Giun đất thường sống trong những vùng ẩm ướt có nhiều hữu cơ. Chúng có vai trò to lớn trong nông nghiệp do chúng làm đất tơi xốp tăng độ phì nhiêu. Làm thức ăn cho nhiều loài vật nuôi và hiện nay giúp ích trong việc xác định kim loại nặng trong đất
Giun đất tập trung chủ yếu ở khu vực nhất định và có ít nhất 7 loại riêng biệt. Ba loài thuộc Lumbricidae, 3 loài thuộc Megascolecidea và 1 loài thuộc Moniligastridae là loài phân bố rộng nhất trong 10 địa điểm khảo sát.
Tiến hành quá trình thu tập mẫu rãi đều khắp khu vực, phân loại theo loài. Kết quả cho thấy sự phân bố không đồng đều của các loài giun trong khu vực thu mẫu
Sau đó đem vào phòng thí nghiệm tiến hành thí nghiệm trên giun đất sống ở những điều kiện nhiệt độ khác nhau, tiếp tục phân tích sự lưu tồn kim loại nặng trong cơ thể từng loại giun đất
18 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 7452 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Động vật chỉ thị ô nhiễm môi trường, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI KHOA MÔI TRƯỜNG
ĐỘNG VẬT CHỈ THỊ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
NHÓM 12 : NGÔ PHƯƠNG ANH
LƯỜNG THỊ KIM ANH
NGUYỄN THỊ SẮC
PHÙNG THỊ TUYẾT MAI
Lời mở đầu
Môi trường là vấn đề nóng bỏng. Sinh thái , tài nhuyên môi trường đã và đang bị phá hủy một cách nghiêm trọng từng ngày , từng giờ với tốc độ thoái hóa nhanh chóng.
Loài người nhày nay đang phải tră giá cho những gì mà các nước phát triển đã làm đối với môi trường đã làm cách đây hằng trăm năm . Do vậy, nhân loại đã và đang ý thức dược rằng , nếu các vấn đề môi trường không dược xem xét , đánh giá đầy đủ và kĩ lưỡng thì tằng trưởng kinh tế và cộng nghiệp hóa với tốc độ hiện nay nhất định sẽ đi kèm với hủy hoại môi trường.
Trong báo cáo này sẽ trình bày một số loài động vật có khả năng chỉ thị đối với môi trường , phát hiện ra chất độc trong môi trường.
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
ĐỘNG VẬT CHỈ THỊ MÔI TRƯỜNG LÀ GÌ?
ĐỊNH NGHĨA
NGUYÊN TẮC CHỌN ĐỘNG VẬT CHỈ THỊ Ô NHIỄM
MỘT SỐ LOÀI ĐỘNG VẬT CHỈ THỊ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
ĐỘNG VẬT CHỈ THỊ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC
ĐỘNG VẬT CHỈ THỊ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ
ĐỘNG VẬT CHỈ THỊ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG ĐẤT
KẾT LUẬN
ĐỘNG VẬT CHỈ THỊ MÔI TRƯỜNG LÀ GÌ?
Định nghĩa:Là những cá thể, quần thể hay quần xã có khả năng thích ứnghoặc rất nhạy cảm với môi trường không khí. Các động vật chỉthị có thể là 1 loài, 1 nhóm loài, có thể tương quan giữa các nhómloài hoặc tổng số loài trong quần xã và chỉ số đa dạng.
Nguyên tắc chọn
Đã được định loại rõ ràng.
Sinh vật có khả năng thể hiện được sự tương quan đơn giản giữa lượng chất ô nhiễm tích tụ trong cơ thể chúng và nộng độ trung bình của chất ô nhiễm trong môitrường hoặc trong những chất nền lắng đọng hay trong thức ăn ở bất kì vị trí nào, dướibất kì điều kiện nào.
Sinh vật có thể tích tụ chất ô nhiễm mà không bị chết.
Sinh vật có đời sống tĩnh tại để đảm bảo rằng chất ô nhiễm mà nó tích tụ có liên quan đến khu vực nghiên cứu
Sinh vật có số lượng phong phú ở khu vực nghiên cứu và tốt hơn là phân bố rộng (tối ưu là phân bố toàn cầu) để có thể đối chiếu giữa các khu vực.
Sinh vật có đời sống dài để có thể lấy mẫu nhiều lần khi cần. Sinh vật có đời sống dài, trải qua quãng thời gian dài của sự ô nhiễm. Đó c ũng là minh chứng cho những tác động đến môi trường trong thời gian dài, không liên tục.
Sinh vật có kích thước phù hợp để có thể cung cấp những mô đủ lớn cho việc phân tích. Đặc tính này cũng cần thiết cho việc nghiên cứu sự tích tụ trong những cơ quan đặcbiệt của cơ thể sinh vật.
