Đề tài Xây dựng chính sách quản lý vận tải taxi ở thủ đô Hà Nội

MỤC LỤC Mục lục . i Danh mục chữ viết tắt iii Danh mục bảng biểu . iv Danh mục hình . v Mở đầu . 1 Chương 1: Tổng quan về vận tải bán công cộng và công tác quản lý nhà nước về vận tải . 3 1.1 Các khái niệm cơ bản . 3 1.2 Quản lý vận tải bán công cộng 4 1.2.1 Quản lý giao thông 4 1.2.2 Quản lý vận tải bán công cộng 4 1.3 Phân loại phương tiện vận tải bán công cộng 12 Chương 2: Hiện trạng công tác quản lý vận tải taxi ở thủ đô Hà Nội . 17 2.1 Hiện trạng giao thông vận tải Hà Nội 17 2.1.1 Hiện trạng cơ sở hạ tầng giao thông Hà Nội . 17 2.1.2Hiện trạng VTHKCC thủ đô Hà Nội 21 2.2 Thực trạng hoạt động taxi ở Hà Nội 25 2.2.1 Các doanh nghiệp kinh doanh vận tải taxi ở Hà Nội 25 2.2.2 Hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh vận tải taxi . 26 2.2.3 Thực trạng hoạt động taxi hiện nay ở Hà Nội . 27 2.3 Công tác quản lý taxi ở Hà Nội hiện nay 33 2.3.1 Các văn bản quy phạm pháp luật . 33 2.3.2 Quy trình thành lập doanh nghiệp taxi 34 2.3.3 Cơ cấu tổ chức quản lý 36 2.4 Đánh giá thực trạng . 38 2.4.1 Đánh giá hiện trạng giao thông 38 2.4.2 Đánh giá hiện trạng VTHKCC 38 2.4.3 Đánh giá hiện trạng vận tải taxi . 39 2.4.4 Đánh giá chính sách quản lý taxi hiện nay . 39 Chương 3: Xây dựng chính sách quản lý vận tải taxi ở thủ đô Hà Nội 42 3.1 Mục tiêu xây dựng chính sách . 42 3.2Đề xuất các giải pháp quản lý phương án vận tải taxi . 42 3.2.1 Các giải pháp cơ bản 42 3.2.2 Các giải pháp hỗ trợ . 44 3.2.3 Giải pháp xử lý xung đột . 49 3.3 Đánh giá hiệu quả các giải pháp 50 3.3.1 Đối với các giải pháp cơ bản . 50 3.3.2 Đối với các giải pháp hỗ trợ 51 3.3.3 Đối với giải pháp xử lý xung đột . 53 3.4 So sánh hiệu quả các phương án 53 Kết luận và kiến nghị . 55 Danh mục tài liệu tham khảo . 56 Lời cảm ơn . 57

docx14 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3275 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Xây dựng chính sách quản lý vận tải taxi ở thủ đô Hà Nội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ VẬN TẢI BÁN CÔNG CỘNG VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ VẬN TẢI Các khái niệm chung Vận tải hành khách công cộng Xét về bản chất vận tải hành khách công cộng là hoạt động vận tải mà chủ thể của mục đích chuyến đi khác với người điều khiển phương tiện và thông thường thì chủ thể của mục đích chuyến đi phải trả một khoản tiền cước nhất định cho người vận tải để thực hiện chuyến đi của mình. Như vậy theo tính chất xã hội của đối tượng phục vụ thì VTHKCC là loại hình vận tải phục vụ chung cho xã hội mang tính công cộng trong đô thị, bất luận nhu cầu đi lại thuộc nhu cầu gì (nhu cầu thường xuyên, nhu cầu ổn định, nhu cầu phục vụ cao). Với quan niệm này thì VTHKCC bao gồm các hệ thống vận tải công cộng chính quy (thường gọi là vận tải công cộng hoặc là vận tải công cộng khối lượng lớn) và các hệ thống vận tải công cộng không chính quy hay gọi là vận tải bán công cộng (VD: taxi, xe ôm, xe lam..) Vận tải công cộng chính quy là hệ thống vận tải với các tuyến đường và lịch trình cố định, có sẵn phục vụ nhu cầu của mọi đối tượng chấp nhận cho trả mức giá đã định. Đại diện của loại phổ biến này là xe buýt, vận chuyển đường ray nhẹ, và VTHKCC cao tốc... Vận tải bán công cộng Vận tải bán công cộng là các phương tiện vận hành theo nhu cầu của người sử dụng, người sử dụng là tất cả những bên có nhu cầu đi lại