Quá trình toàn cầu hóa kinh tế không chỉ mang lại cho các doanh nghiệp nhà
nước những cơ hội quan trọng mà còn là những thách thức không nhỏ. Sự
cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước ngày càng gay gắt,
khốc liệt, Văn hoá doanh nghiệp là một trong những cách tiếp cận mới nhằ m
giúp các doanh nghiệp vượt qua những khó khăn đó Qua việc nghiên cứu đề
tài “Văn hóa doanh nghiệp tại Công ty Tem Việt Nam: thực trạng và giả i
pháp”, chương 1 khóa luận đã phân tích, trình bày một cách khái quát những
nội dung cơ bản về Văn hóa doanh nghiệp. Bên cạnh đó, tại chương 2 khóa
luận cũng đã tập trung, đi sâu tìm hiểu những nét đặc trưng, đánh giá những
điểm mạnh cũng như những điể m yếu còn tồn tại trong văn hóa doanh nghiệp
của Công ty Tem Việt Nam . Ban lãnh đạo Công ty tem Việt Nam đã nhận
thức được tầm quan trọng của Văn hóa doanh nghiệp và cũng đang có những
kế hoạch xây dựng và cải thiện văn hoá doanh nghiệp của Công ty tem Việt
Nam để vượt qua khó khăn và đạt được những mục tiêu ngắn hạn và dài hạn.
85 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 7421 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Văn hoá doanh nghiệp tại Công ty Tem Việt Nam - Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhuận của Công ty Tem
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 2014 2015
Doanh thu 30,65 33,71 37,08 40,79 44,87 49,36
Lợi nhuận 1,895 1,99 2,09 2,19 2,3 2,42
Nguồn: Phòng kế toán thống kê-tài chính
Rõ ràng việc nỗ lực đưa ra phương hướng mục tiêu cụ thể, cùng với các chỉ
tiêu kế hoạch của ban lãnh đạo cho thấy, công ty tem luôn xác định cho mình
một tầm nhìn dài hạn, thấy trước được những khó khăn trong từng thời kì đưa
ra kim chỉ nam cho hoạt động của công ty.
2.4. Hệ thống văn bản quản lý
Công ty tem xây dựng cho mình một hệ thống văn bản khoa học và đầy đủ.
Bao gồm điều lệ doanh nghiệp, nội quy lao động, quy chế hoạt động. Đối với
mỗi phòng ban, công ty đều có văn bản quy định chức năng nhiệm vụ, trong
đó bao gồm
-55-
Các văn bản này được soạn thảo rất chi tiết, thể hiện sự đầu tư thích đáng
trong việc xây dựng các văn bản nội bộ.
Về cách thức lưu hành: mỗi văn bản trước khi lưu hành chính thức đều được
gửi vào hòm thư chung của từng phòng ban, nhờ đó mỗi nhân viên đều nhận
được các thông báo một cách nhanh nhất. Sau đó, mỗi phòng ban sẽ tổ chức
họp ban để thông báo một cách chính thức văn bản, quy chế mới. Như vậy,
quá trình lưu hành văn bản trở nên hiệu quả hơn bởi trong lúc họp ban các
nhân viên đã có thời gian tiếp xúc nghiên cứu quy định mới nên có thể đóng
góp ý kiến ngay trong cuộc họp ban.
Kết thúc một năm hoạt động phòng hành chính của công ty luôn có sự tập hợp
của tất cả các công văn, quy định, quy chế được ban hành tạm thời cũng như
chính thức, được gọi chung là tuyển tập quy định-quy chế theo năm. Tuyển
tập này phục vụ công tác lưu trữ, cũng như giúp ban lãnh đạo có thể có một
cái nhìn tổng quan hơn về hoạt động của công ty trong một năm vừa qua.
2.5. Hành vi giao tiếp, ứng xử trong nội bộ doanh nghiệp
Ban lãnh đạo cũng như toàn thể nhân viên công ty luôn chú trọng bồi đắp
văn hóa hóa doanh nghiệp từng ngày. Cụ thể Công ty Tem đã đề ra những quy
Nhiệm vụ tổ chức
Nhiệm vụ về công tác cán bộ
Nhiệm vụ lao động
Nhiệm vụ đào tạo
Nhiệm vụ Tiền lương
Nhiệm vụ về chính sách xã hội
Nhiệm vụ thi đua khen thưởng
Nhiệm vụ hành chính
Nhiệm vụ quản trị
Trách nhiệm của trường
phòng, phó phòng
-56-
định về thái độ làm việc trong công ty trong bộ quy chế quy định phát hành
theo từng năm.
Văn hóa ứng xử của cấp trên với cấp dưới:
Quản lý công khai minh bạch.
Tín nhiệm người có năng lực, bồi dưỡng đào tạo trọng dụng người tài.
Lắng nghe và tôn trọng ý kiến của cấp dưới.
Văn hóa ứng xử của cấp dưới đối với cấp trên [13].
Tôn trọng và cư xử đúng mực với cấp trên.
Tuân thủ trật tự, phân công trong công ty.
Văn hóa ứng xử giữa các nhân viên
Chia sẻ, nhiệt tình, xây dựng tình đồng nghiệp bền chặt.
Giúp đỡ nhau trong công việc.
Văn hóa ứng xử đối với khách hàng và đối tác
Tôn trọng, thân thiện với khách hàng và đối tác.
Có trách nhiệm với khách hàng và đối tác, đáp ứng mọi nhu cầu chính
đáng của khách hàng.
Lịch sự với khách hàng, không có sự phân biệt đối xử với khách hàng.
2.6. Phong cách lãnh đạo
Trước hết, Ban lãnh đạo công ty với mục tiêu nâng cao hiệu quả kinh doanh
sản xuất, luôn tạo điều kiện thuận lợi để các nhân viên có thể thực hiện nghĩa
vụ của mình, cũng như nỗ lực đáp ứng, thực hiện đầy đủ quyền của nhân viên.
Quá trình ra quyết định của công ty luôn có sự tham gia của các cấp nhân viên.
Cụ thể khi ban lãnh đạo đề xuất một quy định mới, văn bản quy định tạm thời
sẽ được soạn thảo vào gửi tới các phòng ban thông qua hòm thư chung. Tiếp
theo đó các phòng ban sẽ họp giao ban để nhân viên có cơ hội đóng góp ý
-57-
kiến. Trưởng phòng có trách nhiệm tổng hợp, gửi văn bản chính thức kiến
nghị về quy định mới. Ban lãnh đạo sẽ có quyết định cuối cùng về quy định
đó, đảm bảo đó là quyết định chung của công ty.
Tuy nhiên ban lãnh đạo cũng có sự kết hợp linh hoạt giữa các phong cách
lãnh đạo để có được hiệu quả quản lý cao nhất. Việc sử dụng phong cách lãnh
đạo nào chuyên quyền hay dân chủ tùy thuộc vào tính chất của vấn đề nhằm
đạt được hiệu quả quản lý.
Ban lãnh đạo không chỉ quan tâm tới công tác đào tạo nâng cao trình đô
chuyên môn của nhân viên mà đời sông tinh thần của nhân viên cũng được
quan tâm từ đó tạo sự gần gũi giữa nhân viên và lãnh đạo. Sự quan tâm này
không chỉ dành cho các nhân viên đang làm việc của công mà còn dành cho
cả những nhân viên sắp về hưu hay đã về hưu.
Cụ thể, đối với các nhân viên đang làm việc, ban lãnh đạo luôn quan tâm tổ
chức các hoạt động thể thao, văn nghệ, tham quan du lịch nhằm tạo không khi
thư giãn, giúp nhân viên có tinh thần thoải mái, sẵn sàng cho công việc mới.
Đối với những nhân viên sắp nghỉ hưu, ban lãnh đạo luôn giao cho các phòng
ban mà nhân viên đó trực thuộc soạn thảo cuốn “Đi theo năm tháng” dành cho
nhân viên đó. Điều này thể hiện sự quan tâm sâu sát của ban lãnh đạo dành
cho nhân viên. Cuốn sổ là sự ghi nhận của công ty với những cống hiến mà
nhân viên đã dành cho công ty; cuốn sổ được soạn thảo kèm theo hình ảnh
các hoạt động mà nhân viên đó đã cùng hoạt động gắn bó với công ty.
