Nhìn chung Công Ty có những chính sách phù hợp trong hoạt động kinh doanh, và cũng không ngừng nổ lực để có một chỗ đứng vững chắc trên thị trường trong nước và ngoài nước .Đây chính là nhờ sự tổ chức làm việc chặt chẽ của bộ máy công ty và sự nổ lực của toàn bộ anh chị em trong công ty . Mặc dù trong vài năm gần đây, Công ty gặp không ít khó khăn và thử thách do phải đương đầu với cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới trong năm 2008 và sự cạnh tranh của các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu nhưng Công ty vẫn đóng góp phần lớn vào nguồn thu của ngân sách nhà nước. Bên cạnh đó có thể nói Việt Hoa là Công ty có văn hóa doanh nghiệp tốt, không khí làm việc thoải mái đồng thời có nhiều chính sách đãi ngộ nhân viên.
Qua thời gian thực tập, tìm hiểu và nghiên cứu thực tiễn nghiệp vụ giao nhận tại Công ty Cổ phần Việt Hoa Toàn cầu, em đã có những kiến nghị và giải pháp nhằm đẩy mạnh và hoàn thiện công tác nhập khẩu nói riêng và công tác xuất nhập khẩu nói chung tại Công ty. Những giải pháp này mang tính khái quát về mặt lý luận kết hợp với tình hình thực tế và hoạt động xuất nhập khẩu của Công ty Việt Hoa trong thời gian qua. Do còn hạn chế về mặt thời gian và kinh nghiệm, nên những giải pháp đưa ra chưa thể bao quát hết tình thực tế của Công ty và bài báo cáo cũng không tránh khỏi thiếu sót. Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp và bổ sung của quý Thầy Cô, của anh chị trong Công ty Việt Hoa. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn Thầy Trần Hữu Dũng, Giám Đốc Nguyễn Văn Thực cùng các anh chị phòng kinh doanh xuất nhập khẩu đã tận tình chỉ dẫn em thực hiện bài báo cáo thực tập tốt nghiệp này.
Em xin chân thành cảm ơn!
65 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 19109 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tốt nghiệp chuyên ngành xuất nhập khẩu Quy trình nhận hàng hóa nhập khẩu của Công ty Việt Toàn Cầu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
̣p vào ngân sách nhà nước khi tiến hành các hoạt động kinh doanh. Tùy vào từng ngành nghề, lĩnh vực, khối lượng hàng hóa mà số tiền thuế phải nộp sẽ cao hay thấp. Để tiến hành khai thuế doanh nghiệp cần phải am hiểu về hàng hóa cũng như các quy định của nhà nước….. Để hiểu rõ hơn vấn đề liên quan đến thuế, nhân viên giao nhận cần tham khảo “ biểu thuế xuất nhập khẩu năm 2009”.
- Trong ô này, sau khi đã áp đúng mã số hàng hóa. Nhân Viên Công Ty dựa vào bảng thuế 2009 để áp mức thuế suất. Thuế suất bao nhiêu % sẽ tùy thuộc vào từng mặt hàng hay có được hưởng mức thuế suất ưu đãi nào không. Trị giá tính thuế đều được chuyển thành đồng tiền Việt Nam và lúc này:
Tiền thuế = Trị giá tính thuế x Thuế suất(%).
Trong đó:
+ Thuế suất: theo như mã số hàng hóa đã tra và biểu thuế nhập khẩu để xác định thuế suất
Trong trường hợp này mức thuế suất xác định được dựa vào biểu thuế xuất nhập khẩu năm 2009 là: 5%
+ Trị giá tính thuế = trị giá nguyên tệ (ô số 23) x với tỷ giá tính thuế.
Lưu ý: Trong trường hợp này ta cần quy giá FOB về giá CIF rồi mới tiến hành tính thuế.
Trị giá tính thuế ở trên được áp dụng cho 1 mặt hàng duy nhất và là giá CIF. Trường hợp có nhiều mặt hàng nhập khẩu theo giá FOB cần quy về giá CIF, trị giá tính thuế được tính cho mỗi mặt hàng dựa vào công thức sau đây:
Trị giá tính thuế mặt hàng 1 = (Tổng giá CIF/ tổng giá FOB) x FOB mặt hàng 1 x tỷ giá
Các mặt hàng còn lại tính tương tự như mặt hàng số 1.
Ô số 25: Thuế GTGT (hoặc TTĐB)
- Nếu lô hàng có thuế GTGT hoặc TTĐB thì phải đưa vào ô này, nếu không thì không ghi vào. Trong trường hợp lô hàng này, chỉ có thuế GTGT:
Cách tính thuế GTGT:
Tiến thuế GTGT = trị giá tính thuế GTGT x Thuế suất thuế GTGT
Trong đó:
Trị gí tính thuế GTGT = trị giá tính thuế hàng nhập khẩu + tiền thuế nhập khẩu
Ô số 26: - Thu khác. Dành cho các mặt hàng theo quy định của pháp luật phải đóng thêm các khoản thuế khác theo một tỉ lệ quy định.
Ô số 27: Tổng số tiền thuế và thu khác: Ô này thể hiện tổng số tiền thuế mà Công Ty Phúc Thành An phải nộp khi nhập khẩu một lô hàng: 35.341,997 VNĐ.( Ba mươi triệu ba trăm bốn mươi mốt nghìn chín trăm chín mươi bảy đồng)
Ô số 28: Chứng từ kèo theo và số bản chính, bản sao phải nộp
Ô số 29: Đây là ô xác nhận trách nhiệm của giám đốc Công Ty Phúc Thành An thể hiện bằng cách ký tên và đóng dấu vào ô này.
Mặt sau:
B – Phần Dành Cho Kiểm Tra Của Hải Quan.
Ô số 30: Phần ghi kết quả kiểm tra của Hải Quan. Ở ô này, Công Chức Hải Quan sau khi kiểm tra thực tế tình trạng hàng hóa như thế nào thì sẽ nhận xét vào đây.
Ô số 31: Đại diện doanh nghiệp (ký, ghi rõ họ tên): Nhân Viên đi nhận hàng sẽ đại diện cho Công ty Phúc Thành An ký tên.
Ô số 32: Cán bộ kiểm hóa (Ký, ghi rõ họ tên)
Đây là ô mà hai cán bộ kiểm hóa sau khi được phân công kiểm tra thực tế lô hàng sẽ ký nhận xác nhận đã kiểm tra hàng và nhận xét tình trạng thực tế của lô hàng.
Ô số 33: Tổng số tiền phải điều chỉnh sau khi kiểm tra.
Ô số 34: Tổng số thuế và thu khác phải nộp.
Ô số 35: Lệ phí Hải Quan
Ô số 36: Cán bộ kiểm tra thuế: (Ký, ghi rõ họ tên): Sau khi Công Chức Hải Quan đã kiểm tra mức thuế suất và số tiền thuế xong thì sẽ ký tên và đóng dấu vào ô này.
Ô số 37: ghi chép khác của Hải Quan.
Ô số 38: Xác nhận đã làm thủ tục Hải Quan (Ký, đóng dấu và ghi rõ họ tên): Sau khi đã kiểm tra thực tế hàng hóa có nhận xét và ký tên của hai cán bộ kiểm hóa thì bộ tờ khai này sẽ được chuyển đến cho chi chục phó Hải Quan cửa khẩu ký, đóng dấu xác nhận đã làm thủ tục Hải Quan và cho phép thông quan. Nếu hàng miễn kiểm thì sẽ được ký tên, đóng dấu tại nơi đăng ký tờ khai.
3.3.3 Phụ Lục Tờ Khai Hàng Hóa Nhập Khẩu:
Trong trường hợp này, có đến 9 mặt hàng nên phải có phụ lục tờ khai hàng hóa nhập khẩu gồm 2 bản. Một bản do Công Chức Hải Quan giữ, một bản do người khai Hải Quan giữ. Phụ lục tờ khai thực ra chỉ bao gồm từ tiêu thức 17 đến tiêu thức số 26, nêu chi tiết các mặt hàng và tiền thuế phải nộp
3.3.4 Giấy Giới Thiệu:
Giấy giới thiệu rất quan trọng trong 1 số trường hợp, Hầu hết trong bộ hồ sơ khai Hải Quan nào cũng phải có giấy giới thiệu. Trên giấy giới thiệu có đóng dấu và ký tên của Giám Đốc, tên và chức vụ của nhân viên giao nhận…
Nhìn chung, giấy giới thiệu chứng minh được quyền được đứng ra thực hiện công tác giao nhận của Nhân Viên Công Ty.
3.3.5.Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O): 01 bản chính.
Đây là giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa , nó có vai trò như sau:
Ưu đãi thuế quan : xác định được xuất xứ của hàng hóa khiến có thể phân biệt đâu là hàng nhập khẩu được hưởng ưu đãi để áp dụng chế độ ưu đãi theo các thỏa thuận thương mại đã được ký kết giữa các quốc gia.
Áp dụng thuế chống phá giá và trợ giá. Trong các trường hợp khi hàng hóa của một nước được phá giá tại thị trường nước khác, việc xác định được xuất xứ khiến các hành động chống phá giá và việc áp dụng thuế chống trợ giá trở nên khả thi.
Thống kê thương mại và duy trì hệ thống hạn ngạch. Việc xác định xuất xứ khiến việc biên soạn các số liệu thống kê thương mại đối với một nước hoặc đối với một khu vực dễ dàng hơn. Trên cơ sở đó các cơ quan thương mại mới có thể duy trì hệ thống hạn ngạch.
Xúc tiến thương mại.
Tuy theo quan hệ giữa Việt Nam với khu vực và thế giới mà có những C/O khác nhau. Dưới đây là một số mẫu C/O:
C/O form A: Chỉ được cấp khi hàng hóa được xuất khẩu sang một trong những nước được ghi ở mặt sau Mẫu A và nước này đã cho Việt Nam được hưởng ưu đãi từ GSP. Chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) là chế độ ưu đãi miễn, giảm thuế nhập khẩu của các nước phát triển dành cho các nước đang phát triển và kém phát triển nhằm giúp cho sản phẩm của các nước này tiêu thụ được trên thị trường quốc tế; và khi hàng hóa đáp ứng các tiêu chuẩn xuất xứ do nước này quy định.
C/O form B: Loại C/O cấp cho hàng hóa xuất xứ tại Việt Nam xuất khẩu sang các nước khác trên thế giới trong các trường hợp sau:
Nước nhập khẩu không có chế độ ưu đãi GSP.
Nước nhập khẩu có chế độ GSP nhưng không cho Việt Nam hưởng
Nước nhập khẩu có chế độ ưu đãi GSP và cho Việt Nam hưởng ưu đãi từ chế độ này nhưng hàng hóa xuất khẩu không đáp ứng các tiêu chuẩn do chế độ này đặt ra.
C/O form D: Chỉ cấp cho hàng hóa xuất khẩu từ một nước thành viên của ASEAN sang một nước thành viên ASEAN sang một nước thành viên ASEAN khác.
C/O form E: là giấy chứng nhận xuất xứ dùng cho các mặt hàng thuộc Hiệp định chung về mậu dịch giữa ASEAN và Trung Quốc.
C/O form AK: cấp cho hàng hóa xuất khẩu từ một nước thành viên của ASEAN sang HÀN QUỐC
C/O form S: là giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa dùng cho các mặt hàng từ Lào về hoặc xuất đi Lào.
C/O form O: là giấy chứng nhận xuất xứ lập riêng cho mặt hàng cà phê được nhập khẩu vào những nước thuộc Hiệp hội cà phê thế giới ( International Coffee Organization ). Mục đích của C/O này là để nhận được những chính sách ưu đãi do Hiệp hội cà phê thế giới ban hành.
C/O form X: là giấy chứng nhận xuất xứ dùng cho mặt hàng cà phê xuất khẩu không qua các nước không thuộc Hiệp hội cà phê thế giới.
C/O form T: là giấy chứng nhận xuất xứ dùng cho mặt hàng dệt xuất khẩu sang EU.
Với hàng nhập khẩu, C/O được bên xuất khẩu nước ngoài trực tiếp gởi qua theo như yêu cầu của bên nhập khẩu, nên không có thủ tục xin cấp C/O, chỉ có hàng xuất mới có. Nhà xuất khẩu được cấp lại C/O trong các trường hợp sau :
Trong trường hợp giấy chứng nhận xuất xứ đã cấp bị thất lạc, mất, hoặc hư hỏng ...Phòng Thương mại có thể sẽ cấp lại giấy chứng nhận xuất xứ đã cấp sau khi nhận được bộ hồ sơ, công văn yêu cầu cấp lại trong đó nêu rõ lý do và kèm theo bản sao C/O của lần cấp trước .
Trường hợp có thay đổi dữ kiện đã khai trong C/O theo yêu cầu của Nhà xuất khẩu , Phòng Thương mại sẽ cấp lại C/O sau khi nhận được bộ hồ sơ , công văn yêu cầu cấp lại có nêu rõ lý do đồng thời sẽ thu hồi lại bản chính C/O và các bản sao của lần cấp trước
3.3.6.Tờ Khai Trị Giá Tính Thuế Hàng Nhập Khẩu (1 Bản Chính ):
Tờ khai trị giá tính thuế hàng nhập khẩu có kết cấu như sau, mặt trước gồm 24 tiêu thức, mặt sau từ tiêu thức số 6 đến 27:
Tiêu đề: dành cho công chức Hải Quan ghi.
Phần khai báo của người khai Hải Quan, từ tiêu thức 1 đến 24, và tiêu thức 6 đến tiêu thức 25
Tiêu thức 26 và 27 dành cho Công Chức Hải Quan.
Doanh nghiệp sẽ phân bổ cước phí cho từng đơn vị mặt hàng, và trị giá tính thuế từng đơn vị mặt hàng và điền vào tờ khai trị giá tính thuế nhập khẩu.
Mỗi Tờ khai trị giá tính thuế có thể ghi được 8 mặt hàng, mặt trước có thể ghi được 4 mặt hàng. Mặt sau ghi được 4 mặt hàng. Tờ khai trị giá tính thuế kê khai rõ tiền cước trên mỗi đơn vị mặt hàng cũng như các chi phí khác. Từ đó rút ra trị giá tính thuế nguyên tệ trên từng đơn vị mặt hàng một và trị giá tính thuế tính theo VNĐ.
Nếu nhập khẩu theo giá CIF, tiêu thức số 07 không nhất thiết phải ghi mà chỉ ghi vào tiêu thức 23.
Nếu nhập theo giá FOB nhất thiết phải ghi rõ vào tiêu thức số 07 và ghi rõ chi phí vận tải, bốc xếp ..( tiêu thức 16) và chi phí bảo hiểm ( tiêu thức 17 ) vì phải quy về giá CIF để tính trị giá tính thuế.
Cách phân bổ cước cho từng đơn vị mặt hàng một, nếu nhập theo giá FOB:
Cước phí cho từng đơn vị mặt hàng =( tiền cước/ tổng giá FOB ) x đơn giá mặt hàng.
Cách tính phí bảo hiểm cũng tương tự như cách tính cước phí.
Sau khi xác định được tất cả các khoản mục. Trị giá tính thuế được xác định theo phương pháp trị giá giao dịch như sau:
Trị giá tính thuế = trị giá giao dịch + các khoản phải cộng – các khoản được trừ.
Khi có phụ lục tờ khai, trong trường hợp có nhiều mặt hàng sẽ làm mất nhiều thời gian cho Công Chức Hải Quan khi phải nhập liệu vào hệ thống máy tính. Để giải quyết tình hình này, Hải Quan Việt Nam đã có giải pháp tương đối phù hợp với xu thế phát triển chung của thế giới, bằng cách cho phép khai báo qua đĩa mềm, khai báo điện tử.
Thông thường khi khai Hải Quan, để tạo thuận tiện cho công chức Hải Quan và tiết kiệm thời gian, nhân viên giao nhận đánh máy sẵn các mặt hàng có trong phụ lục tờ khai, mã số hàng hóa, xuất xứ, đơn giá, thuế suất, tổng giá trị…….Font chữ theo tiêu chuẩn của nhà nước là bộ font TCVN, kiểu font .Vni-times trên nền chương trình Microsoft Excel và được lưu trong 1 đĩa mềm hoặc USB. Tên của tập tin trong đĩa phải được đặt theo quy định là 8 kí tự thể hiện ngày tháng năm lập tờ khai GATT. Đĩa chương trình này được gọi theo thuật ngữ là đĩa GATT.
