Toàn bộ nội dung, phương án quy hoạch đã được trình bày ở trên, trong giai đoạn 2007-2015. Trong phương án quy hoạch trên chúng tôi đã tính toán các chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất, bố trí khu dân cư mới phù hợp trên cơ sở phân tích điều kiện tự nhiện, kinh tế, xã hội thực tế của địa phương
Tóm lại QHSDĐ được đề ra trong giai đoạn 2007 – 2015 đã đáp ứng:
- Công tác quản lý đất đai ở địa phương đã có nền tảng pháp lý để tiến hành quản lý đất đai có hiệu quả: Là cơ sở tiến hành giao đất, cấp đất, cải tạo đất và đầu tư vào phát triển sản xuất.
- Đảm bảo sử dụng đất có hiệu quả, tiết kiệm, hợp lý, không ảnh hưởng đến môi trường đồng thời tổ chức lãnh thổ tốt hơn.
56 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 6487 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Môn học Quy hoạch sử dụng đất, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, thủy sản, trồng trọt… và 33.3% là lao động phi nông nghiệp với nhiều ngành như: Kinh tế, dịch vụ, buôn bán nhỏ…. Như vậy xã có nguồn lao động tương đối dồi dào, lao động trong lĩnh vực nông nghiệp chiếm số đông.
Diện tích tự nhiên bình quân trên đầu người là: 6121.6m2/người, diện tích đất nông nghiệp bình quân là: 424.4 m2/người. Đây là nguồn lực lớn cho phát triển ngành nông nghiệp của vùng.
Dân số của xã có sự biến động tương đối: Năm 2007 tăng 415 người tăng 4.5%, tổng số lao động tăng 339 người nhưng lao động nông nghiệp giảm 427 người và lao động phi nông nghiệp tăng 766 người, như vậy xã có xu hướng chuyển dịch cơ cấu lao động sang phi nông nghiệp. Cụ thể được thể hiện trong bảng 3.
Bảng 3: Tình hình biến động dân số của xã
Chỉ tiêu
ĐVT
2003
2004
2005
2006
2007
1. Tổng nhân khẩu
Người
9210
9306
9469
9602
9625
2. Tỷ lệ phát triển dân số
%
1.22
1.45
1.66
1.48
1.31
3. Tổng số hộ
Hộ
1940
1995
2003
2010
2019
4. Tổng số cặp kết hôn
Cặp
89
61
75
50
52
5. Tổng số lao động
Người
5137
5201
5243
5311
5476
- Lao động nông nghiệp
Người
3082
2860
2655
2655
2655
- Lao động phi nông nghiệp
Người
2055
2341
2383
2656
2821
Diện tích đất ở bình quân mỗi người dân là: 2,4 người/m2 đất ở. Hầu hết các hộ đều có chỗ ở ổn định, có 14% nhà diện tích lớn hơn 300 m2. Cụ thể xác định rõ ở bảng 4.
Bảng 4: Sự phân bố dân số và đất ở của xã năm 2007
Các chỉ tiêu
ĐVT
Toàn xã
Các thôn
Phú yên
Yên Trường
Tổng số nhân khẩu
Người
9625
3836
5782
Tổng số lao động
Người
5476
1734
3742
Tổng số hộ
Hộ
2019
628
1375
Tổng số nóc nhà
Nhà
1721
554
1167
Có đất ở < 300 m2
Nhà
1616
515
1101
Trên 300 m2
Nhà
245
39
206
Số nhà > 2 hộ
Nhà
136
68
68
Số phụ nữ độc thân
Người
10
3
7
Diện tích đất ở
Ha
42.67
12,62
30,05
* Tình hình phát triển kinh tế xã hội
- Tăng trưởng kinh tế: Xã đã có sự tăng trưởng kinh tế rõ rệt. Năm 2007 tổng giá trị sản xuất tăng 2286.6 triệu đồng tăng 7.2% so với năm 2006. Giá trị bình quân đầu người tăng 0.366 triệu đồng /người/năm. Nhưng tổng sản lượng lương thực quy thóc năm 2007 giảm 100 tấn tương đương với giảm bình quân 30kg/người. Năm 2007, tổng giá trị sản xuất tăng 9% so với năm 2005.
Bảng 5. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội của xã
TT
Các chỉ tiêu
Đơn vị
2006
2007
1
Tổng gía trị sản xuất
Triệu đồng
31780.2
34066.8
2
Tốc độ tăng trưởng kinh tê
%
14.3
15.6
3
Gía trị sản xuất nông nghiệp
Triệu đồng
7201
7783
4
Gía trị sản xuất TTCN-XDCb
Triệu đồng
15486.8
17100
5
Giá trị sản xuất thương mại, dịch vụ
Triệu đồng
9092.4
9183.8
6
Giá trị bình quân đầu người
Triệu đồng
5.781
6.14
7
Cơ cấu kinh tế
%
100
100
Nông nghiệp
%
21.36
23,00
TTCN-XDCB
%
20.24
50,00
Thương mại, dịch vụ
%
14.80
27,00
10
Tổng sản lượng quy thóc
Tấn
3794
3694
11
Bình quân lương thực/ nhân khẩu
Kg
400
370
- Thực trạng phát triển các ngành kinh tế
+ Khu vực kinh tế nông nghiệp
Bảng 6: Tình hình sản xuất nông nghiệp của xã
Cây trồng
ĐVT
2005
2006
Ngành trồng trọt
1. Lúa xuân
Diện tích
Ha
379.4
379.4
Năng suất
Tạ/ha
55.6
58.3
Sản lượng
Tấn
21094
22119
2. Lúa mùa
Diện tích
Ha
379.4
379.4
Năng suất
Tạ/ha
44.4
47.5
Sản lượng
Tấn
16845
18021
Ngành chăn nuôi
Đàn trâu
Con
21
12
Đàn bò
Con
206
247
Đàn lợn
Con
1824
1167
Đàn gia cầm
Dê
Thủy sản
Con
Con
Tấn
27970
10
71.2
45137
10
72.5
Tổng diện tích gieo trông cả năm đạt mức tương đối ổn định là 379,4 ha , trồng lúa là cây trồng chính. Diện tích, năng suất, sản lượng cây trồng và đầu gia súc trong những năm qua được thể hiện trong bảng 2.Theo bảng 2, diện tích gieo trồng các loại cây trồng tương đối ổn định. Năng suất lúa cả năm đạt mức 106 tạ/ha. Tổng sản lượng lương thực quy thóc năm 2005 là 3649 tấn.Tình hình của ngành chăn nuôi của xã đi xuống đặc biệt là trâu bò, lợn.Chăn nuôi của xã phát triển ở khu vực gia đình. Đàn trâu bò chỉ có 18con, đàn bò có 194 con. Đàn lợn có 1439 con, đạt bình quân 0.7327970 con/ hộ.Đàn gia cầm tăng từ 42001 con năm 2005 lên 728400 con năm 2006.Ngành chăn nuôi thủy sản tương đối phát triển, diện tích mặt nước ao nuôi trong thổ cư là 23,23 ha.
+ Khu vực kinh tế công nghiệp
Tổng giá trị sản xuất TTCn và xây dựng năm 2006 đạt 17100 triệu đồng. Sản phẩm của ngành này là chế biến lương thực, thực phẩm, cơ khí, mây tre đan, may mặc, mộc và sản xuất vật liệu xây dựng.
+ Khu vực kinh tế dịch vụ.
Ngành nghề đa dạng phong phú, thu hút gần 700 hộ và gân 1000 lao động tham gia. Các phương tiện vận tải ô tô, công nông, xe lam… Ngoài ra trên địa bàn của xã còn xuất hiện nhiều điểm buôn bán nhỏ phục vụ nhu cầu của nhân dân để phục vụ đời sống của người dân. Thu nhập năm 2006 do ngành là 7515 triệu đồng chiếm 27% cơ cấu của ngành.
- Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội.
+ Giao thông.
Xã có các tuyến giao thông chính:
Đường liên tỉnh chạy qua xã nối huyện với tỉnh Hòa Bình dài 1,6 Km đã đổ nhựa. Đây là trục giao thông quan trọng nhất của xã.
Tuyến đường lien xã đi Đại Yên chiều dài khoảng 3,9 km
Ngoài ra còn có hệ thống đường trục thôn, ngõ xóm. Nói chung là chất lượng đường còn thấp.
+Thủy lợi
Trên địa bàn xã có 3 trạm bơm. Trạm bơm Vũng Lan có công suất 6400 m3/1 h , Trạm Nhật Tiến có công suất 240 m3/1h, trạm Phú Yên có công suất 240m3/1h các trạm bơm có chất lượng tốt phục vụ nhu cầu tưới tiêu của xã.
