Hoạt động tín dụng của NHTM Việt Nam hiện nay đang phát triển mạnh mẽ và nó đã trở thành một yếu tố không thể thiếu được đối với nền kinh tế. Tuy nhiên trong hoạt động tín dụng thì rủi ro tín dụng là điều không thể tránh khỏi đối với mỗi Ngân hàng. Chính vì vậy việc xếp hạng khách hàng là rất cần thiết, giúp các Ngân hàng hạn chế được phần nào rủi ro, quản lý được khách hàng Vì vậy, hiện nay việc đổi mới hoạt động theo hướng nâng cao hiệu quả tín dụng phải được coi là khâu then chốt trong tiến trình đổi mới chung của ngành ngân hàng.
Nhưng phương pháp XHTD của các Ngân hàng dựa trên việc chấm điểm các chỉ tiêu tài chính và các chỉ tiêu phi tài chính nên không dự báo, và không tìm được những nhân tố nào ảnh hưởng nhiều hay ít tới vị trí xếp hạng. Để khắc phục được điều này ta dùng mô hình Logit ước lượng xác suất có nợ không đủ tiêu chuẩn, mô hình có thể thường xuyên được cập nhật và ước lượng khá đơn giản.
86 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3435 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp vay vốn tại NHCP Công thương Việt Nam chi nhánh Ba Đình bằng mô hình Logistic, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ết quả xếp hạng doanh nghiệp
Thực hiện xếp hạng doanh nghiệp thành 10 hạng theo quy định của Vietibank có mức độ rủi ro từ thấp lên cao được mô tả cụ thể trong bảng dưới đây:
Bảng 2.17: Đánh giá mức độ rủi ro tín dụng doanh nghiệp
Loại
Đặc điểm
Mức độ rủi ro
AA+: Loại tối ưu
Điểm tín dụng tốt nhất dành cho các chất lượng tín dụng tốt nhất
Tình hình tài chính lành mạnh
Khả năng sinh lời tốt
Hoạt động đạt hiệu quả cao, ổn định
Năng lực cao trong quản lý
Khả năng cạnh tranh rất vững vàng trước những tác động của môi trường kinh doanh hoặc độc quyền Nhà Nước
Đạo đức tín dụng cao
Thấp nhất
AA: Loại ưu
Tình hình tài chính lành mạnh
Khả năng sinh lời tốt
Hoạt động đạt hiệu quả cao, ổn định
Quản lý tốt
Triển vọng phát triển lâu dài
Đạo đức tín dụng tốt
Thấp nhưng về dài hạn cao hơn khách hàng loại AA+
AA-: Loại tốt
Tình hình tài chính ổn định nhưng có những hạn chế nhất định
Hoạt động hiệu quả nhưng không ổn định như khách hàng loại AA
Quản trị tốt
Triển vọng phát triển tốt
Đạo đức tín dụng tốt
Thấp
BB+: Loại khá
Tình hình tài chính ổn định trong ngắn hạn do có một số hạn chế về tài chính cà năng lực quản lý và có thể bị tác động mạnh bởi các điều kiện kinh tế, tài chính trong môi trường kinh doanh.
Hoạt động hiệu quả và có triển vọng trong thời ngắn hạn.
Trung bình
BB: Loại trung bình khá
Tiềm lực tài chính trung bình, có những nguy cơ tiềm ẩn
Hoạt động kinh doanh tốt trong hiện tại nhưng dễ bị tổn thất bởi những biến đọng lớn trong kinh doanh do các sức ép cạnh tranh và sức ép từ nền kinh tế nói chung.
Trung bình, khả năng trả nợ gốc và lãi trong tương lai ít được đảm bảo hơn khách hàng loại BB+
BB-: Loại trung bình
Khả năng tự chủ tài chính thấp, dòng tiền biến động theo chiều hướng xấu.
Hiệu quả hoạt đọng kinh doanh không cao, chịu nhiều sức ép cạnh tranh mạnh mẽ hơn, dễ bị tác động lớn từ những biến động kinh tế nhỏ
Cao, do khả nang tự chủ tài chính thấp. Ngân hàng chưa có nguy cơ mất vốn ngay nhưng về lâu dài sẽ khó khăn nếu tình hình hoạt động kinh doanh của khách hành không được cải thiện
CC+: Loại dưới trung bình
Năng lực tài chính yếu, bị thua lỗ trong một số năm tài chính gần đây và hiện tại đang vật lộn để duy trì khả năng sinh lời.
Hiệu quả hoạt động thấp, kết quả kinh doanh nhiều biến động
Năng lực quản lý kém
Cao, Là mức cao nhất có thể chấp nhận; xác xuất vi phạm hợp đồng tín dụng cao, nếu không có những biện pháp kịp thời, ngân hàng có nguy cơ mất vốn trong ngắn hạn
CC: Loại yếu
Năng lực tài chính yếu kém, đã có nợ quá hạn (dưới 90 ngày)
Hiệu quả hoạt động thấp
Năng lực quản lý kém
Rất cao, khả năng trả nợ ngân hàng kém, nếu không có những biện pháp kịp thời, ngân hàng có nguy cơ mất vốn trong ngắn hạn
CC-: Loại kém
Năng lực tài chính yếu kém, đã có nợ quá hạn
Hiệu quả hoạt động rất thấp, bị thua lỗ, không có triển vọng phục hồi.
Năng lực quản lý kém
Rất cao, ngân hàng sẽ phải mất nhiều thời gian và công sức để thu hồi vốn cho vay
C: Loại rất kém
Các khách hàng này bị thua lỗ kéo dài, tài chính yếu kém, có nợ khó đòi, năng lực quản lý kém
Đặc biệt cao, ngân hàng hầu như sẽ không thể thu hồi được vốn cho vay
( Nguồn : Quyết định 1880 của Ngân hàng Công thương Việt Nam)
Bước 8: Trình phê duyệt kết quả chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng doanh nghiệp
Sau khi hoàn tất việc CĐTD và xếp hạng doanh nghiệp, lập tờ trình báo cáo kết quả, ký và trình lãnh đạo phòng. Nội dung tờ trình phải bao gồm những phần cơ bản sau:
Giới thiệu thông tin cơ bản về khách hàng
Các nguồn thông tin làm căn cứ chấm điểm tín dụng và xếp hạng
Kết quả chấm điểm tín dụng và xếp hạng
Nhận xét, đánh giá của cán bộ CĐTD về khách hàng
Sau đó, lãnh đạo phòng CĐTD kiểm soát, chỉ đạo cán bộ CĐTD gửi tờ trình và các hồ sơ tài liệu làm căn cứ chấm điểm, xếp hạng khách hàng cho phòng QLRR để rà soát đối với những khách hàng phải thẩm định rủi ro tín dụng độc lập; kiểm tra nội dung tờ trình, ký trình lãnh đạo ngân hàng phê duyệt đối với trường hợp không phải thẩm định rủi ro tín dụng độc lập.
Bước 9: Rà soát kết quả chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng (đối với khách hàng phải thẩm định rủi ro tín dụng độc lập)
Cán bộ QLRR sẽ căn cứ hồ sơ khách hàng do phòng CĐTD chuyển đến, thông tin từ các nguồn khác (nếu có), rà soát theo các nội dụng:
Thẩm định tính trung thực, hợp pháp, hợp lệ các thông tin làm căn cứ chấm điểm.
Rà soát việc xác định các chỉ tiêu, mức điểm cho từng chỉ tiêu đảm bảo tuân thủ các quy định của quy trình này.
Rà soát việc xếp hạng khách hàng đảm bảo theo đúng quy định.
Lập báo cáo rà soát, trình lãnh đạo phòng QLRR. Trường hợp không nhất trí với kết quả phòng CĐTD thì trong báo cáo phải nêu rõ những điểm chưa chính xác để phòng CĐTD chỉnh sửa.
Sau đó, lãnh đạo phòng QLRR sẽ kiểm tra, điều chỉnh (nếu có) và phê duyệt báo cáo rà soát do cán bộ QLRR trình, chuyển cho phòng CĐTD chỉnh sửa.
Bước 10: Hoàn thiện hồ sơ kết quả chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng đối với khách hàng phải thẩm định rủi ro tín dụng độc lập
Cán bộ CĐTD tiếp nhận kết quả rà soát của phòng QLRR, hoàn thiện hồ sơ chấm điểm, xếp hạng khách hàng.
Lãnh đạo phòng CĐTD kiểm soát, phê duyệt hồ sơ chấm điểm, xếp hạng khách hành và trình báo lãnh đạo ngân hàng phê duyệt.
Bước 11: Phê duyệt kết quả chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng
Trên cơ sở tờ trình báo cáo kết quả của phòng CĐTD và báo cáo rà soát của phòng QLRR ( nếu có) thì lãnh đạo ngân hàng Công thương Việt Nam kiểm tra, phê duyệt kết quả CĐTD và xếp hạng khách hàng doanh nghiệp.