Dễ thu mẫu, sinh vật có thể sống lâu trong điều kiện thí nghiệm.
Ít biến dị.
Trong thực tế khó có loài sinh vật nào có thể đáp ứng được tất cả các tiêu chí trên.Tuy nhiên, những sinh vật được lựa chọn cho nghiên cứu chỉ cần đáp ứng được một hay một vài tiêu chí trên là đủ.
Tóm lại các loài sinh vật được dùng làm chỉ thị sinh học tốt với môi trường, trong đó có ô nhiễm phải chịu được sự ô nhiễm, tích tụ được các chất ô nhiễm, không bị chết và phải thích ứng được với sự thay đổi mức hàm lượng chất ô nhiễm. Hơn nữa, các loài này phải phân bố rộng trong khu vực, có tuổi đời kéo dài, có đủ kích thước để lấy mẫu và thích ứng được với các xử lý ở phòng thí nghiệm, việc định danh, lấy mẫu dễ dàng. Để phản ánh tình trạng môi trường ở khu vực nào đó các loài chỉ thị phải cư trú cố định, hoặc di chuyển chậm và hạn chế . Các loài này phải có khả năng tích tụ các chất ô nhiễm giống các điều kiện môi trường ô nhiễm môi trường. Chỉ có như vậy mới có thể so sánh các mẫu lấy từ các khu vực khác nhau .
Phân loại sinh vật chỉ thị
Tùy theo chỉ tiêu phân loại mà người ta có bảng phân loại khác nhau
Phân loại theo địa lý môi trường người ta dung các đâị quần xã . ví dụ các đại quần xã sau đây : quần xã rừng nhiệt đới, quần xã rừng lá kim, đồng rêu Bắc Cực
Phân loại theo độ cao . Càng lên cao nhiệt độ càng thấp và nồng độ oxy càng loãng vì vậy mà sinh vật phân bố cũng khác nhau
Phân loại theo môi trường thành phần . Ví dụ chỉ thị môi trường đất , chỉ thị môi trường không khí , chỉ thị môi trường nước ..
Phân loại theo mức độ ô nhiễm từ nhẹ đến nặng
Phân loại theo ngành vi sinh vât : vi sinh vật chỉ thị , thực vật chỉ thị , động vật chỉ thị
MỘT SỐ LOÀI ĐỘNG VẬT CHỈ THỊ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
Động vật chỉ thị ô nhiễm môi trường nước
Cá
Phân bố Các loài cá có thể tìm thấy trong gần như toàn bộ các vùng chứa nước lớn, bao gồm cả nước mặn, nước lợ và nước ngọt, ở các độ sâu từ mức chỉ ngay dưới bề mặt tới độ sâu vài nghìn mét.
Ăn uống và hệ tiêu hóa: Sự ra đời của các quai hàm cho phép cá ăn được nhiều chủng loại thức ăn hơn, bao gồm cây cỏ và các sinh vật khác. Cá ăn thức ăn bằng miệng và sau đó bị phân tách nhỏ một phần trong thực quản. Khi thức ăn vào tới dạ dày, nó bị phân tách tiếp, và ở nhiều loài cá, quá trình phân rã tiếp theo trong các túi giống ngón tay gọi là manh tràng môn vị. Manh tràng môn vị tiết ra các enzym tiêu hóa và hấp thụ các chất dinh dưỡng từ các thức ăn đã tiêu hóa. Các cơ quan như gan và tụy bổ sung các enzym và nhiều hóa chất tiêu hóa khác khi thức ăn chuyển động trong hệ tiêu hóa. Tại ruột thì quá trình tiêu hóa được hoàn thiện và các chất dinh dưỡng được hấp thụ hoàn toàn qua thành ruột cung cấp cho cơ thể, các chất cặn bã còn lại được thải ra ngoài qua lỗ hậu môn.
Hệ hô hấp: Phần lớn các loài cá trao đổi các chất khí bằng mang, là bộ phận nằm ở các bên của hầu. Các mang được cấu thành từ các cấu trúc tương tự như sợi chỉ gọi là các thớ mảnh. Mỗi thớ mảnh chứa một hệ thống các mao mạch để có diện tích tiếp xúc bề mặt lớn cho việc trao đổi ôxy và điôxít cacbon. Cá trao đổi khí bằng cách hút nước giàu ôxy qua miệng và đẩy chúng qua các thớ mảnh của mang. Chúng sau đó đẩy nước nghèo ôxy ra ngoài thông qua các lỗ hổng ở các bên của hầu. Một số loài cá, như cá mập và cá mút đá, có nhiều lỗ hổng của mang. Tuy nhiên, phần lớn các loài cá có một lỗ hổng của mang trên mỗi bên của cơ thể. Lỗ hổng này được che đậy bằng một lớp chất xương bảo vệ gọi là nắp mang. Một số loài cá, như cá có phổi, đã phát triển cơ chế thích nghi để cho phép chúng có thể tồn tại trong các khu vực nghèo ôxy hay những nơi mà nước thường xuyên bị khô cạn. Các loài cá này có các cơ quan đặc biệt có tác dụng như phổi. Chúng có một ống đưa không khí chứa ôxy tới cơ quan này theo đường miệng cá. Một số loài cá có phổi là những loài phụ thuộc vào việc nhận ôxy từ không khí và chúng sẽ chết ngạt nếu không được nhô đầu lên khỏi bề mặt nước.
