Dùng mẫu mỏng sao lại đầy đủ hình dáng và các thông tin trên mẫu sang bìa cứng có độ dày từ 0.81 1.62mm. Cắt đúng theo mẫu mỏng để cung cấp cho bộ phận giác sơ đồ và các bộ phận có liên quan như: cắt, may
Trên mặt của sản phẩm phải ghi đầy đủ các thông tin
Tên mã hàng
Tên chi tiết
Cỡ số
Số lượng chi tiết trên một sản phẩm
Đường canh sợi
95 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3562 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Xây dựng tài liệu kỹ thuật triển khai sản xuất mã hàng đồng phục học sinh nữ trung học sơ sở, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
oại nhập.
Chính vì những lý do trên nên em quyết định chọn nguồn cung ứng nguyên phụ liệu trong nước.
Sau khi khảo sát các nhà cung cấp nguyên phụ liệu như: Công ty dệt Hà Nội, công ty dệt may Nam Định, công ty 29/3, công ty dệt Đà Nẵng, công ty dệt may Minh Khai TP Hồ Chí Minh, công ty Phong Phú…em đã quyết định lựa chọn công ty dệt HANOSIMEX là công ty cung cấp vải chính, nhà máy dệt PHONG PHÚ sẽ cung cấp chỉ và phụ liệu là phù hợp cho mã hàng DPHS 09.
2.2. Cách kiểm tra đo đếm nguyên phụ liệu của mã hàng DPHS 09
Nguyên phụ liệu đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc tạo tính thẩm mĩ của sản phẩm. Nó có thể làm tăng vẻ đẹp, tăng số người sử dụng, phù hợp với túi tiền người tiêu dùng. Vì vậy khi mua nguyên phụ liệu cho mã hàng này phải nắm rõ các yêu cầu sau :
- Vải áo là loại vải thoáng mát, thấm mồ hôi, màu trắng sữa
-Vải váy : vải thô, bền, đẹp, giá thành vừa phải phù hợp với người sử dụng. Phù hợp với kiểu dáng. Với độ tuổi, đạt tiêu chuẩn cơ lý hoá. Mang lại cảm giác khoẻ mạnh, thoải mái, cho người mặc.
-Phụ liệu: chỉ, khoá, cúc bền chắc, lâu hỏng, không han rỉ
Quy trình đi của nguyên phụ liệu
a. Chuẩn bị
Nguyên phụ liệu dùng cho mã hàng:
Nguyên liệu
Vải áo sơ mi:
+ Chất liệu: vải Uni
+ Thành phần: 65% polyeste, 35% cotton
+ Kiểu dệt: Dệt thoi
+ Màu sắc: màu trắng
vải váy
+ Chất liệu: vải kaki
+ Thành phần: 85% polyeste, 15% cotton
+ Kiểu dệt: Dệt thoi
+ Màu sắc: Đen,xám, xanh, nâu
Phụ liệu
Chỉ:
+ Thành phần: 100% polyeste
+ Chỉ số sợi: 50/2
+ Hướng xoắn: Z
+ Màu sắc: Đen, ghi, trắng, xanh đen, xanh
Chỉ vắt sổ
+ Thành phần: 100% cotton
+ Chỉ số sợi: 14
+ Màu sắc: Đen, ghi, trắng, xanh đen, xanh
Khoá
+ Chất liệu dây: 100% polyeste
+ Răng khoá: nhựa – 2mm
+ Chiều dài: 12cm
+ Màu dây khoá: 5 màu
+ Chức năng: khoá 1 mặt
Cúc
+ Chất liệu nhựa
+ Kích cỡ
+ Hình dạng: Hình tròn
+ Màu sắc: Màu trắng
Mex
Màu sắc: Màu trắng
Mác
+ Mác cỡ
+ Mác hãng
+ Mác sử dụng
Logo
Biểu tượng của ngành giáo dục
+Để đảm bảo cho việc đo đếm được chính xác, vải phải được phá kiện, dỡ hàng từ 2-3 ngày.
+Kiểm tra sơ bộ số lượng, màu sắc, kí hiệu và sắp xếp vải theo đúng quy định, cấm không được dùng dao, kéo để cạy, cắt làm gây hỏng bao hoặc rách nguyên liệu.
+Trong khi phá kiện nếu phát hiện: không đúng chủng loại nguyên liệu hoặc không đúng số lượng ghi trên phiếu phải kịp thời báo cáo để xác định cụ thể trên từng kiện.
+Ghi lại tất cả các số lượng, chất lượng theo mác bên ngoài ở kiện nguyên phụ liệu.
b. Kiểm tra số lượng vải:
- Có 2 phương pháp: + Thủ công
+ Bằngmáy
Đối với vải cuộn tròn phải dùng máy kiểm tra chiều dài: trong điều kiện ta chưa có phương tiện đầy đủ, tạm thời dựa vào số liệu ghi trên phiếu là chính trong đó có nhận xét phân tích theo cảm tính, nếu thấy có hiện tượng nghi vấn thì phải xổ ra đo lại toàn bộ. Ta có thể áp dụng 2 cách sau:
+Dùng thước đo bán kính của cây vải để xác định chiều dài. Phương thức này không chính xác, ta phải đo nhiều lần trên cùng chủng loại nguyên liệu với cây vải có chiều dài khác nhau để rút ra thông số bình quân.
+ Dùng trọng lượng để xác định chiều dài (với điều kiện cây vải có trọng lượng riêng sai biệt không dáng kể). Dùng cân có độ chính xác cao, xác định trọng lượng của từng cây vải cùng chủng loại sau đó tiến hành so sánh xác định chiều dài.
+Nguyên liệu: Kiểm tra bằng máy xác định chiều rộng khổ vải, chiều dài cuộn vải, trong khi kiểm tra chiều rộng x chiều dài thì kiểm tra luôn lỗi trên vải đánh dấu và dán băng dính lên. Nếu trong quá trình kiểm tra, khổ vải thực tế, khổ vải ghi trên phiếu từ 2cm trở lên phải báo lại phòng kỹ thuật để xác minh và có hướng giải quyết.
+Phụ kiện: Mác, cúc, chỉ, logo, khuy, thắt lưng phải đo đếm cẩn thận, để riêng từng loại, có phiếu ghi rõ ràng số lượng cuộn vải màu sắc, số lượng NPL sau khi kiểm tra xong.
c. Kiểm tra khổ vải
+Dùng thước có chiều dài lớn hơn khổ vải để đo, thước đặt thẳng góc với chiều dài vải, cứ 5 m đo 1 lần. Tuỳ theo từng loại vải có mép biên trơn, xù lỗ kim lớn hay nhỏ ta xác định cụ thể theo quy định kỹ thuật.
+Trong quá trình đo nếu thấy khổ thực tế nhỏ hơn khổ ghi trên phiếu 2 cm phải báo cáo với phòng kỹ thuật, KCS hoặc Phó giám đốc phụ trách kỹ thuật để xác minh và có hướng giải quyết.
+Đối với cây vải cuộn tròn ta tiến hành đo 3 lần: lần 1 ở đầu cây, lần 2 giữa vải ra đo lùi vào trong 3 m, lần 3 lùi sâu vào trong 5 m nữa.
d. Kiểm tra chất lượng vải
Vải đưa vào sản xuất gọi là vải thành phẩm, nó chia ra làm 3 loại:
+Loại 1: Do Liên Hiệp Dệt giao cho Liên Hiệp May để sản xuất hàng xuất khẩu, có sai số bình quân 2 m/lỗi.
+Loại 2: Có sai số bình quân từ 1- 2 m/lỗi, được chuyển sang sản xuất hàng nội địa.
+Loại 3: Có sai số bình quân dưới 1 m/lỗi, được chuyển sang sản xuất hàng nội địa.
Lỗi được phân ra theo dạng và nhóm sau:
+ Nhóm 1: Gồm các dạng lỗi do quá trình dệt gây ra:
. Lỗi do các trị số: sợi ngang không săn, không đều màu.
. Khổ vải không đều trên toàn bộ tấm vải.
. Mép vải bị rách.
. Tạp chất bẩn trong sợi.
. Đường dọc thưa sợi trên toàn bộ tấm vải.
. Lỗ thủng, vết bẩn.
. Dấu vết do sợi, nhảy sợi, mất sợi ngang, dạt, chập sợi.
+ Nhóm 2: Gồm các lỗi do quá trình in hoa, nhuộm màu:
. Lỗi in nhuộm trong 1 sợi dài trên 4 m.
. Lỗi in nhuộm song song quá to.
. Lệch hoa sai màu.
. Vi phạm nền hoa, dứt sợi chập nhau (lệch trụ hoa).
. Không đồng màu, in hoa chỗ đậm chỗ nhạt.
Những dạng lỗi quy định phải đưa xuống loại 2:
Vết màu rải rác trên toàn bộ cây vải.
Lỗi sợi dọc hoặc ngang đều rải rác toàn bộ vi phạm nền hoa, đứt đoạn chập sợi, lệch trục in hoa có chu kì thấy rõ.
Màu không đều chênh nhau 1/8 - 1/10. Đứt biên liên tục.
Với vải Uni màu sắc trắng lỗi nhìn rất dễ vì vậy những lỗi: sợi không đều, giút sợi, đứt sợi, rách vải, thủng mất sợi dọc, sợi ngang, khổ không đều ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cũng như thẩm mỹ của sản phẩm vì vậy nếu lỗi không thể khắc phục được thì đành loại.
3. Xây dựng tài liệu kĩ thuật thiết kế
3.1.Nghiên cứu mẫu
Sau khi chọn được mẫu để sản xuất, tiến hành nghiên cứu mẫu đó nhằm có được những thông tin chính xác về mẫu, đồng thời xác định những điều kiện cho sản xuất để có kế hoạch đồng bộ cho những khâu tiếp theo nhằm đề ra phương án thực hiện cho cả quá trình sản xuất.