Bước 12: Cập nhật dữ liệu, lưu trữ hồ sơ
Sau khi tờ trình được phê duyệt, tiến hành cập nhật kết quả CĐTD và xếp hạng khách hàng doanh nghiệp chính thức vào hệ thống thông tin tín dụng của ngân hàng.
Lưu trữ toàn bộ các hồ sơ, giấy tờ liên quan đến việc chấm điểm vào hồ sơ tín dụng chung.
Chú ý: Cán bộ phòng CĐTD sẽ thực hiện các bước 1 đến bước 8 và bước 10, 12; Cán bộ phòng QLRR sẽ thực hiện bước 9; Lãnh đạo ngân hàng Công thương thực hiện bước 11.
ĐÁNH GIÁ VỀ HOẠT ĐỘNG XẾP HẠNG TÍN DỤNG CỦA VIETINBANK
Nhằm hưởng ứng theo tinh thần, đáp ứng yêu cầu của Hiệp ước Basel II và Quyết đinh 493/2005/QĐ- NHNN ngày 22/4/2005 của Thống đốc NHNN Việt Nam ban hành về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh của NHTM, ban quản trị của Vietinbank đưa ra “ quyết đinh 1880 của Ngân hàng Công thương Việt Nam ban hàng về quy trình chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng”. Nhờ đó, Vietinbank đã có các chính sách, chiến lược quản lý rủi ro tín dụng khá tốt như:
Kiểm soát và quản lý rủi ro tín dụng bằng cách thiết lập hạn mức thanh toán tương ứng với mức độ rủi ro mà ngân hàng có thể chấp nhận được đối với mỗi khách hàng và đối với mỗi lĩnh vực địa lý, ngành nghề; giám sát dư nợ liên quan đến các hạn mức đã cấp.
Thiết lập quy trình soát xét chất lượng tín dụng cho phép dự báo sớm những thay đổi về tình hình tài chính, khả năng trả nợ của các bên đối tác dựa trên các yếu tố định tính, định lượng.
Hạn mức tín dụng cấp cho khách hàng được thiết lập thông qua hệ thống xếp hạng tín dụng. Trong đó, mỗi khách hàng được xếp loại ở một mức độ rủi ro và các xếp hạng rủi ro này được cập nhật lại thường xuyên.
Bên cạnh những tích cực mà quy trình XHTD khách hàng của Vietibank xây dựng mang lại thì vẫn còn một số mặt hạn chế như:
Đối với hạng mục chấm điểm XHTD, tỷ số Nợ quá hạn / tổng dư nợ ngắn hạn đang được xếp vào nhóm chỉ tiêu cân nợ trong bảng chấm điểm các chỉ tiêu tài chính.Điều này sẽ không phản ánh chính xác sức khỏe tài chính cảu Doanh nghiệp. Chỉ tiêu này không nên được xếp sang nhóm các chỉ tiêu vay nợ và chi phí trả nợ mà xếp sang nhóm chỉ tiêu phi tài chính.
Xem xét các chỉ tiêu chấm điểm vay nợ và chi phí trả lãi cho ta thấy có sự trùng lập với các chỉ tiêu tài chính khi sử dụng tỷ số dư nợ ngắn hạn so với chủ sở hữu.
Ngoài ra, các nhóm chỉ tiêu chấm điểm phi tài chính hiện đang sử dụng như số năm kinh nghiệm của giám đốc, năng lực của người điều hành…chưa thật sát lắm với việc phản ánh xu hướng khó khăn dẫn đến nguy cơ vỡ nợ của doanh nghiệp. Vì thế, kết quả đánh giá dễ sai lệch so với thực tế.
Bên cạnh đó, cũng có những chỉ tiêu vượt quá năng lực của doanh nghiệp trong đánh giá nguy cơ mất khả năng thanh toán nợ vay như hệ số khả năng trả nợ gốc từ thu nhập thuần. Ví dụ như, doanh nghiệp vay vốn lưu động thì không phù hợp vì nguồn trả nợ gốc khoản vay ngắn hạn bổ sung vốn lưu động được bố trí chủ yếu từ doanh thu.
Độ tin cậy của các báo cáo tài chính chưa cao; công việc thu thập từ dữ liệu chưa tốt, nhân viên thẩm định dựa vào số liệu khách hàng cung cấp quan tâm đến các nguồn thanh toán khác như cơ quan thuế, ngân hàng khác... Vì vậy, gây khó khăn cho ngân hàng trong việc phân tích XHTD doanh nghiệp.
Chính vì vậy em muốn đề xuất, nghiên cứu ứng dụng mô hình Logistic trong xếp hạng khách hàng để tính ra được xác suất vỡ nợ của các doanh nghiệp vay vốn; chỉ ra ảnh hưởng của từng chỉ tiêu đến xác suất này và sử dụng để dự báo cho các năm sau và cho các doanh nghiệp khác nữa. Ngoài ra từ những kết quả thu được từ mô hình trên, em muốn đánh giá khả năng có thể chuyển đổi hạng của doanh nghiệp từ các nhân tố có ảnh hưởng khác.
CHƯƠNG III. ỨNG DỤNG MÔ HÌNH LOGISTIC TRONG XẾP HẠNG KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP CỦA VIETINBANK
MÔ HÌNH LOGISTIC
Phương pháp sử dụng mô hình trong XHTD
Hiện nay, hầu hết các NHTM đã và đang tiến hành xây dựng cho mình một hệ thống XHTD khách hàng riêng để quản lý rủi ro tín dụng, trong đó có Vietinbank. Tuy nhiên, hệ thống mà các ngân hàng xây dựng vẫn tồn tại một số hạn chế nhất định. Đó là hệ thống chỉ dựa vào tổng số điểm để đánh giá việc cho vay mà không nêu lên được xác suất vỡ nợ trong tương lai của các doanh nghiệp. Một số chỉ tiêu quá thấp so với yêu cầu nhưng đôi khi lại được bù đắp bởi các chỉ tiêu khác nên chấm điểm tín dụng không đánh giá chính xác được tình hình hoạt động và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Điều này có thể gây nhiều rủi ro cho ngân hàng.
Trong nền kinh tế phát triển, việc đánh giá rủi ro tín dụng dựa vào cách xếp hạng các doanh nghiệp đi vay đang rất được quan tâm. Trong đó, mô hình logistic được các nhà kinh tế đánh giá là khá phổ biến và hiệu quả trong đó có Việt Nam. Mô hình được phân tích chủ yếu dựa vào các dữ liệu thu thập được trong quá khứ về tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp thuộc các ngành khác nhau trong nền kinh tế. Từ đó, lượng hóa xác suất vỡ nợ của các doanh nghiệp dựa vào các dữ liệu trên. Ngoài ra, mô hình còn cho ta ước lượng được sự ảnh hưởng của từng yếu tố đến xác suất vỡ nợ trên. Chính vì thế, thông tin trong quá khứ càng chính xác và đầy đủ thì việc dự báo khả năng vỡ nợ của doanh nghiệp càng sát với thực tế. Với những đặc điểm của mô hình Logistic, nó đã khắc phục được những hạn chế trong hệ thống xếp hạng của Vietinbank nói riêng và các NHTM nói chung.
Phương pháp sử dụng mô hình
Mô hình logistic sử dụng các dữ liệu trong quá khứ về chỉ tiêu ảnh hưởng tới độ rủi ro của các doanh nghiệp đi vay vốn. Các chỉ tiêu này thường gồm chỉ tiêu tài chính cũng như các chỉ tiêu phi tài chính. Từ các dữ liệu trên bằng phương pháp hồi quy OLS chúng ta sẽ ước lượng được xác suất vỡ nợ của các doanh nghiệp dựa vào các biến độc lập là các chỉ tiêu trên. Ước lượng được ảnh hưởng của các nhân tố đến xác suất vỡ nợ. Từ đó dự báo được xác suất vỡ nợ thay đổi thế nào khi các yếu tố ảnh hưởng đến nó thay đổi.
Với dữ liệu thu thập được từ Vietinbank, em sẽ ước lượng xác suất vỡ nợ của các doanh nghiệp theo 20 biến bao gồm các chỉ tiêu tài chính và chỉ tiêu phi tài chính. Xác định được xác suất vỡ nợ của các doanh nghiệp sẽ giúp Ngân hàng chủ động trong việc cho vay như xác định hạn mức tín dụng, mức lãi suất phù hợp và trích lập dự phòng rủi ro khi cho vay. Từ đó, giúp ngân hàng hạn chế được rủi ro tín dụng mang lại.
Mô hình logistic và phương pháp phân tích
Mô hình logistic
Mô hình Logistic là mô hình hồi quy có biến phụ thuộc là biến giả bởi vì khi nghiên cứu kinh tế lượng người ta nhận thấy rằng trong đời sống hiện này có rất nhiều hiện tượng, quá trình mà khi thiết lập mô hình kinh tế lượng, biến phụ thuộc khó có thể lượng hóa được nên cần phải dùng đến biến giả để mô tả.