Đối với cán bộ hưu trí, công ty luôn tổ chức hoạt động”Giao lưu đầu xuân”
vào đầu mỗi năm, tạo cơ hội cho các cán bộ này có dịp tụ họp, gặp mặt nhau
cũng như gặp mặt các nhân viên mới. “Giao lưu đầu xuân” còn là dịp các
nhân viên trẻ có dịp trao đổi kinh nghiệm nâng cao tinh thần trách nhiệm đối
với công việc, tình yêu dành cho ngôi nhà chung công ty tem.
-58-
Hình 17: Lễ gặp mặt các cán bộ hƣu trí của Công ty Tem nhân dịp đầu
năm mới
2.7. Tinh thần tƣơng thân tƣơng ái
Xuất phát từ tình yêu thương con người, một truyền thống vốn có của người
Việt Nam, công ty Tem luôn thể hiện sự quan tâm, chia sẻ dành cho không
chỉ những nhân viên có hoàn cảnh khó khăn mà còn chia sẻ với những mảnh
đời bất hạnh trong xã hội.
Cụ thể Ban lãnh đạo và Công đoàn của công ty đã xây dựng quỹ “Chung tay,
góp sức” được tạo dựng từ sự đóng góp của toàn thể cán bộ công nhân viên
công ty theo từng tháng. Quỹ được sử dụng để giúp đỡ những nhân viên có
hoàn cảnh gia đình khó khăn, có bệnh hiểm nghèo v...v…Việc sử dụng quỹ có
sự theo dõi, giám sát chặt chẽ từ ban lãnh đạo.
-59-
Hình 18, 19: Công ty Tem tới thăm Mẹ Việt Nam anh hung Trần thị Tâm
tại tỉnh Trà Vinh
Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” cũng được xây dựng nhằm giúp đỡ những hoàn cảnh
khó khăn trong xã hội như giúp đỡ các mẹ Việt Nam anh hùng neo đơn.
Ngoài ra, Công ty cũng dành một phần thu nhập để động viên con cháu nhân
viên có thành tích học tập tốt.
III. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ KẾT QUẢ VÀ TỒN TẠI TRONG VĂN
HÓA DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY TEM
1. Những kết quả mà Công ty Tem đã đạt đƣợc
Trước hết, mang trong mình một bề dày lịch sử hơn 30 năm, hoạt động và
trưởng thành, Công ty Tem đã xây dựng cho mình những giá trị vật chất và
giá trị tinh thần cùng những kinh nghiệm hoạt động quý báu. Đó chính là nền
tảng cơ bản đầy vững chắc mà Công ty tem cần gìn giữ, phát huy trong việc
xây dựng nền văn hóa doanh nghiệp.
Ban lãnh đạo công ty đã ý thức được tầm quan trọng của văn hóa doanh
nghiệp, đã bắt tay vào xây dựng và phát triển văn hóa trong những năm gần
-60-
đây. Đến nay, bước đầu Công ty Tem đã tạo dựng cho mình một hình ảnh và
bản sắc văn hóa riêng biệt với những điểm mạnh bao gồm:
Thứ nhất là về kiến trúc của trụ sở công ty, Tổng quan trụ sở công ty với các
tầng được phân chia khoa học theo chức năng: tầng 1- tiền sảnh tiếp khách và
kinh doanh tem; tầng 2, 3 - nơi làm việc của cán bộ công ty; tầng 4- hội
trường, nơi sinh hoạt chung của toàn thể công ty; tầng 5- nơi giải trí, hoạt
động thể thao. Cụ thể về cách thức bố trí sắp xếp văn phòng theo vách ngăn
của Công ty Tem, nhìn chung khá hợp lí, vừa tiết kiệm diện tích, tạo môi
trường làm việc năng động, thông thoáng; tiền lợi trong quá trình làm việc
của nhân viên và tiện lợi cho sự giám sát của cấp trên.
Thứ ba, Công ty Tem đã có quy định về đồng phục thể hiện tính chuyên
nghiệp, tạo sự thống nhất, xây dựng hình ảnh công ty.
Thứ tư, Văn hóa doanh nghiệp của Công ty Tem được thể hiện rõ nét qua tầm
nhìn, chiến lược của công ty với quan điểm dài hạn của lãnh đạo. Những định
hướng chiến lược cụ thể này luôn được chia sẻ với các thành viên trong công
ty. Đây là những tiêu chí, định hướng giúp cho công ty luôn hoạt động đúng
hướng, kinh doanh sản xuất có hiệu quả, để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng
khách hàng cũng như các đối tác. Công ty đã đặt ra các mục tiêu cụ thể cho
từng phòng ban cũng như toàn thể nhân viên. Các mục tiêu này được công
khai và được đông đảo nhân viên chấp nhận, cũng nỗ lực thực hiện. Ngoài ra,
công ty luôn cố gắng học hỏi, tiếp thu những giá trị văn hóa tốt đẹp của các
doanh nghiệp đối tác để bổ dung và phát triển văn hóa doanh nghiệp của
Công ty.
Thứ năm, Công ty Tem đã xây dựng được cơ chế hoạt động thông thoáng, dân
chủ, bình đẳng tạo điều kiện cho nhân viên tham gia đóng góp ý kiên xây
-61-
dựng nhiều hơn giúp ban lãnh đạo có thể đưa ra các quyết định đúng đắn nhất.
Điều này được thể hiện qua quy chế, quy định rõ ràng cho từng phòng ban,
cũng như cho từng hoạt động của công ty tạo tính kỉ luật và thống nhất cho
toàn tổ chức. Nhân viên công ty có quyền tự quyết định cách thức thực hiện
nhiệm vụ được giao sao cho phù hợp với tiêu chuẩn, thời hạn công ty đặt ra.
Điều này khơi gợi sự sáng tạo trong nhân viên đồng thời cũng tạo ra môi
trường làm việc dân chủ.
Thứ sáu, Công ty Tem đã có sự quan tâm đúng mực tới đời sống vật chất và
tinh thần của nhân viên. Những hoạt động thể thao, tham quan, văn nghệ được
tổ chức thường xuyên, bài bản kết hợp giữa vui chơi giải tri với mục đích giao
lưu nâng cao sự hiểu biết lần nhau giữa các nhân viên trong công ty, tạo dựng
sức mạnh đoàn kết trong một tập thể gắn bó. Công ty cũng xây dựng chính
sách quản trị nhân sự hợp lý cụ thể là: nhân viên có thành tích cao thường
xuyên được cử đi học các lớp nâng cao nghiệp vụ, các buổi rút kinh nghiệm
thường được tổ chức; chính sách tiền lương phù hợp, chế độ khen thưởng-kỉ
luật công bằng tạo động lực làm việc cho nhân viên. Lãnh đạo và công đoàn
luôn dành sự quan tâm cho những nhân viên có hoàn cảnh khó khăn, thăm hỏi
nhân viên đau ốm, hiếu hỉ; Trong năm 2009, công ty đã dành ra 310 triệu
đồng chi cho các đối tượng bao gồm: cán bộ nghỉ hưu, thăm hỏi gia đình có
hoàn cảnh khó khăn, khen thưởng con cháu nhân viên có thành tích học tập
tốt v..v..80 triệu đồng ủng hộ các quỹ từ thiện, xây nhà tình nghĩa, phụng
dưỡng mẹ Việt Nam anh hùng.
Thứ bảy, Công ty đã có bài ca của riêng mình, góp phần tạo dựng giá trị tinh
thần cho công ty.
Cuối cùng, công ty đã soạn thảo và phát hành ấn phẩm nội bộ riêng, với nội
dung phong phú, đầy đủ về các hoạt động kinh doanh sản xuất, hoạt động văn
nghệ thể thao, hoạt động chuyên môn, nghiên cứu khoa học v...v.. phản ánh
văn hóa của Công ty Tem.
-62-
2. Những tồn tại trong hoạt động Văn hóa doanh nghiệp ở Công ty Tem
Tuy đã đạt được những kết quả đáng khích lệ và phát huy như trên, song
trong quá trình xây dựng văn hóa doanh nghiệp, Công ty Tem cần khắc phục
một số yếu điểm nhằm phát triển hơn nữa văn hóa công ty, mang lại lợi ích
cho hoạt động của công ty.
Thứ nhất, Sự nhận thức về việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp trong công ty
còn chưa đồng đều. Ban lãnh đạo là những người tiên phong trong việc nhận
nhận thức, tiếp thu, xây dựng văn hóa doanh nghiệp song sự thiếu hiểu biết về
văn hóa doanh nghiệp của một bộ phận nhỏ trong công ty cũng đã gây ảnh
hưởng không nhỏ tới việc phát triển văn hóa doanh nghiệp.
