Cấu trúc thịtrường chứng khoán hợp lý có tác động mạnh mẽ đến các thành viên
tham gia thịtrường. Cần tái cấu trúc thịtrường chứng khoán theo các định hướng:
¾ Thực hiện cổphần hoá và đa dạng hoá sởhữu sởgiao dịch chứng khoán và
trung tâm lưu ký chứng khoán.
¾ Thành lập công ty quản lý vốn đầu tưvà phát triển thịtrường chứng khoán
thuộc sởhữu Nhà nước đểnắm giữcổphần chi phối các sởgiao dịch chứng
khoán, trung tâm lưu ký chứng khoán.
¾ Cấu trúc lại các sởgiao dịch chứng khoán bằng việc phân loại sởgiao dịch
chứng khoán theo phương thức giao dịch, không phân biệt quy mô của tổchức
niêm yết.
68 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 6285 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Vận dụng mô hình CAPM đểlựa chọn danh mục đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i sản trong danh mục xem phần phụ lục.
Bảng 2.5: Tổng hợp 30 danh mục trên đường biên hiệu quả
Danh mục Mean St. Dev Beta
1 0.103958 1.778473 0.038125
2 0.104000 1.778474 0.038147
3 0.104100 1.778475 0.038198
4 0.104200 1.778479 0.038250
5 0.104225 1.778480 0.038263
6 0.105245 1.778615 0.038793
7 0.107545 1.779576 0.039988
8 0.107977 1.779858 0.040212
9 0.108877 1.780547 0.040680
10 0.110000 1.781601 0.041263
11 0.115984 1.790830 0.044371
12 0.116585 1.792090 0.044683
13 0.116985 1.792963 0.044891
14 0.119985 1.800360 0.046449
15 0.120700 1.802343 0.046820
16 0.129999 1.835691 0.051650
17 0.130123 1.836228 0.051715
18 0.135248 1.860518 0.054377
19 0.136661 1.867915 0.055111
20 0.142489 1.901498 0.058137
21 0.149489 1.948109 0.061773
22 0.150000 1.951768 0.062039
23 0.156983 2.005081 0.065666
24 0.165840 2.081032 0.070266
25 0.172540 1.442578 0.073746
26 0.195870 2.395959 0.085863
27 0.224800 2.821655 0.100889
28 0.235874 3.050144 0.106641
29 0.241234 3.180967 0.109425
30 0.248588 3.382704 0.113245
(Nguồn: Tính toán của nhóm tác giả tháng 04/2011)
46
2.4.3.2 Danh mục hiệu quả gồm danh mục tài sản rủi ro kết hợp với một tài
sản phi rủi ro.
Với các danh mục trên đường biên hiệu quả, khi kết hợp đầu tư các danh mục này
với một tài sản phi rủi ro, ta sẽ được danh mục đầu tư tối ưu và các danh mục này sẽ
nằm trên đường thị trường vốn (CML).
Tài sản phi rủi ro theo định nghĩa là tài sản không có rủi ro. Do vậy, tài sản phi
rủi ro được chọn là các loại trái phiếu Chính phủ hoặc tín phiếu Kho bạc nhà nước và
lãi suất phi rủi ro tương ứng là lãi suất của nó. Đối với lãi suất phi rủi ro, nhóm tác giả
dùng lãi suất của Trái phiếu Chính Phủ kỳ hạn 3 năm là 11%, được cung cấp bởi Bộ
Tài Chính. Để phù hợp với kỳ dữ liệu minh hoạ trong phần này, lãi suất phi rủi ro
tháng là 0.75%/tháng.
Với danh mục thị trường đã được xác định, đường thị trường vốn (CML) sẽ là
đường thẳng RfM. Tùy vào mức độ mạo hiểm hay ghét rủi ro của nhà đầu tư, nhà đầu
tư có thể chọn danh mục trên CML bằng cách kết hợp đầu tư một phần vào tài sản phi
rủi ro và một phần vào danh mục M.
0.00
2.00
4.00
6.00
8.00
10.00
12.00
14.00
16.00
18.00
20.00
0.00 5.00 10.00 15.00 20.00 25.00 30.00
Po
rt
fo
lio
R
et
ur
n
%
Portfolio Risk %
Portfolio Efficient Frontier
Biểu đồ 2.3: Đường CML và lựa chọn danh mục tối ưu trên CML
(Nguồn: Tính toán của nhóm tác giả tháng 04/2011)
Với danh mục thị trường đã được xác định, đường thị trường vốn (CML) sẽ là
đường thẳng RfM. Tùy vào mức độ mạo hiểm hay ghét rủi ro của nhà đầu tư, nhà
47
đầu tư có thể chọn danh mục trên CML bằng cách kết hợp đầu tư một phần vào tài
sản phi rủi ro và một phần vào danh mục M.
2.4.4 Danh mục thị trường.
2.4.4.1 Hệ số Beta chứng khoán trong trường hợp danh mục thị trường là
danh mục gồm 42 chứng khoán.
Với danh mục “thị trường” bao gồm 42 chứng khoán xem xét, ta tính beta của
các chứng khoán. Dùng phần mềm Excel để tính ma trận hiệp phương sai và beta
các chứng khoán theo danh mục “thị trường”. Ngoài ra, phần mềm còn tính toán
rủi ro hệ thống (bằng beta nhân với độ lệch chuẩn của tỷ suất sinh lợi thị trường)
và rủi ro phi hệ thống (bằng rủi ro tổng thể trừ rủi ro hệ thống) của từng chứng
khoán.
Bảng 2.6: Beta chứng khoán, cơ cấu rủi ro và hệ số tương quan với thị trường
trong trường hợp danh mục thị trường gồm 42 chứng khoán
STT Mã CK Beta Rủi ro tổng thể
Rủi ro hệ
thống
Rủi ro phi hệ
thống
Tỷ lệ rủi
ro phi hệ
thống
1 ABT 0.472831 2.55947 1.2101973 1.3492727 52.72
2 AGF 0.582693 2.76192 1.6093519 1.152568089 41.73
3 BBC 0.526976 2.93675 1.5475957 1.389154257 47.30
4 BMP 0.487315 2.79774 1.3633801 1.43435994 51.27
5 BT6 0.061771 2.97875 0.1840004 2.794749574 93.82
6 CII 0.526930 2.83175 1.4921337 1.339616341 47.31
7 CLC -0.003734 2.75001 -0.0102673 2.760277274 100.37
8 COM 0.193327 2.93498 0.5674119 2.367568065 80.67
9 CYC 0.394997 2.91475 1.1513165 1.763433524 60.50
10 DCT 0.370856 2.88876 1.0713134 1.817446579 62.91
11 DHA 0.295610 2.82573 0.8353134 1.990416638 70.44
12 DIC 0.473015 3.31997 1.570397 1.749573008 52.70
13 DMC 0.303118 2.61076 0.7913685 1.81939146 69.69
14 DRC 0.605938 2.87106 1.7396849 1.131375084 39.41
15 FMC 1.157538 2.95063 3.415467 -0.464836997 (15.75)
16 FPT 1.680636 3.5521 5.9697863 -2.417686272 (68.06)
17 GIL 0.776245 2.96133 2.2987191 0.662610922 22.38
18 GMD 1.589896 3.17613 5.0497173 -1.873587262 (58.99)
19 HAP 0.846177 3.13452 2.6523592 0.482160838 15.38
20 HAS 0.753977 3.54971 2.676399 0.873311009 24.60
21 HBC 1.228026 3.04275 3.7365764 -0.693826423 (22.80)
22 HMC 1.312241 3.29983 4.3301736 -1.030343593 (31.22)
23 HRC 1.297626 3.73581 4.8476833 -1.111873314 (29.76)
24 HTV 1.037470 3.71933 3.8586931 -0.13936314 (3.75)
25 IMP 0.366644 2.71112 0.994017 1.71710302 63.34
26 ITA 1.504749 3.77193 5.6758078 -1.90387782 (50.47)
48
27 KDC 0.982494 3.28339 3.2259115 0.057478532 1.75
28 KHA 1.256313 3.09989 3.8944307 -0.794540673 (25.63)
29 LAF 1.508977 3.40301 5.135063 -1.732052968 (50.90)
30 LBM 1.025383 3.39515 3.4813291 -0.086179106 (2.54)
31 MCP 0.669721 3.60089 2.4115919 1.189298104 33.03
32 MCV 1.323731 3.38611 4.482298 -1.096188049 (32.37)
33 MHC 0.983191 3.20908 3.1551385 0.053941492 1.68
34 NAV 0.993083 4.60573 4.5738739 0.031856123 0.69
35 PAC 0.466111 2.8054 1.3076281 1.49777187 53.39
36 PGC 1.487202 3.1794 4.7284099 -1.549009872 (48.72)
37 PNC 0.411357 3.21641 1.323092 1.89331797 58.86
38 PVD 1.308447 2.96817 3.8836936 -0.915523567 (30.84)
39 RAL 1.271334 2.96109 3.7645351 -0.803445067 (27.13)
40 REE 1.804023 4.86513 8.7768064 -3.911676355 (80.40)
41 SAM 1.624776 3.04788 4.9521221 -1.904242078 (62.48)
42 SAV 0.089227 3.03029 0.2703829 2.759907114 91.08
(Nguồn: Tính toán của nhóm tác giả tháng 04/2011)
Nhìn vào bảng số liệu trên cho thấy hầu hết beta chứng khoán đều nhỏ hơn 1.8,
hàm ý rằng mức độ nhạy cảm với danh mục thị trường khá cao, tức khi tỷ suất
sinh lợi thị trường tăng (giảm) 10% thì tỷ suất sinh lợi của các cổ phiếu chỉ tăng
(giảm) đến 18%. Tuy nhiên, lưu ý trong trường hợp này danh mục thị trường chỉ bao
gồm 42 chứng khoán xem xét và giá trị của beta chỉ có ý nghĩa đối với danh mục
thị trường xem xét. Nếu xem xét ngoài thị trường đó, chúng ta phải tính đến độ lệch
chuẩn (rủi ro tổng thể). Trong trường hợp này do giá trị của beta khá cao nên dẫn
đến tỷ trọng rủi ro phi hệ thống trong tổng rủi ro rất cao. Đ iều này có nghĩa là rủi
ro của các cổ phiếu hầu hết là do rủi ro của nội tại công ty mang lại. Mà như đã biết.
