Đề tài Văn học Trung Quốc thời kỳ mới (1976 -1986)

Sở dĩ lý luận văn nghệ những năm 50 của Liên Xô giành được quyền làm bá chủ ở Trung Quốc trong thời gian dài đến thế là do nguyên nhân của tự thân Trung Quốc. Trong gần 30 năm trước khi "cách mạng văn hóa" kết thúc, đường lối tả "lấy đấu tranh giai cấp làm cương lĩnh" đã chiếm địa vị chủ đạo. Trong đầu óc người Trung Quốc rất tự nhiên cũng hình thành những suy nghĩ tả, cho nên khi tiếp thu lý luận văn nghệ Liên Xô thì khớp vào với nhau ngay. Cảm thấy cái mình cần chính là mấy thứ đó, mà mấy thứ ấy thì rất hợp khẩu vị của Trung Quốc. Chẳng hạn, trước khi có thời kỳ mới (năm 1979), sáng tác văn học mắc tật minh họa hết sức nghiêm trọng. Những năm 50, 60 từng nêu những khẩu hiệu "viết trung tâm, vẽ trung tâm, diễn trung tâm, ca ngợi trung tâm" (Trung tâm : nhiệm vụ chính trị trung tâm - N.D), đó là dị bản khẩu hiệu của RAPP (Hiệp hội nhà văn vô sản cánh tả) ở Trung Quốc. Năm 1931, Xtalin đọc báo cáo Hoàn cảnh mới và nhiệm vụ xây dựng kinh tế mới, những người lãnh đạo RAPP liền ra nghị quyết Về bài nói của Xtalin và nhiệm vụ của RAPP, cho rằng "mỗi một phần trong bài nói của Xtalin đều là chủ đề có giá cho tác phẩm nghệ thuật". Có thể nói cách làm đó của RAPP được Trung Quốc lĩnh hội tận đáy lòng, bởi thế Trung Quốc mới không hề bàn ra nói vào gì về lý luận văn nghệ những năm 50 của Liên Xô. Vấn đề là Trung Quốc có bệnh, trước hết phải chữa khỏi bệnh đã thì mới có thể sáng mắt sáng lòng. Có như thế thì bất kể đứng trước đối tượng nào, Trung Quốc mới nhìn rõ, phân biệt rõ và chọn lựa tinh.

pdf180 trang | Chia sẻ: builinh123 | Lượt xem: 1573 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Văn học Trung Quốc thời kỳ mới (1976 -1986), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ƣởng thần nghệ thuật, song đến vậy mà cũng chƣa hoàn toàn đạt tới lý tƣởng đó; "còn nghệ thuật mới thì sao?. Rốt cuộc nó vẫn cách xa lý tƣởng đó, ngày nay càng cách xa hơn. Song chính thế mới là lý tƣởng của nghệ thuật. Lợi ích của bản thân nghệ thuật không thể không nhƣờng chổ cho lợi ích khác quan trọng hơn của loài ngƣời. Nghệ thuật phục vụ những lợi ích đó một cách cao cả, là tiếng nói của những lợi ích đó. Song nó không hề vì thế mà chấm dứt cái vốn là nghệ thuật của nó mà chỉ là mang thêm những đặc tính mới"2 . Văn học thời kỳ mới chính là nhƣ vậy. Do ý thức tham dự rất mạnh mẽ, lại thêm địa vị và tác dụng trong đời sống xã hội, văn học thời kỳ mới đã khiến cho đông đảo bạn đọc say mê nền văn học đƣơng đại trƣớc kia chƣa từng có, gây nên hiệu ứng sôi động của xã hội. Tinh thần sứ mệnh, tinh thần trách nhiệm và ý thức ƣu ái mạnh mẽ đó đã tiếp nối truyền thống ƣu tú của văn học thời kỳ Ngũ Tứ, cũng lại tiếp nối truyền thống ƣu tú của văn học toàn thế giới mà từ nay về sau vẫn cần phải phát huy. Sự thật là một tác phẩm xuất sắc xứng đáng truyền lại cho đời sau đã ùa ra trong văn học thời kỳ mới. Những tác phẩm ấy không vì đảm nhận trách nhiệm, xã hội tất yếu mà hạ thấp tiêu chuẩn nghệ thuật; ngƣợc lại, do kết hợp đƣợc nội dung phong phú với kỹ xảo tuyệt vời, những tác phẩm ấy đã nâng cao đƣợc vị trí nghệ thuật của mình. 1 Chỉ thời kỳ chấn chỉnh lại sau khi "lũ bốn tên"bị lật đổ năm 1976 (ND) 2 Trích trong Biêlinski bàn về văn học (Nguyên chú) 159 Văn học thời kỳ mới phát triển đến giai đoạn hai thì phát sinh sự chuyển biến ngƣợc dòng, từ đó mà bƣớc sang thời kỳ sau. ở thời kỳ sau (khoảng 1985 trở đi- ND), địa vị và tác dụng của văn học trong đời sống xã hội không còn quan trọng nhƣ trƣớc nữa. Nhà văn dần dần rút lui khỏi vị trí ngƣời phát ngôn thay cho dân và xuất hiện trƣớc bạn đọc với tƣ cách là ngƣời phát tiết tƣ tƣởng tình cảm của xã hội. Nguyên nhân của sự kiện này đa dạng và phức tạp. Chẳng hạn, văn học dần dần không gánh vác nổi quá nhiều nghĩa vụ, nhƣ nêu đáp án cho đủ loại vấn đề xã hội, đề ra phƣơng án cải cách; vai trò ngƣời phát ngôn thay cho dân mà nhà văn tạm thời đảm đƣơng cũng dần dần đƣợc các nhà tƣ tƣởng thay thế. Văn học can dự chính trị và đến lúc chính trị lại can dự vào văn học, đó cũng là một nguyên nhân quan trọng. Văn học thời kỳ mới, giai đoạn đầu với chủ đề chính là đau khổ và hy sinh của con ngƣời thời đại hiện nay đã hình thành trào lƣu văn học về bi kịch của chủ nghĩa xã hội, nên về khách quan đã làm lung lay trật tự và vi phạm hiện đang tồn tại, vì thế mà các loại áp lực cũng ùn ùn kéo tới. Hầu nhƣ cùng lúc với tình hình, trào lƣu văn nghệ hiện đại phƣơng Tây, mà nội dung chủ yếu là đề cao tâm linh chủ thể và ƣa chuộng bản thể hình thức, cũng tràn vào Trung Quốc, thu hút rất nhiều nhà văn và nhà phê bình bằng sự tân kỳ đa dạng và sự sâu sắc phiến diện, gây nên sự thay đổi mau chóng của các quan niệm văn học. Thế là, hai lực lƣợng vốn không liên can, thậm chí đối lập nhau một cách kỳ diệu, dẫn văn học đi sang phía trốn tránh hiện thực, dấn sâu vào nội tâm và hình thức. Mặc dù vẫn có không ít nhà văn hoặc thẳng thừng hoặc quanh co, vòng vo phê phán những hiện tƣợng xấu xa trong xã hội và truy tìm nguyên nhân của chúng, song phần đông nhà văn thà lấy bối cảnh là không gian, thời gian xa xƣa và châm biếm tính quốc dân (nhƣ tính thắng lợi tinh thần của A.Q-ND) để duy trì quyền phê phán vốn có của văn học. Nhiều nhà văn khác trốn vào nội tâm, ngâm ngợi cái tôi; nhiều nhà văn khác nữa đi vào con đƣờng thuần tuý; phá bỏ kết cấu về thể văn và đảo ngƣợc ngôn ngữ trong sáng tác của họ trở thành mốt một thời. Văn học giai đoạn này, nhƣ ngƣời nếm của lạ, hầu nhƣ đã thử hết kỹ xảo của các trƣờng phái văn học thế kỷ XX, làm xuất hiện trạng thái đa dạng hoa, thực nghiệm và tìm tòi rất nhiều về mặt hình thức, song lại làm cho sức sống cảm ứng với thời đại của văn học yếu đi rất nhiều, từ đó mà mất đi hiệu ứng sôi nổi. Có ngƣời cho rằng đó là kết quả tất nhiên của việc đi theo con đƣờng thần nghệ thuật, là điều hay, song thật ra đó chính là tín hiệu của văn học thời kỳ mới bắt đầu đánh mất tinh thần của mình. Cái gọi là văn học thuần tuy chỉ là lý tƣởng theo kiểu Utôpi; cho dù trong hội hoạ và âm nhạc có thể tồn tại nghệ thuật thuần tuy cục bộ nào đó, song trong nghệ thuật ngôn ngữ thì không thể có nghệ thuật thuần tuy thực sự đƣợc, bởi ngôn ngữ là hiện thực trực tiếp của tƣ tƣởng. Hó giải tƣ tƣởng và tinh thần của văn học cũng tức là hoa giải sức sống của văn học, nhiều lắm chỉ xây dựng mê cung về ngữ nghĩa - nơi chỉ một số ít ngƣời đến đó để tự tiêu khiển và lƣu luyến. Khó