Đề tài Xu hướng triển khai mạng 3G của các nhà cung cấp GSM Việt Nam

LỜI MỞ ĐẦU Thông tin di động tuy là một lĩnh vực mới phát triển nhưng với nhiều tính năng ưu việt, nó đã và trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại của con người, mang lại cho con người những lợi ích rất to lớn. Hệ thống thông tin di động theo chuẩn GSM của Châu Âu là sự kế thừa và phát triển của các mạng thông tin di động ra đời trước nó và được nhiều nhà khai thác sử dụng. Ở nước ta có bốn nhà khai thác dịch vụ di động lớn đang hoạt động theo tiêu chuẩn GSM là Viettel, Vinaphone, MobiFone và HT Mobile mới Ngày nay với sự phát triển của khoa học kỹ thuật cũng như sự bùng nổ về số lượng và những đòi hỏi về chất lượng dịch vụ của khách hàng mạng thông tin di động đang dần tiến tới thế hệ sau với ưu điểm vượt trội hơn. Nội dung khóa luận “Xu hướng triển khai mạng 3G của các nhà cung cấp GSM Việt Nam” gồm 3 chương: Chương 1: Trình bày về hệ thống thông tin di động thế hệ 3G. Phần cấu trúc mạng 3G, yêu cầu đối với mạng thông tin thế hệ thứ ba, cấu trúc mạng lõi 3G và 3G toàn IP. Chương 2: Tổng quan về IP-GPRS, IPv6 và Mobile IP. Chương này trình bầy cấu trúc mạng GPRS bao gồm cấu trúc, giao diện và các kênh điều khiển trong GPRS, tổng quan về mạng IPv6 và mạng Mobile IP. Chương 3: Lộ trình triển khai nâng cấp mạng VMS MobiFone lên 3G. Chương này trình bày về mạng thông tin di động VMS MobiFone. Gồm lịch sử phát triển, cấu hình, các dịch vụ mạng cung cấp của mạng VMS MobiFone và hướng phát triển của VMS MobiFone. Sau đó là triển khai hệ thống GPRS, triển khai hệ thống 3G, và hệ thống All-IP trong mạng VMS MobiFone. Bao gồm mục đích, phương án triển khai, phương án tính cước và đánh giá kết quả thử nghiệm. Sau một thời gian nghiên cứu, tìm hiểu và được sự giúp đỡ của thầy Trần Ngọc Hưng em đã hoàn thành đề tài này. Em xin chân thành cám ơn các thầy các cô trong khoa Điện Tử - Viễn Thông và đặc biệt là thầy Trần Ngọc Hưng đã đã trực tiếp hướng dẫn em hoàn thành khóa luận này. TÓM TẮT Nội dung đề tài khóa luận tốt nghiệp là “Xu hướng triển khai mạng 3G của các nhà cung cấp GSM Việt Nam”. Phần đầu khóa luận nghiên cứu về hệ thống thông tin di động thế hệ 3G. Tìm hiểu cấu trúc mạng 3G. Yêu cầu đối với mạng thông tin thế hệ thứ ba và cấu trúc mạng lõi 3G, 3G toàn IP trong mạng GSM. Tiếp theo khóa luận nghiên cứu về IP-GPRS, IPv6 và Mobile IP. Tìm hiểu về cấu trúc mạng GPRS. Gồm giao diện và các kênh điều khiển trong GPRS, và tổng quan về mạng IPv6, mạng Mobile IP. Phần cuối nội dung khóa luận nghiên cứu về lộ trình triển khai nâng cấp mạng VMS MobiFone lên 3G. Tìm hiểu mạng thông tin di động VMS MobiFone. Lịch sử phát triển, cấu hình, các dịch vụ mạng cung cấp của mạng VMS MobiFone và hướng phát triển của VMS MobiFone. Sau đó là nội dung triển khai hệ thống GPRS, triển khai hệ thống 3G, và hệ thống All-IP trong mạng VMS MobiFone. Bao gồm mục đích, phương án triển khai, phương án tính cước và đánh giá kết quả thử nghiệm đưa ra kết luận. MỤC LỤC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT 1 LỜI MỞ ĐẦU 4 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG THÔNG TIN DI ĐỘNG THẾ HỆ BA, CẤU TRÚC MẠNG LÕI 3G, VÀ 3G TOÀN IP. 5 1.1 Lộ trình phát triển mạng thông tin di động thế hệ thứ ba. 5 1.2 Yêu cầu đối với hệ thống thông tin di động thế hệ thứ ba. 6 1.3 Các tiêu chí chung để xây dựng IMT-2000. 7 1.4 Hệ thống thống tin di dộng 3G-USMT. 11 1.5 Cấu trúc mạng lõi 3G All-IP. 17 CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN VỀ KẾT NỐI IP-GPRS, IPv6, MOBILE IP. 18 2.1 Tổng quan về kết nối IP-GPRS. 18 2.1.1 Cấu trúc mạng GPRS. 20 2.1.2 Giao diện vô tuyến GPRS. 25 2.1.3 Các kênh điều khiển GPRS. 26 2.2 Tổng quan về IPV6. 27 2.2.1 Kiến thức an toàn cho giao thức Internet. 29 2.2.2 Tổng quan về kiến trúc an toàn của giao thức IPV6. 33 2.2.3 Các giao thức an toàn trong IPV6. 33 2.3 Tổng quan về Mobile IP 51 CHƯƠNG 3. LỘ TRÌNH TRIỂN KHAI NÂNG CẤP MẠNG MOBIFONE LÊN 3G ALL-IP. 55 3.1 Lịch sử phát triển VMS MobiFone. 55 3.2 Cấu hình mạng GSM/VMS. 56 3.3 Hướng phát triển mạng MobiFone VMS. 57 3.4 Lộ trình triển khai nâng cấp hệ thống. 59 3.5 Triển khai hệ thống GPRS. 63 3.5.1 Cấu hình tổng quát mạng GPRS trong mạng GSM. 63 3.5.2 Hệ thống GPRS triển khai trên mạng VMS. 66 3.5.3 Triển khai các dịch vụ GPRS trên mạng GPRS. 68 3.5.4 Phương án triển khhai MMS. 68 3.5.5 Dự kiến phương án tính cước các dich vụ GPRS. 69 3.5.6 Đánh giá kết quả triển khai thử nghiệm. 71 3.6 Triển khai thử nghiệm hệ thống 3G. 74 3.6.1 Mục đích thí nghiệm. 74 3.6.2 Giải pháp thử nghiệm 3G của Alcatel và Eicson. 76 3.6.3 Phương án triển khai. 78 3.7 Triển khai lên 3G All – IP. 79 KẾT LUẬN. 84 TÀI LIỆU THAM KHẢO. 85

doc88 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2939 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Xu hướng triển khai mạng 3G của các nhà cung cấp GSM Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iệt Nam. Lĩnh vực hoạt động chính của MobiFone là tổ chức thiết kế xây dựng, phát triển mạng lưới và triển khai cung cấp dịch vụ mới về thông tin di động có công nghệ, kỹ thuật tiên tiến hiện đại và kinh doanh dịch vụ thông tin di động công nghệ GSM 900/1800 trên toàn quốc. Đến năm 2006, MobiFone đã trở thành mạng điện thoại di động lớn nhất Việt Nam với hơn 8.5 triệu thuê bao, hơn 2.500 trạm phát sóng và 4.200 cửa hàng, đại lý  cùng hệ thống 15.000 điểm bán lẻ trên toàn quốc, MobiFone hiện đang cung cấp trên 40 dịch vụ giá trị gia tăng và tiện ích các loại. Hình 3.1 : Biểu đồ tăng trưởng của thuê bao Mobifone. 3.2. Cấu hình mạng GSM/VMS Cấu hình lưu lượng thoại và báo hiệu giữa mạng thông tin di động và các mạng khác, được thực hiện qua các kết nối VMS-PSTN theo hai hướng lưu lượng khác nhau. Hướng lưu lượng quốc tế (VTI): Lưu lượng thoại và báo hiệu được trung chuyển qua tổng đài VTI đi quốc tế, chức năng SCCP báo hiệu quốc tế cũng được thực hiện tại VTI, giao diện trung kế sử dụng E1/G.703, báo hiệu sử dụng trên tuyến đi quốc tế là SS7 bao gồm MAP và ISUP. Hướng lưu lượng trong nước (VTN): Lưu lượng thoại và báo hiệu được trung chuyển qua tổng đài VTN, chức năng STP báo hiệu cũng được thực hiện tại các tổng đài VTN, giao diện trung kế sử dụng E1/G.703, báo hiệu sử dụng trên tuyến quốc tế bao gồm MAC và ISUP. Quốc Tế VTI VMS GSM VTN Tổng đài bưu điện Tổng đài doanh nghiệp mới Hình 3.2 : Kết nối mạng GSM/VMS với mạng PSTN. MAP - Sử dụng báo hiệu cập nhật vị trí thuê bao Roaming giữa mạng VMS và mạng di động GSM quốc tế hoặc mạng di động trong nước, báo hiệu truy vấn cấp số MSRN thiết lập cuộc gọi giữa HLR-MSC/VLR của hai thuê bao di động, trao đổi bản tin dịch vụ giá trị gia tăng SMS. ISUP - Sử dụng cho việc trao đổi báo hiệu định tuyến thiết lập cuộc gọi thoại sau khi nhận được số MSRN trả lời từ tổng đài đích đối với cuộc gọi đến thuê bao di động, trao đổi số chủ gọi trong trường hợp số bị gọi là số cố định. Các dịch vụ mạng GSM/VMS đang cung cấp: + Dịch vụ thoại cơ bản. + Các dịch vụ phụ: Dịch vụ chuyển vùng Quốc Tế ( International Roaming ). Dịch vụ chuyển vùng trong nước ( National Roaming ). Dịch vụ hộp thư thoại ( Voice Mail ). Dịch vụ Fax-Data ( 9,6Kb/s ). Dịch vụ Data tốc độ cao ( GPRS 45Kb/s ). Dịch vụ WAP. Dịch vụ nhắn tin ngắn SMS, nhắn tin ngắn hình ảnh. Dịch vụ nhắn tin Quốc Tế. Dịch vụ Chat bằng tin nhắn. Dịch vụ tải nhạc chuông bằng SMS. Dịch vụ tải Logo bằng SMS. Gửi Email bằng tin nhắn. Dịch vụ nhắn tin quảng bá ( Cell Broadcáting ). Dịch vụ hiển thị số gọi đến ( CLIP/CLEAR ). Dịch vụ chuyển tiếp cuộc gọi ( CALL FORWARDING ). Dịch vụ giữa và chờ cuộc gọi ( CALL HOLDING/WATING ). 