và chấp nhận chi trả một mức giá nhất định được thỏa thuận với nhà vận chuyển (người sở hữu / sử dụng phương tiện). Hành trình và biểu đồ chạy xe của phương thức này không cố định, thay đổi theo nhu cầu của người thuê. Vận tải taxi Ô tô taxi là loại xe ô tô không quá 8 ghế ( kể cả ghế người lái) được thiết kế để vận chuyển khách. Kinh doanh vận tải khách bằng taxi là kinh doanh vận tải khách bằng ô tô có lịch trình và hành trình theo yêu cầu của khách, cước tính theo đồng hồ tính tiền. Phân biệt giữa vận tải bán công cộng với vận tải công cộng và vận tải cá nhân Bảng1.1: Phân biệt giữa vận tải bán công cộng với vận tải công cộng và vận tải cá nhân Quản lý vận tải bán công cộng 1.2.1 Quản lý giao thông vận tải Quản lý giao thông có thể hiểu là những tác động đến hệ thống giao thông vận tải bằng một tập hợp các giải pháp nhằm tạo ra trạng thái cân bằng tối ưu giữa nhu cầu vận tải và năng lực cung ứng của cơ sở hạ tầng và dịch vụ vận tải (theo Boltze ,2003) Mục tiêu của quản lý giao thông vận tải Mục tiêu là sử dụng hiệu quả nhất không gian đường cho giao thông vận tải của các đối tượng tham gia giao thông thông qua việc cải thiện cơ sở hạ tầng, cung cấp các công trình giao thông và thực hiện các biện pháp kỹ thuật nhỏ, nâng cao ý thức của người tham gia giao thông và quản lý hiệu quả nhu cầu giao thông. Quy trình quản lý giao thông vận tải Quy trình quản lý giao thông là một loạt những biện pháp và hoạt động được thực hiện thường xuyên và liên tục để cải thiện tình hình giao thông. Do điều kiện giao thông cũng không ở trạng thái bất biến mà thay đổi theo thời gian, cùng với sự giá tăng của số lượng xe máy và ô tô tham gia giao thông hay cùng với sự phát triển và mở rộng mạng lưới đường. Do vậy, cần phải thiết lập một cơ chế trong đó quy trình quản lý giao thông được xem xét và cân nhắc lại thường xuyên để có thể đáp ứng được những thay đổi trong những điều kiện giao thông khác nhau. Hình 1.1: Quy trình quản lý giao thông vận tải Quản lý Nhà nước về giao thông vận tải đô thị là sự tác động của bộ máy quản lý Nhà nước vào các quá trình, các quan hệ kinh tế - xã hội trong hoạt động giao thông vận tải đô thị từ quy hoạch, kế hoạch đến tổ chức thực hiện, từ xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật đến khai thác phương tiện, từ tổ chức giao thông trên mạng lưới đến tổ chức, quản lý, khai thác bến bãi và các hoạt động khác nhằm hướng ý chí và hành động của các chủ thể kinh tế vào thực hiện tốt nhiệm vụ của giao thông vận tải đô thị, kết hợp hài hòa lợi ích cá nhân, tập thể và lợi ích Nhà nước. Quản lý doanh nghiệp GTVT đô thị Quản lý doanh nghiệp GTVT đô thị là hoạt động của chủ thể quản lý tác động vào các yếu tố quan trọng trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp như nhân lực, kỹ thuật công nghệ, vật tư nguyên vật liệu, tài chính và kế toán, marketing, thông tin, hành chính, quan hệ… nhằm đảm bảo sự ổn định, hiệu quả trong hoạt động GTVT đô thị để đạt được mục tiêu kinh doanh. Nhưng do hạn chế về thời gian và năng lực nên đồ án không thể đi sâu vào quản lý doanh nghiệp được mà đề tài giới hạn trong phần quản lý Nhà nước về GTVT đô thị chung và vận tải bán công cộng nói riêng. Nội dung quản lý nhà nước về giao thông vận tải đô thị Bảng 1.2 : Nội dung quản lý GTVT đô thị Lĩnh vực Nội dung quản lý Kết cấu hạ tầng GTVT - Quy hoạch đất dành cho GT - Đảm bảo yêu cầu kỹ thuật