Mục Lục
LỜI NÓI ĐẦU 6
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ MÁY CNC VÀ PHẦN MỀM GIA CÔNG CƠ KHÍ 8
1.1 Giới thiệu chung về máy CNC 8
1.2 Giới thiệu chung về phần mềm gia công cơ khí 15
1.3 Một số phần mềm thiết kế gia công cơ khí 16
CHƯƠNG II. TRUNG TÂM GIA CÔNG HAAS MINI MILL 22
2.1 Thông số kỹ thuật của máy 23
2.2 Bảng điều khiển và các chức năng 25
2.2.1 Các nút khởi động và dừng chương trình 26
2.2.2 Các phím chức năng 27
2.3 Vận hành máy Haas 47
2.3.1 Nhận xét chung 47
2.3.2 Hệ tọa độ 48
2.3.3 Điểm không của máy 48
2.3.4 Vị trí tuyệt đối và vị trí tương đối 49
2.3.5 Các mặc định của máy 50
2.3.6 Định dạng chương trình 50
2.4 Bảo dưỡng máy 50
2.4.1 Những yêu cầu chung 50
2.4.2 Chu kỳ bảo dưỡng 51
2.4.3 Biểu đồ tra dầu mỡ 53
2.4.4 Hệ thống bôi trơn 53
2.4.5 Bảo dưỡng định kỳ 54
CHƯƠNG III. GIỚI THIỆU PHẦN MỀM TOPSOLID 56
3.1 Giới thiệu TopSolid'Design 58
3.2 Giới thiệu TopSolid'Cam 79
CHƯƠNG IV. GIA CÔNG CHI TIẾT TRÊN TRUNG TÂM HAAS MINI MILL 96
4.1 Gia công chi tiết lập trình bằng tay 96
4.2 Gia công chi tiết sử dụng phần mềm 99
CHƯƠNG V. THIẾT KẾ VÀ GIA CÔNG CHI TIẾT TRÊN MÁY HAAS SỬ DỤNG PHẦN MỀM TOPSOLID 104
5.1 Thiết kế đĩa ly hợp trên Topsolid 104
5.2 Mô phỏng quá trình gia công trên Topsolid 106
5.3 Gia công đĩa ly hợp trên máy Haas 109
KẾT LUẬN 115
TÀI LIỆU THAM KHẢO 116
PHỤ LỤC 117
1. Các mã lệnh sử dụng trên máy Haas 117
Mã G Code 117
Mã M Code 120
2. Chương trình gia công đĩa ly hợp 120
LỜI NÓI ĐẦU
CNC viết tắt của Computer Numberical Control – điều khiển số bằng máy tính ra đời với mục đích điều khiển quá trình gia công cắt gọt trên các máy công cụ. Về thực chất, đây là một quá trình tự động điều khiển các hoạt động của máy trên cơ sở các dữ liệu được cung cấp là ở dạng mã nhị phân số nguyên bao gồm các số, số thập phân, các chữ cái và một số kí tự đặc biệt tạo nên chương trình làm việc của thiết bị hay hệ thống.
Công nghệ CNC là bước phát triển tiếp tục của các máy công cụ trong thời đại công nghệ thông tin.
Nhìn chung về nguyên lý và phương pháp gia công cắt gọt thông thường (Tiện, Phay, Doa ) cũng như trên máy CNC (Computer Numerical Control) gần như giống nhau. Khác biệt cơ bản giữa công nghệ gia công cổ điển và gia công CNC là hệ thống điều khiển. Trên các máy cổ điển việc điều khiển chủ yếu thực hiện bằng tay, nếu tự động thì chỉ sử dụng các cơ cấu cam, thủy lực cùng với một số mạch điều khiển đơn giản. Còn với máy CNC thì việc điều khiển được thực hiện bằng máy tính điện tử hạn chế tối đa việc điều khiển của con người.
Các nước có nền công nghiệp phát triển đã ứng dụng công nghệ CNC vào sản xuất nhiều chục năm nay, còn với nước ta gần đây mới tiếp cận công nghệ này.
Việc ứng dụng công nghệ CNC vào sản xuất không chỉ giải phóng sức lao động của con người mà nó còn cho phép chúng ta sản xuất những sản phẩm có chất lượng, độ chính xác cao, khối lượng lớn mà các máy công cụ cổ điển không làm được, thời gian gia công ngắn, tốc độ cắt cao, có thể gia công hàng loạt, tăng hiệu quả kinh tế .Tuy nhiên nó cũng có những nhược điểm như: giá thành cao, vận hành máy phức tạp, giá thành sửa chữa bảo dưỡng cao
Đề tài “ Ứng dụng Topsolid thiết kế và gia công đĩa thép ly hợp khóa NISSAN BLUBIRD ” được nghiên cứu nhằm mục đích tìm hiểu kỹ hơn về lĩnh vực CNC. Nói đến CNC không thể không nói đến máy gia công và phần mềm gia công, chính vì vậy mục đích của đề tài cũng là giúp ta sử dụng thành thạo một phần mềm gia công cơ khí (ở đây là Topsolid) và sử dụng thành thạo trung tâm gia công Mini Haas (cả lập trình bằng tay và lập trình trên máy).
Phạm vi nghiên cứu: Thiết kế chi tiết trên phần mềm và gia công trên trung tâm gia công Mini Haas. Gia công chi tiết bằng nhôm với chế độ cắt tùy chọn.
Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo – Th.s Lê Lăng Vân đã tận tình giúp đỡ, chỉ bảo để em hoàn thành đồ án tốt nghiệp này.
Em xin chân thành cảm ơn
Hà Nội, ngày tháng năm 2010
Sinh viên thực hiện
Lưu Ngọc Duy
123 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3819 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Ứng dụng topsolid thiết kế và gia công đĩa thép ly hợp khóa Nissan Blubird, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thị hiện hành luôn được hiển thị ở dòng bên trái của màn hình.
Hình 2.12 Các phím DISPLAY
PRGRM Hiển thị chương trình được lựa chọn hiện thời.
/CONVRS
Hình 2.13 Chương trình hiển thị hiện hành
POSIT Hiển thị vị trí các trục của máy. Ấn PAGE UP và PAGE DOWN sẽ chỉ cho người điều khiển , máy, công việc và khoảng cách tới các khổ trong khổ chữ lớn.
Hình 2.14 Thông số vị trí các trục
OFSET Hiển thị chiều dài dụng cụ, các lượng bù tầm với và vị trí dầu làm nguội. PAGE UP sẽ hiển thị các giá trị của các lượng bù các trục công tác. Nếu nút ORIGIN được ấn khi các lượng bù được hiển thị thì bộ phận điều khiển sẽ nhắc người dùng: ZERO ALL (Y/N) ? Nhập Y sẽ được tính cho tất cả các lượng bù và các vị trí dầu làm nguội trong sự lựa chọn đã hiện thị.
Hình 2.15 Thông số dụng cụ cắt và nước làm mát
CURNT Hiển thị chương trình hiện hành, các trị số của chương trình
COMDS và vị trí trong suốt thời gian chạy. Tiếp tục ấn PAGE DOWN sẽ hiển thị các giá trị hình thức, các thiết bị tính giờ hệ thống, các biến macro, tuổi thọ dụng cụ, thông tin về tải của dụng cụ.
Hình 2.16 Các thông số của máy khi đang làm việc
ALARM Cho người dùng biết có cảnh báo. Đèn sẽ sáng và có thông điệp
/MESGS báo được hiện thị trên màn hình.
Hình 2.17 Các cảnh báo của máy
PARAM Hiển thị và cho phép thay đổi các thông số để xác định đặc
/DGNOS tính của máy. Ấn phím PAGE UP sẽ hiển thị các giá trị bù vít dẫn. Tiếp đến ấn PAGE DOWN sẽ hiển thị các thông số thông dụng như là các thông số X, Y, Z, A và B. Ấn lần thứ 2 phím PARAM sẽ hiển thị trang thứ nhất của số liệu chuẩn đoán. Trang thứ nhất của số liệu chuẩn đoán là dữ vào ra rời rạc. Ấn phím PAGE DOWN bao gồm các dữ liệu vào cộng thêm và số liệu tương tự.
Hình 2.18 Các thông số đặc trưng của máy
SETNG Hiển thị và cho phép thay đổi các sắp đặt của người dùng. Ấn
/GRAPH phím SETNG hai lần làm cho xuất hiện chế độ đồ họa, nơi mà người dùng có thể gỡ lỗi chương trình và quan sát lối đi công cụ được sinh ra của chương trình.
Hình 2.19 Các cài đặt chương trình
HELP/CALC Hiển thị ngắn gọn, chỉ dẫn trực tuyến. Ấn HELP lần thứ 2 sẽ hiển thị trợ giúp, có 3 trang về trợ giúp. Ấn PAGE DOWN sẽ trợ giúp phay khoan, trợ giúp lượng giác, trợ giúp vòng tròn.
Hình 2.20 Trợ giúp cho người dùng
CURSOR Các phím cursor (phím con trỏ) nằm giữa bảng điều khiển.
KEYS Cho phép khả năng di chuyển tới các màn hình khác nhau và các phạm vi trong hệ điều khiển. Được sử dụng mở rộng cho soạn thảo các chương trình CNC.
Hình 2.21 Các phím CURSOR
EDIT Chọn chế độ soạn thảo
Hình 2.22 Chế độ soạn thảo của máy
INSERT Chèn dữ liệu vào bộ nhớ đệm đầu sau khi con trỏ hiện hành định vị. Ngoài ra thường để sao chép cá khối lệnh trong chương trình.
ALTER Thay đổi mục mà con trỏ trên dữ liệu trong bộ nhớ đệm vào. Đặt một chương trình MDI trên danh sách chương trình.
DELETE Xóa mục mà con trỏ đang ở đó.
UNDO Quay ra hoặc trở về trạng thái trước đó, có thể trở lại đến 9 lần soạn thảo trước đó.
MEM Chọn chế độ MEM
Hình 2.23 Chế độ MEM
SINGLE Chỉ một khối của chương trình đang chạy được chấp hành.
BLOCK
DRY RUN Được sử dụng để kiểm tra chuyển động của máy thực tế mà không có vật gia công. Các chế độ gia công của chương trình được thay thế bởi các phím tốc độ ở hàng núm điều chỉnh.
OPTSTOP Mở các chế độ dừng lại tùy chọn. Nếu mã M01 bị bắt gặp trong chương trình và OPTSTOP mở, một sự dừng lại được thực hiện. Phụ thuộc vào chức năng trước đó, nó có thể không dừng lại ngay lập tức. Nếu chương trình đã được biên dịch rất nhiều khối trước đó và OPTSTOP được ấn thì M01 gần nhất không thể ra lệnh. (xem lệnh G103)
MDI/DNC Chọn chế độ MDI hoặc DNC
Hình 2.24 Chế độ MDI VÀ DNC
COOLNT Đóng và mở nước làm mát. Quay trục chính tới một vị trí.
ORIENT xác định và sau đó khóa trục chính.
SPINDLE Có thể được sử dụng trong thời gian cài đặt để chia ra các phần.
ACT FWD Quay mâm cặp dụng cụ đến dụng cụ tiếp theo.
ACT REV Quay mâm cặp dụng cụ trở lại dụng cụ trước đó.
HANDLE JOG Chọn chế độ điều chỉnh bằng tay
Hình 2.25 Chế độ điều chỉnh bằng tay
.0001,.1 0.0001inch hoặc 0.001mm cho mỗi mức chia trên núm điều chỉnh, cho chạy không tải 0.1inch/phút.
.001,1. 0.001inch hoặc 0.01 mm cho mỗi mức chia trên núm điều chỉnh, cho chạy không tải 1inch/phút.
.01,10. 0.01inch hoặc 0.1 mm cho mỗi mức chia trên núm điều chỉnh, cho chạy không tải 10 inch/phút.
.1,100. 0.1inch hoặc 1 mm cho mỗi mức chia trên núm điều chỉnh, cho chạy không tải 100 inch/phút.
ZERO RET Chọn chế độ quy không
Hình 2.26 Chế độ gốc chuẩn
ALLAXES Tìm kiếm tất cả các vị trí không của các trục.
ORIGIN Hiển thị các điểm gốc khác nhau và bộ đếm giờ.
SINGLAXIS Tìm kiếm điểm không của máy trên trục mà được chỉ rõ trên bộ nhớ đệm đầu vào.
Đưa tất cả các trục trở về không trong chuyển động nhanh. Không tìm kiếm.
HOME G28 Một trong các trục X, Y, Z, hoặc B có thể quay về không độc lập. Người điêu khiển nhập X, Y, Z, hoặc B sau đó ấn phím G28.
Ấn phím HOME G28 mà không nhập ký tự của một trục thì sẽ quy không tất cả các trục.
Nếu trục được lựa chọn bị vô hiệu hóa thì thông báo DISABLED AXIS sẽ xảy ra.
LISH PROG Lựa chọn chế độ liệt kê các chương trình và hiển thị một danh sách các chương trình trong hệ điều khiển.
Hình 2.27 Danh sách chương trình
SELECT PROG Tạo cho chương trình hiện hành được chiếu sáng trên danh sách các chương trình. Chương trình hiện hành sẽ có một dấu hoa thị đặt trước nó trong danh sách chương trình.
SEND RS232 Chuyển các chương trình ra qua cổng RS-232. Trừ khi tất cả được chiếu sáng, nhập một tên chương trình hợp lệ trong dạng Onnnnn trước khi ấn RECV RS232. Nếu tất cả được chiếu sáng, không được nhập tên một chương trình.
ERASE PROG Xóa chương trình được chiếu sáng hoặc chương trình được.
2.3 Vận hành máy Haas
2.3.1 Nhận xét chung
Trong máy “NC” (numerically controlled), dao được kiểm soát bởi hệ thống encoder mà cho phép nó hoạt động được với sự giám sát tối thiểu và với nhiều tính năng lặp lại. CNC (computerized numerical control) là cùng kiểu với hệ thống điều khiển, với mở rộng là máy công cụ được theo dõi bằng máy tính.
Giống như các nguyên lý đã sử dụng trong điều khiển máy thông thường, được sử dụng trong chương trình cho một máy NC hoặc CNC. Sự khác nhau chủ yếu đó là sự thay thế các thao tác bằng tay bởi xác định một bộ phận trượt đến một điểm nào đó, khoảng cách được ghi lại trong bộ nhớ của bộ phận điều khiển máy. Sự điều khiển sau đó sẽ làm chuyển động máy đến xác định trước đó có mỗi lần chương trình được chạy.
Sự điều khiển của trung tâm máy kiểu đứng hệ VF yêu cầu mà một chương trình bộ phận được thiết kế, viết và nhập vào bộ nhớ của bộ điều khiển máy. Hầu hết phương pháp thông thường để viết các chương trình thành phần là độc lập, đó là có thể viết và ghi chương trình trong một máy tính khác sau đó chuyển chương trình thành phần vào máy CNC qua một giao diện RS-232. Trung tâm gia công kiểu đứng hệ VF của Haas có một giao diện mà nó tương thích với hầu hết các máy tính và máy CNC hiện nay.
Sự hợp lệ để điều khiển và lập trình một máy điều khiên CNC, hiểu một cách cơ bản các bộ phận của máy và kiến thức làm việc về toán học là cần thiết. Cũng rất quan trọng để trở nên quen với bảng điều khiển và thứ tự các phím, sự bật tắt, hiển thị… đó là sự thiết yếu trong điều khiển máy.
2.3.2 Hệ tọa độ
Biểu đồ thứ nhất đề cập đến dãy số. Dãy số này có một điểm xem xét nó được gọi là số không tuyệt đối (ABSOLUTE ZERO) và có thể được đặt tại một điểm nào đó dọc theo đường này.
Dãy số cũng được đánh số tăng dần về bên cạnh số không, phía phải số không là tăng theo chiều dương và phía trái là tăng theo chiều âm.
Chúng ta sử dụng giá trị dương và âm theo các giá trị tăng biểu thị mối quan hệ của nó với số không trên trục.
Số không có thể được đặt ở một điểm nào đó dọc theo trục và ở vị trí đó, bên cạnh của số không có các số âm và phía khác là các số dương.
Nên nhớ rằng khi chúng ta đang vận hành máy cần quan tâm tới vị trí của các trục. Mặc dù bàn máy là bộ phận dịch chuyển chúng ta vẫn phải chú ý đến tọa độ của chúng ta dựa vào chuyển động của trục chính.
2.3.3 Điểm không của máy
Nguyên tắc cơ bản có thể được nhận thấy khi đọc cuốn tài liệu tham khảo về sự quay lại của tất cả các trục máy. Khi một sự quay lại của giá trị không (ZERO RET) được hoạt động tại thời điểm máy khởi động, tất cả 3 trục được đưa đến khoảng cách dương vô cùng cho đến khi bộ ngắt giới hạn được đạt đến. Khi điều kiện này được thỏa mãn, cách duy nhất để chuyển bất kỳ trong 3 trục là trong khoảng cách âm. Điều này là bởi vì một giá trị không mới được đặt lại cho một trong 3 trục là tự động khi máy được đưa về đích. Nó được đặt ở lề của mỗi dịch chuyển của trục.
Khi kinh nghiệm nhiều hơn trong lập trình trên công cụ và các kỹ thuật cài đặt, mỗi lập trình viên và người cài đặt phát triển theo kiểu riêng của họ.
2.3.4 Vị trí tuyệt đối và vị trí tương đối
Đến giai đoạn này, chúng ta đã đề cập đến một hệ thống về việc xác định vị trí công cụ mà nó được biết như việc lập trình tuyệt đối. Trong lập trình tuyệt đối, tất cả các điểm tọa độ được cho với sự quan tâm đến mối quan hệ của nó với gốc, một điểm không cố định được xem như điểm không thành phần. Đây là kiểu thông dụng nhất của vị trí.
Một kiểu khác của sự định vị được coi là vị trí tương đối. Vị trí tương đối liên quan của chính nó với khoảng cách và chiều. Một tọa độ mới được đưa vào trong phạm vi của mối quan hên của chính nó với vị trí trước đó mà không phải với điểm không cố định hoặc gốc. Nói cách khác, sau một khối lượng thông tin đã được thực hiện theo chương trình, vị trí mà công cụ hiện đang ở đó là một điểm không mới cho chuyển động tiếp theo được thực hiện.
Một ví dụ của việc sử dụng hệ tương đối được cho ở dưới. Lưu ý rằng để dịch chuyển từ X 4.25 đến X 2.025 trên thước tỷ lệ, một chuyển động tương đối của X -2.225 đã được thực hiện cho dù chuyển vẫn đặt công cụ trên cạnh dương của thước. Bởi vậy sự di chuyển được xác định từ điểm cuối, không cần quan tâm đến vị trí của điểm không. Các dấu “+” và “– “ được sử dụng trong các mối quan hệ về chiều, không quan tâm đến vị trí của điểm không.
Khi vị trí là tuyệt đối, chúng ta đã được liên hệ với khoảng cách và chiều từ điểm tham khảo không cố định và khi vị trí là tương đối chúng ta đã liên hệ với khoảng cách và chiều từ vị trí cuối.
2.3.5 Các mặc định của máy
Một mặc định là một hàm tự động của bộ điều khiển máy công cụ. Khi cấp năng lượng cho máy, bộ điều khiển tìm vị trí gốc của tất cả các trục, sau đó đọc các giá trị mặc định hoặc đặt trước các mã G. Máy sẽ đạt tới điểm không chi tiết mà đã nhập vào G54, bởi vì máy tự động đọc G54 trong lúc khởi động. Đó là mặc định.
