Đề tài Vai trò của hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) Nhật Bản đối với một số nước Châu Á Thái Bình Dương

LỜI NÓI ĐẦU 1. Sự cần thiết của đề tài Cùng với nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) là một kênh vốn đầu tư phát triển quan trọng đối với tất cả các quốc gia đang phát triển. Nói đến Hỗ trợ Phát Triển Chính Thức (ODA), không thể không nhấn mạnh vai trò chủ chốt của Nhật Bản. Nhật Bản được coi là nhà tài trợ số một thế giới về viện trợ phát triển chính thức (ODA) với phần lớn số tài trợ tập trung cho các nước Châu Á. Vai trò quan trọng của ODA Nhật trong việc phát triển kinh tế của các nước đang phát triển ở Châu Á có thể thấy rõ qua việc ODA Nhật thúc đẩy được cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội và khu vực sản xuất của các nước nhận viện trợ. Trong quá trình hội nhập nền kinh tế với khu vực và thế giới, để tạo được một nền móng vững chắc, thực hiện được chiến lược lâu dài của Việt Nam đến năm 2020 cơ bản trở thành nước công nghiệp phát triển thì việc huy động vốn đầu tư nước ngoài luôn là một trong những vấn đề cốt yếu có tính chất quan trọng. Trong hơn 10 năm qua Nhật Bản là nhà tài trợ lớn nhất cho Việt Nam trong số hơn 20 nước và tổ chức cung cấp ODA cho nước ta. Nguồn vốn ODA từ Nhật Bản nói riêng đã đóng vai trò quan trọng, góp phần giúp Việt Nam đạt được tăng trưởng kinh tế, xoá đói giảm nghèo và cải thiện đời sống nhân dân. Trước thực tế trên, em đã chọn đề tài: Vai trò của Hỗ trợ Phát triển Chính thức (ODA) Nhật Bản đối với một số nước Châu Á Thái Bình Dương và Việt Nam. Đề tài tập trung vào việc xem xét và đánh giá tác động của ODA Nhật Bản tại một số nước Châu Á Thái Bình Dương và Việt Nam nhằm đưa đến một cái nhìn rõ ràng đầy đủ hơn về ODA Nhật Bản nhằm đóng góp vào việc nghiên cứu về ODA nói chung và ODA Nhật Bản nói riêng. 2. Mục đích nghiên cứu Đề tài này đưa ra một sự xem xét toàn cảnh hiện trạng ODA Nhật Bản tại một số nước Châu Á Thái Bình Dương và đặc biệt là ở Việt Nam trong những năm vừa đồng thời qua đó cố gắng đưa ra các kiến nghị để sử dụng tốt hơn ODA Nhật tại Việt Nam. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là ODA Nhật Bản và đề tài tập trung nghiên cứu tình hình ODA Nhật tại các nước Trung Quốc, Indonesia và Việt Nam trong vòng khoảng 10 năm trở lại đây. 4. Phương pháp nghiên cứu Đề tài đã sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, phương pháp duy vật biện chứng 5. Kết cấu khoá luận Ngoài các phần Lời nói đầu, Mục lục, Kết luận Khoá luận gồm có 4 phần chính sau: Chương I. Khái quát chung về ODA và ODA Nhật Bản Chương II. Hiện trạng ODA Nhật Bản tại một số nước Châu Á Thái Bình Dương Chương III. Tổng quan ODA Nhật Bản đối với Việt Nam Chương IV. Kiến nghị để thu hút và sử dụng ODA Nhật Bản tốt hơn.

pdf89 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3135 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Vai trò của hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) Nhật Bản đối với một số nước Châu Á Thái Bình Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
riển nông thôn Nhật Bản đã có sự hợp tác về kỹ thuật với các trường đại học nông nghiệp trong việc nghiên cứu và khuyến nông. Bên cạnh đó, thông qua các dự án vốn vay đồng yên, Nhật Bản đã hỗ trợ phát triển nông thôn, cơ sở hạ tầng thiết yếu bao gồm các lĩnh vực về đường xá, điện năng và thuỷ lợi. 3.2 Giáo dục và sức khoẻ NguyÔn Thu Trang - A1 CN9 49 Trong lĩnh vực giáo dục, 195 trường tiểu học đã được xây dựng bằng nguồn vốn hỗ trợ không hoàn lại. Về lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ, Nhật Bản đã trợ giúp việc nâng cấp dịch vụ và thiết bị y tế thông qua các khoản vay không hoàn lại và hợp tác kỹ thuật. Nhật Bản đã đóng góp vào việc cải thiện chất lượng và khả năng tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ cộng đồng. 3.3 Môi Trường Các dự án vốn vay đồng yên tập trung vào việc cải thiện việc cung cấp nước và hệ thống vệ sinh đồng thời nâng cao điều kiện sống tại các khu vực đô thị dân cư đông đúc. IV. Thực hiện ODA của Nhật Bản tại Việt Nam Kể từ 1992 viện trợ của Nhật Bản cho Việt Nam gia tăng đều đặn. Tổng giá trị ODA đạt 744 tỉ yên trong giai đoạn từ 1992-2000 (số cam kết). Giá trị này bao gồm vốn vay bằng đồng yên (yen loans, 525 tỉ yên), viện trợ không hoàn lại (59 tỉ yên) và hỗ trợ kỹ thuật (33 tỉ yên). Cơ Quan Hợp Tác Quốc Tế Nhật Bản (JICA), Đại Sứ Quán Nhật và Ngân Hàng Hợp Tác Quốc Tế Nhật Bản (JBIC) tại Việt Nam là hai cơ quan chịu trách nhiệm về việc thực hiện các hình thức ODA Nhật tại Việt Nam. NguyÔn Thu Trang - A1 CN9 50 Bảng 3.10 Giải ngân ODA Nhật Bản tại Việt Nam Đơn vị: 100 triệu Yên Năm tài chính Tổng số Vốn vay đồng yên Viện trợ không hoàn lại Hợp tác kỹ thuật 1992 474,19 455 15,87 3,32 1993 598,90 523,04 62,70 13,16 1994 660,47 580 56,72 23,75 1995 821,48 700 89,08 32,40 1996 923,87 810 80,35 33,52 1997 965,19 850 72,97 42,22 1998 1.008,22 880 81,86 46,36 1999 1.119,96 1.012,81 46,41 60,74 2000 864,03 709,04 80,67 74,32 2001 916 743 83 90 Nguồn: Japan- Vietnam Facts sheet. Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam 1. Viện trợ không hoàn lại - Grant Aid và Hợp tác kỹ thuật - Technical Cooperation Cơ Quan Hợp Tác Quốc Tế Nhật Bản (JICA) chịu trách nhiệm thực hiện hợp tác kỹ thuật sử dụng ODA song phương của Nhật, nhằm chuyển giao kỹ thuật và kiến thức cho các nước đang phát triển. Bên cạnh đó, JICA giúp đỡ xuc tiến thực hiện các dự án Viện trợ chung không hoàn lại của Nhật Bản. JICA tìm kiếm sự hỗ trợ hài hoà phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội của các nước nhận viện trợ. Hợp tác kỹ thuật bao gồm các chương trình sau: NguyÔn Thu Trang - A1 CN9 51  Hợp tác kỹ thuật: chương trình này gồm có các hình thức sau: - Đào tạo Kỹ thuật - Cử chuyên gia - Cung cấp thiết bị - Hợp tác kỹ thuật kiểu dự án - Nghiên cứu phát triển  Cử tình nguyện viên JOCV và tình nguyện viên cao cấp  Khảo sát và quản lý chương trình viện trợ không hoàn lại  Cứu trợ thiên tai  Các chương trình mới - Hợp tác cùng phát triển - Chương trình nâng cao năng lực cộng đồng 1.1 Những hoạt động và kết quả JICA đã đạt được tại Việt Nam Giải ngân cho hợp tác của JICA tại Việt Nam trong năm tài chính 2001 là 7,709 triệu JPY, nâng tổng số ODA Nhật Bản giải ngân qua JICA từ năm 1991 đến năm 2001 lên 41,020 triệu JPY.  