Hệ thống kênh mương gồm : Kênh tiêu K4 Chiếm diện tích 1,44 ha, kênh tiêu K5 chiếm diện tích 1,62ha, mãng 7C chiếm diện tích 0,64 ha, kênh ngang tiêu K5 diện tích 0,72ha , kênh ngang tiêu K4 chiếm diện tích 1,2768ha.
Nhìn chung hệ thống kênh mương của xã chất lượng còn kém, hoạt động hiệu quả chưa cao. Vì vậy trong thời gian tới xã cần có biện pháp khắc phục nạo vét, tu bổ, làm tốt công tác tưới tiêu phục vụ tốt cho sản xuất nông nghiệp, nâng cao năng suất cây trồng .
- Giáo dục-Đào tạo
Công tác giáo dục đào tạo ở các cấp học luôn được sự quan tâm chỉ đạo của cấp Đảng ủy, HĐND xã nên đã đạt được nhiều thành tích cao, hoàn thành phổ cập THCS. Cơ sỏ vật chất được củng cố, đội ngũ giáo viên từng bước được tiêu chuẩn hóa. Tỉ lệ học sinh lên lớp và thi tốt nghiệp đạt cao.
Trường tiểu học có 86 học sinh, chia làm 8 lớp ( đặc biệt xã mới mở lớp tình thương có 6 em theo học), tỷ lệ tốt nghiệp đạt 100%. Kết quả năm học 2005-2006 có 1 học sinh giỏi cấp tỉnh, 55 học sinh giỏi cấp huyện, 302 học sinh giỏi cấp trường, có 339 học sinh trung bình, và chỉ có 8 học sinh yếu kém.
Trường THCS có 726 học sinh, chia thành 18 lớp, tỉ lệ tốt nghiệp đạt 100%. Kết quả năm học 2005-2006 đã có : 12 em học sinh giỏi câp huyện, 49 học sinh giỏi cấp trường.
- Y tế
Xã có 1 trạm y tế, đảm bảo được công tác khám và điều trị cho nhân dân. Việc quan tâm chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em và phụ nữ có thai, thường xuyên tổ chức các đợt tiêm chủng phòng bệnh và uống vi chất đạt từ 95- 100%.
Công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân, vệ sinh phòng dịch luôn được chú trọng. Xã thường xuyên tổ chức công tác tiêm phòng các bệnh truyền nhiễm, phổ biến kiến thức về bảo vệ sức khỏe cho nhân dân, làm tốt công tác DSKHHGĐ. Hội phụ nữ và đội ngũ cộng tác viên tích cực tham gia tuyên truyền vận động, thực hiện tốt các biện pháp tránh thai. Hàng năm tỉ lệ sinh con thứ 3 giảm đáng kể.
Toàn xã có trên 80% số hộ được dùng nước sạch , 100% các cháu trong độ tuổi được uống vitamin A, số trẻ em được tiêm phòng đủ 6 loại vắc xin và phụ nữ có thai được tiêm phòng bệnh uốn ván năm 2005 đạt 52% so với kế hoạch đề ra.
4.1.3 Đánh giá chung
Khó khăn: Ô nhiễm môi trường đang là vấn đề cấp bách đối với Trường Yên bởi địa bàn xã đã có những cụm công nghiệp lớn, cùng với sự phát triển của làng nghề mây tre giang đan đã gây ảnh hưởng không nhỏ tới nền không khí trong lành của xã. Vì vậy trong giai đoạn quy hoạch cần phải có biện pháp để có thể đảm bảo chất lượng môi trường và sức khỏe cho con người. Vẫn còn nhiều đất bỏ hoang chưa khai thác sử dụng gây lãng phí tiềm năng đất. Xã chưa có cơ sở y tế nên cần khắc phục nhằm nâng cao hơn nữa khả năng chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.
Thuận lợi: Xã có diện tích đất lớn là tiềm năng để khai thác phát triển sản xuất. Nền kinh tế của xã đang có sự chuyển dịch lớn, tỷ trọng các ngành kinh tế của xã năm 2006 la: ngành nông nghiệp 23%, công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp chiếm 50%, dịch vụ thương mại chiếm 27%. Như vậy xã có một nền kinh tế tương đối phát triển.
4.2 Đánh giá hiện trạng sử dụng đất và biến động đất đai
4.2.1 Hiện trạng sử dụng đất
Việc thực hiện công tác quản lý Nhà nước về đất đai được xã thực hiện dưa theo các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 6 Luật Đất đai. Cụ thể:
1)Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai
UBND Xã tổ chức tốt việc thực hiện các văn bản của Nhà nước, tỉnh và huyện về công tác quản lý sử dụng đất như chính sách giao đất sử dụng lâu dài, chủ trương dồn điền đổi thửa, chủ trương chuyển đổi cơ cấu kinh tế, khuyến khích phát triển kinh tế trang trại…
2) Xác định địa giới hành chính, lập và quản lí hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính
Thực hiện chỉ thị 36/CT, dưới sự chỉ đạo của UBND Tỉnh và UBND Huyện Chương Mỹ, xã Trường Yên đã cùng các xã giáp ranh hoạch định ranh giới theo tài liệu đo đạc địa chính. Hồ sơ ranh giới đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt, đất đai trong phạm vi lãnh thổ xã đã ổn định. Không có tranh chấp với các xã giáp ranh.
3) Khảo sát, đo đạc, đánh giá , phân hạng đất; lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất.
Xã đã hoàn thành việc đo đạc lập bản đồ giải thửa theo quy phạm, hiện nay xã thành lập được 21 tờ bản đồ, trong đó có 18 tờ thổ canh tỉ lệ 1: 2000 và 3 tờ thổ cư tỉ lệ 1: 1000. Tài liệu đo đạc đã được cấp có thực hiệnẩm quyền kiểm tra nghiệm thu và được sử dụng làm căn cứ để giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân.
Trên cơ sớ đo đạc đã xây dựng được bản đồ hiện trạng sử dụng đất tỷ lệ 1/5000. Tuy nhiên cho đến nay xã chưa xây dựng được bản đồ hành chính.
4) Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử sụng đất
Thực hiện hiện sự chỉ đạo của UBND tỉnh, sở địa chính (nay là sở tài nguyên và môi trường), của UBND huyện và phòng Tài nguyên và môi trường, xã đã tiến hành xây dựng quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2002-2005, và được UBND huyện phê duyệt.Trên cơ sở đó xã triển khai xây dựng kế hoạch sử dụng đất hàng năm trình UBND huyện phê duyệt và tổ chức thực hiện có hiệu quả. Cho đến nay, hầu hết các chỉ tiêu đề ra trong trong phương án quy hoạch đã được triển khai thực hiện. Do nhu cầu phát triển kinh tế- xã hội xã cần xây dựng phương án quy hoạch cho giai đoạn tiếp theo trên cơ sở chuyển đổi ruộng đất từ ô thửa nhỏ thành ô thửa lớn.
5) Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất và chuyển đổi mục đích sử dụng đất được xã triển khia có hiệu quả.
Đất ở cho các hộ gia đình đã được giao theo đúng kế hoạch và quyết định của UBND tỉnh. Hiện nay xã đã giao và cho thuê sử dụng là 567.78 ha chiếm 96.36%.Xã đã và đang triển kkhai tích cực việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp, dd]a một số khu vực úng, trũng , trồng lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản hoặc mô hình: Lúa + cá, lúa + cá + vịt, lúa + cá + cây ăn quả. Năm 2005 chuyển đổi được 1.70 ha 2vuj lúa bấp bênh sang mô hình lúa + cá, Đảng và UBND xã đang tiếp tục vận động nhân dân thực hiện tiếp mô hình này.
6) Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhân, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Công tác đăng ký quyền sử dụng đất đã được triển khai đến tất cả các đối tượng đang sử dụng đất. Căn cứ vào đơn đăng ký, xã đẫ lập hội đồng xét duyệt và đề nghị UBND huyện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất nông nghiệp và đất ở. Kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất như sau: Đất nông nghiệp đã cấp cho 1824/1877 hộp chiếm 97.18%; đất ở đã cấp cho 1137/1997 hộ chiếm 56.94%. Bộ hồ sơ địa chính đã được hoàn thiện gồm: Hồ sơ địa chính, sổ mục kê, sổ địa chính, sổ theo dõi cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Hàng năm thường xuyên cập nhật thông tin và hồ sơ địa chính.