2.3.6 Định dạng chương trình
Định dạng chương trình là một phần quan trọng của gia công CNC. Mỗi cá nhân sẽ định dạng các chương trình theo các cách khác nhau và trong hầu hết các trường hợp một lập trình viên có thể xác dịnh một chương trình mà anh ta đã viết. Điểm mấu chốt ở đây là người lập trình viên nên chắc chắn và có khả năng viết lệnh trong cùng một cách, nó được liệt kê cả trong sự sắp xếp có xuất hiện trong chương trình.
2.4 Bảo dưỡng máy
2.4.1 Những yêu cầu chung
Dải nhiệt độ chạy máy : 410F đến 1040F (5 đến 400C)
Dải nhiệt độ bảo quản : -40F đến 1580F (-20 đến 700C)
Độ ẩm xung quanh : 20% - 95% độ ẩm tương đối không đọng hơi nước.
Độ cao so với mặt nước biển: 0 – 7000 ft (feet)
Những yêu cầu về điện
Điện áp vào là 3 pha tam giác hoặc sao, ngoài ra cần phải có tiếp đất
Tần số 47 – 66 Hz
Điện lưới dao động không lớn hơn ± 10%
Sai lệch không vượt quá 10% của điện áp tổng.
Yêu cầu về không khí
Yêu cầu tối thiểu về không khí 100 psi (pound/inch2) ở 4 scfm tại đường vào tới máy điều khiển áp suất ở đằng sau thiết bị. Nó nên được cung cấp ít nhất một máy nén 2 mã lực, với ít nhất một bình chứa 90 lít, nó sẽ mở khi áp lực tụt xuống 100psi.
2.4.2 Chu kỳ bảo dưỡng
Sau đây là một nội dung các yêu cầu bảo dưỡng thông thường đối với các trung tâm gia công HAAS. Thứ tự công việc, những khả năng và loại dầu được yêu cầu. Những nội dung này giúp máy làm việc tốt hơn và bền hơn.
Định kỳ Nội dung bảo dưỡng
Hàng ngày - Kiểm tra mức dầu làm nguội mỗi ca 8 tiếng
- Kiểm tra mức dầu trong thùng dầu bôi trơn.
- Làm sạch phoi ở đường bao và khay.
- Làm sạch phoi từ bộ thay dao.
- Lau chùi đầu côn trục chính bằng dầu sạch và dầu nhẹ.
- Kiểm tra thông số qua việc lọc dầu làm nguội trục chính. Làm sạch hoặc thay thế phần tử nếu cần.
Hàng tuần - Kiểm tra sự làm việc đúng của xả tự động của bộ lọc/ điều chỉnh áp suất.
- Trên những máy với tùy chọn TSC, làm sạch phoi trên thùng dầu làm nguội. Làm sạch nắp thùng và loại bỏ cặn trong thùng. Cẩn thận tháo bơm dầu làm nguội khỏi bộ điều khiển và cắt điện trước khi làm việc trên thùng dầu làm nguội.
- Kiểm tra bộ điều chỉnh khí nén tại 85 psi. Kiểm tra sự điều chỉnh áp suất khí tại 17psi. Đối với 15k – những máy trục chính, kiểm tra sự điều chỉnh áp suất khí trục chính tại 20psi.
Làm sạch các bề mặt ngoài bằng việc lau chùi nhẹ. Không sử dụng các dung môi.
Hàng tháng - Kiểm tra cân bằng áp suất thủy lực của máy.
- Kiểm tra mức dầu trong hộp số.
- Kiểm tra một cách tổng thể cho thao tác thích hợp và tra dầu nhẹ, nếu cần.
- Bôi một lớp mỏng mỡ bên ngoài các băng dẫn của máy và các dao.
Hàng sáu tháng - Thay thế dầu làm nguội và làm sạch thùng dầu làm nguội.
-Kiểm tra hiện tượng nứt hỏng tất cả các ống mềm và đường bôi trơn.
Hàng năm - Thay dầu hộp số. Xả dầu từ đáy của hộp số. Tháo nắp kiểm tra đầu trục chính. Đổ them dầu cho đến khi dầu bắt đầu nhỏ giọt từ ống tràn dầu ở đáy thùng chứa.
- Kiểm tra lọc dầu và làm sạch hết cặn bẩn ở đáy lọc dầu.
- Thay thế lọc khí trên hộp điều khiển 2 năm một lần.
- Kiểm tra mức dầu SMTC qua mắt thăm.
2.4.3 Biểu đồ tra dầu mỡ
Hệ thống
Cách bôi dầu và khí nén
Hộp truyền động
Thùng dầu làm nguội
Vị trí
Phía dưới bảng điều khiển,ở phía sau của máy.
Phía trên đầu trục chính.
Bên cạnh máy
Mô tả
Pít tong bơm với chu trình 30 phút. Bơm chỉ mở khi trục chính đang đổi hướng hoặc trục chuyển động.
Tra dầu mỡ
Các đường dẫn,các khớp cầu và trục chính.
Chỉ hộp số
Số lượng
2-2.5 qts. Phụ thuộc vào kiểu bơm.
Đầu côn 40 35 oz
Đầu côn 50 51 oz
40 galông
80 galông VF 6-11
Chất bôi trơn
Mobil Vactra#2
Mobil DTE 25
Chỉ làm mát bằng nước bazo. Không dung dầu dễ cháy.
Hình 2.28 Biểu đồ tra dầu mỡ cho máy Haas
(* 1 oz=28,35gam; 1 galông =4,54 lít ở Anh hoặc 3,78 lít ở Mỹ)
2.4.4 Hệ thống bôi trơn
Tất cả sự bôi trơn máy được cung cấp bởi hệ thống bôi trơn bên ngoài. Kho chứa được định vị ở đằng sau phía dưới của máy. Mức dầu nhờn hiện thời có thể nhìn thấy thùng chứa. Nếu cần bổ sung thêm dầu nhờn, tháo nắp từ miệng đổ và đổ thêm dầu nhờn vào đến mức thích hợp.
2.4.5 Bảo dưỡng định kỳ
Một trang bảo dưỡng định kỳ đã được bổ sung cho hệ điều khiển, nó được nhận ra trên màn hình những lệnh hiện thời có tên SCHEDULED MAINTENANCE và được truy nhập bởi nhấn PAGE UP hoặc PAGE DOWN nó cho phép người vận hành kích hoạt và không kích hoạt một đợt kiểm tra.
Một danh sách có thể được lựa chọn bởi nhấn phím mũi tên lên xuống. sự lựa chọn sau đó được kích hoạt hoặc không kích hoạt bởi việc nhấn phím ORGIN. Nếu sự lựa chọn kích hoạt,những giờ còn lại sẽ được hiển thị đúng. Nếu sự lựa chọn không kích hoạt, “-“ hiển thị thay vào đó. Những lựa chọn được theo dõi bởi thời gian được tích lũy khi nguồn bật (ON-TIME) hoặc bởi chu trình thời gian bắt đầu (CS-TIME). Khi nguồn được cung cấp và mỗi giờ sau đó, thời gian còn lại cho mỗi lựa chọn được giảm bớt. khi nó đạt đến không(hoặc âm) thông báo đến kỳ bảo dưỡng được hiển thị ở đáy màn hình. Một số âm giờ thông báo những giờ hết hạn đã qua. Chương trình bảo dưỡng có thể có thời gian của nó được điều chỉnh bởi việc sử dụng các mũi tên trái và phải. Một giờ được cộng vào hoặc trừ đi cho mỗi phím ấn lên giá trị lớn nhất là 10.000 giờ và nhỏ nhất là 1 giờ. Nhấn phím ORIGIN để khôi phục mặc định thời gian.
Thông báo này không phải là một báo động và không can thiệp với thao tác máy bằng bất kỳ cách nào. Mục đích là cảnh báo thao tác viên rằng một trong những danh sách lựa chọn trên yêu cầu sự chú ý. Sau khi sự bảo trì cần thiết đã được thực hiện, thao tác viên có thể lựa chọn chương (ORIGIN) để phục hồi gốc và sự đếm lùi bắt đầu lần nữa với một số mặc định của thời gian còn lại (giá trị này được xác định bởi phần mềm và không được biến đổi bởi thao tác viên) chương trình sẵn sang cho sự kiểm tra là:
- Sự cần thiết thay thế dầu làm nguội: 100 lần mở máy
- Lọc không khí trong thùng điều khiển- thay thế: 250 lần mở máy
- Lọc dầu – thay thế: 250 lần mở máy
- Dầu hộp số - thay thế: 1800 lần mở máy
- Thùng dầu làm nguội – kiểm tra mức
kẽ hở, dầu trong dầu làm nguội: 10 lần mở máy
- Hệ thống đường bôi trơn – kiểm tra mức: 50 chu kỳ khởi động
- Dầu hộp số - kiểm tra mức: 250 lần mở máy
- Bịt kín/mất khả năng lau chùi, rách, rỉ ra - kiểm tra: 50 chu kỳ khởi động
- Bộ lọc cung cấp khí – kiểm tra nước: 10 lần mở máy
CHƯƠNG III. GIỚI THIỆU PHẦN MỀM TOPSOLID
TopSolid là một phần mềm chạy trong môi trường Windows.
Hình 3.1 Phần mềm Topsolid
TopSolid là sản phẩm cốt lõi của một tổng thể các giải pháp tích hợp phần mềm được phát triển bởi Missler, phần mềm đó được cung cấp toàn cầu và được tích hợp mudul từ khâu thiết kế đến sản xuất.
Topsolid bao gồm các modul:
TopSolid'Design: Modul thiết kế dạng solid và surface TopSolid'Draf : Modul lập bản vẽ kỹ thật (tính năng vẽ và thiết kế 2D).
TopSolid'Castor: FEA phân tích kết cấu về khối lượng dầm và vỏ.
TopSolid'Motion: Tính toán về chuyển động.
TopSolid'Wood: Thiết kế và gia công gỗ.
TopSolid'Progress: Mudul thiết kế khuôn dập.
TopSolid'Mold: Modul thiết khuôn nhựa, khuôn đúc áp lực.
Topsolid'Cam: Modul lập trình cho gia công tự động 3 trục, 4 trục, 5 trục .