Đĩa GATT được lập trên nền Microsoft Excel, thường bao gồm 2 sheet: 1 sheet có tên GATT, 1 sheet thường đặt tên PHULUC tương đương với phụ lục tờ khai.
Trong sheet PHULUC được đánh máy theo như phụ lục tờ khai.
Khi khai Hải Quan, sau khi công chức tiếp nhận Hồ sơ sẽ xem xét và yêu cầu đĩa GATT, lúc này nhân viên giao nhận sẽ đưa đĩa GATT cho công chức Hải Quan tiếp nhận hồ sơ để nhập liệu vào hệ thống máy tính.
Đĩa GATT là 1 hình thức khai báo Hải Quan điện tử giúp rút ngắn thời gian cho doanh nghiệp lẫn Công Chức Hải Quan. Doanh nghiệp nên đăng ký vì sẽ tiết kiệm được thời gian mỗi khi khai báo Hải Quan. Hiện tại, Trong hệ thống máy tính nối mạng của Tổng Cục Hải Quan đã có đầy đủ mọi thông tin từ phía doanh nghiệp nếu doanh nghiệp đã có mã số xuất nhập khẩu, chính vì vậy không cần phải đăng ký nữa mà chỉ cần khi khai Hải Quan, trong bộ tờ khai có phụ lục tờ khai thì doanh nghiệp nên dùng đĩa GATT.
3.3.7.Hợp đồng (FROFORMA INVOICE):2 bản.
Trên hợp đồng này thể hiện người nhập khẩu, nhà xuất khẩu ,số hợp đồng , ngày tháng năm ký hợp đồng .Diễn trả hàng hóa , số lượng hàng hóa và giá cả . Hợp đồng này còn thể hiện các điều kiện ràng buộc . Trong trường hợp này , hợp đồng thể hiện giống như mẫu hợp đồng đã thể hiện ở phần đàm phám ký kết hợp đồng dịch vụ.
3.3.8.Commercial Invoice & Packing List( 1 Bản Chính Và 1 Bản Sao ):
Hóa đơn thương mại ( Commercial Invoice ) là cơ sở xác định giá trị hàng hóa và dựa vào đó để tính thuế theo quy định. Phiếu đóng gói (Packing List) là bảng liệt kê hàng hóa. Trong trường hợp này hóa đơn thương mại và phiếu đóng gói được thể hiện trên 1 chứng từ duy nhất, gồm 1 bản chính và 1 bản sao.
Số: EXP 005/09
Ngày: 16 MARCH, 2007.Tên nhà xuất khẩu:
PEARL BEDDING CO.,LTD
22/52 MOO 8, OUTER RING 340 ROAD, BANGPHAI, BANGKHAE BANGKOK 10160, THAI LAN. TEL:(622)8105122.
Tên nhà nhập khẩu
CÔNG TY TNHH PHÚC THÀNH AN CO.LTD
TK 14/18 BẾN CHƯƠNG DƯƠNG ,P.CẦU KHO,Q1,TPHCM
TEL: (08) 54102218
Cảng bốc: BANGKOK, THAILAND
Cảng dỡ: HOCHIMINH, VIETNAM
Phương thức thanh toán: T/T
Số hợp đồng: 0015-09
Tên hàng: GỐI CHĂN VÀ DRAP GIƯỜNG CÁC LOẠI
Tổng số lượng: 35 sacks / 52 Thùng Carton.
Tổng số kiện : 87 kiện.
Trọng lượng tịnh: 2,936.12 KGS.
Trọng lượng cả bì: 3,006.22 KGS.
Tổng giá trị: 18,745.89 USD.
3.3.9.Vận Đơn Đường Biển ( Bill Of Lading ): 1 Bản Chính
Số vận đơn : VFI-SEHCM0903-039
Ngày đến : 02/04/2009.
Người gởi hàng: người xuất khẩu
Người nhận hàng: người nhập khẩu. ( Công Ty Phúc Thành An ).
Tên Tàu: MOL GRACE V.005N
Cảng bốc: BANGKOK, THAILAND
Cảng dỡ: HOCHIMINH, VIETNAM ( CÁT LÁI)
Trọng lượng tịnh: 2,936.12 KGS.
Trọng lượng cả bì: 3,006.22 KGS.
Số bảng B/L chính : 3
Mô tả hàng: GỐI CHĂN VÀ DRAP GIƯỜNG CÁC LOẠI, 87 kiện , trong đó 52 carton và 35 bao , kí hiệu mã và số “ PTA CO., LTD BED SHEETS CARTON NO.”
Cước phí trả sau: “ FREIGHT COLLECT ”. ( do nhập khẩu theo điều kiện FOB Bangkok)
Số container: MOAU 5820870 # X287626/20
3.3. Đăng kí mở tờ khai:
Lô hàng này ( lô chăn gối và drap giường các loại) được làm thủ tục Hải Quan tại Cát Lái nhân viên giao nhận tiến hành lấy số thứ tự , sau đó chờ khi nào đọc tới số thì đến cửa qui định để tiến hành làm thủ tục. Tại các cảng cảng khác như cảng Khánh hội, VICT, cảng Cát Lái, ICD Phước Long…..không có bước này, nhân viên Hải Quan trực tiếp đến bất kì quầy nào để làm thủ tục Hải Quan, nhưng vẫn phải tuân thủ theo quy định của cảng.
Nhân viên giao nhận sẽ xuất trình bộ chứng từ khai Hải Quan cho Công Chức tiếp nhận hồ sơ, Công Chức Hải Quan nhập mã số thuế nhập khẩu của doanh nghiệp để kiểm tra điều kiện cho phép mở tờ khai của doanh nghiệp trên hệ thống máy tính và kiểm tra ân hạn thuế, bảo lãnh thuế:
Trong trường hợp doanh nghiệp được phép mở tờ khai thì tiến hành kiểm tra sơ bộ hồ sơ Hải Quan. Nếu hồ sơ hợp lệ thì Công Chức Hải Quan sẽ nhập thông tin tờ khai vào hệ thống mạng máy tính.
Trong trường hợp không đủ khả năng mở tờ khai hoặc không thỏa mãn các quy định về thuế ( doanh nghiệp không được ân hạn thuế hoặc chưa có bảo lãnh số tiền thuế phải nộp ) thì Công Chức Hải Quan sẽ thông báo bằng văn bản nêu rõ lí do không được phép mở tờ khai.
Sau khi nhập thông tin mà doanh nghiệp cung cấp ( trên bộ chứng từ khai Hải Quan ), thông tin được máy tính tự động xử lý và đưa ra lệnh hình thức, mức độ kiểm tra. Công Chức Hải Quan tiếp nhận hồ sơ căn cứ vào đó đưa ra đề xuất mức độ kiểm tra.
Lệnh hình thức, mức độ kiểm tra gồm một số tiêu chí cụ thể sau: Có 3 mức độ khác nhau: 1;2;3 tương ứng với các mức: xanh, vàng, đỏ.
Mức 1: miễn kiểm tra chi tiết hồ sơ, miễn kiểm tra thực tế hàng hóa. (luồng xanh)
Mức 2: Kiểm tra chi tiết hồ sơ, miễn kiểm tra thực tế hàng hóa. (luồng Vàng)
Mức 3: Kiểm tra chi thiết hồ sơ, kiểm tra thực tế hàng hóa. (luồng đỏ)
Luồng đỏ có 3 mức độ kiểm tra thực tế như sau:
Mức 3.a: kiểm tra toàn bộ lô hàng.
Mức 3.b: kiểm tra thực tế 10% lô hàng, nếu không phát hiện vi phạm thì kết thúc kiểm tra, nếu phát hiện vi phạm thì tiếp tục kiểm tra cho tới khi kết luận được mức độ vi phạm.
Mức 3.c: kiểm tra thực tế 5% lô hàng, nếu không phát hiện vi phạm thì kết thúc kiểm tra, nếu phát hiện vi phạm thì tiếp tục kiểm tra cho tới khi kết luận được mức độ vi phạm.
Nếu Công Chức Hải Quan và máy tính :
+ Xác định ở mức 1: Thì miễn kiểm tra thực tế lô hàng.
+ Xác định ở mức 2: Có thể kiểm tra hoặc không kiểm tra thực tế lô hàng.
