Rõ ràng, chúng ta không thể phủ nhận những tác động tích cực trong việc
ban hành các cơ chế quản lý giá chuyển giao trong thời gian qua tại Việt
Nam. Đặc biệt, sự ra đời của Thông tƣ 117/TT/TT-BTC là tiếng nói có giá tr ị
mạnh mẽ, có hiệu lực pháp lý nhằm đƣa hoạt động định giá của các TNC vào
khuôn khổ và tuân thủ đúng pháp luật của Việt Nam. Tuy nhiên, mặc dù chất
lƣợng của các quy tắc xác định giá thị trƣờng mà Việt Nam đƣa ra là hoà n
toàn phù hợp với chuẩn mực và thông lệ quốc tế thì việc thực hiện chúng vẫ n
còn là một vấn đề nhức nhối.
102 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2177 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Xây dựng cơ chế quản lý hoạt động định giá chuyển giao của các công ty xuyên quốc gia tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tăng lên. Ngƣợc lại nếu giá trị đầu ra đƣợc
xác định là cao hơn giá thị trƣờng và không cần điều chỉnh, thì nhƣ đã phân
tích ở trên, nếu xét một cách cục bộ, nghĩa vụ thuế thu nhập doanh nghiệp ở
bên liên kết này có thể tăng lên nhƣng nghĩa vụ thuế của bên cùng giao dịch
sẽ giảm đi đáng kể. Đó là chƣa kể đến những ảnh hƣởng khác nhƣ vấn đề
quản lý về chuyển tiền khi thanh toán, chuyển vốn, chia lãi qua chuyển giá.
(iii) Cơ chế bảo mật thông tin chưa được quy định rõ ràng:
Nhƣ đã phân tích, một trong những mặt tích cực của cơ chế quản lý hiện
nay là đảm bảo bí mật thông tin mà doanh nghiệp cung cấp trong việc giải
trình phƣơng pháp xác định giá. Tuy vậy, cơ chế bảo mật thông tin trong
trƣờng hợp này chƣa đƣợc nhà nƣớc quan tâm điều chỉnh cụ thể, vì thế, sẽ
không thể biết rằng một khi thông tin nội bộ của doanh nghiệp (nhƣ bí mật
công nghệ, giải pháp kỹ thuât,...) bị rò rỉ, gây thiệt hại cho đối tƣợng nộp thuế
thì trách nhiệm của cơ quan quản lý sẽ ra sao, mức bồi thƣờng nhƣ thế nào?
Câu hỏi này vẫn chƣa thể đƣợc trả lời một cách rõ ràng.
(iv) Những hạn chế trong từng phương pháp:
63
Bản thân mỗi phƣơng pháp xác định giá thị trƣờng vẫn còn nhiều điều
chƣa thỏa đáng, hay nói đúng hơn là chƣa phù hợp với điều kiện của nền kinh
tế Việt Nam hiện tại. Ví dụ:
- Đối với phƣơng pháp so sánh giá giao dịch độc lập. Khi sử dụng phƣơng
pháp này, điều cần thiết là doanh nghiệp phải tìm ra một giao dịch tƣơng
đƣơng với giao dịch nội bộ tập đoàn của mình. Nếu đó là giao dịch của
chính công ty đó với một bên độc lập thứ 3 thì điều này hoàn toàn khả thi.
Nhƣng nếu doanh nghiệp không thực hiện giao dịch này với một bên thứ 3
độc lập bên ngoài thì việc tìm kiếm đƣợc một giao dịch của các chủ thể
khác bên ngoài tập đoàn có tính chất tƣơng đƣơng là điều hết sức khó khăn.
- Hay đối với phƣơng pháp giá bán lại, điều cần thiết là phải xác định đƣợc
tỷ lệ lãi gộp bình quân của ngành thƣơng mại. Trong thực tế, tỷ lệ lãi gộp
bình quân của ngành thƣơng mại Việt Nam rất thấp. Do đó, nếu đem áp
dụng cho doanh nghiệp liên doanh hoặc doanh nghiệp 100% vốn nƣớc
ngoài sẽ vô tình làm cho việc định giá mua cao lên, làm giảm lợi nhuận khi
tính thuế. Mặt khác, khi áp dụng phƣơng pháp này, cán bộ thuế phải đánh
giá xem uy tín thƣơng mại của công ty trên thị trƣờng thế nào rồi mới áp
dụng, Điều này có thể gây trở ngại cho cán bộ thuế một khi thiếu những
quy định cụ thể trong việc xếp loại nhãn hiệu thƣơng mại của doanh
nghiệp.
2.2.2. Hạn chế trong việc thực thi các cơ chế quản lý hoạt động định giá
chuyển giao
Thực tế thực hiện quản lý hoạt động định giá chuyển giao của doanh
nghiệp, bên cạnh đó, cũng xuất hiện rất nhiều khó khăn, xuất phát từ nguyên
nhân khách quan lẫn chủ quan:
64
(i) Những chính sách định giá chuyển giao tinh vi và kinh nghiệm của các TNC
Các doanh nghiệp FDI Việt Nam thực chất hiện nay là liên doanh với các
công ty xuyên quốc gia nƣớc ngoài, vốn có một bề dày kinh nghiệm phát triển
ở các nƣớc khác. Trong khi phía Việt Nam chỉ góp vốn trong liên doanh dƣới
dạng đất đai là chủ yếu thì phía đối tác nƣớc ngoài liên doanh góp vốn về mặt
công nghệ, bí quyết, quản lý,.. Có thể nói không ngoa rằng, mọi chính sách
phát triển kinh doanh đều tập trung vào tay của công ty mẹ hoạt động ở nƣớc
ngoài và dĩ nhiên trong đó có chính sách về thuế, chính sách chuyển lợi
nhuận,... Với những kinh nghiệm chuyển giá tinh vi và phức tạp, các TNC dễ
dàng “lách luật” trong những trƣờng hợp nhất định mà phía Việt Nam không
biết, hoặc nếu biết thì cũng chỉ có thể chấp nhận nó, bất chấp nhận thức rằng
có thể gây thiệt hại cho ngân sách quốc gia. Thêm vào đó, để có thể kết luận
đƣợc một giao dịch có hiện tƣợng chuyển giá là một điều không dễ dàng. Nếu
chỉ căn cứ vào các con số công bố về mức thu nhập có chiều hƣớng giảm và
thậm chí là âm hoặc nhìn vào ngân sách thu từ khu vực có vốn đầu tƣ nƣớc
ngoài giảm mà kết luận rằng các TNC đã thực hiện chính sách định giá
chuyển giao là điều hoàn toàn không logic. Có hằng trăm lý do khiến cho
doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả (chi phí quản lý quá cao, tình hình lạm
phát và giá cả đang ngày càng theo lang, đối tác liên doanh phía Việt Nam
không điều hành hoạt động kinh doanh hiệu quả,...) cũng nhƣ có nhiều trƣờng
hợp doanh nghiệp đƣợc hƣởng ƣu đã về thuế,... Điều này khẳng định mối
quan hệ phức tạp, nhiều ngõ ngách trong nội bộ các TNC mà cơ chế quản lý
của nhà nƣớc nhiều khi không thể “chạm vào” đƣợc. Có lẽ vì thể mà khi đƣợc
Đại biểu Quốc hội chất vấn về vấn hiện tƣợng chuyển giá trong Kỳ họp thứ 3,
Quốc hội khóa XII tháng 5/2008, Bộ trƣởng Bộ tài chính Vũ Văn Ninh đã trả
lời một cách “thành thật” và “chua xót” rằng: “Chắc chắn là có chuyển gia.
Để kiểm soát, chúng tôi đã làm hết sức. Nhƣng có cái kiểm soát đƣợc, có
65
cái,... nói thật với Quốc hội..., là không kiểm soát đƣợc vì các công ty chuyển
giá từ nƣớc ngoài.”
(ii) Trình độ của cán bộ thuế còn yếu kém để kiểm tra và phát hiện ra các
hành vi chuyển giá
Đối mặt với những chính sách khôn ngoan và đầy kinh nghiệm trong định
giá chuyển giao của các TNC là một đội ngũ cán bộ thuế với trình độ còn yếu
kém, làm cho vấn đề quản lý định giá chuyển giao đã khó lại càng khó thêm.
Có một thực tế không thể phủ nhận rằng bộ máy quản lý, thanh tra, kiểm tra
thì non kém về trình độ nhƣng lại vẫn mang tƣ tƣởng, tác phong, lề thói làm
việc cũ. Tồn tại một nghịch lý là đoàn kiểm tra thì nhiều nhƣng chất lƣợng
kiểm tra thì không đạt yêu cầu. Nhiều đoàn kiểm tra không có cán bộ có năng
lực chuyên môn nên không phát hiện đƣợc vi phạm của cac doanh nghiệp.
