Đề tài Vai trò quan trọng của Kế toán quản trị trong Doanh nghiệp
LỜI MỞ ĐẦU
Nền kinh tế nước ta đang ngày càng phát triển, chuyển từ một nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường dưới sự quản lý của nhà nước, đặc biệt là sự kiện Việt Nam trở thành thành viên của tổ chức Thương Mại Thế Giới WTO. Do đó để có thể hòa nhập vào sự phát triển chung của nền kinh tế thế giới nó cũng đòi hỏi sự phát triển của các doanh nghiệp, các đơn vị kinh doanh. Ngày nay các doanh nghiệp xuất hiện cùng sự lớn mạnh về quy mô, cơ cấu, bên cạnh đó cũng tồn tại sự lớn mạnh về sức cạnh tranh. Để đáp ứng yêu cầu thị trường ngày một rộng lớn, các nhà quản trị phải có những chiến lược được hoạch định một cách lâu dài, khoa học. Nền tảng cơ bản nhất để Doanh nghiệp giữ vững và phát triển vị thế của mình trên thị trường chính là Kế toán quản trị.
Mối quan hệ giữa chi phí – khối lượng – lợi nhuận là vấn đề được quan tâm nhiều nhất. Khối lượng sản phẩm sản xuất ra là bao nhiêu? Kết cấu như thế nào là hợp lý với nguồn lực tài chính của doanh nghiệp? và sự tác động của các nhân tố đó tới lợi nhuận của doanh nghiệp như thế nào?
Như vậy, khi nhà quản trị nắm vững mối quan hệ giữa chi phí, khối lượng và lợi nhuận thì có thể lựa chọn các phương án kinh doanh phù hợp về: định giá sản phẩm, lựa chọn cơ cấu sản xuất kinh doanh, lựa chọn chiến lược khuyến mại tiếp thị, sử dụng tốt các điều kiện kinh doanh hiện có nhằm tối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp.
Nói chung, thông tin của KTQT là nguồn thông tin chủ yếu giúp cho nhà quản trị thực hiện các chức năng quản trị: Lập kế hoạch, tổ chức điều hành thực hiện kế hoạch, kiểm tra đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch và ra quyết định.
Để tìm hiểu vấn đề này sâu hơn, chúng ta cùng phân tính các dự định của Công ty TOBACO.
17 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3302 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Vai trò quan trọng của Kế toán quản trị trong Doanh nghiệp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI THẢO LUẬN
Đề tài: Dựa vào số liệu cho sẵn, hãy thực hiện công việc kế toán quản trị nhằm cung cấp thông tin giúp các nhà quản trị Doanh nghiệp đưa ra quyết định kinh doanh về:
- Thay đổi kết cấu chi phí
- Thay đổi giá bán sản phẩm
- Thay đổi khối lượng sản phẩm tiêu thụ
LỜI MỞ ĐẦU
Nền kinh tế nước ta đang ngày càng phát triển, chuyển từ một nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường dưới sự quản lý của nhà nước, đặc biệt là sự kiện Việt Nam trở thành thành viên của tổ chức Thương Mại Thế Giới WTO. Do đó để có thể hòa nhập vào sự phát triển chung của nền kinh tế thế giới nó cũng đòi hỏi sự phát triển của các doanh nghiệp, các đơn vị kinh doanh. Ngày nay các doanh nghiệp xuất hiện cùng sự lớn mạnh về quy mô, cơ cấu, bên cạnh đó cũng tồn tại sự lớn mạnh về sức cạnh tranh. Để đáp ứng yêu cầu thị trường ngày một rộng lớn, các nhà quản trị phải có những chiến lược được hoạch định một cách lâu dài, khoa học. Nền tảng cơ bản nhất để Doanh nghiệp giữ vững và phát triển vị thế của mình trên thị trường chính là Kế toán quản trị.
Mối quan hệ giữa chi phí – khối lượng – lợi nhuận là vấn đề được quan tâm nhiều nhất. Khối lượng sản phẩm sản xuất ra là bao nhiêu? Kết cấu như thế nào là hợp lý với nguồn lực tài chính của doanh nghiệp?.... và sự tác động của các nhân tố đó tới lợi nhuận của doanh nghiệp như thế nào?