+ Xác định ở mức 3: Bắt buộc phải kiểm tra thực tế lô hàng.
Trường hợp này, máy tính xác định mức 1; Công Chức Hải Quan tiếp nhận hồ sơ đề xuất mức 2. Do đó, nhân viên công ty sẽ chờ xem hàng có kiểm hay không kiểm. Bộ chứng từ khai Hải Quan sẽ được Công Chức Hải Quan chuyển qua bộ phận giá thuế. . Ở cảng Cát Lái để tạo thuận lợi, thường Công Chức Hải Quan tính thuế và Công Chức Hải Quan tiếp nhận hồ sơ ngồi cạnh nhau, phân làm 1 cặp , hoặc chia rõ những vị trí nào là tiếp nhận, giá thuế và phân kiểm…..
Kể từ khi luật Hải Quan mới được áp dụng từ ngày 01/01/2006 thì điểm nổi bật của luật này thể hiện ở lệnh hình thức đó là khi máy tính xác định mức trùng với Công Chức Hải Quan và có đánh dấu thông quan, không điều chỉnh thì lô hàng đó được phép thông quan và miễn kiểm, chỉ cần qua giá thuế là xong.
Sau khi Công Chức Hải Quan tiếp nhận hồ sơ kí tên, và đóng dấu vào ô cán bộ đăng ký, cũng như in phiếu mức độ hình thức kiểm tra, sẽ đưa ra số của tờ khai để cho nhân viên giao nhận biết và theo dõi xem Công Chức Hải Quan nào là người tính thuế, có thuộc dạng phải kiểm tra thực tế hàng hóa hay không. Đồng thời theo yêu cầu của Công Chức Hải Quan tiếm nhận hồ sơ. Nhân viên giao nhận sẽ ghi thời gian kiểm ( nếu kiểm ) và ngày giờ kiểm, đánh số thứ tự từ giấy giới thiệu trở đi ( giấy giới thiệu đánh số 01) để tiện theo dõi.
3.4. Kiểm hóa, tính thuế:
3.4.1.Kiểm hóa:
Trước bước này, Trong lúc chờ phân kiểm. Đối với hàng lưu kho, nhân viên giao nhận mang D/O đến giám sát Kho và yêu cầu công nhân kho cảng tìm vị trí hàng .
Sau khi có số tờ khai nhân viên giao nhận sẽ theo dõi trên màn hình xem hàng của mình được miễn kiểm hay là kiểm hóa .Nếu kiểm hóa thì xem ai là người kiểm và ai là người tính thuế .Sau khi đã biết tên công chức Hải Quan kiểm hóa nhớ phải ghi số tờ khai, tên Công Chức Hải Quan kiểm hóa vào D/O và đối chiếu tại Hải Quan kho ( ở một số cảng có đội quản lý hàng nhập khẩu riêng chuyên việc kiểm tra hàng nhập đã vào kho hay bãi chưa), Hải Quan kho sẽ ghi vị trí hàng để nhân viên giao nhận thuận tiện trong việc kiểm hóa. Bước này gọi là đối chiếu Lệnh. Đối chiếu là xem hàng đã Lệnh được hiểu đơn giản vào kho hay chưa.
Đối với hàng cont nhân viên giao nhận mang D/O đến phòng quản lý cont để đối chiếu Manifest, cũng giống như đối chiếu lệnh. Việc đối chiếu Manifest nhằm mục đích để Hải Quan kiểm tra xem có đúng tên Tàu và lô hàng đó đã vào cảng hay chưa. Nếu Tàu đã cập cảng, và đã vào hệ thống máy tính thì công chức hải quan chỉ cần kiểm tra, và đóng dấu lên D/O “Đã vào sổ ngày ….. tháng …. năm ….”. Nếu Tàu vào nhưng chưa nhập vào máy tính thì nhân viên công ty sẽ dò bằng tay xem có tên Tàu, số B/L, tên của người nhận hàng, số lượng, số cont… giữa D/O và ở trong sổ đã có hay chưa. Nếu có thì đưa cho công chức Hải Quan xem, kiểm tra và ký xác nhận lên D/O.
Trong trường hợp đối chiếu Manifest không được thì cần yêu cầu Hải Quan xem sai chỗ nào, cái gì…..sau khi kiểm tra kĩ D/O nếu phát hiện điểm sai trên D/O cần yêu cầu hãng tàu chỉnh lại D/O để đối chiếu Manifest. Hãng tàu sẽ chỉnh lại và đóng dấu lên chỗ sai nếu như sai không đáng kể, nếu sai nghiêm trọng như sai số lượng, trọng lượng thì có thể hãng tàu sẽ cấp lại D/O. Tốt nhất nên kiểm tra kĩ khi lấy D/O để hạn chế sai lệch có thể xảy ra gây tốn kém thời gian chỉnh sửa nếu đối chiếu Manifest không được.
Sau đó nhân viên giao nhận liên hệ với thương vụ để yêu cầu chuyển cont từ bãi trung tâm ra bãi kiểm hóa để được kiểm ngay. Chi phí chuyển cont ra bãi kiểm hóa ở mỗi cảng sẽ khác nhau, chi phí này tùy từng loại hàng, trọng lượng cont, loại cont và các dịch vụ phụ như dán tem, cân cont trong quá trình kiểm hóa.
Chỉ có hàng nhập khẩu mới có bãi trung tâm, hàng xuất khẩu không có. Quy trình chuyển cont từ bãi trung tâm ra bãi kiểm hóa sẽ do bộ phận điều độ thực hiện. Ở một số cảng việc chuyển từ bãi trung tâm ra bãi kiểm hóa cũng có thể gặp rắc rối do số chuyến tàu đổ về nhiều, gặp khó khăn trong việc quản trị cont nên cũng có thể mất vài ngày. Với những hàng hóa có giá trị cao, phí lưu cont lớn như hàng cont lạnh, hay hàng hóa thuộc diện dễ hư hại….. điều này là 1 điều bất lợi, chính vì điều đó. Nhân viên giao nhận có thể xin công chức Hải Quan kiểm hóa để được kiểm ngay tại bãi trung tâm nếu có vị trí thuận lợi. Trường hợp này chỉ cần vào điều độ và in phiếu “xin được cắt seal ngay tại bãi trung tâm để kiểm”, nhân viên giao nhận ký xác nhận vào phiếu này là được.
Thông thường, nhân viên giao nhận phải đóng cả phí nâng hạ cont để lập phiếu EIR ngay tại bước này, một số trường hợp khác như không mang theo đủ tiền để đóng hết các khoản phí thì xin thương vụ cho đóng tiền chuyển bãi kiểm hóa trước, tiền nâng hạ đóng sau.
Sau đó nhân viên giao nhận tự đi tìm vị trí cont. Khi tìm nên lưu ý đến màu cont, vì mỗi hãng có một màu đặc trưng (WANHAI xanh, K’LINE đỏ, CAPITAL xanh lá cây…). Trong lệnh giao hàng này thì nhân viên giao nhận tiến hành tìm cont có số hiệu MOAU 5820870/X287626. Sau đó tìm nhân viên bốc xếp dùng kiềm cắt seal, chì, mở cont để kiểm hóa. Thông thường việc tiến hành tìm cont rất khó, do đó nên yêu cầu công nhân cảng ( thường người cắt seal sẽ tìm cont và cắt seal cho, phí 10,000 VNĐ/ cont). Đối với hàng cont nên tiến hành các bước trên thật nhanh nếu có thể, tạo điều kiện mang hàng về doanh nghiệp càng sớm càng tốt tránh chi phí lưu cont lưu bãi.
Những điểm nhân viên nhập khẩu thường lưu ý đó là: trong quá trình kiểm tra, khi mở seal, container phải kiểm tra kĩ số seal và số container xem có đúng với “lệnh giao hàng” hay không và nhất thiết phải có sự giám sát của Hải quan bãi.
Bước kiểm hóa do Công Chức được phân công kiểm tra thực tế hàng hóa thực hiện ,bao gồm các bước sau:
Kiểm tra tình trạng bao bì, niêm phong hàng hóa.
Kiểm tra thực tế hàng hóa theo hướng dẫn ghi trên lệnh hình thức kiểm tra.
Ghi kết quả kiểm tra thực tế vào tờ khai Hải Quan.
Nhập kết quả kiểm tra thực tế vào hệ thống máy tính.
