Đồ án Quản trị rủi ro chính trị cho công ty Phát Đạt

Hiện nay, với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin và tiến bộ nhanh chóng của khoa học kĩ thuật các hoạt động kinh doanh ngày càng đa dạng và hiệu quả hơn. Nhưng cùng với sự phát triển đó, những rủi ro trong sản xuất kinh doanh cũng phát sinh và ngày càng phức tạp hơn. Để đối phó với những rủi ro luôn biến động hằng ngày đòi hỏi nhà quản trị cần phải nhạy bén trong việc phát hiện và đề ra các phương pháp quản trị để giải quyết các rủi ro đó một cách thích hợp nhất để đạt được mục tiêu cao nhất của tổ chức. Chính vì thế ngày nay quản trị rủi ro là một trong các yếu tố được các doanh nghiệp quan tâm hàng đầu và luôn giành ra một chi phí rất lớn cho việc quản trị rủi ro. Nhưng có phải các doanh nghiệp nào cũng đều có những chính sách quản trị rủi ro đúng đắn? [IMG]file:///C:/Users/USER/AppData/Local/Temp/msohtmlclip1/01/clip_image001.png[/IMG] Mục đích nghiên cứu: Tại các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay vấn đề quản trị rủi ro vẫn chưa được các daonh nghiêp quan tâm đúng mức . Rất nhiều các doanh nghiệp đang lầm tưởng Việt Nam đang có một môi trường kinh doanh thuận lợi- đặc biệc là họ đang cho rằng Việt Nam đang có một môi trường kinh doanh ít chịu sự tác động của rủi ro chính trị. Rủi ro chính trị được định nghĩa như là những chính sách của chính phủ áp dụng mà giới hạn cơ hội kinh doanh của các nhà đầu tư. Nhưng các chuyên gia nước ngoài đã có rất nhiều bài nghiên cứu về những tác động rủi ro chính trị đến các doanh nghiệp kinh doanh tại Việt Nam, và họ đã đưa ra kết luận rằng ngoài chế độ chính trị với một Đảng cầm quyền ổn định, các rủi ro chính trị khác đang tồn động tại Việt Nam sẽ gây cản trở đến các hoạt động của doanh nghiệp như: tham nhũng của bộ máy quan liêu nhà nước, tính hiệu quả của chính quyền, tính sách tỉ giá hối đoái, bất ổn định xã hội, môi trường tự nhiên Chính vì thế nhóm đã quyết định làm một đề tài để tìm hiểu các rủi ro từ tác động của môi trường chính trị. Để hiểu hơn và có thể đi sâu vào thực tiễn hiện tại, nhóm đã chọn một công ty ở lĩnh vực bất động sản-một lĩnh vực chịu rất nhiều từ sự tác động từ những chính sách thay đổi của chính phủ- để nghiên cứu và hiểu hơn những tác động của yếu tố rủi ro có từ tác động của môi trường chính trị. Đối với thị trường bất động sản những chính sách của chính phủ như: sung công, thuế, thay đổi tỷ giá, quy hoạch .là những yếu tố làm ảnh hưởng rất lớn tới thị trường, làm giảm lợi nhuận, mất khả năng đầu tư, trì trệ quá trình phát triển của doanh nghiệp. Và nhóm đã quyết định chọn công ty cổ phần bất động sản Phát Đạt để nghiên cứu với đề tài “Quản trị rủi ro từ tác động của môi trường chính trị đến công ty cổ phần bất động sản Phát Đạt”. [IMG]file:///C:/Users/USER/AppData/Local/Temp/msohtmlclip1/01/clip_image001.png[/IMG] Phạm vi nghiên cứu: Nhóm đã nghiên cứu các rủi ro từ tác động của môi trường chính trị Việt Nam ảnh hưởng đến những chính sách cũng như các cơ hội và đầu tư của công ty cổ phần bất động sản Phát Đạt tại thị trường bất động sản Việt Nam. Ngoài ra nhóm cũng nghiên cứu những yếu tố rủi ro của môi trường chính trị tại Lào- thị trường mà công ty Phát Đạt đang có nhửng dự án phát triển tại đây. [IMG]file:///C:/Users/USER/AppData/Local/Temp/msohtmlclip1/01/clip_image001.png[/IMG] Phương pháp nghiên cứu: Phân tích mô tả tổng hợp các thông tin sơ cấp và thứ cấp trên các kênh thông tin đại chúng, cũng như các báo cáo kế toán, báo cáo kinh doanh của công ty bất động sản Phát Đạt. Bên cạnh đó nhóm cũng sử dụng phương pháp đóng vai các chuyên gia để phân tích số liêu thu được để đưa ra các nhận định cũng như đề xuất các giải pháp cho công ty. [IMG]file:///C:/Users/USER/AppData/Local/Temp/msohtmlclip1/01/clip_image001.png[/IMG] Kết cấu đề tài: Lời mở đầu 1 Mục đích nghiên cứu . 1 Phạm vi nghiên cứu 2 Phương pháp nghiên cứu 2 I. Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của Phát Đạt 3 1. Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty Phát Đạt 3 2. Vài nét về tình hình tài chính của doanh nghiệp . 4 3. Thuận lợi, khó khăn của doanh nghiêp 6 4. Rủi ro của Phát Đạt trong hoạt động sản xuất kinh doanh 13 II. Các phương án trên lý thuyết để Quản trị rủi ro và phân tích ưu nhược điểm của tưng phương án . 15 1. Giai đoạn tiền đầu tư 15 2. Giai đoạn đầu tư 18 3. Giai đoạn hậu sung công 20 III. Những giải pháp phòng ngừa rủi ro cho công ty vổ phần bất động sản Phát Đạt gặp phải tromg quá trình hoạt động . 21 IV. Kết luận . 29 1. Bài học kinh nghiệm . 29 2. Tóm tắt các phương pháp quản trị rủi ro chính trị 30

doc33 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3736 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Quản trị rủi ro chính trị cho công ty Phát Đạt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ế Lợi nhuận sau thuế (LNST) Tỷ lệ LNST / Doanh thu thuần Tỷ suất LNST / Tổng tài sản (ROA) Tỷ suất LNST / Vốn chủ sở hữu (ROE) Tỷ lệ lợi nhuận trả cổ tức / LNST 3.299.820 1.326.378 36.067 491 14.434 207 14.641 12.126 33,62% 0,37% 0,91% 0,00% 3.741.736 1.472.051 491.940 175.350 2.046 177.395 146.269 29,73% 3,91% 9,94% 71,21% 3.718.396 1.519.201 166.593 63.399 272 63.127 47.346 28,42% 1,27% 3,12% 0,00% vớiNguồn: Báo cáo kiểm toán 2008 2009 và Báo cáo tài chính Quý I/2010 của Phát Đạt Tổng giá trị tài sản năm 2009 tăng 13,39% so với năm 2008 chủ yếu là do giá trị hàng tồn kho (chi phí đầu tư phát triển các dự án BĐS) tăng 13,49%, giá trị tài sản cố định tăng 11,97% và giá trị BĐS đầu tư tăng 100%. Như vậy, trong năm 2009 Công ty tiếp tục đẩy mạnh việc đầu tư phát triển các dự án BĐS đang triển khai và đầu tư vào tài sản cố định phục vụ cho hoạt động kinh doanh của Công ty. Vốn chủ sở hữu năm 2009 tăng 10,98% so với năm 2008 chủ yếu là do lợi nhuận chưa phân phối năm 2009 tăng 1.162,12 % so với năm 2008. Lợi nhuận trong năm 2009 tăng đột biến so với năm 2008 là do Công ty thực hiện việc bàn giao 5 tầng thương mại tại dự án The EverRich I cho khách hàng và phần lớn doanh thu và lợi nhuận năm 2009 có được từ việc chuyển nhượng này, trong khi năm 2008 lợi nhuận có được từ việc chuyển nhượng tầng hầm tại dự án TheEverRich I (có doanh thu và lợi nhuận thấp hơn). Các chỉ tiêu về lợi nhuận của năm 2009 tăng đột biến so với năm 2008 là do năm 2008 Công ty chủ yếu đang thực hiện hoạt động đầu tư xây dựng hoàn thành dự án The EverRich I, doanh thu ghi nhận từ việc bán tầng hầm của dự án không đáng kể. Từ năm 2009, Công ty bắt đầu ghi nhận doanh thu và lợi nhuận từ việc bán 5 tầng thương mại của dự án The EverRich I nên lợi nhuận tăng đột biến. Bảng dự kiến doanh thu lợi nhuận và cổ tức trong những năm tiếp theo: Đơn vị tính (Triệu đồng) Công ty Cổ phần Phát triển BĐS Phát Đạt 2010F 2011F 2012F Kết quả hoạt động kinh doanh (dự kiến) Doanh thu thuần 1.300.000 2.310.000 2.510.000 Lợi nhuận trước thuế 435.000 831.000 1.166.000 Lợi nhuận sau thuế 326.000 623.000 874.000 