Mô hình Logistic – Phương pháp Goldberger
Trong mô hình này, các pi được xác định bằng:
pi = eβ1+β2X2i1+eβ1+β2X2i = eXiβ1+eXiβ = expXiβ1+expXiβ (1.1)
X = (1,X2); Xi = (1,X2i); β = (β1,β2)
Trong mô hình trên, pi không phải là hàm tuyến tính của các biến độc lập.
Phương trình (1.1) được gọi là hàm phân bố Logistic. Trong hàm này, khi X, β nhận các giá trị từ -∞ đến +∞ thì p nhận giá trị từ 0 đến 1. pi phi tuyến với cả X và các tham số β. Điều này có nghĩa là ta không thể áp dụng trực tiếp phương pháp bình phương nhỏ nhất (Ordinary Least Square - OLS) để ước lượng. Người ta dùng phương pháp ước lượng hợp lý tối đa để ước lượng β.
Vì Y chỉ nhận một trong hai giá trị 0 và 1, Y có phân bố nhị thức, nên hàm hợp lý với mẫu kích thước n dạng sau đây:
L = i=1npiYi(1-pi)1-Yi
L = i=1n(expXiβ1+expXiβ)Yi(11+expXiβ)1-Yi = exp(β'i=1nXiYi)i=1n(1+expXiβ)
Đặt t* = i=1nXiYi , t* là vectơ hai chiều (số hệ số hồi quy). Ta cần tìm ước lượng hợp lý tối đa của β, ta có:
Ln(L) = β’ t* - i=1nLn(1+expXiβ)
∂Ln(L)∂β = S(β) = - i=1nexpXiβ1+expXiβXi + t* = 0 (1.2)
S(β) = - i=1nexpXiβ1+expXiβXi + t*
Phương trình trên phi tuyến đối với β, người ta sử dụng phương pháp Newton Raphson để giải hệ phương trình này.
I(β) = E(- ∂2Ln(L)∂β∂β) = E(∂S(β)∂β)
= i=1n(1+expXiβ expXiβXi –(exp(Xiβ))2Xi(1+(exp(Xiβ))2)Xi
= i=1n( exp(Xiβ)i(1+(exp(Xiβ))2)XiXi'
I(β) được gọi là ma trận thông tin. Nếu như β là nghiệm của S(β), khai triển Taylor tại β, ta có:
S(β) = ∂Ln(L)∂β + ∂2Ln(L)∂β∂β' (β - β)
β - β = - ∂Ln(L)∂β-1 S(β) = I(β)-1 S(β)
Ta có quá trình lặp như sau:
Bắt đầu với giá trị ban đầu nào đó của β, chẳng hạn β0, ta tính được S(β0) và I(β0). Sau đó tìm β mới bằng công thức sau đây:
β1 = β0 + I(β0)-1 S(β0)
Quá trình lặp trên sẽ được thực hiện cho đến khi hội tụ. Do I(β) là dạng toàn phương xác định dương, nên quá trình trên sẽ cho ước lượng hợp lý cực đại. Tương ứng với β, ta có + I(β)-1 là ma trận hiệp phương sai của β. Chúng ta sử dụng ma trận này để kiểm định giả thiết và thực hiện các suy đoán thống kê khác.
Sau khi ước lượng được β, ta có thể tính được ước lượng xác suất pi= P(Y=1/Xi)
pi = expXiβ1+expXiβ
Kết hợp với (1.3) ta có: piXi = YiXi
Phương trình này dùng để kiểm nghiệm lại các pi
Như vậy trong mô hình Logistic chúng ta không nghiên cứu ảnh hưởng trực tiếp của biến độc lập Xk đối với Y mà xem xét ảnh hưởng của Xk đến xác suất để Y nhận giá trị bằng 1 hay kỳ vọng của Y.
Ảnh hưởng của Xk đến pi được tính như sau:
= expXiβ(1+expXiβ)2βk = pi(1-pi)βk
Mô hình Logisitc – phương pháp Berkson
Phương pháp này xác định pi = eβ1+β2X2i1+eβ1+β2X2i = eXiβ1+eXiβ bằng cách tuyến tính hóa
1 - pi = 1 - eXiβ1+eXiβ = 11+eXiβ
pi1-pi = 1+eZi1+e-Zi = eXiβ
Ln(pi1-pi) = Zi = β1 + β2Xi (1.3)
Đặt Li = Ln(pi1-pi) + ui = β1 + β2Xi + ui (1.4)
L không chỉ tuyến tính đối với biến số mà còn tuyến tính đối với tham số.
Ước lượng
Do chưa biết pi nên chúng ta sẽ sử dụng ước lượng của pi.
Giả sử rằng mẫu có Ni giá trị Xi, trong Ni quan sát này chỉ có ni giá trị mà Yi = 1, khi đó ước lượng điểm của pi là pi = niNi. Chúng ta dùng pi để ước lượng mô hình
Li = Ln(pi1-pi) = β1+ β2Xi
Phân bố của Y là A(p), với Ni quan sát ta có kỳ vọng Nipi, phương sai Nipi(1-pi). Do đó theo định lý giới hạn trung tâm, khi Ni khá lớn thì ui sẽ tiệm cận chuẩn N(0,1/(Nipi(1-pi))). Như vậy (1.4) có phương sai của sai số thay đổi và với mỗi Xi ước lượng của phương sai này: σi2 = 1Nipi(1-pi).. Từ đây ta rút ra các bước sau đây:
Bước 1: Với mỗi Xi ta tính pi = niNi, Li = Ln(pi1-pi), và wi = Nipi(1-pi)
Bước 2: Thực hiện biến đổi biến số và dùng OLS để ước lượng mô hình sau:
wiLi = βiwi + βiwiXi + wi ui
Li* = β1 + β2 Xi* + vi
Phương pháp phân tích
Kiểm định tính phù hợp của mô hình
Kiểm định tính phù hợp của mô hình bằng cách so sánh trong mẫu và ngoài mẫu để thấy rõ được sự sai lệch trong dự báo. Thủ tục như sau:
Sử dụng dữ liệu là các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính của 178 doanh nghiệp có quan hệ tín dụng đối với Vietinbank và các phần mềm có liên quan như SPSS và Eviews để đánh giá khả năng vỡ nợ của các doanh nghiệp trên.
So sánh khả năng vỡ nợ của các doanh nghiệp trên theo mô hình logistic và theo quy trình xây dựng của Ngân hàng Công thương. Nếu hai cách trên không làm đổi hạng của doanh nghiệp thì mô hình được coi là phù hợp.
Nếu mô hình phù hợp, dùng kết quả của mô hình phân tích sự ảnh hưởng của các yếu tố tác động đến xác suất vỡ nợ. Từ đó đánhgiá khả năng chuyển đổi hạng đối với từng doanh nghiệp khi có sự tác động tích cực hoặc tiêu cực của một hay nhiều yếu tố khác và đưa ra quyết định cho vay hay không, nếu cho vay thì khoản vay bằng bao nhiêu, lãi suất như thế nào?
Từ đó, đưa ra lời khuyên đối với ngân hàng.
Phân tích thông kê về khách hàng doanh nghiệp của Vietinbank
Bộ số liệu gồm 178 doanh nghiệp có quan hệ tín dụng với Vietinbank chi nhánh Ba Đình - Hà Nội, hoạt động ở những lĩnh vực ngành nghề khác nhau trong nền kinh tế. Cụ thể:
Cơ cấu khách hàng doanh nghiệp theo lĩnh vực hoạt động
Hình 1: Cơ cấu khách hàng doanh nghiệp của Vietinbank theo ngành nghề
Từ hình vẽ, cho ta thấy các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại dịch vụ có quan hệ tín dụng với Vietinbank nhiều nhất, nó chiếm tới 47% khách hàng doanh nghiệp vay vốn của Vietinbank. Sau đó lần lượt đến ngành xây dựng, công nghiệp chiếm 29% và 21%. Đặc biệt. ở chi nhánh Ba Đình của Vietinbank, khách hàng doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp chiếm tỷ trọng rất nhỏ, ở trong bộ số liệu này nó chỉ chiếm có 3% khách hàng doanh nghiệp vay vốn.
Quy mô doanh nghiệp
Hình 2: Tỷ trọng về quy mô doanh nghiệp
Trong bộ số liệu 178 doanh nghiệp, có 76 doanh nghiệp có quy mô nhỏ, 42 doanh nghiệp có quy mô vừa và 60 doanh nghiệp có quy mô lớn.