rủi ro này có thể hoàn toàn bị loại bỏ bằng cách đa dạng hoá.
2.4.4.2 Hệ số beta chứng khoán trong trường hợp danh mục thị trường là
VN-Index.
Kết quả hồi qui bằng phần mềm SPSS với danh mục thị trường là VN- Index ta
được beta các chứng khoán như bảng sau:
Bảng 2.7: Beta chứng khoán, cơ cấu rủi ro và hệ số tương quan với thị
trường trong trường hợp danh mục thị trường là VN-Index
49
STT Mã CK Beta
Rủi ro
tổng thể
Rủi ro
hệ thống
Rủi ro phi
hệ thống
Tỷ lệ rủi ro
phi hệ thống
1 ABT 0.066198 2.55947 0.1694318 2.390038206 93.38
2 AGF 0.008622877 2.76192 0.0238157 2.738104305 99.14
3 BBC 0.092502255 2.93675 0.271656 2.665094002 90.75
4 BMP 0.060963999 2.79774 0.1705614 2.627178581 93.90
5 BT6 0.031061758 2.97875 0.0925252 2.886224787 96.89
6 CII 0.176539329 2.83175 0.4999152 2.331834754 82.35
7 CLC 0.010978958 2.75001 0.0301922 2.719817755 98.90
8 COM 0.008769712 2.93498 0.0257389 2.909241071 99.12
9 CYC 0.107507038 2.91475 0.3133561 2.601393862 89.25
10 DCT 0.0357926 2.88876 0.1033962 2.785363768 96.42
11 DHA 0.107443839 2.82573 0.3036073 2.52212272 89.26
12 DIC -0.010384045 3.31997 -0.0344747 3.354444717 101.04
13 DMC 0.004201468 2.61076 0.010969 2.599790976 99.58
14 DRC 0.122232832 2.87106 0.3509378 2.520122205 87.78
15 FMC 0.086187277 2.95063 0.2543068 2.696323235 91.38
16 FPT -0.053329427 3.5521 -0.1894315 3.741531458 105.33
17 GIL -0.030219997 2.96133 -0.0894914 3.050821385 103.02
18 GMD 0.03530335 3.17613 0.112128 3.064001972 96.47
19 HAP -0.017275599 3.13452 -0.0541507 3.188670711 101.73
20 HAS 0.070802994 3.54971 0.2513301 3.298379906 92.92
21 HBC 0.006157557 3.04275 0.0187359 3.024014092 99.38
22 HMC 0.063380656 3.29983 0.2091454 3.090684609 93.66
23 HRC 0.054995594 3.73581 0.2054531 3.530356908 94.50
24 HTV 0.019638873 3.71933 0.0730434 3.646286552 98.04
25 IMP 0.008795122 2.71112 0.0238446 2.687275368 99.12
26 ITA -0.002331247 3.77193 -0.0087933 3.780723301 100.23
27 KDC 0.059532307 3.28339 0.1954678 3.08792222 94.05
28 KHA 0.023594715 3.09989 0.073141 3.026748979 97.64
29 LAF -0.074603674 3.40301 -0.253877 3.656887047 107.46
30 LBM 0.017565888 3.39515 0.0596388 3.335511174 98.24
31 MCP 0.032879307 3.60089 0.1183948 3.482495231 96.71
32 MCV 0.113244706 3.38611 0.383459 3.00265097 88.68
33 MHC 0.089966955 3.20908 0.2887112 2.920368845 91.00
34 NAV 0.211039973 4.60573 0.9719931 3.633736863 78.90
35 PAC 0.028825736 2.8054 0.0808677 2.724532281 97.12
36 PGC 0.071650195 3.1794 0.2278046 2.95159537 92.83
37 PNC 0.095330261 3.21641 0.3066212 2.909788796 90.47
38 PVD 0.00589062 2.96817 0.0174844 2.950685639 99.41
39 RAL -0.031166815 2.96109 -0.0922877 3.053377743 103.12
40 REE 0.066305071 4.86513 0.3225828 4.54254721 93.37
41 SAM 0.073629961 3.04788 0.2244153 2.823464714 92.64
42 SAV 0.08552399 3.03029 0.2591625 2.771127507 91.45
(Nguồn: Tính toán của nhóm tác giả tháng 04/2011)
50
Bảng số liệu trên cho thấy trong trường hợp danh mục thị trường là VN-Index
thì beta các chứng khoán khá thấp. Đa số các chứng khoán có beta nhỏ hơn 0.25.
Do beta chứng khoán trong trường hợp này khá thấp nên tỷ trọng rủi ro phi hệ
thống trong tổng rủi ro sẽ nhỏ hơn trong trường hợp danh mục thị trường gồm 42
chứng khoán xem xét. Và tỷ lệ này càng nhỏ khi beta càng cao. Như vậy. trong
trường hợp này rủi ro do thị trường mang lại chiếm nhiều hơn rủi ro do nội tại công
ty. Do đó. chúng ta không dễ giảm rủi ro bằng cách đa dạng hoá. mà chỉ giảm được
phần nào đối với phần rủi ro phi hệ thống.
2.5 Nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả thực nghiệm của mô hình.
Thị trường vốn ở Việt Nam mới được hình thành từ tháng 7 năm 2000. Cho đến
nay thị trường vốn Việt Nam vẫn chưa được phát triển, do đó, việc ứng dụng mô hình
CAPM vào Việt Nam còn gặp nhiều trở ngại.
Thứ nhất là, ở Việt Nam hiện vẫn chưa có một danh mục đầu tư nào có thể xem
là danh mục đầu tư thị trường (market portfolio) để làm cơ sở xác định tỷ suất lợi
nhuận danh mục thị trường Rm. Trong khi ở Mỹ có chỉ số S&P 500 và ở Canada có
TSE 300 thì ở Việt Nam có chỉ số VN index. Thế nhưng VN index hiện xác định cho
khoảng vài trăm công ty niêm yết và chưa được xem là danh mục đại diện cho toàn bộ
thị trường.
Thứ hai là, hiện nay vẫn chưa có tổ chức nào tính toán, xác định và công bố
thông tin về hệ số beta.