Tỷ lệ cổ tức dự kiến trên Vốn điều lệ 15%-20% 15%-20% 15%-20% Thuận lợi, khó khăn của doanh nghiêp Thuận lợi Trong số các Công ty bất động sản, có thể nói Phát Đạt có giá trị vốn hóa khá lớn trên thị trường( 4.245 tỷ đồng): Mặc dù tín dụng cho bất động sản hiện đang khó khăn về điều kiện vay vốn, nhưng với những dự án có triển vọng về đầu ra, có tiến độ thi công bảo đảm, có chiến lược kinh doanh tốt như của Phát Đạt, thì nhiều ngân hàng lớn trong nước vẫn cam kết tài trợ đủ vốn để công ty triển khai dự án, không những được các ngân hàng tin tưởng cho vay mà còn được vay với lãi suất rất tốt điều đó giúp Phát Đạt rất thuận lợi về nguồn vốn. Thị trường bất động sản TP.HCM có quy mô dân số lớn với khoảng 6,4 triệu người sinh sống (chưa tính lao động nhập cư), dự báo đến hết năm 2020, dân số của thành phố khoảng 10 triệu người, nhu cầu nhà ở, đất sản xuất, làm việc, sinh hoạt tăng nhanh, dự tính hàng triệu m2 sàn sẽ được xây dựng mới hàng năm tại TP.HCM, lượng cầu tăng là cơ sở thúc đẩy thị trường phát triển tạo thuận lợi chung cho các công ty bất động sản. Ít có doanh nghiệp nào có quỹ đất lớn như Phát Đạt mà những doanh nghiệp bất động sản chuẩn bị được quỹ đất tốt sẽ có khả năng bứt phá trên thị trường chứng khoán. Hiện nay Phát Đạt có trên 40 ha đất sạch ở TPHCM, đặc biệt ở khu vực quận 7 là trên 20 ha “đất sạch” để xây dựng hơn 6.500 căn hộ, 14 ha ở Nhà Bè xây dựng 4.800 căn hộ nữa... Trong quy hoạch cho phép ở quận 7 và Nhà Bè, các dự án của Phát Đạt đều được phê duyệt là dự án nhà cao tầng và cao cấp. Đây là lợi thế rất lớn của Phát Đạt Vị trí Đất sạch(%) Đất sạch(ha) Quận 11 100% 1.0 ha Quận 7 – ER2 97% 10.9 ha Quận 7 – ER3 74% 9.0 ha Nhà Bè (48%)* 43% 11.2 ha Quận 9 35% 5.9 ha Quận 6 - - Cam Ranh 100% 25.6 ha Hội An 100% 3.3 ha Phú Quốc 100% 20.0 ha Tổng cộng – 124 ha 70% 87.0 ha Phương châm “Chỉ tập trung đầu tư phát triển đúng ngành nghề, đúng lĩnh vực, đúng chuyên môn” đã giúp Phát Đạt tránh được những khó khăn chung của thị trường và còn đạt được kết quả khá khả quan như năm 2009 doanh thu đạt được là 491,9 tỷ đồng (tăng 5,46 lần so với kế hoạch đề ra), lợi nhuận sau thuế là 146,48 tỷ đồng (tăng 9,76 lần so với kế hoạch) Khó khăn Là Công ty cổ phần, nên hoạt động của Công ty Cổ phần Phát triển Bất động sản Phát Đạt chịu ảnh hưởng của các văn bản pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán. Luật và các văn bản dưới luật trong lĩnh vực này đang trong quá trình hoàn thiện, sự thay đổi về mặt chính sách luôn có thể xảy ra và khi xảy ra thì sẽ ít nhiều ảnh hưởng đến hoạt động quản trị, kinh doanh của doanh nghiệp. Mối quan tâm lớn nhất là thủ tục hành chính vì thủ tục hành chính hiện tại vẫn là rào cản lớn cho động lực phát triển thị trường,nhiều văn bản pháp quy được ban hành từ các cơ quan quản lý khác nhau, phân cấp quản lý không rõ ràng, do đó, để duyệt hồ sơ dự án hay thực hiện giao dịch bất động sản, cần có nhiều thời gian và kiên nhẫn. Công tác quy hoạch đất đai vừa chậm vừa kém minh bạch, mọi người đều biết rằng công tác quy hoạch là tiền đề cho tất cả các công trình bất động sản, không thể có dự án rồi mới có bản đồ quy hoạch sau. Thường xuyên điều chỉnh quy hoạch nhưng thông tin chỉ được một số cá nhân cập nhật, phát sinh luồng thông tin không chính thức vì mục đích tư lợi, gây mất ổn định thị trường Hệ thống pháp luật hiện hành của Việt Nam chỉ công nhận quyền sở hữu đối với nhà ở công trình xây dựng trên đất, nhưng không công nhận quyền sở hữu đối với đất đai, mà chỉ chứng nhận quyền sử dụng đất ,với thị trường bất động sản Việt Nam, quyền sở hữu nhà ở thậm chí còn có nhiều giới hạn đối với người nước ngoài và Việt kiều. Do đó, sự phát triển của thị trường bị hạn chế rất nhiều về sức mua, nhất là đối với những dự án của Phát Đạt như nhà ở cao cấp, dự án Bất động sản nghỉ dưỡng… Giới đầu cơ có xu hướng tăng trong các năm qua với tiềm lực tài chính dồi dào luôn là nguy cơ tiềm ẩn cho sự phát triển. Giá cả của bất động sản nơi có đầu cơ thay đổi nhanh, gây hiệu ứng sôt giá cục bộ làm rối loạn thị trường ít nhiều gây khó khăn cho công ty. Công tác đào tạo cho nguồn nhân lực tham gia thị trường vẫn còn nhiều bất cập, qua gần 2 năm triển khai đào tạo chứng chỉ bất động sản theo luật kinh doanh bất động sản, hàng ngàn chứng chỉ đã được cấp nhưng chất lượng yếu và nặng về tính hình thức gây khó khăn chung cho các công ty khoán trong việc thu hút nguồn nhân lực có năng lực cao Định hướng phát triển của Phát Đạt trong thời gian tới Phát Đạt đã đang và sẽ xây dựng cho mình một thương hiệu riêng gắn liền với đặc trưng riêng của mình. Đó là định hướng cung cấp sản phẩm với chất lượng trung cao cấp, độc đáo nhưng với giá cả hợp lý đi kèm với cam kết luôn luôn đảm bảo tiến độ và chất lượng. Cùng với việc tiếp tục mở rộng danh mục đầu tư vào nhiều dự án BĐS trên địa bàn Tp.HCM công ty còn chú trọng phát triển thị trường ở Hà nội và trên khắp cả nước, hướng đến trở thành một trong những nhà đầu tư BĐS cao cấp hàng đầu Việt Nam. Đầu tư và phát triển trong lĩnh vực bán lẻ tại Tp.HCM_ một xu hướng nhu cầu tiếp tục tăng mạnh với mức giá thuê ổn định , đặt biệt là các nhà bán lẻ có vốn đầu tư từ nước ngoài.  The EverRich I Thị trường nhà ở bình dân đặc biệt là các dự án khu căn hộ cao cấp kết hợp trung tâm thương mại The EverRich II và III- Quận 7 , dự án khu căn hộ cao tầng Phước Kiển – Nhà Bè …vẫn tiếp tục được đầu tư khởi công xây dựng và mở rộng hơn nữa. Dự án EverRich II – Quận 7 Nguồn: Sunland.vn Dự án hậu giang Plaza – Quận 6 Dự Án Khu Dân Cư Phan Đình Phùng – Nam Lê Lợi – Tp Quảng Ngãi The everrich III Nguồn : Phatdat.Com.V Cùng với tiềm năng phát triển du lịch của Việt Nam trong tương lai công ty đang triển khai các dự án bất động sản du lịch nghỉ dưỡng tại các vị trí đắc địa ở Nha Trang, Phú Quốc, Hội An với tiềm năng sinh lợi tốt. Với định hướng phát triển này, hoạt động kinh doanh công ty sẽ có nhiều bước phát triển mới khả quan hơn trong thời gian tới, bên cạnh đó còn chú trọng đến khu nghỉ dưỡng có diện tích nhỏ hơn và giá cả phải chăng hơn. Bên cạnh đó các dự án khách sạn từ trung bình đến cao cấp từ 3-5 sao vẫn là mối quan tâm đáng kể đối với các nhà đầu tư trong nước cũng như các nhà đâu tư nước ngoài . The Westin Resort & Spa – Cam Ranh Nguồn : phatdat.com.vn Đồng thời công ty còn hướng đến đào tạo đội ngũ quản lý dự án chuyên nghiệp ,điều đó vô cùng quan trọng với sự gia tăng của nhà đầu tư nước ngoài như hiện nay.