Ngoài ra, phân chia bộ số liệu theo loại hình doanh nghiệp thì có 86 doanh nghiệp chưa cổ phần hóa, 47 doanh nghiệp đã cổ phần nhưng chưa niêm yết trên sàn chứng khoán và có 45 doanh nghiệp cổ phần hóa, niêm yết trên sàn chứng khoán.
ÁP DỤNG MÔ HÌNH LOGISTIC ĐỂ XẾP HẠNG TÍN DỤNG KHÁCH HÀNH DOANH NGHIỆP VAY VỐN CỦA VIETINBANK
Lựa chọn chỉ tiêu chạy mô hình
Thu thập số liệu
Công đoạn thu thập số liệu để sử dụng trong mô hình được coi là bước có vai trò rất quan trọng, nó tác động trực tiếp đến các kết quả phân tích, dự báo trong mô hình. Tuy nhiên, việc thu thập số liệu gặp rất nhiều khó khăn do bảo mật của Ngân hàng đối với dữ liệu khách hàng. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp có thể cung cấp các báo cáo tài chính không chính xác, có sự sai lệnh giữa báo cáo tài chính nộp cho cơ quan thuế và báo cáo đưa cho ngân hàng. Vì thế, để có được bộ số liệu chuẩn xác về tình hình doanh nghiệp cần phải xem xét, thẩm định các số liệu cẩn thận. Đặc biệt, khi xây dựng mô hình phải chú ý các giả định và chú ý tính hiệu quả của mô hình.
Bộ số liệu được sử dụng sau đây được thu thập từ phòng chấm điểm tín dụng và các báo cáo tài chính của các doanh nghiệp đã và đang vay vốn tại Vietinbank chi nhánh Ba Đình – Hà Nội năm 2010 và năm 2011.
Lựa chọn chỉ tiêu
Không phải chỉ tiêu nào cũng có thể hiện mối quan hệ rõ ràng với tần suất vỡ nợ của các doanh nghiệp. Vì vậy, để ước lượng xác suất vỡ nợ hay khả năng trả nợ của doanh nghiệp thì chúng ta phải có sự lựa chọn phù hợp các biến đưa vào mô hình. Từ các biến được đề xuất đưa vào mô hình, ta sử dụng mô hình hồi quy biến phụ thuộc với các biến độc lập. Sau đó ta kiểm tra xem ý nghĩa thống kê của các biến có phù hợp với mô hình hay không? Và kiểm định xem có khả năng loại bỏ biến ra khỏi mô hình không? Thủ tục này được lặp đi lặp lại đến khi có thể lựa chọn được các biến dự báo tốt nhất. Lúc này, chúng ta đánh giá ảnh hưởng của các chỉ tiêu ( các biến được lựa chọn cuối cùng trong mô hình ) đến khả năng vỡ nợ. Qua đó xây dựng mô hình phù hợp nhất.
Thông qua bộ số liệu thu thập được ở trên, các biến được đề xuất trong mô hình là:
Bảng 3.1 : Các biến được lựa chọn trong mô hình logistic
Y
Tình trạng nợ của khách hàng doanh nghiệp
y= 0 Doanh nghiệp không có nợ xấu
y = 1 Doanh nghiệp có nợ xấu
X1
Quy mô doanh nghiệp
x1 = 0 Quy mô nhỏ
x1 = 1 Quy mô vừa
X1 = 2 Quy mô lớn
x2
Loại hình doanh nghiệp
x2 = 0 Chưa cổ phần hóa
X2 = 1 Đã cổ phần nhưng chưa niêm yết
X2 = 2 Cổ phần và đã niêm yết
x3
Vốn vay ngân hàng / Vốn chủ sở hữu
x4
Khả năng thanh toán hiện hành
x5
Khả năng thanh toán nhanh
x6
Khả năng thanh toán tức thời
x7
Vòng quay vốn lưu động
x8
Vòng quay hàng tồn kho
x9
Vòng quay nợ phải trả
x10
Hiệu suất sử dụng tài sản cố định
x11
Tổng nợ phải trả / tổng tài sản
x12
Nợ dài hạn / vốn chủ sở hữu
x13
Lãi gộp / doanh thu thuần
x14
Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh/ doanh thu thuần
x15
Lợi nhuận sau thuế / vốn chủ sở hữu
X16
Lợi nhuận sau thuế / tổng tài sản
X17
Ebit / chi phí lãi vay
Trong đó: Y là biến phụ thuộc có phân bố nhị thức
Xi là biến độc lập
Ước lượng mô hình logistic phù hợp và ứng dụng mô hình vào dự báo hạng mức tín dụng doanh nghiệp
Từ bộ số liệu ta có bảng mô tả thống kê các biến và ma trân biểu diễn sự tương quan giữa các biến được đề xuất như sau:
Bảng 3.2: Mô tả thống kê các biến trong mô hình ban đầu
X3
X4
X5
X6
X7
X8
X9
X10
X11
X12
X13
X14
X15
X16
X17
Mean
0.520557
-89.54433
-30.80466
-4.095169
3.663202
79.17736
24.32607
45.30388
160.4522
10279.97
0.154557
0.086535
1743.705
103.0509
-409629.4
Median
0.4655
1.335
0.86
0.11
2.44
6.505
6.5
10.35
0.646
0.1172
0.11475
0.057
0.127
0.0315
2.905
Maximum
2.5
523.44
417.16
360.1
18.99
9884.45
1637.65
2014.38
16892
668387
1
0.9801
392853
18331
649.77
Minimum
0
-17170.98
-6155.75
-1155.73
0
0
0
0
0
-15776
-0.2104
-0.4256
-169292
-0.2355
-72917110
Std. Dev.
0.400316
1288.235
462.7373
90.90197
3.861852
740.8476
127.6007
167.0971
1530.394
53053.04
0.176408
0.136494
32343.69
1373.961
5465370
Skewness
1.5735
-13.20699
-13.13324
-11.15608
2.032126
13.13519
11.63028
9.81015
9.748429
10.96731
2.760231
2.396635
9.195751
13.22897
-13.22897
Kurtosis
7.849025
175.6272
174.4042
147.8297
7.188345
174.3401
145.6817
111.6834
98.70577
134.8265
13.25295
17.45495
125.9448
176.0056
176.0056
Jarque-Bera
247.8401
226192.4
223014.1
159261.6
252.6145
222852.6
155001.8
90461.4
70752.94
132456.9
1005.689
1720.08
114614.8
227179.7
227179.7
Probability
0.000
0.000
0.000
0.000
0.000
0.000
0.000
0.000
0.000
0.000
0.000
0.000
0.000
0.000
0.000
Sum
92.65907
-15938.89
-5483.23
-728.94
652.05
14093.57
4330.04
8064.09
28560.5
1829835
27.5112
15.4033
310379.5
18343.05
-72914033
Sum Sq. Dev.
