Đề tài Vấn đề tiền lương tiền thưởng ở xí nghiệp đầu máy Hà Nội

MỤC LỤC MỘT SỐ SUY NGHĨ VỀ TIỀN LƯƠNG TIỀN THƯỞNG Ở XÍ NGHIỆP ĐẦU MÁY HÀ NỘI PHẦN 1 Quá trình hình thành và phát triển xí nghiệp đầu máy Hà nội 1. SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN 2. LĨNH VỰC NGÀNH NGHỀ KINH DOANH 3. Một số chỉ tiêu kinh tế của đơn vị: 4. Các yếu tố, điều kiện của quá trình sản xuất kinh doanh: 4.1. Thị trường khách hàng: 5. Chất lượng và quản lý chất lượng: Vấn đề chất lượng được đưa lên hàng đầu, chất lượng có tốt thì máy chạy PHẦN II THỰC TRẠNG VỀ TIỀN LƯƠNG TIỀN THƯỞNG CỦA XÍ NGHIỆP ĐẦU MÁY HÀ NỘI 1. Các chế độ tiền lương tiền thưởng hiện nay của nhà nước ta. 1.1. Các chế độ chính sách tiền lương hiện nay: 1.2. Tiền thưởng và các hình thức khen thưởng: 2. Các nguồn hình thành quỹ tiền lương tiền thưởng của Xí nghiệp Đầu máy hà nội 3. Các hình thức trả lương hiện nay của Xí nghiệp Đầu máy Hà Nội Do đặc thù của ngành và riêng Xí nghiệp Đầu máy Hà Nội nên việc trả lươ 4. Đánh giá khái quát thực trạng của việc trả thù lao động tại Xí nghiệp Đầu máy Hà Nội PHẦN III CÁC GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN TIỀN LƯƠNG TIỀN THƯỞNG Ở XÍ NGHIỆP ĐẦU MÁY HÀ NỘI 1-Xu hướng phát triển của ngành đường sắt và xí nghiệp Đầu máy HN . 2- Một số giảỉ pháp nhằm hoàn thiện các hình thức tiền lương tiền thưởng người lao động tại Xí ngiệp đầu máy Hà Nội. 3- Một số kiến nghị với cơ quan cấp trên.

doc67 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2751 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Vấn đề tiền lương tiền thưởng ở xí nghiệp đầu máy Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
giờ kỹ thuật qui định cho khu gian chạy tàu - Đối với máy dồn: được xác định hoàn thành kế hoạch dồn. Cách phân loại đúng giờ: Loại Giờ ra kho Đúng giờ khu gian Đối với máy dồn, đẩy (1) (2) (3) (4) A +10 +5 Hoàn thành kế hoạch B +10 ¸ 15 ph +5 ¸ 10ph Chậm tiến độ C + Trên 15 ph + Trên 10 ph Không hoàn thành kế hoạch Loại A: (2) = A + (3) = A - Loại B: (3) = B - Loại C: (2) = C + (3) = C ; hoặc (3) = C Xem xét để phân loại đối với các trường hợp đặc biệt: Báo cáo vận chuyển trưởng tàu không ghi ngờ hoặc chỉ ghi giờ đi và đến, thì xếp chỉ tiêu đúng giờ khu gian loại B. - Báo cáo vận chuyển máy dồn không có xác nhận thực hiện kế hoạch dồn của nhà ga, xếp chỉ tiêu đúng giờ chạy tàu loại B. - Báo cáo vận chuyển không ghi giờ ra kho, xếp chỉ tiêu giờ ra kho loại C. Ghi chú: Đối với những chuyến tàu hàng, tàu thoi không có thời trình, thì áp dụng tính thời gian chạy trong khu gian bằng công thức: TGkg = (km/h) Trong đó: TGkg : thời gian chạy khu gian QĐ: Quãng đường chạy Vdcl : tốc độ đường cho phép công lệnh tốc độ. 5. Xếp hạng chuyến tàu và thanh toán * Tổng hợp 2 chỉ tiêu an toàn và đúng giờ: Chuyến tàu loại A: an toàn = A; Đúng giờ = A Chuyến tàu loại B: có một trong hai chỉ tiêu đạt loại B. Chuyến tàu loại C: có một chỉ tiêu đạt loại C * Chất lượng chuyến tàu được thanh toán: Loại A = 100% đơn giá Loại B = 60% đơn giá Loại C = 40% đơn giá * Trong một chuyến tàu: Tài xế hưởng 100% đơn giá Phụ tài xế hơi nước, hưởng 75% đơn giá. Phụ tài xế TY, TG, D12E Đông phong, TYR hưởng 60% đơn giá/ 3.2.1.2. Khoán bảo dưỡng I. Khoán bảo dưỡng đầu Diezen: a. Đối tượng: - Công nhân lái máy làm phần việc qui định cho ban máy khi đầu máy vào xưởng sửa chữa định kì và bất thường trong tháng. - Đơn vị khoán là đội lái máy. b. Đơn giá khoán: ĐG = x Kcv Trong đó: - GĐ: Đơn giá giờ bảo dưỡng - LCLcv : Lương cấp bậc công việc - Lmin : Lương tối thiểu - Gcd : Giờ công chế độ - K=cv : Hệ số công việc Cụ thể: ĐG (h) = x 1,10 = 4.605 đ/h c. Giờ khoán và lương khoán các cấp Thời gian gia tăng khi nối thêm xe theo QĐ 432/ĐSVN 3-5-1997 qui định thời gian nối thêm xe, cắt xe, nối thêm máy trong các khúc đoạn của tàu Thống Nhất. Cụ thể: nối thêm xe 10 phút ® cắt xe 7 phút. Thời gian nối máy đẩy 5 phút, cắt đẩy 2 phút chạy thêm các chặng: Hà Nội - Vinh số chẵn 5 phút, số lẻ 4 phút Vinh - Đồng Hới 6 phút; Đồng Hới - Huế 5+5 phút. Huế - Hà Nội 6+5 (chẵn + số lẻ). Đầu máy TY Đầu máy D12 Đổi mới Cấp s/c Giờkhoán(h) Cấp s/c Giờkhoá(h) Cấp s/c Giờkhoán (h) R0 16 R0 16 R0 16 Rt 16 RM 16 RM 16 R1 32 RMX 32 RMX 32 R2 120 Rv 120 RV 120 RK + đại tu 160 RS + đại tu 160 RK + đại tu 160 Lâm tu 48/máyVD Lâm tu 48/máyVD Lâm tu 48/máyVD d. Cách chia lương bảo dưỡng: Theo công thức: Lbdj = x Nbdj x Kbd Trong đó: - Lbdj = Lương bảo dưỡng của CN thứ được được nhận - ĐGmc = Đơn giá bảo dưỡng máy cấp - MC = Máy bảo dưỡng các cấp - Gbdmc = giờ bảo dưỡng cả tháng của đội L. máy - Nbdj = Giờ bảo dưỡng của CN thứ được - Kbd = Hệ số công việc bảo dưỡng, trong đó + Tài xế trưởng = 1,4 + Tài xế = 1,0 + Phụ tài xế = 0,8 đ. Một số qui qui về BDĐM điezen - Máy vào cấp ra xưởng (hoặc lâm tu), nếu đi chuyến đầu tiên gây trở ngại tầu mà nguyên nhân do không làm bảo dưỡng tốt hoặc quá trình theo dõi nhận máy không tốt gây nên, thì tiên lương bảo dưỡng của máy cấp đó bị giảm 50%. - Máy vào cấp không có công nhân lái máy theo dõi làm bảo dưỡng thì những ngày đó không được tính lương bảo dưỡng của máy (đơn giá máy cấp bị khấu trừ). - Làm chất lượng cho máy E1, S1, M1, Vinh nhanh, được tính thanh toán bảo dưỡng R0. - Máy bảo dưỡng đạt 50 điểm được thanh toán bảo dưỡng R0. II. Khoán rửa đầu máy hơi nước Hiện nay chúng loại máy này không sử dụng nhưng đầu máy vẫn ở chế độ trực. a. Đối tượng: là ban máy tham gia rửa kiểm đầu máy hơi nước b. Đơn giá: Tính cho 01 máy rửa kiểm Chia lương trực tiếp theo giờ tham gia bảo dưỡng của công nhân. áp dụng đơn giá khác nhau đối với máy rửa các trạm đầu máy ĐGr = x 1,15 = 4814 đ/h + Khoán máy rửa kiểm tra trạm Giáp Bát = 96h. 4814 x 96 = 462.144 đ/máy + Khoán máy rửa kiểm tra trạm Ninh Bình, Hải Phòng = 144h. 4814 x 144 = 693.216 đ/máy Máy rửa kéo dài quá thời gian khoán, thì ban máy rửa kiểm được để lại một người theo dõi và hưởng lương "thời gian bảo dưỡng" của công nhân lái máy bằng 8 giờ 1 ngày cho đến khi máy ra xưởng. c. Chỉ tiêu khoán + Có 10 chỉ tiêu khoán đối với 01 máy rửa kiểm: 1. Làm đủ thủ tục đưa máy rửa về. Nộp sổ khai máy Ra lửa đúng tiêu chuẩn kỹ thuật, ra hết cát bi, cào sạch xỉ. Làm vệ sinh máy Làm đúng các thủ tục qui định khi giao máy cho xưởng. 