khăn muôn thuở là tự do sáng tác, văn học lại gặp phải sự xô đẩy của làn 160 sóng hàng hoa, vì thế văn học thời kỳ mới cũng bƣớc sang giai đoạn vĩ thanh. Thỉnh thoảng cũng có tác phẩm đề cập đến hiện thực song đa phần thoa mãn với việc viết truyện vật ở xung quanh mình, miêu tả với tình cảm không độ (00) trạng thái sinh tồn và tâm lý tiềm tại của những nhân vật bé nhỏ. Khi những truyện loại này không còn hấp dẫn hứng thú bao nhiêu nữa, thì bạn đọc bèn chuyển sang loại truyện thông tục và tác phẩm kỷ thực để tìm kiếm niềm vui và tin tức chân thực mà văn học nghiêm túc không còn cung cấp nữa. Trong những ngày này, nhiệt tình tƣ tƣởng và nhiệt tình nghệ thuật từng dâng cao văn học thời kỳ mới đã suy thoái toàn diện; tinh thần văn học vốn có cũng mất đi hầu hết, thay thế vào đó là cái gọi là văn học "hậu hiện đại" đùa cợt với đời, hoang đƣờng tiêu cực, chạy theo thói tục tán chuyện ba hoa; tình cảm hồi chót của thế kỷ bắt đầu loang rộng. Cùng lúc với địa vị, tác động của văn học lại hạ thấp một lần nữa, vai trò xã hội mà các nhà văn đảm đƣơng cũng một lần nữa chuyển đổi. Từ tƣ cách ngƣời phát tiết tình cảm xã hội. Từ cuối những năm 80, đầu những năm 90 đến nay, văn đàn trở nên tiêu điều, trầm lắng. Tiếp theo vấn đề, các nhà văn trở thành ngƣời ghi chép những mảnh vụn của cuộc đời, ngƣời say sƣa với những mảnh tình cá nhân và ngƣời đảo lộn ngôn ngữ. Hai việc sau nhƣ vừa nói, không còn là vai trò xã hội của nhà văn nữa. Thế là trong lúc thoái trào, văn học thời kỳ mới đã vội vã hạ tấm màn bạc màu xuống. Hiện nay, văn học đang đứng trƣớc càng nhiều vấn đề hơn nữa, trong số đó, nổi bật nhất là vấn đề làm thế nào để thích ứng với tình thế sau khi thực hiện cải cách kinh tế. Kinh tế thị trƣờng nâng cao tốc độ tăng trƣởng của kinh tế, đƣa nguyên tắc sinh tồn thích ứng vào đời sống xã hội, gây nên sự cạnh tranh để sinh tồn của văn học. Trong nội bộ văn học, văn học thông tục đã làm lung lay địa vị vốn có của văn học nghiêm túc từ lâu, giành giật đƣợc cả một loạt bạn đọc, và nhƣ thế cũng là cƣớp đi bát cơm của tác giả văn học nghiêm túc. Ngoài xã hội, sự phân phối xã hội không công bằng ngày một tăng khiến cho nhà văn cũng nhƣ phần lớn tri thức mất cân bằng nghiêm trọng về tâm trạng; một chút tính ƣu việt về tinh thần cũng xói mòn gần hết, điều đó tất phải ảnh hƣởng lớn đến tình cảm sáng tác. Xu thế nhà văn bỏ văn đi buôn, đua nhau xuống biển thị trƣờng có khả năng làm cho đội ngũ vốn đã ly tán càng thêm tan tác, không thành đội hình nữa. Song kinh tế đem đến cho văn học không phải toàn ảnh hƣởng xấu, nó có thể buộc văn học điều chỉnh lại tƣ thế của mình để tìm ra con đƣờng sống trong thị trƣờng văn hoa, khơi lại nhiệt tình của bạn đọc bằng nội dung mới và hình thức thẩm mỹ mới. Đứng về ý nghĩa sâu hơn mà nói, sức rung chuyển theo kiểu vỏ trái đất vận động do kinh tế gây nên sẽ làm thay đổi kết cấu xã hội, dẫn đến sự 161 chuyển biến của hình thái ý thức, cung cấp càng nhiều cảnh quan mới hơn nữa cho văn học quan sát và tƣởng tƣợng, chẳng hạn nhƣ ý thức chăm lo việc công nhạt đi và ý thức dân chủ mạnh lên, đầu tƣ quyền lực và tích lũy nguyên thủy, tầng lớp tƣ sản mới trỗi dậy và tầng lớp làm công ăn lƣơng khốn cùng, sức lôi cuốn của kim tiền và dục vọng của con ngƣời tràn lan, có chí lập nghiệp và đƣợc chăng hay chớ, thành thị phồn hoa và các vùng phát triển không công bằng, văn minh hiện đại xung đột cùng tồn tại với chủ nghĩa thần bí nguyên thủy, thiên sứ và ma quỷ đấu tay đôi với nhau trên chiến trƣờng tâm linh v.v....Các loại chúng sinh và các loại tâm thái trên đây đều có thể khơi gợi linh cảm của văn học. Vấn đề chỉ còn là có định tìm hiểu kỹ chúng không và có năng lực nắm vững thế giới thiên hình vạn trạng đó bằng phƣơng thức nghệ thuật không mà thôi. Đối với các nhà văn thời kỳ mới mà nói, bất hạnh từng là trƣờng đại học tốt nhất, chẳng những đã cung cấp kinh nghiệm sống cho họ mà còn giúp họ học đƣợc cách suy nghĩ. Song đứng trƣớc cuộc sống mới, họ không còn tất cả nhƣ trƣớc nữa. Chỉ tới khi sự trống rỗng đó đƣợc san lấp, họ mới lại có tình cảm phấn khích và linh cảm để gõ cánh cửa lớn của văn học thế kỷ mới. Còn nhƣ trong tim có con chim khác nhƣ hiện nay thì không thể có tác phẩm lớn chào đời. Đó cũng có thể là một chút dự đoán vậy. (Tạp chí văn nghệ lý luận nghiên cứu, số 4 - 1993) PHẠM TÚ CHÂU , dịch 162 VÀI SUY NGHĨ VỀ LÝ LUẬN VĂN HỌC DÂN TỘC THIỂU SỐ (Ở TRUNG QUỐC) ************* KHUÊ TĂNG I. THẾ NÀO LÀ LÝ LUẬN VĂN HỌC DÂN TỘC THIỂU SỐ? CÓ HAY KHÔNG LÝ LUẬN VĂN HỌC DÂN TỘC THIỂU SỐ? Nƣớc chúng ta là một quốc gia thống nhất của nhiều dân tộc. Ngoài dân tộc Hán, còn có 55 dân tộc thiểu số khác. Các dân tộc dẫu nhiều hay ít nhân khẩu, đất đai lớn hay nhỏ, lịch sử ngắn hay dài, đều có truyền thống văn hóa, trong đó bao gồm nền văn hóa lâu đời - văn học truyền miệng và văn học thành văn (hoặc văn học dân gian và văn học có tác giả). Do đó lý luận văn học dân tộc thiểu số là một hiện tƣợng khách quan tồn tại. Xét về mặt chữ, lý luận văn học dân tộc thiểu số có hai cách giải thích khác nhau : 1. Lý luận văn học của các dân tộc thiểu số 2. Lý luận của văn học các dân tộc thiểu số . Cách một, nặng về sự khác biệt của các dân tộc, có nghĩa là dân tộc Hán có lý luận văn học của dân tộc Hán, các dân tộc thiểu số có lý luận văn học của các dân tộc thiểu số. Cách hai có hàm ý nặng về văn học, có ý nghĩa là nghiên cứu lý luận văn học của các dân tộc thiểu số . Lịch sử phát triển của văn học đã chứng minh sáng tác văn học là do các nhà văn xuất thân từ các dân tộc khác nhau viết ra, tác phẩm của họ đều mang đặc điểm của bản thân dân tộc họ. Theo cách nói của Stalin: "Về bất cứ ý nghĩa nào, văn học đều là ý thức của dân tộc, là hoa là quả của đời sống tinh thần dân tộc . Nhà thơ vĩnh viễn là đại biểu tinh thần của dân tộc mình." Do đó nói về văn học, nhà văn của các dân tộc thiểu số, và nhà văn của dân tộc Hán thực tế là có sự khác biệt rất rõ. Đấy là điều đã đƣợc công nhận, sáng tác văn học , quan niệm văn học, hoạt động văn học, tƣ tƣởng, trào lƣu văn học, các dòng phái văn học đều là đối tƣợng nghiên cứu các dân tộc không giống nhau mà hình thành những lý luận và kiến giải khác nhau. Nói về tƣ tƣởng văn học, quan niệm và lý luận văn học, chỉ có chính xác và sai lầm, tiến bộ và bảo thủ, tiến tiến và lạc hậu, thậm chí Cách Mạng và phản Cách Mạng; Cho nên không thể căn cứ vào sự xuất thân của nhà 163 nghiên cứu thuộc bất cứ dân tộc nào