28.3648
2.94E+08
37900264
1462581
2639.761
97147378
2881905
4942093
4.15E+08
4.98E+11
5.508213
3.297612
1.85E+11
3.34E+08
5.29E+15
Observations
178
178
178
178
178
178
178
178
178
178
178
178
178
178
178
Bảng 3.3 : Ma trận tương quan giữa các biến trong mô hình ban đầu
X1
X2
X3
X4
X5
X6
X7
X8
X9
X10
X11
X12
X13
X14
X15
X16
X17
X1
1
0.252668
0.134789
-0.098637
-0.100336
-0.11511
-0.06072
0.100728
0.039746
-0.076669
0.033382
0.152693
-0.164378
-0.001084
0.125804
0.007763
-0.007772
X2
0.252668
1
0.259125
0.066461
0.064711
0.044817
-0.037617
0.120787
-0.090413
-0.020355
0.155979
0.109128
-0.12629
0.003654
0.048669
-0.070007
-0.111908
X3
0.134789
0.259125
1
0.094162
0.092644
0.070464
0.032839
0.029147
-0.028235
0.092038
0.19342
0.160571
-0.148297
-0.164067
0.04495
0.00743
-0.025691
X4
-0.098637
0.066461
0.094162
1
0.999225
0.963407
0.071079
0.006926
0.008268
0.02028
0.007433
0.013735
-0.348822
0.072458
0.003364
0.00526
-0.005319
X5
-0.100336
0.064711
0.092644
0.999225
1
0.972763
0.071067
0.006679
0.007762
0.018221
0.007242
0.013366
-0.3342
0.071024
0.0037
0.005062
-0.005136
X6
-0.11511
0.044817
0.070464
0.963407
0.972763
1
0.069472
0.004441
0.004237
0.012939
0.004842
0.009127
-0.233816
0.058436
0.002485
0.00349
-0.00343
X7
-0.06072
-0.037617
0.032839
0.071079
0.071067
0.069472
1
0.129416
0.343585
0.05559
-0.054391
-0.040316
-0.19885
-0.068923
0.086168
-0.01897
0.035587
X8
0.100728
0.120787
0.029147
0.006926
0.006679
0.004441
0.129416
1
-0.004821
-0.021003
-0.00951
0.004377
-0.027618
-0.021591
-0.005366
-0.008013
0.007598
X9
0.039746
-0.090413
-0.028235
0.008268
0.007762
0.004237
0.343585
-0.004821
1
-0.0287
-0.01756
0.083045
-0.025845
0.014278
0.003864
-0.010643
0.012191
X10
-0.076669
-0.020355
0.092038
0.02028
0.018221
0.012939
0.05559
-0.021003
-0.0287
1
-0.026151
0.109793
-0.074251
-0.057523
0.048048
-0.016765
0.010143
X11
0.033382
0.155979
0.19342
0.007433
0.007242
0.004842
-0.054391
-0.00951
-0.01756
-0.026151
1
-0.020359
-0.03423
-0.028548
-0.005639
-0.007871
0.007858
X12
0.152693
0.109128
0.160571
0.013735
0.013366
0.009127
-0.040316
0.004377
0.083045
0.109793
-0.020359
1
-0.0619
0.081966
0.027509
-0.014612
0.014604
X13
-0.164378
-0.12629
-0.148297
-0.348822
-0.3342
-0.233816
-0.19885
-0.027618
-0.025845
-0.074251
-0.03423
-0.0619
1
0.093201
0.001896
-0.010543
0.018997
X14
-0.001084
0.003654
-0.164067
0.072458
0.071024
0.058436
-0.068923
-0.021591
0.014278
-0.057523
-0.028548
0.081966
0.093201
1
-0.057353
-0.005373
0.016752
X15
0.125804
0.048669
0.04495
0.003364
0.0037
0.002485
0.086168
-0.005366
0.003864
0.048048
-0.005639
0.027509
0.001896
-0.057353
1
-0.004065
0.004063
X16
0.007763
-0.070007
0.00743
0.00526
0.005062
0.00349
-0.01897
-0.008013
-0.010643
-0.016765
-0.007871
-0.014612
-0.010543
-0.005373
-0.004065
1
0.005653
X17
-0.007772
-0.111908
-0.025691
-0.005319
-0.005136
-0.00343
0.035587
0.007598
0.012191
0.010143
0.007858
0.014604
0.018997
0.016752
0.004063
0.005653
1
Nhận thấy hệ số tương quan giữa một số biến với nhau khá lớn như:
r (X4, X5) = 0.999225
r (X4, X6 ) = 0.963407
r (X5,X6) = 0.972763
Vì một số biến có tương quan chặt chẽ với nhau nên nếu giữ nguyên các biến đó và hổi quy thì kết quả thu được trong mô hình sẽ không chính xác về mặt toán học cũng như ý nghĩa về mặt kinh tế. Vì vây, dựa vào hệ số tương quan giữa các biến cùng với các phương pháp kiểm định ta xác định các biến có quan hệ chặt để loại bỏ một hoặc cả hai biến đó ra khỏi mô hình.
Ước lượng mô hình và lựa chọn bỏ biến
Ước lượng mô hình logitistic với đầy đủ các biến được đề xuất ta thu được kết quả như sau:
Bảng 3.4: Ước lượng mô hình logistic với các biến đề xuất
Dependent Variable: Y
Method: ML - Binary Logit (Quadratic hill climbing)
Sample: 1 178
Included observations: 178
Convergence achieved after 15 iterations
Covariance matrix computed using second derivatives
Variable
Coefficient
Std. Error
z-Statistic
Prob.
C
-0.677691
0.557560
-1.215460
0.2242
X1
0.386270
0.227469
1.698119
0.0895
X2
0.024757
0.237697
0.104155
0.9170
X3
-0.114030
0.483190
-0.235994
0.8134
X4
0.002450
0.011291
0.217023
0.8282
X5
0.032005
0.093981
0.340544
0.7334
X6
0.129824
0.340626
0.381135
0.7031
X7
0.220591
0.078919
2.795138
0.0052
X8
3.46E-05
0.000491
0.070519
0.9438
X9
-0.002171
0.001588
-1.366567
0.1718
X10
0.000193
0.001075
0.179927
0.8572
X11
0.000813
0.009488
0.085694
0.9317
X12
4.54E-06
5.77E-06
0.786993
0.4313
X13
4.367053
1.701986
2.565856
0.0103
X14
-1.763370
1.379045
-1.278689
0.2010
X15
3.80E-05
3.79E-05
1.004806
0.3150
X16
0.155314
1.497399
0.103722
0.9174
X17
-1.76E-07
1.08E-05
-0.016334
0.9870
Obs with Dep=0
52
Total obs
178
Obs with Dep=1
126
Nhận xét : Từ bảng ma trận tương quan giữa các biến ta thấy X4, X5 có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Đồng thời nhìn vào bảng kết quả hồi quy, X4 có P- value = 0.8282 > 0.1 và X5 có P- value = 0.7334 > 0.1 => X4, X5 không có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 10% . Điều này cho ta thấy hệ số của hai biến X4, X5 rất có thể bằng 0. Vì vậy ta dùng kiểm định Wald test để kiểm định xem có thể bỏ hai biến này ra khỏi mô hình không?
Kiểm định Wald test loại bỏ biến X4, X5 :
H0: C(5) = 0, C(6) = 0
H1: Có ít nhất một hệ số khác 0
Bảng 3.5: Kiểm định Wald test loại bỏ biến X4, X5
Wald Test:
Equation:Untitled
Null Hypothesis:
C(5)=0
C(6)=0
F-statistic
0.089485
Probability
0.914448
Chi-square
0.17897
Probability
0.914402
Kết quả: Kiểm định F có P- value = 0.914448 > 0.1
Kiểm định χ2 có P- value = 0.914402 > 0.1
Không đủ cơ sở để bác bỏ H0 nên H0 được chấp nhận
Hay loại bỏ biến X4, X5 ra khỏi mô hình
Ước lượng mô hình logistic sau khi loại biến X4, X5 ta thu được kết quả
Bảng 3.6: Ước lượng mô hình logistic sau khi bỏ biến X4, X5
Dependent Variable: Y
Method: ML - Binary Logit (Quadratic hill climbing)
Included observations: 178
Variable
Coefficient
Std. Error
z-Statistic
Prob.
C
-0.63818
0.552611
-1.154842
0.2482
X1
0.381998
0.227249
1.680967
0.0928
X2
0.021573
0.23743
0.090862
0.9276
X3
-0.11674
0.481928
-0.242234
0.8086
X6
0.191946
0.300932
0.637837
0.5236
X7
0.219367
0.078429
2.797022
0.0052
X8
3.50E-05
0.000492
0.07125
0.9432
X9
-0.00217
0.001587
-1.369599
0.1708
X10
0.000221
0.001075
0.20548
0.8372
X11
0.00099
0.026273
0.037685
0.9699
X12
4.49E-06
5.71E-06
0.785313
0.4323
X13
4.507139
1.698829
2.653085
0.008
X14
-1.83785
1.379409
-1.332349
0.1827
X15
3.77E-05
3.79E-05
0.994586
0.3199
X16
0.003819
1.485401
0.002571
0.9979
X17
-5.15E-07
0.003738
-0.000138
0.9999
Nhận xét: Nhìn vào bảng kết quả hồi quy ta thấy X16 có P- value = 0.9979 và X17 có P- value = 0.9999 đều lớn hơn 0.1
X16, X17 đều không có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 10%. Điều này cho thấy hệ số của hai biến X16, X17 có thể bằng 0.
Kiểm định Wald test loại bỏ biến X16, X17
H0: C(15) = 0, C(16) = 0
H1: Có ít nhất một hệ số khác 0
Bảng 3.7: Kiểm định Wald test loại bỏ biến X16, X17
Wald Test:
Equation:Untitled
Null Hypothesis:
C(15)=0
C(16)=0
F-statistic
3.32E-06
Probability
0.999997
Chi-square
6.63E-06
Probability
0.999997
Kết quả: Kiểm định F có P- value = 0.999997 > 0.1
Kiểm định χ2 có P- value = 0.999997 > 0.1
Không đủ cơ sở để bác bỏ H0 nên H0 được chấp nhận
Hay loại bỏ biến X16, X17 ra khỏi mô hình
Ước lượng mô hình logistic sau khi loại biến X16, X17 ta thu được kết quả
Bảng 3.8: Ước lượng mô hình logistic sau khi bỏ biến X16, X17
Dependent Variable: Y
Method: ML - Binary Logit (Quadratic hill climbing)
Sample:1-178
Included observations: 178
Variable
Coefficient
Std. Error
z-Statistic
Prob.
