MỤC LỤC
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN1
1.1.Cơ sở hình thành đề tài1
1.2.Mục tiêu nghiên cứu. 1
1.3.Phạm vi nghiên cứu. 1
1.4.Ý nghĩa. 1
CHƯƠNG II: TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP. 2
2.1. Giới thiệu doanh nghiệp. 2
2.2. Cơ cấu tổ chức. 2
2.3. Tầm nhìn và sứ mệnh của doanh nghiệp. 2
2.3.1. Tầm nhìn của doanh nghiệp. 2
2.3.1. Sứ mạng. 2
CHƯƠNG III : MÔI TRƯỜNG NỘI BỘ3
3.1. Các hoạt động chủ yếu. 4
3.1.1. Hậu cần đầu vào. 4
3.1.2. Vận hành. 4
3.1.3. Hậu cần đầu ra:5
3.1.4. Marketing và bán hàng. 5
3.2. Các hoạt động hỗ trợ. 6
3.2.1. Quản trị nguồn nhân lực. 6
3.2.2. Cơ sở hạ tầng. 7
3.2.3. Hệ thống thông tin. 7
3.2.4. Thu mua. 7
3.2.5. Phát triển công nghệ. 8
3.3. Năng lực cốt lõi, tay nghề chuyên môn và tay nghề tiềm ẩn. 8
3.4. Các nhân tố thành công trong ngành. 8
CHƯƠNG IV: MÔI TRƯỜNG TÁC NGHIỆP. 10
4.1. Khách hàng. 10
4.2. Đối thủ cạnh tranh. 10
4.2.1. Công ty Trách nhiệm Hữu hạn một thành viên dịch vụ phát triển Nông nghiệp Đồng Tháp (Dasco) 10
4.2.2. Công ty trách nhiệm hữu hạn ( TNHH) Anh Việt11
4.3. Đối thủ tiềm ẩn. 11
4.4. Nhà cung cấp. 12
4.5. Sản phẩm thay thế. 12
CHƯƠNG V: MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ15
5.1. Các yếu tố kinh tế. 15
5.2.Yếu tố văn hóa xã hội16
5.3. Yếu tố chính trị - pháp luật17
5.4 Yếu tố tự nhiên. 17
5.5. Yếu tố công nghệ. 17
CHƯƠNG 6: CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CHO DOANH NGHIỆP HƯƠNG VIỆT GIAI ĐOẠN 2010 – 201519
6.1. Ma trận các yếu tố bên trong- bên ngoài (IE)19
6.2. Ma trận lưới chiến lược kinh doanh (GE)20
6.3. Ma trận SWOT. 21
CHƯƠNG 7 : CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC23
7.1. Giải pháp về cấp quản trị:23
7.2. Giải pháp về nhân sự:23
7.3. Giải pháp về Marketing và bán hàng. 23
7.4. Giải pháp về tài chính. 23
CHƯƠNG 8: KẾT LUẬN24
8.1. Kết luận. 24
8.2. Hạn chế của đề tài24
DANH MỤC HÌNH – BẢNG
Hình 2.1. Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp tư nhân Hương Việt.2
Hình 3. 1. Chuỗi giá trị của doanh nghiệp Hương Việt.3
Hình 3. 2. Phương pháp ủ phân.4
Hình 3. 3. Kênh phân phối của Hương Việt.6
Bảng 3. 1. Ma trận IFE của doanh nghiệp tư nhân Hương Việt.9
Bảng 4. 1. Ma trận hình ảnh cạnh tranh.13
Bảng 5. 1. Ma trận EFE.18
Hình 6. 1. Ma trận IE.19
Bảng 6. 1. Tính hấp dẫn của ngành.20
Bảng 6. 2. Vị thế cạnh tranh.20
Hình 6. 2. Ma trận GE.20
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN
1.1. Cơ sở hình thành đề tài
Hương Việt là một doanh nghiệp sản xuất phân sinh học. chỉ mởi đi vào hoạt động từ tháng 5 năm 2010, là một doanh nghiệp trẻ nên thương hiệu Hương Việt chưa được biết đến nhiều và kênh phân phối còn hẹp chỉ tập trung ở Long Xuyên và huyện Châu Phú. Bên cạnh đó, Hương Việt còn phải đối mặt với các đối thủ cạnh tranh có sẵn trong ngành và các đối thủ tiềm ẩn. Vì vậy Hương Việt cần xây dựng cho mình một chiến lược nhằm đưa hình ảnh của sản phẩm đi vào lòng khách hàng đưa sản phẩm đến khắp các nơi trong tỉnh An Giang và cả nước. Việc xây dựng chiến lược kinh doanh nhằm giúp Hương Việt định hướng phát triển doanh nghiệp trong tương lai.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Xác định những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và đe dọa của doanh nghiệp.
Xây dựng và chọn lựa những chiến lược kinh doanh hợp lý cho doanh nghiệp.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài xây dựng chiến lược cho doanh nghiệp Hương Việt giai đoạn 2010 – 2015.
1.4. Ý nghĩa
Đề tài giúp Hương Việt thấy được những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và đe dọa của doanh nghiệp mình, từ đó có hướng phát triển phù hợp ở hiện tại và trong tương lai.
CHƯƠNG II: TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP
2.1. Giới thiệu doanh nghiệp
Doanh nghiệp Tư nhân Hương Việt chuyên sản xuất kinh doanh phân bón.
Thành lập vào ngày 17 tháng 05 năm 2010.
Vốn điều lệ là 2 tỷ.
Văn phòng giao dịch : 183C/12 Quốc lộ 91, Bình Đức 5, Phường Bình Đức, TP. Long Xuyên, An Giang.
ĐT : (076) 395 8688 – Fax : (076) 395 8878.
Ngành nghề kinh doanh : sản xuất và phân phối phân .
2.2. Cơ cấu tổ chức
[IMG]file:///C:/DOCUME%7E1/ADMINI%7E1/LOCALS%7E1/Temp/msohtml1/03/clip_image001.gif[/IMG]
Hình 2.1. Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp tư nhân Hương Việt. Do doanh nghiệp mới hoạt động được 6 tháng nên chưa có những thành tích đáng kể và kết quả hoạt động kinh danh cũng chưa được thông kê.
2.3. Tầm nhìn và sứ mệnh của doanh nghiệp
2.3.1. Tầm nhìn của doanh nghiệp
Doanh nghiệp Hương Việt mong muốn trở thành doanh nghiệp dẫn đầu trong ngành sản xuất và phân phối phân bón sinh học khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
2.3.1. Sứ mạng
Luôn mang lại sản phẩm có chất lượng và hiệu quả, bảo vệ mùa màng cho bà con nông dân. Sản phẩm của doanh nghiệp sẽ là giải pháp hữu hiệu cho mùa màng của người nông dân.
Cam kết mang lại dịch vụ phân phối hữu hiệu thỏa mãn lợi ích mong muốn cho khách hàng và nhà cung cấp.
Hương Việt sẽ không ngừng phấn đấu nâng cao các khả năng của mình để đáp ứng tốt hơn những nhu cầu và thách thức của tương lai.
Doanh nghiệp sẽ phấn đấu không ngừng để theo đuổi sự phát triển bền vững và góp phần vào sự phát triển bền vững của nền nông nghiệp Việt Nam.
29 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2613 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Xây dựng chiến lược kinh doanh cho doanh nghiệp tư nhân hương việt giai đoạn 2010 - 2015, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA KINH TẾ - QTKD
NHÓM 4_8QT2
XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH
CHO DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN HƯƠNG VIỆT
GIAI ĐOẠN 2010 - 2015
Chuyên ngành: Quản Trị Kinh Doanh
TIỂU LUẬN NHÓM
Long Xuyên, tháng 11 năm 2010
TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA KINH TẾ - QTKD
TIỂU LUẬN NHÓM
XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH
CHO DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN HƯƠNG VIỆT
GIAI ĐOẠN 2010 - 2015
Lớp: DH8QT2
SVTH: MSSV
Nguyễn Thanh Đức DQT073427
Phan Văn Nghĩa DQT073447
Nguyễn Thanh Nhàn DQT073449
Trần Thị Tuyết Nhi DQT073451
Nguyễn Th. Ng. Trúc Phương DQT073457
Nguyễn Bích Thuận DQT073471
Trần Thanh Trung DQT073476
Người hướng dẫn: Huỳnh Phú Thịnh
Long Xuyên, tháng 11 năm 2010
MỤC LỤC
DANH MỤC HÌNH – BẢNG
Hình 2.1. Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp tư nhân Hương Việt. 2
Hình 3. 1. Chuỗi giá trị của doanh nghiệp Hương Việt. 3
Hình 3. 2. Phương pháp ủ phân. 4
Hình 3. 3. Kênh phân phối của Hương Việt. 6
Bảng 3. 1. Ma trận IFE của doanh nghiệp tư nhân Hương Việt. 9
Bảng 4. 1. Ma trận hình ảnh cạnh tranh. 13
Bảng 5. 1. Ma trận EFE. 18
Hình 6. 1. Ma trận IE. 19
Bảng 6. 1. Tính hấp dẫn của ngành. 20
Bảng 6. 2. Vị thế cạnh tranh. 20
Hình 6. 2. Ma trận GE. 20
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN
Cơ sở hình thành đề tài
Hương Việt là một doanh nghiệp sản xuất phân sinh học. chỉ mởi đi vào hoạt động từ tháng 5 năm 2010, là một doanh nghiệp trẻ nên thương hiệu Hương Việt chưa được biết đến nhiều và kênh phân phối còn hẹp chỉ tập trung ở Long Xuyên và huyện Châu Phú. Bên cạnh đó, Hương Việt còn phải đối mặt với các đối thủ cạnh tranh có sẵn trong ngành và các đối thủ tiềm ẩn. Vì vậy Hương Việt cần xây dựng cho mình một chiến lược nhằm đưa hình ảnh của sản phẩm đi vào lòng khách hàng đưa sản phẩm đến khắp các nơi trong tỉnh An Giang và cả nước. Việc xây dựng chiến lược kinh doanh nhằm giúp Hương Việt định hướng phát triển doanh nghiệp trong tương lai.
