MỤC LỤC
A.CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
I.Vai trò của nguồn vốn đối với sự phát triển kinh tế
1.Phát triển kinh tế
2.Vai trò của nguồn vốn:
2.1 Đối với mỗi đơn vị kinh tế
3.Tổng quan về các nguồn huy động vốn cho sự phát triển kinh tế
II. Vai trò của nguồn vốn ODA
1.Khái Niệm
2. Nguồn gốc ODA
3.Phân loại ODA
5. Đặc điểm của nguồn vốn ODA
6. So sánh ODA với một số nguồn tài trợ khác
B. THỰC TRẠNG THU HÚT VÀ SỬ DỤNG NGUỒN VỐN ODA TẠI VIỆT NAM
I.Tình hình huy động ODA tại Việt Nam
1. Tình hình huy động ODA tại Việt Nam giai đoạn 1993-2006
2. Tình hình huy động ODA tại Việt Nam trong giai đoạn 2007-2010
II.Thực trạng sử dụng
1.Hiệu quả do vốn ODA mang lại
58 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 7712 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tổng quan về ODA ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ô cung cấp ODA lớn nhất cho Việt Nam là Nhật Bản, WB và ADB, chiếm trên 70% tổng giá trị các điều ước quốc tế về ODA được ký kết, trong đó Nhật Bản chiếm trên 40%.
Số vốn ODA cam kết của 10 nhà tài trợ hàng đầu giai đoạn 1993-2006
Đơn vị: Triệu USD
Nhà tài trợ
Số lượng vốn cam kết
Nhật Bản
8.469,73
WB
5.329,82
ADB
2.900,97
Pháp
912,26
Đức
597,35
Đan Mạch
549,48
Thuỵ Điển
412,83
Trung Quốc
301,08
Ôxtrâylia
282,32
EU
269,83
Nguồn :(Bộ Kế hoạch và Đầu tư)
Dưới đây là bảng tổng hợp số liệu: thực trạng Cam kết, ký kết và giải ngân vốn ODA giai đoạn 1993-2006
Đơn vị: Triệu USD
Năm
Cam kết
Ký kết
Giải ngân
Tỷ lệ ký kết /cam kết
Tỷ lệ giải ngân / ký kết
1993
1.860,80
816,68
413
43.89%
50.57%
1994
1.958,70
2.597,86
725
132.63%
27.91%
1995
2.311,50
1.443,53
737
62.45%
51.06%
1996
2.430,90
1.597,42
900
65.71%
56.34%
1997
2.377,10
1.685,81
1.000
70.92%
59.32%
1998
2.192,00
2.444,30
1.242
111.51%
50.81%
1999
2.146,00
1.503,15
1.350
70.04%
89.81%
2000
2.400,50
1.772,02
1.650
73.82%
93.11%
2001
2.399,10
2.427,42
1.500
101.18%
61.79%
2002
2.462,00
1.826,17
1.528
74.17%
83.67%
2003
2.838,40
1.772,98
1.422
62.46%
80.20%
2004
3.440,70
2.569,22
1.650
74.67%
64.22%
2005
3.748,00
2.529,11
1.782
67.48%
70.46%
2006
4.445,60
2.824,58
1.785
63.54%
63.20%
Tổng số
37.011,30
27.810,25
17.684,00
(Bộ Kế hoạch và Đầu tư)
Biểu đồ thể hiện số lượng vốn ODA, cam kết, ký kết, giải ngân tại VN (1993-2006)
Nhận xét chung: Tổng giá trị ODA cam kết giai đoạn này là 37,011 tỷ USD chiếm khoảng 2% tổng ODA toàn cầu; tổng vốn ODA ký kết đạt khoảng 27,810 tỷ USD, tương đương 75% tổng vốn OĐA cam kết; tổng vốn ODA giải ngân đạt xấp xỉ 17,684 tỷ USD, tương đương 63,54% tổng vốn ODA ký kết.
Nếu xét riêng từng năm thì thực trạng cam kết, giải ngân tăng tương đối ổn định (Sự bắt đầu giảm sút vốn cam kết năm 1997 và 1998 là phản ánh tác động của khủng hoảng tiền tệ châu Á), nhưng tình hình vốn ký kết có sự biến động lớn kể cả về giá trị ký kết cũng như tỷ lệ vốn ký kết/cam kết. Nhưng đánh giá trên góc độ tổng thể thì giá trị tuyệt đối cũng như tương đối của những chỉ tiêu nêu trên đều đạt được mức độ tăng trưởng nhất định trong giai doạn này.Từ 1993 đến 2006, vốn ODA cam kết tăng gần 2.4 lần; ký kết tăng 3.46 lần; giải ngân tăng hơn 4.3 lần.
a) Số lượng vốn ODA cam kết ngày càng tăng
Thông qua 14 Hội nghị CG (Hội nghị Nhóm tư vấn các nhà tài trợ dành cho Việt Nam) tổng giá trị ODA cam kết mà nhà tài trọ dành cho nước ta trong giai đoạn này là 37,011 tỷ USD. Tuy có một vài giai đoạn mức cam kết bị sụt giảm nhưng nhìn chung giai đoạn này thì mức cam kết năm sau cao hơn năm trước và đạt đỉnh điểm trong năm 2006 (4,4 tỷ USD).
Trong đó lượng vốn cam kết tương đối ổn định trong giai đoạn 1993-2002, và bắt đầu tăng với tốc độ khá nhanh giai đoạn 2003-2006, điều này có thể giải thích là do các nhà tài trợ ngày càng đánh giá cao công cuộc đổi mới, thành tựu phát triển kinh tế- xã hội và xóa đói giảm nghèo của Việt Nam, cũng như khả năng hấp thụ và sử dụng nguồn vốn ngày càng hiệu quả của Việt Nam.
Trong đó:
Viện trợ không hoàn lại: hầu hết là các dự án hỗ trợ kỹ thuật, còn lại một phần nhỏ là các dự án đầu tư xây dựng quy mô nhỏ và phi dự án (viện trợ hàng hóa).
Vay ưu đãi: tập trung cho các dự án đầu tư xây dựng, trong đó có các dự án cấp quốc gia với giá trị hàng trăm triệu đô la Mỹ.
Vay theo chương trình: gắn với việc thực hiện khung chính sách, như khoản vay thể chế tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo của IMF, chương trình tín dụng hỗ trợ giảm nghèo của WB.
b) Tình hình ký kết vốn ODA cho Việt Nam
Trên cơ sở vốn ODA cam kết đa phương và song phương, nước ta ký kết với các nhà tài trợ các Điều ước quốc tế về ODA dưới các hình thức hiệp định, nghị định thư, dự án, chương trình...
Từ 1993 đến 9/2006, giá trị các điều ước quốc tế về ODA được ký kết khoảng 31,6 tỷ USD tương đương 85% tổng vốn ODA cam kết. (Trong đó:vốn vay là 25,65 tỷ USD với 559 hiệp định; viện trợ không hoàn lại khoảng 6 tỷ USD) Trích số liệu báo cáo của Trung tâm Thông tin kinh tế - Viện Kinh tế TPHCM
.
Phần lớn các hiệp định vay có lãi suất rất ưu đãi, thời hạn vay và ân hạn dài.(Cụ thể: 48,8% số hiệp định vay đã ký có lãi suất dưới 1%/năm, thời hạn vay trên 30 năm, trong đó có 10 năm ân hạn; 33,9% hiệp định vay đã ký có lãi suất từ 1 – 2,5%/năm; khoảng 17,3% hiệp định vay đã ký có điều kiện vay kém ưu đãi hơn.
Vốn ký kết không ổn định, có tăng qua các năm nhưng không đáng kể,( đột biến tăng vọt ở các năm 1994,1998,2001) tỷ lệ vốn ký kết trên cam kết trung bình đạt trên 75% (trong các năm 1994,1998,2001 tỉ lệ này đạt trên 100% lần lượt là 132.63%, 111.51% và 101.18%). Đặc biệt,vào năm 1994, sau khi mở cửa tiếp nhận các nguồn vốn nước ngoài được 1 năm, Việt Nam trở thành thị trường đầu tư tiềm năng cho các đối tác nước ngoài khiến cho lượng ODA kí kết tăng lên đột biến (tăng từ 816,68 đến 2597,86) và sau đó chững lại.
c) Tình hình giải ngân vốn ODA:
Nguồn vốn ODA giải ngân thấp chỉ chiếm 15,9 tỷ USD, bằng 75% tổng giá trị ODA ký kết, bằng khoảng 47.8% tổng lượng ODA cam kết .
Mức giải ngân ODA khác nhau giữa nhà tài trợ và loại hình dự án.
Các dự án hỗ trợ kỹ thuật có mức giải ngân cao (chủ yếu chi cho chuyên gia, mua sắm thiết bị, máy móc và đào tạo).
