật sản xuất, kỷ luật lao động.
Mức 4: Hoàn thành xuất sắc vượt mức nhiệm vụ được giao trong tháng, có sáng kiến cải tiến được áp dụng vào sản xuất, quản lý hoặc trực tiếp tham gia tích cực giải quyết công việc phức tạp, tháo gỡ khó khăn cho đơn vị đồng thời không vi phạm chất lượng thông tin tuyệt đối, kỷ luật sản xuất, kỷ luật lao động.
Bảng quy định hệ số mức độ hoàn thành nhiệm vụ hàng tháng cho các nhóm chức danh như sau:
Bảng quy định hệ số mức độ hoàn thành nhiệm vụ hàng tháng
cho các nhóm chức danh
STT
Chức danh
Bậc
Hệ số hiệu qủa
Mức 1
Mức 2
Mức 3
Mức 4
1
Chuyên gia cao cấp 6 bậc doanh nghiệp hạng 1
1
7.68
8.08
8.40
8.65
2
8.23
8.66
9.01
9.27
3
8.78
9.24
9.61
9.89
4
9.33
9.82
10.21
10.51
5
9.88
10.40
10.81
11.13
6
10.43
10.98
11.42
11.75
2
Chuyên gia chính 6 bậc doanh nghiệp hạng 1
1
5.61
5.91
6.15
6.32
2
6.00
6.32
6.57
6.76
3
6.39
6.73
7.00
7.20
4
6.78
7.14
7.43
7.64
5
7.17
7.55
7.85
8.08
6
7.56
7.96
8.28
8.52
3
Chuyên gia 8 bậc
1
3.46
3.64
3.78
3.89
2
3.78
3.98
4.14
4.25
3
4.10
4.31
4.49
4.62
4
4.42
4.65
4.84
4.98
5
4.74
4.99
5.19
5.34
6
5.06
5.33
5.54
5.70
7
5.38
5.67
5.89
6.06
8
5.70
6.00
6.24
6.42
4
Chuyên viên 8 bậc
( CV các đơn vị)
1
2.77
2.91
3.02
3.11
2
3.02
3.18
3.31
3.40
3
3.28
3.45
3.59
3.70
4
3.54
3.72
3.87
3.98
5
3.79
3.99
4.15
4.27
6
4.05
4.26
4.43
4.56
7
4.30
4.54
4.71
4.85
8
4.56
4.80
4.99
5.14
5
Kỹ thuật viên 6 bậc
1
2.30
2.42
2.51
2.59
2
2.50
2.63
2.74
2.82
3
2.71
2.85
2.96
3.05
4
2.91
3.07
3.19
3.28
5
3.12
3.28
3.41
3.51
6
3.33
3.50
3.64
3.75
6
Công nhân sản xuất 7 bậc
1
1.91
2.01
2.09
2.15
2
2.11
2.22
2.31
2.38
3
2.31
2.43
2.53
2.60
4
2.51
2.64
2.75
2.82
5
2.71
2.85
2.96
3.05
6
2.91
3.06
3.18
3.27
7
3.11
3.27
3.40
3.50
7
Nhân viên 7 bậc
1
1.08
1.14
1.19
1.22
2
1.22
1.28
1.33
1.37
3
1.35
1.42
1.48
1.52
4
1.48
1.56
1.62
1.67
5
1.62
1.70
1.77
1.82
6
1.75
1.84
1.91
1.97
7
1.90
2.00
2.08
2.14
Phân phối tiền lương cá nhân người lao động
Phân phối tiền lương cho cá nhân:
Viễn thông tỉnh giao quyền các đơn vị xây dựng quy chế phân phối tiền lương cho từng cá nhân nhưng phải tuân thủ một số nguyên tắc sau:
