Đề tài Vận dụng một số phương pháp thống kê phân tích tình hình xuất khẩu hàng may mặc tại công ty CP may và thương mại Mỹ Hưng

MỤC LỤC MỤC LỤC1 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU3 1.1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu. 3 1.2.Xác lập và tuyên bố đề tài5 1.3. Các Mục tiêu nghiên cứu. 5 1.4. Phạm vi nghiên cứu. 6 1.5. Kết cấu của đề tài6 CHƯƠNG II: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ XUẤT KHẨU VÀ PHÂN TÍCH THỐNG KÊ TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU HÀNG HÓA TRONG DOANH NGHIỆP7 2.1. Những vấn đề lý luận chung về xuất khẩu. 7 2.1.1. Khái niệm xuất khẩu hàng hóa. 7 2.1.2. Một số khái niệm trong xuất khẩu. 7 2.1.3. Đặc điểm của hoạt động xuất khẩu. 8 2.2. Những vấn đề chung về xuất khẩu hàng may mặc. 10 2.2.1. Đặc điểm của sản xuất hàng may mặc. 10 2.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu hàng may mặc. 11 2.3.3.1 Nhóm Chỉ tiêu quy mô xuất khẩu. 15 2.3.3.2. Nhóm Chỉ tiêu cơ cấu xuất khẩu. 17 2.4. Tổng quan tình hình khách thể nghiên cứu của những công trình năm trước. 18 CHƯƠNG III: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ CÁC KẾT QUẢ PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU HÀNG MAY MẶC TẠI CÔNG TY CP MAY VÀ TM MỸ HƯNG21 3.1. Phương pháp nghiên cứu. 21 3.1.1. Phuơng pháp thu thập dữ liệu. 21 3.1.1.1. Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp. 21 3.1.2. Phương pháp phân tích dữ liệu. 23 3.1.2.1. Phương pháp phân tích dữ liệu sơ cấp. 23 3.2.1. Đánh giá tổng quan về tình hình xuất khẩu hàng may mặc trong công ty. 27 3.2.1.1. Giới thiệu chung về công ty cổ phần may và TM Mỹ Hưng. 27 3.3. Kết quả phân tích và xử lý dữ liệu. 32 3.3.1. Phân tích dữ liệu sơ cấp. 32 3.3.2.2. Phân tích thực trạng tình hình xuất khẩu của công ty. 36 CHƯƠNG IV: CÁC KÊT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT VỚI DOANH NGHIỆP VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU VÀ CÔNG TÁC PHÂN TÍCH THỐNG KÊ TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU HÀNG MAY MẶC TRONG CỒNG TY CP MAY VÀ TM MỸ HƯNG47 4.1. Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu tình hình xuất khẩu hàng may mặc tại công ty CP may và TM Mỹ Hưng. 47 4.1.1. Những kết quả đạt được. 47 4.1.2. Tồn tại và nguyên nhân. 48 4.2. Dự báo triển vọng về tình hình xuất khẩu hàng may mặc trong công ty CP may và TM Mỹ Hưng. 50 4.2.1. Dự báo tình hình xuất khẩu của công ty trong thời gian tới50 4.2.2.Định hướng phát triển của công ty. 52 4.3. Các đề xuất nhằm thúc đẩy hoạt động kinh doanh xuất khẩu và giải pháp hoàn thiện công tác phân tích thống kê tình hình xuất khẩu hàng may mặc trong công ty CP may và TM Mỹ Hưng.53 4.3.1. Các đề xuất nhằm thúc đẩy hoạt động kinh doanh xuất khẩu của công ty.53 4.3.1.1. Tìm hiểu và khai thác thị trường xuất khẩu hiện tại cho hiệu quả hơn. Bên cạnh đó mở rộng thêm thị trường xuất khẩu mới.53 4.3.1.2. Tập trung sản xuất những mặt hàng có doanh thu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu xuẩt khẩu của công ty.54 4.3.1.3. Nâng cao đơn giá cho các mặt hàng xuất khẩu. 55 4.3.1.4. Tuyển dụng thêm nhân công sản xuất, nâng cao hơn nữa năng xuất lao động bình quân trong công ty.56 4.3.1.5.Có biện pháp tổ chức và quản lý chi phí cho hiệu quả hơn.57 4.3.2. Giải pháp hoàn thiện công tác phân tích thống kê tình hình xuất khẩu hàng may mặc trong công ty.59 4.3.2.1. Cần có cách nhìn nhận đầy đủ hơn về vai trò của công tác phân tích thống kê tình hình xuất khẩu hàng hóa trong doanh nghiệp.59 4.3.2.2. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu thống kê phản ánh tình hình xuất khẩu hàng hóa công ty. 59

doc62 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2842 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Vận dụng một số phương pháp thống kê phân tích tình hình xuất khẩu hàng may mặc tại công ty CP may và thương mại Mỹ Hưng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vai trò được liệt kê của công tác phân tích thống kê tình hình xuất khẩu hàng hóa trong việc xây dựng và đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh nói chung va tình hình xuất khẩu hàng may mặc nói riêng thì: có 10% (2/20 phiếu)số người được hỏi cho rằng công tác này giúp cho việc tính toán cụ thể các chỉ tiêu, 30%(6/20 phiếu)cho rằng công tác này giúp cho người quản lý nắm được thực trạng tình hình kinh doanh của công ty tông qua các số liệu thống kê, có 10%(2/20 phiếu) cho rằng công tác này lại giúp tìm ra các nhân tố tác động tới các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh từ đó giúp tìm ra biện pháp thúc đẩy hay khắc phục, có 40% (8/20 phiếu) số người lại cho rằng công tác này cung cấp các số liệu quan trọng trong việc lập các kế hoạch kinh doanh, còn lại 10% (2/20 phiếu) thì cho rằng thống kê phân tích tình hình xuất khẩu hàng hóa trong doanh nghiệp là một bộ phân nghiên cứu quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Như vậy qua kết quả khảo sát như trên có thế thấy phần lớn số ngườ được hỏi cho rằng công tác này giúp cung cấp các số liệu quan trọng cho việc lập các kế hoạch kinh doanh, chỉ có một số ít cho rằng công tác phân tích thống kê tình hình xuất khẩu hàng hóa trong doanh nghiệp giúp tìm ra các nhân tố tác động tới một số chỉ tiêu hiệu quả xuất khẩu. Đây có thể nói là một trong những vai trò quan trọng nhất cuả công tác này. - Ở câu hỏi 3: chỉ có 20%(4/20 phiếu) số người được hỏi cho rằng công tác phân tich sthoongs kê tình hình xuât khẩu hàng hóa trong công ty đã được thực hiện tốt, còn 80% cho rằng chưa tốt. - Ở câu hỏi 4: có 70%(14/20 phiếu)số người được hỏi cho rằng việc tổng hợp số liệu thống kê và lên kế hoạch kinh doanh của công ty được thực hiện theo định kỳ hàng năm, còn lại 30% cho rằng công việc này được thực hiện hàng tháng. - Ở câu hỏi 5: khi được hỏi về phương pháp thống kê đang dùng để phân tích tình hình xuất khẩu hàng hóa công ty đang áp dụng là phương pháp nào, chỉ có 10%(2/20 phiếu) nói đó là phương pháp dãy số thời gian còn lại 90% (18/20 phiếu)không biết là phương pháp nào. Chứng tỏ phần lớn những người được hỏi đều không quan tâm tới việc phân tích các chỉ tiêu thống kê trong xuất khẩu. - Ở câu hỏi 6: khi hỏi về khó khăn trong công tác phân tích thống kê tình hình xuất khẩu hàng hóa trong công ty thì thu thập được các ý kiến như sau: + Khó khăn trong việc thu thập dữ liệu thống kê. Ở đây bộ phận kế toán của công ty chịu trách nhiệm ghi chép, thống kê hàng hóa xuất khẩu theo từng đơn đặt hàng và chỉ tổng hợp lại vào cuối tháng. Do vậy việc lâp kế hoạch kinh doanh trong dài hạn của công ty gặp nhiều khó khăn trong việc tổng hợp số liệu thống kê. + Phương pháp phân tích các chỉ tiêu thống kê còn hạn hẹp, chưa hiểu rõ. + Công ty mới chỉ xây dụng 2 chỉ tiêu thống kê trong xuất khẩu là doanh thu xuất khảu và khối lượng xuất khẩu. - Ở câu hỏi 7: khi hỏi các đề xuất giúp cho công tác phân tích thống kê tình hình xuất khẩu hàng hóa trong công ty đạt hiệu quả, thu được một số ý kiến:: + Bộ phận chịu trách nhiệm tổng hợp các số liệu liên quan đến xuất khẩu cần tổng hợp các số liệu thống kê theo năm để giúp cho công tác lập kê hoạch kinh doanh trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn. + Tìm hiểu thêm một số phương pháp thống kê để có thể phân tích được các nhân tố ảnh hưởng tới chỉ tiệu doanh thu xuât khẩu nhằm, qua đó giúp chủ động hơn triong việc ra các quyết dịnh kinh doanh + Xây dựng hệ thống chỉ tiêu phản ánh kết quả họa động xuất khẩu theo từng mặt hàng, từng thị trường. 