LỜI MỞ ĐẦU
?&@
µ Lý do chọn đề tài:
Trong tình hình hiện nay, khi nền kinh tế nước ta vận hành theo cơ chế thị trường thì việc đạt được mục tiêu cuối cùng là sự tồn tại lâu dài, phát triển và kinh doanh có lãi là mục tiêu hàng đầu của bất kỳ tổ chức, đơn vị kinh tế trong cũng như ngoài quốc doanh. Chính vì vậy, bất kỳ tổ chức, đơn vị nào dù thuộc lĩnh vực sản xuất hay dịch vụ đều phải có một lượng tài sản và nguồn vốn nhất định bao gồm: máy móc, thiết bị, hàng hóa, nhà xưởng Do đó mà mỗi doanh nghiệp đều phải tổ chức, huy động và sử dụng vốn sao cho có hiệu quả nhất trên cơ sở tôn trọng các nguyên tắc tài chính tín dụng cũng như chấp hành đúng pháp luật. Vì vậy, doanh nghiệp muốn kinh doanh có hiệu quả, hạn chế rủi ro, doanh nghiệp phải phân tích hoạt động kinh doanh của mình đồng thời định hướng hoạt động kinh doanh trong thời gian tới để đưa ra những chiến lược phù hợp. Chính vì thế, việc doanh nghiệp thường xuyên tiến hành phân tích tài chính sẽ giúp cho doanh nghiệp thấy được tình hình tài chính hiện tại, xác định đầy đủ, đúng đắn nguyên nhân cũng như mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tình hình tài chính của doanh nghiệp mình. Từ đó có giảp pháp cụ thể để ổn định và tăng cường tình hình tài chính. Chính vì vậy đó cũng là lý do mà vì sao tôi chọn đề tài “Tình hình tài chính của công ty Cổ Phần Vận Tải Dầu Khí Việt Nam” nhằm tìm hiểu và đưa ra các giải pháp phù hợp giúp công ty có những định hướng phát triển hiện tại cũng như trong tương lai.
µ Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của tôi trong đề tài này là công ty Cổ Phần Vận Tải Dầu Khí Việt Nam.
µ Mục tiêu và nội dung nghiên cứu:
Mục tiêu của đề tài này nhằm tìm hiểu, phân tích, đánh giá tình hình tài chính của công ty. Chính vì thế, quá trình phân tích chủ yếu dựa vào sự biến động của các báo cáo tài chính để thực hiện các nội dung: đánh giá khái quát tình hình tài chính của công ty, phân tích sự biến động trong các khoản mục của bảng cân đối kế toán cũng như báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, phân tích các tỷ số tài chính để đưa ra một số biện pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính của công ty.
µ Phương pháp nghiên cứu:
Thu thập thông tin và tài liệu từ nguồn tài liệu nội bộ của công ty bằng phương pháp so sánh và liên hệ cân đối.
µ Phạm vi giới hạn của đề tài:
Do quá trình tiếp xúc chưa nhiều, thời gian thực tập còn hạn chế nên chưa thể kết hợp chặt chẽ giữa vấn đề tài chính với các yếu tố thị trường cũng như xu hướng phát triển của công ty. Với hai phương pháp so sánh và liên hệ cân đối nên đề tài chỉ giới hạn trong việc phân tích tình hình tài chính của một công ty riêng lẽ chưa kết hợp với các công ty khác cùng ngành nghề. Do đó việc phân tích, đánh giá tình hình của công ty một cách toàn diện và xác thực là điều rất khó khăn. Với kiến thức hạn hẹp, tôi xin tìm hiểu về tình hình tài chính của công ty Cổ Phần Vận Tải Dầu Khí Việt Nam trong giới hạn khả năng của mình.
112 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2600 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tình hình tài chính của công ty Cổ Phần Vận Tải Dầu Khí Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh quân (ngày)
94.0628
34.9285
86.1933
(Nguồn: Số liệu do công ty cung cấp)
Qua bảng số liệu trên, ta thấy:
Giai đoạn 2007-2008: Kỳ thu tiền bình quân từ 2007 đến 2008 có xu hướng giảm mạnh từ 94.0628 (ngày) xuống còn 34.9285 (ngày)tức là giảm 59.1343 (ngày). Nguyên nhân là do các khoản phải thu giảm từ 252,786,229,857 (đổng) xuống còn 171,454,420,282 (đồng) tức là giảm 81,331,809,575 (đồng) tương ứng giảm 67.83%. Tuy nhiên doanh thu thuần lại tăng 799,670,463,981 (đồng) tương ứng tăng 182.66%. Điều đó cho thấy hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp bị giảm sút, việc quản lý các khoản phải thu chưa chặt chẽ nên đã làm cho các khoản nợ tăng. Chính vì vậy, công ty cần có biện pháp để khắc phục nhằm đảm bảo công ty có thể thu hồi các khoản nợ.
Giai đoạn 2008-2009: Kỳ thu tiền bình quân từ 2008 đến 2009 có sự sụt giảm từ 34.9258 (ngày) xuống còn 86.1933 (ngày) tức là giảm 51.2648 (ngày). Nguyên nhân là do các khoản phải thu tăng từ 171,454,420,282 (đồng) lên 187,009,963,589 (đồng) tức là tăng 15,555,543,307 (đồng) tương ứng tăng 109.07%. Tuy nhiên doanh thu thuần lại giảm mạnh là 986,065,225,553 (đồng) tương đương giảm 44.2%. Điều đó cho thấy khả năng thu hồi vốn của công ty tốt, việc quản lý các khoản phải thu chặt chẽ nên đã làm cho các khoản nợ của công ty giảm. Do đó công ty cần phát huy hơn nữa trong những năn sắp tới.
3.1.3.3.3. Hiệu suất sử dụng tài sản cố định:
Bảng 3.22 - Bảng phân tích hiệu suất sử dụng TSCĐ
Chỉ tiêu
2007
2008
2009
Doanh thu thuần(đồng)
967,471,497,020
1,767,141,961,001
781,076,753,448
Tài sản cố định (đồng)
1,399,037,409,580
2,289,153,709,052
2,224,876,851,966
Hiệu suất sử dụng TSCĐ
0.6915
0.7720
0.3511
(Nguồn: Số liệu do công ty cung cấp)
Qua bảng số liệu trên, ta thấy:
Giai đoạn 2007-2008: Hiệu suất sử dụng tài sản cố định của công ty từ 2007 đến 2008 có xu hướng tăng lên nhưng không đáng kể, cụ thể là tăng từ 0.6915 lên 0.772 tức là tăng 0.0805. Điều này phản ánh năm 2007 cứ mỗi đồng tài sản cố định khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh tạo ra 0.6915 đồng doanh thu, đến năm 2008 cứ mỗi đồng tài sản cố định khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh tạo ra 0.772 đồng doanh thu. Nguyên nhân là do công ty tăng tài sản cố định từ 1,399,037,409,580 (đồng) lên 2,289,153,709,052 (đồng) tức là tăng 890,116,299,472 (đồng) tương ứng tăng 163.62%. Đồng thời doanh thu thuần cũng tăng mạnh là 799,670,463,981 (đồng) tương ứng tăng 182.66%. Điều đó chứng tỏ công ty sử dụng tài sản cố định có hiệu quả. Do đó công ty cần phát huy.
Giai đoạn 2008-2009: Hiệu suất sử dụng tài sản cố định của công ty từ 2008 đến 2009 có sự sụt giảm đáng kể, cụ thể là từ 0.772 xuống còn 0.3511 tức là giảm 0.4209. Điều này phản ánh năm 2008 cứ mỗi đồng tài sản cố định khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh tạo ra 0.772 đồng doanh thu, đến năm 2009 cứ mỗi đồng tài sản cố định khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh tạo ra 0.3511 đồng doanh thu. Nguyên nhân là do công ty giảm tài sản cố định, cụ thể là giảm 2,289,153,709,052 (đồng) xuống còn 2,224,876,951,966 (đồng) tức là giảm 64,276,757,086 (đồng) tương ứng giảm 97.19%. Đồng thời doanh thu thuần của công ty cũng giảm mạnh là 986,065,225,553 (đồng) tương ứng giảm 44.2%. Điều này cho thấy hiệu quả sử dụng tài sản cố định của công ty chưa tốt. Do đó công ty cần có những biện pháp đế khắc phục nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định của công ty.