1. Trả đủ lương chính sách cho CBCNV.
Tiền lương chính sách trả cho CBCNV hàng tháng gồm tiền lương cấp bậc, phụ cấp lương tính theo ngày công thực tế công tác, các ngày nghỉ được hưởng lương, tiền lương ngừng việc, tiền lương trong thời gian nghỉ điều trị tai nạn lao động, tiền lương trong thời gian bị tạm giam được hưởng lương theo quy định của Bộ luật lao động, chế độ hiện hành và quỹ tiền lương chính sách tháng của đơn vị
LNC = Lngµy x NTT
1.1. Tiền lương của ngày làm việc tính theo công thức
LNC: Tiền công theo ngày công làm việc thực tế
Lngày: Mức lương ngày
NTT: Số ngày công làm việc thực tế được trả lương trong tháng bao gồm: những ngày trực tiếp làm việc, hội họp, học tập, đại hội, tập huấn chuyên môn kỹ thuật nghiệp vụ bồi dưỡng lý luận chính trị, học tập nghị quyết có giấy triệu tập của đơn vị có thẩm quyền.
Những ngày đi học tại chức, bồi dưỡng ngắn hạn ở trong nước, những ngày đi tham quan học tập giao lưu theo chủ trương của Viễn thông tỉnh (trường hợp đi học ngắn hạn ở nước ngoài theo quy định chung của nhà nước).
Mức lương ngày tính theo công thức:
TLmin x (HCB + HPC)
Lngày =
Ngày công chế độ trong tháng
Trong đó:
- TLmin: là tiền lương tối thiểu vùng do nhà nước công bố.
- HCB: là hệ số lương cấp bậc, chức vụ theo nghị định 205/2004/NĐ-CP.
- HPC: gồm các loại phụ cấp lương theo quy định của nhà nước (PC chức vụ lãnh đạo, PC trách nhiệm, PC khu vực…).
1.2 Tiền lương những ngày nghỉ lễ tết, nghỉ phép (theo điều 73, 74, 75 của Bộ luật lao động) được tính theo quy định của thoả ước lao động tập thể (như ngày làm việc thực tế).
1.3. Lương những ngày nghỉ việc riêng theo điều 78 của Bộ luật lao động được chi trả theo lương thời gian căn cứ điều 14 Nghị định 114/2002/NĐ-CP ngày 31/12/2002 của Chính phủ.
Lương việc riêng
LVR = Số ngày nghỉ việc riêng x lương ngày
1.4. Tiền lương ngừng việc theo quy định tại điều 62 Bộ luật lao động.
a) Nếu do lỗi của người sử dụng lao động thì người lao động được trả lương theo mức quy định tại điều 16 Nghị định 114/2002/NĐ-CP ngày 31/12/2002 của Chính phủ.
Lngừng việc = Số ngày nghỉ ngừng việc x Lương ngày
b) Nếu do lỗi của người lao động thì việc trả lương theo mức lương do hai bên thoả thuận.
Lương ngày do hai bên thoả thuận.
Tiền lương làm căn cứ đóng BHXH
của tháng trước khi nghỉ TNLĐ
LTNLĐ = x Số ngày nghỉ tai nạn lao động
Ngày công chế độ trong tháng
Thời gian nghỉ điều trị tai nạn lao động của người lao động được trả theo khoản 2 điều 107 của Bộ Luật lao động.
Lương cấp bậc + PC lương theo hợp đồng
của tháng trước liền kề số ngày tạm
LTG = x giam, đình chỉ công việc x 50%
Ngày công chế độ/tháng
1.6. Thời gian CBCNV bị tạm giữ tạm giam theo khoản 3 điều 67 của Bộ luật lao động, thời gian nghỉ do tạm thời đình chỉ công việc theo điều 92 của Bộ luật lao động thì tiền lương được tạm ứng 50% mức tiền lương theo hợp đồng của tháng trước liền kề.
2. Lương khoán trả cho cá nhân theo các tiêu chí sau:
- Hệ số lương khoán của từng chức danh và từng loại hợp đồng lao động theo quy định của Viễn thông tỉnh.
