Đề tài Vĩ mô đặc biệt - Tăng lãi suất cơ bản - Thông điệp thắt chặt chính sách tiền tệ

Sáng ngày 05/11, NHNN đã ra quyết định nâng một loạt các mức lãi suất chủ chốt, trong đó nổi bật là việc tăng lãi suất cơ bản lên mức 9% lần đầu tiên sau 11 tháng liên tục duy trì ở mức 8%. Đây có thể là quyết định bất ngờ đối với nhiều nhà đầu tư song lại là điều không quá bất ngờ đối với giới ngân hàng khi biểu đồ lãi suất liên ngân hàng trong những ngày qua đã liên tục tăng mạnh, vốn là những biểu hiện đầu tiên về khả năng NHNN sẽ tăng LSCB. Có thể thấy 2 thông điệp rất rõ được phát đi từ quyết định tăng LSCB lần này của NHNN: thắt chặt tiền tệ nhằm kiểm soát lạm phát và trả lãi suất về đúng diễn biến cung cầu của thị trường, góp phần hạ nhiệt tỷ giá. Định hướng hạ mặt bằng lãi suất của Chính phủ trong thời gian qua mặc dù rất hợp lý trong việc giảm bớt chi phí lãi vay cho doanh nghiệp song dường như mong muốn này không còn phù hợp với bối cảnh kinh tế vĩ mô hiện nay, khi rủi ro tỷ giá và lạm phát đang không ngừng leo thang.

pdf5 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2408 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Vĩ mô đặc biệt - Tăng lãi suất cơ bản - Thông điệp thắt chặt chính sách tiền tệ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Báo cáo vĩ mô đặc biệt - Vol.4 Tăng lãi suất cơ bản - Thông điệp thắt chặt chính sách tiền tệ Sáng ngày 05/11, NHNN đã ra quyết định nâng một loạt các mức lãi suất chủ chốt, trong đó nổi bật là việc tăng lãi suất cơ bản lên mức 9% lần đầu tiên sau 11 tháng liên tục duy trì ở mức 8%. Đây có thể là quyết định bất ngờ đối với nhiều nhà đầu tư song lại là điều không quá bất ngờ đối với giới ngân hàng khi biểu đồ lãi suất liên ngân hàng trong những ngày qua đã liên tục tăng mạnh, vốn là những biểu hiện đầu tiên về khả năng NHNN sẽ tăng LSCB. Có thể thấy 2 thông điệp rất rõ được phát đi từ quyết định tăng LSCB lần này của NHNN: thắt chặt tiền tệ nhằm kiểm soát lạm phát và trả lãi suất về đúng diễn biến cung cầu của thị trường, góp phần hạ nhiệt tỷ giá. Định hướng hạ mặt bằng lãi suất của Chính phủ trong thời gian qua mặc dù rất hợp lý trong việc giảm bớt chi phí lãi vay cho doanh nghiệp song dường như mong muốn này không còn phù hợp với bối cảnh kinh tế vĩ mô hiện nay, khi rủi ro tỷ giá và lạm phát đang không ngừng leo thang. Thứ nhất, thông điệp về việc thắt chặt tiền tệ là khá rõ ràng. Thực chất hiện nay, LSCB không còn đóng vai trò quan trọng như trước kia nhưng đây vẫn được coi là tín hiệu đi đầu làm tham chiếu cho các loại lãi suất khác. Không phải đợi đến khi NHNN tăng LSCB mà thực chất những biểu hiện về việc thắt chặt tiền tệ đã được NHNN thể hiện thông qua động thái điều chỉnh kỳ hạn và khối lượng bơm tiền qua nghiệp vụ thị trường mở OMO kể từ giữa tháng 10. Kỳ hạn OMO được điều chỉnh từ 14 ngày xuống 7 ngày, khối lượng cũng chỉ tập trung đa phần ở các kỳ hạn 7 ngày đã cho thấy định hướng tập trung hỗ trợ thanh khoản và rút dần tiền về của NHNN. Kể từ đầu tháng 11 trở lại đây, mặc dù khối lượng vốn bơm qua OMO hàng ngày của NHNN là tương đối nhiều (trung bình khoảng 12 nghìn tỷ đồng/ngày) nhưng đa phần con số này là vừa đủ để bù đắp lượng tiền đáo hạn hút về. Thắt chặt cung tiền thông qua nghiệp vụ thị trường mở thực chất đã là bước đi đầu tiên của quá trình thắt chặt tiền tệ. BVSC cho rằng NHNN sẽ duy trì LSCB ở mức 9% ít nhất là đến hết tháng 2/2011 (sau dịp Tết Nguyên Đán) cho đến khi lạm phát bắt đầu thực sự giảm. Thứ hai, tăng LSCB liệu có giúp hạ nhiệt cơn sốt tỷ giá? Việc LSCB tăng cùng với chủ trương trả lãi suất về với thị trường nhằm rộng đường cho các ngân hàng tăng lãi suất trở lại đang được coi là một trong những biện pháp để tăng cường niềm tin của người dân vào đồng nội tệ. Về lý thuyết, chừng nào khoảng cách chênh lệch lãi suất giữa VND và USD vẫn còn đủ lớn để bù đắp cho kỳ vọng giảm giá VND thì người dân vẫn sẽ tin tưởng vào đồng nội tệ. Tuy nhiên, trong thực tế từ đầu năm đến nay, chênh lệch lãi suất giữa VND và USD luôn ở mức 7- 8% trong khi tỷ giá mới chỉ điều chỉnh hơn 5% nhưng người dân vẫn ưa thích nắm giữ USD hơn. Như vậy có thể thấy, tăng lãi suất VND chỉ là một trong những nguyên nhân giúp người dân yên tâm nắm giữ đồng nội tệ, biện pháp quan trọng hơn vẫn là sự chủ động và minh bạch trong chính sách tỷ giá của nhà điều hành. Một chính sách điều chỉnh tỷ giá có lộ trình sẽ khiến mọi chủ thể trong nền kinh tế tự biết cân đối thiệt hơn trong việc lựa chọn giữa VND hay USD để nắm giữ, tránh được hiện tượng đầu cơ không đáng có. Cũng liên quan đến vấn đề tỷ giá, mặc dù Chính phủ mới đây đã tuyên bố sẽ bán mạnh USD ra thị trường và cam kết không tăng tỷ giá từ nay đến cuối năm, tuy nhiên đối tượng tiếp cận được nguồn USD này của NHNN có thể sẽ rất hạn chế. Nhiều khả năng sẽ chỉ là những doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu các mặt hàng thiết yếu như lương thực- thực phẩm, xăng dầu, phân bón… mới mua được USD với giá trần niêm yết còn đa phần các doanh nghiệp còn lại (đặc biệt là các doanh nghiệp nhập khẩu hàng xa xỉ) sẽ phải tìm mua USD với giá trên thị trường tự do. Rất có thể kinh tế Việt Nam sẽ chứng kiến hiện tượng 2 tỷ giá trong các tháng cuối năm. Do vậy, BVSC cho rằng, việc tăng LSCB sẽ góp phần nâng cao niềm tin đối với VND trong trung và dài hạn, tuy nhiên chúng tôi có phần e ngại tác động của việc tăng lãi suất nhằm hạ nhiệt tỷ giá trong ngắn hạn có thể sẽ không được nhiều như nhà điều hành mong muốn. Sau khi quyết định LSCB được thi hành, chắc chắn mặt bằng lãi suất trên thị trường liên ngân hàng trong thời gian tới sẽ được điều chỉnh tăng theo. Đối tượng đầu tiên phải chịu thiệt sẽ là các doanh nghiệp khi phải đi vay với mặt bằng lãi suất cao hơn. Việc chi phí sản xuất của doanh nghiệp cao do lãi suất tăng lên một vài phần trăm có thể sẽ lại ảnh hưởng vào lạm phát, tuy nhiên, BVSC cho rằng ảnh hưởng