3.3. Hướng phát triển mạng Mobifone VMS Song song với sự phát triển về số lượng thuê bao là tỷ trọng sản lượng ngày càng tăng của các dich vụ số liệu so với dịch vụ thoại. Theo xu hướng chung hiện nay trên thế giới cũng như Việt Nam, cước dịch vụ thoại ngày càng giảm dần, trong khi đó cước của các dịch vụ số liệu không chỉ phụ thuộc vào thời gian sử dụng dịch vụ hoặc dung lượng số liệu truyền trên mạng mà còn phụ thuộc vào tính chất cũng như nội dung của từng loại dịch vụ và không có chiều hướng giảm. Các loại dịch vụ số liệu sẽ được cung cấp không chỉ bởi nhà khai thác mà còn bởi nhiều nhà cung cấp khác, tức doanh thu các nhà khai thác mạng sẽ bị san sẻ bớt, nếu nhà khai thác mạng không chú trọng tự phát triển và cung cấp các dịch vụ số liệu. Vì việc quan tâm đến các dịch vụ số liệu là xu hướng tự nhiên cẩ các nhà khai thác mạng. Năm 2005, tất cả các thuê bao sẽ vẫn tiếp tục sử dụng các dịch vụ số liệu truyền thống. Số liệu thuê bao sử dụng các dịch vụ số liệu mới dựa trên nền công nghệ GPRS chiếm khoảng 5% vào năm 2003, 15% vào năm 2004, và tăng 30% năm 2005. Dự báo đến năm 2010 lưu lượng chủ yếu trong toàn mạng sẽ là của các dịch vụ số liệu, lưu lượng thoại sẽ chỉ còn chiếm một tỷ lệ không đáng kể và được truyền chung trong môi trường IP (VoiIP). Trong xu thế chung cuả sự phát triển các dịch vụ thông tin di động trên toàn thế giới, các dịch vụ số liệu sau sẽ được triển khai trong các mạng của Tổng công ty đến 2010: Truyền ảnh, điện thoại di động thấy hình (videofone) Thanh toán trực tuyến qua mạng (online banking) Truy nhập Internet để sử dụng các thông tin trong mạng Internet Các dịch vụ giải trí (games) Các dịch vụ định vị (location services) v.v. Không như dịch vụ thoại, các dịch vụ số liệu (nhất là các dịch vụ số liệu cần tốc độ cao) yêu cầu một mạng lưới được thiết kế, xây dựng và tối ưu hòa một cách công phu, có chất lượng, nhất thiết phải nâng cấp về công nghệ và phải lắp đặt thêm các hệ thống cung cấp dịch vụ. Vì vậy, một kế hoạch phát triển các dịch vụ số liệu trong các mạng di động đã được VNPT xây dựng và từng bước triển khai ngay từ bây giờ. Các dịch vụ số liệu trong giai đoạn này sẽ gắn liền với việc triển khai công nghệ 2.5G và 3G. Hiện nay trong các mạng Vinafone và Mobifone, Viettel đã triển khai hệ thống GPRS và cung cấp một số dịch vụ liên quan. Để phát triển mạng thành công và đạt được hiệu quả kinh tế cao thì vấn đề dự báo nhu cầu và các loại hình dịch vụ là yếu tố tiên quyết. Vì vậy đòi hỏi các nhà khai thác phải xem xét cũng như có các bản dự báo khá chính xác ở qui mô lớn. Theo dự báo nhu cầu trên, ở nước ta, số thuê bao có nhu cầu dịch vụ dữ liệu chiếm khoảng 15% năm 2004 và tăng nhanh đến khoảng 40% vào năm 2010. Tuy nhiên, phần lớn nhu cầu là dịch vụ dữ liệu trung bình mà hệ thống 2,5G có thể đáp ứng được, dịch vụ chủ chốt là thư điện tử và nhắn tin đa phương tiện. Nhu cầu dịch vụ dữ liệu đa phương tiện cao cấp năm 2004 và tăng khá chậm sau đó. Theo dự báo ban đầu thì dịch vụ điện thoại truyền hình di động sẽ là dịch vụ chủ chốt của các hệ thống 3G/4G. Tuy nhiên, những mạng thử nghiệm được triển khai gần đây trên thế giới cho thấy tốc truyền dữ liệu không đạt như mong muốn và phụ thuộc rất nhiều vào số thuê bao đang liên lạc trong cell. Tốc độ 2 Mbps là không đạt được, trừ khi máy di động ở ngay gần Anten trạm gốc và chỉ có một mình nó liên lạc trong cell đó. Dịch vụ điện thoại truyền hình không thể cung cấp được với chất lượng tốt, dịch vụ chủ chốt giờ đây được dự báo là nhắn tin đa phương tiện và truyền ảnh tĩnh, những dịch vụ này lại đòi hỏi sự hiểu biết về công nghệ thông tin của cả nhà cung cấp và người sủ dụng. Trong tương lai, xu hướng phát triển sẽ nhằm đáp ứng các môi trường làm việc linh hoạt, hoạt động giao dịch kinh doanh động sẽ tăng nhu cầu sử dụng thông tin số liệu trên mạng di động. Như vậy, chỉ là vấn đề thời gian đối với việc thông tin số liệu trên mạng di động trở thành một lĩnh vực kinh doanh mạng và hiệu quả. Tất nhiên chi phí, giá thành và dễ sử dụng sẽ là chìa khóa cho sự thành công của các dịch vụ số liệu. 3.4. Lộ trình triển khai nâng cấp hệ thống 3.4.1 Sự ra đời của hệ thống thông tin di động GSM là một bước nhẩy vọt của lĩnh vực thông tin, mang lại cho người sử dụng nhiều lợi ích khó có thể phủ nhận. Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật hiện đại, sự đổi mới công nghệ, thông tin di động cũng ngày càng đổi mới theo chiều hướng phát triển. Trong tiến trình của sự phát triển không ngừng đó, xu thế triển khai phát triển mạng 3G là một xu thế tất yếu, đang dần được triển khai nhiều nước trên thế giới. Với nhiều hệ thông tin di động thế hệ 2 hiện dang tồn tại, việc triển khai và hội tụ tới một công nghệ duy nhất 3G là cực kỳ khó khăn. Người ta đã đưa ra các lộ trình khác nhau cho các công nghệ 2G hiện đang tồn tại. Đối với GSM, đây là công nghệ phổ biến trên toàn cầu nên các nhà sản xuất các tổ chức tiêu chuẩn thế giới cũng đặc biệt chú trọng tròn việc nâng cấp lên 3G. Đứng trước tình hình thị trường cũng như hạ tầng cơ sở mạng thông tin di động ở Việt Nam chưa thật sự lớn mạnh, việc phát triển hệ thống thông tin di động ở Việt Nam đã tạo ra bước đột phá trong nghành công nghiệp viễn thông. Trong giai đoạn này, chất lượng dịch vụ thoại truyền thống vẫn là mối quan tâm hang đầu của khách hàng. Bên cạnh đó, sự đa dạng về dịch vụ đã phần nào đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Tuy nhiên, sự phát triển nhanh chóng các dịch vụ số liệu mà trước hết là sự bùng nổ của Internet trong nhưng năm gần đây đã đòi hỏi các nhà khai thác mạng thông tin di động Việt Nam, trong đó có nhà khai thác mạng MobiFone phải có những mục tiêu chiến lược, phù hợp với hoàn cảnh riêng của nước mình để phát triển lên hệ thống thông tin di động thế hệ ba. Thứ nhất, mạng MobiFone được xây dựng trên cơ sở GSM. Ngoài giải phổ 900, giải phổ 1800 thật sự cần thiết để tăng dung lượng. Bên cạnh đó, việc thiết kế và quy hoạch mạng nhằm nâng cao chất lượng mạng, việc thường xuyên nâng cấp và mở rộng mạng nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường và sự phát triển công nghệ trên thế giới luôn dóng vai trò cực kỳ quan trọng. Thứ hai, thiết bị trên mạng MobiFone chủ yếu do ba nhà cung cấp là Alcatel, Eicsson và Huawei. Đây là những nhà cung cấp hàng đầu về thiết bị viễn thông, trong đó phải đặc biệt kể đến thiết bị mạng thông tin di động. Trong tiến trình phát triển không ngừng về mặt công nghệ thông tin di động trên thế giới, Alcatel, Eicsson và Huawei đã có sự nghiên cứu, phân tích và cũng đã chọn cho mình một xu hướng phát triển : GSM – GPRS/EDGE – WCDMA. Từ những lý luận trên, lôn trình phát triển của mạng MobiFone từ GSM tiến lên thế hệ thứ ba WCDMA là hợp lý: Dựa trên nền tảng sẵn có về thị trường và cơ sở tương đối mạnh của GSM, mạng GSM hoàn toàn hội tụ đủ điều khiện để tiến hóa lên các hệ thống thông tin di động 2,5G (GPRS/EDGE) và 3G (WCDMA) mà vẫn khai thác tài nguyên sẵn có của mạng lưới, tận dụng tối đa hiệu quả của thiết bị đầu tư. Về máy đầu cuối, sử dụng các máy đầu cuối hai chế độ WCDMA/GSM với GSM để tận dụng vùng phủ song và với WCDMA để sử dụng các tính năng dịch vụ mới MobiFone sẽ có thể khai thác các dịch vụ băng rộng trên GSM một cách trong suốt. Nói chung sẽ có rất nhiều máy đầu cuối ra đời là sự kết hợp của các tiêu chuẩn công nghệ khác nhau nhằm mục đích như một cầu nối giữa công nghệ. Đây chính là một yếu tố tăng độ trinh thành của khách hàng đối với mạng lưới và tính cạnh tranh. Hình 3.3 : Lộ trình triển khai nâng cấp mạng MobiFone lên 3G. 3.4.2 Theo dự đoán của các chuyên gia, cho đến nay và cũng có thể vài năm tới dịch vụ thoại truyền thống sẽ vẫn đóng vai trò chủ chốt và bênh cạnh đó là sự tăng trưởng ngày càng lớn mạnh về nhu cầu dịch vụ số liệu, điển hình là dịch vụ nhắn tin trên thị trường Việt Nam. Do vậy, sự phát triển song song giữa dịch vụ thoại và dịch vụ phi thoại sẽ tất yếu tồn tại trong một thời gian dài. 3.4.3 GPRS sẽ là cầu nối giữa hệ thông thông tin di động thế hệ 2 và thế hệ thứ 3. Việc đầu tư hệ thống GPRS lầ thực sự cần thiết nhằm từng bước triển khai hệ thống thống tin di động thế hệ 3 trên mạng. Đây cũng là xu hướng tất yếu các nhà khai thác thông tin di động phải thực hiện nhằm giữa vững thị trường và tăng cường khả năng cạnh tranh. GPRS có một số lợi ích như sau: Đối với nhà khai thác: + Giảm chi phí đầu tư: Một trong những giải pháp tốt tối ưu về mặt công nghệ của mạng GSM là có khả năng cung cấp (truyền số liệu tốc độ cao) mà không phải xây dựng một mạng hoàn toàn mới. Thông qua việc triển khai GPRS, nhà khai thác dịch vụ có thể nâng cấp hệ thống GSM của mình tiến tới một hệ thống thông tin di động thứ 3, bởi GPRS cho phép cùng tồn tại song song với mạng GSM, tận dụng tối đa khả năng và nguồn tài nguyên rỗi của thiết bị hiện có trên mạng GSM. + Sau khi triển khai GPRS, việc tính cước sử dụng dịch vụ của khách hàng có thời gian truy cập hệ thống hoặc dựa theo nguyên tắc theo thời gian tính theo dung lượng dữ liệu được truyền qua hệ thống hoặc kết hợp cả hai phưong pháp. Điều này làm cho dịch vụ thông tin di động càng trở nên hấp dẫn khách hàng, không những đáp ứng nhu cầu sử dụng dịch vụ tốc độ cao của khách hàng mà còn cung cấp khả năng lựa chọn về phí sử dúngao cho phù hợp. Đó chính là tính mềm dẻo và linh hoạt trong phương án tính cước sử dụng dịch vụ mới và GPRS hỗ trợ. + Thông qua GPRS, nhà cung cấp dịch vụ có cơ hội tốt để khai thác thị trương ứng dụng mới. Từ đó có thể nâng cao doanh thu và lợi nhuận. + Với nhiều tính năng ứng dụng sẽ hấp dẫn khách hàng mới và tăng long trung thành của khách hàng cũ. + Nâng cao hiệu quả sử dụng vô tuyến thông qua việc phân bố kênh linh hoạt. + Giao diện tiêu chuẩn và mở, có thể dễ dàng tích hợp các thiết bị của các nhà cung cấp khác nhau. + Băng thông rộng của GPRS có thể dạt tới 50kbps phụ thuộc vào dung lượng tải của mạng lưới và thiết bị đầu cuối. Đối với người sử dụng: + GPRS cho phép người sử dụng luôn truy nhập ở trạng thái Online. +Tốc độ truyền dữ liệu ở tốc độ cao có thể đạt tới 115Kbps. Do đó có thể nhận và gửi Email ngay lập tức. + Có thể dễ dàng thiết lập kết nối. + Có thể sử dụng nguồn thông tin dồi dào thông qua hỗ trợ cho đa giao thức bao gồm cả giao thức IP. + Vẫn có thể gọi và nhận cuộc gọi, nhận và gửi SMS mà không ảnh hưởng tới việc sử dụng GPRS để truy nhập thông tin. + Chỉ phải trả cước cho dữ liệu thay đổi, không phải trả cước cho thời gian truy nhập. Có thể khẳng định mạng thế hệ 2,5G sẽ phát triển trong một thời gian dài. GPRS sẽ được mở rộng khắp trên toàn quốc để dần dần có được sự chấp nhận của khách hàng đối với các dịch vụ phi thoại. 3.4.4 Tiếp theo việc triển khai GPRS sẽ là EDGE nhằm tăng khả năng truyến số liệu lên 384Kbps để có khả năng cung cấp các dịch vụ tư điệ tử, dịch vụ định vị trên bản đồ, dịch vụ truy cập thông tin dữ liệu, giải trí… Thuận lợi của việc triển khai EDGE là: Trước hết, EDGE không cần sử dụng băng tần mới. Dựa trên cơ sở hạng tầng sẵn có của triển khai GPRS, việc phát triển lên giai đoạn EDGE tiết kiệm được chi phí đầu tư. Do chỉ thay đổi kỹ thuật điều chế vô tuyến 8-PSK nên EDGE vẫn giữ nguyên cấu trúc của mạng cũ mà chỉ cần nâng cấp phần mềm và thêm các TRX mới có khả năng EDGE. EDGE là con đường tiến hóa tới thế hệ thứ ba và cũng là một bổ trợ cho WCDMA. EDGE tăng cường được các khả năng truyền số liệu của mạng GSM/GPRS, hỗ trợ tốc độ số liệu lên tới 384Kbps một tốc độ số liệu của thế hệ ba. Do vậy, có thể nói EDGE sẽ tạo một bước đệm quan trọng tiến tới mạng WCDMA. Tuy nhiên, sự phản kháng của khách hàng với dịch vụ số liệu trên nền công nghiệp chuyển mạch gói của GPRS (truy cập Internet, Entrannet, MMS, WAP, Games Online…) sẽ là yếu tố quyết định con đường phát triển tiếp theo của hệ thống. Nếu nhu cầu về dịch vụ số liệu của khách hàng tăng trưởng mạng mẽ, có thể giai đoạn phát triển lên EDGE được bỏ qua. 3.4.5 Từ đây, với tài nguyên tần số 3G sẵn có, việc triển khai WCDMA trên nền hệ thống GSM là hoàn toàn phù hợp với quy luật tự nhiên. Trên cơ sở của mạng lõi GPRS đã được phát triển, việc xây dựng hệ thống WCDMA về cơ bản là xây dựng phần cứng cho mạng truy nhập vô tuyến UTRAN gồm RNC và Node B. Một điều chắc chắn là WCDMA chưa thể triển khai tới tận vùng xa, mà trước mắt sẽ tập trung phát triển ở một số thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng và Thành Phố Hồ Chí Minh. Khi đó, máy đầu cuối của khách hàng sẽ có khả năng tương thích giữa hai hệ thống GSM và WCDMA. Như vậy, lộ trình phát triển từ GSM lên WCDMA theo công nghệ WCDMA tương đối rõ ràng đảm bảo sự kết hợp cùng tồn tại giữa mạng GSM hiện tại và mạng 3G đồng thời cũng tận dụng được rất nhiều lợi thế của mạng GSM hiện có như lợi thế về số thuê bao đang có, thói quen của khách hàng về sử dụng các dịch vụ truy nhập Internet khi triển khai GPRS và lợi thế trong triển khai roaming quốc tế. Hiện nay số lượng tuê bao GSM ngày càng phát triển nhanh và chiếm thị phần rất lớn trong tổng số thuê bao di động, điều đó cho thấy khi lựa chọn lộ trình đi lên WCDMA dựa trên công nghệ WCDMA