Mục tiêu nghiên cứu
Xác định những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và đe dọa của doanh nghiệp.
Xây dựng và chọn lựa những chiến lược kinh doanh hợp lý cho doanh nghiệp.
Phạm vi nghiên cứu
Đề tài xây dựng chiến lược cho doanh nghiệp Hương Việt giai đoạn 2010 – 2015.
Ý nghĩa
Đề tài giúp Hương Việt thấy được những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và đe dọa của doanh nghiệp mình, từ đó có hướng phát triển phù hợp ở hiện tại và trong tương lai.
CHƯƠNG II: TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP
2.1. Giới thiệu doanh nghiệp
Doanh nghiệp Tư nhân Hương Việt chuyên sản xuất kinh doanh phân bón.
Thành lập vào ngày 17 tháng 05 năm 2010.
Vốn điều lệ là 2 tỷ.
Văn phòng giao dịch : 183C/12 Quốc lộ 91, Bình Đức 5, Phường Bình Đức, TP. Long Xuyên, An Giang.
ĐT : (076) 395 8688 – Fax : (076) 395 8878.
Ngành nghề kinh doanh : sản xuất và phân phối phân .
2.2. Cơ cấu tổ chức
Chủ doanh
nghiệp
Kế toán
viên
Giao dịch
viên
Bộ phân
kỹ thuật
Bộ phận
bán hàng
Bộ phận
sản xuất
Hình 2.1. Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp tư nhân Hương Việt.
Do doanh nghiệp mới hoạt động được 6 tháng nên chưa có những thành tích đáng kể và kết quả hoạt động kinh danh cũng chưa được thông kê.
2.3. Tầm nhìn và sứ mệnh của doanh nghiệp
2.3.1. Tầm nhìn của doanh nghiệp
Doanh nghiệp Hương Việt mong muốn trở thành doanh nghiệp dẫn đầu trong ngành sản xuất và phân phối phân bón sinh học khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
2.3.1. Sứ mạng
Luôn mang lại sản phẩm có chất lượng và hiệu quả, bảo vệ mùa màng cho bà con nông dân. Sản phẩm của doanh nghiệp sẽ là giải pháp hữu hiệu cho mùa màng của người nông dân.
Cam kết mang lại dịch vụ phân phối hữu hiệu thỏa mãn lợi ích mong muốn cho khách hàng và nhà cung cấp.
Hương Việt sẽ không ngừng phấn đấu nâng cao các khả năng của mình để đáp ứng tốt hơn những nhu cầu và thách thức của tương lai.
Doanh nghiệp sẽ phấn đấu không ngừng để theo đuổi sự phát triển bền vững và góp phần vào sự phát triển bền vững của nền nông nghiệp Việt Nam.
CHƯƠNG III : MÔI TRƯỜNG NỘI BỘ
Phân tích môi trường nội bộ để xác định các lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp, làm cơ sở hoạch định chiến lược cho doanh nghiệp. Lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp có thể xuất phát từ nhiều hoạt động riêng biệt. Vì vậy, sử dụng chuỗi giá trị để khảo sát mọi hoạt động của doanh nghiệp và sự tương tác giữa các hoạt động.
Chuỗi giá trị của doanh nghiệp bao gồm 9 hoạt động lớn liên kết với nhau.
Lợi nhuận
Cơ sở hạ tầng doanh nghiệp
Quản trị nguồn nhân lực
Tuyển dụng đào tạo
Tuyển dụng và đào tạo
Tuyển dụng
Phát triển công nghệ
Thiết kế hệ thống tự động
Thiết kế thành phần dây chuyền ủ phân thủ tục kiểm tra
Nghiên cứu thị trường
Thu mua
Dịch vụ vận chuyển
Nguyên liệu Năng lượng
Dịch vụ vận chuyển
Quản lý nguồn nguyên liệu nhập khoKiểm tra nguyên liệu
Dây chuyền sản xuất
Quản lý
đơn hàngChuyển hàng
Phát tờ bướmHội thảo đầu bờ
Hướng dẫn kỹ sử dụng
Hậu cần đầu vào
Vận hành
Hậu cần đầu ra
Marketing và bán hàng
Dịch vụ khách hàng
Các hoạt động của doanh nghiệp.
Hình 3. 1. Chuỗi giá trị của doanh nghiệp Hương Việt.
3.1. Các hoạt động chủ yếu
3.1.1. Hậu cần đầu vào
Nguyên liệu được nhà cung cấp vận chuyển đến kho bãi của công ty. Ở đây, bộ phận kiểm tra chất lượng sẽ có nhân viên để kiểm tra chất lượng nguyên liệu trước khi nhập kho như kiểm tra về số lượng và chất lượng của nó có đảm bảo trước khi quyết định nhập nguyên liệu vào kho, với việc kiểm tra như thế sẽ đảm bảo chất lượng thành phẩm. Sau khi nguyên liệu đã đảm bảo đúng yêu cầu thì nhân viên của bộ phận này sẽ cho tiến hành nhập nguyên liệu vào kho.
Việc kiểm tra nguyên liệu luôn được công ty thực hiện thường xuyên, nếu nguồn nguyên liệu cung cấp cho quá trình sản xuất gần hết thì công ty sẽ lập tức đặt hàng ngay để kịp có nguyên liệu phục vụ cho hoạt động sản xuất luôn diễn ra liên tục ít bị gián đoạn. Chính vì thế công ty luôn trữ nguyên liệu trong kho thường xuyên.
3.1.2. Vận hành
Qui trình sản xuất trải qua nhiều giai đoạn từ khâu đầu vào là nhập nguyên liệu vào kho đảm bảo chất lượng đến phân loại và chuẩn bị môi trường lên men thuận lợi và thích hợp đến việc kiểm tra sinh khối sinh học vật rồi phối trộn, tất cả đều được chuẩn bị trước và đầy đủ khi tiến hành. Nó được tiến hành qua các bước như qui trình bên dưới:
Nguyên liệu
(phế phẩm)
Cân
Đổ vào băng tải
Phân loại
Chất hữu cơ không lên men
Các chất vô cơ
Đốt hoặc được tái chế lại
Chôn lắp
Tái chế
Tái sử dụng
Ủ trong các bể ủ
Sàn
Nghiền
Phân ủ
Sinh khối sinh học vật
Urê và lân supe
Kho nguyên liệu
Trộn
Trộn
Hình 3. 2. Phương pháp ủ phân.
(1) Phân chia loại chất thải đồng thời cắt các phế thải hữu cơ đó ngăn lại với nhau khoảng 5 – 8 cm. (2) Chất thải sẽ được làm ẩm và được đưa vào các hố ủ. (3) Sau đó, bổ sung các chất như urê, lân supe, thêm sinh khối sinh học vật sau thời gian nhất định khoảng 8 – 10 ngày nuôi cấy rồi cho nước vào một lượng nhất định và trộn đều khối nguyên liệu lại. Khi nhiệt độ của khối ủ ổn định người ta bổ sung thêm một số loại sinh học vật co ích khác vào khối ủ (như sinh học vật cố định Nitơ, vi khuẩn nấm). Để đảm bảo quá trình chế biến được nhanh chóng và đảm bảo oxy hóa cho sinh học vật họat động vì thế khối ủ luôn được đảo trộn lên. Thời gian chế biến được kéo dài khoảng từ 1 – 4 tháng.
Trong quá trình sản xuất cần có mặt của một số các loại sinh vật cần thiết và không thể thiếu trong quá trình này, nó ảnh hưởng rất lớn đến tốc độ phân hủy nhanh hay chậm, chính vì thế nếu không thực hiện đúng qui trình và đầy đủ các bước sẽ ảnh hưởng đến quá trình sản xuất phân hữu cơ sinh học. Đồng thời trong khi vận hành cũng hết sức cẩn thận và tỉ mĩ. Bên cạnh đó các yếu tố khác cũng ảnh hưởng đến qui trình sản xuất như yếu tố dinh dưỡng ( nguyên tố đa lượng và vi lượng, tỉ lệ C:N Hệ số dinh dưỡng chính
) và môi trường ( nhiệt độ, độ ẩm, sự thông khí và tốc độ thông khí, độ PH, lượng oxi cần thiết phải được dự đoán).