Các dự án đầu tư xây dựng thường giải ngân chậm (do phải mất nhiều thời gian cho công tác chuẩn bị như đền bù, di dân và tái định cư).
Tỷ lệ giải ngân thấp ,tiến độ giải ngân vốn ODA chậm, chỉ đáp ứng được 70 – 80% yêu cầu giải ngân bình quân một năm của thời kỳ kế hoạch. Tỷ lệ giải ngân/ kí kết: Có nhiều biến động, (trung bình đạt 64.5% thấp nhất là 29% (1994) cao nhất là 93% (2000), phản ánh tình hình sử dụng ODA của Việt Nam vẫn chưa ổn định.
1.2 Cơ cấu vốn ODA theo lĩnh vực:
Cơ cấu vốn ODA theo lĩnh vực giai đoạn 1993-2006
Nguồn: bộ kế hoạch đầu tư
Nhận xét:
Hơn một nửa số vốn ODA được dùng để xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế- kỹ thuật (như năng lượng, GTVT, hạ tầng viễn thông…) và hạ tầng xã hội (như y tế, giáo dục, văn hóa…),trong đó cơ sở hạ tầng-kĩ thuật chiếm tỉ trọng cao nhất(gần 50%) bởi trong giai đoạn này là giai đoạn khởi đầu của công cuộc đổi mới nên cần có cơ sở vật chất kĩ thuật và hạ tầng phát triển hiện đại để đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước theo hướng CNH – HĐH.
Bên cạnh đó, khoảng 13.2% tổng vốn ODA được sử dụng vào phát triển nông nghiệp nông thôn và xóa đói giảm nghèo. Điều này có thể lý giải là do nước ta vốn là một nước nông nghiệp, tỷ trọng nông nghiệp trong nền kinh tế quốc dân còn cao, nước ta cũng có tỷ lệ người nghèo, người có thu nhập thấp chiếm tỷ trọng lớn trong dân số, nên Đảng và nhà nước ta tận dụng nguồn lực về tài chính và kỹ thuật cũng như con người của các nước tiên tiến trên thế giới (thông qua các dự án ODA) để thúc đẩy sự phát triển trong nông nghiệp, tạo công ăn việc làm cho người nghèo từng bước giảm đói nghèo.
Một tỷ lệ 15.7% vốn ODA hỗ trợ cho mục tiêu nâng cao năng lực, chuyển giao công nghệ trên nhiều ngành nghề, lĩnh vực. Đây là yếu tố quan trọng trong sự nghiệp đổi mới đất nước, tập trung vào những lĩnh vực cụ thể như quản lí vĩ mô, quản lí nhà nước, cải cách hành chính, đào tạo nhân lực con người.
10.1% tỷ trọng vốn ODA dành cho bảo vệ môi trường và tài nguyên, vì đây là những lĩnh vực rất khó thu hồi lợi nhuận, hầu như không mang lợi ích nhiều về mặt kinh tế cho chủ đầu tư, nên có thể nói tận dụng vốn ODA phát triển những lĩnh vực này là sự lựa chọn đúng đắn của Việt Nam nhằm thực hiện mục tiêu phát triển bền vững (phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường và lợi ích xã hội).
Một phần rất nhỏ, khoảng 4.4% được sử dụng vào những lĩnh vực không thuộc ưu tiên vận động huy động ODA của Chính phủ.
1.3 Cơ cấu ODA theo vùng miền:
Nhận xét:
Thực tế cho thấy rằng, ODA chủ yếu tập trung vào các vùng kinh tế trọng điểm, và có sự phân phối không đều giữa các vùng kinh tế. Có thể thấy sự bất cân đối này trong những số liệu sau:
Ta nhận thấy có sự chênh lệch về khả năng thu hút và được đầu tư vốn giữa các vùng miền, so sánh giữa các vùng thì trong giai đoạn này, đồng bằng sông Hồng và Đông Nam bộ và duyên hải miền trung là các vùng thu hút được nhiều vốn ODA nhất.
Sự chênh lệch này khá rõ và tạo nên sự bất cân xứng giữa các vùng. Nguyên nhân là do:
Năng lực xây dựng, thu hút tiếp nhận (Khả năng đảm bảo vốn đối ứng của các địa phương trong trường hợp sử dụng vốn vay), và quản lý các dự án ODA giữa các vùng, địa phương có sự chênh lệch lớn.Nhất là các vùng nghèo và tỉnh nghèo dẫn đến mất lòng tin của nhà đầu tư về môi trường đầu tư cũng như khả năng sử dụng vốn hiệu quả.
Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ là hai địa điểm thu hút ODA cao nhất nước vì 2 vùng này là vùng kinh tế trọng điểm của đất nước. Đây là hai khu vực có nhiều thành phố lớn, nhiều vùng công nghiệp, nên nhu cầu về xây dựng kết cấu hạ tầng,rất cao, trong các lĩnh vực ưu tiên và có suất đầu tư cao như giao thông (cầu, đường, cảng), năng lượng, đô thị và môi trường. Các vùng còn lại, vốn ODA trải rộng ở tất cả các lĩnh vực ưu tiên, từ giao thông, năng lượng cho đến giáo dục, y tế, phát triển nông nghiệp, nông thôn và xóa đói giảm nghèo.
Theo biểu đồ, Duyên hải miền trung tuy chiếm tỷ trọng thu hút ODA cao (13%) nhưng dựa vào số liệu này, có thể sẽ có những đánh giá sai lầm vì đây đây là khu vực rộng bao gồm cả bắc trung bộ và nam trung bộ trải dài trên địa bàn nhiều tỉnh thành. Dựa trên số liệu phân bổ ODA theo vung của 1 nhà tài trợ song phương, và 3 nhà tài trợ đa phương chiếm tỷ trọng lớn trong tổng đầu tư ODA vào bước ta giai đoạn 1993-2006 chúng tôi xin đưa ra một số nhận xét sát thực hơn:
Theo qua điểm chúng tôi, Duyên hải miền trung trong bảng số liệu này, được hiểu là không bao gồm bắc trung bộ nên sẽ thu hẹp về diện tích so với khái niệm “duyên hải miền trung” trong biểu đồ 1.
Theo số liệu thì ĐB sông Hồng và Đông nam bộ vẫn là những địa phương chiếm tỷ trọng nhiều nhất, khu vực Tây nguyên và Bắc Trung bộ, duyên hải miền trung (không bao gồm bắc trung bộ) là những khu vực ít được quan tâm nhất.
Bảng 4: Cơ cấu ODA theo vùng (1993-2006) của các nhà tài trợ đa phương và UNDP
Đơn vị tính: Triệu USD
Vùng
Ngân hàng Phát triển Châu á (ADB)
Ngân hàng Thế giới (WB)
Chương trình Phát triển LHQ (UNDP)
Tổng
Tỷ lệ%
Tây Nguyên
50.81
70.29
121.1
1.86
Đồng bằng sông Cửu Long
135.71
434.61
570.32
8.76
Miền núi trung du phía bắc
137.14
133.58
4.62
270.72
4.16
Đồng bằng sông Hồng
239.23
210.31
2.08
449.54
6.90
Bắc Trung Bộ
273.08
209.83
1.6
482.91
7.42
Duyên hải miền Trung
337.1
186.96
14.86
524.06
8.05
Đông Nam Bộ
409.39
329.25
7.65
738.64
11.34
Liên vùng
795.03
2560.19
12.7
3355.22
51.52
Bảng 5: Cơ cấu ODA theo vùng (1993-2006) của các nhà tài trợ song phương
Đơn vị tính: Triệu USD
Nhà tài trợ
Tây Nguyên
ĐB SCL
Miền núi trung du phía bắc
ĐB sông Hồng
Bắc Trung bộ
Duyên hải miền Trung
Đông Nam Bộ
Liên vùng
Tổng Vốn
Tỷ lệ
(%)
Vương quốc Anh
10.18
1.14
1.98
13.3
13.3
137.89
1.31
Canađa
35.89
56.6
19.82
27.77
62.41
3.57
1.02
128.18
39.9
0.38
Đan Mạch
19.67
32.01
55
36.94
55.63
14.98
9.14
160.24
335.26
3.18
CHLB Đức
6.3
23.03
2
19.34
3.07
14.43
47.22
383.61
3.64
Hà Lan
1
24.1
6.5
5.9
75.5
55.94
115.39
1.10
Hàn Quốc
819.62
1038.6
894.95
1239.6
138.11
211.98
1418.2
2473.7
168.94
1.60
Nhật Bản
2.16
118.06
3.86
6.68
10.45
35.37
2.25
4.9
8234.8
78.19
Ôxtrâylia
1.92
8.5
84.02
43.91
1.96
8
23.45
183.73
1.74
Phần Lan
38.24
9.77
43.81
92.62
35.37
48.05
125.96
264.4
171.76
1.63
Pháp
5.31
63.93
6.77
27
51.09
22.62
63.93
658.22
6.25
Thuỵ Điển
10.18
1.14
1.98
13.3
13.3
240.35
2.28
Tổng
929.11
1288.25
1094.01
1539.83
395.446
372.9
1677.16
3235.24
10531.95
Tỷ lệ (%)
8.82
12.23
10.39
14.62
3.75
3.54
15.92
30.72
100
Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư
2. Tình hình huy động ODA tại Việt Nam trong giai đoạn 2007-2010:
2.1.Bối cảnh :
Thế giới:
Phức tạp, nhiều yếu tố thay đổi làm nền kinh tế toàn cầu lâm vào khủng hoảng; nguồn ODA của thế giới ngày càng suy giảm, không đáp ứng được nhu cầu ngày càng càng tăng của các quốc gia đang phát triển và những vấn đề cấp bách mang tính toàn cầu của sự phát triển.