Để phát huy tối đa tiềm lực cạnh tranh của công ty thì một nhà quản lý dự án hoàn toàn độc lập và chuyên nghiệp là điều cần thiết cho các dự án bất động sản. Phát triển những khu công nghiệp và trung tâm dữ liệu. Với sự phát triển của một xã hội "online", sự phát triển các trung tâm dữ liệu sẽ là cần thiết. Để hỗ trợ xu hướng trực tuyến này các công ty sẽ cần cơ sở hạ tầng mạng và không gian. Nhu cầu về khảo sát xây dựng và quản lý dự án cũng sẽ phát triển ,và những nhà phát triển cần phải sẵn sàng để hỗ trợ cho sự phát triển này Đẩy mạnh phát triển thị trường bất động sản sinh thái, trong tình hình môi trường sinh thái đang được khuyến khích bảo vệ trên toàn cầu .Như tổ chức các sự kiện chuyên ngành, góp phần thúc đẩy sự chuyên nghiệp trong hoạt động đầu tư và khai thác bất động sản sinh thái. Rủi ro của Phát Đạt trong hoạt động sản xuất kinh doanh Rủi ro về luật pháp Là Công ty cổ phần, nên hoạt động của Công ty Phát Đạt chị ảnh hưởng của các văn bản pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán. Sự thay đổi về mặt chính sách luôn có thể xảy ra và khi xảy ra thì sẽ ít nhiều ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Thị trường BĐS phải chịu một áp lực lớn do hàng loạt chính sách điều tiết của Nhà nước. Trình tự, thủ tục về đất đai, thỏa thuận quy hoạch, phê duyệt dự án vẫn còn phức tạp, kéo dài qua nhiều cấp. Vì vậy, Công ty còn phải chủ động và linh hoạt đáp ứng đủ điều kiện theo những quy định về quy hoạch, xây dựng, an toàn lao động …để tồn tại và phát triển, giữ vững uy tín của mình. Rủi ro đặc thù Rủi ro ngành: Ngoài việc đáp ứng nhu cầu nhà ở của người dân, BĐS còn được xem là một kênh đầu tư, bên cạnh các kênh đầu tư khác như thị trường chứng khoán, thị trường vàng.... Do đó, lĩnh vực này chịu sự tác động mạnh của những biến động trong nền kinh tế, đặc biệt là sự biến động của ngành tài chính ngân hàng, ngành xây dựng và vật liệu xây dựng. Rủi ro về quyền sử dụng đất: Quỹ đất sạch là yếu tố cốt lõi trong hoạt động kinh doanh của các công ty phát triển bất động sản. Với quy định việc đền bù giải toả theo giá thị trường và trong tình hình giá đất ngày càng gia tăng như hiện nay, đặc biệt là tại các đô thị lớn như Tp.HCM, Hà Nội thì chi phí đền bù giải phóng mặt bằng để tạo quỹ đất cho dự án sẽ chiếm tỷ trọng lớn trên tổng chi phí đầu tư phát triển dự án, làm tăng giá thành sản phẩm của dự án và ảnh hưởng trực tiếp lợi nhuận của Công ty. Vì vậy, việc chậm trễ trong công tác đền bù giải phóng mặt bằng sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến tình hình hoạt động kinh doanh và tài chính của các công ty Rủi ro về lãi suất: Đặc thù của ngành là nhu cầu vốn lớn để đầu tư vào các dự án, chủ yếu là dùng để mua đất. Thống kê cho thấy rằng, tín dụng vào BĐS chiếm tỷ trọng tương đối trong tổng tín dụng của toàn bộ nền kinh tế. Do vậy khi lãi suất thị trường tăng sẽ làm tăng chi phí vay vốn và gây khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Rủi ro cạnh tranh: Ngành kinh doanh BĐS là ngành có tiềm năng phát triển rất lớn nên ngày càng có nhiều doanh nghiệp trong nước và cả các doanh nghiệp nước ngoài với tiềm lực tài chính rất mạnh cũng bắt đầu tham gia vào thị trường này. Đặc biệt, mức độ cạnh tranh tại thị trường BĐS tại TPHCM hiện nay được đánh giá cao hơn nhiều lần so với Hà Nội – đây cũng là một rủi ro của các công ty BĐS tại TPHCM nói chung và của Công ty Phát Đạt nói riêng. Rủi ro về tính thanh khoản Các dự án tăng trưởng trong tương lai của công ty sẽ thu hút một nguồn vốn đầu tư đáng kể để thanh toán cho các khoản chi phí đầu tư mua đất, chi phí xây dựng cũng như cần sự hợp tác của các đối tác, sự chấp thuận và hỗ trợ của chính phủ và các cơ quan chính quyền khác. Tuy nhiên, Công ty không thể đảm bảo rằng các nhà đầu tư và khách hàng có thể có đủ điều kiện về vốn với các điều kiện thuận lợi, điều này cũng có thể sẽ ảnh hưởng đến chiến lược dài hạn, cũng như tình hình tài chính, kết quả hoạt động kinh doanh và triển vọng tương lai của Công ty. Năng lực, uy tín, thương hiệu và trình độ công nghệ của nhà thầu : Là công ty chuyên hoạt động trong lĩnh vực phát triển BĐS nên công tác phát triển dự án bao gồm thiết kế, xây dựng, quản lý xây dựng & giám sát dự án, kiểm tra chất lượng và công tác quản lý khai thác khách sạn đều được các nhà thầu thực hiện. Vì vậy, năng lực, uy tín, thương hiệu và trình độ công nghệ của nhà thầu sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của Công ty. Các phương án trên lý thuyết để Quản trị rủi ro và phân tích ưu nhược điểm của tưng phương án. Quản trị rủi ro chính trị được đề cập ở ba giai đoạn: tiền đầu tư, giai đoạn đầu tư và hậu sung công. Tình huống tệ hại nhất của rủi ro chính trị là bị sung công tài sản. Dựa vào từng giai đoạn ta có các phương án: Giai đoạn tiền đầu tư Để đánh giá rủi ro chính trị của đầu tư, nhà quản lý cần thu thập thông tin liên quan đến tình huống và họ cần một cấu trúc phân tích Cách mạng Sự lật đổ Sự hỗn loạn Xâm lược nước ngoài Rủi ro bất ổn trên tổng thể Dừng Không Lộn xộn? Có Chủ nghĩa dân tộc? Sự can thiệp? Sự thỏa tính? Ép buộc bán Ép buộc tái thương lương hợp đồng Hủy bỏ hợp đồng Rủi ro sở hữu/kiểm soát ( tước đoạt) Dừng Không Quá cao? Có Giới hạn nhập khẩu? Yêu cầu tiêu chuẩn địa phương? Thuế? Kiểm soát giá? Giới hạn nhân viên nước ngoài? Luật lao động/đình công? Yêu cầu xuất khẩu? Đối xử phân biệt? Rủi ro quản lý Dừng Ảnh hưởng không chấp nhận lên ROI Có Giới hạn chuyển cổ tức, phí chuyển nhượng, lãi suất, phí hoặc vốn? Tỷ giá hối đoái Rủi ro chuyển giao Ảnh hưởng không chấp nhận lên ROI ⨪ Có Không Không Dừng Tiếp tục SƠ ĐỒ Đề phòng Là cách dễ nhất để quản lý rủi ro chính trị. Nhiều công ty đã tránh rủi ro bằng cách xem xét việc đầu tư ở những nước chính trị bất ổn.Tuy nhiên nếu nhiều chính phủ ra quyết định ảnh hưởng đến tính sinh lợi của kinh doanh, các công ty phải đối mặt với một mức độ rủi ro. Do đó tránh rủi ro là điều không thể. Các công ty đang kinh doanh phải chấp nhân rủi ro, miễn là các rủi ro này được nhận ra, xử lý một cách thông minh và có bồi hoàn. Ví dụ: khủng hoảng chính trị hiện nay ở Thái Lan để lại dư chấn nặng nề đối với nền kinh tế quốc gia. Các công ty bây giờ đang cân nhắc liệu có nên tiếp tục đầu tư vào Thái Lan hay không. Cách nghĩ của họ thay đổi so với trước kia, khi Thái Lan luôn được xem là một nơi dễ mến và thu hút khách. Nguồn: www.dantri.com.vn Ưu điểm và nhược điểm: Ưu điểm: khi các công ty thực hiện phương pháp này, công ty có thể tránh được những rủi ro nặng nề hơn nếu đầu tư gặp rủi ro. Đây là biện pháp ít tốn kém và dễ thực hiện nhất. Nhược điểm: Nếu chấp nhận rủi ro ở một mức độ nhất định, các công ty có thể kiếm được lợi nhuận rất cao (rủi ro càng lớn, lợi nhuận càng cao). Do đó, nếu thực hiện phương pháp này, có thể công ty sẽ bỏ qua nhiều cơ hội kinh doanh tốt. Bảo hiểm Bằng cách bảo hiểm tài sản trong các khu vực có rủi ro chính trị , các công ty có thể tập trung vào hoạt động kinh doanh của mình và bỏ qua rủi ro chính trị - hoặc nếu có . Phần lớn các nước phát triển bán bảo hiểm rủi ro chính trị để chi trả cho tài sản nước ngoài của công ty nội địa. Ví dụ: 7 nước châu Phi là Uganda, Tanzania, Malawi, Rwanda, Botswana, Zambia và Kenya sẽ thành lập một quỹ bảo hiểm rủi ro cho các nhà đầu tư nước ngoài, trong cuộc họp ở Uganda vào ngày mai (19/8/2009). Dự kiến Hãng bảo hiểm thương mại châu Phi ATI sẽ phát hành các đơn bảo hiểm đầu tiên vào tháng 9 để hỗ trợ thương mại và đầu tư, và chính phủ 7 nước châu Phi sẽ bảo lãnh cho đơn bảo hiểm ATI phát hành nhằm khuyến khích tăng trưởng và thương mại ở lục địa này. ATI có vốn là 105 triệu USD, chuyên bảo hiểm cho các rủi ro chính trị, bao gồm cả những tổn thất do chiến tranh hay bất ổn dân sự gây nên. Các khoản bồi thường bảo hiểm cho nhà đầu tư sẽ được lấy từ nguồn vốn World Bank cho những thành viên của ATI vay. Việc này nhằm gây áp lực khiến chính phủ các nước đó duy trì ổn định trong nước và trừng phạt thẳng tay nạn tham nhũng. Nguồn: Theo BBC Ưu điểm và nhược điểm: Ưu điểm: Mức độ rủi ro bị giảm thiểu khá nhiều. Nhiều trường hợp các công ty có thể bỏ qua rủi ro chính trị khi sử dụng phương pháp này Nhược điểm: Tuy nhiên, vấn đề là chi phí mua bảo hiểm rủi ro chính trị rất lớn. Thỏa thuận về môi trường đầu tư Còn được gọi là thỏa thuận nhượng bộ. Ngoài bảo hiểm, một số công ty cố tiếp cận với quốc gia chủ nhà trước khi cam kết đầu tư, xác định quyền hạn và trách nhiệm của hai bên. Phương pháp này thường thông dụng đối với công ty đầu tư trong các quốc gia kém phát triển, đặc biệt là thuộc địa của những nước sở tại. Ngay khi thỏa thuận này đã được cam kết nhưng lại ít có tác dụng trong các quốc gia Thế giới thứ ba. Tỉ lệ cao những thỏa thuận lỗi thời sẽ đưa nhiều công ty đi đến chỗ theo đuổi nhiều chính sách chủ đông trong việc quản lý rủi ro chính trị. Ví dụ:Thỏa thuận đầu tư 10 tỷ USD vào 30 dự án bảo vệ môi trường và bất động sản tại Việt Nam vừa được ký kết giữa Tập đoàn E.VO Global Asset Management chuyên về quản lý quỹ đầu tư của Úc và Tập đoàn đầu tư tài chính và địa ốc VN234. Ưu điểm và nhược điểm: Ưu điểm: Được sử dụng khá thông dụng khi đầu tư vào các quốc gia kém phát triển. Doanh nghiệp sẽ có nhiều lợi thế trong việc hội đàm với các chính phủ yếu kém. Nhược điểm: Các nước kém phát triển thường xảy ra bất ổn chính trị, do đó khả năng tiến hành thay thế Chính phủ khá cao. Khi đó, chính phủ mới lên cầm quyền sẽ gây nhiều bất lợi cho doanh nghiệp khi họ từ chối những thỏa thuận nhượng bộ cũ vì họ cho rằng đầu tư nước ngoài là một hình thức bóc lột. Đặc biệt là đối với các quốc gia thế giới thứ ba, những thỏa thuận nhượng bộ này ít khi được thực hiện. Cơ cấu đầu tư Công ty cố giảm thiểu nguy cơ rủi ro chính trị bằng cách tăng chí phí của chính phủ nước sở tại trong việc gây trở ngại hoạt động công ty . MNCs sẽ cố nâng chi phí cho chính phủ nước sợ tại trong việc thực hiện các phương án trước đây của nó để sung công hoặc ngược lại giảm giá trị của công ty địa phương với công ty mẹ. Cụ thể là Giữ công ty con địa phương phụ thuộc vào công ty mẹ vể thị trường hoặc về cung ứng Tập trung vào các điều kiện nghiên cứu – phát triển công nghệ độc quyền để nâng chi phí quốc hữu hóa. Phát triển những cổ đông tài chính, liên doanh từ chính phủ nước sở tại , các cơ quan tài chính quốc tế và khách hàng. Đặc biệt đối với các dự án khai thác thì cần có được bảo lãnh không điều kiện của chính phủ nước sở tại. Ưu điểm và nhược điểm: Ưu điểm : Nâng cao chi phí cho chính phủ sở tại trong việc thực hiện các phương án trước đây của nó để sung công hoặc ngược lại giảm giá trị của công ty con địa phương với công ty mẹ à gây sức ép lớn đến những hoạt động gây bất lợi cho doanh nghiệp của Chính phủ. Khuyết điểm: Biện pháp này được tiến hành trong dài hạn và phải thông qua nhiều giai đoạn, tốn kém về tiền bạc và công sức. Giai đoạn đầu tư Khi công ty đa quốc gia đã đầu tư trong một dự án thì khả năng ảnh hưởng sau này của công ty đối với tính nhạy cảm về rủi ro chính trị sẽ giảm đi đáng kể nhưng không hoàn toàn mất đi. Có ít nhất 5 chính sách khác nhau để đem lại cơ hội thành công, cụ thể là: Kế hoạch phân tán Các công ty đa quốc gia phân tán quyền sở hữu của họ về đầu tư nước ngoài bằng việc bán tất cả hoặc phần lớn lợi nhuận cổ phần của họ cho nhà đầu tư địa phương. Tuy nhiên, nhược điểm của Chính sách này là khó mang lại thoải đáng cho tất cả các bên có liên quan. Ví dụ:Các nhà đầu tư nước ngoài, nhất là Nhật sau một thời gian đầu tư ồ ạt sang Trung Quốc, nhiều công ty đa quốc gia thấy rằng không nên quá tập trung vào một thị trường mà cần phân tán một phần các cơ sở sản xuất sang các nước khác để tránh rủi ro. Các công ty đa quốc gia của Nhật phải đẩy nhanh quá trình tái cấu trúc mạng lưới sản xuất ở châu Á mà trọng tâm là phân tán đầu tư từ Trung Quốc sang các nước khác. Tối đa hóa lợi nhuận ngắn hạn Đối phó với nhu cầu phân tán, công ty đa quốc gia có thể nỗ lực thu hồi tối đa tiền mặt từ các hoạt động địa phương. Bằng cách cắt giảm các chi phí không thật sự cần thiết thì nguồn tiền mặt có thể tối đa hóa trong một thời gian ngắn, chính sách này được các công ty không hoạt đông dài hạn ở địa phương thực hiện . Ví dụ: Các doanh nghiệp Trung Quốc sản xuất các sản phẩm có chất lượng thấp (vì nguyên liệu độc hại rẻ tiền…mà chính phủ Việt Nam nghiêm cấm) nhưng với mức giá xấp xỉ các doanh nghiệp khác mang lại lợi nhuận khá lớn. Họ muốn có lơi nhuận nhanh chóng trong ngắn hạn ở Việt Nam. Ưu điểm và nhược điểm: Ưu điểm: Áp dụng tốt cho trường hợp các nhà đầu tư trong ngắn hạn. Thu hồi vốn nhanh, giảm rủi ro thanh toán, hạn chế thiệt hại trong nhiều trường hợp sung công Khuyết điểm: Để lại nhiều quan niệm không tốt về sản phẩm của công ty. Thay đổi tỉ số lợi nhuận/chi phí Những quốc gia thường bị xung công xem lợi nhuận-thực tế, và được ước tính, hoặc cả hai-của việc sở hữu địa phương quan trọng hơn chi phí thay thế một nhà đầu tư ngoại quốc. Do giá trị trợ cấp kinh tế địa phương không đủ để bảo vệ khỏi rủi ro chính trị do đó phải đảm bảo tăng chi phí sung công bằng việc tăng các hình thức chế tài có liên quan. Bao gồm : kiểm soát ta kháchị trường xuất khẩu, vận tải, công nghệ, thương hiệu và nhãn hiệu, và các phụ tùng được sản xuất tại các quốc gia khác. Khi sự sung công không thể tránh được, với chế tài chỉ là tiêu tốn thời gian thôi, thì có thể đạt nhiều hiệu quả hơn nếu chuẩn bị hội đàm nhằm thiết lập một quan hệ hợp tác sau này. Phát triển cổ đông địa phương Nghĩa là bồi dưỡng những cá nhân địa phương và nhóm những người chung mục đích trong một chi nhánh được tiếp tục tồn tại như một đơn vị của công ty MNCs.Các cổ đông tiềm ẩn bao gồm : người tiêu dùng, nhà cung ứng, các công nhân hưởng trợ cấp địa phương và các đối tác công ty liên doanh.Việc làm này giúp ngăn ngừa các hoạt động chống đối của các cổ đông. Ngân hàng HSBC là ngân hàng đa quốc gia có chính sách khuyến khích nhân viên của họ mua cổ phần ngân hàng nhằm mang lại sự ủng hộ của nhân viên khi gặp rủi ro Ưu điểm và nhược điểm: Ưu điểm: Huy động sự ủng hộ rất lớn của nhân viên địa phương, gây áp lực lên Chính phủ. Chi phí thực hiện không cao Khuyết điểm: Việc sử dụng cổ đông địa phương có thể gây tác động ngược chiều nếu họ không được đối xử tốt. Thích ứng Thích ứng với sung công tiềm ẩn và cố kiếm lời trên các nguồn lực công ty bằng cách tham gia vào các hợp đồng chuyển nhượng và quản lý. Những công