7) Thống kê, kiểm kê đất đai
Công tác thống kê, kiểm kê đất đai được tổ chức định kỳ vào 01/10 háng năm theo sự chỉ đạo của UBND và phòng địa chính huyện nhằm bổ sung và cập nhật cá thông tin về biến động quỹ đất của xã. Cứ 5 năm một lần xã lại thực hiện kiểm kê đất đai theo thông tư của BỘ và chỉ hị của UBND tỉnh.
8) Quản lý tài chính về đất đai
Công tác quản lý tài chính về đất đai được tổ chức thực hiện nghiêm chỉnh theo quy định của nhà nước. Các khoản thu từ đất đều được nộp vao kho bạc nhà nước theo đúng các quy định về tài chính. Không có sự vi phạm nào về lĩnh vực này. Nguồn thu từ đất đã được điều tiết lại để xây dựng, củng cố, cải tạo và nâng cấp CSHT của xã, nhờ đó mà trong những năm gần đây, hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội của xã đã được cải thiện đáng kể.
9) Quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bất động sản
Quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất là một vấn đề tương đối mới mẻ đối với địa phương. Do xã nằm xa các trục giao thông quan trọng và xa các đô thị lớn nên thị trường quyền sử dụng đất ở đây không còn sôi động. Việc chuyển nhựng quyền sử dụng đất diễn ra lẻ tẻ, tự phát, chưa có sự điều tiết của chính quyền địa phương.
10) Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất
UBND xã rất quan tâm đến việc quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất để đảm bảo việc sử dụng đất đúng pháp luật, hợp lý và có hiệu quả cao. Các sai phạm được chấn chỉnh kịp thời, không thể xảy ra các vi phạm nghiêm trọng.
11)Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai của các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân.
12) Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quuyết khiếu nại, tố cáo các vi phạm trong việc quản lý và sử dụng đất đai trên cơ sở có lý, có tình.
13) Quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai.
Tổng diện tích của xã là: 589.20 ha , được chia thành ba nhóm chính.
-Nhóm đất nông nghiệp có 408.52 ha, chiếm tỷ lệ 69.33% tổng diện tích tự nhiên trong đó :
+ Đất sản xuất nông nghiệp có 384.93 habao gồm đất trồng cây hàng năm là 383.92 ha, đất trồng cây lâu năm 1.01 ha.
+ Đất trồng cây nuôi trồng thủy sản có 23.23 ha
Có thể nói quỹ đất sản xuất nông nghiệp của xã được sử dụng rất hợp lý, đất trồng lúa chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu đất nông nghiệp ( tới 93.98%), phù hợp với một vùng trọng điểm sản xuất lúa. Bên cạnh đó, xã cũng đã rất quan tâm tới các loại đất khác có hiệu quả kinh tế cao là đất tồng cây ăn quả (1.01 ha) và đất mặt nước nuôi trồng thủy sản (70.34 ha). Điều đó chứng tỏ Đảng bộ và chihs quyền xã đã thực hiện tốt chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng của nhà nước và UBND tỉnh.
- Nhóm đất phi nông nghiệp có 159.26 ha, chiếm tỷ lệ 27.03% tổng diện tích tự nhiên, được chia thành:
+ Đất ở nông thôn 42.67 ha
+ Đất chuyên dùng 64.00 ha
+ Đất tôn giáo, tín ngưỡng 2.33 ha
+ Đất nghĩa trang, nghĩa địa 5.75 ha, đất sông suối, mạt nước chuyên dùng 60.85 ha
- Nhóm đất chưa sử dụng có 21.42 ha, chiếm tỷ lệ 3.64%
Quỹ đất phi nông nghiệp của xã có tỷ lệ hợp lý, đáp ứng nhu cầu sử dụng đất của các nghành, lĩnh vực.
Đất ở nông thôn có diện tích 42.67 ha, bình quân đất ở trên một hộ là 211.34 m2/hộ so với định mức ở đồng bằng thì cao hơn, nhưng điều đó tạo điều kiện để các hộ gia đình tổ chức tố đời sống, phát triển chăn nuôi ở gia đình và phát triển kinh tế vườn một cách hiệu quả.
Các công trình công cộng của xã có diện tích đủ rộng đáp ứng nhu cầu sử dụng như UBND xã có diện tích: 2800 m2, trạm y tế: 2100 m2, trường tiểu học: 9020 m2, bình quân đạt 10.29 m2, trừơng trung học cơ sở có diện tích 565620 m2/học sinh, tức là đạt mức tiêu chuẩn quốc gia theo quy định ( từ 10-15 m2/học sinh). Tổng diện tích các trường mầm non là 5080 m2.
Ngoài ra xã còn có các công trình như: Bưu điện văn hóa xã, sân chơi thể thao ở các thôn, có chợ trung tâm xã.
Đất giao thông chiếm tỷ lệ 4.37%. đất thủy lợi chiếm 4.54% so với tổng diện tích tự nhiên của xã là phù hợp với quy định về sử dụng đất cho các mục đích trên ở vùng đồng bằng.
Hiện tại xã còn 21.42 ha đất chưa khai thác sử dụng, đòi hỏi trong thời gian tới cần có biện pháp cải tạo đưa vào sử dụng.
4.2.2 Xu thế biến động
Từ năm 1995 trở lại đây đã có nhiều thay đổi trong chính sách sử dụng đất và đến năm 2000 thực hiện chỉ thị 364 của chính phủ công tác địa chính cũng như địa giới hành chính và đo đạc lập bản đồ địa chính cũng như công tác giao đất đến từng hộ gia đình nông dân đã được triển khai và đi vào nề nếp. Theo số liệu thống kê những năm gần đây của phòng địa chính và phòng thống kê huyện cho thấy tình hình biến động đất đai của xã Trường Yên năm 2007 như sau:
- Tổng diện tích đất tự nhiên không giảm đi so với năm 1995.
- Đất nông nghiệp giảm 18.74 ha.
- Đất phi nông nghiệp tăng 26.51 ha.
- Đất chưa sử dụng giảm 7.77 ha
4.2.3 Nguyên nhân biến động
Do xã đã có nhiều biện pháp, chính sách phù hợp trong vấn đề khai hoang phục hóa đưa một phần diện tích đất bằng chưa sử dụng vào sản xuất. Xã đã có nhiều biện pháp nâng cao mức tăng trưởng cho nghành phi nông nghiệp, trong nghành nông nghiệp thì chú trọng trong việc cải tạo giống cây trồng, chuyển một số diện tích đất nông nghiệp sang mục đích sử dụng khác.
4.2.4 Hiệu quả kinh tế thực hiện QHSDD kỳ trước
Xã TRường Yên đã có những bước phát triển tốt trong lĩnh vực kinh tế tuy nhiên vẫn có những mặt chưa hiệu quả ta nhận thấy rằng:
Đất nông nghiệp chiếm 69.33% đạt 105.13% so với chỉ tiêu quy hoạch đề ra, trong đó chỉ tiêu đất lúa đạt cao nhất là 116.5%. Đất trồng cây lâu năm đạt 33.35%, đất mạt nước nuôi trồng thủy sản đạt 41.42%. Điều đó chứng tỏ phương án quy hoạch đã được xây dựng với tính khả thi cao.
Đất ở nông thôn đạt 103.02% cho thấy quy hoạch đất ở được thực hiện triệt để (còn vượt ngoài dự kiến 1.25 ha) tránh được lãng phí đất, góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển
Đất chuyên dùng đạt 75.43%. Như vậy việc thực hiện chỉ tiêu về quy hoạch đất chuyên dùng chưa đạt hiệu quả cao. Đặc biệt việc hực hiện chỉ tiêu về đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp còn qua thấp, chỉ đạt 18.73%)
Chỉ tiêu giảm diện tích đất chưa sử dụng cũng đạt vượt mức kế hoạch đề ra, nhưng hiện nay đất chưa sử dụng.của xã vẫn còn nhiều:21.42 ha tương đương với 3.64%
4.3 Xây dựng phương hướng nội dung phát triển kinh tế - xã hội và phương hướng sử dụng đất
4.3.1 Lí do xây dựng phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và phương hướng sử dụng đất.
Mặc dù xã Trường Yên có tài nguyên đất dồi dào nhưng sử dụng đất chưa đạt hiệu quả cao, vẫn để nhiều đất hoang chưa khai thác đưa vào sử dụng là nguyên nhân hạn chế sự tăng trưởng nền kinh tế của xã, người dân chưa có thu nhập thỏa đáng với nguồn tài nguyên sẵn có đó: Sản lượng lương thực bình quân là 370 kg/người và nó giảm 30 kg/người so với năm 2006 vì vậy cần có những biện pháp, những bước đi đúng đắn để đất đai của xã được sử dụng có hiệu quả nhất.