2. Kiểm tra và làm len bấc, điều chỉnh xi phông, thông các lỗ đầu biên, lỗ dầu phụ, lỗ dầu buột. Làm vệ sinh các bình dầu. Hút hết nước trong các hộp dầu, điều chỉnh hệ thông dầu cơ giới, dầu buột tăng đe. 3. Theo dõi việc giải thể lắp ráp theo chế độ luân kiểm và theo sổ khai máy, bảo đảm chất lượng sửa chữa. 4. Thay guốc hãm điều chỉnh đúng cự li. 5. Kiểm tra điều chỉnh toàn bộ dầu buột, kiểm tra căn biên. 6. Trông lửa, đảm bảo hơi nước cho thợ sửa chữa bơm gió, bơm nước, chạy thử máy. 7. Kiểm tra và sửa chữa dụng cụ. 8. Chạy thử, kiểm tra lại toàn bộ chất lượng sửa chữa, TX trưởng ký nhận bàn giao máy ra vận dụng. 9. Làm lại vệ sinh máy. 10. Nếu ban máy đảm nhận việc đốt lò được hưởng thêm đơn giá đốt lò. + Cách chia đơn giá theo 10 chỉ tiêu. Nội dung công việc Tỷ lệ % Thành tiền Ghi chú Nội dung 1 25% Đạt thì hưởng đủ Nội dung 2 13% - Nội dung 3 5% - Nội dung 4 17% - Nội dung 5 3% - Nội dung 6 11% - Nội dung 7 11% - Nội dung 8 5% - Nội dung 9 5% - Nội dung 10 5% Ban máy đốt lò thì hưởng đ. Nội dung bảo hành: + Máy rửa ra xưởng: đối với trạm xa, chạy chuyến đầu tiên về trạm, đối với trạm Giáp Bát, dồn ngày đầu tiên. Nếu xảy ra sự cố gây hư hỏng chậm tàu hoặc bãi bỏ kế hoạch dồn, mà nguyên nhân do theo dõi bảo dưỡng của ban máy, thì phạt trừ 50% tiền lương khoán rửa. + Tụt đinh chì trong xưởng do trách nhiệm ban máy thì phạt trừ 100% tiền khoán rửa. + Bốn nội dung sau đây, nếu ban máy thực hiện không tốt thì trừ với tỉ lệ như sau: Nội dung 1 trừ 5% tổng tiền khoán rửa Nội dung 2 trừ 2% tổng tiền khoán rửa Nội dung 3 trừ 50% tổng tiền khoán rửa Nội dung 4 trừ 20% tổng tiền khoán rửa e. Tỉ lệ chia lương khoán: Tài xế = 1,2 Phụ tài xế = 1,00 3.2.2. Trả lương khoán cho khối sửa chữa - Đối tượng áp dụng: Toàn bộ công nhân lao động trực tiếp tại các phân xưởng sửa chữa hưởng lương khoán: phân xưởng sửa chữa đầu TY, D12E, D19E, phân xưởng cơ khí... (cụ thể là các tổ ,nhóm, trực tiếp sản xuất và hưởng lương khoán) -Sửa chữa ,bảo dưỡng đầu máy Điêden ở các cấp sửa chữa theo tu trình và những phần việc phát sinh ngoài tu trình. - sửa chữa gia công khôi phục,chế tạo phụ tùng máy móc,thiết bị nhà xưởng công trình của xí nghiệp giao cho các tổ sản xuất,các phân xưởng. Quỹ lương sản phẩm hàng tháng của các tổ trong phân xưởng sửa chữa, được xác định dựa trên sốlượng sản phẩm đã hoàn thành các cấp sửa chữa của đầu máy mà phân xưởng đó sửa chữa đạt tiêu chuẩn chất lượng. - Quỹ lương sản phẩm của phân xưởng được xác định theo công thức sau: QLK= ( SP.ĐGSP) + (....) Trong đó: QLK: Quỹ lương sản phẩm của phân xưởng bộ phận. + Σ SP =Tổng số sản phẩm thực hiện được trong tháng- hoặc số giờ công. + ĐG = Đơn giá sản phẩm, đơn giá công + = lương làm công việc phát sinh ngoài tu trình hoặc giờ công phát sinh ngoài mức giao khoán = SP.ĐG hoặc = Công . ĐG công Pbh = tiền phạt bảo hành * Ghi chú: Quỹ lương khoán của tổ sản xuất còn đươc cộng thêm khoản tiền lương thời gian của tổ trưởng theo quy định với đơn giá: Mức giờ tổ trưởng 1 tháng Lmin 2,74 ( Hệ số lương 2,74 là mức TCT ĐSVN quy định về chi phí tiền lương các sản phẩm sửa chữa đầu máy toa xe theo QĐ 62/ QĐ-ĐS –TCCB- ngày 16/06/2002. Gồm : + Hệ số cấp bậc công việc = 2,65 + Hệ số phụ cấp lương bình quân = 0,09 ) - Cách chia lương cho cá nhân trong tổ, nhóm : Công thức chia lương cho từng cá nhân trong tổ, nhóm : ( 9 ) Trong đó: Ti : Lương của người thứ i được nhận QLK : Quỹ lương khoán của tổ nhóm Npp : Tổng xuất phân phối của cả tổ ni : Suất phân phối của người thứ i Cách tính ni : ni = n1i + n2i Trong đó : (11 ) (12) + nk : Số giờ chế độ tham gia làm khoán + nth : Số giờ làm thêm ngoài giờ chế độ + Đns : Điểm năng suất chất lượng + LCB : Lương cấp bậc cá nhân ( HSL . Lmin) + LCBbq : Lương cấp bậc bình quân của tổ. _ Quy định cách chấm công chấm điểm năng suất của tổ, nhóm làm lương khoán : Hàng ngày, khi hết ngày làm việc, tổ trưởng SX tiến hành chấm công cho mỗi thành viên trong tổ bằng phiếu chấm công theo mẫu quy định. Nội dung chấm công bao gồm : + giờ làm khoán theo chế độ + giờ làm khoán được trừ + Giờ làm thêm vào ngày nghỉ, giờ nghỉ + Điểm năng suất chất lượng Vào đầu giờ làm việc hôm sau, kết quả chấm cồg ngày hôm trưýc được tuyên bố cho các thành viên toàn tổ biết. 1/ Giờ làm khoán ( nk ): Là giờ mà người công nhân trực tiếp tác động vào sản phẩm để mang lại hiệu quả cho SX. trong đ/k bình thường, với năng suất chất lượng công tác bình thường, người công nhân hoàn thành các công việc được giao theo cấp bậc thợ cỷa mình, thì khi hết ngày làm việc được tính đủ 8 giờ làm khoán. a/ Giờ làm khoán được cộng thêm : Trong ngày làm việc, khi đã hoàn thnàh phần việc được giao sớm hơn số giờ giao khoán, thời gian còn lại, nếu nhận thêm việc khác để đẩy nhanh tiến độ thi số giờ làm thêm được cộng thêm vào giờ làm khoans trong ngày. b/ Giờ làm khoán bị trừ : + Đến nơi làm việc muộn giờ từ 15 phút trở lên, muộn bao nhiêu giờ trừ đi bấy nhiêu giờ. + Làm sản phẩm không đạt yêu cầu thì làm lại, thời gian làm lại không được tính giờ làm khoán; Trườnghợp nếu người khác khắc phục hậu quả, thì người gây nên bị trừ đúng số giờ mà người khác phải khắc phục. 2/ Giờ làm thêm ( nth ) : Được giao thêm công việc và phải đi làm vào những giờ nghỉ, ngày nghỉ thì thời gian đó được tính là giờ làm thêm. Giờ làm thêm được tính như sau : + Làm thêm vào giờ nhỉ trong ngày : cứ làm thêm 1 giờ được tính = 1,5 giờ. + Làm thêm vào ngày nghỉ hàng tuần ( thứ 7, chủ nhật): cứ làm thêm 1 giờ được tính = 2 giờ. + Làm thêm vào ngày nghỉ Lễ, Tết : cứ làm thêm 1 giờ tính = 3 giờ. Ghi chú : Nếu công việc định mức giao trong ngày mà không hoàn hành được, phải làm thêm giờ trong ngày hoặc them giờ vào ngày nghỉ để hoàn thành công việc đã giao ,thì giờ làm thêm đó không được tính. 3/ Điểm năng suất chất lượng ( Đns ) : Bình điểm năng suất chất lượng (NSCL) cho cá nhân được tiến hành sau mỗi ngày làm việc. a/ Điểm chuẩn: Hoàn thành công việc dược giao với năng suất lao động và chất lượng công tác ở mức trung bình (hoàn thành định mức với cấp bậc công việc của tổ ) : Đạt 8 điểm. b/ Điểm cộng : Nếu làm thêm giờ ( kể cả nhận thêm việc khi đã hoàn thành mức khoán và làm thêm ngoài giờ theo yeeu cầu cấp trên ) thì cứ làm thêm một giờ được cộng thêm 2 điểm ( trường hợp kéo dài giờ làm việc để hoàn thành định mức trong ngày thì không được coi là giờ làm thêm ). c/ Điểm trừ : + Không hoàn thành định mức trong ngày, cứ hụt một giờ trừ 2 điểm. + Phản công sản phẩm bị trừ từ 2 điểm đến 8 điểm. + không chấp hành mệnh lệnh sản xuất gây chậm tiến độ, vi phạm nội quy lao động như : uống rượu, say rượu trong giờ làm việc, không sử dụng đúng trang bị phòng hộ bị trừ từ 2 điểm đến 8 điểm. + Để xảy ra