ty này không thể thoát khỏi sự kiểm soát về các hoạt động ngoại quốc của họ do tính đồng bộ của hệ thống kế hoạch sản xuất trên toàn thế giới. Như những công ty dầu mỏ mà tài sản bị chính phủ Venezuela quốc hữu hóa thì được ký những hợp đồng quản lý để tiếp tục, khai thác, tinh lọc trên thị trường. Giai đoạn hậu sung công Bốn giai đoạn cơ bản trong giai đoạn hậu sung công , càng về sau các giai đoạn càng tăng tính thù địch Thương lượng Áp dụng quyền lực Sử dụng pháp luật Từ bỏ quản lý Thương lượng Khi sung công xảy ra, giá trị của cuộc hội đàm sau bị mất nhanh chóng. Mục đích là duy trì sự liên lạc với chính phủ nước sở tại. Chỉ khi việc sung công là thủ đoạn thương lượng để có được sự nhượng bộ của công ty thì giải pháp này có thể sẽ thành công. Áp dụng quyền lực Nếu những nhượng bộ này không khôi phục tài sản của mình, công ty có thể nhắm trực tiếp quyền lực kinh tế của nó vào chính phủ nước sở tại, sử dụng những chủ trương đã được thảo luận trước. Như cắt bỏ những phụ tùng quan trọn, thị trường xuất khẩu, công nghệ và khả năng quản lý v..v.. Sử dụng pháp luật Trong hoặc sau giai đoạn 1 và 2, công ty sẽ bắt đầu tìm kiếm đền bù về mặt luật pháp. Dù chính phủ nước sở tại có thể thực hiện các xử lí pháp luật thích đáng nhưng theo kinh nghiệm các nhà đầu tư Mỹ cho rằng hỗ trợ này kém tin cậy. Từ bỏ quản lý Do thiếu thành công trong 3 giai đoạn đầu tiên, phần nhiều công ty thực tế thất bại và cố cứu vãn phần nào đầu tư của họ. Vấn đề thực sự ở đây là khả năng điều phối lưu chuyển tiền mặt từ các tài sản này. Qua thỏa thuận ràng buộc, giá trị lũy tiến có thể nhận được từ 1 xí nghiệp bị trưng thu theo ít nhất 3 cách : Quản lý xuất khẩu như trước đây nhưng theo một thỏa thuận ủy quyền Trang bị kĩ thuật và quản lý theo một hợp đồng quản lý Bán nguyên liệu và phụ tùng cho chính phủ nước ngoài. Chiến lược tài chính nhằm giảm thiểu rủi ro chính trị Sắp xếp hợp lý tài chính của tập đoàn: sử dụng các hoạt động tài chính địa phương để mở rộng tối đa tài trợ. Những thỏa thuận như vậy sẽ có giá trị khi ngân hàng hay các nhà đầu tư địa phương đối với những rủi ro liên quan đến sự kỳ thị đầu tư nước ngoài. Các MNCs hay tìm sự tài trợ đầu tư nước ngoài nhận được từ chính phủ nước họ hay nướcc khác, những tổ chức quốc tế, những khách hàng khác hơn là nguồn tài chính của họ. Thuê quốc tế: giúp các công ty giảm những rủi ro chính trị vì thuê quốc tế cho phép giới hạn quyền sở hữu tài sản của các công ty con kể cả trong những nước có nền chính trị bất ổn, dễ rút tiền mặt ra từ những nước có kiểm soát hối đoái. Đa dạng hóa các nguồn tài trợ: để giảm sự lệ thuộc vào bất kỳ một thị trường tài chính nào. Loại hình này giúp cho công ty mở rộng và bổ sung nguồn thông tin về kinh tế, tài chính giúp cho quá trình ra quyết định về tài chính. Thiết lập thỏa thuận cung cấp sản phẩm dài hạn, như Texas Intrustment đã giảm thiểu rủi ro bằng cách thỏa thuận cung cấp sản phẩm dài hạn mà khách hàng trả tiền trước cho việc mua các chất bán dẫn. III/ Những giải pháp phòng ngừa rủi ro cho công ty vổ phần bất động sản Phát Đạt gặp phải tromg quá trình hoạt động: Trong qúa trình hoạt động của mình công ty cổ phần bất động sản Phát Đạt, công ty phải đương đầu với những rủi ro chính trị không chỉ ở môi trường kinh doanh trong nước mà còn phải đương đầu với những rủi ro chính trị tại nước bạn Lào-nơi mà công ty đang co những dự án đầu tư. Môi trường chính trị Việt Nam Tham nhũng đất đai ở Việt Nam-khó khăn cho nhà đầu tư Theo đánh giá, tham nhũng trong quản lý đất đai ở Việt Nam luôn được đánh giá ở mức độ cao nhất trong tất cả các lĩnh vực quản lý mặc dù nhà nước đã có nhiều nỗ lực nâng cao hiệu lực quản lý để ngăn ngừa. Tham nhũng thường xảy ra ở dưới các dạng cụ thể như sau: Nhà đầu tư thường gặp khó khăn, phức tạp khi tìm đất để thực hiện các dự án đầu tư. Nội dung quy hoạch sử dụng đất không rõ ràng, để thảo thuận địa điểm đầu tư cần phải gặp gỡ tất cả 3 cấp tỉnh, huyện, xã với nhiều đầu mối công việc khác nhau, chi phí ngoại giao thường rất tốn kém. Khi đã được giới thiệu địa điểm đầu tư, phương thức có đất phổ biến hiện nay là thu hồi đất theo dự án đầu tư, giao đất hoặc cho thuê đất trực tiếp cho nhà đầu tư đã được chỉ định với giá đất do cơ quan hành chính quyết định. Hình thức thu hồi đất theo quy hoạch (không phụ thuộc vào dự án đầu tư), hình thức giao đất thông qua đấu giá đất được áp dụng không nhiều (gần như không đáng kể), hình thức giao đất thông qua đấu thầu dự án có sử dụng đất chưa được áp dụng trong thực tế. Như vậy, cơ chế thu hồi đất theo dự án, giao đất trực tiếp cho nhà đầu tư đã chỉ định với giá đất do cơ quan hành chính quyết định luôn chứa trong nội nguy cơ tham nhũng rất cao. Cơ chế kiểm đếm tài sản, đánh giá tài sản, định giá đất để tính giá trị bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thường do Ban Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cấp huyện thực hiện với một cơ chế hành chính tuyệt đối, thiếu sự tham gia giám sát khách quan của người bị thu hồi đất, của cộng đồng dân cư nơi có đất bị thu hồi, của các tổ chức xã hội cũng là nguyên nhân tạo nên nguy cơ tham nhũng lớn. Để đối phó với vấn nạn tham nhũng hiện nay, Phát Đạt có thể thực hiện chính sách “thoả thuận đầu tư”, cụ thể là doanh nghiệp sẽ thoả thuận với chính quyền địa phương một điều khoản có lợi cho địa phương đó. Điều này sẽ hạn chế hành động tham nhũng của các công chức các cấp. Sự kém minh bạch về những chính sách của chính phủ về thị trường bất động sản Sự kém minh bạch về những chính sách của chính phủ về thị trường bất động sản đã ảnh hưởng đến tâm lý của người dân và uy tín của doanh nghiệp. Đối với người dân sự kém minh bạch đó xuất phát từ tình trạng đầu cơ trốn thuế của một số doanh nghiệp hoặc một số tổ chức trong lĩnh vực BĐS . Điều này làm cho người dân phải mua BĐS với giá tương đối cao hoặc những BDS trái với quy định pháp luật. Do đó sẽ làm cho người dân có những tư tưởng không tốt về những doanh nghiệp BĐS , làm họ mất niềm tin vào thị trường BĐS. Những yêu tố trên sẽ chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến công ty cổ phần BĐS Phát Đạt. Đồi với doanh nghiệp phát đạt họ cũng phải đương đầu với nhũng bất cập trong quá trình đấu giá dự án . ví dụ như khi chính phủ cho đấu thầu một dự án mà trong đó Phát Đạt tham gia cùng với nhiều công ty khác nhưng có một số công ty đã lách luật liên kết với những người có thẩm quyền đầu cơ các dự án đó để làm nâng giá trị dự án hoặc gây khó khăn cho việc đấu thầu dự án, điều đó làm cho Phát Đạt khi muốn trúng thầu sẽ gặp nhìu khó khăn. Giải pháp của phát đạt ở đây là phải thường xuyên cập nhật thông tin về giá đất và những dự án của mình để tránh hiện tượng đầu cơ BĐS. Bên cạnh đó , công ty cũng phải phối hợp với các cơ quan chức năng nhà nước phát hiện ra hiện tượng đầu cơ, hiện tượng lách luật ngay tại doanh nghiệp cũng như trên thị trường BĐS,phài thường xuyên cập nhật thông tin để đưa ra những