Để hòa chung với mục tiêu phát triển kinh tế xã hội mà đại hội Đảng lần thứ X đã đề ra và đạt được những chỉ tiêu tại đại hội Đảng bộ xã nhằm khắc phục những yếu kém, bất cập hiện có sau tôi xin đề ra một số phương hướng cho phát triển kinh tế - xã hội và phương hướng sử dụng đất.
4.3.2 Căn cứ và phương hướng xây dựng nội dung phát triển kinh tế xã hội và phương hướng sử dụng đất.
Qua tình hình hiện trạng của xã ta nhận thấy rằng xã có diện tích mặt nước lớn, giá trị thu nhập cao nhưng mới chỉ sử dụng được 23.23 ha cho nuôi trồng thủy sản như vậy ta cần tăng diện tích mặt nước cho đầu tư nuôi trồng thủy sản. Với các phương án như: Nuôi trồng thủy sản nước mặn, mở rộng diện tích mặt nước, tìm thêm giống mới phục vụ nuôi trồng thủy sản nước ngọt (Tôm, cá nước ngọt…)
Ngành chăn nuôi của xã giảm mạnh: Năm 2007 so với năm 2006 không tăng số lượng trâu, tăng 39 con bò, giảm 657 con lợn.Vậy đây là vấn đề cần quan tâm và phải có phương hướng phát triển hợp lý nhằm nâng cao sản lượng, chất lượng trong lĩnh vực này. Xã cần đầu tư giống nuôi thích hợp cho chất lượng tốt, mở lớp hướng dẫn kĩ năng chăn nuôi để người dân nuôi và đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất.
Nhận thấy trồng cây ăn quả là một phương án mang lợi nhuận cao do vậy cần tăng thêm diện tích cho trồng cây ăn quả
Ngoài ra cần chú trọng đến các ngành nghề truyền thống, các ngành tiểu thủ công nghiệp như: Chế biến lương thực thực phẩm, cơ khí, mây tre giăng đan, may mặc, mộc và sản xuất vật liệu xây dựng… nâng cao chất lượng các ngành dịch vụ, thông tin… bằng cách chú trọng đến nguồn nguyên liệu đầu vào phục vụ cho quá trình sản xuất, tìm đầu ra cho sản phẩm.
Dựa trên tình hình thực tế về kinh tế, dựa trên phương hướng phát triển kinh tế của xã thì QHSDD cũng cần có những thay đổi phù hợp. Xã cần có chính sách đưa 21.42 ha đất diện tích đất chưa sử dụng vào sử dụng. Quy hoạch thêm diện tích đất trồng cây ăn quả, tăng thêm đất nuôi trông thủy sản. Duy trì diện tích đất trồng lúa, nhưng phải chú trọng đến nâng cao chất lượng giống. Đồng thời chúng ta luôn phải chú ý cải tạo, bảo vệ và không ngừng nâng cao chất lượng đất.
4.4 Quy hoạch đất phi nông nghiệp
4.4.1 Quy hoạch đất ở
Dân số càng đông thì nhu cầu sử dụng đất ở càng lớn.Hiện nay phạm vi đất ở ngày càng tăng tỷ lệ với tăng dân số hàng năm từ đó làm thu hẹp lại đất sử sụng cho mục đích đất khác, đặc biệt là đất nông nghịêp từ đó nó gây khó khăn cho khả năng phát triển , nâng cao sản lượng sản phẩm cho nghành nông nghiệp.Do đó kế hoạch hoá dân số là vấn đề quan tâm hàng đầu của cả nước nói chung và xã Trường Yên nói riêng, là tìên đề cho công cuộc phát triển kinh tế xã hội. Vì vậy xã đã có những biện pháp, chính sách đúng đắn để điều tiết tốc độ phát triển của xã. Những biện pháp, chính sách được đưa ra dựa trên cơ sở số liệu về tốc độ phát triển dân số, số nhân khẩu, số hộ, khả năng phát triển kinh tế xã hội của xã những năm gần đây đồng thời căn cứ vào mục tiêu, phương hướng phát triển kinh tế xã hội của xã trong thời gian quy hoạch.
Dự kiến tỷ lệ tăng dân số đến năm 2015 của xã là 1% giảm so với năm 2007 là 0.31%. Đến năm 2015 dự báo dân số toàn xã là 10080 người với 2146 hộ.Trong đó thôn Phù Yên chiếm 4011 người, thôn Yên Trường có 6063 người. Dự báo dân số năm quy hoạch của xã và của từng thôn dựa trên tình hình phát triển dân số hiện tại, tỷ lệ sinh, tỷ lệ tử, tỷ lệ di dân trong xã và số năm dự báo, áp dụng để tính dựa vào công thức sau:
Nt = N0 *
Ht = Nt *
Trong đó Nt : Số dân dự báo sau t năm
N0 : Số dân hiện tại
P : Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên
V : Tỷ lệ tăng dân số cơ học
n : Số năm dự báo
Ht : Số hộ năm quy họach
H0 : Số hộ hiện trạng
Từ công thức trên ta có thể dự báo dân số cũng như số hộ của từng thôn và toàn xã cụ thể năm 2010 và năm 2015 như sau:
Bảng 7: Dự báo dân số và số hộ của xã trong tương lai
Các thôn
ĐVT
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
Năm 2010
Năm 2015
Tỷ lệ tăng dân số
%
1.31
1.26
1.22
1.17
1
Toàn xã
số nhân khẩu
Người
9625
9746
9865
9981
10080
Quy mô hộ
4.77
4.75
4.74
4.73
4.69
số hộ
Hộ
2019
2052
2081
2110
2146
Thôn Phù Yên
số nhân khẩu
Người
3836
3884
3932
3978
4011
Quy mô hộ
5.16
5.14
5.13
5.12
5.06
số hộ
Hộ
744
756
767
778
792
Thôn Yên Trường
số nhân khẩu
Người
5789
5862
5933
6003
6063
Quy mô hộ
4.54
4.52
4.51
4.50
4.48
số hộ
Hộ
1275
1296
1314
1332
1354
Dự báo số hộ có nhu cầu đất ở
Dân số và nhu cầu cấp đất cho hộ mới luôn gắn liền với nhau. Dân số càng tăng thì nhu cầu cấp đất ở càng tăng vì vậy quy hoạch đất ở cần được xem xét và giải quyết đúng đắn nhằm điều tiết hợp lý chỗ ở và góp phần thúc đẩy phát triển ổn định sản xuất cho người dân.
Để xác định được số hộ cấp mới trong năm quy hoạch chúng ta tính toán dựa trên số liệu về số hộ phát sinh, số hộ tồn đọng, số hộ tự giãn, số hộ thừa kế, số hộ đã có nhà ở (số nóc nhà) trong năm hiện trạng và số liệu về số hộ trong năm quy hoạch.
Các công thức tính toán phục vụ cho việc tính toán nhu cấu đất ở mới cho các điểm dân cư :
Hp = Ht + H0
Htđ = H0 – A0
Htg = 15%( Hp+Htđ)
Htk = 20%( Hp+Htđ)
Hcm = Hp + Htđ – Htg – Htk
Trong đó : Ht : Số hộ năm quy hoạch
H 0 : Số hộ hiện trạng
A0 : Số hộ có nóc nhà
Hp : Số hộ phát sinh
Htđ : Số hộ tồn đọng
Htg : Số hộ tự giãn
Htk : Số hộ thừa kế
Bảng 08: Dự báo nhu cầu cấp đất ở của xã Trường Yên
Các chỉ tiêu
Toàn xã
Thôn Phù Yên
Thôn Yên Trường
ĐVT
Hộ
Hộ
Hộ
Hộ hiện trạng
2019
744
1275
Hộ quy hoạch
2146
792
1354
Hộ phát sinh
127
48
79
Hộ tồn đọng
298
190
108
Hộ tự giãn
65
36
29
Hộ thừa kế
87
48
39
Hộ cấp mới
273
155
118
Như vậy đến năm 2015 số hộ cần cấp mới trong toàn xã là: 273 hộ trong đó thôn Phù Yên cần cấp 155 hộ, thôn Yên Trường cần cấp 118 hộ
* Quy hoạch đất khu dân cư
Trường Yên là xã nông thôn nên để xác định định mức cấp đất ta căn cứ vào diện tích đất, dân số, tình hình phát triển kinh tế xã hội của xã năm hiện trạng, quy hoạch phát triển kinh tế xã hội trong kỳ và căn cứ định mứccấp đất được quy định trong Điều 54 của Luật đất đai năm 1993:
“Căn cứ vào quỹ đất đai của địa phương, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định mức đất mà mỗi hộ gia đình ở nông thôn được sử dụng để ở theo quy định của Chính phủ đối với từng vùng nhưng không quá 400 m2 ; đối với những nơi có tập quán nhiều thế hệ cùng chung sống trong một hộ hoặc có điều kiện tự nhiên đặc biệt, thì mức đất ở có thể cao hơn, nhưng tối đa không vượt quá hai lần mức quy định đối với vùng đó”.