3.1.3. Hậu cần đầu ra:
Thành phẩm trước khi nhập kho sẽ được kiểm tra kỹ về chất lượng sản phẩm. Sau đó, sản phẩm được đóng gói, ghi nhãn đúng qui định.
Thành phẩm được kiểm tra chất lượng thông qua các chỉ tiêu của sản phẩm và phải theo đúng tiêu chuẩn Việt Nam đã qui định nhằm đảm bảo đúng qui trình sản xuất. Sản phẩm của công ty luôn đáp ứng cầu về mặt chất lượng do công ty có thực hiện qui trình kiểm tra chặt chẽ từ khâu đầu vào của nguyên vật liệu cho đến khâu xuất thành phẩm.
3.1.4. Marketing và bán hàng
3.1.4.1. Thương hiệu
Là một doanh nghiệp mới vào ngành nên thị trường còn hẹp so với Dasco và Việt Anh, thương hiệu Hương Việt chỉ được biết đến ở một số địa phương trong tỉnh An Giang như: các vùng sản xuất nông nghiệp ở Long Xuyên và huyện Châu Phú là thị trường hiện tại của doanh nghiệp. Hiện tại Hương Việt chưa xây dựng được niềm tin đối với người tiêu dùng như đối thủ cạnh tranh.
3.1.4.2. Quảng cáo và tiếp thị
Với mong muốn giới thiệu sản phẩm đến tay người tiêu dùng Hương Việt đã giới thiệu sản phẩm đến bà con nông dân bằng các hình thức:
Ø Thường xuyên thực hiện các cuộc hội thảo và phát tờ bướm để giới thiệu sản phẩm đến người tiêu dùng.
Ø Có chương trình khuyến mãi cho khách hàng như tặng nón hoặc áo thun có in thương hiệu của doanh nghiệp kèm theo mỗi thùng phân để cùng nông dân ra đồng, làm cho hình ảnh sản phẩm của doanh nghiệp đến gần người tiêu dùng hơn.
3.1.4.3. Phân phối
Kênh phân phối
Người tiêu dùng
Đại lý
Hương Việt
Hình 3. 3. Kênh phân phối của Hương Việt.
Kênh phân phối của Hương Việt chủ yếu thông qua một trung gian (là đại lý) rồi sản phẩm sẽ được đưa đến người tiêu dùng.
Kênh phân phối của doanh nghiệp Hương Việt chủ yếu phân phối qua các đại lý sau đó được cung cấp đến khách hàng. Thị trường doanh nghiệp phân phối chủ yếu ở Long Xuyên và Châu Phú, tương lai Hương Việt sẽ mở rộng kênh phân phối sang khắp các huyện của tỉnh An Giang.
3.1.4.4. Chính sách giá
Doanh nghiệp áp dụng chính sách giá cho tất cả các đại lý là:
175.000 đồng / thùng 5 lít.
75.000 đồng/thùng 2 lít.
Doanh nghiệp chịu hoàn toàn chi phí vận chuyển đến từng doanh nghiệp.
3.1.4.5. Dịch vụ
Là doanh nghiệp mới đi vào hoạt động và phân sinh học cũng là một loại nông dược mới nên doanh nghiệp thường xuyên đưa đội ngũ nhân viên có kỹ thuật đến với bà con nông dân bằng các buổi hội thảo đầu bờ. Nhân viên kỹ thuật hương dẫn cách sử dụng bằng sản phẩm doanh nghiệp hỗ trợ dùng thử và sẵn sàng giải đáp các thắc mắc của nông dân.
Về phần đại lý: nhân viên tiếp thị đến từng đại lý để giới thiệu sản phẩm của doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp trực tiếp đến các đại lý để giao dịch và thương lượng bán hàng để tạo niềm tin cho đại lý vì Hương Việt chỉ mới vào hoạt động hơn 5 tháng.
3.2. Các hoạt động hỗ trợ
3.2.1. Quản trị nguồn nhân lực
Doanh nghiệp có 15 thành viên bao gồm: 1giám đốc, những nhân viên kỹ thuật và các chuyên gia tư vấn cho việc sản xuất kinh doanh.
Doanh nghiệp tuyển dụng nhân viên thông qua tuyển người online trên Internet và Trung tâm xúc tiến việc làm. Điều kiện tuyển dụng nhân viên kỹ thuật là phải có trình độ Tốt nghiệp THPT trở lên, những nhân viên bộ phận tiếp thị có trình độ từ Trung cấp trở lên.
Doanh nghiệp có chính sách hỗ trợ nhân viên khá tốt, những nhân viên mới vào được doanh nghiệp cho đi học các lớp kỹ năng về bán hàng, sử dụng thành thạo dây chuyền sản xuất của doanh nghiệp trong thời gian một tuần. Ngoài ra, doanh nghiệp còn đưa những nhân viên mới này đi tìm hiểu thị trường tròng vòng 1 tháng đầu.
Đa phần nhân viên của doanh nghiệp có trình độ chuyên môn chưa cao, một số nhân viên tay nghề và kinh nghiệm trong nghề còn yếu. Vì vậy cuối tuần doanh nghiệp sẽ họp lại, nhân viên sẽ báo kết quả hàng sản xuất kinh doanh của mình hàng ngày cho quản lý của mình. Từ đó, doanh nghiệp nên chú trọng khâu quản lí đội ngũ nhân viên có hiệu quả, nhất là trong việc đào tạo nhân viên, khuyến khích nhân viên đóng góp ý kiến cho doanh nghiệp trong quá trình làm việc tại doanh nghiệp.
Hiện tại nguồn nhân lực tại doanh nghiệp còn thiếu, các vị trí còn trùng lắp công việc với nhau, đặc biệt giám đốc phải đảm nhận cùng lúc nhiều vị trí. Điều này góp phần làm hạ chi phí về lương cho doanh nghiệp vì phù hợp với một doanh nghiệp mới như Hương Việt. Nhưng điều đó cũng sẽ gây ảnh hưởng đến năng suất làm việc và hiệu quả công việc cho doanh nghiệp, vì vậy doanh nghiệp cần phân công công việc cho từng vị trí, bộ phận trong doanh nghiệp để họ dễ dàng làm việc và tập trung tốt công việc của họ. Ngoài ra, Hương Việt nên thuê thêm nhân viên để làm giảm bớt khối lượng công việc cho nhân viên đang làm việc tại đây.
3.2.2. Cơ sở hạ tầng
Là một DNTN chuyên cung cấp và phân phối phân bón và là một doanh nghiệp mới mở nên cơ sở hạ tầng của doanh nghiệp còn rất hạn chế chỉ bao gồm: một phân xưởng sản xuất phân bón sinh học với công nghệ nhập từ Đức với diện tích gần 100 m2, một văn phòng làm việc dành cho các nhân viên văn phòng diện tích khoảng 20m2 và một xe vận tải nhỏ để giao hàng cho các đại lý và nông dân.
Do doanh nghiệp chỉ sản xuất và bán một loại sản phẩm là phân bón sinh học nên doanh nghiệp không có cửa hàng trưng bày sản phẩm.
3.2.3. Hệ thống thông tin
Về thông tin trong nội bộ doanh nghiệp: do doanh nghiệp có quy mô nhỏ nhưng áp dụng các phương tiện thông tin hiện đại như hệ thống máy tính, hệ thống điện thoại nên thông tin trong nội bộ doanh nghiệp khá nhanh chóng.
Thông tin bên ngoài doanh nghiệp: do đội ngũ nhân viên là khá ít nên việc nắm bắt thông tin về các đối thủ cạnh tranh thường không kịp thời. Tuy nhiên, thông tin về nhà cung cấp và sản phẩm thì tương đối tốt.
3.2.4. Thu mua
Hàng năm công ty sẽ mua khoảng 50 tấn nguyên vật liệu thô để tinh chế cho ra hàng loạt các loại phân sinh học cùng với các thành phần chế biến khác. Đồng thời, công ty cũng mua máy móc, thiết bị thí nghiệm, nhà xưởng để đáp ứng cho việc tinh chế phân bón, đáp ứng cho thị trường đầu ra với nhiều chủng loại phân bón để làm tăng thêm chất lượng sản phẩm và đảm bảo không bị gây ô nhiễm môi trường. Trong hoạt động thu mua công ty thường ứng dụng các công nghệ như qui trình thương lượng với nhà môi giới thương mại, qui trình đánh giá năng lực và chọn các nhà cung ứng…để công việc thu mua tốt hơn, thuận tiện hơn và nâng cao uy tín của công ty trong việc thu mua.