Với hai trở ngại nêu trên, hiện tại việc ứng dụng mô hình CAPM vào thực tiễn
Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn. Tuy vậy, sử dụng CAPM vẫn có ý nghĩa ở chỗ nó
cung cấp cho chúng ta sự hiểu biết về quan hệ giữa lợi nhuận và rủi ro. Theo đó, nhà
đầu tư là người ngại rủi ro nên, nếu không có gì bù đắp cho rủi ro, họ sẽ đầu tư vào tài
sản phi rủi ro để được hưởng lơi nhuận phi rủi ro là Rf. Bây giờ nếu chúng ta muốn
nhà đầu tư bỏ tiền vào danh mục thị trường có mức độ rủi ro hơn tài sản phi rủi ro,
chúng ta phải bù đắp cho họ phần bù rủi ro bằng chênh lệch giữa lợi nhuận danh mục
thị trường và lợi nhuận phi rủi ro. Khi đó họ kỳ vọng có được lợi nhuận là Rm = Rf
+(Rm – Rf). Thực tế cho thấy rằng nhà đầu tư không thể đầu tư vào danh mục thị
trường mà họ đầu tư vào một tài sản cá biệt j nào đó. Khi ấy họ kỳ vọng thu được tỷ
suất lợi nhuận là Rj. Tài sản cá biệt j này có thể rủi ro cao hơn, bằng hoặc thấp hơn rủi
ro của danh mục thị trường, do đó, phần bủ rủi ro (Rm – Rf) cần được điều chỉnh tăng
51
lên hoặc giảm xuống tương ứng bằng cách nhân với hệ số beta. Kết quả chúng ta có
được biểu thức xác định lợi nhuận kỳ vọng của tài sản cá biệt j như
sau: jfmfj RRRR β)( −+= trong đó βj có thể bằng 0; bằng 1; lớn hơn hoặc nhỏ hơn 1 tùy
vào mức độ rủi ro của tài sản j so với rủi ro của tài sản phi rủi ro và của danh mục thị
trường.
¾ Nếu βj = 0 thì tài sản j chính là tài sản phi rủi ro và lợi nhuận kỳ vọng của nó bằng
ffmfjfmfj RRRRRRRR =−+=−+= 0)()( β
¾ Nếu βj = 1 thì tài sản j có mức rủi ro bằng rủi ro của danh mục thị trường và lợi
nhuận kỳ vọng của nó bằng mfmfjfmfj RRRRRRRR =−+=−+= 1)()( β
¾ Nếu βj > 1 thì tài sản j có mức rủi ro cao hơn rủi ro của danh mục thị trường và lợi
nhuận kỳ vọng của nó bằng mjfmfjfmfj RRRRRRRR >−+=−+= ββ )()(
¾ Nếu βj <1 thì tài sản j có mức rủi ro thấp hơn rủi ro của danh mục thị trường và lợi
nhuận kỳ vọng của nó bằng mjfmfjfmfj RRRRRRRR <−+=−+= ββ )()( .
Ngoài ra, thị trường chứng khoán Việt Nam theo suy nghĩ của nhóm tác giả
chưa thể là thị trường cạnh tranh hoàn hảo. Theo lý thuyết thì giá cổ phiếu được
xác lập là do cung – cầu trên thị trường quyết định hay chỉ là một bộ phận rất nhỏ
các “đại gia” nắm giữ một lượng lớn cổ phiếu đã làm giá. Họ đã tạo bẫy tăng/giảm
giá chứng khoán khi cần bán tháo để chốt lãi hoặc khi cần mua tích luỹ. Khi cần
bán, họ đã tạo kịch bản là tăng điểm ở phiên 1, sau đó giảm điểm ở phiên 2 và 3.
Ngược lại, khi cần mua tích luỹ, kịch bản sẽ là giảm điểm ở phiên 1 và tăng điểm ở
phiên 2 và 3. Ngoài ra, thị trường cũng chưa thể là cạnh tranh hoàn hảo vì như đã
phân tích, với qui định tăng số cổ phiếu mỗi lô cũng đã dạt nhà đầu tư nhỏ lẻ ra khỏi
thị trường.
Về qui định tỷ lệ nắm giữ số lượng cổ phiếu tối đa của nhà đầu tư nước
ngoài trong một công ty, hiện nay đang là 49%. Mặc dù cơ chế chính sách đã tính đến
việc đảm bảo ổn định cho thị trường vốn, tuy nhiên điều này đã ảnh hưởng lượng
cầu và đương nhiên cản trở quá trình thiết lập trạng thái cân bằng của thị trường.
Còn qui định biên độ dao động giá, mặc dù đã được nới lỏng hơn trước nhưng
cũng là rào cản đối với thị trường. Nhiều chuyên gia dự đoán biên độ dao động sẽ
52
được nới lỏng hơn nữa, có thể đến ±10% trên SGDCK Tp. Hồ Chí Minh. Tuy nhiên,
một khi đã tồn tại rào cản thì thị trường vốn rất khó đạt trạng thái cân bằng thông
qua sự điều tiết của thị trường.
Chưa dừng lại ở đó, xem xét sự cân bằng của thị trường vốn còn phải đặt
trong sự cân bằng của toàn thị trường, tức là trong thế cân bằng tổng quát. Thị
trường vốn sẽ liên quan đến hầu hết các thị trường trường khác như thị trường bất
động sản, thị trường dầu mỏ, thị trường ngoại hối… Việc phân tích thế cân bằng
tổng quát đã xác định điểm cân bằng trên tất cả các thị trường cùng một thời điểm và
đương nhiên dẫn đến hiệu quả phản hồi. Nhưng thực tế, quả là quá khó khi phân
tích thế cân bằng tổng quát đầy đủ. Nhưng ít ra, là một nhà đầu tư chuyên nghiệp,
sẽ nhận thấy sự tác động đến giá cổ phiếu trước những biến động của thị trường bất
động sản hay biến động của tỷ giá hối đoái.
Còn tình trạng thông tin bất cân xứng, đây là điều đáng quan tâm, đã gây nên
sự thất bại của thị trường. Trên thực tế, hầu như tình trạng thông tin bất cân xứng
đều xảy ra phổ biến trong các loại thị trường. Đó là tình trạng một bên không biết
hoặc biết ít thông tin hơn bên kia khi thực hiện một giao dịch. Chẳng hạn, trong thị
trường hàng hoá, người bán sản phẩm biết rõ chất lượng của nó hơn là người mua;
trong thị trường tín dụng, người đi vay biết rõ khả năng trả nợ của mình hơn là
người cho vay; trong thị trường lao động, người lao động biết rõ khả năng làm việc
của mình hơn là nhà tuyển dụng… Tất cả những trường hợp này đều được gọi là
tình trạng thông tin bất cân xứng và đã dẫn đến sự suy thoái của thị trường.
Trong giao dịch chứng khoán, rõ ràng công ty phát hành luôn biết rõ giá trị
chứng khoán của mình hơn bất kỳ nhà đầu tư nào. Thực tế thời gian gần đây, thị
trường tăng điểm là hầu như hàng loạt các công ty tăng điểm, bất kể tình hình
kinh doanh kém và lỗ liên tục. Hoặc một số công ty đang có lãi cao, tình hình
hoạt động rất tốt nhưng giá cổ phiếu lại giảm ào ạt theo thị trường, kể cả những cổ
phiếu có beta âm. Nhiều nhà đầu tư, nhất là những nhà đầu tư không chuyên, hầu
như có rất ít thông tin về cổ phiếu đang nắm giữ hoặc cổ phiếu dự định mua, mà nếu
có thì cũng chỉ là những thông tin đã được công bố rộng rãi, ít có giá trị hoặc nhà
đầu tư không biết phân tích, khai thác. Do vậy, việc quyết định đầu tư còn mang
nặng “tâm lý bầy đàn”, nhất là bắt chước theo động thái của các nhà đầu tư nước
ngoài.
53
Việc công bố thông tin cũng là vấn đề còn nhiều bàn cãi trong thời gian qua.