C
-0.61085
0.545811
-1.119163
0.2631
X1
0.381742
0.22745
1.678356
0.0933
X2
0.029305
0.235034
0.124684
0.9008
X3
-0.10618
0.481103
-0.22069
0.8253
X6
0.174639
0.298
0.586036
0.5579
X7
0.217468
0.077505
2.805853
0.005
X8
2.90E-05
0.000483
0.060085
0.9521
X9
-0.00217
0.001574
-1.378079
0.1682
X10
0.000201
0.001072
0.187846
0.851
X11
0.000841
0.011325
0.074267
0.9408
X12
4.32E-06
5.59E-06
0.773079
0.4395
X13
4.500238
1.689121
2.664248
0.0077
X14
-1.85795
1.369798
-1.356369
0.175
X15
3.75E-05
3.73E-05
1.003409
0.3157
Nhận xét: Nhìn vào bảng kết quả hồi quy ta thấy X8 có P- value = 0.9521và X11 có P- value = 0.9408 đều lớn hơn 0.1
X8, X11 đều không có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 10%. Điều này cho thấy hệ số của hai biến X8, X11 có thể bằng 0.
Kiểm định Wald test loại bỏ biến X8, X11
H0: C(7) = 0, C(10) = 0
H1: Có ít nhất một hệ số khác 0
Bảng 3.9: Kiểm định Wald test loại bỏ biến X8, X11
Wald Test:
Equation: Untitled
Null Hypothesis:
C(7)=0
C(10)=0
F-statistic
0.004563
Probability
0.995447
Chi-square
0.009127
Probability
0.995447
Kết quả: Kiểm định F có P- value = 0.995447 > 0.1
Kiểm định χ2 có P- value = 0.995447 > 0.1
Không đủ cơ sở để bác bỏ H0 nên H0 được chấp nhận
Hay loại bỏ biến X8, X11 ra khỏi mô hình
Ước lượng mô hình logistic sau khi loại biến X8, X11 ta thu được kết quả
Bảng 3.10: Ước lượng mô hình logistic sau khi bỏ biến X8, X11
Dependent Variable: Y
Method: ML - Binary Logit (Quadratic hill climbing)
Sample: 1 178
Included observations: 178
Variable
Coefficient
Std. Error
z-Statistic
Prob.
C
-0.621674
0.543139
-1.144595
0.2524
X1
0.361817
0.224547
1.61132
0.1071
X2
0.069252
0.232558
0.297782
0.7659
X3
-0.021898
0.476875
-0.04592
0.9634
X6
0.159071
0.295251
0.538764
0.59
X7
0.213685
0.076407
2.796681
0.0052
X9
-0.002118
0.001564
-1.354254
0.1757
X10
0.000158
0.001068
0.147836
0.8825
X12
4.12E-06
5.59E-06
0.738467
0.4602
X13
4.473816
1.690878
2.645854
0.0081
X14
-1.834112
1.368801
-1.33994
0.1803
X15
3.75E-05
3.70E-05
1.015407
0.3099
Nhận xét: Nhìn vào bảng kết quả hồi quy ta thấy X3 có P- value = 0.9634 và X10 có P- value = 0.8825 đều lớn hơn 0.1
X3, X10 đều không có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 10%. Điều này cho thấy hệ số của hai biến X3, X10 có thể bằng 0.
Kiểm định Wald test loại bỏ biến X3, X10
H0: C(4) = 0, C(8) = 0
H1: Có ít nhất một hệ số khác 0
Bảng 3.11: Kiểm định Wald test loại bỏ biến X3, X10
Wald Test:
Equation: Untitled
Null Hypothesis:
C(4)=0
C(8)=0
F-statistic
0.011555
Probability
0.988512
Chi-square
0.023111
Probability
0.988511
Kết quả: Kiểm định F có P- value = 0.988512> 0.1
Kiểm định χ2 có P- value 0.988511> 0.1
Không đủ cơ sở để bác bỏ H0 nên H0 được chấp nhận
Hay loại bỏ biến X3, X10 ra khỏi mô hình
Ước lượng mô hình logistic sau khi loại biến X3, X10 ta thu được kết quả
Bảng 3.12: Ước lượng mô hình logistic sau khi bỏ biến X3, X10
Dependent Variable: Y
Method: ML - Binary Logit (Quadratic hill climbing)
Sample: 1 178
Included observations: 178
Variable
Coefficient
Std. Error
z-Statistic
Prob.
C
-0.623835
0.491925
-1.268151
0.2047
X1
0.358418
0.223422
1.604222
0.1087
X2
0.06666
0.226738
0.293998
0.7688
X6
0.159977
0.294948
0.54239
0.5875
X7
0.214967
0.076233
2.81986
0.0048
X9
-0.002136
0.00156
-1.368888
0.171
X12
4.16E-06
5.55E-06
0.749124
0.4538
X13
4.47E+00
1.687397
2.646453
0.0081
X14
-1.832267
1.353379
-1.353846
0.1758
X15
3.76E-05
3.69E-05
1.020305
0.3076
Nhận xét: Nhìn vào bảng kết quả hồi quy ta thấy X2 có P- value = 0.7688 và X6 có P- value 0.5875 đều lớn hơn 0.1
X2, X6 đều không có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 10%. Điều này cho thấy hệ số của hai biến X2, X6 có thể bằng 0.
Kiểm định Wald test loại bỏ biến X2, X6
H0: C(3) = 0, C(4) = 0
H1: Có ít nhất một hệ số khác 0
Bảng 3.13: Kiểm định Wald test loại bỏ biến X2, X6
Wald Test:
Equation:Untitled
Null Hypothesis:
C(3)=0
C(4)=0
F-statistic
0.182025
Probability
0.833744
Chi-square
0.364051
Probability
0.83358
Kết quả: Kiểm định F có P- value 0.833744 > 0.1
Kiểm định χ2 có P- value 0.83358 > 0.1
Không đủ cơ sở để bác bỏ H0 nên H0 được chấp nhận
Hay loại bỏ biến X2, X6 ra khỏi mô hình
Ước lượng mô hình logistic sau khi loại biến X2, X6 ta thu được kết quả
Bảng 3.14: Ước lượng mô hình logistic sau khi bỏ biến X2, X6
Dependent Variable: Y
Method: ML - Binary Logit (Quadratic hill climbing)
Sample: 1 178
Included observations: 178
Variable
Coefficient
Std. Error
z-Statistic
Prob.
C
-0.223309
0.408095
-0.547198
0.5842
X1
0.252934
0.206198
1.226659
0.22
X7
0.202999
0.073836
2.749331
0.006
X9
-0.002082
0.00156
-1.3345
0.182
X12
4.11E-06
5.63E-06
0.729773
0.4655
X13
2.579919
1.309776
1.96974
0.0489
X14
-1.30E+00
1.24E+00
-1.047767
0.1947
X15
3.73E-05
3.46E-05
1.078752
0.0807
Nhận xét: Nhìn vào bảng kết quả hồi quy ta thấy hệ số chặn C có P- value = 0.5842 và X12 có P- value 0.4655 đều lớn hơn 0.1
Hệ số chặn, X12 đều không có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 10%. Điều này cho thấy hệ số chặn và X12 có thể bằng 0.
Kiểm định Wald test loại bỏ biến X12 và hệ số chặn
H0: C(1) = 0, C(5) = 0
H1: Có ít nhất một hệ số khác 0
Bảng 3.15: Kiểm định Wald test loại bỏ biến X12 và hệ số chặn
Wald Test:
Equation:Untitled
Null Hypothesis:
C(1)=0
C(5)=0
F-statistic
0.390204
Probability
0.677524
Chi-square
0.780407
Probability
0.676919
Kết quả: Kiểm định F có P- value 0.677524 > 0.1
Kiểm định χ2 có P- value 0.676919 > 0.1
Không đủ cơ sở để bác bỏ H0 nên H0 được chấp nhận
Hay loại bỏ biến X12 và hệ số chặn ra khỏi mô hình
Ước lượng mô hình logistic sau khi loại biến X12 và hệ số chặn ta thu được kết quả
Bảng 3.16: Ước lượng mô hình logistic sau khi bỏ biến X12 và hệ số chặn
Dependent Variable: Y
Method: ML - Binary Logit (Quadratic hill climbing)
Sample: 1 178
Included observations: 178
Variable
Coefficient
Std. Error
z-Statistic
Prob.
X1
0.2260700
0.1710670
1.3215250
0.0863
X7
0.1775260
0.0578280
3.0698910
0.0021
X9
-0.0017210
0.0014710
-1.1704110
0.0418
X13
2.1453000
1.0405670
2.0616650
0.0392
X14
-1.3296890
1.1944680
-1.1132050
0.2656
X15
0.0000355
0.0000335
1.0599930
0.0891
Nhận xét: Nhìn vào bảng kết quả hồi quy ta thấy X14 có P- value 0.2656 > 0.1
X14 không có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 10%. Điều này cho thấy X14 có thể bằng 0.