này có thể sẽ không lớn và có độ trễ nhất định. Nếu như xét lại trong suốt nửa đầu năm 2010 thì doanh nghiệp vốn đã phải chịu mức lãi suất cho vay đến 16 - 17% nhưng chỉ số CPI cũng không tăng mạnh. Nguyên nhân chính của việc lạm phát tăng mạnh trong thời điểm cuối năm phần nhiều sẽ do nhóm hàng lương thực thực phẩm với tình hình thời tiết phức tạp. Việc giá USD trên thị trường tự do leo thang có thể cũng sẽ làm cho giá cả nhóm hàng nhập khẩu trong dịp Tết thêm căng thẳng. Về tổng thể, BVSC cho rằng quyết định tăng LSCB lên 9% của NHNN sẽ có tác động tích cực đối với lạm phát và tỷ giá trong trung và dài hạn, còn trong ngắn hạn, hiện những rủi ro này vẫn còn rất lớn. Dẫu sao có thể thấy một điểm rất đáng lưu ý là Chính phủ đang tập trung mọi nỗ lực cho việc bình ổn kinh tế vĩ mô, thậm chí là phải hi sinh mục tiêu tăng trưởng. Đây có thể là tiền đề cho sự phát triển ổn định của kinh tế vĩ mô Việt Nam trong năm 2011. Dưới đây là đánh giá tác động của các vấn đề tỷ giá và lãi suất tới hoạt động của các công ty trong danh sách BVS-45: Đánh giá tác động của tỷ giá và lãi suất tới các công ty trong BVS-45 Công ty Đầu vào Đầu ra Chi phí tài chính BCI  Không ảnh hưởng đáng kể do doanh nghiệp chủ yếu kinh doanh đất nền  Thanh khoản và giá có thể giảm do dòng tiền vào bất động sản bị hạn chế.  Không ảnh hưởng nhiều do tỉ lệ vay nợ ngắn hạn và vay nợ dài hạn thấp, lần lượt chiếm 7,3%, 13,9% tổng tài sản. HAG  Chi phí xây dựng có thể tăng do giá nguyên vật liệu tăng  Không ảnh hưởng nhiều (các dự án lớn đã bán hết, chỉ ảnh hưởng một số dự án nhỏ đang rao bán)  Chi phí tài chính tăng do tỷ lệ vay nợ/ TTS cao 47,8% (trong đó 40,1% tương đương với 3.620 tỷ chịu lãi suất thả nổi theo lãi suất ngân hàng) Tác động của tỷ giá làm chi phí đầu tư các dự án tại nước ngoài tăng, tuy nhiên sẽ không ảnh hưởng kết quả kinh doanh trong ngắn hạn. HDG  Chi phí xây dựng có thể tăng do giá nguyên vật liệu tăng  Thanh khoản và giá có thể giảm do dòng tiền vào bất động sản bị hạn chế.  Không bị ảnh hưởng do tỷ lệ vay nợ/vốn chủ là 3.2%. ITC  Chi phí xây dựng có thể tăng do giá nguyên vật liệu tăng  Thanh khoản và giá có thể giảm do dòng tiền vào bất động sản bị hạn chế.  Vay nợ ngắn hạn và vay nợ dài hạn chiếm 22% tổng tài sản. KDH  Không ảnh hưởng đáng kể do doanh nghiệp chủ yếu kinh doanh đất nền  Thanh khoản và giá có thể giảm do dòng tiền vào bất động sản bị hạn chế.  Vay nợ dài hạn và vay nợ ngắn hạn chiếm 27,3% tổng tài sản. NTL  Không ảnh hưởng đáng kể do doanh nghiệp chủ yếu kinh doanh đất nền  Thanh khoản và giá có thể giảm do dòng tiền vào bất động sản bị hạn chế.  Không bị ảnh hưởng do NTL không vay nợ. QCG  Chi phí xây dựng có thể tăng do giá nguyên vật liệu tăng  Thanh khoản và giá có thể giảm do dòng tiền vào bất động sản bị hạn chế.  