Thế giới thông qua chương trình hành động Accra (3 chữ A) với các hành động ưu tiên nhằm thực hiện thành công tuyên bố Paris về hiệu quả viện trợ vào năm 2010.( Tăng cường vai trò làm chủ quốc gia đối với quá trình phát triển; Xây dựng quan hệ đối tác có hiệu quả và rộng rãi về phát triển; Cung cấp viện trợ và trách nhiệm giải trình về kết quả phát triển)
Trong nước:
Nền kinh tế chịu nhiều ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng tài chính thế giới, đang từng bước khôi phục.
Quá trình hội nhập của Việt Nam tiếp tục đi vào chiều sâu thực hiện tốt các cam kết khi gia nhập WTO.
2.2 Tình hình thu hút và sử dụng ODA
Tiếp nối những thành tựu trong thu hút vốn ODA của giai đoạn 1993-2006, Hội nghị CG 12/2006 được đánh giá là Hội nghị thành công nhất từ trước đến nay trước bối cảnh Việt Nam sắp bước vào một giai đoạn phát triển mới
Tại Hội Nghị, ta thảo luận với các nhà tài trợ về vấn đề thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2006-2010; phát triển xã hội và môi trường bền vững; xây dựng nền tảng pháp luật và thể chế, hội nhập quốc tế và khu vực; hài hoà thủ tục và nâng cao hiệu quả viện trợ...
Từ đó đến nay, trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu có nhiều biến động nhưng nước ta vẫn đạt được nhiều thành tựu trong kết quả thu hút nguồn vốn ODA. Thể hiện trong bảng số liệu tổng hợp tình hình cam kết, ký kết và giải ngân vốn ODA cho Việt Nam như sau Nguồn số liệu: được nhóm tác giả tổng hợp từ bộ kế hoạch đầu tư, bản tin ODA số 32, tài liệu báo cáo tiến độ hiệu quả viện trợ tháng 6/2010 của vụ kinh tế đối ngoại.
:
Đơn vị tính: triệu USD
Năm
Cam kết
Ký kết
Giải ngân
Tỷ lệ ký kết/ cam kết
2006
4450
2.824,58
1.785
63.47%
2007
5430
3.795,9
2.176
69.91%
2008
5014,6
4.348,5
2.253
86.72%
2009
8.063,78
6.131,38
4.105
76.04%
a)Tình hình cam kết vốn ODA cho Việt Nam
Cộng đồng các nhà tài trợ quốc tế cam kết mạnh mẽ cung cấp nguồn vốn ODA cho Việt Nam.
Tổng vốn ODA cam kết của cộng đồng tài trợ quốc tế dành cho VN trong thời kỳ 2007-2010 đạt khoảng 18,51 tỷ USD, nhìn chung năm sau tăng hơn năm trước (2007 cam kết cho 2008 là 5.43 tỷ USD, 2008 cam kết cho 2009 là 5.0146 tỷ USD năm 2009 cam kết cho 2010 là 8.063,78 ) Nguồn số liệu “Bản tin ODA số 32 (31/05/2009) “Số liệu năm 2010 từ bộ kế hoạch đầu tư
. Trung bình mỗi năm đạt 6.17 tỷ USD, đây là kết quả tiên bộ vượt bậc khi so với mức cam kết 4.45 tỷ USD của 2006 cho năm 2007.
b) Tình hình kí kết vốn ODA cho Việt Nam
Tổng giá trị ký kết trong 3 năm 2007-2009 đạt 14,276 tỷ USD, chiếm xấp xỉ 77,13% tổng số vốn cam kết. Trong đó: có nhiều chương trình, dự án quy mô lớn và quan trọng như : “xây dựng đường vành đai 3 Hà Nội” (245,27 triệu USD), “cải thiện môi trường nước thành phố Huế” (182,48 triệu USD), “xây dựng đường cao tốc Bắc Nam (tp.HCM – Dầu Giây)” ((145,43 triệu USD),Đường hành lang ven biển phía nam thuộc tiểu vùng sông Meekong mở rộng” (250 triệu USD),”lưới điện nông thôn Việt Nam (150 triệu USD) ….
c) Tình hình giải ngân vốn ODA
Giải ngân ODA trong 2006-2009 đạt kỷ lục 10,319 tỷ USD (riêng mức giải ngân 2010 được dự đoán sẽ đạt 3,5 tỷ USD vốn vay là 3,2 tỷ USD, viện trợ không hoàn lại là 300 triệu USD, trong đó 558,5 triệu USD là các khoản giải ngân nhanh.
), riêng 3 năm 2007-2009 đạt 8,534 tỷ USD, cao hơn những năm trước rất nhiều (tham khảo bảng số liệu giai đoạn 1993-2006) Tuy nhiên, bộ cũng cho rằng, mức giải ngân vẫn chưa đạt mục tiêu đề ra trong các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm và tỉ lệ giải ngân vẫn còn thấp hơn mức trung bình của thế giới và khu vực theo đánh giá của các nhà tài trợ quốc tế theo đại diện nhóm 6 ngân hàng phát triển quốc tế do World Bank đứng đầu lại đánh giá tỉ lệ giải ngân này đạt thấp hơn mức trung bình của khu vực. Hiện tỉ lệ giải ngân trung bình của khu vực là 20%, trong khi VN chỉ đạt 14%. Chẳng hạn: dự án sử dụng vốn của WB, trong tháng 3/2010, việc giải ngân chỉ đạt 16% trong khi tỷ lệ giải ngân trung bình của khu vực là 23%.
Nhận xét:
Lượng ODA giải ngân trong 2 năm 2007 và 2008 xấp xỉ nhau, ko tăng trưởng mạnh do tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu
Năm 2009, vượt qua khủng hoảng, lượng ODA được giải ngân tăng mạnh
Tình hình giải ngân nguồn vốn ODA được cải thiện rõ rệt, đạt và vượt kế hoạch giải ngân.
2.3 Những lĩnh vực ưu tiên thu hút và sử dụng ODA giai đoạn 2006-2010
Ngày 29 tháng 12 năm 2006 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 290/2006/QĐ-TTg phê duyệt Đề án thu hút và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức thời kỳ 2006-2010. Bao gồm 5 lĩnh vực sau
- Phát triển nông nghiệp và nông thôn
- Xây dựng hạ tầng kinh tế theo hướng hiện đại.
- Xây dựng kết cấu hạ tầng xã hội - Bảo vệ môi truờng và các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
- Tăng cường năng lực thể chế và phát triển nguồn nhân lực, chuyển giao công nghệ, nâng cao năng lực nghiên cứu và triển khai.
Và đây là:Thực trạng cơ cấu vốn ODA ký kết theo ngành, lĩnh vực giai đoạn 2006-2009 Trích báo cáo tiến độ hiệu quả viện trợ 6/2010
Ngành, lĩnh vực
Dự kiến ODA ký kết
2006 – 2010 theo Đề án (%)
ODA ký kết 2006-2009
Dự kiến cơ cấu
ODA ký kết (%)
Tổng ODA
ký kết
Cơ cấu
ký kết (%)
Tổng ODA ký kết
(Tỷ USD)
1. Nông nghiệp, thủy lợi, lâm nghiệp, thủy sản kết hợp phát triển nông nghiệp và nông thôn, xóa đói, giảm nghèo
21
4,27 - 4,98
16,77
2,89
2. Năng lượng và công nghiệp
15
3,05 - 3,56
19,44
3,36
3. Giao thông, bưu chính viễn thông, cấp thoát nước và phát triển đô thị
33
6,72 - 7,84
38,32
6,62
4. Y tế, giáo dục và đào tạo, môi trường, khoa học công nghệ và các ngành khác (bao gồm xây dựng thể chế, tăng cường năng lực…)
31
6,31 - 7,37
25,48
4,40
Tổng
100
20,35-23,75
100
17,28
Nhận xét:cơ cấu nguồn vốn ODA được ký kết theo ngành và lĩnh vực phù hợp với định hướng cơ cấu sử dụng nguồn vốn ODA thời kỳ 2006-2010.