Chi phí hoạt động thu mua của công ty chiếm một phần nhỏ so với tổng chi phí nhưng việc thu mua lại có ảnh hưởng rất lớn đến tổng hoạt động chi phí của công ty. Công ty rất quan tâm đến vấn đề thu mua vì nó là bàn đạp để công ty có mối quan hệ tốt với nhà cung cấp, có nguồn nguyên vật liệu dồi dào để không làm giảm tiến độ của qui trình sản xuất, đảm bảo chất lượng của sản phẩm.
3.2.5. Phát triển công nghệ
Các hoạt động của công ty luôn gắn liền với các yếu tố công nghệ vì công nghệ luôn ẩn chứa những bí quyết riêng của các công ty. Công ty đã nhập công nghệ sản xuất phân sinh học từ Đức. Với công nghệ này thì qui trình làm việc chỉ sử dụng 15% do nhân công tham gia hoạt động, còn lại là 85% do máy móc thực hiện, từ khâu đầu vào cho đến đầu ra là do máy hoạt động. Không chỉ dừng lại ở đây, công ty sẽ cải tiến và phát triển công nghệ để quá trình làm việc nhanh hơn và hoàn toàn tự động hóa (gần 100% là qui trình thực hiện là do máy hoạt động mà không cần nhiều nhân công tham gia trong quá trình thực hiện), giảm được nhiều chi phí và có lợi thế cạnh tranh trong ngành cao hơn các đối thủ cạnh tranh khác. Điều này làm cho sản phẩm đa dạng, phong phú về mẫu mã, chất lượng… và nâng cao uy tín cho công ty, làm giảm bớt các đối thủ tiềm ẩn và đối thủ cạnh tranh và không ảnh hưởng đến môi trường.
3.3. Năng lực cốt lõi, tay nghề chuyên môn và tay nghề tiềm ẩn
Năng lực cốt lõi: doanh nghiệp Hương Việt đã áp dụng công nghệ nhập từ Đức trong quá trình sản xuất phân bón sinh học, với việc sử dụng như thế giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí thuê nhân công, đồng thời trong quá trình sản xuất chỉ cần có 5 kỹ sư theo quan sát và điều hành dây chuyền hoạt động.
Tay nghề chuyên môn: là sản xuất phân bón sinh học phục vụ cho người nông dân trong quá trình sản xuất nông nghiệp, làm tăng độ phì nhiêu của đất, cải tạo đất từ đó tăng khả năng sinh trưởng và phát triển của cây trồng đem lại năng suất cao và chất lượng sản phẩm được tốt hơn.
Tay nghề tiềm ẩn: với việc ứng dụng công nghệ được nhập từ Đức do đó ngoài việc sản xuất phân bón sinh học từ nguyên liệu là bã đậu, doanh nghiệp có khả năng sẽ sản xuất phân bón sinh học ngoài nguồn nguyên liệu chính là bã đậu còn có những phế phẩm khác để thay thế và đưa vào sản xuất như phế thải đô thị, phế thải sinh hoạt, phế thải nông lâm nghiệp hay phế thải chăn nuôi.
3.4. Các nhân tố thành công trong ngành
Thương hiệu mạnh: doanh nghiệp muốn thành công cần phải xây dựng thương hiệu có uy tín trong lòng khách hàng sẽ giúp cho việc tiêu thụ sản phẩm tăng doanh thu, tăng khả năng nhận biết sản phẩm và độ tin cậy của khách hàng đối với sản phẩm mà còn đối với doanh nghiệp. Khi xây dựng thành công thương hiệu giúp doanh nghiệp mở rộng quan hệ hợp tác với các đối tác tạo điều kiện cho việc sản xuất kinh doanh mang lại hiệu quả cho cả hai.
Marketing: ngoài việc xây dựng thành công thương hiệu thì yếu tố marketing cũng quan trọng không kém, nhờ đó mà các doanh nghiệp cạnh tranh với nhau trong việc cung cấp nhiều dịch vụ mang lại nhiều giá trị gia tăng cho khách hàng. Doanh nghiệp nào cung cấp nhiều dịch vụ mang lại nhiều giá trị gia tăng cho khách hàng thì sẽ có khả năng cạnh tranh trong ngành và tạo được một lợi thế hơn so với đối thủ về mặt dịch vụ và chiêu thị.
Phân phối: khi doanh nghiệp muốn thành công thì việc mở rộng thị trường, gia tăng thị phần so với đối thủ. Do doanh nghiệp phân phối chủ yếu cho các đại lý chủ yếu ở Long Xuyên đến Châu Phú. Trong khi đó, ở các huyện khác cũng đầy tiềm năng trong việc sản xuất nông nghiệp như Chợ Mới và các tỉnh của khu vự đồng bằng sông Cửu Long đây cũng là một thị trường tiềm năng, nếu doanh nghiệp tập trung phân phối rộng hơn sẽ tạo điều kiện mở rộng thị trường và gia tăng thị phần, từ đó tăng doanh số bán hàng đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Sản xuất: các yếu tố đầu vào đến đầu ra phải luôn đảm bảo chất lượng, ổn định, và luôn chủ động trong việc nhập nguyên liệu để đảm bảo qui trình sản xuất luôn diễn ra liên tục, giảm được chi phí khi đó giá thành sản phẩm sẽ ít biến động tạo cho doanh nghiệp lợi thế cạnh tranh về giá hơn so với đối thủ nhưng sản phẩm vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm.
Công nghệ: công nghệ cũng là một yếu tố quan trọng. Doanh nghiệp nào sở hữu bí quyết công nghệ chế biến phân sinh học như được công nghệ hiện đại, tiên tiến, công suất lớn với chi phí sản xuất thấp sẽ tạo ra nhiều lợi thế như: khả năng cạnh tranh về giá, chất lượng sản phẩm, sản phẩm sẽ có điểm khác biệt từ qui trình sản xuất tự động hóa và khả năng thiết kế sản phẩm.
Tài chính: khi nguồn tài chính vững mạnh doanh nghiệp có nhiều vốn để đầu tư vào cơ sở vật chất, hạ tầng, mở rộng qui mô sản xuất và đàu tư nhiều hơn cho marketing và bán hàng để tạo ra nhiều dịch vụ mang lại giá trị gia tăng cho khách hàng.
Từ những yếu tố trên, ma trận IFE của doanh nghiệp được xây dựng.
Bảng 3. 1. Ma trận IFE của doanh nghiệp tư nhân Hương Việt.
Stt
Các yếu tố bên trong
Trọng số
Điểm
Điểm có trọng số
1
Thương hiệu có uy tín.
0.16
2
0.32
2
Có bí quyết về công nghệ chế biến.
0.15
4
0.60
3
Kênh phân phối chưa rộng (chỉ tập trung ở Long Xuyên và Châu Phú)
0.12
2
0.24
4
Dịch vụ khách hàng tốt.
0.14
3
0.42
5
Thông tin còn hạn chế (chưa nắm bắt kịp thời thông tin bên ngoài)
0.12
1
0.12
6
Nguyên liệu không bị phụ thuộc vào nhà cung cấp.
0.09
3
0.27
7
Marketing chưa hiệu quả
0.14
2
0.28
8
Cơ sở hạ tầng chưa được đầu tư nhiều.
0.08
2
0.16
Tổng cộng
1.00
2.41
Nhận xét: Tổng điểm có trọng số là 2.41 cho thấy doanh nghiệp hoạt chưa hiệu quả. Với các điểm yếu thương hiệu chưa có uy tín cao trên thị trường do là doanh nghiệp mới đi vào hoạt động, kênh phân phối chưa rộng (chỉ tập trung ở Đồng bằng sông Cửu Long), Thông tin còn hạn chế (chưa nắm bắt kịp thời thông tin bên ngoài), Marketing chưa hiệu quả, cơ sở hạ tầng chưa được đầu tư nhiều. Tuy nhiên, doanh nghiệp cũng có một số điểm mạnh như: có bí quyết về công nghệ chế biến, dịch vụ khách hàng tốt, nguyên liệu không bị phụ thuộc vào nhà cung cấp.
CHƯƠNG IV: MÔI TRƯỜNG TÁC NGHIỆP
4.1. Khách hàng
Hiện nay, phân phổ biến rộng rãi và phục vụ nông sản cho nhiều hộ nông dân có đất canh tác về ngành nông nghiệp nói chung và nông sản nói riêng. Nước ta là nước nông nghiệp nên nhu cầu sử dụng phân bón rất cao, nhu cầu sử dụng phân bón của Việt Nam mỗi năm 7,5-8 triệu tấn. Mỗi năm cần nhập khẩu từ các nước khác đến 50% nhu cầu về các loại phân bón. Nên việc tiêu thụ phân bón của ngành nông nghiệp mà phục vụ cho nông sản ngày càng mạnh hơn.