mà chia thành "lý luận văn học của các dân tộc thiểu số " và "lý luận văn học dân tộc Hán". Nếu nhƣ vậy "lý luận văn học của các dân tộc thiểu số" vẫn là một tên chung, vẫn có thể phải chia một lần nữa mới thành lý luận văn học của 55 dân tộc thiểu số (chẳng hạn lý luận văn học của dân tộc Mông cổ, lý luận văn học của dân tộc Choang v.v). Theo sự phân biệt dân tộc để phân khu lý luận văn học, nhƣ thế không những không cần thiết, mà còn là vô cùng khó khăn. Chúng ta cơ hồ có thể đoán, cái thứ "lý luận văn học của dân tộc thiểu số" nhƣ vậy là không tồn tại. Nhƣng văn học dân tộc thiểu số cần phải có lý luận của riêng mình, làm chổ dựa rồi dần dần phát triển rộng lên, phong phú và nâng cao. Lấy văn học dân tộc thiểu số làm đối tƣợng nghiên cứu, tổng kết kinh nghiệm, tìm ra đặc điểm, quy luật, thăm dò ƣu thế, tất nhiên có thể hình thành lý luận văn học của riêng mình. Đấy là "lý luận văn học dân tộc thiểu số". Nó là do nghiên cứu sự phát triển lịch sử của văn học dân tộc thiểu số , sự bình luận đối với các nhà văn và các tác phẩm dân tộc thiểu số, đối với các trào lƣu tƣ tƣởng ở các khu vực dân tộc thiểu số. Sự miêu tả các hiện tƣợng văn học, trải qua phân tích, quy nạp, trừu tƣợng hóa, nâng cao, thăng hoa thành lý luận . Nó chú ý lịch sử và hiện trạng văn học dân tộc thiểu số, và căn bản không chú ý bản thân ngƣời nghiên cứu có xuất thân từ dân tộc thiểu số hay không ?. Thực tế, bất cứ văn học của một dân tộc nào không những chỉ là tài sản tinh thần của bản thân dân tộc ấy mà còn là những giá trị quý báu của toàn thể các dân tộc và của nhân loại. Nhà nghiên cứu của bản thân dân tộc nào, tất nhiên đều nghiên cứu văn học của dân tộc đó, và các nhà nghiên cứu của các dân tộc khác cũng có thể nghiên cứu. Chỉ cần các nhà nghiên cứu của các dân tộc đồng lòng hợp tác đoàn kết cùng nhau phấn đấu khiến cho việc nghiên cứu lý luận văn học dân tộc thiểu số có sự phá vỡ các giới hạn, có sự tiến bộ. Nhƣ thế "lý luận văn học dân tộc thiểu số" là cần thiết, có ý nghĩa và cũng là sự tồn tại khách quan. II. TÁC DỤNG VÀ Ý NGHĨA LÝ LUÂN VĂN HỌC DÂN TỘC THIỂU SỐ. Lý luận văn học dân tộc thiểu số là một bộ phận cần thiết của toàn bộ lý luận văn học. Nó có mối quan hệ với toàn bộ lý luận văn học, đƣợc hiểu nhƣ là mối quan hệ giữa cục bộ và chỉnh thế, giữa cái chung và cái riêng. Mao Trạch Đông trong Luận về mâu thuẫn nổi tiếng từng nói đến "Tính đặc thù của mâu thuẫn" với nội dung: "Sự phân biệt nghiên cứu khoa học là căn cứ vào đối tƣợng khoa học có tính mâu thuẫn đặc thù, cho nên ở mỗi lĩnh vực của hiện tƣợng đều có sự nghiên cứu mỗi loại mâu thuẫn, cấu thành đối tƣợng của mỗi bộ môn khoa học". Lại nói: "Nếu không nghiên cứu tính đặc thù của mâu thuẫn thì khôn thể xác định đƣợc bản chất đặc biệt của một sự vật 164 không giống với sự vật khác, không thể phát hiện đƣợc nguyên nhân đặc biệt hoặc căn cứ đặc biệt của sự vận động, phát triển của các sự vật..." Lý luận văn học dân tộc thiểu số là căn cứ vào văn học dân tộc thiểu số có tính đặc thù của mâu thuẫn để tiến hành nghiên cứu và để chỉ ra phẩm cách và tính quy luật có tính dặc thù của nó. Nghiên cứu lý luận văn học dân tộc thiểu số có những khó khăn nhất định, ví nhƣ thiếu tƣ liệu, ví nhƣ ngƣời trƣớc ít để lại thành quả để tham khảo; ngoài ra còn phải tính đền những khó khăn của ngôn ngữ văn học v.v. Nhƣng bản thân lý luận văn học dân tộc thiểu số rất có ý nghĩa, có giá trị và tác dụng xã hội của nó, ít nhất có thể có ba mặt: Trƣớc nhất, nó giúp ta tổng kết kinh nghiệm lịch sử văn học dân tộc thiểu số bao gồm kinh nghiệm sáng tác, và từ đó thúc đẩy sự nghiệp văn học dân tộc thiểu số phát triển. Các dân tộc thiểu số nƣớc ta có một lịch sử lâu dài, một nền văn hóa phát đạt, một nền văn học giàu kinh nghiệm và phong phú nhƣ Kơ-la-ơ, Chiêng-kơ-ơ và Ma-na-sư, đó là ba thiên sử thi anh hùng ca nổi tiếng mà diễn biến và truyền thống của nó có thể đủ nghiên cứu cả một đời. Ví nhƣ có thể tổng kết một vài đặc điểm và quy luật về sự sáng tạo văn học truyền miệng của dân tộc thiểu số (sáng tác văn học dân gian), nhƣ thế là có cống hiến đối với lý luận văn học dân tộc thiểu số . Đặc biệt trong hơn 40 năm thành lập nƣớc Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, dƣới sự quan tâm chu đáo của Đảng Cộng sản Trung Quốc, về chính sách dân tộc dã thiết lập mối quan hệ dân tộc dƣới hình thức mới của CNXH, các khu vực kinh tế, văn hóa của các khu dân tộc thiểu số phát triển rất mạnh, sách của các nhà văn dân tộc thiểu số phong phú chƣa từng có so với trƣớc. Những hiện tƣợng trên chính là điều kiện xây dựng một cơ sở vững chắc cho lý luận của dân tộc thiểu số. Những năm gần đây, đã tiến hành một số lƣợng công tác to lớn trong việc bình luận các tác phẩm và nghiên cứu các tác giả, việc miêu tả và nghiên cứu lịch sử phát triển văn học dân tộc thiểu số cũng đã có những thành quả khả quan. Chỉ cần dấn thêm để quy nạp, tổng kết, khái quát, rèn luyện thì có thể chỉ đạo sự phát triển lành mạnh của sự nghiệp văn học dân tộc thiểu số. Tại bộ tuyên truyền của Trung ƣơng, bộ Văn hóa Đài và vô tuyến truyền hình đã đƣa tin về "sự phồn vinh của sáng tác văn học" hôm nay, do vậy việc nghiên cứu lý luận văn học dân tộc thiểu số rõ ràng đã có ý nghĩa hiện thực. Sau đó, nhờ có giao lƣu văn hoa giữa các dân tộc (gồm dân tộc Hán và các dân tộc thiểu số khác) đã đẩy mạnh sự tìm hiểu lẫn nhau, sự hợp tác và giao lƣu hữu nghị, qua đó, tăng cƣờng sự đoàn kết các dân tộc và sự đoàn kết của đội ngũ văn học. 165 Bản thân việc nghiên cứu lý luận văn học dân tộc thiểu số càng hƣớng về sự giao lƣu văn học và văn hóa. Trƣớc đây hơn một trăm năm. Mark và Engel trong bản Tuyên ngôn Đảng Cộng sản đã chỉ ra: "Những mối quan hệ phổ biến, sự phụ thuộc phổ biến đối với nhau giữa các dân tộc đang phát triển thay thế các tình trạng cô lập trƣớc kia của các địa phƣơng và của các dân tộc vẫn tự cung tự cấp. Và sản xuất vật chất đã nhƣ thế thì sản xuất tinh thần cũng không kém phần nhƣ thế. Những thành quả của hoạt động tinh thần của một dân tộc trở thành tài sản chung của các dân tộc. Tính chất hẹp hòi và phiến diện dân tộc ngày càng không thể tồn tại đƣợc nữa, và từ những nền văn học dân tộc và địa phƣơng muôn hình muôn vẻ đang nảy nở một nền văn học thế giới". Từ khi cải cách và mở cửa, sự giao lƣu văn hóa vá văn học giữa các dân tộc thiểu số rất nhộn nhịp, sớm đã phá vỡ trạng thái đóng cửa, bảo thủ. Các nhà văn, các nhà lý luận đã cùng nhau