Thứ hai, Công ty chưa có triết lý kinh doanh và hệ thống giá trị cốt lõi được
xây dựng một cách bài bản. Khi chưa xây dựng được triết lý kinh doanh, tất
cả các chiến lược, mục tiêu mà công ty đặt ra đều mang tính chất lượng hóa,
phần nào chạy theo thành tích. Thiếu đi triết lý kinh doanh rõ ràng công ty sẽ
gặp khó khăn trong công tác hoạc định, tập hợp lực lượng phát triển văn hóa
doanh nghiệp.
Thứ ba, là một doanh nghiệp nhà nước, một thành viên thuộc tập đoàn bưu
chính viễn thông, hoạt động độc quyền trong lĩnh vực phát hành tem nên công
ty ít khi phải đi quảng cáo hay cạnh tranh ở các lĩnh vực hoạt động khác ngoài
phát hành tem. Đó vừa là một ưu thế, nhưng đồng thời cũng là một nhược
điểm lớn làm cho công ty thiếu tính năng động, sáng tạo; tạo điều kiện cho
những tư tưởng ỷ lại vào chế độ bao cấp, hoặc quá bảo thủ, không muốn thay
đổi và dễ dàng hài lòng với hiện tại, không có ý thức phấn đấu tồn tại trong
suy nghĩ của một số cán bộ nhân viên. Một bộ phận nhân viên làm việc một
cách đối phó, chỉ làm việc được giao và không nỗ lực hết sức để hoàn thành
công việc đó. Họ không có tinh thần tích cực, chủ động tham gia nhiều vào
công việc, có tư tưởng “an phận thủ thường”. Chính điều này làm cho những
-63-
nỗ lực thay đổi nhằm nâng cao hiệu quả công việc không thể thực hiện được,
tạo tâm lý làm việc không tốt, ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh
của công ty.
Thứ tư, tầm nhìn không thực sự được chia sẻ trong cả công ty. Việc phát hành
đề tài tem, xây dựng, thiết kế, lưu hành các bộ tem hoàn toàn phụ thuộc vào
quyết định của Tập đoàn Bưu chính viễn thông. Chính vì thế kế hoạch phát
triển, tầm nhìn là do Tập đoàn quán triệt và đưa xuống và chỉ phổ biến giữa
lãnh đạo với nhau. Nhân viên của công ty không có sự tham gia, chia sẻ về
tầm nhìn chiến lược của công ty.
Thứ năm, Do có bề dày lịch sử hơn 30 năm, cùng việc số lượng cững như
nhân sự ở các vị trí chủ chốt ít thay đổi trong thời gian dài tạo cho công ty có
một nền văn hóa “mạnh” và ổn định. Các giá trị nền tảng được mọi thành viên
cùng chia sẻ và duy trì, ăn sâu vào nhận thức của các thành viên. Nhân viên tỏ
ra gắn bó và trung thành với tổ chức hơn. Đây vừa là điểm mạnh song cũng
lại là điểm yếu do văn hóa công ty khó thay đổi, do đó làm giảm khả năng
thích ứng của tổ chức. Trong công việc tại các phòng ban còn có những quy
định bất thành văn, mang tính chất bảo thủ. Bất cứ ai vi phạm những “quy
tắc” này đều bị coi là “sai phạm” và bị đánh giá bằng một con mắt khác theo
chiều hướng phiến diện. Nhân viên chưa được trao quyền vì thế hạn chế sự
sáng tạo, tính chủ động của nhân viên.
Thứ sáu, văn phòng của ban lãnh đạo được bố trí chưa hợp lý, tạo cảm giác
ngăn cách đối với nhân viên.
Thứ bảy, công ty chưa xây dựng cho riêng mình một khẩu hiệu. Trong khi đó,
khẩu hiệu hay còn gọi là “Slogan” đóng một vai trò rất quan trọng trong việc
quảng bá hình ảnh, thương hiệu của công ty. Nó cũng phần nào nói lên mục
đích và tiêu chí kinh doanh của công ty, là điều mà khách hàng luông nhớ đến
khi đọc lên.
-64-
Thứ tám, phong cách lãnh đạo không ổn định. Chính sự không ổn định này
tạo điều kiện cho những quyết định mang tính chất chuyên quyền được đưa ra.
Thực tế, các biện pháp nâng cao tính dân chủ trong công ty như hòm thư
chung hay họp ban đóng góp ý kiến chưa có tác dụng trong việc khuyến khích
nhân viên đóng góp ý kiến. Nhân viên không mấy khi tham gia vào quá trình
quyết định của một quy định hay quy chế.
Thứ chín, việc quản trị nhân sự còn hạn chế cụ thể: chế độ lương ổn định, tính
theo bậc lương của nhà nước. Việc tăng bậc lương trước niên hạn do thành
tích tốt hay đóng góp cho công ty là hãn hữu, thường những nhân viên này chỉ
được thưởng về mặt tài chính một số tiền nhất định; vẫn còn tồn tại việc thăng
tiến dựa trên thâm niên hoặc mối quan hệ. Về chế độ khen thưởng- kỉ luật: khi
nhân viên vi phạm kỉ luật của công ty như không hoàn thành công việc đúng
thời hạn thường chỉ bị khiển trách mang tính hình thức. Chính điều này làm
giảm sự nhiệt tình, sự nghiêm túc trong công việc của nhân viên. Về chính
sách đào tạo: chưa có kế hoạch dài hạn, mọi chương trình đạo tạo dành cho
nhân viên còn mang tính rải rác, chưa có trọng tâm. Các chương trình đào tạo
chỉ được đề xuất và tổ chức khi ban lãnh đạo nhận thấy rõ sự thiếu sót của
nhân viên về một vấn đề chuyên môn nào đó được thể hiện qua kết quả công
việc yếu kém.
Thứ mười, bao trùm không khí làm việc là tư tưởng “tránh va chạm” trong
suy nghĩ của các nhân viên. Ai cũng chỉ mong hoàn thành công việc của mình
mà thiếu long nhiệt tình trong hợp tác giữa các nhân viên hoặc giữa các phòng
ban để đem lại kết quả hoạt động tốt hơn cho công ty.
3. Nguyên nhân
3.1. Từ phía doanh nghiệp
-65-
Do công ty là một doanh nghiệp Nhà nước nên vẫn còn tồn tại tư tưởng ỷ lại
vào sự bao cấp, hình thành tâm lý thụ động, thói quen làm việc đối phó của
một số cán bộ côngn hân viên. Công ty chưa có sự quan tâm sâu sắc tới việc
triển khai nét văn hóa riêng của công ty,tất cả chỉ dừng lại ở việc đề xuất
trong văn bản, chưa có một kế hoạch “dài hơi” cho việc thực hiện những quy
tắc văn hóa đó. Công ty chưa có sự quan tâm đúng mức tới khẩu hiệu của
công ty. Công ty chỉ tổ chức việc sáng tác khẩu hiệu trong nội bộ công ty và
chính sách động viên khuyến khích việc sáng tạo khẩu hiệu còn hạn chế, chưa
có phần thưởng tương xứng. Do đó mà hiện nay công ty chưa có được một
bản sắc văn hóa doanh nghiệp hoàn thiện
Bên cạnh đó, do nhân sự cấp cao của công ty không có sự thay đổi trong một
thời gian dài nên đó cũng là một phần cản trở trong việc thay đổi, tiếp nhận
những giá trị văn hóa mới. Sự hiểu biết và nhận thức về văn hóa doanh nghiệp
của một số nhân viên còn hạn chế. Họ không nhận thức được những lợi ích về
mặt tinh thần và vật chất mà văn hóa doanh nghiệp đem lại cho họ. chính vì
thế họ có không quan tâm đến việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp.
3.2. Từ phía nhà nƣớc
Có thể nói sự quan tâm từ phía các cơ quan quản lý của nhà nước đến văn hóa
doanh nghiệp tại các công ty còn chưa đúng mức. Chưa có sự hỗ trợ vĩ mô
thông qua các chính sách, quy định cụ thể từ các cơ quan quản lý, bản thân
doanh nghiệp rất khó khăn trong việc nhận thức, định hướng, xây dựng và
phát triển văn hóa doanh nghiệp. Hơn nữa, do trình độ quản lý của các cơ
quản Nhà nước chưa theo kịp sự phát triển của lực lượng sản xuất mới nên
khi nảy sinh hoạt động kinh doanh mới Nhà nước thường lúng túng, không
biết quản lý. Chính sự yếu kém này ngăn chặn sự phát triển của xã hội.
