Với xu thế toàn cầu hóa như hiện nay, không có một nước nào trên thế giới có thế đơn phương phát triển kinh tế. Chính vì vậy các nước cần phải tăng cường hợp tác với nhau trên nhiều mặt, trong đó lĩnh vực đầu tư nước ngoài chính là yếu tố then chốt. Qua việc tìm hiểu tình hình và xu hướng phát triển của FDI trên thế giới, chúng ta có thể nhận thấy sự phát triển nhanh chóng của FDI và FDI ngày càng đóng một vai trò quan đối với sự phát triển của một quốc gia nói chung, của cả nền kinh tế thế giới nói riêng. Do đó, các nước cần phải đẩy mạnh việc thu hút FDI nhằm tạo những điều kiện thuận lợi nhất cho sự phát triển của quốc gia đó, đồng thời tìm kiếm những cơ hội đi đầu tư ra nước ngoài để tận dụng nguồn lực tại nước được đầu tư. Đối với Việt Nam, thực tiễn đã cho thấy đầu tư trực tiếp từ nước ngoài FDI đã đem lại những kết quả quan trọng cho sự phát triển kinh tế của đất nước. Chính vì vậy, nước ta cần đẩy mạnh các biện pháp nhằm thu hút FDI nhiều hơn nữa nhưng phải có chọn lọc và tăng cường khả năng tự chủ của nền kinh tế nhằm tránh những mặt tiêu cực do các yêu cầu kèm theo của FDI; đồng thời phải đẩy mạnh việc đi đầu tư sang các nước khác để nâng cao hiệu quả phát triển của nền kinh tế bền vững.
36 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 5341 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tình hình và xu hướng phát triển FDI trên thế giới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ác vụ M&A được thực hiện giữa các TNC lớn và tập trung vào các lĩnh vực công nghiệp ô tô, dược phẩm, viễn thông và tài chính ở các nước phát triển.
Mục đích chủ yếu :
Khai thác lợi thế của thị trươg mới mà hoạt động thương mại quốc tế hay đầu tư mới theo kênh truyền thống không mang lại hiệu quả mong đợi. Hoạt động M&A tạo cho các công ty cơ hội mở rộng nhanh chóng hoạt động ra thị trường nước ngoài.
Bằng con đường M&A, các TNC có thể sáp nhập các ty của mình với nhau hình thnàh một công ty khổng lồ hoạt độg trong nhiều lĩnh vự hay các công ty khác nhau cùng hoạt động trông một lĩnh vực có thể sáp nhập lại nhằm tăng khả năng cạnh tranh toàn cầu của tập đoàn
Các công ty vì mục đích quốc tế hoá sản phẩm muốn lấp chỗ trống trong hệ thống phân phối của họ trên thị trường thế giới
Thông qua đường M&A các công ty có thể giảm chi phí từng lĩnh vực nghiên cứu và phát triển sản xuất, phân phối và lưu thông.
M&A tao điều kiện thuận lợi cho việc tái cấu trúc các ngành công nghiệp và cơ cấu ngành công nghiệp ở các quốc gia, do đó, hình thức này đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển công nghiệp ở mọi quốc gia.
Các nhân tố thúc đẩy đầu tư nước ngoài FDI
Chênh lệch về năng suất cận biên của vốn giữa các nước
Có sự khác nhau về năng suất cận biên (số có thêm trong tổng số đầu ra mà một nhà sản xuất có được do dùng thêm một đơn vị của yếu tố sản xuất) của vốn giữa các nước. Một nước thừa vốn thường có năng suất cận biên thấp hơn. Còn một nước thiếu vốn thường có năng suất cận biên cao hơn. Tình trạng này sẽ dẫn đến sự di chuyển dòng vốn từ nơi dư thừa sang nơi khan hiếm nhằm tối đa hóa lợi nhuận. Vì chi phí sản xuất của các nước thừa vốn thường cao hơn các nước thiếu vốn. Tuy nhiên như vậy không có nghĩa là tất cả những hoạt động nào có năng suất cận biên cao mới được các Doanh nghiệp đầu tư sản xuất mà cũng có những hoạt động quan trọng, là sống còn của Doanh nghiệp thì họ vẫn tự sản xuất cho dù hoạt động đó cho năng suất cận biên thấp.
Chu kì sản phẩm
Đối với hầu hết các doanh nghiệp tham gia kinh doanh quốc tế thì chu kì sống của các sản phẩm này bao gồm 3 giai đoạn chủ yếu là: giai đoan sản phẩm mới; giai đoạn sản phẩm chín muồi; giai đoạn sản phẩm chuẩn hóa. Akamatsu Kaname (1962) cho rằng sản phẩm mới, ban đầu được phát minh và sản xuất ở nước đầu tư, sau đó mới được xuất khẩu ra thị trường nước ngoài. Tại nước nhập khẩu, ưu điểm của sản phẩm mới làm nhu cầu trên thị trường bản địa tăng lên, nên nước nhập khẩu chuyển sang sản xuất để thay thế sản phẩm nhập khẩu này bằng cách chủ yếu dựa vào vốn, kỹ thụât của nước ngoài(giai đoạn sản phẩm chín muồi). Khi nhu cầu thị trường của sản phẩm mới trên thị trường trong nước bão hòa, nhu cầu xuất khẩu lại xuất hiện(giai đoạn sản phẩm chuẩn hóa). Hiện tượng này diễn ra theo chu kỳ và do đó dẫn đến sự hình thành FDI.
Raymond Vernon (1966) lại cho rằng khi sản xuất một sản phẩm đạt tới giai đoạn chuẩn hóa trong chu kỳ phát triển của mình cũng là lúc thị trường sản phẩm này có rất nhiều nhà cung cấp. Ở giai đoạn này, sản phẩm ít được cải tiến, nên cạnh tranh giữa các nhà cung cấp dẫn tới quyết định giảm giá và do đó dẫn tới quyết định cắt giảm chi phí sản xuất. Đây là lý do để các nhà cung cấp chuyển sản xuất sản phẩm sang những nước cho phép chi phí sản xuất thấp hơn.
Lợi thế đặc biệt của các công ty đa quốc gia
Stephen H. Hymes (1960, công bố năm 1976), John H. Dunning (1981), Rugman A. A. (1987) và một số người khác cho rằng các công ty đa quốc gia có những lợi thế đặc thù (chẳng hạn năng lực cơ bản) cho phép công ty vượt qua những trở ngại về chi phí ở nước ngoài nên họ sẵn sàng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. Khi chọn địa điểm đầu tư, những công ty đa quốc gia sẽ chọn nơi nào có các điều kiện (lao động, đất đai,chính trị) cho phép họ phát huy các lợi thế đặc thù nói trên. Những công ty đa quốc gia thường có lợi thế lớn về vốn và công nghệ đầu tư ra các nước sẵn có nguồn nguyên liệu, giá nhân công rẻ và thường là thị trường tiêu thụ tiềm năng... ta dễ dàng nhận ra lợi ích của việc này.
Tiếp cận thị trường và giảm xung đột thương mại
Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài là một biện pháp để tránh xung đột thương mại song phương. Ví dụ, Nhật Bản hay bị Mỹ và các nước Tây Âu phàn nàn do Nhật Bản có thặng dư thương mại còn các nước kia bị thâm hụt thương mại trong quan hệ song phương. Đối phó, Nhật Bản đã tăng cường đầu tư trực tiếp vào các thị trường đó. Họ sản xuất và bán ô tô, máy tính ngay tại Mỹ và châu Âu, để giảm xuất khẩu các sản phẩm này từ Nhật Bản sang. Họ còn đầu tư trực tiếp vào các nước thứ ba, và từ đó xuất khẩu sang thị trường Bắc Mỹ và châu Âu.
Khai thác chuyên gia và công nghệ
Không phải FDI chỉ đi theo hướng từ nước phát triển hơn sang nước kém phát triển hơn. Chiều ngược lại thậm chí còn mạnh mẽ hơn nữa. Nhật Bản là nước tích cực đầu tư trực tiếp vào Mỹ để khai thác đội ngũ chuyên gia ở Mỹ. Ví dụ, các công ty ô tô của Nhật Bản đã mở các bộ phận thiết kế xe ở Mỹ để sử dụng các chuyên gia người Mỹ. Các công ty máy tính của Nhật Bản cũng vậy. Không chỉ Nhật Bản đầu tư vào Mỹ, các nước công nghiệp phát triển khác cũng có chính sách tương tự. Trung Quốc gần đây đẩy mạnh đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, trong đó có đầu tư vào Mỹ. Việc công ty đa quốc gia quốc tịch Trung Quốc là Lenovo mua bộ phận sản xuất máy tính xách tay của công ty đa quốc gia mang quốc tịch Mỹ là IBM được xem là một chiến lược để Lenovo tiếp cận công nghệ sản xuất máy tính ưu việt của IBM. Hay việc TCL (Trung Quốc) trong sáp nhập với Thompson (Pháp) thành TCL-Thompson Electroincs, việc National Offshore Oil Corporation (Trung Quốc) trong ngành khai thác dầu lửa mua lại Unocal (Mỹ) cũng với chiến lược như vậy.