Chương trình đào tạo kỹ thuật Chương trình này là một trong những hình thức cơ bản nhất trong khuôn khổ hợp tác kỹ thuật. Đây là chương trình phát triển nguồn nhân lực cơ bản nhất do JICA thực hiện. Từ năm tài chính 1991 đến năm 2001, 5434 học viên Việt Nam được cử đi học tại Nhật Bản theo nhiều khoá học khác nhau. Các học viên NguyÔn Thu Trang - A1 CN9 52 này hiện đang góp phần to lớn vào công cuộc xây dựng đất nước bằng nhiều cách khác nhau.  Chương trình mời thanh niên: Chương trình Hữu nghị Thanh niên Nhật Bản - ASEAN nhằm tăng cường mối quan hệ giữa Nhật Bản và các nước thành viên ASEAN. Hàng năm 100 thanh niên Việt Nam tham gia chương trình này. Kể từ năm 1995, hơn 700 thanh niên Việt Nam đã đi Nhật trong chương trình này.  Chương trình cử chuyên gia Nhật Bản Mục tiêu của chương trình này là chuyển giao và phổ biến các kiến thức chuyên môn và kỹ thuật trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Tính đến năm tài chính 2001, 493 lượt chuyên gia Nhật thuộc nhiều lĩnh vực chuyên môn khác nhau như lâm nghiệp, nông nghiệp, tin học, thuỷ sản, giao thông, công nghiệp, luật pháp, y tế…đã được cử sang Việt Nam. Trong năm 2000, có 288 chuyên gia Nhật đang làm việc tại Việt Nam.  Hợp tác kỹ thuật kiểu dự án Đây là một sự kết hợp 3 dạng hợp tác trong 1 dự án, đó là đào tạo đối tác Việt Nam, cử chuyên gia và cung cấp thiết bị máy mõoc. Trong năm 2001, có 19 dự án đang hoạt động trên khắp Việt Nam. Các dự án này thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau như y tế, nông nghiệp, giáo dục… Các dự án đáng chú ý là: NguyÔn Thu Trang - A1 CN9 53 - Dự án Bệnh viện Chợ Rẫy - Dự án Sức Khoẻ Sinh sản Nghệ An - Dự án Tăng cường năng lực quản lý và chuyên môn Bệnh viện Bạch Mai - Dự án Trung Tâm Nguồn Nhân lực Việt - Nhật - Dự án Đào tạo Công Nghệ Thông tin Việt Nam  Nghiên cứu phát triển Một phần của hỗ trợ kỹ thuật để thực hiện các kế hoạch tổng thể, các nghiên cứu phát triển cho các dự án thuộc mọi lĩnh vực. Kết quả của các nghiên cứu này là cơ sở quan trọng cho các loại hình ODA kiểu vốn vay đồng yên. Đến năm 2001, 47 nghiên cứu đã được thực hiện trong nhiều lĩnh vực khác nhau như: - Phát triển nguồn nhân lực và xây dựng thể chế: Có 6 dự án, trong đó có các dự án như "Thúc đẩy Công nghiệp, Thương mại, các doanh nghiệp vừa và nhỏ", "Cải cách các doanh nghiệp nhà nước". - Phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế: Có 26 dự án thuộc các lĩnh vực như Giao thông vận tải, Viễn thông và Công nghệ Thông tin, Điện, Nước, Du lịch, Phát triển đô thị và vùng, Mỏ. - Phát triển Nông thôn: Có 6 dự án tập trung vào hai lĩnh vực lớn là Tăng thu nhập của nông dân và Thuỷ sản. - Giáo dục và y tế: Có 1 dự án - Bảo vệ môi trường: Có 8 dự án thuộc các lĩnh vực Bảo vệ rừng, Cải thiện vệ sinh đô thị và môi trường.  Hỗ trợ cho Viện trợ chung không hoàn lại NguyÔn Thu Trang - A1 CN9 54 Viện trợ không hoàn lại được dựa trên sự thoả thuận của chính phủ Việt Nam và chính phủ Nhật Bản. Các dự án viện trợ không hoàn lại phần lớn là lĩnh vực phát triển cơ sở hạ tầng trong khu vực xã hội ví dụ như cung cấp thiết bị cho dịch vụ y tê, xây dựng các trường tiểu học. Tính đến năm 2001, 22 dự án đã được thực hiện. Nội dung các dự án chính như sau: - Dự án xây dựng Trung Tâm Nguồn Nhân Lực Việt - Nhật - Dự án nâng cấp Bệnh viện Bạch Mai - Dự án Nâng cấp Bệnh viện Chợ Rẫy - Dự án Cải thiện các trường tiểu học miền núi - Dự án cải tạo hệ thống cấp nước Hải Dương - …  Tình nguyện viên JOCV (Japan Overseas Cooperation Volunteers) Chương trình tình nguyện viên JOCV tuyển mộ thanh niên Nhật ở độ tuổi 20 đến 39, đào tạo và cử những người này đến các nước phát triển để sống cùng người dân địa phương và chuyển giao kiến thức cho người dân , Tính từ năm tài chính 1992 đến năm tài chính 2001, 71 tình nguyện viên đã được cử sang Việt Nam. Trong năm 2001 có 42 tình nguyện viên đang làm việc tại Việt Nam trong các lĩnh vực như tiếng Nhật, Thể thao, Văn hoá, Y tế...  Cứu trợ thiên tai 1 lần vào năm 1998 tại thời điểm lũ lớn xảy ra tại miền Trung Việt Nam. Đội cứu trợ thiên tai Nhật Bản đầu tiên đã được cử sang Việt Nam, hỗ trợ nhân dân ở vùng lũ vượt qua khó khăn. NguyÔn Thu Trang - A1 CN9 55 Bảng 3.11: Các dự án ODA song phương do JICA thực hiện tính đến năm 2001 Loại hình/ (Tổng sổ dự án) Loại Hình Số dự án Nghiên cứu phát triển (47) Xây dựng thể chế và phát triển nguồn nhân lực 6 Phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế 26 Phát triển nông nghiệp 6 Giáo dục và y tế 1 Bảo vệ môi trường 8 Viện trợ không hoàn lại (22) Xây dựng thể chế và phát triển nguồn nhân lực 3 Phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế 2 Phát triển nông nghiệp 3 Giáo dục và y tế 9 Bảo vệ môi trường 5 Hợp tác kỹ thuật kiểu dự án bao gồm nhiều lĩnh vực 19 Nguồn: JICA activities in Vietnam. Văn Phòng JICA tại Việt Nam 2. Khoản vay song phương - ODA loans (yen loans) Ngân Hàng Quốc Tế Nhật Bản (JBIC) cấp tín dụng ưu đãi cho Việt Nam kể từ năm 1992 khi chính phủ Nhật Bản nối lại viện trợ cho Việt Nam. Trong năm tài khoá 2000, dù tổng giá trị ODA của Chính phủ Nhật Bản nói chung giảm 10% và tổng giá trị các khoản vay ODA nói NguyÔn Thu Trang - A1 CN9 56 riêng giảm 23% trên toàn thế giới, JBIC đã tăng giá trị cam kết cho Việt Nam thêm 5%. Tình hình thực hiện các khoản vốn vay của JBIC Tổng vốn vay ODA tích luỹ cho Việt Nam đến nay đạt 726.303 triệu Yên cho 37 dự án phát triển và 4 dự án cho vay hàng hoá với 69 hiệp định vay vốn. Tỷ lệ thực hiện của năm tài khoá 2001 là 9,8%, giảm đáng kể so với tỷ lệ thực hiện 17,1% trong năm tài khoá 2000 và rất thấp so với tỷ lệ bình quân trên thế giới 13,9%. Hiện tại JBIC đang tài trợ cho 36 dự án với 69 hiệp định tín dụng, được phân thành hai loại: 33 dự án và 4 chương trình gọi là tín dụng ngành hỗ trợ phát triển nông thôn và tín dụng hai bước hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ. Xét theo cơ cấu ngành, vốn vay do JBIC cung cấp tập trung cao nhất cho giao thông vận tải (41,7%) và điện khí (33,6%). Điều này thể hiện rõ mũi nhọn của của vốn vay ODA là phát triển cơ sở hạ tầng, chủ yếu tập trung vào giao thông và điện lực nhằm phát triển một môi trường thuận lợi cho công nghiệp và các hoạt động kinh doanh và đang phát huy tác dụng tích cực trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam. Đối với giao thông vận tải, ODA Nhật được sử dụng vào việc xây các trục đường bộ, cầu và cảng quan trọng trên toàn quốc. Có thể kể ra đây một số công trình quan trọng được thực hiện bằng vốn vay ODA Nhật như: Quốc Lộ 5 Hà Nội Hải Phòng, Cảng Hải Phòng, Nhà máy Nhiệt điện Phả Lại, Nhà máy Nhiệt điện Phú Mỹ, dự án Đường dây truyền tải 500KV Phú Mỹ- Thành Phố Hồ Chí Minh… NguyÔn Thu Trang - A1 CN9 57 Bảng 3.12: Cam kết vốn vay ODA của JBIC cho Việt Nam theo lĩnh