2.4 Đánh giá tác động của việc gia nhập WTO đến thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA:
Gia nhập WTO là một bước đệm tạo nên những biến chuyển mạnh mẽ trong nền kinh tế Việt Nam, tạo cơ hội cho Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, nhưng cũng đặt ra không ít thách thức cho chúng ta. Vậy gia nhập WTO liệu có tác động gì đến nguồn vốn ODA dành cho Việt Nam? Nếu có thì đó là những tác động theo chiều hướng nào, tích cực hay tiêu cực? Trên cơ sở đánh giá các cơ hội và thách thức cũng như đánh giá tác động của các cam kết gia nhập WTO từ góc độ thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA, có thể nhận thấy một số tác động đối với việc thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA đối với Việt Nam. Cụ thể là:
Thứ nhất: Gia nhập WTO, sẽ thúc đẩy dòng vốn ODA vào Việt Nam, kể cả về tổng số nguồn vốn và số lượng các nhà tài trợ (đa dạng hóa nguồn tài trợ ODA).
Nguyên nhân là, thông qua các nguyên tắc, các định chế của WTO về thương mại, đầu tư v..v.. đã tạo cơ hội cho Việt Nam đa phương hóa, đa dạng hóa trong quan hệ kinh tế với các quốc gia trên thế giới, bên cạnh đó, sau gần 4 năm gia nhập WTO, với đường lối, chủ trương đúng đắn của Đảng trên cơ sở nền chính trị ổn định, Việt Nam đã đạt nhiều thành tựu kinh tế được cộng đồng thế giới đánh giá cao, điều này đã góp phần nâng cao vị thế, mức tín nhiệm của Việt Nam trên trường quốc tế. Hơn thế nữa, trong thời kỳ nền kinh tế toàn cầu không ổn định nhưng Việt Nam vẫn là một trong số những nước sử dụng hiệu quả nguồn vốn ODA chính vì vậy, ngày càng có nhiều đối tác tin tưởng vào công cuộc đổi mới, và khả năng quả lý, sử dụng hiệu quả đồng vốn này.
Ngoài ra, gia nhập WTO, ngày càng có nhiều quốc gia, đối tác và các doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam. Vì lợi ích kinh tế của mình tại Việt Nam,nên các đối tác, doanh nghiệp này có xu hướng thông qua đại diện của họ trong chính quyền nước mình thúc đẩy tài trợ cho Việt Nam, đặc biệt là việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp tại Việt Nam,(nhằm hưởng những ưu đãi, lợi ích từ chính phủ Việt Nam).
Thứ hai: thực hiện các cam kết gia nhập WTO nhất là các cam kết đa phương sẽ thúc đẩy cải cách hành chính, điều chỉnh hệ thống pháp luật phù hợp với chuẩn mực quốc tế. góp phần phát triển và hoàn thiện chính sách và thể chế quản lý và sử dụng ODA, nhất là hài hoà hoá quy định và thủ tục quản lý và thực hiện dự án ODA với các nhà tài trợ Qua đó nâng cao hiệu quả trong quản lý, giám sát và sử dụng nguồn vốn, đồng thời khi hệ thống pháp lý mang tính minh bạch, tính đồng bộ, tính công bằng và hợp lý thúc đẩy cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh của Việt Nam, uy tín nước ta trong mắt nhà tài trợ sẽ được nâng cao, tạo lợi thế trong cạnh tranh thu hút nguồn ODA với các nước trong khu vực.
Thứ ba: hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế toàn cầu, càng làm tăng nguy cơ bị ảnh hưởng bởi những biến động, những khủng hoảng mang tính hệ thống trên thị trường hàng hoá, tài chính, tiền tệ quốc tế. Dẫn đến nguy cơ về sự bất ổn nền kinh tế vĩ mô, và từ sự bất ổn kinh tế vĩ mô kéo theo sự bất ổn của toàn bộ nền kinh tế mà việc thu hút, sử dụng nguồn vốn ODA cũng không phải là ngoại lệ.
3. Những nhận định và đánh giá chung cho cả giai đoạn 1993-2010:
3.1 Tình hình cam kết, ký kết và giải ngân vốn ODA được cải thiện qua các thời kỳ.
So sánh cam kết, ký kết và giải ngân vốn ODA giữa các thời kỳ
Đơn vị tính: Triệu USD
THỜI KỲ
CAM KẾT
KÝ KẾT
GIẢI NGÂN
Tỷ lệ vốn Ký kết/ cam kết
Tỷ lệ giải ngân /ký kết
1993-1995
6.131
4.858,07
1.875
79.24%
38.60%
1996-2000
11.546,5
9.008,00
6.142
78.01%
68.18%
2001-2005
14.889,2
11.237,76
7.887
75.48%
70.18%
2006-2009
23.849,8
17.282,97
10.319
72.47%
59.71%
Giá trị tuyệt đối tình hình cam kết, ký kết và giải ngân vốn ODA qua các thời kỳ có xu hướng tăng lên. Tỷ lệ vốn ký kết/ cam kết tuy có xu hướng giảm về tỷ trọng tương đối nhưng luôn duy trì ổn định trên 70% mỗi thời kỳ, còn tỷ lệ giả ngân/ ký kết tăng nhanh chóng (từ 1993-2005) nhưng có xu hướng chững lại về tỷ lệ (chỉ còn 59,71 % trong giai đoạn 2006-2009) do sự bất ổn và khủng hoảng kinh tế toàn cầu.
3.2 Quy mô dự án theo các hiệp định ODA ký kết tăng qua các thời kỳ
THỜI KỲ
SỐ HIỆP ĐỊNH KÝ KẾT
TỔNG SỐ VỐN (Triệu USD)
QUY MÔ TRUNG BÌNH (Triệu USD)
1993 - 2000
1.025
13.866,07
13,52
2001- 2005
713
11.237,76
15,76
2006 - 2009
298
17.282,97
57,99
Số lượng hiệp định ký kết giảm với tốc độ rất nhanh từ 1025 hiệp định (1993-2000) xuống chỉ còn 298 hiệp định (2006-2009), tuy nhiên tổng số vốn lại có chiều hướng tăng lên, điều này thể hiện quy mô trung bình của dự án tăng lên đáng kể (từ 13,52 triệu USD tăng lên 57,99 Triệu USD). Thể hiện Việt Nam càng ngày càng có sự chọn lọc kỹ càng trong việc thu hút các dự án ODA, và thể hiện mức cam kết không ngừng tăng lên cho mỗi dự án ODA đầu tư tại Việt Nam
ODA vốn vay tăng trong khi viện trợ không hoàn lại giảm qua các thời kỳ
Cơ cấu vốn vay và viện trợ qua các thời kỳ
Tỷ trọng vốn vay ODA thay đổi theo xu hướng tỷ lệ viện trợ (không hoàn lại) càng ngày càng giảm. Điều này được giải thích là nền kinh tế Việt Nam trong thời gian qua đã có sự phát triển tốt, Việt Nam đã thoát khỏi nhóm các nước nghèo có thu nhập thấp, chất lượng cuộc sống người dân được cải thiện, chính vì thế những ưu đãi của cộng đồng quốc tế cho Việt Nam có xu hướng giảm. Vấn đề đặt ra trong thời gian tới là chúng ta phải tăng cường hiệu suất sử dụng vốn ODA cho hiệu quả để tránh khả năng gây gánh nặng nợ cho các thế hệ tương lai.
3.4Đóng góp của ODA vào tăng trưởng kinh tế ngày càng cao
2004
2005
2006
2007
2008
2009
GDP chuyển đổi sang USD (tỷ USD)
45,30
53,11
60,83
70,99
89,11
86,52
Tỷ trọng ODA trong GDP (%)
3,64
3,36
2,93
3,07
2,53
4,16
Bảng số liệu cho thấy vốn ODA chiếm một tỷ trọng tương đối trong GDP, vì nguồn ODA chủ yếu đầu tư vào kết cấu hạ tầng, xã hội, nên sử dụng hiệu quả vốn ODA sẽ tạo hiệu ứng lan tỏa đến những nguồn vốn khác (chẳng hạn như FDI) tạo sự phát triển cho nền kinh tế. Tuy nhiên đừng đề cao quá vai trò của nguồn vốn ODA mà chỉ nên xem ODA là nguồn vốn phụ trợ cho phát triển kinh tế trên cơ sở huy động nội lực và kết hợp hài hòa với FDI.