Mặc dù theo Luật chứng khoán năm 2006 và Thông tư số 38/2007/TT-BTC ngày
18/04/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn về việc công bố thông tin trên thị trường
chứng khoán (gọi tắt là Thông tư 38), đã hướng dẫn rõ ràng, cụ thể. Nhưng trên
thực tế, nhiều công ty niêm yết vẫn không thực hiện đúng theo qui định này. Có
trường hợp chẳng biết vô tình hay cố ý mà công bố thông tin sai, dẫn đến từ lỗ
chuyển thành lãi, gây thiệt hại lớn cho nhà đầu tư. Chẳng hạn, Công ty cổ phần vận
tải biển Vinaship (VNA) khi đăng ký niêm yết đã công bố giá trị sổ sách lớn hơn
gấp hai lần so với con số mà SGDCK Tp. Hồ Chí Minh tính lại. Công ty cổ phần
bông Bạch tuyết (BBT) đã công bố kết quả kinh doanh của hai năm 2006, 2007 là
lãi tương ứng 2.25 tỷ đồng và 3 tỷ đồng nhưng thực chất khi kiểm toán là lỗ 8.4 tỷ
đồng và 6.8 tỷ đồng, đã bị tạm ngừng giao dịch vì thua lỗ… Những thiệt hại do công
ty niêm yết công bố thông tin sai sự thật mà cho đến nay UBCK Nhà nước và
SGDCK Tp. Hồ Chí Minh vẫn chưa có giải pháp để khắc phục, mà người gánh
chịu hậu quả vẫn là nhà đầu tư.
Việc công bố thông tin bất thường theo qui định tại Thông tư 38 cũng chưa
được các công ty thực hiện nghiêm túc, đặc biệt là thông tin giao dịch của các cổ
đông nội bộ. UBCK Nhà nước đã có hàng loạt xử phạt hành chính đối với các sai
phạm về công bố thông tin nhưng hình thức và mức độ xử phạt theo quy định
hiện hành cũng chưa thật sự đủ mạnh để răn đe các công ty sai phạm, họ vẫn chấp
nhận hình phạt, tiếp tục sai phạm để thu lợi bất chính rất lớn từ việc công bố thông
tin sai.
Một nguyên nhân tác động đến sự cân bằng của thị trường vốn nữa là các tác
động ngoại lai. Đó là sự suy thoái kinh tế toàn cầu, tăng trưởng và lạm phát trong
nước, các chính sách đều tiết của Chính phủ… cũng đã tác động đến sự cân bằng của
thị trường vốn.
Việc sai lệch các kết quả từ lý thuyết đến thực tiễn khi ứng dụng mô hình,
ngoài nguyên nhân do TTCK Việt Nam hiện nay chưa thỏa mãn các giả định của
các mô hình, còn có các nguyên nhân khác như tổng giá trị vốn hoá thị trường, vấn
đề xác định danh mục thị trường… cũng đã ảnh hưởng đến kết quả thực nghiệm.
Qui mô niêm yết của thị trường chiếm tỷ trọng nhỏ so với GDP.
54
Ngoài ra, theo kết quả chương 2, VN-Index không phải là danh mục thị trường, vì nó
không thể đại diện cho thị trường. Do vậy, đã dùng danh mục gồm 42 chứng khoán có
dữ liệu đầy đủ trong khoảng thời gian quan sát làm danh mục thị trường. Với thị trường
chứng khoán Việt Nam non trẻ, số lượng công ty niêm yết rất ít so với số lượng công ty
chưa niêm yết, đặc biệt là còn phần lớn các doanh nghiệp nhà nước chưa được cổ phần
hoá, đã không thể có được một danh mục thị trường đúng nghĩa theo lý thuyết.
Tóm tắt chương 2 :
Trong chương 2 nhóm tác giả đã trình bày được tổng quan về thị trường chứng
khoán Việt Nam giai đoạn từ khi thành lập cho đến nay. Nhóm tác giả cũng đã trình
bày thực trạng ứng dụng mô hình CAPM tại Việt Nam, việc tính toán hệ số bêta trong
việc phân tích rủi ro đầu tư chứng khoán của các nước trên Thế giới và thực trạng tính
toán hệ số này trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Bên cạnh đó, nhóm tác giả đã nêu phương pháp thu thập và xử lý số liệu, đưa ra
các danh mục đầu tư thông qua việc vận dụng mô hình CAPM trên thị trường chứng
khoán Việt Nam.
55
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP NHẰM VẬN DỤNG MÔ HÌNH CAPM VÀO
VIỆC XÂY DỰNG DANH MỤC ĐẦU TƯ TRÊN THỊ
TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM.
3.1 Mục tiêu và phương hướng phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam
trong giai đoạn 2011-2020. [2], [6], [8], [20]
Tháng 07/2000, thị trường chứng khoán Việt Nam chính thức được thành lập và
đi vào hoạt động. So với lịch sử 200 năm của thị trường chứng khoán thế giới thì 10
năm hình thành và phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam (từ năm 07/2000
đến năm 2010) có thể được xem như điểm kết thúc của một sự khởi đầu. Tuy còn non
trẻ, nhưng thị trường chứng khoán Việt Nam đã sớm khẳng định tầm vóc và vị thế của
mình. Với hai sở giao dịch chứng khoán (HoSE và HNX), hơn 550 công ty niêm yết,
có mức vốn hóa đạt khoảng 40% GDP, thị trường chứng khoán Việt Nam đã đóng vai
trò tích cực đối với sự phát triển của các doanh nghiệp, sự năng động của nền kinh tế
và hình ảnh của một Việt Nam ngày càng phồn thịnh, phát triển và hoà nhập với nền
kinh tế quốc tế.
Sau mười năm hoạt động, thị trường chứng khoán Việt Nam đã có những bước
phát triển nhất định và đã đạt được mục tiêu đề ra ban đầu là hoạt động an toàn và hiệu
quả. Có thể khái quát một số thành tựu của thị trường chứng khoán Việt Nam như sau:
¾ Cấu trúc của thị trường chứng khoán đang từng bước được hoàn thiện nhằm
tăng khả năng quản lý và giám sát của Nhà nước.
¾ Hệ thống văn bản pháp luật về chứng khoán và các chính sách quản lý thị
trường tương đối đầy đủ, phù hợp với điều kiện thực tiễn của Việt Nam.
¾ Các Sở giao dịch chứng khoán và các công ty chứng khoán (105 công ty) đã
được trang bị công nghệ giao dịch hiện đại phù hợp với tốc độ phát triển của thị
trường.
¾ Các định chế trung gian và dịch vụ thị trường ngày càng phát triển cả về số
lượng, chất lượng hoạt động và năng lực tài chính.
¾ Hoạt động quản lý thị trường của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước và các
SGDCK ngày càng sâu sát và từng bước hoàn thiện.
¾ Nguồn nhân lực của thị trường chứng khoán nói chung được đào tạo cơ bản,
đáp ứng được yêu cầu của thị trường hiện nay.
56
Những thành tựu của thị trường chứng khoán là minh chứng thuyết phục cho
quyết định mở cửa thị trường này là đúng đắn, là một bước đi tất yếu trong công cuộc
đổi mới và phát triển đất nước. Tuy nhiên, với những thăng trầm của thị trường, rất
nhiều vấn đề đang đặt ra cho sự ổn định và phát triển của thị trường chứng khoán
trong thời gian tới.
Chiến lược phát triển kinh tế xã hội do Đảng và Nhà nước đề ra mục tiêu phấn
đấu đến năm 2020 đưa Việt Nam trở thành một nước phát triển cơ bản về công nghiệp
hoá - hiện đại hoá. Hiện nay, các mục tiêu chiến lược và cụ thể về tăng trưởng và phát
triển kinh tế - xã hội đến năm 2020 đang trong giai đoạn xây dựng. Tuy các mục tiêu
chiến lược cụ thể đang được xác định và vẫn tiếp tục đà phát triển kinh tế xã hội cho
giai đoạn 2015 - 2020. Trọng tâm chiến lược là đẩy mạnh công nghiệp hoá để trở
thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại, xây dựng một quốc gia "dân giàu,
nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh".
Chiến lược phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 là
một bộ phận cấu thành của chiến lược thị trường tài chính và nằm trong tổng thể Chiến
lược phát triển kinh tế xã hội của Đất nước đến năm 2020. Thị trường chứng khoán
chịu nhiều tác động của diễn biến tình hình kinh tế hiện nay và triển vọng phát triển
kinh tế trong nước và quốc tế, do đó việc phát triển thị trường chứng khoán chỉ đề cập
trực tiếp đến cơ hội phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam với các giải pháp
nhằm phát triển thị trường này. Thị trường chứng khoán phát triển còn liên quan tới
hàng loạt các nhân tố khác chẳng hạn như thói quen, mức độ hiểu biết của công chúng
đầu tư nhằm đưa việc phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam đi đúng theo những
định hướng đã vạch ra và đưa thị trường chứng khoán Việt Nam hoạt động phù hợp
tình hình cụ thể của đất nước và thông lệ quốc tế.
