Phổ biến nhất là tình trạng còi xe khách, xe tải xin đường trong nội thành. Do các
loại xe lưu thông quá gần nhau, cường độ âm thanh của còi xe quá lớn, người điều
khiển xe hai bánh dễ bị giật mình lạc tay lái, gây ra tai nạn và ách tắc giao thông.
Hậu quả nữa của tiếng ồn mà ít người nghĩ tới, đó là khả năng bị điếc hoàn toàn.
Theo số liệu của bệnh viện Tai - Mũi - Họng TPHCM thì khả năng tiếp xúc với
cường độ âm thanh thông thường của con người là từ 50-85 dB. Tiếng ồn từ85-100
dB bắt đầu có hại cho tai (tai bị đau, sức nghe giảm dần). Cao hơn 120 dB có thể
làm rách màng nhĩ. Trong khi đó, cường độ âm thanh của tiếng còi các loại xe tải,
xe ben, xe khách là 90-150 dB.
121 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2263 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Thực trạng thu hút và sử dụng nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
án tiếp sau trên địa bàn địa
phương mình. Theo đánh giá của Ngân hàng thế giới, ở Việt Nam nói chung, hiệu
quả đầu tư còn thấp và nếu xu hướng này tiếp tục thì việc đạt được mục tiêu tăng
trưởng cao và bền vững sẽ rất khó.
Có hai cách để tạo nên sự tăng trưởng, đó là đầu tư nhiều hoặc đầu tư có hiệu
quả. Để đầu tư nước ngoài vào thành phố thực sự mang lại hiệu quả, trước mắt cần
giảm thiểu các chi phí liên quan đến đầu tư. Bài toán cắt giảm chi phí là rất khó, đòi
hỏi phải có sự điều chỉnh cải cách từ cơ sở hạ tầng vốn lạc hậu của địa phương, gây
thất thoát điện nước, điện thoại..., đến việc điều chỉnh cơ cấu đầu tư, cải cách cơ chế
quản lý gây tổn thất và kém hiệu quả của các dự án đầu tư. Đây là một việc làm lâu
dài, cần thời gian và tiền bạc.
Tuy nhiên, trước mắt, để cắt giảm chi phí cần loại bỏ chính sách bù giá chéo
những dịch vụ quan trọng để bù lỗ cho các doanh nghiệp đang được bao cấp, xóa bỏ
độc quyền trong một số lĩnh vực điện, nước, điện thoại; loại bỏ chế độ quản lý giá
trong một số ngành để các doanh nghiệp tự do cạnh tranh, có những chỉ dẫn cần
thiết về các lĩnh vực đầu tư tránh tình trạng đầu tư xây dựng cơ bản song mới thấy
thiếu nguyên vật liệu sản xuất, cơ sở hạ tầng không phù hợp... Bên cạnh đó cần loại
bỏ tình trạng tiêu cực đang làm nảy sinh các chi phí ngoài luồng, thực hiện tốt chế
độ "một cửa" theo Quyết định 181/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ để tạo
89
ra bộ máy quản lý trong sạch hơn, giúp đồng vốn doanh nghiệp bỏ ra thu được lợi
ích cao hơn.
Vì mục tiêu của FDI là nhằm thu lợi nhuận cao, do vậy, nếu các dự án FDI
đã được triển khai đạt kết quả tỷ suất lợi nhuận cao sẽ khuyến khích và củng cố
niềm tin cho các nhà ĐTNN tiếp tục đầu tư để tái sản xuất mở rộng, đồng thời nêu
gương có sức thuyết phục các nhà ĐTNN khác yên tâm bỏ vốn. Điều này sẽ giúp
cho nguồn vốn FDI tiếp tục tăng. Ngược lại lỗ sẽ làm nản lòng các nhà đầu tư.
Một cách tổng quan ta có thể thấy thành phố Hồ Chí Minh là một trong số ít các
địa phương của Việt Nam đã cố gắng nỗ lực làm tốt công tác này. Số dự án xin
chấm dứt hoạt động trên địa bàn thành phố chỉ chiếm một lượng rất nhỏ so với các
dự án xin cấp mới và xin tăng vốn (năm 2006 có 28 dự án xin chấm dứt hoạt động,
vốn đầu tư 71 triệu USD, trong khi đó có tới 251 dự án mới được cấp phép với tổng
vốn 1.520,5 triệu USD, có 117 dự án điều chỉnh tăng vốn đầu tư với tổng số vốn
tăng 713,2 triệu USD). Các dự án FDI được triển khai tại TP HCM cũng đã mang
lại những thành công bước đầu rất đáng trân trọng như: ACECOOK VIETNAM
JSC, AMERICAN INTERNATIONAL ASSURANCE CO. LTD, HONG KONG
AND SHANGHAI BANKING CORP. (HSBC), FORD VIETNAM CO.,
PROCTER & GAMBLE VIETNAM LTD,… Những cái tên này đã rất thành công
và trở nên quen thuộc trên thị trường Việt Nam.
3.5. ĐẨY MẠNH CHƯƠNG TRÌNH QUẢNG BÁ VÀ XÚC TIẾN ĐẦU TƯ
3.5.1. Những khó khăn trong hoạt động quảng bá và xúc tiến đầu tư ở thành
phố Hồ Chí Minh
Công tác xúc tiến đầu tư (XTĐT) đang được các tỉnh trong cả nước ngày càng
quan tâm, nhưng việc triển khai hoạt động trên thực tế còn rất nhiều khó khăn.
TP.HCM là địa phương đã khắc phục được phần nào những khó khăn đó, trong khi
các tỉnh khác còn loay hoay tìm cách làm hiệu quả.
90
Có những khó khăn của công tác XTĐT tại TP.HCM và cũng là những khó
khăn điển hình trong XTĐT ở các địa phương. Công tác XTĐT không chấm dứt ở
thời điểm cấp phép, mà xuyên suốt quá trình hoạt động của dự án. Đã có thời,
Thành phố chỉ tập trung mời gọi các nhà đầu tư mới, mà xem nhẹ việc hỗ trợ các
nhà đầu tư đang hoạt động. Còn hiện nay, công tác XTĐT được xác định là lâu dài
và đa dạng, đòi hỏi nỗ lực của tất cả cơ quan có liên quan.
Trong những khó khăn, vất vả nhất là khắc phục yếu kém của quy hoạch hạn
chế XTĐT. Lần đầu tiên, TP.HCM đã xây dựng được danh mục dự án kêu gọi đầu
tư khá chi tiết để trình bày tại Hội chợ Đầu tư diễn ra trong tháng 11/2005. “Trong 2
năm, chúng tôi phải đi năn nỉ từng nhà đầu tư, thuyết phục họ nghiên cứu chi tiết dự
án, cùng ngồi làm với họ để đưa ra một dự án kêu gọi đầu tư đầy đủ thông tin. Đó là
việc làm của một con kiến, góp nhặt từng tí một, mà nguyên nhân là chưa có quy
hoạch”, Ông Lương Văn Lý, Phó giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM nói.
Trước đây, danh mục đầu tư thường chỉ nêu tên dự án rồi ngồi chờ nhà đầu tư đến
bàn cụ thể.
Quyết tâm của địa phương trong công tác XTĐT còn thể hiện ở việc chính
quyền quyết định chi bao nhiêu cho hoạt động xúc tiến đầu tư. Tại TP.HCM, mãi
đến năm 2001 mới có ngân sách riêng cho XTĐT. Nhưng kể từ đó hoạt động thu
hút đầu tư đã có bước chuyển tích cực và ngân sách XTĐT đã tăng từ 5 tỷ đồng
năm 2001 lên 7 tỷ đồng năm 2006. Tuy nhiên, nguồn tài chính cho hoạt động
XTĐT còn eo hẹp. Năm 2003, TP.HCM đã thuê một công ty nước ngoài tổ chức
hội nghị XTĐT tại châu Âu, đem lại hiệu quả cao, nhưng chưa dám áp dụng lại vì
kinh phí quá cao so với khả năng tài chính.
Và quan trọng nhất là cơ chế làm XTĐT như thế nào. Khó khăn nhất là làm gì
để hỗ trợ nhà đầu tư sau cấp phép đầu tư. TP.HCM đã thành lập Tổ liên ngành để
phối hợp các sở, ngành làm việc này. Tổ liên ngành hàng tháng quyết định ngay các
vấn đề của nhà đầu tư và nếu sở, ngành nào vắng mặt không có lý do cũng phải chịu
trách nhiệm về các quyết định của Tổ, không thể lấy lý do vắng mặt không có ý
91
kiến. Trong khi đó, ở An Giang, vẫn còn tình trạng mỗi người nghĩ xúc tiến đầu tư
theo một kiểu, nên làm theo cảm tính. Có lãnh đạo còn coi XTĐT là công việc của
bộ phận làm xúc tiến, chứ không phải là hoạt động marketing của địa phương.