đi sâu vào những vấn đề lý luận và những vấn đề thực tiễn của văn học dân tộc thiểu số . Hiện tƣợng này đã thành quen thuộc và bình thƣờng. Hiện tại, vấn đề nghiên cứu lý luận văn học dân tộc thiểu số đã có điều kiện thuận lợi rất tốt, đủ cả "thiên thời", "địa lợi", "nhân hòa". Cái gọi "thiên thời" là thời gian bắt đầu có quy hoạch nghiên cứu 90 năm niên đại (8 lần kế hoạch 5 năm). Cái gọi là "địa lợi" chỉ năm khu vực tự trị dân tộc thiểu số to lớn, và các châu tự trị, huyện tự trị đều mƣa thuận gió hòa, sản xuất phát triển, xã hội ổn định, văn hóa phồn vinh. Cái gọi là "nhân hòa" cho thấy các nhà văn, nhà lý luận phê bình dân tộc thiểu số trƣởng thành mạnh mẻ trong các điều kiện thuận lợi, từng bƣớc vững chắc với các sáng tác phong phú, phát triển lành mạnh. Do đó, việc xây dựng lý luận văn học dân tộc thiểu số tất phải tiến lên một bƣớc, huy động đƣợc tính sáng tạo và tính tích cực của các nhà văn, nhà lý luận dân tộc thiểu số; có khả năng đẩy mạnh sự giao lƣu và quan hệ hữu nghị, tìm hiểu lẫn nhau, viện trợ lẫn nhau; tăng cƣờng sự đoàn kết "ai không thể rời ai" giữa những ngƣời làm công tác văn học dân tộc thiểu số với các nhà nghiên cứu văn học ngƣời Hán. Thứ ba, nhờ vào sự phong phú có sắc thái riêng của lý luận văn học XHCN Trung Quốc mà có khả năng hình thành một thế hệ lý luận của mình. Trong sự bố trí chung của nền văn học Trung Quốc, văn học dân tộc thiểu số chiếm một địa vị quan trọng. Văn học dân tộc thiểu số với tính độc đáo dân tộc, với mầu sắc tƣơi thắm, muôn vẻ, sẽ bổ sung và làm đẹp thêm nền văn học Trung Quốc, làm thành một bộ phận có nghệ thuật hấp dẫn và sống động nhất. Phần "đặc sắc Trung Quốc" trong văn học là gồm các đặc sắc của văn học các dân tộc thiểu số. Là một nƣớc Phƣơng Đông cổ có lịch sử lâu dài và một nền văn học sán lạn, văn học Trung Quốc và lý luận của nó có sắc thái 166 riêng nhƣ mọi ngƣời đều biết. Đặc biệt là nền văn học xã hội chủ nghĩa Trung Quốc với lý luận của chủ nghĩa Mác, với tƣ tƣởng Mao Trạch Đông làm chủ đạo, sắc thái ấy lại càng rõ nét. Xây dựng lý luận văn học dân tộc thiểu số là sự thể hiện những đặc sắc ấy. Nghiên cứu lý luận văn học dân tộc thiểu số đƣơng nhiên là sự bổ sung, làm phong phú, mở rộng, và cống hiến cho việc xây dựng đặc sắc của lý luận văn học Trung Quốc. Chúng ta có thể hình thành một thể hệ lý luận của mình. Cho nên việc xây dựng lý luận văn học dân tộc thiểu số vẫn là thích ứng với trào lƣu chúng, là một việc tốt, thuận với lòng ngƣời. Cần phải đƣợc viện trợ. Cần phải đƣợc khởi xƣớng. III. KHUYNH HƢỚNG XÉT LẠI VIÊC NGHIÊN CỨU LÝ LUẬN VĂN HỌC DÂN TỘC THIỂU SỐ. Dẫu trƣớc đây, việc nghiên cứu lý luận văn học dân tộc thiểu số rất ít khi đƣợc đề thành một mục tiêu nghiên cứu rõ ràng, nhƣng việc nghiên cứu lý luận văn học dân tộc thiểu số đã sớm đƣợc tiến hành. Lý luận văn học dân tộc thiểu số cắm sâu vào sáng tác văn học dân tộc thiểu số. Thƣờng ngƣời ta nhận thức rằng sáng tác văn học dân tộc thiểu số có mấy đặc điểm sau đây : - Tính dân tộc : Biểu hiện hoặc phản ánh tƣ tƣởng, tình cảm, tâm sinh lý, truyền thống văn học, tập quán sống, tôn giáo, phong tục, cảm hứng thẩm mỹ, giá trị quan niệm, tƣ tƣởng triết học... của dân tộc thiểu số. - Tính địa phƣơng : Thảo nguyên, sa mạc, biên cƣơng, hải đảo, núi rậm, rừng rà, sông rộng khe lạch, thƣờng là đối tƣợng miêu tả, mang đậm sắc thái địa phƣơng, tràn đầy cảnh lạ trữ tình. - Tính phong phú : Từ đề tài đến thể hiện, từ nội dung đến hình thức, từ nhân vật đến cốt truyện, từ ngôn ngữ đến thủ pháp, đều không bị trói buộc mà đa dạng, phong phú, muôn mầu. - Tính không cân đối : Sự phát triển giữa các văn học dân tộc thiểu số không cân đối. Sự phát triển nhiều hình thức văn học dân tộc thiểu số cũng không cân đối. Sự phát triển giữa văn học dân tộc thiểu số với văn học dân tộc Hán lại càng không cân đối. Lấy sáng tác văn học dân tộc thiểu số để so sánh thì lý luận văn học dân tộc thiểu số mới là giai đoạn bƣớc đầu. Nhƣng khoảng 10 năm lại đây, việc nghiên cứu lý luận văn học dân tộc thiểu số có phần khởi sắcm, làm xuất hiện không ít những kết quả đƣợc mọi ngƣời chú ý. 167 Để liên hệ với sự sáng tác văn học dân tộc thiểu số, trọng điểm của việc nghiên cứu lý luận văn học dân tộc thiểu số, có thể khái quát thành 4 phƣơng diện : - Nghiên cứu tinh thần dân tộc và tính cách dân tộc. - Nghiên cứu văn hóa các dân tộc địa phƣơng. - Nghiên cứu truyền thống lịch sử các dân tộc. - Nghiên cứu tâm lý thẩm mỹ các dân tộc. Bốn phƣơng diện trên, mỗi phƣơng diện cần đƣợc xây dựng thành bộ phận của lý luận dân tộc thiểu số. Điều cần nghiêm túc nhìn lại là trƣớc đây, những ngƣời làm công tác bình luận văn học và những ngƣời làm công tác nghiên cứu văn học bao gồm cả chúng tôi đối với việc xây dựng lý luận văn học dân tộc thiểu số đều chƣa coi trọng. Trƣớc đây, việc nghiên cứu văn học dân tộc thiểu số, nhất là việc xây dựng đội ngũ nghiên cứu văn học các tác gia dân tộc thiểu số còn yếu. Nếu đội ngũ này không đảm nhiệm tốt sứ mệnh xây dựng lý luận văn học dân tộc thiểu số thì những mặt khác làm sao đảm nhiệm đƣợc. Ănghen đã có một câu nổi tiếng : Một dân tộc muốn đứng ở đỉnh cao nhất của khoa học thì không thể không có tư duy lý luận. Chúng ta cũng nhận thức nhƣ vậy. Văn học dân tộc thiểu số muốn đứng ở điểm cao của nghệ thuật thì một phút cũng không thể không có sự chỉ đạo của lý luận. Xây dựng lý luận văn học dân tộc thiểu số là tính cần thiết, tính bức thiết, điều đó là dễ thấy. IV. VIỆC NGHIÊN CỨU LÝ LUẬN VĂN HỌC DÂN TỘC THIỂU SỐ LÀ MỘT VẤN ĐỀ RẤT CẦN ĐƢỢC GIẢI QUYẾT GẤP. Quan điểm và phƣơng pháp lý luận văn nghệ của chủ nghĩa Mác, tƣ tƣởng Mao Trạch Đông, chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử... đó là tiêu chí mà công việc nghiên cứu lý luận văn học dân tộc thiểu số cần tuân theo. Trƣớc mắt việc xây dựng lý luận còn mỏng manh, cần tăng cƣờng. Ngoài ra, cần giải quyết ba vấn đề sau : 1. Mở rộng khái niêm. Trƣớc đây nghiên cứu lý luận văn học thƣờng lấy văn học bàn văn học, từ văn học đến văn học, ít đi vào những phá vỡ mới. Thực tế, văn học dân tộc thiểu số cùng dân tộc học, lịch sử học, ngôn ngữ học văn hóa học, tôn giáo học, phong tục học, tâm lý học... đều có mối quan hệ mật thiết. Chúng ta cần phải nhìn từ nhiều mặt, nhiều góc độ, chú ý cả những mặt nghiêng để đi sâu vào, mới có thể làm nổi lên bản chất độc đáo và quy luật của văn học dân tộc thiểu số, xây dựng thành lý luận văn học dân tộc thiểu số. 168 2. Phƣơng