Do vậy chúng tôi quyết định đến năm 2015 là hoàn thành xây dựng 5 khu dân cư mới với tổng diện tích xây dựng là: 39467 m2 định mức cấp đất cho mỗi hộ là: 120m2/ hộ. Trong đó có 4 khu dân cư xây dựng hoàn thành trong giai đoạn 2007-2009, 1 khu nữa được hoàn thành trong giai đoạn 2010-2015. Diện tích đất xây dựng khu dân cư chuyển mục đích từ đất trồng lúa kém năng suất.Tại mỗi khu vực cấp đất chúng tôi đã trích lục từ bản đồ tỷ lệ 1/5000 sau đó thiết kế mặt bằng cho từng khu vực ở tỷ lệ 1/500. Cụ thể các chỉ số về quy hoạch khu dân cư trong kỳ quy hoạch như sau:
Khu dân cư số
Tên khu vực
Loại đất
Tổng diện tích (m2)
Sử dụng đất theo quy hoạch
Định mức cấp (m2 )
Số hộ cấp
Kế hoạch cấp
Đất ở (m2 )
GT (m2 )
TL (m2)
Đất khác (m2 )
1
Thôn Yên Trường
Trồng lúa
10246
8760
906
180
400
120
73
2008
2
Thôn Phù Yên
Trồng lúa
5388
4320
874
194
120
36
2008
3
Thôn Yên Trường
Trồng lúa
5126
4080
816
107
123
120
34
2009
4
Thôn Yên Trường
Trồng lúa
12654
10560
1097
330
667
120
88
2009
5
Thôn Yên Trường
Trồng lúa
6053
5040
542
118
353
120
42
2010-2015
Tổng diện tích
39467
32760
4235
735
1737
273
4.4.2 Quy hoạch đất chuyên dùng
Để sử dụng hiệu quả đất chuyên dùng cần đầu tư, nâng cấp, sửa chữa những công trình đã có và xây dựng thêm những khu công trình nhằm khắc phục hiện trạng sử dụng đất chuyên dùng kém hiệu quả như hiện nay. Công tác quy hoạch phân bổ lại đất chuyên dùng là một trong những mục tiêu chính của phương án quy hoạch trong giai đoạn này nó góp phần quan trọng cho sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của xã nói riêng và của cả nước nói chung.
* Quy hoạch đất giao thông và đất thuỷ lợi
Ở xã Trường Yên diện tích xây dựng đất giao thông chiếm 4.37% và đất thuỷ lợi chiếm 4.54% so với tổng diện tích đất tự nhiên của năm hiện trạng là phù hợp với các quy định về sử dụng đất cho mục đích đất giao thông và đất thuỷ lợi ở vùng đồng bằng theo quy định do vậy chúng tôi quyết định không quy hoạch thêm diện tích đất phục vụ cho việc mở rộng công trình đất giao thông và đất thuỷ lợi nữa. Mà chỉ tu bổ lại hai hệ thống công trình này.
Đối với đất giao thông thì cần bê tông hoá các đường liên xã, các đường trục thôn, ngõ xóm và nâng cấp lại chất lương của đường quốc lộ 6A nối huyện với tỉnh Hoà Bình.
Đối với thủy lợi cần nạo vét, tu bổ kênh mương, khơi thông hệ thống ao hồ đồng thời nâng cấp một số đoạn kênh mương đã xuống cấp của kênh tiêu K4, K5; máng 7C; kênh ngang tiêu K5, K4 để làm tốt công tác tưới tiêu phục vụ cho quá trình sản xuất. mặt khác còn đầu tư cải tạo nhằm nâng cao tối đa năng suất sử dụng của hai trạm bơm trong xã: Nâng cao công suất trạm Nhật Tiến từ 240m3/h lên thành 4000m3/h, trạm Phù Yên tăng từ 450m3/h lên thành 4500m3/h. Những dự án nâng cấp này sẽ được hoàn thành trong giai đoạn 2007-2010. Tuy nhiên chúng tôi vẫn mở thêm các rãnh nước trong quá trình xây dựng các khu dân cư mới.
Nhằm nâng cao thôn chất lượng vấn đề tưới tiêu trong toàn xã chúng tôi quy hoạch xây thêm một trạm bơm ở thôn Phù Yên với diện tích xây dựng là 4500m2
Giai đoạn 2010-2015 tiếp tục hoàn thành xây dựng đường ngầm thoát nước thải từ các khu công nghiệp lớn.
* Quy hoạch đất xây dựng cơ bản
- Đất giáo dục – đào tạo
Công tác giáo dục ở xã được thực hiện tốt nên ch úng tôi không quy hoạch thêm đất dể xây dựng thêm trường học mới mà chỉ cần đầu tư nâng cấp chất lượng các công trình trong khuôn viên trường đã xây dựng, đầu tư các trang thiết bị cho dạy và học của giáo viên và học sinh trong xã.
- Các công trình văn hóa - thể thao
Xã chưa có đài phát thanh là một cản trở lớn cho vấn đề truyền thông tin tới mọi người dân do vậy chúng tôi quyết định xây dựng thêm một đài phát thanh xã tại thôn Yên Trường với diện tích 1120 m2
Xã tuy nhỏ nhưng đã có tới hai sân vận động với diện tích 16000m2 đủ rộng rãi cho dân cư trong xã tham gia các hoạt động thể dục thể thao. Tuy nhiên để đáp ứng chất lượng sân chơi thì chúng tôi vẫn đàu tư nâng cấp chất các trang thiết bị cho các hoạt động thể dục thể thao. Khuyến khích người dân tham gia các hoạt động văn thể
- Đất chợ
Nhu cầu lương thực thực phẩm của người dân ngày càng tăng cả số lượng và chất lượng. Do vậy trong diện tích chợ cũ chúg tôi đầu tư xây thêm các kiốt để thuận tiện cho bán hàng hoá , lưu thông các đường đi trong chợ.
- Đất truyền dẫn năng lượng
Đáp ứng nhu cầu tiêu dùng điện không chỉ cho sinh hoạt, cho sản xuất và các nhu cầu khác chúng tôi quy hoạch xây dụng thêm một trạm biến thế với diện tích xây dựng là 503 m2 tại địa điểm thôn Yên Trường
* Quy hoạch đất nghĩa địa
Xây dựng khu nghĩa địa mới ở thôn Phù Yên với diện tích 4273m2. Diện tích xây dựng lấy từ đất bằng chưa sử dụng. Với kế hoạch hoàn thành vào năm 2009
* Quy hoạch đất chuyên dùng khác
Ô nhiễm môi trường đang là vấn đề lớn ở xã Trường Yên do vậy quy hoạch cảnh quan nói chung và quy hoạch những khoảnh đất ven các khu công nghiệp nói riêng là rất cần thiết. Sau khi điều tra thực trạng sử dụng đất chúng tôi có một số qhuy hoạch cụ thể như sau:
Trong giai đoạn 2007-2010 chúng tôi quy hoạch bãi rác mới lấy từ đất lúa ở khu Đồng Ngược với diện tích 2120 m2
Trong giai đoạn 2010-2015 quy hoạch xong khu xử lý nước thải, xử lý rác thải lấy từ đất chưa sử dụng với diện tích 3360m2.
Quy hoạch đáp ứng yêu cầu xử lý chất thải tránh được tình trạng gây ô nhiễm do chất thải tràn lan, mặt khác những công trình này được chọn xây dựng tránh xa khu dân cư.
Ngoài ra chúng tôi tận dụng diện tích đất dư thừa trong khu dân cư để bố trí trồng cây xanh , lấy diện tích đất lúa và đất nghĩa địa để quy hoạch trồng cây ven đường quốc lộ, ven các đường trục thôn, đường ngõ xóm.
4.4.3 Quy hoạch sử dụng đất nông, lâm nghiệp
Đất nông nghiệp là loại đất tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất, làm ra sản phẩm trực tiếp cho xã hội mang lại nguồn thu nhập chính cho người nông dân do vậy phân bố hợp lý đất nông nghịêp đóng vai trò rất quan trọng cho việc thúc đẩy phát triển xã hội, nâng cao đời sống.