Tiếp cận nguồn tài nguyên thiên nhiên
Để có nguồn nguyên liệu thô, nhiều công ty đa quốc gia tìm cách đầu tư vào những nước có nguồn tài nguyên phong phú. Làn sóng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài lớn đầu tiên của Nhật Bản vào thập niên 1950 là vì mục đích này. FDI của Trung Quốc hiện nay cũng có mục đích tương tự.
Lợi ích của việc thu hút vồn đầu tư nước ngoài FDI
Bổ sung cho nguồn vốn trong nước
Trong các lý luận về tăng trưởng kinh tế, nhân tố vốn luôn được đề cập. Khi một nền kinh tế muốn tăng trưởng nhanh hơn, nó cần nhiều vốn hơn nữa. Nếu vốn trong nước không đủ, nền kinh tế này sẽ muốn có cả vốn từ nước ngoài, trong đó có vốn FDI.
Tiếp thu công nghệ và bí quyết quản lý
Trong một số trường hợp, vốn cho tăng trưởng dù thiếu vẫn có thể huy động được phần nào bằng "chính sách thắt lưng buộc bụng". Tuy nhiên, công nghệ và bí quyết quản lý thì không thể có được bằng chính sách đó. Thu hút FDI từ các công ty đa quốc gia sẽ giúp một nước có cơ hội tiếp thu công nghệ và bí quyết quản lý kinh doanh mà các công ty này đã tích lũy và phát triển qua nhiều năm và bằng những khoản chi phí lớn. Tuy nhiên, việc phổ biến các công nghệ và bí quyết quản lý đó ra cả nước thu hút đầu tư còn phụ thuộc rất nhiều vào năng lực tiếp thu của đất nước.
Tham gia mạng lưới và sản xuất toàn cầu
Khi thu hút FDI từ các công ty đa quốc gia, không chỉ xí nghiệp có vốn đầu tư của công ty đa quốc gia, mà ngay cả các xí nghiệp khác trong nước có quan hệ làm ăn với xí nghiệp đó cũng sẽ tham gia quá trình phân công lao động khu vực. Chính vì vậy, nước thu hút đầu tư sẽ có cơ hội tham gia mạng lưới sản xuất toàn cầu thuận lợi cho đẩy mạnh xuất khẩu.
Tăng số lượng việc làm và đào tạo nhân công
Vì một trong những mục đích của FDI là khai thác các điều kiện để đạt được chi phí sản xuất thấp, nên xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sẽ thuê mướn nhiều lao động địa phương. Thu nhập của một bộ phận dân cư địa phương được cải thiện sẽ đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế của địa phương. Trong quá trình thuê mướn đó, đào tạo các kỹ năng nghề nghiệp, mà trong nhiều trường hợp là mới mẻ và tiến bộ ở các nước đang phát triển thu hút FDI, sẽ được xí nghiệp cung cấp. Điều này tạo ra một đội ngũ lao động có kỹ năng cho nước thu hút FDI. Không chỉ có lao động thông thường, mà cả các nhà chuyên môn địa phương cũng có cơ hội làm việc và được bồi dưỡng nghiệp vụ ở các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Nguồn thu ngân sách lớn
Đối với nhiều nước đang phát triển, hoặc đối với nhiều địa phương, thuế do các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nộp là nguồn thu ngân sách quan trọng. Chẳng hạn, ở Hải Dương riêng thu thuế từ công ty lắp ráp ô tô Ford chiếm 50 phần trăm số thu nội địa trên địa bàn tỉnh năm 2006.
CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ VỀ TÌNH HÌNH VÀ XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA FDI TRÊN THẾ GIỚI
Tình hình phát triển của FDI từ đầu thế kỉ XX đến giữa những năm 90 của thế kỉ XX
Từ đầu thế kỉ XX đến giữa những năm 90 của thế kỉ XX, cùng tình hình phát triển của nền kinh tế thế giới, FDI cũng có những thay đổi lớn đáng kể về nước chủ đầu tư, các nước nhận đầu tư và các lĩnh vực hoạt động được thể hiện qua các giai đoạn sau:
Từ 1875 – 1914:
Trong giai đoạn này, Anh là nước có nền kinh tế phát triển mạnh nhất thế giới, chính vì vậy chủ đầu tư chủ yếu trong giai đoạn này cũng là Anh. Nước nhận đầu tư là các nước thuộc địa, trong đó có Mỹ và các thuộc địa của Anh. Nông nghiệp, mỏ, đường sắt, công nghiệp chế biến là những lĩnh vực đầu tư được chú trọng nhằm tạo điều kiện về cơ sở hạ tầng cho quá trình khai thác nguyên, nhiên vật liệu tại các nước thuộc địa về phục vụ cho chính quốc. Nguồn vồn đầu tư chưa nhiều.
Từ 1919 – 1939:
Trong giai đoạn này, chủ đầu tư chủ yếu là các nước tư bản mạnh, trong đó vai trò của Mỹ ngày càng tăng, của Anh và các nước châu Âu khác giảm trừ Italia, tuy nhiên Anh vấn chiếm ưu thế và vẫn đứng trên Mỹ. Nước được đầu tư chủ yếu là các nước đang phát triển ( Châu Mỹ La Tinh giữ vị trí hàng đầu, Châu Á cũng trở thành khu vực có sức hấp dẫn) trên các lĩnh vực : mỏ và dầu lửa, đường sắt, dịch vụ công cộng, công nghiệp chế tạo. Nguồn vốn đâu tư đã có những bước tăng trưởng. Những lĩnh vực trên vẫn nhằm đáp ứng cho quá trình khai thác nguyên, vật liệu, phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ cho sự phát triển ngày càng mạnh của chủ nghĩa tư bản, đặc biệt là các nước ngày càng khẳng định vai trò của mình như Mỹ và Italia.
Từ 1945 đến giữa những năm 1960:
Mỹ đã trở thành nước đứng đầu trong số những chủ đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, tiếp theo sau là Anh và một số nước tư bản khác. Tuy nhiên, các nước được nhận đầu tư trong giai đoạn này chủ yếu là các nước phát triển ( trong đó có Châu Âu và Canada ) tập trung vào lĩnh vực mỏ và dầu lửa, đặc biệt là công nghiệp chế tạo và đẩy mạnh vào thương mại. Các nước phát triển tập trung vào những lĩnh vực này không những để cung cấp nguyên, vật liệu mà còn để chiếm lĩnh những thị trường được bảo hộ.
Từ giữa những năm 1960 đến cuối những năm 1970:
Mỹ vẫn duy trì là nước chủ đầu tư lớn nhất thế giới. Trong top đầu lúc này xuất hiện thêm Đức, Nhật Bản, hai nước này đã có sự phục hồi và phát triển mạnh mẽ sau hậu quả của chiến tranh thế giới lần thứ hai, đặc biệt là Nhật Bản với giai đoạn phát triển thần kì vào những năm 50 và 60 đã làm cho Nhật Bản cũng trở thành một trong những nước có chủ đầu tư lớn nhất trên thế giới. Ngoài ra, trong giai đoạn này đã bắt đầu có luồng vốn đáng kể xuất phát từ các nước đang phát triển. Tổng nguồn vốn đi đầu tư khá lớn. Trong giai đoạn này, các nước bắt đầu chuyển hướng sang sản xuất và kinh doanh các mặt hàng thâm dụng về vốn và kĩ thuật nên việc đầu tư vào các nước có trình độ về kĩ thuật và lao động là xu hướng chính. Chính vì vậy các nước nhận đầu tư trong giai đoạn này là các nước phát triển, trong đó Châu Âu gần như chiếm vị trí độc quyền. Các lĩnh vực đầu tư nổi bật là dầu lửa, công nghiệp chế tạo, thương mại. Động cơ của việc đầu tư là nhằm chiếm lĩnh và phát triển thị trường.