II.Thực trạng sử dụng :
1.Hiệu quả do vốn ODA mang lại:
Thực tiễn viện trợ phát triển cho thấy nguồn vốn ODA thường đến với những quốc gia đang phát triển có tình hình chính trị ổn định, nền kinh tế tăng trưởng và phát triển, đời sống xã hội của nhân dân, nhất là những người dân nghèo, được quan tâm và cải thiện. Việt Nam là một địa chỉ như vậy. Và cho đến gần đây, Việt Nam luôn được coi là một trong những quốc gia sử dụng hiệu quả vốn ODA nhất trên thế giới. Trong Dự thảo Báo cáo đánh giá đợt 2 tình hình thực hiện Tuyên bố Paris và Cam kết Hà Nội về hiệu quả viện trợ do ông Marcus Cox, Trưởng đoàn đánh giá độc lập đưa ra lấy ý kiến các nhà tài trợ, Việt Nam đã thể hiện vai trò làm chủ của bên nhận viện trợ, đã tận dụng tốt nguồn vốn ODA và luôn có một “hồ sơ tốt”. Nhờ đó, nhiều nhà tài trợ đã tin tưởng chuyển sang hình thức hỗ trợ ngân sách. Cũng vì thế, Việt Nam đã trở thành một trong 5 nước nhận ODA lớn nhất thế giới.
Bên cạnh đó, trong quá trình tiếp nhận viện trợ, Việt Nam vẫn giữ được độc lập, quyền tự chủ, kiên định đường lối, tư tưởng của nhà nước.
Sau 15 năm tiếp nhận và sử dụng vốn ODA, nước ta đã đạt được những thành tựu đáng kể trong phát triển cơ sở hạ tầng, kinh tế, nâng cao đời sống của nhân dân.
ODA góp phần thay đổi bộ mặt cơ sở hạ tầng kinh tế
Cũng giống như các nước đang phát triển khác, Việt Nam thường được nhận ODA nhằm mục tiêu cải thiện cơ sở hạ tầng, đặc biệt trong lĩnh vực giao thông vận tải, truyền thông và năng lượng. Việc sử dụng ODA trong thời gian qua đã có hiệu quả, có tác động tích cực đến phát triển năng lực sản xuất, nâng cao chất lượng dịch vụ của các ngành và địa phương, minh chứng rõ rệt về tác động lan tỏa của nguồn vốn ODA đối với phát triển.
Bảng 7: Một số dự án lớn sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức
STT
Tên dự án
Địa điểm
Thời gian thực hiện
Tổng vốn đầu tư (triệu USD)
Dự án vay vốn JBIC (Japan Bank for International Cooperation)
1
Dự án cầu Bính
Tp Hải Phòng
1994-2001
176,5
2
Cải tạo nâng cấp quốc lộ 5
1994-2003
215,6
3
Khôi phục cầu quốc lộ 1 (giai đoạn 1)
1994-2002
162,2
4
Khôi phục cầu quốc lộ 1 (giai đoạn 2)
1995-2004
211
5
Khôi phục cầu đường sắt Hà Nội-TP Hồ Chí Minh
1994-2004
119
Cải tạo cảng Hải Phòng giai đoạn khẩn cấp
1994-2002
40
Dự án khôi phục 10 cầu đường sắt trên tuyến đường sắt Thống nhất
1994-2006
1074
Dự án cải tạo cảng Sài Gòn
1995-2000
500
Dự án khôi phục 9 cầu đường sắt trên tuyến đường sắt Thống Nhất
1995-2001
807
Cảng Cái Lân
1996-2004
108,4
Hầm đường bộ qua đèo Hải Vân
1997-2005
251
Hệ thống thông tin duyên hải
1997-2003
34
Cải tạo nâng cấp quốc lộ 10
1998-2005
302
Cải tạo nâng cấp quốc lộ 18
1998-2005
232
Mở rộng cảng Tiên Sa
1999-2004
113
Dự án phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đô thị Hà Nội
1999-2004
1933
Cầu Thanh Trì &đoạn Nam Vành đai III Hà Nội
2000-2005
410
Cầu Cần Thơ
2000-2006
370
Dự án cải tạo cảng Hải Phòng giai đoạn 1 và 2
2000-2007
2540
Cầu Bãi Cháy
2001-2005
180
Khôi phục cầu Quốc lộ 1 đoạn Cần Thơ-Năm Căn
2003-2007
50
Dự án đường Đông Tây
2003-2006
9700
Dự án khôi phục 44 cầu đường sắt trên tuyến đường sắt Thống nhất
Tuyến đường sắt Thống Nhất
2004-2010
2472
Dự án vay vốn WB( World Bank)
24
Dự án giao thông nội thị 2
1994-1999
162
Dự án hai tuyến đường thuỷ
1996-2001
61
Dự án khôi phục quốc lộ 1-WB 1
1997-2003
236,6
Dự án khôi phục quốc lộ 1 – WB3
1997-2004
89
Dự án giao thông nội thị 1
2000-2004
145
Dự án khôi phục quốc lộ 1 – WB 2
2001-2005
145
Dự án giáo dục đại học
Các trường đại học
1998-2005
108
Dự án phát triển giáo viên tiểu học (giai đoạn 1)
10 tỉnh, thành phố
2001-2005
36
Dự án vay vốn ADB( Asian Development Bank)
32
Dự án khôi phục quốc lộ 1 đoạn Nha Trang-Thành phố Hồ Chí Minh
1997-2002
204,9
Dự án khôi phục quốc lộ 1 đoạn Hà Nội – Lạng Sơn
1999-2005
196,5
Dự án khôi phục quốc lộ 1 đoạn Quảng Ngãi-Nha Trang
1999-2005
189,54
Dự án đường xuyên á
2000-2004
46
Dự án nâng cấp quốc lộ 9
2001-2005
130
Dự án nâng cấp tỉnh lộ
2003-2006
121
Dự án giáo dục kỹ thuật và dạy nghề
Các địa phương
1999-2004
121
Dự án phát triển giáo dục trung học cơ sở (giai đoạn II)
Các địa phương
2005-2010
80
Dự án phát triển giáo dục trung học cơ sở (giai đoạn II)
Các địa phương
2005-2010
80
Các nước và tổ chức khác
41
Trung tâm sản xuất chương trình - Đài Truyền hình Việt nam- Chính phủ Nhật Bản tài trợ
Hà Nội
1997-2001
2004-2007
Dự án đóng tàu tìm kiếm cứu nạn trên biển- ORET- Hà Lan tài trợ
Thành phố Hải Phòng
2002-2005
800
Dự án Đoàn tàu tốc hành giai đoạn 1 –CHLB Đức tài trợ
Thành phố Đà Nẵng
2002-2006
701
Dự án 5 trường dạy nghề-Hàn Quốc tài trợ
Các địa phương
2004-2007
43
Dự án 10 trường dạy nghề-Đức tài trợ
Các địa phương
2005-2006
12,5
Cụ thể như thông qua các dự án ODA, cơ sở hạ tầng kinh tế tại Việt Nam đã có nhiều bước phát triển như hệ thống đường bộ được phát triển đáng kể từ quốc lộ 1A, 5, 10, 18, 9, đường xuyên Á (đoạn Thành phố Hồ Chí Minh - Mộc Bài),Đại lộ Đông-Tây (Tp HCM) các cầu lớn (Mỹ Thuận, Cần Thơ, Thanh Trì, Bính...); nâng cấp và mở rộng các cảng biển như Cái Lân (Hải Phòng), Sài Gòn, Tiên Sa (Đà Nẵng), xây dựng cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất, phát triển giao thông nông thôn ở hầu hết các tỉnh...
Bên cạnh đó, nguồn vốn ODA đã đầu tư phát triển ngành điện bao gồm phát triển mới nhiều nhà máy nhiệt điện và thủy điện với công suất lớn (các dự án Phú Mỹ 1, Phú Mỹ 2-1, Ô Môn, Phả Lại 2, Hàm Thuận - Đa My, Đại Ninh, Đa Nhim, thủy điện sông Hinh) và phát triển hệ thống đường dây 500 kV Plâyku - Nhà Bè, gần 50 trạm biến áp của cả nước, cải tạo nâng cấp mạng lưới điện thành thị và nông thôn ở trên 30 tỉnh và thành phố.; nhà máy ……góp phần không nhỏ trong đảm bảo an ninh năng lượng, phục vụ đời sống, sản xuất.
Mặt khác, nguồn vốn ODA còn có quan hệ mật thiết với nguồn vốn FDI theo hướng thúc đẩy dòng vốn FDI vào. Nước ta có cơ sở hạ tầng kinh tế và xã hội thấp kém, nên việc thu hút vốn FDI và các nguồn vốn khác (của tư nhân, doanh nghiệp ...) đầu tư vào lĩnh vực này thường gặp nhiều khó khăn do hiệu quả kinh tế không cao. ODA khi tập trung đầu tư vào cơ sở hạ tầng sẽ tạo nên môi trường thuận lợi, tạo ra hiệu quả lan tỏa cho các nguồn vốn đầu tư khác như vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), vốn đầu tư của khu vực tư nhân....phát huy hiệu quả, góp phần hoàn thiện cơ sở hạ tầng kinh tế tạo tiền đề cho sự cất cánh trong tương lai của nền kinh tế Việt Nam.