4.4.3.1 Dự báo nhu cầu sử dụng đất nông, lâm nghiệp
Quy hoạch phân bổ đất nông nghiệp là việc giải quyết đồng thời 3 vấn đề:
- Thực hiện các biện pháp chuyển loại và cải tạo đất trên cơ sở đánh giá tiềm năng đất đai
- Dự báo nhu cầu sử dụng đất nông nghiệp
- Xác định phân bổ vị trí từng loại đất trên lãnh thổ
Nói cách khác: Phân bổ đất nông nghiệp chính là dự báo nhu cầu sử dụng và xác định vị trí của chúng trên lãnh thổ, nhằm mục đích:
- Tăng cường hiệu quả sử dụng đất để thu được tối đa sản phẩm trên diện tích đất sử dụng.
- Duy trì, nâng cao độ màu mỡ và khả năng sinh lợi của đất
- cải tạo tốt điều kiện môi trường
Dịên tích nông nghiệp đang ngày càng giảm sút. Ngoài bị chuyển sang đất xây dựng nhà ở một lượng đất nông nghịêp còn bị trưng dụng vào mục đích chuyên dùng như đất sử dụng cho xây dựng: Giao thông, thuỷ lợi, công nghiệp….
Trong khi đó nhu cầu về số lượng và chất lượng sản phẩm nông nghiệp ngày càng tăng vượt qua tốc độ tăng trưởng của nông nghiệp do TLSX còn yếu kém, diện tích đất có giới hạn. Điều đó tạo nên áp lực lớn lên đất đai, đòi hỏi phải đưa ra kế hoạch, quy hoạch, phương thức sử dụng đất hợp lý
4.4.3.2 Quy hoạch
- Đất nông nghiệp
Xã Trường Yên là một xã đồng bằng nên nếu tăng cường đầu tư vốn, biết áp dụng biện pháp kỹ thuật như: Canh tác, thuỷ lợi và đưa các giống cây trồng mới phù hợp vào sản xuất để luân canh cây trồng thì khả năng tăng vụ rất lớn. Chính vì vậy cần có những chính sách thích hợp để tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân thâm canh tăng vụ, tăng sản lượng cây trồng. Trên cơ sở đó cùng với hiện trạng sử dụng đất hiện tại chúng tôi sẽ có những chỉ tiêu chuyển đổi làm tăng vụ như: Chuyển từ đất 1 vụ sang đất 2 vụ,đất 2 vụ sang đất 3 vụ, hay chuyển sang trong lúa cá…. Ngoài ra chúng tôi sẽ quy hoạch cải tạo đất chưa sử dụng để đưa vào trồng lúa với tổng diện tích là 10 ha.
- Đất lâm nghiệp
Tăng cường đầu tư vào lĩnh vực trồng cây ăn quả: Đầu tư vốn, phân bón, giống mới…nhằm tăng năng suất cây trồng Bên cạnh đó chúng tôi cải tạo 10.66 ha đất bằng chưa sử dụng đưa vào trồng cây ăn quả nhằm mang lại nguồn thu nhập lớn cho người dân trong xã từ lĩnh vực trồng trọt này.
- Chăn nuôi
Song song với việc nâng cao phát triển nông nghiệp chúng tôi cũng đầu tư vào phát triển chăn nuôi nhằm vực dậy tình trạng đi xuống trong chăn nuôi của xã đồng thời tăng lượng phân bón hỗ trợ cho trồng trọt, giảm lượng thời gian nhàn rỗi của người nông dân. Cụ thể chỉ tiêu phát triển chăn nuôi trong những năm quy hoach như sau:
+ Đàn trâu: Do cơ giới hoá nên sức kéo của trâu không còn đóng vai trò quan trọng trong trồng trọt nên dự kiến đàn trâu phát triển với mức độ chậm. Đến năm 2015 trâu của xã dự kiến là 25 con.
+ Đàn bò: Nhằm đáp ứng đủ nhu cầu lấy thịt, sức kéo dự kiến năm 2015 tang tổng số bò lên đến 600 con trong đó bò kéo 200 con, bò sinh sản 90 con, bò nuôi lấy thịt 310 con.
+ Đàn lợn: Dự kiến đến năm 2015 toàn xã có 2303 con lợn trong đó có 1900 con lợn thịt trọng lượng xuất chuồng là 95kg/ con, Tổng trọng lượng lợn hơi xuất chuồng là 180.5kg/ con, đàn lợn nái có 353 con, với 50 con đực giống.
+ Đàn dê: Cần có biện pháp nuôi tập trung gia tăng số lượng dê. Đến năm 2015 dự kiến toàn xã có 35 con dê. Có thể nuôi thả dê trên các gò đê, đây là một vật nuôi mới nên cần phổ biến kỹ thuật nuôi cho các hộ dân.
+ Gia cầm: Điều kiện kinh tế của người dân ngày càng được nâng cao nên nhu cầu bữa ăn cũng ngon hơn dẫn đến nhu cầu về gia cầm ngày càng tăng. Đến năm quy hoạch thì số lượng gia cầm là 50 000 con.
Để đạt được các chỉ tiêu chăn nuôi đã đặt ra cho năm 2015 xã cần có chính sách cho vay vốn để đầu tư nuôi con giống, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, mở các lớp đào tạo chăn nuôi cho nông dân, tìm ra các giống mới có năng suất cao chất lượng tốt để đưa vào sử dụng. Quá trình chăn nuôi trồng trọt có thể nuôi theo hộ gia đình theo hướng VAC.
4.4.4 quy hoạch đất chưa sử dụng
Năm 2007 diện tích đất chưa sử dụng vẫn còn 21.42 ha đất bằng chưa sử dụng chiếm 3.64 % tổng diện tích tự nhiên. Nhưng đến năm 2015 không còn diện tích đất trống, diện tích đó đã quy hoạch đưa vào làm đất xây dựng , đất nghĩa địa và cải tạo làm đất trồng lúa, trồng cây lâu năm.
Bảng 10: Quy hoạch các công trình xây dựng cơ bản và các loại đất chuyên dụng khác
Tên công trình
Địa điểm
Biện pháp
Diện tích tăng (m2)
loại đất
Năm hoàn thành
1. Đất chuyên dùng
Khu dân cư mới
Xây mới
39467
Lúa
2007-2015
Đài phát thanh xã
Thôn Yên Trường
Xây mới
1120
Lúa
2008
Trạm biến thế
Thôn Yên Trường
Xây mới
503
Lúa
2009
Trạm bơm
Thôn Phù Yên
Xây mới
4500
Lúa
2010
3. Đất nghĩa địa
Khu nghĩa địa Đồng Ngoài
Thôn Phù Yên
Xây mới
4237
Chưa sử dụng
2009
4. Đất chuyên dùng khác
1. Bãi rác
Khu Đồng Ngược
Xây mới
2120
Lúa
2008
2. Xây dựng đường ngầm thoát nước thải từ các khu công nghiệp lớn
Xây mới
2010-2015
3. Nhà máy xử lý rác thải, nước thải
Thôn Phù Yên
Xây mới
3355
Chưa sử dụng
2010-2015
4.5 Tổ chức thực hiện QHSDĐ cấp xã
4.5.1 Lập kế hoạch sử dụng đất
4.5.1.1 Những căn cứ để lập kế hoạch sử dụng đất
- Các văn bản pháp quy: Dựa vào Điều 21 đến điều 30 Luật đất đai 2003/QH11 ra ngày 26/11/2003, Điều 12 đến điều 29 nghị định 181/2004/NĐ-CP ra ngày 29.10.2004, thông tư 30/2004/TT-BTNMT ra ngày 01.11.2004 về việc hướng dẫn lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất… và luật, nghị định, thông tư có liên quan khác.
- Nghiên cứu các biến động đất đai qua các thời kỳ: Sự tăng do chuyển mục đích sử dụng từ loại đất khác, do khai thác đất chưa sử dụng. Giảm do chuyển mục đích sử dụng sang loại đất khác.
- Nghiên cứu hiện trạng sử dụng đất: Đây là một căn cứ quan trọng góp phần đưa quy hoạch, kế hoạch vào thực thi. Dựa vào hiện trạng ta có thể xác nhận được loại đất sử dụng hiệu quả, loại đất còn sử dụng kém hiệu quả để từ đó đưa ra đề xuất cho quy hoạch hợp lý.