3.3.1.2. Về tình hình xuất khẩu hàng hóa trong công ty. - Câu hỏi 1: có 100% số người được hỏi cho rằng hình thức xuất khâu của công ty là tự sản xuất và gia công hàng xuất khẩu. - Câu hỏi 2:100% số người được hỏi cho rằng tình hình xuất khẩu của công ty trong những năm gần đây có xu hướng tăng. - Câu hỏi 3:100% số người được hỏi nói rằng: mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của công ty là: Nịt Bụng, áo sơ mi nam dài tay áo sơ mi nam cộc tay và áo jacket. - Câu hỏi 4: 100% số người được hỏi nói rằng thị trường xuất khẩu chủ yếu của công ty là: Nhật, Hồng kông và Mỹ - Câu hỏi 5: khi hỏi về những khó khăn mà công ty đang gặp phải trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu, thu được những ý kiến sau: + Thị trường xuát khảu của công ty còn nhỏ hẹp + Quy mô sản xuât nhỏ, thiếu vốn + Các mặt hàng xuất khẩu còn hạn chế + Chi phi sản xuất còn lãng phí + Kiến thức về quy định, thủ tục trong kinh doanh xuất khẩu còn một số điểm chưa nắm vững. -Câu hỏi 6: hỏi về đề xuất giúp cho hoạt động kinh doanh xuất khẩu của công ty hiệu quả hơn thu thập được các ý kiến sau: + Mở rộng quy mô sản xuát bằng cách tập trung huy động và sử dụng vốn có hiệu quả + Mở rộng thị trường xuất khẩu. + Tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm + Nâng cao chất lượng sản phẩm, thay đổi kiếu dáng , mẫu mã + Cán bộ nghiệp vụ xuất khẩu cần tìm hiểu thêm về các điều luật trong kinh doanh xuất khẩu 3.3.2. Phân tích dữ liệu thữ cấp 3.3.2.1. Đánh giá tổng quan về tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Bảng 3.1: Bảng kết quả sản xuất kinh doanh của công ty CP may và TM Mỹ Hưng năm 2007 và 2008 Đơn vị tính :VND Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 So sánh ST TL(%) Tổng doanh thu 51.976.910.565 65.853.698.798 13.876.788.233 26.70 Trong đó: Doanh thu xuất khẩu 45.686.128.950 56.604.196.440 10.918.067.490 23.90 Doanh thu bán hàng nội địa 5.156.357.258 8.515.490.282 3.359.133.024 65.15 Doanh thu từ hoạt động tài chính 1.134.424.357 1.323.988.483 189.564.126 16.71 Tổng chi phí 42.606.561.740 55.645.678.314 13.039.116.574 30.61 Tổng LN trước thuế 9.370.348.825 10.208.020.484 837.671.659 8.94 Thuế thu nhập doanh nghiệp 2.623.697.671 2.858.245.735 234.548.064 8.94 Tổng LN sau thuế 6.746.651.154 7.349.774.749 603.123.595 8.94 TTN BQ người /tháng 1.500.000 1.700.000 300.000 20 Qua bảng kết quả hoạt động kinh doanh của công ty (ở trang bên) trong 2 năm ta thấy: Tổng doanh thu của công ty năm 2008 tăng so với năm 2007 là 26,7% tương ứng với số tiền tăng là 13.876.788.233 đồng. Tổng chi phí năm 2008 tăng so với năm 2007 là 30,61% tương ứng số tiền là 13.039.116.574 đồng. Như vậy tốc độ tăng của chi phí lớn hơn tốc độ tăng của doanh thu. Điều đó cho thấy công tác tổ chức quản lý của công ty chưa tốt, cần nghiên cứu tìm ra nguyên nhân và biện pháp khắc phục kịp thời. Lợi nhuận sau thuế của công ty năm 2008 tăg 603.123.595 đồng so với năm 2007, tương ứng tỷ lệ tăng là 8,94% Thu nhập bình quân tháng một người lao động của công ty năm 2008 là 1,7 triệu đồng tăng 300.000 đồng so với năm 2007 tương ứng với tỷ lệ tăng là 20% Nhận xét chung: Nhìn chung hoạt đông kinh doanh của công ty trong 2 năm qua là tương đối tốt, doanh thu cũng như lợi nhuận sau thuế năm sau cao hơn năm trước. Thu nhâp bình quan đầu người cũng tăng. Tuy nhiên chí phí có tốc dộ tăng nhanh hơn doanh thu, công ty cần có biện pháp tổ chức và quản lý chi phí cho hiệu quả hơn. 3.3.2.2. Phân tích thực trạng tình hình xuất khẩu của công ty a .Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch doanh thu xuất khẩu Bảng 3.2: Thực hiện kế hoạch doanh thu xuất khẩu năm 2008 Tên sản phẩm Doanh thu kế hoạch xuất khẩu (Tr.đồng) Doanh thu thực hiện kế hoạch xuất khẩu (Tr.đồng) % hoàn thành kế hoạch doanh thu xuất khẩu Chênh lệch TH -KH ảnh hưởng của THKH doanh thu xuất khẩu từng mặt hàng đến HTKH chung (%) Số tiền Tỷ trọng(%) Số tiền (Tr.đồng) Tỷ lệ(%) 1 2 3 4 = 3/1* 100 5 =3 -1 6= 4 -100 7 = 5/ Nịt bụng 31.945,15 58,49 32.152,10 100,65 204,95 0,65 +0,376 Áo sơ mi nam dài tay 11.876,15 21,75 12.590,15 106,01 714,00 6,01 +1,307 Áo sơ mi nam cộc tay 3.547,57 6,50 3.989,86 112,47 442,29 12,47 +0,810 Áo jacket 7.240,27 13,26 7.872,08 108,73 631,81 8,73 +1,157 Tổng cộng 54.609,14 100 56.604,19 103,65 1.995,05 3,65 +3,65 Từ bảng 3.2 ta thấy việc thực hiện kế hoạch doanh thu xuất khẩu của công ty đạt 103,65% vượt mức kế hoạch là 3,65%. Doanh thu xuất khẩu tăng 1.995,05 triệu so với kế hoạch . Cụ thể: Đối với mặt hàng Nịt bụng , hoàn thành kế hoạch 100,65 vượt mức 0,65% tương ứng với số tiền vượt 204,95 triệu đồng, làm cho kế hoạch chung tăng 0,376% Đói với mặt hàng áo sơ mi nam dài tay ,hoàn thành 106,01% kế hoạch vượt mức 6,01% tương ứng với số tiền là 714,00Triệu đồng, làm cho kế hoạch chung tăng 1,307%. Đối với mặt hàng áo sơ mi nam cộc tay, doanh thu xuất khẩu thực hiện so với kế hoạch đạt 112,47% vượt mức 12,47% tương ứng với số tiền là 442,29 triệu đồng, làm cho kế hoạch chung tăng lên 0,810%. Đói với mặt hàng áo jacket doanh thu xuất khẩu thực hiện so với kế hoạch tăng 8,73% tương ứng với số tiền tăng là 631,81 triệu đồng, làm cho kế hoạch doanh thu xuất khẩu chung của công ty tăng 1,157%. Như vậy cả 4 mặt hàng xuất khẩu đều có doanh thu thực hiện so với kế hoạch tăng lên làm cho kế hoạch chung tăng lên b. Phân tích cơ cấu doanh thu xuất khẩu * .Phân tích cơ cấu doanh thu xuất khẩu theo thị trường Tìm kiếm và mở rộng thị trường xuất khẩu là một trong những mục tiêu của xí nghiệp trong thời gian tới. Vì vậy việc phân tích doanh thu xuất khẩu theo khu vực thị trường là rất cần thiết đối với hoạch định chiến lược xuấ khảu của công ty. Bảng 3.3 :Cơ cấu doanh thu xuất khẩu theo thị trường Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 So sánh Doanh thu XK(Tr.đ) TT(%) Doanh thu XK(Tr.đ) TT(%) Tuyệt đối(Tr.