Như vậy, khi nhà quản trị nắm vững mối quan hệ giữa chi phí, khối lượng và lợi nhuận thì có thể lựa chọn các phương án kinh doanh phù hợp về: định giá sản phẩm, lựa chọn cơ cấu sản xuất kinh doanh, lựa chọn chiến lược khuyến mại tiếp thị,… sử dụng tốt các điều kiện kinh doanh hiện có nhằm tối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp.
Nói chung, thông tin của KTQT là nguồn thông tin chủ yếu giúp cho nhà quản trị thực hiện các chức năng quản trị: Lập kế hoạch, tổ chức điều hành thực hiện kế hoạch, kiểm tra đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch và ra quyết định.
Để tìm hiểu vấn đề này sâu hơn, chúng ta cùng phân tính các dự định của Công ty TOBACO.
Công ty TOBACO sản xuất mặt hàng thiết bị điện báo bằng tia Lazer được thị trường ưa chuộng. Hiện tại công suất tối đa: 6000 bộ/năm. Đơn giá bán: 425/ bộ
Số liệu chi phí hàng năm hiện nay ở mức công suất 4.800 bộ như sau:
ĐVT : 1.000 đ
STT
Chỉ tiêu
Số tiền
1
Lương nhân viên văn phòng công ty
110.000
2
Lương nhân viên phân xưởng sản xuất
70.000
3
Khấu hao TSCĐ văn phòng
32.000
4
Khấu hao cửa hàng và thiết bị bán hàng
25.000
5
Chi phí vật liệu phục vụ sản suất
8.000
6
Chi phí quảng cáo
120.000
7
Chi phí bằng tiền khác thuộc phân xưởng
30.000
8
Chi phí văn phòng phẩm
16.000
9
Chi phí dụng cụ sản xuất
40.000
10
Chi phí điện nước mua ngoài phục vụ sản xuất
42.000
11
Chi phí NVL trực tiếp
125/ bộ
12
Lương nhân viên bán hàng
15/ bộ
13
Khấu hao TSCĐ phân xưởng
42/ bộ
14
Chi phí nhân công trực tiếp
80/ bộ
Nếu sản xuất ở mức công suất thấp nhất là 3.000 bộ thiết bị/năm thì:
- Chi phí văn phòng phẩm: 12.400
- Chi phí điện nước mua ngoài: 32.800
Yêu cầu:
Dựa vào số liệu cho sẵn, hãy thực hiện công việc kế toán quản tri nhằm cung cấp thông tin giúp các nhà quản trị Doanh nghiệp đưa ra quyết định kinh doanh về:
Thay đổi kết cấu chi phí.
Thay đổi giá bán sản phẩm.
Thay đổi khối lượng sản phẩm tiêu thụ.
Bổ sung đề bài:
Tại mức công suất cao nhất 6.000 bộ/năm doanh nghiệp có:
- Chi phí văn phòng phẩm là 18.000
- Chi phí điện nước mua ngoài phục vụ sản xuất là 50.000
Bài thảo luận gồm ba phần:
Phần I: Phân loại, bóc tách chi phí và tác động của cơ cấu chi phí đến quyết định đầu tư của doanh nghiệp
Phần II: Kế toán quản trị với quyết định kinh doanh
Phần III: Phần kết luận
PHẦN I: PHÂN LOẠI, BÓC TÁCH CHI PHÍ VÀ TÁC ĐỘNG CỦA CƠ CẤU CHI PHÍ ĐẾN QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ KINH DOANH
1.1. Phân loại chi phí, bóc tách chi phí:
Biến phí là những chi phí thay đổi về tổng số, tỷ lệ với sự thay đổi của mức độ hoạt động.
Định phí là những khoản chi phí không thay đổi về tổng số khi mức độ hoạt động thay đổi trong phạm vi phù hợp. Phạm vi phù hợp là khoảng cách giữa mức độ hoạt động tối thiểu và mức độ hoạt động tối đa mà doanh nghiệp có thể thực hiện với năng lực hoạt động hiện có.