- Kết quả đánh giá tiềm năng đất: Dựa vào tiềm năng hiện có của đất, chất lượng các loại đất chúng ta mới đưa ra quy hoạch sử dụng đất kết hợp với các biện pháp bảo vệ thích hợp để từ đó đưa đất vào khai thác một cách hữu hiệu nhất.
- Phương hướng sử dụng đất trong tương lai.
4.5.1.2 Nội dung của kế hoạch
- Kế hoạch sử dụng đất năm 2008
Khu đất ở:Giai đoạn này chúng tôi giải quyết chỗ ở cho 109 hộ mà không có khả năng thừa kế hoạc tự giãn. Xây dựng khu dân cư mới với tổng diện tích là: 15634 m2 lấy từ đất trồng lúa kém năng suất.
Đất chuyên dùng: Bê tông hoá đường kiên xã và đường trục thôn. Nâng cấp trạm bơm Nhật Tiến. Xây dựng bãi rác lấy từ 2120 m2 đất lúa kém năng suất ở khu Đồng Ngược
Đất nông- lâm nghiệp: Tăng vụ cho một số diện tích đất lúa có khả năng tăng vụ
Đất văn hoá: Xây dựng thêm đài phát thanh mới với diện tích 1120 m2 đất lúa kém năng suất nhằm phục vụ nhu cầu thông tin của các hộ dân.
- Kế hoạch sử dụng đất năm 2009
Khu đất ở: Tiếp tục xây dựng thêm 2 khu dân cư mới với tổng diện tích 17780 m2 lấy từ diện tích đất lúa kém năng suất.
Đất chuyên dùng: Tiếp tục bê tông hoá đường ngõ xóm của thôn Phù Yên. Tiếp tục nạo vét mương 7C và kênh tiêu ngang K5. Nâng cấp các trường cũ. Xây dựng trạm biến thế với diện tích 503 m2 lấy từ đất lúa. Xây dựng Khu nghĩa địa mới với diện tích 4273 m2 lấy từ khai hoang diện tích đất chưa sử dụng.
Đất nông- lâm nghiệp: Tiếp tục tăng vụ ở những diện tích lúa còn lại có thể tăng vụ. Cải tạo và trồng lúa trên 7 ha diện tích đất chưa sử dụng, cải tạo trồng cây ăn quả trên 5 ha diện tích đất chưa sử dụng.
- Kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2010- 2015
Khu đất ở: Xây dựng tiếp một khu dân cư có diện tích là 6053 m2
Đất chuyên dùng: Tiếp tục bê tông hoá đường ngõ xóm của thông Yên Trường. Tu bổ lại đường quốc lộ 6A. Hoàn thiện quá trình tu bổ kênh ngang tiêu K4. Nâng cấp trạm bơm Phù Yên. Xây dựng đường ngầm thoát nước thải từ các khu công nghiệp lớn. Xây dựng khu xử lý nước thải, rác thải rộng 3355 m2 xây dựng trên diện tích đất chưa sử dụng được khai thác. Xây dựng trạm bơm ở thôn Trường Yên với diện tích 4500 m2 lấy từ đất lúa. Trạm bơm này gần mương nên nó tận dụng được lưu lượng nước chảy qua nhằm hạn chế yếu kém về tưới tiêu đối với những cánh đồng gần đó.
Đất nông- lâm nghiệp: Tiếp tục trồng lúa cho các diện tích đất trống chưa sử dụng và tổng diện tích đất được cải tạo để trồng lúa đến năm 2015 là 10 ha.Tiếp tục trồng lúa trên diện tích đất chưa sử dụng đến năm 2015 đạt 10.66 ha. Nâng cao việc cải tạo các diện tích đất khai hoang
Bảng 11: Diện tích các loại đất năm 2007 và năm 2015
STT
Loại đất
Mã loại đất
Năm 2007 (m2)
Năm 2015 (m2)
1
Tổng diện tích đất tự nhiên
589.20
589.20
2
1
Đất nông nghiệp
NNP
408.52
424.409
3
1.1
Đất sản xuất nông nghiệp
SXN
384.93
401.029
4
1.1.1
Đất trồng cây hàng năm
CHN
383.92
389.149
5
1.1.1.1
Đất trồng lúa
LUA
383.92
389.359
6
1.1.1.1.1
Đất chuyên trồng lúa nước
LUC
307.89
313.329
7
1.1.1.1.2
Đất trồng lúa nước còn lại
LUK
76.03
76.03
9
1.1.2
Đất trồng cây lâu năm
CLN
1.01
11.67
10
1.2
Đất nuôi trồng thuỷ sản
NTS
23.23
23.23
11
1.3
Đất nông khác
NKH
0.36
0.36
12
2
Đất phi nông nghiệp
PNN
159.26
164.7*1
13
2.1
Đất ở
OTC
42.67
45.946
14
2.1.1
Đất ở tại nông thôn
ONT
42.67
45.946
15
2.2
Đất chuyên dùng
CDG
64.00
65.495
16
2.2.1
Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp
CTS
0.28
0.28
17
2.2.2
Đất sản xuất kinh doanh phi NN
CSK
4.96
4.96
18
2.2.2.1
Đất khu công nghiệp
SKK
3.54
3.54
19
2.2.2.2
Đất cơ sở sản xuất kinh doanh
SKC
1.42
1.42
20
2.2.3
Đất có mục đích công cộng
CCC
58.76
60.255
21
2.2.3.1
Đất giao thông
DGT
25.75
26.329
22
2.2.3.2
Đất thuỷ lợi
DTL
26.72
26.794
23
2.2.3.3
Đất để chuyển dẫn năng lượng, truyền thông
DNT
0.07
0.57
24
2.2.3.4
Đất cơ sở văn hoá
DVH
0.36
0.472
25
2.2.3.5
Đất cơ sở y tế
DYT
0.21
0.21
26
2.2.3.6
Đất cơ sở giáo dục – đào tạo
DGD
2.31
2.31
27
2.2.3.7
Đất cơ sở thể dục - thể thao
DTT
1.60
1.60
28
2.2.3.8
Đất chợ
DCH
1.74
1.74
29
2.2.3.9
Đất bãi thải, xử lý chất thải
RAC
0.548
30
2.3
Đất tôn giáo, tín ngưỡng
TTN
0.80
0.80
31
2.4
Đất nghĩa trang, nghĩa địa
NTD
6.60
7.024
32
2.5
Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng
SMN
45.19
45.19
33
3
Đất chưa sử dụng
CSD
21.42
0.00
34
3.1
Đất bằng chưa sử dụng
BCS
21.42
0.00
4.5.2 Lập biểu chu chuyển
Sơ đồ chu chuyển
Năm 2007
Năm 2015
Đất tự nhiên
589.20 ha
Đất tự nhiên
589.20 ha
Đất nông nghiệp
408.52 ha
Đất nôngnghiệp
424.409 ha
4.597ha
Đất phi nông nghiệp
159.26 ha
Đất phi nông nghiệp
164.791 ha
20.66ha
0.760 ha
Đất chưa sử dụng 21.42 ha
Đất chưa sử dụng
0 ha
Phần thứ năm
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
5.1 Kết luận
Trường Yên là xã có nền kinh tế tương đối phát triển. Lao động sản xuất nông nghiệp là chính ngoài ra xã còn có một hệ thống sản xuất phi nông nghịêp khá phong phú với các ngành nghề như: chế biến lương thực, thực phẩm, cơ khí, mây tre đan, may mặc, mộc và sản xuất vật liệu xây dựng, buôn bán nhỏ. Nhìn chung xã có điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên rất thuận lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội cũng như phát triển sản xuất nông nghiệp.
Xã có hệ địa hình, thời tiết tương đối phức tạp tuy có gây khó khăn cho phát triển sản xuất nông nghiệp nhưng xã có hệ thống thuỷ văn và các các nguồn tài nguyên phục vụ cho sản xuất tương đối thuận lợi. đất đai phù hợp với nhiều loại cây trồng tạo điều kiện phát triển cho ngành sản xuất nông nghiệp đặc biệt là lúa nước và các loại rau màu.
Đường giao thông, hệ thống kênh mương có diện tích phù hợp với các quy định về sử dụng đất cho mục đích đất giao thông và đất thuỷ lợi ở vùng đồng bằng theo quy định. Xã có hệ thống cơ sở hạ tầng khá tốt đáp ứng tương đối hoàn chỉnh cho nhu cầu sinh hoạt cũng như sản xuất của nhân dân trong xã.
Phương án quy hoạch sử dụng đất của xã trong giai đoạn 2007 – 2015 được xây dựng dựa trên cơ sở nghiên cứu điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và nguồn tài nguyên đất của xã.