Hệ tuần hoànCá có hệ tuần hoàn khép kín với tim làm nhiệm vụ bơm máu vào một vòng tuần hoàn đơn trong suốt cơ thể. Máu từ tim đi tới các mang, sau đó từ mang đi tới toàn bộ cơ thể, và sau đó quay ngược trở lại tim. Ở phần lớn các loài cá, tim bao gồm bốn phần: tĩnh mạch xoang, tâm nhĩ, tâm thất và động mạch bụng. Mặc dù có bốn phần nhưng tim cá vẫn chỉ là loại tim hai ngăn. Tĩnh mạch xoang là một cái túi có thành mỏng để thu thập máu từ các tĩnh mạch của cá trước khi cho nó chảy vào tâm nhĩ, là một ngăn lớn có cơ bắp. Giữa tâm nhĩ và tâm thất có các van có tác dụng cho máu chảy một chiều vào tâm thất. Tâm thất là ngăn có thành dày và có cơ bắp. Nó có tác dụng như một chiếc "máy bơm" thực thụ của tim. Nó bơm máu vào một ống to gọi là động mạch hình củ hành. Như một thiết bị ngoại vi, động mạch hình củ hành nối với mạch máu lớn gọi là động mạch chủ, từ đó máu chảy tới các mang cá.
Hệ bài tiết: Giống như nhiều loại động vật thủy sinh, phần lớn các loài cá giải phóng các chất thải chứa nitơ dưới dạng amôniắc. Một lượng nhỏ chất thải khuyếch tán qua mang vào trong môi trường nước xung quanh. Phần còn lại được đưa vào thận, cơ quan bài tiết lọc các chất thải từ máu. Thận giúp cá kiểm soát nồng độ amôniắc trong cơ thể chúng. Cá nước mặn có xu hướng mất nước do hiện tượng thẩm thấu. Đối với cá nước mặn thì thận tích lũy các chất thải và trả lại càng nhiều nước càng tốt cho cơ thể. Điều ngược lại diễn ra đối với cá nước ngọt, chúng có xu hướng thu nước liên tục. Thận của cá nước ngọt là đặc biệt thích hợp để bơm một lượng lớn nước tiểu loãng ra ngoài. Một vài loài cá có thận thích nghi đặc biệt để thay đổi chức năng của nó, cho phép cá có thể di chuyển từ môi trường nước ngọt sang môi trường nước mặn.
Hệ thần kinhCá có hệ thần kinh phát triển tốt thiết lập xung quanh đại não, và được chia thành các phần khác nhau. Ở phía trước của não bộ là các tổ chức khứu giác hình củ hành, hỗ trợ cá trong việc ngửi. Không giống như phần lớn các động vật có xương sống khác, đại não của cá chủ yếu có tác dụng hỗ trợ khứu giác hơn là phản xạ cho toàn bộ các hành vi chủ động khác. Các thùy thị giác xử lý thông tin từ mắt. Đại não phối hợp các chuyển động của cơ thể trong khi phần cuối của não nối với tủy xương (tiểu não) kiểm soát chức năng của các nội tạng. Phần lớn các loài cá phát triển khá tốt cơ quan khứu giác. Gần như toàn bộ các loài cá kiếm ăn ban ngày có các mắt phát triển tốt có cảm nhận màu sắc tốt ít ra cũng bằng con người. Nhiều loài cá còn có các tế bào đặc biệt gọi là các thụ quan có trách nhiệm đối với những giác quan bất thường về mùi vị. Mặc dù cá có các tai trên đầu, nhưng nhiều loại cá không cảm thụ âm thanh tốt. Tuy nhiên, phần lớn cá có các thụ quan nhạy cảm tạo thành hệ thống đường bên. Hệ thống này cho phép cá phát hiện được các dao động và chuyển động nhẹ của dòng nước, cũng như để cảm nhận chuyển động của các loại cá khác ở gần nó hay của con mồi. Một số loài cá như cá da trơn hay cá mập, có các cơ quan có thể phát hiện các dòng điện cực nhỏ. Một số loài cá khác như lươn điện hay cá đuối điện, có thể sản sinh ra điện của chính nó.