Lấy hệ số lương khoán của Viễn thông tỉnh là trục phân phối, nếu hoàn thành nhiệm vụ do đơn vị giao (bộ phận tạo ra doanh thu chính là mức khoán doanh thu. Bộ phận quản lý và bộ phận khác chính là nhiệm vụ được giao). Tuỳ theo mức độ hoàn thành để điều tiết tỷ lệ phân phối của hệ số lương khoán.
- Hàng tháng xét công khai mức độ hoàn thành công việc được khoán và chất lượng công việc được giao để tính hệ số lương khoán được hưởng của mỗi người.
Tiền lương khoán thực lĩnh của các nhân được tính theo công thức:
VKTH
LKi = { } x [ HPi x NTTi] x CLi + TKNCNi
LKi: Tiền lương khoán của công nhân viên thứ i
VKTH: Quỹ lương khoán thực hiện của đơn vị.
HPi: Hệ số mức độ phức tạp công việc theo hiệu quả lao động của công nhân viên thứ i
NTTi: Ngày công thực tế của công nhân viên thứ i trong tháng
TKNCNi: Tiền lương kiêm nhiệm của cá nhân i trong đơn vị (được tính bằng Hệ số kiêm nhiệm x mức lương tối thiểu vùng; hệ số kiêm nhiệm được quy định tại phụ lục "Bảng quy định tiền kiêm nhiệm").
CLi : Chất lượng tháng của cá nhân thứ i
n: là số lao động được hưởng tiền lương khoán của đơn vị.
Tiền lương bảo hiểm xã hội
CBCNV nghỉ ốm đau, nghỉ điều trị, điều dưỡng tại bệnh viện, viện điều dưỡng của ngành, nghỉ chăm sóc con ốm đau, nghỉ khám thai, thai sản nghỉ thực hiện kế hoạch hoá dân số, nghỉ tai nạn lao động thì đơn vị làm thủ tục chi trả tiền lương bảo hiểm xã hội hàng tháng cho người lao động theo Luật BHXH. Trong thời gian nghỉ hưởng chế độ BHXH người lao động không được hưởng lương chính sách và tiền lương khoán theo quy chế này.
Tiền lương làm thêm giờ: Theo điều 61 của của Bộ luật lao động và thoả ước lao động tập thể của Viễn thông tỉnh.
Xác định các điểm chỉ tiêu chất lượng đối với tập thể, các nhân các đơn vị SXKD
Căn cứ quy trình quy phạm, chế độ thể lệ thủ tục, nội quy lao động và tình hình thực tế của đơn vị trực thuộc, Viễn thông tỉnh xây dựng các quy định cụ thể và chỉ tiêu chất lượng cụ thể cho từng đối tượng, tập thể và cá nhân áp dụng quy chế chấm điểm chất lượng hiện hành.
Quy định các trường hợp trả lương khác
- CBCNV được giám đốc cử đi học ở nước ngoài từ 1 tháng trở lên được hưởng nguyên lương chính sách.
- Nữ CBCNV thuộc diện hợp đồng lao động không xác định thời hạn sinh con đúng kế hoạch hưởng lương BHXH trả hàng tháng trong thời gian nghỉ thai sản theo quy định.
- Nữ CBCNV nghỉ thai sản trên và CBCNV khi nghỉ hưu được Viễn thông tỉnh trợ cấp theo thoả ước LĐTT. Số tiền trợ cấp lấy từ quỹ tiền lương tập trung của Viễn thông tỉnh.
- CBCNV trong thời gian nghỉ chờ chế độ hưu trí, hưởng nguyên lương như đang làm việc (trừ tiền phụ cấp và tiền ăn ca).
Phân phối tiền lương bổ sung
Khi được Tập đoàn phân bổ quỹ tiền lương bổ sung hoặc phần lương trong các quỹ trích lập Viễn thông tỉnh chưa chia hết Viễn thông tỉnh sẽ phân phối bổ sung cho các đơn vị và có hướng dẫn cụ thể.