Kiểm định Wald test loại bỏ biến X14
H0: C(5) = 0
H1: Có ít nhất một hệ số khác 0
Bảng 3.17: Kiểm định Wald test loại bỏ biến X14
Wald Test:
Equation: Untitled
Null Hypothesis:
C(5)=0
F-statistic
1.239226
Probability
0.267174
Chi-square
1.239226
Probability
0.26562
Kết quả: Kiểm định F có P- value 0.267174 > 0.1
Kiểm định χ2 có P- value 0.26562 > 0.1
Không đủ cơ sở để bác bỏ H0 nên H0 được chấp nhận
Hay loại bỏ biến X14 ra khỏi mô hình
Ước lượng mô hình logistic sau khi loại biến ta thu được kết quả
Bảng 3.18: Ước lượng mô hình logistic sau khi bỏ biến X14
Dependent Variable: Y
Method: ML - Binary Logit (Quadratic hill climbing)
Sample: 1 178
Included observations: 178
Variable
Coefficient
Std. Error
z-Statistic
Prob.
X1
0.186842
0.166131
1.124667
0.0607
X7
0.173769
0.057311
3.032029
0.0024
X9
-0.001740
0.001464
-1.188648
0.0346
X13
1.763995
0.933973
1.888700
0.0589
X15
0.000037
0.000030
1.210655
0.0260
Nhận xét: Các biến X1, X7, X9, X13, X15 đều có P- value < 0.1 nên các biến này đều có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 10%.
Vậy mô hình logistic đối với khách hàng doanh nghiệp vay vốn tại Vietinbank chi nhánh Ba Đình – Hà Nội là :
Thay số ta được:
Từ kết quả ước lượng mô hình logistic với các biến X1, X7, X9, X13, X15 ta có thể phân tích ảnh hưởng của các biến đến xác suất trả nợ được của doanh nghiệp thông qua công thức tính = pi(1-pi)βk
Ngoài ra ta còn nhận thấy các biến X1 (quy mô doanh nghiệp), X7 (vòng quay vốn lưu động ), X13 (lãi gộp/doanh thu thuần), X15 (lợi nhuận sau thuế/vốn chủ sở hữu) có tác động dương đến xác suất trả nợ được của doanh nghiệp còn biến X9 (vòng quay trả nợ) lại có tác động ngược chiều với xác suất trả được nợ. Xét về ý nghĩa kinh tế điều này là hợp lý.
Ứng dụng mô hình logistic dự báo hạng mức tín dụng doanh nghiệp
Từ mô hình logistic đối với khách hàng doanh nghiệp vay vốn tại Vietinbank chi nhánh Ba Đình – Hà Nội là:
Ta tính được xác suất trả được nợ của doanh nghiệp. Nhờ đó, ta có thể xếp hạng tín dụng doanh nghiệp theo mức xác suất như sau:
Bảng 3.19: Xếp hạng tín dụng theo xác suất khả năng trả nợ
pi
Hạng tín dụng
0.9 - 1
AA+
0.8 - 0.9
AA
0.7 - 0.8
AA-
0.6 - 0.7
BB+
0.5 - 0.6
BB
0.4 - 0.5
BB-
0.3 - 0.4
CC+
0.2 - 0.3
CC
0.1 - 0.2
CC-
0.0 - 0.1
C
Áp dụng mô hình ước lượng tính xác suất vỡ nợ ở trên, ta tính xác suất trả nợ được của khách hành doanh nghiệp vay vốn tại Vietinbank sau đó quy đổi hạng theo bảng 3.19. Khi đó, ta có bảng xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp theo mô hình logistic như sau:
Bảng 3.20: Kết quả xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp theo mô hình logistic và theo quy trình của Vietinbank
Kí hiệu DN
Mô hình logistic
Ngân hàng
Kí hiệu DN
Mô hình logistic
Ngân hàng
S1
AA-
AA-
S90
AA+
AA+
S2
AA-
AA-
S91
AA-
AA-
S3
BB+
BB
S92
BB+
BB+
S4
AA-
AA-
S93
BB
BB+
S5
AA-
AA-
S94
AA
AA
S6
AA-
AA-
S95
BB+
BB+
S7
AA-
AA-
S96
AA-
AA-
S8
BB+
BB+
S97
AA
AA
S9
AA-
BB+
S98
BB+
BB+
S10
AA-
AA-
S99
AA-
AA-
S11
BB+
BB+
S100
AA+
AA+
S12
AA
AA
S101
AA-
AA-
S13
AA
AA-
S102
AA-
AA-
S14
AA+
AA+
S103
BB+
BB+
S15
AA+
AA+
S104
AA-
AA-
S16
AA-
AA-
S105
BB+
BB+
S17
BB+
BB
S106
AA+
AA+
S18
BB-
BB-
S107
AA-
AA-
S19
BB+
BB+
S108
AA
AA
S20
AA-
AA-
S109
AA-
AA-
S21
AA-
AA-
S110
AA
AA
S22
AA-
AA-
S111
AA
AA
S23
AA
AA
S112
AA
AA
S24
AA-
AA-
S113
AA-
AA-
S25
AA-
AA-
S114
AA
AA
S26
AA-
AA-
S115
AA
AA
S27
AA-
AA-
S116
BB
BB
S28
BB+
BB+
S117
BB+
BB+
S29
BB+
BB+
S118
AA
AA
S30
AA-
AA-
S119
AA+
AA+
S31
AA-
AA-
S120
BB
BB
S32
AA-
AA-
S121
AA
AA
S33
BB+
BB+
S122
BB+
BB+
S34
AA
AA
S123
AA
AA
S35
AA-
AA-
S124
BB+
BB+
S36
BB+
BB+
S125
BB+
BB+
S37
BB
BB
S126
AA
AA
S38
AA
AA-
S127
AA-
AA-
S39
AA
AA
S128
AA-
AA-
S40
BB+
BB
S129
AA
AA
S41
AA+
AA+
S130
BB+
BB+
S42
AA
AA
S131
AA-
AA-
S43
AA-
AA-
S132
AA
AA
S44
AA-
AA-
S133
AA-
AA-
S45
AA-
AA-
S134
AA-
AA-
S46
BB+
BB+
S135
AA-
AA-
S47
AA-
AA-
S136
AA-
AA-
S48
AA-
AA-
S137
BB+
BB+
S49
BB+
BB+
S138
AA
AA-
S50
AA-
AA-
S139
BB
BB
S51
BB
BB
S140
AA
AA
S52
BB+
BB+
S141
BB+
BB+
S53
AA-
AA-
S142
AA
AA
S54
BB+
BB+
S143
AA
AA
S55
BB+
BB+
S144
AA
AA
S56
AA-
AA-
S145
AA
AA
S57
BB+
BB+
S146
BB+
BB+
S58
BB
BB-
S147
BB
BB
S59
BB
BB
S148
AA+
AA+
S60
AA+
AA+
S149
AA-
AA-
S61
AA+
AA+
S150
BB+
BB+
S62
BB+
BB+
S151
BB+
BB+
S63
BB+
BB+
S152
AA-
AA-
S64
AA
AA
S153
AA-
AA-
S65
AA
AA
S154
BB-
BB-
S66
BB+
BB+
S155
CC+
CC+
S67
AA-
AA-
S156
BB+
BB+
S68
BB
BB
S157
AA-
AA-
S69
AA-
AA-
S158
AA-
AA-
S70
BB+
BB+
S159
BB
BB
S71
AA-
AA-
S160
AA-
AA-
S72
BB
BB
S161
BB+
BB+
S73
AA-
AA-
S162
AA
AA
S74
AA-
AA-
S163
AA-
AA-
S75
BB+
BB+
S164
BB
BB
S76
AA-
AA-
S165
BB+
BB+
S77
AA
AA
S166
AA-
AA-
S78
AA
AA
S167
AA
AA
S79
BB+
BB+
S168
CC
CC
S80
AA
AA
S169
AA-
AA-
S81
AA-
AA-
S170
AA-
AA-
S82
BB
BB
S171
CC+
CC+
S83
BB+
BB+
S172
BB
BB+
S84
BB
BB
S173
AA+
AA+
S85
AA-
AA-
S174
AA+
AA+
S86
AA+
AA+
S175
BB+
BB+
S87
AA-
AA-
S176
AA+
AA+
S88
BB+
BB+
S177
AA
AA
S89
AA-
AA-
S178
BB+
BB+
Nhận xét: Nhìn vào bảng kết quả xếp hạng tín dụng doanh nghiệp theo quy trình xếp hạng của Vietinbank xây dựng và theo mô hình logistic ta thấy trong 178 doanh nghiệp thì có 171 doanh nghiệp cho kết quả giống nhau và 7 doanh nghiệp có kết quả xếp hạng khác nhau và mức xếp hạng theo hai phương pháp này của 7 doanh nghiệp này chênh nhau 1mức. Vì vậy, xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp theo hai phương pháp trên có sự sai khác không đáng kể và nguyên nhân có sự sai khác đó một phần do các chỉ tiêu phi tài chính tác động. Từ sự sai khác này ta có thể đánh giá khả năng chuyển đổi hạng của doanh nghiệp.