CHƢƠNG III: MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM XÂY DỰNG VĂN HÓA
DOANH NGHIỆP CỦA CÔNG TY TEM VIỆT NAM
-66-
I. ĐỊNH HƢỚNG CHIẾN LƢỢC CỦA CÔNG TY TEM VIỆT NAM
Có thể nói giai đoạn 2010-2015 là một giai đoạn có nhiều yếu tố ảnh hưởng
tới công ty, quá trình chuyển đổi tổ chức của công ty trong thời gian tới tác
động rất lới tâm lý và tư tưởng của cán bộ công nhân viên.
1. Các chỉ tiêu trọng tâm
Tổng doanh thu phát sinh: 30,650 triệu đồng.
Doanh thu tem cước phí: 18 triệu đồng.
Doanh thu tem chơi: 3,8 triệu đồng.
Doanh thu sản phẩm và dịch vụ khác: 7,850 triệu đồng.
Thu nhập khác: 1 triệu đồng.
2. Mục tiêu trong giai đoạn 2010
Phối hợp với các Ban của Tập đoàn để thực hiện công tác tổ chức, đảm
bảo công việc, quyền lợi cho người lao động, sắp xếp bố trí linh hoạt
lực lượng lao động hiện có.
Tập trung mọi nguồn lực vào sản xuất kinh doanh tăng doanh thu trong
những năm tới.
Tập trung mở rộng mạng lưới khách hàng trong và ngoài nước qua
nhiều kênh: kết nối, quan hệ chặt chẽ với các câu lạc bộ sưu tập tem
trong nước; thông qua các diễn đàn tem chơi trên Internet, nâng cao
tiện ích kênh bán hàng trực tuyến, xây dựng bộ sưu tập áo, tổ chức triễn
lãm ảo trên Internet.
Phối hợp tổ chức thực hiện và tổng kết cuộc thi vẽ tem kỉ niệm 1000
năm Thăng Long.
-67-
Phối hợp các tổ chức Đoàn thanh niên, các bưu điện, hội tem tỉnh thành
phố để tổ chức truyền thông văn hóa giáo dục sưu tập tem tới đông đảo
những người chơi tem, phát triển kinh doanh tem chơi.
Công tác quản lý, đào tạo
Nghiên cứu, đề xuất các chính sách phù hợp hơn đối với người lao
động. Kiện toàn bộ máy tổ chức theo hướng gọn nhẹ theo mô hình phát
triển của Tập đoàn Bưu chính viễn thông.
Tăng cường công tác đào tạo để có đội ngũ nhân viên cán bộ giỏi
chuyên môn đáp ứng kịp thời yêu cầu của giai đoạn mới. Khuyến khích
cán bộ nhân viên tham gia các khóa học nâng cao trình dộ chuyên môn
nghiệp vụ trong và ngoài nước
Chuẩn bị các điều kiện về cơ sở vật chất, trang bị, từng bước tin học
hóa hệ thống quản lý, sản xuất.
Đổi mới phong cách làm việc, nâng cao tính chủ động, tinh thần trách
nhiệm, tính khoa học, sáng tạo trong công tác quản lý.
Xây dựng chơ chế phân phối thu nhập tạo động lực khuyến khích, thu
hút người lao động.
Công tác kinh doanh
Đối với thị trường trong nước:
Mở rộng mạng lưới đại lý khách hàng trong nước, chú trọng tới địa bàn
thành phố lớn và các tỉnh thành có phong trào phát triển tem chơi tốt
như: Huế, Đà Nẵng, Nha Trang …v...
Xã hội hóa công tác thiết kế tem bưu chính đê phát hành được những
bộ tem đẹp về hình thức, phong phú về nội dung độc đáo về phong cách,
hấp dẫn giới sưu tập và người sử dụng.
-68-
Đẩy mạnh công tác kinh doanh trực tuyến.
Phối hợp với các ban chức năng của Tập đoàn Bưu chính, các bưu điện
tỉnh, thành phố, hội tem trung ương để đưa kinh doanh tem chơi thành
dịch vụ của Bưu chính.
Xây dựng thêm các câu lạc bộ văn hóa sưu tập tem trong một số các
trường phổ thông thành các câu lạc bộ điển hình, trên cơ sở đó nhân
rộng các hoạt động hướng dẫn, hỗ trợ thành lập các câu lạc bộ văn hóa
sưu tập tem tại các trường tiểu học và tiến dần tới các trường trung học
cơ sở trong phạm vi cả nước
Đối với thị trường ngoài nước:
Hoàn thiện việc ký mới và gia hạn các hợp đồng đại lý mua bán tem
chơi với các đối tượng khách hàng.
Tích cực giới thiệu, chào hàng và tiềm kiếm khách hàng nước ngoài;
giải quyết nhanh chóng các đơn hàng của đại lý khách hàng; chuẩn bị
hàng và tham gia triển lãm tem tại các nước trong thời gian tới như
triễn lãm tại Thái Lan, Anh.
Nghiên cứu các hình thức, biện pháp kinh doanh tem, sản phẩm tem ở
các nước trên thế giới, xem xét, ứng dụng vào thực tế kinh doanh tại
Việt Nam.
II. ĐỀ XUẤT NHẰM XÂY DỰNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP TẠI
CÔNG TY TEM VIỆT NAM
1. Giải pháp từ phía doanh nghiệp
-69-
1.1. Nâng cao sự nhận thức về Văn hóa doanh nghiệp
Như đã đề cập ở chương 1, văn hóa doanh nghiệp là những giá trị vật chất và
tinh thần được tất cả các thành viên trong công ty tạo dựng nên. Văn hóa doanh
nghiệp không phải là kết quả riêng của của người lãnh đạo mà là do tập thể lao
động tạo nên Nếu chỉ có ban lãnh đạo cố gắng gây dựng văn hóa doanh nghiệp
thì văn hóa đó không phải là văn hóa của doanh nghiệp bởi nó không được thừa
nhận rộng rãi bởi các thành viên.. Chính vì vậy, sự nhận thức về văn hóa doanh
nghiệp của toàn thể thành viên trong công ty là rất quan trọng trong quá trình xây
dựng thành công văn hóa doanh nghiệp.
Vậy làm cách nào để nâng cao nhận thức về văn hóa doanh nghiệp trong công ty.
Trước hết, công ty cần có những hiểu biết cơ bản về văn hóa doanh nghiệp. Quá
trình tìm hiểu có thể bắt đầu từ việc thông qua các phương thiện thông tin, sách
báo, internet hay các buổi hội thảo, tọa đàm, chia sẻ bí quyết giữa các công ty về
văn hóa doanh nghiệp.
Tiếp đó, công ty cần tiến hành công tác đào tạo, phổ biến kiến thức về văn hóa
doanh nghiệp cho nhân viên của mình. Có rất nhiều cách để thu hút nhân viên
quan tâm tới văn hóa doanh nghiệp như truyền bá các tài liệu về văn hóa doanh
nghiệp trong nội bộ công ty, thường xuyên tuyên truyền về truyền thống, giá trị
cốt lõi của công ty tới nhân viên, tổ chức các cuộc trưng cầu ý kiến của nhân
viên về văn hóa công ty, hoặc các lớp tập huấn về văn hóa doanh nghiệp cho các
nhân viên mới.
1.2. Tăng cƣờng đầu tƣ cho xây dựng Văn hóa doanh nghiệp
Để công tác tuyên truyền văn hóa doanh nghiệp được hiệu quả thì công ty cũng
cần chú trọng tới việc đầu tư về mặt tài chính cho hoạt động này. Kèm theo
những khẩu hiệu hay, triết lý, tổ chức hội hè, ngày lễ kỉ niệm, nghi thức cũng là
một cách thức rất hữu hiệu trong việc phổ biến văn hóa doanh nghiệp.. đây chính
là những yếu tố thuộc lớp bề mặt của văn hóa, rất dễ cảm nhận vì tính hữu hình
-70-
của chúng nên đó là cách nhanh nhất mà công ty làm cho nhân viên cảm thấy
được lợi ích trước mắt của văn hóa doanh nghiệp đối với họ.
Song những hoạt động hội hè, kỉ niệm đó không nên chỉ dừng ở tính quần chúng
mà cần có sự đầu tư của ban lãnh đạo đảm bảo được một số yếu tố quan trọng.