2.6.2 Đãi ngộ và khuyến khích lao động
a. Chế độ bảo hiểm
Đơn vị thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội: chế độ trợ cấp ốm đau, chế độ trợ cấp thai sản, chế độ trợ cấp tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp, chế độ hưu trí, chế độ tử tuất.
Bảo hiểm xã hội được đóng hàng tháng, do người lao động và người sử dụng lao động đóng. Đơn vị đóng bằng 15% tổng số quỹ tiền lương, trong đó 10% để thực hiện chế độ hưu trí và tử tuất, 5% tổng quỹ tiền lương để thực hiện chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn, tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp.
Cán bộ công nhân viên hàng tháng đóng 5% tiền lương để thực hiện chế độ hưu trí, chế độ tử tuất.
b. Chế độ động viên, khen thưởng
+ Người lao động hoàn thành tốt nhiệm vụ và làm việc tròn 1 năm trở lên được đi tham quan, du lịch.
+ Cá nhân nào được bằng khen của ủy ban nhân dân tỉnh hay Tập đoàn được đi du lịch nước ngoài.
+ Tất cả lao động trong đơn vị đều được nhận quà sinh nhật trị giá 100.000 đồng.
c. An toàn vệ sinh lao động
Thực hiện công tác an toàn vệ sinh lao động, đơn vị đã thực hiện các biện pháp sau:
+ Tổ chức huấn luyện an toàn vệ sinh lao động cho người lao động.
+ Trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động làm việc trong môi trường có yếu tố nguy hiểm, có hại.
+ Thực hiện chế độ bồi dưỡng độc hại bằng hiện vật để bảo vệ sức khỏe, phòng chống bệnh nghề nghiệp cho người lao động, áp dụng đối với người lao động làm việc trong môi trường làm việc nguy hiểm độc hại vượt quá tiêu chuẩn cho phép. Các hiện vật bồi dưỡng như: đường sữa, hoa quả…Không được trả tiền thay bằng hiện vật.
+ Thực hiện khám sức khỏe định kỳ hàng năm, tổ chức khám bệnh nghề nghiệp cho người lao động ở những nơi có nguy cơ bệnh nghề nghiệp cao.
+ Thực hiện chế độ bảo hộ đối với lao động nữ.
+ Tiến hành kiểm tra và tự kiểm tra an toàn và vệ sinh lao động: đơn vị phải định kỳ kiểm tra, tu sửa máy móc thiết bị, nhà xưởng kho tàng theo tiêu chuẩn an toàn vệ sinh lao động. Định kỳ kiểm tra hàng ngày ở tổ, hàng tháng ở phân xưởng, hàng quý ở đơn vị.
+ Thực hiện các biện pháp ngăn ngừa và xử lý tai nạn lao động.
d. Các chế độ đãi ngộ khác
+ Người lao động nghỉ sinh con được hưởng 80% lương chứ không phải là 75% như quy định của Nhà nước. Phần chênh lệch đó được đơn vị lấy từ quỹ phúc lợi.
+ Thăm hỏi ốm đau, hoạn nạn đối với người lao động. Hỗ trợ cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn.
+ Tổ chức đến dự, thăm viếng khi người lao động có việc hiếu, hỷ.
+ Khen thưởng cho con cái cán bộ công nhân viên học giỏi.
+ Chính sách ưu tiên nguồn nội bộ và chính sách ưu tiên con em trong đơn vị, khi nộp đơn, thi tuyển vào đơn vị.
+ Tổ chức các cuộc thi tay nghề, các hoạt động văn nghệ, thể thao, giao lưu nhằm nâng cao đời sống tinh thần cho nhân viên.
Đánh giá công tác quản trị nguồn nhân lực tại Viễn Thông Vĩnh Phúc.