Điều đáng phải quan tâm là năng lực thẩm định giá, khả năng theo dõi
định giá nội bộ, kiểm soát giá quốc tế và những điều luật liên quan đến thuế
thu nhập doanh nghiệp của đội ngũ cán bộ còn rất yếu kém và thiếu chặt chẽ.
Chính tình trạng buông lỏng quản lý, trong đó bao gồm việc kiểm tra của các
cơ quan thuế của Việt Nam đối với các doanh nghiệp liên doanh đã dẫn đến
hiện tƣợng khi doanh nghiệp lỗ hàng trăm tỷ đồng, các cơ quan quản lý nhà
nƣớc mới biết và con số này là một thiệt hại quá lớn cho nguồn ngân sách của
nhà nƣớc. Hay nhức nhối hơn, theo một dự đoán của một chuyên gia nghiên
cứu trong lĩnh vực này thì “phải mất ít nhất... 5 năm Việt Nam mới có thể
điều tra nổi một công ty đa quốc gia có gian lận chuyển giá hay không”.
2.2.3. Những hạn chế trong hoạt động thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài và hệ
thống tài chính liên quan đến định giá chuyển giao
Bên cạnh các biện pháp xác định giá thị trƣờng có tính chất điều chỉnh
trực tiếp hoạt động định giá chuyển giao của các công ty con của các TNC thì
66
công tác quản lý trong chính sách thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài cũng nhƣ các
giám sát tài chính cũng đóng vai trò quan trọng. Đây là những yếu tố thuộc
môi trƣờng bên ngoài, vốn có những tác động đến „thái độ‟ của các TNC
trong khi thực hiện chính sách định giá của mình. Tuy nhiên, thực tế tại Việt
Nam, những yếu tố thuộc môi trƣờng này lại rất lỏng lẻo, điển hình nhƣ:
(i) Công tác giám định kém hiệu quả tạo kẽ hở cho các TNC thực hiện
chính sách định giá chuyển giao tại Việt Nam
Vấn đề quan trọng nhất hiện nay và đang trở thành “tác nhân” khiến các TNC
tha sức dùng thủ đoạn để trốn thuế đó là công tác giám định ở Việt Nam còn yếu
kém, đƣợc coi là khâu yếu nhất trong quản lý doanh nghiệp FDI.
Giám định là việc xác định giá của các tài sản hữu hình, tài sản vô hình
mà các TNC đem vào góp vốn tại Việt Nam. Vì vậy, việc giám định có ý
nghĩa rất quan trọng, bởi nó quyết định lƣợng góp vốn, hay nói cách khác là
tổng chí phí trong quá trình sản xuất kinh doanh của các TNC trong thời gian
hoạt động tại Việt Nam.
Tuy nhiên, do trình độ, năng lực còn hạn chế, không có đội ngũ giám định
viên quốc tế nên số công ty giám định Việt Nam đang hoạt động chỉ tính trên
đầu ngón tay và chƣa hiệu quả. Chính vì trình độ yếu kém đó mà công tác
quản lý Nhà nƣớc trong việc định giá, giám định giá và chất lƣợng tài sản cố
định hữu hình gần nhƣ bị buông lỏng. Việt Nam còn thiếu nhiều văn bản pháp
quy. Bộ Khoa học - Công nghệ, Ban vật giá chính phủ (nay là Cục thẩm định
giá - Bộ tài chính) chƣa chủ trì phối hợp với cơ quan liên quan trình chính
phủ, hoặc ban hành trong thẩm quyền những phƣơng pháp và chuẩn mực làm
căn cứ định giá, chính vì vậy mà xảy ra tình trạng khi cơ quan Chính phủ
trung cầu giám định hoặc tái giám định thì dẫn đến nhiều kết quả khác nhau.
67
Thực tế, cũng là nảy sinh một câu hỏi, tại sao Việt Nam không liên doanh
với công ty giám định nƣớc ngoài không? Nhƣng, do đặc thù của loại hoạt
động tƣ vấn, đòi hỏi trình độ hơn là vốn góp nên bên Việt Nam không đáp
ứng đƣợc và cho đến nay vẫn không có công ty liên doanh nào về giám định.
Vì vậy thị trƣờng hiện nay vẫn bỏ ngỏ cho các công ty giám định nƣớc ngoài.
(ii) Chế độ kế toán, kiểm toán chưa hoàn chỉnh và không đạt chuẩn quốc tế
Đối với công tác quản lýhoạt động định giá chuyển giao, chế độ kế toán
kiểm toán, thuộc sự quản lý của Bộ tài chính đƣợc coi là ý nghĩa quan trọng.
Đây là công tác ảnh hƣởng trực tiếp đến quá trình xác định giá chuyển giao.
Vì hành vi chuyển giá diễn ra trên phạm vi quốc tế nên yêu cầu đối với chế độ
ké toán, kiểm toán lúc này không chỉ là tính hoàn thiện mà còn phải hợp
chuẩn quốc tế. Sự khác biệt giữa chế độ kiểm toán trong nƣớc và chế độ kế
toán thông dụng quốc tế sẽ cản trở việc điều tra chuyển giá vì sự không thống
nhất giữa các số liệu giƣuã công ty con và công ty mẹ. Nhƣ vậy, chế độ kiểm
toán, kế toán rất quan trọng và ảnh hƣởng lớn đến quá trình điều tra chuyển
giá. Song, theo ý kiến nhiều nhà đầu tƣ nƣớc ngoài thì chế độ kế toán doanh
nghiệp Việt Nam còn nhiều điểm chƣa phù hợp và thống nhất với chế độ kế
toán thông dụng quốc tế. Đây là một thực tế xuất phát từ trình độ và năng lực
của các cán bộ ở nƣớc ta còn hạn chế. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến
chế độ kế otán ở các công ty con cũng nhƣ doanh nghiệp liên doanh nếu áp
dụng theo chế độ kế toán ở Việt Nam thì sẽ không tránh khỏi những điểm
không thống nhất với chế độ kế toán ở công ty mẹ. Ngay cả ban thân các cơ
quan quản lý của Việt Nam nếu không nắm vững chế độ kế toán mà bên nƣớc
ngoài áp dụng thì cũng khó đánh giá đƣợc sự chính sác của những con số mà
họ báo cáo trên sổ sách.
Bên cạnh đó, hiện nay, chƣa có sự nhất quán về chuẩn mực kiểm toán
giữa kiểm toán Việt Nam và kiểm toán độc lập nƣớc ngoài. Hiệu lực pháp lý
68
của báo cáo tài chính đã đƣợc kiểm toán chƣa đƣợc khẳng định, dẫn đến tình
trạng chồng chéo giữa các cơ quan quản lý nhà nƣớc.
(iii) Cơ chế kiểm tra và giám sát tài chính đối với hoạt động của các
doanh nghiệp FDI còn nhiều lỏng lẻo
Cho tới nay, mặc dù hầy hết hệ thống pháp luật về quản lý doanh nghiệp,
luật pháp về thuế đều áp dụng cho các loại hình doanh nghiệp, song về chi tiết
đối với từng đối tƣợng doanh nghiệp vẫn còn những quy định đặc thù, vẫn
còn những khoảng trống khác biệt, chƣa có những quy định chặt chẽ để kiểm
tra và giám sát. Ví dụ, đối với các doanh nghiệp có vốn FDI, thông thƣờng chi
phí quản lý đƣợc nâng cao thông qua việc chi trả lƣơng cao cho các giám đốc,
bộ máy điều hành và nhân viên ngƣời nƣớc ngoài, các khoản chi về tiếp thị
quảng cáo chiếm một tỷ trọng lớn trong toàn bộ chi phí sản xuất kinh doanh
của các doanh nghiệp. Bên đối tác nƣớc ngoài, dƣới sự chi phối của công ty
mẹ, sẵn sàng chi những khoản khổng lồ cho tiếp thị và quảng cáo để tạo nên
một thế đứng vững chắc cho nhãn hiệu sản phẩm của mình, bất chấp lợi
nhuận liên doanh tại Việt Nam. Điều này một mặt gây thất thu thuế cho chính
phủ Việt Nam và ảnh hƣớng đến các đối tác Việt Nam, mặt khác đẩy các
doanh nghiệp Việt Nam sản xuất, kinh doanh cùng một loại sản phẩm rơi vào
tình trạng bị chèn ép trên thị trƣờng, dẫn đến phá sản trong cạnh tranh.