3.1.3.3.4. Vòng quay tài sản:
Bảng 3.23 - Bảng phân tích vòng quay tài sản
Chỉ tiêu
2007
2008
2009
Doanh thu thuần(đồng)
967,471,497,020
1,767,141,961,001
781,076,753,448
Tổng tài sản (đồng)
2,218,711,654,233
2,780,125,417,711
2,720,394,697,909
Vòng quay tài sản (vòng/năm)
0.4361
0.6356
0.2871
(Nguồn: Số liệu do công ty cung cấp)
Qua bảng số liệu trên, ta thấy:
Giai đoạn 2007-2008: Vòng quay tài sản của công ty từ 2007 đến 2008 có xu hướng tăng, cụ thể tăng từ 0.4361 (vòng/năm) lên 0.6356 (vòng/năm) tức là tăng 0.1995 (vòng/năm). Nguyên nhân là do công ty đã tăng tổng tài sản, cụ thể là tăng từ 2,218,711,654,233 (đồng) lên 2,780,125,417,711 (đồng) tức là tăng 561,413,763,478 (đồng) tương ứng tăng 125.30%. Đồng thời doanh thu thuần cũng tăng mạnh là 799,670,463,981 (đồng) tương ứng tăng 182.66%. Điều này chứng tỏ công ty sử dụng tài sản có hiệu quả. Do đó công ty cần phát huy hơn nữa trong thời gian tới.
Giai đoạn 2008-2009: Vòng quay tài sản của công ty từ 2008 đến 2009 giảm từ 0.6356 (vòng/năm) xuống còn 0.2871 (vòng/năm) tức là giảm 0.3485 (vòng/năm). Nguyên nhân là do công ty đã giảm tổng tài sản, cụ thể là giảm 2,780,125,417,711 (đồng) xuống còn 2,720,394,697,909 (đồng) tức là giảm 59,730,719,802 (đồng) tương ứng giảm 97.85%. Đồng thời doanh thu thuần cũng giảm là 986,065,225,553 (đồng) tương ứng giảm là 44.2%. Điều đó phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản của công ty không tốt. Do đó công ty cần sớm đưa ra biện pháp để khắc phục nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản của công ty.
3.1.3.3.5. Vòng quay khoản phải thu:
Bảng 3.24 - Bảng phân tích khoản phải thu
Chỉ tiêu
2007
2008
2009
Doanh thu thuần(đồng)
967,471,497,020
1,767,141,961,001
781,076,753,448
Khoản phải thu (đồng)
252,786,229,857
171,454,420,282
187,009,963,589
Vòng quay khoảnphải thu (vòng/năm)
3.8272
10.3068
4.1767
(Nguồn: Số liệu do công ty cung cấp)
Qua bảng số liệu trên, ta thấy:
Giai đoạn 2007-2008: Vòng quay khoản phải thu của công ty từ 2007 đến 2008 có xu hướng tăng mạnh cụ thể từ 3.8272 (vòng/năm) đến 10.3068 (vòng/năm) tức là tăng 6.4796 (vòng/năm). Nguyên nhân là do doanh thu thuần tăng từ 967,471,497,020 (đồng) lên 1,767,141,961,001 (đồng) tức là tăng 799,670,463,981 (đồng) tương đương tăng 182.66%. Tuy nhiên khoản phải thu lại giảm từ 252,786,229,857 (đồng) xuống còn 171,454,420,282 (đồng) tức là giảm 81,331,809,575 (đồng) tương ứng giảm 67.83%. Điều này chứng tỏ khả năng thu hồi vốn trong thanh toán của công ty tốt. Chính vì thế mà công ty cần phát huy hơn nữa ở những năm sắp tới.
Giai đoạn 2008-2009: Vòng quay khoản phải thu của công ty từ 2008 đến 2009 có sự sụt giảm mạnh từ 10.3068 (vòng/năm) xuống 4.1767 (vòng/năm) tức là giảm 6.1301 (vòng/năm). Nguyên nhân là do doanh thu thuần giảm mạnh từ 1,767,141,961,001 (đồng) xuống còn 781,076,735,448 (đồng) tức là giảm 986,065,225,553 (đồng) tương ứng giảm 44.2%. Tuy nhiên các khoản phải thu lại tăng từ 171,454,420,282 (đồng) lên 187,009,963,589 (đồng) tức là tăng 15,555,543,307 (đồng) tương đương tăng 109.07%. Điều này chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp bị giảm sút, việc quản lý các khoản nợ phải thu chưa chặt chẽ nên đã làm cho các khoản nợ này tăng. Do đó công ty cần có biện pháp khắc phục kịp thời và có kế hoạch thu hồi vốn ở các khoản phải thu của khách hàng.
Tỷ số khả năng sinh lợi:
Tỷ lệ lãi gộp:
Bảng 3.25 – Bảng phân tích Tỷ lệ lãi gộp
Chỉ tiêu
2007
2008
2009
Doanh thu thuần (đồng)
967,471,497,020
1,767,141,961,001
781,076,753,448
Giá vốn hàng bán (đồng)
853,216,101,797
1,349,248,353,626
627,658,808,053
Lợi nhuận gộp (đồng)
114,255,395,223
417,893,607,375
153,417,945,395
Tỷ lệ lãi gộp
0.1181
0.2365
0.1964
(Nguồn: Số liệu do công ty cung cấp)
Qua bảng số liệu trên, ta thấy:
Giai đoạn 2007-2008: Tỷ lệ lãi gộp của công ty từ 2007 đến 2008 có xu hướng tăng, cụ thể là tăng từ 0.1181 lên 0.2365 tức là tăng 0.1184. Điều này phản ánh năm 2007, cứ một đồng doanh thu thuần thì đem lại 0.1181 đồng lãi gộp; đến năm 2008 một đồng doanh thu thuần thì đem lại 0.2365 đồng lãi gộp. Nguyên nhân là do tốc độ gia tăng lợi nhuận gộp cao hơn tốc độ gia tăng doanh thu thuần, cụ thể là lợi nhuận gộp tăng từ 114,225,395,223 (đồng) lên 417,893,607,375 (đồng) tức là tăng 303,638,212,152 (đồng) tương ứng tăng 365.75%. Đồng thời, doanh thu thuần cũng tăng từ 967,471,497,020 (đồng) lên 1,767,141,961,001 (đồng) tức là tăng 799,670,463,981 (đồng) tương ứng tăng 182.66%. Điều này chứng tỏ hoạt động kinh doanh của công ty có hiệu quả. Do đó công ty cần phát huy.
Giai đoạn 2008-2009: Tỷ lệ lãi gộp của công ty từ 2008 đến 2009 có sự sụt giảm, cụ thể là từ 0.2365 xuống còn 0.1964 tức là giảm 0.0401. Điều nảy phản ánh năm 2008 cứ một đồng doanh thu thuần thì đem lại 0.2365 đồng lãi gộp; nhưng đến năm 2009 một đồng doanh thu thuần chỉ đem lại 0.1964 đồng lãi gộp. Nguyên nhân là do tốc độ gia tăng lợi nhuận gộp thấp hơn tốc độ gia tăng doanh thu thuần, cụ thể là lợi nhuận gộp giảm từ 417,893,607,375 (đồng) xuống còn 153,417,945,395 (đồng) tức là giảm 264,475,661,980 (đồng) tương ứng giảm 36.71% và doanh thu thuần giảm từ 1,767,141,961,001 (đồng) xuống còn 781,076,753,448 (đồng) tức lả giảm 986,065,207,553 (đồng) tương ứng giảm 44.2%. Điều này chứng tỏ hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty chưa tốt. Do đó công ty cần có chiến lược kinh doanh hợp lý để làm tăng tỷ lệ lãi gộp và hoạt động kinh doanh có hiệu quả hơn so với những năm trước.
Doanh lợi tiêu thụ (ROS):
Bảng 3.26 – Bảng phân tích Doanh lợi tiêu thụ
Chỉ tiêu
2007
2008
2009
Lợi nhuận sau thuế (đồng)
39,828,111,906
34,692,677,749
1,097,954,234
Doanh thu thuần (đồng)
967,471,497,020
1,767,141,961,001
781,076,753,448
ROS
0.0412
0.0196
0.0014
(Nguồn: Số liệu do công ty cung cấp)
Qua bảng số liệu trên, ta thấy:
Giai đoạn 2007-2008: Doanh lợi tiêu thụ của công ty từ 2007 đến 2008 có sự sụt giảm, cụ thể là giảm từ 0.0412 xuống còn 0.0196 tức là giảm 0.0215. Cụ thể, năm 2007 cứ một đồng doanh thu thuần thì tạo được 0.0412 đồng lợi nhuận sau thuế cho công ty nhưng đến năm 2008 cứ một đồng doanh thu thuần thì tạo ra 0.0196 đồng lợi nhuận sau thuế. Nguyên nhân là do lợi nhuận sau thuế giảm từ 39,828,111,906 (đồng) xuống còn 34,692,677,749 (đồng) tức là giảm 5,135,434,157 (đồng) tương ứng giảm 87.11%. Tuy nhiên doanh thu thuần lại tăng 799,670,463,981 (đồng) tương ứng tăng 182.66%. Điều này chứng tỏ công ty chưa quản lý tốt chi phí quản lý doanh nghiệp làm ảnh hưởng đến lợi nhuận sau thuế làm cho hiệu quả kinh doanh của công ty chưa tốt. Do đó công ty cần có biện pháp khắc phục nhằm làm giảm chi phí và giá thành hàng hóa đề đảm bảo doanh lợi tiêu thụ tăng lên trong những năm sắp tới..