Chuyển hồ sơ cho lãnh đạo xem xét quyết định.
Sau khi kiểm xong, cán bộ kiểm hóa sẽ ký tên, đóng dấu xác nhận hàng đã được kiểm theo như đúng thực tế và nhân viên giao nhận phải bấm khóa hoặc bấm seal các cont đã kiểm để tránh tình trạng bị mất trộm hàng hóa mặc dù hệ thống an ninh cảng rất tốt. Sau đó bộ hồ sơ được luân chuyển sang bộ phận tính thuế để xác định lại mức thuế.
Lưu ý:
Trường hợp hàng hoá thuộc diện phải đi giám định (khi Hải quan không xác định được tính chất, loại hàng bằng các phương pháp thông thường):
Sau khi nhận được chứng thư do trung tâm giám định xác định lại (do nhân viên của công ty đi lấy) thì Hải Quan mới tiến hành tính thuế. Nhưng trong thực tế, việc giám định nhiều khi được tiến hành sau khi khai Hải Quan. Hàng hóa được doanh nghiệp xin mang về kho riêng để tiến hành giám định( hồ sơ Hải Quan chưa có dấu thông quan ), do đó trong bộ chứng từ khai Hải Quan chỉ thấy xuất hiện hóa đơn giá trị gia tăng do Trung Tâm Kỹ Thuật Tiêu Chuẩn Đo Lường Chất Lượng 3 cấp cho nhà nhập khẩu, chứ chưa có chứng thư giám định…. Đây là điều thuận lợi cho doanh nghiệp vì tiết kiệm được thời gian
Trong quá trình kiểm hóa công chức Hải quan có thể kiểm tra xác suất hoặc toàn bộ lô hàng tuỳ theo mức ra quyết định của cấp trên. Kết qua kiểm tra sẽ được xác nhận vào tờ khai và đựơc nhập vào máy tính để tính lại thuế, giá. Đồng thời, nhân viên giao nhận phải lấy mẫu ( nếu thuộc diện phải lấy mẫu) mang đến cho nhân viên trung tâm giám định để giám định.
Thông thường lấy hai bộ mẫu, một bộ nộp cho Hải quan xem, một bộ đưa đi giám định. Mẫu phải được Hải quan niêm chì cẩn thận (được bỏ vào 1 túi nhựa do Hải Quan cấp, có dán tem của Hải Quan và niêm phong bằng seal được gởi đến trung tâm 3). Thường thì mẫu được giám định ở Trung tâm 3 (Pasteur). Hồ sơ đăng ký giám định gồm:
Phiếu trưng cầu giám định của cơ quan quản lý Nhà nước
Giấy đăng ký thẩm định hàng hóa nhập khẩu (2 bản)
Contract (bản sao)
Invoice (bản sao)
Packing List (bản sao)
B/L (bản sao)
Trường hợp doanh nghiệp xin mang hàng về doanh nghiệp để giám định tránh phí lưu kho lưu bãi thì sau khi kiểm hóa, phải lập công văn xin giải tỏa hàng, nội dung là xin được mang hàng về doanh nghiệp trước khi hoàn thành thủ tục Hải Quan, chờ có kết quả giám định để giảm thiểu chi phí lưu kho, lưu bãi ở cảng cũng như có điều kiện bảo vệ hàng tốt hơn. Đồng thời, nhân viên giao nhận nhận lại bộ tờ khai hàng hóa nhập khẩu chưa có dấu thông quan và chờ kết quả giám định. Khi mang hàng về doanh nghiệp, hiện nay thông thường việc giám định được tiến hành ngay tại kho riêng, việc lấy mẫu cũng tại kho riêng của doanh nghiệp, công chức tiến hành giám định sẽ tiến hành kiểm tra sơ bộ hàng tại kho riêng và lấy mẫu đem về trung tâm 3 để xác định lại tính chất, cấu tạo….. Khi tiến hành giám định tại kho riêng, việc lấy mẫu không cần phải do Hải Quan làm mà do công chức giám định làm.
Có kết quả giám định có thể thay đổi thuế. Sau đó tại đây sẽ giữ mẫu giám định, đến ngày hẹn nhân viên giao nhận đến lấy chứng thư. Khi nhận chứng thư giám định cần mang theo:
Giấy đăng ký thẩm định (bản sao)
Hoặc hóa đơn đóng tiền (bản sao)
Sau khi nhận được chứng thư giám định, nhân viên giao nhận mang bộ hồ sơ khai hải quan cùng với chứng thư giám định đến bộ phận tính giá thuế để tiến hành xem xét tính thuế, sau khi tính thuế bộ hồ sơ khai hải quan sẽ được luôn chuyển cho phó chi cục xét duyệt. Nếu không có sai sót, nhân viên giao nhận sẽ nhận lại tờ khai đã có dấu thông quan và tiến hành nhận hàng.
lưu ý:
Kết quả kiểm được ghi ngay tại hiện trường kiểm hóa một cách đầy đủ, cụ thể, chính xác, có chữ ký của cán bộ kiểm hóa (được ghi vào tiêu thức 30) và ký xác nhận của nhân viên giao nhận.
Thông thường mỗi hãng tàu có quy định thời gian lưu cont ở bãi và lưu kho thường là 7 hoặc 8 ngày (tuỳ theo mỗi hãng tàu, kho cảng ) kể từ lúc tàu cập bến. Nếu chậm trễ Công ty phải đóng tiền phạt lưu cont, lưu kho. Do đó để tránh tốn chi phí Công ty cần tiến hành thủ tục Hải quan nhanh chóng để xuất hàng ra khỏi cảng trong thời gian lưu cont cho phép.
3.4.2. Tính thuế:
Công Chức Hải Quan bộ phận tính thuế sẽ kiểm tra lại việc áp mã cùng với mức thuế đã được nhân viên công ty tính sẵn trên tờ khai hàng hóa nhập khẩu. Lúc này Công Chức Hải Quan sẽ kiểm tra lại việc áp mã và số tiền thuế xem đã đúng hay chưa. Nếu áp mã sai thì Công Chức Hải Quan sẽ điều chỉnh. Nếu đã áp đúng mã số hàng hóa và số tiền thì Công Chức Hải Quan sẽ cập nhật thông tin vào máy. Tiếp theo Công Chức Hải Quan tính thuế sẽ đóng dấu, ký tên xác nhận đã kiểm tra thuế ( ô số 36 ).
Sau đó bộ tờ khai lại được luân chuyển đến chi cục phó để chi cục phó kiểm tra lại xem có đồng ý với ý kiến của đội phó hay không và đưa ra mức chỉnh sửa cuối cùng.
Về việc đóng thuế, ngay Công Chức Hải Quan sẽ cho biết lô hàng của doanh nghiệp có được ân hạn thuế hay không. Nếu không được ân hạn thuế, nhân viên giao nhận phải qua bộ phận đóng thuế để tiến hành đóng thuế ngay, Công Chức Hải Quan sẽ cấp cho 2 biên lai gọi là “giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước”, biên lai màu tím sẽ nộp chung với bộ hồ sơ khai Hải Quan. Ngày nay, nhân viên giao nhận phải mua và tự ghi lên “giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước”.,Nếu được ân hạn thuế thì doanh nghiệp có thể đóng thuế trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày mở tờ khai.
Trường hợp, công chức Hải Quan tính thuế đối chiếu giá mặt hàng trong tờ khai với giá của cùng mặt hàng trong lần nhập khẩu gần nhất trước đó. Nếu thấy có sự chênh lệch lớn, công chức Hải Quan có thể yêu cầu tham vấn giá.
Tham vấn giá, tức là xem xét lại mức giá trong bộ tờ khai. Công việc này được thực hiện trên cục Hải Quan, hoặc tại cửa khẩu khai Hải Quan cho hàng hóa hồ sơ gồm: giấy mời tham vấn giá và bộ hồ sơ khai Hải Quan bản photo. Đến ngày mời tham vấn giá nhân viên giao nhận đến địa điểm ghi trên giấy mời để giải trình về giá hàng hóa mà doanh nghiệp đã khai báo trong tờ khai Hải Quan.
Công việc kiểm hóa, tính thuế tới đây xem như hoàn thành.
3.5. Thông quan cho hàng hóa nhập khẩu:
Sau khi các thủ tục trên hoàn thành, nhân viên giao nhận đến quầy thu tiền lệ phí Hải Quan, cung cấp cho Công Chức Hải Quan tên công ty, mã số thuế và số tờ khai. Sau khi đóng phí Hải Quan sẽ được cấp 2 biên lai, 1 bản màu đỏ (bản lưu người khai Hải Quan) do doanh nghiệp giữ lại, 1 bản màu tím ( bảo soát ) nộp cho Công Chức Hải Quan để nhận lại tờ khai .
Nhân viên công ty có thể chờ đọc đến tên công ty của mình rồi nhận lại bộ hồ sơ hoặc đến rổ trả tờ khai tìm lại tờ khai của mình. Nhân viên công ty nên nhớ phải ký tên vào ô 31 đại diện doanh nghiệp( Thông thường nếu hàng kiểm hóa thí sau khi kiểm sẽ kí tên xác nhận). Đồng thời phải kí tên và ghi rõ tên công ty vào sổ theo dõi hàng nhập khẩu ở cảng.
Lệ phí Hải Quan hiện nay là 30.000 VNĐ.
Sau khi đã có dấu hoàn thành thủ tục Hải Quan, nhân viên giao nhận sẽ liên hệ với đội điều động xe của công ty, yêu cầu xe để mang hàng về doanh nghiệp, Công Ty Cổ Phần Việt Hoa Toàn Cầu là chi nhánh thứ 2 tại thành phố Hồ Chí Minh, việc điều động xe hoàn toàn do trụ sở chính làm. Do đó, nhân viên giao nhận liên hệ với nhân viên điều độ ở công ty, nhân viên này sẽ lập phiếu yêu cầu vận chuyển gởi đến trụ sở chính (thông thường dùng bản fax để tiết kiệm thời gian). Trụ sở chính xem xét điều động xe đến cảng và nhân viên giao nhận sẽ tiến hành nhận hàng.
3.5.1. Lấy hàng:
Đối với hàng cont (cụ thể là cont chứa chăn gối và drap giường các loại):
Việc đầu tiên mà nhân viên giao nhận cần phải làm là đóng phí chứng từ nâng hạ (giao nguyên) để được phát hành phiếu EIR nhận hàng, ở một số cảng còn lập cả phiếu LOP ( phiếu nâng hạ cont và quy định không có phiếu này sẽ không thể ra khỏi cảng). Thương vụ sẽ dựa vào hóa đơn đã đóng tiền và phát hành phiếu EIR, phiếu này sẽ được giao cho nhân viên giao nhận để tiến hành nhận hàng tại cảng.
Nếu chưa đối chiếu Manifest nhân viên giao nhân mang D/O đến phòng quản lý hàng nhập khẩu để đối chiếu Manifet.
Chú ý: . Phiếu EIR được phát hành gồm 4 phiếu (4 liên), với 4 màu khác nhau: trắng, xanh, hồng, vàng. Một bản lưu Hải Quan cổng khi tiến hành thanh lý cổng, số còn lại giao cho người chuyên chở để xuất trình khi ra vào cổng cảng.
Nếu rút hàng tại cảng, nhân viên giao nhận phải điều xe và đóng thêm các khoản tiền liên quan đến rút hàng khỏi cont, tiến hàng dán tem ( đối với hàng tiêu dùng còn mới 100% cần có tem, nhãn hàng…). Nếu như thời hạn lưu cont trên D/O đã hết hiệu lực, nhân viên giao nhận phải tiến hành gia hạn lệnh. Quy trình gia hạn lệnh như sau: đem 1 D/O đến hãng tàu đóng tiền lưu bãi, lưu cont… Hãng tàu sẽ cấp hóa đơn và trả lại D/O đã được ký xác nhận đã thu tiền. Nhân viên giao nhận mang phiếu EIR, phiếu LOP và D/O nói trên đến thương vụ và yêu cầu gia hạn lệnh, đóng phí, thương vụ sẽ đóng dấu gia hạn lên các phiếu EIR. Gia hạn lệnh là cần thiết vì nếu không gia hạn sẽ không thể đem cont ra khỏi cảng, gia hạn lệnh chứng minh được doanh nghiệp đã đóng đầy đủ các phí đối với thương vụ cảng vì sau khi đóng các khoản chi phí thương vụ mới cấp phiếu cho nhân viên giao nhận.
Yêu cầu gắp cont xuống đất, cắt seal và dỡ hàng từ cont lên xe. Nếu là xe container thì sau khi xếp hàng vào cont, đóng seal hoặc bấm khóa và mang hàng về doanh nghiệp.
Nếu mượn cont mang hàng về doanh nghiệp, nhân viên giao nhận phải đến hãng tàu để tiến hành mượn cont và đóng tiền cược cont, tùy từng hãng tàu mà chi phí cược cont sẽ khác nhau. Thường quá trình cược cont thường thực hiện khi ta tới hãng tàu lấy D/O.
Chú ý:
Nhân viên giao nhận, vận chuyển hàng hóa phải cẩn thận để không làm hư hại cont. sau khi rút hàng khỏi cont, phải tiến hành trả cont cho hãng Tàu như theo quy định của hãng để nhận lại tiền cược cont, nếu không làm đúng theo cam kết coi như mất khoản tiền cược cont.
Đối với hàng lẻ :
Sau khi lấy tờ khai, nhân viên giao nhận mang tờ khai và D/O đến phòng lập phiếu thu tiền – xí nghiệp kho bãi Cát Lái để lập phiếu xuất kho.
Lưu ý: Tại các cảng khác như khánh hội…, thông thường việc in phiếu xuất kho ngay tại kho, và việc thực hiện bước in phiếu xuất kho được tiến hành ngay cả trước bước kiểm hóa. Nghĩa là sau khi in phiếu xuất kho nhân viên giao nhận mới đi tìm hàng và liên hệ với Công Chức Hải Quan để tiến hành kiểm hóa.
Phòng lập phiếu thu tiền dựa vào D/O sẽ xem xét và in ra phiếu xuất kho. Phiếu xuất kho bao gồm 4 bản giống nhau, nhưng có màu khác: trắng, hồng, vàng, xanh. Phòng lập phiếu thu tiền yêu cầu nhân viên giao nhận ký tên lên các phiếu xuất kho.
Nhân viên giao nhận liên hệ với người chuyên chở, ghi số xe vào các phiếu xuất kho để nhân viên bảo vệ Cảng giám sát việc ra vào Cảng.
Phòng lập phiếu sẽ giữ lại 1 bản màu trắng. Nhân viên giao nhận mang 3 phiếu xuất kho còn lại ra kho. Đưa cho Hải Quan kho xem xét và ghi số tờ khai lên phiếu xuất kho và ký tên. Đồng thời Công Chức Hải Quan kho sẽ ghi shipping mark, và sẽ giữ lại 1 bản màu hồng. Nhân viên giao nhận cùng với Hải Quan kho xem xét lại hàng và ghi xác nhận “đã nhận đủ hàng” và ký tên lên phiếu xuất kho. Quy trình này gọi là thanh lý kho.
3.5.2.Thanh lý tờ khai Hải quan cổng :
Đối với hàng cont:
Sau khi lấy hàng xong , nhân viên giao nhận sẽ theo xe ra cổng để tiến hành thanh lý tờ khai tại Hải quan cổng .Khi thanh lý cổng phải xuất trình D/O, 1 phiếu EIR (liên màu vàng) và tờ khai đã có dấu thông quan. Công Chức Hải Quan cổng sẽ giữ lại 1 phiếu EIR ( màu vàng) và D/O đã đối chiếu Manifest. Công chức Hải Quan sẽ đóng dấu thông quan lên phiếu EIR (liên màu xanh), cùng với Số phiếu EIR còn lại và phiếu LOP sẽ được giao cho người chuyên chở để ra cổng cảng.
Đối với hàng lẻ :
Nhân viên giao nhận mang hàng ra khỏi kho. Đến Hải Quan cổng, trình tờ khai và 2 bản phiếu xuất kho cho Hải Quan cổng xem xét để thanh lý cổng. Hải Quan cổng sẽ giữ lại 1 bản màu xanh, còn 1 bản màu vàng nhân viên giao nhận sẽ đưa lại cho người chuyên chở để có thể ra cổng, bảo vệ cổng sẽ giữ lại phiếu màu vàng. Đồng thời Công Chức Hải Quan cổng đóng dấu thông quan lên tờ khai Hải Quan..