ODA góp phần thay đổi bộ mặt cơ sở hạ tầng xã hội:
Nguồn vốn ODA đã đóng góp cho sự thành công của một số chương trình quốc gia, có ý nghĩa sâu rộng như chương trình dân số và phát triển, chương trình tiêm chủng mở rộng, chương trình dinh dưỡng trẻ em, chương trình nước sạch nông thôn, chương trình chăm sóc sức khoẻ ban đầu, chương trình xoá đói giảm nghèo... góp phần nâng cao chất lượng đời sống người dân. Nhờ vậy, thứ hạng các quốc gia và chỉ số phát triển con người của Việt Nam đều được cải thiện hàng năm.
Chỉ số phát triển con người (HDI), chỉ số phát triển giới (GDI) của Việt Nam và xếp hạng, giai đoạn 1997-2007
Năm báo cáo
HDI
Xếp hạng HDI/ quốc gia
GDI
Xếp hạng GDI/ quốc gia
1997
0,664
110/174
0,662
91/143
1998
0,671
108/174
0,668
89/143
1999
0,682
101/162
0,680
89/146
2000
0,688
109/173
0,687
89/146
2001
0,687
109/175
0,697
89/144
2002
0,691
112/177
0,689
87/144
2003
0,704
108/177
0,702
83/
2004
0,709
109/177
0,708
80/136
2005/2006
0,733
105/177
0,732
91/177
2007
0,725
116/182
(nguồn: UNDP. Báo cáo phát triển con người, 1999-2007/08.)
ODA không chỉ bổ sung nguồn lực cho các chương trình xã hội mà còn góp phần thay đổi nhận thức và hành vi của người dân trong các lĩnh vực xã hội đòi hỏi có sự tham gia rộng rãi của các tầng lớp dân cư, như phòng chống đại dịch HIV/AIDS, phòng chống ma túy...
Một số chương trình, dự án xã hội:
+ Dự án Phòng chống HIV/AIDS do bộ Y tế chủ quản, được thực hiện bởi Cục y tế dự phòng và phòng chống HIV/AIDS – Bộ y tế. Tổng số vốn của dự án 35 triệu Đô la Mỹ cho 5 năm triển khai dự án, được tài trợ bởi ngân hàng thế giới (WB). Chương trình được thực hiện từ tháng 6/2005 đến tháng 12/2010 tại các Viện trung ương và 20 tỉnh, thành phố trên cả nước và đã đạt được một số hiệu quả: Góp phần khống chế tỷ lệ hiện nhiễm HIV dưới 0,3% trong cộng đồng đến năm 2010, thông qua các chương trình hành động can thiệp hiệu quả tại 20 tỉnh, nâng cao nhận thức của các tầng lớp dân cư, thay đổi hành vi của cộng đồng trong các hoạt động phòng chống HIV/AIDS; tăng cường năng lực quản lý, chuyên môn trong công tác phòng chống HIV/AIDS cho cán bộ các cấp; tăng cường và hoàn thiện hệ thống giám sát, đánh giá chương trình phòng chống HIV/AIDS cấp quốc gia và cấp tỉnh.
+ Dự án tăng cường chăm sóc, tư vấn hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS và các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS dựa vào cộng đồng ở Việt Nam tại An Giang với mục tiêu là tạo dựng môi trường y tế và xã hội thuận lợi, để người nhiễm HIV/AIDS được tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc, tư vấn và hỗ trợ qua đó góp phần giảm phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS; Giảm tác động của đại dịch HIV/AIDS đến sự phát triển kinh tế xã hội góp phần ngăn chặn lây nhiễm HIV/AIDS trong cộng đồng.
+ Dự án phòng chống bệnh truyền nhiễm khu vực tiểu vùng sông MeKong: với mục tiêu làm giảm tỷ lệ mắc và tử vong qua các bệnh truyền nhiễm phổ biến, khống chế không để dịch lớn xảy ra, giảm gánh nặng bệnh tật cho nhân dân và khu vực tiểu vùng sông MeKong; Mở rộng phạm vi phòng chống và kiểm soát đối với bệnh truyền nhiễm cho cộng đồng có nguy cơ cao, đặc biệt phụ nữ và trẻ em nghèo khu vực gần biên giới; Nâng cao nhận thức, cải thiện chính sách, tính chuẩn mực và sự hợp tác giữa các nước nhằm tăng cường công tác phòng chống bệnh truyền nhiễm.
Bên cạnh đó, nguồn vốn ODA cũng đươc đầu tư chú trọng vào lĩnh vực giáo dục đào tạo, góp phần cải thiện chất lượng và hiệu quả của lĩnh vực này, tăng cường một bước cơ sở vật chất kỹ thuật cho việc nâng cao chất lượng dạy và học, như các dự án ODA hỗ trợ cải cách giáo dục tiểu học, trung học và đại học, tự án tạo nghề...
ODA có vai trò quan trọng hỗ trợ Việt Nam xây dựng và hoàn thiện khung thể chế, pháp lý trên nhiều lĩnh vực, xây dựng pháp luật, cải cách hành chính...
Khi tiếp nhận ODA, với việc tuân thủ các quy định của quốc tế, việt Nam học hỏi, đúc kết được nhiều kinh nghiệm cũng như nhận được nhiều sự hỗ trợ của các nước để hoàn thiện khung thể chế, các quy định, nghị định, giúp cho thủ tục tiếp nhận, quản lý và thực hiện dự án nhanh, chặt chẽ và có hiệu quả.
+ Với sự hỗ trợ kỹ thuật của ODA, một số bộ luật quan trọng đã được chuẩn bị đúng hạn và được Chính phủ trình Quốc hộ thông qua góp phần đáp ứng yêu cầu cải cách thể chế trong tiến trình của Việt Nam gia nhập WTO như Luật Đầu tư, Luật Đấu thầu, Luật Phòng chống tham nhũng...
+ Chương trình nâng cao năng lực toàn diện về quản lý ODA tại Việt Nam ( CCBC): thực hiện bởi Vụ Kinh tế đối ngoại, Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong giai đoạn 2005- 2008 do quỹ Phát triển chính sách và nguồn lực Nhật Bản (PHRD) ủy thác qua Ngân hàng thế giới và nhóm các nhà tài trợ đồng chính kiến (LMDG) tài trợ, nhằm mục đích hoàn thiện khung thể chế và pháp lý trong quản lý ODA theo hướng tinh giản, phân quyền và phân cấp, nâng cao năng lực toàn diện cho các cơ quan quản lý và thực hiện chương trình/dự án ODA.
1.4 ODA đã góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển nông nghiệp và nông thôn, xóa đói giảm nghèo
Từ năm 1998, Chính phủ và các nhà tài trợ nhất trí tập trung nguồn vốn ODA cho phát triển nông nghiệp và nông thôn, xoá đói giảm nghèo. Nguồn vốn ODA đã giúp nông dân nghèo tiếp cận nguồn vốn vay để tạo ra các ngành nghề phụ, hỗ trợ phát triển công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, phát triển giao thông nông thôn, thuỷ lợi, cung cấp nước sạch, phát triển lưới điện sinh hoạt, trạm y tế, trường học. Nhờ đó, tỷ lệ hộ nghèo của Việt nam giảm liên tục qua các năm.
Năm
Tỷ lệ người nghèo ( theo chuẩn quốc gia) (%)
1993
58.1
1998
37
2000
32
2002
23
2004
18.1
2006
15.5
(Nguồn:
Bên cạnh đó, tỷ lệ nghèo lương thực giảm từ 25% năm 1993 xuống 15% năm 1998, đến 9,96% năm 2002 và 7% năm 2004. Trong giai đoạn 1993-1998, tốc độ giảm nghèo đói trung bình hàng năm ở Việt Nam là 7,5% nhanh hơn tốc độ phát triển kinh tế trung bình là 6,4% cho cùng thời kỳ. Điều này cho thấy phát triển kinh tế ở Việt Nam mang tính rộng rãi, tác động lên mọi bộ phận dân cư của cả nước.
Các dự án ODA đã góp phần cung cấp nguồn tín dụng cho nông dân, tạo ra các ngành nghề phụ, phát triển công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, phát triển giao thông nông thôn, cung cấp nước sạch, phát triển lưới điện sinh hoạt, trạm y tế, trường học.
Thông qua chương trình viện trợ không hoàn lại của chính phủ Nhật Bản, dự án sử dụng vốn vay ưu đãi, các đường giao thông nông thôn, tỉnh lộ, huyện lộ được cải tạo, xây dựng; cầu cống được nâng cấp, xây dựng nhiều nhà máy điện, nước. Các dự án này đã có những đóng góp quan trọng trong việc giảm đói nghèo ở nông thôn nước ta. Qua hai cuộc điều tra mức sống năm 1993 và 1998 đã cho thấy mức tăng về thu nhập và tiêu dùng của hộ dân cư sống ở nơi có đường giao thông đi qua cao hơn nơi không có đường giao thông.