cũng sẽ tạo ra lợi thế trong việc triển khai roaming quốc tế. Ngoài ra, việc lựa chọn WCDMA làm định hướng công nghệ WCDMA còn có một lợi thế như sau: + Hiệu quả sử dụng phổ rất cao. + Cho phép sử dụng các máy đầu cuối có công xuất thấp. + Cho phép cung cấp các ứng dụng khác nhau với các tốc độ truyền số liệu khác nhau. Toàn bộ phổ tần sử dụng cho các WCDMA như sau: WCDMA TDD: 1900 Mhz và 2020 Mhz và 2020 Mhz – 2025 Mhz. WCDMA TDD: Đường lên (Uplink) : 1920 Mhz – 1980 Mhz. Đường xuống (Downlink) : 2110 Mhz – 2170 Mhz 3.5. Triển khai hệ thống GPRS 3.5.1. Cấu hình tổng quát mạng GPRS trong mạng GSM Mạng lõi GPRS được xây dựng trên cơ sở các thành phần mạng GSM hiện có và các mạng số liệu gói IP với các giao diện tiêu chuẩn. SGSN: Có chức năng định tuyến gói dữ liệu trong vùng phục vụ của nó . Một thuê bao GPRS có thể được phục vụ bởi một SGSN trên mạng tùy vào vị trí định vị của thuê bao. GGSN: Có chức năng giao tiếp với các hệ thống GPRS khác hoặc mạng Internet, Intrannet… Một số chức năng của GGSN gồm: + Định tuyến. + Firewall. + Gateway/Security. Cả hai chức năng của SGSN và GGSN đều tạo ra các bản ghi cước CDR. Hai hệ thống khai thác và bảo dưỡng GPRS-OMC-G: Có chức năng quản lý và giám sát hoạt động của toàn bộ hệ thống ( cảnh báo, cấu hình, bảo mật…) Charging Gateway: Tiếp nhận các bản ghi cước từ SGSN, GGSN. Xử lý và tổng hợp cước đối với từng trường hợp sử dụng. Giao tiếp với các hệ thống tính cước. Hỗ trợ việc tính cước GPRS theo thời gian hoặc theo tổng dung lượng số liệu trao đổi (data volume). Hình 3.4 : Mạng lõi GPRS. Yêu cầu kỹ thuật, công nghệ: SGSN Tuân thủ theo khuyến nghị GSM 03.60, SGSN phải hỗ trợ các chức năng sau: + Attach/Datach và quản lý lưu động thuê bao (Mobility Management). + Tìm gọi thuê bao GPRS. + Cập nhật HLR… + Quản lý chuyển giao giữa các SGSN. Chức năng an toàn bảo mật chống truy nhập trái phép tại SGSN. Ngoài ra, SGSN phải có cơ chế nhận thực đối với thuê bao. Giao diện kết nối với các hệ thống SMS cho phép thuê bao gửi và nhận tin nhắn. Trao đổi giữa các SGSN và MS tuân theo khuyến nghị GSM 04.11. Kết nối báo hiệu giữa SGSN với HLR/MSC/VLR trên giao diện MAP V3. Quản lý các trạng thái thuê bao trên SGSN: + Trạng thái nghỉ, thuê bao không kết nối GPRS. SGSN không cần cập nhật số liệu của thuê bao và coi thuê bao ở trạng thái nghỉ. + Trạng thái kết nối, không truy nhập (Standby): Thuê bao ở chế độ chờ dữ liệu. + Trạng thái sẵn sàng: Sẵn sàng để trao đổi chờ dữ liệu. GGSN GGSN phải hỗ trợ các tính năng sau: + Kết nối số liệ dạng gói. + Quản lý cá phiên kết nối dữ liệu. + Quản lý tài nguyên hệ thống. + Ghi cước. + Quản lý cấu hình. + Quản lý bảo mật. + Chống lỗi và bảo dưỡng. PCU PCU là chức năng bổ xung cho BTS để kết nối với SGSN. PCU sẽ được trang bị bởi các hãng cung cấp BTS, cụ thể là Eicsson ở Miền Nam và Miền Trung, Alcatel ở Miền Bắc ( hay MFS). PCU phải đáp ứng được các tính năng sau: + Dung lượng bộ đệm. + Khả năng tương thích khi triển khai EDEG. OMC-G + Giao diện đồ họa với người sử dụng. + Quản lý cảnh cáo và bảo dưỡng. Thời gian lưu cảnh cáo tối thiểu là 7 ngày. + Quản lý cấu hình hệ thống. Các giao diện. + Tuân thủ các khuyến nghị của ESTI về chuẩn giao tiếp GPRS. + Kết nối vật lý giao diện IP trên E1 và Ethernet 10/100 Mbps. + Cho phép định nghĩa tới 155.000 hướng trong bảng định tuyến Internet. 3.5.2. Hệ thống GPRS triển khai trên mạng VSM a) Dung lượng hệ thống lõi GPRS cho mạng MobiFone + Về phần cứng, dung lượng hệ thống đạt được tới 100.000 thuê bao. Tuy nhiên, hiện tại dung lượng hệ thống là 10.000 thuê bao, phân bổ như sau: Tại Hà nội: 3.000 thuê bao, phục vụ cho thuê bao khu vực miền Bắc. Tại TP. Hồ Chí Minh: 7.000 thuê bao, phục vụ cho thuê bao khu vực miền Nam và miền Trung. Chỉ tiêu thiết kế hệ thống: + Lưu lượng sử dụng trung bình/thuê bao GPRS giờ bận là 2 kbps. + Tổng lưu lượng dữ liệu trao đổi giờ bận là 2 Mbps. + Tỷ lệ người sử dụng GPRS trên giờ bận là 10%. b) Cấu hình GPRS cho mạng MobiFone - VMS Gồm 02 thiết bị SGSN kết nối với mạng GSM theo cấu hình: + Thiết bị SGSN tại Hà nội kết nối với hệ thống BSS miền Bắc. + Thiết bị SGSN tại TP. Hồ Chí Minh kết nối với hệ thống BSS miền Nam và miền Trung. + 01 thiết bị GGSN tại HN để kết nối tới các SGSN tại Hà nội và TP.HCM. + 01 thiết bị Charging Gateway để phục vụ tính cước GPRS. + 01 hệ thống quản lý và khai thác OMC-GPRS (OMC-G). c) Nâng cấp hệ thống mạng GSM để có khả năng kết nối GPRS Trang bị bổ sung chức năng quản lý các gói số liệu PCU (Package Control Unit) cho các BSC trên mạng. + 03 BSC khu vực miền Bắc (Hà nội). + 04 BSC khu vực miền Nam (TP. HCM) và miền Trung (Đà Nẵng). Nâng cấp phần mềm cho NSS và BSS để bổ sung các tính năng GPRS. + NSS khu vực miền Bắc. + NSS khu vực miền Nam và miền Trung. Lưu ý: Hệ thống GPRS được triển khai trên cả hai dải tần GSM 900 và GSM 1800. d) Nâng cấp hệ thống tính cước + Trang bị một hệ thống tính cước GPRS tập trung để lấy file cước từ Charging Gateway và MMSC để tính cước. + Hệ thống tính cước và quản lý khách hàng sẽ được thay đổi để quản lý các thuê bao có đăng ký dịch vụ GPRS, đấu nối dịch vụ, cập nhật dữ liệu cước GPRS. e) Tiến độ triển khai GPRS Hiện nay, mạng thông tin di động MobiFone đang bước vào giai đoạn đầu tiên của lộ trình phát triển mạng tiến lên 3G - giai đoạn triển khai GPRS dựa trên nền mạng GSM hiện tại. Việc triển khai GPRS bao gồm 3 giai đoạn: Giai đoạn 1: Triển khai thử nghiệm miễn phí cho tất cả các thuê bao trả tiền trước và trả tiền sau. Giai đoạn 2: Triển khai chính thức trên toàn mạng: nâng cấp cấu hình SGSN để có thể cung cấp dung lượng 200.000 thuê bao và mở rộng phục vụ cho cả 61 tỉnh thành trên cả nước. Đối với thuê bao trả tiền sau: Việc tính cước sẽ được thực hiện trên cơ sở tạo file cước CDR để tính cước Offline trên cơ sở hệ thống tính cước hiện có. Đối với thuê bao trả tiền trước + Tính cước Offline: cần thiết lập tạm thời một thiết bị mediation device để tính cước theo phương thức Offline. + Tính cước Online: việc tính cước theo thời gian thực hiện tại về công nghệ vẫn chưa thực hiện được, phải chờ đến CAMEL pha 3. Giai đoạn 3: Cung cấp GPRS cho thuê bao chuyển vùng quốc tế. Trên cơ sở kết quả của giai đoạn 2 sẽ tiến hành đàm phàn, lựa chọn đối tác cung cấp cổng truy nhập GRX phục vụ GPRS roaming. Khi thuê bao chuyển vùng ra nước ngoài, vẫn truy nhập được về mạng chủ HPLMN. 