Đánh giá khả năng chuyển đổi hạng của các doanh nghiệp
Thông qua bài chuyên đề này đã cho ta thấy hai phương pháp XHTD theo mô hình Logistic và theo quy trình XHTD do Ngân hàng cổ phần Công thương Việt Nam xây dựng đều tồn tại những ưu nhược điểm khác nhau. Cụ thể :
Mô hình logistic chỉ sử dụng một vài tham số định lượng và không đưa được dữ liệu định tính vào xem xét nên khó đảm bảo tính chính xác. Tuy nhiên, trên cơ sở bộ số liệu thực tế, mô hình này đã lượng hóa được rủi ro tín dụng của các doanh nghiệp chính là tính được xác suất vỡ nợ.
Mô hình chấm điểm tín dụng do Ngân hàng cổ phần Công thương Việt Nam xây dựng không tính được xác suất vỡ nợ một cách trực tiếp nhưng nó đã sử dụng cả các chỉ tiêu định tính và các chỉ tiêu định lượng. Mặc dù, thông tin thu thập được chưa bao quát tất cả các thuộc tính liên quan đến việc xếp hạng này.
Vì vậy, từ những ưu nhược điểm và kết quả XHTD của hai phương pháp trên cho ta thấy, hai mô hình này có thể bổ trợ cho nhau trong việc đưa ra quyết định cấp tín dụng đối với các doanh nghiệp.
Ngoài ra, bảng xếp hạng tín dụng bằng mô hình logistic ở trên được ước lượng bởi một số chỉ tiêu tài chính có ảnh hưởng lớn nhất đến khả năng trả nợ của tất cả các khách hàng vay vốn tại Vietinbank nên bên cạnh những chỉ tiêu này thì mỗi doanh nghiệp hoạt động trên một lĩnh vực khác nhau sẽ chịu ảnh hưởng bởi những chỉ tiêu khác nhau. Vì vậy, đối với từng loại hình doanh nghiệp thì chúng ta có thể dự vào kết quả xếp hạng tín dụng của mô hình logistic và các chỉ số đặc trưng cho loại hình doanh nghiệp để dự đoán khả năng có thể chuyển đổi hạng của doanh nghiệp đó trong thời gian tới. Cụ thể như sau:
Đối với những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp thì hầu như quy mô khoản vay, quy mô doanh nghiệp đều nhỏ và kết quả hoạt động kinh doanh của những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khách quan như thời tiết, giá cả đầu vào và đầu ra biến động, dịch bệnh… điều này cho ta thấy mặc dù xác suất khả năng trả nợ của doanh nghiệp không cao (hạng tín dụng ở mức độ rủi ro) nhưng mục đích vay vốn của doanh nghiệp tốt ví dụ như để mở rộng sản xuất, kinh doanh, tạo công ăn việc làm và tăng thu nhập cho người dân ở vùng nông thôn…ngân hàng sẽ xem xét để đánh giá, dự báo khả năng nâng mức xếp hạng của doanh nghiệp lên và đưa ra quyết đinh cấp vốn.
Đối với những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, công nghiệp và thương mại dịch vụ thì do đặc thù của ngành nên thường thì quy mô khoản vay rất lớn, quy mô của doanh nghiệp chủ yếu là vừa và lớn, xác suất đánh giá khả năng trả nợ của doanh nghiệp cao. Mặc dù xác suất trả nợ của doanh nghiệp cao nhưng nếu xảy ra rủi ro thì ngân hàng sẽ bị tổn thất nặng nề hơn so với việc cho các doanh nghiệp khác vay những khoản vay nhỏ. Vì vậy, ngân hàng cần xem xét, tính toán để đưa ra quyết định nên cho các doanh nghiệp nào vay vốn để khi xảy ra rủi ro thì tổn thất của ngân hàng là nhỏ nhất. Tức là nên cho doanh nghiệp có quy mô vay ít nhưng rủi ro vỡ nợ cao hơn những doanh nghiệp có quy mô vay cao nhưng rủi ro vỡ nợ thấp. Tóm lại, ngân hàng đưa ra quyết định có cấp tín dụng đối với doanh nghiệp hay không, nếu cấp thì cấp bao nhiêu, cấp như thế nào, lãi suất như thế nào, thời hạn vay ra sao?
Như vậy, từ bảng xếp hạng tín dụng bằng mô hình logistic thì chúng ta cũng cần xem xét các yếu tố khách quan và các chỉ tiêu tài chính có ảnh hưởng trực tiếp đến lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp nói riêng, chúng sẽ tác động như thế nào đến doanh nghiệp và dự đoán mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đó đến khả năng chuyển đổi hạng của doanh nghiệp trong thời gian tới để đưa ra quyết đinh cấp tín dụng. Ví dụ như một doanh nghiệp bị xếp hạng BB nhưng xét về bản kế hoạch vay vốn của doanh nghiệp cho ta thấy rất tốt và nếu được vay vốn của ngân hàng thì doanh nghiệp có tiềm năng phát triển rất tốt thì ngân hàng cần suy tính để đưa ra quyết định cho vay; hoặc một doanh nghiệp được xếp hạng loại AA nhưng kế hoạch vay vốn không khả thi thì ngân hàng cũng cần xem xét để đưa ra quyết định không cho vay hay cho vay ít hơn hoặc cho vay với lãi suất cao hơn.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Hoạt động tín dụng của NHTM Việt Nam hiện nay đang phát triển mạnh mẽ và nó đã trở thành một yếu tố không thể thiếu được đối với nền kinh tế. Tuy nhiên trong hoạt động tín dụng thì rủi ro tín dụng là điều không thể tránh khỏi đối với mỗi Ngân hàng. Chính vì vậy việc xếp hạng khách hàng là rất cần thiết, giúp các Ngân hàng hạn chế được phần nào rủi ro, quản lý được khách hàng…Vì vậy, hiện nay việc đổi mới hoạt động theo hướng nâng cao hiệu quả tín dụng phải được coi là khâu then chốt trong tiến trình đổi mới chung của ngành ngân hàng.
Nhưng phương pháp XHTD của các Ngân hàng dựa trên việc chấm điểm các chỉ tiêu tài chính và các chỉ tiêu phi tài chính nên không dự báo, và không tìm được những nhân tố nào ảnh hưởng nhiều hay ít tới vị trí xếp hạng. Để khắc phục được điều này ta dùng mô hình Logit ước lượng xác suất có nợ không đủ tiêu chuẩn, mô hình có thể thường xuyên được cập nhật và ước lượng khá đơn giản.
Vì vậy các CBTD nên kết hợp sử dụng mô hình Logit và thực hiện chấm điểm tín dụng để xếp hạng doanh nghiệp nhằm đảm bảo hơn cho việc đánh giá xếp hạng phía Ngân hàng. Từ đó, làm căn cứ đưa ra các quyết định cấp tín dụng đối với doanh nghiệp
Qua thời gian nghiên cứu đề tài và thực tập giúp em hiểu thêm kiến thức thực tế về vấn đề rủi ro tín dụng, xếp hạng tín dụng trong hoạt động chi vay của ngân hàng và hiểu sâu thêm về kiến thức chuyên ngành mà mình đã học. Tuy nhiên, do vấn đề nghiên cứu phức tạp và với kiến thức còn hạn chế, kinh nghiệm thực tế về lĩnh vực này của em còn nhiều hạn hẹp nên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo cùng các bạn để hoàn thiện hơn nữa chuyên đề này.
Em xin chân thành cảm ơn!
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] PGS.TS.Nguyễn Quang Dong (2006), Giáo trình Kinh tế lượng, NXB Khoa học và kỹ thuật.
[2] PGS.TS Phan Thị Thu Hà (2007), Giáo trình Ngân hàng thương mại, NXB Đại học kinh tế quốc dân.
[3] PGS.TS Ngô Văn Thứ, ThS. Dương Thị Thanh Mai, ThS. Trần Thanh Bình biên soạn (2002), Giáo trình kinh tế lương phân tích và ứng dụng, NXB thống kê.
[4] TS.Nguyễn Minh Kiều (2008), Tài chính doanh nghiệp, NXB Thống kê.
[5] Hoàng Tùng (2011), Phân tích rủi ro tín dụng doanh nghiệp bằng mô hình Logistic, Tạp chí khoa học và công nghệ số 2- Đại học Đà Nẵng.
[ 6 ] Vietinbank, Sổ tay tín dụng của Ngân hàng cổ phần Công thương Việt Nam.
Địa chỉ web:
www.vietinbank.vn
www.saga.vn
www.rating.com.vn
www.tapchiketoan.com.vn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- xhtd_khach_hang_doanh_nghiep_vay_von_tai_ngan_hang_co_phan_cong_thuong_viet_nam_chi_nhanh_ba_dinh_bang_mo_hinh_logistic_4337.doc