Những người trồng nông sản thì thích bón các loại phân bón ít làm ảnh hưởng đến môi trường, đất đai, đảm bảo chất lượng cho nông sản, giảm lượng độc hịa có trong nông sản và không ảnh hưởng đến sức khỏe của họ. Người trồng nông sản có nhiều nhu cầu với những sản phẩm chăm sóc và bảo vệ nông sản như giá của phân bón thấp mà có hiêu cao, lượng độc tố có trong nông sản ít, không tác hại đến môi trường xung quanh và con người, khi sử dụng phân bón thì sản lượng đầu ra của nông sản cao, giá bán nông sản cao…Nên có rất nhiều nông dân đang chọn phân bón để phục vụ cho công việc đồng án của họ.
4.2. Đối thủ cạnh tranh
Nhằm bảo vệ môi trường, nhiều công ty trong ngành đang đầu tư nghiên cứu sản phẩm phân sinh học sử dụng các phế phẩm nông-công nghiệp thân thiện với môi trường. Chi phí sản xuất không cao nên ngày càng có nhiều công ty đầu tư sản xuất. Vì vậy, đối thủ cạnh tranh trong ngành ngày càng gia tăng. Là sản phẩm mới nên hiện tại phân sinh học chưa có nhiều công ty sản xuất. Bên cạnh doanh nghiệp tư nhân Hương Việt chuyên sản xuất phân sinh học, còn một số công ty lớn sản xuất nhiều sản phẩm chăm sóc cây trồng cũng đầu tư vào sản phẩm này như: công ty Dasco, Công ty trách nhiệm hữu hạn Anh Việt là những đối thủ cạnh tranh của Hương Việt.
4.2.1. Công ty Trách nhiệm Hữu hạn một thành viên dịch vụ phát triển Nông nghiệp Đồng Tháp (Dasco) Ngày 09/07/2010. Giới thiệu chung [trực tuyến]. Đọc từ: (đọc ngày 09/11/2010).
Dasco là một đơn vị có bề dày kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật. Qua thời gian, Công ty đã tạo được một mạng lưới cung ứng và tiêu thụ sản phẩm rộng khắp trong tỉnh Đồng Tháp và ngoài tỉnh (bao gồm 12 tỉnh của đồng bằng sông Cửu Long). Trong quá trình phát triển, Công ty không ngừng được củng cố và lớn mạnh, cơ sở vật chất ngày càng được đầu tư phát triển mở rộng, trang thiết bị hiện đại đủ năng lực cạnh tranh trong thời kỳ hội nhập.
Công ty có năng lực Ngày 22/07/2010. Giới thiệu về năng lực sản suất [trực tuyến]. Đọc từ: (đọc ngày 09/11/2010).
: (1) Nhập khẩu và kinh doanh phân bón: 100.000 tấn/năm. (2) Sản xuất phân bón lá (DOLA 01F, DOLA02X...): 300 tấn/năm. (3) Sản xuất thuốc trừ sâu các loại: 190.000 chai/năm. (4) Hệ thống kho có sức chứa 55.000 tấn hàng hóa. (5) Sản xuất phân DASVILA.
Đồng thời công ty luôn thực hiện chính sách chất lượng vì một nền nông nghiệp bền vững. Chính vì thế, Dasco đã không ngừng học hỏi, kế thừa và phát huy giá trị cốt lõi của Dasco, song song đó công ty vẫn luôn chú trọng đến dịch vụ chăm sóc khách hàng nhằm giải quyết thấu đáo các yêu cầu của họ trên cơ sở tốt nhất có thể cho khách hàng và phù hợp với yêu cầu của hệ thống quản lý chất lượng của công ty. Trong tương lai, Dasco sẽ liên tục cải tiến và phấn đấu trở thành một trong những Công ty hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất và cung cấp vật tư nông nghiệp ở đồng bằng sông Cửu Long.
4.2.2. Công ty trách nhiệm hữu hạn ( TNHH) Anh Việt
Công ty TNHH Anh Việt được thành lập vào năm 2002 hoạt động trong lĩnh vực: sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp, sản xuất phân bón hữu cơ & các chế phẩm sinh học, tư vấn kỹ thuật nông nghiệp, tư vấn các giải pháp Công nghệ sinh học & Môi trường, tư vấn các Hệ thống quản lý.
Từ khi thành lập đến nay công ty luôn nỗ lực để nghiên cứu cải tiến những sản phẩm của mình để đưa ra thị trường nhiều chủng loại sản phẩm phục vụ cho nông nghiệp với các tiêu chí thân thiện với môi trường, tăng năng suất và chất lượng nông sản. Toàn bộ quá trình tạo ra sản phẩm được giám sát và đo lường chặt chẽ từ khâu nguyên liệu đầu vào cho đến sản phẩm đàu ra để sản phẩm luôn đạt chất lượng.Hiện nay công ty đang sản xuất trên 40 mặt hàng thuộc các loại phân chuyên dùng, phân hữu cơ thông dụng, phân bón lá hữu cơ .
Công ty còn liên kết với nhiều đơn vị khác để thực hiện nhiều chương trình như: kết hợp cùng chi cục BVTV Bạc Liêu thực hiện mô hình rau sạch tại Bạc Liêu, kết hợp cùng Sở Khoa Học Công Nghệ Tỉnh Tiền Giang thực hiện mô hình năng xuất xanh…
Tuy không đầu tư vào dây chuyền sản xuất hiện đại như những công ty khác nhưng Anh Việt có đội ngũ nhân viên có kỹ năng chuyên môn cao với đội ngũ tư vấn là những Tiến sĩ, Thạc sĩ, Kỹ sư có kinh nghiệm và uy tín trong lĩnh vực nông nghiệp.
Bên cạnh đó công ty luôn chu trọng khâu dịch vụ khách hàng, thường xuyên liên lạc tư vấn những khó khăn phát sinh trong quá trình sử dụng của khách hàng, chủ động chỉnh sửa năng cấp hệ thống quản lý cho khách hàng, tổ chức những buổi tập huấn về kỹ thuật và cách thức sử dụng phân bón cho nông dân. Ngoài ra, công ty còn lập một đường dây nóng để trả lời và đáp ứng mọi nhu cầu của nông dân.Với mục tiêu phát triển của công ty là: "Uy tín để phát triển và đem lại lợi ích cao nhất cho khách hàng". (đọc ngày 26.09.2010)
4.3. Đối thủ tiềm ẩn
Tuy là sản phẩm mới nhưng phân sinh có rất nhiều tìm năng phát triển vì hiện nay có rất nhiều người có nhu cầu sử dụng phân sinh học để sản xuất ra các sản phẩm sạch đáp ứng nhu cầu ăn uống hằng ngày nên việc sử dụng phân sinh học sẽ phổ biến. Chính vì những lý do như trên nên sẽ có rất nhiều đối thủ tiềm ẩn của ngành sản xuất phân sinh học trong tương lai như công ty TNHH sản xuất phân bón hữu cơ sinh học núi tô (Tri Tôn-An Giang), Công ty nước tương Miền Tây (Mỹ Hòa- Long Xuyên-An Giang) dự kiến sẽ sản xuất và tiêu thụ ở An Giang và các tỉnh lân cận. Doanh nghiệp tư nhân Hương Việt cũng mới thành lập (tháng 5 năm 2010) nên khả năng cạnh tranh với các đối thủ tìm ẩn cần phải xem xét và tìm cách ứng phó với các đối thủ tìm ẩn.
4.4. Nhà cung cấp
Các nguyên liệu được cung cấp từ các nguồn sau:
Ø Nhà cung cấp thiết bị do Công ty Cổ phần Thiết bị và Công nghệ Việt Nam (VINASETS) cung cấp có công nghệ được nhập từ Đức.
Ø Bã đậu nành được cung cấp từ công ty TNHH Quang Dũng (TP.Hồ Chí Minh)
Tuy mới thành lập đây nhưng DNTN Hương Việt đã chiếm được lòng tin từ phía nhà cung cấp. Việc ảnh hưởng từ giá nguồn nguyên liệu đầu vào tăng cao cũng khiến cho Hương Việt chưa đảm bảo được số lượng đặt hàng như mong muốn với nhà cung cấp. Bên cạnh đó, việc sản xuất theo lô của Hương Việt cũng khiến cho lượng cung nguồn nguyên liệu không ổn định từ nhà cung cấp, vì thế chính bản thân doanh nghiệp sẽ phải đối đầu với việc nguồn cung không ổn định từ nhà cung cấp, có nguy cơ ảnh hưởng rất nhiều đến chi phí sản suất của Hương Việt dẫn đến lợi nhuận bấp bênh. Do đó, Hương Việt cần tập trung đẩy mạnh khâu quản lý nguồn nguyên liệu có hiệu quả, đồng thời tạo mối quan hê rộng rãi với nhà cung cấp để có được nguồn cung đầu vào ổn định cho doanh nghiệp.
4.5. Sản phẩm thay thế
Sản phẩm thay thế là phân hóa học. Tuy giá cao hơn và để lại nhiều độc tố cho nông sản, nhưng phân hóa học phát huy tác dụng nhanh hơn. Phân hóa học và phân sinh học có công dụng như nhau cho tất cả các cây công nghiệp. Vì vậy, tùy theo nhu cầu và mục đích sử dụng mà người dân quyết định chọn loại sản phẩm phù hợp.