pháp diễn tiến : Nghiên cứu phƣơng pháp diễn tiến là một thông bệnh, quá thời rồi. Nghiên cứu lý luận văn học dân tộc thiểu số có thể mƣợn mọi phƣơng pháp nghiên cứu hiện đại khác, ví nhƣ phƣơng pháp so sánh, phƣơng pháp hệ thống... Điều đó rất có lợi. 3. Tổ chức đội ngũ : Tình trạng hiện nay của đội ngũ lý luận văn học dân tộc thiểu số là phân tán, quá mỏng, không thể một sớm một chiều mà lớn mạnh đƣợc. Nhƣng trong phạm vi có thể làm ngay là tổ chức thông báo và trao đổi thƣờng xuyên các thông tin, tổ chức hợp tác, hoặc thảo luận chuyên đề nghiên cứu. Ví nhƣ ở Trung Quốc, trong hội nghị văn học dân tộc thiểu số, có thể thành lập Hội nghiên cứu lý luận văn học dân tộc thiểu số hoặc Phân hội lý luận văn học, Phòng nghiên cứu lý luận. Viện nghiên cứu văn học dân tộc thiểu số trong Viện khoa học xã hội Trung Quốc. Có thể tổ chức hội nghị định kỳ, hoặc là do các đơn vi có liên quan đến các địa phƣơng dân tộc thiểu số (nghiên cứu khoa học, đơn vị giáo dục, hội văn nghệ) thay phiên nhau tổ chức hội thảo về lý luận văn học dân tộc thiểu số. Đó là điều có thể thực hiện đƣợc. Lý luận văn học dân tộc thiểu số là một chuyên mục lớn, là một công trình có hệ thống. Tất cả đầu xuất phát từ thực tế, là linh hồn của chủ nghĩa Mác, của tƣơng tƣởng Mao Trạch Đông. Chỉ cần dung thực tiễn sáng tác cụ thể và kiến giải văn học để làm phong phú nó, bổ sung nó, từ vĩ mô đến vĩ mô, từ cụ thể đến trừu tƣợng nhằm xây dựng một cách khoa học lý luận văn học dân tộc thiểu số. Cho nên, việc phân tích cụ thể và tổng kết thành quả văn học dân tộc thiểu số là rất quan trọng. Nhƣ thế việc đề cập vấn đề nghiên cứu, tƣ liệu, cần kêu gọi những tổ chức có liên quan của nhà nƣớc góp công vào. Chẳng hạn việc xây dựng Cung văn học dân tộc thiểu số hoặc Trung tâm tƣ liệu, nhằm tạo điều kiện cần thiết cho việc sáng tạo, nghiên cứu lý luận văn học dân tộc thiểu số. VÂN THANH dịch (Từ tiếng Trung Quốc Tạp chí Văn đàn hôm nay, số tháng 4-1991//.) 169 LÝ LUẬN VĂN HỌC VÀ VIỆC XÂY DỰNG LÝ LUẬN VĂN NGHỆ ĐƢƠNG ĐẠI CỦA TRUNG QUỐC ************************ ĐỒNG KHÁNH BÍNH (Giáo sƣ - Trƣờng ĐHSP Bắc Kinh) Từ sau ngày thành lập nƣớc Cộng hòa nhân dân Trung Hoa năm 1949, dƣới khẩu hiệu "học tập toàn diện Liên Xô", mà chủ yếu là của những năm 50, liền trở thành hệ tham chiếu chủ chốt cho việc xây dựng lý luận văn học đƣơng đại Trung Quốc. Ảnh hƣởng tích cực của nó là giúp cho lý luận văn học Trung Quốc đƣợc xây dựng trên cơ sở duy vật biện chứng, song do đó Trung Quốc cũng đã tiếp thu thuyết duy vật máy móc và xã hội học dung tục. Ở Liên Xô, vào những năm 70, 80 khi Liên Xô chƣa giải thể, lý luận văn học thời này đã vƣợt khỏi lý luận những năm 50 rồi, nhƣng ở Trung Quốc, tình hình lại khá đặc biệt. Đứng về mặt giảng dạy lý luận văn nghệ mà nói, do phần nhiều vẫn sử dụng tài liệu biên soạn vào những năm 60 hoặc sử dụng bài giảng "mới" dựa trên tài liệu cũ của những năm 60, vì vậy việc giảng dạy lý luận văn nghệ ở Trung Quốc vẫn bao trùm trong bóng râm của lý luận văn nghệ Liên Xô những năm 50. Đứng về mặt nghiên cứu lý luận văn nghệ mà nói, cứ mỗi khi gió lay ngọn cỏ là thứ lý luận mang dấu ấn "tả" này lại nhảy ra dọa ngƣời, làm khổ ngƣời. Suy ngẫm lại theo lý tính, ảnh hƣởng của lý luận văn nghệ Liên Xô những năm 50 đối với việc xây dựng lý luận văn nghệ đƣơng đại của Trung Quốc vẫn là một chuyên đề hết sức bức bách. I. XÁC ĐỊNH TÍNH CHẤT CỦA LÝ LUẬN VĂN NGHỆ LIÊN XÔ NỬA ĐẦU NHỮNG NĂM 50 Tính chất lý luận văn nghệ của Liên Xô nửa đầu những năm 50 là gì? Muốn giải đáp câu hỏi này, cần phải làm rõ hai mặt sau đây : a) Lý luận văn nghệ Liên Xô những năm 50 là sự phát triển tất nhiên của lý luận văn nghệ Nga Xô từ thế kỷ XIX đến nay. Sự phát triển ấy luôn tồn tại hai khuynh hƣớng trái ngƣợc nhau : một là nhấn mạnh cộng tính (tính chung) về hình thái ý thức của văn học, coi văn học cũng nhƣ các môn khoa học xã hội khác là công cụ của đấu tranh giai cấp, cho nội dung mới là bản thể của văn học, thậm chí còn tuyệt đối hóa cộng tính và mối quan hệ đó, hoàn toàn coi nhẹ đặc điểm của tự thân văn học; hai là nhấn mạnh đặc tính này khác của tự thân văn học, phản đối coi văn học là công cụ; đề cao cá tính của nhà văn, coi trọng hình thức, cho hình thức mới là bản thể của văn học thậm chí tuyệt đối hóa hình thức, hoàn toàn cắt đứt mối quan hệ giữa văn học và đời sống xã hội. 170 Hai khuynh hƣớng trên đây bắt đầu xuất hiện từ nửa cuối thế kỷ XIX thông qua cuộc luận chiến giữa lý luận văn nghệ hiện thực chủ nghĩa do phái cách mạng dân chủ gồm Sécnƣsépxki, Đôbrôliubốp... làm đại biểu và lý luận "thuần nghệ thuật" do phái tự do gồm Đrugiơnin, Pôtơkin, Anenkốp... là đại biểu (...). Khoảng trƣớc và sau Cách mạng Tháng Mƣời, hai khuynh hƣớng trên vẫn tiếp tục đối lập với nhau và tình hình cố chấp ý kiến phái mình trở nên nghiêm trọng hơn nữa. Tới những năm 20, lý luận văn nghệ Liên Xô chịu ảnh hƣởng của tƣ tƣởng tả nên đã đơn giản hóa, dung tục hóa mối quan hệ giữa văn nghệ và chính trị, coi văn nghệ là cái loa và công cụ tuyên truyền cho chính trị, do đó mà văn nghệ phụ thuộc vào chính trị (...). Đầu những năm 30, phƣơng pháp sáng tác hiện thực xã hội chủ nghĩa đƣợc đƣa ra, gắn khái niệm chính trị và khái niệm văn nghệ vào với nhau. Khái niệm cặp đôi giữa chính trị và văn nghệ này đã trở thành "hiến pháp" để phát triển văn học của Liên Xô, quyền lực của nó là tối cao vô thƣợng. Lý luận văn nghệ Liên Xô những năm 50 từng ảnh hƣởng tới việc xây dựng lý luận văn nghệ của Trung Quốc, về cơ bản chính là sự nối tiếp và phát triển khuynh hƣớng nhấn mạnh cộng tính trong hình thái ý thức của văn nghệ nhƣ đã nói trên; thuyết nghệ thuật thuần túy và thuyết hình thức chủ nghĩa trong văn nghệ tiếp tục bị phê phán nghiêm khắc (...). Xã hội học dung tục và luận thuyết máy móc thì đƣợc coi là phƣơng pháp tƣ tƣởng, chẳng những không bị phê phán đúng mức, ngƣợc lại, đƣợc Timôphiép - nhân vật quyền uy khẳng định ở mức độ nhất định. Coi những vấn đề văn học là những vấn đề chính trị đã trở thành định luật. Một số vấn đề thuần túy văn học đƣợc đƣa ra thảo luận trong Bộ chính trị Đảng Cộng sản Liên Xô và đƣợc đƣa tới quyết định hoặc đƣợc nêu trong báo cáo chính trị của đại hội đại biểu Đảng. Một thí dụ điển hình nhất là trong báo cáo chính trị tại đại hội Đảng Cộng sản Liên Xô lần thứ XIX, Malenkốp đã đề cập nhiều đến vấn đề điển hình trong nghệ thuật và cho rằng điển hình "nhất trí với bản chất hiện tƣợng lịch sử