Những năm tới thị trường chứng khoán sẽ có cơ hội phát triển ổn định và đóng
góp quan trọng trong việc huy động vốn trung và dài hạn cho nền kinh tế với các cơ sở
sau đây:
¾ Yêu cầu phát triển kinh tế của đất nước, tiếp tục tăng trưởng nhanh do đó nhu
cầu nguồn vốn đầu tư của Chính phủ và các thành phần kinh tế tiếp tục có nhu
cầu rất lớn. Sự phát triển thị trường chứng khoán của Việt Nam phụ thuộc rất
lớn vào sự phát triển kinh tế và các yếu tố kinh tế vĩ mô, kinh tế tăng trưởng
mạnh, môi trường đầu tư thân thiện, cởi mở làm tăng nhu cầu đầu tư của xã hội,
57
tăng nhu cầu vốn đầu tư. Kinh tế Việt Nam hiện nay luôn duy trì đà tăng trưởng
mạnh, môi trường kinh doanh và đầu tư ngày càng được cải thiện theo hướng
thông thoáng, nhất quán hơn. Kinh tế Việt Nam trong những năm tới sẽ tiếp tục
duy trì đà phát triển, sự phát triển của thị trường chứng khoán luôn đồng hành
với sự phát triển kinh tế và sự phát triển kinh tế là một trong những nhân tố
quan trọng nhất hỗ trợ sự phát triển của thị trường chứng khoán.
¾ Quá trình cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước tiếp tục được thúc đẩy cùng
với sự tăng trưởng với tốc độ nhanh của khối doanh nghiệp tư nhân. Sự phát
triển của thị trường chứng khoán trong giai đoạn vừa qua chủ yếu được thúc
đẩy quá trình cổ phần hoá DNNN. Với tốc độ tăng trưởng GDP cao, các chỉ tiêu
kinh tế vĩ mô tốt và viễn cảnh hội nhập kinh tế toàn diện thì một khu vực kinh
tế tư nhân năng động kết hợp với nỗ lực tái cơ cấu DNNN đã thu hút nhiều sự
quan tâm của nhà đầu tư trong và ngoài nước.
¾ Sự phát triển của thị trường chứng khoán còn được thúc đẩy phát triển các tổ
chức trung gian tài chính, các tổ chức phụ trợ thị trường bao gồm các công ty
chứng khoán, công ty quản lý quỹ, các ngân hàng lưu ký, các tổ chức kiểm
toán. Với một số lượng lớn các tổ chức trung gian, môi trường kinh doanh của
khu vực dịch vụ chứng khoán đã rất cạnh tranh, bảo đảm chất lượng dịch vụ sẽ
được cải thiện nhanh chóng trong thời gian sắp tới. Hệ thống các tổ chức trung
gian đã góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng vượt bậc của thị trường chứng khoán,
đã vượt qua chức năng truyền thống là cầu nối giữa bên cung và bên cầu của thị
trường, các tổ chức này đã nắm giữ vai trò quan trọng và có ý nghĩa đối với thị
trường chứng khoán Việt Nam lúc còn sơ khai.
¾ Hệ thống pháp lý hoàn chỉnh (Luật, Nghị định, Thông tư hướng dẫn…), dân
chúng cộng đồng nhận thức về vai trò và lợi ích của thị trường chứng khoán và
tích cực tham gia.
Để đáp ứng cho chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và chiến lược thị trường
tài chính giai đoạn 2011 - 2020, thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn
tới cần được quan tâm thúc đẩy các vấn đề:
¾ Phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam theo chuẩn mực chung của thị
trường và các thông lệ quốc tế tốt nhất, phù hợp với điều kiện thực tế và định
hướng phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và hội nhập với thị trường tài
58
chính khu vực và quốc tế. Muốn thực hiện được mục tiêu đó thì thị trường
chứng khoán phải đồng bộ, toàn diện, hoạt động, hiệu quả, vận hành an toàn
lành mạnh, vừa tạo ra những cơ hội đầu tư sinh lợi, góp phần nâng cao mức
sống và an ninh xã hội.
¾ Phát triển thị trường chứng khoán nhiều cấp độ, bảo đảm các chứng khoán được
tổ chức theo nguyên tắc thị trường, có sự quản lý giám sát của Nhà nước; Bảo
đảm quyền, lợi ích hợp pháp và có chính sách các chủ thể tham gia thị trường
chứng khoán Việt Nam. Đa dạng hoá các sản phẩm, nghiệp vụ của thị trường,
đảm bảo cho các tổ chức kinh doanh, dịch vụ chứng khoán an toàn hiệu quả dựa
trên nền tảng quản trị rủi ro và phù hợp với các chuẩn mực chung và thông lệ
quốc tế. Từng bước tái cơ cấu hệ thống các trung gian tài chính thị trường trên
nguyên tắc không gây xáo trộn lớn, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các
thành viên thị trường.
¾ Để cho phát triển thị trường chứng khoán thì cần đẩy mạnh việc cải cách, sắp
xếp khu vực DNNN và tạo động lực cho doanh nghiệp, các thành phần kinh tế
huy động được các nguồn vốn đầu tư trung và dài hạn cho đầu tư phát triển qua
thị trường chứng khoán, đống hành với việc phát triển thị trường tiền tệ, thị
trường hối đoái, thị trường chứng khoán, thị trường chứng khoán phái sinh, thị
trường bảo hiểm… nhằm tạo ra một hệ thống thị trường tài chính thống nhất,
đồng bộ có sự quản lý, giám sát của nhà nước. Chủ trương hội nhập thị trường
tài chính quốc tế, nâng cao khả năng cạnh tranh để nâng cao chất lượng phát
triển thị trường chứng khoán.
3.2 Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả vận dụng mô hình CAPM vào việc xây
dựng danh mục đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam [3],[4],[5],[7],[10]
Trên cơ sở phân tích các nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả thực nghiệm của
mô hình, qua đó đề xuất các giải pháp để nâng cao hiệu quả ứng dụng mô hình CAPM
vào thị trường chứng khoán Việt Nam.
Thứ nhất, chuẩn hoá hệ thống nhà đầu tư, khuyến khích các tổ chức, nhà đầu
tư chuyên nghiệp như các ngân hàng, công ty chứng khoán, bảo hiểm… tham gia thị
trường. Nâng cao tỷ trọng đầu tư của các nhà đầu tư chuyên nghiệp, khuyến
khích các nhà đầu tư không chuyên nâng cao kiến thức đầu tư chứng khoán, khả
năng phân tích thị trường. Từ đó, thông qua sự điều tiết của thị trường sẽ loại bỏ dần
59
các nhà đầu tư thiếu kiến thức, đầu tư theo phong trào, đầu tư theo cảm tính… ra
khỏi thị trường. Hơn nữa, theo lộ trình mở cửa, trong thời gian đến sẽ có nhiều nhà
đầu tư chuyên nghiệp nước ngoài vào Việt Nam với thế mạnh về vốn, công nghệ,
kinh nghiệm và kiến thức. Các nhà đầu tư trong nước phải thực sự đủ mạnh, phải tự
trang bị kiến thức, tích luỹ kinh nghiệm, kỹ năng phân tích thị trường, kỹ năng dự
báo, dự đoán… thì mới có thể cạnh tranh và tồn tại được. Ngoài ra, còn phải tăng
cường phát triển hệ thống các quỹ đầu tư chuyên nghiệp. Khuyến khích các quỹ đầu
tư nước ngoài đầu tư dài hạn vào Việt Nam. Tận dụng tối đa các nguồn lực nhàn rỗi
trong nền kinh tế thông qua thành lập các quỹ tham gia vào thị trường.
Thứ hai, nới lỏng hơn nữa biên độ dao động giá. Cho phép thực hiện bán
khống, tạo điều kiện tối đa hoá lợi nhuận cho nhà đầu tư.