Qua phân tích và đánh giá tình hình thực hiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại Viễn thông Vình Phúc, ta có thể thấy rằng hoạt động này đã được coi trọng, thực hiện tốt các nội dung và đạt được những thành công nhất định. Kết quả đó được phản ánh thông qua một số chỉ tiêu như chất lượng lao động tăng lên, thu nhập bình quân tăng. Đặc biệt chế độ trả lương của Viễn thông Vĩnh Phúc hiện nay cơ bản trên nguyên tắc trả lương theo chất lượng và hiệu quả công việc, làm nhiều hưởng nhiều làm ít hưởng ít, không làm không hưởng. Do đó đã khuyến khích người lao động hăng say, tích cực làm việc tăng năng xuất lao động. Tuy nhiên, còn một số tồn tại trong nội dung quản trị nguồn nhân lực đó là:
+ Kế hoạch hóa nguồn nhân lực
+ Công tác tuyển chọn và đào tạo
+ Số lượng và chất lượng lao động hiện nay chưa đáp ứng được kỹ thuật công nghệ hiện đại.
+ Đánh giá năng lực thực hiện công việc của người lao động.
Một số các biện pháp để hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực
Các biện pháp hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại Viễn thông Vĩnh Phúc dưới đây tập trung vào một số nội dung sau: Kế hoạch hóa nguồn nhân lực, tuyển chọn, đào tạo và phát triển, đánh giá năng lực thực hiện công việc.
+. Hoàn thiện công tác kế hoạch hóa nguồn nhân lực:
Nguồn nhân lực đóng một vai trò quan trọng quyết định trong việc đưa Bưu chính, Viễn thông, tin học thực sự trở thành một ngành công nghiệp mũi nhọn của đất nước. Trong việc đào tạo xây dựng được một đọi ngũ cán bộ kỹ thuật, quản lý có trình độ chuyên môn lành nghề, có khả năng tiếp cận, nắm vững làm chủ được công nghệ kỹ thuật, thông tin hiện đại của thế giới; có trình độ, kiến thức về quản lý kinh tế thị trường nhiều thành phần trong môi trường kinh tế mở hội nhập.
+. Áp dụng công tác dự báo:
Để dự báo được nhu cầu nhân lực trong tương lai cả về số lượng và chất lượng thì đơn vị cần lấy kế hoạch sản xuất kinh doanh làm căn cứ chính, từ đó xác định số lao động cần thiết để thực hiện khối lượng công việc đó. Ngoài ra, kết quả phân tích công việc cũng là một căn cứ không kém phần quan trọng, cho biết chính xác đơn vị cần loại lao động gì, trình độ chuyên môn ra sao để thực hiện công việc.
+.Thường xuyên thực hiện đánh giá về chất lượng và số lượng lao động hiện có:
Việc đánh giá chất lượng lao động hiện có là cái nhìn tổng thể về cơ cấu lao động của đơn vị, có thể điều tra đánh giá lao động theo các tiêu thức như: trình độ chuyên môn nghiệp vụ, lứa tuổi tay nghề, năng lực sở trường. Kết quả điều tra sẽ là cơ sở cho việc bố trí lao động, đào tạo, đề bạt và chính sách lương bổng
+. Hoàn thiện công tác tuyển chọn:
Nguồn tuyển chọn lấy từ 2 nguồn: nguồn nội bộ và nguồn bên ngoài. Đối với nguồn nội bộ đơn vị cần niêm yết công khai các chức danh cần tuyển chọn ghi rõ những chi tiết tiêu chuẩn, thủ tục đăng ký thi tuyển. Đối với nguồn tuyển chọn từ bên ngoài, Viễn thông tỉnh có thể tuyển chọn sinh viên tốt nghiệp từ các trường cả trong và ngoài ngành. Đơn vị tiến hành chiêu mộ để thu hút được người lao động có trình độ tay nghề giỏi về làm việc, có thể trao học bổng cho những sinh viên có học lực giỏi cam kết sau khi ra trường phục vụ tại đơn vị.