Thứ nhất, các sự kiện này cần tổ chức đều đặn để tạo nên một thói quen, một nét
văn hóa riêng của công ty. Thứ hai, công ty cần bổ sung những yếu tố tuyên
truyền văn hóa doanh nghiệp vào trong đó, ví dụ như liên hoan kết hợp những
trò chơi nhằm bổ sung kiến thức cho nhân viên, hoặc bổ sung việc giới thiệu về
bề dày văn hóa, những nét văn hóa riêng cho những nhân viên mới. tham gia vào
những hoạt động này, nhân viên sẽ có cơ hội tìm hiểu đồng nghiệp cũng như
được cảm nhận không khí “gia đình” mà ngôi nhà chung công ty mang lại từ đó
xây dựng khối đoàn kết, tinh thần trách nhiệm trước công việc chung của công ty.
1.3. Chú ý xây dựng triết lý kinh doanh cho doanh nghiệp
Triết lý kinh doanh đóng một vai trò quan trọng trong văn hóa doanh nghiệp.
triết lý kinh doan là cốt lõi của văn hóa doanh nghiệp, tạo ra phương thức phát
triển bền vững văn hóa doanh nghiệp. Trên thế giới có rất nhiều công ty xây
dựng thành công được những triết lý kinh doanh, ví dụ như triết lý kinh doanh
của hãng bảo hiểm Prudential “Luôn luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu” hoặc
của Honda”Tôn trọng cong người”. Chính vì vậy trong một công ty, người
lãnh đạo cần xác lập một triết lí kinh doanh có thể thống nhất được những lợi
ích dài hạn và ngắn hạn. Thiếu sót lớn nhất của công ty Tem là chưa đưa là
không có triết lí kinh doanh, điều thường thấy trong các cơ quan nhà nước.
Có được một triết lí kinh doanh rõ ràng, thống nhất sẽ giúp Công ty Tem định
hướng vào xây dựng cơ sở để quản lý chiến lược có cách thức hành động phù
hợp. Điều kiện đầu tiên để sử dụng, phát huy được vai trò của triết lý kinh
doanh là phải có nhận thức đúng đắn đầy đủ về nó. Việc xây dựng triết lý
kinh doanh ở công ty tem nên tiến hành theo từng bước [2]:
-71-
(1) Tìm hiểu về triết lý kinh doanh của nước ngoài tập trung vào triết lý
kinh doanh của các công ty, tập đoàn xuất sắc của thế giới từ đó rút ra
kinh nghiệm bài học thiết thực.
(2) Nghiên cứu về triết lý kinh doanh truyền thống của dân tộc ta trong lịch
sử, tập trung trong kho tàng văn hóa dân gian và câu chuyện lịch sử
Việt Nam để tìm ra những nét bản sắc phong cách kinh doanh truyền
thống cần phát huy trong điệu kiện hội nhập và toàn cầu hóa nền kinh
tế hiện nay.
(3) Nghiên cứu thực trạng của triết lý kinh doanh trong các doanh nghiệp
nước ta hiện nay để phê bình mặt tiêu cực, phát huy mặt tích cực của
nó, giúp cho doanh nghiệp xây dựng và hoàn thiện triết lý của
mìnhNgười lãnh đạo doanh nghiệp có vai trò quyết định đối với việc
tạo lập một triết lý kinh doanh cụ thể.
Xây dựng tầm nhìn dài hạn
Chính triết lý kinh doanh là cơ sở để xây dựng và quản lý chiến lược của
doanh nghiệp. Sau khi xây dựng cho mình triết lý kinh doanh, Công ty Tem
cần tạo dựng thói quen có tầm nhìn dài hạn. Muốn vậy trước tiên nhà lãnh đạo
phải quan tâm thực sự đến tương lai của công ty. Một thực tế là chỉ có các
thành viên trong doanh nghiệp mới thật sự quan tâm đến tương lai của doanh
nghiệp và họ cũng hiểu rõ về đồng nghiệp của mình. Tuy nhiên ban lãnh đạo
của Công ty Tem là do Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam bổ nhiệm.
Do đó họ chưa thực sự có tâm huyết với sự phát triển của công ty mà chỉ quan
tâm tới việc quản lý công ty như thế nào để có doanh thu và không tạo ra sai
phạm với pháp luật. Một đề xuất để khắc phục được nhược điểm này, đó là
ban lãnh đạo công ty nên do các thành viên trong công ty tự bầu dựa trên sự
giám sát và đồng ý của Tập đoàn bưu chính viễn thống.. Khi ban lãnh đạo
thực sự quan tâm đến tương lai của công ty, họ sẽ có động lực để vạch ra
-72-
được những định hướng khả thi và thực tiễn trong tương lai thông qua việc
nắm rõ được sức mạnh hiện tại và tiềm lực của doanh nghiệp. Bên cạnh đó
ban lãnh đạo cũng cần phải có một phương pháp khoa học để xác định các
mục tiêu ngắn hạn cũng như dài hạn sao cho phù hợp với đặc điểm của công
ty cũng như của thị trường. Điều này sẽ làm tăng tính thực tiễn và khả thi của
mục tiêu.
Những định hướng khả thi và thực tiễn trong tương lai của doanh nghiệp hay
nói cách khác là tầm nhìn đóng vai trò định hướng cho việc lựa chọn các
chiến lược và các mục tiêu của doanh nghiệp. Mặc dù do lãnh đạo cấp cao xác
định nhưng chiến lược và mục tiêu không chỉ nằm trong ban lãnh đạo mà phải
được chia sẻ rộng rãi đến từng thành viên cho doanh nghiệp. Nhờ đó, nó tạo
ra động lực làm việc đối với từng thành viên và tạo ra sự gắn bó lâu dài với tổ
chức. Để đảm bảo khả năng thực hiện thành công các chiến lược, từng đơn vị,
phòng ban cũng như từng thành viên trong doanh nghiệp phải hiểu rõ được họ
cần phải làm gì để đóng góp vào việc thực hiện chiến lược đó. Muốn làm
được vậy, chiến lược và mục tiêu của công ty không chỉ được nhắc đến trong
các buổi họp mà cần phải được nhắc đến hàng ngày và trở thành chỉ dẫn cho
hành động của nhân viên.
1.4. Nâng cao hình ảnh ngƣời lãnh đạo
Người lãnh đạo trong Công ty là người đứng đầu, chịu trách nhiệm về hoạt
động của công ty. Do đó để xây hoàn thiện được văn hóa doanh nghiệp thì
người lãnh đạo công ty cần có uy tín và nhân cách. Uy tín của người lãnh đạo
thể hiện ở kinh nghiệm của người lãnh đạo trong việc ra quyết định. Trong
nội bộ công ty, người lãnh đạo cần đề quy định, quy tắc làm việc nhằm
khuyến khích nhân viên cống hiến đóng góp cho công ty. Người lãnh đạo cần
phải thực hiện nguyên tắc nói đi đôi với làm, phải gương mẫu và kiên trì trong
-73-
việc thực hiện triết lý trước nhân viên. Mọi triết lý hay giá trị cốt lõi do ban
lãnh đạo ban hành một cách cưỡng bức hoặc quá vội vàng sẽ không có giá trị,
nó chỉ tồn tại về mặt hình thức. Muốn làm được điều này thì các triết lý và giá
trị mà ban lãnh đạo đề ra cần đảm bảo được lợi ích của tầng lớp người lao
động, chứ chỉ lợi ích của tầng lớp quản lý và nhà đầu tư. Nó phải khẳng định
được rằng lợi ích mà nhân viên thu được sẽ tỷ lệ thuận với sự đóng góp của
họ.
Đối với bên ngoài, người lãnh đạo cần xác định rõ chiến lược hoạt động của
công ty trên thị trường. Người lãnh đạo cần có những quyết định hợp lý trong
việc xây dựng hệ thống giá trị văn hóa để phát huy các lợi thế văn hóa dân tộc
và tiếp thu những giá trị văn hóa học hỏi được từ bên ngoài.
1.5. Phát huy nhân tố con ngƣời trong việc xây dựng Văn hóa doanh
nghiệp
Có thể nói con người đóng một vai trò quan trọng trong văn hóa nói chung và
văn hóa doanh nghiệp nói riêng. Bởi chính con người là nhân tố cốt lõi để tạo
dựng nên những giá trị văn hóa. Chính vì thế để xây dựng được một văn hóa
doanh nghiệp vững mạnh, đầy bản sắc thì công ty cần ưu tiên phát triển nguồn
lực con người và thực hiện việc chia sẻ quyền hạn và trách nhiệm xuống các
cấp quản lý thấp nhất trong tổ chức.