3.5.2. Những chuyển biến tích cực
Để mời gọi đầu tư nước ngoài phù hợp việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên
địa bàn hướng tới thành phố thương mại-công nghiệp-dịch vụ, làm đầu tàu cho
vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, từ đầu năm 2004 đến nay, hoạt động xúc tiến
thương mại và quảng bá du lịch của thành phố ngày càng đi vào chiều sâu với nhiều
hoạt động đa dạng, phong phú. Cùng với việc mời gọi doanh nghiệp FDI tham gia
đầu tư thương mại, du lịch, hạ tầng cơ sở, công nghiệp… lãnh đạo thành phố Hồ
Chí Minh thường xuyên lắng nghe doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế trên
địa bàn nêu các khó khăn, vướng mắc, qua đó, tìm cách tháo gỡ; đồng thời kiến
nghị những vướng mắc vượt quyền để các ban, ngành Trung ương có biện pháp giải
quyết.
Thành phố Hồ Chí Minh còn cử đoàn cán bộ đi mời gọi đầu tư do Phó chủ
tịch UBND thành phố dẫn đầu sang Singapore và Malaysia giới thiệu 24 dự án, trị
giá 7 tỷ USD mời gọi đối tác khu vực tham gia xây dựng cải tạo và phát triển hạ
tầng thành phố; tổ chức Hội chợ Đầu tư thành phố Hồ Chí Minh với 132 dự án bao
gồm: 51 dự án hạ tầng, địa ốc, 17 dự án công nghiệp, 33 dự án dịch vụ và 31 dự án
công nghiệp kỹ thuật cao với 250 nhà đầu tư nước ngoài trong tổng số 400 doanh
nghiệp trong và ngoài nước tham dự…
Hơn 100 tổ chức đầu tư nước ngoài đã tham dự hội nghị các nhà đầu tư tại
thành phố Hồ Chí Minh do Công ty quản lý Quỹ Vina Capital Hoa Kỳ tổ chức,
trong đó 80% số nhà đầu tư đến Việt Nam lần đầu, là hội nghị đầu tư gián tiếp có
quy mô lớn nhất từ trước tới nay, thu hút nhiều tổ chức đầu tư tài chính và ngân
hàng lớn trên thế giới tìm kiếm cơ hội đầu tư, giao dịch cổ phiếu niêm yết trên thị
92
trường chứng khoán, cổ phần của các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực:
ngân hàng, bất động sản, sản xuất hàng tiêu dùng và xuất khẩu.
Chính vì vậy, ngay đầu tháng 3/2006, tập đoàn Intel Hoa Kỳ quyết định đầu tư
605 triệu USD, trong đó giai đoạn đầu xây dựng một nhà máy lắp ráp echip bán dẫn
và nhà máy kiểm định sản phẩm trị giá 300 triệu USD tại khu công nghệ cao TP Hồ
Chí Minh dự kiến cuối năm 2007 sẽ đi vào hoạt động. Ngay sau đó tập đoàn
NIDEC (Nhật Bản) đã làm ăn ở khu chế xuất Tân Thuận hàng chục năm nay với
tổng vốn đầu tư 94 triệu USD quyết định đầu tư thêm 500 triệu USD vào Việt Nam
và TP Hồ Chí Minh. Một số dự án lớn như dự án xây dựng khu công nghiệp cảng
Hiệp Phước có tổng vốn đầu tư 180 triệu USD. Đường vành đai Bình Lợi - Tân Sơn
Nhất có tổng vốn 318 triệu USD dự kiến sẽ được cấp phép vào giữa quý II năm
2006….
Nhằm tạo điều kiện cho các nhà đầu tư nước ngoài vào làm ăn lâu dài, thành
phố Hồ Chí Minh đang khẩn trương quy hoạch theo hướng mở khu công nghiệp -
tài chính - thương mại mới ở bán đảo Thủ Thiêm. Cải tạo, xây dựng quy hoạch lại
các quận trung tâm. Tập trung đào tạo nguồn nhân lực ở cả ba cấp, trong đó chú
trọng quản trị doanh nghiệp và quản lý cao cấp. Tích cực thực hiện cải cách hành
chính, giảm bớt các thủ tục phiền hà, giúp nhà đầu tư sớm yên tâm, khởi nghiệp làm
ăn tại thành phố… Tích cực tìm thị trường tiêu thụ mới, chuyển nhanh một số xí
nghiệp sang làm mặt hàng mới. Các sở: Thương mại, Công nghiệp, Du lịch cần
chuyên môn hoá công tác xúc tiến thương mại, có biện pháp mời gọi các dự án lớn
của các nhà đầu tư Hoa Kỳ, Nhật Bản… Có biện pháp cụ thể nhằm biểu dương các
nhà đầu tư thực hiện đúng luật pháp Việt Nam cũng như bảo vệ quyền lợi chính
đáng của người lao động.
93
3.5.3. Đề xuất về hoạt động xúc tiến đầu tư tại các khu công nghiệp, khu chế
xuất 14
Các khu công nghiệp, khu chế xuất TP. Hồ Chí Minh xúc tiến đầu tư theo định
hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đây là một mục tiêu quan trọng, là khâu đột phá
nhằm thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Xác định các ngành công nghiệp, dịch vụ trọng điểm để thu hút đầu tư
trong thời gian tới, đó là:
Xây dựng và phát triển kết cấu hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng công nghệ thông
tin và giao thông vận tải, làm điều kiện phát triển các ngành công nghiệp, dịch vụ
khác.
Đào tạo tạo nguồn nhân lực đáp ứng cho nhu cầu phát triển của các ngành
công nghiệp, dịch vụ.
Dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, y tế có chất lượng cao mang tầm cỡ
quốc tế và khu vực nhằm đáp ứng tốt cho nhu cầu của các nhà đầu tư nước ngoài và
hoạt động của họ tại Việt Nam và thành phố Hồ Chí Minh.
Công nghiệp phần mềm, bán dẫn, điện tử, hóa chất cơ bản và cơ khí chế tạo
là các ngành công nghiệp hỗ trợ cho phát triển của các ngành công nghiệp khác
nhằm tăng hàm lượng công nghệ và giá trị gia tăng trong sản phẩm sản xuất tại Việt
Nam.
Xác định đối tượng xúc tiến đầu tư vào các KCN, KCX
Các tập đoàn kinh tế đa quốc gia đầu tư theo hình thức khu liên hợp nhiều dự
án từ chế tạo máy móc, thiết bị, tạo nguồn nguyên liệu đầu vào đến thành phẩm.
Các tập đoàn đa ngành, đa lĩnh vực vừa sản xuất công nghiệp, vừa cung cấp
dịch vụ cho sản xuất công nghiệp như tài chính, ngân hàng, logistic, bất động sản,…
Các trường đại học, các trung tâm nghiên cứu lớn của thế giới và khu vực.
Các tập đoàn tài chính, công nghệ thông tin và phần mềm.
Hạn chế thu hút các ngành nghề thâm dụng lao động, sử dụng tài nguyên
không hiệu quả, sử dụng công nghệ lạc hậu và tạo ra giá trị gia tăng thấp và các dự
án có quy mô nhỏ.
14
21/04/2008
94
Xác định phương thức xúc tiến đầu tư:
Thành phố Hồ Chí Minh đã trở thành thương hiệu đối với các nhà đầu tư trên
toàn thế giới, do vậy chúng ta cần xây dựng và quảng bá hơn nữa hình ảnh của
thành phố qua các kênh truyền thông trên thế giới.
Một trong những phương thức xúc tiến đầu tư có hiệu quả nhất là thông qua
các nhà đầu tư hiện hữu bởi vì ý kiến của họ hoàn toàn mang tính khách quan, tạo
được lòng tin vững chắc ở các nhà đầu tư mới, đồng thời qua họ, chúng ta có thể thu
hút được các ngành công nghiệp hỗ trợ rất có hiệu quả.
Thông qua ngoại giao: thành phố Hồ Chí Minh là điểm đến của hầu hết các
đoàn khách quốc tế khi đến Việt Nam và là nơi đặt trụ sở của các cơ quan ngoại
giao của các nước tại Việt Nam, đây chắc chắn là kênh xúc tiến đầu tư rất quan
trọng, đồng thời thông qua các cơ quan ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài
chúng ta sẽ có điều kiện quảng bá hình ảnh và định hướng thu hút đầu tư của thành
phố.
Ngoài ra, chúng ta phải chủ động tiếp xúc trực tiếp các nhà đầu tư thông qua
hội thảo chuyên đề được tổ chức trong nước và nước ngoài.