vực và năm (đơn vị: triệu Yên) Năm tài khoá/ lĩnh vực Điện/ Khí Giao thông vận tải Viễn thông liên lạc Thuỷ lợi và phòng chống lũ lụt Nộng - Lâm - Ngư nghiệp Khai thác và sản xuất Dịch vụ xã hội Vốn vay hàng hoá Tổng 1992 - - - - - - - 45.500 45.500 1993 29.315 20.669 - - - - - 2.500 52.304 1994 38.411 8.383 - - - - 6.406 4.800 58.000 1995 24.962 38.038 - - - - 7000 - 70.000 1996 55.813 7.739 1.997 - - - 15.433 - 81.000 1997 25.529 29.605 11.903 - - - 17.936 - 85.000 1998 25.630 46.370 - - - 4.000 12.000 - 88.000 1999 - 59.867 21.414 - - - - 20.000 101.281 2000 29.027 33.240 - 437 - - 8.200 - 70.904 2001 15.594 58.720 - - - - - - 74.314 Tổng 244.119 302.631 35.341 437 0 4.000 66.975 72.800 726.303 Tỉ lệ 33.6% 41.7% 4.9% 0.1% 0.0% 0.6% 9.2% 10% 100% Nguồn: "Hoạt động ODA của JBIC tại Việt Nam" Ngân hàng Hợp tác Quốc Tế Nhật Bản tại Việt Nam. 4-2002 Nội dung các dự án do JBIC thực hiện trong các lĩnh vực như sau:  Điện - Khí - Dự án Nhà máy Nhiệt điện Phú Mỹ - Dự án Nhà máy Nhiệt điện Phả Lại - Dự án Thuỷ điện Hàm Thuận Đa Mi - Dự án cải tạo Hệ thống điện Đa Nhim - Dự án Nhà máy Nhiệt điện Ô Môn NguyÔn Thu Trang - A1 CN9 58 - Dự án Thuỷ Điện Đại Ninh - Dự án đường dây truyền tải điện 500KV Phú Mỹ - Hồ Chí Minh  Giao Thông Vận tải - Dự án Nâng cấp Quốc Lộ 5 - Dự án cải tạo cầu trên Quốc Lộ 1 - Dự án nâng cấp Quốc Lộ 10 - Dự án Nâng cấp Quốc Lộ 18 - Dự án Xây dựng cầu Bãi Cháy - Dự án Đường hầm Hải Vân - Dự án Xây dựng đường cao tốc Đông Tây Sài Gòn - Dự án Phát triển cơ sở hạ tầng Giao Thông Vận tải ở Hà Nội - Dự án Xây dựng cầu Bính - Dự án Xây dựng cầu Thanh Trì - Dự án Xây dựng cầu Cửu Long (Cần Thơ) - Dự án Cải tạo Cảng Hải Phòng - …  Thông tin liên lạc - Dự án Hệ thống thông tin liên lạc Duyên Hải - Dự án Trung tâm Truyền Hình Việt Nam - …  Thuỷ lợi và phòng chống lũ lụt  Khai thác và sản xuất - Dự án tài trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ NguyÔn Thu Trang - A1 CN9 59  Dịch vụ xã hội - Dự án Thoát nước Cải thiện Môi trường Hà Nội - Dự án Cấp nước Đồng Nai và Bà Rịa Vũng Tàu - Dự án Cơ sở Hạ tầng đô thị Hà Nội - Dự án Phát Triển Cơ sở hạ tầng Nông thôn và nâng cao mức sống.  Vốn vay hàng hoá  Vốn vay Hỗ trợ cải cách kinh tế (Sáng kiến mới Miyazawa) V. Tác động của ODA Nhật Bản với Việt Nam Trong thời gian qua việc sử dụng ODA Nhật Bản đã hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế và xã hội phù hợp với chiến lược ổn định và phát triển kinh tế -xã hội của đất nước. Nguồn ODA Nhật có vai trò quan trọng trong việc phát triể n hiện nay của ngành năng lượng điện (Nhà máy Nhiệt điện Phú Mỹ, Nhà máy Nhiệt điện Phả Lại...; những công trình giao thông chủ chốt của nền kinh tế Việt Nam đã được thực hiện như các dự án Quốc Lộ I, Quốc Lộ 5... ODA Nhật được sử dụng để hỗ trợ các lĩnh vực y tế, xã hội, giáo dục và đào tạo qua việc xây dựng các trường tiểu học cho miền núi, hỗ trợ các bệnh viện Bạch Mai, Chợ Rẫy, cải thiện việc cung cấp nước sinh hoạt tại các đô thị như Hải Dương, Hà Nội.. đào tạo cán bộ Việt Nam tại Nhật... Bên cạnh đó, ODA Nhật góp phần hỗ trợ đáng kể thực hiện điều chỉnh cơ cấu kinh tế qua các khoản tín dụng điều chỉnh cơ cấu kinh tế, Quỹ Miyazawa... Một số công trình sử dụng ODA Nhật đã và đang phát huy tác dụng tích cực trong sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam NguyÔn Thu Trang - A1 CN9 60 như nhà máy nhiệt điện Phú Mỹ. Các công trình như Quốc Lộ 5,Cảng Hải Phòng đã đưa vào sử dụng nhanh và phát huy hiệu quả tốt. Vai trò của ODA Nhật trong từng lĩnh vực ưu tiên cho Việt Nam có thể điểm lại như sau: 1. Kinh tế vĩ mô Việt Nam Nhật Bản cung cấp ODA cho Việt Nam trong nhiều lĩnh vực bao gồm: (1) phát triển cơ sở hạ tầng, (2) phát triển nhân lực, (3) y tế và giáo dục, (4)phát triển nông thôn. Tính riêng năm 1999 (năm thực hiện giải ngân ODA Nhật Bản tại Việt Nam lớn nhất kể từ năm 1992 đến năm 2001), thu ngân sách Việt Nam là 6.376 tỉ đô la Mỹ và chi là 5.458 tỉ đô la Mỹ. Tổng thâm hụt ngân sách bao gồm cả việc trả nợ khoản vay 108 tỉ đô la lên đến 1.025 tỉ đô la Mỹ. Xét đến tổng số ODA Nhật viện trợ cho Việt Nam năm 1999 là 680 tỉ đô la Mỹ, 74,1 % thâm hụt ngân sách được bù đắp bởi ODA Nhật. Vì ODA Nhật Bản chủ yếu được đầu tư cho các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng như đường xá, cảng thương mại, các nhà máy điện có qui mô lớn, trường học, bệnh viện... có thẻ đánh giá rằng ODA Nhật là thành phần không thể thiếu được cho ngân sách của Việt Nam. Theo đánh giá của các chuyên gia Nhật bằng các biện pháp kinh tế lượng cho 8 năm kể từ khi Nhật nối lại viện trợ cho Việt Nam kể từ năm 1992, ODA Nhật đã góp phần tăng GDP của Việt Nam thêm 1.5%, dự trữ tiền mặt lên 4.65%, nhập khẩu thêm 5.94% và xuất khẩu thêm 3.84% trong năm 2000. NguyÔn Thu Trang - A1 CN9 61 NguyÔn Thu Trang - A1 CN9 62 2. Phát triển nhân lực và xây dựng thể chế Viện trợ ODA của Nhật Bản cho Việt Nam có hai đặc điểm chính. Đặc điểm thứ nhất là tập trung lớn cho việc phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế. Đặc điểm thứ hai là trợ giúp trong lĩnh vực phát triển nhân lực và chính sách để thúc đẩy phát triển nền kinh tế theo định hướng thị trường tại Việt Nam. Một trong những điều kiện của khoản vay hỗ trợ cải cách kinh tế mà Nhật Bản đặt ra với Việt Nam là Chính phủ Việt Nam tiến hành chuyển đổi nền kinh tế thành nền kinh tế thị trường. Đánh giá củaViệt Nam cho thấy khoản vay này giúp thúc đẩy sự phát triển của khu vực tư nhân, cải cách các doanh nghiệp nhà nước và cải cách hệ thống thuế quan và thương mại của Việt Nam. Việt Nam nhận thức rõ về các tác động của ODA Nhật Bản. Từ lâu, Việt Nam đã xác định việc phát triển nhân lực và xây dựng thể chế đóng vai trò chủ chốt trong việc phát triển đất nước. Các quan chức và chuyên gia Nhật Bản cũng hiểu biết rõ về vấn đề này và đã tổ chức các khoá học có hiệu quả phù hợp với yêu cầu của Chính Phủ Việt Nam. 3. Phát triển cơ sở hạ tầng Trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng, Nhật Bản trợ giúp chủ yếu trong các lĩnh vực phát triển giao thông và xây dựng các nhà máy điện. Trong lĩnh vực giao thông, các dự án sử dụng ODA của Nhật đã đóng góp đáng kể vào việc phát triển giao thông ở Việt Nam. Việc xây NguyÔn Thu Trang - A1 CN9 63 dựng các mạng lưới đường, cầu và cảng trọng điểm thường được hỗ trợ thông qua vốn vay đồng Yên. Các công trình cơ sở hạ tầng này kết nối các khu vực trung tâm chính của Việt Nam, đóng góp vào việc xây dựng một cơ sỏ vững chắc cho mạng lưới phân phối tại Việt Nam. Ví dụ, kể từ khi đường Quốc lộ 5 được nâng cấp, thời gian đi