Giai đoạn 2008-2009: Doanh lợi tiêu thụ của công ty từ 2008 đến 2009 có sự sụt giảm, cụ thể là giảm từ 0.0196 xuống còn 0.0014 tức là giảm 0.0182. Cụ thể, năm 2008 cứ một đồng doanh thu thuần thì tạo được 0.0196 đồng lợi nhuận sau thuế cho công ty, đến năm 2009 cứ một đồng doanh thu thuần thì tạo ra 0.0014 đồng lợi nhuận sau thuế. Nguyên nhân là do lợi nhuận sau thuế giảm mạnh, cụ thể là giảm từ 34,692,677,749 (đồng) xuống còn 1,097,954,234 (đồng) tức là giảm 33,594,723,515 (đồng) tương ứng giảm 3.16%. Đồng thời doanh thu thuần cũng giảm là 986,065,225,553 (đồng) tương ứng giảm là 44.2%. Điều này chứng tỏ hiệu quả kinh doanh và mức sinh lời trên doanh thu của công ty chưa tốt. Do đó công ty cần có biện pháp khắc phục nhằm thúc đẩy sự gia tăng của tỷ số này để nâng cao mức sinh lời của công ty trong thời gian tới.
Doanh lợi tài sản (ROA):
Bảng 3.27 – Bảng phân tích Doanh lợi tài sản
Chỉ tiêu
2007
2008
2009
Lợi nhuận sau thuế (đồng)
39,828,111,906
34,692,677,749
1,097,954,234
Tổng tài sản (đồng)
2,218,711,654,233
2,780,125,417,711
2,720,394,697,909
ROA
0.0180
0.0125
0.0004
(Nguồn: Số liệu do công ty cung cấp)
Qua bảng số liệu trên, ta thấy:
Giai đoạn 2007-2008: Doanh lợi tài sản của công ty từ 2007 đến 2008 có sự sụt giảm, cụ thể là giảm từ 0.0180 xuống còn 0.0125 tức là giảm 0.0055. Cụ thể, năm 2007 cứ một đồng tài sản đem đầu tư thì tạo được 0.018 đồng lợi nhuận sau thuế cho công ty, đến năm 2008 cứ một đồng tài sản đem đầu tư thì tạo ra 0.0125 đồng lợi nhuận sau thuế. Nguyên nhân là do lợi nhuận sau thuế giảm từ 39,828,111,906 (đồng) xuống còn 34,692,677,749 (đồng) tức là giảm 5,135,434,157 (đồng) tương ứng giảm 87.11%. Tuy nhiên tổng tài sản của công ty lại tăng 561,413,763,478 (đồng) tương ứng tăng là 125.3%. Điều này chứng tỏ công ty sử dụng tài sản kém hiệu quả. Do đó công ty cần có biện pháp khắc phục nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản.
Giai đoạn 2008-2009: Doanh lợi tiêu thụ của công ty từ 2008 đến 2009 có sự sụt giảm mạnh, cụ thể là giảm từ 0.0125 xuống còn 0.0004 tức là giảm 0.0121. Cụ thể, năm 2008 cứ một đồng tài sản đem đầu tư thì tạo được 0.0125 đồng lợi nhuận sau thuế cho công ty, đến năm 2009 cứ một đồng tài sản đem đầu tư thì tạo ra 0.0004 đồng lợi nhuận sau thuế. Nguyên nhân là do lợi nhuận sau thuế của công ty giảm mạnh từ 34,692,677,749 (đồng) xuống còn 1,097,954,234 (đồng) tức là giảm 33,594,723,515 (đồng) tương đương giảm 3.16%. Đồng thời doanh thuần cũng giảm mạnh từ 1,767,141,961,001 (đồng) xuống còn 781,076,735,448 (đồng) tức là giảm 986,065,225,553 (đồng) tương ứng giảm 44.2%. Điều này chứng tỏ việc sử dụng tài sản của công ty kém hiệu quả. Do đó công ty cần có biện pháp để tăng tỷ số này lên không nên để tiếp tục tình trạng giảm, điều đó sẽ gây bất lợi khi công ty đem tài sản đi đầu tư.
Doanh lợi vốn chủ sở hữu (ROE):
Bảng 3.28 – Bảng phân tích Doanh lợi vốn chủ sở hữu
Chỉ tiêu
2007
2008
2009
Lợi nhuận sau thuế (đồng)
39,828,111,906
34,692,677,749
1,097,954,234
Vốn chủ sở hữu (đồng)
121,996,677,932
151,177,277,076
136,005,485,190
ROE
0.3265
0.2295
0.0081
(Nguồn: Số liệu do công ty cung cấp)
Qua bảng số liệu trên, ta thấy:
Giai đoạn 2007-2008: Doanh lợi vốn chủ sở hữu của công ty từ 2007 đến 2008 có sự sụt giảm, cụ thể là giảm từ 0.3265 xuống còn 0.02295 tức là giảm 0.097. Cụ thể, năm 2007 cứ một đồng vốn chủ sở hữu đem đầu tư thì tạo được 0.3265 đồng lợi nhuận sau thuế cho công ty, đến năm 2008 cứ một đồng vốn chủ sở hữu đem đầu tư thì tạo ra 0.2295 đồng lợi nhuận sau thuế. Nguyên nhân là do lợi nhuận sau thuế của công ty có xu hướng giảm là 5,135,434,157 (đồng) tương ứng giảm 87.11%. Tuy nhiên vốn chủ sở hữu lại tăng từ 121,996,677,932 (đồng) lên 151,177,277,076 (đồng) tức là tăng 29,180,599,144 (đồng) tương ứng tăng 123.92%. Điều này chứng tỏ khả năng tạo lãi của đồng vốn chủ sở hữu kém hiệu quả do tác động của lạm phát. Do đó công ty cần có biện pháp khắc phục nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu của công ty.
Giai đoạn 2008-2009: Doanh lợi vốn chủ sở hữu của công ty từ 2008 đến 2009 có sự sụt giảm mạnh, cụ thể là giảm từ 0.2295 xuống còn 0.0081 tức là giảm 0.2214. Cụ thể, năm 2008 cứ một đồng vốn chủ sở hữu đem đầu tư thì tạo được 0.2295 đồng lợi nhuận sau thuế cho công ty, đến năm 2009 cứ một đồng vốn chủ sở hữu đem đầu tư thì tạo ra 0.0081 đồng lợi nhuận sau thuế. Nguyên nhân là do tốc độ gia tăng lợi nhuận sau thuế thấp hơn tốc độ gia tăng vốn chủ sở hữu, cụ thể là lợi nhuận sau thuế giảm từ 34,692,677,749 (đồng) xuống còn 1,097,954,234 (đồng) tức là giảm 33,594,723,515 (đồng) tương ứng 3.16%, còn vốn chủ sở hữu giảm từ 151,177,277,076 (đồng) xuống còn 136,005,485,190 (đồng) tức là giảm 15,171,791,886 (đồng) tương ứng giảm 89.96%. Điều này chứng tỏ việc sử dụng vốn chủ sở hữu của công ty kém hiệu quả. Do đó công ty cần có biện pháp để tăng tỷ số này lên không nên để tiếp tục tình trạng giảm, điều đó sẽ gây bất lợi khi công ty đem tài sản đi đầu tư.
Nhận xét chung về tình hình tài chính của Công ty Cổ Phần Vận Tải Dầu Khí Việt Nam:
Bảng 3.29 – BẢNG SỐ LLỆU TÓM TẮT
Đơn vị tính: ngàn đồng
Chỉ tiêu
2007
2008
2009
TỔNG TÀI SẢN
2,218,711,654,233
2,780,125,417,711
2,720,394,697,909
A. TSLĐ & ĐTNH
760,805,044,274
346,751,828,759
353,825,560,838
B. TSCĐ & ĐTDH
1,457,906,609,959
2,433,373,588,952
2,366,569,137,071
TỔNG NGUỒN VỐN
2,218,711,654,233
2,780,125,417,711
2,720,394,697,909
A. Nợ
2,096,714,976,301
2,628,948,140,635
2,584,389,212,719
B. Vốn chủ sở hữu
121,996,677,932
151,177,277,076
136,005,485,190
1. Doanh thu
1,024,743,743,063
1,824,844,191,529
885,946,159,874
2. Chi phí
984,915,631,157
1,790,151,513,780
884,848,205,640
3. Lợi nhuận
39,828,111,906
34,692,677,749
1,097,954,234
4. CR
0.7819
0.4035
0.3945
5. QR
0.7677
0.3568
0.3397
6. Tỷ số nợ
0.9450
0.9456
0.9500
7. Tỷ số khả năngthanh toán lãi vay
1.9239
1.2120
1.0098
8. Vòng quay tồnkho
69.9716
44.0548
15.9093
9. Kỳ thu tiềnbình quân
94.0628
34.9285
86.1933
10. Hiệu suất sửdụng TSCĐ
0.6915
0.7720
0.3511
11. Vòng quay tài sản
0.4361
0.6356
0.2871
12. Vòng quay khoản phải thu
3.8272
10.3068
4.1767
13. Tỷ lệ lãi gộp
0.1181
0.2365
0.1964
14. ROS
0.0412
0.0196
0.0014
15. ROA
0.0180
0.0125
0.0004
16. ROE
0.3265
0.2295
0.0081
(Nguồn: Số liệu do công ty cung cấp)
Năm 2009 là một năm khó khăn của ngành vận tải biển nói chung và của Công ty Cổ phần Vận Tải Dầu Khí Việt Nam nói riêng. Khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới đã gây ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, nguồn hàng vận chuyển khan hiếm, tình trạng dư thừa năng lực vận tải của đội tàu thế giới dẫn đến giá cước vận tải thấp, nguồn thu của công ty bị sụp giảm đã ảnh hưởng đến nguồn trả nợ vay và các chỉ tiêu tài chính của công ty. Cho đến hết quý III/2009 đội tàu vận tải biển của công ty hoạt động không hiệu quả, doanh thu cước vận chuyển không đủ bù đắp các chi phí để duy trì hoạt động của đội tàu.