Thứ ba, đa dạng hoá các sản phẩm, hàng hoá trên thị trường chứng khoán để đáp
ứng nhu cầu thị trường. Đa dạng hoá các loại trái phiếu, phương thức phát hành trái
phiếu Chính phủ, trái phiếu địa phương, trái phiếu doanh nghiệp, trái phiếu công trình
và trái phiếu chuyển đổi. Phát triển thị trường các công cụ tài chính phái sinh như hợp
đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai, quyền chọn… Khuyến khích các công ty cổ phần
chuẩn hoá hoạt động, phấn đấu để tham gia niêm yết chính thức trên thị trường. Đẩy
mạnh tiến trình cổ phần hoá doanh nghiệp, tổng công ty, tập đoàn kinh tế nhà nước.
Chuyển đổi các công ty có vốn đầu tư nước ngoài sang hình thức công ty cổ phần để
nhanh chóng niêm yết trên thị trường. Phấn đấu đến năm 2020 tỷ lệ vốn hoá thị
trường đạt từ 70%-100% GDP (theo Đề án phát triển thị trường chứng khoán Việt
Nam trong năm 2011-2020 đã được Ủy ban Chứng khoán xây dựng và trình Bộ Tài
chính, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, nhằm định hướng phát triển thị trường
chứng khoán theo một quỹ đạo an toàn và bền vững hơn).
Thứ tư, giảm thiểu các nhân tố tác động đến TTCK như ổn định thị trường
tiền tệ, linh hoạt trong cơ chế điều hành lãi suất, thu hẹp dần thị trường phi tập
trung (OTC) theo hướng chuyển sang thị trường tập trung. Hướng thị trường OTC
hoạt động có sự quản lý chặt chẽ của Nhà nước, hoạt động theo Luật chứng
khoán.
Thứ năm, hoàn thiện khung pháp lý, nâng cao vai trò quản lý của Nhà
nước, có chính sách điều tiết thu nhập từ đầu tư chứng khoán. Quan tâm việc
minh bạch hoá thông tin. Đặc biệt tăng cường hình phạt và xử lý nghiêm các
60
trường hợp vi phạm như công bố thông tin sai, gây thiệt hại cho nhà đầu tư. Tạo
nét văn hoá trong công bố thông tin. Chuẩn hoá các bản cáo bạch, kiểm soát và xử
lý các thông tin xấu nhằm gây rối loạn thị trường để trục lợi. Rút ngắn dần
khoảng cách chênh lệch thông tin. Các công ty niêm yết cần chú trọng hệ thống
kiểm tra, kiểm toán nội bộ và sẽ tự đào thải nếu có hành vi gian dối, mất lòng tin
đối với nhà đầu tư.
Thứ sáu, minh bạch thông tin : Hệ thống thông tin của thị trường chứng khoán
là hệ thống chỉ tiêu, tư liệu liên quan đến chứng khoán và thị trường chứng khoán, là
những chỉ tiêu phản ánh bức tranh của thị trường chứng khoán và tình hình kinh tế,
chính trị tại những thời điểm hoặc thời kỳ khác nhau của nhữn quốc gia, từng
ngành…theo phạm vi bao quá của mỗi loại thông tin.
Hệ thống thông tin thị trường chứng khoán rất đa dạng và phong phú. Hệ
thống này được ví như hệ thống mạch máu trong cơ thể người giúp cho thị trường vận
hành liên tục và thông suốt, đảm bảo cung cấp đầy đủ thông tin cho nhà đầu tư, cơ quan
quản lý điều hành và các tổ chức nghiên cứu. Thị trường chứng khoán hoạt động hết
sức nhạy cảm và phức tạp, vì vậy phải bình đẳng trong việc tiếp nhận thông tin không
ai được phép có đặc quyền trong tiếp nhận thông tin, hoặc sử dụng các thông tin nội bộ,
thông tin chưa được phép công bố để đầu tư chứng khoán nhằm trục lợi. Có thể nói, thị
trường chứng khoán là thị trường của thông tin, ai có thông tin chính xác và khả năng
phân tích tốt thì sẽ đầu tư có hiệu quả, ngược lại nhà đầu tư thiếu thông tin hoặc thông
tin sai lệch (tin đồn) sẽ phải chịu tổn thất khi ra các quyết định đầu tư
Có thể phân tổ các thông tin trên thị trường theo các tiêu thức sau:
a) Phân tổ theo loại chứng khoán:
- Thông tin về cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư.
- Thông tin về trái phiếu.
- Thông tin về các chứng khoán phái sinh.
b) Phân tổ theo phạm vi bao quát:
- Thông tin đơn lẻ của từg nhóm chứng khoán.
- Thông tin ngành.
- Thông tin nhóm ngành.
61
- Thông tin nhóm cổ phiếu đai diện và tổng thể thị trường.
- Thông tin của Sở giao dịch chứng khoán hay cả quốc gia, thông tin có tính
quốc tế.
c) Phân tổ theo thời gian
- Thông tin quá khứ, thông tin hiên tại và thông tin dự báo cho tương lai
- Thông tin theo thời gian ( phút, ngày…)
- Thông tin tổng hợp theo thời gian ( tuần, tháng,quý, năm…)
d) Phân tổ theo nguồn thông tin
- Thông tin trong nước và quốc tế
- Thông tin của các tổ chức tham gia thị trường : tổ chức niêm yết, công ty
chứng khoán và thông tin của Sở giao dịch chứng khoán.
- Thông tin tư vấn của các tổ chức tư vấn đầu tư và tổ chức xếp hạng tín nhiệm
- Thông tin từ các phương tiện thông tin đại chúng (báo, truyền hình, mạng
internet…)
Thứ bảy, xây dựng hệ thống công bố thông tin trên thị trường chứng khoán
Việt Nam. Như chúng ta đều biết, công bố thông tin là một yêu cầu không thể thiếu để
đảm bảo lòng tin và sự công bằng cho các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán. Đây
chính là nguyên tắc công khai, được coi là một nguyên tắc quan trọng nhất của thị
trường chứng khoán. Có thể nói, nếu không có một hệ thống công bố thông tin hoạt
động theo đúng yêu cầu thì thị trường chứng khoán không thể vận hành được. Thị
trường chứng khoán Việt Nam còn nhỏ bé và sơ khai, tuy nhiên, các văn bản pháp quy
điều chỉnh vấn đề công bố thông tin trên TTCK đã và đang được xây dựng nhằm đảm
bảo nguyên tắc công khai, minh bạch thông tin trên thị trường và duy trì, củng cố lòng
tin của nhà đầu tư.
Xét về hình thức và chất lượng công bố thông tin, dòng thông tin đầu vào từ
các tổ chức niêm yết và kinh doanh chứng khoán hiện nay, chủ yếu nhất vẫn là dạng
văn bản do chưa có một hệ thống phần mềm thống nhất nối mạng giữa các tổ chức này.
Trong khi đó, dòng thông tin đầu ra còn tính thiếu đa dạng và chất lượng thấp. Quy
trình xử lý và công bố thông tin trên thị trường còn mất nhiều thời gian. Xét trên tổng
62
thể thị trường, chưa có một hệ thống cơ sở dữ liệu thống nhất và phần mềm công bố
thông tin thông suốt từ các tổ chức phát hành, niêm yết và kinh doanh chứng khoán đến
Trung tâm giao dịch chứng khoán và các phương tiện truyền thông đại chúng. Trong
tương lai không xa, khi quy mô thị trường lớn mạnh, hệ thống công bố thông tin hiện
tại khó có thể đảm đương được tốt nhiệm vụ của mình do tốn nhiều thời gian công sức
để xử lý.
Tham khảo kinh nghiệm của một số nước và từ tình hình thực tiễn Việt Nam,
chúng tôi đề xuất giải pháp: Áp dụng việc xây dựng và phát triển một hệ thống công bố
thông tin số hóa sử dụng XML.
Hiện nay, các công ty niêm yết trên Sàn giao dịch chứng khoán VN phải nộp
thông tin công bố (ví dụ các báo cáo tài chính cuối năm) cho Sở giao dịch chứng khoán
Việt Nam dưới dạng văn bản. Đó là do mỗi công ty có cách xử lý thông tin số hóa riêng
của mình, sử dụng các công cụ biên tập khác nhau, và chỉ duy nhất dưới dạng văn bản
là hình thức chung nhất cho mọi công ty. Tại Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam,
thông tin công bố sau đó sẽ được nhập thủ công vào hệ thống trước khi thực hiện các
công việc xử lý dữ liệu khác (ví dụ lưu trữ, xử lý và phân phối). Đồng thời những dữ
liệu này sau đó cũng phải được kiểm tra, phát hiện lỗi một cách thủ công, phương pháp
này có những nhược điểm là: kiểm soát lỗi và nhập dữ liệu tốn nhiều nhân lực và công
sức, mất nhiều thời giờ mới có thể công bố ra các phương tiện thông tin đại chúng và
cho nhà đầu tư.