từ Hà Nội đến cảng Hải Phòng được rút ngắn từ 3 tiếng đồng hồ xuống còn 1,5 đến 2 tiếng. Hơn nữa, ODA Nhật cũng hỗ trợ phát triển mạng lưới giao thông phía Bắc xung quanh Hà Nội, đóng góp vào việc mở rộng đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu vực này. Theo số liệu thống kê của Ngân hàng Thế Giới, tổng số vốn ODA giành cho khu vực giao thông của Việt Nam trong giai đoạn từ năm 1992 -1997 là 1.5 tỉ USD, trong đó ODA Nhật Bản chiếm 33% (0.492 tỉ USD). Trong lĩnh vực điện lực, Nhật Bản cũng tài trợ vốn ODA để xây dựng các nhà máy điện và hệ thống cung cấp điện, đặc biệt tập trung vào các thiết bị có quy mô lớn nhằm đáp ứng nhu cầu về điện ngày càng tăng. Nguồn vốn ODA của Nhật cũng góp phần vào việc tăng năng lực sản xuất thêm 1,865 MW, chiếm 23% tổng công suất điện năng hiện nay của Việt Nam (8,038MW) hoặc khoảng 40% công suất điện được xây dựng mới trong 10 năm qua (1992-2001) - Xem biểu đồ dưới đây: NguyÔn Thu Trang - A1 CN9 64 Sù ®ãng gãp cña NhËt B¶n vµo tæng møc c«ng suÊt ph¸t ®iÖn cña ViÖt Nam (c¨n cø vµo c«ng suÊt l¾p ®Æt tÝnh ®Õn n¨m 2001) Tæng c«ng suÊt ph¸t ®iÖn cña ViÖt Nam: 8,038 MW ODA NhËt B¶n 23% (1,865 MW) Nguồn: "Hợp tác Phát triển của Nhật Bản Tại Việt Nam" - Diễn đàn phát triển của Viện nghiên cứu chính sách Quốc gia- Nhật Bản. 4. Nông nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Số dự án ODA của Nhật Bản cho lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn không nhiều nhưng tác động của các hoạt động chuyển giao công nghệ và cải cách thể chế có ảnh hưởng lớn hơn việc mở rộng đất canh tác và tăng lực lượng lao động. Nhật Bản cung cấp chủ yếu các hợp tác nghiên cứu tại các trường đại học và hợp tác kỹ thuật và đây là các loại hình dự án hợp tác có hiệu quả nhất. Có thể nêu ra đây dự án cải tạo và nâng cấp Khoa Nông nghiệp Đại Học Cần Thơ, Dự án Tăng cường khả năng giảng dạy và nghiên cứu cho Trường Đại Học Nông Nghiệp I Hà Nội… 5. Giáo Dục Nguồn vốn ODA Nhật Bản đã được sử dụng vào việc xây dựng 195 trường tiểu học trên khắp Việt Nam. 6. Y Tế NguyÔn Thu Trang - A1 CN9 65 Nhật Bản cung cấp ODA dưới hình thức cơ sở hạ tầng bệnh viện, cung cấp trang thiết bị y tế, cử chuyên gia sang bệnh viện Bạch Mai và bệnh viện Chợ Rẫy. Các trang thiết bị cung cấp cho hai bệnh viện này được sử dụng rất có hiệu quả, góp phần nâng cao năng lực chữa bệnh của hai bệnh viện. NguyÔn Thu Trang - A1 CN9 66 7. Môi Trường Nhật Bản chú trọng đến vấn đề bảo vệ môi trường tự nhiên, cải thiện môi trường sống và chống ô nhiễm. Nhật Bản đã đầu tư cho các dự án cung cấp nước, thoát nước tại các thành phố lớn như Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Các kế hoạch 5 năm của Việt Nam cũng xác định một trong những mục tiêu quan trọng là cải thiện môi trường sống, mục tiêu của ODA Nhật và của Việt Nam là nhất quán. VI. Chiến lược phát triển dài hạn của Việt Nam và ODA Nhật Bản 1. Các khía cạnh chính của Chiến lược Phát triển của Việt Nam Trong những năm vừa qua, Chính phủ Việt Nam đã có nhiều nỗ lực nhằm xây dựng một chiến lược phát triển mới tiến tới thế kỷ 21. Kết quả của những nỗ lực này được thể hiện bằng việc hoàn thành chiến lược và kế hoạch phát triển trung và dài hạn, các chiến lược nghành và Chiến lược tăng trưởng và Xoá đói giảm nghèo toàn diện (CPRGS) trong khuôn khổ các hoạt động đối tác phối hợp của các nhà tài trợ. Các văn kiện của Chính phủ Việt Nam -- Chiến lược Phát triển Kinh tế Xã hội giai đoạn 2001-2010 và Kế hoạch Phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2001-2005 (được coi là đường lối chỉ đạo cho việc thực hiện Chiến lược trong 5 năm đầu ) - đặt ra những mục tiêu đầy tham vọng như tăng gấp đôi GDP trong 10 năm tới và đạt được tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm là 7.5%. Các văn kiện này cũng nêu rõ những lĩnh vực trong đó những nỗ lực về chính sách cần phải được thực hiện trong thập kỷ tới nhằm đạt được mục tiêu quốc gia "Công nghiệp hoá và Hiện đại hoá" cho tới năm 2020. NguyÔn Thu Trang - A1 CN9 67 2. Đóng góp của Nhật Bản vào chiến lược phát triển dài hạn của Việt Nam Nhật Bản đã có những đóng góp quan trọng vào quá trình hoạch định và thực hiện chiến lược phát triển dài hạn của Việt Nam. Dựa trên những ưu thế của mình trong hỗ trợ, Nhật Bản đã tích cực tham gia vaog các hoạt động nhóm đối tác sau:  Chiến lược trung và dài hạn: thông qua hỗ trợ tri thức (bao gồm cả "Dự án Ishikawa"), rất nhiều chuyên gia đã đóng góp ý kiến cho Kế hoạch Phát triển 5 năm lần thứ 6 và thứ 7 và cho Chiến lược Phát triển 10 năm trong giai đoạn soạn thảo cũng như giai đoạn thực hiện. Những tài liệu trọng yếu này là khuôn khổ kinh tế cho Chiến lược Toàn diện về Tăng trưởng và Xoá đói Giảm Nghèo.  Văn kiện Chiến lược Xoá đói Giảm nghèo tạm thời: với trọng tâm nhằm thúc đẩy sự phát triển của khu vực tư nhân, dự án" Sáng kiến New Myazawa" đã bổ sung hỗ trợ cho trương trình cải cách kinh tế do Quỹ Tiền tệ Quốc tế ( Chương trình Hỗ trợ Tăng tưởng và Xoá đói Giảm nghèo) và do Ngân hàng Thế giới (Chương trình Hỗ trợ tài chính cho Xoá đói Giảm nghèo) tài trợ, và đặt nền móng cho việc soạn thảo Văn kiện tạm thời của chiến lược Xoá đói Giảm nghèo I.  Soạn thảo Chiến lược Toàn diện về Tăng trưởng và Xoá đói Giảm nghèo: với tư cách là thành viên chủ chốt của Nhóm công tác Xoá đói giảm nghèo/ Nhóm hành động chống đói nghèo, Nhật Bản đã hỗ trợ quá trình soạn thảo Chiến lược Toàn diện về tăng trưởng và Xoá NguyÔn Thu Trang - A1 CN9 68 đói Giảm nghèo, đặc biệt trong việc phân tích cũng như tham khảo khu vực. Thí dụ, Nhật Bản đóng vai trò hàng đầu trong hỗ trợ xây dựng các chỉ số giám sát phù hợp với điều kiện sở tại cho cơ sở hạ tầng cơ bản - một trong tám chủ đề của hỗ trợ tập trung cho người nghèo ( bao gồm đói nghèo, an sinh xã hội, giáo dục cơ sở, sức khoẻ và bất bình đẳng, bền vững môi trường, dân tộc thiểu số, cơ sở hạ tầng cơ bản, quản lý nhà nước.) - một trong những nỗ lực chung của các nhà tài trợ nhằm thiết lập "Các mục tiêu phát triển của Việt Nam".  