kiến nghị phối hợp với nhà nước hoàn thiện bộ luật BĐS. Các quy định, nghị định của chính phủ ảnh hưởng đến thị trường bất động sản: Sau đổi mới năm 1986, Việt Nam đã có nhiều thay đổi trong chính sách kinh tế và thực tế đã giành được nhiều thành công lớn trong tăng trưởng và phát triển kinh tế. Chính sách đất đai là một trong những thay đổi lớn đó nhằm phù hợp với sự chuyển dịch của nền kinh tế, đáp ứng kịp quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trong thời gian đầu của quá trình đổi mới, trước những khó khăn và yêu cầu về lương thực nên chính sách đất đai chủ yếu tập trung vào sản xuất nông nghiệp. Sau khi vượt qua khó khăn này và trở thành nước xuất khẩu lương thực có tầm cỡ trên thế giới, với mục tiêu đã chọn là phát triển công nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp, chính sách đất đai có xu hướng tạo điều kiện thuận lợi mở đường cho phát triển công nghiệp và dịch vụ. Trước quá trình đô thị hóa và phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế, các luật và chính sách liên quan tới đất đai đã liên tục được bổ sung, sửa đổi nhưng vẫn nhanh chóng trở lên lạc hậu và có nhiều điểm không phù hợp với thời cuộc. Điều này đã gây ra nhiều vấn đề như tham nhũng, lãng phí, tranh chấp, kiện cáo làm giảm hiệu quả sử dụng đất. Là quốc gia đang phát triển, đất đai là một nhân tố đầu vào quan trọng đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế, những tranh chấp và bất ổn trong chính sách đất đai sẽ có tác động xấu tới môit rường kinh doanh và gây ra những cản trở mạnh tới phát triển tổng thể kinh tế - xã hội. Bài viết phân tích những bất cập trong chính sách đất đai và hệ quả của chính sách này. Những bất cập trong chính sách đất đai: Hệ thống luật đất đai liên tục sửa đổi và bổ sung Những thay đổi và bổ sung chỉ đáp ứng phần nào,chưa giải quyết được những bất cập trong tranh chấp đất đai. Mặc dù Luật Đất đai đã bổ sung việc xây dựng giá đất do ủy ban nhân dân cấp tỉnh đưa ra là thống nhất hệ thống tài chính đất đai dựa trên nguyên tắc một giá đất. Tuy nhiên, sự tồn tại hai hệ thống giá - là giá do Nhà nước qui định và giá trên thị trường đất đai, vẫn đang là một vấn đề phức tạp trong quản lý đất đai. Mặc dù Luật Đất đai đã bổ sung việc xây dựng giá đất do ủy ban nhân dân cấp tỉnh đưa ra là thống nhất hệ thống tài chính đất đai dựa trên nguyên tắc một giá đất. Tuy nhiên, sự tồn tại hai hệ thống giá - là giá do Nhà nước qui định và giá trên thị trường đất đai, vẫn đang là một vấn đề phức tạp trong quản lý đất đai. Hiện tại, sự chênh lệch giữa  hệ thống giá đất ở Việt Nam là khá lớn, giá đất thực tế ở nhiều khu vực đô thị và vùng ven đô quá cao so với khả năng sinh lời từ việc sử dụng đất. Theo Đặng Hùng Võ (2006a) thì trong giái đoạn 1993-2003, tồn tại cơ chế tài chính 2 giá đất với mức giá do Nhà nước qui định chỉ bằng khoảng 20% đến 40% giá đất trên thị trường và giá đất phi nông nghiệp đã tăng từ 50 lần đến 100 lần trong giai đoạn này. Điểm bất cập nữa trong việc xác định khung giá đất dựa trên giá thị trường là không nêu được cơ sở để xác định giá thị trường. Dù Nghị định số 17/2006/NĐ-CP bổ sung sửa đổi đã cho phép Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thể linh hoạt điều chỉnh mức giá để phù hợp với giá thực tế trên thị trường, nhưng nó vẫn thực sự không phát huy được hiệu quả như mong muốn. Những khiếm khuyết đó đã gây ra sự khó khăn trong giải phóng mặt bằng và bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất. Hiện tượng đầu cơ và cơ chế “xin-cho” diễn ra phổ biến đã tạo cơ hội tham nhũng trong quản lý đất đai có cơ hội phát triển mạnh. Thị trường đất đai bị méo mó và thể hiện nhiều khuyết tật, việc thực hiện thế chấp, góp vỗn bằng bất động sản vẫn gặp nhiều khó khăn nên nguồn vốn tiềm ẩn từ đất đai không được khai thức triệt để. Sự thiếu phù hợp và nhất quán giữa qui hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội và thời hạn giao đất cho người sử dụng dẫn tới những mâu thuẫn phát sinh và gây ra những khó khăn cho các doanh nghiệp. Theo như qui định tại Điều 25 Luật Đất đai thì qui hoạch tổng thể là 10 năm và có thể được xem xét sửa đổi 5 năm 1 lần, trong khi thời hạn giao đất cho các dự án đầu tư của doanh nghiệp là 50 năm. Với thời gian thay đổi qui hoạch như vậy thì đã có rất nhiều doanh nghiệp phải di dời do thay đổi qui hoạch. Điều này thường gây ra các thiệt hại và rủi ro cho các doanh nghiệp do đền bù thường không đủ bù đắp chi phí mà doanh nghiệp phải gánh chịu. Quan trọng hơn, nó làm mất cơ hội kinh doanh vì doanh nghiệp sẽ phải mất một thời gian dài để xây dựng cũng như ổn định sản xuất kinh doanh. Những thay đổi như vậy sẽ làm cho các doanh nghiệp có tâm lý lo ngại và sẽ phải lựa chọn phương án đầu tư ngắn hạn, dẫ tới tình trạng sử dụng đất thiếu hiệu quả. Sự mâu thuẫn giữa các qui định trong Luật Đất đai với các luật khác gây ra nhiều khó khăn và phiền toái cho các nhà đầu tư và người sử dụng đất. Ví dụ, mâu thuẫn giữa Luật Đất đai với Luật Xây dựng đó là: theo Điều 122 Luật Đất đai năm 2003, yêu cầu hồ sơ xin cấp đất của nhà đầu tư phải có đơn xin cấp đất, giấy phép đầu tư ( quyết định đầu tư), và hồ sơ dự án mới được giao đất. Nhưng theo Điều 37 Luật Xây dựng thì nhà đầu tư lại phải có các văn bản: thông tin giải trình về sự án (tác động về kinh tế, xã hội, môi trường...), thiết kế cơ bản cho các công trình (thiết kế công trình, giải pháp xây dựng và sử dụng đất), nên nhà đầu tư không thể xin phê duyệt và cấp phép đầu tư nếu không có đất cho dự án. Mâu thuẫn giữa Luật Đất đai với Luật Dân sự như: trước khi Luật Đất đai 2003 được ban hành thì mọi hợp đồng, giấy tờ về chuyển quyền sử dụng đất không có công chứng hoặc chứng nhận của chính quyền cơ sở thì có hiệu lực thi hành, nhưng theo qui định của pháp luật dân sự lại không có hiệu lực thi hành. Do sự thiếu minh bạch trong đền bù, bồi thường thu hồi đất và giao đất, những rào cản và những điều khoản mập mờ trong việc tiếp cận với quyền sử dụng đất của các doanh nghiệp và cá nhân đã tạo ra một khoảng cách lớn giữa giá thị trường và giá đền bù của Nhà nước đã tạo cơ hội cho những ai nắm quyền chi phối đất đai tham nhũng. Nghị định 69 đã đưa ra một bất cập là doanh nghiệp sau khi mua đất dự án doanh nghiệp phải nộp thêm 100% thuế tiền sử dụng đất của dự án, làm cho lợi nhuận doanh nghiệp bị giảm.Với quy định mới của Nghị định 71, các chủ đầu tư phải thực hiện dự án theo đúng tiến độ dự án chứ không thể để đất nền rồi chuyển nhượng qua lại, và nhà đầu tư phải cân nhắc trước khi đầu tư vào dự án ở xa, hạ tầng chưa hoàn chỉnh vì sẽ không khả thi nếu đầu tư vào dự án nhà ở mà không có người ở. Bên cạnh đó, một điều dễ nhận thấy là với những quy định hiện hành trong Nghị định, chỉ những DN chứng minh được năng lực thực sự mới có thể đảm bảo sự cạnh tranh để tồn tại. Những doanh nghiệp không có tính chuyên nghiệp cao, năng lực tài chính thấp sẽ bị loại khỏi cuộc chơi. Giải pháp : Với nghị định 69 