và AT cho công trình - Bến xe, bãi đỗ xe, nơi đỗ xe… Phương tiện tham gia giao thông - Điều kiện tham gia giao thông - Đăng ký và biển số xe cơ giới - Tiêu chuẩn chất lượng phương tiện… Người điều khiển phương tiện -Tiêu chuẩn sức khỏe - Bằng lái xe - Bảo hiểm… Quy tắc giao thông - Hệ thống báo hiệu và chấp hành báo hiệu - Sử dụng làn đường - Chuyển luồng, lùi,vượt, tránh xe - Đi trên giao lộ, đường cao tốc, hầm - Tải trọng,vận tốc giới hạn… Hoạt động vận tải - Vận chuyển hành khách - Vận chuyển hàng hóa - Điều kiện kinh doanh - Bảo hiểm trách nhiệm dân sự Thanh tra chuyên ngành GTVT - Chức năng - Nội dung hoạt động - Tổ chức, biên chế Nguồn: Nghiêm Văn Dĩnh (2003) 1.2. 2 Quản lý nhà nước về vận tải bán công cộng a, Khái niệm Quản lý Nhà nước về vận tải bán công cộng là toàn bộ hoạt động quản lý của các cơ quan chấp hành và điều hành của bộ máy Nhà nước để tác động vào các quá trình, các quan hệ thuộc hoạt động vận tải bán công cộng. b, Nội dung và hình thức quản lý Nhà nước đối với vận tải bán công cộng - Nhà nước xác định mục tiêu, hoạch định chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng các chính sách, vạch quy hoạch và kế hoạch phát triển vận tải bán công cộng. Kết quả của nó được thể hiện trong quyết định quản lý Nhà nước trong những hình thức pháp lý nhất định. - Nhà nước quản lý kinh tế nói chung và quản lý vận tải bán công cộng nói riêng bằng công cụ riêng của mình đó là pháp luật. Hoạt động quản lý của Nhà nước là hoạt động mạng tính chất Nhà nước, pháp luật là công cụ sắc bén và không thể thiếu để xác lập và đảm bảo được tính điều chỉnh và trật tự của những quan hệ kinh tế nảy sinh trong nền kinh tế thị trường. Pháp luật phân biệt với những công cụ khác mà Nhà nước sử dụng trong quản lý kinh tế bởi những đặc trưng riêng và thuộc tính đặc biệt vốn có của pháp luật.Những thuộc tính quan trọng của pháp luật là : tính quy phạm, tính xác định về mặt hình thức, tính cưỡng chế và tính năng động. - Nhà nước quản lý hoạt động vận tải bán công cộng thông qua việc ban hành các quyết định quản lý kinh tế, tổ chức thực hiện, kiểm tra và giám sát thực hiện các quyết định ấy. Những quyết định quản lý này làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt các quan hệ pháp luật kinh tế. c, Phân loại công cụ quản lý Công cụ quản lý kinh tế vĩ mô được Nhà nước sử dụng để điều chỉnh toàn bộ nền kinh tế nói chung và hoạt động vận tải bán công cộng nói riêng, tạo ra môi trường thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Chúng thực hiện những chức năng sau: Chức năng hướng dẫn Chức năng điều tiết Chức năng kiểm soát Công cụ quản lý bao gồm một tập hợp các công cụ hữu hình và công cụ vô hình, trong đó công cụ hữu hình gồm: Hình 1.2: Các công cụ quản lý hữu hình Trên một góc độ khác có thể quy các công cụ quản lý thành 3 nhóm công cụ quan trọng nhất là: Công cụ Pháp luật Kế hoạch Chính sách Hình 1.3: Các công cụ quản lý quan trọng nhất Công cụ pháp luật Công cụ pháp luật được hiểu là tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ kinh tế - xã hội phát sinh trong lĩnh vực kinh tế nhằm đảm bảo cho toàn bộ nền kinh tế quốc dân hoạt động một cách trật tự, tối ưu theo ý chí, nguyện vọng và lợi ích của giai cấp thống trị và của toàn xã hội. Các luật giao thông là một nhánh của pháp luật kinh tế, bao gồm tổng thể các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành nhằm tác