Nhóm đối tác: Ngoài việc tham gia vào các Nhóm công tác Xoá đói Giảm nghèo/ Nhóm hành động chống đói nghèo, Nhật Bản còn giữ vai trò đầu tàu trong các Nhóm đối tác nghành giao thông, Nhóm đối tác thúc đẩykhu vực tư nhân và các doanh nghiệp vừa và nhỏ, và Nhóm đối tác ODA của thành phố Hồ Chí Minh. Nhật bản cũng tham gia vào các nhóm đối tác khác trong những lĩnh vực mà Nhật có lợi thế so sánh trong tài trợ như: Diễn đàn phát triển đô thị (xoá đói giảm nghèo); Cải cách và cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước, Cải cách hệ thống ngân hàng, Chính sách mậu dịch, Quản lý tài chính công (các vấn đề kinh tế); Nhóm đối tác và chương trình hỗ trợ nghành lâm nghiệp, Nhóm đối tác hỗ trợ các xã đặc biệt khó khăn, Khắc phục hậu quả thiên tai, Nguồn nước (phát triển khu vực và nông thôn). Chính phủ Việt Nam coi Chiến lược Toàn diện về Tăng trưởng và Xoá đói Giảm nghèo là một kế hoạch hành động nhằm diễn giải chiến lược phát triển 10 năm 2001-2010, kế hoạch năm năm lần thứ bảy 2001- 2005 và các chính sách nghành thành những biện pháp cụ thể để hiện NguyÔn Thu Trang - A1 CN9 69 thực hoá tăng trưởng kinh tế và xoá đói giảm nghèo. Chiến lược Toàn diện về Tăng trưởng và Xoá đói Giảm nghèo được xây dựng trên hai trụ cột: (i) thúc đẩy tăng trưởng kinh tế; và (ii) đạt mục tiêu xoá đói giảm nghèo và bình đẳng xã hội. Chiến lược này hoàn toàn thống nhất với phương hướng cơ bản của hoạt động ODA của Nhật Bản tại Việt Nam trong những năm qua, như được trình bày trong"Chương trình hỗ trợ quốc gia cho Việt Nam" của chính phủ Nhật Bản. Tầm quan trọng của tăng trưởng như là điều kiện tiên quyết để xoá đói giảm nghèo được dựa trên kinh nghiệm phát triển của các nước Đông á, và đã được chứng minh qua hàng loạt các nghiên cứu thực tiễn. Chiến lược Toàn diện về Tăng trưởng và Xoá đói Giảm nghèo đã nhận thức đúng đắn mối quan hệ giữa tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo trên khía cạnh: (i) không thể xoá đói giảm nghèo nếu không có tăng trưởng;và (ii) xoá dói giảm nghèo phải dựa trên tăng trưởng trên diện rộng để người nghèo và vùng nghèo được chia xẻ những thành quả của tăng trưởng thông qua mở rộng các hoạt động tăng cung. Trong quá trình soạn thảo Chiến lược Toàn diện về Tăng trưởng và Xoá đói Giảm nghèo, Nhóm công tác Xoá đói giảm nghèo/ Nhóm hành động chống đói nghèo chủ yếu tập trung vào các khía cạnh xoá đói giảm nghèo trực tiếp hoặc các biện pháp hỗ trợ tập trung cho người nghèo qua việc tài trợ các đánh giá về nghèo đói ( chuẩn đoán và phân tích nguyên nhân của nghèo đói) và xác định các chỉ số xã hội (để theo dõi và đánh giá). Để thực hiện nó trong tương lai, việc hỗ trợ về kinh tế nhằm xoá đói giảm nghèo và đạt được các chỉ số kinh tế cũng có ý nghĩa rất quan trọng (điều này chỉ có thể thực hiện được qua việc thực hiện các chính sách và biện pháp thúc đẩy tăng trưởng trên diện rộng). Vì NguyÔn Thu Trang - A1 CN9 70 vậy, cần có một phân tích vững vàng về các vấn đề liên quan đến tăng trưởng. Nhật Bản đã và đang hỗ trợ Việt Nam thông qua hàng loạt các hình thức như viện trợ không hoàn lại, hợp tác kỹ thuật, và hợp tác tài chính. Nhật Bản cam kết sẽ tiếp tục hỗ trợ hai trụ cột cho chiến lược phát triển dài hạn của Việt Nam mà chính phủ Việt Nam và cộng đồng các nhà tài trợ đã tuyên bố. NguyÔn Thu Trang - A1 CN9 71 Chương IV Kiến nghị để thu hút và sử dụng ODA Nhật Bản tốt hơn Đối với Việt Nam, nguồn vốn ODA là nguồn tài nguyên chủ yếu để chính phủ đầu tư tái thiết nâng cấp cơ sở hạ tầng yếu kém, lạc hậu để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế nói chung và mở rộng thu hút vốn đầu tư nước ngoài nói riêng. ODA cũng là nguồn tài trợ cần thiết cho các hoạt động nghiên cứu, khảo sát, đánh giá tiềm năng của các nguồn tài nguyên, thực trạng kinh tế xã hội, tình hình của các ngành, lĩnh vực trong nền kinh tế quốc dân, các thông tin thu được sẽ là căn cứ xác đáng cho quản lý vĩ mô. Để thu hút và sử dụng có hiệu quả hơn nguồn ODA từ Nhật Bản, nước tài trợ ODA lớn nhất cho Việt Nam, chính phủ Việt Nam cần có một kế sách đồng bộ ở cả cấp vĩ mô và vi mô để sử dụng có hiệu quả nguồn ODA này. I.Các biện pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA Nhật Bản 1. Các kiến nghị chung Phải xác định rằng có được nguồn vốn mới chỉ là tiền đề, điều quan trọng hơn hết là làm thế nào để hấp thụ, tiêu hoá nguồn vốn có hiệu quả. NguyÔn Thu Trang - A1 CN9 72 1.1 Trước hết cần phải thay đổi nhận thức về vai trò và bản chất của viện trợ nước ngoài. Tính chất ưu đãi của nguồn vốn ODA (thời gian, lãi suất) thường làm cho các cơ quan trong nước (quản lý, tiếp nhận) có quan niệm hết sức dễ dãi và chủ quan về sự phân phối và sử dụng nguồn vốn này. Cần lưu ý rằng đây là nguồn vốn phải hoàn trả vốn gốc và lãi, vì vậy nếu sử dụng kém hiệu quả vẫn có thể rơi vào khủng hoảng nợ nần như đã từng xảy ra ở nhiều nước khác. 1.2 Cần thiết lập các định hướng ưu tiên đầu tư và tiến hành nghiên cứu khả thi từng dự án chặt chẽ. Cần tránh xu hướng dang trải ODA trên một diện rộng bao quát nhiều ngành, nhiều lĩnh vực hoặc địa phương. Nên tập trung đầu tư vào một số lĩnh vực, vùng lãnh thổ có lợi thế tương đối và các khả năng gây tác động phát triển lớn. Nên sử dụng ODA Nhật tập trung cho các công trình kết cấu hạ tầng then chốt có khả năng thu hồi vốn như điện, cảng biển sân bay và một số công trình giao thông khác. 1.3 Vốn ODA của Nhật Bản không có những điều kiện ràng buộc chính thức (không gắn với những cam kết thực hiện chương trình kinh tế như IMF và WB) nhưng vốn ODA của Nhật tiềm ẩn 2 vấn đề có thể gây bất lợi cho việc sử dụng. Đó là:  Đồng tiền vay là đồng Yên, tuy gần đây sự tăng giá so với đồng đô la Mỹ có chững lại song rất khó dự báo hiện tượng này cho tương lai dài.  Lãi suất tiền vay ODA thay đổi theo các năm tài chính, ví dụ như năm 1992, 1993, lãi suất là 1%, năm 1994 là 1,8%… Dưới áp lực đồng yên lên giá, phía Nhật Bản đã tuyên bố giảm lãi suất tuy không nhiều. NguyÔn Thu Trang - A1 CN9 73 Vậy cần nghiên cứu để tìm ra các biện pháp để khai thác có hiệu quả ODA Nhật và hạn chế những mặt bất lợi có thể phát sinh như nghiên cứu tỷ giá tối đa giữa đồng Yên và đồng đô la là cơ sở để xác định chủ trương vay Yên, yêu cầu chính phủ Nhật Bản tăng viện trợ không hoàn lại để bù đắp thiệt thòi do đồng Yên lên giá, tổ chức thực hiện đúng tiến độ các dự án để đảm bảo thời gian ân hận không bị rút ngắn, tổ chức chặt chẽ đấu thầu để giảm chi phí dự án. 1.4 Nên tăng cường nguồn lực đối ứng trong nước. Khả năng hấp thụ viện trợ tuỳ thuộc vào mức độ đáp ứng nguồn lực trong nước. Nếu các nguồn lực trong nước quá yếu kém sẽ phát sinh hiện tượng viện trợ nước ngoài quá tải và không được sử dụng có hiệu quả. Để hấp thụ hoàn toàn và có hiệu quả nguồn ODA Nhật, cần khắc phục và cải thiện những vấn đề còn tồn tại đã nêu trên. 1.5 Cải tiến cơ chế quản lý và điều phối viện trợ. Trong quá trình tiếp nhận và sử dụng viện trợ của Nhật, nhiều cơ quan chức năng trong nước có liên quan nên cần có một cơ chế nhằm đảm bảo sự phối hợp nhịp nhàng thông suốt của cả một hệ thống. Cần có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các cơ quan trực thuộc chính phủ nhằm thực hiện các dự án đúng tiến độ, tổ chức chặt chẽ đấu thầu để giảm chi phí dự án. 2. Các kiến nghị đối với nguồn vốn vay đồng Yên - ODA/yen loans Như đã nêu ở phần trên, tình hình giải ngân khoản vay ODA của Việt Nam hiện nay thấp hơn mức bình quân của thế giới. Nhằm cải thiện việc thực hiện các dự án, chúng ta cần giải quyết các vấn đề sau: (1) thủ tục của chính phủ, (2) giải phóng mặt bằng, (3) quản lý chất lượng, (4) quản lý đấu thầu và hợp đồng. NguyÔn Thu Trang - A1 CN9 74 2.1 Thủ tục của Chính phủ Trong năm 2001, đã có sự tiến bộ vượt bậc trong thủ tục phê duyệt của nhà nước, đó là việc ra đời nghị định 17/2001-NĐ-CP về quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA, tiếp theo là thông tư số 06/2001/TT- BKHĐT hướng dẫn thực hiện nghị định 17. Trong các qui định nêu trên đã có sự phân cấp đáng kể cho các cơ quan ngang bộ, các chủ đầu tư và các ban quản lý. Tuy nhiên thủ tục phê duyệt của Chính phủ là một trong những yếu tố lớn nhất gây ra chậm chễ. Các vấn đề còn tồn tại trong thủ tục của Chính phủ là: (1) đề nghị thay đổi các điều kiện của hiệp định đã được ký kết thoả thuận tại thời điểm thẩm định dự án; (2) mối quan hệ giữa phê duyệt của JBIC và quá trình phê duyệt trong nước; (3) sự khác biệt về nguyên tắc giữa qui trình thủ tục của JBIC với chính phủ Việt Nam; và (4) có nhiều cơ quan tham gia quá trình ra quyết định. Để cải thiện hệ thống cần thực hiện các biện pháp sau:  Các thủ tục của Chính phủ cần đơn giản hoá hơn nữa, có thể vừa bằng cách trao thêm quyền cho các Chủ dự án hoặc củng cố mạnh mẽ về việc tuân thủ về khung thời gian cần thiết cho việc phê duyệt như quy định trong các văn bản luật của Chính phủ  Trong trường hợp có khác nhau giữa các thủ tục của JBIC và Chính phủ, đề nghị có cuộc họp cấp cao giữa JBIC và các cơ quan liên quan để tăng cường hiểu biết về vấn đề của tất cả các cơ quan liên quan và tìm ra giải pháp dung hoà.  Các thủ tục phê duyệt cần đơn giản hoá theo hướng trao thêm quyền cho các Ban QLDA và thiết lập khung thời gian cho quy trình quyết định cho các cơ quan có thẩm quyền ra quyết định.  Phối hợp và cam kết mạnh mẽ của các cơ quan liên quan. NguyÔn Thu Trang - A1 CN9 75  Các cơ quan thẩm quyền có liên quan cần tham gia và xem xét kỹ các điều kiện của thoả thuận với JBIC trong quá trình thảo luận thẩm định dự án. 2.2 Giải phóng mặt bằng và tái định cư Giải phóng mặt bằng và tái định cư là yếu tố mấu chốt để thực hiện trôi chảy các dự án do JBC tài trợ mà phần lớn là các dự án cơ sở hạ tầng có qui mô lớn. Hiện tại, hệ thống pháp lý về giải phóng mặt bằng và tái định cư đang vẫn được hoàn tất nhưng vẫn còn một số khiếm khuyết như: khoảng cách giữa văn bản pháp lý và thực tiễn thực hiện, Chính phủ dường như chưa quan tâm đầy đủ đến vấn đề khôi phục thu nhập và phát triển cộng đồng trong các khu tái định cư, mức đơn giá đền bù khác nhau trong các dự án khác nhau, các khái niệm định nghĩa không rõ ràng, chưa đánh giá đúng tài sản. Việc tổ chức thực hiện cũng có vấn đề như: không xác định rõ trách nhiệm của các Ban QL DA trong giải phóng mặt bằng và tái định cư, thiếu sự phối hợp giữa các Ban QLDA và các Uỷ Ban Nhân dân về tái định cư, không phân bổ đủ ngân sách, chưa thực hiện trưng cầu dân ý trước khi thực hiện cấp đất và tái định cư trên thực tế, chưa đủ qui định về giải quyết tranh chấp. Để cải thiện tình trạng này, cần cân nhắc các biện pháp sau: NguyÔn Thu Trang - A1 CN9 76  Phân bố đủ ngân sách cho các chương trình cấp đất, tái định cư và phát triển cộng đồng.  Quan trọng là cần thoả thuận về mốc thời gian chính để bàn giao, đặc biệt là những chương trình cần thời gian thi công dài. JBIC có thể xem xét đưa các điều kiện phê duyệt đấu thầu cho một số mốc chính để tránh các vấn đề liên quan đến mặt bằng thi công quy định trong hợp đồng với các nhà thầu.  Chính phủ cần có các chính sách tái định cư cụ thể, liên kết với các chính sách xoá đói giảm nghèo và Nghị định 22/CP cần được bổ sung những hướng dẫn chi tiết về các quy trình khôi phục sinh kế.  Chính phủ cần hoạch định việc thành lập một số tổ chức xã hội trong các khu tái định cư và trao quyền cho các nhà hoạt động xã hội.  Các Ban QLDA cần chiếu theo Sổ tay của JBIC về xã hội khi thực hiện cấp đất và tái định cư.  Các Ban QLDA cần tổ chức tốt hơn và đưa vào Chương trình hành động tái định cư: (i) chính sách và khung pháp lý của Chính phủ và JBIC; (ii) chính sách đề bù sẽ áp dụng cho các dự án; (iii) sơ lược các thủ tục cần tuân thủ trong quá trình lập, thẩm định và thực hiện dự án và (iv) một số lỗ hổng trong thông tin và phân tích quan trọng cần được xem xét và đưa vào Kế hoạch hành động tái định cư.  Chính sách về tư cách được nhận và hướng dẫn về những quyền lợi cho đất bị thiệt hại và xây dựng một cơ chế cấn được thực thi trên cơ sở xác lập một thời hạn cố định.  Xem lại Nghị định 17/2001/ND-CP và Thông tư 06 về tình trạng pháp lý của các Ban QLDA để cung cấp hướng dẫn cho từng vị trí trong Ban QLDA, trách nhiệm của họ và quan hệ công tác nội bộ cũng như với các cơ quan khác. NguyÔn Thu Trang - A1 CN9 77  Tuyển đủ nhân viên trong Ban QLDA và Uỷ ban nhân dân cho các vấn đề về cấp đất và tái định cư và thực hiện việc đào tạo nhân viên Ban QLDA và Uỷ ban nhân dân về các quy trình di dời và tái định cư.  Sẽ tốt hơn nếu tách riêng ngân sách của kế hoạch đền bù và kế hoạch tái định cư cũng như đưa vào dự trù ngân sách những hoạt động như đền bù, thi công và cải thiện khu tái định cư, chi phí quản lý giám sát.  Cơ sở lập dự toán ngân sách cho hoạt động, thù lao và đào tạo cho Ban QLDA cần có hướng dẫn chi tiết.  Ngày bắt đầu và ngày hoàn thành cho các nhiệm vụ chính cần được thể hiện trong các tiến bộ thực hiện chương trình tái định cư, nêu rõ các hộ bị ảnh hưởng của dự án sẽ được hỗ trợ như thế nào trước khi bắt đầu tháo dỡ.  Việc trưng cầu dân ý về di dời và tái định cư cần được coi là một mục quan trọng và thực hiện bằng các hoạt động: (i) xác lập thời hạn di dời và tiến hành điều tra dân số ngay sau thời hạn đó đề xác định các Hộ bị ảnh hưởng của dự án; (ii) thiết lập một bàn Hỏi và Trả lời (tiếp dẫn) trong văn phòng của Hội đồng đề bù huyện; (iii) thực hiện trưng cầu dân ý ở cấp xã/huyện với biên bản họp; và (iv) lấy ý kiến của các hộ bị ảnh hưởng về sự lựa chọn của họ và hướng dẫn các hộ tái định cư đến khu vực dự kiến làm khu tái định cư để tham quan.  