Về tình hình tài chính của công ty từ 2007-2009 cụ thể như sau:
Giai đoạn 2007-2008: Tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty tăng lên đáng kể, cụ thể là tăng 561,413,763,478 (đồng) tương ứng tăng 125.30%. Trong đó công ty tập trung tăng chủ yếu vào tài sản cố định và nguồn vốn chủ sở hữu đồng thời các khoản nợ của công ty cũng tăng. Do đó công ty cần có biện pháp nhằm giảm bớt các khoản nợ của công ty cụ thể là các khoản vay dài hạn. Ngoài ra doanh thu của công ty cũng tăng mạnh tương ứng tăng 178.08%, tuy nhiên lợi nhuận của công ty lại giảm, cụ thể là giảm 87.11% . Nguyên nhân là do chi phí quản lý, chi phí tài chính và các chi phí khác tăng đã làm cho tổng chi phí tăng 181.75%. Chính vì thế mà công ty cần có biện pháp nhằm giảm bớt các chi phí để gia tăng doanh thu và lợi nhuận của công ty trong những năm tiếp theo. Thông qua các tỷ số tài chính của công ty 2007-2008 cho ta thấy công ty đang gặp khó khăn trong việc thanh toán các khoản nợ cụ thể là CR giảm là 0.3784 và QR giảm là 0.4109. Nguyên nhân là do hàng tồn kho của công ty chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản lưu động, cụ thể là tăng 290.11%. Điều đó cũng chứng tỏ khả năng quản lý hàng tồn kho của công ty chưa tốt. Ngoài ra, công ty còn gặp khó khăn trong việc thanh toán các khoản nợ bằng tiền mặt. Nguyên nhân là do lượng tiền mặt dự trữ của công ty giảm mạnh tương ứng giảm 12.37%. Do đó mà công ty cần nâng mức dự trữ tiền mặt để đáp ứng nhu cầu thanh toán của công ty. Ngoài ra, qua bảng số liệu tóm tắt cũng cho thấy công ty sử dụng tài sản cố định và tổng tài sản có hiệu quả, khả năng thu hồi vốn tốt. Do đó mà hiệu quả kinh doanh của công ty có hiệu quả. Chính vì thế mà công ty cần phát huy.
Giai đoạn 2008-2009: Tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty giảm nhẹ, cụ thể là giảm từ 2,780,125,417,711 (đồng) xuống còn 2,720,394,697,909 (đồng) tức là giảm 59,730,719,802 (đồng) tương ứng giảm 97.85%. Trong đó tài sản cố định năm 2009 giảm so với năm 2008 là 66,804,451,881 (đồng) tương ứng giảm 97.25%. Đồng thời nguồn vốn chủ sở hữu cũng giảm 15,171,791,886 (đồng) tương ứng giảm 89.96% và các khoản nợ phải trả giảm xuống còn 98.31%. Điều này chứng tỏ công ty đã có kế hoạch giảm bớt các khoản nợ dài hạn và công ty đang tập trung vốn vào tài sản lưu động, đặc biệt là hàng tồn kho. Do đó, công ty cần bổ sung thêm nguồn vốn chủ sở hữu để mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh như phát hành thêm cổ phiếu tăng vốn điều lệ nhằm mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh cho những năm tới. Ngoài ra, doanh thu của công ty 2008-2009 cũng có xu hướng giảm mạnh, cụ thể là giảm 986,065,225,553 (đồng) tương ứng giảm 48.55%. Đồng thời chi phí của công ty năm 2009 cũng giảm mạnh so với năm 2008 là 905,303,308,140 (đồng) tương đương giảm 49.42%. Điều đó đã làm cho lợi nhuận của công ty năm 2009 cũng giảm đi đáng kể so với năm 2008 là 33,594,723,515 (đồng) tương ứng giảm 3.16%. Do đó mà công ty cần có biện pháp vừa nâng cao doanh thu, lợi nhuận vừa giảm bớt các chi phí của công ty. Mặc khác, qua bảng số liệu tóm tắt về các tỷ số tài chính, cho ta thấy công ty đang gặp khó khăn trong việc thanh toán các khoản nợ vay cụ thể là khả năng thanh toán bằng tiền mặt của công ty từ 0.089 giảm xuống còn 0.0551. Nguyên nhân là do công ty dự trữ lượng hàng tồn kho lớn, lượng hàng tồn kho năm 2009 tăng lên so với năm 2008 là 8,983,410,349 (đồng) tương ứng tăng 122.4%. Điều đó chứng tỏ khả năng quản lý hàng tồn kho của công ty chưa tốt. Do đó công ty cần có biện pháp để khắc phục nhằm đảm bảo mức tồn kho tối ưu trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Thông qua đó, các tỷ số tài chính cũng cho ta thấy hiệu quả sử dụng tài sản cố định và tổng tài sản của công ty chưa tốt, cụ thể hiệu suất sử dụng tài sản cố định giảm 0.4209 và doanh lợi tài sản giảm 0.0121. Đổng thời, doanh lợi vốn chủ sở hữu năm 2009 cũng giảm đi đáng kể so với năm 2008 là 0.2295 xuống còn 0.0081 tức là giảm 0.2214. Điều đó chứng tỏ hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty chưa tốt, khả năng tạo lãi kém hiệu quả do tỷ lệ lãi gộp của công ty năm 2009 giảm so với năm 2008, cụ thể là giảm từ 0.2365 xuống còn 0.1964 tức là giảm 0.0401. Nguyên nhân là do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới từ cuối năm 2008 đến năm 2009 đã làm cho ngành kinh tế vận tải biển nói chung và Công ty cổ phần Vận Tải Dầu Khí Việt Nam gặp nhiều khó khăn trong các hoạt động kinh doanh như nguồn hàng vận chuyển khan hiếm, tình trạng dư thừa năng lực vận tải của đội tàu thế giới kéo theo giá cước vận tải thấp, nguồn thu của công ty bị sụt giảm. Chính vì thế, nó đã ảnh hưởng đến nguồn trả nợ vay và các chỉ tiêu tài chính của công ty. Do đó công ty cần cố gắng nỗ lực hơn nữa để đối phó với những khó khăn. Đổng thời công ty cần có biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh, giảm bớt những khoản chi phí phát sinh và các khoản nợ vay của công ty trong những năm sắp tới.
Tuy vậy, nhưng công ty vẫn cho đây là một thắng lợi vì cho đến thời điểm hiện tại có thể coi như công ty đã phần nào vượt qua giai đoạn khó khăn nhất, công ty vẫn không bị thua lỗ. Tính đến hết năm 2009, số công ty mà Falcon Shipping là cổ đông sang lập là 11 công ty cổ phần và 1 trường Đại học Tư thục. Đây là năm thứ hai liên tiếp công ty được nằm trong bảng công bố xếp hạng 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam và xét riêng về ngành vận tải biển thì công ty xếp thứ 8/17 doanh nghiệp.
Sang năm 2010, nền kinh tế thế giới và trong nước có phần sáng sủa hơn nhưng nền kinh tế vẫn chưa thực sự thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế và vẫn còn có nguy cơ tiềm ẩn, rủi ro đe dọa nền kinh tế thế giới vả trong nước. Do đó những diễn biến bất thường sẽ khó dự đoán trong những năm tới. Chính vì thế, công ty vẫn phải nỗ lực tiếp tục cố gắng hơn nữa để đối phó với những khó khăn mới phát sinh. Đồng thời nâng cao năng lực tài chính của công ty, từng bước đưa công ty phát triển ổn định và vững mạnh trong những năm sắp tới.