Bộ mẫu này được thiết kế với sự kết hợp của váy xếp nếp và áo sơ mi ngắn tay. Váy làm bằng chất liệu vải thô hoặc kaki. Áo sơ mi ngắn tay có viền cửa tay và nơ áo là vải chính của váy tạo điểm nhấn cho trang phục.
Váy:
Váy được bổ cắt rời ở vị trí ngang mông, phần dưới được xếp nếp tạo sự thoải mái khi mặc
Váy được may vừa không bó sát, với chất liệu vải kaki cộng với thiết kế xếp nếp ở thân trước và sau tạo cho người mặc có cảm giác khỏe mạnh, năng động và vận động thoải mái.
Kết cấu sản phẩm đơn giản nhưng không làm mất đi yếu tố thời trang và sự trẻ trung, năng động của tuổi học trò.
Áo sơ mi:
Với việc sử dụng vải phối của áo cùng chất liệu với váy để trang trí ở viền tay, cổ áo đã tạo điểm nhấn và có sự đồng bộ cho trang phục, tạo cho áo vẻ thanh lịch, trẻ trung và lịch sự, rất phù hợp cho lứa tuổi học sinh
Tay áo là kiểu tay cánh tiên được thiết kế rúm ở đầu tay và giữa cửa tay tạo độ bồng cho tay áo. Cổ áo là biến thế của cổ sen nằm, lá cổ vuông.
Yêu cầu chung của sản phẩm
Áo
Yêu cầu ngoại quan
Sản phẩm may xong phải êm phẳng, không bùng vặn, nhăn dúm
Bề mặt sản phẩm phải đảm bảo độ đồng màu, không bị loang màu và lỗi sợi
Sản phẩm không có vết dầu, vết bẩn, bụi phấn, đầu chỉ, xơ vải
Đường mí tay phải đều không bị sượt mí, sợ viền to đều
Tay áo hai bên rúm đều, cân xứng, có độ bồng tương đối.
Yêu cầu về kỹ thuật, kích thước
Đường may chắp 4 mũi chỉ/ 1cm
Đường mí, diễu 4 mũi chỉ/ 1cm
Đường diễu nẹp 0.3cm, gấu áo 1.2cm, mí cửa tay 0.15cm
Nhãn cỡ và nhãn chính may giữa cổ
Nhãn sử dụng may cùng với dọc sườn trái
Sản phẩm may xong phải đúng thông số kích thước và nằm trong dung sai cho phép
Váy
Yêu cầu ngoại quan
Sản phẩm may xong phải êm phẳng, không bùng vặn, nhăn dúm
Bề mặt sản phẩm phải đảm bảo độ đồng màu, không loang màu, lỗi sợi
Xếp ly khoảng cách đều nhau, gập ly đều với độ rộng ly 1.5cm
Váy may xong phải đảm bảo đúng dáng và yêu cầu kỹ thuật
Yêu cầu về kỹ thuật, kích thước
Đường may chắp 4 mũi chỉ/ 1cm
Đường may mí, diễu là 4mũi chỉ/ 1cm
Đường may gấu 1.2cm, mí né cạp 0.15mm
Nhãn cỡ và nhãn chính may giữa cạp
Nhãn sử dụng may cùng với dọc sườn trái
Sản phẩm may xong phải đúng thông số kích thước quy định và nằm trong dung sai cho phép
3.2. Hệ thống số đo
Để có được hệ thống cỡ số hoàn chỉnh phục vụ cho may đo công nghiệp ta phải làm một cuộc khảo sát thực tế tiến hành các công việc sau
Đo cơ thể người giữa các vùng, miền, lứa tuổi, giới tính
Thống kê lại bằng máy tính
Chọn số đo cơ bản
Phân loại nhóm cơ thể theo số đo chính
Từ bảng phân loại để tìm ra những cỡ số quần áo may sẵn
Nhìn chung đặc điểm tầm vóc của học sinh trong độ tuổi từ 12 tuổi đến 16 tuổi có sự chênh lệch khá lớn giữa các cỡ. Để sản xuất phù hợp với đại đa số mọi người trong độ tuổi này, chúng tôi tiến hành sản xuất với 5 cỡ S, M, L, XL, XXL. Qua tìm hiểu hệ thống cỡ số của nước ta và tài liệu nhân trắc học. Em đã đưa ra bảng cỡ số sau:
Bảng thông số
STT
Vị trí đo
S
M
L
XL
2Xl
Độ CL ∆
Dung sai(+/-)
I
Áo
Dài áo
48
50
52
54
56
2
0.2
Dài tay
9
10
11
12
13
1
0.1
Dài eo
33
33.5
34
34.5
35
0.5
0.2
Rộng vai
32
33
34
35
36
1
0.1
Xuôi vai
4
4
4
4
4
0
0
Vòng cổ
32
33
34
35
36
1
0.2
Vòng ngực
66
68
74
76
78
2
0.2
II
Váy
Dài váy
40
42
44
46
48
2
0.2
Hạ mông
16
16.5
17
17.5
18
0.5
0.1
Vòng bụng
60
62
64
66
68
2
0.2
Vòng mông
76
78
80
82
84
2
0.2
3.3. Thiết kế mẫu cỡ L
Để thuận tiện cho việc nhảy mẫu và tiết kiệm được thời gian ta tiến hành thiết kế mẫu với số đo trung bình(L) dựa trên công thức thiết kế váy và áo sơ mi cơ bản
Bảng thông số kích thước cỡ L
STT
Vị trí đo
Kí hiệu
Giá trị
Áo
1
Dài áo
Da
52
2
Dài tay
Dt
11
3
Dài eo
De
34
4
Rộng vai
Rv
34
5
Xuôi vai
Xv
4
6
Vòng cổ
Vc
34
7
Vòng ngực
Vn
74
8
Mẹo cổ
Mc
2
Váy
9
Dài váy
Dv
44
10
Hạ mông
Hm
17
11
Vòng bụng
Vb
64
12
Vòng mông
Vm
80
3.3.1. Trình bày phương pháp thiết kế bằng tay
a. Thiết kế áo
Thiết kế thân sau
Xác định các đường ngang
Gập vải theo chiều dọc mặt phải vào trong, từ đường gập đó tính các đoạn sau
Dài áo = số đo = 52cm
Hạ nách sau = 1/4Vn + 1(1,5-2) =18.5cm
Dài eo sau = số đo = 34cm
Từ các điểm đó kẻ các đường vuông góc vào trong
Vòng cổ
Rộng ngang cổ(Rnc) = 1/6 Vc + 4= 9.67cm
Mẹo cổ = 2 cm
Vạch vòng cổ thân sau qua
Vòng nách
Hạ xuôi vai = SđXv – 0,5 ( xuôi vai thân áo) = 3.5cm
Rộng vai = 1/2Rv = 17cm
Rộng bả vai = 1/2Rv -1 = 16cm
Rộng thân sau = 1/4Vn + 1,5 = 19 cm
Vạch vòng nách thân sau qua điểm 1/3
Sườn áo
Rộng ngang eo thân sau = Rts – 2 = 17 cm
Rộng ngang gấu thân sau = Rts = 19cm
Vạch sườn thân áo
Vẽ gấu áo theo làn cong đều
Chiết
Tâm chiết cách giao khuy =1/2 Rts = 9.5 cm
Đỉnh chiết cách đường ngang ngực 5cm
Rộng chiết 1cm về hai phía
Thiết kế thân trước
Đặt thân sau lên thân trước sao cho đường sống lưng trùng với đường giao khuy
Sang dấu các đường ngang nách, ngang eo, ngang gấu
Hạ nách trước(Hnt) = Hns – 1 = 17.5cm
Vòng cổ, vai con
Rộng ngang cổ(Rnc) = 1/6 Vc +4.5 = 10.17cm
Hạ sâu cổ = 1/6 Vc + 3 = 8.67cm
Vạch vòng cổ thân trước
Kẻ đường hạ xuôi vai bằng số đo xuôi vai = 4 cm
Vai con thân trước = Vai con thân sau – 0,5 = 9cm
Vòng nách
Rộng thân trước = 1/4Vn + 3 = 20.5 cm
Giảm đầu vai = 1,5-2cm
Vạch vòng nách thân trước
Sườn gấu
Rộng ngang eo thân trước = Rtt - 2 = 18.5cm
Rộng ngang gấu thân trước = Rtt = 20.5 cm
Vạch sườn áo theo làn cong đều
Sa gấu = 1,5cm
Vẽ làn gấu cong đều
Chiết
Tân chiết cách giao khuy =1/2 Cn = 8.5 cm
Đỉnh chiết cách đường ngang ngực 5cm
Rộng chiết 1cm về hai phía
Thiết kế tay áo
Xác định các đường ngang
Gập vải theo chiều dọc, mặt phải vào trong, dựa vào các đường gập xác định các đoạn sau
Dài tay = Số đo dài tay = 11cm
Dài tay cơ bản = 14 cm
Hạ mang tay = 11cm
Rộng bắp tay = 1/2sđ = 11.5 cm
Từ các điểm trên kẻ các đường ngang vuông góc vào trong
Vẽ đầu tay mang sau và cửa tay theo làn cong đều
Vẽ đầu tay mang trước hụt hơn đầu tay mang sau 1cm tại điểm giữa của đầu tay mang sau theo làn cong đều
Mở tay áo ra và bổ đúng điểm giữa tay sau đó mở rộng đầu tay và cửa tay thêm 1.5 cm rồi đánh cong lại.