Nhu cầu về các dữ liệu định tính cũng như định lượng, dữ liệu về giới tính và phân tích từng hộ có thể được xem như là mặt quan trọng nhất của dự án -thành phần cần thiết nhất của báo cáo cần phải được củng cố. NguyÔn Thu Trang - A1 CN9 78 NguyÔn Thu Trang - A1 CN9 79 2.3 Chất lượng xây dựng Do phát triển cơ sở hạ tầng chiếm một phần lớn trong danh mục dự án JBIC tài trợ cho Việt Nam, bảo đảm chất lượng thi công có ý nghĩa rất quan trọng. Hệ thống quản lý hiện nay còn những bất cập như: (1) bỏ thầu phá giá; (2) năng lực của các nhà thầu kém; (3) các khảo sát cơ bản và thiết kế chi tiết chất lượng thấp; (4) công việc giám sát của tư vấn chưa tốt; (5) thiếu nguồn nhân lực; (6) thiếu thiết bị và dụng cụ; (7) kết cấu bảo vệ các kết cấu hạ tầng tạm chưa đầy đủ. Các biện pháp để cải thiện các vấn đề trên gồm:  Tiêu chuẩn và đánh giá sơ tuyển cần được tuân thủ chặt chẽ nhằm sàng lọc những nhà thầu không đủ năng lực về tài chính và kỹ thuật; việc sử dụng mẫu hỗ sơ tuyển, đánh giá thầu được đề nghị tuân thủ chặt chẽ.  Vai trò và trách nhiệm của tư vấn trong đánh giá thầu và giám sát thi công cần được củng cố (Hướng dẫn của JBIC về việc tư vấn cần được tuân thủ chặt chẽ).  Phương thức đấu thầu 2 phong bì cần được sử dụng rộng rãi hơn đề tránh việc đánh giá thầu theo định hướng chào thầu.  Năng lực và việc tổ chức quản lý nhà thầu phụ của các nhà thầu chính cần được xem xét kỹ.  Các nhà thầu thay đổi biện pháp thi công, vật tư và thiết bị không hợp lý cần được xem xét để phạt, chẳng hạn như cấm không được tham gia đấu thầu rộng rãi. NguyÔn Thu Trang - A1 CN9 80  Việc phát triển ngành xây dựng trong nước là cần thiết để đảm bảo chất lượng thi công về lâu dài. 2.4 Đấu thầu và quản lý hợp đồng Việc đấu thầu và thực hiện hợp đồng là các bước chính thường bị chậm trong quá trình thực hiện dự án. Các vấn đề chủ chốt gây chậm quá trình đấu thầu và thực hiện hợp đồng là (1) hồ sơ đấu thầu chưa đầy đủ; (2) hệ thống phê duyệt trong nước còn tập trung; (3) chậm trong cấp đất và tái định cư; (4) việc áp dụng Bảng tiên lượng và các hợp đồng chìa khoá trao tay cứng nhắc và không thực tế; (5) chậm giải quyết khiếu nại; (6) cơ chế thuế phức tạp. Các khuyến nghị cho vấn đề này là:  Thiết lập cơ chế giám sát khung thời gian và thời hạn cố định cho việc phản hồi của các cơ quan liên quan đến thẩm định đấu thầu.  Trao thêm các quyền có liên quan đến đầu thầu cho Ban QLDA.  Song song với việc phát triển nguồn nhân lực, việc trao quyền phê duyệt đấu thầu sẽ được xem xét thêm có quyết định nhanh hơn.  Sử dụng tư vấn một cách tối đa và có hiệu quả trong việc lập và đánh giá các tài liệu liên quan đến đấu thầu.  Thực hiện khảo sát hệ thống quản lý hợp đồng, bao gồm cả việc quản lý hợp đồng khối lượng/ chìa khoá trao tay và thủ tục giải quyết khiếu nại để nhận diện các trở ngại trong việc thực hiện hợp đồng và cải thiện hệ thống quản lý. 2.5 Hoàn thuế VAT NguyÔn Thu Trang - A1 CN9 81 Trở ngại lớn nhất dẫn đến việc hoàn thuế VAT chậm là do các nhà thầu thiếu hiểu biết chính xác về các yêu cầu và thủ tục hoàn thuế. Điều này có thể được giải quyết theo các biện pháp dưới đây:  Bộ tài chính khởi xướng và cam kết mạnh mẽ đơn giản hoá thủ tục, như cung cấp hướng dẫn chi tiết và rõ ràng về thủ tục, các tài liệu cần thiết vì Bộ tài chính là cơ quan thích hợp nhất để làm việc này;  Các chủ đầu tư và Ban QLDA hỗ trợ mạnh mẽ các nhà thầu trong việc tuân thủ các yêu cầu.  Các nhà thầu cần hiểu hoàn toàn các yêu cầu. 3. Các kiến nghị và đề xuất với phía phía Nhật Bản ODA Nhật Bản cho Việt Nam trong những năm tới nên tập trung vào ba khu vực ưu tiên sau: 1. Phát triển nhân lực cả ở khu vực tư nhân và khu vực nhà nước đi đôi với việc chuyển đổi nền kinh tế tập trung sang nền kinh tế thị trường. 2. Việt Nam đang trong giai đoạn hội nhập kinh tế toàn cầu. Để đạt được sự hội nhập với các cơ cấu như AFTA và WTO, cần có các hệ thống lập pháp và các điều luật. 3. Nhu cầu phát triển cơ sở hạ tầng vẫn rất lớn để có thể đáp ứng sự gia tăng về sản xuất công nghiệp. Cần phải có hướng tiếp cận chiến lược. NguyÔn Thu Trang - A1 CN9 82 Trong những năm tới, chính phủ Việt Nam đặt mục tiêu ngành công nghiệp phải thu hút số lao động lớn hơn và mục tiêu giảm mạnh tỉ lệ lao động ở khu vực nông nghiệp. Theo sự thay đổi cơ cấu kinh tế này, cần có sự viện trợ lâu dài cho lĩnh vực sau: 4. Nhu cầu giảm thiểu khoảng cách về thu nhập giữa vùng đô thị công nghiệp hoá và vùng sản xuất nông nghiệp. Các nhu cầu nói trên cũng đã được Việt Nam và các nhà tài trợ nhận rõ, và khối lượng viện trợ cho từng nhu cầu là rất lớn. Để tiếp tục tăng trưởng kinh tế, Việt Nam không thể không tìm cách giải quyết các nhu cầu này. Nhật Bản cần phải tính trước phương hướng phát triển của kinh tế Việt Nam và nhu cầu viện trợ trong tương lai và chuẩn bị trước khi phía Việt Nam đệ trình yêu cầu chính thức. Đầu tiên cần có nghiên cứu phát triển chính thức để nắm được phương hướng tương lai của kinh tế xã hội Việt Nam. Mặt khác, Nhật Bản cần có một chiến lược viện trợ rõ ràng phản ánh được kết quả của nghiên cứu này. Các đề xuất cho ODA Nhật đối với từng lĩnh vực hỗ trợ ưu tiên như sau:  Phát triển nhân lực và thể chế Việt Nam đang trong quá trình hội nhập quốc tế qua các nỗ lực để gia nhập AFTA, WTO. Để đạt được mục tiêu này, cần có các chính sách và lập pháp thống nhất. Phát triển nhân lực đóng vai trò then chốt để tạo lập chính sách và lập pháp mới và để thực thi chúng một cách hiệu quả. NguyÔn Thu Trang - A1 CN9 83 Các lĩnh vực cụ thể cần phát triển nhân lực là: quản lý hành chính, hệ thống thực thi luật pháp, quản lý doanh nghiệp, quản lý thương mại, công nghiệp chế tạo và công nghệ thông tin.  Cơ sở hạ tầng Một trong những ưu tiên hàng đầu trong kế hoạch 5 năm lần thứ 7 của Việt Nam (2001-2005) là phát triển cơ sở hạ tầng, đặc biệt là giao thông vận tải và điện. Hỗ trợ từ phía Nhật Bản nên tập trung vào hai lĩnh vực này. Bên cạnh đó, cần chú trọng đến cơ sở hạ tầng của ngành viễn thông, việc tư nhân hoá ngành điện và viễn thông cũng cần được cân nhắc cẩn thận.  