3.5.3. Triển khai các dịch vụ GPRS trên mạng VMS Truy cập mạng nội bộ Intranet: Email/Fax, truy cập cơ sở dữ liệu công cộng, cơ sở dữ liệu cá nhân. Đối tượng khách hàng là các cơ quan, tổ chức hoặc doanh nghiệp. Khách hàng sử dụng dịch vụ có thể truy nhập về mạng nội bộ LAN/WAN để trao đổi thông tin từ máy đầu cuối di động. Giữa mạng nội bộ của khách hàng WAN/LAN sẽ có đường kết nối trực tiếp hoặc qua mạng Internet tới hệ thống GPRS (GGSN). Truy cập Internet (trình duyệt Web, tin tức, thương mại điện tử, email): Tương tự như WAP, khách hàng có thể truy nhập Web qua GPRS với giao thức WML. Nhắn tin đa phương tiện (MMS): bao gồm một số ứng dụng sau: + Gửi và nhận hình ảnh từ thư viện hệ thống. + Gửi và nhận bản nhạc từ thư viện hệ thống (file midi hoặc amr). + Gửi các tin nhắn MMS về thời tiết, thể thao, sự kiện quan trọng, thông tin tài chính. + Gửi các tin nhắn MMS về các chương trình truyền hình. + Gửi các video clip hoạt hình. + Gửi/ nhận hình ảnh từ các máy đầu cuối di động có gắn camera. + Hộp thư điện tử cho người sử dụng. Thuê bao MMS sẽ có một hộp thư với địa chỉ ở dạng: MSISDN@mobifone.com.vn. + Giao tiếp với các máy chủ email POP3 cho phép nhận thư từ các hộp thư như Yahoo,… + Hỗ trợ việc nhận tin nhắn MMS qua web cho các máy đầu cuối không có chức năng MMS. Khi có một tin nhắn MMS gửi đến một thuê bao, nếu máy đầu cuối của thuê bao này không hỗ trợ tính năng MMS, hệ thống sẽ gửi một tin nhắn SMS, ví dụ “bạn vừa có một tin nhắn MMS tại địa chỉ ”. + Trò chuyện (Chat). + Các dịch vụ giải trí: Game, Horoscope… + Thông tin, định vị… 3.5.4. Phương án triển khai MMS Hệ thống MMS hoàn chỉnh bao gồm phần cứng và phần mềm, tuân thủ khuyến nghị của ETSI: + Dung lượng ban đầu của hệ thống: 20.000 thuê bao. + Dung lượng bản tin cho phép trong giờ bận: 5.000 bản tin. + Số lượng bản tin MMS trung bình/thuê bao giờ bận: 0,25. + Phạm vi cung cấp dịch vụ: toàn quốc. +Các chức năng hệ thống được trang bị bao gồm (xem sơ đồ kết nối kèm theo): MMS Relay/Server: Chức năng trung tâm của hệ thống MMS chứa các phần mềm chịu trách nhiệm xử lý, gửi nhận tin nhắn MMS, quản lý giám sát hệ thống, tạo báo cáo… MMS user database: Cơ sở dữ liệu chứa đựng thông tin về thuê bao dịch vụ MMS. Các phần mềm giao tiếp chuẩn theo khuyến nghị của ETSI đối với hệ thống MMS: MMS, … MM7. OMC cho hệ thống MMS: Hệ thống có màn hình OMC để quản lý và giám sát hoạt động. 3.5.5. Dự kiến phương án tính cước các dich vụ GPRS a) Các tham số để tính cước Theo lưu lượng số liệu trao đổi (Data Volume) Phương thức tính cước này cho phép khách hàng online và gửi/nhận các thông tin theo nhu cầu, phản ánh đúng mức độ sử dụng thực tế của mạng lưới và các chi phí có liên quan. Có thể ghi tách biệt dữ liệu gửi và nhận để phục vụ tính cước theo từng loại dịch vụ như đối với dịch vụ Multimedia download chỉ tính cước theo độ lớn dữ liệu nhận. Tuy nhiên khách hàng chưa quen thuộc với cách tính cước này. Theo thời lượng sử dụng dịch vụ (Duration) Cách tính cước này giống như cách tính cước thoại thông thường. Tuy nhiên, tham số tính cước này không phát huy được ưu thế của dịch vụ và không phản ảnh đúng mức độ sử dụng. Chất lượng dịch vụ mà khách hàng yêu cầu (QoS) Tính cước theo chất lượng dịch vụ là điểm nổi bật trong việc sử dụng GPRS. Chất lượng dịch vụ bao gồm nhiều yếu tố (độ trễ, mức độ ưu tiên, độ tin cậy, thông lượng). Tuy nhiên, khách hàng cũng chưa quen thuộc với cách tính cước này. Đích truy nhập số liệu (Access Point Name) APN được xác định khi thiết lập kết nối và sẽ giúp phân biệt việc sử dụng các dịch vụ của khách hàng. Do có APN mà khách hàng truy nhập sẽ là căn cứ để tính cước. Việc tính cước theo APN chưa quen thuộc với khách hàng. Tính cước theo dịch vụ (Service Identification) Giai đoạn đầu GPRS APN có thể được sử dụng để phân biệt dịch vụ và giai đoạn sau mức độ QoS và APN sẽ được sử dụng để xác định loại dịch vụ mà khách hàng sử dụng. Ngoài ra còn một số tham số khác để phục vụ tính cước như: Thời gian truy nhập (giờ bận, giờ rỗi). Ngày truy nhập: Ngày nghỉ, ngày lễ… Việc tính cước của các nhà khai thác có thể được xác định trên cơ sở một hoặc nhiều tham số. Trong giai đoạn đầu cung cấp dịch vụ, sử dụng tham số tính cước đơn giản, dễ hiểu cho khách hàng. b) Đề xuất và phương thức tính cước Nguyên tắc tính cước Mức cước tương đương với các nước trong khu vực và trên thế giới. Cho phép tất cả các đối tượng thuê bao (thuê bao trả tiền trước và thuê bao trả tiền sau) nếu có nhu cầu đều có thể đăng ký sử dụng dịch vụ để khai thác tối đa năng lực mạng lưới. Phương thức tính cước đơn giản, dễ hiểu cho khách hàng đồng thời phát huy được các ưu thế của công nghệ GPRS. Tính cước theo nguyên tắc CPP (Calling Party Pay): thuê bao nào sử dụng dịch vụ thì thuê bao đó phải trả tiền. Tính cước trên cơ sở ứng dụng. Phương thức tính cước Đối với dịch vụ truyền dữ liệu và truy cập Internet. Nguyên tắc tính cước: + Tính cước theo độ lớn của dữ liệu gửi đi hoặc tải về. + Phân biệt theo giờ bận (Peak) và giờ rỗi (Off Peak). + Đơn vị tính cước: 1 kilobyte (1 kilobyte = 1.024 byte) + Phương thức tính cước: 1+1. Phần lẻ chưa đủ 1kb tính tròn thành 1kb. + Mức cước (chưa bào gồm thuế GTGT): + Cước đăng ký: miễn cước. + Cước thuê bao tháng: miễn cước. + Cước truy nhập: 45 đồng/kilobyte không phân biệt giờ bận và giờ rỗi. Đối với dịch vụ MMS: + Tính cước: gồm 2 loại MMS (chưa bao gồm thuế GTGT): - MMS thường (chỉ có text): 500 đồng/ MMS. - Multimedia MMS : 1.500 đồng/ MMS. Lưu ý: Dung lượng tối đa của một MMS là 30-50 Kbyte. Tuy nhiên còn phục thuộc vào thiết bị đầu cuối, chất lượng truyền tải dữ liệu. + Tỷ lệ ăn chia khi gửi MMS liên mạng: + Mạng khách: 50% cước MMS thường (500 đồng/ MMS). + Mạng chủ: Doanh thu cước còn lại (để chi phí nội dung thông tin). 3.5.6. Đánh giá kết quả triển khai thử nghiệm a) Đánh giá, lựa chọn công nghệ Giải pháp của hãng Alcatel: Hệ thống GPRS của Alcatel được thiết kế dựa trên cơ sở các thiết bị Router của Cisco. Hệ thống có độ linh hoạt cao, dễ nâng cấp, mở rộng, dễ khai thác và bảo dưỡng. Chi phí thiết bị thấp, nhất là khi mạng có cấu hình không lớn. Khi nâng cấp lên công nghệ 3G, cần phải thay đổi và bổ sung một số phụ kiện của hệ thống. b) Vùng phủ sóng GPRS trong pha thử nghiệm Vùng phủ sóng khu vực Hà nội gồm các BSC 4, 5, 6, BSC Giáp Bát và BSC Hải Phòng.Vùng phủ sóng khu vực TP.Hồ Chí Minh gồm toàn bộ 6 BSC, nhưng ngoại trừ các site sử dụng thiết bị RBS 200. Vùng phủ sóng khu vực Đà Nẵng gồm BSC ĐN. c) Nội dung và kết quả đo kiểm Hiện nay, hệ thống GPRS trên mạng VMS đã được lắp đặt, chạy thử và hòa mạng. Hệ thống đã sẵn sàng chuẩn bị chuyển sang giai đoạn khai thác thương mại. Các công việc đo kiểm, đánh giá các thiết bị hệ thống GPRS cũng như chất lượng dịch vụ đã được thực hiện. Nội dung đo kiểm, đánh giá ở đây tập trung cho công tác khai thác, bảo dưỡng và triển khai dịch vụ. Có thể tóm tắt một cách tổng thể như sau: Về quản lý di động Các nội dung đo kiểm về quản lý di động bao gồm kiểm tra các thủ tục truy nhập mạng, các trạng thái của thuê bao GPRS, kiểm tra việc định tuyến... Các bài đo tập trung vào: + Việc gán kênh báo hiệu PDCH trong hệ thống GPRS. Các thủ tục nhận thực, xóa, treo đối với thuê bao GPRS. + Các thủ tục vào ra (Attach/ Detach) của thuê bao GPRS. Quá trình cập nhật, mã hóa, định tuyến trong vùng phủ sóng GPRS. + Các thủ tục này nhằm hỗ trợ cho việc quản lý thuê bao và dịch vụ GPRS, hỗ trợ cung cấp dịch vụ cho thuê bao, đồng thời đảm bảo an toàn mạng lưới trong hệ thống GPRS. Kết quả đo kiểm cũng cho thấy hệ thống GPRS thử nghiệm đã tuân thủ đầy đủ các tiêu chuẩn của GPRS Release 2. Chất lượng dịch vụ GSM/ GPRS Nội dung đo kiểm về chất lượng dịch vụ nhằm kiểm tra các trường hợp khi máy di động GPRS sử dụng dịch vụ... Tiêu chí kiểm tra và đánh giá tập trung vào chất lượng dịch vụ, bao gồm: + Các phương thức mã hóa CS-1 đến CS-2 và tốc độ truyền số liệu trên giao diện vô tuyến. + Việc quản lý, phân phối tài nguyên vô tuyến trong GPRS. + Quá trình chuyển giao (handover) giữa các cell trong GPRS. + Thủ tục kích hoạt, sửa đổi, hủy bỏ PDP Context trong GPRS. + Dịch vụ SMS trong hệ thống GPRS. + Chất lượng phủ sóng và tốc độ truyền số liệu. Kết quả đo kiểm cho thấy + Hệ thống GPRS trên mạng VMS đã cung cấp cơ chế mã hóa số liệu trên giao diện vô tuyến đến CS-2 theo tiêu chuẩn GPRS Release 2. + Trong trường hợp chất lượng phủ sóng tốt, tài nguyên vô tuyến còn đủ để đáp ứng và tốc độ di chuyển tương đối chậm (khoảng dưới 20 km/h) thì GPRS cho phép truyền số liệu với tốc độ tối đa với số kênh mà thiết bị đầu cuối có thể đáp ứng được. + Hầu hết mọi vị trí ở 2 thành phố lớn Hà nội và TP Hồ Chí Minh thông thường tốc độ chỉ đạt khoảng 50% đến 80% tốc độ quy ước. + Khi ở trong vùng phủ sóng GPRS, GPRS luôn ở chế độ “sẵn sàng” tạo cho người dùng cảm giác được “kết nối liên tục”. + Khi di chuyển từ cell này sang cell khác trong vùng phủ sóng của GPRS, chế độ “sẵn sàng” này luôn được duy trì, tuy nhiên tốc độ truyền số liệu phụ thuộc vào tài nguyên vô tuyến tại cell đó có còn đáp ứng được hay không. Thời gian truy nhập của thuê bao vào + Thời gian thiết lập đường truyền trên giao diện vô tuyến. + Thời gian thiết lập các đường dẫn đến các cơ sở dữ liệu trong mạng Internet. Hiện nay, các tiêu chí thời gian chưa có đủ điều kiện kiểm tra do lưu lượng trong mạng GPRS không đáng kể. Hiệu suất sử dụng kênh vô tuyến của GPRS cao hơn trong chuyển mạch kênh. Để đảm bảo chất lượng dịch vụ ở mức độ chấp nhận được, mạng GSM/GPRS cho phép khai báo tài nguyên vô tuyến dành riêng cho các dịch vụ GPRS (tỉ lệ dựa vào nhu cầu thực tế của các dịch vụ cũng như chất lượng mà các dịch vụ đòi hỏi). Năng lực truyền dẫn vô tuyến không chỉ phụ thuộc vào số máy thu phát tại từng cell, từng trạm BTS mà còn phụ thuộc vào kích cỡ của bộ xử lý gói PCU. Công nghệ GPRS cho phép phần vô tuyến cung cấp tài nguyên một cách linh hoạt (cấp kênh động) nhằm đảm bảo tối ưu việc sử dụng tài nguyên vô tuyến. Giải quyết vấn đề tốc độ trên cơ sở sử dụng đa khe thời gian trên mỗi sóng mang. Có thể triển khai được phần lớn các dịch vụ Internet với chất lượng chấp nhận được, nhưng do các hạn chế về cấu trúc phần vô tuyến và việc sử dụng phổ tần nên GPRS vẫn còn hạn chế về tốc độ số liệu và về sự linh hoạt trong cấu trúc mạng truy nhập. Tuy nhiên, công nghệ 3G sẽ khắc phục được các nhược điểm này. 3.6. Triển khai thử nghiệm hệ thống 3G 3.6.1. Mục đích thí nghiệm + Thử nghiệm công nghệ thông tin di động 3G trên mạng MobiFone. + Thử nghiệm các tính năng hệ thống thông tin di động 3G. + Kiểm nghiệm thực tế về tính ưu việt của công nghệ 3G so với công nghệ 2G, 2,5G hiện nay. + Đánh giá khả năng kết hợp giữa GSM và 3G trên cùng một mạng lưới. + Đánh giá nhu cầu thị trường và xác định thời gian biểu cho triển khai chính thức trên mạng. Lựa chọn tiêu chuẩn và công nghệ a. Giao tiếp vô tuyến và phổ tần Các giao tiếp vô tuyến chuẩn cho hệ thống 3G do 3GPP - Release 99 đưa ra gồm: WCDMA gồm 2 chế độ: UTRA FDD: sử dụng hai dải tần số (2x60 MHz) tách biệt cho đường lên và đường xuống: + Đường lên : 1920 - 1980 MHz. + Đường xuống: 2110 - 2170 MHz. Độ rộng mỗi sóng mang là 5 MHz. UTRA TDD: phân kênh đường lên và đường xuống theo thời gian, sử dụng chung dải tần 25 MHz cho cả đường lên và đường xuống: 1900 - 1920 MHz và 2020 - 2025 MHz. Độ rộng mỗi sóng mang là 5 MHz. Cdma2000 đa sóng mang (cdma2000 MC - 1X, 3X...): Đường xuống ghép đa sóng mang (tối đa 12 sóng mang) CDMA băng hẹp với tốc độ trải phổ mỗi sóng mang là 1,228 Mcps (tương đương với tốc độ trải phổ IS-95). Đường lên trải phổ trực tiếp với tốc độ trải phổ 1,228 Mcps. Giao diện chuẩn đầu tiên đưa ra cho cdma2000 là cdma2000 3X với độ rộng mỗi sóng mang là 3,75 MHz. Để lựa chọn chuẩn giao tiếp vô tuyến 3G để thử nghiệm trên mạng 3G, chúng ta chỉ quan tâm đến chuẩn WCDMA bởi vì: Đây là giao diện vô tuyến 3G được các nhà sản xuất thiết bị Châu Âu hỗ trợ và phát triển sản phầm. Thiết bị mạng lưới GSM hiện tại của VMS là do Alcatel, Eicsson và Huawei cung cấp. Tương thích với thế hệ GSM 2G và 2,5G. Như vậy, trong WCDMA, ta cần thử nghiệm hai chế độ TDD và FDD. Về mặt lý thuyết, hệ thống UTRA TDD và UTRA FDD đều hỗ trợ các dịch vụ dữ liệu tốc độ cao với chất lượng tương đương nhau. Do sử dụng chung một băng tần cho cả đường xuống và đường lên, nhiễu trong hệ thống TDD là vấn đề cần phải được chú trọng trong việc quy hoạch mạng vô tuyến. Trên thực tế, TDD thích hợp đối với các ô nhỏ có nhu cầu tốc độ số liệu lớn. Người ta đề xuất triển khai các trạm TDD kết hợp trong các vùng phủ sóng của FDD để tăng dung lượng mạng 3G. Trong giai đoạn thử nghiệm 3G, VMS MobiFone triển khai thử nghiệm cả hai chế độ WCDMA TDD và FDD. Các thông số tiêu chuẩn cho giao tiếp vô tuyến WCDMA FDD như sau: - Chế độ truy nhập: WCDMA FDD - Băng tần: 1920 - 1980 MHz; 2110 - 2170 MHz - Độ rộng sóng mang: 5 MHz - Tốc độ trải phổ: 3,84 Mbps - Chuyển giao cùng một tần số: Soft Handover - Chuyển giao giữa hai tần số: Hard Handover - Điều khiển công suất: 1,5 KHz Các thông số tiêu chuẩn cho giao tiếp vô tuyến WCDMA TDD như sau: - Chế độ truy nhập: WCDMA TDD - Băng tần: 1900 - 1920 MHz; 2020 - 2025 MHz - Độ rộng sóng mang: 5 MHz - Tốc độ trải phổ: 3,84 Mbps - Điều chế: QPSK - Chuyển giao cùng một tần số: Hard Handover - Chuyển giao giữa hai tần số: Hard Handover - Điều khiển công suất: Đường lên: 200 Hz, đường xuống: 800Hz b. Mạng lõi Tuân thủ theo khuyến nghị của 3GPP - Release 99. Mạng lõi để thử nghiệm bao gồm: SGSN GGSN Chuyển mạch ATM kết nối SGSN và GGSN Các giao diện hỗ trợ : Iu, Gr, Gn, Gc, Gi... 3.6.2. Giải pháp thử nghiệm 3G của Alcatel và Eicson Mạng VMS lựa chọn cả hai hệ thống thử nghiệm 3G của Alcatel và Ericsson. Cụ thể hệ thống của Alcatel sẽ được thử nghiệm tại Hà nội và hệ thống của Ericsson sẽ được thử nghiệm tại TP Hồ Chí Minh. Bảng 8 dưới đây so sánh những giải pháp mà Alcatel và Ericsson đưa ra: STT NỘI DUNG ALCATEL ERICSSON GHI CHÚ 1 THIẾT BỊ THỬ NGHIỆM 1.1 Phần mạng truy nhập (Radio Access Network) 1.1.1 Trạm thu phát 3G (Node B) 03 trạm BTS Evolium Node B cấu hình 3 sector (1 sóng mang/1 sector). Bao gồm đầy đủ anten, feeder-40m/1 sợi, phụ kiện lắp đặt... 02 trạm RBS 3202 cấu hình 3 sector (1 sóng mang/1 sector). Bao gồm đầy đủ anten, nguồn, feeder-30m/1 sợi. Trong đó: + 1 RBS đặt cùng container 20 feet với core network + 1 RBS đặt tại địa điểm khác (remote RBS đặt trong container 5 feet). 