Vay nợ ngắn hạn và vay nợ dài hạn chỉ chiếm 7,3% tổng tài sản, nên không chịu ảnh hưởng nhiều từ việc tăng lãi suất. REE  Chi phí đầu vào tăng nhưng không nhiều do 2 mảng bị ảnh hưởng là M&E và kinh doanh điện lạnh chỉ chiếm 30% cơ cấu lợi nhuận  Không ảnh hưởng  Không ảnh hưởng nhiều do tỉ lệ vay nợ ngắn hạn và vay nợ dài hạn thấp chiếm dưới 10% so với tổng tài sản SDU  Chi phí xây dựng có thể tăng do giá nguyên vật liệu tăng  Thanh khoản và giá có thể giảm do dòng tiền vào bất động sản bị hạn chế.  Mức độ ảnh hưởng khá lớn do tỷ lệ vay nợ/vốn chủ là 56%. SJS  Không ảnh hưởng đáng kể do doanh nghiệp chủ yếu kinh doanh đất nền  Thanh khoản và giá có thể giảm do dòng tiền vào bất động sản bị hạn chế.  Vay nợ ngắn hạn và vay nợ dài hạn chiếm 19% tổng tài sản. TDH  Chi phí xây dựng có thể tăng do giá nguyên vật liệu tăng  Thanh khoản và giá có thể giảm do dòng tiền vào bất động sản bị hạn chế.  Ảnh hưởng thấp. Tỉ lệ vay nợ ngắn hạn và vay nợ dài hạn thấp, lần lượt chiếm 11,3% VIC  Chi phí xây dựng có thể tăng do giá nguyên vật liệu tăng  Thanh khoản và giá có thể giảm do dòng tiền vào bất động sản bị  Vay nợ dài hạn và ngắn hạn chiếm 61% tổng tài sản, trong đó 33% nợ hạn chế. vay sẽ chịu ảnh hưởng tiêu cực từ việc thay đổi lãi suất. CMG  Chi phí nhập khẩu từ mảng phân phối máy tính, thiết bị CNTT- VT, phần cứng tích hợp hệ thống chiếm hơn 23% COGS. Tuy nhiên CMG có thể chuyển chi phí gia tăng từ tỷ giá cho khách hàng để duy trì tỷ suất lợi nhuận.  Hưởng lợi từ XK phần mềm, tích hợp hệ thống chiếm khoảng 25% doanh thu.  CMG vay nợ khoảng 1.500 tỷ. Nợ dài hạn hơn 300 tỷ để xây tòa nhà CMC chiếm 20% tổng nợ. FPT  Chi phí nhập khẩu từ mảng phân phối điện thoại, thiết bị CNTT- VT, phần cứng tích hợp hệ thống chiếm hơn 80% COGS. Tuy nhiên FPT có thể chuyển chi phí gia tăng từ tỷ giá cho khách hàng để duy trì tỷ suất lợi nhuận.  Hưởng lợi từ XK phần mềm, tích hợp hệ thống chiếm khoảng 18% doanh thu.  FPT chủ yếu vay nợ ngắn hạn 2.500 tỷ. Nợ dài hạn không ảnh hưởng do chủ yếu là trái phiếu chuyển đổi (1.800 tỷ) CII  Không ảnh hưởng  Không ảnh hưởng  Tổng vay nợ chịu lãi 1.304 tỷ tương đương 40.9% tổng tài sản trong đó các khoản vay dài hạn chiếm tới 97%, lãi suất cơ bản tăng sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới chi phí tài chính của các khoản vay dài hạn tăng lên đáng kể. Chi phí tài chính tăng gây ảnh hưởng gián tiếp lên hiệu quả đầu tư của CII tại các dự án BOT, BTT… CTD  Giá vốn hàng bán chiếm trên 90% doanh thu của CTD và giá nguyên vật liệu sẽ tăng do tỷ giá  Thị trường xây dựng có thể chậm lại, nhưng CTD sẽ ít chịu ảnh hưởng do tập trung vào các dự án lớn.  Ít chịu ảnh hưởng GMD  Ảnh hưởng nhưng không nhiều do chỉ khoảng 27% chi phí đầu vào bằng ngoại tệ.  90% doanh thu của GMD bằng ngoại tệ, => tổng doanh thu tăng khoảng 2,7%.  Tác động là không lớn, số dư nợ ngắn hạn và dài hạn của GMD khoảng 1.100 tỷ đồng, => chi phí lãi vay tăng khoảng 15 tỷ đồng. PVT  Khoảng 40% chi phí đầu vào của PVT bằng ngoại tệ, => giá vốn hàng bán tăng khoảng 1,2%.  73% doanh thu vận tải của PVT bằng USD => doanh thu tăng khoảng 2,19%.  