Một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện tình hình tài chính của Công ty Cổ Phần Vận Tải Dầu Khí Việt Nam:
µ Giải pháp:
- Công ty sẽ chuyển nhượng một số dự án để thu hồi vốn đầu tư trên cơ sở có lãi để góp phần khắc phục tình hình khó khăn tài chính của công ty, cụ thể công ty sẽ chuyển nhượng 01 dự án và chuyển nhượng toàn bộ cổ phần tại công ty Cổ phần Đầu tư thương mại Falcon Hà Đông như:
Chuyển nhượng mỏ đá Thường Tân VI.
Chuyển nhượng toàn bộ cổ phần hiện đang sở hữu tại Công ty Cổ phần đầu tư thương mại Falcon Hà Đông.
- Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới đã tác động mạnh mẽ đến ngành kinh tế vận tải biển, trong đó có Công ty Cổ phần Vận Tải Dầu Khí Việt Nam. Chính vì thế mà công ty đã gặp không ít những khó khăn ảnh hưởng đến tình hình hoạt động kinh doanh của mình. Để khắc phục những khó khăn đó, công ty cần thực hiện một số biện pháp sau, cụ thể:
Tổ chức khai thác đội tàu:
+ Công ty cần tăng cường mở rộng mối quan hệ, tìm kiếm nguồn hàng cho đội tàu vận chuyển, kiên quyết không để tàu nằm chờ hàng cho dù nguồn hàng khan hiếm. Ngoài ra, công ty cần tổ chức thanh lý 3 tàu già hoạt động không hiệu quả nhằm khắc phục tình hình khó khăn về tài chính của công ty.
+ Luôn luôn nắm bắt kịp thời tình hình biến động của thị trường, hợp tác chặt chẽ giữa các phòng ban liên quan và ban chỉ huy tàu để tổ chức khai thác đội tảu đạt hiệu quả cao nhất.
+ Giám sát chặt chẽ, tiết kiệm chi phí sửa chữa định kỳ các tàu Golden Falcon, Hearty Falcon, Róy Falcon và Sturdy Falcon.
+ Tăng cường rà soát, quản lý, giảm chi phí sử dụng nhiên liệu, phụ tùng vật tư, bảo quản, bảo dưỡng đội tàu.
Về công tác quản lý:
+ Tiếp tục hỗ trợ các Công ty Cổ phần có vốn góp của Falcon kiện toàn tổ chức hoạt động, hoàn thiện các quy chế quản lý, quy chế trong sản xuất kinh doanh.
+ Tiếp tục cải tiến quy chế trả lương, thưởng hợp lý để thu hút, khuyến khích các cán bộ nhân viên có năng lực, áp dụng cơ chế khoán quỹ lương cho các chi nhánh.
+ Tiếp tục thực hiện chương trình hành động thực hành tiết kiệm trong sản xuất kinh doanh, các khoản chi phí văn phòng, giao djch, hội nghị, lễ tân khánh tiết của công ty phải được tiết kiệm ở mức tối thiểu.
+ Nêu cao tinh thần đoàn kết nội bộ, khuyến khích CBCNV-SQTV trong công ty phát huy sáng kiến nâng cao hiệu quả trong sản xuất kinh doanh.
Về đầu tư xây dựng cơ bản:
+ Rà soát lại danh mục đầu tư, xác định những dự án cần ưu tiên thực hiện và những dự án có hiệu quả tốt để tập trung nguồn vốn, hoàn thành đúng tiến độ, theo dõi chặt chẽ và tích cực triển khai các bước thủ tục đầu tư xây dựng theo đúng quy định pháp luật.
+ Để khắc phục tình hình khó khăn về tài chính, công ty dự kiến sẽ tiếp tục chuyển nhượng một số dự án để thu hồi vốn đầu tư trên cơ sỏ có lãi, ủy quyền cho Hội đồng quản trị và Ban Tổng Giám Đốc công ty thực hiện trên cơ sở tình hình thực tế của từng dự án cụ thể.
Về đầu tư phát triển đội tàu: thường xuyên theo dõi sát sao thị trường mua bán, thị trường cước vận tải biển để lựa chọn tàu phù hợp cũng như thu xếp nguồn vốn kịp để đầu tư.
Về nguồn vốn vay thương mại: cùng với việc tăng vốn chủ sở hữu công ty sẽ cố gắng thu xếp thêm nguồn vốn vay thương mại và xem xét tính khả thi của phương án phát hành trái phiếu loại không chuyển đổi (khi thuận lợi) để đầu tư phát triển đội tàu.
Về nguồn vốn chủ sở hữu: nhằm bổ sung nguồn vốn lưu động, vốn đối ứng để thực hiện các dự án đầu tư phát triển, công ty sẽ phát hành thêm cổ phiếu tăng vốn điều lệ từ 100 tỷ đồng hiện nay lên 400 tỷ đồng trong năm 2010. Xin ý kiến Đại hội đồng cổ đông về việc ủy quyền cho Hội đồng quản trị lập hồ sơ trình Ủy Ban Chứng Khoán Nhà Nước cũng như lựa chọn phương án, tỷ lệ, giá chào bán cho cổ đông hiện hữu và lựa chọn các nhà đầu tư, số lượng, giá bán cho cổ đông chiến lược trên cơ sở giá bán cho cổ đông chiến lược không thấp hơn giá bán cho các cổ đông hiện hữu.
Niêm yết cổ phiếu trên sàn: lập hồ sơ xin niêm yết cổ phiếu tại Sở Giao Dịch Chứng khoán Tp.HCM (HOSE) hoặc Sở Giao Dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), ủy quyền cho Hội đồng quản trị công ty quyết định giá, thởi điểm thích hợp chào sàn.
Tích cực mở mang thêm các loại hình dịch vụ khác để tăng doanh thu, mang lại lợ nhuận cho Công ty.
- Công ty phải quản trị tốt tiền mặt và các khoản phải thu để giúp công ty giảm lượng vốn bị ứ đọng, vốn bị chiếm dụng, đồng thời có thể tận dụng các khoản vốn này một cách hiệu quả hơn trong việc kinh doanh hoặc dùng để đáp ứng kịp thời việc thanh toán.
- Quản trị các khoản phải thu: Theo dõi các khoản phải thu thường xuyên để xác định đúng thực trạng của chúng và đánh giá tính hữu hiệu của các chính sách thu tiền.
- Đối với các khoản tạm ứng cho nhân viên: công ty cần nhắc nhở nhân viên làm tốt việc hoàn ứng sau mỗi đợt công tác,nếu chậm trễ sẽ cắt khen thưởng hoặc cắt danh hiệu thi đua.
- Đối với các khoản phải trả: theo dõi sít sao từng khoản nợ ứng với mỗi chủ nợ, xác định khoản nào có thể chiếm dụng hợp lý, khoản nào cần đến hạn thanh toán để nâng cao uy tín cho công ty, tăng sự tin cậy của các bạn hàng. Công ty cần chú trọng các khoản thanh toán các khoản công nợ với ngân sách nhằm thực hiện tốt nghĩa vụ đối với Nhà nước.
- Giảm bớt tỷ trọng các loại tài sản không thường dùng. Đối với tài sản cố định không cần dùng công ty có thể đìêu chuyển nội bộ giữa các đơn vị trực thuộc công ty nếu có nhu cầu về tài sản đó, nếu không có thể nhượng bán nhằm nhanh chóng thu hồi vốn.
Đối với tài sản cố định chờ thanh lý công ty cần nhanh chóng tăng cường thanh lý tài sản nhằm thu hồi vốn phục vụ cho quá trình kinh doanh.
Nâng cao trình độ ý thức sử dụng và bảo quản tài sản cho các nhân viên. Lập kế hoạch sửa chữa kịp thời.
- Ngoài ra, ban Giám đốc công ty nên đưa ra các chính sách cụ thể để khích lệ sự nhiệt tình, khả năng sáng tạo trong công việc, chính sách ưu đãi với những nhân viên có tài đã đóng góp đem lại nguồn lợi cho công ty, tạo bầu không khí làm việc thoải mái.
Công ty cần quan tâm đến công tác tuyển chọn nhân sự nhằm tuyển chọn được những người có năng lực, phát triển họ để họ có thể đáp ứng những đòi hỏi trình độ vào công việc.
µ Kiến nghị:
Qua thời gian tìm hiểu tình hình thực tế tại Công ty Cổ phần Vận Tải Dầu Khí, em thấy công ty muốn đứng vững trên thị trường có nhiều đối thủ cạnh tranh, muốn phát triển mạnh và đi lên phù hợp với xu thế của xã hội thì công ty cần xem xét lại những yếu kém mà công ty gặp phải và tìm cách khắc phục hiệu quả nhất. Sau đây là một số kiến nghị mà công ty nên xem xét:
Công ty nên xem xét vấn đề lao động là yếu tố quyết định trong việc tăng hiệu quả của công ty. Nếu sử dụng tốt được nguồn lực này sẽ tạo được lợi thế rất lớn và khả năng cạnh tranh của công ty. Công ty nên xem xét những vấn đề sau:
Công ty nên tạo hộp thư góp ý để những nhân viên có thể phản ánh những điều chưa hài lòng. Nhờ đó công ty sẽ biết cách xử lý cho phù hợp.