Nối đường bụng tay
Cổ áo
Gập vải theo chiều ngang vải, mặt phải vào trong, dựa vào đường gập đó tính các đoạn sau:
1/2 Dài cổ = 1/2 chu vi vòng cổ = 26.16cm
Rộng bản cổ = 6.5 cm
Chếch đầu cổ = 3 cm
b. Thiết kế váy
Thân trước
Dài váy = sđ= 44 cm
Hạ mông = 18 cm
Rộng thân trước = ¼ Vm + 0.5 = 20.5 cm
Giảm đầu cạp = 3cm . Từ giữa thân trước lấy xuống 1cm
Gấu thêm ra 3 cm lên 1cm
Vạch đường cong sườn, eo và gấu
Chiết
¼ Ve thật = 64/4= 16 cm
Rộng chiết = 20.5-3-16=1.5 cm
Dài chiết = 9cm
Vẽ chiết nằm ngay giữa
Thân sau
Cách vẽ giống thân trước chỉ khác ở đường eo giảm sâu hơn 1cm
Sau đó cắt ngang đường hạ mông và tạo ly ở phần còn lại. Tạo
8 ly, mỗi ly rộng 1cm. Thêm độ rộng thân tại vị trí gập=8 cm
Sau đó cắt rời phần hạ mông của thân trước và sau. Lấy phần từ hạ mông xuống gấu và chia đường hạ mông làm 8phần bằng nhau, cắt bổ , sau đó mỗi điểm cắt lấy rộng ra 2 bên 1cm là ly. Xang dấu lại chi tiết và bấm dấu vị trí xếp ly.
Cạp lót
Rộng cạp = 3 cm
Dài cạp = Ve + 2 = 18
3.3.2. Trình bày phương pháp thiết kế ứng dụng phần mềm Accumark explorer
a.Thiết lập miền lưu trữ
Từ cửa sổ Accumark Explorer Chọn ổ đĩa(C) File New Storage Area Tên miền lưu trữ (NgoanK3) Enter
b.Thiết lập các bảng thông số chuẩn bị cho mã hàng
b.1. Bảng thông số môi trường sử dụng( P – Uer Environ)
Cách mở:
««««««««««
««««««««««
Gerber LaunchPad Accumark Explorer, Utilities User Environment
Nội dung
- Ô Notation chọn: Metric
- Ô Precision chọn: 3
- Seam Allowance chọn: 1
- Overwrite Marker chọn: Prompt
- Layrule Mode chọn: No Layrules
Lưu bảng P – User Environment
File Save as
- Ô Save in: Chọn miền lưu trữ
- Dòng File name: Trái chuột chọn tên bảng đã có sẵn Save
b.2 Bảng quy định dấu bấm( P – Notch)
Cách mở
Gerber LauchPad Accumark Explorer, Utilities Accumark Explorer Chọn ổ đĩa(C ), miền lưu trữ( NgoanK3) PC New Parameter table Notch
Nội dung
- Ô Notch Type: Trái chuột chọn kiểu dấu bấm:
- Ô Inside Width: 0.3
- Ô Notch Depth: 0.3
Lưu bảng P - Notch
File Save as
- Ô Save in: Chọn miền lưu trữ
- Dòng File name: Trái chuột chọn tên bảng đã có sẵn Save
b.3 Bảng thông số vẽ sơ đồ cắt( P – Marker Plot )
Cách mở
Gerber LaunchPad Accumark Explorer, Utilities Accumark Explorer Chọn ổ đĩa( C ), miền lưu trữ ( NgoanK3) PC New Parameter table Marker Plot
Nội dung
- Ô Rotation: Chọn 0 deg
- Hộp Plot Options: Tích chọn Die Cut Blocks
Border: Chọn All; Piece : Chọn All
Plaid / Stripe: Chọn None
- Hộp Annotaion
Marker: Chọn Top Left In
Piece: Chọn All Center
Bundle Codes: Chọn Numeric
Notch: Lựa chọn bảng dấu bấm đã thiết lập( P – NOTCH )
- Hộp Plice
Separation: Chọn 0
Lưu bảng P – Marker Plot
File Save as Dòng File name gõ tên bảng tham số vẽ sơ đồ cắt Save
b.4 Bảng thông số vẽ mẫu ( P – Piece Plot )
Cách mở
Gerber LaunchPad Accumark Explorer, Utilities Accumark Explorer Chọn ổ đĩa(C), miền lưu trữ( NgoanK3) PC New Parameter table Piece – Plot
Nội dung
- Ô Rotation: Chọn 0 Deg
- Scale X, Scale Y: Chọn 100%
- Ô Piece Annoration: Chọn Grain
- Ô Plot Sizes: Chọn Nest
- Ô Perim Tool: Chọn Pen
- Ô Title Block: Chọn Bottom / Left
- Cột Lable: Trái chuột chọn nhãn nội vi
- Cột Tool: Chọn Pen
- Ô Notch Table: Chọn P – NOTCH
- Cột Size: Chọn All
Lưu bảng
File Save as Dòng File name gõ tên bảng tham số vẽ mẫu Save
b.5 Bảng ghi chú vẽ mẫu cắt, vẽ sơ đồ cắt( Annotation)
Cách mở
Gerber LaunchPad Accumark Explorer, Utilities Accumark Explorer Chọn ổ đĩa(C), miền lưu trữ( NgoanK3) PC New Annotation
Nội dung
- Chọn các thông số như hình vẽ
Lưu bảng: File Save as Dòng File name gõ Annotation Save
b.6 Bảng quy định giác sơ đồ( Lay Limits)
Cách mở
Gerber LaunchPad Accumark Explorer, Utilities Accumark Explorer Chọn ổ đĩa(D), miền lưu trữ( NgoanK3), PC New Laylimits
Nội dung
- Ô Fabric Spread: Chọn Single Ply
- Ô Bunding: Chọn All Bunde Alt Dir
- Cột Piece Options: Chọn WS
- Cột Flip Code: Điền 1
- Cột Block / Buffer: Điền 0
- Cột CW Tit / CW Rotate Limit: Điền 2
- Cột CCW Tit / CCW Rotate Limit: Điền 2
- Cột Units: Chọn Degree
Lưu bảng: File Save as Dòng File name gõ tên bảng quy tắc giác sơ đồ Save
b.7 Bảng thống kê chi tiết của mã hàng( Model)
Cách mở
Gerber LaunchPad Accumark Explorer, Utilities Accumark Explorer Chọn ổ đĩa(D), miền lưu trữ( NgoanK3), File New Model
Nội dung
- Ô comment: viết miền lưu trữ NgoanK3
- Vào ô Piece Name chọn tên chi tiết
- Ô Category: viết kí hiệu tên chi tiết TS, DC…
- Ô Discription: Kí hiệu vải và số lượng C X 01, C X 02…
- ..: Điền số lượng chi tiết thiết kế
- Điền số lượng chi tiết lật qua trục X, Y, XY
- Cột Half Piece chọn None
- Cột Dyn Split chọn 0
- Điền độ co giãn theo trục X và trục Y
- Nội dung của bảng được thể hiện qua hình vẽ sau
Lưu bảng Model
- File Save as Trong dòng File name gõ tên bảng MODEL Save
b.8 Bảng tác nghiệp sơ đồ cắt
Cách mở: Gerber LauchPad Accumark Explorer, Utilities Accumark explorer Chọn ổ D Miền lưu trữ (NgoanK3), PC New Order
Nội dung: Chọn các thông số như hình vẽ sau
Lưu bảng: File Save as Dòng file name kiểm tra tên sơ đồ( NgoanK3 C L) Save
b.9 Bảng quy tắc nhảy cỡ Rule table
Cách mở
Gerber LaunchPad Accumark Explorer, Utilities Accumark Explorer Chọn ổ đĩa(D), miền lưu trữ( NgoanK3), File New rule table
Nội dung
Lưu bảng: Lưu bảng: File Save as Dòng file name kiểm tra tên sơ đồ( DPHS09) Save
Trước khi thiết kế cần chỉnh một số thông số như sau:
Gerber LaunchPad -> Pattern Processing, Digitizing, PDS -> Pattern Design -> có giao diện như sau:
Chọn View -> Preferences/options -> Thiết lập nhưbảng
Chọn Paths và chọn ổ đĩa, thư mục chứa mã hàng.
Chọn Display, thiết lập như hình dưới.
Thiết kế áo
a. Thiết kế thân sau
Xác định các đường ngang
Bước 1: Vẽ hình chữ nhật có chiều dài là dài áo, chiều rộng là rộng vai
TC chọn lệnh chức năng( Shift F6) TC chọn góc thứ nhất Rê chuột đến góc đối diện TPC đồng thời Vào menu nổi nhập chiều dài áo 52 vào ô X, nhập rộng TS -18.5. vào ô Y Enter Đặt tên chi tiết( 09 AO TST ) vào ô value input trong menu nổi Enter PC ok kết thúc lệnh
Bước 2: Xác định các đường ngang
TC chọn lệnh chức năng( Ctrl F4) TC chọn đường gốc PC ok Vào menu nổi nhập khoảng cách đường cần coppy so với đường gốc -2 ( Hạ xuôi vai) Vào ô Dist Enter TC chọn đường gốc PC ok Vào menu nổi nhập -18.5( Hạ nách sau ) ở ô Dist Enter TC chọn đường gốc PC ok Vào menu nổi nhập -34 ( Dài eo) ở ô Dist Enter PC ok kết thúc lệnh
Thiết kế vòng cổ, vai con
TC chọn lệnh chức năng( Alt l p p ) TPC chọn điểm giữa cổ sau Nhập độ rộng ngang cổ 9.67 cm vào ô End trong menu nổi Enter Nhập 2cm( mẹo cổ ) vào ô Dist trong menu nổi Enter PC ok kết thúc lệnh
Vẽ vòng cổ thân sau: TC chọn lệnh chức năng ( Ctrl F7 ) TC chọn điểm giữa cổ sau TC chọn điểm trung gian PC chọn thuộc tính của đường( Line) TC chọn điểm trung gian PC chọn thuộc tính của đường 2 Point – Curve TC chọn điểm kết thúc Bấm trái xác định vị trí của đường PC ok kết thúc lệnh
Chỉnh sửa đường: Alt F12 TC chọn điểm cần sửa Di chuột và bấm trái chọn vị trí mới của điểm PC ok kết thúc lệnh
Làm trơn đường: Alt l m h TC chọn đường TC dịch ghim cố định vị trí đường cong và bấm trái định vị trí ghim Bấm trái làm trơn đường PC cancel PC ok kết thúc lệnh
Nối đường vai con: TC chọn lệnh chức năng ( Alt 7 ) TC chọn điểm cuối trên đường mẹo cổ TC chọn điểm đầu vai ngoài TPC nhập 17 vào ô end enter PC ok kết thúc lệnh
Vẽ vòng nách
Rộng bả vai: TC chọn lệnh chức năng( Alt p x ) TPC chọn điểm hạ nách Vào menu nổi nhập khoảng cách điểm đánh dấu là 16 cm vào ô End Enter PC ok kết thúc lệnh
Nối giảm đầu vai với rộng bả vai :TC chọn lệnh chức năng (crtl f7) TC chọn điểm đầu vai ngoài TC điểm đánh dấu ở rộng bả vai PC chọn thuộc tính của đường ( line) PC ok PC ok kết thúc lệnh
Vẽ vòng nách: Ctrl F7 TC chọn điểm đầu vai ngoài TC chọn điểm trung gian PC chọn thuộc tính của đường ( Curve ) TC chọn điểm trung gian TC chọn điểm cuối PC ok PC ok kết thúc lệnh
Chỉnh sửa điểm vòng nách: Alt F12 TC chọn điểm cần sửa Rê chuột và bấm trái xác định vị trí mới của điểm PC ok kết thúc lệnh
Làm trơn đường: Alt l m h TC chọn đường thẳng TC dịch ghim và bấm trái định vị trí ghim Bấm trái làm trơn đường PC cancel PC ok kết thúc lệnh
Thiết kế sườn
Xác định rộng: Alt p x Dê chuột trên đường rộng ngang thân đến điểm rộng thân TPC nhập thong số 2 cm vào ô beg Enter PC ok kết thúc lệnh
Vẽ đường sườn: Ctrtl F7 TC chọn điểm rộng ngang nách TC chọn điểm trung gian PC chọn thuộc tính của đường ( Curve ) TC chọn các điểm trung gian tiếp TC chọn điểm cuối PC ok PC ok kết thúc lệnh
Chỉnh sửa đường: Alt F12 TC chọn điểm cần sửa Rê chuột và bấm trái xác định vị trí mới của điểm PC ok kết thúc lệnh
Làm trơn đường: Alt l m h TC chọn đường TC dịch ghim và bấm trái định vị trí của ghim đối với từng đoạn thẳng của đường Bấm trái làm trơn đường PC cancel PC ok kết thúc lệnh
Thiết kế chiết
Vẽ đường song song cách ngang nách cm: Ctrl F4 TC chọn đường ngang nách PC ok Vào menu nổi nhập -5vào ô Dist Enter PC ok kết thúc lệnh
Chiết ngực: Đầu chiết cách đường ngang nách 5cm, tâm chiết cách giao khuy ½ Cn, bản chiết 2cm, đuôi chiết trùng gấu: Alt p x TPC chọn điểm giữa TT trên đường vừa tạo Vào menu nổi nhập -8 vào ô Dist Enter PC ok kết thúc lệnh. Alt l p p TC chọn điểm vừa đánh dấu Vào menu nổi chọn Curso Rê chuột và bấm trái chọn điểm kết thúc trên đường ngang gấu PC ok kết thúc lệnh
Lấy giao điểm của đường tâm chiết và đường ngang eo: Alt F10 TC chọn đường tâm chiết TC chọn đường ngang eo PC ok kết thúc lệnh. Từ giao điểm đó lấy sang 1 bên 1cm: Alt p m l TC chọn giao điểm đó Vào menu nổi nhập -1 vào ô Dist Enter PC ok kết thúc lệnh
Vẽ chiết: Ctrl F7 TC chọn điểm đầu chiết PC chọn thuộc tính Line TC chọn điểm xác định độ rộng bản chiết TC chọn điểm xác định độ rộng của đuôi chiết PC ok PC ok kết thúc lệnh. Vẽ đối xứng đường vừa vẽ qua đường tâm chiết ta được vị trí của chiết ngực: Alt l c m TC chọn đường cần vẽ đối xứng PC ok TC chọn đường vẽ đối xứng qua PC ok kết thúc lệnh
Lưu chi tiết: Ctrl s TC chọn chi tiết PC ok PC ok kết thúc lệnh
Bóc chi tiết thân sau từ thân tổng
Shift F3 TC chọn các đường chu vi( theo chiều kim đồng hồ ) PC ok TC chọn đường nội vi PC ok Bấm trái chuột Vào menu nổi đặt tên cho chi tiết( 09 AO C TS ) vào ô Piece name Enter PC ok kết thúc lệnh
Ra đường may
Shilf F7 TC chọn đường vai con, đường sườn , vòng cổ, đường vòng nách PC ok Vào menu nổi nhập 0.8 vào ô Value input Enter TC chọn đường gấu PC ok Vào menu nổi nhập 1.5 vào ô Value input Enter PC ok kết thúc lệnh
Lộn đường may
Shilf F8 TC chọn chi tiết PC ok
b.Thiết kế thân trước
Shift F6 TC chọn góc thứ nhất Rê chuột đến góc đối diện TPC Vào menu nổi nhập toạ độ X là chiều dài áo TT 51, Nhập toạ độ Y là rộng gấu -20.5 tính từ đường giao khuy Enter Đặt tên cho chi tiết vào ô Value input Enter PC ok kết thúc lệnh
Xác định các đường hạ xuôi vai, ngang nách, ngang eo và đường gập nẹp: Ctrl F4 TC chọn đường ngang cổ PC ok Vào menu nổi nhập -3.5 vào ô Dist Enter TC chọn đường ngang cổ PC ok vào menu nổi nhập -17.5 vào ô Dist Enter TC chọn đường ngang cổ PC ok Vào menu nổi nhập -33 ở ô Dist Enter TC chọn đường giao khuy PC ok Vào menu nổi nhập -1.25 ở ô Dist Enter PC ok kết thúc lệnh
Thiết kế vòng cổ, vai con
Vòng cổ:
Alt l p p TPC chọn điểm giữa cổ thân trước trên đường gập nẹp Vào menu nổi nhập sâu cổ trước 8.67 cm vào ô Beg Enter Vào menu nổi nhập ngang cổ -10.17 vào ô Dist Enter TC chọn điểm cuối của đường thẳng đó Vào menu nổi nhập -8.67 vào ô Dist Enter PC ok kết thúc lệnh
Vai con:
Đo đường vai con thân sau: Alt m l TC chọn đường vai con thân sau
PC ok PC ok kết thúc lệnh(Đọc kết quả 9.596cm)
Vẽ đường vai con thân trước:
Alt l o c TC chọn điểm tâm của đường tròn Vào menu nổi nhập đường vai con thân trước 9.096 vào ô Dist Enter PC ok kết thúc lệnh
Lấy giao điểm của đường hạ xuôi vai và đường tròn, đường ngang cổ và đường sâu cổ : TC chọn đường hạ xuôi vai TC chọn đường tròn TC chọn đường sâu cổ TC chọn đường ngang cổ PC ok kết thúc lệnh
Nối đường vai con: Alt 7 TC chọn điểm thứ nhất TC chọn điểm thứ 2 PC ok kết thúc lệnh
Thiết kế vòng nách
Lấy giao điểm của đường vai con và đường hạ xuôi vai: Alt F10 TC chọn đường vai con TC chọn đường hạ xuôi vai PC ok kết thúc lệnh
Giảm đầu vai 1.5cm: Alt p x TPC vào giao điểm trên Vào menu nổi nhập -1.5 vào toạ độ Y Enter PC ok kết thúc lệnh
Từ giảm đầu vai vẽ đường vuông góc với đường ngang nách: Alt l p o TC chọn điểm giảm đầu vai TC chọn đường ngang nách PC ok kết thúc lệnh