Phát triển nguồn lực con người sẽ giúp tăng cường khả năng giải quyết tốt
hơn các vấn đề nội bộ của doanh nghiệp, khơi nguồn các ý tưởng sáng tạo nội
bộ và tăng cường năng lực đổi mới của doanh nghiệp [7]. Điều này đòi hỏi
công ty cần có một chiến lược quản lý nhân sự từ công tác tuyển dụng tới việc
đào tạo, xây dựng chính sách đãi ngộ.
Về vấn đề tuyển dụng: Trước hết công ty cần hoàn thiện từ khâu hồ sơ, thi
tuyển tới phỏng vấn. Công ty nên chú trọng hơn tới yếu tố thái độ của các ứng
viên. Một nhân viên có thái độ làm việc nghiêm tức, tích cực làm việc theo
-74-
nhóm, biết hướng tới thành tích của tập thể hơn là thành tích cá nhân là chắc
chắn sẽ tốt hơn một ứng viên có kinh nghiêm song chú trọng lợi ích cá nhân
hơn là lợi ích tập thể. Một đề xuất khá táo bạo ở các công ty nhà nước hiện
nay, đó là Công ty nên thay vì bổ nhiệm trong nội bộ công ty các vị trí cấp
cao thì tuyển dụng từ bên ngoài. Đây cũng có thể là một cơ hội lớn cho công
ty trong việc học hỏi những nét văn hóa mới từ những con người mới mang
tới cho công ty. Điều này cũng tạo điều kiện cho việc đổi mới mang tính tích
cực bởi mỗi nhà lãnh đạo có một phong cách lãnh đạo khác nhau, nhà lãnh
đạo từ bên ngoài sẽ thổi một luồng gió mới vào hoạt động của doanh nghiệp.
Về vấn đề đào tạo: Công ty cần chú trọng hơn nữa vào việc đào tạo và khuyến
khích nhân viên học tập. Tuy hiện nay ban lãnh đạo đã xây dựng một tổ chức
với tên gọi ban đào tạo nhằm tập trung hơn vào việc đào tạo, bồi dưỡng, nâng
cao trình độ cho cán bộ. Ban đào tạo đã tổ chức nhiều khóa học tại cơ quan
với các nội dung học tập như: ngoại ngữ, tin học, quản trị kinh doanh, nghiệp
vụ nhưng việc đào tạo chỉ dừng lại ở các khoá học nhỏ lẻ, không có hệ thống.
Việc tổ chức các chương trình đào tạo bài bản, quy mô, có tính ứng dụng cao
là hết sức cần thiết. Bên cạnh đó, việc tổ chức các diễn đàn học tập giữa các
nhân viên cũng đáng được quan tâm vì học hỏi qua đồng nghiệp là cách học
nhanh và hiệu quả nhất.4
Về vấn đề đãi ngộ: Bên cạnh việc tổ chức đào tạo, nâng cao trình độ chuyên
môn, nghiệp vụ của các nhân viên thì chính sách đãi ngộ cũng là một trong
những biện pháp nâng cao sự gắn kết giữa nhân viên và công ty. Nếu công ty
không có được một chính sách đãi ngộ hợp lý sẽ có những tác động tiêu cực
gây ảnh hưởng xấu đến tình hình chung đồng thời gây trì trệ, bất mãn trong
công ty. Công ty cần cải cách và xây dựng chế độ tiền lương, thưởng hợp lý,
đảm bảo quyền lợi cho người lao động. Chính sách lương thưởng ngoài việc
căn cứ vào bậc lương nhà nước còn cần căn cứ vào năng lực, kết quả và sự
cống hiến mà nhân viên dành cho công ty. Công ty cũng nên xây dựng chế độ
-75-
thưởng đối với những nhân viên có những ý tưởng sáng tạo tạo nên sự đổi
mới trong hoạt động kinh doanh của công ty. Đồng thời công ty cũng cần có
những biện pháp cứng rắn đối với những nhân viên có thái độ làm việc đối
phó, ỷ lại, cho rằng là công nhân viên chức nhà nước thì “không bao giờ bị sa
thải”. Nhân viên nào không làm được việc cần có biện pháp xử lí thích hợp,
tuỳ theo mức độ có thể đuổi việc. Điều này giúp họ có thể rút được bài học
kinh nghiệm cho chính mình, ý thức được mình đang tồn tại trong một ngôi
nhà chung, nếu không có đóng góp sẽ tất bị đào thải. Để thực hiện được chính
sách đãi ngộ hiệu quả thì công ty cũng cần xây dựng và duy trì một hệ thống
đánh giá nhân viên. hệ thống này rất quan trọng bởi khi đánh giá đúng về một
nhân viên thì việc quy hoạch nhân sự sẽ chính xác hơn, nhờ đó họ có thể phát
huy năng lực của mình một cách cao nhất và đóng góp hết sức mình cho sự
phát triển của công ty.
Bên cạnh đó, công ty Tem nên thực hiện chế độ thăng tiến dựa vào năng lực
và thành tích hơn là dựa vào thâm niên và quan hệ. Việc này sẽ có tác dụng
kích thích nhân viên đặc biệt là những nhân viên trẻ cố gắng làm việc tốt hơn
và tạo sự công bằng giữa các nhân viên.
1.6. Tăng cƣờng sự tham gia của nhân viên
Trong bối cảnh cạnh tranh đầy biến động như hiện nay nhà lãnh đạo cấp cao
phải khuyến khích cấp dưới tham gia vào quá trình ra các quyết định chiến
lược và tiến hành uỷ quyền mạnh mẽ và triệt để cho các cấp quản lý. tăng
quyền hạn cho nhân viên đối với việc ra quyết định. Để khuyến khích nhân
viên tham gia vào quá trình ra các quyết định chiến lược, ban lãnh đạo cần có
chính sách cởi mở nhằm khuyến khích nhân viên tự chủ trong công việc. Ban
lãnh đạo nên trao quyền tự chủ trong công việc cho nhân viên đối với những
công việc không thật sự quá quan trọng, không có tính quyết định đến vận
mệnh của công ty. Ngoài ra, ban lãnh đạo còn nên khuyến khích sự phản hồi
-76-
của nhân viên đối với các quyết định của ban lãnh đạo. Hình thức hòm thư
nhóm của công ty Tem là khởi đầu cho việc lắng nghe phản hồi của ban lãnh
đạo đối với nhân viên, song hiệu quả còn hạn chế. Với hành động này của ban
lãnh đạo, nhân viên sẽ thấy được vai trò của mình đối với công ty, có nỗ lực
phấn đấu làm việc hơn. Ngược lại, ban lãnh đạo cũng có thể tham khảo ý kiến
của nhân viên để đưa ra quyết định đúng đắn hơn, hạn chế được những quyết
định sai lầm.
Công ty Tem nên khuyến khích làm việc nhóm giữa các nhân viên. Là một
công ty nhà nước, nhân viên Công ty Tem vẫn chưa thực sự quen với làm việc
nhóm, giải quyết công việc vẫn dưa vào nỗ lực của cá nhân là chính. Làm
việc theo nhóm sẽ giúp tăng hiệu quả công việc, đồng thời tăng sự tham gia
của nhân viên vào công việc. Công ty Tem nên tập cho nhân viên thói quen
làm việc nhóm, khuyến khích thành lập các nhóm làm việc phụ trách một
công việc cụ thể với thành viên nhóm là nhân viên ở các phòng ban khác nhau.
Bước đầu ban lãnh đạo nên tổ chức huấn luyện nhân viên về kĩ năng làm việc
nhóm, cung cấp cho nhân viên những kĩ năng cần thiết khi làm viếc nhóm.
Khi nhân viên đã có kĩ năng làm việc nhóm thì khuyến khích nhân viên tự tìm
cho mình nhóm phù hợp để giải quyết công việc. Mỗi nhóm cần có trưởng
nhóm phụ trách việc báo cáo tình hình công việc của nhóm cũng như chịu
trách nhiệm đôn đốc thành viên hoàn thành công việc.
1.7. Thiết kế khẩu hiệu
Công ty Tem cần phải xây dựng ngay cho mình một khẩu hiệu thật đặc sắc và
mang dấu ấn riêng. Để thiết kế được một khẩu hiệu thương mại đạt yêu cầu
Công ty Tem cần chú ý tới những yếu tố sau:
Thứ nhất, Khẩu hiệu cần phải mang mục tiêu nhất định. Điều này còn tùy
thuộc vào định hướng phát triển của công ty.
-77-
Thứ hai, khẩu hiệu cần ngắn gọn và dễ hiểu nhằm mục đích dễ dàng đi vào
tiềm thức và trí nhớ của khách hàng.
Thứ ba, khẩu hiệu cần nhấn mạnh vào đặc điểm và lợi ích của sản phẩm hay
dịch vụ mà công ty Tem cung cấp.
Mặc dù công ty đã tổ chức cuộc thi thiết kế khẩu hiệu thương mại trong nội
bộ song chưa đạt được kết quả như mong muốn. điều này chứng tỏ chưa có sự
đầu tư thích đáng cho việc này. Rõ ràng, công ty cần xây dựng ngân sách cho
việc thiết kế khẩu hiệu thương mại, cần có một ban chuyên trách nhằm quản
lý, kiểm soát việc thiết kế khẩu hiệu. Nếu cần thiết, công ty có thể thuê một
công ty chuyên trách nhằm tư vấn và thiết kế một khẩu hiệu tương xứng.
1.8. Quy định đồng phục
Mặc dù công ty đã thiết kế riêng đồng phục cho nhân viên song mặc đồng
phục chỉ áp dụng vào hai ngày trong tuần. Đồng phục là cũng một yếu tố quan
trọng trong việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp, chính vì thế công ty nên có
quy định mặc đồng phục trong cả tuần nhằm tạo một hình ảnh đẹp về công ty
trong mắt khách hàng. Đồng thời, công ty cũng nên có những quy định xử lý
nghiêm khắc xử lý những trường hợp vi phạm quy định này.
Xây dựng văn hóa doanh nghiệp là một quá trình lâu dài và là sự kết hợp của
nhiều yếu tố, giá trị. Công ty Tem có thể tham khảo các mô hình cấp độ của
văn hóa doanh nghiệp nhằm có một cái nhìn khái quát hơn về quá trình xây
dựng văn hóa doanh nghiệp
Thứ nhất: Văn hóa doanh nghiệp mới hình thành. Đây là cấp độ thấp nhất khi
người lãnh đạo doanh nghiệp mới nhận thức được tầm quan trọng của Văn
hóa doanh nghiệp và thực hiện chương trình xây dựng nó. Văn hóa doanh
nghiệp chưa thực sự trở thành một công cụ mềm trong quản lý.
-78-
Thứ hai: Văn hóa doanh nghiệp trở thành một nền văn hóa trong quản lý và
kinh doanh. Trong công tác quản lý, Văn hóa doanh nghiệp đã trở thành công
cụ quan trọng làm cho mọi người trong doanh nghiệp tự giác thực hiện những
nhiệm vụ của mình với tinh thần trách nhiệm cao, tôn trọng.đạo đức, chữ tín
trong kinh doanh.
Thứ ba: Tố chất văn hóa của người lao động trong doanh nghiệp và sự đáp
ứng yêu cầu về văn hóa của mỗi nhân viên trong doanh nghiệp. Văn hóa
doanh nghiệp trở thành một bộ phận không thể thiếu, trở thành một tố chất
văn hóa trong mọi ứng xử của người lao động và ngược lại, doanh nghiệp
cũng coi việc đáp ứng yêu cầu về văn hóa của mỗi nhân viên trong doanh
nghiệp là nhiệm vụ tất yếu và thường xuyên trong quản lý.
Thứ tư: Doanh nghiệp đã quan tâm đến sự phát triển của văn hóa xã hội đồng
thời tự nguyện hỗ trợ văn hóa xã hội. Văn hóa doanh nghiệp đã được đặt
trong một môi trường tổng thể về văn hóa, xã hội của đất nước trong từng thời
kỳ và quan trọng hơn, nó dần dần trở thành một trong những nhân tố tác động
làm cho môi trường văn hóa, xã hội chung ngày càng hoàn thiện hơn.
Thứ năm: Các doanh nghiệp tự nâng cao ý thức, tham gia một cách khách
quan vào các chính sách kinh tế, xã hội, các quyết sách lớn có tác động tới
toàn thể cộng đồng doanh nghiệp
2. Đề xuất đối với Nhà nƣớc
Thể chế kinh tế có tác động rất lớn với việc hình thành văn hóa doanh nghiệp.
Do đó, thể chế kinh tế phải đủ sức khuyến khích doanh nhân phát huy truyền
thống văn hóa trong kinh doanh của cha ông, bổ sung những nhân tố mới
trong văn hóa doanh nghiệp của thời đại, kết hợp chặt chẽ giữa truyền thống
và hiện đại, đảm bảo cho nền kinh tế thị trường được phát triển lành mạnh,
-79-
đạt hiệu quả cao đồng thời văn hóa doanh nghiệp được hình thành với những
đặc điểm của nước ta.
Trước hết Nhà nước cần đẩy mạnh cải cách thể chế kinh tế, tạo môi trường
pháp lý bình đẳng giữa các doanh nghiệp thuộc các loại hình sở hữu khác
nhau. Nhà nước cần khuyến khích mọi thành phần kinh tế khắc phục sự phân
biệt đối xử, đảm bảo cho các thành phần kinh tế hợp tác và cạnh tranh bình
đẳng trong khuôn khổ luật pháp đảm bảo cho các thành phần kinh tế cạnh
tranh lành mạnh và bình đẳng.
Nhà nước phải định hướng cho doanh nghiệp hoạt động kinh doanh hợp pháp,
bảo vệ lợi ích cho doanh nghiệp, khuyến khích doanh nghiệp làm ăn chân
chính, thực hiện các biện pháp phù hợp pháp trong việc mưu cầu lợi ích cá
nhân, đạt lợi nhuận cao cho doanh nghiệp và doanh nhân đồng thời kết hợp
hài hòa với lợi ích toàn xã hội nhưng không vì thế mà triệt tiêu lợi ích cá nhân,
triệt tiêu động lực kinh doanh. Đồng thời phải có những chế tài ngăn chặn
những hành vi vi phạm pháp luật, gian lận thương mại, vi phạm đạo đức kinh
doanh lợi dụng các quan hệ không lành mạnh để kiếm lời. Nhà nước phải
khắc phục tình trạng biến độc quyền nhàn nước thành độc quyền doanh
nghiệp. Điều cấp bách là nhà nước phải có các quy phạm pháp luật về khuyến
khích cạnh tranh hợp pháp, kiểm soát và hạn chế độc quyền.Một yêu cầu khác
không kém cấp bách đó là nhà nước phải ngày càng giảm nhẹ những thủ tục
hành chính rườm tăng chi phí đầu tư và giảm năng lực cạnh tranh của hàng
hóa, gây tốn kém về vật chất và thời gian cho doanh nghiệp nhằm tạo ra môi
trường kinh doanh hiệu quả. Để nâng cao hiệu quả của bộ máy hành chính
trong việc quản lý và điều hành, cần kiện toàn bộ máy để có được bộ máy tinh
gọn tránh tình trạng chồng chéo, quan liêu cửa quyền. Muốn thực hiệu được
điều này Nhà nước cũng cần biết lắng nghe và tiếp thu ý kiến của các doanh
nghiệp về việc thi hành các cơ chế chính sách. Nhà nước cần tổ chức định kì
các cuộc tiếp xúc giữa các cơ quan đại diện Nhà nước với các doanh nghiệp
-80-
để lắng nghe tâm tư nguyện vọng của doanh nghiệp. Ngoài ra cũng cần lành
mạnh hóa cán bộ công chức nhằm khắc phục tình trạng một số công chức do
kém năng lực và phẩm chất đã làm sai lệch chủ trương đường lối của nhà
nước, gây phiền hà cho doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh.
Cuối cùng, nhằm đạt được mục tiêu phát triển bền vững và lâu dài, Nhà nước
cần phải có những chủ trương, đường lối để phát triển nguồn nhân lực- yếu tổ
cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững. Nhà nước
cần đặc biệt coi trọng việc bồi dưỡng nhân tài, đãi ngộ xững đáng, tôn vinh
doanh nhân giỏi. Trong doanh nghiệp, cần phải đảm bảo thu nhập hợp pháp
của chủ doanh nghiệp, tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của người lao
động, cần tạo ra môi trường hòa thuận, chung sức chung lòng thực hiện mục
tiêu kinh doanh vì sự phát triển bền vững của doanh nghiệp và lợi ích của mỗi
thành viên trong doanh nghiệp.