Trong thời gian qua, công cụ kiểm tra và giám sát tài chính chủ yếu đối
với các doanh nghiệp FDI là thông qua chính sách thuế. Tuy nhiên, có thể
nhận thấy chính sách thuế đối với doanh nghiệp FDI trong một số trƣờng hợp
đã trở nên bất cập, không thể kiểm tra giám sát chặt chẽ đƣợc.
Kết luận:
Có thể nói, thông tƣ 117 của Bộ tài chính nói riêng và cơ chế quản lý định
giá chuyển giao của Việt Nam nói chung đã dần dần đi theo chuẩn mực của
69
quốc tế khi đƣa ra một cách tiếp cận rất khách quan về giá chuyển nhƣợng của
các doanh nghiệp liên doanh liên kết trong tập đoàn đa quốc gia tại Việt Nam.
Thế nhƣng, đây mới chỉ có thể là những viên gạch đầu tiên vỡ vạc một cơ sở
pháp lý điều chỉnh về một quan hệ xã hội - ở đó có sự “giằng xé” về mặt lợi
ích giữa nhà nƣớc và đối tƣợng nộ thuế, xa hơn là lợi ích của cả một cộng
đồng. Thật đơn giản để thấy rằng lồng ghép trong những quan kệ kinh tế
chằng chịt ấy cũng là vấn đề lợi ích, nhƣng bóc gỡ nó ra để tìm thấy sự bình
đẳng về quyền lợi thì lại không đơn giản chút nào. Dĩ nhiên, trong bối cảnh
mởi mẻ hiện nay (sau 3 năm ban hành), nội dung của các quy định này không
thể tránh khỏi sự phức tạp, khó hiểu, các vấn đề pháp lý đƣợc dặt ra còn nhiều
điều phải bàn cãi - nhƣ tính cƣỡng chế chƣa cao, căn cứ để cơ quan thuế áp
giá chƣa rõ ràng,.. Các chủ thể nằm trong đối tƣợng bị điều chỉnh của văn bản
này, cũng nhƣ bộ phận chuyên quản thuế sẽ không dễ để thực hiện đúng
quyền và nghĩa vụ của mình. Điều này tất yếu đòi hỏi một sự hoàn thiện
không ngừng, để hoạt động định giá chuyển giao của các doanh nghiệp đƣợc
thực hiện một cách lành mạnh, công bằng và đem lại lợi ích cho cả nhà nƣớc
và doanh nghiệp.
70
CHƢƠNG 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CƠ CHẾ QUẢN
LÝ HOẠT ĐỘNG ĐỊNH GIÁ CHUYỂN GIAO CỦA CÁC
TNC TẠI VIỆT NAM
I. Triển vọng hoạt động FDI của các TNC và nguy cơ gia tăng hiện tƣợng
chuyển giá tại Việt Nam
FDI là một trong những nguồn vốn quan trọng đối với đầu tƣ và phát triển
không chỉ đối với các nƣớc nghèo mà kể cá các nƣớc công nghiệp phát triển.
Hiện nay trên thế giới, nguồn vốn đầu tƣu này có khoảng 800 tỷ USD, trong
đó hơn 40% đầu tƣ vào khu vực các nƣớc đang phát triển. Kinh nghiệm phát
triển hiện đại của một số nƣớc Đông Á cho thấy, FDI đóng vai trò quan trọng
trong quá trình phát triển quốc gia. Vấn đề hiệu quả sử dụng FDI tùy thuộc
vào cách thức huy động, quản lý và sử dụng tại nƣớc tiếp nhận đầu tƣ.
Hiện nay, Việt Nam đang đứng trƣớc làn sóng đầu tƣ nƣớc ngoài lần thứ 2
(lần thứ nhất là vào giai đoạn 1991-1997). Làn sóng đầu tƣ này hứa hẹn
những bức phá không chỉ về số lƣợng các dự án, giá trị của các dự án mà còn
về chất lƣợng của chúng. Nhận thức nhƣ vậy nên Bộ kế hoạch đầu tƣ đã vạch
ra một viễn cảnh thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài trong giai đoạn 2006 - 2010 nhƣ
sau:
1. Mục tiêu thu hút FDI giai đoạn 2006 - 2010
8
- Vốn ĐTNN thực hiện: đạt khoảng 24 - 25 tỷ USD (tăng 70-75% so với
giai đoạn 2001-2005) chiếm khoảng 17,8% tổng vốn đầu tƣ toàn xã hội.
8 Số liệu đƣợc trích trong báo cáo của Cục đầu tƣ nƣớc ngoài, Bộ Kế hoạch đầu tƣ “Đầu tƣ nƣớc ngoài - 20
năm nhìn lại”
71
- Vốn đăng ký bao gồm cả vốn FDI đăng ký cấp mới và tăng vốn đạt
khoảng 55 tỷ USD (tăng hơn 2 lần so với giai đoạn 2001-2005), trong đó vốn
cấp mới đạt 41 tỷ USD và vốn bổ sung đạt khoảng 14 tỷ USD. Bình quân mỗi
năm đạt khoảng 11 tỷ USD. Doanh thu: khoảng 163,4 tỷ USD.
- Xuất - nhập khẩu: xuất khẩu đạt khoảng 93,3 tỷ USD (không kể dầu
thô); nhập khẩu đạt 103,tỷ USD.
- Nộp ngân sách nhà nƣớc: đạt khoảng 8,4 tỷ USD.
- Cơ cấu vốn thực hiện theo ngành: vốn FDI thực hiện trong ngành công
nghiệp chiếm khoảng 60%, nông-lâm-ngƣ nghiệp khoảng 5% và dịch vụ
khoảng 35%.
- Chú trọng thu hút đầu tƣ từ các nƣớc G7 có công nghệ cao, đảm bảo
phát triển bền vững.
2. Định hƣớng thu hút FDI trong một số ngành
Trong lĩnh vực Công nghiệp - xây dựng, chính phủ đặc biệt khuyến
khích các ngành công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, điện tử, vi điện
tử,… chú trọng công nghệ nguồn từ các nƣớc công nghiệp phát triển nhƣ Hoa
Kỳ, EU, Nhật Bản, hết sức coi trọng thu hút đầu tƣ gắn với nghiên cứu và
phát triển, chuyển giao công nghệ. Các ngành công nghiệp phụ trợ cũng đƣợc
khuyến khích để giảm chi phí đầu vào về nguyên phụ liệu cho các ngành công
nghiệp.
Trong lĩnh vực dịch vụ, chính phủ cũng cam kết mở cửa theo đúng lộ
trình, cho phép các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài tham gia sớm hơn và sâu hơn vào
các lĩnh vực phát triển cơ sở hạ tầng nhƣ xây dựng cảng biển, cảng hàng
không, đƣờng cao tốc, cấp thoát nƣớc,… hoặc các ngành nhạy cảm nhƣ ngân
hàng, tài chính, vận tải, viễn thông, bán buôn, bán lẻ và văn hóa.
72
Lĩnh vực nông - lâm - nghiệp tiếp tục đƣợc chính phủ tạo điều kiện với
những ƣu đãi nhất định trong việc xây dựng các vùng trồng và chế biến nông
sản xuất khẩu, dự án sản xuất gia cầm có chất lƣợng,…
Nhƣ vậy, với triển vọng thu hút FDI trên thì cơ hội cho các TNC tìm
đến Việt Nam luôn rộng mở. Mặc dầu kinh tế Việt Nam nói riêng và kinh tế
thế giới đang có những biến động theo chiều hƣớng xấu, nhƣng qua các dự
báo kinh tế của các tập đoàn lớn nhƣ Goldman Sachs của Mỹ, AT Kearney,
HSBC,.. thì những nền kinh tế chỉ trong giai đoạn khó khăn tạm thời, tín hiệu
lạc quan vẫn hiện hữu.
3. Nguy cơ hiện tƣợng chuyển giá gia tăng
Tuy nhiên, cũng dễ nhận thấy, khi cơ hội cho các TNC càng đƣợc mở
rộng thì đồng thời chính phủ cũng phải đối mặt trƣớc một hiện tƣợng đang trở
nên phổ biến: thất thu thuế do chính sách định giá chuyển giao của các TNC.
Trong bối cảnh mới thì nguy cơ ngày càng gia tăng với những nhân tố tác
động:
- Làn sóng đầu tƣ FDI ồ ạt. Những TNC có tầm vóc lớn, kinh nghiệm lâu
năm đang quan sát và tìm thời cơ thích hợp thâm nhập vào Việt Nam.
- Tình hình lạm phát tại Việt Nam đang có xu hƣớng trầm trọng.
- Những hạn chế về công tác quản lý hoạt động định giá chuyển giao đã
nêu trong nghiên cứu thực trạng ở chƣơng 2.
Vì thế, tích cực đƣa ra các giải pháp để ngăn chặn hiện tƣợng chuyển giá
và nguy cơ phổ biến hiện tƣợng này trong bối cảnh hiện nay là điều thực sự
cần thiết.
II. Giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế quản lý hoạt động định giá chuyển
giao của các TNC tại Việt Nam
1. Hoàn thiện các phƣơng pháp xác định giá thị trƣờng
73
1.1. Điều chỉnh những hạn chế còn tồn tại trong các phƣơng pháp xác định
giá thị trƣờng
Nhƣ đã nêu trong thực trạng nghiên cứu về các cơ chế quản lý định giá
chuyển giao mà Việt Nam áp dụng, thực tế thông tƣ 117/2005/TT-BTC vẫn
còn bộc lộ những hạn chế nhất định. Một khi không điều chỉnh một cách
thống nhất và đồng bộ thì các TNC có thể lợi dụng để điều khiển chính sách
giá một cách có lợi nhất cho bản thân họ.
1.1.1. Thống nhất trƣờng hợp mức giá cần đƣợc điều chỉnh
Theo quy định tại đoạn 1.1, điểm 2, Mục 2, phần B, Thông tƣ
117/2005/TT-BTC, trƣờng hợp giá sản phẩm trong giao dịch liên kết không
thấp hơn giá trị phù hợp nhất thì chủ thể kinh doanh không cần điều chỉnh.
Điều này đồng nghĩa với việc cho ra kết quả giá của giao dịch liên kết nằm ở
đầu vào hay đầu ra trong quá trình kinh doanh của bên kiên kết có nghĩa vụ
thuế nếu đã đƣợc định cao hơn giá trị phù hợp là đƣợc chấp nhận. Nhƣ thế
quản lý hoạt động định giá chuyển giao sẽ không còn ý nghĩa nếu xác định giá
đầu vào cao hơn so với giá thị trƣờng, bởi thu nhập chịu thuế sẽ bị giảm do
chi phí đầu vào định giá tăng lên. Ngƣợc lại nếu giá trị đầu ra đƣợc xác định
là cao hơn giá thị trƣờng và không cần điều chỉnh, thì nhƣ đã phân tích ở trên,
nếu xét một cách cục bộ, nghĩa vụ thuế thu nhập doanh nghiệp ở bên liên kết
này có thể tăng lên nhƣng nghĩa vụ thuế của bên cùng giao dịch sẽ giảm đi
đáng kể. Đó là chƣa kể đến những ảnh hƣởng khác nhƣ vấn đề quản lý về
chuyển tiền khi thanh toán, chuyển vốn, chia lãi qua chuyển giá.
Vậy nên chăng, một khi chúng ta đã thực hiện biện pháp điều chỉnh
chuyển giao thì mọi giao dịch liên kết có giá cao hay thấp hơn giá thị trƣờng
đều đƣợc đƣa về mức chuẩn là giá thị trƣờng phù hợp đã đƣợc định ra trong
quá trình sử dụng phƣơng pháp so sánh.
74
1.1.2. Cụ thể hóa các quy định mang tính cƣỡng chế
Các biện pháp cƣỡng chế đƣợc áp dụng nhằm đảm bảo tuân thủ kê khai
đúng đắn các giao dịch liên kết. Trƣớc hết, đó là quy định về quyền của cơ
quan thuế đƣợc ấn định mức giá sử dụng để kê khai tính thuế hoặc ấn định thu
nhập chịu thuế hay số thuế thu nhập phải nộp. Việc ấn định dựa trên cơ sở dữ
liệu của cơ quan thuế phù hợp quy định về ấn định thuế hoặc theo giá trị
không thấp hơn giá trung bình của biên độ giá thị trƣờng chuẩn đƣợc cơ quan
thuế ấn định. Cơ chế ấn định giá trong trƣờng hợp này chƣa đƣợc quy định rõ
vì tiêu chuẩn lựa chọn để định giá nào sẽ đƣợc xem là phù hợp một khi những
thông tin mà đối tƣợng nộp thuế cung cấp đƣợc xem là giả mạo, hoặc không
có giao dịch độc lập tƣơng tự để so sánh. Từ đây có thể xảy ra việc cơ quan
quản lý có thể tùy nghi vận dụng. Chẳng hạn quy định tại đoạn 2.2 điểm 2,
Mục 2, Phần C, TT117/2005/TT-BTC đề cập về sự “nghi ngờ” của cơ quan
thuế liên quan đến tính trung thực của đối tƣợng nộp thuế dẫn đến việc chủ
thể này phải có nghĩa vụ chứng minh. Nhƣng cơ sở của sự nghi ngờ này là gì
thì không rõ. Vì thế đối tƣợng nộp thuế sẽ rất khó chứng minh nghĩa vụ của
mình, nhƣng lại rất dễ để cơ quan quản lý làm khó đối tƣợng nộp thuế vì tự
thân sự nghi ngờ hoàn toàn có thể xuất phát từ cảm tính của chủ thể quản lý.
Ngoài điều này ra, pháp luật còn cho phép áp dụng các trách nhiệm pháp lý
khác để xử lý vi phạm đối với hoạt động xác định giá thị trƣờng.
Những hành vi vi phạm này sẽ phù hợp nhất nếu đƣợc xem là vi phạm
pháp luật thuế vì mục đích cuối cùng là thay đổi nghĩa vụ thuế, nhƣng cũng sẽ
không đơn giản để phân tách thời điểm vi phạm để xếp hành vi vi phạm
chuyển giá vào nhóm vi phạm nào.
1.1.3. Quy định mức xử phạt đối với các sai phạm trong việc định giá
chuyển giao
75
Hầu hết các quốc gia, trong khi ban hành các quy tắc quản lý giá chuyển
giao trong nội bộ giữa các công ty thì đồng thời cũng đƣa ra các quy tắc xử
phạt đối với trƣờng hợp sai phạm. Đây là biện pháp tăng cƣờng sự răn đe, tính
cƣỡng chế và buộc các công ty TNC tuân thủ đúng luật pháp. Tuy nhiên, tại
Việt Nam, thông tƣ 117/2005/TT-BTC thì chƣa nêu ra vấn đề này. Các quốc
gia nhƣ Đài Loan, Singapore, Mỹ, Australia,… có những quy định rất nghiêm
ngặt về vấn đề này, theo đó đối với quy định của Mỹ thì một mức phạt tƣơng
đƣơng 50% khoảng chênh lệch thuế (giữa số thuế phải nộp và số thuế thực tế
nộp) sẽ đƣợc áp cho các TNC nếu bị điều tra có hành vi chuyển giá. Hay nhƣ
trƣờng hợp của Đài Loan, thì mức phạt này lên đến 200% khoảng chênh lệch
thuế, đối với những hành vi đƣợc coi là có ý đồ thôn tính (dominant) hoặc độc
quyền.
Bên cạnh đó, các đối tƣợng bị điều tra có thể đƣợc giảm mức phạt nếu
cung cấp đƣợc những tài liệu chứng minh (có thể không đầy đủ) và đảm bảo
rằng các tài liệu này tuân thủ đúng quy định. Ở điểm này thì thông tƣ 117 của
Bộ tài chính cũng có nêu quy định và coi việc cung cấp tài liệu chứng minh là
yếu tố để xem xét giảm phạt.
Nhƣ vậy, để việc quản lý định giá chuyển giao thực sự hiệu quả thì việc
quy định mức phạt là cần thiết. Vẫn biết rằng, mức phạt cho mỗi trƣờng hợp
vi phạm khác nhau là khác nhau và không thể đƣa ra một chuẩn chung cho
các hình phạt nhƣng Bộ tài chính và Tổng cục thuế cũng nên xem xét để đề ra
một mức phạt trần, thứ nhất làm cơ sở xác định những hình thức phạt khác
nhau và thứ hai, có tác dụng về mặt cảnh báo và răn đe cho các TNC.
1.2. Đề xuất áp dụng phƣơng pháp thỏa thuận định giá trƣớc (Advance
Pricing Arrangement - APA)
76
Theo định nghĩa của Cơ quan thuế Úc (Australian Taxation Office) –
APA là sự thỏa thuận giữa hai cơ quan - cơ quan thuế và một vài cơ quan
chức năng khác nhằm hạn chế hiện tƣợng đánh thuế hai lần.
Đây là hình thức ngày càng đƣợc ƣa chuộng trên toàn thế giới và Việt
Nam nên phát triển các quy định về APA vì các lợi ích mà APA mang lại cho
cả cơ quan thuế lẫn các TNC:
- Đảm bảo sự nhất quán và ổn định về phƣơng pháp định giá chuyển giao
đối với các TNC. Việc thƣơng lƣợng đƣợc các cơ quan thuế để đạt
đƣợc một APA đồng nghĩa với việc tránh đƣợc rủi ro bị mất tiền phạt
và thời gian hao phí khi phải điều trần về việc định giá chuyển giao
khác với nguyên tắc thị tƣờng nếu cơ quan thuế phát hiện ra, hoặc chi
phí tổn thất về tiền bạc và thời gian để giải quyết trong trƣờng hợp xảy
ra tranh chấp.