Vì vậy, Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam cần phải áp dụng công nghệ
thông tin một cách nhanh chóng và chủ động nhằm đưa vào áp dụng hệ thống công bố
thông tin đại chúng và cho nhà đầu tư.
Các luồng thông tin di chuyển được miêu tả như sau:
- Dòng thông tin đầu vào từ các công ty niêm yết: Một công cụ nhập dữ liệu sẽ
được thiết kế và áp dụng tại các công ty niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán VN.
Công cụ này sẽ tự động nhập dữ liệu, kiểm tra phát hiện lỗi và gửi thông tin công bố.
Những công ty niêm yết sử dụng công cụ này để đưa thông tin công bố vào hệ thống.
Công cụ này tự động kiểm tra dữ liệu đầu vào và sau đó chuyển đổi sang định dạng
XML. Sau khi bấm vào nút “send”, dữ liệu sẽ được chuyển tới sở giao dịch chứng
khoán VN. Hệ thống này rất an toàn vì dữ liệu được mã hóa trước khi gửi đi. Xử lý
63
thông tin đầu vào tại sở giao dịch chứng khoán VN: thông tin công bố dưới định dạng
XML được quản lý qua hệ thống xử lý văn bản Meridio của Sở giao dịch chứng khoán.
- Dòng thông tin đầu ra: Hệ thống Meridio là một hệ thống quản lý văn bản với
các khả năng xử lý XML như sau:
+ Thông tin công bố (tới phương tiện truyền thông) được xử lý nhanh chóng
và phân bố cho các phương tiện truyền thông. Do thông tin công bố là dưới dạng XML,
các bên phương tiện truyền thông nhận được có thể biên tập và sử dụng một cách dễ
dàng. Bên cạnh đó, trong hệ thống xử lý văn bản này có chức năng tìm kiếm thông tin
công bố căn cứ vào các tập tin có đuôi XML. Do đó, có thể tìm kiếm thông tin nhanh
chóng và hiệu quả hơn.
+ Thông tin công bố qua Internet tới nhà đầu tư: Thông tin công bố được
chuyển đổi thông tin từ định dạng XML sang định dạng HTML. Các thông tin được
chuyển đổi dưới dạng này có trên trang web của sở giao dịch chứng khoán VN. Theo
đó, các nhà đầu tư có thể tìm kiếm và xem thông tin cần tìm sử dụng trình duyệt web.
+ Trong sơ đồ, “phương tiện truyền thông” có nghĩa là phòng báo chí của sở
giao dịch chứng khoán; còn “phương tiện truyền thông phụ thuộc” nghĩa là các phương
tiện truyền thông đại chúng bên ngoài nhận thông tin do Sở giao dịch chứng khoán VN
cung cấp.
- Mô hình này có ưu điểm về tốc độ, dòng thông tin và tính hiệu quả:
+Tự động kiểm tra, phát hiện lỗi và nhập dữ liệu một cách tự động và nhanh
chóng (trước đây những công việc này được thực hiện thủ công).
+ Xử lý tức thời và tạo ra các dữ liệu số hóa hoàn chỉnh tổng hợp từ thông tin
công bố đầu vào, cung cấp dữ liệu này ra các phương tiện thông tin đại chúng và các
đối tượng có nhu cầu khác một cách nhanh chóng (trước kia, những tiến trình này mất
quá nhiều thời gian). Một điều quan trọng là thông tin mà hệ thống này đưa ra sẽ dưới
một định dạng sao cho những người khác nhận được có thể dễ dàng xử lý tiếp (ví dụ
như chỉnh sửa).
+ Công bố thông tin cho nhà đầu tư qua mạng Internet.
Tuy nhiên, do việc thiết kế và xây dựng hệ thống này đòi hỏi chi phí lớn nên
trong điều kiện Việt Nam hiện nay, chúng ta phải tận dụng tối đa các nguồn vốn đầu tư
64
và huy động tối đa nguồn lực công nghệ thông tin ở trong nước, ứng dụng công nghệ
thông tin vào thiết kế và xây dựng từng phần hệ thống công bố thông tin số hóa. Việc
xây dựng từng phần này trước hết sẽ tập trung vào giải quyết những khâu mất nhiều
thời gian nhất hiện nay trong quy trình công bố thông tin. Đồng thời, việc thiết kế cũng
đảm bảo tính mở, nghĩa là có thể điều chỉnh để đáp ứng những yêu cầu mới. Trong thời
gian trước mắt, nên bắt đầu việc xây dựng hệ thống kết nối giữa trung tâm giao dịch
chứng khoán và các tổ chức niêm yết chứng khoán, các công ty chứng khoán, vì đây là
một trong những khâu tốn thời gian xử lý văn bản nhất. Đặt vấn đề xây dựng hệ thống
công bố thông tin số hóa trên thị trường chứng khoán trong mối liên hệ với dự án tổng
thể xây dựng Chính phủ điện tử ở nước ta. Điều đó sẽ giúp thống nhất được các điều
kiện kỹ thuật, công nghệ và tạo ra sự liên kết thông tin giữa các cơ quan quản lý thị
trường chứng khoán với các cơ quan nhà nước khác, đồng thời nâng cao hiệu quả quản
lý lĩnh vực công bố thông tin trên thị trường chứng khoán.
Thứ tám, phát triển các hình thức và nội dung công bố thông tin. Nhanh
chóng thành lập một tổ chức định mức tín nhiệm. Việc thành lập tổ chức định mức tín
nhiệm để đánh giá mức độ tín nhiệm của tổ chức phát hành chứng khoán và các tổ chức
có chứng khoán niêm yết trên trung tâm giao dịch chứng khoán là rất cần thiết. Tổ chức
định mức tín nhiệm sẽ cung cấp cho thị trường và các nhà đầu tư một hệ thống xếp
hạng các công cụ tài chính trên thị trường. Từ đó, sẽ giúp cho các nhà đầu tư có thêm
nguồn cung cấp thông tin làm cơ sở để so sánh, đối chiếu trước khi thực hiện quyết
định đầu tư. Bên cạnh đó, việc thành lập tổ chức định mức tín nhiệm sẽ hỗ trợ tích cực
cho nghiệp vụ tư vấn đầu tư của các công ty chứng khoán.
- Tăng cường phối hợp với các phương tiện thông tin đại chúng trong việc
tuyên truyền thông tin về TTCK. Việc công bố thông tin trên các phương tiện thông tin
đại chúng là rất cần thiết nhất là những người quan tâm đến TTCK. Có thể thấy rằng,
đây là một kênh truyền tải thông tin hết sức hiệu quả, đảm bảo tính công khai và dễ
dàng tiếp cận của thông tin. Do vậy, Chính phủ cần chỉ đạo và giao trách nhiệm cho
các phương tiện thông tin đại chúng như đài truyền hình, báo chí... phối hợp cùng Ủy
ban chứng khoán nhà nước trong việc đưa tin về các hoạt động liên quan đến TTCK;
tuyên truyền, giáo dục kiến thức về chứng khoán, về TTCK cho công chúng nhằm thu
hút sự quan tâm của công chúng và nâng cao sự hiểu biết của họ về lĩnh vực mới mẻ
65
này. Đây là công việc cần được thực hiện một cách thường xuyên và lâu dài, chứ không
phải chỉ tập trung trong một thời điểm nhất định nào đó.
- Xây dựng cơ chế giám sát thông tin. Hiện nay ở Việt Nam, hầu như không có
một cơ quan nào giám sát và đảm bảo chất lượng của các thông tin công bố trên thị
trường chứng khoán. Với tình hình hiện nay, rò rỉ thông tin là một điều không tránh
khỏi nhưng trong đó có một số thông tin không chính xác. Điều này càng bị phóng đại
khi mà các nhà đầu tư ở nước ta đa phần là các nhà đầu tư không chuyên nghiệp, họ rất
dễ bị dao động bởi những tin đồn. Từ đó, giá chứng khoán bị biến động mạnh. Trong
những trường hợp này thì ai là người được lợi? Ai là người tung ra tin đồn? Tất cả đều
không được kiểm soát và giá chứng khoán bị tác động bởi nhân tố con người rất nhiều.