1.1.2 Trạm điều khiển thu phát (BSC/RNC) 01 thiết bị RNC 9140, cho phép kết nối tối đa 96 trạm thu phát. 01 thiết bị RNC3810 cấu hình A cho phép kết nối tối đa 8 trạm RBS 3202 Alcatel mạnh hơn ERICSSON ở điểm này 1.1.3 Hệ thống quản lý mạng truy nhập 01 hệ thống điều khiển vô tuyến 3G OMC-R A1353-UR chạy trên nền máy chủ SUN 01 hệ thống điều khiển vô tuyến RANOS chạy trên nền máy chủ SUN 420R ở điểm này, Alcatel và Ericsson tương đương nhau 1.2 Phần mạng lõi (Core Network) 1.2.1 MSC/VLR/HLR 01 SSP Alcatel1000 Evolium, 01 Combined RCP/HLR 01 MSC/VLR/HLR/AUC tích hợp trên hệ thống AXE 10 - APZ212 30 để phục vụ kết nối mạng PSTN, PLMN, ISDN 1.2.2 Media Gateway 01 Omniswitch ATM Cross-Connect 01 chuyển mạch ATM (MGW R1.0 CN 1.5) để kết nối giữa phần mạng truy nhập RAN, mạng lõi CN và MSC/VLR 1.2.3 Thiết bị GPRS (GGSN/SGSN) 01 hệ thống PSCN gồm toàn bộ tính năng SGSN/GGSN của 3G 01 hệ thống GPRS R3.0 1.2.4 Thiết bị tin học Đã bao gồm trong thỏa thuận thử nghiệm 01 hệ thống IP backbone để kết nối giữa các phần tử 1.2.5 Hệ thống quản lý mạng lõi. 01 hệ thống quản lý OMC-CS HP B2600. Không có OMC cho phần chuyển mạch mạng lõi PSCN (GPRS) 01 hệ thống quản lý mạng lõi CN-OSS chạy trên nền máy chủ SUN 420R. Ericsson tốt hơn Alcatel ở điểm này 1.2.6 Hệ thống truy nhập mạng số liệu, dịch vụ Kết nối qua GGSN (GPRS) 01 hệ thống truy nhập mạng số liệu dịch vụ (SUN & WINDOW 2000) phục vụ kết nối Internet, WAP, Mail... Ericsson tốt hơn Alcatel ở điểm này. 1.2.7 Hệ thống Billing Gateway – thu thập số liệu tính cước Không có 01 hệ thống Billing Gateway để thử nghiệm tính cước Ericsson tốt hơn Alcatel ở điểm này. 1.3 Hệ thống nguồn điện 1.3.1 Hệ thống acquy dự phòng Đã bao gồm trong thỏa thuận thử nghiệm, 4 tiếng backup 48V DC, thời gian backup 1 tiếng 1.3.2 Hệ thống nguồn Đã bao gồm trong thỏa thuận thử nghiệm Kèm theo container.  2 CÁC TÍNH NĂNG HỆ THỐNG 2.1 Tốc độ truy nhập Tốc độ truy nhập số liệu tối đa là 384kbps đối với chuyển mạch gói, 64kbps đối với chuyển mạch kênh Tốc độ truy nhập số liệu tối đa là 384kbps đối với chuyển mạch gói, 64kbps đối với chuyển mạch kênh 2.2 Số người truy nhập Internet, các dịch vụ số liệu tại một thời điểm 1000 người 10 người tại một thời điểm Dung lượng hệ thống do Alcatel cung cấp lớn hơn 2.3 Chuyển giao (handover) giữa GSM và WCDMA Nằm trong phạm vi thử nghiệm Nằm trong phạm vi thử nghiệm. (Yêu cầu phần mềm GSM BSS tối thiểu là R9.1) Các dịch vụ hỗ trợ Thoại, truy nhập Internet, wap, truyền số liệu Thoại, truy nhập Internet, wap, truyền số liệu 3 TRÁCH NHIỆM CỦA NHÀ CUNG CẤP THIẾT BỊ 3.1 Lắp đặt, quản lý dự án, đưa vào khai thác full - turn key Đã bao gồm trong thỏa thuận thử nghiệm Đã bao gồm trong thỏa thuận thử nghiệm 3.2 Đào tạo, hớng dẫn sử dụng Đã bao gồm trong thỏa thuận thử nghiệm Đã bao gồm trong thỏa thuận thử nghiệm 3.3 Thời gian thử nghiệm 12 tháng 6 tháng Alcatel có thời gian thử nghiệm dài hơn 3.4 Thời gian hoàn thành lắp đặt 16 tuần 1-2 tuần 3.5 Hố trợ kỹ thuật 4 tháng on-site sau khi hoàn thành lắp đặt và 8 tháng hỗ trợ từ xa Nằm trong phạm vi thử nghiệm  Bảng - So sánh giải pháp thử nghiệm của Alcatel và Ericsson. 3.6.3. Phương án triển khai a) Đăng ký tần số thử nghiệm. Phổ tần WCDMA sử dụng của VMS là: Phổ tần FDD: 3 sóng mang (15 MHz). + Đường lên (Uplink ) : 1920 MHz - 1935 MHz. + Đường xuống (Downlink ) : 2110 MHz - 2125 MHz. Phổ tần TDD: 1 sóng mang (5 MHz). Dải tần từ 1915 MHz - 1920 MHz. b) Phạm vi thử nghiệm Khu vực thử nghiệm: tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Phạm vi phủ sóng 3G: lắp đặt tại Hà Nội với 03 trạm BTS (Node B) cấu hình sector và Thành phố Hồ Chí Minh với 02 trạm RBS (Node B) cấu hình sector. c) Phương án triển khai Tại Hà nội: Lựa chọn Alcatel là đối tác cung cấp thiết bị thử nghiệm 3G. Thời gian thử nghiệm: 12 tháng. Danh mục chính thiết bị thử nghiệm (tạm nhập tái xuất) gồm: + 03 trạm thu phát Node B cấu hình 3 sector. + 01 thiết bị quản lý trạm gốc RNC. + 01 hệ thống OMC-R cho 3G. + Thiết bị đo kiểm tra, thiết bị dự phòng, vật tư vật liệu lắp đặt (DDF, cầu cáp...). Tại Thành phố Hồ Chí Minh: Lựa chọn Ericsson là đối tác cung cấp thiết bị thử nghiệm 3G. Thời gian thử nghiệm: 06 tháng. Danh mục chính thiết bị thử nghiệm (tạm nhập tái xuất) gồm: + Hệ thống 3G Core Network (SGSN, GGSN, ATM Switch, RNC). + 02 trạm thu phát Node B 3201 3x1 cấu hình 3 sector. + Toàn bộ thiết bị thử nghiệm đặt trong 02 container với đầy đủ hệ thống nguồn, ắcquy. Thiết bị sau thời gian thử nghiệm sẽ tái xuất trả lại cho phía các đối tác. 3.7. Triển khai lên 3G All – IP Thực hiện việc nâng cấp 3G với dịch vụ dữ liệu tốc độ cao, thời gian thực và di động. Giám sát việc nâng cấp các dịch vụ đa phương tiện áp dụng các công nghệ như: Smart Antenna, TD-CDMA, khử nhiễu, sóng vô tuyến được điều khiển bởi phần mềm, mạng lõi toàn IP, kiến trúc mở cho việc cung cấp dịch vụ. Tăng khẳ năng tích hợp các loại sóng vô tuyến khác nhau thanh một hệ thống. Tiếp tục nâng cấp nhanh chóng các tiêu chuẩn 4G, chú ý hơn nữa sự phát triển của hệ thống ảnh hưởng đến việc thiết lập mạng. Lộ trình triển khai nâng cấp mạng Mobifone lên mạng lõi 3G toàn IP được thể hiễn rõ trong hình vẽ dưới: Hình 3.5 Lộ trình phát triển mạng lõi 3G toàn IP. Theo lộ trình trên trong năm 2004, mạng Mobifone đang thử nghiệm Release 99. - Về giao diện vô tuyến: Phần mạng truy nhập vô tuyến mới UTRAN (WCDMA) được thêm các thành phần RNC và BS. Việc có nâng cấp giao diện vô tuyến hiện có của GSM lên EDGE (E-RAN) hay không là tuỳ chọn của nhà khai thác. - MSC/VLR nâng cấp có thể xử lý được cho phần vô tuyến băng rộng. - Để các dịch vụ IN có thể được cung cấp cho các mạng tạm trú của thuê bao cần triển khai CAMEL. - Kết nối truyền dẫn trong mạng truy nhập vô tuyến WCDMA dung ATM nhằm hỗ trợ các loại hình dịch vụ khác nhau: các dịch vụ tốc độ không đổi cho chuyển mạch kênh và các dịch vụ có tốc độ thay đổi đối với chuyển mạch gói. - Các nút mạng lõi được chuyển đổi: Phần CS phải quản lý cả thuê bao 2G và 3G, đòi hỏi thay đổi trong MSC/VLR và HLR/AuC/EIR. Phần PS được nâng cấp từ GPRS, thay đổi ở SGSN là lớn nhất. - Mạng cung cấp các loại dịch vụ 3G và dịch vụ giống với mạng 2,5G, hầu hết các dịch vụ được chuyển sang dạng gói khi có nhu cầu. Ví dụ WAP sẽ chuyển sang dùng chuyển mạch gói. Dịch vụ dựa trên vị trí giúp truyền dữ liệu gói hiệu quả hơn. Từ năm 2006: Release 4 sễ đựợc triển khai trên mạng Mobifone. Điểm khác biệt chính của Release 4 so với Release 99 là mạng lõi phân bố: MSC được chia thành MSC server và MGW. 3GPP Release 4 tách phần kết nối, điều khiển và dịch vụ cho miền chuyển mạch kênh mạng lõi. MSC server có chức năng quản lý di động và điều khiển cuộc gọi, không chứa ma trận chuyển mạch, phần tử điều khiển MGW. Còn Media Gateway (MGW) là phần tử chịu trách nhiệm duy trì các