- Làm giảm đáng kể hoặc loại trừ khả năng đánh thuế trùng với APA
song phƣơng hoặc đa phƣơng.
- APA làm cho các TNC chủ động trong việc lập kế hoạch trang trải cho
những giao dịch với các doanh nghiệp có quan hệ liên kết và số tiền
thuế phải nộp.
- APA giúp các TNC biết cần phải lƣu giữ những tài liệu gì để chứng
minh về phƣơng pháp định giá chuyển giao đã đƣợc thỏa thuận.
- Xét trong bối cảnh của Việt Nam, phƣơng pháp này đặc biệt có thể áp
dụng trong các giao dịch mà hàng hóa, sản phẩm hay dịch vụ mang tính
đặc thù và không có sản phẩm tƣơng đƣơng cùng loại trên thị trƣờng,
do APA đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ này có tác dụng hạn chế
việc kê khai giá tiêu thụ sản phẩm cho công ty thấp hơn giá thị trƣờng
77
làm cho việc xác định doanh thu của các công ty con đƣợc chính xác
hơn.
2. Biện pháp quản lý hoạt động định giá chuyển giao thông qua cơ chế
quản lý việc góp vốn và nhập khẩu thiết bị trong hoạt động FDI
Chúng ta không phủ nhận việc nỗ lực tạo những điều kiện thuận lợi nhất
nhằm thu hút các nhà đầu tƣ. Nhƣng, thu hút không đồng nghĩa với việc đầu
tƣ dàn trải, ồ ạt và kém hiệu quả, mặc sức cho các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài
“khai thác” những lợi ích mà Việt Nam ƣu đãi trong khi những dự án lại
không khuyến khích phát triển trong nƣớc, gây thất thu thuế và có những tác
động tiêu cực. Điều chúng ta cần quan tâm trong giai đoạn tiếp nhận một làn
sóng đầu tƣ mới hiện nay đó là hƣớng đến thu hút những dự án chất lƣợng
cao, mà ở đó đối tác trong nƣớc và đối tác nƣớc ngoài đều có quyền hƣởng lợi
ích từ nó. Để làm đƣợc điều này, Việt Nam cần nhanh chóng tăng cƣờng công
tác giám sát và quản lý hoạt động thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài.
2.1. Hạn chế cơ chế chỉ góp vốn bằng quyền sử dụng đất và bất động sản
của phía Việt Nam
Thông thƣờng, khi các TNC lựa chọn đầu tƣ xây dựng liên doanh với một
đối tác trong nƣớc thì hình thức góp vốn phổ biến của bên Việt Nam là góp
bằng bất động sản hoặc quyền sử dụng đất, còn phó mặc cho đối tác nƣớc
ngoài trong việc quản lý và kinh doanh. Điều này sẽ dẫn đến tình trạng phía
đối tác nƣớc ngoài kiểm soát hoàn toàn quá trình hoạt động, trong thời gian
đầu có thể để liên doanh hoạt động có lãi nhƣng dần dần thôn tính bằng cách
điều chỉnh các báo cáo tài chính theo hƣớng lỗ nặng và từ từ loại bỏ đối tác ra
khỏi liên doanh. Nhƣ vậy, có thể nói góp vốn theo hình thức này không có ý
78
nghĩa khi mà bên phía Việt Nam (với tƣ cách là bên góp vốn) không có trình
độ quản lý kinh doanh.
Để giải quyết vấn đề này, đối với những liên doanh mà phía đối tác là các
doanh nghiệp nhà nƣớc thì chúng ta cần giáo dục, nâng cao trình độ quản lý
kinh doanh của những ngƣời có chức trách của phía Việt Nam trong liên
doanh, mà còn phải gắn trách nhiệm quản lý vốn của nhà nƣớc tại doanh
nghiệp cho từng cá nhân một cách rõ ràng, nâng cao ý thức của họ đấu tranh
bảo vệ lợi ích của doanh nghiệp mình. Tuy nhiên, điều này dƣờng nhƣ rất khó
thực hiện bởi không phải cá nhân, doanh nghiệp nào cũng đặt lợi ích chung
lên hàng đầu.
Nhƣng một khi chúng ta có một đội ngũ nhân viên có trình độ quản lý và
tham gia tích cực vào việc điều hành kinh doanh thì một giải pháp hữu hiệu
cần đƣợc song song thực hiện từ phía chính phủ, trong trƣờng hợp này là Bộ
kế hoạch đầu tƣ, đó là nên hạn chế những cơ chế góp vốn bằng quyền sử dụng
đất và bất động sản. Dần dần mô hình hóa các liên doanh mà trong đó tiếng
nói của phía Việt Nam cần đƣợc khẳng định, lúc đó tất yếu lợi ích của quốc
gia sẽ đƣợc đặt lên hàng đầu trƣớc những âm mƣu và thủ đoạn của phía đối
tác nƣớc ngoài (nếu có) làm tổn lại đến lợi ích đó.
2.2. Tăng cƣờng công tác giám định, quản lý việc nhập khẩu các máy móc
trang thiết bị trong quá trình đầu tƣ của các TNC
Thực tế cho thấy công tác giám định ở Việt Nam còn ít về số lƣợng và
kém về chuyên môn. Nếu tình trạng này không đƣợc cải thiện thì chúng ta sẽ
phải đối đầu với hai nguy cơ, đó là nguy cơ bị các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài qua
mặt khi tiến hành kê khai giá của các thiết bị máy móc này cao hơn so với giá
79
trị thực của nó. Và quan trọng hơn nữa là nguy cơ Việt Nam có thể sẽ trở
thành một bãi rác công nghệ.
Làm tốt công tác giám định sẽ làm tăng hiệu quả sản xuất do tiết kiệm
nhiên liệu, giảm khấu hao vô lý vì sử dụng thiết bị quá cũ. Đã đến lúc chúng
ta không thể để mặc các công ty giám định hoạt động mà không có sự kiểm
soát chặt chẽ của nhà nƣớc. Điều cần thiết hiện nay là phải nghiên cứu, xây
dựng và sớm ban hành những văn bản pháp quy về chuẩn mực, phƣơng pháp
cho công tác giám định. Các công ty, tổ chức giám định phải đảm bảo có thể
đƣợc hạch toán vào chi phí nhằm khuyến khích và tăng cƣờng vai trò giám
định của doanh nghiệp.
Cùng với việc tăng cƣờng hiệu quả công tác giám định, cần phải có biện
pháp nhằm nâng cao vai trò của các tổ chức này. Các loại tài sản nào không
có loại tƣơng tự trên thị trƣờng hoặc những thiết bị đã qua sử dụng thì nhất
thiết phải có ý kiến của cơ quan giám định khi xác định giá trị liên doanh hoặc
giá trị tài sản ban đầu. Việc kiểm định cũng cần thiết thực hiện đối với những
loại sản phẩm bán cho các doanh nghiệp liên kết mà không có sản phẩm so
sánh trên thị trƣờng.
3. Xây dựng một cơ chế kiểm tra và giám sát tài chính đối với hoạt động
của các TNC tại Việt Nam
3.1. Kiểm tra giám sát tài chính đầu vào
3.1.1. Kiểm tra giám sát việc đánh giá tài sản
Việc đánh giá tài sản cần đƣợc xem xét ở cả hai trƣờng hợp: doanh nghiệp
liên doanh và doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài, trên cả hai giác độ tài sản
cố định và tài sản lƣu động.
Khi tính khấu hao tài sản cố định, cần lƣu ý hai vấn đề:
80
- Giá trị TSCĐ tính khấu hao phải đƣợc xây dựng trên giá trị thực của
TSCĐ và giá trị này phải đƣợc xác định một cách chính xác.
- Không nên cho phép các doanh nghiệp FDI áp dụng quá rộng rãi
phƣơng pháp khấu hao nhanh vì trƣớc mắt và lâu dài, các doanh nghiệp
này thông qua con đƣờng liên tục hiện đại hóa thiết bị sẽ làm gia tăng
khoản chi phí khấu hao, giảm thiểu khoản thuế lợi tức phải nộp, tạo ra
lợi thế cạnh tranh so với các doanh nghiệp trong nƣớc.