động và điều chỉnh các hoạt động của pháp nhân kinh tế và các quan hệ kinh tế, xã hội, kỹ thuật và mỹ thuật phát sinh trong quá trình xây dựng, khai thác, tổ chức, tổ chức vận tải…nhằm đảm bảo cho các hoạt động sản xuất kinh doanh tiến hành có hiệu quả đúng pháp luật và thực hiện được các mục tiêu kinh tế xã hội do Nhà nước đặt ra. Đối tượng điều chỉnh của công cụ pháp luật Nếu xét theo phương diện các lĩnh vực hoạt động giao thông vận tải đô thị thì các quan hệ kinh tế - xã hội nảy sinh trong các lĩnh vực hoạt động ấy đều thuộc đối tượng điều chỉnh cảu pháp luật kinh tế ; bao gồm: Các quan hệ kinh tế - xã hội giữa các chủ thể trong quy hoạch xây dựng và bảo trì các công trình giao thông đô thị Các quan hệ kinh tế - xã hội giữa các chủ thể trong tổ chức vận tải ( hàng hóa và hành khách), tổ chức giao thông Các quan hệ kinh tế - xã hội giữa các chủ thể sản xuất, cung ứng, khai thác các phương tiện vận tải đô thị. Nếu xét về phương diện các chủ thể tham gia vào hoạt động giao thông đô thị thì bao gồm: Hình 1.4 : Đối tượng điều chỉnh của pháp luật Công cụ chính sách Nhà nước đưa ra các chính sách kinh tế nhằm hỗ trợ hay hạn chế đối với doanh nghiệp, HTX kinh doanh trong lĩnh vực vận tải bán công cộng tùy thuộc vào tình hình hiện tại và định hướng phát triển trong tương lai. Công cụ kế hoạch Vận tải bán công cộng có vai trò quan trọng trong hệ thống giao thông đô thị, tuy thị phần vận tải bán công cộng còn nhỏ nhưng nó đóng vai trò hết sức quan trọng, cụ thể như sau: - Chuyển tải hành khách, hay gom khách hàng đến các nhà ga, bến xe, sân bay. - Đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân ở những nơi dịch vụ VTHKCC chưa hoạt động, hay VTHKCC không thể tiếp cận đến nơi. - Đáp ứng các chuyến đi cấp bách mà không điều kiện di chuyển bằng VT cá nhân Từ vai trò của phương thức vận tải bán công cộng, Nhà nước đưa ra định hướng phát triển cho tương lai về về tốc độ phát triển, đưa ra tỷ phần đảm nhiệm bao nhiêu phần trăm trong tổng khối lượng vận chuyển hành khách. Ngoài ra nhà nước định hướng mô hình hoạt động của vận tải bán công cộng như doanh nghiệp, hợp tác xã trong tương lai sẽ hoạt động như thế nào. d, Quy trình quản lý Cấp chính phủ và các bộ - Chính phủ: trong lĩnh vực quản lý vận tải bán công cộng thì chính phủ có vai trò phê duyệt, thông qua các quy hoạch chiến lược phát triển cho vận tải bán công cộng của cả nước, đặc biệt là các đô thị lớn như Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, chính phủ ban hành các văn bản pháp luật như luật, nghị định, quyết định, thông tư… - Bộ giao thông vận tải: Trình Chính phủ dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội, dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; dự thảo nghị quyết, nghị định của Chính phủ theo chương trình, kế hoạch xây dựng pháp luật hàng năm của Bộ đã được phê duyệt và các dự án, đề án theo phân công của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về vận tải bán công cộng. Trình Thủ tướng Chính phủ chiến lược, quy hoạch phát triển về vận tải bán công cộng; các chương trình, dự án quốc gia thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ về vận tải bán công cộng; các dự thảo quyết định, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ. Ban hành các quyết định, chỉ thị, thông tư thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ về vận tải bán công cộng; xây dựng để trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia trong các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ về vận tải bán công cộng. Chỉ đạo, hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra và chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch đã được phê duyệt thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ về vận tải bán công cộng. Về quản lý vận tải : hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện điều kiện kinh doanh vận tải bán công cộng, cơ chế, chính sách phát triển vận tải bán công cộng, các dịch vụ hỗ trợ vận tải theo quy định của Chính phủ; Quy định tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, công nghệ vận hành, khai thác vận tải bán công cộng. - Bộ kế hoạch đầu tư: Giúp chính phủ thống nhất quản lý Nhà nước về công tác đăng ký kinh doanh, hướng dẫn thủ tục đăng ký kinh doanh, kiểm tra, theo dõi, tổng hợp tình hình thực hiện đăng ký kinh doanh và sau đăng ký kinh doanh của các doanh nghiệp kinh doanh vận tải bán công cộng trên phạm vi cả nước. Xây dựng tiêu chí và định mức phân bổ chi đầu tư phát triển; giám sát, đánh giá hiệu quả sử dụng vốn đầu tư phát triển của Nhà nước về vận tải bán công cộng. - Bộ tài chính:thực hiện các chức năng quản lý Nhà nước về tài chính trong lĩnh vực đầu tư và phát triển: nghiên cứu xây dựng các chính sách, chế độ quản lý đầu tư phát triển vận tải bán công cộng; phối hợp với bộ GTVT và bộ Kế hoạch đầu tư phân bổ kế hoạch cấp phát vốn vay và viện trợ của Chính phủ dành cho đầu tư phát triển vận tải bán công cộng; thanh tra, kiểm tra tài chính.   Ban hành quy định về thủ tục, quy trình nghiệp vụ thu, nộp thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác của ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật; hướng dẫn các nghiệp vụ: khai thuế, tính thuế, nộp thuế…cho các doanh nghiệp kinh doanh vận tải bán công cộng. - Các bộ quản lý ngành về đất đai, tài nguyên, công nghệ, môi trường, thương mại, bảo tồn, bảo tàng di tích, di sản văn hóa, cảnh quan, an ninh, quốc phòng… có trách nhiệm xem xét và có ý kiến bằng văn bản về các vấn đề có liên quan của dự án liên quan đến hoạt động vận tải bán công cộng. Cấp thành phố - UBND thành phố: có chức năng phê duyệt, thông qua các chiến lược phát triển, định hướng phát triển, đưa ra các quyết định về quản ký Nhà nước, quản ký hoạt động kinh tế trong lĩnh vực vận tải bán công cộng. - Sở GTVT: có chức năng tham mưu, giúp UBND thành phố thực hiện quản lý Nhà nước về vận tải bán công cộng Đề xuất, kiến nghị về việc xây dựng văn bản, quy định về quản lý chuyên ngành với Bộ GTVT cho hoạt động dịch vụ vận tải bán công cộng. Hướng dẫn kiểm tra việc thực hiện điều kiện kinh doanh, cơ chế chính sách phát triển vận tải bán công cộng, các dịch vụ hỗ trợ vận tải bán công cộng theo quy định của pháp luật. Thực hiện cấp giấy phép khai thác vận tải hành khách bằng ô tô, cấp phù hiệu cho xe taxi. Đăng ký, đăng kiểm phương tiện vận tải bán công cộng. - Sở kế hoạch đầu tư: tổ chức thực hiện công tác đăng ký kinh doanh,thành lập doanh nghiệp, hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực vận tải bán công cộng trên địa bàn thành phố theo quy định của Nhà nước. - Sở tài chính: là cơ quan chuyên môn tham mưu cho và giúp UBND thành phố Hà Nội thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về tài chính, ngân sách Nhà nước, thuế, lệ phí và thu khác. Các sở khác