- Thị trường chứng khoán Việt Nam đang trong giai đoạn chuyển biến để trở
thành một bộ phận của thị trường tài chính toàn cầu. Một thị trường chứng khoán hiện
đại và hội nhập không thể thiếu sự minh bạch trong hệ thống thông tin. Minh bạch
thông tin có ý nghĩa quan trọng trong thúc đẩy tính hiệu quả của việc đầu tư kinh doanh
chứng khoán và là lực đẩy cho sự phát triển của thị trường chứng khoán trong tương lai
3.3 Một số kiến nghị của nhóm tác giả nhằm phát triển thị trường chứng khoán
Việt Nam:
3.3.1 Hoàn thiện hệ thống pháp luật về thị trường chứng khoán
Để thị trường hoạt động một cách hiệu quả, an toàn đòi hỏi phải có lòng tin từ phía
các nhà đầu tư, muốn thế quyền và lợi ích hợp pháp của công chúng đầu tư phải được
đảm bảo an toàn. Điều đó có nghĩa là các quy định pháp lý tiếp tục phải được chỉnh
sửa cho phù hợp với thực trạng thị trường. Hoàn thiện hệ thống pháp luật về thị trường
chứng khoán cần đi vào những nội dung:
¾ Hoàn thiện khung pháp lý theo thông lệ quốc tế, phù hợp với điều kiện thực tế
và định hướng phát triển kinh tế – xã hội. Trong đó, quan trọng nhất là sửa đổi
bổ sung Luật chứng khoán theo hướng mở rộng phạm vi điều chỉnh và đối
tượng điều chỉnh của Luật phù hợp với hội nhập Quốc tế.
¾ Xây dựng và ban hành các quy định về chứng khoán hoá.
¾ Ban hành các quy định ở mức độ cao hơn về Quỹ đầu tư.
66
¾ Tiếp tục ban hành các văn bản hướng dẫn hoạt động nghiệp vụ trong lĩnh vực
chứng khoán.
3.3.2 Tái cấu trúc thị trường chứng khoán
Cấu trúc thị trường chứng khoán hợp lý có tác động mạnh mẽ đến các thành viên
tham gia thị trường. Cần tái cấu trúc thị trường chứng khoán theo các định hướng:
¾ Thực hiện cổ phần hoá và đa dạng hoá sở hữu sở giao dịch chứng khoán và
trung tâm lưu ký chứng khoán.
¾ Thành lập công ty quản lý vốn đầu tư và phát triển thị trường chứng khoán
thuộc sở hữu Nhà nước để nắm giữ cổ phần chi phối các sở giao dịch chứng
khoán, trung tâm lưu ký chứng khoán.
¾ Cấu trúc lại các sở giao dịch chứng khoán bằng việc phân loại sở giao dịch
chứng khoán theo phương thức giao dịch, không phân biệt quy mô của tổ chức
niêm yết.
3.3.3 Chính sách về cung chứng khoán
Cung chứng khoán là một yếu tố quan trọng cấu thành nên thị trường chứng khoán.
Cung chứng khoán đầy đủ, chất lượng tốt sẽ tăng nhanh khối lượng chứng khoán giao
dịch, ổn định giá chứng khoán:
¾ Tăng quy mô phát hành cổ phiếu, trái phiếu Chính phủ, trái phiếu chính quyền
địa phương trên thị trường chứng khoán.
¾ Hoàn thiện chính sách phát hành chứng chỉ quỹ đầu tư và trái phiếu Chính phủ.
¾ Tạo lập cơ sở hình thành thị trường chứng khoán phái sinh.
3.3.4 Chính sách về cầu chứng khoán
Chính sách về cầu chứng khoán có liên quan chặt chẽ đến quyền lợi của nhà đầu
tư. Xây dựng được chính sách hợp lý có tác dụng ổn định và tăng nhu cầu, ổn định thị
giá chứng khoán. Trong thời gian tới cần thực hiện theo các nội dung định hướng sau:
¾ Phát triển hệ thống các nhà đầu tư, chú trọng nhà đầu tư có tổ chức, khuyến
khích nhà đầu tư nước ngoài có mục tiêu đầu tư dài hạn, tiếp tục phát triển các
nhà đầu tư tư nhân.
¾ Hoàn thiện chính sách và biện pháp bảo vệ nhà đầu tư.
67
¾ Phát triển các tổ chức cung ứng vốn, như các doanh nghiệp bảo hiểm, BHXH,
Quỹ hưu trí, tiết kiệm bưu điện, FDI…
3.3.5 Củng cố và phát triển các tổ chức tham gia thị trường chứng khoán.
Việc củng cố hệ thống các tổ chức trung gian chứng khoán đảm bảo tính chuyên
nghiệp có đủ năng lực và tài chính, công nghệ và nguồn nhân lực để cạnh tranh với các
tổ chức kinh doanh chứng khoán trong khu vực. Xu hướng đó là:
¾ Tăng cường năng lực của các tổ chức trung gian theo hướng chuyên nghiệp.
¾ Củng cố quy mô, năng lực quản trị rủi ro.
¾ Củng cố hoạt động của các công ty Quản lý quỹ đầu tư chứng khoán.
¾ Mở rộng phạm vi hoạt động của trung tâm lưu ký chứng khoán.
¾ Phát triển các dịch vụ cung cấp trên thị trường như cho vay chứng khoán, tư
vấn ,định giá…
¾ Phát triển các tổ chức định mức tín nhiệm.
¾ Định hướng công tác quản lý, giám sát thị trường chứng khoán..
Tóm tắt chương 3:
Trong chương 3 nhóm tác giả đã trình bày mục tiêu và phương hướng phát triển
thị trường chứng khoán Việt Nam đến năm 2020, những nguyên nhân ảnh hưởng đến
kết quả thực nghiệm của mô hình CAPM. Từ đó đề ra các giải pháp nhằm giúp nhà
đầu tư lựa chọn danh mục đầu tư thông qua việc vận dụng mô hình CAPM trên thị
trường chứng khoán Việt Nam. Bên cạnh đó, nhóm tác giả cũng đã đề xuất một số
kiến nghị của nhóm tác giả nhằm phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam tạo
điều kiện thuận lợi hơn cho nhà đầu tư đầu tư vào thị trường chứng khoán nước nhà.
68
KẾT LUẬN
Mô hình định giá tài sản vốn (CAPM) là mô hình được sử dụng rộng rãi để
định giá tài sản. Nhiều nghiên cứu, đặc biệt là những nhà nghiên cứu thực nghiệm,
đã có những kết luận về các mô hình này. Tuy nhiên, rất ít nghiên cứu chỉ ra được
cách thức xử lý để ứng dụng các mô hình này vào thực tế. Tại Việt Nam, đã có
nhiều đề tài nghiên cứu về việc ứng dụng các mô hình nhưng việc xử lý dữ liệu
hoàn toàn thủ công, với khối lượng tính toán rất hạn chế, vì vậy kết quả đạt được
chưa phản ánh hết tính thực nghiệm của các mô hình.
Với đề tài “Vận dụng mô hình CAPM để lựa chọn danh mục đầu tư trên
thị trường chứng khoán Việt Nam” đã giải quyết được cả hai mặt. Một mặt, đã đưa
ra kết quả thực nghiệm trên số liệu TTCK Việt Nam giúp các nhà đầu tư dựa vào đó
để ra quyết định phù hợp. Mặt khác, báo cáo nghiên cứu khoa học còn chỉ ra cách
thức ứng dụng xử lý dữ liệu khi áp dụng mô hình. Việc ứng dụng xử lý trên các
mẫu dữ liệu khác là hoàn toàn dễ dàng và nhanh chóng.
Thực hiện đề tài này nhóm tác giả mong muốn các nhà đầu tư phải biết tích
luỹ kiến thức về đầu tư tài chính, hết sức thận trọng và biết kiểm soát những thông
tin dự báo, những tín hiệu của thị trường và quan trọng hơn hết là tự bảo vệ mình,
chuẩn bị cho một giai đoạn hội nhập và cạnh tranh mới. Có như vậy thì TTCK
Việt Nam mới có thể ổn định và phát triển bền vững, thực sự là một công cụ hữu
ích để phát triển đất nước.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- van_dung_mo_hinh_capm_de_lua_chon_danh_muc_dau_tu_tren_thi_truong_chung_khoan_viet_nam_2803.pdf