kết nối và thực hiện chức năng chuyển mạch khi cần. Thoại chuyển mạch gói (VoIP): cuộc gói chuyển mạch kênh được chuyển sang chuyển mạch gói trong MGW. - Ưu điểm: khắc phục được một số nhược điểm của R99: - Tách riêng phần kết nối cuộc gọi, phần điều khiển và phần dịch vụ cho phần mạng lõi chuyển mạch kênh. - Toàn bộ lưu lượng đi qua MGW, được quản lý bằng một MSC Server tách rời (nâng cấp từ MSC/VLR). - Phần CN CS có thể được tự do mở rộng khi dùng nhiều MGW. - Cho phép truyền tải lưu lượng hiệu quả hơn nhờ chuyển mạch gói. Một cuộc gọi GSM truyền thống sẽ được thay bằng VoIP qua MGW. Phân hệ đa phương tiện IP (IMS) được thêm vào đáp ứng các dịch vụ đa phương tiện trên IP và VoIP. Từ năm 2007: Trong năm 2007, mạng Mobifone theo kế hoạch sẽ triển khai Release 5. Đặc điểm của Release 5 là thêm miền IP đa phương tiện trong mạng lõi (IM), hỗ trợ dữ liệu và thoại qua IP, trong đó bổ sung một số phần tử mới: CSCF: quản lý việc thiết lập duy trì và giải phóng các phiên truyền đa phương tiện với người sử dụng. MRF: hỗ trợ các chức năng như cuộc gọi nhiều bên, cuộc gọi hội nghị. Ngoài ra, SGSN và GGSN được cải tiến so với R4 là có hỗ trợ thoại. MGW vẫn có chức năng tương tự như R4 và MGW do MGCF điều khiển. - Tồn tại duy nhất phần chuyển mạch gói PS. - Sử dụng hiệu quả và dễ dàng quản lý toàn bộ lưu lượng trên mạng 3G vì đều là IP. - Công nghệ truy nhập vô tuyến sẽ giảm tầm quan trọng đi.Trong tương lai, các mạng lõi 3G sẽ có nhiều công nghệ truy nhập vô tuyến khác nhau. Từ năm 2009: Theo kế hoạc đến năm 2009, mạng Mobifone sẽ chuyển thành mạng lỗi toàn IP bằng việc triển khai Release 6. Mục đích chuẩn hóa của 3GPP Release 6 là: Cung cấp các dịch vụ đa phương tiện IP, pha 2: Nhắn tin IMS và quản lý nhóm. Hoạt động phối hợp với mạng LAN vô tuyến. Các dịch vụ giọng nói: Nhận dạng giọng nói phân bố (DSsR). Về cơ bản phần mạng lõi (Core Nework) trong mạng sẽ phải nâng cấp, cụm thể như sau: MSC/VLR/HLR: 01 MSC/VLR/HLR/AUC tích hợp trên hệ thống AXE 10 – APZ212 30 để phục vụ kết nối mạng PSTN, PLMN, ISDN. Media Gateway: 01 chuyển mạch ATM (MGM R1.0 CN 1.5) để kết nối giữa các phần mạng truy nhập RAN, mạng lõi CN và MSC/VLR. Thiết bị GPRS: 01 hệ thống GPRS R3.0. Thiết bị tin học: 01 hệ thống IP backbone để kết nối giữa các phần tử. Hệ thống quản lý mạng lõi: 01 hệ thống quản lý mạng lõi CN-OSS chạy trên. nền máy chủ SUN 420R. Hệ thống truy nhập mạng số liệu, dịch vụ: 01 hệ thống truy nhập mạng số liệu dịch vụ (SUN & Windonw 2000) phục vụ kết nối Internet, Wap, Mail… Hệ thống Billing Gateway-thu thập số liệu tính cước: 01 hệ thống Billing Gateway để thử nghiệm tính cước. Các ứng dụng dịch vụ cung cấp: ngoài các dịch vụ đã có, mạng lõi 3G toàn IP còn cung cấp những dịch vụ hấp dẫn sau: Điện thoại truyền hình – Video Phone tốc độ 64Kbps. Truy nhập mạng số liệu Internet với tốc độ tối đa đạt được là 384Kbps. Video Streaming với tốc độ tối đa đạt được là 384Kbps. Dịch vụ định vị: dẫn chỉ đường. IVR Phối hợp nhóm làm việc Thanh toán ngân hàng Tư vấn tài chính Giao thông Thị trường chứng khoán Trò chơi. Báo hiệu thời tiết. KẾT LUẬN Hiện nay thông tin di động VMS MobiFone đang trong giai đoạn từ thế hệ thứ hai sang thế hệ thứ ba. Hệ thống GSM có thể cung cấp các dịch vụ như thoại truyền thống, fax, hộp thư thoại, bản tin ngắn, trả trước và roaming quốc tế… Tuy nhiên, GSM có những giới hạn nhất định như sử dụng chuyển mạch kênh để kết nối với mạng điện thoại cổ điển, tốc độ tối đa 14,4 kbps cho mỗi khe thời gian, mỗi cuộc gọi chỉ có thể chiếm một khe thời gian. Nhu cầu truyền số liệu ngày càng tăng đòi hỏi các nhà khai thác mạng có kế hoạch chuyển đổi mạng GSM sang mạng mới. Mạng thông tin di động thế hệ ba được triển khai sẽ giúp đáp ứng được các nhu cầu về truyền số liệu của người sử dụng và tốc độ truyền của mạng này có thể đạt tới 2Mbps. Và tiến tới triển khai mạng All – IP. Trước khi thực hiện triển khai mạng thông tin di động thế hệ thứ ba của MobiFone chúng ta cần nghiên cứu, quy hoạch mạng. Nghiên cứu và quy hoạch mạng là một công việc rất quan trọng và phức tạp do môi trườn truyền tin và môi trường mở. Mạng 3G hiện đang được triển khai một số nước trên thế giới, đối với Việt Nam vẫn còn mới mẻ và đang được nghiên cứu triển khai sao cho phù hợp với điều kiện thực tế. Hơn nữa, các công nghệ sử dụng rất phức tạp không thể trong một thời gian ngắn có thể tìm hiểu hết. Nhìn xa hơn nữa trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế ở nước ta, trong tương lai gần nhiều công ty nước ngoài sẽ tham gia thị trường viễn thông trong nước. Để có thể cạnh tranh thành công khi mở cửa thị trường với nước ngoài, các doanh nghiệp viễn thông như MobiFone trong nước cần tranh thủ cơ hội thu hút khách hàng, chiếm lĩnh thị trường. Muốn làm được điều đó thì việc không ngừng nâng cao chất lượng mạng lưới và phát triển dịch vụ giá trị gia tăng là một vũ khí hữu hiệu trong tay các doanh nghiệp. Một lần nữa em xin cảm ơn thầy cô trong khoa Điện Tử - Viễn Thông Trường Đại Học Công Nghệ và đặc biệt là thầy Trần Ngọc Hưng đã giúp đỡ em hoàn thành bài khóa luận này. Sinh viên : Trần Đình Trường TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] TS.Trịnh Anh Vũ - Thông tin di động - 2006. Trường Đại Học Công Nghệ - ĐHQGHN. [2] TS.Nguyễn Phạm Anh Dũng. Thông tin di động. Học Viên Công Nghệ Bưu Chính Viễn Thông, 2005. [3] PGS.TS.Nguyễn Bích Lân. Nghiên cứu tiền khả thi dự án thông tin di động thế hệ thứ ba IMT-2000 của tổng công ty, 2001. [4] Nguyễn Hải Yến (Dịch). Hệ thống thông tin di động trong tương lai. Học Viện Công Nghệ Bưu Chính Viễn Thông, 2001. [5] Nguyễn Xuân Vinh. Chiến lược thành công trong thị trường Viễn thông cạnh tranh. Nhà xuất bản Bưu điện, Hà Nội, 2004. [6] Tạp chí Bưu chính Viễn thông và Công nghệ thông tin, Bộ Bưu chính Viễn thông, tháng 8/2005, 10/2005, 02/2006, 4/2006, 5/2006. [7] Tổng Công ty Bưu chính viễn thông Việt Nam. Định hướng phát triển Bưu chính viễn thông Việt Nam đến năm 2015. Hà Nội, 2005. [8] Clint Smith and Daniel Collins. 3G Wireless Networks, McGraw-Hill, 2002. [9] Harri Holma and Anti Toskala. W-CDMA for UMTS, Jonh Wiley & Sons, 2000. [10] Dr.Ramjee Prasad anh other. Third Generation Mobile Communication Systems, Artech House, 2000. [11] Dr.William C.Y.Lee. Mobile Communication Design Fundamental, John Wiley $ Sons, 1996. [12] John Roberts, Pamela Morrison and Charlie Nelson, Implementing a Pre-Launch Diffusion Model: Measurement and Management Challenges of the Telstra Switching Study, Marketing Science, 2004. [13] Porter, M.E. Competitive Strategy – Techniques for Analyzing Industries and Competitors. The Free Express, 1998. [14] Raymond Alain, Thietart. Chiến lược doanh nghiệp. Nhà Xuất bản Thanh niên, 1999. [15] [16] [17] [18]

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docXu hướng triển khai mạng 3g của các nhà cung cấp gsm việt nam.doc
Luận văn liên quan