sự cố uy hiếp đến an toàn lao động trừ 2 điểm. Ghi chú : Những giờ không trực tiếp tác động vào sản phẩm thì không chấm điểm năng suất lao động. 3.2.3. LƯƠNG SẨM LẺ TRỰC TIẾP Lương sả phẩm lẻ trực tiếp là cách trả lương mà tiền lương được tính cho từng sả phẩm đơn chiếc và được cộng lại trong tháng để trả trực tiếp cho từng người lao động . đối tượng áp dụng : áp dụng đối với công nhân gia công cơ khí và cắt gọt kim loại ,bao gồm : công nhân tiện , phay , bào , khoan , rèn , đúc , nhiệt luyện kim loại . Cách tính lương : HSL . Lmin .Hdc Ti = ------------------------ . Tổng ( SP . Đm . [ 1 + Kcb ] ) Ncd Trong đó : Ti : Lương trong tháng của người thứ i SP : Số sản phẩm lẻ Đm : Định mức sản phẩm lẻ Kcb :Hệ số điều chỉnh theo cấp bậc công việc Hdc :Hệ số điều chỉnh lương tối thiểu theo quỹ lương xí nghiệp VD: phân xưởng có 3 tổ sản xuất hưởng lương khoán sản phẩm thì mỗi tổ có nhiệm vụ khác nhau với cường độ làm việc khác nhau nên đơn giá của mỗi tổ khác nhau (% của Qj) đơn giá này do phòng tổ chức và phân xưởng cân đối xây dựng lên. Tháng 12/2003 phân xưởng đổi mới có mức sản lượng và quỹ lương như sau: TT Tên sản phẩm Đơn vị Đơn giá Số lượng Thành tiền R0 ĐM 110.000 16 1.760.000 Chỉnh lại E1, S1 ĐM 166.000 75 12.450.000 RM ĐM 752.000 7 5.264.000 RMX ĐM 1.512.000 6 9.072.000 RV ĐM 11.872.000 1 11.872.000 RS ĐM 19.000.000 0,5 9.500.000 % sửa chữa ngoài phạm vi theo cấp giờ 2.780 500 1.390.000 (% ngoài phạm vi được qui định theo máy ở các cấp sửa chữa). - Quỹ lương của các tổ được tính theo phương pháp sau: Chấm công bình điểm và phân phối tiền lương Theo quy chế trả lương kèm theo QĐ số: 18 QC/ĐM ngày 06/10/2003 Quy chế trả lương của xí nghiệp dầu máy Hà Nội một mặt trả lương theo cấp bậc lương trong hệ thống quy thang bảng lương theo NĐ 26/CP ngày 23/5/2003 của Chính phủ, mặt khác theo trình độ kỹ thuật chuyên môn, tay nghề và hiệu quả công tác của từng người. Chấm công khoán và bình điểm NSCL là một vấn đề hết sức nhạy cảm, nó không những đánh giá trình độ, khả năng hoàn thành công việc của người lao động mà còn xác nhận giá trị kết quả lao động của người lao động trong một quá trình làm việc. Nếu bình điểm NSCL chính xác thì bảo đảm phân phối tiền lương đúng theo kết quả lao động, khuyến khích người lao động hăng say làm việc, từ đó tạo điều kiện hoàn thành tốt kế hoạch. Vì vậy việc chấm công, bình điểm NSLĐ có ý nghĩa rất quan trọng trong việc phân phối tiền lương khoán, lương sản phẩm. 1. Quy định về ngày công. Việc chấm công để thanh toán lương vẫn thực hiện theo các quy định hiện hành. Đối với các đơn vị thực hiện trả lương theo chế độ tiền lương thời gian thì tổng ngày công không quá số ngày công chế độ (số ngày trong tháng trừ đi các ngày nghỉ tuần), ngày lễ nếu trùng vào ngày nghỉ tuần thì được nghỉ bù vào ngày tiếp theo. Phần tổng hợp bảng công phải phân biệt: công làm khoán theo chế độ, giờ làm thêm, điểm năng suất chất lượng và các công nghỉ khác liên quan đến việc thanh toán lương. 2. Chấm công làm khoán và bình điểm năng suất chất lượng (NSCL) ở tổ làm khoán. Tổ trưởng căn cứ bảng phân công để chấm công, tính giờ khoán, giờ làm thêm, dự kiến điểm NSCL cho từng người (có sự tham gia của các nhóm trưởng) và đưa ra tổ để anh em tham gia vào giờ đầu ngày hôm sau. Sau khi đã thống nhất thì tổ trưởng kết luận, công bố giờ khoán, giờ làm thêm, điểm NSCL của từng người ngày hôm trước trước khi phân công tác và ghi vào sổ chấm công. Nội dung chấm công, bình điểm bao gồm: Giờ làm khoán theo chế độ, giờ làm thêm (giờ khoán được cộng thêm và giờ khoán bị trừ), điểm NSCL (điểm NSCL được cộng thêm và điểm NSCL bị trừ). a. Công làm khoán. + Công làm khoán là giờ công trong chế độ (một ngày bằng 8 giờ) trực tiếp tác động vào sản phẩm của người lao động để hoàn thành công việc được phân công theo đúng cấp bậc của mình. Công nhân trực sản xuất ngày hôm trước, hôm sau nghỉ bù thì trong bảng chấm công vẫn thể hiện đầy đủ nhưng giờ khoán, điểm NSCL và giờ làm thêm (nếu có) được tính cho ngày nghỉ bù. Công nhân có làm thêm giờ mà nghỉ bù thì ngày nghỉ bù được trả giờ khoán và điểm NSCL như ngày thường, số giờ và điểm NSCL trừ vào tổng giờ khoản và điểm NSCL trong tháng. b. Giờ làm khoán được cộng, trừ. + Người lao động đã hoàn thành khối lượng công việc được giao khoán trong ngày nhưng chưa hết thời gian lao động thì được giao thêm việc để sử dụng hết 8 giờ lao động, thời gian làm thêm việc được tính là giờ làm thêm để cộng vào giờ khoán. + Làm thêm giờ vào ngày thường nhân với 1,5; làm thêm vào ngày nghỉ tuần được nhân với 2; làm thêm vào ngày lễ được nhân với 3 lần để cộng vào giờ khoán. Nếu hết giờ làm việc vẫn chưa hoàn thành công việc được giao, phải kéo dài thời gian làm việc để hoàn thành nốt phần việc còn lại thì thời gian kéo dài không được coi là giờ làm thêm. + Đi làm muộn giờ bị trừ vào giờ khoán, muộn bao nhiêu trừ bấy nhiêu. Nếu đi làm muộn dưới một giờ thì dưới 15 phút không tính, từ 15 phút trở lên tính bằng một giờ. + Nếu làm sản phẩm hỏng phải phân công người khác làm lại thì người làm ra sản phẩm hỏng bị trừ giờ khoán bằng số thời gian làm lại. 3. Bình điểm năng suất chất lượng (Điểm NSCL). a. Bình điểm. Điểm chuẩn quy định là 8 điểm cho 8giờ làm việc của người hoàn thành công việc ở mức độ trung bình (Theo cấp bậc công việc của tổ). Xí nghiệp đưa ra hai phương pháp bình điểm cho các nhân, tổ sản xuất hoặc bộ phận được chọn một trong hai phương pháp để áp dụng, nhưng phải đăng ký với phân xưởng và phòng tổ chức lao động. Trong một tháng chỉ được áp dụng một phương pháp bình điểm để bảo đảm sự tương quan về điểm bình trong các ngày. Phương pháp 1: Đặt hế số dãn cách cấp bậc bằng 1 cho bậc 4 là cấp bậc trung bình, hệ số dãn cách các bậc khác trên bậc 4 hoặc dưới bậc 4 được tăng thêm hoặc giảm đi độ dãn cách cấp bậc như sau: Hệ số Bậc 2 Bậc 3 Bậc 4 Bậc 5 Bậc 6 Bậc 7 Hệ số lương 1.64 1.83 2.04 2.49 3.05 3.73 Hệ số dãn cách cấp bậc 0.8 0.9 1.0 1.2 1.5 1.8 Căn cứ hiệu quả công tác của từng cá nhân trong ngày làm việc để xét (Năng suất lao động, chất lượng công tác, có sáng kiến hoặc vận dụng linh hoạt để giải quyết những công việc khó...). Hiệu quả làm việc trong ngày của cá nhân xứng đáng bậc nào thì lấy hệ số dãn các cấp bậc của bậc đó nhân với điểm chuẩn để tính điểm (không quan tâm đến cấp bậc hiện giữ của đối tượng bình). Phương pháp 2. Căn cứ hiệu quả công tác của từng cá nhân trong ngày làm việc để xét (Năng suất lao động, chất lượng công tác, có