Thực hiện những chương trình khuyến khích nhân viên: thưởng cho chuyên cần, cho những sáng tạo và ý kiến hay trong kinh doanh…
Xem xét và sắp xếp lao động trong công ty sao cho phù hợp với trình độ và năng lực chuyên môn của từng người.
Cố gắng bổ sung thêm nguồn vốn chủ sở hữu bằng cách công ty phát hành thêm cổ phiếu tăng vốn điều lệ để mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh và các loại hình dịch vụ khác.
Muốn kinh doanh có hiệu quả cao, công ty cần phải tìm ra phương thức hiệu quả nhất để thu hút khách hàng nhiều hơn nữa. Đồng thời rà soát lại danh mục đầu tư, xác định nhũng dự án cần ưu tiên thực hiện và những dự án có hiệu quả tốt để tập trung nguồn vốn, hoàn thành đúng tiến độ.
Ø Xây dựng thương hiệu, tăng cường quảng cáo về chất lượng dịch vụ của công ty, tạo dựng một trang web riêng giới thiệu về công ty để có thể thu hút khách hàng.
Định kỳ công ty nên tiến hành phân tích tình hình tài chính để biết những mặt mạnh cũng như mặt yếu để có những giải pháp xử lý phù hợp.
¶ Kết luận chung:
Cùng với sự chuyển đổi của nền kinh tế và xu thế hội nhập, hiệu quả hoạt động kinh doanh ngày càng trở thành mục tiêu lâu dài cần đạt tới của các doanh nghiệp. Đối với mỗi doanh nghiệp hiệu quả hoạt động kinh doanh thể hiện ở nhiều mặt và phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó vấn đề tài chính là một trong những yếu tố rất quan trọng. Việc phân tích tình hình tài chính sẽ giúp cho nhà quản lý có cái nhìn toàn diện về tài chính và dự đoán được những hệ quả tài chính từ các hoạt động của mình. Mặt khác, đối với nhà đầu tư và chủ doanh nghiệp thì đây là những nguồn thông tin có giá trị, ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định đầu tư của họ.
Trong nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay, có những doanh nghiệp hoạt động chưa bao lâu thì đã phá sản vì những lý do chủ quan lẫn khách quan. Những doanh nghiệp tồn tại thì cũng gặp nhiều khó khăn. Công ty Cổ phần Vận Tải Dầu Khí Việt Nam từ lúc thành lập đến nay đã 15 năm và đã trải qua không ít những khó khăn. Cùng với sự thay đổi của đất nước công ty đã và đang tự khẳng định mình để đi lên. Tuy còn tồn tại nhiều khó khăn nhưng qua phân tích ở trên cho thấy:
Các khoản nợ của công ty tuy lớn nhưng vẫn khống chế và quản lý được.
So với tiềm lực của công ty thì công ty có thể nâng thêm mức doanh lợi bằng cách đề ra các biện pháp để thu hút khách hàng.
Kinh doanh của công ty ngày càng có hiệu quả.
Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới cuối năm 2008 đến năm 2009 đã tác động đến các ngành kinh tế, trong đó ngành kinh tế vận tải biển cũng chịu ảnh hưởng mạnh mẽ. Tác động này đã kéo theo nhu cầu vận chuyển giảm, thừa tàu, thiếu hàng dẫn đến giá cước vận tải biển, giá thuê tàu giảm. Chính vì thế mà Công ty Cổ phần Vận Tải Dẩu Khí Việt Nam gặp không ít khó khăn. Nhưng được sự hỗ trợ của Chính phủ nhờ chính sách kích cầu cùng với sự hỗ trợ của các ngân hàng đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong đó có Công ty Cổ phần Vận Tải Dẩu Khí Việt Nam dần bước qua khó khăn. Do đó trong những năm kế tiếp công ty nên chú trọng khắc phục những yếu kém để nâng cao chất lượng, uy tín của công ty, giúp công ty đứng vững và phát triển trong tương lai để sớm trở thành một tập đoàn hàng hải lớn mạnh trong khu vực, đa sở hữu đa ngành giữ vai trò quan trọng trong ngành hàng hải Việt Nam nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
&
1. Lê Thị Thanh Hà (Chủ biên) (2005), Trần Thị Kỳ, Nguyễn Quỳnh Hoa, Lý Hoàng Anh; “Lý Thuyết Kế Toán”; Đại học Ngân Hàng Tp.HCM.
2. Nguyễn Văn Thuận (2006); “Quản Trị Tài Chính”; Nhà xuất bản Thống Kê.
3. Tài liệu, số liệu do công ty Cổ Phần Vận Tải Dầu Khí Việt Nam cung cấp.
PHỤ LỤC
?&@
Phụ lục 1 – Bảng cân đối kế toán
TÀI SẢN
MÃ
SỐ
THUYẾT
MINH
Số cuối
năm
Số đầu
năm
1
2
3
4
5
A. TÀI SÀN NGẮN HẠN
(100=110+120+130+140+150)
I. Tiền và các khoản tương đương tiền
1. Tiền
2. Các khoản tương đương tiền.
II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn
1. Đầu tư ngắn hạn.
2. Dự phòng giảm giá chứng khoán đầu tư ngắn hạn.
III. Các khoản phải thu
1. Phải thu của khách hàng.
2. Trả trước cho người bán.
3. Phải trả nội bộ.
4. Phải thu theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng.
5. Các khoản phải thu khác.
6. Dự phòng các khoản phải thu khó đòi.
IV. Hàng tồn kho
1. Hàng tồn kho.
2. Dự phòng giam giá hàng tồn kho.
V. Tài sản ngắn hạn khác.
1. Chi phí trả trước ngắn hạn.
2. Các khoản thuế phải thu.
3. Tài sản ngắn hạn khác.
B. TÀI SẢN DÀI HẠN
(200=210+220+240+250+260)
I. Các khoản phải thu dài hạn.
1. Phải thu dài hạn của khách hàng.
2. Phải thu nội bộ dài hạn.
3. Phải thu dài hạn khác.
4. Dự phòng phải thu dài hạn khó đòi.
II. Tài sản cố định
1. Tài sản cố định hữu hình.
- Nguyên giá.
- Giá trị hao mòn lũy kế.
2. Tài sản cố định thuê tài chính
- Nguyên giá.
- Giá trị hao mòn lũy kế.
3. Tài sản cố định vô hình.
- Nguyên giá.
- Giá trị hao mòn lũy kế.
4. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang.
III. Bất động sản đầu tư.
- Nguyên giá.
- Giá trị hao mòn lũy kế.
IV. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn.
1. Đầu tư vào công ty con.
2. Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh.
3. Đầu tư dài hạn khác.
4. Dự phòng giám giá chứng khoán đầu tư dài hạn.
V. Tài sản dài hạn khác.
1. Chi phí trả trước dài hạn.
2. Tài sản thuế thu nhập hoãn lại.
3. Tài sản dài hạn khác.
TỔNG CỘNG TÀI SẢN (270=100+200)
100
110
111
112
120
121
129
130
131
132
133
134
138
139
140
141
149
150
151
152
158
200
210
211
212
213
219
220
221
222
223
224
225
226
227
228
229
230
240
241
242
250
251
252
258
259
260
261
262
268
270
NGUỒN VỐN
MÃ
SỐ
THUYẾT
MINH
Số cuối
năm
Số đầu
năm
A. NỢ PHẢI TRẢ (300=310+320)
I. Nợ ngắn hạn.
1. Vay và nợ ngắn hạn.
2. Phải trả người bán.
3. Người mua trả tiền trước.
4. Thuế và các khoản phải nộp nhà nước.
5. Phải trả công nhân viên.
6. Chi phí phải trả.
7. Phải trả nội bộ
8. Phải trả theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng.
9. Các khoản phải trả, phải nộp khác.
II. Nợ dài hạn.
1. Phải trả dài hạn người bán.
2. Phải trả dài hạn nội bộ.
3. Phải trả dài hạn khác.
4. Vay và nợ dài hạn.
5. Thuế thu nhập hoãn lại phải trả.
B. VỐN CHỦ SỠ HỮU
I. Vốn chủ sở hữu.
1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu.
2. Thặng dư vốn cổ phần.
3. Cổ phiếu ngân quỹ.
4. Chênh lệch đáng giá lại tài sản.
5. Chênh lệch tỷ giá hối đoái.
6. Quỹ đầu tư phát triển.
7. Quỹ dự phòng tài chính.
8. Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu.