đ) Tương đối(%) TT(%) A 1 2 3 4 5 =3 -1 6 =5/1x100 7=4-2 Nhật bản 25.212,80 55,18 32.152,10 56,80 6.939,3 27,52 1,62 Hồng kông 10.736,10 23,50 16.580,01 29,29 5843,91 54,43 5,79 Mỹ 9.737,23 21,32 7.872,08 13,91 -1.865,15 -19,15 -7,41 Tông 45.686,13 100 56.604,19 100 10.918,06 23,90 0 Nhìn vào bảng 3 ta thấy thị trường tiêu thụ của công ty ở Nhật Bản là lớn nhất sau đó là thị trường ở Hồng Kông và cuối cùng là thì trường Mỹ. doanh thu xuất khẩu ở thị trường Hồng kông năm 2008 so với năm 2007 tăng manh nhất, tỷ lệ tang 54,43% tương ứng với số tiền là 5843,91 triệu. Tỷ trọng doanh thu xuất khẩu ở thi trương này cũng tăng nhiều nhất 5,79%. Doanh thu xuất khẩu ở thị trường Nhật bản chiếm tỷ trọng nhiều nhất trong tổng doanh thu xuất khẩu của công ty nhưng tỷ lệ tăng năm 2008 so với năm 2007 là 27,52% tương ướng với số tiền là 6.939,3, Tỷ trọng doanh thu xuất khẩu ở thị trường Nhật Bản tăng 1,62%. Doanh thu xuất khẩu ở thị trường Mỹ chiểm tỷ trọng nhỏ nhất , năm 2008 so với 2007 Doanh thu xuất khẩu giảm 1.865,15triệu, tương ứng với tỷ lệ giảm 19,15% và tỷ trọng giảm là 7,41%.. Như vậy có thể thấy Doanh thu xuất khẩu của công ty ở các thị trường có sự chênh lệch tương đối lớn. Công ty cần có chính sách tìm hiểu và khai thác thị trường Hồng Kông và thị trường Mỹ một cách triệt để hơn nữa để hoạt động xuất khẩu đạt hiệu quả cao hơn *. Phân tích cơ cấu doanh thu xuất khẩu theo mặt hàng Bảng 3.4: cơ cấu doanh thu xuất khẩu theo mặt hàng Tên sản phẩm Năm 2007 Năm 2008 So sánh DTXK (Tr.đ) TT (%) DTXK (Tr.đ) TT (%) Tuyệt đối (Tr.đ) Tương đối (%) TT (%) A 3 4 7 8 9 =7 -3 10= 7/3x100 11= 8 -4 Nịt bụng 25.212,80 55,19 32.152,10 56,80 6.939,3 127,52 1,61 Áo sơ mi nam dài tay 6.561,05 14,36 12.590,15 22.24 6.029,1 191,89 7,88 Áo sơ mi nam cộc tay 4.175,05 9,13 3.989,86 7,05 -185,19 95,56 -2,08 Áo jacket 9.737,23 21,32 7.872,08 13,91 -1.865,15 80,84 -7,41 Tổng 45.686,13 100 56.604,19 100 10.918,06 23,90 0 Nhìn vào bảng 3.4 ta thấy được cơ cấu doanh thu xuất khẩu của từng mặt hàng , tỷ trọng doanh thu xuất khẩu của Nịt bụng và áo sơ mi nam dài tay năm 2008 có xu hướng tăng so với năm 2007 cụ thể : tỷ trong doanh thu xuất khẩu của áo sơ mi nam dài tay tăng nhiều nhất 7,88% của nịt bụng là 1,61%. Còn tỷ trọng doanh thu xuất khâu của áo sơ mi nam cộc tay và áo jacket năm 2008 giảm so với năm 2007. cụ thể: áo sơ jacket giảm nhiều nhất 7,41%, áo sơ mi nam cộc tay giảm 2,08%. Nguyên nhân của hiện tượng tăng giảm tỷ trọng này là do doanh thu xuất khẩu của từng mặt hàng thay đổi. Sự biến động của tỷ giá tác động không lớn tới doanh thu xuất khẩu. Ta thấy Doanh thu xuất khẩu của nit bụng năm 2008 tăng 6.939,3 triệu, tỷ lệ tăng 27,52% so với năm 2007, áo sơ mi dài tay có doanh thu xuất khẩu tăng 6.029,1 triệu đồng , tỷ lệ tăng là 91,89%. Doanh thu xuất khẩu của áo sơ mi nam cộc tay và áo jacket năm 2008 so với năm 2007 có xu hướng giảm , áo sơ mi nam cộc tay giảm 4,44% tương ứng với số tiền bi giảm là 185,19 triệu đồng. Còn áo jacket giảm 1.865,15 triệu tỷ lệ giảm 19,16 %. Tổng doanh thu xuất khẩu của công ty tăng lên 10.918,06 triệu tỷ lệ tăng 23,9% chủ yếu là do doanh thu xuất khẩu của mặt hàng nịt bụng và áo sơ mi nam dài tay tăng lên. Doanh nghiệp cần có biện pháp tăng doanh thu xuất khẩu cho 2 mặt hàng bị giảm, sớm tìm ra nguyên nhân để đưa ra giải pháp đối phó kịp thời. Để thấy rõ hơn tình hĩnh xuất khẩu hang hóa của công ty ta so sánh khối lượng hang hóa xuát khảu theo từng mặt hàng của công ty qua 2 năm 2007 và 2008 Bảng 3.5: Khối lượng xuất khẩu theo mặt hàng năm 2007 và 2008 Đơn vị tính: chiếc Tên sản phẩm Năm 2007 Năm 2008 So sánh Tuyệt đối Tương đối(%) A 1 2 3 = 2-1 4= 3/1 x100 Nịt bụng 807.125 950.855 143.730 117,81 Áo sơ mi nam dài tay 120.305 180.255 59.950 149,83 Áo sơ mi nam cộc tay 210.100 215.950 5.850 102,78 Áo jacket 405.980 320.150 - 85.830 78,85 Tổng 1.543.510 1.667.210 123.700 108,01 Nhìn váo bảng trên ta thấy khối lượng hàng xuất khẩu các sản phẩm năm 2008 của công ty đều tăng so với năm 2007, trừ khối lượng áo jacket xuất khẩu giảm 85.830 chiếc, tương ứng vởi tỷ lệ giảm là 21,15%. Sản phẩm Nịt bụng, áo so mi nam dài tay, cộc tay đều tăng. Cụ thể năm 2008 so với năm 2007 Nịt bụng xuất khẩu tăng 143.730 chiếc tương ứng với 117,81%. Áo sơ mi nam dài tay tăng 59.950 chiếc tương ứng với 149,83% và áo sơ mi nam cộc tay tăng 5.850 chiếc, tỷ lệ tăng 102,78%. Như vậy qua 2 năm có thể thấy sản phẩm xuất khẩu của công ty đã gia tăng về số lượng hàng xuất khẩu. Riêng chỉ có mặt hàng áo jacket có khối lượng xuất khẩu giảm so với năm 2007, công ty cần tìm ra nguyên nhân để có biện pháp thích hợp trong tổ chức sản xuất, tìm kiếm khách hàng,, gia tăng khối lượng xuất khẩu.có thể nghiên cứu mở rộng thêm thị trường mới , tìm hiểu nhu cầu khách hàng, nâng cao chất lượng sản phảm, thiết kế thêm các kiểu dáng, mẫu mã mới đáp ứng tốt hơn nhu cầu khách hàng ở các thị trường khác nhau…. c. Phân tích xu hướng biến động của doanh thu xuất khẩu bằng phương pháp dãy số thời gian Bảng 3.6: Bảng phân tích xu hướng biến động của doanh thu xuất khẩu. Năm Doanh thu xuất khẩu (Tr.đông) Lượng tăng (giảm ) tuyệt đối (Tr.đồng) Tốc độ phát triển (%) Tốc độ tăng (giảm) (%) Giá trị 1% tăng giảm Liên Hoàn Định gốc Liên hoàn Định gốc Liên hoàn Định gốc 2004 30.198,15 - - 100 100 - - - 2005 38.210,15 8.012 8.012 126,53 126,53 26,53 26,53 301,99 2006 40.130,12 1.919,17 9.931,97 105,02 132,89 5,02 32,89 382,30 2007 45.686,13 5.556,01 15.487,98 113,85 151,28 13,85 51,28 401,16 2008 56.604,19 10.918,06 26.406,04 123,90 187,44 23,90 87,44 456,82 + Chỉ tiêu Doanh thu xuất khẩu bình quân năm của giai đoạn 2004- 2008 = = 42.615,75 (triệu đồng) + Chỉ tiêu lượng tăng (giảm) tuyệt đối bình quân == = 6.601,51(triệu đồng) + Chỉ tiêu tóc độ phát triển bình quân ==1,1701 hay 117,01% + Tốc độ tăng (giảm) trung bình = - 1 = 1,1701 – 1 =0,1701(lần) hay 17,01% Dựa vào các chỉ tiêu trên có thể thấy tình hình biến động Doanh thu xuất khẩu của công ty trong giai đoạn 2004 – 2008 Trong giai đoạn này, Doanh thu xuất khẩu hàng năm của doanh nghiệp đều tăng trưởng đều. Mức tăng trung bình mỗi năm đạt 42.615,75 triệu đồng với tốc độ tăng trưởng trung bình là 17,01% /năm. Để so sánh được tốc độ phát triển của Doanh thu xuất khẩu trong cả 5 năm ta sử dụng phương pháp so sánh định gốc Nếu lấy 2004 làm gốc và so sánh với các năm sau ta có thể thây xu thế biến động chung của cả 5 năm từ đó đưa ra được kế hoạch và chiến lược cho các năm tiếp theo. Doanh thu xuất khẩu năm 2005 đạt 38.210,15triêu đồng, tăng 26,53% (tương ứng tăng 8.012 triệu đồng) so với năm gốc 2004 Doanh thu xuất khẩu năm 2006 tăng 32,89% đạt 40.130,12 Tr. Đồng (tương ứng tăng 9.931,97 Tr. đồng )so với năm gốc 2004 Doanh thu xuất khẩu năm 2007 đạt 45.686,13 Tr. đồng tăng 51,28% (tương ứng tăng 15.487,98 Tr. đồng )so với năm gốc 2004 Doanh thu xuất khẩu năm 2008 đạt 56.604,19Tr. đồng tăng 87,44% (tương ứng tăng 26.406,04 Tr. đồng) so với năm gốc 2004. Như vậy trong 5 năm nghiên cứu Doanh thu xuất khẩu của công ty không ngừng tăng lên. Chứng tỏ sau 5 năm Doanh thu phât triển quy mô kinh doanh của công ty đã tăng lên hơn 87,44%. Để thấy được sự tăng trưởng doanh thu xuất khẩu của từng năm, ta sử dụng phương pháp so sánh liên hoàn. Trong giai đoạn 5 năm thì năm 2006 có mức tăng doanh thu xuất khẩu thấp nhất (tăng 5,02% so với năm 2005) và trong năm 2005 Doanh thu xuất khẩu tăng trưởng vượt bậc với mức tăng là 26,53% so với năm 2004 và trong năm 2008 tảng 23,90% so với năm 2007. d. Phân tích sự biến động của doanh thu xuất khẩu do ảnh hưởng bởi các nhân tố * Do giá bán và khối lượng sản phẩm xuất khẩu Bảng 3.7: bảng phân tich sự ảnh hưởng của giá bán vầ khối lượng xuất khẩu tới sự biến động của doanh thu xuất khẩu Tên sản phẩm Năm 2007 Năm 2008 P0q1 (ng.