Vẽ vòng nách: Ctrl F7 TC chọn điểm đầu vai ngoài TC chọn điểm trung gian PC chọn thuộc tính đường ( Line) TC chọn điểm trung gian PC chọn thuộc tính đường ( Curve) TC chọn điểm còn lại trên đường ngang nách Rê chuột và bấm trái xác định vị trí của đường PC ok PC ok kết thúc lệnh
Chỉnh sửa đường: Alt F12 TC chọn điểm cần sửa Rê chuột và bấm trái xác định vị trí mới của điểm PC ok kết thúc lệnh
Làm trơn đường vòng nách: Alt l m h TC chọn đường thẳng TC dịch ghim và bấm trái xác định vị trí của ghim Bấm trái làm trơn đường
PC cancel PC ok kết thúc lệnh
Thiết kế gấu
Sa vạt 1.5cm: Alt l m j TC chọn đường giao khuy TC chọn điểm cuối trên đường giao khuy Vào menu nổi nhập 1.5 vào ô Dist Enter PC ok kết thúc lệnh
Vẽ đường gấu: Ctrtl F7 TC chọn điểm rộng ngang gấu PC chọn thuộc tính của đường ( Curve ) TC chọn điểm sa vạt Điều chỉnh độ cong PC ok PC ok kết thúc lệnh
Thiết kế sườn
Xác định rộng: Alt p x Dê chuột trên đường rộng ngang thân đến điểm rộng thân TPC nhập thông số 2 cm vào ô beg Enter PC ok kết thúc lệnh
Vẽ đường sườn: Ctrtl F7 TC chọn điểm rộng ngang nách TC chọn điểm trung gian PC chọn thuộc tính của đường ( Curve ) TC chọn các điểm trung gian tiếp TC chọn điểm cuối PC ok PC ok kết thúc lệnh
Chỉnh sửa đường: Alt F12 TC chọn điểm cần sửa Rê chuột và bấm trái xác định vị trí mới của điểm PC ok kết thúc lệnh
Làm trơn đường: Alt l m h TC chọn đường TC dịch ghim và bấm trái định vị trí của ghim đối với từng đoạn thẳng của đường Bấm trái làm trơn đường PC cancel PC ok kết thúc lệnh
Lưu chi tiết: Ctrl s TC chọn chi tiết PC ok PC ok kết thúc lệnh
Thiết kế chiết
Vẽ đường song song cách ngang nách cm: Ctrl F4 TC chọn đường ngang nách PC ok Vào menu nổi nhập -4 vào ô Dist Enter PC ok kết thúc lệnh
Chiết ngực: Đầu chiết cách đường ngang nách 5cm, tâm chiết cách giao khuy ½ Cn, bản chiết 2cm, đuôi chiết trùng gấu: Alt p x TPC chọn điểm giữa TT trên đường vừa tạo Vào menu nổi nhập -8.5 vào ô Dist Enter PC ok kết thúc lệnh. Alt l p p TC chọn điểm vừa đánh dấu Vào menu nổi chọn Curso Rê chuột và bấm trái chọn điểm kết thúc trên đường ngang gấu PC ok kết thúc lệnh
Lấy giao điểm của đường tâm chiết và đường ngang eo: Alt F10 TC chọn đường tâm chiết TC chọn đường ngang eo PC ok kết thúc lệnh. Từ giao điểm đó lấy sang 1 bên 1cm: Alt p m l TC chọn giao điểm đó Vào menu nổi nhập -1 vào ô Dist Enter PC ok kết thúc lệnh
Vẽ chiết: Ctrl F7 TC chọn điểm đầu chiết PC chọn thuộc tính Line TC chọn điểm xác định độ rộng bản chiết TC chọn điểm xác định độ rộng của đuôi chiết PC ok PC ok kết thúc lệnh. Vẽ đối xứng đường vừa vẽ qua đường tâm chiết ta được vị trí của chiết ngực: Alt l c m TC chọn đường cần vẽ đối xứng PC ok TC chọn đường vẽ đối xứng qua PC ok kết thúc lệnh
Bóc tách chi tiết, ra đường may, lộn đường may
Bóc tách chi tiết: Shilf F3 TC chọn các đường chu vi PC ok TC chọn đường chiết ngực PC ok Vào menu nổi đặt tên cho chi tiết (09 AO C TT) Enter PC ok kết thúc lệnh
Ra đường may: Shilf F7 TC chọn đường vòng cổ, vai con, nách, sườn PC ok vào menu nổi nhập 0.8 vào ô value input Enter TC chọn đường gấu PC ok Vào menu nổi nhập 1.5 vào ô value input Enter PC ok kết thúc lệnh
Lộn đường may: Shilf F8 TC chọn chi tiêt PC ok kết thúc lệnh
Lưu chi tiết: Ctrl S TC chọn chi tiết PC ok PC ok kết thúc lệnh
c. Thiết kế tay áo
Shift F6 TC chọn góc thứ nhất Rê chuột đến góc đối diện TPC Vào menu nổi nhập toạ độ X là chiều dài tay 14, Nhập toạ độ Y là rộng bắp tay -11.5 Enter Đặt tên cho chi tiết vào ô Value input Enter PC ok kết thúc lệnh
Xác định các đường hạ mang tay, đường khoét tay áo Ctrl F4 TC chọn đường đầu tay PC ok Vào menu nổi nhập -11 vào ô Dist Enter TC chọn đường đầu tay PC ok vào menu nổi nhập -11 vào ô Dist PC ok kết thúc lệnh
Vẽ đường chéo đầu tay: Đo vòng nách TT và TS: Alt m l TC chọn đường vòng nách thân sau PC ok (Đọc kết quả 16.426cm) TC chọn đường vòng nách thân trước PC ok (Đọc kết quả 16.148cm) PC ok kết thúc lệnh
Alt l o c TC chọn điểm tâm của đường tròn Vào menu nổi nhập ½ chu vi vòng nách 16.287 vào ô Dist Enter PC ok kết thúc lệnh
Lấy giao điểm của đường hạ mang tay và đường tròn: TC chọn đường hạ mang tay TC chọn đường tròn PC ok kết thúc lệnh
Nối đường chéo : Alt 7 TC chọn điểm thứ nhất TC chọn điểm thứ 2 PC ok kết thúc lệnh
Chia đường chéo thành 3 phần bằng nhau: Alt p u p TC lệnh TC đường cần chia PC ok Nhập 2 vào menu nổi PC ok kết thúc lệnh
Vẽ đầu tay: Ctrl F7 TC chọn điểm đầu tay PC chọn thuộc tính (curve) TC chọn điểm trung gian Dê chuột điều chỉnh độ cong thích hợp PC ok TC chọn điểm hạ mang tay Dê chuột điều chỉnh độ cong thích hợp PC ok PC ok kết thúc lệnh.
Vẽ đường cửa tay: Ctrl F7 TC chọn dài tay PC chọn thuộc tính (curve) TC chọn điểm trung gian Dê chuột điều chỉnh độ cong thích hợp PC ok TC chọn điểm lấy cửa tay Dê chuột điều chỉnh độ cong thích hợp PC ok PC ok kết thúc lệnh.
Chỉnh sửa đường: Alt F12 TC chọn điểm cần sửa Rê chuột và bấm trái xác định vị trí mới của điểm PC ok kết thúc lệnh
Làm trơn đường: Alt l m h TC chọn đường TC dịch ghim và bấm trái định vị trí của ghim đối với từng đoạn thẳng của đường Bấm trái làm trơn đường PC cancel PC ok kết thúc lệnh
Thêm độ rộng cho vị trí rúm: Alt l m j TC đường gập đôi TC chọn điểm đầu tay trên gập đôi Vào menu nổi nhập 2 vào ô Dist Enter PC ok kết thúc lệnh
Lưu chi tiết: Ctrl s TC chọn chi tiết PC ok PC ok kết thúc lệnh
Bóc tách chi tiết, ra đường may và lưu chi tiết
Bóc tách: Shift F3 TC chọn đường đầu tay, gập đôi, cửa tay, bụng tay PC ok TC chọn đường nội vi PC ok Đặt tên cho chi tiết vào ô Piece Name ( 09 TAY AO C ) Enter PC ok kết thúc lệnh
Ra đường may: Shilf F7 TC chọn đường đầu tay, bụng tay PC ok Nhập 0.8 vào ô Value input Enter TC chọn đường cửa tay PC ok Nhập 1 vào ô Value input Enter PC ok kết thúc lệnh
Lộn đường may: Shilf F8 TC chọn chi tiết PC ok
Lưu chi tiết: Ctrl S TC chọn chi tiết PC ok PC ok kết thúc lệnh
d.Thiết kế cổ áo
Shift F6 TC chọn góc thứ nhất Rê chuột đến góc đối diện TPC Vào menu nổi nhập toạ độ X là chiều dài cổ 25.679. Nhập toạ độ Y là rộng cổ -6.5 Enter Đặt tên cho chi tiết vào ô Value input Enter PC ok kết thúc lệnh
Xác định các đường đầu cổ: Ctrl F4 TC chọn đường ngang cổ PC ok Vào menu nổi nhập -1.5 vào ô Dist Enter PC ok kết thúc lệnh
Từ đường rộng bản cổ lấy lên 1.5, từ điểm rộng ngang cổ lấy ra 3cm : Alt p x TPC chọn điểm đầu cổ Vào menu nổi nhập 1.5 vào ô End Enter TP chọn điểm ngang cổ Vào menu nổi nhập 3 vào ô End Enter PC ok kết thúc lệnh
Vẽ đường sống cổ, má cổ: Ctrl F7 TC chọn điểm 1.5 PC chọn 2 – Point Curve TC chọn giao điểm giữa cổ sau Bấm trái xác định vị trí của đường PC ok TC chọn điểm 3 PC chọn 2 – Point Curve TC cao cổ Bấm trái xác định vị trí của đường PC ok PC ok kết thúc lệnh.