3.5.3. Giao hàng cho khách hàng:
Khi mang hàng về doanh nghiệp, nhân viên giao nhận cần chú ý kiểm kỹ số lượng hàng giao cho bên Công Ty Phúc Thành An để đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ mà bên họ đã giao cho, tốt nhất nên lập 1 biên bản xác nhận rằng bên Phúc Thành An đã nhận đủ hàng, đủ số lượng theo như hợp đồng và buộc phải có chữ ký của cả 2 bên đối tác, điều này sẽ giúp hạn chế những tranh chấp sau này.Sau khi đã tiến hành giao hàng cho bên Công Ty Phúc Thành An, nhân viên giao nhận sẽ lập bản giải chi trên đó nêu rõ số tiền làm hàng mà nhân viên đã chi ra, tất cả các khoản mục, các chi phí phát sinh thêm trong quá trình làm hàng…. Giám đốc Việt Hoa sẽ xem xét bản giải chi, nếu có điểm bất hợp lý sẽ tiến hành yêu cầu nhân viên giao nhận phải giải trình cụ thể, nếu được chấp thuận Giám đốc sẽ kí tên và đóng dấu xác nhận. Bản giải chi sẽ được gởi đến cho công ty Phúc Thành An căn cứ vào đó công ty Phúc Thành An sẽ thanh toán mọi khoản đã được chi ra trong quá trình làm hàng kể cả chi phí dịch vụ dành cho Công Ty Cổ Phần Việt Hoa Toàn Cầu .
Nhân viên giao nhận phải giao lại toàn bộ chứng từ như các hóa đơn đóng lệ phí Hải Quan, các hóa đơn liên quan đến giám định, đến việc lấy D/O và tờ khai đã đóng dấu thông quan. Công Ty Cổ Phần Việt Hoa Toàn Cầu cũng phải giữ lại 1 bản photo để lưu lại làm tài liệu cho hoạt động nghiên cứu thị trường, làm cơ sở cho việc tranh chấp nếu có. Các chứng từ này phải được lưu trữ trong vòng 5 năm.Đến đây, quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu đến đây xem như hoàn thành.
CHƯƠNG 4: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN
4.1 Nhận xét tình hình Công ty Cổ phần Việt Hoa Toàn Cầu:
4.1.1 Về cơ cấu và hoạt động kinh doanh của Công ty:
ƯU ĐIỂM
Nhân sự:
Đội ngũ nhân viên có trình độ, có tinh thần trách nhiệm cao và được bố trí sắp xếp các vị trí hợp lý tạo nên điều kiện phát huy hết năng lực của mình. Tinh thần làm việc nhóm của nhân viên tương đối cao.
Công ty có hệ thống cơ cấu tổ chức chuyên nghiệp. Ban lãnh đạo luôn quan tâm và trực tiếp theo dõi công tác của nhân viên, do đó kịp thời giải quyết các vấn đề phát sinh trong việc thực hiện các hợp đồng.
Việt Hoa là Công ty có nhiều chính sách đãi ngộ nhân viên khá tốt, đặc biệt Công ty đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho rất nhiều sinh viên thực tập ở lại làm việc nếu trong qua trình thực tập sinh viên thể hiện được năng lực , cũng như sự năng động ,sáng tạo.
Tình Hình Tài Chính:
Công ty có tình hình tài chính tương đối ổn định với một trụ sở khang trang tọa lạc tại ngay trung tâm thành phố nơi tập trung hầu hết các cảng lớn và khu chế xuất như: Tân Cảng, Khánh Hội, Nhà Rồng, khu chế xuất Tân Thuận…nên việc liên hệ với các hãng tàu vận chuyển hàng hóa từ kho ra cảng và ngược lại tương đối thuận tiện, dễ dàng và tiết kiệm thời gian, giảm chi phí trong quá trình vận chuyển.
Công ty còn có một đội xe riêng nên trong quá trình điều động xe tương đối nhanh và tiết kiệm được thời gian.
Thêm vào đó các chi nhánh tại Hà Nội và Hải Phòng đã hỗ trợ đắc lực để phục vụ tốt nhất cho việc kinh doanh của Công ty.
Mối quan hệ với khách hàng :
Công ty luôn lấy chữ tín, nhiệt tình phục vụ khách hàng nên luôn được các đối tác, bạn hàng tín nhiệm lâu dài. Do vậy Công ty đã tạo mối quan hệ chặt chẽ với các đối tác khách hàng và nhà cung cấp nước ngoài nên được nhiều công ty thuê làm dịch vụ xuất nhập khẩu, bên cạnh đó Công Ty có thể rút ngắn và tiết kiệm thời gian, chi phí cho công đoạn nghiên cứu, tìm hiểu thị trường.
NHƯỢC ĐIỂM
Phần lớn các nhân viên giao nhận của Công Ty đều còn rất trẻ do đó nên còn thiếu kinh nghiệm trong việc giải quyết các rủi ro phát sinh khi làm hàng. Những lúc như vậy Công Ty phải tốn một khoản chi phí để giải quyết những rủi ro đó.
Hoạt động Marketing, quảng cáo xuất nhập khẩu của Công ty chưa được quan tâm đúng mức ,do đó công tác tiếp cận khai thác thị trường trong và ngoài nước còn hạn chế.
Các yếu tố khách quan khác:
Do tình hình khủng hoảng kinh tế thế giới trong năm 2008 đã ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của nghiệp , nhất là những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Chính vì thế hoạt động kinh doanh của Công Ty trong năm này có sự giảm sút so với năm 2007. Bên cạnh đó do xuất hiện ngày càng nhiều Công Ty hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu , nên có sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp.
4.1.2 Về hoạt động giao nhận của Công ty:
ƯU ĐIỂM
Đội ngũ nhân viên giao nhận có trình độ nghiệp vụ phù hợp với cường độ làm việc cao ,năng động , có kinh nghiệm và thường xuyên được đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ phong cách phục vụ khách hàng . Do đó đã giúp Công ty hoàn thành nhanh chóng hầu hết các hợp đồng.
NHƯỢC ĐIỂM
Kho bãi của Công ty cũng không đủ lớn nên Công ty phải tốn một khoản tiền khá cao để thuê kho bãi bảo quản hàng hóa.
Hiện nay đội xe chuyên chở hàng hóa của Công ty chưa đủ nên đôi lúc còn gặp nhiều khó khăn trong thời điểm hàng về nhiều, khối lượng chuyên chở lớn làm ảnh hưởng đến quá trình giải phóng hàng.
Chưa có sự phân công đồng đều trong công việc giữa các nhân viên giao nhận.
4.2. Một số kiến nghị nhằm đẩy mạnh hoạt động nhập khẩu của Công ty Việt Hoa:
4.2.1 Định hướng phát triển doanh nghiệp:
Do sự cạnh tranh của các doanh nghiệp ngày càng gay gắt, và đặc biệt là cuộc khủng hoảng kinh tế hiện nay đã làm hoạt động kinh doanh ngày càng khó khăn hơn . Do đó để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao trong nền kinh tế hiện nay và trong những năm tới Công ty có hướng đầu tư như sau:
Đẩy mạnh hoạt động Marketing quốc tế nhằm mở rộng thêm thị trường tiềm năng và thu hút được nhiều khách hàng.
Tuyển dụng thêm lực lượng lao động có chuyên môn cao, cắt giảm lực lượng lao động kém hiệu quả.Nhất là trong thời buổi hiện nay việc cắt giảm lực lượng lao động kém hiệu quả là điều tất yếu.
Về tài chính Công ty luôn luôn theo dõi và xử lý tích cực các công nợ tồn đọng, kiểm toán định kỳ, sử dụng vốn có hiệu quả và tiết kiệm.
Về dịch vụ có thêm nhiều chế độ quan tâm khách hàng cũ, ưu đãi trong khâu báo giá dịch vụ cho khách hàng mới, hạ giá thành chi phí đến mức thấp nhất để thu hút khách hàng nhiều hơn về phía mình.
Ổn định kim nghạch xuất nhập khẩu, đồng thời phát triển và mở rộng thị trường nhập khẩu và xuất khẩu.
Công ty cần có chính sách phát triển và nâng cấp thêm phương tiện vân tải.