Chi phí hỗn hợp là những khoản chi phí bao gồm cả yếu tố biến phí và định phí. Ở một mức hoạt động nào đó, chi phí hỗn hợp thể hiện đặc điểm của định phí và ở các mức độ khác nhau của hoạt động chúng lại thể hiện đặc điểm của biến phí.
Theo bài ra ta thấy:
Ở mức công suất 4800 bộ/ năm thì:
16000
+ Chi phí văn phòng phẩm = = 3,33/bộ
4800
42000
+ Chi phí điện nước mua ngoài = = 8,75/bộ
phục vụ sản xuất 4800
Ở mức công suất 3000 bộ/ năm thì:
12.400
3.000
+ Chi phí văn phòng phẩm = = 4,13/ bộ
32.800
3.000
+ Chi phí điện nước mua ngoài phục vụ sản xuất = = 10,93/ bộ
Như vậy, ở hai mức công suất khác nhau thì chi phí khác nhau, do đó đây là chi phí hỗn hợp.
Giả thiết:
- Tại mức công suất cao nhất 6000 bộ/ năm, ta có:
+ Chi phí văn phòng phẩm: 18.000
+ Chi phí điện nước mua ngoài: 50.000
Ta lập các phương trình hỗn hợp cho chi phí văn phòng phẩm và chi phí điện nước mua ngoài phục vụ cho sản xuất ở 2 mức cao nhất là 6000 bộ và mức công suất thấp nhất là 3000 bộ:
Gọi A: chi phí cố định
b: biến phí
Phương trình chi phí hỗn hợp dạng tổng quát: A + b x = Y
{
- Chi phí văn phòng phẩm:
Ta có hệ phương trình: A + 3000 b = 12.400
A + 6000 b = 18.000
{
Giải hệ phương trình ta được
A = 6.800
b = 1,87
Vậy chi phí phương trình hỗn hợp là: Y = 6.800 + 1,87 x
- Chi phí điện nước mua ngoài:
{
Ta có hệ phương trình :
A + 3000 b = 32.800
A + 6000 b = 50.000
{
Giải hệ phương trình ta được:
A = 15.600
b = 5,73
Vậy chi phí phương trình hỗn hợp là: Y = 15.600 + 5,73 x
- Tại mức 4800 bộ/ năm, ta có báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh dạng số dư đảm phí như sau:
Ta có:
+ Tổng định phí = 110.000 + 70.000 + 32.000 + 25.000 + 8.000 +
120.000 + 30.000 + 40.000 + 22.4000
= 457.400
+ Biến phí đơn vị = 125 + 15 + 42 + 80 + 7,6 = 269,6
+ Tổng biến phí = 269,6 * 4800 = 1.294.080
BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
( Dạng số dư đảm phí)
Chỉ tiêu
Số tiền
Tỉ lệ (%)
Tổng số
Đơn vị
1. Doanh thu
2.040.000
425
100
2. Biến phí
1.294.080
269,6
63,44
3. Số dư đảm phí
745.920
155,4
36,56
4. Định phí
457.400
-
-
5. Lãi thuần
288.520
-
-
1. 2. Tác động của cơ cấu chi phí đến quyết định đầu tư kinh doanh của doanh nghiệp:
Cơ cấu chi phí là một chỉ tiêu phản ánh quan hệ chi phí khả biến và chi phí bất biến trong tổng chi phí của doanh nghiệp ở một phạm vi hoạt động xác định.
Có nhiều cách xác định cơ cấu chi phí khác nhau, tùy theo yêu cầu của các
đối tượng sở dụng thông tin:
Trường hợp 1:
Cơ cấu chi phí Tổng biến phí (định phí)
=
của doanh nghiệp Tổng định phí (biến phí)
Trường hợp 2:
Cơ cấu chi phí Tổng biến phí (định phí)
=
của doanh nghiệp Tổng chi phí
Phân tích cơ cấu của chi phí để làm rõ vấn đề cơ cấu chi phí của doanh nghiệp đã hợp lý chưa. Thông qua đó để có các biện pháp đầu tư chi phí cho phù hợp.