9. Lợi nhuận chưa phân phối.
II. Nguồn kinh phí và quỹ khác.
1. Quỹ khen thưởng, phúc lợi.
2. Nguồn kinh phí.
3. Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ
TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN (430=300+400)
300
310
311
312
313
314
315
316
317
318
319
320
321
322
323
324
325
400
410
411
412
413
414
415
416
417
418
419
420
421
422
423
430
CÁC CHỈ TIÊU NGOÀI BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
CHỈ TIÊU
THUYẾT
MINH
Số
cuối năm
Số
đầu năm
1. Tài sản thuê ngoài.
2. Vật tư, hàng hóa nhận giữ hộ, nhận gia công.
3. Hàng hóa nhận bán hộ, nhận ký gửi.
4. Nợ khó đòi đã xử lý.
5. Ngoại tệ các loại.
6. Hạn mức kinh phí còn lại.
7. Nguồn vốn khấu hao cơ bản hiện có.
Phụ lục 2 – Bảng báo cáo kết quả kinh doanh
CHỈ TIÊU
Mã
số
Thuyết
minh
Năm
nay
Năm trước
1
2
3
4
5
1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.
01
24
2. Các khoản giảm trừ
03
24
3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ (10=01-03)
10
24
4. Giá vốn hàng bán
11
25
5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ (20=10-11)
20
6. Doanh thu hoạt động tài chính
21
24
7. Chi phí tài chính.
22
26
- Trong đó: chi phí lãi vay.
23
8. Chi phí bán hàng.
24
9. Chi phí quản lý doanh nghiệp
25
10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh (30=20+(21-22)-(24+25))
30
11. Thu nhập khác.
31
12. Chi phí khác.
32
13. Lợi nhuận khác (40=31-32)
40
14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế (50=30+40)
50
15. Thuế thu nhập doanh nghiệp.
51
28
16. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp.
60
28
Phụ lục 3 - BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN NĂM 2007-2009
Đơn vị tính: ngàn đồng
TÀI SẢN
MÃ SỐ
THUYẾTMINH
2009
2008
2007
Chênh lệch 2008-2009
Chênh lệch 2007-2008
1
2
3
4
5
6
Tuyệt đối
Tương đối (%)
Tuyệt đối
Tương đối (%)
A. TÀI SẢN NGẮN HẠN (100=110+120+130+140+150)
100
353,825,560,838
346,751,828,759
760,805,044,274
7,073,732,079
102.04
-414,053,215,515
45.58
I. Tiền và các khoản tương đương tiền
110
41,613,939,690
31,136,283,694
251,801,974,020
10,477,655,996
133.65
-220,665,690,326
12.37
1. Tiền
111
41,374,646,331
31,136,283,694
251,801,974,020
10,238,362,637
132.88
-220,665,690,326
12.37
2. Các khoản tương đương tiền.
112
239,293,359
0
0
239,293,359
-
0
-
II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn
120
7,771,200,000
45,397,258,002
164,973,594,000
-37,626,058,002
17.12
-119,576,335,998
27.52
1. Đầu tư ngắn hạn.
121
15,068,350,000
76,409,023,478
167,905,782,000
-61,340,673,478
19.72
-91,496,758,522
45.51
2. Dự phòng giảm giá chứng khoán đầu tư ngắn hạn.
129
-7,297,150,000
-31,011,765,476
-2,932,188,000
23,714,615,476
23.53
-28,079,577,476
1,057.63
III. Các khoản phải thu
130
187,009,963,589
171,454,420,282
252,786,229,857
15,555,543,307
109.07
-81,331,809,575
67.83
1. Phải thu của khách hàng.
131
30,897,363,278
32,857,406,627
37,062,793,916
-1,960,043,349
94.03
-4,205,387,289
88.65
2. Trả trước cho người bán
132
45,051,406,161
33,967,863,703
188,998,255,656
11,083,542,458
132.63
-155,030,391,953
17.97
3. Phải trả nội bộ.
133
0
0
0
0
-
0
-
4. Phải thu theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xâydựng.
134
0
0
0
0
-
0
-
5. Các khoản phải thu khác.
138
111,061,194,150
104,629,149,952
26,725,180,285
6,432,044,198
106.15
77,903,969,667
391.50
6. Dự phòng các khoản phải thu khó đòi.
139
0
0
0
0
-
0
-
IV. Hàng tồn kho
140
49,095,735,635
40,112,325,286
13,826,630,558
8,983,410,349
122.40
26,285,694,728
290.11
1. Hàng tồn kho.
141
49,095,735,635
40,112,325,286
13,826,630,558
8,983,410,349
122.40
26,285,694,728
290.11
2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho.
149
0
0
0
0
-
0
-
V. Tài sản ngắn hạn khác.
150
68,334,721,924
58,651,541,495
77,416,615,839
9,683,180,429
116.51
-18,765,074,344
75.76
1. Chi phí trả trước ngắn hạn.
151
10,129,714,328
8,549,090,325
8,582,200,160
1,580,624,003
118.49
-33,109,835
99.61
2. Các khoản thuế phải thu.
152
35,750,794,130
22,168,424,915
31,358,580,329
13,582,369,215
161.27
-9,190,155,414
70.69
3. Thuế và các khoản khác phải thu Nhà nước
154
0
219,422,451
3,114,618,169
-219,422,451
0.00
-2,895,195,718
7.04
4. Tài sản ngắn hạn khác.
158
22,454,213,466
27,714,603,804
34,361,217,181
-5,260,390,338
81.02
-6,646,613,377
80.66
B. TÀI SẢN DÀI HẠN (200=210+220+240+250+260)
200
2,366,569,137,071
2,433,373,588,952
1,457,906,609,959
-66,804,451,881
97.25
975,466,978,993
166.91
I. Các khoản phải thu dài hạn.
210
0
0
0
0
-
0
-
1. Phải thu dài hạn của khách hàng.
211
0
0
0
0
-
0
-
2. Phải thu nội bộ dài hạn.
212
0
0
0
0
-
0
-
3. Phải thu dài hạn khác.
213
0
0
0
0
-
0
-
4. Dự phòng phải thu dài hạn khó đòi.
219
0
0
0
0
-
0
-
II. Tài sản cố định
220
2,224,876,951,966
2,289,153,709,052
1,399,037,409,580
-64,276,757,086
97.19
890,116,299,472
163.62
1. Tài sản cố định hữu hình.
221
2,201,014,093,959
2,271,212,629,560
1,134,375,269,368
-70,198,535,601
96.91
1,136,837,360,192
200.22
- Nguyên giá.
222
2,632,921,214,024
2,681,622,525,278
1,306,470,230,946
-48,701,311,254
98.18
1,375,152,294,332
205.26
- Giá trị hao mòn lũy kế.
223
-431,907,120,065
-410,409,895,718
-172,094,961,578
-21,497,224,347
105.24
-238,314,934,140
238.48
2. Tài sản cố định thuê tài chính
224
0
0
0
0
-
0
-
- Nguyên giá.
225
0
0
0
0
-
0
-
- Giá trị hao mòn lũy kế.
226
0
0
0
0
-
0
-
3. Tài sản cố định vô hình.
227
114,344,065
168,800,000
0
-54,455,935
67.74
168,800,000
-
- Nguyên giá.
228
297,674,400
253,200,000
0
44,474,400
117.56
253,200,000
-
- Giá trị hao mòn lũy kế.
229
-183,330,335
-84,400,000
0
-98,930,335
217.22
-84,400,000
-
4. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang.
230
23,748,513,942
17,772,279,492
264,662,140,212
5,976,234,450
133.63
-246,889,860,720
6.72
III. Bất động sản đầu tư.
240
0
0
0
0
-
0
-
- Nguyên giá.
241
0
0
0
0
-
0
-
- Giá trị hao mòn lũy kế.
242
0
0
0
0
-
0
-
IV. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn.
250
79,138,556,244
140,626,207,965
51,623,343,468
-61,487,651,721
56.28
89,002,864,497
272.41
1. Đầu tư vào công ty con.
251
0
19,718,250,542
34,475,000,000
-19,718,250,542
0.00
-14,756,749,458
57.20
2. Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh.
252
41,464,756,244
77,098,657,423
17,148,343,468
-35,633,901,179
53.78
59,950,313,955
449.60
3. Đầu tư dài hạn khác.