Bảng 4. 1. Ma trận hình ảnh cạnh tranh.
Các yếu tố thành công
Trọng số
Công ty Anh Việt
Công ty Dasco
Doanh nghiệp Hương Việt
Thông tin
Điểm
Điểm có trọng số
Thông tin
Điểm
Điểm có trọng số
Thông tin
Điểm
Điểm có trọng số
Sản phẩm có chất lượng tốt và an toàn
0.28
Sản phẩm đạt chất lượng tốt
3
0.83
Sản phẩm chất lượng tốt và an toàn
4.00
1.11
Sản phẩm chất lượng tốt và an toàn
3.75
1.04
Dây chuyền sản xuất
0.18
Chưa có dây chuyền hiện đại
2
0.36
Khá tốt
3.40
0.61
Có dây chuyền hiện đại nhập từ Đức
4.00
0.72
Khả năng PR
0.18
Khả năng PR tốt
4
0.73
Tốt
3.50
0.64
Khá tốt
3.00
0.55
Dịch vụ khách hàng
0.19
Khá tốt
3
0.58
Khá tốt
3.30
0.64
Khá tốt
3.00
0.58
Kỹ năng chuyên môn
0.17
Khá tốt
3
0.50
Tốt
3.80
0.63
Chưa cao
2.75
0.46
Tổng
1.00
3.00
3.63
3.35
Ma trận hình ảnh cạnh tranh trên cho thấy trong 3 công ty này thì công ty Dasco đang chiếm vị trí dẫn đầu với số điểm là 3.63 với các điểm mạnh là: sản phẩm chất lượng cao và nhân viên có kỹ năng chuyên môn cao. Công ty Hương Việt với tổng điểm là 3.35 đứng ở vị trí số 2 với các điểm mạnh là: dây chuyền sản xuất hiện đại và sản phẩm đạt chất lượng cao. Công ty Anh Việt tuy có điểm manh về khả năng PR nhưng do yếu về những yếu tố khác nên đứng vị trí thứ 3, nhưng vẫn có điểm mạnh về khả năng PR rất tốt.
So với các đối thủ cạnh tranh Hương Việt có điểm yếu về kỹ năng chuyên môn.
CHƯƠNG V: MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ
5.1. Các yếu tố kinh tế
Theo dự báo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã được Bộ trưởng chủ nhiệm văn phòng chính phủ Nguyễn Xuân Phúc thông báo tại buổi họp báo chiều ngày 31/8 thì tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2010 có thể đạt khoảng 6,7% vượt so với chỉ tiêu do Quốc hội đề ra là 6,5% . Điều này cho thấy một dấu hiệu khả quan của nền kinh tế Việt Nam sau thời gian suy giảm do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu. Sự phục hồi và đang dần lấy lại đà tăng trưởng của nền kinh tế sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp kinh doanh có cơ hội phát triển.
Riêng đối với ngành phân bón, Cục Hóa chất trình lãnh đạo Bộ Công Thương trong tháng 9/2010 về dự thảo Quy hoạch phát triển hệ thống sản xuất và hệ thống phân phối mặt hàng phân bón giai đoạn 2010 – 2020, tổng vốn đầu tư cho cả hai hệ thống trong giai đoạn này vào khoảng 56.872 tỷ đồng Quy hoạch ngành phân bón Việt Nam đến năm 2020: Quản chặt cả sản xuất và phân phối[trực tuyến]. Đọc từ :
. Đây là một dấu hiệu rất tốt cho sự phát triển của các doanh nghiệp trong ngành phân bón. Ông Nguyễn Đình Hạc Thúy - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Phân bón Việt Nam nhận định: xu thế hiện nay trên thế giới thường dùng phân bón hữu cơ chất lượng cao, hạn chế phân bón hóa học Quy hoạch ngành phân bón Việt Nam đến năm 2020: Quản chặt cả sản xuất và phân phối[trực tuyến]. Đọc từ :
. Điều này mở ra một cơ hội kinh doanh cho các doanh nghiệp sản xuất phân bón hữu cơ trong nước.
Tuy nhiên, tỷ lệ lạm phát năm 2010 cũng đã được kiềm chế, chỉ số giá tiêu dùng tháng 8/2010 tăng 5,08% so với tháng 12/2009 Anh Quân. 02/9/2010. Kinh tế Việt Nam 2010 : nhiều dấu hiệu khả quan [trực tuyến]. Đọc từ: (đọc ngày :
04/09/2010)
. Tính bình quân chỉ số giá 8 tháng đầu năm 2010 tăng 8,61% so với cùng kì năm 2009. Ở trong nước, tăng trưởng tín dụng cao tạo sức ép lên lạm phát và tạo ra những nguy cơ giảm giá tiền đồng. Điều này dẫn tới những nguy cơ bất ổn cho sản xuất nông nghiệp Việt Nam năm 2010. Đây là một tín hiệu xấu đối với ngành phân bón. Tuy nhiên, phần lớn nguyên liệu lệ thuộc vào nhập khẩu, nguồn cung chủ yếu từ Trung Quốc, là thị trường cung cấp lớn nhất cho VN, nhưng tình trạng thuốc bảo vệ thực vật nhập lậu từ Trung Quốc sang đã gây khó khăn cho ngành làm biến động giá thuốc ở nước ta làm cho việc tiêu thụ gặp trở ngại, gây khó khăn cho các doanh nghiệp kinh doanh những sản phẩm phân bón thuốc trừ sâu.
Phân bón và thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) là một trong những loại vật tư thiết yếu tác động trực tiếp đến hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp. An Giang là một trong những tỉnh đứng đầu cả nước về sản xuất nông nghiệp, nhưng hiện nay An Giang có khoảng 10 công ty kinh doanh đầu mối thuốc BVTV và 11 doanh nghiệp đầu mối kinh doanh phân bón với 1.006 cửa hàng, đại lý
07/06/2010. Giải pháp ổn định thị trường phân bón và thuốc bảo vệ thực vật [trực tuyến].Đọc từ:
(đọc ngày : 04/09/2010)
. Đa số các DN bán cả 2 mặt hàng phân bón và thuốc BVTV. Mật độ cửa hàng, đại lý kinh doanh còn mỏng chưa đáp ứng nhu cầu và phân bổ chưa đều nên vào thời điểm chính vụ, giá cả phân bón luôn bị biến động, không chỉ ảnh hưởng lớn đến sự xáo trộn của thị trường chung mà còn có tác động bất lợi đến người nông dân.
5.2.Yếu tố văn hóa xã hội
Xã hội hiện nay từng bước phát triển, nhu cầu sử dụng thực phẩm sạch ngày càng cao. Thế nhưng, hiện nay, hầu hết các loại rau đều nhiễm thuốc bảo vệ thực vật với dung lượng lớn như: “Theo Cục ATVSTP (Bộ Y tế) cho biết, trong 412 mẫu rau các loại được lấy ngẫu nhiên và đem kiểm tra, có 48 mẫu có dư lượng thuốc BVTV vượt quá mức giới hạn tối đa cho phép, 1 mẫu rau ngót có dư lượng thuốc BVTV cấm sử dụng.” P.Thanh dẫn theo dantri.vn. 31.03.2009. Còn nhiều rau quả chưa dung lượng thuốc BVTV cao [trực tuyến]. Đọc từ: (đọc ngày 04.09.2010)
Mặt khác, Theo kết quả điều tra của Thanh tra chuyên ngành Bảo vệ và KDTV từ năm 2004 đến nay cho thấy: Nông dân trồng rau có trình độ học vấn thấp (trung học cơ sở chiếm 45,5%). Vì vậy, tỷ lệ hộ nông dân được tập huấn về sử dụng thuốc BVTV an toàn hiệu quả không cao. 2009. Công tác quản lý thuốc bảo vệ thực vật trên rau [trực tuyến]. Đọc từ: (đọc ngày 03.09.2010)
Từ kết quả trên cho thấy tình trạng nông dân sử dụng thuốc nông nghiệp không đạt chuẩn do Cục Bảo vệ thực vật qui định hiện nay còn tràn lan chưa đi vào khuôn khổ nên sẽ có ảnh hưởng rất lớn tới các doanh nghiệp kinh doanh vật tư nông nghiệp theo đúng qui định, trong đó có doanh nghiệp tư nhân Hương Việt.
5.3. Yếu tố chính trị - pháp luật
Ngày 12/04/2010, Chính phủ ban hành Nghị định số 41/2010/NĐ-CP về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn
Viện chăn nuôi. 04.09.2010. Nhà nước khuyến khích, hỗ trợ việc cho vay đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn [trực tuyến]. Đọc từ: (đọc ngày 04.09.2010)
. Điều này giúp cho các hộ sản xuất nông nghiệp có thêm nguồn vốn để mua sắm máy móc thiết bị cho sản xuất, các hộ kinh doanh sản xuất ngành nghề hoặc dịch vụ phục vụ nông nghiệp có nhiều cơ hội mở rộng qui mô hoạt động trong đó có Hương Việt. Bên cạnh đó, Việt Nam còn phải đối mặt với một lượng lớn nông sản nước ngoài vào trong nước do chính sách mở cửa của nước ta sau khi gia nhập WTO.