Trong thời gian quy hoạch xã sẽ cấp đất ở cho 273 hộ với tổng diện tích xây dựng khu dân cư mới là gần 4 ha lấy từ đất chuyên trồng lúa nước nhưng năng suất kém.
Tính đến năm 2015 đã quy hoạch những được những vấn đề sau:
- Diện tích đất nông nghiệp là 424.583 ha tăng 16.063 ha
- Diện tích đất phi nông nghiệp là 164.617 ha tăng 5.357 ha
- Diện tích đất chưa sử dụng được cải tạo đưa vào sử dụng hoàn toàn.
Xây dựng thêm một số công trình mới:
- Xây dựng thêm một đài phát thanh xã tại thôn Yên Trường với diện tích 1120 m2
- Xây dựng thêm một trạm biến thế với diện tích xây dựng là 503 m2 tại địa điểm thôn Yên Trường
- Xây dựng khu nghĩa địa mới ở thôn Phù Yên với diện tích 4273m2
- Xây bãi rác mới lấy từ đất lúa ở khu Đồng Ngược với diện tích 2120m2
- Xây thêm một trạm bơm ở thôn Phù Yên với diện tích xây dựng là 4500m2
- Xây dựng khu xử lý nước thải, xử lý rác thải lấy từ đất chưa sử dụng với diện tích 3360m2.
- Xây dựng đường giao thông trong các khu dân cư mới với diện tích là: 4235 m2
- Xây dựng thêm hệ thống thuỷ lợi ( Các rãnh nước ) trong các khu dân cư mới với diện tích là: 740 m2
- Diện tích đất ở được xây dựng mới với tổng diện tích là:32760m2
Toàn bộ nội dung, phương án quy hoạch đã được trình bày ở trên, trong giai đoạn 2007-2015. Trong phương án quy hoạch trên chúng tôi đã tính toán các chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất, bố trí khu dân cư mới phù hợp trên cơ sở phân tích điều kiện tự nhiện, kinh tế, xã hội thực tế của địa phương
Tóm lại QHSDĐ được đề ra trong giai đoạn 2007 – 2015 đã đáp ứng:
- Công tác quản lý đất đai ở địa phương đã có nền tảng pháp lý để tiến hành quản lý đất đai có hiệu quả: Là cơ sở tiến hành giao đất, cấp đất, cải tạo đất và đầu tư vào phát triển sản xuất.
- Đảm bảo sử dụng đất có hiệu quả, tiết kiệm, hợp lý, không ảnh hưởng đến môi trường đồng thời tổ chức lãnh thổ tốt hơn.
- Hình thành dữ liệu về đất đai phục vụ cho công tác quản lý đất đai một cách khoa học, tiến hành quy hoạch, phân cấp một cách hợp lý. Có thể phổ biến cho người dân một cách rõ ràng khi người dân cần thông tin.
2 Đề nghị
Khi thực hiện tốt QHSDĐ này công việc quản lý đất sẽ được tiến hành thuận lợi hơn và nó hạn chế những thiếu sót đáng tiếc xảy ra trong lĩnh vực đất đai. Tuy nhiên để đạt hiệu quả cao nhất tôi xin có một số kiến nghị sau:
- Địa phương giám sát, chỉ đạo việc lập quy hoạch, kế hoạch đầy đủ để quy hoạch, kế hoạch được thực hiện nghiêm túc, đạt kết quả cao.
- Cần có những biện pháp tổng hợp số liệu khoa học hơn để khi cần có thể thu thập được số liệu nhanh chóng, chính xác.
- Có biện pháp huy động vốn đầu tư nhất là nguồn vốn huy động trong khu dân cư. Đầu tư thêm các trang thiết bị hiện đại phục vụ cho công tác quản lý đất đai
- UBND xã tích cực vận động tuyên truyền để nhân dân thấy rõ hiệu quả tích cực của phương án QHSDĐ để người dân tham gia tốt các chính sách đã đề ra.
- Luôn theo dõi sát quá trình biến động đất đai của cả nước, các huyện lân cận và sự phát triển của các ngành kinh tế, của xã hội… để điều chỉnh và đưa ra những chỉ tiêu cụ thể về từng tiêu chuẩn quy hoạchphù hợp với sự phất triểntìm ra các phương án phù hợp để đề án thực hiện tốt hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đoàn Công Quỳ. 2006. Quy hoạch sử dụng đất. Nhà xuất bản nông nghiệp.
2. Nghị định 92/2002/NĐ-CP.
3. Luật đất đai 2003.
4. Nghị định 181/2004/NĐ-CP.
5. Thông tư 30/2004/TT-BTNMT.
6. Báo Đảng cộng sản VIệt Nam.
7. Báo điện tử Vietnamnet.
8. www.google.com.vn.
MỤC LỤC
Phần thứ nhất: ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
1.2 Mục đích, yêu cầu
1.2.1 Mục đích
1.2.2 Yêu cầu
Phần thứ hai. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT
2.1. Cơ sở lý luận của quy hoạch sử dụng đất
2.1.1. Khái niệm của QHSDĐ
2.1.2. Phân loại quy hoạch sử dụng đất
2.1.3. Đối tượng nghiên cứu của QHSDĐ
2.1.4. Chức năng và nhiệm vụ của QHSDĐ
2.1.5. Mối quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất với quản lý đất đai và các quy hoạch khác và phát triển kinh tế xã hội.
2.1.6. Trình tự, nội dung nghiên cứu QHSDĐ nói chung.
2.1.6.1 Trình tự QHSDĐ bao gồm bước sau
2.1.6.2 Nội dung nghiên cứu QHSDĐ
2.2 Cơ sở pháp lý của QHSDĐ
2.3 Tình hình nghiên cứu QHSDĐ trong nước.
2.3.1 Các ưu điểm đã đạt được
2.3.2 Vấn đề còn tồn tại
2.4 Đặc điểm QHSDĐ cấp xã
Phần thứ ba. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Nội dung nghiên cứu
3.1.1 Nghiên cứu, đánh giá điều kiện Tự nhiên- Kinh tế- Xã hội
3.1.1.2 Điều kiện kinh tế, xã hội
3.1.1.3 Đánh giá chung
3.1.2 Nghiên cứu hiện trạng sử dụng đất và biến động đất đai
3.1.3 Xây dựng phương hướng, mục tiêu phát triển kinh tế xã hội và phương hướng sử dụng đất
3.1.4 Xây dựng phương án QHSDĐ
3.1.5 Xây dựng kế hoạch sử dụng đất
3.1.6 Đánh giá hiệu quả của phương án quy hoạch
3.1.7 Các giải pháp thực hiện
3.2 Các phương pháp nghiên cứu trong QHSDD
3.2.1 Phương pháp minh họa trên bản đồ
3.2.2 Phương pháp thống kê.
3.2.3 Phương pháp dự báo
3.2.4 Phương pháp tính toán theo định mức
Phần thứ tư. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1 Nghiên cứu đánh giá điều kiện tự nhiên – Kinh tế - Xã hội
4.1.1 Điều kiện tự nhiên
4.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội
4.1.3 Đánh giá chung
4.2 Đánh giá hiện trạng sử dụng đất và biến động đất đai
4.2.1 Hiện trạng sử dụng đất
4.2.2 Xu thế biến động
4.2.3 Nguyên nhân biến động
4.2.4 Hiệu quả kinh tế thực hiện QHSDD kỳ trước
4.3 Xây dựng phương hướng nội dung phát triển kinh tế - xã hội và phương hướng sử dụng đất
4.3.1 Lí do xây dựng phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và phương hướng sử dụng đất.
4.3.2 Căn cứ và phương hướng xây dựng nội dung phát triển kinh tế xã hội và phương hướng sử dụng đất.
4.4 Quy hoạch đất phi nông nghiệp
4.4.1 Quy hoạch đất ở
4.4.2 Quy hoạch đất chuyên dùng
4.4.3 Quy hoạch sử dụng đất nông, lâm nghiệp
4.4.3.1 Dự báo nhu cầu sử dụng đất nông, lâm nghiệp
4.4.3.2 Quy hoạch
4.4.4 quy hoạch đất chưa sử dụng
4.5 Tổ chức thực hiện QHSDĐ cấp xã
4.5.1 Lập kế hoạch sử dụng đất
4.5.1.1 Những căn cứ để lập kế hoạch sử dụng đất
4.5.1.2 Nội dung của kế hoạch
4.5.2 Lập biểu chu chuyển
Phần thứ năm. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
1 Kết luận
2 Đề nghị
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- thuyet_minh_do_an_truong_yen_1_6585.doc