Hoàn thiện công tác quy hoạch, cơ chế chính sách, môi trường pháp luật
đáp ứng cho công tác xúc tiến và thu hút đầu tư
Thành phố Hồ Chí Minh đã từng thành công trong việc thí điểm xây dựng và
phát triển các KCN, KCX trong cả nước với khu chế xuất Tân Thuận. Đề nghị
Chính phủ cho thành phố xây dựng mô hình khu công nghiệp gắn liền với các hoạt
động dịch vụ, thương mại, trung tâm đào đạo và chuyển giao công nghệ theo mô
hình liên hợp công nghiệp – dịch vụ - thương mại. Khu công nghiệp không chỉ có
sản xuất công nghiệp mà còn có cả trung tâm tài chính, trung tâm đào tạo, và khoa
học công nghệ và trung tâm thương mại vừa phục vụ cho sản xuất vừa phục vụ cho
lưu thông phân phối hàng hóa, vừa thu hút vốn đầu tư trực tiếp, vừa thu hút vốn đầu
tư gián tiếp từ các thành phần kinh tế.
Xây dựng quy hoạch phát triển các KCN theo mục tiêu trên gắn với quy
hoạch phát triển vùng để vừa thu hút đầu tư có trọng điểm vừa định hướng thành
95
phố trở thành hạt nhân của cả khu vực về các dịch vụ phục vụ cho sản xuất công
nghiệp của các địa phương lân cận.
Đề nghị Chính phủ hoàn thiện cơ chế chính sách về thu hút đầu tư theo
hướng đầy đủ, rõ ràng minh bạch và kịp thời. Đặc biệt là trong các lĩnh vực nhạy
cảm cũng là các mục tiêu thu hút đầu tư hiện nay như công nghệ cao, công nghệ
mới, dịch vụ,…
Đào tạo đội ngũ làm công tác quản lý nhà nước về đầu tư và xúc tiến đầu tư
có đủ trình độ, năng lực và đạo đức để có thể đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tư
đồng thời, tham mưu và đề xuất một cách có hiệu quả các vấn đề liên quan đến cơ
chế, chính sách trong thu hút đầu tư
Một cách tổng quát, các nhân tố liên quan đến chính sách tạo điều kiện của
chính quyền đối với FDI và môi trường kinh doanh, chất lượng của thể chế và các
thủ tục hành chính thuận lợi, các cam kết về mở cửa, tiềm năng thị trường, sự ổn
định kinh tế vĩ mô, chi phí thấp là những nhân tố quan trọng nhất tác động đến
quyết định lựa chọn địa điểm của nhà đầu tư nước ngoài. Các yếu tố lao động phổ
thông nhiều, gần nguồn nguyên liệu, mức độ cạnh tranh không phải là những nhân
tố chính ảnh hưởng đến quyết định của nhà đầu tư FDI
Các nhà đầu tư nước ngoài không hài lòng ở các lĩnh vực như: trả lời của các
cơ quan chức năng đối với các câu hỏi của nhà đầu tư; Mức đáp ứng các dịch vụ
công của các cơ quan chức năng; Việc thực hiện chính sách của thành phố tại cấp
quận/huyện; Hệ thống cơ sở hạ tầng thông tin, viễn thông; Mức giá thuê đất; công
bố thông tin; thuế thu nhập cá nhân. Mặc dù các yếu tố như sự quan tâm của Lãnh
đạo thành phố về thu hút FDI, cải thiện thủ tục cấp phép đầu tư của Thành phố được
các nhà đầu tư nước ngoài đánh giá cao, nhưng thật sự chưa có lĩnh vực nào được
các nhà đầu tư hài lòng ở mức cao.
Các vấn đề không thuận lợi của Thành phố trong thu hút FDI bao gồm vấn
đề tham nhũng, các loại thủ tục giấy phép và hành chính, chi phí về sử dụng hạ tầng
cơ sở và điều kiện về hạ tầng cơ sở, nguồn nguyên liệu, mức độ cạnh tranh lớn,
chính sách thuế. Lợi thế của Thành phố trong thu hút FDI bao gồm: môi trường
96
kinh doanh đa dạng, nhiều cơ hội kinh doanh; thị trường tăng trưởng cao; các dịch
vụ hỗ trợ kinh doanh (tư vấn, quảng cáo…) phát triển mạnh; định chế tài chính,
ngân hàng của địa phương phát triển. Đây là các thế mạnh rõ rệt của Thành phố so
với các địa phương trong vùng, nhưng cũng không phải là thế mạnh của Thành phố
khi so với Thái Lan (Bangkok) và Trung Quốc (Thượng Hải/Thâm Quyến).
Thành phố Hồ Chí Minh đã có nhiều nỗ lực trong việc cải thiện những điểm
yếu, tăng cường những ưu thế của mình để tiếp tục dẫn đầu cả nước trong việc thu
hút và sử dụng hiệu quả nguồn vốn FDI. Xây dựng, cải thiện và duy trì một môi
trường đầu tư ổn định; từng bước đưa ra một chiến lược cụ thể để thu hút đầu tư;
dành nhiều ưu tiên ưu đãi cho những nhà đầu tư chiến lược, cho những ngành kinh
tế trọng điểm; tăng cường hiệu quả các dự án đã triển khai và hơn hết là đẩy mạnh
chương trình quảng bá và xúc tiến đầu tư chính là những cách mà thành phố đã và
đang thực hiện. Đây cũng chính là những bài học kinh nghiệm quý báu rút ra từ
thành phố Hồ Chí Minh dành cho các tỉnh thành khác trong cả nước. Làm tốt được
những khâu trên thì chắc chắn bất kỳ một địa phương nào cũng có thể là điểm đến
cho những nhà đầu tư chiến lược, những luồng vốn đầu tư khổng lồ.
97
KẾT LUẬN
Trong bối cảnh toàn cầu hoá diễn ra mạnh mẽ và Việt Nam đã trở thành
thành viên của WTO như hiện nay, nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đóng vai
trò đặc biệt quan trọng giúp các tỉnh thành phố trong cả nước phát triển cả về kinh
tế - xã hội – văn hóa – khoa học kỹ thuật, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế trong
nước và hội nhập với nền kinh tế thế giới, đặc biệt là đối với các tỉnh thành còn
nhiều khó khăn - những tỉnh thành đang rất thiếu vốn đầu tư, công nghệ và cả kinh
nghiệm quản lý. Tuy nguồn vốn FDI cũng kéo theo một số mặt trái nhưng với vai
trò to lớn như vậy, các địa phương trong cả nước đều cố gắng hết sức để thu hút
được nguồn vốn ưu việt này. Hiện nay các tỉnh thành thực hiện nhiều biện pháp cụ
thể để cải thiện môi trường đầu tư của mình, “chạy đua” sao cho địa phương mình
trở nên hấp dẫn hơn các địa phương khác đối với các nhà đầu tư.
Thành phố Hồ Chí Minh là địa phương trong thời gian qua đã thu hút được
luồng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài khổng lồ, cao nhất cả nước, đặc biệt là đầu tư
vào các ngành công nghiệp – dịch vụ hiện đại, các ngành công nghệ cao, đem lại lợi
ích lớn về kinh tế - xã hội. Mặc dù nguồn vốn này có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát
triển kinh tế của thành phố như giúp bổ sung nguồn vốn để đầu tư xây dựng phát
triển cơ sở hạ tầng, tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng cường xuất
khẩu, phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao... nhưng nguồn vốn này cũng
mang lại một số tác động tiêu cực cho thành phố như ô nhiễm môi trường, gia tăng
dân số, mất cân đối trong cơ cấu ngành kinh tế, nảy sinh nhiều vấn đề tranh chấp
giữa người lao động và người sử dụng lao động, gia tăng khoảng cách giàu nghèo,...
Thành phố đang nỗ lực để có thể vừa tối đa hóa những lợi ích mà FDI mang lại
cũng như hạn chế những mặt trái của nó đối với địa phương.
Có thể thấy thành phố Hồ Chí Minh tham gia thu hút FDI chưa lâu, khoảng
hơn 20 năm kể từ năm 1987 khi Luật ĐTNN của Việt Nam ra đời nhưng nguồn vốn
này đã có vai trò rất lớn đối với sự phát triển kinh tế, xã hội của thành phố, nó biến
98
thành phố từ một nền kinh tế què quặt, đình đốn sau chiến tranh thành một đầu tàu
kinh tế vững mạnh của cả nước, đang vươn mình khẳng định vị thế của một “Hòn
ngọc Viễn Đông” trong con mắt bạn bè quốc tế. Có được điều này là nhờ những nỗ
lực nhằm cải thiện môi trường đầu tư đã đạt kết quả tốt của thành phố trong thời
gian 2001 – 2007, đặc biệt là từ năm 2005 trở lại đây, nắm rõ những ưu điểm cũng
như những điểm còn tồn tại ở địa bàn mình để biến yếu thành mạnh.