chúng ta đã thấy những chính sách của chính phủ đã gây ra nhìu khó khăn cho doanh nghiệp và làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp. chính vì thế doanh nghiệp phải đưa ra nhìu biện pháp để duy trì phần lợi nhuận của mình, đối với Phát Đạt họ cũng cần sử dụng nhiều biện pháp khác nhau để làm giảm các rủi ro đó. Như với nghị định 69 , Phát Đạt có thể sử dụng một số công cụ phù hợp với quy định pháp luật để qua đó làm giảm giá trị của dự án đầu tư , làm giảm số tiền thuế phải nộp cho nhà nước về quyền sử dụng đất để duy trì lợi nhuận của mình. Nhưng ở đây nhà quản trị cần đưa ra những chiến lược một cách cẩn thận , chính xác , hợp lý để tránh vi phạm các quy định của pháp luật. Với nghị định 71 của chính phủ , điều gây khó khăn cho Phát Đạt là khi họ đã mua một dự án , họ bắt buộc phải thực hiện dự án đầu tư chứ không được chuyển nhượng các dự án đó. Với Phát Đạt dự án trên có thể phù hợp trong hiện tại mà không phù hợp trong tương lai. Điều đó sẽ gây bất lợi cho Phát Đạt . Để giảm các rủi ro trên , ngoài việc cân nhắc trước khi đầu tư vào dư án thì Phát Đạt có thể áp dũng một số biện pháp như mua bảo hiểm cho dự án để khi doanh nghiệp gặp thất bại vớ dự án của mình thì phí bảo hiệm sẽ hỗ trợ một phần và làm giảm thiệt hại của doanh nghiệp. Bên cạnh đó , họ có thể sử dụng biện pháp như áp dụng một cơ cấu đầu tư hợp lý bằng cách tăng chi phí và hợp tác của chính quyền địa phương vào dự án. Điều này sẽ giảm thiểu rủi ro của doanh nghiệp vì đã có chính phủ chia sẽ rủi ro đó. Trong tương lai, vào năm 2015, Phát Đạt sẽ có một dự án dầu tư Ever Rich 4 tại Lào. Ngoài việc chịu ảnh hưởng bởi những rủi rỏ chính trị trong nước, Phát Đạt còn phải có những chính sách quản trị rủi ro khi đầu tư ra nước ngoài, cụ thể là tại Lào Môi trường kinh doanh ở Lào Vài nét về đất nước Triệu Voi Vị trí địa lý: Nằm trong khu vực Đông Nam Á, tại trung tâm bán đảo Đông Dương; phía bắc giáp Trung Quốc, tây bắc giáp Myanmar, tây nam giáp Thái Lan, phía nam giáp Campuchia và phía đông giáp Việt Nam. Lào là quốc gia không có biển. Diện tích: 236.800 km2 (3/4 là núi và cao nguyên, được chia thành 16 tỉnh, 1 thành phố và một đặc khu). Thủ đô: Viêng Chăn (Vientiane). Khí hậu: Lào có khí hậu lục địa, chia làm hai mùa: mùa khô (từ tháng 11đến tháng 6) và mùa mưa (từ tháng 6 đến tháng 11). Dân số: 5,218 triệu người. Lào có 68 bộ tộc chia làm 3 hệ chính là Lào Lùm (Lào Loum) chiếm 65% dân số, Lào Thâng (Lào Theung) chiếm 22% và Lào Xủng (Lào Soung) chiếm 13% dân số. Tôn giáo: Đạo Phật chiếm 85% dân số. Nhận định về cơ hội đầu tư bất động sản tại Lào Lào có thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên nhưng thiếu công nghệ tiên tiến phù hợp với điều kiện thực tế của đất nước và thị trường. Chính vì thế mà lĩnh vực nhà ở, hạ tầng còn thiếu thốn rất nhiều. Theo đánh giá của một số DN Việt Nam, diện tích đất đai rộng lớn ở Lào cũng là cơ hội để phát triển lĩnh vực này.  Theo đánh giá về nhu cầu cũng như thị trường kinh doanh BĐS ở Lào còn đang ở mức cung không đáp ứng cầu. Lào là một đất nước tiếp giáp với Thái Lan, có nền văn hóa dân tộc đặc sắc là điểm đến cho nhiều du khách trên thế giới. Khai thác lĩnh vực kinh doanh BĐS cũng là một hướng đi rất phù hợp với nhu cầu phát triển của đất nước Triệu Voi Phía Lào đã thông báo rõ việc hỗ trợ xin cấp thị thực, giấy phép, các phê chuẩn của chính quyền địa phương, trung ương, khu vực và các tổ chức tại Lào. Lào cũng sẽ cung cấp mặt bằng công trình, các quyền cho nhà đầu tư và bảo đảm điều kiện làm việc cho nhà đầu tư tại địa điểm xây dựng dự án. Tuỳ thuộc vào sự hỗ trợ của nhà đầu tư, phía Lào sẽ sắp xếp và tìm nguồn cho toàn bộ hoặc một phần vốn điều lệ của phía bạn trong Cty dự án, mục tiêu ít nhất là 30% tổng vốn điều lệ của dự án. Theo các nhà đầu tư vào Lào, chủ yếu nguồn vốn này được phía bạn đóng góp bằng chính tài sản đất đai, thuế. Theo Luật Khuyến khích đầu tư nước ngoài của Lào, ủy ban Kế hoạch và Đầu tư Lào sẽ đàm phán cùng nhà đầu tư miễn thuế đối với các khoản thuế mà Chính phủ hay các cơ quan của Lào có thể đánh vào thiết bị, dụng cụ máy móc, hàng hoá hay sản phẩm cần thiết do nhà đầu tư hoặc các đối tác của nhà đầu tư nhập khẩu hay cung cấp vào nước CHDCND Lào.  Thị trường tiềm năng này đang gợi mở hướng đầu tư cho các DN Việt Nam, trong thời gian không xa, Việt Nam sẽ trở thành quốc gia dẫn đầu trong số các nhà đầu tư nước ngoài tại Lào bằng các dự án lớn góp phần khai thác tiềm năng sẵn có của đất nước Triệu Voi này. Các chính sách mà Phát Đạt có thể sử dụng khi đầu tư vào Lào để giảm thiểu quản trị rủi ro chính trị. Với mỗi giai đoạn khác nhau của quá trình đầu tư, công ty sẽ có những chính sách khác nhau, dựa trên việc phân tích điều kiện và hoàn cảnh đầu tư cũng như chi phí để thực hiện những chính sách này. Cụ thể như sau: Trong giai đoạn tiền đầu tư Phát Đạt hoàn toàn có thể sử dụng chính sách “Thỏa thuận về môi trường đầu tư” thông qua việc đàm phán với Chính phủ Lào cũng như chính quyền địa phương tại nơi tiến hành dự án đầu tư, về những điều khoản có lợi cho cả 2 bên. Dựa vào mối quan hệ tốt giửa chính phủ 2 bên, thêm vào đó là những chính sách khuyến khích đầu tư nước ngoài của Lào, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư sang Lào, chắc chắn chính sách này sẽ phát huy hiệu quả cao với một chi phí hoàn toàn có thể chấp nhận được. Gần đây, hai doanh nghiệp lớn của Việt Nam là Hoàng Anh Gia Lai và Viettel đã có nhiều dự án đầu tư sang Lào và cũng đã giành được nhiều lợi nhuận. Rõ ràng, thị trường Lào đang gợi mở nhiều hướng đầu tư mới cho doanh nghiệp Việt Nam Giai đoạn đầu tư Khi bắt đầu thực hiện dự án đầu tư, các rủi ro chính trị mà công ty gặp phải sẽ rất lớn, do đó các biện pháp quản trị rủi ro chính trị càng đóng vai trò quan trọng. Trong giai đoạn này, công ty nên thực hiện chính sách “ Phát triển cổ đông địa phương” thông qua việc bồi dưỡng những cá nhân địa phương và nhóm những người chung mục đích trong một chi nhánh được tiếp tục tồn tại như một đơn vị của công ty. Các cổ đông này bao gồm : người tiêu dùng, nhà cung ứng, các công nhân hưởng trợ cấp địa phương và các đối tác công ty liên doanh. Với chính sách này của công ty, một mặt công ty có thể ngăn ngừa các hoạt động chống đối của các cổ đông, mặt khác có thể giành được nhiều sự giúp đỡ từ chính người dân Lào khi Chính phủ Lào có những chính sách gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến công ty. Tuy nhiên, khi thực hiện chính sách này, công ty nên cẩn trọng trong việc chia sẽ quyền lực cũng như lợi nhuận cho các cổ đông đến từ Lào nếu không muốn trường hợp mất kiểm soát xảy ra Trong giai đoạn hâu xung công Có thể nói đây là giai đoạn mà bất cứ một doanh nghiệp nào cũng không muốn trải qua. Tuy nhiên, đã là rủi ro thì không thể không tránh khỏi, điều quan trọng ở đây là Phát Đạt sẽ đối phó tình huống này như thế nào khi nó xảy ra. Các chính sách được sử dụng trong giai đoạn này phải thật