đ) Giá P0 (ng.đ) Sản lượng q0 (chiếc) Doanh thu xuất khẩu p0q0 (ng.đ) Giá P1 (ng.đồng) Sản lượng q1 (chiếc) Doanh thu xuất khẩu p1q1 (ng.đ) Nịt bụng 31,238 807.125 25.212.800 33,814 950.855 32.152.100 29.702.808 Áo sơ mi nam dài tay 54,537 120.305 6.561.050 69,846 180.255 12.590.150 9.830.567 Áo sơ mi nam cộc tay 19,872 210.100 4.175.050 18,476 215.950 3.989.860 4.291.358 Áo jacket 23,984 405.980 9.737.23.0 24,589 320.150 7.872.080 7.678.478 Tổng cộng - 1.543.510 45.686.130 - 1.667.210 56.604.190 51.503.211 Dùng hệ thống chỉ số : Ipq =Ip x Iq = x Thay số liệu từ bảng 7 vào ta có: = x 1.239 = 1,099 x 1,127 Hay 123,9% = 109,9% x 112,7% Số tuyệt đối: (56.604.190-45.686.130) = (56.604.190-51.503.211)+(51.503.211-45.686.130) 10.918.060 = 5.100.979 + 5.817.081(nghìn đồng) Nhận xét: từ kết quả trên ta thấy doanh thu xuất khẩu của năm 2008 tăng 23,9% so với năm 2007 tương ứng tăng 10.918.060. Do ảnh hưởng của 2 nhân tố : - Do giá bán sản phẩm của năm 2008 so với năm 2007 tăng 9,9% đã làm cho doanh thu xuất khẩu tăng lên 5.100.979 nghìn đồng. - Do khối lượng sản phẩm xuất khẩu năm 2008 so với năm 2007 tăng 12,7% đã làm cho doanh thu xuất khẩu tăng lên 5.817.081 nghìn đồng. Như vậy doanh thu xuất khẩu của công ty năm 2008 so với năm 2007 tăng lên vừa do giá cả thị trường tăng lên vừa do khối lượng sản phẩm xuất khẩu tăng, nhưng chủ yếu là do khối lượng sản phẩm xuất khẩu tăng. Doanh nghiệp cần có biện pháp tích cực hơn nữa trong việc nâng cao đơn giá xuất khảu của mối mặt hàng. * Do ảnh hưởng năng suất lao động bình quân và tổng số lượng lao động tong công ty Năng xuất lao động và số lượng lao động trong công ty quyết định đến số lượng sản phẩm sản xuất ra. Việc phân tích sự ảnh hưởng của 2 chỉ tiêu này tới doanh thu xuất khẩu của công ty là rất cân thiết trong việc tìm ra nhân tố nào là nhân tố tác động tích cực, nhân tố nào tác động tiêu cực tới doanh thu xuất khẩu của công ty. Bảng 3.8: Số liệu về năng suất lao động bình quân và lao động năm 2007- 2008 Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Chỉ số (%) Doanh thu xuất khẩu(Tr.đồng) 45.686,13 56.604,19 123,90 Số lao động bình quân (người) 936 927 99,04 Năng suất lao động bình quân (Tr. Đồng/người) 48,810 61,062 125,01 Ta dùng hệ thống chỉ số: I= Ix I = x Thay số liệu từ bảng 9 vào ta được : = x 1.2390 = 1,2501 x 0,9904 123,90% = 125,01% x 99,04% Số tuyệt đối: (- ) = ( - ) + (-) 56.604,19 - 45.686,13) = (61,062- 48,810) x 927 + (927- 936) x 48,810 10.918,06 =11.357,604 - 439,29 ( triệu đồng) Nhận xét: Từ kết quả trên ta thấy, doanh thu xuất khẩu của năm 2008 so với năm 2007 tăng 23.9% tương ứng tăng 10.918,06 triệu đồng . Do ảnh hưởng của 2 nhân tố: - Do năng suất lao động bình quân năm 2008 so với năm 2007 tăng 25,01% làm cho doanh thu xuất khảu tăng 11.357,604 triệu đồng -Do tổng số lao động năm 2008 giảm so với năm 2007 là 0,96% làm cho doanh thu xuất khẩu giảm 439,29 triệu đồng . Như vậy doanh thu xuất khẩu của công ty năm 2008 tăng so với năm 2007 là do năng suất lao động bình quân của công nhân trong công ty đã tăng lên. Đây là một dâú hiệu tốt đối với công ty chứng tỏ tay nghề của người lao động đã được nâng lên. Mặc dù số lao động của công ty đã giảm đi, mà doanh thu xuất khẩu của công ty vẫn tăng lên. 3.3.2.3. Phân tích hiệu quả hoạt động xuất khẩu của công ty năm 2008 Bảng 3.9: Bảng doanh thu chí theo hợp đồng của từng mặt hàng xuất khẩu năm 2008 Chỉ tiêu Tên Sản phẩm Doanh thu xuất khẩu theo USD (USD) Chi phí cho hợp đòng xuất khẩu theo VND (VND) Nịt bụng 1.800.239 31.325.890.000 Áo sơ mi nam dài tay 741.469 11.087.985.000 Áo sơ mi nam cộc tay 237.704 3.813.326.000 Áo jacket 465.803 7.670.684.000 Tổng cộng 3.245.269 53.897.885.000 Để biết được hoạt động xuất khẩu có hiệu quả hay không, Ta tính tỷ giá ngoại tệ của các hợp đồng xuất khẩu và so sánh với tỷ giá ngoại tệ bán ra do ngân hàng ngoại thương công bố tại thời điểm thanh toán các hợp đồng Áp dụng công thức: Rxk = Rxk = = 16.608 VND/USD Để thu được 1USD công ty phải chi phí 16.608 đồng tiền Việt nam, so sánh giữa tỷ giá ngoại tệ do Ngân hàng ngoại thương công bố tại thòi điểm 31/12/2008 là 16.500VND/USD ta có:16.500 – 16.608= -108 VND. Như vậy hoạt động xuất khẩu của công ty năm 2008 là không hiệu quả vì để thu được 1 USD từ các hợp đồng xuất khẩu doanh nghiệp chỉ phải chi phí mất mất 16.608 VND, tăng so với giá bán USD của Ngân hàng ngoại thương là 108 VND. Như vậy doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ từ hoạt động xuất khẩu là: Pxk = -108 x 3.245.269 = -350.485.052 VND Tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu của hoạt động xuất khẩu là: = -0.654% (Trong trường hợp này có loại trừ sự biến động của tỷ giá giữa thời điểm ký kết hợp đồng và thời điểm thanh toán hợp đồng) 3.3.2.4. Dự báo doanh thu xuất khẩu của doanh nghiệp trong thời gian tói Dự báo về doanh thu cho Hoạt động xuất khẩu của công ty theo mô dự báo sau = a0 + a1t (1) Ta có bảng tính toán dưới đây: Năm Doanh thu xuất khẩu(Tr.đ) (y) Thời gian (t) t2 t.y (1) (2) (3 (4) (5)=(2).(3) 2004 30.198,15 1 1 30.198,15 2005 38.210,15 2 4 76.420,30 2006 40.130,12 3 9 120.390,36 2007 45.686,13 4 14 186.744,52 2008 56.604,19 5 25 283.020,95 210.828,74 15 55 696.774,28 Để tìm các tham số tự do a0, a1 ta giải hệ phương trình: n.a0 + a1. = a0. +a1= Thay số liệu từ bảng tính trên vào hệ phương trình ta được: 5a0 +15a1= 210.828,74 15a0 + 55a1 = 696.774,28 Giải hệ trên ta được : a0 = 18.054,56 và a1 = 12.851,61 Thay vào hàm (1) ta được: = 18.054,56 + 12.851,61t Căn cứ vào hàm trên ta dự đoán doanh thu xuất khẩu của công ty có thể thu được năm 2009, 2010 là: y2009 = 18.054,56 + 12.851,61 x 6 = 95.164,22 (triệu đồng) y2010 = 18.054,56 + 12.851,61 x7 = 108.015,83 ( triệu đồng) y2011 = 18.054,56 + 12.851,61 x 8 = 120.867,44 ( triệu đồng) Vậy dự báo đén năm 2009 doanh thu xuất khẩu của công ty là 95.164,22 triệu đồng. Đến năm 2010 doanh thu xuất khẩu của công ty là 108.015,83 triệu đồng. Đến ănm 2011 doanh thu cho hoạt động xuất khẩu của công ty sẽ là 120.867,44 triệu đồng. CHƯƠNG IV: CÁC KÊT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT VỚI DOANH NGHIỆP VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU VÀ CÔNG TÁC PHÂN TÍCH THỐNG KÊ TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU HÀNG MAY MẶC TRONG CỒNG TY CP MAY VÀ TM MỸ HƯNG 4.1. Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu tình hình xuất khẩu hàng may mặc tại công ty CP may và TM Mỹ Hưng 4.1.1. Những kết quả đạt được Từ khi thành lập cho đến nay, trải qua nhiều khó khăn, về tổ chức cũng như năng lực sản xuất kinh doanh còn hạn hẹp nhưng công ty đã không ngừng phát triển và đi lên cùng với sự phát triển cuả ngành. Cho đến nay công ty đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ trong sản xuất và xuất khẩu. Mỗi năm trung bình đóng góp khoảng 0.002 - 0.003 % giá trị kim ngạch xuất khẩu vào tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu của ngành may mặc trong cả nước. Công ty đã và đang cung cấp những sản phẩm may mặc có chất lượng tốt và phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng trong và ngoài nước. Trong những năm gần đây lợi nhuận thu về từ hoạt đông xuát khẩu của công ty liên tục gia tăng. Điều đó cho thấy công ty đã có sự cố gắng rất lớn trong việc cung cấp thêm nhiều sản phẩm mới phù với nhu cầu của khách hàng và rất tích cực trong việc nghiên cứu phát triển thị trường tìm ra đối tác kinh doanh mới. Cụ thể: Từ năm 2004 đến năm 2008 doanh thu cho hoạt động xuát khẩu và gia công xuât khẩu đã tăng từ 30.198,15 triệu đồng đến 56.604,19 Triệu đồng, với tốc độ gia tăng nhanh chóng qua các năm công ty đã không ngừng khẳng định thương hiệu của mình trên một só thị trường lớn như; Nhât bản và Hồng kông. Có được kết quả này là do công ty đã cố gắng trong việc tìm kiếm khách hàng, cũng như tìm hiểu về mặt hàng mà mình định sản xuát hay nhận gia công. Công ty đã không ngần ngại nhận gia công toàn bộ thêm nhiều mặt hàng kể cả những mặt hàng có giá trị không lớn. Năm 2008 công ty đã ký khoảng 18 hợp đồng kể cả hợp đồng xuát khẩu và hợp đồng nhận gia công xuất khảu với 4 khách hàng lớn ở : Mỹ, Nhật Bản, Hồng Kông và Hàn quốc. Đem lại cho công ty một khoản thu đáng kể. Trong những năm gần đây công ty luôn hoàn thành và hoàn thành vuơt mức các kế hoạch sản xuất và xuât khẩu, đảm bảo cung cấp cho khách hàng những sản phảm theo đúng yêu cầu chuyển giao hàng hóa đúng thời hạn hợp đồng, điều nãy đã tạo nên uy tín cho công ty với khách hàng Có được kêt quả trên là do sự cố gắng nỗ lực của ban giam đốc và toàn thể công nhân viên trong công ty.Công tác tổ chưc, quản lý của công ty đã dần đi vào nề nếp ổn định. Công ty đã chú trọng hơn trong công tác tuyển chọn và dào tạo lao động nhằm nâng cao tay nghế cho công nhân. Năng xuât lao động của công ty đã tăng nên trong 2 năm trở lai đây. Mức thu nhập của người lao động cũng được nâng lên, công ty cũng bắt đầu có những chính sách đãi ngộ mới cho cán bộ công nhân viên. Mặt khác Công ty đã thực hiện thành công việc tiết kiệm chi phí sản xuất bằng biện pháp quản lý nguyên vật liêu gắn liền với trách nhiệm của công nhân. Đây là một biện pháp tốt, vì nếu người công nhân sơ xuất làm hỏng thì sẽ phải đền tiền nên đã có tác dụng thiết thực trong việc tiết kiệm chi phí, hạn chế tổn thất, kinh doanh có hiệu quả.. Với việc cố gắng không ngừng công ty đã đạt được kết quả kinh doanh khá khả quản và đang dần khẳng định vị trí của mình trên thị trường trong và ngoài nước với những sản phảm có chất lượng tốt và ngày càng đáp ứng tốt yêu cầu của khách hàng. 4.1.2. Tồn tại và nguyên nhân Những kết quả đat được như trên chứng tỏ công ty đã rất cố gắng trong việc duy trì và phát triển hoạt dộng kinh doanh xuất khẩu của mình. Tuy nhiên vẫn còn một số tồn tại mà công ty chưa khắc phục được. Doanh thu xuât khẩu của công ty qua các năm tuy có sự tăng trưởng nhanh chóng nhưng với kết quả đạt được như vậy vẫn chưa phải là cao so với các công ty cùng kinh doanh trong lĩnh vực ngành may mặc, cần phải cố gắng nhiều hơn nữa. Sở dĩ kết quả kinh doanh của công ty chưa cao lắm là do quy mô sản xuất kinh doanh của công ty vẫn còn nhỏ, mức vốn còn hạn chế gây khó khăn cho việc đầu tư vào cơ sở vật chất kỹ thuât và cải tiến dây chuyền công nghệ làm cho chất lương sản phảm sản xuất ra đôi khi cũng không được như mong muốn.. Số lượng công nhân sản xuât trong các phân xưởng tuy ổn định nhưng hạn chế ở một con số không lớn. Năng xuất lao động có được nâng lên 2 năm gần đây nhưng cũng chưa phải là cao so với các công ty may khác. Do đó công ty cũng cần phải chú trọng hơn nữa trong công tác tuyển chọn và đào tạo trình độ ngươi lao động.nhằm nâng cao năng xuất lao động hơn nữa. Bên cạnh trình độ người lao động thì nhân tố công nghệ giữ vai trò quyết định trong việc nâng cao năng xuất lao động cho công ty. Do hiện nay trang thiết bị, máy móc phục vụ cho sản xuất của công ty có công nghệ chưa cao ,vẫn phải tận dụng nhiều sức lao động của công nhân. Đây la nguyên nhân làm cho năng xuất lao động của công nhân chưa cao. Hiện nay đơn giá gia công và giá của các mặt hàng xuất khẩu của công ty vẫn còn thấp. Bởi giá bán và giá gia công sản phẩm cũng chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố phụ thuộc vào môi trường khách quan vào đối tác kinh doanh và cả những yếu tố chủ quan thuộc về doanh nghiệp… Chẳng hạn khi xuất khẩu mặt hàng Nịt bụng cho Nhật bản, mặc dù sản phẩm này cầu kỳ và mất nhiều công đoạn, tuy nhiên chỉ có một thị trường tiêu thụ là ở Nhật bản, là một trong những bộ phận trên trang phục truyền thống nước họ , khi cùng kinh doanh trên một thị trươnng lại có rất nhiều các dối thủ cạnh tranh khác, công ty phải chịu sức ép nhiều tư phía khách hàng, …tận dụng chi phi nhân công rẻ, công ty phải đưa ra mức giá thành thấp hơn nhiều so với các đối thủ khác. Bên cạnh những khó khăn về tài chính trong việc đầu tư vào máy móc công nghệ hiện đại, công tác tổ chức quản lý trong công ty còn có bộ phận phân tích thống kê tình hình xuất khẩu hàng hóa tại công ty vẫn chưa thực sự được chú trọng. Công ty chưa có riêng một bộ phận phụ trách công việc này mà vẫn chung vơi phòng kế toán vì vậy các thông tin đưa ra có thể không kịp thời và đầy đủ, gây khó khăn cho việc lập kế hoạch kinh doanh trung và dài hạn. Chính vì công tác này chưa được chú trọng nên việc phân tích các chỉ tiêu phản ánh kêt quả hoạt động xuất khẩu cũng không được để ý. Công ty chỉ thực hiện công việc thống kê hàng hóa xuất khẩu khi cần các số liệu liên quan dể lập các kế hoạch kinh doanh và báo cao về tình hình sản xuất kinh doanh trong cuộc họp Đại hội Cổ đông.. Công tác phân tích thống kê tình hình xuất khẩu hàng hóa trong công ty mới chỉ dùng lại ở việc tổng hợp các số liệu và phân tích một cách tổng quan tình hình xuât khẩu của công ty chứ chưa tập trung vào phân tích các nhân tố tác động tới một số chỉ tiêu hiệu quả trong xuất khẩu. (Đặc biệt là chỉ tiêu doanh thu xuất khẩu). Các phương pháp thống kê vẫn chưa được áp dụng, công tác thu thập số liệu còn nhiều bất cập, việc xây