Chi phí lãi vay: Tổng số nợ gốc và lãi vay phải trả năm 2010 khoảng 18 triệu USD và 1.092 triệu JPY => chi phí lãi vay tăng khoảng 17 tỷ đồng. Lỗ tỷ giá do đánh giá lại: ngắn hạn năm 2010 không bị ảnh hưởng. VOS  Khoảng 50-60% chi phí đầu vào của VOS bằng ngoại tệ, => giá vốn hàng bán tăng khoảng 1,5- 1,8%.  95% doanh thu của VOS bằng ngoại tệ, => tổng doanh thu tăng khoảng 2,8%.  Chi phí lãi vay: Tổng số nợ gốc và lãi vay phải trả năm 2010 khoảng 16 triệu USD => chi phí lãi vay tăng khoảng 10 tỷ đồng. Lỗ tỷ giá do đánh giá lại: ngắn hạn năm 2010 không bị ảnh hưởng. PVD  Chi phí nhân công, thiết bị dịch vụ khoan thanh toán bằng USD chiếm khoảng 42% COGS  Hưởng lợi do hơn 95% doanh thu bằng đồng USD  Do hoạch toán bằng đồng USD nên tác động tỷ giá đến khoản vay hơn 5.000 tỷ bằng USD của PVD sẽ không bị ảnh hưởng. Tuy nhiên PVD có khoản tiền gửi lớn 600 tỷ. PPC  Không ảnh hưởng,  Không ảnh hưởng, do PPC bán điện cho EVN với mức giá cố định bằng VND.  Hiện PPC đang vay 33 tỷ Yên, với chính sách giữ nguyên tỷ giá VND/USD, PPC sẽ phần nào đỡ chịu ảnh hưởng bởi tỷ giá tính chéo. Với tỷ giá hiện tại PPC sẽ phải trích 655 tỷ đồng chênh lệch tỷ giá VSH  Không ảnh hưởng,  Không ảnh hưởng, do PPC bán  Tỷ lệ vốn vay/vốn CSH thấp nên ít điện cho EVN với mức giá cố định bằng VND. chịu ảnh hưởng CSM  Chi phí nguyên vật liệu nhập khẩu chiếm 65% giá thành sản xuất => giá vốn tăng 1,95%  20% doanh thu từ hoạt động xuất khẩu => doanh thu tăng khoảng 0,6%  Tổng số dư vay nợ là 279 tỷ đồng trong đó 80% là nợ ngắn hạn. KDC  KDC nhập khẩu bột mỳ chiếm 19% giá vốn hàng bán, tuy nhiên ảnh hưởng không quá lớn  Đa số các sản phẩm của KDC giá rẻ có độ co giãn cầu tốt  Tỷ lệ vốn vay/vốn CSH ở mức 27% thấp nên ít chịu ảnh hưởng LSS  Không ảnh hưởng.  Tăng lợi thế cạnh tranh khi đường nhập khẩu tăng giá do tăng tỷ giá.  Tỷ lệ nợ vay/vốn chủ thấp, 7,2% nên không có nhiều ảnh hưởng. MPC  Chi phí thức ăn (phải nhập khẩu) chiếm 80% chi phí cá nguyên liệu đầu vào. Chi phí cá nguyên liệu chiếm 93% COGS.  Sản lượng tôm xuất khẩu chiếm trên 90%  Mức độ ảnh hưởng khá lớn do tỷ lệ vay nợ/vốn chủ là 95% PNJ  Ảnh hưởng khi phải nhập khẩu vàng nguyên liệu.  Xuất khẩu 9 tháng đầu năm chiếm 55% tổng doanh thu. Tuy nhiên doanh thu xuất khẩu biến động nhiều.  Tỷ lệ nợ vay/vốn chủ cao, 78% nên chi phí lãi vay sẽ tăng tương ứng với lãi suất. VHC  Chi phí thức ăn chiếm 70% chi phí cá nguyên liệu đầu vào. Chi phí cá nguyên liệu chiếm 90% COGS  Sản lượng tôm xuất khẩu chiếm trên 90%  Mức độ ảnh hưởng nhỏ do tỷ lệ vay nợ/vốn chủ là 24.4% VNM  Ảnh hưởng không đáng kể.  Ảnh hưởng không đáng kể.  Tỷ lệ nợ vay/vốn chủ thấp, 4,6% nên không có nhiều ảnh hưởng. Số tiền gửi kỳ hạn trên 3 tháng đạt trên 2.500 tỷ đồng nên thu nhập tài chính sẽ tăng. ACB, VCB, CTG, EIB  Lãi suất đầu vào dự kiến sẽ tăng lên 11.5%-13% do trần lãi suất đồng thuận của hiệp hội VNBA (là 11%) được dỡ bỏ, chính phủ chủ trương cho lãi suất VND vận hành theo thị trường.  