Hiện tại công ty TOBACO đang có kết cấu chi phí là:
1.294.080
- Tỷ lệ biến phí trong tổng chi phí = = 73,89%
1.751.480
- Định phí chiếm: 26,11%
Công ty dự định thực hiện thay đổi hình thức trả lương: từ trả lương theo thời gian sang trả lương theo sản phẩm của nhân viên phân xưởng (70.000). Ta có bảng sau:
Khi doanh nghiệp thay đổi kết cấu chi phí, trường hợp tổng doanh thu và lãi thuần bằng nhau:
Chỉ tiêu
DN khi chưa thay đổi kết cấu chi phí
DN khi đã thay đổi kết cấu chi phí
Tổng số
Tỷ lệ (%)
Tổng số
Tỷ lệ (%)
1. Tổng doanh thu
2.040.000
100
2.040.000
100
2. Tổng biến phí
1.294.080
63,44
1.364.080
66,87
3. Số dư đảm phí
745.920
36,56
140.817
33,13
4. Định phí
457.400
387.400
5. Lãi thuần
288.520
288.520
Nhận xét: Theo số liệu trên ta thấy rằng công ty TOBACO có tỷ lệ biến phí cao hơn định phí, tuy nhiên ta không biết kết nào có lợi hơn cho công ty vì lợi nhuận bằng nhau
Cho biến động doanh thu ở các mức khác nhau, ta thấy sự tác động của doanh thu đến lợi nhuận của 2 trường hợp là:
Tỷ lệ biến động của doanh thu
Mức biến động của doanh thu
Mức biến động của lợi nhuận
DN khi chưa thay đổi kết cấu chi phí
DN khi đã thay đổi kết cấu chi phí
+10%
+204.000
+74.582,4
+ 67.585,2
+20%
+408.000
+149.164,4
+135.170,4
+50%
+1.020.000
+372.192
+ 337.926
-10%
-204.000
-74.582,4
-67.585,2
-20%
-408.000
-149.164,4
-135.170,4
-50%
-1.020.000
-372.192
-337.926
Nhận xét:
- Khi doanh thu của doanh nghiệp tăng từ 10% đến 50% thì lợi nhuận của doanh nghiệp trong trường hợp khi chưa thay đổi kết cấu chi phí tăng từ 74.582,4 nghìn đồng đến 372.912 nghìn đồng. Đồng thời lợi nhuận của doanh nghiệp trong trường hợp khi thay đổi kết cấu chi phí tăng từ 67.585,2 nghìn đồng đến 337.926 nghìn đồng .
Do vậy, trường hợp khi chưa thay đổi kết cấu chi phí là tốt hơn vì có tỷ lệ định phí cao hơn biến phí nên lợi nhuận sẽ rất nhạy cảm đối với sự biến động của doanh thu. Vì vậy lợi nhuận sẽ tăng nhanh khi doanh thu tăng và cũng sẽ giảm nhanh khi doanh thu giảm.
- Khi doanh thu của doanh nghiệp giảm từ 10% đến 50% thì lợi nhuận của doanh nghiệp trong trường hợp khi chưa thay đổi kết cấu chi phí giảm từ 74.582,4 nghìn đồng đến 372.912 nghìn đồng. Đồng thời lợi nhuận của doanh nghiệp trong trường hợp khi thay đổi kết cấu chi phí giảm từ 67.585,2 nghìn đồng đến 337.926 nghìn đồng
Do vậy, trường hợp khi đã thay đổi kết cấu chi phí là tốt hơn vì mức giảm lợi nhuận là thấp hơn.
Qua phân tích số liệu trên trong các điều kiện cụ thể công ty có thể lựa chọn cho mình cơ cấu hợp lý. Ví dụ khi đang trong thời kỳ tăng doanh thu công ty nên chọn cơ cấu chi phí đầu tiên, tức là cơ cấu có mức đinh phí cao hơn. Và ngược lại trong thời kỳ giảm doanh thu công ty nên lựa chọn kết cấu chi phí có chi phí cố định thấp nhằm làm hạn chế mức giảm lợi nhuận của doanh nghiệp.