Thập kỷ 1980:
Trong giai đoạn này, vị trí nước đầu tư của Mỹ đã giảm tương đối vì Nhật Bản ngày càng khẳng định vai trò của mình trong nền kinh tế thế giới, trong giai đoạn này có sự xuất hiện của Pháp với vai trò của những chủ đầu tư trực tiếp ra nước ngoài khá lớn. Việc đầu tư lúc này được tập trung chủ yếu vào ba trung tâm kinh tế lớn nhất của thế giới là Hoa Kỳ, EU và Nhật Bản. Đó là những trung tâm rất lớn về công nghiệp, tài chính, dịch vụ. Sự phát triển của khoa học – kĩ thuật cùng với những công nghệ mới ra đời, việc sản xuất và kinh doanh giờ đây không còn phụ thuộc nhiều vào tài nguyên thiên nhiên mà đòi hỏi tập trung hơn về vốn, công nghệ và trình độ. Những ngành đỏi hỏi công nghệ cao đem lại lợi nhuận vô cùng lớn, tính cạnh tranh ngày càng cao giữa các nước. Chính vì thế, nguồn vốn đầu tư trong giai đoạn này cũng tập trung chủ yếu vào lĩnh vực: công nghiệp chế tạo, thương mại và dịch vụ. Các nước đầu tư trực tiếp nhiều vào các lĩnh vực này nhằm chiếm lĩnh, phát triển và bảo vệ thị trường của mình, giảm chi phí sản xuất.
Thập kỷ 1990:
Trong giai đoạn này, nước đầu tư chủ yếu vẫn là Mỹ, theo sau là các nước Nhật Bản, Anh, Đức và vẫn tập trung vào các ngành đòi hỏi công nghệ cao như công nghiệp chế tạo, các ngành thương mại và dịch vụ với mức độ cạnh tranh ngày càng lớn. Các nước phát triển đi đầu tư lẫn nhau là chủ yếu ( ba trung tâm kinh tế lớn của thế giới), ngoài ra còn đầu tư vào một số nền kinh tế đang lên và có tiềm năng ở Châu Á như Singapore, Hong Kong, Hàn Quốc,…nhằm chiếm lĩnh thị trường ngày càng sâu rộng hơn nữa và tăng khả năng cạnh tranh của mỗi nền kinh tế. Nguồn vốn đầu tư tăng mạnh hơn với giá trị ngày càng lớn.
Tình hình vận động của FDI từ năm 2000 đến trước cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008:
Trong giai đoạn này, cùng với quá trình toàn cầu hóa ngày càng diễn ra mạnh mẽ, dòng vốn FDI ngày càng tăng và tăng lên nhiều so với các giai đoạn trước, tăng lên ở hầu hết các khu vực, các nền kinh tế. Các nước phát triển, đặc biệt là các nước vốn là chủ đầu tư FDI lớn từ trước như Anh, Mỹ, Nhật Bản, Đức… vẫn là những nước thu hút được được lượng vốn FDI lớn nhất thế giới. Bên cạnh đó, các nước đang phát triển cũng ngày trở nên hấp dẫn hơn với các chủ đầu tư, đặc biệt là các nước thuộc khu vực Châu Á như Trung Quốc đại lục, Ấn Độ, Hong Kong, Đài Loan,…Giai đoạn này cũng là giai đoạn có sự tăng lên kỉ lục của tổng đầu tư FDI vào năm 2007, đạt 1538 tỷ USD, vượt qua con số kỉ lục cũ năm 2000. Sự gia tăng ngày càng mạnh của FDI đóng một vai trò ngày càng quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế thế giới: giúp các nước phát triển mở rộng thị trường và bành trướng sức ảnh hưởng của mình nhằm chi phối hơn nữa nền kinh tế thế giới; đối với các nước đang phát triển, FDI đóng vai trò khá lớn trong tổng số vốn đầu tư toàn xã hội, chiếm khoảng 10% tổng số vốn đầu tư cho tài sản cố định ở các nước này; sự chuyển giao công nghệ đã giúp các nước tăng trưởng kinh tế mạnh, Châu Á ngày càng trở thành điểm đầu tư hấp dẫn với, nhất là Trung Quốc và Ấn Độ. Đồng thời, các nước đang phát triển cũng trở thành những nhà đầu tư với lượng vốn ngày càng tăng.
Các lĩnh vực đầu tư nổi bật phụ thuộc vào tình hình thực tế của từng khu vực, từng châu lục trên thế giới:
Các nước đang phát triển ở Châu Phi: tập trung chủ yếu là các lĩnh vực khai thác nguồn nhiên liệu như dầu mỏ, gas…
Các nước đang phát triển ở Nam, Đông và Đông Nam Á, Châu Đại dương: FDI tập trung vào lĩnh vực dịch vụ và công nghệ cao, FDI ra tăng lên trong các lĩnh vực khai thác nguồn lực tự nhiên.
Các nước đang phát triển ở Đông Á: FDI tăng lên trong các ngành liên quan đến năng lượng
Các nước đang phát triển ở Mỹ La Tinh và Caribean: tăng trong các lĩnh vực sử dụng nguồn lực tự nhiên và chế tạo
Các nước Trung – Đông Âu và Liên bang các quốc gia độc lập: FDI tăng nhiều vào lĩnh vực chế tạo và lĩnh vực sử dụng nguồn lực tự nhiên.
Các nước phát triển: FDI tăng lên vào tất cả các lĩnh vực từ các ngành công nghiệp sử dụng công nghệ cao đến thương mại, dịch vụ trong tài chính – ngân hàng nhằm chiếm lĩnh thị trường, nhất là các thị trường tiêu thụ các sản phẩm đắt tiền, yêu cầu chất lượng cao.
Những đặc điểm trên được thể hiện qua các số liệu cụ thể qua từng năm của giai đoạn. Nhìn về mặt tổng thể, tổng lưu lượng vốn FDI ròng trong cả giai đoạn này tăng lên đáng kể so với 10 năm trước. Tuy nhiên, sau khi đạt mức rất cao vào năm 2000, khoảng trên 1200 tỷ USD thì vào các năm 2001 -2004 , tổng dòng chảy FDI ròng đã giảm hẳn, sau đó vào 2005, lại có mức tăng trởi lại, vượt cả năm 2000 và đạt đến đỉnh điểm vào năm 2007. Mặc dù, tổng lưu lượng FDI ròng có sự giảm sút trong các năm 2001 – 2005 nhưng tỷ trọng FDI đầu tư vào các nước đang phát triển không hề giảm xuống mà còn có xu hướng tăng lên, đến năm 2007, dòng chảy FDI vào châu Á đạt khoảng 27% trong tổng lưu lượng FDI ròng trên toàn thế giới.
Tình hình FDI năm 2000:
Theo báo cáo đầu tư FDI của UNCTAD, tổng đầu tư trực tiếp FDI vào năm 2000 tăng 18% so với năm trước, đạt mức kỷ lục 1300 tỷ USD, dòng chảy FDI này đã tăng liên tục từ năm 1991, thời kì tăng trưởng dài nhất trong vòng 30 năm. Trong ba nhóm các nền kinh tế (các nước phát triển, các nước đang phát triển , Trung và Đông Âu), các nước phát triển có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong tổng dòng vốn FDI (21% so với năm trước), vượt quá 1000 tỷ USD (hình 1). Tuy nhiên, tỷ lệ phân bổ FDI giảm xuống đối với các nước đang phát triển (hình 2) thấp nhất trong vòng một thập kỉ từ 1991 – 2000.
Hình 1: Dòng chảy FDI đi vào ( theo nhóm các nền kinh tế) giai đoạn 1990 - 2000
Hình 2: Tỷ lệ phân bổ FDI vào các nền kinh tế khác nhau giai đoạn 1990 - 2000
Các năm 2001 – 2003:
Tổng đầu tư FDI trong giai đoạn này giảm hẳn, giảm liên tiếp trong các năm 2001, 2002, 2003 xuống dưới mức chỉ còn bằng khoảng ½ tổng vốn đầu tư FDI năm 2000, cụ thể như sau:
- Năm 2001, tổng vốn đầu tư FDI giảm xuống ở hầu hết các khu vực, tổng số vốn FDI đầu tư vào các nước phát triển đã giảm dần một nửa xuống còn khoảng 500 tỷ USD, các nước đang phát triển khác cũng giảm xuống từ 240 tỷ USD xuống còn 225 tỷ USD ngoại trừ châu Phi. Dòng vốn FDI ra từ các nước phát triển cũng giảm xuống. Tại các nước Mỹ - Latinh, trong khi luồng vốn FDI đổ vào Argentina và Brazil giảm xuống thì Mexico lại thu hút nhiều vốn đầu tư vào, vượt qua cả Brazil trở thành nước được nhận đầu tư lớn nhất trong khu vực. Tại Châu Á, Ấn Độ là nước có sự gia tăng thu hút đầu tư nhưng vẫn không bù lại sự sụt giảm tại Trung Quốc và Hong Kong, tuy nhiên sự ra nhập của Trung Quốc vào WTO sẽ đem lại những ảnh hưởng mới trong những năm tiếp theo.Tại châu Phi, tổng số vốn FDI thu hút vào khu vực tăng từ 9 tỷ USD năm 2000 lên 11 tỷ USD năm 2001, với sự gia tăng của các nhà đầu tư vào Morocco và Nam Phi cho dù có sự sụt giảm đầu tư vào Ai Cập. Trong khi đó, các nước ở khu vực Trung và Đông Âu vẫn giữ được dòng vốn đi vào ổn định vào khoảng 27 tỷ USD, dòng vốn đi vào Ba Lan lại giảm trong khi đó dòng vốn đi vào Nga, Hungari, Séc tăng nhẹ.