dựng hệ thống các chỉ tiêu phản ánh tình hình xuất khẩu vẫn chưa đảm bảo đầy đủ cả về nguyên tắc và số lượng các chỉ tiêu. 4.2. Dự báo triển vọng về tình hình xuất khẩu hàng may mặc trong công ty CP may và TM Mỹ Hưng 4.2.1. Dự báo tình hình xuất khẩu của công ty trong thời gian tới Trong xu thế toàn cầu hóa nền kinh té thé giới, Nước ta lại mới chính thức trở thành thành viên của tổ chức WTO, cơ chế tự do thương mại được mở rộng. Các doanh nghiệp trong nước được khuyến khích đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu, với nhiều chính sách ưu đãi của Nhà nước trong quy định về kinh doanh xuất nhập khẩu sẽ là điều kiện thuận lợi giúp cho doanh nghiệp Việt nam có cơ hội mở rộng thị trường, giao lưu kinh tế với nhiều quốc gia trên thế giới. Trên đà tăng trưởng khá của công ty trong những năm trở lại đây, dựa vào cơ sở phân tích các số liệu ở trên và kết quả điều tra phỏng vấn một số đối tượng trong công ty thì tình hình xuất khẩu của công ty trong 3 năm tới và về lâu dài sẽ có sự tăng trưởng nhanh dần, tốc độ tăng trưởng qua các năm sẽ tương đối cao..Những tồn tại kể trên sẽ đươc khắc phục dần khi công tác tổ chức và quản lý kinh doanh đi vào nề nếp ổn định. Năm 2009 được dự báo doanh thu cho hoạt động xuất khảu của công ty là 95.164,22 (triệu đồng), năm 2010 là 108.015,83 ( triệu đồng) và năm 2011 mức doanh thu xuất khẩu sẽ lên tới 120.867,44 ( triệu đồng). Đó là những con số dự báo hứa hẹn tiềm năng của công ty. Trong tương lai không xa rất có thể sẽ trở thành hiện thực. Các mặt hàng mà công ty xuất khẩu và nhận gia công xuất khẩu đang có xu hướng gia tăng cả về số lượng và chất lượng. Tuy nhiên so với các công ty kinh doanh cùng ngành trong khu vực thì quy mô sản xuất của công ty còn nhỏ, cần có sự đầu tư nhiều hơn nữa về vốn vào cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị, máy móc phục vụ cho sản xuất và nâng cao hơn nữa năng xuất lao động, chất lượng sản phẩm đáp ứng tốt hơn nhu cầu khách hàng. Trong thời gian tới, Công ty sẽ có thêm nhiều đối tác nước ngoài đến giao dịch ký kết thêm nhiều hợp đồng xuất khẩu và gia công xuát khẩu nhờ vào chính sách mở rộng thị trường, tìm kiếm thêm bạn hàng mới mà công ty đang thực hiện. Thị trường xuất khẩu của công ty từ đó cũng sẽ được mở rộng dần, chẳng bao lâu nữa công ty sẽ có một vị trí nhất định trên thị trường quốc tế trong lĩnh vực ngành may mặc. Đẻ làm được việc này thì công tác nghiên cứu và phát triển thị trường cần phải được chú trọng và quan tâm hơn nữa trong việc tìm hiểu nhu cầu khách hàng, tìm hiểu về sản phẩm mới… Và cũng trong thời gian tới, các dự án huy động và sử dụng vốn của công ty đang đặt ra cho thấy rất khả thi và có khả năng mang lại hiệu quả cao. Bên cạnh những thuận lợi mà xu thế tự do hóa thương mại đem lại cũng kéo theo đó là những thách thức về sự cạnh tranh gay gắt và nguy cơ bị tụt hậu. Sự cạnh tranh của hàng hóa nước ngoài diễn ra ngay cả trên thị trường nội địa. công ty cần nghiên cứu và đưa ra các biện pháp chiến lược kịp thời trong kinh doanh xuất khẩu để hàng hóa của mình có sức cạnh tranh mạnh, ko thua kém đối thủ cả về chất lượng lẫn hình thức kiểu cách. Quy định quốc tể trong hoạt động xuất khẩu là rất phức tạp, mỗi quốc gia lại có những quy định, điều lệ khác khác nhau…Công ty cần có sự nghiên cứu và đi sâu vào tìm hiểu các điều luật, quy định trong xuất khẩu của đối tác kinh doanh đẻ tránh rơi vào tình trạng kiện tụng, khiếu nại, ảnh hưởng không tốt đến uy tín của doanh nghiệp. 4.2.2.Định hướng phát triển của công ty Hiện nay công ty đã và đang ký kết nhiều hợp đồng gia công xuất khẩu lớn với các nước: Nhật bản, Hồng kông và Mỹ với một số sản phẩm chủ yếu là Nịt bụng, Áo sơ mi nàm dài tay, áo sơ mi nam cộc tay và aó jacket. Công ty dự định trong năm tới sẽ mở rộng thêm thị trường xuát khẩu sang Hàn Quốc và Đài loan với các sản phảm mới là áo cộc phông cộc tay nam và quần sooc nam. Đồng thời cũng sẽ tiếp tục ký kết thêm một số hợp đồng gia công toàn bộ xuất khẩu mặt hàng Nịt bụng với Nhật bản. Một trong những khách hàng quen thuộc của công ty. Về kế hoạch lâu dài của công ty thì công ty vẫn sẽ tập trung vào sản xuất và xuất khẩu những mặt hàng chủ yếu theo các đơn đặt hàng và sẽ tiếp tục ký kêt những hợp đồng gia công xuất khẩu với một số khách hàng quen thuộc. Dự kiến trong những năm tới sẽ gia tăng quy mô sản xuất, đầu tư cải tiến máy móc thiết bị, nâng cao năng xuất lao động hơn nữa. Công ty sẽ tập trung vào xuất khẩu những mặt hàng chiểm tỷ trọng lớn trong tổng cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu, tăng đơn giá gia công xuất khẩu., đề ra nhiều biện pháp mới trong công tác phân bổ và quản lý chi phí nguyên vật liệu nhằm tiết liệm chi phí hơn nữa, nâng cao hệu quả hoạt động sản xuất. Sang năm 2009 công ty sẽ tập trung vào khai thác thêm một số thị trường mới, đưa ra nhiều chào hàng mới với các khách hàng ở thị trường tiềm năng của công ty như: Nhật, Hồng Kông. Tìm hiểu và khai thác thị trương để đáp ứng tốt hơn nhu cầu cho khách hàng cả về chất lượng cũng như sự phong phú về mẫu mã chủng loại… Cũng trong năm 2009 công ty dự kiến khối lượng xuất khẩu tăng 15% ,doanh thu xuất khẩu dự kiến sẽ tăng 30% so với năm 2008. Đóng góp khoảng 0.004% vào giá trị kim ngạch xuất khẩu toàn ngành. 4.3. Giải pháp hoàn thiện công tác phân tích thống kê tình hình xuất khẩu hàng may mặc trong công ty CP may và TM Mỹ Hưng và Các đề xuất nhằm thúc đẩy hoạt động kinh doanh xuất khẩu . Qua việc phân tích thực trạng tình hình xuất khẩu và công tác phân tích thống kê xuất khẩu hàng may mặc của công ty Cổ phần may và TM Mỹ Hưng., Dưa trên cơ sở phân tích dữ liệu sơ cấp và dữ liệu thứ cấp, em xin đưa ra một số kiến nghị sau nhằm khắc phục những hạn chế, tháo gỡ những vướng mắc trong công tác phân tích thống ke tình hình xuất khẩu và đẩy mạnh hoạt động sản xuất, gia tăng giá trị xuất khẩu cho công ty 4.3.1. Giải pháp hoàn thiện công tác phân tích thống kê tình hình xuất khẩu hàng may mặc trong công ty. 4.3.1.1. Cần có cách nhìn nhận đầy đủ hơn về vai trò của công tác phân tích thống kê tình hình xuất khẩu hàng hóa trong doanh nghiệp. Qua tìm hiểu một số ý kiến của cán bộ công nhân viên trong công ty thì số người nhận thức được đầy đủ vai trò của công tác phân tích thống kê tình hình xuát khẩu hàng hóa trong trong việc xây dựng và đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty chưa nhiều. Bộ phận chịu trách nhiệm trực tiếp công tác này cần phải thay đổi cách nhìn nhận vai trò của nó. Phân tích thống kê tình hình xuất khẩu hang hóa trong doanh nghiệp giúp cho nhà quản trị nhận thúc và đánh giá một cách đúng đắn, toàn diện và khách quan tình hình xuất khẩu của doanh nghiệp qua các kỳ sản xuất kinh doanh về số lượng, kết cấu chủng loại và giá cả hàng hóa …Qua đó thấy được mức độ hoàn thành và tăng trưởng của các chỉ tiêu kế hoạch xuát khẩu của doanh nghiệp. Đồng thời qua đó cũng thấy được các nhân tố ảnh hưởng khách quan cũng như chủ quan trong quá trình sản xuất và xuát khảu của công ty để từ đó đề ra các chính sách, biện pháp kịp thời, thích hợp nhằm đẩy mạnh hoạt động sản xuát, gia tăng giá trị xuất khẩu., nâng cao hiệu quả kinh doanh. 