Để có được những bước chuyển mình vững chắc như TP HCM, phát huy
những tác động tích cực này và hạn chế những tác động tiêu cực của nguồn vốn
FDI, các địa phương khác trong cả nước cần học tập kinh nghiệm của thành phố.
Qua những bài học thành công cũng như những mặt còn tồn tại của TP HCM có thể
rút ra một số điểm cần lưu ý cho các tỉnh thành khác như sau:
Cùng với việc xác định mục tiêu và định hướng thu hút FDI một cách cụ thể,
rõ ràng trong thời gian tới, các tỉnh thành phố khác có thể cải thiện khả năng thu hút
và sử dụng FDI của mình theo các hướng như:
- Đảm bảo ổn định kinh tế, chính trị-xã hội;
- Xây dựng một môi trường đầu tư hấp dẫn với hệ thống cơ chế chính sách
nhiều ưu đãi, thủ tục hành chính nhanh gọn, thông thoáng, hệ thống cơ sở
hạ tầng phát triển, đáp ứng được nhu cầu nhà đầu tư về đất đai rẻ, nguồn
nhân lực chất lượng cao; Tạo sân chơi bình đẳng hơn cho các nhà đầu tư
nước ngoài
- Đa phương hoá, đa dạng hoá đối tác và hình thức đầu tư;
- Mở rộng đồng thời có ưu tiên lựa chọn lĩnh vực thu hút FDI chiến lược,
phù hợp với tình hình địa phương mình;
- Nâng cao hiệu quả các dự án đã triển khai;
- Đẩy mạnh các chương trình quảng bá và xúc tiến đầu tư,...
99
Làm được những điều này chắc chắn lượng FDI chảy vào các tỉnh thành
khác sẽ tăng lên nhanh chóng và vốn FDI thực sự sẽ là nguồn vốn hiệu quả để Việt
Nam phát triển kinh tế.
100
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyệt Anh (2004), “7 sẵn sàng vì các nhà đầu tư”, Báo Quốc tế Điện tử
2. Hòa Bình (2008), “Thu hút FDI của thành phố Hồ Chí Minh: Tự tin với vị
thế dẫn đầu”, Báo điện tử Đài tiếng nói Việt Nam - WWW.VOVNEWS.VN
3. Cục Thống kê Thành phố Hồ Chí Minh (2003, 2004, 2005, 2006, 2007),
Thông tin kinh tế xã hội tháng 12 và năm 2003, 2004, 2005, 2006, 2007 của
Thành phố Hồ Chí Minh, TP HCM
4. Báo Điện tử Đảng Cộng sản (2008), “Kinh tế TP Hồ Chí Minh trên đà về
đích trước”
5. Phạm Văn Hiến (2003), “Chủ động, tích cực góp phần khơi thông các nguồn
ngoại lực”, Tạp chí Tài chính
6. Hoàn thiện chính sách và tổ chức thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt
Nam, NXB Chính trị quốc gia, 2000
7. Nguyễn Thị Hường (2001), “Triển khai các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài
tại Việt Nam”, Tạp chí kinh tế và phát triển 12/2001, Số 54.
8. Vũ Trọng Lâm (2003), “Tăng cường huy động và sử dụng hiệu quả vốn đầu
tư nước ngoài ở Việt Nam”, Tạp chí Thương mại, số 35/2003
9. Vũ Chí Lộc (1997), Giáo trình đầu tư nước ngoài, NXB Giáo dục, Hà Nội
10. Phạm Minh (2002), “Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam ngày càng thuận lợi”,
Tạp chí Công nghiệp Việt Nam số 1/2002.
11. Phạm Minh Nhật (2004), “Dồn sức thu hút FDI”, Báo Quốc tế Điện tử
12. Phương Lâm Ngọc (2003), “Đầu tư trực tiếp nước ngoài: chuyển từ giảm sút
sang tăng trưởng”, Thời báo tài chính Việt Nam
13. Trần Văn Ngợi (2002), “Sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài”, Tạp chí Du lịch Việt Nam, Số 5/2002.
101
14. Nguyễn Văn Quang (2005), “Đánh giá vai trò của đầu tư trực tiếp nước
ngoài trong phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn TP.HCM”, Viện Kinh tế
Thành phố Hồ Chí Minh, TP HCM
15. Nguyễn Văn Quang (2007), “Định hướng thu hút đối tác đầu tư trực tiếp
nước ngoài phục vụ chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Thành phố Hồ Chí
Minh”, Viện Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, TP HCM
16. Nguyễn Văn Quang (2008), “Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh năm 2007 tiếp
tục trên đà tăng trưởng cao”, Viện Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, TP HCM
17. Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh (2007), “Báo cáo tình hình
Kinh tế - Xã hội Thành phố năm 2006”, TP HCM
18. Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh (2006), “Các lợi thế khi đầu
tư vào TP HCM”, TP HCM
19. Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh (2002), “Các Khu Công
nghiệp, Khu Chế xuất tại TP HCM”, TP HCM
20. Tạp chí Cộng sản (2008), “Kinh tế TP HCM giữ vững tốc độ tăng trưởng”
21. Thông tấn xã Việt Nam (2008), “Đầu tư nước ngoài vào TPHCM tăng mạnh
thời hậu WTO”
22. Tiềm năng Việt Nam thế kỷ XXI, NXB Thế giới, 2001
23. Tổng cục thống kê (2008), “Tình hình kinh tế - xã hội quí I năm 2008 thành
phố Hồ Chí Minh”, Hà Nội
24. Trung tâm Xúc tiến Thương mại TPHCM (2007), “Số dự án đầu tư nước
ngoài được cấp phép tại TP HCM, 1988 – 6/2007”, TP HCM
25. Phan Thế Vinh (2003), “Rút giấy phép của các dự án FDI: Diễn biến nguyên
nhân và giải pháp”, Tạp chí Kinh tế và dự báo Số 5/2003.
26. Viện Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh (2006), “Dự báo tăng trưởng kinh tế
thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2006 – 2010”, TP HCM
102
27. Viện Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh (2006), “Thành phố Hồ Chí Minh -
Đầu tầu trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam”, TP HCM
28. Viện Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh (2007), “Vai trò đầu tàu kinh tế của
thành phố Hồ Chí Minh đối với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và cả
nước”, TP HCM
29. Tổng cục Thống kê, Việt Nam với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, NXB
Thống kê, 2001
30. Tổng cục Thống kê, Niên giám thống kê 2007, NXB Thống kê, 2007
31. Các Website của:
- Ban quản lý các Khu Chế xuất - Khu Công nghiệp TP HCM:
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư: WWW.MPI.GOV.VN
- Cục Đầu tư nước ngoài:
- Cục Thống kê TP HCM:
- Khu Công nghệ cao TP HCM:
- Sở Công nghiệp TP HCM:
- Sở Kế hoạch và Đầu tư TP HCM:
- Sở Thương mại TP HCM:
- Thành phố Hồ Chí Minh:
- Tổng cục Thống kê: www.gso.gov.com
- Trung tâm Xúc tiến Thương mại – Đầu tư TP HCM:
- Viện Kinh tế TP HCM:
103
PHỤ LỤC
Phụ lục 1:
Bảng 1: Số liệu tổng hợp nhu cầu vốn đầu tư của thành phố Hồ Chí Minh
đến năm 2010
Ngành Tổng số
dự án
Số dự án có
vốn ước tính
Vốn ước tính
Số dự án % Triệu đồng %
Công nghiệp 66 52 11,33 42.407.708 6,25
Thương mại 13 13 2,83 32.176.613 4,75
Du lịch 143 93 20,26 48.879.372 7,21
Xây dựng 4 4 0,87 74.000 0,01
Nông - lâm - ngư
nghiệp
14 14 3,05 1.433.600 0,21
Cơ sở hạ tầng và dịch
vụ công cộng
85 82 17,87 232.396.259 34,27
Giao thông vận tải 66 66 14,38 166.506.370 24,55
Điện 5 5 1,09 8.600.206 1,27
Bưu chính - viễn
thông
12 12 2,62 14.494.200 2,14
Nhà đất 8 8 1,74 126.000.000 18,58
Y tế 56 56 12,20 2.665.000 0,39
Văn hóa thông tin và
thể dục thể thao
52 50 10,89 1.844.124 0,27
Giáo dục và đào tạo 4 4 0,87 682.000 0,10
Cộng 528 459 100,00 678.159.452 100,00
104
Phụ lục 2:
Bảng 2: CÁC ƯU ĐÃI THUẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP KCX-KCN
Nghị định 24/2000/NĐ-CP ngày 31/7/2000 và Nghị định 27/2003
Thuế xuất khẩu
NỘI DUNG KCX KCN
Sản phẩm, hàng hoá Miễn Miễn
Thuế nhập khẩu
NỘI DUNG KCX KCN
Máy móc, thiết bị, phương tiện vận
tải chuyên dùng để tạo tài sản cố
định
Miễn Miễn
Nguyên liệu, nhiên liệu, vật tư (kể
cả vật tư xây dựng mà trong nước
chưa sản xuất được)
Miễn Miễn theo tỷ lệ
XK
Được nợ thuế
trong 9 tháng (275
ngày)
Thuế thu nhập doanh nghiệp (*)
NỘI DUNG KCX KCN
1- DN sản xuất:
- Ưu đãi :
+ Thuế ưu đãi:
Thời gian áp dụng (kể từ ngày DA bắt
đầu thành lập đi vào hoạt động
10%
15 năm
15%
12 năm
105
SXKD)
+ Miễn thuế (kể từ khi có thu nhập
chịu thuế)
+ Giảm 50 % (cho các năm tiếp theo)
- Thuế sau thời hạn ưu đãi (áp dụng
cho suốt thời hạn còn lại của DA)
4 năm
7 năm
28%
3 năm
7 năm
28%
1- DN dịch vụ:
- Ưu đãi :
+ Thuế ưu đãi:
Thời gian áp dụng (kể từ ngày DA bắt
đầu thành lập đi vào hoạt động
SXKD)
+ Miễn thuế (kể từ khi có thu nhập
chịu thuế)
+ Giảm 50 % (cho các năm tiếp theo)
- Thuế sau thời hạn ưu đãi (áp dụng
cho suốt thời hạn còn lại của DA)
15%
12 năm
3 năm
7 năm
28%
20%
10 năm
2 năm
6 năm
28%
Thuế giá trị gia tăng (VAT)
NỘI DUNG KCX KCN
Sản phẩm và hàng hoá xuất khẩu Miễn Thực hiện theo
Luật thuế VAT
hiện hành
Sản phẩm và hàng hoá xuất khẩu hoặc bán vào KCX (tiêu
dùng bên ngoài lãnh thổ Việt Nam)
0%
Sản phẩm cơ khí, khuôn mẫu, máy tính và phụ kiện, cáp
điện, hoá chất cơ bản, săm lốp xe, giấy in, thuốc trừ sâu,
phân bón, thiết bị y khoa, thiết bị khám và chữa bệnh, thiết
bị dạy học, đồ chơi trẻ em, nguyên vật liệu nông lâm thủ
5%
106
hải sản, thực phẩm, hàng thủ công mỹ nghệ, ván ép, cấu
kiện đúc sẵn, thép, thức ăn gia súc….
Hàng cơ khí điện máy, hàng điện tử, hoá chất, mỹ phẩm,
sợi, vải, hàng may mặc, hàng thêu, hàng da và giả da, hàng
gốm sứ, thủy tinh, nhựa, gỗ, vật liệu xây dựng, sữa, thực
phẩm khô, nước giải khát.
10%
Thuế chuyển lợi nhuận
NỘI DUNG KCX KCN
5%
5%
Ghi chú:
- KCX: Toàn bộ sản phẩm để xuất khẩu
- KCN: Doanh nghiệp có thể xuất khẩu 100% sản phẩm hoặc vừa xuất khẩu vừa bán
tại thị trường nội địa.
Phụ lục 3:
Một số cơ chế, chính sách thu hút đầu tư vào Khu Công nghệ cao
thành phố HCM
Về đối tượng và phạm vi áp dụng chính sách và biện pháp ưu đãi khuyến
khích đầu tư
Quyết định này quy định một số chính sách và biện pháp ưu đãi khuyến khích các tổ
chức kinh tế, xã hội, cá nhân trong và ngoài nước (sau đây gọi tắt là chủ đầu tư) đầu
tư vào Khu Công nghệ cao thành phố, cụ thể:
a) Đối tượng được hưởng các ưu đãi đầu tư:
Các nhà đầu tư thực hiện đầu tư vào Khu Công nghệ cao thành phố thuộc các
lĩnh vực đầu tư sau:
107
- Sản xuất và kinh doanh các sản phẩm công nghệ cao;
- Nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực công
nghệ cao;
- Ươm tạo công nghệ cao, doanh nghiệp công nghệ cao.
b) Phạm vi áp dụng:
Nhà đầu tư thực hiện đầu tư vào các ngành nghề:
- Công nghệ thông tin, truyền thông và công nghệ phần mềm tin học;
- Công nghệ sinh học phục vụ cho nông nghiệp, thuỷ sản, y tế;
- Công nghệ vi điện tử, cơ khí chính xác, quang - điện tử và tự động hoá;
- Công nghệ vật liệu mới, Công nghệ Nano;
- Công nghệ môi trường, công nghệ năng lượng mới.
Về giá giao đất - thuê đất trong Khu Công nghệ cao thành phố (giai đoạn 1) có
kèm cơ sở hạ tầng giao thông, điện, nước và viễn thông
a) Đối với các dự án đầu tư vào phân khu R&D từ các trung tâm R&D, doanh
nghiệp, viện, trường đại học có uy tín quốc tế: miễn tiền thuê đất.
- Các dự án sản xuất công nghệ cao đáp ứng được tiêu chí công nghệ cao
theo Quyết định số 27/2006/QĐ-BKHCN ngày 18 tháng 12 năm 2006 của Bộ Khoa
học và Công nghệ về việc ban hành “Quy định về tiêu chuẩn xác định dự án sản
xuất sản phẩm công nghệ cao” được hưởng mức giá thuê đất như sau:
- Mức giá 0,6USD - 1USD/m2/năm (tương đương 30USD - 50USD/m2/50
năm) áp dụng cho các dự án đầu tư vào Khu Công nghệ cao giai đoạn I.
108
- Mức giá 0,8USD - 1,2USD/m2/năm (tương đương 40USD - 60USD/m2/50
năm) áp dụng cho các dự án đầu tư vào Khu Công nghệ cao giai đoạn II.
- Ngoài ra, nhà đầu tư phải đóng:
+ Phí duy tu, bảo dưỡng hạ tầng kỹ thuật và sử dụng tiện nghi công cộng là
0,48 USD/m2/năm.
+ Phí xử lý nước thải là 0,24 USD/m3.
b) Về thủ tục giao thuê đất:
Ban Quản lý Khu Công nghệ cao có trách nhiệm làm đầu mối xem xét,
hướng dẫn nhà đầu tư các thủ tục giao thuê đất theo đúng quy định và đảm bảo thời
gian nhanh nhất.
Về giá điện, nước, viễn thông
- Giá điện: được tính theo khung giá của Công ty Điện lực thành phố áp dụng
cho từng đối tượng sử dụng cụ thể theo quy định chung.
- Giá nước: Được tính đúng theo khung giá nước của thành phố.
- Viễn thông: Thành phố sẽ đầu tư hệ thống viễn thông cho Khu Công nghệ
cao thành phố. Được tính mức giá bằng giá đường truyền mua vào của các nhà cung
cấp, không tính chi phí khấu hao và chi phí quản lý, vận hành trong vòng 03 năm
đầu hoạt động.
Về cung ứng dịch vụ một cửa
Ban Quản lý Khu Công nghệ cao thành phố có nhiệm vụ hỗ trợ miễn phí cho
chủ đầu tư về thành lập doanh nghiệp, giấy phép đầu tư; thủ tục xuất nhập khẩu; thủ
tục giao đất, cho thuê đất; giấy phép xây dựng; visa xuất nhập cảnh nhiều lần, gia
hạn visa và một số hỗ trợ khác về thủ tục hành chính liên quan trực tiếp đến hoạt
động của doanh nghiệp trong Khu Công nghệ cao.
Về hỗ trợ đi lại
109
Thành phố sẽ lập tuyến xe buýt từ Trung tâm thành phố đến Khu Công nghệ
cao thành phố phục vụ hoạt động đi lại cho các cán bộ, công nhân viên của các đơn
vị hoạt động trong Khu Công nghệ cao thành phố với giá vé theo khung giá chung
của thành phố.