Nông nghiệp Phương hướng hỗ trợ có thể tập trung cho các lĩnh vực sau: - Hỗ trợ nghiên cứu, qui hoạch, thực hiện trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn, đáp ứng được yêu cầu về bảo vệ môi trường, giảm nghèo, phát triển bền vững, tạo công ăn việc làm và đa dạng hoá nông nghiệp - Hỗ trợ tạo giống và sản xuất cây trồng - Hỗ trợ nghiên cứu và tiến hành các dự án thử nghiệm về bảo vệ và ngăn chặn sự xuống cấp của đất vùng Châu Thổ sông Hồng. - Hợp tác kỹ thuật về đào tạo và nghiên cứu trong các trường đại học nông nghiệp và các viện nghiên cứu. - Hợp tác kỹ thuật và tài chính và viện trợ để phát triển và củng cố hệ thống thuỷ lợi. NguyÔn Thu Trang - A1 CN9 84  Giáo dục Ưu tiên cho: - Xét theo khu vực, ưu tiên cho các vùng miền núi nơi có nhiều dân tộc thiểu số sinh sống - Xét theo ngành, ưu tiên cho giáo dục trung học và trung học cơ sở - Cải thiện các cơ sở vật chất cho trẻ em đường phố mà theo dự tính số em này có thể gia tăng do việc chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường. - Hỗ trợ cho 3 trong số 7 khu vực phát triển chiến lược theo kế hoạch 5 năm lần thứ 7 của Việt Nam, đó là: - Việc thành lập các trường đại học theo vùng đạt được các tiêu chuẩn như các trường hiện tại - Chuẩn bị đào tạo trình độ cao để cung cấp lực lượng lao động chất lượng cao cho ngành công nghiệp công nghệ cao. - Chuẩn bị cho việc đào tạo nghề trên toàn quốc trong thời gian sớm nhất. 5. Y tế - Ưu tiên cho việc tăng cường các dịch vụ y tế trên cơ sở chiến lược y tế cơ bản. - Đào tạo cán bộ y tế cho các khu vực nông thôn nhằm tăng chất lượng dịch vụ y tế tại khu vực này. - Tăng số giường bệnh và hỗ trợ việc thành lập các cơ sở y tế mới cấp quốc gia cho miền Trung Việt Nam. 6. Môi trường NguyÔn Thu Trang - A1 CN9 85 - Cải thiện môi trường sống, phòng chống ô nhiễm và bảo vệ môi trường tự nhiên - Cần có nghiên cứu chi tiết về khía cạnh môi trường tại các khu tái định cư trong trường hợp phải di dân để lấy mặt bằng cho các dự án cơ sở hạ tầng. NguyÔn Thu Trang - A1 CN9 86 KẾT LUẬN Với đề tài " Vai trò của Hỗ trợ Phát Triển Chính Thức (ODA) Nhật Bản đối với một số nước Châu Á Thái Bình Dương và Việt Nam", khoá luận đã trình bày các vấn đề sau: Khoá luận đã tóm lược khái quát về ODA nói chung như định nghĩa và các đặc điểm về nguồn vốn ODA đồng thời nêu lên những đặc trưng cơ bản của ODA Nhật Bản như quan điểm của ODA Nhật Bản, việc thực hiện ODA Nhật Bản, các loại hình ODA Nhật Bản và các lĩnh vực ưu tiên của ODA Nhật Bản. Đồng thời khoá luận đã đánh giá ODA Nhật Bản tại Trung Quốc và Indonesia, hai nước luôn đứng đầu trong danh sách các nước nhận viện trợ ODA Nhật Bản. Các vấn đề như chính sách của ODA Nhật tại hai nước này, các số liệu thực hiện ODA Nhật, các xu hướng mới về ODA Nhật đối với hai nước này đã được đề cập chi tiết. Khoá luận đã trình bày chi tiết về hiện trạng ODA Nhật Bản tại Việt Nam trong những năm gần đây. Trong đó, các vấn đề như xu hướng chung, đặc điểm chính, các lĩnh vực ưu tiên của ODA Nhật Bản tại Việt Nam và việc thực hiện ODA Nhật tại Việt Nam đã được đề cập một cách chi tiết. Khoá luận đi sâu vào phân tích hai loại hình ODA là Viện trợ không hoàn lại và Vốn vay đồng Yên thông qua việc trình bày về kết quả hoạt động hai cơ quan thực hiện hai hình thức ODA Nhật Bản tại Việt Nam là Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản và Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản. Qua đó, khoá luận đã đánh giá ra một số tác NguyÔn Thu Trang - A1 CN9 87 động của ODA Nhật Bản đối với Việt Nam cũng như sự đóng góp của ODA Nhật Bản vào Chiến lược phát triển dài hạn của Việt Nam. Cuối cùng, đề tài này đã nêu lên các kiến nghị để Việt Nam thu hút và sử dụng ODA Nhật Bản tốt hơn trong đó đề cập chi tiết hơn cho hình thức vốn vay đồng Yên khi xét đến vai trò chủ đạo hơn của hình thức này. Bên cạnh đó, các đề xuất về khía cạnh hợp tác và hỗ trợ cho phía Nhật Bản cũng được trình bày. Đề tài được hoàn thành có sự chỉ bảo trực tiếp và hướng dẫn tận tình từ Thầy giáo, Giáo sư, Tiến sĩ, Nhà giáo Nhân dân Bùi Xuân Lưu, sự giúp đỡ và dạy dỗ nhiệt tình của các giáo viên trong khoa Kinh tế Ngoại Thương, Trường Đại Học Ngoại Thương. Trong khoá luận tốt nghiệp này, em đã cố gắng đề cập tương đối tổng quát và cô đọng về đề tài đã chọn. Tuy nhiên, do trình độ và thời gian có hạn nên bài viết có thể có nhiều điểm thiếu sót. Em kính mong các thầy cô đóng góp ý kiến để em có thể nâng cao hơn hiểu biết của mình về vấn đề này. NguyÔn Thu Trang - A1 CN9 88 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Sách "Hợp tác phát triển của Nhật Bản tại Việt Nam"- Diễn đàn Phát Triển của Viện Nghiên cứu chính sách Quốc gia, Tháng 5-2002 2. Sách "JBIC ODA Operation in Vietnam"- Ngân Hàng Hợp Tác Quốc Tế Nhật Bản tại Việt Nam, 4-2002 3. Sách "Japan's ODA"- Ministry of Foreign Affairs, Japan 4. Trang web của Bộ Ngoại Giao Nhật Bản www.mofa.go.jp 5. Trang web của Cơ quan Hợp Tác Quốc Tế Nhật Bản www.jica.go.jp 6. Trang web của Ngân Hàng Hợp Tác Quốc Tế Nhật Bản www.jbic.go.jp 7. Japan-Vietnam Fact Sheet, Đại Sứ Quán Nhật Bản tại Việt Nam- Tháng 6-2002 8. "Báo cáo tổng kết hoạt động ODA 2002", Ngân Hàng Hợp Tác Quốc Tế Nhật Bản tại Việt Nam JBIC, 26-8-2002 9. Evaluation Study of Japanese ODA for Vietnam (Summary) International Development Center of Japan (IDCJ) tháng 3-2002 10. "A guide to Japan's Aid" Association for Promotion of International Cooperation, tháng 3-1999. 11. Trang web của Cơ quan Hợp Tác Quốc Tế Nhật Bản tại Indonesia www.jica.or.id 12. "The Second Country Study for Japan's Official Development Assistance to the People's Republic of China"- Cơ quan Hợp Tác Quốc Tế Nhật Bản, tháng 2 năm 1999. 13. Các tạp chí: Kinh Tế và Dự Báo, Tạp chí Nghiên Cứu Nhật Bản và Bắc Á, Tạp chí Những vấn đề kinh tế thế giới, Tạp chí Phát Triển Kinh tế. NguyÔn Thu Trang - A1 CN9 89 14. Bài viết "Vai trò của Nhật Bản trong phát triển kinh tế ASEAN". Th.S Phạm Thị Thanh Bình. Tạp chí Nghiên cứu Nhật Bản và Bắc Á- số 4 tháng 8 năm 2001 15. Bài viết "Viện trợ của Nhật Bản với Trung Quốc trong thời kỳ 1970- 1990." Th.S. Phạm Thị Thanh Bình. Tạp chí Nghiên cứu Nhật Bản và Bắc Á số 5 tháng 10 năm 2001 16. Bài viết "Nguồn vốn ODA Nhật Bản - Những thay đổi quan trọng gần đây về mục tiêu tài trợ". Th.S Nguyễn Văn Hiến. Tạp Chí Ngân Hàng số 9 năm 2002. 17. Bài viết "Đổi mới công tác kế hoạch hoá. Vận động và sử dụng nguồn vốn Hỗ trợ Phát Triển Chính Thức ở Việt Nam". TS. Dương Đức Ưng. Tạp chí Kinh Tế và Dự báo số 10+11 năm 2000. 18. Bài viết "Nguồn vốn ODA- Đặc điểm và các biện pháp hấp thụ vốn có hiệu quả." Th.S Trần Quốc Tuấn và Phan Ngọc Minh. Tạp chí Phát triển kinh tế Số 65 năm 1996. 19. Bài viết "Viện trợ Phát Triển Chính Thức (ODA) của Nhật Bản trên thế giới và tại Việt Nam". Tần Xuân Bảo. Tạp chí Những vấn đề kinh tế thế giới- Số 3 năm 1996 20. JICA's activities in Viet nam - Tài liệu của Văn Phòng JICA tại Việt Nam. Tháng 6 năm 2001. 21. JICA in Vietnam - Tài liệu của Văn phòng JICA tại Việt Nam 22. Trang web của Văn phòng JICA Việt Nam. www.jica.org.vn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfVai trò của Hỗ trợ Phát triển Chính thức (ODA) Nhật Bản đối với một số nước Châu Á Thái Bình Dương.pdf
Luận văn liên quan