Tiếp theo dung lệnh Alt F12 để chỉnh sửa đường và lệnh Alt l m h để làm trơn đường
Bóc tách chi tiết: Shilf F3 TC chọn các đường chu vi của vòng cổ PC ok PC ok Vào menu nổi đặt tên cho chi tiết( NgoanK3 C CA ) Enter PC ok kết thúc lệnh
Ra đường may: Shilf F7 TC chọn các đường chu vi của vòng cổ PC ok Vào menu nổi nhập 0.8 vào ô value input Enter PC ok kết thúc lệnh
Ra đường may: Shilf F8 TC chọn chi tiết PC ok kết thúc lệnh
Lưu chi tiết: Ctrl S TC chọn chi tiết PC ok PC ok kết thúc lệnh
Thiết kế váy
a. Thân trước
Shift F6 TC chọn góc thứ nhất Rê chuột đến góc đối diện TPC Vào menu nổi nhập toạ độ X là chiều dài váy 44. Nhập toạ độ Y là rộng thân -20.5 Enter Đặt tên cho chi tiết vào ô Value input (09 VAY TTT) Enter PC ok kết thúc lệnh
Xác định đường hạ mông : Ctrl F4 TC chọn đường ngang eo PC ok Vào menu nổi nhập -18 vào ô Dist Enter TC chọn đường rộng thân PC ok Vào menu nổi nhập -3 vào ô Dist Enter PC ok kết thúc lệnh
Từ đường eo lấy vào 3, từ điểm rộng ngang gấu lấy ra 3cm, lấy lên 1.5; từ giữa thân trước lấy xuống 1: Alt p x TPC chọn điểm rộng eo Vào menu nổi nhập 3 vào ô End Enter TPC chọn điểm ngang gấu ra 3 Vào menu nổi nhập 1.5 vào ô End Enter TPC chọn điểm giữa TT Vào menu nổi nhập 1vào ô End Enter PC ok kết thúc lệnh
Vẽ đường eo, sườn : Ctrl F7 TC chọn điểm rộng TT PC chọn 2 – Point Curve TC điểm hạ mông Bấm trái xác định vị trí của đường PC ok TC chọn điểm rộng gấu Bấm trái xác định vị trí của đường PC ok PC ok kết thúc lệnh.
Ctrl F7 TC chọn điểm rộng TT PC chọn 2 – Point Curve TC điểmgiữa TT Bấm trái xác định vị trí của đường PC ok PC ok kết thúc lệnh.
Vẽ chiết: Alt p d a TC chọn lệnh TC chọn điểm tạo chiết Nhập thông số dài chiết 9 vào menu nổi PC ok kết thúc lệnh
Bóc tách chi tiết: Shilf F3 TC chọn các đường eo, sườn, hạ mông, gập vải PC ok TC chọn đường nội vi PC ok Vào menu nổi đặt tên cho chi tiết Enter PC ok kết thúc lệnh
Bóc tách chi tiết và ra đường may
Shilf F3 TC chọn các đường sườn, hạ mông,gấu, gập vải PC ok TC chọn đường nội vi PC ok Vào menu nổi đặt tên cho chi tiết Enter PC ok kết thúc lệnh
Tạo vị trí ly: Chia đường hạ mông và gấu thành 9 phần bằng nhau: Alt p u p TC lệnh TC đường cần chia PC ok Nhập 9 vào menu nổi PC ok kết thúc lệnh
Ra đường may: Shilf F7 TC chọn các đường chu vi của vòng cổ PC ok Vào menu nổi nhập 0.8 vào ô value input Enter PC ok kết thúc lệnh
Ra đường may: Shilf F8 TC chọn chi tiết PC ok kết thúc lệnh
Lưu chi tiết: Ctrl S TC chọn chi tiết PC ok PC ok kết thúc lệnh
Thân sau
Cách vẽ giống thân trước chỉ khác ở đường eo giảm sâu hơn 1cm
3.3.3. THIẾT KẾ MẪU MỎNG
Căn cứ vào mẫu chuẩn và tiêu chuẩn kỹ thuật ta tiến hành thiết kế mẫu trên mẫu mỏng. Tuỳ theo điều kiện sản xuất thực tế và cơ sở vật chất tại xưởng thì mẫu mỏng phải đảm bảo sau khi đúng với kích thước thành phẩm theo văn bản.
Nhiệm vụ và nguyên tắc của một nhà thiết kế mẫu mỏng là phải căn cứ vào mẫu hiện vật, theo tiêu chuẩn kỹ thuật và yêu cầu riêng của khách hàng để làm cơ sở mẫu theo kích thước, hình dáng và các yêu cầu như độ thiên sợi, đối xứng carô…. Từ đó bộ phận chế thử phải tiến hành khảo sát may thử. Khi tiến hành thiết kế phải theo các công việc sau đây:
Quy trình thiết kế:
-Bước1: Lấy mẫu hiện vật và toàn bộ quy tắc cắt may của sản phẩm có chỗ nào bất hợp lý về kết cấu, về yêu cầu kỹ thuật so với điều kiện thực tế của xí nghiệp, cần thiết phải trao đổi với khách hàng để đi đến thống nhất về mẫu mực kỹ thuật.
- Bước 2: Căn cứ vào quy cách kỹ thuật áp dụng nguyên tắc chung của việc chia cắt mẫu. Dùng bút chì dựng hình trên mẫu mỏng rồi nhân xét, phân tích các điều kiện kỹ thuật như độ thiên sợi, độ co, đối kẻ, sau đó tiên hành cắt thân to còn lại giấy cắt đồ vặt sau.
- Bước 3: Kiểm tra lại thông số kích thước, độ ra đường may có đảm bảo hay chưa, kiểm tra lại các đường lắp ráp có khớp chưa như: vòng cổ, vòng nách, sườn áo, …
- Bước 4: Kiểm tra lại các chi tiết cần có mẫu thành phẩm hay mẫu sang dấu.
- Bước 5: Xác định các chỗ cần bấm khuyết, các kí hiệu về hướng canh sợi (dọc, ngang, thiên) và ghi đầy đủ các kí hiệu lên sản phẩm (số lượng, chi tiết, cỡ vóc, tên mã hàng).
- Bước 6: Chuyển mẫu cho bộ phận chế thử mẫu, cắt mẫu để may thử, trong giai đoạn này người thiết kế mẫu phải tham gia chỉ đạo, theo dõi quá trình lắp ráp để phát hiện kịp thời những sai sót để điều chỉnh mẫu.
- Bước 7: Lập bảng thống kê toàn bộ chi tiết sản phẩm, số lượng chi tiết, yêu cầu kỹ thuật sơ bộ trên thân và kí tên chịu trách nhiệm về toàn bộ mẫu.
Xác định độ co vải
Cắt 1 miếng vải có kích thước D x R = 100 x 100 (cm), đánh dấu canh sợi và đi là hơi ở nhiệt độ trug bình, sau khi đem đi giặt tẩy, lượng dư của vải được tính bằng công thức sau:
Trong đó: L0 là kích thước ban đầu
L1 là kích trước sau khi giặt là
là độ co vải
Đối với miếng vải áo ta tính được :Lượng co dọc là 2%.
Lượng co ngang là 2%.
Đối với miếng vải váy tính được: Lượng co dọc là 2.5%
Lượng co ngang là 2.5%
Mẫu mỏng thiết kế từ mẫu cơ bản + ra đường may
STT
Hình mô phỏng
Kích thước
1
Thân trước
-Dài từ họng cổAB:49 cm
- Rngực E1:20.5cm
-R gấu BC: 20.5 cm
-Đường vai con FG:9 cm
-Rộng eo D2: 18.5 cm
2
Thân sau
-Dài thân sau AB: 52 cm
-Rộng ngựcD1:19cm
-Rộng gấu BC: 19 cm
- Rộng eo G2:17cm
- Dài vai con EF: 9.5cm
4
Tay áo
Dài từ đầu tay EF : 11 (cm)
Rộng bắp tay CD: 23 (cm)
Rộng cửa tayAB:26 (cm)
6
Cổ áo
- ½ Dài cổ AD: 11.5( cm)
-Rộng cổ AB:6.5( cm)
-Vát đầu cổ:3( cm)
9
Dây trang trí
-Dài AB: 30 (cm)
-Rộng BC : 3.5(cm)
Váy thân trước trên
-Dài AB: 18 cm
- ½ Rộng ngang mông BD: 20.5 cm
- ½ Rộng ngang eo AC: 17.6 cm
Váy thân sau trên
-Dài AB: 18 cm
-½ Rộng TS BD: 20.5 cm
-½ Rộng ngang eo AC: 17.6 cm
Cạp lót
-½ Dài cạp BC: 35 cm
-Rộng cạp AB: 5cm
TT dưới và TS dưới
-Dài AD: 26 cm
-½ Rộng thân CD: 33.5 cm
Bảng tính toán lượng dư công nghệ
Chi tiết
Vị trí đo
Kích thước thành phẩm
Co
dọc
Co
Ngang
Cợp
chờm
Đường may
Xơ tước
0.1
Tổng
Áo
Thân
trước
Dài áo
49
0.2
0
0
1.5
0.1
50.8
Rộng thân trước
20.5
0
0.05
0
0.8
0.1
21.5
Rộng ngang eo tt
18.5
0
0.04
0
0.8
0.1
19.5
Rộng ngang gấu tt
20.5
0
0.05
0
0.8
0.1
21.5
Thân
Sau
Dài áo
52
1.04
0
0
1.5
0.1
53.64
Rộng thân sau
38
0
0.07
0
0.8
0.1
38.88
Rộng ngang eo TS
34
0
0.06
0
0.8
0.1
34.96
Rộng ngang gấu TS
34
0
0.06
0
0.8
0.1
34.96
Tay áo
Dài tay
11
0.02
0
0
0.5
0.1
11.62
1/2 Rộng cửa tay
13
0
0.03
0
0.8
0.1
13.93
Cổ áo
Rộng bản cổ
6
0
0
0.2
0.8
0.1
7.1
Dài cạnh cổ
6.5
0.01
0
0.2
0.8
0.1
7.61
Dài chân cổ
45
0
0.09
0
0.8
0.1
45.99
Váy
Thân
Dài dọc váy TT
18
0.03
0
0
1
0.1
19.13
Dài dọc váy TS
18
0.03
0
0
1
0.1
19.13
Rộng ngang mông
26.5
0
0.05
0.1
1
0.1
27.75
Rộng ngang gấu
19
0
0.04
0.1
1
0.1
20.24
Cạp lót
Dài cạp
35
0.07
0
0
1
0.1
36.17
Rộng cạp
5
0
0
0.2
1
0.1
6.3
Đáp
Rộng đáp
12.5
0
0.02
0
1
0.1
13.62
Dài đáp
13
0.02
0
0
1.5
0.1
14.62
Hình vẽ bộ mẫu mỏng
Mẫu mỏng áo
Mẫu mỏng váy
3.4. Chế thử mẫu và chỉnh sửa mẫu
3.4.1 Mục đích
Sau khi thiết kế và đưa ra được bộ mẫu mỏng hoàn chỉnh, ta tiến hành việc chế thử mẫu. Việc chế thử mẫu nhằm mục đích:
Kiểm tra mẫu về hình dạng và kích thước, phát hiện sai hỏng và những điểm chưa phù hợp về mỹ thuật và kỹ thuật, sau đó tiến hành hiệu chỉnh và sửa chữa mẫu để đưa ra một bộ mẫu mỏng hoàn chỉnh.