Các giác quanCá có các giác quan cơ bản giống người như: thị giác, thính giác, xúc giác, khứu giác và vị giác.
Thị giác: Hầu hết cá có mắt ở hai bên đầu, nhờ thế mà cá nhìn được mọi phía, điều này rất cần thiết bởi vì cá không thể quay đầu về phía sau được. Phần lớn cá có thể nhìn tốt ở phía trước hoặc ở 2 bên, số ít hơn có khả năng nhìn màu. Đó là điều quan trọng khi chúng giao phối vì một số loài có thể thay đổi màu sắc khi giao phối
Thính giác: Cá có tai nằm bên trong sọ. Giống như các động vật có xương sống khác, tai cá có chức năng như các cơ quan giữ thăng bằng cũng như để nghe. Âm thanh truyền rất tốt trong nước, và nhiều loại cá truyền âm thanh để thông tin cho nhau, có loài còn truyền cả sóng âm (như cá heo nhưng đây không phải phụ thuộc vào thính giác)
Xúc giác:Nhiều loài cá sống trong những nơi tối tăm, và xúc giác của chúng là cơ quan hỗ trợ thiết thực cho cơ quan thị giác. Một số xúc giác của cá là râu mọc xung quanh miệng (có chức năng như ngón tay). Với cơ quan này, nó có thể di chuyển dễ dàng dưới đáy biển hoặc sông.Một cơ quan quan trọng hơn nữa là hệ thống đường bên. Cấu tạo của cơ quan này là một nhóm đầu dây thần kinh nằm ở dưới da bên hông của cá. Khi có bất kỳ chuyển động nào trong nước (luôn tạo ra sóng lan truyền theo mọi hướng), hệ thống đường bên sẽ nhận biết sóng này truyền qua hệ thần kinh và cá sẽ biết được đó là kẻ thù hoặc thức ăn gần bên.
Khứu giác: Tất cả loài cá đều có khứu giác tốt. Nhiều loài tận dụng điều này để săn mồi, một số khác để tự vệ. Nếu 1 con cá trong bầy bị thương vì kẻ thù thì tự nhiên nó sẽ tiết ra 1 chất đặc biệt trong da tan loãng vào nước. Khi các thành viên trong đàn ngửi thấy nó, chúng sẽ bơi nhanh hơn để an toàn.
Vị giác Cơ quan vị giác của cá có quan hệ chặt chẽ với cơ quan khứu giác. Tuỳ vào loài cá mà có các vị trí vị giác khác nhau, nhưng đều phân bố ở bên trong hoặc xung quanh miệng.
Chuyển động
Phần lớn các loài cá chuyển động bằng cách co các cặp cơ ở hai bên xương sống một cách so le. Sự co cơ này tạo ra đường cong hình chữ S làm cơ thể cá chuyển động xuống dưới. Khi đường cong đạt tới vây cuối thì lực phản hồi được tạo ra. Lực phản hồi này, kết hợp với các vây, làm cá chuyển động về phía trước. Các vây của cá có tác dụng như là các thiết bị ổn định của máy bay. Các vây cũng làm tăng diện tích bề mặt của đuôi, cho phép cá có được gia tốc lớn hơn. Cơ thể thuôn của cá làm giảm ma sát khi cá chuyển động trong nước.
Do đa phần cơ thể có khối lượng riêng trung bình nặng hơn nước, cá phải có cơ chế bù lại sự sai biệt này nếu không chúng sẽ bị chìm do lực đẩy Ác-si-mét không đủ để cân bằng trọng lực. Nhiều loài cá xương có một cơ quan gọi là bong bóng để điều chỉnh sức nổi của chúng thông qua điều chỉnh áp suất khí trong bong bóng. Khi giảm áp suất khí trong bong bóng, bong bóng cá bị ép nhỏ lại, thể tích giảm và lực đẩy Ác-si-méc giảm, khiến cá chìm xuống. Khi tăng áp suất khiến bong bóng nở ra, thể tích tăng và lực đẩy Ácsimét tăng, khiến cá nổi lên.
Sinh sản
Trứng cá được thụ tinh bên trong hoặc bên ngoài, phụ thuộc vào loài.
Cá đẻ trứng: Cá cái thông thường đẻ trứng, phôi trong trứng phát triển và nở thành cá con (cá bột) bên ngoài cơ thể cá mẹ. Sự phát triển của cá đẻ trứng con có được là nhờ các chất dinh dưỡng có trong noãn hoàn của trứng. Ví dụ, cá hồi là loài đẻ trứng.