5.4 Yếu tố tự nhiên
Việt Nam là nước nhiệt đới ẩm gió mùa rất thích hợp cho cây trồng phát triển quanh năm đặc biệt là nông sản. Các loại nông sản hầu như chiếm phần lớn các bữa ăn trong gia đình, nên việc đảm bảo chất lượng nông sản đang là một vấn đề đang quan tâm vì nó quyết định một phần cuộc sống của con người. Ngày nay, môi trường sinh thái đang bị ô nhiễm nghiêm trọng do nhiều nguyên nhân gây ra, trong đó việc sử dụng phân bón hóa học cũng ảnh hưởng đến việc ô nhiễm môi trường nước, đất và không khí…do con người sử dụng phân bón hóa học quá nhiều, sử dụng bừa bãi phân bón hóa học, hóa chất thuốc trừ sâu, diệt cỏ, gây ô nhiễm nặng về đất canh tác,các nguồn nước mặt, nước ngầm và đặc biệt là để lại một dư lượng độc hại trong các nông sản thực phẩm làm ảnh hưởng đến sức khỏe của con người trên trái đất. Vì vậy, ngành nông nghiệp cần kết hợp với cục bảo vệ thực vật để có biện pháp giảm lượng độc hịa trong phân bón, thuốc trừ sâu. Giải quyết được vấn đề này thì làm cho môi trường trở nên tốt hơn và không có chất độc hại làm ảnh hưởng đến con người. Trước tình hình đó, Ngành nông nghiệp cần phải có một loại phân bón không làm ảnh hưởng nhiều như phân bón hóa học, đó là phân bón . Hiện nay, phân bón đang được nhiều người sử dụng vì nó không gây ô nhiễm môi trường, tốt cho cây, tốt cho sức khỏe con người…
5.5. Yếu tố công nghệ
Chính phủ đã thực hiện chính sách 3 giảm 3 tăng hỗ trợ cho nông dân nhằm năng cao năng suất chất lượng sản phẩm. Phân bón hóa học và thuốc diệt cỏ, thuốc BVTV cũng góp phần rất lớn làm gia tăng dần năng suất không những cho lúa và nhiều loại cây trồng khác, nhờ vậy giá trị mà ngành trồng trọt mang lại đã tăng từ 49.604 tỷ đồng lên 114.333 tỷ đồng (giá so sánh 1994). Phạm Văn Dư. 18.05.2009. 3 giảm, 3 tăng: Giải pháp khoa học giúp thâm canh lúa bền vững [trực tuyến]. Đọc từ: (đọc ngày 05.09.2010).
Bên cạnh đó những nghiên cứu ứng dụng thành công các loại thuốc diệt sâu rầy bằng phương pháp sinh học vừa mang lại hiệu quả lại vừa tiết kiệm cho nông dân với mục đích muốn hạn chế việc dùng thuốc hóa học. Đây là một tín hiệu tốt cho ngành nông nghiệp, nhưng lại là một yếu tố kìm hãm doanh số của các doanh nghiệp kinh doanh thuốc phục vụ nông nghiệp.
Bảng 5. 1. Ma trận EFE.
Stt
Các yếu tố bên ngoài
Trọng
số
Điểm
Điểm có trọng số
1
Thị trường nguyên liệu ổn định
0.17
4
0.68
2
Thị trường phân bón của Việt Nam sẽ tăng trưởng nhanh
0.15
3
0.45
3
Nhu cầu sử dụng phân chưa cao do người nông dân chưa quen dùng phân
0.11
2
0.22
4
Diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp do sự gia tăng dân số
0.11
2
0.22
5
Cạnh tranh không lành mạnh về giá và gian lận thương mại
0.09
1
0.09
6
Cơ quan quản lý Nhà Nước siết chặt các qui định về quản lý môi trường
0.17
3
0.51
7
Phân bón có nhiều tiềm năng ở thị trường nội địa
0.20
3
0.60
Tổng cộng
1.00
2.77
Nhận xét: Tổng điểm có trọng số là 2.77 cho thấy khả năng phản ứng của doanh nghiệp tư nhân Hương Việt trước các mối đe dọa và các cơ hội bên ngoài ở mức trên trung bình nhưng chưa thực sự tốt.
CHƯƠNG 6: CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CHO DOANH NGHIỆP HƯƠNG VIỆT GIAI ĐOẠN 2010 – 2015
Những chiến lược cần hoạch định cho doanh nghiệp
6.1. Ma trận các yếu tố bên trong- bên ngoài (IE)
Tổng điểm của ma trận IFE là 2,41 và tổng điểm của ma trận EFE là 2,77.
Tổng điểm quan trọng của ma trận EFE
Mạnh
3,00 – 4,00
Trung bình
1,99 – 2,99
Yếu
1,00 – 1,99
Tổng điểm quan trọng của ma trận IFE
Cao từ 3,00 đến 4,00
Trung bình từ 1,99 đến 2,99
Thấp từ 1,00 đến 1.99
Hình 6. 1. Ma trận IE.
Hương Việt đang ở vị trí số V. Cho thấy doanh nghiệp đang ở giai đoạn nắm giữ và duy trì. Vì vậy, các chiến lược công nên tập trung xây dựng bao gồm: tăng trưởng tập trung (thâm nhập thị trường) và chiến lược tích hợp (phát triển sản phẩm).
6.2. Ma trận lưới chiến lược kinh doanh (GE)
Bảng 6. 1. Tính hấp dẫn của ngành.
Tiêu chí đánh giá mức hấp dẫn của ngành
Trọng số
Điểm
Điểm có trọng số
Qui mô của ngành
0,23
4
0,92
Tốc độ tăng trưởng
0,30
2
0,6
Khả năng sinh lợi
0,28
3
0,84
Nhu cầu về vốn
0,20
1
0,2
2,56
Bảng 6. 2. Vị thế cạnh tranh.
Nhân tố thành công trong ngành
Trọng số
Điểm
Điểm có trọng số
Phân phối
0,14
2
0,28
Thương hiệu
0,16
2
0,32
Chất lượng sản phẩm
0,21
3
0,63
Marketing
0,10
2
0,20
Thị phần
0,12
2
0,24
Qui mô sản xuất
0,14
2
0,28
Công nghệ sản xuất
0,14
3
0,42
2,37
MỨC HẤP DẪN CỦA NGÀNH
Cao
VÙNG XANHSBU mạnh
SBU chấm hỏi
Trung bình
Thấp
SBU tạo lợi nhuận
VÙNG ĐỎSBU yếu
Mạnh
Trung bình
Yếu
VỊ THẾ CẠNH TRANH
Hình 6. 2. Ma trận GE.
Nhận xét: Doanh nghiệp đang ở vị trí trung bình, doanh ngiệp cần có chiến lược giữ vững thị phần, để phát triển doanh nghiệp theo hướng tốt nhất.
6.3. Ma trận SWOT
SWOT
Cơ hội (O)
O4. Xu hướng sử dụng phân bón vi sinh ngày càng cao
O5. Tỷ lệ lạm phát được kiềm chế
O6. Nhu cầu sử dụng sản phẩm sạch càng cao
O7. Có chính sách hỗ trợ của nhà nước
O8. Điều kiện tự nhiên thuận lợi
O9. Thị trường nguyên liệu ổn định
O10. Thị trường phân bón vi sinh VN tăng trưởng mạnh.
O11. Ngành nghiên cứu bằng phương pháp sinh học đang phát triển
Đe dọa (T)
T1. Tình trạng thuốc nhập lậu vẫn cao
T2. Tín dụng tăng mạnh
T3. Cạnh tranh không lành mạnh về giá
T4. Nhu cầu sử dụng phân bón vi sinh chưa cao
T5. Xuất hiện nhiều đối thủ tiềm ẩn
T6. Trình độ của người nông dân chưa cao
T7. Diện tích đất nông nghiệp dần bị thu hẹp.
Điểm mạnh (S)
S1. Thương hiệu có uy tín
S2. Dịch vụ khách hàng tốt
S3. Nguồn nguyên vật liệu không bị phụ thuộc vào nhà cung cấp
S4. Có chính sách hỗ trợ và đào tạo nhân viên
S5. Có chính sách giá phù hợp
S6. Tài chính vững mạnh
S7. Có bí quyết công nghệ chế biến.
Các chiến lược S - O
S1+S2+O1+O3: Với công nghệ chế biến tiên tiến kết hợp với quản lý nguồn nguyên liệu tốt và đẩy mạnh Marketing để tăng thị phần
=> Thâm nhập thị trường nội địa.
Các chiến lược S – T
S3+T4+T5: Với dịch vụ khách hàng tốt như hướng dẫn, hỗ trợ nông dân dùng thử, doanh nghiệp giúp nông dân hiểu rõ hơn về sản phẩm làm cho nhu cầu sử dụng tăng.
=> Phát triển thị trường.