Sau khi có mẫu mỏng thì tiếp tục kiểm tra đầy đủ toàn bộ các chi tiết và ghi đầy đủ các thông tin cần thiết lên mẫu như: chiều canh sợi, cỡ số, mã hàng…để chuyển cho bộ phận chế thử cắt và may
Trong quá trình chế thử phải thực hiện các yêu cầu sau
Tuyệt đối trung thành với mẫu mỏng
Nắm vững yêu cầu kỹ thuật và quy cách lắp ráp
Khi phát hiện điều bất hợp lý không được tuỳ tiện sửa chữa khi chưa có sụ thống nhất của người thiết kế
3.4.2 Điều kiện chế thử mẫu
Bán thành phẩm được cắt từ mẫu thiết kế của cỡ trung bình.
Phụ liệu đầy đủ, đồng bộ, theo đúng yêu cầu.
Thiết bị may đáp ứng được về phương pháp gia công và yêu cầu kĩ thuật của mã hàng.
Có mẫu bán thành phẩm có bảng màu và tiêu chuẩn kĩ thuật.
Người may mẫu, có tay nghề cao có khả năng nghiên cứu, đọc hiểu, nắm vững tài liệu kĩ thuật quy trình sản xuất.
3.4.3 Phương pháp chế thử mẫu
Sau khi có được bộ mẫu mỏng tiếp tục kiểm tra toàn bộ các chi tiết, các thông tin trên mẫu chuyển cho bộ phận chế thử cắt và may.
Trong quá trình chế thử phải thực hiện các yêu cầu sau:
+ Kiểm tra đầy đủ số lượng các chi tiết, thông tin mẫu, nắm vững được quy cách yêu cầu may sản phẩm.
+ Giác sơ đồ trên vải cắt may chế thử
+ Trung thành với mẫu mỏng.
+ Vận dụng những kinh nghiệm hiểu biết chuyên môn xác định sự ăn khớp các bộ phận
+ Nắm vững tính chất cơ lí của nguyên phụ liệu, lót, dựng…
+ Khi phát hiện lỗi những dấu hiệu bất hộ lí phải báo cáo ngay,
3.4.4 Tham khảo thị trường
Sản phẩm sau khi chế thử được kiểm tra và đưa ra kết luận sau
Về kiểu dáng: sản phẩm đạt yêu cầu và mong muốn của thị trường
Thông số kích thước: đảm bảo trong dung sai cho phép
Về chất liệu, màu săc: Phù hợp với kiểu dáng và xu hướng thời trang
Đưa sản phẩm đi tham khảo thị trường, qua việc điều tra tham khảo ý kiến của khách hàng thấy đại đa số khách hàng chấp nhận, nên chúng tôi đã chọn mẫu 2 để đưa vào sản xuất
3.4.5 Chỉnh sửa mẫu đưa vào sản xuất
Sau khi may chế thử, kiểm tra mẫu về kiểu dáng và thông số kích thước thì ta thấy khi mặc sản phẩm.
3.5. NHẢY MẪU
Trong may công nghiệp chúng ta không chỉ sản xuất một cỡ nhất định, mà sản xuất nhiều cỡ khác nhau. Nếu ta đi thiết kế mẫu cho tất cả các cỡ thì rất mất nhiều thời gian và nhân lực. Do đó trong quá trình sản xuất ta chỉ thiết kế mẫu cho cỡ trung bình các cỡ còn lại ta tiến hành nhân mẫu nhảy cỡ.
3.5.1. Khái niệm
Nhảy mẫu là phương pháp biến đổi về hình học từ bộ mẫu gốc (mẫu cỡ trung bình hoặc một cỡ đã biết) sang các cỡ vóc khác nhau.
Điều kiện để nhảy mẫu:
-Phải có đủ các tài liệu kỹ thuật.
-Mẫu giấy chuẩn của một cỡ.
-Bảng thông số thành phẩm của mã, hệ số nhảy mẫu.
-Hệ thống cỡ số của mã hàng.
3.5.2. Lựa chọn phương pháp nhảy mẫu cho mã hàng
Có 4 phương pháp nhảy mẫu:
- Nhảy mẫu theo phương pháp tia.
- Nhảy mẫu theo phương pháp ghép nhóm.
- Nhảy mẫu theo phương pháp tỷ lệ.
- Phương pháp nhảy mẫu theo công thức thiết kế.
Qua nghiên cứu 4 phương pháp nhảy mẫu trên em quyết định lựa chọn phương pháp nhảy mẫu theo công thức thiết kế vì phương pháp này có độ chính xác cao, cánh tính đơn giản, và cũng là phương pháp có thể áp dụng trên máy tính đơn giản nhất.
Phương pháp này xác định các điểm thiết kế của sản phẩm kết hợp với việc dựng hệ trục toạ độ để tính toán thông số theo bảng thông số từ đó nhảy
Vì ứng dụng nhảy mẫu trên phần mềm Gerber nên các trục hoành và trục tung luôn nằm ở giữa theo chiều của canh sợi, trục tung theo canh sợi ngang và trục hoành theo canh sợi dọc.
Phương pháp nhảy cỡ trên máy tính ứng dụng phần mềm AccuMark.
Thao tác: Gọi các chi tiết chính xuống vùng làm việc.
Sử dụng lệnh Alt+5
Nhảy mẫu áo
a.Thân sau.
Alt F5 TC chọn điểm nhảy mẫu: giữa cổ sau, rộng ngang cổ sau, rộng vai, rộng ngực, rộng gấu sườn, rộng gấu lưng nhập thông số theo thứ tự bảng dưới Update ok
b. Thân trước
Alt F5 TC chọn điểm nhảy mẫu: rộng ngang cổ trước, rộng ngang vai, rộng ngang ngực, rộng gấu sườn, rộng gấu nẹp, chân đường bẻ ve, hạ cổ sau, đầu chiết, giữa chiết trái, giữa chiết phải, chân chiết trái, chân chiết phải nhập thông số theo thứ tự bảng dưới Update OK.
c.Tay áo
Alt F5 TC chọn điểm nhảy mẫu: đầu tay, rộng mang tay trái, rộng mang
dưới Update OK.
d.Cổ áo
Alt F5 TC chọn điểm nhảy mẫu: điểm giữa cổ sau, điểm họng cổ, rộng bản cổ, nhập thông số theo thứ tự bảng dưới Update OK.
Nhảy mẫu váy
a.Thân trước
Alt F5 TC chọn điểm nhảy mẫu: điểm giữa TT, điểm rộng eo , hạ mông , đỉnh chiết, rộng chiết nhập thông số theo thứ tự bảng dưới Update OK.
b.Thân sau
Alt F5 TC chọn điểm nhảy mẫu: điểm giữa TT, điểm rộng eo , hạ mông , đỉnh chiết, rộng chiết nhập thông số theo thứ tự bảng dưới Update OK.
c.Đáp
Alt F5 TC chọn điểm nhảy mẫu: điểm hạ mông trái, điểm rộng gấu nhập thông số theo thứ tự bảng dưới Update OK.
d.Cạp lót
Alt F5 TC chọn điểm nhảy mẫu: điểm giữa cạp , điểm dài cạp nhập thông số theo thứ tự bảng dưới Update OK.