Topsolid'Punch: Modul lập trình máy đột dập, máy cắt plasma...
3.1 Giới thiệu TopSolid'Design
Hình 3.2 Giao diện TopSolid'Design
Graphic Area : Vùng đồ họa thiết kế
Title Bar : Thanh tiêu đề
Function Bar : Thanh công cụ chức năng
Prompt Line : Dòng lệnh gợi ý
System Bar : Thanh hệ thống
Context Bar : Thanh tổng hợp
Drop Down Menus : Các trình đơn nhấn thả xuống
lựa chọn chức năng
Thanh trạng thái :
Hình 3.3 Thanh trạng thái
Cung cấp thông tin phản hồi và cho phép người dùng nhanh chóng thiết lập các lớp, màu sắc, hiển thị dung sai…kích trực tiếp vào giá trị để thay đổi nó.
Các biểu tượng và chức năng :
Có hai loại biểu tượng trong Topsolid, biểu tượng đơn giản và các biểu tượng với các tùy chọn.
Các biểu tượng đơn giản thực hiện chức năng với một nhấp chuột trái duy nhất.
Các biểu tượng với các tùy chọn sử dụng chuột trái vào biểu tượng chọn lệnh như ở trên.
Sử dụng các thanh biểu tượng Context:
Nhiều chức năng được hợp lại với nhau trong các thanh ngữ cảnh (các biểu tượng trên thanh dọc nằm bên trái màn hình) Chọn một biểu tượng sẽ thay đổi các chức năng hiển thị trên thanh công cu làm việc (các biểu tượng thanh ngang nằm dưới biểu tượng trên thanh hệ thống), và trong một số trường hợp, các trình đơn cũng được thay đổi.
Hình 3.4 Các thanh chức năng của phần mềm Topsolid
Các nút bấm:
Khi TopSolid có nhu cầu đầu vào từ người sử dụng, nó sẽ hiển thị một ô trống. Trong trường hợp này, đầu vào được thực hiện trực tiếp thông qua bàn phím.
Các nút mà không nhấn thả xuống.
Các nút bấm cho phép chuyển đổi giữa các lựa chọn khác nhau. Ví dụ để vẽ một vòng tròn theo mặc định các tùy chọn Đường kính được chọn. Một nhấp chuột vào nút lệnh để chuyển mạch Radius.
Một số cho phép chọn các tùy chọn từ trình đơn thả xuống. Ví dụ của biến đổi có một hộp thả xuống hiển thị những tùy chọn sẵn khác:
Nhập tọa độ:
Tọa độ Decac: xác định tọa độ mà là giá trị tuyệt đối từ nguồn gốc hiện hành, phối hợp hệ thống (X, Y, Z). Dấu phẩy tách biệt các giá trị, giá trị Z là tùy chọn VD: 12,45,21
Tọa độ cực: xác định tọa độ cực dài trong mặt XY, góc độ và chiều cao trong Z (chiều dài; góc, z). Chiều cao Z là tùy chọn. Ví dụ: 20; 45,5
Tọa độ cầu: xác định tọa độ hình cầu dài trong kế hoạch XY, góc trong XY sau đó ở góc YZ xem các hướng hiện tại (Chiều dài; angle1; angle2). Ví dụ: 5; 45; 30
Tọa độ tương đối: xác định tọa độ tương đối so với thời điểm trước đó Ví dụ: 10,10,10
Hệ tọa độ:
Hình 3.5 Hệ tọa độ trong Topsolid
Một hệ tọa độ cho phép thay đổi định hướng quan sát. Ở vị trí mặc định của nó, nó thể hiện định hướng phối hợp hệ thống. Mỗi một phần hệ tọa độ cho phép thực hiện hành động năng động, xem cùng một hướng, trung tâm xoay vòng, xoay quanh trục, dịch…
Ở vị trí mặc định của nó, hệ tọa độ sẽ đưa ra các định hướng của hiện tại, phối hợp hệ thống. Nó được dùng để thao tác quan sát. Nó có phần nhạy cảm, mỗi hành động kích hoạt động được thực hiện: định hướng tức là cùng một hướng, trung phép quay, phép quay dọc theo các trục, các bản dịch.
Các chức năng trình bày
Tạo một thư mục mới
Đây là lựa chọn các Bản mẫu cung cấp cho việc tạo tài liệu mới trong TopSolid'Design và TopSolid'Draft. Người dùng xác định các mẫu có thể được lưu trong cấu hình / tiêu bản thư mục của phần mềm.
Mở một thư mục hiện có
TopSolid cho thấy một danh sách các file trong thư mục hiện hành
Lưu và lưu một tên khác
In
In các tài liệu hiện hành. Tùy theo của ứng dụng được sử dụng bạn có sẽ có các tùy chọn in ấn khác nhau.
Quay lại
Quay lại hành động trước đó trong vòng lệnh hiện hành.
Xóa lựa chọn
Xóa các yếu tố lựa chọn.
Chèn một phần tử
Sửa đổi phần tử
Sửa đổi một phần tử hoặc các hoạt động ví dụ như đường viền, bán kính, chuyển đổi ...
Tạo khối
Tạo ra một bề mặt đùn hoặc rắn từ một cấu hình.
Hình 3.6 Đùn khối tử mô hình 2D
Tạo bề mặt tròn xoay
Tạo ra một bề mặt quay hoặc rắn từ một cấu hình quanh trục được chọn.
Hình 3.7 Tạo bề mặt tròn xoay quanh một trụ
Vẽ đường nét:
Có hai cách để vẽ đường nét có thể bằng cách nhấp vào điểm đến điểm hay cách khác bằng là truy tìm trên hình học xây dựng.
Các đường đơn giản
Để xác định các điểm sử dụng đường viền, đường được phác thảo xác định các điểm có liên quan của phần kích thước thực tế hoặc góc của hình được định nghĩa sau đó bởi kích thước.
Một khi các hình đã được tạo ra, bạn có thể sử dụng sửa đổi để thay đổi các điều kiện tại đỉnh một (chamfer, fillet hoặc không có gì) hoặc giữa hai điểm, bạn có thể thay đổi loại liên kết (dây chuyền, vòng cung, tiếp tuyến) tuỳ thuộc vào việc bạn chọn gần một kết thúc hay ở giữa.
Hình 3.8 Các đường đơn giản trong Topsolid
Tham số mô hình cho phép tự động liên kết đến hình học cơ bản mà từ đó nó được tạo ra, để thay đổi có thể được tự động cập nhật trong suốt quá trình thiết kế. Một ví dụ đơn giản như sau.
Hình 3.9 Ví dụ về tham số mô hình
Điểm:
Điểm là những yếu tố biểu diễn một vị trí riêng biệt. Chúng được duy trì trong quá trình thiết kế chế độ liên kết. Điểm được sử dụng để tham gia chiều, áp đặt những hạn chế chiều và định vị.
Hình 3.10 Các lựa chọn về điểm
Ví dụ về sử dụng điểm
tạo ra một điểm giao lộ giữa đường cong.
Trung điểm và điểm tâm : tạo ra một điểm trung tâm của vòng cung và sau đó là điểm trung giữa hai điểm trung tâm
Ví dụ thiết kế một chi tiết:
Hình 3.11 Chi tiết làm ví dụ minh họa
Các bước thiết kế chi tiết:
Mở một thư mục mới và chọn Design
Tạo hình trụ
Kích hoạt hình dạng trình đơn ngữ cảnh sau đó chọn biểu tượng xi lanh
Nhập bán kính hình trụ
Nhập chiều cao hình trụ tròn
Nhập tọa độ tâm
Ta sẽ được hình sau :
Hình 3.12 Khởi tạo chi tiết
Khoan
Chọn biểu tượng khoan sau đó chọn mặt, điền vào các cuộc đối thoại cho một lỗ khoan.
Hình 3.13 Hộp thoại thông số khoan
Khoan 3 lỗ xung quanh
Thay đổi màu sắc đường
Vẽ một đường tròn đường kính 38mm tâm là điểm 0,0
Vẽ một đường thẳng đứng bất kỳ đi qua điểm0,0
Chuyển về VERTICAL và ấn enter
Bấm vào thanh kích hoạt điểm
Chọn giao điểm đường cong biểu tượng
Xác định giao điểm
Nhấn vào biểu tượng kích họat thanh trình đơn hệ thống
Chọn phối hợp hệ thống trên một biểu tượng điểm Sau đó nhấp vào điểm tạo ra tại giao điểm này.
Hình 3.14 Xác định giao điểm khoan lỗ
Khoan lỗ trên đường tròn vừa tạo ra
Chọn COORDINATE SYSTEM
Nhấp vào phối hợp hệ thống sau đó vào khuôn mặt của các tấm che.
Hình 3.15 Khoan lỗ đầu tiên
Chọn PROPAGATE.
Chọn CIRCULAR
Chọn Z+
Nhấp chuột phải chấp nhận 360 °
Nhập số lỗ
Esc để thoát ra lệnh
Hình 3.16 Khoan 2 lỗ còn lại
Chamfer
Chọn biểu tượng chamfer chamfer 1mm x 45 ° quanh cạnh hàng đầu.
Hình 3.17 Vát mép chi tiết
Khối đặc tính
Hình 3.18 Bảng đặc tính quản lý các thông số
Để mở tính năng bấm vào khối ở phía bên tay trái của cửa sổ đồ họa, sau đó lên hình dạng.
Hoặc nhấp chuột trái và kéo về phía bên tay trái của cửa sổ đồ họa, để mở nó, sau đó click chuột phải vào khu vực này và chọn Edit sau đó bấm vào hình.
Thay đổi chamfer 1.5mm
Thay đổi số lỗ
Thay đổi đường kính của lỗ
Bây giờ tất cả thay đổi chúng trở lại giá trị ban đầu
Lưu chương trình
Lập bản vẽ chi tiết
Mở một tài liệu Tạo ra một mặt nhìn chính.
Hình 3.19 Tạo bản vẽ 2D
Trục tọa độ
Chọn PROJECTED AXIS
Chọn view
Chọn AUTOMATIC
Nhấn OK.
Hình 3.20 Bản vẽ 2D của chi tiết
Chọn phần đầy đủ biểu tượng
Chọn CUTTING CURVE DEFINED IN DRAFT
Nhấn OK
Nhấn OK
Hình 3.21 Tạo mặt cắt từ bản vẽ 2D
Thay đổi vị trí của mặt cắt A-A
Nhấp vào công cụ chỉnh sửa sau đó nhấp vào A-A
Chọn FREE POSITION để đặt văn bản bất cứ nơi nào bạn muốn.
Kích thước
Kích thước lỗ
Kích thước mép vát
Hình 3.22 Ghi kích thước cho bản vẽ
Đối với chamfers mà không phải là lúc 45 ° bạn phải sử dụng START AND TERMINATE SEGMENTS
Chọn những dòng ở hai bên chamfer để thiết lập các góc độ và kích cỡ.
Đặt kích thước khác vào bản vẽ bằng và lựa chọn những dòng có liên quan và vòng cung.
3.2 Giới thiệu TopSolid'Cam
TopSolid'Cam là một phần mềm CAD / CAM (Thiết kế / sản xuất dựa trên sự hỗ trợ của máy tính) phần mềm thiết kế cho các thế hệ máy công cụ như máy phay, các trung tâm gia công, máy tiện hoặc chuyển các trung tâm.
Giải pháp phẩn mềm CAD/CAM với độ chính xác cao sử dụng các công nghệ khác nhau từ máy phay 2 trục cho tới trung tâm gia công, máy phay 5 trục, phục hồi nhanh chóng dữ liệu số, tự động nhận ra các bề mặt hoặc các lỗ … mô phỏng máy, thiết kế đồ gá và xử lý cho từng thiết kế, chi tiết gia công tự động update sau mỗi bước gia công, kiểm tra sự thực hiện của quá trình vận hành,cũng như kiểm tra sự va chạm dao, thư viện dao tiêu chuẩn tạo ra báo cáo gia công cho xưởng sản xuất và chu trình sản xuất, phù hợp với các cổng giao tiếp với máy.
- Thư viện máy: Hỗ trợ máy cơ bản, trung tâm gia công máy phay với 2 trục hoặc 2 bàn dao, kết hợp với chuyển động phay và tiện của các hãng trên thế giới như: Moriseiki, Mazak, Hass.
Hình 3.23 Thư viện máy trong Topsolid
- Thư viện dao tiêu chuẩn: Topsolid có đầy đủ các loại dao phù hợp với quy trình công nghệ gia công.
Hình 3.24 Thư viện dao trong Topsolid
- Các phương pháp lập trình gia công phay tiện
Phay 2D
Hình 3.25 Phay 2D
Phay 3D
Hình 3.26 Phay 3D
Lập trình gia công trên máy phay 4 trục
Hình 3.27 Gia công trên máy 4 trục
Lập trình gia công trên máy phay 5 trục
Hình 3.28 Gia công trên máy 5 trục
Gia công trên máy phay tiện phức hợp
Hình 3.29 Gia công trên máy phay tiện phức hợp
Các phương pháp lập trình gia công tiện
Hình 3.30 Lập trình gia công trên máy tiện
Topsolid’Cam dễ dàng lập trình cho các nguyên công như: Khoan, tiện trong, tiện ngoài, rãnh …
Hình 3.31 Các chế độ lập trình cho nguyên công khác
Tiện nhiều dao
Hình 3.32 Phương pháp tiện nhiều dao
Giới thiệu chung về TopSolid'Cam
Hình 3.33 Phay 2D
Khởi động TopSolid từ biểu tượng
Mở các phần của tập tin CAD
Khởi động một tập tin mới TopSolid'Cam
Vào File, New
Chọn Cam là loại tài liệu mới
Chọn " Preparation " từ biểu tượng thanh công cụ
Chọn máy
Chọn một máy trong danh sách
Vị trí của phôi trên máy
Chọn dụng cụ
Điều này được thực hiện bằng cách chọn một công cụ từ cơ sở dữ liệu dụng cụ (TopTool).
Hình 3.34 Lựa chọn dao gia công
Hình 3.35 Thư viện dao chuẩn
Hình 3.36 Chọn thông số dao
Các lựa chọn co rút công cụ
Hình 3.37 Các lựa chọn co rút công cụ
Quản lý hoạt động khi gia công
Hình 3.38 Quản lý hoạt động khi gia công
Cấu hình các lớp
Mỗi vị trí tự động hoạt động gia công mới trên một lớp khác nhau. Như vậy, mỗi cấp tương ứng với một chiếc máy hoạt động đơn lẻ.
Đánh dấu chọn hộp kiểm này để làm cho hoạt động gia công có thể nhìn thấy.
Hoạt động lớp số sẽ bắt đầu từ giá trị này.
Số lượng các lớp hiện tại.
Hoạt động của các lớp sẽ tăng bởi số tìa khoản này
Hình 3.39 Cấu hình các lớp
Va chạm trong khi gia công
Phát hiện va chạm trong hoạt động gia công. Một quy trình chính xác hơn và toàn diện để kiểm tra va chạm có thể có trong hoạt động lựa chọn.
Hình 3.40 Va chạm trong gia công
Gia công mặt
Điểm bắt đầu là quyết định, phụ thuộc vào độ lên cao phay hoặc thông thường.
Hình 3.41 Gia công mặt
Chọn phương pháp gia công
Bổ sung để đảm bảo rằng những mặt hoàn toàn được gia công
Gia công tốc độ cao tối ưu
Hình 3.42 Phương pháp gia công mặt
Gia công hốc
Hộp kiểm này phải được đánh dấu để kích hoạt các tham số của mô-đun hoạt động của đảo.
Giá trị này quy định khoảng cách giữa 2 lần đi dao liên tiếp. Giá trị tối đa của nó là bằng với đường kính công cụ.
Hình 3.43 Gia công hốc
Chế độ cắt và các thông số
Hình 3.44 Điều kiện cắt và các thông số gia công hốc
Tạo chu kỳ phay hốc
Hình 3.45 Tạo chu kỳ và phương pháp phay hốc
\
Phay Contour
Mục đích: Loại bỏ tất cả các vật liệu giữa các đường viền bên ngoài và hoàn thành mô hình. TopSolid'Cam đề xuất một số cách đi theo trục Z, liên quan đến số lượng vật chất để được loại bỏ và các điều kiện cắt.
Lựa chọn bề mặt phay contour theo chu kỳ
Hình 3.46 Phay contours
Các phương pháp gia công, chế độ cắt phay contour
Hình 3.47 Các phương pháp gia công, chế độ cắt phay contour
CHƯƠNG IV. GIA CÔNG CHI TIẾT TRÊN TRUNG TÂM HAAS MINI MILL
4.1 Gia công chi tiết lập trình bằng tay
Hình 4.1 Bản vẽ chi tiết gia công bằng tay
Điểm
Tọa độ
0
X0 Y0
1
X0 Y-42.8
2
X-24.38 Y-23.98
3
X-12.35 Y35.13
4
X12.35 Y35.13
5
X24.38 Y-23.98
6
X0 Y-37.4
7
X-15.48 Y-5.26
8
X-10.31 Y22.38
9
X10.31 Y22.38
10
X15.48 Y-5.26
11
X0 Y-17.6
12
X0 Y25.6
Bảng 4.1 Bảng tọa độ các điểm gia công chi tiết bằng tay
Việc lập trình bằng tay được thực hiện trực tiếp trên máy Haas. Sử dụng 2 dao phay ngón D18 và D10 để gia công.
Thứ tự các bước gia công như sau:
Trước tiên tiến hành phay mặt đầu sử dụng visual quick code xuống 2 mm.
Tiếp đến gia công contour bên trong xuống 2.5 mm và bên ngoài xuống 4.5 mm theo chu trình.
Tiếp theo gia công đảo bên trong.
Cuối cùng ta phay 2 lỗ xuống 4.5 mm nhờ visual quick code.
% Chuong trinh gia cong lap trinh bang tay:
000002
N5 T03 M06;
N10 G00 G90 G54 X0 Y-42.8 S2000 M03;
N15 G43 H03 Z10. M08;
N20 G41 D03;
N25 G01 Z-5. F40.;
N30 G02 X-24.38 Y-23.98 R25.2;
N35 G02 X-12.35 Y35.13 R68.40;
N40 G02 X12.35 R15.6;
N45 G02 X24.38 Y-23.98 R68.4;
N50 G02 X0 Y-42.8 R 25.2;
N55 G00 Z10.;
N60 GOO X0 Y-55.64;
N65 G01 Z-5.;
N70 G02 X-31.69 Y-31.17 R32.76;
N75 G02 X-16.05 Y45.67 R88.92;
N80 G02 X16.05 R20.28;
N85 G02 X31.69 Y-31.17 R88.92;
N90 G02 X0 Y-55.64 R32.76;
N95 G00 Z10.;
N100 G00 X0 Y-37.4;
N105 G01 Z-3. F60;
N110 G02 X-15.48 Y-5.26 R19.8;
N115 G03 X-10.31 Y22.38 R30;
N120 G02 X10.31 R10.8;
N125 G03 X15.48 Y-5.26 R30.;
N130 G02 X0 Y-37.4 R19.8;
N135 G00 Z10.;
N140 G00 X0 Y-46.94;
N145 G01 Z-3;
N150 G02 X-22.94 Y0.69 R29.34;
N155 G03 X-20.34 Y25.6 R20.46;
N160 G02 X20.34 R20.34;
N165 G03 X22.92 Y0.69 R20.46;
N170 G02 X0 Y-46.94 R29.34;
N175 G40 G00 Z10.;
G12 I.D. Circular Pocket, Multi-Pass Using I K Q)
(ToolNo = 2)
(WrkOfset = 54)
(XPos = 0.)
(YPos = 25.6)
(SpdleRpm = 2000)
(DpthCut = 2.)