sáng kiến hoặc vận dụng linh hoạt để quyết những công việc khó...) để xếp hạng năng suất chất lượng A; B; C. Đặt hệ số các hạng: A = 1; B = 0.75; C = 0.5. Tiêu chuẩn các hạng A; B; C do tổ tự xây dựng. Điểm của cá nhân là điểm chuẩn nhân với hệ số hạng thành tích. b. Điểm cộng và điểm trừ. - Điểm cộng: Cứ làm thêm một giờ được công thêm hai điểm. - Điểm trừ: + Không hoàn thành định mức, cứ hụt một giờ định mức trừ hai điểm. + Để xảy ra sự cố uy hiếp an toàn lao động trừ hai điểm. + Phản công sản phẩm trừ từ 2 đến 8 điểm + Không chấp hành mệnh lệnh sản xuất gây chậm tiến độ; vi phạm nội quy lao động (Uống rượu, say rượu trong giờ làm việc; không sử dụng đúng trang bị phòng hộ lao động...) trừ từ 2 đến 8 điểm. 4. Phân phối lương khoán ở tổ. + Công thức 9: Chia lương khoán cho cá nhân + Công thức 10: Tính xuất phân phối cho cá nhân ni = Hcb x nli + Hcv + n2i Trong đó: Hệ số lương cấp bậc của người thứ i; HCV: Hệ số lương cấp bậc của công việc của tổ. 5. Một số ví dụ về chấm công khoán và bình điểm NSCL. a. Chấm công, bình điểm NSCL theo phương pháp 1. Ví dụ 1: Công nhân A được phân công làm một công việc yêu cầu kỹ thuật là bặc 4. định mức lao động là 8h, công nhân A hoàn thành công việc đúng thời hạn. Chấm giờ khoán và bình điểm như sau: Công nhân A hoàn thành công việc đạt giờ kháon - 8; điểm NSCL = 8 x 1 = 8 Ví dụ 2: Công nhân B đưẻc phân công làm một công việc yêu cầu kỹ thuật là bặc 3, định mức lao động là 8h, công nhân B hoàn thành công việc đúng thời hạn. Chấm giờ khoán và bình điểm như sau: Công nhân B hoàn thành công việc đạt giời khoán = 8; điểm NSCL = 8 x 0.9 » 7. Ví dụ 3: Công nhân C được phân công làm một công việc yêu cầu kỹ thuật là bặc 5, định mức lao động là 8h, công nhân C hoàn thành công việc đúng thời hạn. Chấm giờ khoán và bình điểm như sau: Công nhân C hoàn thành công việc đạt giờ khoán = 8h; điểm NSCL = 8 x 1.2 » 10. Ví dụ 4: Công nhân D được phân công làm một công việc yêu cầu kỹ thuật là bặc 5, định mức lao động là 8h, công nhân D hoàn thành công việc trước 2 tiếng và tiếp tục làm thêm đến hết giờ làm việc. Chấm giờ khoán và bình điểm như sau: Công nhân D hoàn thành công việc đạt giời khoán = 8h. Giời khoán được công thêm 2 giờ, tổng giờ khoán = 10; điểm NSCL = 8 x 1 -= 8, điểm cộng thêm = 2 x 1,5 = 3, tổng điểm = 11. Ví dụ 5: Công nhân Đ được phân công làm một công việc yêu cầu kỹ thuật là bặc 3, định mức lao động là 8h, công nhân Đ hoàn thành công việc trước 2 tiếng và tiếp tục làm thêm đến hết giờ làm việc. Chấm giờ khoán và bình điểm như sau: Công nhân D hoàn thành công việc đạt giời khoán = 8h. Giời khoán được công thêm 2 giờ, tổng giờ khoán = 10; điểm NSCL chuẩn = 8 x 0,9 » 7, điểm cộng thêm = 2 x 1,5 = 3, tổng điểm = 10. Ví dụ 6: Công nhân E được phân công làm một công việc yêu cầu kỹ thuật là bặc 5, định mức lao động là 8h, công nhân E hoàn thành công việc trước 2 tiếng và tiếp tục làm thêm đến hết giờ làm việc. Chấm giờ khoán và bình điểm như sau: Công nhân E hoàn thành công việc đạt giời khoán = 8h. Giời khoán được công thêm 2 giờ, tổng giờ khoán = 10; điểm NSCL chuẩn = 8 x 1,2 = 10, điểm cộng thêm = 2 x 1,5 = 3, tổng điểm = 13. Ví dụ 7: Công nhân F được phân công làm một công việc yêu cầu kỹ thuật là bặc 5, định mức lao động là 8h, công nhân F hoàn thành công việc đúng thời hạn; ngày chủ nhật tổ yêu cầu công nhân F làm thêm 4 tiếng ngoài giờ. Chấm giờ khoán và bình điểm như sau: Công nhân F hoàn thành công việc đạt giời khoán = 8h. Điểm NSCL = 8 x 1,2 = 10. Ngày chủ nhật (ngày nghỉ tuần) công nhân F làm thêm 4h, giờ khoán được cộng thêm là 4 x 2 = 8; điểm NSCL cộng thêm = 4 x 2 = 8. a. Chấm công, bình điểm NSCL theo phương pháp 2. Ví dụ 8: Công nhân A trong ngày làm việc được xếp hạng A. Chấm giờ khoán và bình điểm như sau: Công nhân A hoàn thành công việc đạt giờ khoán = 8; điểm NSCL = 8. Ví dụ 9: Công nhân B trong ngày làm việc có năng suất chất lượng được xếp hạng B. Chấm giờ khoán và bình điểm như sau: Công nhân B hoàn thành công việc đạt giờ khoán = 8; điểm NSCL = 8 x 0,75 = 6. Ví dụ 10: Công nhân C trong ngày làm việc có có năng suất chất lượng kém được xếp hạng A. Chấm giờ khoán và bình điểm như sau: Công nhân C hoàn thành công việc đạt giờ khoán = 8h; điểm NSCL = 8 x 0,5 = 4. Ví dụ 11: Công nhân D trong ngày làm việc được xếp hạng A, hết 8h và phần công làm thêm 4 giờ. Chấm giờ khoán và bình điểm như sau: Công nhân D hoàn thành công việc đạt 8h giờ khoán được công thêm là 4 x 1,5 = 6, tổng giờ khoán = 14; điểm NSCL = 8 + 4 x 2 = 16. Ví dụ 12: Công nhân Đ được bố trí làm thêm 8 giờ và ngày nghỉ tuần, công nhân Đ hoàn thành công việc với chất lượng tốt. Chấm giờ khoán và bình điểm như sau: Giờ khoán được cộng thêm là 8 x2 = 16, điểm NSCL = 8 x2 = 16. 3.3. Một số quy chế trả lương thưởng 3.3.1. Căn cứ thông tư số 23/1998/TT-BGTVT ngày 7/2/1998 qui định thời gian làm việc và thời giờ nghỉ ngơi đối với những người làm công viêcông ty có tính chất đặc biệt trong vận tải đường sắt. Căn cứ thực hiện trạng sản xuất Xí nghiệp Đầu máy Hà Nội qui định thực hiện làm việc 40 giờ/tuần từ 01-01-2000. - Thực hiện làm việc 40 giờ/tuần đối với các bộ phận sản phẩm, phòng ban nghiệp vụ (trước là 48 h/tuần). - Đối với công nhân lái máy thời gian trực tiếp lái máy không quá 132 giờ trong 1 tháng, thời gian nghỉ sau 1 hành trình chạy tầu để chuyển sang hành trình tiếp theo ít nhất là 12 giờ. - Đối với bộ phận làm ban kíp nay sắp xếp lại chế độ ban kíp để đảm bảo 40 giờ trực tiếp làm việc trong tuần. . Chế độ làm việc 3 ban có thay nghỉ lên ban không quá 12h, xuống ban ít nhất 22 giờ, số ban tiêu chuẩn trong 1 tháng là 14,7 ban số ban tối đa là 15 ban. . Chế độ làm việc 3 ban tự thay nghỉ (thời gian thực hiện công việc không quá 20 giờ) lên ban không quá 12 h, xuống ban ít nhất 22h. Số ban tiêu chuẩn là 20/tháng Số ban tối đa là 21/tháng. . Chế độ làm việc 2 ban có thay nghỉ áp dụng nơi làm việc không quá 16h trong ngày lên ban không quá 25h xuống ban ít nhất 22h. Số ban tiêu chuẩn là 11, tối đa là 12 ban. Lên ban không quá 12 h, xuống ban ít nhất 10 h. Số ban tiêu chuẩn 22 ban, tối đa 23 ban. . Chế độ làm việc 2 ban tự thay nghỉ áp dụng những nơi làm việc thực tế không quá 12h lên ban không qua 12h xuống ban ít nhất 22h. Số ban tiêu chuẩn 15 tối đa là 16 ban/tháng lên ban không quá 12h, xuông ban ít nhất 10h, số ban tiêu chuẩn là 30, tối đa 21/tháng. . Chế độ làm việc 1 ban: áp dụng những nơi có công việc thực tế không quá 8h. Số ban tiêu chuẩn là 22, tối đa 23 ban/tháng. Thường xuyên có mặt nơi làm việc. Qui định về giờ công qui đổi: TT Chế độ ban kíp Chế độ ban kíp Giờ qui đổi1 ban Số giờ phụ cấp 1 đêm Lên ban Xuống ban 1 2 3 4 5 6 2 3 ban có thay nghỉ 12 24 12 8 3 3 ban tự thay nghỉ 12 24 8,8 6 4 2 ban có thay nghỉ 2 ban có thay nghỉ 24 12 14 12 16 8 5 5 5 2 ban tự thay nghỉ 2 ban tự thay nghỉ 24 12 24 12 11,8 5,9 4 4 6 1 ban có thay nghỉ 24 Các ngày 8 2,5 Làm hành chính 8 Nghỉ tuần 8 8 CN trực ban đêm 4 Công nhân trực ban đêm gồm (lái máy dự phòng, trực điện, trực hàn, trực lâm tu). 