- Vào các năm 2002, 2003, đầu tư trực tiếp FDI vào các nước phát triển tiếp tục giảm, xuống còn 460 tỷ USD vào năm 2002 – thấp chưa từng có kể từ năm 1998. Chỉ riêng Anh và Mỹ đã chiếm khoảng 54% sự sụt giảm về thu hút vốn đầu tư FDI trong năm 2002. Với vai trò là các nước được nhận đầu tư từ FDI, Mỹ đã tụt hạng từ vị trí thứ nhất xuống vị trí thứ tư. Các giao dịch xuyên quốc gia về sáp nhập và mua lại doanh nghiệp (M&A) cũng tiếp tục giảm từ 7.894 giao dịch M&A, trị giá 1.144 tỷ USD vào năm 2000 xuống còn 4.493 giao dịch, trị giá 370 tỷ USD vào năm 2002. Mặc dù vậy, với việc đẩy nhanh hội nhập vào nền kinh tế thế giới, Trung Quốc vẫn khẳng định sức hút đặc biệt về FDI với tổng giá trị vốn giải ngân tăng liên tục trong 4 năm vừa qua, từ 40,3 tỷ USD năm 1999 lên 52,7 tỷ USD năm 2002. Còn tại Việt Nam, cùng khoảng thời gian này, FDI giải ngân giảm từ 1,7 tỷ USD xuống 1,2 tỷ USD. Năm 2003 là năm thứ ba liên tiếp tổng FDI giảm, dòng vốn FDI vào các nước phát triển đạt mức 367 tỷ USD, thấp hơn 25 % so với năm 2002. Tại Mỹ, dòng vốn FDI vào Mỹ giảm 53%, thấp nhất trong vòng 12 năm qua. Tại Trung và Đông Âu, FDI cũng giảm từ 31 tỷ USD xuống còn 21 tỷ USD. Trong năm 2003, chỉ có các nước đang phát triển ở châu Á và châu Phi là có sự tăng trưởng trong việc thu hút đầu tư FDI, tăng 9% đạt mức 172 tỷ USD.
Tổng dòng chảy FDI vào các nước ( nước nhận)
Tổng FDI đi ra ( nước đi đầu tư)
Nguyên nhân của sự sụt giảm liên tiếp trong ba năm này là:
Do hậu quả của cuộc khủng bố ngày 11/9/2001 vào nước Mỹ - nền kinh tế hàng đầu thế giới nên kinh tế thế giới đã bị tác động mạnh, trong đó có FDI. Các kế hoạch đầu tư vào Mỹ - một nước là chủ đầu tư đồng thời là người đi đầu tư rất lớn trong tổng số vốn đầu tư FDI đã bị đình trệ, giảm sút, các nhà đầu tư lo ngại khi đầu tư vào Mỹ vì môi trường đầu tư vào Mỹ không còn an toàn. Từ đó dẫn đến sự giảm mạnh trong lợi nhuận của các nước đi đầu tư, kéo theo sự suy giảm trong GDP; giá cổ phiếu trên các thị trường chứng lớn tại Mỹ liên tiếp xuống hạng từ đó dẫn đến tốc độ đổi mới cơ cấu doanh nghiệp cũng như quá trình tư nhân hoá đang diễn ra chậm chạp tại nhiều nước, sự sụt giảm lớn về giá trị của các giao dịch xuyên quốc gia về sáp nhập và mua lại doanh nghiệp.
Tác động của cuộc khủng bố 11/9 đến kế hoạch đầu tư
Từ năm 2004 đến cuối 2007:
- Năm 2004 – 2007: sau ba năm liên tiếp sụt giảm, FDI trong các năm này đã có những bước tăng trưởng mạnh. Khởi đầu với sự gia tăng của dòng vồn FDI vào ở mức tăng 2 % so với năm 2003, dòng chảy FDI vào các nước đang phát triển tăng lên 40 % đạt mức 233 tỷ USD, chiếm 36% tổng số vốn đầu tư vào của FDI, là mức cao nhất kể từ năm 1997. Tiếp đến năm 2005, tổng FDI đạt mức 916 tỷ USD, tăng 27 % so với năm 2004. Tuy nhiên con số này vẫn còn thấp hơn nhiều so với năm 2000. FDI đầu tư vào các nước phát triển đã tăng 37% so với cùng kì năm trước, Anh là nước nhận đầu tư lớn nhất trong năm này tăng 108 tỷ USD, đạt tổng số 165 tỷ USD. Ở châu Á, các nước nhận được đầu tư nhiều là Trung Quốc và Ấn Độ, ngoài ra còn có Thái Lan, Malaysia, Hàn Quốc. Nguyên nhân chính xuất phát từ sự phục hồi kinh tế của các đầu tàu Mỹ, Nhật Bản, cùng với sự vươn lên mạnh mẽ của Ấn Độ, Trung Quốc. Ngoài ra là xu hướng gia tăng các giao dịch xuyên quốc gia mua lại và sáp nhập các công ty lớn (merger & acquisition - Q&A).
- Sau bốn năm tăng trưởng, cuối cùng vào năm 2007, tổng đầu tư FDI toàn cầu tăng 30% so với năm trước đạt mức kỷ lục 1833 tỷ USD, vượt qua cả mức kỉ lục cũ được thiết lập vào năm 2000 bất chấp cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ vào nửa cuối năm 2007. Theo UNCTAD, lợi nhuận công ty tăng và luồng tiền mặt khá dồi dào đã giúp tăng giá trị các vụ sáp nhập và mua bán xuyên biên giới, hiện chiếm một bộ phận lớn trong luồng vốn FDI. Mỹ dẫn đầu về thu hút FDI, trong năm 2007, Mỹ vẫn là địa chỉ thu hút FDI nhiều nhất với 193 tỷ USD, tăng 10% so với năm 2006, tuy tốc độ tăng này chậm hơn so với nhiều nước khác. Trung Quốc là nước nhận được nhiều FDI nhất trong số các nước đang phát triển với 67,3 tỷ USD, tuy giảm 3,1% so với năm 2006.
Nguồn FDI vẫn tăng ở cả ba nhóm kinh tế gồm các nền kinh tế phát triển, các nền kinh tế đang phát triển và các nền kinh tế trong thời kỳ quá độ như Đông Nam Âu và Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG). Nguồn FDI đổ vào nhóm thứ nhất tăng trong bốn năm liên tiếp, lên tới gần một nghìn tỷ USD. Khoảng 224 tỷ USD của nguồn FDI đổ vào nhóm thứ hai được dành cho các khu vực như Nam Á, Đông Á, Đông Nam Á và châu Đại Dương. FDI đổ vào nhóm thứ ba tăng 41% lên mức kỷ lục 98 tỷ USD. Ủy ban kinh tế Mỹ Latinh và Caribe của Liên hiệp quốc (CEPAL) đánh giá, mặc dù phải đối mặt với những biến động của thị trường tài chính quốc tế và cuộc khủng hoảng trên thị trường vay thế chấp ở Mỹ song các nước khu vực Mỹ Latinh đã hạn chế những tác động từ bên ngoài và tạo bước đột phá trong phát triển kinh tế với mức tăng trưởng bình quân 5,6%; thu hút FDI 95 tỷ USD, cao nhất trong tám năm trở lại đây.
Khu vực Đông Nam Á trở nên hấp dẫn hơn đối với việc tìm kiếm hiệu quả đầu tư FDI, những quốc gia như Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia và Việt Nam đang có kế hoạch cải thiện đáng kể hạ tầng cơ sở của mình.
Dòng vốn FDI theo nhóm các nền kinh tế từ 2005-2007( tỷ USD)
FDI với cuộc khủng hoảng kinh tế hiện nay:
Sơ qua về cuộc khủng hoảng kinh tế từ 2008 – 2009:
Cuối năm 2007, tình hình tài chính tại Mỹ đã có dấu hiệu của sự khủng hoảng, kéo theo việc các trung tâm tài chính khác trên thế giới cũng bất ổn theo. Đến năm 2008, khủng hoảng tài chính chính thức bùng nổ tại Mỹ và lan rộng toàn cầu, kéo theo sự sụp đổ đồng loạt của nhiều định chế tài chính khổng lồ, thị trường chứng khoán khuynh đảo. Nguyên nhân sâu xa của cơn địa chấn tài chính bắt nguồn từ khủng hoảng tín dụng và nhà đất tại Mỹ. Bong bóng bất động sản càng lúc càng phình to đã đặt thị trường nhà đất và tiếp đó là tín dụng tại Mỹ cũng như nhiều quốc gia châu Âu vào thế nguy hiểm. Cho vay dưới chuẩn tăng mạnh là khởi điểm cho quả bong bóng tại thị trường nhà đất. Các ngân hàng cho vay cầm cố bất động sản mà không quan tâm tới khả năng chi trả của khách. Dư nợ trong mảng này nhảy từ 160 tỷ USD của năm 2001 lên 540 tỷ vào năm 2004 và bùng nổ thành 1.300 tỷ vào năm 2007. Theo ước tính vào cuối quý III năm 2008, hơn một nửa giá trị thị trường nhà đất Mỹ là tiền đi vay với một phần ba các khoản này là nợ khó đòi. Trước đó, để đối phó với lạm phát, FED đã liên tiếp tăng lãi suất từ 1% vào giữa năm 2004 lên 5,25% vào giữa năm 2006 khiến lãi vay phải trả trở thành áp lực quá lớn với người mua nhà.
Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính hiện nay tới đầu tư FDI của thế giới:
Theo các báo cáo đầu tư FDI của UNCTAD, cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính đã khiến dòng vốn FDI đi vào các nước trên toàn cầu giảm 14% từ 1979 tỷ USD ( FDI inflow) vào năm 2007 xuống còn 1697 tỷ USD vào năm 2008. Tình trạng này vẫn tiếp tục diễn ra vào năm 2009, theo khảo sát với 96 quốc gia vào quý I năm 2009, dòng vốn FDI đổ vào giảm xuống dưới 44% so với cùng kì năm 2008. Sự tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế này lên FDI có sự khác biệt giữa ba nhóm nền kinh tế : tại các nước phát triển, nơi bắt đầu và chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ cuộc khủng hoảng thì dòng vốn FDI đi vào giảm mạnh, trong khi tăng tại các nước đang phát triển và các nước thuộc Trung và Đông Âu. Tuy nhiên sự khác biệt này cũng nhanh chóng bị dừng lại vào cuối năm 2008 đầu năm 2009.
Dữ liệu cho năm 2008 và 2009 chỉ ra rằng đối với nhiều nước phát triển, dòng vốn FDI đã giảm, chủ yếu là do kết quả của cuộc khủng hoảng thanh khoản trong thị trường tiền tệ và nợ nần, ước tính sơ bộ cho thấy một sự suy giảm của khoảng 33% so với dòng chảy trong năm 2007 cho nhóm này. FDI đầu tư vào Phần Lan, Đức, Hungary, Ý, và Anh Quốc đều giảm đi (bảng 1), ngay cả khi so sánh với năm 2006. Sự sụt giảm thu nhập của các nước phát triển, các tập đoàn xuyên quốc gia (TNCs) và sự suy giảm một trong các khoản vay hợp vốn ngân hàng đã hạn chế tài chính cho đầu tư. Sự sụt giảm trong giao dịch mua lại thừa hưởng cũng làm trì trệ việc sáp nhập xuyên biên giới và mua lại (M & As). Mua bán qua biên giới M & A doanh số bán hàng ở các nước đang phát triển đã giảm cường độ tương tự (33%) vì ước tính dòng vốn FDI trong năm 2008 giảm (bảng 1).
Trong nền kinh tế đang phát triển, mặc dù cũng chịu những tác động tồi tệ nhất của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu nhưng tốc độ tăng trưởng thu hút FDI để phát triển quốc gia vẫn tăng nhẹ trong năm 2008, khoảng 4%. Dòng chảy sang Tây Á giảm đáng kể (hơn 20%), sau các mức đăng ký kỷ lục năm ngoái, do có sự sụt giảm trong nhu cầu sử dụng dầu, chi phí tăng cao. Ngược lại, dòng chảy FDI vào châu Mỹ La tinh và vùng Caribê được dự kiến sẽ cho thấy khả năng phục hồi đáng kể, đã tăng 13% trong năm 2008, một phần là do kết quả của sự gia tăng trong dòng chảy FDI tới Nam Mỹ, tuy nhiên vẫn chữa đựng những rủi ro suy giảm cao. FDI chảy vào các nền kinh tế chuyển đổi của Đông Nam Châu Âu và Cộng đồng các quốc gia độc lập (CIS) được ước tính đã duy trì xu hướng đi lên của họ bất chấp khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế toàn cầu, và xung đột khu vực. Trong số các nước đang phát triển và các nền kinh tế chuyển đổi, lớn nhất (Brazil, Liên bang Nga, Ấn Độ, và Trung Quốc) đã trải qua một sự gia tăng FDI trong năm 2008. Tương tự như vậy, giao dịch qua biên giới M & A trong nước đang phát triển cũng tăng 16%, với phần lớn là tăng vốn đăng ký của châu Phi và châu Á (bảng 1). Trong ngắn hạn, các tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính và kinh tế FDI vẫn chiếm ưu thế và tiếp tục làm giảm hơn nữa tổng vốn FDI trong năm 2009 ở mọi nền kinh tế. Tuy nhiên, nhiều nhân tố tích cực đã và đang xảy ra cho thấy một sự hồi sinh của dòng vốn đầu tư quốc tế. Những yếu tố này bao gồm các cơ hội đầu tư dựa trên tài sản giá rẻ và tái cơ cấu ngành công nghiệp, số lượng tương đối lớn các nguồn lực tài chính sẵn có ở các nước đang phát triển và tiền mặt sẵn có ở nước xuất khẩu dầu mỏ, sự mở rộng nhanh chóng của các hoạt động như ngành công nghiệp năng lượng mới và các khả năng phục hồi tương đối của các công ty quốc tế.
Bảng 1: Dòng vốn FDI vào và số liệu về buôn bán xuyên biên giới theo vùng và nền kinh tể 2007 – 2008
IV. Tìm hiểu sơ qua về báo cáo đầu tư FDI 2010 của UNCTAD và dự đoán xu thế phát triển của FDI trong các năm tới:
Về báo cáo đầu tư trực tiếp ra nước ngoài FDI 2010:
* Xu hướng FDI và cái nhìn toàn cảnh về nó:
FDI toàn cầu đã có những dấu hiệu của sự phục hồi nhưng còn khiêm tốn vào nửa đầu năm 2010, nhưng đây là tia hy vọng cho sự phục hồi lớn hơn nữa về FDI ít nhất là trong ngắn hạn. UNCTAD dự kiến luồng vốn toàn FDI cầu đạt khoảng 1200 tỷ USD hết 2010, dự kiến tăng đạt 1300 đến 1500 tỷ USD vào năm 2011, hướng tới 1600 - 2000 tỷ USD vào năm 2012. Tuy nhiên, những triển vọng này của FDI còn mang đầy rủi ro và bất trắc, bao gồm cả sự mong manh của sự phục hồi kinh tế toàn cầu. Khủng hoảng kinh tế đã ảnh hưởng lớn đến hoạt động mua bán và sáp nhập qua biên giới ( M & A)của các nước cũng như các tập đoàn xuyên quốc gia, làm giảm đi 77% các hợp đồng M&A so với năm 2008. Hoạt động này vẫn đạt ở mức thấp vào năm 2009, khoảng 250 tỷ USD, tuy nhiên đã tăng lên 36 % vào năm tháng đầu năm 2010 so với cùng kỳ năm trước.Các nền kinh tế đang chuyển đổi phát triển và thu hút được một nửa của luồng vốn FDI toàn cầu, và họ cũng đầu tư một phần vào FDI toàn cầu. Họ đang dẫn đầu trong công cuộc phục hồi FDI. Hầu hết các khu vực đều được kì vọng sẽ tăng trưởng dòng vốn FDI trong năm 2010: Châu Phi đang chứng kiến sự nổi lên của các nguồn mới của FDI. Nâng cấp nền công nghiệp thông qua FDI ở châu Á đang lan rộng đến nhiều quốc gia.