có trách nhiệm xem xét và có ý kiến bằng văn bản về các vấn đề có liên quan của dự án liên quan đến hoạt động vận tải bán công cộng. Phân loại phương tiện vận tải bán công cộng 1. Xích lô Xích lô xuất hiện vào khoảng năm 1939. Chiếc đầu tiên do một người dân miền Charente  tên là Coupeaud, một người đam mê thể thao phát minh ra. Phải vất vả lắm ông mới vận động Bộ Công chánh công nhận sáng chế và cấp phép lưu hành, sau khi đã tham khảo ý kiến của hai nhà vô địch Tour de France là Georges Speicher và Le Grèves. Nhưng rút cục nó lại không trở thành phương tiện giao thông ở nước Pháp mà thành phố đầu tiên được cấp phép sử dụng loại phương tiện này là ở thuộc địa: Phnompenh - Campuchia. Từ Phnompenh, Coupeaud đã tổ chức một cuộc hành trình tới Sài Gòn. Hai người đạp thuê đã thay phiên nhau đạp một mạch gần 200 km hết có 17 giờ 23 phút. Số liệu thống kê cho biết, cuối năm 1939, Sài Gòn chỉ có 40 chiếc xích lô thì qua năm 1940, con số này đã là 200 chiếc. Xích lô là loại phương tiện giao thông cổ xưa nhất còn tồn tại ở Hà Nội. Ngày nay, số lượng xích lô giảm mạnh do không phù hợp với sự phát triển của xã hội, tại các thành phố lớn như Hà Nội thì xích lô chỉ được phép hoạt động du lịch trong nội thành và phải đăng ký kinh doanh với sự quản lý của nhà nước. Xích lô xưa và nay 2. Xe lam Là loại phương tiện cơ giới nhỏ ba bánh, ưu điểm của nó là tính cơ động cao, có thể đi lại ở những đường phố hẹp. Gọi là xe Lam vì trước đây xe thường dùng động cơ nổ của hãng lambretta của Ý. Xe lam là một phương tiện giao thông công cộng phổ biến ở nước ta từ rất lâu, nhất là phổ biến tại miền Nam từ thập niên 60 của thế kỷ trước, dành cho người lao động bình dân. Xe Lam có cấu trúc tương tự như xe Tuktuk ở Thái Lan và một số nước khác như Ấn Độ, Bangladesh… Xe lam bị hạn chế vì đã không phù hợp nữa Nhưng hiện nay ở nước ta thì xe lam đã bị hạn chế vì nó không phù hợp với đô thị hiện nay vì xe lam gây ô nhiễm về khí xả, tiếng ồn, mất mỹ quan thành phố… 3. Xe ôm Xe ôm có thể xuất hiện lần đầu tiên ở Hà Nội sau khi áp dụng chính sách Đổi mới vào năm 1989. Sự xuất hiện này có hai lý do: sự sụp đổ của vận tải hành khách công cộng và sự bùng nổ của xe máy. Khi chủ xe cho một người đi nhờ xe với một khoản thù lao thì đây là một hiện tượng không hề dự tính trước nhưng lại đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân. Về mặt luật pháp, đó là cách hành động không được công nhận chính thức và chủ yếu mọi người thực hiện một cách bí mật. Tuy nhiên, tại thời điểm đó nhiều nhiều doanh nghiệp bắt đầu thành lập và cuối cùng thì nghề xe ôm đã được nới lỏng hơn mặc dù chưa bao giờ được chấp nhận chính thức. Quản lý xe ôm vẫn đang là vấn đề cấp thiết Dịch vụ xe ôm là một loại hình dịch vụ dựa trên cơ sở cung cấp của cá nhân và hiện chưa có tín hiệu cho thấy chủ sở hữu đội xe này cho phép lái xe sử dụng phương tiện theo mức phí hàng ngày. Thời kỳ đầu, xe ôm cạnh tranh với một số dịch vụ xe buýt. Ngày nay, sau khi sự phục hồi của hệ thống dịch vụ xe buýt tại Hà Nội, vai trò đó đã thay đổi chút ít. Xe ôm không chỉ đóng vai trò là phương tiện thay thế với chi phí thấp hơn taxi mà còn là phương tiện thay thế có chức năng gom hành khách đợi tại các điểm dừng xe buýt. Trên thực tế xe ôm phát huy hiệu quả ở những khu vực còn hạn chế về đường giao thông tiếp cận. 4. Taxi Taxi có nguồn gốc từ xe ngựa chở thuê, người điều khiển ngồi đằng