PHẦN II: KẾ TOÁN QUẢN TRỊ VỚI QUYẾT ĐỊNH KINH DOANH
2.1. Phương án kinh doanh
Để tận dụng tối đa năng lực sản xuất 6000 bộ/ năm, doanh nghiệp dự tính có 3 phương án như sau:
- Phương án 1: giảm giá 5/bộ
- Phương án 2: tăng quảng cáo 10.000
- Phương án 3: giảm giá 3/bộ và tăng quảng cáo 5.000
2.2. Quyết định kinh doanh
Chọn 1 phương án tối ưu cho doanh nghiệp.
Phương án 1:
Giảm giá 5/ bộ: Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, nếu thực hiện phương án này doanh nghiệp sẽ có lợi nhuận như sau:
- Giá bán còn lại là: 420/bộ
- Số dư đảm phí đơn vị là: 420 - 269,6 = 150,4/bộ
- Số dư đảm phí mới là: (420 - 269,6)* 6000 = 902.400
- Số dư đảm phí hiện tại: 745.920
- Số dư đảm phí tăng thêm: 156.480
- Định phí tăng thêm: 0
- Lợi nhuận tăng thêm: 156.480
Như vậy: Nếu thực hiện phương án này thì lợi nhuận của công ty tăng thêm 156.480 nghìn đồng. Tổng lợi nhuận công ty có thể đạt được là:
288.520 + 156.480 = 445.000
Phương án 2:
Tăng chi phí quảng cáo 10.000: Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, lúc này định phí của doanh nghiệp sẽ là :
457.400 + 10.000 = 167.400
Nếu thực hiện phương án này thì :
- Số dư đảm phí mới: (425 - 296,6) * 6.000 = 932.400
- Tổng số dư đảm phí hiện tại: 745.920
- Số dư dảm phí tăng thêm: 932.400 - 745.920 = 186.480
- Định phí tăng lên : 10.000
- Lợi nhuận tăng thêm: 186.480 - 10.000 = 176.480
Như vậy: Nếu thực hiện phương án này doanh nghiệp có thể đạt được lợi
nhuận là :
288.520 + 176.480 = 465.000
Phương án 3:
Giảm giá bán 3/bộ và tăng chi phí quảng cáo là 5.000/năm.
- Giá bán còn lại là : 422/bộ.
- Số dư đảm phí đơn vị là : 422 - 269,6 = 152.4.
- Chi phí cố định mới là : 462.400
- Tổng số dư đảm phí mới: 152.4 * 6000 = 914.400
- Số dư đảm phí hiện tại: 745.920.
- Số dư đảm phí tăng thêm: 914.400 - 745.920=168.480
- Định phí tăng thêm : 5000
- Lợi nhuận tăng thêm: 163.480
Như vậy: Nếu thực hiện phương án này thì doanh nghiệp sẽ đạt được lợi nhuận là:
288.520 + 163.480 = 452.000
Để so sánh lựa chọn các phương án trên ta nghiên cứu qua bảng phân tích sau:
BẢNG TỔNG HỢP SỐ LIỆU LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN
Chỉ tiêu
Phương án
hiện tại
Phương
án 1
Phương
án 2
Phương
án 3
1. Doanh thu
2.040.000
2.520.000
2.550.000
2.532.000
2. Biến phí
1.294.080
1.617.600
1.617.600
1.617.600
3.Số dư đảm phí
745.920
902.400
932.400
914.400
4. Định phí
457.400
457.400
467.400
462.400
5.Lãi thuần
288.520
445.000
465.000
452.000
6.Chi phí cho 1 đồng lợi nhuận
6.07
4.7
4.5
4.6
Nhận xét: Qua bảng phân tích trên ta thấy phương án 2 là phương án tối ưu nhất với mức lợi nhuận cao nhất là 465.000 và chi phí cho 1 đồng lợi nhuận thấp nhất là 4,5 trong mối quan hệ tương quan với các phương án khác.