1.5 Nguồn vốn ODA có vai trò tích cực hỗ trợ phát triển năng lực cán bộ cho Việt Nam.
Bên cạnh việc hỗ trợ phát triển về cơ sở hạ tầng, các dự án ODA còn hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực, đào tạo hàng vạn cán bộ Việt Nam trên rất nhiều lĩnh vực như nghiên cứu cơ bản và ứng dụng khoa học, công nghệ, quản lý kinh tế và xã hội, thông qua việc cung cấp học bổng nhà nước, cử chuyên gia nước ngoài để đào tạo tại chỗ trong quá trình thực hiện các chương trình, dự án ODA, chuyển giao công nghệ và kinh nghiệm quản lý tiên tiến, cung cấp trang thiết bị nghiên cứu và triển khai,...
+ Chương trình hỗ trợ kỹ thuật của Châu Âu cho Việt Nam (ETV2): thực hiện trong giai đoạn 2005- 2008, do Ủy Ban Châu Âu tài trợ với tổng số kinh phí là 11,034,800 Euro. Với mục tiêu hỗ trợ các cơ quan tài chính và kinh tế của Chính phủ Việt Nam trong tiến trình phát triển hiện nay.
1.6 Việc thu hút và sử dụng vốn vay ODA đã góp phần thúc đẩy mối quan hệ đa phương toàn diện giữa phía Việt Nam và các quốc gia,các nhà tài trợ:
Các nhà tài trợ đã liên tục cam kết dành vốn ODA cho Việt Nam năm sau cao hơn năm trước, đây chính là bằng chứng sinh động về sự ủng hộ mạnh mẽ về mặt chính trị và nguồn lực của cộng đồng quốc tế đối với chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội đúng đắn, hợp lòng dân của Đảng và Nhà nước ta.
Trong quá trình tiếp nhận viện trợ phát triển, Việt Nam vẫn giữ được độc lập, tự chủ trong việc hoạch định và thực thi các chính sách cải cách theo lộ trình của mình, trên cơ sở quan hệ đối tác, đề cao vai trò làm chủ của bên tiếp nhận ODA thông qua các hoạt động hài hoà và tuân thủ các quy trình và thủ tục ODA. Qua đó tăng cường hợp tác toàn diện về mọi mặt với các đối tác. Điều này được thể hiện trên nhiều lĩnh vực như phát triển các quan hệ đối tác trong nông nghiệp, lâm nghiệp, hiệu quả viện trợ... nghiên cứu áp dụng các mô hình viện trợ mới (hỗ trợ ngân sách, tiếp cận ngành,...), hài hoà quá trình chuẩn bị dự án, thống nhất hệ thống báo cáo, hài hoà hoá quá trình mua sắm, tăng cường năng lực toàn diện về quản lý ODA.
2. Những hạn chế:
Bên cạnh những mặt được của ODA hỗ trợ quá trình phát triển, việc sử dụng ODA trong thời gian qua cũng bộc lộ những yếu kém, làm giảm hiệu quả sử dụng nguồn lực này:
2.1 chậm trễ trong quá trình giải ngân:
Chậm trễ trong quá trình giải ngân làm giảm hiệu quả sử dụng ODA và làm giảm lòng tin của các nhà tài trợ của ta. Hiện nay, tỷ lệ giải ngân vốn ODA bình quân mỗi năm của Việt Nam chỉ đạt có 12-13%/năm trong khi, mức bình quân của khu vực là 20-22%/năm.
Theo Báo cáo 6 tháng đầu năm 2009 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong 556 dự án ODA chỉ có 121 dự án đạt mức giải ngân từ 60% trở lên so với kế hoạch năm; số dự án giải ngân thấp thuộc khối bộ, ngành chiếm tỷ lệ cao hơn khối địa phương như Bộ Giao thông vận tải chỉ giải ngân được 38% so với kế hoạch năm, Bộ Thông tin và Truyền thông là 32%, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông chỉ có 19%; trong khi đó thành phố Hải Phòng gần 40%, Thành phố Hồ Chí Minh là 78,3%.
Tỷ lệ giải ngân/vốn cam kết có xu hướng ngày càng giảm sút trong những năm gần đây. Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tỷ lệ vốn ODA giải ngân/vốn ODA cam kết trong các năm từ 2006-2009 đạt tương ứng là: 40,2%; 40,1%; 38,1% và 37,2%.
Mức giải ngân ODA khác nhau giữa các nhà tài trợ và giữa các loại hình dự án. Các dự án hỗ trợ kỹ thuật thường có mức giải ngân cao (chủ yếu là chi cho chuyên gia, mua sắm thiết bị, máy móc và đào tạo). Các dự án đầu tư xây dựng thường giải ngân chậm do mất nhiều thời gian cho công tác chuẩn bị đầu tư như đền bù, di dân và tái định cư, đấu thầu và xét thầu. Nhìn chung, giải ngân ODA trong thời gian qua mới đạt khoảng 70 - 80% kế hoạch đề ra.
Hậu quả: Giải ngân chậm dẫn tới các hậu quả sau đây
Giải ngân vốn ODA bị kéo dài làm thay đổi các thông số kỹ thuật của các dự án, dẫn tới làm giảm hiệu quả của dự án, tiến độ dự án bị trì trệ, công trình chậm đưa vào sử dụng, gây lãng phí, thất thoát nguồn lực, công trình kém hiệu quả.
Làm giảm tính ưu đãi của vốn vay (điều kiện ưu đãi giảm sút, như rút ngắn thời gian ân hạn, kéo dài thời gian trả phí cam kết).
Làm giảm uy tín của nước ta đối với các nhà tài trợ về năng lực tiếp nhận và sử dụng ODA, trong khi nguồn ODA là có giới hạn và đang có sự cạnh tranh gay gắt về thu hút vốn vay ODA của các nước trong khu vực và trên thế giới, làm ảnh hưởng trực tiếp theo chiều hướng xấu đến việc vận động nguồn vốn này.
Mặt khác,tuy ODA là nguồn vốn có nhiều ưu đãi nhưng tỷ trọng lớn vẫn là vốn vay. Do vậy, chậm giải ngân vốn ODA không những sẽ làm ùn, đọng vốn ODA cam kết và ký kết mà còn làm chậm quá trình trả nợ, làm tăng nợ quá hạn cho Chính phủ, làm cho gánh nặng nợ nần của chính phủ ngày càng trầm trọng.
2.2 Tiến độ,chất lượng và hiệu quả của một số chương trình, dự án ODA còn chưa đảm bảo:
Tiến độ nhiều chương trình dự án bị chậm so với kế hoạch, đặc biệt là các chương trình, dự án thuộc lĩnh vực giao thông vận tải, xây dựng cơ sở hạ tầng, môi trường. Một số dự án kéo dài thời gian từ khâu lập dự án, nghiên cứu khả thi, đến khâu thiết kế, lập dự toán, kéo dài thời gian thẩm định, giải trình, phê duyệt , chậm trễ trong thi công, không đúng tiến độ cam kết.
Một số trường hợp cụ thể:
+ Các dự án ngành đường sắt, điển hình như dự án Đường sắt trên cao Yên Viên - Ngọc Hồi - Hà Nội bị chậm trễ trong công tác đền bù, giải phóng mặt bằng. Dù đã được khởi động từ cuối tháng 01/2009 nhưng đến tháng 07/ 2009 Dự án vẫn chưa thể tiến hành do việc giải phóng mặt bằng và xây dựng các khu tái định cư cho người dân gặp phải quá nhiều vướng mắc.
+Dự án Đại lộ Đông Tây và Dự án cải thiện môi trường nước Thành phố, theo kế hoạch ban đầu, các dự án này phải hoàn thành trong năm 2008. Tuy nhiên, sự cố nứt các đốt hầm Thủ Thiêm đã khiến các đơn vị thi công phải mất nhiều thời gian khắc phục. Ngoài ra, do sơ suất của các cơ quan chức năng trong quá trình thiết kế dự án, nên Đại lộ Đông Tây phía quận 2 phải điều chỉnh từ 10 làn xe lên 14 làn xe cho phù hợp với Khu đô thị mới Thủ Thiêm trong tương lai. Mặc dù dự kiến hoàn thành và đưa vào sử dụng vào tháng 8/2011, nhưng hạng mục nạo vét kênh thuộc gói thầu A (Cải tạo kênh Bến Nghé - Tàu Hủ) của Dự án Cải thiện môi trường nước Thành phố đến nay mới đạt 27,5%.