Lãi suất đầu ra sẽ tăng tương ứng với tăng lãi suất đầu vào do nhu cầu vốn của doanh nghiệp vào cuối năm mạnh, nếu tăng lãi suất các ngân hàng vẫn có thể đẩy mạnh tín dụng và đảm bảo biên lãi ròng.  Biên lãi thuần của ngân hàng dự kiến giữ nguyên hoặc thu hẹp không đáng kể, do lãi suất được tự do vận động theo thị trường nên các ngân hàng chủ động giữ biên lợi nhuận. Tỷ lệ biên lãi thuần (NIM) của ngành dao động xung quanh 3%. BMP  100% nguyên liệu đầu vào được mua trong nước, => không ảnh hưởng.  Không ảnh hưởng  Không bị ảnh hưởng do chi phí lãi vay chỉ chiếm 0,2% tổng chi phí của BMP. NTP  100% nguyên liệu đầu vào được nhập khẩu, chi phí nguyên vật liệu chiếm 75% giá thành sản xuất => giá vốn tăng 2%.  Không ảnh hưởng  Không bị ảnh hưởng nhiều do chi phí lãi vay chỉ chiếm 2% tổng chi phí của NTP. DPM  Chi phí khí đầu vào tính theo USD (khoảng 72 triệu USD năm 2010 và 78 triệu USD năm 2011).  Khoảng 50% nhu cầu phân đạm được nhập khẩu do đó giá phân bón trong nước biến động theo giá phân bón thế giới.  Khoản tiền gửi ngắn hạn lớn (3.260 tỷ đồng cuối quý 3/2010) trong khi tỷ lệ nợ vay/tổng tài sản thấp (4,7%). DPR  Không ảnh hưởng  Doanh thu xuất khẩu chiếm khoảng 48% tổng doanh thu..  Không ảnh hưởng nhiều do tỷ lệ vay nợ/VCSH thấp (3,2% -cuối quý 3/2010). PHR  Không ảnh hưởng  Doanh thu xuất khẩu chiếm khoảng 48% tổng doanh thu.  Các khoản vay nợ đều bằng VND do đó không bị ảnh hưởng bởi tỷ giá tăng. Đồng thời khoản vay dài hạn 536 tỷ đồng (dự kiến vay trong thời gian tới) cũng được ưu đãi lãi suất (9,6%/năm). TRC  Không ảnh hưởng  Doanh thu xuất khẩu chiếm khoảng 49% tổng doanh thu.  Không ảnh hưởng nhiều do tỷ lệ vay nợ/VCSH thấp (6% cuối quý 3/2010). HPG  Than mỡ và thép phế phục vụ cho sản xuất thép chủ yếu được nhập khẩu.  Giá thép trong nước biến động theo giá thế giới và chịu ảnh hưởng tăng của tỷ giá.  Tỷ lệ nợ vay/tổng tài sản khá lớn, khoảng 36% (đã loại trừ khoản trái phiếu chuyển đôi 1.120 tỷ đồng) tuy nhiên chủ yếu bằng VND. POM  Khoảng 70% nguyên liệu được nhập khẩu (phôi thép, thép phế).  Giá thép trong nước biến động theo giá thế giới và chịu ảnh hưởng tăng của tỷ giá.  Ảnh hưởng khá tiêu cực do tỷ lệ nợ vay/tổng tài sản lớn (50%), trong đó tổng vay nợ ngắn hạn và dài hạn bằng ngoại tệ là 91,6 triệu USD và 22 triệu EUR (cuối 2009). DHG  Chi phí nguyên vật liệu nhập khẩu chiếm 50% giá thành sản xuất  Không ảnh hưởng  DHG vay nợ ngắn hạn rất ít (16 tỷ) trong khi tiền gửi ngân hàng lớn (hơn 500 tỷ đồng). DVD  DVD nhập khẩu nguyên vật liệu và thuốc thương mại chiếm 60% COGS  Không ảnh hưởng  DVD vay nợ hơn 500 tỷ đầu tư nhà máy mới. Khoản tiền gửi ít khoảng 30 tỷ. Chú thích:  Tác động tiêu cực  Tác động tích cực  Không thay đổi

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfBáo cáo vĩ mô đặc biệt - Tăng lãi suất cơ bản - Thông điệp thắt chặt chính sách tiền tệ.pdf
Luận văn liên quan