Về thuê chuyên gia đầu đàn về lĩnh vực công nghệ cao ở nước ngoài
Chấp thuận chủ trương thuê chuyên gia đầu đàn về lĩnh vực công nghệ cao ở
nước ngoài vào làm việc tại phân khu R&D của Khu Công nghệ cao. Ban Quản lý
Khu Công nghệ cao thành phố căn cứ vào sự cần thiết, yêu cầu, nhiệm vụ quản lý
và nghiên cứu khoa học công nghệ trong từng thời điểm, từng đề tài, dự án cụ thể có
tham khảo mức thu nhập của các chuyên gia đầu đàn làm việc trong lĩnh vực công
nghệ cao ở các nước trong khu vực đề xuất Uỷ ban nhân dân thành phố việc thuê
chuyên gia đầu đàn về lĩnh vực công nghệ cao ở nước ngoài và mức lương cụ thể
của từng chuyên gia.
Về thuế thu nhập doanh nghiệp
Các doanh nghiệp đầu tư vào Khu Công nghệ cao thành phố được hưởng các
ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp theo đúng quy định của Luật Đầu tư và Luật
Thuế thu nhập doanh nghiệp.
Phụ lục 4:
Các biện pháp thu hút FDI của thành phố Hồ Chí Minh
1. Sẵn sàng về thông tin:
1.1. Ban quản lý các khu chế xuất và công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh (Ban
quản lý) và các Công ty phát triển hạ tầng cần xem trọng hơn nữa “sẵn sàng về
thông tin”, phải kịp thời, đầy đủ và chính xác để thu hút đầu tư vào khu công
nghiệp.
1.2 Tiếp tục tích cực tham gia thực hiện hệ thống “Đối thoại doanh nghiệp” qua
mạng của thành phố, sẵn sàng giải đáp các thắc mắc và hướng dẫn các nhà đầu tư
trong nước và ngoài nước.
2. Sẵn sàng về đất:
110
2.1 Có thể hình thành và mở rộng từ 3 đến 5 khu công nghiệp mới có quy mô 1000-
1500 ha của năm 2004-2005:
2.1.1 Công nghiệp hóa chất: dự kiến tại phần mở rộng 600 ha của khu công
nghiệp Hiệp Phước, Huyện Nhà Bè.
2.1.2 Công nghiệp nhựa-cao su và công nghiệp thực phẩm chế biến: dự kiến tại
phần mở rộng(230ha) của khu công nghiệp Lê Minh Xuân, Huyện Bình Chánh.
2.1.3 Công nghiệp điện tử-cơ khí: dự kiến tại khu đô thị-công nghiệp và khu
công nghiệp Tân Phú Trung (500ha – 800ha) ở Củ Chi-Hóc Môn.
2.2 Giá đất cho thuê, phí duy tu cơ sở hạ tầng:
2.2.1 Ban quản lý thường xuyên kiểm tra đôn đốc các Công ty phát triển hạ
tầng, triển khai các công trình hạ tầng theo đúng tiến độ dự án đã được duyệt. Kịp
thời phát hiện và can thiệp các trường hợp hạng mục công trình hạ tầng được xây
dựng với chi phí quá cao, không hợp lý và kịp thời tác động hỗ trợ giải quyết các
vướng mắc khó khăn về: vốn, đền bù giải tỏa, thuế, thủ tục hành chính… trong quá
trình triển khai dự án.
2.2.2 Thỏa thuận với các khu công nghiệp về phương pháp thu phí duy tu cơ sở
hạ tầng hợp lý hơn nhằm góp phần giảm thiểu chi phí sản xuất và kích thích gia
tăng sản xuất, xuất khẩu của nhà đầu tư.
2.2.3 Kiến nghị Nhà nước hỗ trợ tín dụng với lãi suất ưu đãi cho các Công ty
phát triển hạ tầng để tiến hành đền bù, giải tỏa thu hồi đất đồng bộ và một lần theo
dự án đầu tư đã được phê duyệt; miễn, giảm tiền thuê đất thô để hạ thấp giá cho
thuê đất đảm bảo thu hút đầu tư vào khu công nghiệp.
2.2.4 Tiến hành qui hoạch các khu công nghiệp mới tại những vùng đất ít dân
cư, có thành phần cấu tạo đất cứng nhằm giảm thiểu chi phí đền bù giải tỏa, san lấp
mặt bằng, chi phí xây dựng cơ bản làm nền móng ban đầu, tạo lợi thế cạnh tranh để
giảm giá thuê đất.
2.2.5 Khuyến khích các đơn vị cung cấp dịch vụ có liên quan trực tiếp đến việc
xây dựng cơ sở hạ tầng như: điện, nước, viễn thông, ngân hàng, giao thông và các
Hiệp hội chuyên ngành (nhu Điện tử, Cơ khí, Nhựa - Cao su, Hóa chất…) tham gia
góp vốn đầu tư vào các công ty đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nhằm tạo động lực,
111
góp phần đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án tại các khu công nghiệp đồng thời kiểm
soát được giá cho thuê đất.
2.2.6 Khuyến khích và tạo điều kiện cho các công ty tư nhân cùng tham gia xây
dựng, kinh doanh và phát triển hạ tầng khu công.
2.2.7 Kiến nghị nhà nước có chính sách hợp lý và ưu đãi đối với phần đất công
để giảm giá cho thuê đất phục vụ chương trình thu hút đầu tư ngành công nghiệp
mũi nhọn như: điện-điện tử, cơ khí, hóa chất cơ bản…
3. Sẵn sàng về lao động:
3.1 Trung tâm dịch vụ việc làm của Ban quản lý khảo sát, nghiên cứu, tham mưu,
lập kế hoạch liên kết với các trường kỹ thuật, cao đẳng, đại học để đào tạo và bồi
dưỡng nguồn nhân lực theo nhu cầu của khu chế xuất và khu công nghiệp.
3.2 Trường Cao đẳng bán công Công nghệ và Quản trị doanh nghiệp (CTIM) thuộc
Ban quản lý:
3.2.1 Có kế hoạch tuyển sinh – chiêu sinh đào tạo cho phù hợp và chương trình
đào tạo phải đáp ứng được nhu cầu của các nhà đầu tư sản xuất kinh doanh trong
khu chế xuất, khu công nghiệp.
3.2.2 Đội ngũ giáo viên phải được đào tạo và bồi dưỡng về nhận thức, phương
pháp giảng dạy theo xu hướng của khu vực và thế giới phù hợp, giúp học sinh, sinh
viên tiếp thu nhanh.
3.2.3 Đầu tư thiết bị cho giảng dạy và thực hành hiện đại để làm sao cho sinh
viên ra trường đủ sức làm việc được ngay.
3.2.4 Tạo điều kiện cho nhà đầu tư tiếp xúc với lãnh đạo trường Cao đẳng Bán
công Công nghệ và Quản trị doanh nghiệp (CTIM), các trường Đại học, Cao đẳng,
Trung học chuyên nghiệp, các Trung tâm dạy nghề, các trường nghề trên địa bàn
thành phố để cung cấp thông tin về nhu cầu lao động và năng lực đào tạo cũng như
khả năng cung ứng nguồn lao động theo ngành nghề, trình độ;
3.2.5 Xây dựng cơ chế hỗ trợ kinh phí từ ngân sách và ngân hàng hỗ trợ trong
việc bồi dưỡng, đào tạo nghề cho thanh niên cũng như sinh viên và xem đây cũng là
một biện pháp ưu đãi đầu tư.
4. Sẵn sàng về viễn thông:
112
4.1 Đề nghị Bưu điện thành phố Hồ Chí Minh và các công ty viễn thông khác hỗ trợ
và phối hợp với Ban quản lý:
4.1.1 Hỗ trợ vấn đề đường truyền tốc độ cao và ổn định cho các doanh nghiệp
có sử dụng nhiều về truyền dữ liệu Internet trong hoạt động ở các khâu thiết kế sản
phẩm từ công ty mẹ ở nước ngoài chuyển qua công ty con ở khu chế xuất để sản
xuất.
4.1.2 Xây dựng giải pháp tổng thể hạ tầng mạng kết nối giữa Ban quản lý với
các khu chế xuất, khu công nghiệp trên địa bàn thành phố theo quy hoạch phát triển
khu chế xuất, khu công nghiệp đến năm 2010 và đến năm 2020.
4.1.3 Hỗ trợ đầu tư xây dựng hạ tầng hệ thống kết nối giữa Ban quản lý với
các khu chế xuất, khu công nghiệp trên địa bàn thành phố.
4.1.4 Khai thác các dịch vụ viễn thông trong khu chế xuất, khu công nghiệp.
4.2 Hoàn chỉnh và công bố trang Web: giới thiệu chung về Ban quản lý, các quy
trình nghiệp vụ phục vụ đầu tư và doanh nghiệp; giới thiệu các khu chế xuất, khu
công nghiệp để thu hút đầu tư, giới thiệu các doanh nghiệp điển hình trong khu chế
xuất, khu công nghiệp; thí điểm thực hiện thủ tục đăng ký đầu tư qua mạng; Tham
gia tốt hệ thống “Đối thoại doanh nghiệp” qua mạng của thành phố.