3.3.2. Tính giờ công để trả lương, phụ cấp BHXH và tiền ăn giữa ca (giờ công). Giờ công = Số ban x Giờ qui đổi 1 ban - Giờ công được hưởng phụ cấp làm đêm (ca 3). Công ca ba = Số ban ban làm đêm x (cột 6) công nhân lái máy, các chức danh làm việc theo chế độ ban kíp được hưởng phụ cấp làm đêm theo số giờ thực tế làm đêm. - Tiền ăn giữa ca: + Làm việc 8h/ngày mức ăn giữa ca là 5000 đ/xuất. + Làm việc ban kíp công ăn giữa ca được qui đổi để tính tiền ăn giữa ca theo công thức sau: Tiền ăn giữa ca = Giờ công ăn giữa ca x 5000 đ 8 giờ + Công nhân lái máy trực dự phòng, bảo dưỡng làm việc khác mức ăn giữa ca là 5000đ/8h khi lái tầu mức ăn giữa ca là 5000đ/1 cơ báo từ 6 ¸ 12 giờ, Mức ăn giữa ca là 7.500đ/cơ báo trên 12h. 3.3.3. Chế độ bồi dưỡng hiện vật Đối với công việc độc hại như tiếp xúc với dầu mỡ, hàn điện, hàn hơi, tài xế, phụ tài xế... được hưởng chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật với mức là 2000đ/1 ngày công và được trả bằng hiện vật, trị giá với số tiền được hưởng. 3.3.4. Chế độ nghỉ phép hàng năm - Người lao động có 12 tháng làm việc tại doanh nghiệp thì được nghỉ hàng năm hưởng nguyên lương theo qui định sau đây: + 12 ngày đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường. + 14 ngày đối với người làm công việc nặng nhọc độc hại, nguy hiểm + Số ngày nghỉ hàng năm được tăng thêm theo thâm niên làm việc tại doanh nghiệp. Cứ năm năm được nghỉ thêm 1 ngày. + Thời gian nghỉ hàng năm được hưởng lương như sau: lấy số ngày nghỉ hàng năm (kể cả ngày nghỉ được tăng thêm) chia cho 12 tháng nhân với số tháng làm việc thực tế trong năm. - Trả lương ngừng việc. Ngừng việc vì sự cố điện, nước hoặc vì những lý do bất khả kháng được trả lương như sau: + Công nhân viên trong dây chuyền sản xuất chính thời gian ngừng việc được hưởng 70% lương cấp bậc. + Công nhân viên được xí nghiệp giao khoán tự kinh doanh, khi không có mặt bằng kinh doanh được trả lương ngừng việc bằng mức lương tối thiểu. 3.3.5. Qui chế thưởng bảo dưỡng đầu máy tốt và sạch (máy 50 điểm). Hàng tháng các đầu máy đưa vào kiểm tra chấm 50 điểm, có phân hạng chất lượng máy như sau: Hạng A: 48 ¸ 50 điểm. Hạng B: 45 ¸ 47 điểm. Hạng C: từ 44 điểm trở xuống - Thưởng bảo dưỡng máy tốt sạch * Bảo dưỡng máy đạt loại A: Máy đủ km chạy qui định chấm 50 điểm. Máy TY, Đông phong: 4500 km Máy Tiệp, Trung Quốc: 7500 km + Đội trưởng lái máy, trạm trưởng đầu máy, bình quân các máy kiểm tra đạt loại A. Trong đội không có máy loại C. Có tham gia kiểm tra máy 50 điểm của đội mình, trường hợp đội trưởng không tham gia kiểm tra máy 50 điểm thì bị trừ 1 lần vắng mặt là 1 điểm bình quân của đội. + Mức tiền thưởng máy đủ điều kiện đạt 50 điểm. Loại đầu máy Tổ máy Tài xế trưởng Đội trưởng Trạm trưởng Máy TY 70.000 20.000 7.000 20.000 Máy Tiệp, Đổi mới, Đông Phong 100.000 30.000 10.000 + Thưởng đầu máy liên tục đạt 50 điểm. Đầu máy kéo tầu khách, hàng liên tục được thưởng 50 điểm lần thứ 2, 3, 4.. thì được thưởng thêm 10%, 20%, 30%... mức thưởng trên. + Đầu máy đủ điều kiện thưởng đạt 48,49 điểm được thưởng = 50% mức trên. - Tổ kiểm tra máy 50 điểm được thưởng 10.000/1 máy, phân 60% cho phân đoạn vận dụng, 40% cho phòng KCS. + Nếu tổ kiểm tra chấm 50 điểm có sai sót sẽ bị phạt 50.000/máy. 3.3.6. Quy định về trách nhiệm và chế độ đãi ngộ đối với tổ trưởng sản xuất + Tổ trưởng sản xuất do cấp trên chỉ định vừa trực tiếp sản xuất vừa chịu trách nhiệm lãnh đạo một tổ sản xuất. + Tổ trưởng tổ sản xuất có từ 15 người trở lên được sử dụng 2 giờ, trong ca để làm việc chức năng, nhiệm vụ của tổ trưởng và được trả lương như sau: - Lương thời gian nếu tổ sản xuất thực hiện lương thời gian, lương sản phẩm trực tiếp. - Hưởng lương khoán sản phẩm như thời gian trực tiếp sản xuất nếu tổ thực hiện lương khoán tập thể tiền lương trả cho giờ tổ trưởng được trích từ quỹ lương khoán của tổ. + Phụ cấp tổ trưởng: mức phụ cấp bằng 10% tính trên mức lương tối thiểu và công làm việc , tiền phụ cấp được trả cùng kỳ lương tháng.Để khuyến khích CBCNV thi đua sản xuất, nâng cao chất lượng sửa 3.4. Cách chia tiền thưởng tại Xí nghiệp Đầu máy Hà Nội Hàng năm vào các ngày lễ, tết xí nghiệp thưởng bằng tiền cho các CBCNV trong toàn xí nghiệp. Khoản tiền này được trích từ quỹ lương dự phòng. Mức thưởng căn cứ vào ngày công làm việc thực tế của mỗi cá nhân và hệ số lương cơ bản để chia ra thành các khung bậc khác nhau. - Năm 2003 xí nghiệp xét thưởng năm cho CBCNV như sau: Hệ số lương từ 1,52 - 2,04: 3.000đ/1 ngày công thực tế Hệ số lương từ 2,1 - 3,05: 3.500đ/1 ngày công thực tế Hệ số lương từ 3,06 - 3,73: 4.000đ/1 ngày công thực tế Hệ số lương từ 3,73 trở lên: 4.500đ/1 ngày công thực tế - Quy chế chia thưởng trên còn áp dụng cho cả quý 6 tháng đầu năm, cuối năm… Các ngày lễ trong năm thì căn cứ vào tổng quỹ lương dự phòng để xé thưởng, phân phối lại cho cán bộ CNV toàn xí nghiệp. 3.5. Phương thức thanh toán lương Để đảm bảo chi tiêu cho người lao động tạo điều kiện thuận lợi trong sinh hoạt phù hợp với cơ chế thị trường Xí nghiệp Đầu máy Hà Nội có một số quy chế thanh toán lương như sau: - Đối với công nhân lái máy lương tạm ứng (kỳ 1) vào ngày 15 hàng tháng, lương thanh toán (kỳ 2) vào ngày 1-3 của tháng sau. - Khối sửa chữa hưởng lương khoán. Kỳ tạm ứng là (kỳ 1) ngày 20 hàng tháng, kỳ thanh toán (kỳ 2) ngày 5-8 tháng sau. - Khối gián tiếp hưởng lương thời gian. Kỳ tạm ứng là (kỳ 1) ngày 15 hàng tháng, kỳ thanh toán (kỳ 2) ngày 1-3 tháng sau. - Việc thanh toán lương chỉ thực hiện khi các tổ đội, phân xưởng, phòng ban đã làm đầy đủ thủ tục thanh toán bảng biểu theo qui định về thanh toán lương gửi về phòng tổ chức theo mối thời gian qui định. 3.6. Bộ máy quản lý định mức lao động tiền lương ở các bộ phận - Kế hoạch sửa chữa máy theo các cấp (tính hteo km chạy) TT Cấp sửa chữa máy Tiệp, máy đổi mới Km máy chạy Cấp sữa chữa máy TY Km máy chạy R0, Cbị 1.000 R0 500 Rm 10.000 Rt 