Điểm yếu (W)
W1. Marketing chưa hiệu quả
W2. Cơ sở hạ tầng chưa được đầu tư
W3. Qui mô sản xuất nhỏ
W4. Kỹ năng chuyên môn của nhân viên chưa cao
W5. Thông tin bên ngoài còn hạn chế
Các chiến lược W – O
W2+W3+O4 : Với sự hỗ trợ tín dụng của Nhà nước doanh nghiệp có điều kiện đầu tư vào cơ sở hạ tầng và nâng cao qui mô sản xuất.
=> Tăng trưởng nội bộ.
Chiến lược W – T
W4 + T4: đào tạo nguồn nhân lực có chuyên môn cao để tìm hiểu nhu cầu của thị trường nhằm đáp ứng thị hiếu của khách hàng
=> Phát triển sản phẩm
W2, W3 + T5: đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng để tạo lợi thế cạnh tranh, đồng thời mở rộng qui mô sản xuất thông qua việc mua lại đối thủ tiềm ẩn.
=> Tích hợp theo chiều ngang
W1 + T5: tập trung vào marketing để thu hút và kích thích nhu cầu sử dụng phân sinh học của nông dân làm tăng doanh thu cho doanh nghiệp.
=> Thâm nhập thị trường nội địa.
Những chiến lược được chọn sau khi phân tích ma trận SWOT là :
§ Thâm nhập thị trường nội địa (nhóm chiến lược S – O và W – T).
§ Phát triển thị trường (nhóm chiến lược S – T).
§ Phát triển sản phẩm (nhóm chiến lược W – T).
§ Tăng trưởng nội bộ (nhóm chiến lược W – O).
Tích hợp theo chiều ngang (nhóm chiến lược W – T).
CHƯƠNG 7 : CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC
7.1. Giải pháp về cấp quản trị:
Nên thành lập bộ phận chuyên nghiên cứu thị trường, bộ phận này sẽ giúp cho doanh nghiệp nắm rõ về xu hướng phát triển của thị trường, từ đó đánh giá và phân tích thị trường giúp chủ doanh nghiệp đưa ra quyết định phù hợp và đúng đắn và nắm bắt được nhu cầu của thi trường và cơ hội kinh doanh. Qua đó, lựa chọn phù hợp thị trường mục tiêu, khách hàng mục tiêu nhằm tập trung nguồn lực để đảm bảo sự phát triển lâu dài của sản phẩm.
7.2. Giải pháp về nhân sự:
Doanh nghiệp cần đầu tư vào chính sách đào tạo nhân viên có tay nghề lẫn chuyên môn, tạo điều kiện để họ tham gia các khóa đào tạo ngắn hạn chuyên môn nghiệp vụ, tham gia các lớp tập huấn để nâng cao trình độ và mở rộng thêm kiến thức.
Ngoài ra, trong tương lai doanh nghiệp nên tuyển thêm chuyên viên về Marketing và chuyên viên PR. Với chuyên viên Marketing sẽ giúp tham gia xây dựng các chương trình Marketing cho sản phẩm, triển khai kế hoạch Marketing. Đối với chuyên viên PR sẽ có nhiệm vụ tổ chức các sự kiện, thông tin và quan hệ cộng đồng, với người nông dân thông qua dịch vụ chăm sóc khách hàng. Những chuyên viên sẽ hỗ trợ giúp hoạch định và triển khai hữu hiệu các hoạt động marketing như PR, truyền thông và quảng bá.
7.3. Giải pháp về Marketing và bán hàng
Mở rộng kênh phân phối sang các huyện trong tỉnh An Giang – nơi có nhiều diện tích đất canh tác, nông nghiệp phát triển, tham gia các hội chợ nhằm quảng báo thương hiệu đến với người tiêu dùng. Từ đó, mở rộng thị trường sang các tỉnh ở đồng bằng sông Cửu Long.
Đẩy mạnh công tác quảng cáo và tăng chiết khấu thương mại đối với một số khách hàng thân thiết hay các đại lý phân phối quen thuộc, qua đó giúp doanh nghiệp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm. Bên cạnh đó cũng phải mở rộng quan hệ, gắn bó với lâu dài với đại lý. Hiểu về nhu cầu của họ để đề xuất các giải pháp phù hợp và hiệu quả.
Bên cạnh đó, cần thiết lập các mối quan hệ bên ngoài rộng rãi và hữu hiệu với chính quyền, các cơ quan truyền thông, các nhà khoa học hay các tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp. Qua đó, giúp cho việc quảng bá và truyền thông của doanh nghiệp có tính khác biệt, có hiệu quả hơn.
7.4. Giải pháp về tài chính
Doanh nghiệp cần tập trung huy động nhiều nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng, đào tạo nhân viên, mở rộng qui mô sản xuất và đảm bảo cho các chiến lược được thực hiện.
CHƯƠNG 8: KẾT LUẬN
8.1. Kết luận
Qua việc phân tích tình hình hoạt động của DNTN Hương Việt, tuy chỉ mới thành lập nhưng Hương cũng đã không ngừng nổ lực để đạt được mục tiêu đề ra trở thành doanh nghiệp dẫn dầu trong ngành sản xuất và phân phối phân bón sinh học ở đồng bằng sông Cửu Long.
Đồng thời doanh nghiệp cần phát huy điểm mạnh, tận dụng những cơ hội, đồng thời khắc phục những điểm yếu hạn chế và hạn chế những mối đe dọa thông qua việc thực hiện các chiến lược cụ thể như: phát triển sản phẩm, thâm nhập thị trường nội địa, tích hợp hàng ngang. Nhưng để thực hiện các chiến lược này có hiệu quả và thành công doanh nghiệp cần huy động nguồn vốn nhất định để đầu tư thực hiện các chiến lược trên.
Thông qua việc phân tích môi trường nội bộ đã cho thấy doanh nghiệp tuy nhỏ lại vừa mới được thành lập trong thời gian gần đây nhưng đã đảm bảo qui trình sản xuất từ đầu vào đến đầu ra của sản phẩm, cùng với công nghệ được nhập từ Đức, nhờ đó sản phẩm cung cấp bảo đảm chất lượng khi đến với người tiêu dụng, song song doanh nghiệ cũng mang lại giá trị gia tăng cho khách hàng thông qua dịch vụ chăm sóc khách hàng như xuống hướng dẫn hỗ trợ tư vấn cho người nông dân. Mặc dù có một số mặt hạn chế trong các hoạt động hỗ trợ như quản trị nhân sự cần chú trọng khâu quản lí đội ngũ nhân viên có hiệu quả hơn, nhất là trong việc đào tạo nhân viên, khuyến khích nhân viên đóng góp ý kiến cho doanh nghiệp trong quá trình làm việc tại doanh nghiệp, bên cạnh đó cũng cần thuê nên thuê thêm nhân viên để làm giảm bớt khối lượng công việc cho nhân viên đang làm việc tại đây. Đối với cơ sở vật chất hạ tầng, vốn đầu tư còn hạn chế, hệ thống thông tin chưa kịp thời.
Bên cạnh đó, việc phân cho tích môi trường tác nghiệp cũng cho thấy phân sinh học là một sản phẩm mới nhiều tiềm năng, chính vì thế trong tuwong lại sẽ xuất hiện nhiều đối thủ tiềm ẩn xâm nhập ngành do đó cần phải xây dựng một rào cản để tránh sự xâm nhập nhập của các đối thủ tiềm ẩn. Doanh nghiệp cũng có mộ lợi thế về nguồn nguyên liệu được nhập từ TNHH Quang Dũng (TP. Hồ Chí Minh) tuy chỉ mới thành lập nhưng đã chiếm được niềm tin từ nhà cung cấp vì thế, vì thế chính doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với việc nguồn cung không ổn định từ nhà cung cấp, có nguy cơ ảnh hưởng rất nhiều đến chi phí sản suất của Hương Việt dẫn đến lợi nhuận bấp bênh.
Tóm lại, thông qua việc phân tích DNTN Hương Việt và đề xuất một số chiến lược cho doanh nghiệp. Chúng ta có thể thấy được rằng Hương Việt muốn đạt được mục tiêu đã đề ra cần phải nổ lực nhiều hơn nữa và không ngừng cải tiến qui trình sản xuất, nâng cao tay nghề chuyên môn của nhân viên, tập trung huy động nguồn vốn. Như thế, doanh nghiệp Hương Việt mới có thể mở rộng qui mô, tăng lợi nhuận, ngày càng phát triển để đạt được mục tiêu đã đề ra.
8.2. Hạn chế của đề tài
Việc thu thập số liệu chứng minh còn phần hạn chế do doanh nghiệp Hương Việt mới hoạt động nên việc thu thập số liệu về phần tài chính – kế toán, các chỉ số tài chính về tình hình hoạt động của doanh nghiệp từ khi hoạt động đến nay vẫn còn hạn chế.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Xây dựng chiến lược kinh doanh cho doanh nghiệp tư nhân hương việt giai đoạn 2010 - 2015.doc