Chỉ số FDI toàn cầu hàng quý từ năm 2000 đến quý I năm 2010
Tỷ lệ buôn bán biên giới và các lĩnh vực đầu tư lớn 2007 - 2010
Tình hình mua bán và sáp nhập qua biên giới và các dự án mới từ năm 2005 đến 5/2010
* Chính sách khuyến khích thu hút FDI
Một sự phân đôi trong xu hướng chính sách đầu tư đang nổi lên do ảnh hưởng đồng thời của nhu cầu về tự do hóa đầu tư và xúc tiến đầu tư hơn nữa và việc theo đuổi các mục tiêu chính sách công khác. Gói kích cầu kinh tế và viện trợ Nhà nước cũng tác động đến đầu tư nước ngoài nhưng sự bảo hộ đầu tư không diễn ra quá lớn. Các hiệp định đầu tư quốc tế ngày càng mở rộng, với hơn 5.900 điều ước quốc tế hiện nay (trung bình bốn điều ước quốc tế đã ký kết một tuần trong năm 2009) cũng có tác động lớn trong chính sách đầu tư riêng của từng nước trong việc cải tạo môi trường đầu tư cho phù hợp với các hiệp định
* Đầu tư vào các nền kinh tế ít carbon :
Sáng kiến toàn cầu, chẳng hạn như đầu tư vào nông nghiệp, cải cách hệ thống tài chính toàn cầu, và giảm nhẹ biến đổi khí hậu đang ngày càng có ảnh hưởng trực tiếp việc đầu tư. Đối với các nước đang phát triển, việc đầu tư vào các nền kinh tế ít các bon giúp nâng cấp năng lực sản xuất của họ và khả năng cạnh tranh xuất khẩu, giúp họ quá trình chuyển đổi dần dần sang một nền kinh tế ít carbon. Tuy nhiên, đầu tư này cũng mang đến cả rủi ro về cả mặt kinh tế và xã hội nhưng mức độ và tác động là khó đánh giá. Việc tăng cường đầu tư nhưng quan tâm đến vấn đề môi trường sẽ đảm bảo sự phát triển kinh tế bền vững.
* Khó khăn trước mắt: có 3 khó khăn đặt ra cho sự phát triển của FDI:
- Sự cạnh tranh trong chính sách để đi và nhận đầu tư (tự do hóa so với quy định; quyền và nghĩa vụ của Nhà nước và nhà đầu tư);
- Tăng cường các mối quan hệ giữa đầu tư và phát triển, chẳng hạn như mối quan hệ giữa đầu tư nước ngoài và nghèo đói, và mục tiêu phát triển quốc gia;
- Đảm bảo sự gắn kết giữa các chính sách đầu tư quốc gia và quốc tế, và giữa chính sách đầu tư và chính sách công cộng khác.
Tình hình FDI thực tế gần đấy và dự đoán xu thế trong những năm tiếp theo:
Báo cáo nghiên cứu mới nhất của ngân hàng ANZ cho rằng các tín hiệu phục hồi của nền kinh tế thế giới đã bắt đầu xuất hiện, đặc biệt là tại châu Á. "Những dấu hiệu đầu tiên của sự phục hồi tăng trưởng trong khu vực dường như có thể chắc chắn nhận ra ở Đông Bắc Á, Đài Loan và ở mức độ thấp hơn là Hàn Quốc, là những nền kinh tế đầu đàn trong khu vực. Do các đơn hàng xuất khẩu tăng lên, chúng ta có thể hy vọng về sự phục hồi trong đầu tư và thu nhập từ đó có tác động đến mức tiêu dùng. Quá trình này sẽ tạo thêm đà phục hồi trong năm 2010 và sẽ đạt được xu hướng tăng trưởng vào năm 2011. Đối với nhu cầu xuất khẩu, chúng tôi dự đoán sẽ có sự phục hồi bắt nguồn từ Mỹ, do các chính sách mạnh mẽ ở đây, rồi sau đó là đến các quốc gia châu Âu", báo cáo này viết.Tuy nhiên, báo cáo cũng cho rằng kết quả cụ thể ra sao vẫn phụ thuộc vào nhiều yếu tố bên ngoài, chẳng hạn như kết quả của các chương trình kích cầu được thực hiện vào cuối 2009 hoặc đầu 2010. Bên cạnh đó, các yếu tố khác cũng quan trọng không kém là sự ổn định của giá nhà đất tại Mỹ, mức thất nghiệp tại các nước G7 và việc nối lại hoạt động cho vay bình thường của các ngân hàng trên thế giới. Khi đó, niềm tin của người tiêu dùng mới quay lại, giúp cho việc vay tiền và tiêu dùng các loại hàng hóa từ châu Á được phục hồi.
Khảo sát mới nhất của UNCTAD "Triển vọng đầu tư thế giới 2009-2011" tiến hành với 241 doanh nghiệp lớn nhất thế giới cho thấy các doanh nghiệp lớn tin tưởng FDI sẽ hồi phục vào năm 2011. Kết luận khái quát nhất là sự phục hồi của dòng vốn FDI sẽ bắt đầu vào năm 2010 và tăng dần từng bước. Đà tăng thực sự sẽ trở lại vào năm 2011. Suy thoái toàn cầu khiến FDI giảm 15% so với năm 2008 và tiếp tục giảm trong ngắn hạn. 85% doanh nghiệp được khảo sát thừa nhận bị tác động tồi tệ từ cuộc suy giảm kinh tế, còn 79% báo cáo cuộc khủng hoảng tài chính đã ảnh hưởng nặng nề đến kế hoạch đầu tư của họ. Hậu quả là 58% đã có dự định giảm đầu tư trong năm 2009. Có hai lý do cho sự lạc quan trong giai đoạn tới. Thứ nhất, các công ty được khảo sát tin tưởng rằng môi trường đầu tư toàn cầu sẽ được cải thiện đáng kể vào năm 2011. Thứ hai, họ có vẻ rất chắc chắn về việc gia tăng sự hiện diện của mình ở nước ngoài. Một nửa trong số đó đưa ra ước tính lượng vốn FDI của họ vào năm 2011 sẽ cao hơn số vốn họ bỏ ra năm 2008. Một điểm cần chú ý là mức độ lạc quan của các doanh nghiệp phụ thuộc vào từng quốc gia. Phần lớn các doanh nghiệp còn lạc quan đến từ các nước đang phát triển, nhất là các nước châu Á, trong khi đó Nhật và các nước phát triển lại đắn đo nhiều hơn. Việt Nam vẫn là một trong những địa chỉ "vàng" hấp dẫn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong thời gian tới bên cạnh các nước Trung Quốc, Mỹ, Ấn Độ, Brazil, Nga, Anh, Đức, Úc, Indonesia, Canada, Mexico, Phần Lan, Pháp và Thái Lan. So với cuộc khảo sát năm ngoái, top 5 điểm đến đầu tư vẫn không thay đổi. Điều đặc biệt là, trong top 15 nước đầu bảng chỉ có duy nhất một nước thuộc vùng Trung và Đông Âu, vốn là một khu vực phụ thuộc rất nhiều vào dòng vốn FDI. Quốc gia này chính là Phần Lan, được các nhà đầu tư đánh giá cao vì tốc độ tăng trưởng của thị trường, quy mô của thị trường và mức độ hội nhập vào thị trường khu vực.
CHƯƠNG III: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ THU HÚT
VỐN FDI TẠI VIỆT NAM
Tình hình FDI tại Việt Nam
(Nguồn FDI đầu tư vào Việt Nam từ 1998 – 2008)
Trong thập niên 80 và đầu thập niên 90, dòng FDI vào Việt Nam còn nhỏ. Đến năm 1991, tổng vốn FDI ở Việt Nam mới chỉ là 213 triệu đô-la Mỹ. Tuy nhiên, con số FDI đăng ký đã tăng mạnh từ 1992 và đạt đỉnh điểm vào 1996 với tổng vốn đăng ký lên đến 8,6 tỷ đô-la Mỹ. Sự tăng mạnh mẽ của FDI này là do nhiều nguyên nhân. Các nhà đầu tư nước ngoài bị thu hút bởi tiềm năng của một nền kinh tế đang trong thời kỳ chuyển đổi với một thị trường phần lớn còn chưa được khai thác. Thêm vào đó, các nhà đầu tư nước ngoài còn bị hấp dẫn bởi hàng loại các yếu tố tích cực khác như lực lượng lao động dồi dào, giá nhân công rẻ và tỷ lệ biết chữ cao.
Bên cạnh những yếu tố bên trong còn có các yếu tố bên ngoài đóng góp vào việc gia tăng của FDI. Thứ nhất là làn sóng vốn chảy dồn về các thị trường mới nổi trong những năm 80 và đầu những năm 90. Trong các thị trường này, Đông Nam Á là một điểm chính nhận FDI. Năm 1990, các nước Đông Nam Á thu hút 36% tổng dòng FDI đến các nước đang phát triển. Thứ hai là dòng vốn nước ngoài vào các nền kinh tế quá độ khối xã hội chủ nghĩa trước đây, nơi mà họ cho rằng đang có các cơ hội kinh doanh mới và thu lợi nhuận. Thứ ba, là các nước mạnh trong vùng (cụ thể là Mã-lai-xi-a, Xin-ga-po, Thái-lan,…) đã bắt đầu xuất khẩu vốn. Là một nền kinh tế đang trong thời kỳ quá độ ở Đông Nam Á, Việt Nam có được lợi thế từ các yếu tố này.
Trong khoảng thời gian 1991-1996, FDI đóng một vai trò quan trọng trong việc tài trợ cho sự thiếu hụt trong tài khoản vãng lai của Việt Nam và đã có những đóng góp cho cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam.