4.3 Xây dựng “Cơ sở dữ liệu phục vụ quản lý nhà nước đối với khu chế xuất, khu
công nghiệp ở thành phố Hồ Chí Minh” trong chương trình Đề án 112.
4.4 Xây dựng giải pháp hạ tầng mạng tổng thể kết nối giữa Ban quản lý với các khu
chế xuất, khu công nghiệp trên địa bàn thành phố theo quy hoạch phát triển khu chế
xuất, khu công nghiệp đến năm 2010 và đến năm 2020.
4.5 Xây dựng Trung tâm dịch vụ Công nghiệp và Thông tin giới thiệu đầu tư và xúc
tiến giao dịch thương mại trên mạng.
5. Sẵn sàng về giao thông, điện, nước:
5.1 Đối với các công trình ngoài tường rào có kết nối với bên trong khu công nghiệp
mà bức bách, các công ty phát triển hạ tầng kịp thời đề nghị Ban quản lý tổng hợp
trình ủy ban nhân dân thành phố cho ý kiến để công ty hạ tầng có thể chủ động ứng
vốn thực hiện phụ giúp cho Sở Giao thông công chánh, Công ty cấp nước
113
5.2 Ban quản lý tiếp tục tích cực làm đầu mối làm việc với các Sở, ngành thành phố
để giải quyết các vấn đề đặt ra nhằm đảm bảo “Sẵn sàng về giao thông, điện, nước”.
6. Sẵn sàng về nhà ở cho công nhân:
6.1 Thành phố sửa đổi, bổ sung về cơ chế chính sách cho phù hợp với điều kiện của
thành phố, khuyến khích doanh nghiệp các thành phần kinh tế tham gia vào chương
trình này.
6.2 Có chính sách về nhà ở cho công nhân (xây bán trả góp, giá ưu đãi…) và ký túc
xá cho công nhân đến từ tỉnh, thành phố khác, đồng thời xây dựng và chăm lo đời
sống văn hóa tinh thần cho công nhân.
6.3 Các địa phương có quỹ đất công gần khu chế xuất, khu công nghiệp cần quan
tâm xây dựng nhà lưu trú cho công nhân.
6.4 Sắp đến khi quy hoạch đất cho khu chế xuất, khu công nghiệp, cần dành 10%
quỹ đất để xây dựng nhà lưu trú.
6.5 Kiến nghị ủy ban nhân dân thành phố cần có chủ trương tạo điều kiện cho nhân
dân khu vực xung quanh khu chế xuất, khu công nghiệp làm nhà trọ cho công nhân.
6.6 Tạo điều kiện cho các hộ dân vay vốn ngân hàng, miễn giảm thuế để chỉnh
trang, nâng cấp nhà trọ đồng thời nhà nước có kiểm tra tình trạng vệ sinh, môi
trường và xử lý nếu không đạt tiêu chuẩn.
7. Sẵn sàng về hỗ trợ cho doanh nghiệp:
7.1 Tiếp tục thực hiện tốt cơ chế quản lý “ Một cửa, tại chỗ” với phương châm phục
vụ nhà đầu tư là chính; kiến nghị mở rộng cơ chế các Bộ, Ngành và ủy ban nhân
dân thành phố ủy quyền để Ban quản lý chủ động trong việc rút ngắn thời gian xử
lý, xây dựng biểu mẩu, hướng dẫn thủ tục hồ sơ, nâng cao chất lượng phục vụ của
các chuyên viên.
7.2 Thường xuyên nắm bắt tâm tư nguyện vọng của các doanh nghiệp, đồng hành
với doanh nghiệp tháo gở khó khăn của doanh nghiệp.
7.3 Công ty phát triển hạ tầng phải quan hệ bình đẳng, minh bạch, thân thiện với
nhà đầu tư như: thông báo đầy đủ về tính pháp lý của hợp đồng thuê đất, thuê nhà
xưởng cho nhà đầu tư.
114
7.4 Các công ty phát triển hạ tầng mở rộng khả năng cung ứng dịch vụ cho các
doanh nghiệp khu chế xuất, khu công nghiệp với chi phí thấp và thời gian ngắn
nhất.
115
Phụ lục 5:
Bảng 3: Một số chỉ tiêu năm 2005 so sánh TP HCM với cả nước, Hà
Nội, Hải Phòng và Đà Nẵng
Chỉ tiêu Số tuyệt đối Hà Nội Hải Phòng Đà Nẵng
Cả
nước
TP
HCM
Tỷ
lệ
TP
HC
M
so
với
cả
nướ
c
(%)
Số
tuyệt
đối
So
với
TP
HC
M
(lần)
Số
tuyệt
đối
So
với
TP
HC
M
(lần)
Số
tuy
ệt
đối
So
với
TP
HC
M
(lần)
Dân số
trung bình
(1.000
người)
83120 6240 7,5 3183 2,0 1784 3,5 781 8,0
GDP (giá
1994, tỷ
đồng)
39289
8
88870 22,6
3407
3
2,6
1407
2
6,3
622
0
14,3
Tốc độ
tăng trư-
ởng (%)
8,43 12,2
144,
7
11,1
6
1,1 12,3 1,0
13,
9
0,9
Thu ngân
sách nhà
nước
18300
0
59859 32,7 8706 6,9
505
8
11,8
116
GTSX
công
nghiệp
(giá 1994,
tỷ đồng)
41686
3
11630
9
27,9
4208
7
2,8
2158
9
5,4
840
3
13,8
GTSX N
– L - NN
(giá 1994,
tỷ đồng)
13711
5
2550 1,9 1480 1,7 2267 1,1 676 3,8
Tổng mức
bán lẻ
hàng hóa
(tỷ đồng)
47538
1
11046
3
23,2
4500
0
2,5
1136
2
9,7
955
5
11,6
Tổng kim
ngạch
xuất khẩu
(triệu
USD)
32233 12132 37,6 2860 4,2 839 14,5 352 34,5
Nguồn: Niên giám thống kê TP HCM, 2005.
Phụ lục 6:
Bảng 4: Tỷ trọng các ngành nghề có nhu cầu của các doanh nghiệp năm 2008:
Ngành nghề Tỷ trọng(%)
Công nghệ Thông tin - Viễn thông 9,24
Điện - điện tử - điện công nghiệp - điện lạnh 8,27
Hóa - Hóa thực phầm - Hóa chất - Hóa dầu 3,71
Cơ khí - Xây dựng - Giao thông vận tải - Hàng hải 7,17
Kiến trúc - Thiết kế - In ấn - Bao bì - Xuất bản 8,05
Tài chính - Ngân hàng - Giáo dục đào tạo 9,72
117
Y khoa - Y tế - Mỹ phẩm 2,45
Quản lý - Quản trị - Hành chánh - Vật tư 7,60
Du lịch - Môi trường - Nhà hàng KS 9,23
Marketing - Dịch vụ - Pháp lý - Phục vụ 8,45
Nông lâm - Ngư nghiệp 0,50
May dệt - Thủ công mỹ nghệ - Bảo vệ - LĐPT 21,86
Các ngành nghề khác 3,75
Tổng cộng 100,00
Phụ lục 7:
Hiện trạng ô nhiễm môi trường tại thành phố Hồ Chí Minh
Giao thông: Một vấn nạn lớn ở thành phố Hồ Chí Minh là nạn kẹt xe, ô nhiễm và
tai nạn giao thông. Qua số liệu của Cục Bảo vệ môi trường thành phố Hồ Chí Minh,
có thể nhận định tình hình ô nhiễm môi trường đã đến lúc báo động. Tại TP.HCM
có đến 50-60% mô tô, xe máy đang lưu hành không đạt yêu cầu về khí thải. Số liệu
do Cục Đăng kiểm Việt Nam cung cấp, năm 2006, cứ 2 người Sài Gòn thì có 1
chiếc xe máy, như vậy TP.HCM có khoảng 3,5 triệu xe máy; gần 2 triệu chiếc trong
số đó đang thải lượng khí thải vượt mức cho phép.
Đây chính là tác nhân chính gây ra tình trạng ô nhiễm không khí tại TP.HCM. Hàng
loạt chất độc hại như CO, benzen, các hợp chất hữu cơ... đang từng phút, từng giờ
được thải ra không khí, nhất là ở những tụ điểm tắc nghẽn giao thông. Trong khi đó,
theo thông báo từ Tổng cục Thống kê, lượng xe máy đang có xu hướng tăng mạnh
trong năm nay.
Nồng độ CO vào một số thời điểm vượt tiêu chuẩn cho phép từ 1,05 – 1,21 lần.