Do đó, nên chăng chỉ cho áp dụng khấu hao nhanh đối với một số ngành
nghề mà mức độ hao mòn vô hình khá lớn nhƣ: công nghệ thông tin, vật liệu
kỹ thuật cao,…
Đối với tài sản lƣu động, cụ thể là những nguyên, vật liệu, việc xác định
giá trị cần phân biệt giữa hai nguồn cung ứng:
- Những nguyên vật liệu mua trong nƣớc: căn cứ xác định giá trị là
những hóa đơn mua hàng cộng thêm các khoản chi phí vận chuyển, bảo
quản, hao hụt trong định mức (xác định theo tỷ lệ % nhất định trên giá
gốc tùy theo loại vật liệu)
- Những nguyên vật liệu nhập khẩu từ quốc gia của công ty mẹ (hoặc
mua ngoài nƣớc): căn cứ xác định giá trị ngoài hóa đơn mua hàng còn
phải kiểm tra lại giá gốc hàng mua có so sánh với giá trị vật tƣ tƣơng
ứng trong nƣớc. Nếu có trƣờng hợp loại vật tƣ đó chƣa có mặt hàng
tƣơng tự trong nƣớc thì phải có ý kiến của cơ quan giám định.
3.1.2. Kiểm tra và giám sát việc quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành
Bên cạnh các chi phí về nguyên vật liệu, khấu hao TSCĐ, các chi phí
quản lý chung cần thiết phải đƣợc giám sát chặt chẽ.
Đối với các khoản chi phí trả lƣơng cho nhân viên quản lý, khoản thu thuế
thu nhập cũng góp phần điều tiết bớt các khoản nâng giá bằng biện pháp tăng
81
lƣơng cho nhân viên ngƣời nƣớc ngoài. Đối với các khoản chi phí quảng cáo,
tiếp thị, Bộ tài chính đã quy định cụ thể các khoản chi phí này không đƣợc
vƣợt quá 10% tổng chi phí hợp lệ để xác định thu nhập chịu thuế. Tuy nhiên,
các doanh nghiệp FDI lại cho rằng vấn đề này gây nên những cản trở không
nhỏ đối với hoạt động đầu tƣ của các nhà đầu tƣ và đi ngƣợc với thông lệ
quốc tế. Trƣớc mắt, Bộ tài chính và cơ quan thuế cần giữ vững tỷ lệ này và
kiên quyết không cho phép đƣa vào các khoản chi phí quá lớn và bất hợp lý
vào chi phí sản xuất. Trong những năm tiếp theo, Bộ tài chính cần quy định
một tỷ lệ khống chế riêng biệt và hợp lý đối với các doanh nghiệp FDI. Tỷ lệ
này không thể xây dựng trên cơ sở các doanh nghiệp nội địa Việt Nam mà
phải xem xét tại các công ty mẹ ở các quốc gia khác, căn cứ vào tỷ trọng của
chi phí tiếp thị và quảng cáo thống kê cho nhiều ngành tính bình quân trong
một giai đoạn nhất định.
3.2. Kiểm tra giám sát tài chính đầu ra
Kiểm tra việc xác định doanh thu chủ yếu căn cứ vào việc xác định tính
hợp lý của giá cả hàng hóa tiêu thụ.
Việc kê khai giá hàng bán ra cho công tỵ mẹ hoặc một chi nhánh khác
trong cùng một TNC thấp hơn giá trị thực của hàng hóa phổ biến nhất ở các
doanh nghiệp 100% vốn FDI. Việc kiểm soát đầu ra có thể thực hiện thông
qua một số biện pháp:
- Áp dụng phƣơng pháp so sánh về giá thị trƣờng của những sản phẩm
hàng hóa tƣơng đƣơng trên thị trƣờng thế giới. Phƣơng pháp này đòi hỏi phải
nắm đƣợc những thông tin về sản phẩm và giá cả trên thị trƣờng quốc tế.
- Ký kết những Thỏa thuận định giá trƣớc (APA) giữa các Công ty với
chính phủ.
Tóm lại, xây dựng một cơ chế kiểm tra giám sát tài chính đối với hoạt
động của các doanh nghiệp FDI là một quy trình khá phức tạp. Những yếu tố
82
thuộc quy trình này, nếu đƣợc giám sát chặt chẽ sẽ hạn chế đƣợc việc nâng
giá sản phẩm đầu vào hạ giảm giá sản phẩm đầu ra, phản ánh không đúng tình
hình kinh doanh của các TNC tại Việt Nam.
4. Tăng cƣờng công tác điều tra ở các doanh nghiệp có nghi vấn về
chuyển giá
Theo thừa nhận của Bộ tài chính và Cơ quan thuế của Việt Nam, đã có
nhiều doanh nghiệp FDI có những hành vi trốn lậu thuế thông qua chuyển giá.
Nhƣng cho đến nay thì các cơ quan chức năng vẫn chƣa thể nào phát hiện và
tiến hành điều tra một vụ việc nào cụ thể. Việc ban hành các phƣơng pháp xác
định giá thị trƣờng, cho đến nay vẫn là câu chuyện hƣớng đến tƣơng lai, tức là
đƣa hoạt động của các doanh nghiệp FDI vào khuôn khổ và đƣơng nhiên, đó
là việc làm hoàn toàn đúng đắn. Tuy nhiên, thực tế mức độ mà các TNC áp
dụng thông tƣ nhƣ thế nào trong thời gian vừa qua thì dƣờng nhƣ cơ chế quản
lý, giám sát của Bộ tài chính vẫn chƣa phát huy hiệu quả. Liệu chúng ta có
phải cần đến một thời gian là 5 năm để kết luận một vụ điều tra một công ty
có thực hiện hành vi định giá chuyển giao sai nguyên tắc ở Việt Nam hay
không? Rõ ràng, trong một bối cảnh mới khi đã có những quy định khung về
định giá chuyển giao, thì công tác thực hiện những quy định đó cần phải đƣợc
đẩy mạnh và phát huy tối đa hiệu quả.
4.1. Ban hành quy định về dấu hiệu doanh nghiệp trong diện nghi vấn có
hành vi chuyển giá
Thực tế đây là một công tác vô cùng khó khăn và phức tạp nhƣng có ý
nghĩa quan trọng. Theo đó, một khi những dấu hiệu này đƣợc nêu ra thì các
doanh nghiệp FDI, nếu rơi vào danh sách này sẽ tự điều chỉnh, nếu không sẽ
bị cơ quan thuế điều tra về hoạt động của mình.
Một số dấu hiệu cho thấy có thể tồn tại hiện tƣợng chuyển giá trong một
doanh nghiệp FDI cần phải điều chỉnh theo giá thị trƣờng là:
83
- Các doanh nghiệp bị lỗ trong hai năm liên tiếp trở lên, sau giai đoạn
mới thành lập.
- Có các nghiệp vụ chuyển nhƣợng từ các doanh nghiệp liên kết ở quốc
gia có thuế suất thấp.
- Các doanh nghiệp có tình hình lãi và lỗ luân phiên hoặc tình hình lãi và
lỗ phát sinh không bình thƣờng.
- Các doanh nghiệp mà tỷ suất lợi nhuận nhỏ hơn nhiều (chênh lệch khá
lớn) so với các doanh nghiệp khác trong cùng ngành.
- Các doanh nghiệp mà tỷ suất lợi nhuận nhỏ hơn nhiều so với tỷ suất lợi
nhuận của các doanh nghiệp trong tập đoàn.
Tuy nhiên, khi một trong những dấu hiệu trên xuất hiện tại một doanh
nghiệp kèm theo các trƣờng hợp sau:
- Thiết bị sản xuất của doanh nghiệp đó đƣợc mua từ công ty mẹ hoặc
những doanh nghiệp liên kết trong cùng một tập đoàn.
- Sản phẩm của doanh nghiệp đƣợc bán cho công ty mẹ hoặc những
doanh nghiệp liên kết khác.
Nếu có những dấu hiệu trên thì khả năng xảy ra tình trạng các TNC đang
cố tình thực hiện chính sách định giá chuyển giao sai nguyên tắc là rất cao. Vì
vậy, cơ quan thuế cần nắm danh sách những doanh nghiệp nằm trong diện
nghi vấn này và tiến hành điều tra để truy thu thuế.