4.3.1.2. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu thống kê phản ánh tình hình xuất khẩu hàng hóa công ty Kết quả điều tra phỏng vấn về công tác phân tích thống kê tinh hình xuất khẩu hàng hóa trong công ty cho thấy, hiện nay công tác này ở công ty chưa thực sự được chú trọng. Hệ thống chỉ tiêu thống kê mới chỉ dừng lại ở 2 chỉ tiêu là doanh thu xuất khẩu và khối lượng hàng xuất khẩu, hơn nữa hai chỉ tiêu này mới chỉ được xây dựng theo hướng tổng hợp chung theo các đơn đặt hàng trong tháng cộng lại chứ chưa có sự phân chia thống kê riêng cho từng mặt hàng, từng thị trường. Các phương pháp thống kê dùng trong phân tích tình hình xuât khẩu còn hạn hẹp, công ty mới chỉ áp dụng phương pháp dãy số thời gian trong việc phân tích sự biến động của tình hình xuất khẩu hàng hóa trong công ty.... Xây dựng và hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu thống kê tình hình xuất khẩu hàng hóa trong doanh nghiệp, không những nó giúp cho việc quản lý tính toán các chỉ tiêu liên quan như chỉ tiêu lợi nhuận, chi phí, giá vốn… một các rõ ràng chính xác, mà còn giúp công ty có được những số liệu cần thiết cho việc lên các kế hoạch kinh doanh, giúp đơn vị chủ động và cân nhắc hơn trong việc ra các quyết định kinh doanh Cụ thể công ty nên xây dựng các chỉ tiêu thống kê như: doanh thu xuất khẩu, cơ cấu xuất khẩu, hiệu quả hoạt động xuất khẩu theo từng mặt hàng, từng thị trường, Nhằm làm cho công tác theo dõi hoat động xuất khẩu trở nên dễ dàng hơn. Đi đôi với xây dựng và hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu thống kê, công ty cần vận dụng thêm phương pháp chỉ số vào để phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới chỉ tiêu Doanh thu xuất khẩu. từ dó tìm ra nhân tố nào tác động tích cực, nhân tố nào tác động tiêu cực để có biện pháp khai thác hay khắc phục kịp thời, đưa ra các quyết định kinh doanh hợp lý. 4.3.2. Các đề xuất nhằm thúc đẩy hoạt động kinh doanh xuất khẩu của công ty. 4.3.2.1. Tìm hiểu và khai thác thị trường xuất khẩu hiện tại cho hiệu quả hơn. Bên cạnh đó mở rộng thêm thị trường xuất khẩu mới. Do doanh thu xuất khẩu của công ty ở các thị trường xuất khẩu hiện tại là Nhật bản, Hồng kông và Mỹ có sự chênh lệch tương đối lớn. Cụ thể là thị trường Hồng Kông và thị trường Mỹ có tỷ trọng mức doanh thu xuất khẩu thấp hơn so với thị trường Nhật Bản, hơn nữa trong năm 2008 mức doanh thu xuất khẩu ở thị trường Mỹ lại giảm. Do vậy công ty cần có kế hoạch nghiên cứu để tìm hiểu nguyên nhân của sự sụt giảm này từ đó đưa ra biện pháp khắc phục kịp thời. Khi xem xét nguyên nhân của sự sụt giảm doanh thu xuất khẩu, những nguyên nhân sau có thể dẫn dến hiện tượng này: thứ nhất có thể sản phẩm của công ty chưa đáp ứng nhu cầu của khách hàng về chất lượng và kiểu cách, thứ hai do sản phẩm của công ty không có tính cạnh tranh bằng sản phẩm của những thương hiệu khác trên cùng một thị trường, thứ ba có thể do nhu cầu của thị trường đó về sản phẩm của công ty còn hạn chế..Nghiên cứu và tìm hiểu nhu cầu về sản phẩm của thị thường là việc làm cần thiết đối với công ty. Trên cơ sở nghiên cứu thị trường công ty có thể nâng cao được khả năng thích ứng của sản phẩm của mình cho phù hợp với nhu cầu khách hàng, bên cạnh đó cũng giúp cho công ty có sự nắm bắt chiến lược cạnh tranh của đối thủ trên cùng thị trường để từ đó đặt ra cho mình những chiến lược kinh doanh phù hợp về cách thâm nhập thị trường, cách cạnh tranh về giá cả, chất lượng sản phẩm thậm chí cả phương thức và thời hạn giao hàng. Hơn nữa việc nghiên cứu và tìm hiểu thị trường có tầm quan trọng đặc biệt trong việc xác định đúng đắn phương hướng phát triển mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh… Chính vì những lý do trên mà trong thời gian tới công ty cần đặt ra kế hoạch kinh doanh hợp lý tronng việc tìm hiểu và khai thác nhu cầu về sản phâm của công ty ở 2 thị trường Mỹ và Hồng Kông. Đặc biệt là thị trường Mỹ, một thị trường rộng lớn và đầy tiềm năng. Một trong những biện pháp quan trọng trước mắt là cần nâng cao hơn nữa chất lượng sản phảm, thay đổi kiểu cách mẫu mã cho phù hợp hơn với nhu cầu của thị trương này. Mặt khác cũng cần đưa ra mức giá hợp lý cho các mặt hàng và thời hạn giao hàng cũng nên rút ngắn. Bên cạnh việc nghiên cứu và đi sâu vào những thị trường hiện tại công ty cần mở rộng hơn nữa thị trường xuất khẩu của mình ra một số nước quanh khu vực. Đi đôi với việc đó có thể sản xuất ra nhiều mặt hàng mới phù hợp với nhu cầu khách hàng,có chiến lược quảng bá, giới thiệu sản phẩm của minhh tới những thị trường này, nhầm thu hút thêm nhiều đối tác đến đặt hàng và ký kết hợp đồng. 4.3.2.2. Tập trung sản xuất những mặt hàng có doanh thu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu xuẩt khẩu của công ty. Trong cơ cấu tổng doanh thu xuất khẩu của công ty, thì mặt hàng Nịt bụng chiếm tỷ trọng lớn nhất, sau đó đến Áo jacket. Tuy nhiên, năm 2008 doanh thu xuất khẩu của mặt hàng áo jacket lại có xu hướng giảm so với năm 2007. Nguyên nhân của sự suy giảm doanh thu xuất khẩu của mặt này là do khối lượng xuát khẩu giảm. Trong năm 2008 công ty đã chuyển sang tập trung sản xuất mặt hàng áo sơ mi nam dài tay, một mặt hàng có doanh thu xuất khẩu chiếm tỷ trọng không lớn trong cơ cấu tổng doanh thu xuât khẩu của công ty. Những mặt hàng thường xuyên có doanh thu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu xuất khẩu, thường là những mặt hàng có giá trị và khối lượng xuất khẩu lớn. Khi tổng doanh thu xuất khẩu của công ty tăng lên sẽ có sự đóng góp không nhỏ của những mặt hàng này. Chính vì vậy tập trung vào sản xuất, xuất khẩu những mặt hàng có doanh thu chiếm tỷ trọng lớn đồng nghĩa với việc tăng doanh thu xuất khẩu cho công ty. Hơn nữa điều này sẽ giúp cho doanh thu xuát khẩu tăng lên nhanh hơn là việc cung ứng sản phẩm mới ra thị trường. Công ty cần có kê hoạch sản xuât kinh doanh hợp lý,có chính sách huy động và sử dụng vốn cho hiệu quả để mở rộng quy mô sản xuất, bố sung thêm máy móc, nhân công vào bộ phận sản xuất mặt hàng áo jacket nhằm nâng cao khối lượng xuất khẩu, gia tăng doanh thu cho toàn công ty. 4.3.2.3. Nâng cao đơn giá cho các mặt hàng xuất khẩu Doanh thu xuất khẩu của công ty năm 2008 tăng lên so với năm 2007 chủ yếu là do khối lượng sản phẩm xuất khẩu tăng lên. Trong hai chỉ tiêu ảnh hưởng tới doanh thu xuất khẩu: đơn giá và khối lượng sản phẩm xuất khẩu. Để có doanh thu tăng lên thì việc tăng đơn giá sản phẩm sẽ mang lại nhiều lợi ích cho doannh nghiệp hơn là việc gia tăng khối lượng