Cá đẻ trứng thai: Các trứng được bên trong bụng cá mẹ sau khi thụ tinh bên trong. Mỗi một phôi phát triển độc lập bên trong trứng của chính nó. Cá bột đẻ ra tương tự như phần lớn động vật có vú.
Cá đẻ con cho phép các phôi ở trong bụng mẹ giống như cá đẻ trứng thai. Tuy nhiên, các phôi của cá đẻ con thu được các dưỡng chất cần thiết từ cá mẹ chứ không phải từ các chất có trong trứng. Cá non đẻ ra giống như ở động vật có vú. Một số loài cá, như một vài loài cá mập là những loài đẻ con
Thí nghiệm chứng minh
Cá có thể hấp thụ kim loại nặng và nhiều chất ô nhiễm khác tuy nhiên cá là loài di chuyển nên không dễ dàng xác định mối quan hệ giữa hàm lượng chất ô nhiễm trong cơ thể chúng vs nguồn thái ô nhiễm
CÁ
Động vật giáp xác hai mảnh ốc
Trai sông
Trai sông hay trai nước ngọt là các động vật thuộc ngành Thân mềm (Mollusca), họ Hai mảnh vỏ (Bivalvia).
Sống trên mặt bùn ở đáy hồ ao, sông ngòi. -Vỏ trai có: 2 mảnh, dây chằng, 2 cơ khép vỏ. -Vỏ trai gồm 3 lớp: lớp sừng, lớp đá vôi, lớp xà cừ. -Dưới vỏ là áo trai: + Mặt ngoài của áo trai tiết ra tạo thánh lớp đá vôi. + Mặt trong tạo thành khoang áo( 2 đôi tấm mang, 2 đôi tấm miệng, chân, thân. + Đầu tiêu giảm - Dinh dưỡng nhờ 2 đôi tấm miệng luôn luôn động. Nước theo ống hút vào cơ thể trai mang theo thức ăn và khí ôxi, nước theo ống thoát ra ngoài(chất thải, các-bô-níc) - Cơ thể phân tính.
Vòng đời: Trứng được thụ tinh- ấu trùng bám vào mang trai mẹ- bám vào da và mang cá- trai trưởng thành.
Trai sông có nhiều chất chì, vậy nên ăn nhiều dễ bị ngộ độc. Trai sông sống ở đáy ao hồ, sông ngòi; bò và ẩn nửa mình trong bùn cát. Thân trai mềm nằm trong 2 mảnh vỏ. Đầu vỏ hơi tròng, đuôi hơi nhọn
Trai sông
Hến
Họ Hến là một họ gồm các loài nhuyễn thể hai mảnh vỏ thuộc bộ Veneroida, có vỏ cứng hình tròn, sống ở vùng nước lợ (cửa sông) và nước ngọt.
Đặc điểm sinh học
Hến chỉ nhỉnh hơn đầu ngón tay út, có vỏ hình bầu dục hay tam giác, có khi gần tròn, cân đối, phồng to và dầy. Vùng đỉnh vỏ nhô cao. Phần đầu và đuôi gần bằng nhau. Cạnh trước và sau đều tròn, cạnh bụng cong nhiểu hơn. Mặt ngoài vỏ nhẵn và bóng, màu vàng xanh hay vàng đen. Mặt trong màu trắng hay xám. Hến sinh sản bằng cách thả ấu trùng đã nở bên trong vỏ. vào các vùng nước quanh nơi sinh sống. Sự thụ tinh xẩy ra bên trong vỏ.Tại Việt Nam có 4 loài thường gặp là Corbicula baudoni, C.moreletiana, C. bocurti và C. cyreniformis. Hến vốn sinh ra từ rạch, lớn lên một tí là ra sông, khi trưởng thành thì sống ở vùng cồn. Lúc hến sống được bên cồn là rất mập, trắng lại tròn, nên rất ngon. Từ tháng 3 đến tháng 8 âm lịch, nước sông cạn, con hến cũng sinh sôi nảy nở sau một mùa mưa (ở) Hến có quanh năm, nhưng "rộ mùa" chủ yếu từ tháng 3 đến tháng 8 âm lịch. Tháng 3, mùa nước sông cạn, con hến qua một mùa mưa cũng sinh sôi nảy nở nhiều
Hến
ỐC
Ốc là tên chung để chỉ hầu hết các loài động vật thân mềm trong lớp Chân bụng với đặc điểm có vỏ xoắn khi trưởng thành
Đặc điểm chung là có vỏ cứng bằng đá vôi, tạo thành ống rỗng, cuộn vòng quanh trục chính thành các vòng xoắn, thường theo chiều thuận với chiều kim đồng hồ
Ốc sống ở rất nhiều môi trường đa dạng, từ rãnh nước, sa mạc, cho đến những vực biển sâu. Đa số các loài ốc sống ở môi trường biển. Nhiều loại khác sống trên cạn, trong môi trường nước ngọt, và nước lợ. Nhiều loài ốc là động vật ăn thực vật, một số loài ốc cạn và nhiều loài ốc biển là động vật ăn tạp hoặc động vật ăn thịt
Động vật hai mảnh thường được sử dụng để đánh gái ô nhiễm kim loại nặng nặng vì chúng đã được định loại rõ ràng, dễ nhận dạng, có kích thước vừa phải, số lượng nhiều, dễ tích tụ chất ô nhiễm, có đời sống tĩnh tại và có khả năng sống dài.