trước, cũng đôi khi ngồi đằng sau, hành khách ngồi trong một cái hộp có mái che, khi nào cần dừng lại hoặc đi tiếp thì họ gõ cây gậy vào thành hộp để ra hiệu cho chủ xe biết. Đồng hồ taximet hiện đại được phát minh bởi người Đức Wilhelm Bruhn vào năm 1891. Hệ thống taxi hiện đại xuất hiện tại Hà Nội khoảng năm 1994. Trước tiên dịch vụ được một công ty taxi cung cấp bằng hình thức nhận yêu cầu qua điện thoại và toàn hệ thống được theo dõi bằng trung tâm điều khiển radio. Hệ thống mới này rất thành công và ngay sau đó có nhiều công ty cạnh tranh xuất hiện trên thị trường. Taxi là loại hình vận tải bán công cộng phát triển rất nhanh ở Hà Nội 5. Một số phương tiện vận tải bán công cộng khác Xe dành cho người khuyết tật Xe dành cho người khuyết tật ở các nước phát triển Đây là chương trình được đưa ra đầu tiên tại Mỹ, sau khi đạo luật dành cho người khuyết tật của Mỹ về sử dụng phương tiện vận tải công cộng ra đời. Khi người khuyết tật không thể tham gia giao thông như người bình thường bằng các phương tiện vận tải công cộng thông thường như xe buýt,tàu điện… thì dịch vụ vận chuyển người khuyết tật bằng xe chuyên dùng xuất hiện. Dịch vụ này sau đó được sử dụng cho cả người già khi cần di chuyển, trước khi sử dụng thì phải gọi điện đăng ký thời gian chuyến đi và điểm đến của chuyến đi để các nhà cung cấp dịch vụ lên lịch trình và tìm ra con đường ngắn nhất nhằm tiết kiệm chi phí. Jeepney Jeepney là phương tiện vận tải công cộng phổ biến nhất ở Philipin. Ban đầu chúng được làm từ xe quân sự Jeeps của Mỹ sau chiến tranh thế giới thứ 2 và sau đó được trang trí và bố trí chỗ ngồi nhiều hơn. Jeepney đã trở thành biểu tượng của nền văn hóa Philipin. Khi quân đội Mỹ rời khỏi Philipin vào cuối thế chiến thứ 2, hàng trăm xe Jeeps dư thừa đã được bán lại cho các địa phương ở Philipin. Người philipin đã tháo Jeeps xuống để chứa được nhiều hành khách hơn, thêm mái bằng kim loại cho bóng râm và trang trí các loại xe với màu sắc rực rỡ. Jeepney là đặc trưng của đất nước Philipin Jeepney nhanh chóng nổi lên một cách phổ biến và sáng tạo để thiết lập lại giao thông vận tải công cộng rẻ tiền, vốn đã bị phá hủy trong thế chiến thứ 2. Nhận thức được sử dụng rộng rãi của phương tiện, chính phủ Philipin đã bắt đầu hạn chế, lái xe bây giờ phải có giấy phép hành nghề, sử dụng ở các tuyến đường và giá vé cố định hợp lý. Và hiện nay để đối phó với biến đổi khí hậu và giá dầu tăng, thì chính phủ Philipin đã bắt đầu đưa xe Jeepney chạy bằng điện vào hoạt động. Tuktuk Tuktuk là phương tiện đặc trưng phổ biến ở Thái Lan và một số nước ở châu Á với các tên gọi khác nhau như Bangladesh ( baby taxi), Indonesia ( Bajaj hay Bemo), Ấn Độ ( auto-rickshaw)… Phương tiện vận chuyển phổ biến ở đất nước chùa vàng Thái Lan Boda-boda Boda-boda là taxi xe đạp ở Đông Phi, nó được coi là một nền văn hóa xe đạp ở châu Phi, bắt nguồn từ thập niên 60 và 70 của thế kỷ trước tại biên giới của Kenya-Uganda Boda-boda là loại hình vận tải thô sơ ở một số nước châu Phi

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docx5 Chương 1.docx
  • docx1 mục lục.docx
  • docx10 Lời cảm ơn.docx
  • docx2 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.docx
  • docx3 Danh mục bảng biểu.docx
  • docx4 MỞ ĐẦU.docx
  • docx6 CHƯƠNG 2new.docx
  • docx7 Chương 3new.docx
  • docx8 Kết luận và kiến nghị.docx
  • docx9 Tài liệu tham khảo.docx
Luận văn liên quan