xuát khẩu. Bởi khi gia tăng khối lượng xuất khẩu đòi hỏi phải tốn kém nhiều chi phí cho việc sản xuất, gia công. Đó là sự đầu tư vốn vào mở rộng quy mô sản xuất, đầu tư vào máy móc thiết bị, nguyên vật liệu, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí bao bì dóng gói sản phẩm…và một số chi phí khác liên quan trực tiếp tới việc sản xuất và xuất khẩu sản phẩm…Chính vì điều này mà hầu hết các doanh nghiệp khi muốn tăng doanh thu thường tập trung vào việc tăng đơn giá sản phẩm xuất khẩu. Một chính sách giá cả hợp lý sẽ yếu tố chính mang lại hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp Một trong những biện pháp tăng đơn giá cho mỗi sản phẩm xuất khẩu, là việc tập trung vào nâng cao chất lượng sản phẩm, đổi mói kiểu dáng, mẫu mã, bao bì đóng gói đẹp.. công ty cần có sự nghiên cứu và thiết kế cho ra những sản phẩm cùng loại với chats lượng tốt hơn, kiểu dáng mới hơn, bao bì đóng gói đẹp hơn, phù hợp với nhu cầu và thị hiếu khách hàng hơn.. từ đó có chiến lược dần nâng cao đơn giá cho mỗi mặt hàng xuất khẩu. Bên cạnh việc tự làm mới sản phẩm của mình công ty cũng cần có biện pháp thương lượng với đối tác đặt hàng xuất khẩu và đối tác đặt gia công hàng xuất khẩu về một số điều khoản trong quá trình sản xuất, giao nhận hàng hóa xuất khảu nhằm giảm bớt các khoản chi phí, hạ giá thành sản phẩm. 4.3.2.4. Tuyển dụng thêm nhân công sản xuất, nâng cao hơn nữa năng xuất lao động bình quân trong công ty. Doanh thu xuất khẩu của công ty Năm 2008 so với năm 2007 tăng lên một phần cũng là do năng xuất lao động bình quân của công nhân trong công ty đã tăng lên. Đây là một dấu hiệu tốt, chứng tỏ tay nghề của người lao động đã được nâng lên. Tuy nhiên số lượng lao động của công ty trong năm 2008 lại có sự suy giảm. Số lao động giảm 9 người đã làm cho doanh thu xuất khẩu của công ty giảm đi 439,29 triệu đồng, một sự ảnh hưởng không nhỏ tới doanh thu xuất khẩu. Số lượng công nhân trực tiếp tham gia vào sản xuất và năng xuất lao động bình quân của mỗi công nhân đóng vai trò quyết định trong việc tạo ra khối lượng sản phẩm xuất khẩu. Hơn nữa các kế hoạch sản xuất có được hoàn thành hay không cũng đều do hai nhân tố này quyết định. Việc thiếu công nhân sản xuất trong các phân xưởng sẽ làm chậm tiến độ sản xuất, tiến độ hoàn thành công việc, khối lượng hàng hóa sản xuất ra ít, chậm trễ trong việc giao hàng..Hơn nữa gây khó khăn cho việc mở rộng quy mô sản xuât, kìm hãm sự hoàn thành các chỉ tiêu kê hoạch đề ra. Chính vì vậy tùy theo quy mô sản xuất kinh doanh mà công ty cần chú trọng đến công tác gia tăng và duy trì sự ổn định về mặt sô lượng lao động làm việc trong công ty mình cho hợp lý, tránh để tình trạng thiếu nhân công gây ảnh hưởng không tốt tới hoạt động sản xuất kinh doanh. Quy mô sản xuất của công ty CP may và TM Mỹ Hưng tuy nhỏ nhưng số lương lao động thống kê cho thấy là chưa phù hợp, vẫn còn thiếu, công ty cần tuyển dụng thêm lao động với những chính sách về giờ giấc làm việc và mức lương, thưởng phù hợp với trình độ bằng cấp của mỗi người nhằm thu hút nhiều lao động hơn nữa. Năng xuất lao động cũng là một yếu tố không thể thiếu trong việc gia tăng khối lượng xuất khảu. Với các con số thống kê về năng xuất lao động bình quân của công nhân trong hai năm gần đây của công ty cho thấy đã có sự gia tăng. Tuy nhiên vẫn còn thấp so với các công ty cùng xuất khẩu hàng may mặc trong khu vực. Công ty cần tập trung hơn nữa trong việc bồi đưỡng và nâng cao tay nghề cho người lao động. Khi trình độ tay nghề của người lao dộng cao sẽ tao ra những sản phẩm đạt tiêu chuẩn tốt, ít có sản phẩm hỏng. Mặt khác còn giúp cho công ty hoàn thánh tốt các chỉ tiêu kế hoạch sản xuất, tiết kiệm thòi gian và cho sản phẩm ra chyền đúng thời hạn. Ngược lại khi người lao động có tay nghề kém thì cho dù máy móc có hiện đại mấy cũng không thể cho năng xuất lao động cao được, hơn nữa sản phẩm ra chuyền chậm lại không đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng, có nhiều sản phẩm lỗi , hỏng phải mất công sửa chữa , tốn thời gian và chi phí…Bên cạnh việc bồi dưỡng , nâng cao tay nghề cho người lao động thì công tác tuyển chọn lao động cũng càn phải xem xét kỹ lưỡng, tận dụng và lựa chọn những công nhân được đào tạo qua trường lớp, có tay nghề cao. 4.3.2.5.Có biện pháp tổ chức và quản lý chi phí cho hiệu quả hơn. Khi phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty 2 năm gần đây cho thấy : năm 2008 công ty đã có sự đầu tư mở rộng quy mô sản xuất, làm cho doanh thu xuất khẩu tăng lên, tuy nhiên, tỷ lệ tăng của chi phí lại lớn hơn tỷ lệ tăng của doanh thu. Điều này cho thấy công ty cần có biện pháp tổ chức và quản lý chi phí cho hiệu quả hơn… Mặt khác kết quả phân tích hiệu quả các hợp đồng xuất khẩu của công ty năm 2008 cho thấy hoạt đông kinh doanh xuất là chưa hiệu quả. Nếu phân tích hiệu quả xuất khẩu của từng hợp đồng thì đều cho thấy có hiệu quả, trừ hợp đồng gia công xuất khẩu hàng Nịt bụng. Ở hợp đồng này, công ty phải bỏ ra 17.400 VND mới thu được 1 USD. Trong khi tỷ giá ngoại tệ bình quân liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt nam công bố tại thời điểm thanh toán hợp đồng là 16.500. Tăng so với giá bán của ngân hàng ngoại thương là 900VND. Chính hợp đồng này đã làm cho hiệu quả hoạt động xuất khẩu của công ty trong năm bị giảm. Công ty cần có biện pháp kịp thời trong việc điều chỉnh, tính toán và phân bổ lại chi phí cho hợp đồng này một cách hợp lý và có hiệu quả hơn. Một trong những biện pháp giúp cho công ty có thể khắc phục được tình trạnh này là cần phải tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm. Đây là giải pháp cơ bản nhàm tăng thêm lợi nhuận, nâng cao hiệu quả cho các hợp đồng xuất khẩu của công ty . Muốn tiết kiệm chi phí công ty cần có biện pháp hiệu quả trong việc quản lý nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất, gia công. Có thể thực hiện theo một số biện pháp sau: - Phân công phân cấp quản lý nguyên vật liệu hợp lý, khoa học, phù hợp với đặc điểm sản xuất của từng phân xưởng. - Quản lý chi phí nguyên vật liệu phải có kế hoạch định mức cụ thể. Lập kế hoạch chi phí phải dựa vào những căn cứ sau: + Tình hình thực tế về việc sử dụng nguyên vật liệu của mỗi phân xưởng và các kê hoạch phân bổ chi phi của những đơn đăt hàng trước. + Những định mức quy định về chất lượng sản phẩm + Kế hoạch phải lập chi tiết cho từng phân xưởng, đồng thời phải có sự thương xuyên kiểm tra đôn đốc việc thực hiện các kế hoạch trong định mức - Có những quy định xử phạt bồi thường đối với mỗi công nhân khi làm thất thoát hao hụt nguyên vật liệu - Tổ chức tốt quá trình thực hiện kế hoạch, định kỳ kiểm tra, phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docVận dụng một số phương pháp thống kê phân tích tình hình xuất khẩu hàng may mặc tại công ty cp may và tm mỹ hưng.doc
Luận văn liên quan