Loài nhuyễn thể có hai vỏ cứng như trai, trùng trục, ốc…là các loài thích hợp dùng làm chỉ thị sinh học để phân tích xác định lượng vết các kim loại. Chúng có khả năng tích tụ các kim loại vết như Cd, Hg, Pb …với hàm lượng lớn hơn so với khả năng đó ở cá và tảo . Trai, ốc có thể tích tụ Cd trong mô của chúng ở mức hàm lượng cao hơn gấp 100.000 lần mức hàm lượng tìm thấy trong môi trường xung quanh. Chúng phân bố ở các khu vực địa lý rộng, thích ứng được với sự thay đổi nhiệt độ cũng như các điều kiện môi trường khác. Chúng có đủ loại kích thước, sống cố định và phù hợp với việc xử lý trong phòng thí nghiệm, cũng có thể nuôi cấy chúng ở các môi trường khác nhau Mặc dù các loài này đáp ứng được những tiêu chuẩn khắt khe ở trên nhưng một số nhân tố sinh học, địa hóa cũng gây ra những biến động về mức ô nhiễm ở ốc, trai, hến. Các y ếu tố kích thước, lượng thịt, mùa sinh sản, nhiệt độ, pH của môi trường là những yêu tố ảnh hưởng tới sự tích tụ chất ô nhiễm trong cơ thể chúng. Trên thế giới đã có một số công trình nghiên cứu về hàm lượng kim loại nặng trong mô các loài thân mềm có vỏ cứng, các chương trình kiểm tra, đánh giá môi trường quốc tế đã thiết lập một số tiêu chuẩn lấy mẫu và xử lý mẫu để giảm thiểu sai số như: mùa lấy mẫu, lấy mẫu theo độ sâu,kích thước của loài được lựa chọn làm chỉ thị sinh học . Việc nghiên cứu sử dụng các sinh vật tích tụ để đánh giá ô nhiễm kim loại nặng ở trong nước là vấn đề có tính thực tiễn cao nhằm xây dựng chỉ thị sinh học riêng phù hợp với điều kiện nước ta, hạn chế những tác động xấu của kim loại nặng tới môi trường và sức khỏe cộng đồng
HỆ THỐNG PHÂN LOẠI BMWP ( BIOLOGICAL MONITORING WORKING PARTY)
-Ấu trùng chuồn chuồn SẠCH
Trai nước ngọt lớn > 5cm( Unionidae)
Tôm nước ngọt( Ganimaridae)
Rệp nước( Coricidae)
Bọ cánh cứng nước( Dytiscidae)
Ấu trùng ruồi( Tipulidae Simulidae)
Mạt nước
Ốc( Lymnacidae)
Trai nước ngọt nhỏ( Sphaeridae)
Đỉa( Glassiphonidae)
Ấu trùng ruồi đỏ( Chironomidae)
Giun nhiều tơ(Tubificcidae)
Ấu trùng Eristalis RẤT Ô NHIỄM
Động vật chỉ thị ô nhiễm môi trường không khí
chim bồ câu chỉ thị cho môi trường ô nhiễm chì và cadmi
phân bố
Các loài trong họ này phổ biến rộng khắp thế giới, ngoại từ sa mạc Sahara và châu Nam Cực, nhưng có sự đa dạng lớn nhất tại các khu vực sinh thái Indomalaya và Australasia
Đặc điểm sinh lý
Thân nhiệt chim bồ câu ổn định trong điều kiện nhiệt độ môi trường thay đổi; chim bồ câu là động vật hằng nhiệt.
Thân chim hình thoi làm giảm sức cản không khí khi bay. Da khô phủ lông vũ. Lông vũ bao phủ toàn thân là lông ống, có phiến lông rộng tạo thành cánh, đuôi chim (vai trò bánh lái). Lông vũ mọc áp sát vào thân là lông tơ. Lông tơ chỉ có chùm sợi lông mãnh tạo thành lớp xốp giữ nhiệt và làm thân chim nhẹ.