(Feedrate = 50.)
(I = 6.)
(K = 6.)
(Q = 4.)
N180 T2 M06
N185 G00 G90 G54 X0. Y25.6
N190 S2000 M03
N195 G43 H02 Z25. M08
N200 G12 Z-2. I6. K6. Q4. D02 F50.
N205G00 Z25. M09
N210G28 G91 Z0 M05
N215
(G12 I.D. Circular Pocket, Multi-Pass Using I K Q)
(ToolNo = 2)
(WrkOfset = 54)
(XPos = 0.)
(YPos = -17.6)
(SpdleRpm = 2000)
(DpthCut = 2.)
(Feedrate = 50.)
(I = 6.)
(K = 12.)
(Q = 4.)
N220 T2 M06
N225 G00 G90 G54 X0. Y-17.6
N230 S2000 M03
N235G43 H02 Z25. M08
N240 G12 Z-2. I6. K12. Q4. D02 F50.
N245 G00 Z25. M09
N250 G28 G91
N255 G53 G49 M05;
N260 M30;
Sau quá trình gia công ta thu được sản phẩm:
Hình 4.2 Sản phẩm sau khi gia công
4.2 Gia công chi tiết sử dụng phần mềm
Sau khi lựa chọn chi tiết gia công ta tiến hành thiết kế chi tiết trên phần mềm Mastercam.
Chế độ cắt được thiết lập trực tiếp trên phần mềm gồm chiều sâu cắt t, lượng ăn dao S, tốc độ chạy dao F… Ngoài ra còn cách ra vào dao, phương pháp di chuyển dao…cũng được tiến hành trên phần mềm gia công. Riêng tốc độ chạy dao F có thể thay đổi trên máy Haas tùy theo ý muốn của người lập trình.
Hình 4.3 Bản vẽ chi tiết gia công
Thiết kế chi tiết trên phần mềm Mastercam:
Hình 4.4 Chi tiết thiết kế trên Mastercam
Ta tiến hành:
- Khai báo máy gia công (Máy phay Haas Mini Mill 3 trục).
- Khai báo phôi, phôi gia công hình hộp chữ nhật có kích thước 100x70x15.
- Sử dụng dao T1 có đường kính 16 mm, dao T2 có đường kính 10 mm.
- Tiến hành mô phỏng trên phần mềm.
Mô phỏng các bước gia công chính trên phần mềm:
- Phay mặt đầu xuống 2 mm
Hình 4.5 Phay mặt đầu
- Phay contour 4 mm
Hình4.6 Phay contour
- Phay các hốc xuống 2 mm và 4 mm
Hình 4.7 Phay hốc
Tiếp sau đó là việc xuất mã G và chuyển sang trung tâm gia công Mini Haas để gia công chi tiết.
Các thao tác tiếp theo được thực hiện trên trung tâm gia công Mini Haas.Trên máy Haas được thực hiện các bước sau:
Gá phôi.
Chuẩn phôi sao cho phù hợp với việc chuẩn phôi đã tiến hành trên phần mềm gia công.
Bù chiều dài, đường kính dao…
Nhận mã G.
Mô phỏng lại trên máy Haas quá trình gia công chi tiết.
Tất cả các bước đã xong ta tiến hành bước cuối cùng là gia công chi tiết.
Mã G chương trình:
%O0001
(PROGRAM NAME - Ngoc Duy_CDT46)
(DATE=DD-MM-YY - 19-01-10 TIME=HH:MM - 03:29 )
N100 G21
N102 G0 G17 G40 G49 G80 G90
( 16. FLAT ENDMILL TOOL - 1 DIA. OFF. - 225 LEN. - 1 DIA. - 16. )
N104 T1 M6
N106 G0 G90 G54 X-49.191 Y45.979 S2000 M3
N108 G43 H1 Z20. M8
N110 Z5.
N112 G1 Z-2.5 F50.
N114 X44.391 F60.
N116 G2 Y35.531 R5.224
N118 G1 X-44.391
N120 G3 Y25.083 R5.224
N122 G1 X44.391
N124 G2 Y14.635 R5.224
N126 G1 X-44.391
N128 G3 Y4.187 R5.224
N130 G1 X44.391
N132 G2 Y-6.261 R5.224
N134 G1 X-44.391
N136 G3 Y-16.709 R5.224
N138 G1 X44.391
N140 G2 Y-27.157 R5.224
N142 G1 X-44.391
N144 G3 Y-37.605 R5.224
N146 G1 X44.391
N148 G2 Y-48.053 R5.224
N150 G1 X-49.191
N152 G0 Z20.
N154 M5
N156 G91 G28 Z0. M9
N158 G28 X0. Y0.
N160 M01
( 10. FLAT ENDMILL TOOL - 2 DIA. OFF. - 219 LEN. - 2 DIA. - 10. )
N162 T2 M6
N164 G0 G90 G54 X-44.105 Y2.627 S2000 M3
N166 G43 H2 Z20. M8
N168 Z3.
N170 G1 Z-4. F50.
N172 X-39.196 Y1.676 F60.
N174 G3 X-30.992 Y7.217 R7.
N176 G1 X-29.178 Y16.583
N178 G2 X29.178 Y47.417 R33.001
N180 Y16.583 R33.001
N182 G1 X32.942 Y-2.845
N184 X35.614 Y-4.031
N186 G2 X34.577 Y-60.406 R30.6
N188 X-34.577 R93.
N190 X-35.614 Y-4.031 R30.6
N192 G1 X-32.942 Y-2.845
N194 X-30.992 Y7.217
N196 G3 X-36.533 Y15.42 R7.001
N198 G1 X-41.442 Y16.371
N200 G0 Z21.
N202 X-36.251 Y1.105
………
( 10 / 45 CHAMFER MILL TOOL - 3 DIA. OFF. - 252 LEN. - 3 DIA. - 10. )
N510 T3 M6
N512 G0 G90 G54 X-21.807 Y12.567 S2000 M3
N514 G43 H3 Z20. M8
N516 Z3.
N518 G1 Z-4. F40.
N520 X-16.898 Y11.616 F50.
N522 G2 X-11.357 Y3.412 R7.
N524 G1 X-13.962 Y-10.03
N526 G2 X-21.681 Y-19.729 R13.4
N528 G1 X-27.5 Y-22.311
N530 G3 X-27.141 Y-41.84 R10.6
N532 X27.141 R73.
N534 X27.5 Y-22.311 R10.6
N536 G1 X21.681 Y-19.729
N538 G2 X13.962 Y-10.03 R13.4
N540 G1 X8.753 Y16.854
N542 G2 X10.436 Y24.248 R9.4
N544 G3 X-10.436 Y39.752 R13.
N546 Y24.248 R13.
N548 G2 X-8.753 Y16.854 R9.4
N550 G1 X-11.357 Y3.412
N552 G2 X-19.561 Y-2.128 R7.001
N554 G1 X-24.47 Y-1.177
N556 G0 Z20.
N558 M5
N560 G91 G28 Z0. M9
N562 G28 X0. Y0.
N564 M30
Sau quá trình gia công ta thu được sản phẩm:
Hình 4.8 Chi tiết sau khi gia công
CHƯƠNG V. THIẾT KẾ VÀ GIA CÔNG CHI TIẾT TRÊN MÁY HAAS SỬ DỤNG PHẦN MỀM TOPSOLID
5.1 Thiết kế đĩa ly hợp trên Topsolid
Đĩa ly hợp được gia công có thiết kế như hình vẽ dưới đây:
Hình 5.1 Bản vẽ chi tiết gia công
Thông số của răng
- Số răng: Z = 20
Mudul: m = 4
Bước răng: p = 12
Hệ số dịch chỉnh: ζ = 0
Sau khi có bản vẽ kỹ thuật của chi tiết ta tiến hành thiết kế chi tiết trên phần mềm Topsolid .
Hình 5.2 Đĩa ly hợp được thiết kế trên Topsolid
5.2 Mô phỏng quá trình gia công trên Topsolid
Sau khi thiết kế được chi tiết ta tiến hành mô phỏng quá trình gia công:
- Khai báo máy gia công (Máy phay 3 trục)
- Khai báo đồ gá (do điều kiện còn hạn chế nên dùng êtô để gá)
- Khai báo phôi kích thước Ф 100, chiều dày 20 mm.
- Sử dụng 3 loại dao phay: 2 dao phay ngón D10 và D4, 1 dao phay vát mép D16
Quá trình gia công chia làm 2 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: gia công mặt thứ nhất
Đầu tiên ta tiến hành phay mặt đầu xuống 2 mm. chọn gốc tọa độ trùng với tâm của phôi, sử dụng dao Ф10 để phay.
Hình 5.3 phay mặt đầu
Tiếp theo gia công hốc Ф75, vẫn sử dụng dao đường kính Ф10. Phay hốc xuống 6 mm.
Hình 5.4 phay hốc
Tiến hành phay vát mép, sử dụng dao phay vát mép Ф16.
Hình 5.5 Phay vát mép
Cuối cùng phay contour, sử dụng dao phay đường kính 4 mm, chiều sâu 6mm.
Hình 5.6 Phay contour
- Giai đoạn 2: gia công mặt thứ hai
Sau khi gia công xong mặt thứ nhất ta tiến hành tháo và lật chi tiết gia công mặt thứ hai.
Mặt thứ hai ta chỉ cần gia công mặt đầu, sử dụng dao Ф10
Hình 5.7 Phay mặt còn lại của chi tiết
5.3 Gia công đĩa ly hợp trên máy Haas
Sau khi hoàn tất quá trình thiết kế và mô phỏng trên Topsolid ta tiến hành xuất mã G để chyển sang máy Haas gia công.
Việc xuất mã G sang máy Haas thông qua phần mềm NC:
Hình 5.8 Phần mềm NC
Các bước chuẩn bị gia công
- Chuẩn bị phôi:
Sử dụng phôi nhôm, có đường kính Φ100, chiều dày 20 mm.