Để có thể thực hiện được những cải tiến trên, nhà nước nên thường xuyên tổ
chức các cuộc tiếp xúc trực tiếp giữa các cơ quan chức năng với các doanh
nghiệp để cùng trao đổi ý kiến về việc thực hiện các chính sách. Việc này vừa
giúp các doanh nghiệp hiểu rõ hơn về các cơ chế chính sách của nhà nước vừa
giúp các cơ quan chức năng có thể bổ sung hoặc sửa đổi các chính sách sao
cho phù hợp với yêu cầu thực tế dựa trên ý kiên của các doanh nghiệp.
Nâng cao nhận thức về Văn hóa doanh nghiệp
Nhà nước cần đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu, tuyền truyền về vai trò
của văn hóa doanh nghiệp. Nói cách khách, cần phải có sự đổi mới tư duy
trong lĩnh vực kinh tế tại Việt Nam. Trong công cuộc này thì các phương tiện
thông tin đại chúng đóng vai trò rất quan trọng. sự xuất hiện thường xuyên
của các bài báo các công trình nghiên cứu với cách nhìn sâu sắc và thấu đáo
hơn các khía cạnh của văn hóa doanh nghiệp sẽ giúp nâng cao trình độ nhận
thức của các doanh nghiệp trong các vấn đề này.
-81-
Để thức đẩy các doanh nghiệp quan tâm hơn nữa đến việc tạo dựng văn hóa
doanh nghiệp thì nhà nước đóng vai trò hết sức quan trọng. Những biện pháp
khuyến khích của nhà nước sẽ là một lực đẩy đối với các doanh nghiệp.
Ngoài ra, nhà nước cũng nên khuyến khích sự ra đời của các trung tâm tư vấn
với vai trò quan trọng là giúp các doanh nghiệp hiểu rõ hơn về vai trò của văn
hóa doanh nghiệp và giúp doanh nghiệp định hướng cho việc xây dựng văn
hóa doanh nghiệp của mình. Nhà nước nên có định hướng để các trung tâm
này hoạt động và phát triển có định hướng, các nhà tư vấn cần đạt được các
chứng chỉ nhất định thông qua các quá trình đào tạo. nhà nước nên có chính
sách ủng hộ, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức tư vấn hoạt động, như tạo
một hành lang pháp lý (luật, văn bản hướng dẫn dưới luật) cho hoạt động tư
vấn, thành lập các hiệp hội các nhà tư vấn để các thành viên có điều kiện học
hỏi, nâng cao trình độ.
-82-
KẾT LUẬN
Quá trình toàn cầu hóa kinh tế không chỉ mang lại cho các doanh nghiệp nhà
nước những cơ hội quan trọng mà còn là những thách thức không nhỏ. Sự
cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước ngày càng gay gắt,
khốc liệt, Văn hoá doanh nghiệp là một trong những cách tiếp cận mới nhằm
giúp các doanh nghiệp vượt qua những khó khăn đó Qua việc nghiên cứu đề
tài “Văn hóa doanh nghiệp tại Công ty Tem Việt Nam: thực trạng và giải
pháp”, chương 1 khóa luận đã phân tích, trình bày một cách khái quát những
nội dung cơ bản về Văn hóa doanh nghiệp. Bên cạnh đó, tại chương 2 khóa
luận cũng đã tập trung, đi sâu tìm hiểu những nét đặc trưng, đánh giá những
điểm mạnh cũng như những điểm yếu còn tồn tại trong văn hóa doanh nghiệp
của Công ty Tem Việt Nam . Ban lãnh đạo Công ty tem Việt Nam đã nhận
thức được tầm quan trọng của Văn hóa doanh nghiệp và cũng đang có những
kế hoạch xây dựng và cải thiện văn hoá doanh nghiệp của Công ty tem Việt
Nam để vượt qua khó khăn và đạt được những mục tiêu ngắn hạn và dài hạn..
Đây là một tín hiệu tốt đối với Công ty tem Việt Nam nói riêng và với ngành
bưu chính Việt Nam nói chung. Đồng thời, chương 3 của khóa luận cũng
đánh giá trình độ nhận thức của mọi người về văn hoá doanh nghiệp. Thực tế
cho thấy còn rất nhiều cán bộ nhân viên chưa có nhận thức đúng đắn về văn
hoá doanh nghiệp, điều này làm cho doanh nghiệp giảm đi sức mạnh của
chính mình. Bên cạnh đó người viết đã đề ra một số giải pháp nhằm tăng
cường hơn nữa văn hóa doanh nghiệp tại Công ty Tem nói riêng.
Văn hóa doanh nghiệp vẫn là những vấn đề tương đối phức tạp và mới mẻ ở
Việt Nam. Do hạn chế về mặt kiến thức và trình độ, khóa luận chắc chắn mới
chỉ dừng lại ở những nghiên cứu bước đầu. Người viết rất mong nhận được sự
đóng góp ý kiến của các thầy cô để có thể hoàn thiện hơn nữa đề tài nghiên
cứu này.
-83-
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TIẾNG VIỆT
[1] TS. Đỗ Thị Thu Hoài – Văn hóa doanh nghiệp, Nxb Tài chính
[2] PGS.TS Dương Thị Liễu - Bài giảng Văn hoá kinh doanh, NXB Đại
học Kinh tế quốc dân, năm 2008
[3] PGS.TS Nguyễn Thu Linh, ThS. Hà Hoa Lý – Văn hoá tổ chức-Lý
thuyết, thực trạng và giải pháp phát triển văn hoá tổ chức ở Việt Nam,
NXB Văn hoá – Thông tin, năm 2005
[4] Nguyễn Hải Sản (1998) – Quản trị học, Nxb Thống kê
[5] TS. Nguyễn Mạnh Quân - Đạo đức kinh doanh và văn hoá doanh
nghiệp, NXB Đại học Kinh tế quốc dân
[6] Nguyễn Hoàng Ánh (2003), Giải pháp để xây dựng văn hóa doanh
nghiệp Việt Nam trong điều kiện hội nhập khu vực thế giới, Đề tài
NCKH cấp bộ, Đại học Ngoại thương Hà Nội
[7] ThS. Ngô Quý Nhâm (1/2004) - Định hướng phát triển văn hoá doanh
nghiệp trong thế kỉ 21, Tạp chí Kinh tế và Phát triển, Trường Đại học
Kinh tế quốc dân
[8] Công ty Tem Việt Nam - Công ty Tem Việt Nam 25 năm hình ảnh và sự
kiện
[9] Công ty Tem Việt Nam – Báo cáo tổng kết công tác năm 2009 và
phương hướng nhiệm vụ năm 2010
[10] Công ty Tem Việt Nam - Một số vấn đề về tổ chức của công ty Tem
[11] Công ty Tem Việt Nam - Nội dung phát hành đợt thi đua, phấn đấu
hoàn thành kế hoạch năm 2009
[12] Công ty Tem Việt Nam - Tài liệu về lễ kỉ niệm 30 năm thành lập công
ty Tem
[13] Công ty Tem Việt Nam - Tập hợp quy định- quy chế năm 2008
-84-
[14] Minh Hiếu - Mô hình văn hóa doanh nghiệp lý tưởng, ngày 07-12-2007:
t.htm
[15] Nguyễn Huy Hoàng - Văn hóa doanh nghiệp hình thành theo thời gian,
Ngày 06-08-2005:
Dao/Van_hoa_doanh_nghiep_hinh_thanh_theo_thoi_gian/
[16] Đỗ Diệu Hƣơng - Xây dựng văn hóa doanh nghiệp-Yếu tố tạo nên thành
công, Ngày 04-04-2008
&catid=66
[17] PGS.TS Nguyễn Thu Linh - Cấu trúc văn hóa doanh nghiệp, ngày 10-07-
2008
hieu/4779/Cau-truc-cua-Van-hoa-doanh-nghiep
[18] Vũ Xuân Tiền - Chức năng của văn hóa doanh nghiệp, ngày11-02-2009
nang-cua-van-hoa-doanh-nghiep.htm
[19] Lâm Tuyền -Văn hóa doanh nghiệp là vô cùng quan trọng, Báo lao động
online, ngày 14-9-2009
trong/20099/154822.laodong
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 5117_1019.pdf