6.000. Rmx 30.000 R1 18.000 Rv 100.000 R2 60.000 Rs 200.000 Rk 120.000 Đại tu 800.000 Đại tu 500.000 - Tổ sản xuất trực tiếp sửa chữa theo dõi sản lượng đã làm báo cáo về phân xưởng. - Phân xưởng thống kê, kiểm tra lập bảng gửi lại phòng tổ chức lao động để tính lương (vào ngày cuối tháng) - Đối với các trường hợp lâm tu, làm ngoài qui trình cấp hoặc tái chế, khôi phục phụ tùng thì quản đốc phân xưởng trực tiếp giám sát định mức thực tế của sản lượng, sản phẩm đó. - Phòng tổ chức lao động thống kê đối chiếu so với thực tế để tính lương cho toàn phân xưởng. Đồng thời phòng tổ chức cũng thường xuyên cử cán bộ giám sát các bộ phận phân xưởng trong quá trình sản xuất để đánh giá, đưa ra định mức đúng với số lượng sản phẩm thực tế. - Giám đốc xem xét lại và ký duyệt chuyển cho phòng tài vụ. 4. Đánh giá khái quát thực trạng của việc trả thù lao động tại Xí nghiệp Đầu máy Hà Nội 4.1. Ưu điểm - Xí nghiệp thực hiện chế độ làm việc 40h trong 1 tuần từ năm 2000 là một nỗ lực lớn của toàn xí nghiệp. Với đặc thù của ngành đường sắt nói chung và Xí nghiệp Đầu máy Hà Nội nói riêng là không có lúc nào máy ngừng chạy kể cả ngày lễ tết cho nên yêu cầu với người lao động phải tăng cường độ lao động mới đáp ứng được những ngày nghỉ (thứ bảy, chủ nhật) mà vẫn đảm bảo được thu nhập, mặt khác tạo không khí tinh thần làm việc hăng say, thoải mái cho cho người lao động. - Đối với các bộ phận hưởng lương khoán sản phẩm, có sự thưởng phạt rõ ràng với chế độ chính sách, cách trả lương như vậy, làm cho người lao động có trách nhiệm đối với sản phẩm của mình làm cho chất lượng sản phẩm được nâng cao. Khuyến khích công nhân cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ nâng cao được trình độ tay nghề, tạo không khí làm việc vui vẻ có thành tích thì thưởng, phản công sản phẩm thì phạt. - Cách tính điểm năng suất, chất lượng đảm bảo cho người lao động làm việc có hiệu quả sẽ được trả thù lao chính đáng, người làm việc chây lười sẽ bị giảm thu nhập do hình thức chấm điểm năng suất, nó phản ánh đúng sức lao động của công nhân và theo đúng chính sách là làm theo năng lực hưởng theo lao động. 4.2. Nhược điểm và nguyên nhân + Hiện tại còn nhiều hiện tượng tiêu cực nhất là khu vực lái máy đó là việc tài xế bán, cho nhiên liệu gây bức xúc cho đơn vị - nguyên nhân là do chưa có quy chế thưởng phạt đối với trường hợp máy kéo tàu không xử dụng hết lượng nhiên liệu hay tài xế tiết kiệm dọc đường đã nảy sinh tiêu cực. + Chất lượng máy ra xưởng vẫn còn có máy chưa tốt, làm phản công sản phẩm gây thiệt hại cho xí ghiệp và người lao động. - Nguyên nhân: một số công nhân còn làm việc chưa hết trách nhiệm của mình gây nên hư hỏng. + Do chất lượng của vật tư phụ tùng thay thế đôi khi còn chưa đúng chủng loại và chất lượng chưa cao. + Mặt bằng lương giữa các bộ phận chưa đều, bộ phận thì cao, bộ phận lại thấp gây nên tinh thần làm việc của một số người lao động chưa thỏa mãn. VD: Mặt bằng lương phân xưởng TY thường thấp hơn so với các phân xưởng khác. Nguyên nhân: do máy đã quá cũ mức độ hỏng hóc nhiều, cường độ làm việc của bộ phận này cao hơn so với trước trong khi đó đơn giá sản phẩm đã được xây dựng lâu mà không được nâng lên, trong khi giá cả thị trường luôn biến động tăng. Do số lượng lao động dư thừa nên bình quân mức lương/đầu người giảm. - Các bộ phận phục vụ sửa chữa vẫn còn đông lao động, làm việc ít hiệu quả dẫn đến mức thu nhập bình quân đầu người trên toàn xí nghiệp bị giảm. - Đối với công nhân lái máy: Hệ số phức tạp chuyến tầu còn chưa phù hợp, thỏa đáng. VD: tầu khách thường địa phương hệ số là 2,2, máy chạy đơn là 1,2 là hơi thấp. So với các chuyến tầu khác thì cũng đòi hỏi người tài xế phải điều khiển đoàn tầu như nhau, hơn nữa những mác tầu này thường chạy chậm so với những các đoàn tầu khác cho nên thời gian một ban máy nhiều khi quá dài nên điều chỉnh lại cho phù hợp hơn. Đối với việc thưởng năm việc phân chia ra làm bốn mức khác nhau tạo ra sự cách biệt quá lớn giữa những người có hệ số lương cơ bản thấp và người có hệ số lương cơ bản cao . Tạo sự so sánh , không thoải mái trong số lao động trẻ có nhiều khả năng lao động nhưng mức thưởng lại quá thấp. PHẦN III CÁC GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN TIỀN LƯƠNG TIỀN THƯỞNG Ở XÍ NGHIỆP ĐẦU MÁY HÀ NỘI 1-Xu hướng phát triển của ngành đường sắt và xí nghiệp Đầu máy HN . - Với nhu cầu ngày càng cao của ngành, sự phát triển của đất nước nói chung và ngành đường sắt nói riêng đòi hỏi các đơn vị trong ngành đường sắt cũng phải đáp ứng được những thay đổi phất triển. - Chất lượng số lượng sản phẩm dịch vụ của ngành đường sắt ngày càng được hoàn thiện: từ tầu thống nhât Bắc Nam hành trình 48h nay còn 30h.Tiến tới rút xuống còn 28h, chất lượng phục vụ trên tầu ngày càng tốt hơn, để đạt được như vậy đòi hỏi phải có sự bứt phá mạng dạn trong đầu mới, nâng cao sức kéo tốc độ. - Xí nghiệp Hà Nội được sự quan tâm của ngành dã ngày càng được hoàn thiện, nâng cấp cụ thể năm 2001 mua mới 10 đầu nữa đó là loại đâu máy đổi mới và đến 8/20004 có thêm 10 đầu máy nữa đó là loại đầu máy có sức kéo lớn nhất hiện đại nhất Việt Nam. Đó là loại đầu máy đáp ứng nhu cầu scs kéo, tốc độ cho hành trình tầu Bắc Nam kéo theo sự phát triển của đầu máy thì cơ sở hạ tầng cũng được nâng cấp theo để phù hợp.Chất lượng công nhân lái máy sửa chữa cũng ngày một cao dần lên. - Con người là tài sản quý giá nhất muốn con người hoàn thiện đáp ứng nhu cầu của nhiệm vụ trong thời kỳ đổi mơí, thì người lao động phải hết sức được quan tâm tạo điều kiện cho họ làm việc học hỏi, họ phải được quan tâm chăm sóc chu đáo, công bằng thì họ mới phục vụ hết mình cho ngành và cho đất nước.Vì vậy chế độ đãi ngộ chế độ thù lao lao động phải có sự rạch ròi sao cho người lao động cảm thấy thoả mãn với thành quả lao động của mình . - Với nhu cầu ngày càng cao của ngành, sự phát triển của đất nước nói chung và ngành đường sắt nói riêng đòi hỏi các đơn vị trong ngành đường sắt cũng phải đáp ứng được những thay đổi phất triển. - Chất lượng số lượng sản phẩm dịch vụ của ngành đường sắt ngày càng được hoàn thiện: từ tầu thống nhât Bắc Nam hành trình 48h nay còn 30h.Tiến tới rút xuống còn 28h, chất lượng phục vụ trên tầu ngày càng tốt hơn, để đạt được như vậy đòi hỏi phải có sự bứt phá mạng dạn trong đầu mới, nâng cao sức kéo tốc độ. Xí nghiệp Hà Nội được sự quan tâm của ngành dã ngày càng - được hoàn thiện, nâng cấp cụ thể năm 2001 mua mới 10 đầu nữa đó là loại đâu máy đổi mới và