4.2. Thu thập và kiểm soát thông tin để chứng minh những hành vi nghi
vấn về chuyển giá
4.2.1. Thực hiện phỏng vấn và thu thập thông tin
Để chứng minh đƣợc một TNC có thực hiện chính sách định giá chuyển
giao trái quy định hay không thì việc tập hợp đƣợc những thông tin xác thực
từ những nguồn khác nhau là rất cần thiết. Muốn vậy, cơ quan thuế phải thực
hiện những cuộc phỏng vấn đối với chính những nhân viên trong các công ty
84
để có đƣợc những thông tin liên quan đến nghiệp vụ chuyển giao. Phỏng vấn
ngay tại chỗ có ƣu điểm hơn những hình thức phiếu câu hỏi hay qua điện
thoại. Trong quá trình phỏng vấn, thông thƣờng phải bao quát các vấn đề liên
quan đến hoạt động sản xuất và phân phối nhƣ: các chức năng sản xuất (chức
năng sản xuất, quy trình sản xuất, mua sắm nguyên vật liệu, sự thỏa thuận của
ngƣời cung cấp,..); chức năng marketing, chức năng phân phối, dịch vụ sau
bán hàng,... Cùng với việc phỏng vấn, cơ quan thuế cần thiết phải kiểm tra các
tài liệu và thông tin khác nhƣ: sơ đồ tổ chức, các báo cáo về chính sách định
giá trong nội bộ công ty hiện có, các thỏa thuận trong nội bộ công ty về lĩnh
vực phân phối, nghiên cứu và triển khai, phân bổ chi phí,.. và các thông tin về
sản phẩm và công tác marketing, chẳng hạn nhƣ danh mục sản phẩm, báo cáo
về phân tích tồn kho,... Các thông tin này có ích để thấu hiểu thông tin tập hợp
đƣợc từ quá trình phỏng vấn.
4.2.2. Yêu cầu lƣu trữ tài liệu chứng minh
Để kiểm tra chính sách định giá chuyển giao trong nội bộ TNC, cơ quan
thuế nhất thiết phải yêu cầu các công ty có liên quan đƣa ra các tài liệu chứng
minh để giải trình về tính hợp lý của việc định giá vƣợt biên giới này. Do đó,
các TNC cần thiết phải biết đƣợc yêu cầu hiện đang đƣợc áp dụng tại các
quốc gia về việc lƣu trữ và trình bày các tài liệu chứng minh về hoạt động
chuyển giao của họ.
Ngoài ra, cơ quan thuế cũng cần phải quan tâm đến những vấn đề sau:
(i) Thu thập thông tin liên quan đến các công ty có quan hệ giao dịch với
TNC đang xem xét
Tuy nhiên, vấn đề này liên quan đến luật pháp quốc tế về những công ty
đó, mà điều này lại phụ thuộc vào sự kiểm soát của một cơ quan pháp chế
85
nƣớc ngoài nên những thông tin về những công ty có quan hệ liên kết đó sẽ bị
giới hạn trong một phạm vi hợp pháp nhất định.
Việt Nam hiện nay đã ký hiệp định tránh đánh thuế 2 lần với 35 quốc gia,
điều này góp phần thuận lợi cho cơ quan thuế Việt Nam trao đổi và thu thập
thông tin từ các cơ quan thuế ở nƣớc ngoài để phục vụ công tác đấu tranh
chống chuyển giá trong nƣớc.
(ii) Thu thập thông tin từ những đối thủ cạnh tranh
Các thông tin về việc định giá và khả năng sinh lợi của các đối thủ cạnh
tranh có thể quyết định việc nhận biết các yếu tố so sánh liên quan đến việc
chuyển giá. Chính vì vậy, cơ quan thuế cần yêu cầu các TNC đang xem xét
xuất trình thêm các tài liệu về các đối thủ cạnh tranh để có thêm thông tin hỗ
trợ trong việc kiểm soát chính sách định giá mà doanh nghiệp đang áp dụng.
(iii) Cần phải bảo mật thông tin để bảo vệ quyền lợi các doanh nghiệp
Mối quan tâm chính của nhiều TNC đối với những yêu cầu về việc xuất
trình tài liệu và cung cấp thông tin cho cơ quan thuế là việc bảo mật thông tin.
Vì vậy, để các công ty có thể tin cậy khi đƣa ra các tài liệu chứng minh thì cơ
quan thuế Việt Nam cần phải có những quy định đảm bảo về việc bảo mật
thông tin do ngƣời chịu thuế cung cấp. Có thể quy định cụ thể những khoản
phạt khi cơ quan thuế công bố trái phép những thông tin cần bảo mật.
(iv) Kiên quyết áp dụng các khoản phạt do không cung cấp đủ chứng từ
chứng minh
Nếu các công ty không tuân thủ chặt chẽ các yêu cầu về lƣu trữ và cung
cấp các tài liệu chứng minh thích hợp cho từng nghiệp vụ chuyển giao của
mình thì cơ quan thuế phải kiên quyết áp dụng các hình phạt tƣơng xứng cho
từng trƣờng hợp nhƣ: khoản phạt phát sinh do không đáp ứng các yêu cầu của
cơ quan thuế, do không cung cấp đủ tài liệu,... Tóm lại, tính cƣỡng chế phải
đƣợc đề cao hơn nữa.
86
4.3. Nâng cao trình độ quản lý đối với đội ngũ cán bộ thuế
Yếu tố con ngƣời luôn mang tính quyết định trong lĩnh vực quản lý thuế
nói chung và công tác quản lý hoạt động định giá chuyển giao nói riêng. Đối
với một vấn đề mang tính phức tạp nhƣ định giá chuyển giao thì kiến thức của
cán bộ thuế lúc nào không chỉ bó hẹp trong phạm vi kiến thức truyền thống
chuyên môn bao gồm thuế, tài chính, kế toán,.. mà còn phải am hiểu về các
lĩnh vực kinh doanh và mối quan hệ phức tạp cũng nhƣ những thủ thuật của
các TNC. Có nhƣ vậy thì họ mới đủ tỉnh táo để phát hiện ra vấn đề và nhƣ vậy
việc điều tra các vụ việc mới đem lại kết quả.
5. Các biện pháp khác
5.1. Tuyên truyền, vận động, khuyến khích các doanh nghiệp thực hiện
kiểm soát các chính sách định giá chuyển giao và các chính sách về thuế
Lâu nay, chúng ta vẫn không coi trọng hoạt động tuyên truyền, giáo dục
cho doanh nghiệp để họ hiểu hơn về những quy định, chế độ, chính sách thuế.
Nếu đƣợc tuyên truyền đầy đủ về những quy định của pháp luật cũng nhƣ
những chính sách thuế liên quan, doanh nghiệp sẽ tránh đƣợc những sai sót
trong quá trình kê khai thuế, mà quan trọng hơn, doanh nghiệp sẽ có những
phản hồi xác đáng có tính xây dựng đối với công tác lập chính sách thuế của
chính phủ. Nhờ đó, những chính sách này trở nên thực sự hiệu quả và phù hợp
với điều kiện kinh tế, xã hội, thúc đẩy sự phát triển của từng chủ thể riêng lẻ
và cả toàn bộ nền sản xuất.
Trong những năm gần đây, một hình thức khá tích cực mà Việt Nam đã
thực hiện trong công tác tuyên truyền, khuyến khích các doanh nghiệp FDI
thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nƣớc đó là Giải thƣởng Rồng vàng tôn vinh
các doanh nghiệp FDI có đóng góp cho ngân sách nhiều nhất. Thiết nghĩ,
những hoạt động nhƣ vậy cần phải đƣợc triển khai rộng rãi, vì nó thực sự có
87
tác động mạnh mẽ về mặt uy tín của những doanh nghiệp của các tập đoàn
xuyên quốc gia đang hoạt động tại Việt Nam.
5.2. Kết hợp với cơ quan kiểm toán tƣ vấn trong việc kiểm tra giám sát tài
chính của doanh nghiệp
Trong điều kiện Việt Nam đang mở rộng cánh cửa hội nhập kinh tế quốc
tế, phải đối mặt với nhiều vấn đề tiêu cực phát sinh trong lĩnh vực kêu gọi đầu
tƣ nƣớc ngoài, chẳng hạn nhƣ hiện tƣợng chuyển giá, thì các công ty tƣ vấn,
kiểm toán có vai trò vô cùng quan trọng trong việc hạn chế những tiêu cực
này. Thông qua hoạt động kiểm toán của các công ty kiểm toán mà có quan
thuế sẽ có những báo cáo tài chính trung thực và chính xác về kết quả kinh
doanh của các doanh nghiệp, về các vấn đề có liên quan đến chuyển giao nội
bộ của TNC. Những thông tin này giúp cho cơ quan thuế có thể phát hiện và
ngăn chặn các hành vi gian lận, trốn thuế và đặc biệt là hiện tƣợng chuyển
giá. Vì vậy, một trong những giải pháp đồng bộ nhằm đấu tranh chống chuyển
giá là cơ quan thuế phải có sự phối hợp nhịp nhàng với các công ty kiểm toán
và tƣ vấn.