+Dự án kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè là một dự án lớn với nhiều hạng mục công trình trải rộng trên diện tích 3.300 ha thuộc địa bàn 7 quận. Dự án theo kế hoạch thực hiện trong giai đoạn 2003-2007. Do tính chất phức tạp của công trình, dự án được chia làm nhiều gói thầu. Mặc dù, đã được khởi động từ năm 2003, nhưng cho đến nay thực tế chỉ có năm gói thầu đang được thi công nhưng tiến độ rất chậm trễ. Sau 4 năm thi công, đến nay gói số 7 mới đạt hơn 70% khối lượng công việc. Gói thầu số 8 thực hiện cũng chỉ khoảng 65% khối lượng. Các gói thầu số 10 (cải tạo kênh Nhiêu Lộc-Thị Nghè) và các gói thầu 11A1, 11A2, 11B1 mới chỉ đạt đến 20% khối lượng công việc. Ông Phan Châu Thuận, Giám đốc Ban quản lý dự án cho biết, dự án sẽ phải gia hạn dến năm 2011 và vốn đầu tư của Dự án đã tăng từ 200 triệu USD lên 320 triệu USD.
Chất lượng một số công trình được đầu tư bằng nguồn vốn ODA cũng chưa được đảm bảo. Sau một thời gian ngắn đưa vào sử dụng đã lộ ra những vấn đề về chất lượng, công trình xuống cấp, hiệu quả thấp, phải tu sửa nhiều lần, gây tốn kém, lãng phí. Nguyên nhân là trong quá trình thực hiện xảy ra thất thoát, lãng phí. Thất thoát trong xây dựng cơ bản hiện nay của Việt Nam chiếm khoảng 20%-30% tổng vốn đầu tư trong từng dự án. Mặt khác, chất lượng, nội dung thiết kế kỹ thuật tổng thể và chi tiết không phù hợp với thực tế, không lường hết được biến cố kỹ thuật cũng như sự thay đổi bất thường của môi trường nên phải chỉnh sửa thiết kế hoặc thiết kế lại toàn bộ nội dung.
Trường hợp cụ thể:
+ PMU 18 là dự án cải tạo nâng cấp mở rộng quốc lộ 2 do PMU 18 làm chủ đầu tư, với tổng kinh phí 494.346.000.000 đồng được bộ Giao Thông Vận Tải phê duyệt ngày 9/7/2001. Ngày 26/3/2005, dự án hoàn thành, được khánh thành, thông xe và đưa vào khai thác sử dụng. Tuy nhiên, trong thời gian ngắn đã bộc lộ những yếu kém về chất lượng. Ngày 14/2/2006, đoàn kiểm tra của bộ giao thông vận tải báo cáo kết luận kiểm tra. Hầu hết gói thầu đã không đạt yêu cầu chất lượng về phần đường, như độ bằng thẳng (đo bằng thước 3 m), mô đun đàn hồi, độ dày mặt đường bê tông nhựa; độ nhặt lớp mặt đường bê tông nhựa; độ ổn định Marshall; đặc biệt là hàm lượng nhựa, có tới 108/279 mẫu kiểm tra không đạt yêu cầu (chỉ đạt từ 4,25% - 4,82%, trong khi yêu cầu là phải từ 4,9%- 5,3%). thêm vào đó, độ dày mặt đường bê tông nhựa cũng thiếu, tiêu chuẩn kỹ thuật quy định là 7 cm, kiểm tra chỉ đạt 5,4 – 6,4 cm. Về chất lượng thi công các hạng mục đắp nền đường, hầu hết đều có vi phạm về độ chặt và chiều dày. Riêng tiêu chí chiều dày, tình trạng ăn bớt chiều dày dao động từ 2 – 7 cm! Những vi phạm trên đã dẫn đến 139 km đường vừa đưa vào sử dụng đã gây lún, sụt, nứt vỡ mặt đường. Về phần cầu, quá nửa số cầu đưa vào sử dụng đều bị võng lún, nứt nẻ, vỡ mặt đường đầu cầu, riêng cầu Gỗ phía Tuyên Quang, cách mố cầu bị nứt gẫy.
Bên cạnh đó, hiệu quả của một số dự án về xã hội cũng chưa đạt. Như chương trình xóa đói giảm nghèo, là chương trình với mục đích hỗ trợ cho người dân nghèo Việt Nam, nhưng có những trường hợp người dân nghèo thật sự không nhận được sự hỗ trợ, mà những người khác do thân quen, móc nối mà được vay vốn, hỗ trợ.
Chất lượng một số công trình sử dụng vốn ODA chưa bảo đảm . Phần lớn các chương trình dự án tập trung vào lĩnh vực xây dựng cơ bản . Nhiều dự án chồng chéo nhau về nội dung, kết quả dự án không được khai thác và sử dụng một cách thích đáng...Thiếu quy hoạch vận động và sử dụng ODA. Tuy nhiên, một số lĩnh vực lại không được quan tâm, đầu tư.
Ví dụ: Trong các dự án sử dụng vốn ODA về GD-ĐT, cấp tiểu học được quan tâm đầu tư nhiều nhất, chiếm 47,7% tổng vốn vay, thế nhưng bậc học mầm non lại không có một dự án nào, trong khi bậc học này đang gặp vô vàn khó khăn.
2.3 Việc phân bổ vốn ODA theo vùng lãnh thổ còn nhiều bất cập:
Theo UNDP, vùng duyên hải Bắc trung bộ và đồng bằng sông Cửu Long là những vùng bị thiệt thòi nhất về sử dụng ODA.
Biểu đồ: phân bố vốn ODA theo vùng giai đoạn 1993-2006
Từ năm 1998, khi Chính phủ và các nhà tài trợ nhất trí tập trung nguồn vốn ODA cho phát triển nông nghiệp và nông thôn, xoá đói giảm nghèo thì việc phân bổ vốn ODA đã có xu thế cân đối hơn. Tuy nhiên, thực tế cho thấy rằng, ODA chủ yếu tập trung vào các vùng kinh tế trọng điểm. Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ là địa bàn thu hút ODA lớn nhất, chiếm gần 30% số vốn ODA ký kết nhưng chủ yếu tập trung vào tam giác kinh tế gồm 3 tỉnh Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh. Vùng đồng bằng Sông Cửu Long thu hút được một lượng đáng kể vốn ODA và phân bổ tương đối đồng đều giữa các tỉnh trong vùng. Còn vùng kinh tế trọng điểm Trung Bộ không có lợi thế về nhiều mặt, trong đó nguồn vốn ODA thu hút cũng ít.
2.4 Công tác quản lí, kiểm tra của nhà nước còn nhiều hạn chế:
Quy định về cơ quan quản lý còn phân tán ở nhiều cơ quan, nhiều cơ quan cùng chịu trách nhiệm 1 nhiệm vụ, trong khi giữa các cơ quan này còn chưa có sự phân công, phân cấp rõ ràng, chức năng, nhiệm vụ còn chồng chéo, dẫn đến việc đùng đẩy trách nhiệm,...Ví dụ: Bộ Tài Chính phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư bố trí vốn đối ứng trong kế hoạch ngân sách nhà nước hàng năm cho các đơn vị thuộc đối tượng được cấp ngân sách để tiếp nhận và thực hiện các khoản viện trợ PCPNN đã cam kết với Bên tài trợ.
Các cán bộ quản lý và điều hành dự án do cơ quan chủ quản quyết định thành lập, năng lực quản lý chưa cao, chưa đáp ứng được các yêu cầu của công tác quản lý, chuyên môn, cũng như chưa quen với các thủ tục tài chính và mua sắm đấu thầu của nhà tài trợ. Bên cạnh đó, một số cán bộ quản lý còn thoái hóa trong đạo đức, tham ô, hối lộ, tư lợi, gây thất thoát của công và đánh mất niềm tin từ nhà tài trợ.
Một số dự án nguồn vốn ODA đã không sử dụng đúng mục đích, sử dụng lãng phí, được sử dụng với mục đích tư. Như các trường hợp mua sắm tài sản phục vụ nhu cầu cá nhân, sử dụng nguồn vốn không đúng cam kết.
Một số trường hợp:
+ Các dự án của PMU 18: Không tiết kiệm, giải ngân cho hết tiền. Chính vì vậy mới có chuyện đến cuối năm một số dự án thi nhau mua sắm máy photo, bàn ghế, thiết bị đắt tiền để giải ngân cho hết.
+ Các dự án nâng cao năng lực trong đó có phần trang thiết bị thường mua hết, cho dù chính các trang thiết bị này cơ sở đó đã có. Trong một bộ có nhiều dự án thì việc chồng chéo trong mua sắm là chuyện bình thường. Chính vì vậy vào các bộ nhiều dự án xe dự án xếp đầy sân, nhiều xe khá đắt tiền và nhập trực tiếp nước ngoài (xe nhập về dự án ODA được ưu đãi thuế).
Mục lục
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tổng quan về oda ở việt nam.doc