Trong giai đoạn 1997-1999, Việt Nam đã trải qua một giai đoạn tụt dốc của nguồn FDI đăng ký, cụ thể là 49% năm 1997, 16% năm 1998 và 59% năm 1999, một phần là do khủng hoảng tài chính châu Á. Năm nước đầu tư lớn nhất vào Việt Nam đều từ khu vực châu Á và phải đối mặt với những khó khăn thực sự tại quốc gia của mình. Để bảo đảm cho hoạt động kinh doanh tại nước mình, các nhà đầu tư này đã buộc phải huỷ hoặc hoãn các kế hoạch mở rộng ra nước ngoài. Cuộc khủng hoảng cũng buộc các nhà đầu tư phải sửa đổi thấp đi chỉ tiêu mở rộng sang châu Á. Cuộc khủng hoảng cũng đã dẫn đến việc đồng tiền của các nước Đông Nam Á bị mất giá. Việt Nam, do vậy, cũng trở nên kém hấp dẫn đối với những dự án tập trung vào xuất khẩu. Hơn nữa, các nhà đầu tư nước ngoài cũng nhận ra rằng các dự kiến về nhu cầu của thị trường đã bị thổi phồng. Các bức rào cản cho việc kinh doanh cũng trở nên rõ ràng hơn.
Giai đoạn 2000-2002: Giá trị FDI đăng ký tăng trở lại vào năm 2000 với mức 25,8% và 2001 với mức 22,6%, nhưng vẫn chưa được hai phần ba so với năm 1996. FDI đăng ký tăng vào năm 2001 và 2002 là kết quả của dự án đường ống Nam Côn Sơn (2000) với tổng vốn đầu tư là 2,43 tỷ đô-la Mỹ, và Dự án XD-KD-CG Phú Mỹ (2001) với tổng vốn đầu tư là 0,8 tỷ đô-la Mỹ. Năm 2002, FDI đăng ký lại giảm xuống còn khoảng 1,4 tỷ đô-la Mỹ, đạt khoảng 54,5% của mức năm 2001
Mặc dù trong giai đoạn 6 năm (1999-2004) có sự giảm sút nghiêm trọng, làn sóng FDI thứ hai được bắt đầu từ năm 2005 có bước đột phá trong năm 2007-2008 với mức tăng trưởng khá cao. Cụ thể, năm 2006 vốn thực hiện là 4,1 tỷ USD và vốn đăng ký là 12 tỷ USD thì đến năm 2007 các con số tương ứng là 8,03 tỷ USD và và 21,34 tỷ USD, rồi lên tới 11,6 tỷ USD và 64 tỷ USD trong năm 2008.
Sau khi Việt Nam chính thức là thành viên của tổ chức WTO, đầu tư nước ngoài (ĐTNN) vào Việt Nam đã có sự phát triển vượt bậc. Trong ba năm từ 2007 - 2009, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã gia tăng mạnh mẽ cả về vốn thực hiện và vốn đăng ký. Tính từ năm 2007 đến năm 2009, Việt Nam đã thu hút được 4.098 dự án ĐTNN với vốn đăng ký đã đạt 114,15 tỉ USD, cao hơn gần 4,5 lần so với mục tiêu đề ra cho cả giai đoạn năm năm 2006 - 2010.
(Số liệu: FIA, GSO)
Trong 9 tháng đầu năm 2010 cả nước có 720 dự án mới được cấp GCNĐT với tổng vốn đăng ký 11,4 tỷ USD, tăng 37,3% so với cùng kỳ 2009. Trong 9 tháng đầu năm 2010, có 153 dự án đăng ký tăng vốn đầu tư với tổng vốn đăng ký tăng thêm là 783 triệu USD, giảm 13,8% so với cùng kỳ năm 2009. Đã xuất hiện một số dự án giảm quy mô vốn đầu tư như dự án Công ty TNHH phát triển quốc tế thế kỷ 21 xây dựng khu tái định cư tại TP Hồ Chí Minh giảm trên 31 triệu USD; dự án Công ty TNHH TM và DV Siêu thị An lạc tại TP Hồ Chí Minh giảm 6 triệu USD. Tính chung cả cấp mới và tăng vốn, trong 9 tháng đầu năm 2010, các nhà đầu tư nước ngoài đã đăng ký đầu tư vào Việt Nam 12,19 tỷ USD, bằng 87,3% so với cùng kỳ 2009.
Hạn chế FDI đầu tư tại Việt Nam
Tỷ trọng đầu tư vào các lĩnh vực không đồng đều.
Chưa phát huy đầy đủ tiềm năng của đất nước.
Phân bổ nguồn vốn đầu tư nước ngoài không đồng đều giữa các địa phương
Tốc độ giải ngân chậm và tỷ lệ vốn thực hiện so với vốn đăng ký còn rất thấp.
Tốc độ chuyển giao công nghệ chậm và các hàng hóa xuất đi có nguồn gốc từ Việt Nam rất ít được sản xuất từ các công nghệ mới.
Nguyên nhân của những hạn chế về thu hút FDI của Việt Nam
Cơ sở hạ tầng còn kém chất lượng, quy hoạch thiếu tính đồng bộ
Chính phủ Việt Nam đã có những chính sách về xây dựng cơ sở hạ tầng như cầu, đường, cảng biến… nhưng tiến độ quá chậm, trong khi các yếu tố hạ tầng này là rất cần thiết cho nhu cầu vận chuyển hàng hóa. Hiện tại, sự tắc nghẽn tại các con đường tại TPHCM, đặc biệt vào các giờ cao điểm là một bức xúc. Ngay cầu Đồng Nai, một cây cầu nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam cũng gây ra những lo lắng… Sự tắc nghẽn về các yếu tố hạ tầng trên đang gây nhiều cản trở cho các hãng vận tải Quốc tế và phần nào đó ngăn cản họ đến đầu tư tại Việt Nam.
Trong lĩnh vực vận tải đường biển, các cảng biển tại Việt Nam đang có dấu hiệu tắc nghẽn, nhất là khu vực thành phố HCM. Việc huy động vốn đầu tư vào các cảng biển hiện còn chậm trễ, cụ thể là một số dự án như cảng Cái Lân, Sao Mai, Vân Phong… Chính vì vậy các cảng biển vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu vận chuyển hàng hóa cho nhà đầu tư. Hiện nay hầu hết các cảng đều quá đông, tình trạng duy tu và quản lý kém, trang thiết bị lạc hậu, hệ thống hạ tầng ra cảng (cả thủy và bộ) đều không đáp ứng được nhu cầu sử dụng ngày càng tăng. Vị trí và hiện trạng của các cảng dẫn tới chi phí cao hơn cho các hãng tàu và những nhà xuất nhập khẩu
Trong lĩnh vực giao thông đường sắt trong tổng số 3142 km chiều dài chỉ có 10 km khu gian Nông Sơn – Trà Kiệu được xem là đạt chuẩn. Kết cấu hại tầng đường sắt cơ bản cho đến lúc này vẫn là cảnh chắp vá, tiêu chuẩn thấp. Trên toàn mạng có 1777 cây cầu thì có hơn 1000 cây cầu yếu, 7000 thanh ray mòn, 2198 bộ ghi đang sử dụng phần lớn là ghi tâm ghép chất lượng kém, ray hộ bánh đều bị mòn, hỏng chưa được thay thế.
Ngoài ra hệ thống cung cấp điện không đảm bảo công suất cũng là nỗi bức xúc cho nhiều nhà đầu tư. Việc cắt điện triền miên, vô tội vạ đã gây thiệt hại cho rất nhiều doanh nghiệp. Và gây mất niềm tin nơi nhà đầu tư nước ngoài.
Chi phí cho việc thuê văn phòng cao, chi phí viễn thông còn kém hấp dẫn
Theo các kết quả điều tra khảo sát, chi phí cho việc thuê văn phòng tại Việt Nam ngang bằng với chi phí tại Singapore và cao gấp 2 lần so với chi phí thuê văn phòng tại Hàn Quốc.
Ngoài ra, chi phí viễn thông tại Việt Nam dù đã có nhiều cải thiện nhưng vẫn còn cao so với một số nước, cộng với chất lượng cung cấp không được như cam kết cũng là những khó khăn cho các nhà đầu tư.
Nguồn lao động có trình độ cao còn ít
Theo bộ lao động thương binh và xã hội, đến cuối năm 2007, tổng số lao động trong lĩnh vực khoa học công nghệ, bao gồm những người làm việc trực tiếp trong lĩnh vực nghiên cứu và triển khai, các viện, trung tâm nghiên cứu và triển khai công nghệ của cả nước là gần 40.000 người. Việt Nam hiện có khoảng 45,3 triệu lao động, trong đó ¾ là lao đông ở nông thôn. Sau nhiều năm phát triển, thị trường lao động Việt Nam vẫn chưa tương xứng với yêu cầu về nguồn lao động cho thị trường, hiện mới chỉ có 32% lao động đã qua đào tạo và tỷ lệ lao động đã có chứng chỉ đào tạo lao động ngắn hạn là 14,4%, Việt Nam thiếu trầm trọng lao động kỹ thuật trình độ cao nên nhiều nghề và công việc phải thuê lao động nước ngoài điều này đã gây khó khăn cho các nhà đầu tư và làm tăng chi phí sản xuất.