Để sự kết hợp này đạt hiệu quả, cần nâng cao hơn nữa vai trò và chất
lƣợng của hoạt động kiểm toán và tƣ vấn. Muốn vậy, trƣớc hết phải nâng cao
đạo đức nghề nghiệp của các kiểm toán viên. Đạo đức nghề nghiệp chính là
quy tắc hƣớng dẫn cho các kiểm toán viên ứng xử và hành động một cách
trung thực, phục vụ cho lợi ích chung của nghề nghiệp và xã hội. Kiểm toán
viên phải thực hiện công việc với một tinh thân thẳng thắn, không vụ lợi,
không đƣợc phán quyết vấn đề một cách vội vàng hoặc áp đặt để đám bảo
tính chính xác của các báo cáo tài chính. Ngoài ra, đội ngũ kiểm toán viên
phải không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, đặc biệt trong lĩnh vực đầu
tƣ trực tiếp nƣớc ngoài, phải nắm vững các chuẩn mực kế toán quốc tế, am
88
hiểu sâu rộng hệ thống kế toán quốc tế đƣợc sử dụng trong các doanh nghiệp
FDI.
5.3. Kết hợp với ngân hàng trong việc kiểm tra giám sát tài chính của
doanh nghiệp
Cơ quan thuế cần thiết phải thiết lập chặt chẽ với ngân hàng để nhanh
chóng phát hiện và ngăn chặn những hoạt động nhằm mục đích chuyển giá tại
các doanh nghiệp FDI. Bởi vì, thông qua việc thu chi quan ngân hàng một
cách minh bạch, ngân hàng có thể kiểm soát đƣợc tất cả các hoạt động thu chi
có liên quan đến nghiệp vụ chuyển giao của các doanh nghiệp FDI. Ngoài ra,
với chức năng tín dụng của mình, ngân hàng cung cấp cho các công ty vay
vốn tại ngân hàng, đảm bảo rằng các công ty này sử dụng vốn đúng mục đích
và trong giới hạn phạm vi cho phép, nhất là nguồn vốn sử dụng cho nhu cầu
nhập khẩu máy móc thiết bị, vật tƣ,.. ngân hàng phải tham gia thẩm định tính
năng, chất lƣợng và định giá lại nhằm tránh tình trạng nâng giá quá mức mà
một số công ty lớn đã thực hiện trong thời gian qua. Chính những điều này
cho thấy ngân hàng có vai trò rất quan trọng trong việc góp phần hạn chế
chuyển giá của các TNC.
5.4. Tăng cƣờng hợp tác quốc tế
Trong bối cảnh toàn cầu hóa nền kinh tế nhƣ hiện nay, sự hợp tác quốc tế
là cần thiết trong hầu hết các lĩnh vực. Đặc biệt, công tác quản lý hoạt động
định giá chuyển giao có đối tƣợng quản lý là các công ty xuyên quốc gia, hoạt
động kinh doanh với một mạng lƣới liên kết ở nhiều quốc gia trên thế giới.
Việc điều tra hoạt động định giá chuyển giao của các công ty này đòi hỏi Cơ
quan thuế phải có đƣợc thông tin của các bên liên kết nƣớc ngoài. Nếu có
đƣợc sự giúp đỡ của cơ quan quản lý thuế nƣớc ngoài thì chúng ta sẽ có đƣợc
những thông tin giá trị, cung cấp một cái nhìn toàn diện hơn về đối tƣợng. Từ
đó, có những biện pháp xử lý hợp lý.
89
Bên cạnh đó, sự hợp tác của các quốc gia sẽ hạn chế những kẽ hở để các
TNC có thể lợi dụng và thực hiện chính sách định giá chuyển giao có lợi cho
mình. Mặt khác, hợp tác quốc tế cũng cho chúng ta những bài học kinh
nghiệm trong công tác quản lý hoạt động định giá chuyển giao của các nƣớc
trên thế giới.
Tóm lại, có thể nói, công tác quản lý định giá chuyển giao đòi hỏi nhiều
sự hợp tác, đặc biệt trong hai lĩnh vực: sự trao đổi thông tin và sự quản lý
thống nhất đối với hoạt động của các TNC. Thứ nhất, các đánh giá về hoạt
động của công ty con bởi chính cơ quan thuế của chính nƣớc sở tại sẽ không
thể chính xác vì công ty con này không hoạt động độc lập mà chịu ảnh hƣởng
bởi nhiều chinh nhánh khác. Vì thế, cơ quan tài chính của các nƣớc khác nhau
cần có sự trao đổi thông tin để có cái nhìn tổng quát hơn. Thứ hai, các quốc
giá cần có sự thông tin trong hệ thống các quyết định của mình đối với một
TNC vì một quyết định của nƣớc này có tác động tới nƣớc khác. Trong hoạt
động định giá chuyển giao, các nƣớc nên tránh tình trạng một TNC phải chịu
thuế hai lần. Muốn nhƣ vậy, các nƣớc phát triển và đang phát triển phải có
nhiều hiệp ƣớc đƣợc ký kết hơn. Điều này sẽ cho phép giảm các “nơi ẩn trú
thuế” cũng nhƣ giảm đƣợc hiện tƣợng đánh thuế hai lần.
90
KẾT LUẬN
Rõ ràng, chúng ta không thể phủ nhận những tác động tích cực trong việc
ban hành các cơ chế quản lý giá chuyển giao trong thời gian qua tại Việt
Nam. Đặc biệt, sự ra đời của Thông tƣ 117/TT/TT-BTC là tiếng nói có giá trị
mạnh mẽ, có hiệu lực pháp lý nhằm đƣa hoạt động định giá của các TNC vào
khuôn khổ và tuân thủ đúng pháp luật của Việt Nam. Tuy nhiên, mặc dù chất
lƣợng của các quy tắc xác định giá thị trƣờng mà Việt Nam đƣa ra là hoàn
toàn phù hợp với chuẩn mực và thông lệ quốc tế thì việc thực hiện chúng vẫn
còn là một vấn đề nhức nhối.
Vì vậy, công tác thực hiện và giám sát thực hiện đòi hỏi phải chú trọng hơn
nữa. Để làm đƣợc điều này, chúng ta khắc phục những yếu kém hiện tại, nhất là
trong vấn đề chất lƣợng nguồn nhân lực của các nhân viên, cán bộ có trách
nhiệm thực hiện cơ chế. Đồng thời, cần sự phối hợp chặt chẽ giữa các Ban,
ngành từ Bộ kế hoạch đầu tƣ đến Bộ tài chính và Cơ quan quản lý thuế là cần
thiết bởi quản lý định giá chuyển giao yêu cầu nhiều cơ quan chức năng cùng
tham gia để thống nhất một chính sách hợp lý cho nhà đầu tƣ nƣớc ngoài. Nhƣng
quan trọng hơn cả là tuyên truyền ý thức chấp hành quy định của các TNC khi
kinh doanh tại Việt Nam nhằm đảo bảo một môi trƣờng kinh doanh lành mạnh
và công bằng, đảm bảo lợi ích cho mọi thành phần kinh tế.
91
Danh mục tài liệu tham khảo
1. Thông tƣ 117 – Bộ tài chính, ban hành ngày 19 tháng 12 năm 2005.
2. Phan Hiển Minh – Luận án tiến sĩ “Hoàn thiện phƣơng pháp định giá
chuyển giao trong chính sách thuế ở Việt Nam – 2003”.
3. Nguyễn Ngọc Thanh – Nguyễn Hoàng Dũng - Định giá chuyển giao và thủ
thuật chuyển giá của các TNC tại Việt Nam – Nhà xuất bản Tài chính.
4. Phan Thị Thành Dƣơng – Chống chuyển giá ở Việt Nam – Tạp chí Khoa
học Pháp luật số 2/2006.
5. Đoàn Ngọc Phi Anh (ĐH Đà Nẵng) - Định giá chuyển nhƣợng trong kinh
doanh quốc tế – Tạp chí Tài chính doanh nghiệp tháng 3/2005.
6. Đoàn Văn Trƣờng – Chống chuyển giá - Kinh nghiệm của một số nƣớc –
Tạp chí Kinh tế và dự báo số 9/2007.
7. Nguyễn Thiết Sơn – Giáo trình các công ty xuyên quốc gia – NXB Đại học
Quốc gia TP Hồ Chí Minh.
8. Báo cáo Đầu tƣ nƣớc ngoài – 20 năm nhìn lại – Cục Đầu tƣ nƣớc ngoài, Bộ
kế hoạch và Đầu tƣ.
9. Báo cáo đầu tƣ thế giới 2007.
10. Hƣớng dẫn của OECD về định giá chuyển giao đối với các cơ quan thuế.
11. Báo cáo toàn cầu của Ernst&Young về Định giá chuyển giao 2008.
12. Các Website của Bộ Tài chính, Bộ kế hoạch đầu tƣ, Tổng cục thuế
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 4271_4091.pdf