4.2.2 Mục tiêu phát triển Công ty đến năm 2012:
Bảng 6: Dự báo phát triển của Công ty
Đơn vị tính: triệu đồng
Các chi tiêu
2009
2010
2011
2012
Doanh thu
9.324
10.540
12.780
14.910
Mặt hàng
Đồ gỗ, nông sản, điện tử
Điện tử, hàng gia dụng, máy móc
Máy công nghiêp, đồ gỗ
Máy tính, điên tử, hàng gia dụng
Lợi nhuận
3907,44
4384,8
5286,06
7011,05
4.2.3 Các giải pháp chiến lược:
Cân đối xuất nhập khẩu và tăng thêm mặt hàng chủ lực cho Công ty:
Phần lớn các hợp đồng của Việt Hoa là hàng nhập khẩu do đó Công ty cần khai thác, nắm bắt các nguồn hàng trong nước. Bên cạnh đó công ty cần khai thác các hợp đồng xuất khẩu để cân bằng cán cân thanh toán và tăng nguồn thu ngoại tệ cho quốc gia.
Đa dạng hóa về điều kiện xuất nhập khẩu:
Nếu Công ty được uỷ thác làm nhà nhập khẩu thì phải hiểu rõ hơn về giá CIF và FOB để giành quyền chủ động hơn trong quá trình xuất nhập khẩu. Đồng thời áp dụng phân bổ cước phí vận tải trong quá trình tính thuế.
Đầu tư vào các nguồn lực nội bộ:
Mở rộng không gian làm việc như: nâng cấp các thiết bị như máy fax , máy in , photocopy, phần mềm máy tính…
Tăng cường thêm nhiều đội xe chuyên chở hàng hoá phục vụ một cách tốt nhất cho Công ty và cho khách hàng trong những lúc hàng nhiều.
Tạo điều kiện cho cán bộ công nhân viên được học tập nghiên cứu thông qua các đợt thực tập ngắn hạn hoặc trung hạn ở nước ngoài nhằm nâng cao trình độ ngoại ngữ, nghiệp vụ chuyên môn và các kỹ năng ngoại thương. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay Công ty nên cho những nhân viên giao nhận đi học lớp khai báo Hải quan điện tử để làm quen với việc khai báo điện tử sắp tới .
Lập phương án kinh doanh:
Nghiên cứu thị trường trong và ngoài nước cần lưu ý đến: đặc điểm thị trường (nhu cầu, vị trí địa lý, văn hoá, chính trị, pháp luật…); đặc điểm của khách hàng (thái độ, thói quen, khả năng tài chính…); tiềm lực của Công ty… Các lưu ý khác như: giá/tỷ giá, mặt hàng, điều kiện thương mại…
Chiến lược mối quan hệ với khách hàng: đó chính là đơn giản hoá các thủ tục của khách hàng thông qua công tác dịch vụ hiệu quả, liên tục tìm hiểu, liên hệ, hỏi thăm các khách hàng trung thành và thu hút các đối tác mới.
Chiến lược tạo sự khác biệt: mục tiêu tăng thêm uy tín cho Công ty bằng việc giao hàng đúng hẹn cho khách hàng.Vì việc giao hàng đúng hẹn được đánh giá rất cao vì nó nhanh chóng tạo doanh thu cho đối tác và cho uy tín của Công ty.
4.2.4 Một số kiến nghị về phía nhà nước và các cơ quan hữu quan:
Về tỷ giá:
Nhà nước cần có chủ trương bảo đảm tỷ giá ở mức thoả đáng để khuyến khích xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu vì sự biến động mạnh của tỷ giá sẽ gây bất ổn định trong kinh doanh xuất nhập khẩu của Công ty.
Nhà nước cần dự báo thị trường, giá cả…nhằm hổ trợ thông tin cho các doanh nghiệp và tiến hành thường xuyên để doanh nghiệp có thể dự báo trước được những cơ hội mới, đồng thời có thể ngăn chặn những diễn biến xấu có thể xảy ra.
Về chính sách thuế:
Với chính sách thuế suất VAT cao như hiện nay đã gây không ít khó khăn cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam nói chung. Em thiết nghĩ nhà nước nên có mức thuế ưu đãi hơn nhằm giúp các doanh nghiệp trong nước giảm được giá vốn, tăng sức cạnh tranh, mang lại hiệu quả cao.
Về tổ chức Ngân hàng và lãi suất cho vay:
Các Ngân hàng phải nhanh chóng mở thêm nhiều đại lý ở nước ngơài để thuận tiện cho các doanh nghiệp trong khâu thanh toán. Hiện nay, nguồn vốn Ngân hàng là nguồn vốn được tất cả doanh nghiệp quan tâm nhất. Vì vậy, Ngân hàng phải tạo điều kiện thuận lợi để nó thực sự là cầu nối hữu hiệu cung tiền tệ cho các doanh nghiệp và ngược lại doanh nghiệp là lực lượng thực hiện cầu tiền tệ, tránh ứ đọng và ùn tắc vốn trong các Ngân hàng Thương mại trong khi các doanh nghiệp đang trong tình trạng thiếu vốn.
Về phía bộ phận Hải quan:
Cần có những quy định cụ thể về khâu thủ tục Hải quan, tính thuế, kiểm hóa, tránh gây sách nhiễu đối với các doanh nghiệp. Cần đơn giản hóa hơn nữa thủ tục xuất nhập khẩu nhằm giúp các doanh nghiệp thuận lợi hơn trong việc thực hiện hợp đồng xuất nhập khẩu, tránh tình trạng chậm trễ trong việc giao nhận hàng gây phát sinh thêm nhiều chi phí như: phí lưu kho, lưu bãi, phạt cont làm ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu.
Ngoài ra cơ quan Hải quan nên đầu tư thêm cơ sở vật chất, thiết bị hiện đại chẳng hạn đầu tư máy scanner trong quá trình kiểm hóa hàng hóa thay vì kiểm hóa như thủ công hiện nay.
Theo em nhà nước chúng ta nên nhanh chóng áp dụng khai báo Hải quan điện tử trong quá trình làm thủ tục Hải quan , có như vậy doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được chi phí và thời gian , bên cạnh đó nhà nước cũng dễ giám sát…
4.3. Kết luận chung:
Nhìn chung Công Ty có những chính sách phù hợp trong hoạt động kinh doanh, và cũng không ngừng nổ lực để có một chỗ đứng vững chắc trên thị trường trong nước và ngoài nước .Đây chính là nhờ sự tổ chức làm việc chặt chẽ của bộ máy công ty và sự nổ lực của toàn bộ anh chị em trong công ty . Mặc dù trong vài năm gần đây, Công ty gặp không ít khó khăn và thử thách do phải đương đầu với cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới trong năm 2008 và sự cạnh tranh của các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu nhưng Công ty vẫn đóng góp phần lớn vào nguồn thu của ngân sách nhà nước. Bên cạnh đó có thể nói Việt Hoa là Công ty có văn hóa doanh nghiệp tốt, không khí làm việc thoải mái đồng thời có nhiều chính sách đãi ngộ nhân viên.
Qua thời gian thực tập, tìm hiểu và nghiên cứu thực tiễn nghiệp vụ giao nhận tại Công ty Cổ phần Việt Hoa Toàn cầu, em đã có những kiến nghị và giải pháp nhằm đẩy mạnh và hoàn thiện công tác nhập khẩu nói riêng và công tác xuất nhập khẩu nói chung tại Công ty. Những giải pháp này mang tính khái quát về mặt lý luận kết hợp với tình hình thực tế và hoạt động xuất nhập khẩu của Công ty Việt Hoa trong thời gian qua. Do còn hạn chế về mặt thời gian và kinh nghiệm, nên những giải pháp đưa ra chưa thể bao quát hết tình thực tế của Công ty và bài báo cáo cũng không tránh khỏi thiếu sót. Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp và bổ sung của quý Thầy Cô, của anh chị trong Công ty Việt Hoa. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn Thầy Trần Hữu Dũng, Giám Đốc Nguyễn Văn Thực cùng các anh chị phòng kinh doanh xuất nhập khẩu đã tận tình chỉ dẫn em thực hiện bài báo cáo thực tập tốt nghiệp này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Đề tài tốt nghiệp chuyên ngành xuất nhập khẩu Quy trình nhận hàng hóa nhập khẩu của Công ty Việt Toàn Cầu.doc