Nồng độ bụi PM10 và ozone tại thành phố Hồ Chí Minh vượt tiêu chuẩn của Tổ
chức Y tế thế giới (WHO). Số liệu từ các trạm đo không khí ven đường cho thấy
nếu so sánh với các thành phố khác trong khu vực Đông á, thì nồng độ các hạt bụi
118
(nhỏ hơn10 micromét), nồng độ nitrogen dioxide, carbon monoxide tương tự hay
cao hơn Bangkok, Manila, Tokyo.
Nồng độ benzene trung bình nằm tại các điểm ven những trục đường giao thông
chính ở thành phố Hồ Chí Minh là 33,6 microgam/mét khối, trong khi theo tiêu
chuẩn của WHO thì chỉ tiêu này là 5 microgam/mét khối.
Theo thống kê của Ngân hàng Thế giới thì thiệt hại về ô nhiễm không khí ở Thái
Lan về kinh tế là mất đi 1,6% tổng sản lượng quốc gia hàng năm, do mất đi những
ngày lao động, phí tổn y tế nhập viện, chữa trị. Năm 2001, ô nhiễm bụi đã đưa đến
hơn 17.000 ca nhập viện, tốn 6,3 tỉ đô la Mỹ chi phí y tế. Hiện nay chưa có một
nghiêm cứu đầy đủ về tác hại của ô nhiễm vào sức khoẻ, kinh tế ở Việt Nam, nhưng
ta có thể đoán là con số sẽ không khác nhiều lắm với Thái Lan hiện nay.
Hệ thống chuyên chở công cộng xe buýt đã phát triển từ vài năm nay và hoạt động
ở nhiều nơi trên thành phố rất hiệu quả tuy vậy vẫn không đủ để giảm đi số lượng
xe cá nhân ở thành phố, nhất là xe gắn máy không ngừng tăng. Mức độ ô nhiễm vì
thế sẽ còn gia tăng, nhất là vào những lúc ùn tắc giao thông vì cơ sở hạ tầng không
đáp ứng được lưu lượng xe hay vào những lúc trời mưa, đường ngập lụt không tháo
nước kịp.
Bụi công trường: ở TP.HCM, các trạm quan trắc đo nồng độ bụi chỉ được đặt ở các
nút giao thông mà chỉ số nồng độ bụi đo được đã lên tới 0,57mg/m³, gấp đôi mức
cho phép; chủ yếu là bụi lơ lửng, loại bụi người dân dễ hít vào nhất.
Nguồn gốc chủ yếu của bụi lơ lửng chính là các công trường xây dựng, mà tại đây
lại “nổi tiếng” có nhiều công trường. Trong 6 tháng đầu năm 2007, có hàng trăm vụ
các đơn vị thi công bị Sở Giao thông Công chính TP xử phạt do thi công cẩu thả, tái
lập mặt đường nhếch nhác.
Chỉ riêng đường Nguyễn Hữu Cảnh (quận Bình Thạnh) đã có nhiều công trường
quy mô lớn: Saigon Pearl, cầu Thủ Thiêm, chỉnh trang khu vực phường 22, gói thầu
119
số 8 kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè…. Và sắp tới là công trường sửa chữa cầu Văn
Thánh 2.
Trên công trình lắp đặt đường ống dẫn nước ở xa lộ Hà Nội, phần đường dành cho
xe 2, 3 bánh bị đất cát lấn chiếm gần một nửa. Con đường nối xa lộ Hà Nội với
cảng Cát Lái thì nhầy nhụa, mỗi xe chở vật liệu xây dựng để lại một phần đất, cát
khi đi qua những ổ gà rộng hàng mét...
Còn hàng trăm con đường ở TP.HCM đang chịu cảnh đào đắp khác nhau. Mỗi khi
trời nắng, bùn đất khô lại, xe cộ chạy qua là bụi cuốn mịt mù.
Ô nhiễm âm thanh: Tiếng ồn cũng là một trong vô vàn nỗi khổ thời ô nhiễm mà
người dân TP.HCM đang phải hứng chịu, đặc biệt ở các trục đường chính như Điện
Biên Phủ, Nguyễn Văn Linh, Xa lộ Hà Nội…
Phổ biến nhất là tình trạng còi xe khách, xe tải xin đường trong nội thành. Do các
loại xe lưu thông quá gần nhau, cường độ âm thanh của còi xe quá lớn, người điều
khiển xe hai bánh dễ bị giật mình lạc tay lái, gây ra tai nạn và ách tắc giao thông.
Hậu quả nữa của tiếng ồn mà ít người nghĩ tới, đó là khả năng bị điếc hoàn toàn.
Theo số liệu của bệnh viện Tai - Mũi - Họng TPHCM thì khả năng tiếp xúc với
cường độ âm thanh thông thường của con người là từ 50-85 dB. Tiếng ồn từ 85-100
dB bắt đầu có hại cho tai (tai bị đau, sức nghe giảm dần). Cao hơn 120 dB có thể
làm rách màng nhĩ. Trong khi đó, cường độ âm thanh của tiếng còi các loại xe tải,
xe ben, xe khách là 90-150 dB.
Ô nhiễm nước: ở thượng nguồn sông Sài Gòn và sông Đồng Nai có rất nhiều cơ
sở công nghiệp và sinh họat chưa được xử lý làm ô nhiễm môi trường nước ở hạ
nguồn. Mức ô nhiễm hiện nay là đáng báo động vì có ảnh hưởng trực tiếp đến hệ
thống cung cấp nước cho thành phố Hồ Chí Minh. Gần đây, Công ty Cấp nước Sài
Gòn cho biết các cơ sở sản xuất bột ngọt, nhiều hộ nuôi cá bè ở thượng nguồn khu
vực Dầu Tiếng, Bình Dương, và huyện Dương Minh Châu, Tây Ninh, làm nước
sông Sài Gòn bị ô nhiễm, ảnh hưởng đến nguồn nước sinh hoạt cung cấp cho thành
120
phố. Sông La Ngà và sông Thị Vải, hai phụ lưu chính của sông Đồng Nai, cũng bị ô
nhiễm. Đoạn sông Đồng Nai từ cầu Hoá An đến cầu Đồng Nai, nơi có Nhà máy
Nước Thủ Đức cung cấp nguồn nước chính cho cư dân thành phố Hồ Chí Minh cuối
năm 2005 khi lấy mẫu nước tại Hoá An, xét nghiệm cho thấy nồng độ BOD vượt
tiêu chuẩn quy định nguồn nước dành cho sinh hoạt từ 2,9-3,4 lần.
Đáng lo ngại hơn là kết quả phân tích các mẫu bùn lắng trong hệ thống sông, kênh
rạch và các mẫu đất tại các khu vực vùng ven, khu vực sản xuất đất nông nghiệp
gần đây cho thấy đất đang bị ô nhiễm dầu và kim loại ở mức độ khá nguy hiểm.
Nếu không ngăn chặn kịp thời thì chúng sẽ làm tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe
của người dân, đặc biệt sẽ làm gia tăng các khả năng gây bệnh ung thư.
Đây là một thực trạng đáng lo. Trước nhất là phải thực hiện giám sát chất thải công
nghiệp ra sông, các khu công nghiệp phải có phương tiện xử lý chất thải trước khi
đổ ra sông. Nói chung, tình hình ô nhiễm môi trường tại thành phố Hồ Chí Minh
trong mấy năm gần đây đã đến mức đáng lo ngại và có chiều hướng xấu đi trong
tương lai nếu không có những chính sách và biện pháp cấp bách bảo vệ môi trường
được áp dụng triệt để.
Mặt đất biến dạng do ô nhiễm: “Hình thể” của thành phố cũng đang có nguy cơ bị
biến dạng.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này như san lấp, đắp đôn cao nền xây
dựng, biến đổi kết cấu địa tầng… Nhưng tập trung nhất là do việc khai thác nước
ngầm với khối lượng lớn (trung bình khoảng 600.000m3 nước/ngày đêm) và diễn ra
tràn lan không kiểm soát được đã làm cho một số nơi bị sụt, lún.
Tại các quận Tân Bình, Bình Tân, 11, 6 và huyện Bình Chánh, ngành chức năng đã
phát hiện ra tình trạng lún đất mặt, trồi ống giếng khoan… Mực nước ngầm cũng
đang cạn kiệt, nhiều nơi mực nước hạ thấp đến trên 30m so với mặt đất và xu hướng
này đang tiếp diễn với tốc độ từ 2m đến 3m/năm. Đây cũng chính là nguyên nhân
121
khiến cho diện tích nước ngọt thì giảm đi và diện tích nước mặn tăng lên nhanh
chóng.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- b_ng_ch_vi_t_t_t_5972.pdf