+. Hoàn thiện công tác đào tạo:
Xác định đúng hướng mục tiêu đào tạo, có chọn lọc sẽ mang lại hiệu quả cao. Mỗi loại lao động khác nhau cần tập trung theo các hướng khác nhau như:
- Đối với lao động quản lý: Khuyến khích sự độc lập sáng tạo, nắm vững chủ trương chính sách của ngành, tranh thủ ý kiến các cấp, vấn đề quan trọng là vận dụng trong khuôn khổ cho phép.
- Đối với lao động kỹ thuật: Thường xuyên đào tạo và tái đào tạo để có thể thích ứng với các loại công nghệ mới. Với loại lao động kỹ thuật cần lấy năng xuất hiệu quả làm chuẩn mực.
- Đối với loại lao động khai thác phục vụ: Nâng cao trình độ hiểu biết về dịch vụ để tránh lúng túng trong xử lý nghiệp vụ. Đồng thời lấy kỹ năng và tác phong làm tiêu chuẩn đánh giá
+. Hoàn thiện việc đánh giá năng lực thực hiện công việc của người lao động:
Điều quan trọng nhất của công tác đánh giá là đưa ra được những tiêu chí để làm căn cứ đánh giá. Hiện tại, Viễn thông Vĩnh phúc tiến hành đánh giá nhân viên theo phương thức chấm điểm. Do vậy để làm tốt công tác đánh giá nhân viên, đơn vị cần chú trọng trong cách thức thực hiện:
- Thực hiện chấm điểm theo ngày, theo ca làm việc dựa vào hệ thống chỉ tiêu chất lượng đã ban hành. Cuối tháng sẽ thống kê đánh giá chất lượng cho cả tháng
- Thường xuyên cập nhật bổ xung chức danh mới chưa có trong bảng xác định hệ số phức tạp công việc
- Lập hội đồng đánh giá chất lượng hàng tháng cho tập thể và cá nhân: Cần có sự công bằng trong việc đánh giá
- Tiến hành cung cấp thông tin phản hồi cho cán bộ nhân viên và nhận thông tin phản hồi từ phía họ.
+. Đảm bảo các chế độ đãi ngộ và phúc lợi:
Công tác khen thưởng cũng đã được đổi mới, đơn vị có thể linh động trong chính sách khen thưởng đối với CBCNV, làm cho việc khen thưởng thực sự gắn kết người lao động với đơn vị, được công nhận và thưởng xứng đáng đối với năng lực và mức độ cống hiến của người lao động.
Thường xuyên khen thưởng lao động hoàn thành tốt và vượt mức sản phẩm mà đơn vị giao. Có những phát minh mới làm tăng năng suất chất lượng sản phẩm. Đảm bảo việc cung cấp dịch vụ Viễn thông - Công nghệ thông tin .
KẾT LUẬN
Hoạt động sản xuất kinh doanh đơn vị hạch toán phụ thuộc của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam là hoạt động mang tính quyết định ảnh hưởng đến doanh thu và lợi nhuận của bản thân đơn vị và của Tập đoàn. Với mục tiêu tìm hiểu về hoạt động sản xuất kinh doanh tại Viễn thông Vĩnh phúc, được sự giúp đỡ, tạo điều kiện của Ban lãnh đạo cùng các phòng ban trong Viễn thông Vĩnh phúc và sự hướng dẫn của Thầy giáo TS. Trần Ngọc Minh em đã hoàn thành bài báo cáo thực tập của mình.
Thời gian thực tập không dài, với khả năng bản thân còn hạn chế nên một số giải pháp đưa ra có thể chưa hợp lý mang tính chất khái quát. Rất mong nhận được sự đóng góp của các thầy, cô giáo trong Khoa Quản trị kinh doanh, Ban lãnh đạo Viễn thông Vĩnh Phúc và các bạn đồng nghiệp.
Em xin chân thành cảm ơn!
Vĩnh phúc, ngày 20 tháng 10 năm 2010
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Vân Anh
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tình hình quản trị nguồn nhân lực tại Viễn Thông Vĩnh Phúc.doc