Hình 5.9 Phôi gia công
- Dụng cụ cắt:
+ Dao 1: đường kính 10 mm, tốc độ cắt là 70 mm/phút, tốc độ quay của trục chính 2000 vòng/phút.
+ Dao 2: đường kính 4 mm, tốc độ cắt 100 mm/phút, tốc độ quay của trục chính là 3000 vòng/phút.
+ Dao 3: dao phay vát mét đường kính 16 mm , tốc độ cắt 100 mm/phút, tốc độ quay của trục chính 2500 vòng/phút.
Hình 5.10 Dụng cụ cắt
- Gá lắp phôi:
+ Do phôi gia công là phôi trụ tròn nên trong quá trình gá lắp phải đảm bảo sao cho phôi không bị xê dịch, biến dạng.
+ Tiến hành bù chiều dài các dao.
+ Chuẩn gốc phôi và đặt làm gốc chương trình.
+ Nhận mã G nhờ phần mềm NC.
+ Mô phỏng trước khi gia công trên máy Haas.
+ Cuối cùng ta tiến hành gia công chi tiết sau khi đã hoàn tất các công đoạn chuẩn bị và kiểm tra.
Quá trình gia công
Hình 5.11 Gia công mặt đầu
Hình 5.12 Phay hốc bên trong
Hình 5.13 Phay vát mép
Hình 5.14 Phay răng
Hình 5.15 Chi tiết sau khi gia công mặt thứ nhất
Hình 5.16 Phay mặt đầu mặt thứ hai
Sau quá trình gia công ta thu được sản phẩm:
Hình 5.17 Sản phẩm sau khi gia công
KẾT LUẬN
Trong thời gian qua với sự cố gắng của bản thân cùng sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo hướng dẫn Ths. Lê Lăng Vân em đã hoàn thành đồ án của mình.
Đồ án đã đạt được những kết quả sau:
- Tìm hiểu, nghiên cứu lĩnh vực CNC, vai trò của CNC trong sản xuất.
- Sử dụng thành thạo phần mềm gia công cơ khí Topsolid.
- Sử dụng thành thạo trung tâm gia công Mini Haas (cả lập trình bằng tay và lập trình trên máy).
Hướng phát triển của đề tài:
- Tìm hiểu thêm các phần mềm và máy gia công.
- Gia công chi tiết thật với chế độ cắt tiêu chuẩn.
Sau một thời gian quá trình tiến hành thực hiện đề tài em đã thu được những kết quả như yêu cầu tuy nhiên do năng lực bản thân và thời gian có hạn nên đề tài vẫn còn những thiếu xót vì vậy để hoàn thiện hơn chất lượng đề tài em rất mong nhận được sự đóng góp, đánh giá của các thầy cô cùng toàn thể các bạn.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn sự chỉ bảo nhiệt tình của thầy giáo - Th.s Lê Lăng Vân đã giúp em hoàn thành đồ án tốt nghiệp này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
MasterCam – Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật.
Trần Văn Địch (2007) – Công nghệ CNC –Nhà xuất bản Khoa Học Kỹ Thuật.
An Hiệp-Trần Vĩnh Hưng (1999) – Dung sai và dụng cụ đo lường – Nhà xuất bản GTVT.
Mill Operator’s Manual (2005) – Hãng máy Haas xuất bản.
Trần Văn Địch (2008) – Công nghệ chế tạo máy – Nhà xuất bản Khoa Học Kỹ Thuật.
Phần Help trong phần mềm Topsolid.
Tài liệu trong Documentation của Topsolid.
PHỤ LỤC
1. Các mã lệnh sử dụng trên máy Haas
Mã G Code
G00 Chuyển động chạy dao nhanh
G01 Chuyển động nội suy theo đường thẳng
G02 Chuyển động nội suy cung tròn theo chiều kim đồng hồ
G03 Chuyển động nội suy cung tròn ngược chiều đồng hồ
G04 Máy dừng đều
G09 Dừng chính xác
G10 Khởi động bù
G12 Phay túi dạng tròn theo chiều kim đồng hồ
G13 Phay túi dạng tròn chiều ngược chiều đồng hồ
G17 Chọn mặt phẳng XY
G18 Chọn mặt phẳng ZX
G19 Chọn mặt phẳng YZ
G20 Chọn đơn vị inch
G21 Chọn đơn vị mét
G28 Quay về điểm tham chiếu
G29 Di chuyển từ điểm tham chiếu
G31 Lượng tiến dao cho đến phần bỏ qua
G35 Đơn vị đo đường kính dụng cụ tự động
G36 Đơn vị đo bù gia công tự động
G37 Đơn vị đo bù dụng cụ tự động
G40 Hủy bù dao
G41 Bù dao 2D trái
G42 Bù dao 2D phải
G43 Bù chiều dài dụng cụ +
G44 Bù chiều dài dụng cụ -
G47 Xác định Text
G49 Hủy các lệnh G43/G44/G143
G50 Hủy lệnh G51
G51 Chia tỷ lệ
G53 Chọn hệ tọa độ cho máy không theo mẫu
G54 - > G59 Chọn hệ tọa độ gia công
G60 Định vị trí cho một phương hướng duy nhất
G61 Mẫu điểm dừng chính xác
G52 Hủy G61
G65 Gọi chương trình con macro
G68 Trục quay
G69 Hủy G68
G70 Lỗ bu lông tròn
G71 Lỗ bu lông cong
G72 Lỗ bu lông dọc theo góc
G73 Chu trình khoan lỗ khép kín tốc độ cao
G74 Chu trình khép kín taro ngược
G76 Khoan khép kín trước
G77 Khoan khép kín sau
G80 Hủy lệnh khoan
G81 Khoan khép kín
G82 Khoan điểm khép kín
G83 Khoan lỗ thường
G84 Taro khép kín
G86 Bắt đầu/kết thúc khoan
G87 Bắt đầu/ kết thúc/hủy chu trinh khoan chu trình khép kín
G90 Hệ tọa độ tuyệt đối
G91 Hệ tọa độ tương đối
G92 Lập hệ tọa độ gia công
G 93 Lượng tiến dao theo thời gian nghịch đảo
G94 Lượng tiến dao theo phút
G98 Quay trở về điểm ban đầu
G99 Quay trở về mặt phẳng R
G100 Hủy hình ảnh phản chiếu
G101 Hủy chương trình phản chiếu
G102 Lập chương trình hiển thị
G107 Ánh xạ hình trụ
G110 -> G129 Chọn hệ tọa độ gia công
G141 Bù dao 3D+
G143 Bù độ dài dụng cụ trục 5
G150 Bù túi đa năng
G153 Chu trình khoan lỗ khép kín tốc độ cao trục 5
G154 Chọn trục tọa độ gia công P1 -> P99
G155 Chu trình taro nghịch đảo khép kín trục 5
G161 Chu trình khoan khép kín trục 5
G162 Chu trình khoan điểm khép kín trục 5
G163 Chu trình khoan lỗ thường khép kín trục 5
G164 Chu trình taro khép kín trục 5
G166 Bắt đầu/ kết thúc khoan trục 5
Mã M Code
M00 Dừng chương trình
M01 Dừng chương trình có điều kiện
M03 Mở trục chính theo chiều thuận.
M04 Mở trục chính theo chiều ngược.
M05 Đóng trục chính.
M06 Thay đổi dụng cụ.
M08 Bật dung dịch làm mát
M09 Tắt dụng dịch chất làm mát
M21-28 Thay đổi giao diện người dùng
M30 Kết thúc chương trình và reset
M31 Tải phoi ra trước.
M33 Dừng tải phoi
M36 Pallet sãn sàng
M39 Quay dụng cụ trên đầu rovolver
M76 Tắt hiển thị điều khiển
M77 Kích hoạt hiển thị điều khiển.
M80 Tự động mở cửa.
M81 Tự động đống cửa
M82 Nhả kẹp dụng cụ
M86 Kẹp dụng cụ
M88 Cấp nước làm mát qua trục chính
M89 Ngừng cấp chất làm mát qua trục chính
M90 Chế độ ngủ.
M97 Gọi chương trình tại chỗ
M98 Gọi chương trình con
M99 Khởi động hoặc lặp lại chương trình con
2. Chương trình gia công đĩa ly hợp
Phay mat dau mat thu nhat
%
O0001
N1 G17 G40 G80 G90
N2 T01 M06
N3 G54
N4 G00 X59.041 Y10.687
N5 G43 H01 Z2.
N6 M03 S2000
(SLOT MILL FR_2TAI-010040Z-SA50)
(FACING THE PART AT Z=-4.5)
(WCS PART 1)
N7 Z10.
N8 Z0.
N9 G01 Z-2. F150
N10 G03 X49.45 Y0. R10.75 F120
N11 G02 X0. Y-49.45 R49.45
N12 G02 X-49.45 Y0. R49.45
N13 G02 X0. Y49.45 R49.45
N14 G02 X49.45 Y0. R49.45
N15 G02 X42.68 Y-11.306 R12.825
N16 G03 X37.101 Y-17.214 R12.825
N17 G02 X-17.214 Y-37.101 R40.9
N18 G02 X-37.101 Y17.214 R40.9
N19 G02 X17.214 Y37.101 R40.9
N20 G02 X37.101 Y-17.214 R40.9
N21 G02 X25.355 Y-24.64 R12.825
N22 G03 X18.076 Y-26.829 R12.825
N23 G02 X-26.829 Y-18.076 R32.35
N24 G02 X-18.076 Y26.829 R32.35
N25 G02 X26.829 Y18.076 R32.35
N26 G02 X18.076 Y-26.829 R32.35
N27 G02 X2.932 Y-26.234 R12.825
N28 G03 X-3.279 Y-23.573 R12.825
N29 G02 X-23.573 Y3.279 R23.8
N30 G02 X3.279 Y23.573 R23.8
……
N120 G02 X10.636 Y10.929 R15.25
N121 G02 X10.929 Y-10.636 R15.25
N122 G02 X-10.636 Y-10.929 R15.25
N123 G02 X-12.509 Y-5.408 R6.413
N124 G02 X-9.136 Y-0.652 R6.413
N125 G03 X-6.187 Y2.57 R6.413
N126 G02 X1.95 Y6.41 R6.7
N127 G02 X6.571 Y-1.31 R6.7
N128 G02 X-0.658 Y-6.668 R6.7
N129 G02 X-6.7 Y0. R6.7
N130 G01 X-2.45
N131 X-6.7
N132 G00 Z2.