khéo léo bởi vì các chính sách này đều có thể gây ra căng thằng cao giữa công ty và Chính phủ Lào. Phát Đạt có thể sử dụng Thương lượng Chính sách đầu tiên công ty nên áp dụng đó là chính sách thương lượng. Mục đích của chính sách này là duy trì sự liên lạc với chính phủ nước sở tại. Nếu như việc xung công chỉ là hành động tạo áp lực để đổi lấy sự nhượng bộ từ phía công ty thì quả thật, chính sách này sẽ phát huy hiêu quả cao Áp dụng quyền lực Chính sách thứ hai đó là áp dụng quyền lực. Nếu những nhượng bộ này không khôi phục tài sản của mình , Phát Đạt có thể nhắm trực tiếp quyền lực kinh tế của nó vào chính phủ nước sở tại, sử dụng những chủ trương đã được thảo luận trước. Vấn đề cần lưu ý là công ty nên sử dụng chính sách này môt cách khéo léo bởi vì điều này rất dễ gây ra sự bất hòa và căng thẳng, từ đó dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng. Sử dụng pháp luật Trong hoặc sau giai đoạn 1 và 2, Phát Đạt có thể tìm kiếm đền bù về mặt luật pháp. Dù chính phủ nước sở tại có thể thực hiện các xử lí pháp luật thích đáng nhưng theo có lẽ đây là chính sách hỗ trợ này kém tin cậy. Từ bỏ quản lý : Do thiếu thành công trong 3 giai đoạn đầu tiên, phần nhiều công ty đã thất bại và cố cứu vãn phần nào đầu tư của họ. Vấn đề thực sự ở đây là khả năng điều phối lưu chuyển tiền mặt từ các tài sản này. Quản lý xuất khẩu như trước đây nhưng theo một thỏa thuận ủy quyền IV.KẾT LUẬN Bài học kinh nghiệm Vai trò của quản trị rủi ro Phàm khi quyết định bất kỳ việc gì cũng gặp phải rủi ro ,đó là điều không ai muốn nhưng buộc phải chấp nhận, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh doanh. Chính vì vậy, quản trị rủi ro được xem là một chức năng không thể thiếu, nhằm thỏa mãn yêu cầu kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp đồng thời phải tuân thủ pháp luật, trong quá trình thực hiện mục tiêu của mình, doanh nghiệp luôn phải đối diện với những rủi ro về mọi mặt. Và để ứng phó với những tình huống không mong đợi ấy, bắt buộc phải có hệ thống quản trị rủi ro. Ngày nay, quản trị rủi ro được xem là một bộ phận không thể tách rời của chiến lược phát triển doanh nghiệp. Quản trị rủi ro là quá trình xác định các rủi ro và tìm cách quản lý, hạn chế các rủi ro đó xảy ra với tổ chức. Một cách tổng quát, đấy là quá trình xem xét toàn bộ hoạt động của tổ chức, xác định các nguy cơ tiềm ẩn, và khả năng xảy ra các nguy cơ đó. Từ đó có các hành động thích hợp để hạn chế các rủi ro đó ở mức thấp nhất. Quản trị rủi ro chủ yếu là định kỳ phân tích, đánh giá các khả năng tiềm ẩn ,là một công cụ hữu hiệu giúp cho tổ chức có khả năng chuẩn bị các biện pháp đối phó một cách chủ động. Đây cũng là một công cụ mang tính hệ thống tạo cho tổ chức một văn hóa phòng ngừa rủi ro có cân nhắc, qua đó, giúp doanh nghiệp phát triển một cách bền vững. Nếu doanh nghiệp xây dựng được quy trình quản trị rủi ro khả thi thì sẽ góp phần thiết thực hóa trong việc phân bổ - sử dụng hiệu quả nguồn lực tại chỗ, giảm thiểu những sai sót trong quá trình điều hành, tối ưu hóa hiệu quả hoạt động... Bài học kinh nghiệm Quy trình quản trị rủi ro: Càng đơn giản càng tốt. Nếu như đặc thù của kế toán là “nhìn về quá khứ”, thì đặc thù của quản trị rủi ro doanh nghiệp là “hướng tới tương lai”. Bài học từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu mà hiện nay vẫn còn nhiều hệ lụy là không thể để “mất bò mới lo làm chuồng”, và quy trình quản trị rủi ro càng đơn giản càng tốt. Tùy quy mô của từng doanh nghiệp mà người ta có thể thiết lập một bộ phận hay phòng/ban chuyên trách về quản trị rủi ro. Tổ chức cần định kỳ đánh giá một cách toàn diện các mặt hoạt động của mình. Trong đó, tập trung vào việc tìm ra các rủi ro tiềm ẩn. Các cuộc đánh giá này cần được tổ chức ít nhất 2 lần một năm, do một nhóm các nhân viên giàu kinh nghiệm đến từ các phòng ban chức năng chính trong tổ chức. Cuộc đánh giá cần được chuẩn bị kỹ lưỡng, có phương pháp rõ ràng, và được văn bản hoá... Việc quan trọng nhất khi tiến hành đánh giá các rủi ro tiềm ẩn là phải xây dựng được một bảng đánh giá (check list) hoàn chỉnh, đầy đủ các mặt trong hoạt động của tổ chức. Cũng giống như quy trình xây dựng thương hiệu hay xây dựng đội ngũ kế thừa, việc quản trị rủi ro doanh nghiệp phải được bắt đầu từ ý thức và quyết tâm của cấp cao nhất. Nếu là mô hình công ty cổ phần thì trách nhiệm này thuộc về hội đồng quản trị, còn trong công ty TNHH thì là trách nhiệm của tổng giám đốc/giám đốc...Sau khi có sự định hướng về chiến lược, cơ cấu của quy trình quản trị rủi ro từ cấp cao nhất trong doanh nghiệp, các bộ phận chức năng sẽ có trách nhiệm quản lý, giám sát rủi ro hằng ngày. Việc kiểm toán nội bộ sẽ giúp công tác quản lý rủi ro được thực thi một cách hiệu quả. Có thể hình dung về quy trình quản trị rủi ro như sau: xác định rủi ro, mô tả rủi ro, lượng hóa rủi ro, điều tra nguyên nhân dẫn đến rủi ro, xếp hạng rủi ro, lập báo cáo về rủi ro, chọn lựa giải pháp khắc phục rủi ro, theo dõi và giám sát quy trình quản lý rủi ro. Có rất nhiều điều cần lưu ý trong quá trình quản trị rủi ro. Chẳng hạn, các mục tiêu của quản trị rủi ro không được kết nối chặt chẽ, báo cáo quản trị rủi ro không đầy đủ, biện pháp áp dụng để quản trị rủi ro không phù hợp, chủ quan - không chú trọng đến khả năng chịu đựng rủi ro của doanh nghiệp... Thực tế cho thấy, quản trị rủi ro tốt là một trong những lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp. Hơn thế nữa, đây còn là công cụ tạo ra giá trị cộng thêm và góp phần xây dựng những chiến lược kinh doanh hiệu quả hơn cho doanh nghiệp. Điều cần lưu ý là đi kèm với quy trình quản trị rủi ro phải là những công cụ, phương pháp đồng bộ, khả thi. Mặt khác, để quy trình quản trị rủi ro được thực hiện một cách tốt nhất, cần phải có sự đồng thuận cao từ người lãnh đạo cao nhất đến từng bộ phận và mỗi nhân viên; có sự phân công trách nhiệm rõ ràng cùng với sự tuyên truyền, huấn luyện kỹ năng cho toàn hệ thống Tóm tắt các phương pháp chính sách để quản trị rủi ro Giai đoạn tiền đầu tư Giai đoạn đầu tư Giai đoạn hậu sung công Các phương án để Quản trị rủi ro Đề phòng Bảo hiểm Thỏa thuận về môi trường đầu tư Cơ cấu đầu tư Kế hoạch phân tán Tối đa hóa lợi nhuận ngắn hạn Thay đổi tỉ số lợi nhuận/chi phí Phát triển cổ đông địa phương Thích ứng Thương lượng Áp dụng quyền lực Sử dụng pháp luật Từ bỏ quản lý Lời kết Trải qua hơn hai tuần làm việc với sự nổ lực cao nhất, nhóm đã hoàn thành được bài phân tích này. Tuy nhiên do còn thiếu sót về kinh nghiệm, cũng như chưa đủ kiến thức, trong quá trình làm việc cũng có những đánh giá cho điểm trên cở sở chù quan của các thành viên trong nhóm nên chắc sẽ không tránh được những thiếu sót, sai lầm trong bài tiểu luận này. Kính mong cô và các bạn có thể góp ý cho nhóm những ý kiến chân thành nhất. Xin chân thành cảm ơn!

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTiểu luận Quản trị rủi ro chính trị cho công ty Phát Đạt.doc
Luận văn liên quan