đến 8/20004 có thêm 10 đầu máy nữa đó là loại đầu máy có sức kéo lớn nhất hiện đại nhất Việt Nam. Đó là loại đầu máy đáp ứng nhu cầu scs kéo, tốc độ cho hành trình tầu Bắc Nam kéo theo sự phát triển của đầu máy thì cơ sở hạ tầng cũng được nâng cấp theo để phù hợp.Chất lượng công nhân lái máy sửa chữa cũng ngày một cao dần lên. - Con người là tài sản quý gía nhất, muốn con người hoàn thiện đáp ứng nhu cầu của nhiệm vụ trong thời kỳ đổi mơí, côn người phải hết sức được quan tâm tạo điều kiện cho họ làm việc học hỏi, họ phải được quan tâm chăm sóc thì mới phục vụ hết mình cho ngành và cho đất nước.Vì vậy chế độ đãi ngộ chế độ thù lao lao động phải có sự công bằng sao cho người lao động cảm thấy thoả mãn với thành quả lao động của mình. -Với nhu cầu ngày càng cao của ngành ,sự phát triển của đất nước nói chung và của ngành đường sắt nói riêng, đòi hỏi các đơn vị trong ngành Đường sắt cũng phải đáp ứng được những thay đổi, phát triển đó. Chất lượng, số lượng sản phẩm dịch vụ của nhành Đường sắt ngỳ càng được hoàn thiện: Từ tầu thống nhất Bắc nam hành trình 48h nay còn 30h. tiến tới sẽ rút xuống còn 28h để phục vụ ngày càng tốt hơn khách hàng Chất lượng phục vụ trên tầu ngày càng phải tốt hơn. Để đạt được như vậy đòi phải có sự bứt phá mạnh dạn trong mọi mặt nâng cao chất lượng phục vụ, nâng cao sức kéo, tốc độ đầu máy.v.v. khi đó ngành Đường sắt mới có thể cạnh tranh với các phương tiện giao thông khác .tạo lòng tin với khách hàng thu hút khách hàng về với mình. Với mục tiêu đó thì ngay tại các đơn vị trong ngành phải hoàn thiện, có năng suất chất lượng ,hiệu quả cao kịp thời đáp ứng bất cứ lúc nào mà ngành yêu cầu . 2- Một số giảỉ pháp nhằm hoàn thiện các hình thức tiền lương tiền thưởng người lao động tại Xí ngiệp đầu máy Hà Nội. Để đảm bảo việc quản lý nhiên liệu của đơn vị cần phải có quy chế về thưởng phạt trong sử dụng nhiên liệu, chống thất thoát gây thiệt hạivề kinh tế nên có quy chế về thưởng phạt khi sử dụng dầu mỡ . phòng chống hiện tượng tiêu cực là bán, cho nhiên liệu trên đường của tài xế, đồng thời làm giảm giá thành sản xuất nên có quy chế sau đây: 2.1 Quy chế khen thưởng, phạt khi Tiết kiệm, lãng phí nhiên liệu. Trên cơ sở định mức nhiên liệu do Công ty Vận tải Hành khách Đường sắt Hà Nội giao, xí nghiệp căn cứ biểu đồ chạy tầu, loại đầu máy, tần số đoàn tầu để giao chỉ tiêu nhiên liệu phù hợp với từng chuyến tầu đảm bảo chạy tầu an toàn đúng giờ. Người có tiết kiệm nhiên liệu sẽ được thưởng, người thực hiện vượt định mức mà không có lý do chính đáng sẽ bị phạt, người làm thất thoát nhiên liệu gây thiệt hại cho nhà nước ngoài việc bồi thường thiệt hại còn phải xem xét trách nhiệm và xử phạt hành chính trong kỳ thực hiện nếu công nhân lái tầu có tiết kiệm được thưởng nhưng xí nghiệp không đạt định mức tổng góp của công ty giao hoặc tổng tiết kiệm của công nhân lái máy lớn hơn số tiết kiệm của xí nghiệp thì sẽ xem xét điều chỉnh cho phù hợp. - Khi xí nghiệp có tiết kiệm nhiên liệu so với định mức gộp, có thể trích 30% số đó để giảm giá thành số còn lại thưởng cho các chức danh sau: khoảng : 80% thưởng cho công nhân lái máy/tháng 10% cho quỹ dự phòng 10% thưởng cho các chức danh có liên quan trực tiếp đóng góp vào việc giảm thấp chỉ tiêu nhiên liệu chạy tầu hàng quý. - Thưởng cho công nhân lái máy; + Điều kiện thưởng: hoàn thành nhiệm vụ chuyến tầu, bảo đảm an toàn, đúng giờ. + Ghi chép báo cáo vận chuyển đầy đủ, trung thực, rõ ràng. + Với tài xế trưởng: trong tháng không có công nhân vi phạm chế độ quản lý nhiên liệu máy có tiết kiệm, bản thân có tiết kiệm. + Nhiên liệu tiết kiệm và lãng phí được bù trừ trong tháng. Mức thưởng cho các chức danh như sau: Nhiên liệu Tài xế Phụ tài xế Tài xế trưởng Dầu điezen 65% 30% 5% + Những chuyến tầu sau đây có tiết kiệm cũng không được thưởng: trở ngại chạy tầu (cứu viện, thay máy) do trách nhiệm của ban máy: . Không làm thủ tục giao dầu. . Ghi chép báo cáo vận chuyển không rõ ràng. . Vi phạm chế độ quản lý nhiên liệu. - Thưởng các chức danh khác; Cuối quý thực hiện nếu xí nghiệp có tiết kiệm nhiên liệu so với định mức tổng gộp, sau khi đã được công ty kiểm tra xác nhận thì các chức danh liên quan trực tiếp đến việc giảm thấp chỉ tiêu nhiên liệu + Đội trưởng lái máy nếu công nhân trong đội không có ai vi phạm thì được thưởng 1% số nhiên liệu mà đội tiết kiệm được. Nhưng tối đa không quá 100.000đ/tháng. + Phân đoạn vận dụng được thưởng 4% số nhiên liệu tiết kiệm cho cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý xí nghiệp có thành tích làm giảm chỉ tiêu nhiên liệu chạy tầu. - Thưởng tổng kết nhiên liệu: Kết thúc năm kế hoạch khi xí nghiệp hoàn thành chỉ tiêu nhiên liệu tổng chi phí nhiên liệu giảm so với định mức chi phí công ty giao thì phần tiền tiết kiệm nhiên liệu còn lại được cộng với phần dự phòng của xí nghiệp để phân phối cho tất cả CBCNV trong năm có thành tích đóng góp vào việc giảm thấp chỉ tiêu nhiên liệu và sản phẩm cuối cùng của xí nghiệp. + Công nhân vi phạm quy định về quản lý nhiên liệu gây lãng phí, thất thoát, gây tai nạn lao động, tai nạn cháy tầu làm tăng chi phí cho giá thành vận tải thì không được hưởng. - Phạt công nhân lái tầu: + Phạt 100% giá trị nhiên liệu lãng phí (tính trên giá gốc). + Ban máy không giao dầu mỡ phạt tài xế là 20.000 đ, phụ tài xế 10.000đ + Công nhân lái máy vi phạm chế độ quản lý nhiên liệu (lấy cắp, cho) phải bồi hoàn 100%. + Trường hợp miễn giảm: kéo tầu đặc biệt siêu trường, siêu trọng, cứu viện hoặc lý do khách quan. 2.2. Quy chế thưởng rút ngắn giờ dừng sửa chữa đầu máy chữa dầu máy, rút ngắn thời gian máy dừng sửa chữa để có đủ đầu máy tốt đáp ứng yêu cầu vận tải, xí nghiệp có thể ban hành ban hành "quy chế thưởng rút ngắn giờ dừng sửa chữa đầu máy" thực hiện như sau: Quy định về giờ dừng sửa chữa: R0; máy TY cấp Rt; máy tiệp, máy đổi mới Rm giao trong ngày; Máy TY cấp R1: máy Tiệp, máy Đổi mới Rmx: 2 ngày Máy TY cấp R2: máy Tiệp, máy Đổi mới cấp Rv: 25 ngày; Máy TY cấp Rk: máy Tiệp, máy Đổi mới cấp Rs: 30 ngày. Các phân xưởng sửa chữa đầu máy đảm bảo: đầu máy dừng sửa chữa đúng tiến độ, giảm thấp số lần lâm tu đầu máy được thưởng như sau: a. Thưởng 50.000 đến 70.000 đồng/ngày không có đầu máy dừng lâm tu. b. Thưởng 50.000đ/máy TY cấp Rt, R1: máy Tiệp, máy đổi mới cấp Rm, Rmx đảm bảo chỉ tiêu ngày dừng. c. Thưởng: 300.000 đến 400.000 đ/máy sửa chữa: TY từ cấp R2; D12E máy đổi mới từ cấp Rv trở lên. + Trường hợp giảm tiền thưởng. - Trong tháng, nếu số