Cánh chim khi xòe ra tạo thành một diện tích rộng quạt gió, khi cụp lại thì gọn áp vào thân.
Chi sau có bàn chân dài ba ngón trước, một ngón sau, đều có vuốt, giúp chim bám chặt vào cành cây khi chim đậu hoặc duỗi thẳng, xòe rộng ngón khi chim hạ cánh.
Mỏ sừng bao bọc hàm không có răng, làm đầu chim nhẹ. Cổ dài, đầu chim linh hoạt, phát huy được tác dụng của giác quan (mắt, tai), thuận lợi khi bắt mồi, rỉa lông. Tuyến phao câu tiết chất nhờn khi chim rỉa lông làm lông mịn, không thấm nước.
Thí nghiệm chứng minh
- Một nghiên cứu tại Hà Lan cho thấy trong tổng số 29 loài bồ câu được bắt tại 4 vùng xa nhau và có mật độ giao thông khác nhau, đem nghiên cứu, thấy rằng nồng độ chì và Cadmi cao nhất được phát hiện thấy trong thận, gan, thổi và máu của chúng là những mẫu tương ứng với các vùng có mật độ giao thông cao nhất.
CHIM BỒ CÂU
- Qua nghiên cứu kiểm chứng PAH – DNA( Polysi Aromatic Hydrocacbon), sự tổn thất oxi hóa DNA và dư lượng kim loại nặng trong mô của loài chim bồ câu hoang đã được chuẩn hóa và tác động của xăng pha chì góp phần cho tổng lượng chì trong cơ thể chim bồ câu được xác định bằng cách đo hàm lượng chì và đồng vị của nó trong máu.
- Phát hiện hấp dẫn nhất của nghiên cứu này là mức độ ô nhiễm chì và Cadmi của các địa phương khác nhau được phản ảnh tương ứng trong phần mềm của loài chim bồ câu sống trong vùng đó. - ---- Như vậy sử dụng chim bồ câu đã thuần hóa làm chỉ thị sinh học cho quan trắc kim loại nặng trong không khí
sâu bọ chỉ thị cho môi trường có nồng độ CO2 cao:
Bọ cánh cứng Tiếng Latin: coleo = cái bao, cái vỏ; ptera = cánh.
Coleoptera (bộ Cánh Cứng) là bộ lớn nhất trong lớp Insecta (Côn Trùng). Đã có trên 250.000 loài đã được mô tả. Côn trùng thuộc bộ Coleoptera có kích thước rất thay đổi ,một số loài thuộc vùng nhiệt đới, chiều dài cơ thể có thể đạt đến 125 mm. Bộ này phân bố rất rộng rải, hầu như hiện diện khắp nơi.
Đặc điểm chủ yếu của bộ này là từ cấu tạo của cánh: phần lớn côn trùng thuộc bộ này có hai cặp cánh, cặp cánh trước có cấu tạo bằng chất sừng cứng, cặp cánh sau bằng chất màng, thường dài hơn cặp cánh trước và ở trạng thái nghỉ cặp cánh sau thường xếp lại dưới cặp cánh trước. Miệng của các loại côn trùng thuộc bộ này có kiểu nhai gậm, 2 ngàm (hàm trên) rất phát triển.
Côn trùng bộ cánh cứng thuộc nhóm biến thái hoàn toàn. Ấu trùng có nhiều dạng hình khác biệt nhau, nhưng đa số có dạng chân chạy hoặc dạng bọ hung. Nhộng đa số là nhộng trần. Có nhiều loài làm nhộng trong đất và được bao bọc bằng kén đất hoặc tàn dư thực vật. Có một số loài như xén tóc, nhộng được bao bọc bằng một lớp kén mỏng. Côn trùng thuộc bộ cánh cứng thường đẻ trứng trong đất, trong vỏ thân cây, trong mô lá, trong nước. Trứng có hình cầu hoặc hình bầu dục.
Tính ăn của côn trùng cánh cứng rất phức tạp, đa số ăn thực vật, nhưng cũng có nhiều loài ăn động vật, chuyên tấn công các loại côn trùng nhỏ khác, có loài lại chuyên ăn các chất hữu cơ mục nát và những di thể động thực vật, bộ nầy còn gồm cả những loài côn trùng chuyên ăn các bào tử nấm, và một số ít loài thuộc nhóm ký sinh hoặc sống cộng sinh trong ổ những côn trùng sống thành xã hội. Đối với những loài ăn thực vật, thì tính ăn cũng đa dạng, nhiều loài ăn phá lá, đục thân, cành, trái, một số loài khác đục lòn trong lá, tấn công rễ, bông. Hầu như côn trùng thuộc bộ nầy có thể tấn công tất cả các bộ phận khác của cây. Chu kỳ sinh trưởng của bộ nầy có thể kéo dài từ 3-4 thế hệ trong một năm đến nhiều năm để hoàn thành một thế hệ.