xã hội nhất định", điển hình là "phạm trù cơ bản của tính Đảng biểu hiện trong nghệ thuật hiện thực chủ nghĩa", "bất cứ lúc nào, vấn đề điển hình cũng là một vấn đề chính trị". Việc chính trị hóa các vấn đề thuộc văn học là đặc trƣng lớn của lý luận văn nghệ Liên Xô những năm 50. Ngoài ra, lý luận văn nghệ Liên Xô còn đƣợc triết học hóa. Phải thừa nhận rằng ở Liên Xô những năm 50, không ít nhà lý luận văn nghệ đã vận dụng triết học biện chứng duy vật để giải thích các hiện tƣợng văn học, đặc biệt là dùng phản ánh luận của Lênin để nêu lên quy luật của văn học và đã đạt ít nhiều thành quả, bởi trong văn học quả có một số vấn đề triết học, cần thông qua cách nhìn từ góc độ triết học mới giải quyết đƣợc. Song triết học không phải vạn năng, triết học hóa lý luận văn học sẽ dẫn tới sự trống rỗng về lý luận; rất nhiều vấn đề đặc thù của văn học đã bị trừu tƣợng hóa, chung chung hóa quá mức trong quá trình triết học hóa, kết quả là chẳng giải quyết đƣợc vấn đề gì. Chẳng hạn bẩn chất của văn học thƣờng bị định nghĩa là "sự thống nhất giữa cá tính và cộng tính", tính 171 chân thực là "bản chất của sự phản ánh cuộc sống bằng hình tƣợng", cấu trúc tác phẩm là "sự thống nhất biện chứng giữa nội dung và hình thức" v.v... Tất cả những định nghĩa trên đều đúng, đều chính xác song không mảy may giải quyết vấn đề đặc thù của tự thân văn học. Ngay năm 1956, nhà lý luận văn nghệ có tƣ tƣởng tƣơng đối rộng mở là A.Bôrép trong bài Mỹ học nên là mỹ học đã từng đề cập tới lối định nghĩa này. Ông viết : "Do ở đó không giải thích đầy đủ đặc tính thẩm mỹ của nghệ thuật (định nghĩa triết học không nêu ra đƣợc nhiệm vụ này) cho nên đó không thể gọi là định nghĩa mỹ học". Ông cho rằng đối với mỹ học và lý luận văn nghệ mà nói, "chúng không thể chỉ dùng nguyên lý phƣơng pháp luận triết học và khái niệm nói chung để nói rõ về đối tƣợng. Chúng cần phải tìm ra tính quy luật đặc thù nội tại của đối tƣợng tức phƣơng pháp luận và thuật ngữ chuyên môn quy định cho mình".1 b) Hai là, lý luận văn nghệ những năm 50 của Liên Xô chẳng những là kết quả diễn biến tự thân mà còn là sản phẩm của thời đại. Sau đại chiến lần thứ hai, thế giới bƣớc vào thời kỳ chiến tranh lạnh. Những năm 50 là thời kỳ cao điểm nhất của chiến tranh lạnh. Phe xã hội chủ nghĩa do Liên Xô đứng đầu và phe tƣ bản chủ nghĩa do Mỹ đứng đầu đối lập với nhau về mọi phƣơng diện nhƣ chính trị, kinh tế, văn hóa v.v... Hai bên dàn chiến lũy phong tỏa lẫn nhau, chống chọi lẫn nhau, "không gió Đông thổi bạt gió Tây thì gió Tây thổi bạt gió Đông". Trong bối cảnh thời đại đó, lý luận văn nghệ Liên Xô hoàn toàn ở trạng thái phong bế, tự cô lập song lại tự cho là nhất. Về mặt văn hóa, lúc ấy họ đƣa ra khẩu hiệu "chống chủ nghĩa thế giới", nhất loạt cho văn hóa và các trƣờng phái lý luận văn nghệ phƣơng Tây là thứ đồ bỏ đi của giai cấp tƣ sản, cần chặn đứng ngay ngoài cửa. Giƣđanốp, một trong những nhà lãnh đạo Liên Xô năm 1948 có nói : "Âm nhạc tƣ sản hiện đại ở trạng thái suy đồi và trụy lạc không có gì đáng sử dụng cả...". Ông còn coi chủ nghĩa vị lai, chủ nghĩa tập thể, chủ nghĩa hiện đại đều là những chuyện điên rồ 2. Nhƣ thế là hoàn toàn cắt đứt mối giao lƣu với các trƣờng phái văn nghệ phƣơng Tây và lý luận văn nghệ phƣơng Tây. Càng đáng buồn hơn là một số lý luận văn nghệ ƣu tú nảy nở ngay trên đất Liên Xô nhƣ lý luận văn nghệ của Bakhtin cũng bị vất bỏ nhƣ giấy lộn. Nhƣng chính Bakhtin đã xây dựng cho Liên Xô một nền thi học hoàn toàn mới, vừa khắc phục đƣợc sai lầm đánh đồng văn học với chính trị của xã hội học dung tục, vừa khắc phục đƣợc tính phiến diện của chủ nghĩa hình thức chỉ coi trọng ngôn ngữ văn học (...). Nhƣng vào những năm 50 ông chỉ đứng ngoài rìa xã hội và học thuật, mãi tới những năm 70, học thuyết của ông mới đƣợc ngƣời đời chú ý, hơn nữa lý luận của ông có ảnh hƣởng đối với phƣơng Tây còn hơn cả đối với nƣớc mình. Do đó có thể thấy rằng lý luận văn nghệ Liên Xô những năm 50 chịu ảnh hƣởng của các nhân 1 Dẫn theo Tập luận văn bàn về vấn đề mỹ học và văn nghệ. Nxb. Tạp chí học tập, tr.36- 39. 2 Dẫn theo Giuđanốp bàn về văn học và nghệ thuật. Nxb. Nhân dân văn học, 1959; tr.64,68. 172 tố thời kỳ chiến tranh lạnh nên về cơ bản là lý luận của thời kỳ chiến tranh lạnh. Tất nhiên, lý luận văn nghệ Liên Xô những năm 50 cũng không phải không có chỗ đúng, ít nhất có hai điểm đáng chú ý : một là coi trọng việc dùng phản ánh luận của Lênin để giải thích các hiện tƣợng văn học; hai là khẳng định mối quan hệ giữa chủ nghĩa nhân đạo và văn học. Điều thứ nhất làm cho lý luận văn nghệ đƣợc xây dựng trên cơ sở của chủ nghĩa duy vật, điểm thứ hai khiến văn học coi trọng địa vị con ngƣời, mà biểu hiện trong sáng tác văn học là dám viết về sự biến cải của số phận và tình cảm. Điều này là sự tiếp nối truyền thống ƣu tú của văn học Nga thế kỷ XIX. Nhƣng dù sao cũng không thể phủ nhận rằng lý luận văn nghệ Liên Xô những năm 50 là hình thái lý luận văn nghệ chính trị hóa mang dấu ấn tả khuynh, là lý luận văn nghệ triết học hóa, đóng cửa và bảo thủ, là những bài giảng văn học thiếu sức sống. II. ẢNH HƢỞNG CỦA LÝ LUẬN VĂN NGHỆ LIÊN XÔ NHỮNG NĂM 50 ĐỐI VỚI VIỆC XÂY DỰNG LÝ LUẬN VĂN NGHỆ CỦA TRUNG QUỐC TỪ NGÀY LẬP NƢỚC ĐẾN NAY Đầu và giữa những năm 50 là thời kỳ học tập Liên Xô toàn diện. Vào thời kỳ này, lý luận văn nghệ của Trung Quốc cũng đi những bƣớc đầu tiên. Lý luận văn nghệ Liên Xô và Trung Quốc bằng hai ngả đƣờng. Một là phiên dịch, hầu nhƣ các sách chuyên bàn về lý luận văn nghệ cùng cách mạng bài luận văn đứng hàng đầu của Liên Xô cùng những giáo trình quan trọng đều đƣợc dịch hết, nhƣ Nguyên lý văn học gồm ba quyền của Timôphiep. Khái luận nghệ thuật của Nhiêđôxivin là những cuốn có ảnh hƣởng rất lớn đối với Trung Quốc. Hai là mời chuyên gia sang Trung Quốc giảng dạy, nhƣ trƣờng Đại học Bắc Kinh mời ông Pitacốp, Đại học sƣ phạm Bắc Kinh mời ông Korơxƣn v.v... Các ông vừa giảng dạy vừa viết giáo trình xuất bản, đối tƣợng giảng dạy là các giảng viên lý luận văn học trẻ tuổi thế hệ thứ nhất của Trung Quốc và ảnh hƣởng của các ông là rất lớn. Thế là cả một thời kỳ, một nƣớc có lịch sử văn minh hàng mấy ngàn năm nhƣ Trung Quốc, về mặt văn học đã mắc phải chứng "mất tiếng nói", hoàn toàn theo đuôi lý luận văn nghệ Liên Xô, cả thủng thẳng hay chạy gằn. Có thể nói nhƣ thế này : lý luận văn nghệ Liên Xô những năm 50 đã giành đƣợc địa vị bá quyền ở thời kỳ khai sáng nƣớc Trung Quốc mới, lý luận văn nghệ Trung Quốc hoàn toàn thần phục dƣới chân lý luận văn nghệ Liên Xô. Điều đó tất yếu mang lại hậu quả nghiệm trọng. Một là, việc chính trị hóa vấn đề văn học đã ngăn chặn tri thức phổ thông của lý luận văn học, bóp chết ở mức nghiêm trọng những sáng tạo của một thế hệ nhà lý luận văn nghệ có suy nghĩ độc lập, có hiểu biết, sáng suốt thực sự. Nhƣ Liên Xô coi vấn đề điển hình là vấn đề chính trị, Trung Quốc cũng coi những thuyết "viết chân thực", "mở rộng đề tài", "nhân vật 173 bình thƣờng chiếm số đông"1 "nhân tính", "chủ nghĩa nhân đạo" là xét lại mà phê phán; phát triển đến "cách mạng văn hóa" thì khái quát thành "thám thuyết đen" để phê phán triệt để, đến nỗi hàng loạt chuyên gia, học giả nghiên cứu lý luận văn nghệ và phê bình văn nghệ bị chà đạp thảm khốc. Theo đƣờng lối tả của Trung Quốc, chẳng những quan điểm bị phê mà ngƣời viết còn bị chỉnh. Chẳng hạn học giả Tiên Cốc Dung năm 1957 đăng bài Bàn về văn học là nhân học, "mong muốn giải thích thêm ý kiến này của Gorki, đồng thời căn cứ vào ý kiến đó để quan sát một số vấn đề giới văn nghệ hiện đang tranh luận". Trong bài đó, ông đƣa ra những ý kiến tranh luận với quan điểm "miêu tả con ngƣời là công cụ mà nhà nghệ thuật sử dụng để phản ánh hiện thực chỉnh thể" trong sách Nguyên lý văn học của Timôphiep, nhấn mạnh văn học cầu miêu tả con ngƣời sống động, cụ thể và cho rằng "tinh thần nhân đạo chủ nghĩa là tiêu chuẩn thấp nhất để đánh giá tác phẩm văn học". Kết quả là ông bị phê phán trong thời gian dài, thậm chí phê phán về mặt chính trị. Nhà lý luận Tân Triệu Dƣơng đăng bài Chủ nghĩa hiện thực - con đường rộng rãi, bất quá tỏ ý tán đồng quan điểm của Ximônốp, đề nghị đổi "chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa" thành "chủ nghĩa hiện thực của thời đại xã hội chủ nghĩa", nhƣng ông đã bị phê đấu về mặt chính trị. Do chính trị hóa vấn đề văn học một cách tùy ý nhƣ thế nên nghiên cứu lý luận văn nghệ, ngoài việc lặp lại câu chữ của Mác, Lênin ra, không sao tiến hành tiếp đƣợc. Thành quả lý luận văn nghệ chẳng có là bao, điều đó thật dễ hiểu. bởi đánh đồng vấn đề văn học với vấn đề chính trị nên tạo dựng ra nhiều khu vực cấm một cách nhân vi, đó là bi kịch của lý luận văn nghệ và bi kịch đó không thể không nói là có quan hệ mật thiết với ảnh hƣởng của lý luận văn nghệ Liên Xô những năm 50. Tại sao Liên Xô những năm 50 và Trung Quốc đƣơng đại lại lẫn lộn vấn đề văn học với vấn đề chính trị nhƣ thế ? Điều này có liên quan với việc định vị cho lý luận văn nghệ nhƣ thế nào. Theo luận điểm của chủ nghĩa Mác, văn học ở cao hơn, bên trên hình thái ý thức thƣợng tầng, vậy thì lý luận văn nghệ lấy văn học làm đối tƣợng nghiên cứu cũng cao hơn, ở bên trên hình thái ý thức thƣợng tầng. Lý luận văn nghệ và chính trị tuy có liên quan song mối quan hệ này khá xa. Tôi cho rằng nên định vị cho lý luận văn nghệ ở trên khoa học nhân văn, nó có tính hình thái ý thức, song mối quan hệ của văn học và chính trị, nếu không phải trong tình hình đặc biệt thì cũng khá xa. Hoặc có thể nói nhƣ thế này : tinh thần nhân văn và hình thái ý thức có mối liên hệ nhất định song chúng là hai vấn đề không ở cùng một thứ bậc; điều mà hình thái ý thức chủ lƣu quan tâm là vấn đề giai cấp thống trị làm thế nào để tiếp tục và tăng cƣờng nền thống trị của mình, nó không quan tâm mấy đến số phận cuộc đời các cá nhân, còn tinh thần nhân văn thì quan tâm đến ý nghĩa và giá trị cuộc đời của con ngƣời, quan tâm đến cuộc đời con ngƣời làm sao để đƣợc phong phú hơn, tốt đẹp hơn. Khi chính trị sáng sủa, hai vấn đề ở khác thứ bậc này khá nhất trí 1 Nguyên văn là "nhân vật trung gian", chỉ số đông ở quãng giữa, không ít nhƣ nhân vật anh hùng và nhân vật xấu (N.D). 174 với nhau; còn khi chính trị bƣớc vào thời kỳ sai lầm nhƣ "cách mạng văn hóa" chẳng hạn, hai vấn đề ấy sẽ nảy sinh mâu thuẫn, hình thái ý thức áp đảo tinh thần nhân văn, hiến tinh thần nhân văn hoàn toàn bị hủy diệt, cuộc sống con ngƣời chẳng những mất ý nghĩa mà bản thân con ngƣời cũng bị đọa đày. Ở thời kỳ nhƣ thế tất nhiên không có văn học chân chính, cũng chẳng có lý luận văn nghệ chân chính với tƣ cách là khoa học nhân văn, có chăng chỉ là chính trị và là chính trị sai lầm. Hai là, việc triết học hóa vấn đề văn học khiến cho văn học bị khuôn vào góc nhìn triết học, không thể làm bật ra quy luật đặc thù vốn có của văn học, làm mất đi sức sống đáng có của lý luận. Đƣơng nhiên, đối với văn hóa mà nói, tiên đề triết học là rất quan trọng. Song việc giải quyết về triết học không thể thay thế cho việc giải quyết về mỹ mọc và lý luận văn học. Chúng tôi cho rằng thuyết phản ánh có thể giải thích vấn đề bàn chất của văn học nhƣng cần phải là phản ánh luận của nghệ thuật chứ không phải phản ánh luận của triết học. Chẳng hạn, sách Nguyên lý văn học của Timôphiep nói về bản chất của văn học, đã viết : "Hình tƣợng là hình thức đặc thù của nghệ thuật khi phản ánh cuộc sống", hoặc văn học là phản ánh "bản chất của cuộc sống", "quy luật của cuộc sống" và ông cho rằng đó là "hạt nhân của nguyên lý văn học". Giới thuyết văn học nhƣ thế có nghĩa là trên thực tế chẳng nói lên đƣợc điều gì. Bởi chẳng những chỉ một mình văn hóa phản ánh bản chất và quy luật của cuộc sống mà nhiều khoa học khác cũng phản ánh bản chất và quy luật của cuộc sống, thậm chí phản ánh còn chính xác hơn. Huống hồ nhƣ câu thơ cổ "Nguyệt thị cố hƣơng minh" (Trăng là ánh sáng quê cũ) thì thử hỏi phản ánh bản chất và quy luật của trăng nhƣ thế nào ? Trăng là vệ tinh của trái đất, đó mới là sự quy định bản chất của trăng. Câu thơ trên của Đỗ Phủ há chẳng phải không hề nêu bản chất của trăng hay sao? Nếu văn học chỉ nhằm phản ánh bản chất của cuộc sống, thế thì khoa học càng có khả năng phản ánh bản chất của cuộc sống hơn nữa, văn học không còn quyền tồn tại độc lập. Còn nhƣ "hình tƣợng" thì chẳng những văn học có mà các khoa học khác cũng có. Vả chăng không ít tác phẩm chẳng có hình tƣợng mà vẫn là tác phẩm ƣu tú. Thí dụ vừa nêu cho thấy lý luận văn học triết học hóa một khi đi vào phân tích sự thật nghệ thuật liền bộc lộ ngay sự yếu kém và hỗn loạn. Việc xây dựng lý luận văn nghệ của Trung Quốc sở dĩ đình trệ lâu ngày không tiến lên đƣợc thì một nguyên nhân là đã khuôn mình trong phƣơng pháp luận của tự thân lý luận văn nghệ, vì vậy mà tỏ rõ sự bất lực trong việc nêu bật lên đặc tính và quy luật đặc thù của tự thân văn học. Lý luận văn nghệ sở dĩ trở thành một môn nghiên cứu bởi nó không phụ thuộc vào triết học mà có khái niệm, phạm trù, hệ thống và phƣơng pháp luận của tự thân. Triết học có thể có ảnh hƣởng, thậm chí chỉ đạo môn nghiên cứu lý luận văn nghệ song nó không thể thay thế đƣợc. Trong môn văn nghệ học có những vấn đề triết học tầm lớn, song nhiều hơn là những vấn đề nghệ thuật cỡ nhỏ. Nếu vấn đề văn nghệ nào cũng làm to ra và chỉ khảo sát ở tầm lớn của triết học là đủ, vậy thì có thể xóa bỏ môn văn nghệ học đƣợc rồi. 175 Ba là, do tính co cụm, tính bảo thủ của tự thân lý luận văn nghệ Liên Xô những năm 50 cùng việc nó giành bá quyền ở Trung Quốc những năm 50 nên lý luận văn nghệ của Trung Quốc trong thời gian rất dài mất đi khả năng giao lƣu, đối thoại với lý luận văn nghệ phƣơng Tây thế XX lại đoạn tuyệt liên hệ máu thịt với lý luật văn nghệ truyền thống. Vì lý luận văn nghệ Liên Xô những năm 50 mà Trung Quốc bê về ở trạng thái tự túc tự mãn, nên nó chẳng những thiếu đƣờng thông với lý luận văn nghệ phƣơng Tây và cổ đại Trung Quốc mà còn bài xích lẫn nhau. Lý luận nhƣ thế tất nhiên là xơ cứng rồi. Thế kỷ này đƣợc gọi là "thế kỷ phê bình", đủ loại trƣờng phái lý luận văn nghệ xuất hiện ở phƣơng Tây. Các trƣờng phái này đã khảo sát hiện tƣợng văn học từ nhiều góc độ khác nhau, nêu ra nhiều quan niệm văn học và phƣơng pháp phê bình. Mặc dù còn thiếu sót chỗ này chỗ khác song cũng đã nắm đƣợc một số chân lý nào đó. Giao lƣu và đối thoại bình đẳng với lý luận văn nghệ phƣơng Tây thế kỷ XX bằng tâm thái cởi mở, dứt khoát chỉ có ích. Suy nghĩ, sáng tạo của các nhà tƣ tƣởng thuộc mọi dân tộc trên thế giới là của cải tinh thần chung cho nhân dân thế giới, theo lý nên cùng đƣợc hƣởng, không thể cứ một mực dùng tính giai cấp để phản đối. Chống chủ nghĩa thế giới là biểu hiện tâm lý dân cách mạng chủ nghĩa hẹp hòi. Còn nhƣ di sản lý luận văn nghệ cổ đại và hiện đại Trung Quốc là kết quả sáng tạo về mặt tinh thần lâu dài của dân tộc Trung Hoa, có nhiều thuyết phong phú và tinh xác, sau khi trải qua chuyển hóa tất yếu, hoàn toàn có thể làm cơ sở để xây dựng nền lý luận văn nghệ đƣơng đại. Bốn là, lý luận xơ cứng những năm 50 của Liên Xô đã bồi dƣỡng nên một số ngƣời tự xƣng là "phải tả" của Trung Quốc. Một đặc trƣng nổi bật của lý luận văn nghệ Liên Xô những năm 50 là sở trƣờng về phê phán và tập quán tƣ duy lý luận đó cũng lây lan sang ngƣời Trung Quốc, cho nên trong đội ngũ lý luận của Trung Quốc cũng xuất hiện một số ngƣời thiếu khả năng suy nghĩ song rất giỏi nắm gáy ngƣời và chụp mũ cho ngƣời. Họ tự cho là phái tả, miệng luôn nhắc câu chữ của Mác, Lênin và chọn cho mình cái nghề chỉnh ngƣời. Diêu Văn Nguyên trong "cách mạng văn hóa" là một kẻ nổi bật nhất trong số đó. Mối nguy hại lớn nhất của lý luận kiểu Liên Xô là đã đào tạo cho xã hội Trung Quốc một loạt nhân vật kiểu Diêu Văn Nguyên. Họ chẳng những gây trở ngại cho việc xây dựng lý luận văn nghệ Trung Quốc mà còn mang lại cho đời sống không lành mạnh. Điều này thì sự thực đã chứng minh rồi. Nhƣ trình bày trên đây, lý luận văn nghệ Trung Quốc cũng có chỗ mạnh, song đáng tiếc là phản ánh của Lênin thƣờng trở thành phản ánh luận rất máy móc ở Trung Quốc. Còn số phận chủ nghĩa nhân đạo ở Trung Quốc thì hẩm hiu hơn ở Liên Xô rất nhiều, thƣờng xuyên nó bị phê phán cạn tàu ráo máng. II. TRUNG QUỐC NÊN TIẾP THU BÀI HỌC GÌ ? 176 Sở dĩ lý luận văn nghệ những năm 50 của Liên Xô giành đƣợc quyền làm bá chủ ở Trung Quốc trong thời gian dài đến thế là do nguyên nhân của tự thân Trung Quốc. Trong gần 30 năm trƣớc khi "cách mạng văn hóa" kết thúc, đƣờng lối tả "lấy đấu tranh giai cấp làm cƣơng lĩnh" đã chiếm địa vị chủ đạo. Trong đầu óc ngƣời Trung Quốc rất tự nhiên cũng hình thành những suy nghĩ tả, cho nên khi tiếp thu lý luận văn nghệ Liên Xô thì khớp vào với nhau ngay. Cảm thấy cái mình cần chính là mấy thứ đó, mà mấy thứ ấy thì rất hợp khẩu vị của Trung Quốc. Chẳng hạn, trƣớc khi có thời kỳ mới (năm 1979), sáng tác văn học mắc tật minh họa hết sức nghiêm trọng. Những năm 50, 60 từng nêu những khẩu hiệu "viết trung tâm, vẽ trung tâm, diễn trung tâm, ca ngợi trung tâm" (Trung tâm : nhiệm vụ chính trị trung tâm - N.D), đó là dị bản khẩu hiệu của RAPP (Hiệp hội nhà văn vô sản cánh tả) ở Trung Quốc. Năm 1931, Xtalin đọc báo cáo Hoàn cảnh mới và nhiệm vụ xây dựng kinh tế mới, những ngƣời lãnh đạo RAPP liền ra nghị quyết Về bài nói của Xtalin và nhiệm vụ của RAPP, cho rằng "mỗi một phần trong bài nói của Xtalin đều là chủ đề có giá cho tác phẩm nghệ thuật". Có thể nói cách làm đó của RAPP đƣợc Trung Quốc lĩnh hội tận đáy lòng, bởi thế Trung Quốc mới không hề bàn ra nói vào gì về lý luận văn nghệ những năm 50 của Liên Xô. Vấn đề là Trung Quốc có bệnh, trƣớc hết phải chữa khỏi bệnh đã thì mới có thể sáng mắt sáng lòng. Có nhƣ thế thì bất kể đứng trƣớc đối tƣợng nào, Trung Quốc mới nhìn rõ, phân biệt rõ và chọn lựa tinh. Nửa cuối những năm 50, Liên Xô đã tiến hành điều chỉnh tƣ tƣởng văn nghệ của mình. Đặc biêt là "phái thẩm mỹ học" mới xuất hiện đã chuyên chú vào việc nêu ra đặc tính thẩm mỹ của văn học nghệ thuật, đánh giá lại trƣờng phái lý luận văn nghệ hình thức chủ nghĩa những năm 20, lý luận ký hiệu học cũng giành đƣợc thành quả đáng chú ý, có thái độ cởi mở đối với phƣơng Tây, đổi chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa thành hệ thống mở cửa của chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa. Nhƣng Trung Quốc trƣớc khi bƣớc sang thời kỳ mới vẫn tiếp tục duy trì lý luận văn nghệ thời kỳ đầu những năm 50 của Liên xô, lại thêm cuộc đấu tranh "chống xét lại" vào những năm 60 ra sức phê phán chủ nghĩa nhân đạo, do đó chẳng những không kiềm chế đƣợc những phần tả của thời kỳ đầu những năm 50, mà ngƣợc lại còn đẩy những cái tả tiến thêm một bƣớc, cho đến khi phát triển thành tai họa cực tả thời "cách mạng văn hóa". Đó là bài học nặng nề không thể không tiếp thu. Tôi nói nhƣ thế không có nghĩa đặt mình ra ngoài bài học đó. Trên thực tế, bản thân tôi từ khi học tập lý luận văn nghệ Liên Xô những năm 50 cho đến lúc bắt đầu giảng dạy và nghiên cứu cũng nhƣ trong sách của mình viết, tôi cũng thƣờng theo đuổi lý luận văn nghệ đó nên có nhiều sai lầm. Tôi chỉ muốn đặt mình trong số đó, suy ngẫm lại một cách lý tính, khách quan để từ đó rút ra bài học cần thiết (...) PHẠM TÚ CHÂU dịch (Tạp chí Văn nghệ lý luận nghiên cứu 1-1994)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnkkh_van_hoc_trung_quoc_thoi_ky_moi_1976_1986_8843.pdf
Luận văn liên quan