258
37,673,800,000
43,809,300,000
0
-6,135,500,000
85.99
43,809,300,000
-
4. Dự phòng giám giá chứng khoán đầu tư dài hạn.
259
0
0
0
0
-
0
-
V. Tài sản dài hạn khác.
260
62,553,628,861
3,593,671,935
7,245,856,911
58,959,956,926
1,740.66
-3,652,184,976
49.60
1. Chi phí trả trước dài hạn.
261
59,728,995,355
36,000,000
5,688,459,740
59,692,995,355
165,913.88
-5,652,459,740
0.63
2. Tài sản thuế thu nhập hoãn lại.
262
0
0
0
0
-
0
-
3. Tài sản dài hạn khác.
268
2,824,633,506
3,557,671,935
1,557,397,171
-733,038,429
79.40
2,000,274,764
228.44
TỔNG CỘNG TÀI SẢN (270=100+200)
270
2,720,394,697,909
2,780,125,417,711
2,218,711,654,233
-59,730,719,802
97.85
561,413,763,478
125.30
NGUỒN VỐN
MÃ SỐ
THUYẾTMINH
2009
2008
2007
A. NỢ PHẢI TRẢ (300=310+320)
300
2,584,389,212,719
2,628,948,140,635
2,096,714,976,301
-44,558,927,916
98.31
532,233,164,334
125.38
I. Nợ ngắn hạn.
310
896,993,448,756
859,451,153,408
972,998,512,724
37,542,295,348
104.37
-113,547,359,316
88.33
1. Vay và nợ ngắn hạn.
311
392,760,968,850
275,310,402,864
370,294,057,940
117,450,565,986
142.66
-94,983,655,076
74.35
2. Phải trả người bán.
312
237,887,951,986
188,025,530,770
174,198,741,260
49,862,421,216
126.52
13,826,789,510
107.94
3. Người mua trả tiền trước.
313
18,219,219,802
39,943,129,750
55,428,546,409
-21,723,909,948
45.61
-15,485,416,659
72.06
4. Thuế và các khoản phải nộp nhà nước.
314
12,912,969,863
6,331,690,639
28,865,637,009
6,581,279,224
203.94
-22,533,946,370
21.94
5. Phải trả công nhân viên.
315
5,387,161,116
7,362,549,132
31,932,660,140
-1,975,388,016
73.17
-24,570,111,008
23.06
6. Chi phí phải trả.
316
147,064,863,381
207,758,330,488
62,145,972,357
-60,693,467,107
70.79
145,612,358,131
334.31
7. Phải trả nội bộ
317
0
0
0
0
-
0
-
8. Phải trả theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng.
318
0
0
0
0
-
0
-
9. Các khoản phải trả, phải nộp khác.
319
82,760,313,758
134,719,519,765
250,132,897,609
-51,959,206,007
61.43
-115,413,377,844
53.86
10. Dự phòng phải trả ngắn hạn.
320
0
0
0
0
-
0
-
II. Nợ dài hạn.
330
1,687,395,763,963
1,769,496,987,227
1,123,716,463,577
-82,101,223,264
95.36
645,780,523,650
157.47
1. Phải trả dài hạn người bán.
331
0
0
0
0
-
0
-
2. Phải trả dài hạn nội bộ.
332
0
0
0
0
-
0
-
3. Phải trả dài hạn khác.
333
0
0
0
0
-
0
-
4. Vay và nợ dài hạn
334
1,687,307,382,448
1,769,354,473,394
1,123,549,813,717
-82,047,090,946
95.36
645,804,659,677
157.48
5. Thuế thu nhập hoãn lại phải trả.
335
0
0
0
0
-
0
-
6. Dự phòng trợ cấp mất việc làm.
336
88,381,515
142,513,833
166,649,860
-54,132,318
62.02
-24,136,027
85.52
7. Dự phòng phải trả dài hạn.
337
0
0
0
0
-
0
-
B. VỐN CHỦ SỠ HỮU
400
136,005,485,190
151,177,277,076
121,996,677,932
-15,171,791,886
89.96
29,180,599,144
123.92
I. Vốn chủ sở hữu.
410
133,841,678,126
149,591,744,235
120,308,371,120
-15,750,066,109
89.47
29,283,373,115
124.34
1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu.
411
100,000,000,000
100,000,000,000
80,000,000,000
0
100.00
20,000,000,000
125.00
2. Thặng dư vốn cổ phần.
412
0
0
0
0
-
0
-
3. Vốn khác của chủ sở hữu.
413
0
0
0
0
-
0
-
4. Cổ phiếu ngân quỹ.
414
0
0
0
0
-
0
-
5. Chênh lệch đáng giá lại tài sản.
415
0
0
0
0
-
0
-
6. Chênh lệch tỷ giá hối đoái.
416
-14,042,926,764
0
0
-14,042,926,764
-
0
-
7. Quỹ đầu tư phát triển.
417
20,763,901,103
11,151,871,333
0
9,612,029,770
186.19
11,151,871,333
-
8. Quỹ dự phòng tài chính.
418
5,917,334,274
3,445,669,476
578,045,419
2,471,664,798
171.73
2,867,624,057
596.09
9. Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu.
419
3,069,644,428
1,633,812,029
0
1,435,832,399
187.88
1,633,812,029
-
10. Lợi nhuận chưa phân phối.
420
18,133,725,085
33,360,391,397
39,730,325,701
-15,226,666,312
54.36
-6,369,934,304
83.97
11. Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản.
421
0
0
0
0
-
0
-
II. Nguồn kinh phí và quỹ khác.
430
2,163,807,064
1,585,532,841
1,688,306,812
578,274,223
136.47
-102,773,971
93.91
1. Quỹ khen thưởng, phúc lợi.
431
2,163,807,064
1,585,532,841
1,688,306,812
578,274,223
136.47
-102,773,971
93.91
2. Nguồn kinh phí.
432
0
0
0
0
-
0
-
3. Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ
433
0
0
0
0
-
0
-
TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN (440=300+400)
440
2,720,394,697,909
2,780,125,417,711
2,218,711,654,233
-59,730,719,802
97.85
561,413,763,478
125.30
(Nguồn: Số liệu do công ty cung cấp)
Phụ lục 4 - BẢNG KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NĂM 2007-2009
Đơn vị tính: ngàn đồng
Chỉ tiêu
2007
2008
2009
Chênh lệch 2007-2008
Chênh lệch2008-2009
Tuyệt đối
Tương đối(%)
Tuyệt đối
Tương đối(%)
1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
993,953,364,347
1,813,729,502,976
801,795,263,791
819,776,138,629
182.48
-1,011,934,239,185
44.21
2. Các khoản giảm trừ
26,481,867,327
46,587,541,975
20,718,528,343
20,105,674,648
175.92
-25,869,013,632
44.47
3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ
967,471,497,020
1,767,141,961,001
781,076,735,448
799,670,463,981
182.66
-986,065,225,553
44.20
4. Giá vốn hàng bán
853,216,101,797
1,349,248,353,626
627,658,808,053
496,032,251,829
158.14
-721,589,545,573
46.52
5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ
114,255,395,223
417,893,607,375
153,417,927,395
303,638,212,152
365.75
-264,475,679,980
36.71
6. Doanh thu hoạt động tài chính
11,796,335,870
6,297,650,577
79,656,453,239
-5,498,685,293
53.39
73,358,802,662
1,264.86
7. Chi phí tài chính
50,037,859,954
297,833,845,086
178,433,986,100
247,795,985,132
595.22
-119,399,858,986
59.91
Trong đó: chi phí lãivay
43,106,734,373
163,609,198,329
137,982,891,297
120,502,463,956
379.54
-25,626,307,032
84.34
8. Chi phí bán hàng
0
0
0
0
-
0
-
9. Chi phí quản lý doanh nghiệp
61,201,875,256
96,156,711,025
54,253,382,959
34,954,835,769
157.11
-41,903,328,066
56.42
10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
14,811,995,883
30,200,701,841
387,011,575
15,388,705,958
203.89
-29,813,690,266
1.28
11. Thu nhập khác
45,475,910,173
51,404,579,951
25,212,971,187
5,928,669,778
113.04
-26,191,608,764
49.05
12. Chi phí khác
20,459,794,150
46,912,604,043
24,249,469,716
26,452,809,893
229.29
-22,663,134,327
51.69
13. Lợi nhuận khác
25,016,116,023
4,491,975,908
963,501,471
-20,524,140,115
17.96
-3,528,474,437
21.45
14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế
39,828,111,906
34,692,677,749
1,350,513,046
-5,135,434,157
87.11
-33,342,164,703
3.89
15. Chi phí thuế TNDN hiện hành.
0
0
252,558,812
0
-
252,558,812
-
16. Chi phí thuế TNDN hoãn lại.
0
0
0
0
-
0
-
17. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp
39,828,111,906
34,692,677,749
1,097,954,234
-5,135,434,157
87.11
-33,594,723,515
3.16
18. Lãi cơ bản trên cổ phiếu
3,585
3,689
110
104
102.90
-3,579
2.98
Doanh thu
1,024,743,743,063
1,824,844,191,529
885,946,159,874
800,100,448,466
178.08
-938,898,031,655
48.55
Chi Phí
131,699,529,360
440,903,160,154
257,189,397,587
309,203,630,794
334.78
-183,713,762,567
58.33
Lợi Nhuận
39,828,111,906
34,692,677,749
1,097,954,234
-5,135,434,157
87.11
-33,594,723,515
3.16
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- NOI DUNG BAO CAO.doc
- MUC_LUC[2].doc