Thí nghiệm chứng minh
- khả năng phòng vệ của thực vật giảm khi nồng độ cacbon điôxit tăng. Đậu nành trong môi trường có nồng độ CO2 cao thu hút nhiều bọ cánh cứng Nhật Bản trưởng thành hơn là những cây mọc ở vùng có nồng độ cacbon điôxit trong không khí bình thường.
- Những lá cây phát triển ở môi trường CO2 cao mất khả năng sản xuất ra jasmonic axit, và quá trình tự bảo vệ đó ngừng hoạt động. Lá cây vì vậy không được bảo vệ đầy đủ. Lượng hyđrat-cácbon cao hơn và sự thiếu vắng khả năng phòng vệ bằng hóa học đã cho phép những côn trùng trưởng thành có thêm nhiều thức ăn,sống lâu hơn và sinh sản nhiều hơn.
- vì vậy ta chọn sâu bọ làm chỉ thị cho môi trường có nồng độ CO2 cao.
BỌ CÁNH CỨNG
BỌ CÁNH CỨNG TÊ GIÁC
Động vật chỉ thị ô nhiễm môi trường đất
Giun đất
Giun đất là tên thông thường của các thành viên lớn nhất của phân lớp Oligochaeta (thuộc một lớp hoặc phân lớp tùy theo tác giả phân loại) trong ngành Annelida.
Giun đất thường sống ở những khu vực đất ẩm ướt có nhiều mùn hữu cơ. Chúng có vai trò to lớn đối với ngành nông nghiệp do chúng làm đất tơi xốp và tăng độ phì nhiêu của đất. Giun đất còn là thức ăn cho gia súc và gia cầm.
Hình dạng ngoài Cơ thể giun đất gồm nhiều đốt. Đầu gần với đai sinh dục. Xung quanh mỗi đốt có các vòng tơ kết hợp vói sự co dãn cơ thể giúp giun đất di chuyển Sinh sản của giun đất
Thí nghiệm chứng minh
Giun đất thường sống trong những vùng ẩm ướt có nhiều hữu cơ. Chúng có vai trò to lớn trong nông nghiệp do chúng làm đất tơi xốp tăng độ phì nhiêu. Làm thức ăn cho nhiều loài vật nuôi và hiện nay giúp ích trong việc xác định kim loại nặng trong đất
Giun đất tập trung chủ yếu ở khu vực nhất định và có ít nhất 7 loại riêng biệt. Ba loài thuộc Lumbricidae, 3 loài thuộc Megascolecidea và 1 loài thuộc Moniligastridae là loài phân bố rộng nhất trong 10 địa điểm khảo sát.
Tiến hành quá trình thu tập mẫu rãi đều khắp khu vực, phân loại theo loài. Kết quả cho thấy sự phân bố không đồng đều của các loài giun trong khu vực thu mẫu
Sau đó đem vào phòng thí nghiệm tiến hành thí nghiệm trên giun đất sống ở những điều kiện nhiệt độ khác nhau, tiếp tục phân tích sự lưu tồn kim loại nặng trong cơ thể từng loại giun đất
So sánh các kết quả phân tích và sự lưu tồn các thành phần vật chất trong cơ thể giun đất
Lấy những mẫu đất ở nơi giun sống bình thường và những nơi có mẫu giun đất bị nhiễm kim loại nặng
GIUN ĐẤT
Một số loại chỉ thị cho môi trường nhiễm phèn
Nhóm côn trùng thủy sinh phát triển: ấu trùng muỗi lắc( Chiromidae) & ấu trùng chuồn chuồn ở thủy vực nội đồng bị nhiễm phèn nặng.
ẤU TRÙNG CHUỒN CHUỒN
KẾT LUẬN
Sinh vật chỉ thị liên quan mật thiết với MT. Các tập quán, đặc điểm sinh, lý, hoá của sinh vật chỉ thị đều liên quan đến môi trường kết hợp lấy mẫu , phân lập, tính số liệu , xác định sinh khối , xác định tốc độ hoạt động chuyển hóa , xác định độc tính , tích lũy sinh học gây ô nhiễm xử lý số liệu thu được => kết luận chính xác về bản chất ô nhiễm đánh giá hiện trạng môi trường, dự đoán sự thay đổi của môi trường và hoạch định các chiến lược bảo vệ môi trường
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- truong_dai_hoc_tai_nguyen_va_moi_truong_ha_noi_khoa_moi_truong_4369.docx