Sơ đồ vị trí nhảy mẫu
Sản phẩm áo
Sản phẩm váy
Bảng tính toán số gia nhảy mẫu
Sản phẩm áo
Chi tiết
Điểm nhảy
Công Thức
X
Y
Thân trước
1
∆x = 0
0
0.167
∆y = 1/6 ∆Vc = 0,167
2
∆x = 0
0
0.5
∆y = 1/2 ∆Rv = 0,5
3
∆x = 1/4∆Vn + P =0.5(P=0)
-0.5
0.5
∆y = 1/4∆Vn = 0.5
4
∆x = ∆De= 0.5
-0.5
0.5
∆y = 1/4∆Vn = 0.5
5
∆x = ∆Da= 2
-2
0.5
∆y = 1/4∆Vn = 0.5
6
∆x = ∆Da= 2
-2
0
∆y = 0
7
∆x = 1/6 ∆Vc = 0,167
- 0.167
0
∆y = 0
8
∆x = 1/4∆Vn + P =0.5(P=0)
-0.5
0
∆y = 0
9,10
∆x = ∆De= 0.5
0.5
-0.25(S-M)
0(M-L)
0(L-XL)
0.25(XL-2XL)
∆yS-M=½∆Cn=0.25; ∆yM-L =0; ∆yL-XL=0;∆yXL-2XL=½∆Cn=0.25
11
∆x = ∆Da=2
-2
0
∆y = 0
Hình vẽ
Thân sau
1
∆x = 0
0
0.167
∆y = 1/6 ∆Vc = 0,167
2
∆x = 0
0
0.5
∆y = 1/2 ∆Rv = 0,5
3
∆x = 1/4∆Vn + P =0.5(P=0)
-0.5
0.5
∆y = 1/4∆Vn =0.5
4
∆x = ∆De= 0.5
-0.5
0.5
∆y = 1/4∆Vn = 0.5
5
∆x = ∆Da= 2
-2
0.5
∆y = 1/4∆Vn = 0.5
6
∆x = ∆Da= 2
-2
0
∆y = 0
7
∆x = 0
0
0
∆y = 0
8
∆x = 1/4∆Vn + P =0.5(P=0)
-0.5
0.25
∆y = 1/8∆Vn = 0.25
9,10
∆x = ∆De= 0.5
-0.5
0.25
∆y = 1/8∆Vn = 0.25
11
∆x = ∆Da=2
-2
0
∆y = 0
Hình vẽ
Cổ áo
1
∆x = ½ ∆Vc = 0.5
-0.5
0
∆y = 0
2
∆x = ½ ∆Vc = 0.5
-0.5
0
∆y = 0
Hình vẽ
Tay áo
1
∆x = 0
0
0
∆y = 0
2,6
∆x = 1/4∆Hsn + P (P= 0) = 0.5
-0.5
0.5
∆y = 1/4∆Vn= 0.5
3,5
∆x = ∆Dt= 1
-1
0.5
∆y = 1/4∆Vn= 0.5
4
∆x = ∆Dt= 1
-1
0
∆y = 0
Hình vẽ
Sản phẩm váy
Chi tiết
Điểm nhảy
Công Thức
X
Y
Hình vẽ
Váy TT trên
1
∆x = 0
0
0
∆y = 0
2
∆x = 0
0
0.5
∆y = ¼ ∆Vm = 0.5
3
∆x = ∆Hm= 0.5
-0.5
0.5
∆y = ¼ ∆Vm = 0.5
4
∆x = ∆Hm= 0.5
-0.5
0
∆y = 0
5
∆x = 0
0
0.25
∆y =1/8 ∆Vm = 0.25
6
∆x = 0
0
0.25
∆y =1/8 ∆Vm = 0.25
Hình vẽ
Thân sau trên
1
∆x = 0
0
0
∆y = 0
2
∆x = 0
0
0.5
∆y = ¼ ∆Vm = 0. 5
3
∆x = ∆Hm= 0.5
-0.5
0.5
∆y = ¼ ∆Vm = 0.5
4
∆x = ∆Hm= 0.5
-0.5
0
∆y = 0
5
∆x = 0
0
0.25
∆y =1/8 ∆Vm = 0.25
6
∆x = 0
0
0.25
∆y =1/8 ∆Vm = 0.25
Hình vẽ
Thân trước và sau dưới
1
∆x = ∆Hm= 0.5
-0.5
-0. 5
∆y = ¼ ∆Vm = 0. 5
2
∆x = ∆Hm= 0.5
-0.5
0. 5
∆y = ¼ ∆Vm = 0. 5
3
∆x = ∆Dv = 2
-2
0. 5
∆y = ¼ ∆Vm = 0. 5
4
∆x = ∆Dv = 2
-2
-0. 5
∆y = ¼ ∆Vm = 0. 5
Hình vẽ
Cạp
1
∆x = ¼ ∆Vb = 0.5
-0.5
0
∆y = 0
2
∆x = ¼ ∆Vb = 0.5
-0.5
0
∆y = 0
3
∆x = ¼ ∆Vb = 0.5
0.5
0
∆y = 0
4
∆x = ¼ ∆Vb = 0.5
0.5
0
∆y = 0
Hình vẽ
3.5.3. Xây dựng bộ mẫu sản xuất
Bộ mẫu cứng
Dùng mẫu mỏng sao lại đầy đủ hình dáng và các thông tin trên mẫu sang bìa cứng có độ dày từ 0.811.62mm. Cắt đúng theo mẫu mỏng để cung cấp cho bộ phận giác sơ đồ và các bộ phận có liên quan như: cắt, may…
Trên mặt của sản phẩm phải ghi đầy đủ các thông tin
Tên mã hàng
Tên chi tiết
Cỡ số
Số lượng chi tiết trên một sản phẩm
Đường canh sợi
Bản vẽ mẫu cứng
Mẫu cứng áo
Mẫu cứng váy
Mẫu phụ trợ
Mẫu cắt gọt: Là mẫu có kích thước bằng kích thước của mẫu bán thành phẩm, được làm bằng chất liệu có độ bền cao. Mẫu thường được thiết kế để cắt các chi tiết nhỏ cần có độ chính xác cao, với mã hàng này cần sử dụng mẫu 2 mẫu cắt gọt là mẫu bản cổ và mẫu là nẹp.
Mẫu sang dấu là mẫu được dùng để đánh dấu các chi tiết, có dạng khe, lỗ, bấm dấu đảm bảo chính xác vị trí định vị một số điểm thiết kế của sản phẩm
Hình vẽ mẫu:
Sản phẩm áo
Sản phẩm váy
3.6. Giác sơ đồ
3.6.1. Khái niệm
Giác sơ đồ là công việc sắp xếp các chi tiết của một mã hàng với đầy đủ các cỡ đã được chỉ định trên một diện tích xác định( diện tích này được xác định bởi khổ vải). Đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật trong điều kiện định mức tiêu hao nhỏ nhất.
Chất lượng của một sơ đồ thường được đánh giá bằng phần trăm của diện tích được sử dụng với diện tích sơ đồ.
I =
Trong đó:
I : Phần trăm hữu ích
Sm : Tổng diện tích các chi tiết mẫu.
S : Diện tích sơ đồ = chiều dài sơ đồ x chiều rộng sơ đồ
Phần trăm vô ích: P = 100% - I
3.6.2. Nguyên tắc giác sơ đồ
Trong khi giác sơ đồ bất kỳ một sản phẩm nào cũng phải tuân theo nguyên tắc sau:
Đúng canh sợi: Các mẫu được đặt sao cho độ lệch canh sợi thực tế nhỏ hơn độ lệch canh sợi cho phép
Định mức nhỏ hơn hoặc tối đa bằng định mức của khách hang
Đúng chiều hoa văn, chiều tuyết, chiều con giống
Đúng căn kẻ sọc
Các chi tiết đối xứng không bị đuổi chiều
Ưu tiên giác các chi tiết lớn trước, chi tiết nhỏ sau.
Kết hợp các đường cong lồi với đường cong lõm, các đường xiên với nhau
Sơ đồ sau khi giác phải vuông.
Giác đầy đủ số lượng các chi tiết của tất cả các cỡ đã chỉ định giác trên sơ đồ.
Các đường vẽ chính xác, rõ ràng.
Khi xếp các chi tiết được xếp từ một phía đến hết sơ đồ.
Phải ghi các thông tin trên sơ đồ một cách đầy đủ và chính xác.
3.6.3. Giác sơ đồ
Để thuận lợi cho người giác sơ đồ kiểm tra số lượng các chi tiết và các cỡ trên sơ đồ giác của mình, tránh trường hợp thiếu hoặc thừa chi tiết khi giác sơ đồ.
Bảng thống kê số lượng chi tiết
STT
Tên chi tiết
Số lượng chi tiết
Kí hiệu
Ghi chú
ÁO
1
Thân trước
2
09AO C TT
Dọc canh sợi
2
Thân sau
1
09AO C TS
Dọc canh sợi
3
Tay áo
2
09TAY AO
Dọc canh sợi
4
Bản cổ
1
09CO AO C
Dọc canh sợi
1
09CO AO L
Ngang canh sợi
5
Sợi viền(giác với váy)
2
09 SV
Ngang canh sợi
6
Dây nơ(giác với váy)
2
09NO AO
Dọc canh sợi
VÁY
1
Thân trước trên
1
09VAY C TTT
Ngang canh sợi
2
Thân sau trên
1
09VAY C TSD
Ngang canh sợi
3
Thân trước dưới
1
09VAY C TTD
Ngang canh sợi
4
Thân sau dưới
1
09VAY C TSD
Ngang canh sợi
5
Cạp lót
2
09 CAP L C
Ngang canh sợi
Giác sơ đồ cho áo
Sơ đồ 1: S/1,M/2,L/1
Khổ vải 125 cm
Dài sơ đồ 217 cm
Hiệu suất đạt được 83.44 %
Sơ đồ 2: L/2,XL/2,XXL/1
Khổ vải 125 cm
Dài sơ đồ 284cm
Hiệu suất đạt được 82.21 %
Bảng tác nghiệp giác sơ đồ
STT Bàn vải
KH màu
Số lá vải/bàn
Sđ1
Sđ2
1 – 13
W
100
14
40
15 –27
100
28
40
∑ = 28
Giác sơ đồ cho váy
Sơ đồ 1: S/1,M/2,L/1
Khổ vải 150 cm
Dài sơ đồ 173 cm
Hiệu suất đạt được 87.819%
Sơ đồ 2: L/2,XL/2,XXL/1
Rộng sơ đồ 150 cm
Dài sơ đồ 233 cm
Hiệu suất đạt được 91.397 %
Bảng tác nghiệp giác sơ đồ
STT Bàn vải
Mã màu
Số lá vải/bàn
Sđ1
Sđ2
1
M1
100
2
100
3
M1
68
M2
32
4
M1
68
M2
32
5
M2
4
M3
4
M4
32
6
M2
4
M3
4
M4
32
7-9
M2
100
10-12
100
13-17
M3
100
18-22
100
23-25
M4
100
26-28
100
∑ = 28
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- phan_thiet_ke_do_an_dong_phuc_hoc_sinh_7304.docx