Thủ tục hành chính còn rườm rà, dù đã có nhiều cải cách
Chính phủ đã cho thành lập cục đầu tư nước ngoài trực thuộc bộ kế hoạch đầu tư như một biện pháp cải cách thủ tục hành chính, thực hiện một cửa về đầu tư nước ngoài. Hoạt động của cục đã được dư luận, các nhà đầu tư và các tổ chức quốc tế đánh giá cao.
Tuy nhiên một số nhà đầu tư nước ngoài đề xuất “Chính phủ nên thành lập một ban đàm phán trung ương nhằm đảm bảo quy trình thương thuyết suôn sẻ và thích hợp. Mọi hợp đồng lớn có thể được thương thảo với một nhóm đàm phán có đủ thẩm quyền quyết định. Việc cấp phép nên thực hiện thông qua một quy trình tập trung mà không cần qua nhiều cấp trung gian”(P.V Hanoinet,2005).
Thiếu sự quan tâm đúng mức đến sự quảng bá hình ảnh và nâng cao chất lượng đầu tư tại Việt Nam
Vấn đề quan trọng là tăng cường giới thiệu một hình ảnh Việt Nam với môi trường đầu tư có sức hấp dẫn với cộng đồng bên ngoài. Mặc dù thời gian gần đây chính phủ liên tục có những cuộc xúc tiến đầu tư tầm quốc gia do chính những nguyên thủ thực hiện. Tuy nhiên hoạt động quảng bá này vẫn chưa đến được với số đông nhà đầu tư. Việt Nam cần xúc tiến thêm các buổi hội thảo xúc tiến đầu tư cả ở trong nước và ở nước ngoài điều này sẽ thu hút được nhiều nhà đầu tư quan tâm và muốn tìm hiểu về môi trường đầu tư tại Việt Nam. Qua đó họ sẽ quyết định có nên đầu tư hay không
Hệ thống pháp luật còn kém phát triển, vận hành pháp luật không rõ ràng
Quy định về bảo hộ sở hữu trí tuệ cũng khiến các nhà đầu tư nước ngoài quan ngại. Đại diện một doanh nghiệp lớn phát biểu, ở các nước như Hồng Kông, Singapore không có các công ty trùng tên. Còn ở Việt Nam vẫn còn tồn tại nhiều công ty sở hữu cùng một tên mà lại kinh doanh các ngành nghề khác nhau. Những cái tên: công ty TNHH Hòa Bình, công ty thương mại Hòa Bình, công ty quảng cáo Hòa Bình… rất dễ gây nhầm lẫn, kiện tụng.
Theo Jetro (tổ chức xúc tiến thương mại Nhật Bản), vừa qua, chính phủ đã ban hành một số chính sách mới cải thiện môi trường đầu tư và được các nhà đầu tư nước ngoài đánh giá cao. Nhìn chung về mặt luật pháp hiện nay có thể xem là tạm đủ điều kiện để thu hút vốn FDI. Vấn đề chỉ còn ở khâu cơ quan quản lý nhà nước từ TW đến địa phương có tuân thủ một cách nghiêm ngặt các quy định luật pháp này để tạo ra sự thông thoáng nhất cho dòng FDI chảy vào hay không .
Giải pháp thu hút vốn đầu tư nước ngoài FDI tại Việt Nam
Với những hạn chế đã nêu ở trên, nếu Việt Nam nhanh chóng cải thiện được những hạn chế, cộng với việc nâng cao những tiềm năng thế mạnh sẳn có, Việt Nam sẽ trở thành nước thu hút vốn FDI hàng đầu khu vực và thậm chí trên thế giới trong bối cảnh sự phát triển năng động của nền kinh tế Đông Á trong thời gian vừa qua. Dưới đây chúng tôi xin đề xuất một số giải pháp để tăng nhanh tốc độ huy động vốn, tốc độ giải ngân cũng như hiệu quả đầu tư của luồng vốn này:
Nâng cao hiệu quả và chất lượng công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển của từng ngành từng sản phẩm
Minh bạch hóa đầu tư
Không ngừng nâng cao chất lượng hệ thống cơ sở hạ tầng
Có chiến lược cải thiện thủ tục hành chính thường xuyên và phù hợp với thực tiễn đầu tư
Nâng cao hệ thống pháp luật, vận hành pháp luật rõ ràng, minh bạch
Nâng cao chất lượng nguồn lao động, đáp ứng nhu cầu của nhà đầu tư nước ngoài
Không ngừng quảng bá hình ảnh Việt Nam, tổ chức các hoạt động xúc tiến đầu tư
Hoàn thiện cơ chế chính sách và khuyến khích đầu tư nước ngoài
Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp FDI đang hoạt động tại Việt Nam phát triển, điều này sẽ góp phần chứng minh được sự hấp dẫn của môi trường đầu tư tại Việt Nam. Mặt khác, việc phát triển của các doanh nghiệp FDI trong nước sẽ thu hút thêm sự đầu tư và các ngành công nghiệp phụ trợ, mặt khác các doanh nghiệp sinh lời cũng có khả năng tái đầu tư từ lợi nhuận và mở rộng quy mô kinh doanh cho doanh nghiệp mình
Việc phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ sẽ là điều kiện tiền đề để thu hút đầu tư vào các lĩnh vực công nghiệp khác, bởi nó sẽ giúp giảm bớt sự phụ thuộc và sự nhập khẩu các linh kiện từ nước ngoài. Giúp Phát triển các ngành phụ trợ cho các lĩnh vực cần đầu tư, thu hút vốn FDI. các doanh nghiệp nâng cao sự chủ động về nguồn nguyên liệu và sự gia tăng về lợi nhuận do chi phí giảm
Thiết lập, vận hành và phát triển thị trường M&A: Thị trường mua bán và sáp nhập (M&A) tại Việt Nam tuy đã có hệ thống pháp luật quy định nhưng tốc độ phát triển của thị trường này còn quá chậm, trung bình mỗi năm chỉ có khoảng 20 thương vụ với giá trị khoảng 250 triệu USD/ năm. Trong khi đó giá trị vốn FDI thu hút trên thế giới và lĩnh vực M&A chiếm đến hơn 3000 tỷ USD. Sự phát triển của thị trường M&A sẽ giúp tạo ra sự cạnh tranh mạnh mẽ, tạo ra nguồn lực lớn hơn qua đó cạnh tranh được với các đối thủ, giảm thiểu rủi ro. Đồng thời sự tăng trưởng của các nhà đầu tư vào lĩnh vực này sẽ góp phần thu hút đầu tư của các nhà cung cấp các ngành phụ trợ cũng như sự tăng cường đầu tư mở rộng sản xuất của các doanh nghiệp được mua lại và sáp nhập này
Ổn định kinh tế vĩ mô và duy trì sự ổn định về chính trị
Nâng cao năng lực cạnh tranh của Việt Nam trên trường quốc tế.
KẾT LUẬN
Với xu thế toàn cầu hóa như hiện nay, không có một nước nào trên thế giới có thế đơn phương phát triển kinh tế. Chính vì vậy các nước cần phải tăng cường hợp tác với nhau trên nhiều mặt, trong đó lĩnh vực đầu tư nước ngoài chính là yếu tố then chốt. Qua việc tìm hiểu tình hình và xu hướng phát triển của FDI trên thế giới, chúng ta có thể nhận thấy sự phát triển nhanh chóng của FDI và FDI ngày càng đóng một vai trò quan đối với sự phát triển của một quốc gia nói chung, của cả nền kinh tế thế giới nói riêng. Do đó, các nước cần phải đẩy mạnh việc thu hút FDI nhằm tạo những điều kiện thuận lợi nhất cho sự phát triển của quốc gia đó, đồng thời tìm kiếm những cơ hội đi đầu tư ra nước ngoài để tận dụng nguồn lực tại nước được đầu tư. Đối với Việt Nam, thực tiễn đã cho thấy đầu tư trực tiếp từ nước ngoài FDI đã đem lại những kết quả quan trọng cho sự phát triển kinh tế của đất nước. Chính vì vậy, nước ta cần đẩy mạnh các biện pháp nhằm thu hút FDI nhiều hơn nữa nhưng phải có chọn lọc và tăng cường khả năng tự chủ của nền kinh tế nhằm tránh những mặt tiêu cực do các yêu cầu kèm theo của FDI; đồng thời phải đẩy mạnh việc đi đầu tư sang các nước khác để nâng cao hiệu quả phát triển của nền kinh tế bền vững.
***************************************