N133 Z2.5
N134 Z10.
N135 M30
%
Phay hoc
%
O0002
N1 G17 G40 G80 G90
N2 T01 M06
N3 G54
N4 G00 X0.466 Y0.181
N5 G43 H01 Z-3.
N6 M03 S158
(SLOT MILL FR_2TAI-010040Z-SA50)
(POCKET ROUGHING)
(WCS PART 1)
N7 Z10.
N8 Z-3.
N9 G01 Z-7. F100
N10 G03 X-0.168 Y0.472 R0.5 F120
N11 G03 X-0.476 Y-0.155 R0.5
N12 G03 X0.118 Y-0.487 R0.502
N13 G03 X0.496 Y0.079 R0.502
N14 G01 X0.466 Y0.181
N15 G02 X1.608 Y2.768 R2.
N16 G02 X4.196 Y1.626 R2.
N17 G03 X6.784 Y0.484 R2.
N18 G03 X7.926 Y3.072 R2.
N19 G03 X-3.045 Y7.936 R8.5
N20 G03 X-7.946 Y-3.018 R8.5
N21 G03 X2.991 Y-7.956 R8.5
N22 G03 X7.966 Y2.964 R8.5
N23 G01 X7.967 F120
N24 G02 X7.926 Y3.072 R29.
N25 G02 X7.485 Y7.227 R8.
N26 G03 X5.521 Y13.854 R8.
N27 G03 X-0.875 Y16.477 R8.
N28 G02 X-2.605 Y16.449 R21.
N29 G03 X-14.838 Y7.561 R16.654
N30 G03 X-14.838 Y-7.561 R16.654
N31 G03 X5.099 Y-15.693 R16.683
N32 G03 X16.449 Y2.605 R16.683
N33 G03 X-0.875 Y16.477 R16.771
N34 G02 X-5.668 Y16.926 R16.
N35 G03 X-21.664 Y11.84 R16.
N36 G02 X-22.163 Y11.293 R13.
N37 G01 X-24.568 Y3.891
N38 Y-3.891
N39 X-22.163 Y-11.293
N40 X-17.589 Y-17.589
……
N321 G03 X30.311 Y11.727 R30.
N330 G03 X8.329 Y31.415 R30.
N331 G02 X5.328 Y33.637 R5.
N332 G02 X1.786 Y32.451 R5.
N333 G03 X-1.786 Y32.451 R30.
N334 G02 X-5.328 Y33.637 R5.
N335 G02 X-8.329 Y31.415 R5.
N336 G03 X-11.727 Y30.311 R30.
N337 G02 X-15.461 Y30.344 R5.
N338 G02 X-17.629 Y27.303 R5.
N339 G03 X-20.519 Y25.203 R30.
N340 G02 X-24.081 Y24.081 R5.
N341 G02 X-25.203 Y20.519 R5.
N342 G03 X-27.303 Y17.629 R30.
N343 G02 X-30.344 Y15.461 R5.
N344 G02 X-30.311 Y11.727 R5.
N345 G03 X-31.415 Y8.329 R30.
N346 G02 X-33.637 Y5.328 R5.
N347 G02 X-32.451 Y1.786 R5.
N348 G03 X-32.451 Y-1.786 R30.
N349 G02 X-32.481 Y-2.711 R5.
N350 G03 X-31.029 Y-4.89 R2.
N351 G00 Z-3.
N352 Z10.
N353 M30
%
Phay vat mep
%
O0003
N1 G17 G40 G80 G90
N2 T02 M06
N3 G54
N4 G00 X30.897 Y-0.412
N5 G43 H02 Z-3.
N6 M03 S10610
(CHAMFER MILL FR_CHAN-013010P-SA50)
(WCS PART 1)
N7 Z-6.6
N8 G01 Z-8.6 F2865
N9 G41 X32.607 Y-3.466 D2 F3820
N10 G03 X34.397 Y-0.459 R3.5
N11 G03 X24.567 Y24.08 R34.4
N12 G03 X0.229 Y34.399 R34.4
N13 G03 X-24.243 Y24.405 R34.4
N14 G03 X-34.4 Y0. R34.4
N15 G03 X-24.243 Y-24.405 R34.4
N16 G03 X0.229 Y-34.399 R34.4
N17 G03 X24.567 Y-24.08 R34.4
N18 G03 X34.397 Y0.459 R34.4
N19 G03 X32.607 Y3.466 R3.5
N20 G01 G40 X30.897 Y0.412 F3820
N21 G00 Z-4.
N22 Z10.
N23 M30
%
Phay rang
%
O0004
N1 G17 G40 G80 G90
N2 T03 M06
N3 G54
N4 G00 X-5.352 Y37.649
N5 G43 H03 Z-3.
N6 M03 S9021
(SLOT MILL FR_2TAI-004010Q-SA50)
(WCS PART 1)
N7 G01 Z-5.92 F1888
N8 G41 X-4.586 Y37.007 D3 F2517
N9 G03 X-4.412 Y37.991 R1.
N10 G01 X-5.203 Y40.164
N11 G03 X-7.463 Y39.806 R40.5
N12 G01 X-7.589 Y36.184
N13 G02 X-9.084 Y34.318 R2.
N14 G03 X-12.822 Y33.104 R33.
N15 G02 X-15.128 Y33.734 R2.
N16 G01 X-17.36 Y36.591
N17 G03 X-19.398 Y35.552 R40.5
N18 G01 X-18.399 Y32.068
N19 G02 X-19.245 Y29.831 R2.
N20 G03 X-22.424 Y27.521 R33.
N21 G02 X-24.812 Y27.408 R2.
N22 G01 X-27.818 Y29.435
N23 G03 X-29.435 Y27.818 R40.5
N24 G01 X-27.408 Y24.812
N25 G02 X-27.521 Y22.424 R2.
N26 G03 X-29.831 Y19.245 R33.
N27 G02 X-32.068 Y18.399 R2.
N28 G01 X-35.552 Y19.398
N29 G03 X-36.591 Y17.36 R40.5
N30 G01 X-33.734 Y15.128
N31 G02 X-33.104 Y12.822 R2.
N32 G03 X-34.318 Y9.084 R33.
N33 G02 X-36.184 Y7.589 R2.
N34 G01 X-39.806 Y7.463
N35 G03 X-40.164 Y5.203 R40.5
N36 G01 X-36.758 Y3.964
N37 G02 X-35.446 Y1.965 R2.
N38 G03 X-35.446 Y-1.965 R33.
N39 G02 X-36.758 Y-3.964 R2.
N40 G01 X-40.164 Y-5.203
……
N890 G03 X19.245 Y29.831 R33.
N891 G02 X18.399 Y32.068 R2.
N892 G01 X19.398 Y35.552
N893 G03 X17.36 Y36.591 R40.5
N894 G01 X15.128 Y33.734
N895 G02 X12.822 Y33.104 R2.
N896 G03 X9.084 Y34.318 R33.
N897 G02 X7.589 Y36.184 R2.
N898 G01 X7.463 Y39.806
N899 G03 X5.203 Y40.164 R40.5
N900 G01 X3.964 Y36.758
N901 G02 X1.965 Y35.446 R2.
N902 G03 X-1.965 Y35.446 R33.
N903 G02 X-3.964 Y36.758 R2.
N904 G01 X-4.754 Y38.931
N905 G03 X-5.521 Y39.574 R1.
N906 G01 G40 X-5.694 Y38.589 F2517
N907 G00 Z-3.
N908 Z10.
N909 M30
%
Phay mat dau hai
%
O0005
N1 G17 G40 G80 G90
N2 T01 M06
N3 G54
N4 G00 X59.03 Y10.748
N5 G43 H01 Z2.
N6 M03 S2546
(END MILL FR_2TAI-010040Z-BT40)
(FACING THE PART AT Z=-9.5)
(WCS PART 4)
N7 Z10.
N8 Z0.2
N9 G01 Z-1.8 F305
N10 G03 X48.5 Y0. R10.75 F407
N11 G02 X0. Y-48.5 R48.5
N12 G02 X-48.5 Y0. R48.5
N13 G02 X0. Y48.5 R48.5
N14 G02 X48.5 Y0. R48.5
N15 G02 X40.456 Y-12.828 R14.25
N16 G03 X34.175 Y-18.79 R14.25
N17 G02 X-18.79 Y-34.175 R39.
N18 G02 X-34.175 Y18.79 R39.
N19 G02 X18.79 Y34.175 R39.
N20 G02 X34.175 Y-18.79 R39.
N21 G02 X30.531 Y-25.007 R7.125
N22 G02 X23.326 Y-24.864 R7.125
N23 G03 X15.789 Y-24.919 R7.125
N24 G02 X-24.919 Y-15.789 R29.5
N25 G02 X-15.789 Y24.919 R29.5
N26 G02 X24.919 Y15.789 R29.5
N27 G02 X15.789 Y-24.919 R29.5
N28 G02 X9.137 Y-28.6 R7.125
N29 G02 X2.95 Y-24.183 R7.125
N30 G03 X-2.688 Y-19.819 R7.125
……
N245 G02 X5.14 Y-9.156 R10.5
N246 G02 X-9.156 Y-5.14 R10.5
N247 G01 X-0.872 Y-0.49
N248 G02 X-0.49 Y0.872 R1.
N249 G02 X0.872 Y0.49 R1.
N250 G02 X0.49 Y-0.872 R1.
N251 G02 X-0.872 Y-0.49 R1.
N252 G00 Z2.
N253 Z2.5
N254 Z10.
N255 M30
%
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Đồ Án Tốt Nghiệp_Lưu Ngọc Duy_CDT46.doc