PHẦN III: KẾT LUẬN
Trên đây là một số trường hợp chủ yếu về việc đánh giá vai trò quan trọng của Kế toán quản trị trong Doanh nghiệp. Với những trường hợp trên, Doanh nghiệp có thể kết hợp một cách linh hoạt các phương án để đạt được mức lợi ích tối ưu.
Trong thời gian nghiên cứu, bài thảo luận của chúng em không tránh khỏi những sai sót. Rất mong nhận được sự góp ý của cô để bài làm của chúng em hoàn chỉnh hơn
Chúng em xin chân thành cảm ơn !
Hưng Yên, ngày 12 tháng 10 năm 2010
Nhóm thực hiện
Nhóm 8
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc
BIÊN BẢN THẢO LUẬN NHÓM
MÔN: KẾ TOÁN QUẢN TRỊ
Nhóm 8: Lớp HK2 - K5
Buổi 1:
Thời gian: Ngày 30 - 09 - 2010
Từ 14h30 – 16h00
Địa điểm: Tại giảng đường A1 trường Cao đẳng Tài chính - Quản trị kinh doanh
Thành viên có mặt: 10/10
Nội dung thảo luận: Cả nhóm tập trung tìm hiểu về đề tài cần nghiên cứu. Nhóm chia thành hai nhóm nhỏ gồm nhóm A từ thành viên STT71 đến STT75: Phân tích chi phí thành biến phí và định phí, và thực hiện công việc kế toán quản trị cung cấp thông tin giúp các nhà quản trị DN ra quyết định kinh doanh về việc thay đổi kết cấu chi phí. Nhóm B từ thành viên STT 76 đến STT 80: Phân tích chi phí thành biến phí và định phí, tách chi phí hỗn hợp và thực hiện công việc kế toán quản trị cung cấp thông tin giúp các nhà quản trị DN ra quyết định kinh doanh về việc thay đổi giá bán sản phẩm và thay đổi khối lượng sản phẩm tiêu thụ.
Tại buổi thảo luận nhóm có một số ý kiến của cac thành viên trong nhóm đưa ra về đề tài thảo luận. Bạn: Trương Thị Kim Oanh cho rằng:
Chi phí văn phòng phẩm và chi phí điện nước mua ngoài phục vụ cho sản xuất là những chi phí hỗn hợp vì vậy cần phải phân tích hai chi phí này thành định phí và biến phí và áp dụng công thức:
Ymax = A + bxmax
Ymin = A + bxmin
Với A là định phí
b là biến phí đơn vị
tại mức công suất 6000(cực đại) và mức công suất 3000(cực tiểu). Từ đó tìm được định phí và biến phí đơn vị.
Và một số ý kiến khác của các thành viên trong nhóm cũng được đưa ra trong buổi thảo luận nhóm…
Buổi 2:
Thời gian: Ngày 06- 10 – 2010
từ 08h30 – 10h30
Địa điểm: Tại giảng đường A1 trường Cao đẳng Tài chính - Quản trị kinh doanh
Thành viên có mặt: 10/10
Nội dung thảo luận : Tổng hợp bài của từng thành viên trong mỗi nhóm làm bài hoàn chỉnh, sữa chữa lại các lỗi trong bài làm.
Tiến hành cho điểm từng thành viên
Bảng tổng hợp công việc và cho điểm đánh giá từng thành viên
STT
Họ và tên
Ngày sinh
Xếp
loại
71
Đặng Thị Oanh
10/10/1987
A
72
Trương Thị Kim Oanh
31/10/1988
A
73
Nguyễn Thị Oanh
24/10/1987
A
74
Nguyễn Văn Phúc
08/11/1986
A
75
Nguyễn Thị Phương
20/01/1987
A
76
Nguyễn Thị Phương
08/04/1986
A
77
Nguyễn Thị Phương
10/08/1988
A
78
Đỗ Thị Phượng (Thư ký)
05/11/1987
A
79
Nguyễn Thị Phượng (Nhóm trưởng)
07/05/1987
A
80
Nguyễn Thị Phượng
24/11/1987
A
Hưng yên, ngày 12 tháng 10 năm 2010
Nhóm trưởng: Thư ký:
Nguyễn Thị Phượng Đỗ Thị Phượng
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- TLTV1148.doc