máy đạt chỉ tiêu ngày dừng theo qui định ở trên nếu dưới 70% (tính trên tổng số máy xuất xưởng) thì tiền thưởng theo qui định ở trên bị giảm 30%. - Đầu máy: TY từ cấp R2; D12E máy Đổi mới từ cấp Rv trở lên ngày dừng kéo dài so với mức qui định thì cứ mỗi ngày kéo dài giảm140.000 đồng tiền thưởng. Mức giảm tối đa cho một máy kéo dài ngày dừng không quá 350.000 đồng. - Trường hợp kéo dài ngày dừng vì lý do đặc biệt: máy tai nạn, va quyệt sẽ được giám đốc xét miễn giảm từng trường hợp cụ thể. Tiền thưởng theo điều b sau khi đã giảm theo điều c , phần còn lại được phân cho các bộ phận như sau: - Phân xưởng sửa chữa 80%. - Bộ phận kỹ thuật 20%. Trong đó: Phòng KCS khoảng 70%, phòng kỹ thuật điều độ 20%. (trong số20% ) Tiền thưởng của phân xưởng giao cho quản đốc căn cứ thành tích đóng góp vào việc rút ngắn giờ dừng đầu máy để phân phối cho cán bộ, nhân viên dưới quyền theo qui chế của phân xưởng. Tiền thưởng của bộ phận kỹ thuật phân phối cho người trực tiếp đóng góp vào việc rút ngắn giờ dừng sửa chữa đầu máy. + Trách nhiệm của các đơn vị: Các phân xưởng sửa chữa phải mở sổ theo dõi giờ dừng sửa chữa của từng đầu máy (số liệu đầu máy; cấp sửa chữa; ngày vào; ngày ra; ngày dừng) - trường hợp đầu máy vào cấp kết hợp lâm tu thì phải tách riêng thời gian lâm tu và thời gian sửa chữa cấp. Hết tháng làm báo cáo (có đối chiếu với kỹ thuật vận dụng, tổ điều độ, phòng kế hoạch) gửi về phòng TCLĐ để làm căn cứ tính thưởng. - Phòng kỹ thuật, phòng KCS, tổ điều độ tăng cường kiểm tra kỹ thuật chỉ đạo sửa chữa đúng quy trình, hạn độ để nâng cao chất lượng sửa chữa, tạo điều kiện các đơn vị hoàn thành kế hoạch sửa chữa đầu máy. - Các phòng: TCLĐ, kế hoạch, tài vụ căn cứ chức năng, tham mưu cho giám đốc trong việc sửa đổi những điểm chưa hợp lý để chế độ thưởng này thực sự có tác dụng thúc đẩy sản xuất. + Tiền thưởng rút ngắn giờ dừng sửa chữa đầu máy được quyết toán vào giá thành sửa chữa đầu máy. 2.3. Đối với vấn đề chất lượng máy ra xưởng. Máy sửa chữa các cấp ra xưởng chất lượng chưa tốt, hoăc phản công sản phẩm do chủ quan của người lao động, làm việc thiếu trách nhiệm, bỏ sót quy trình sửa chữa thì cần có quy chế thưởng phạt rõ ràng để gắn kết trách nhiệm của người lao động đối với sản phẩm của mình _ Cụ thể là:khi làm sai,bỏ sót việc nếubị phát hiện (mặc dù chữẩy ra phản công ) thì cần xử phạt = 50 % giá trị của thiệt hại coi như đã xảy ra . nếu xảy ra thì bồi hoàn 100 % thiệt hại đó _ Nếu làm tốt hàng tháng hàng quý nên có mức tiền thưởng để động viên người lao động. khuyến khích kịp thời tạo niêm phấn khởi cho người lao động 2.4. Về chất lượng vật tư phụ tùng Chất lượng vật tư thay thế khi sửa chữa cũng ảnh hưởng khá lớn đến chất lượng của sản phẩm , máy kéo tầu khi đưa máy ra vận dụng. Cho nên vấn đề chất lượng của vật tư phụ tùng thay thế phải mua sắm cho đúng chủng loại đảm bảo chất lượng tiêu chuẩn quy cách có như vậy mới đảm bảo máy ra xưởng có chất lương cao. Hạn chế trở ngại chạy tầu góp phần tăng thu nhập cho xí nghiệp 2.5. Mặt bằng thu nhập giữa các phân xưởng chưa đều. +Mặt bằng lương giữa các bộ phận còn chênh lệch, chưa đồng đều thu nhập của người lao động không đều nhau dẫn đến có sự so sánh vì vậy nên tinh thần thái độ làm việc chưa thực sự hiệu quả . _cần phải có sư thay đổi về cơ cấu tổ chức cân đối quân số giữa cấc bộ phận do người lao động cao hơn so vớiđịnh mức , cho nên dư thừa và làm việc với tính chất của thời bao cấp không hiệu quả , sản phẩm ít mặt bằng lương thấp so với các đơn vị xung quanh .cho nên cần phải giảm định biên lao động ở các đơn vị có mặt bằng lương thấp (PX TY ) . Số lao động đó sẽ được đào tạo chuyển sangcông việc mới phù hợp với khả năng của họ ,để đảm bảo năng xuất lao độngcủa mọi người là tương đối như nhau ,tránh trường hợp người thì làmnặng nhọc người lại nhàn hạ . 2.6. Đơn giá sản phẩm _ Dể đảm bảo thu nhập cho người lao động thì có thể nâng đơn giá sản phẩm đã được xây dựng từ trước mà cho đến nay vẫn giữ nguyên trong khi đó giá cả thị trường luôn biến động theo chiều hướng tăng , nên đơn giá sản phẩm là chưa hợp lý theo thị trường. + Quy chế thưởng năm của CBCNV năm2003 là có bốn mức : 3000 đ; 3500 đ; 4000 đ; 4500 đ / một ngày công thực tế làm việc tương ứng theo các hệ số lương (như ở trên từ thấp đến cao ). Như vậy mức thấp nhất và mức cao nhất chênh lệch khá lớn . Đây là cách tính theo đầu công lao động thực tế, không căn cứ vàomức độ nặng nhọc của người lao động, cường độ làm việc của người lao động, trực tiếp cũng như gián tiếp. Nên bốn mức trả thưởng năm là chưa hợp lý lắm ( các mức độ laođộng khác nhau đã được trả theo lưoưng hàng tháng , còn đây là thưởng năm, nên chỉ cần đưa ra ba mức là hợp lý để giảm bớt sự chênh lệch giữa các cấp bậc, hệ số không kể là làm công việc gì. Như vậy người lao động sẽ thoả mãn vói sự phân chia của xí nghiệp . Vấn đề trả thù lao lao động trong doanh nghiệp có sự công bằng ,thưởng phạt công minh , sẽ tạo cho người lao động lòng yêu nghề , tinh thần làm việc hăng say năng xuất , hiệu quả cao. 3- Một số kiến nghị với cơ quan cấp trên. + Đề nghị với Công ty vận tải Hành khách Đường sắt Hà nội là: _ Nâng thêm lên đơn giá các cấp máy sửa chữa , đơn giá của các mác tầu địa phương ,mới đáp ứng với sự nặng nhọc vất vả của người lao động do máy móc cũ sử dụng quá lâu , đã hết khấu hao . Đồng thời đảm bảo thu nhập cho người lao động tăng theo sự gia tăng giá cả của thị trường (vé bán cho hành khách tăng trong khi đơn giá của sản phẩm vẫn giữ nguyên ) _Đề nghị TCTĐSVN đầu tư cơ sở hạ tầng cho XNĐM HN vì hiện nay cơ sở hạ tầng còn nhiều bộ phận quá cũ nát , lạc hậu cần phải nâng cấp đáp ứng kịp thời sự phát triển của nghành và khu vực . Cụ thể là các hầm khám máy đã quá xuống cấp ngập lụt , nền đường không đảm bảo độ vững chắc , lún nền làm cong võng mặt ray .v.v Còn một số nhà xưởng cũng đã xuống cấp mái dột nát,ảnh hưởng đến an toàn trong lao động như : nhà xưởngphân xưởng TY, nhà xưởng phân xưởng cơ khí phụ tùng.v.v Thiết bị còn nhiều máy móc cũ kỹ lạc hậu như máy tiện, máy cơ khí khác.Cần phải có một số máy chuyên dùng để phục vụ cho các chủng loại đầu máy khác nhau, kịp thời đáp ứng yêu cầu máy vận dụng có như vậy mới đảm bảo chất lượng máy ra xưởng , rút ngắn thời gian máy dừng trong xưởng .bảo đám sản xuất kinh doanh đạt năng suất chất lượng và hiệu quả.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docVấn đề tiền lương tiền thưởng ở xí nghiệp đầu máy Hà Nội.doc
Luận văn liên quan