+ Công ty sẽ thực hiện nghiêm túc những yêu cầu đối với Chủ đầu tư khai thác khoáng sản được qui định trong Quyết định số 71/2008/QĐ-TTg ngày 29/5/2008 của Thủ tướng Chính Phủ;
+ Công ty sẽ đóng tiền ký quỹ phục hồi cải tạo môi trường vào Quỹ môi trường đúng thời hạn và theo qui định của Pháp luật;
+ Công ty sẽ đảm bảo phục hồi môi trường quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Quyết định này và theo đúng Dự án cải tạo, phục hồi môi trường sau khi đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
+ Công ty sẽ thông báo nội dung Dự án cải tạo, phục hồi môi trường đã được phê duyệt cho Uỷ ban nhân dân, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc xã Tích Thiện, xã Lục Sĩ Thành, huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long để kiểm tra, giám sát.
+ Công ty sẽ nộp bổ sung khoản tiền chênh lệch nếu số tiền ký quỹ thiếu so với chi phí phục hồi môi trường thực tế vào Quỹ bảo vệ môi trường địa phương.
34 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3110 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Dự án cải tạo phục hồi môi trường trong hoạt động khai thác cát san lấp trên lòng sông Hậu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
2615/BXD-VP ngày 30/11/2009 của Bộ Xây dựng về việc công bố chỉ số giá xây dựng quý 3 năm 2009;
7/ Thông tư 05/2007/TT-BXD ngày 25/07/2007 của Bộ Xây dựng về việc hướng dẫn lập và quản lý chí phí đầu tư xây dựng công trình;
8/ Thông tư 18/2008/TT-BXD ngày 06/10/2008 về việc hướng dẫn bổ sung một số phương pháp xác định chi phí xây dựng trong dự toán xây dựng công trình vào thông tư hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình số 05/2007/TT-BXD ngày 25/07/2007 của Bộ Xây dựng.
1.2.2 Tài liệu cơ sở
1/ Công ty TNHH Trà Ôn, Báo cáo thăm dò mỏ cát san lấp trên lòng sông Hậu nhánh Trà Ôn,
2/ Thiết kế cơ sở mỏ cát san lấp trên lòng sông Hậu nhánh Trà Ôn,
3/ Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án khai thác cát san lấp trên lòng sông Hậu nhánh Trà Ôn,
1.2.3. Tổ chức thực hiện lập Dự án cải tạo, phục hồi môi trường
Công ty
Cơ quan tư vấn:
Giám đốc Công ty:
Địa chỉ:
Điện thoại:
1.3. Vị trí địa lý
Khu vực thực hiện dự án nằm trên lòng Sông Hậu nhánh Trà Ôn tại xã Tích Thiện - xã Lục Sĩ Thành, huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long. Vị trí dự án được mô tả trong “Bản vẽ số 01: Bản đồ vị trí khu vực khai thác” tại Phụ lục kèm theo.
Diện tích khai thác là 58,9ha với biên giới khai trường xin khai thác như sau:
Bảng 1: Tọa độ các điểm góc xin khai thác
Điểm góc
Tọa độ
UTM
Tọa độ VN2000
Kinh tuyến 105 độ 30 phút
múi chiếu 3 độ
X(m)
Y(m)
X(m)
Y(m)
A
1098017
603778
1098667
548361
B
1098223
604109
1098873
548692
C
1097842
604227
1098492
548810
D
1097309
604543
1097959
549126
E
1097129
604243
1097779
548826
F
1097320
604132
1097970
548715
(Theo bản đồ UTM Việt Nam - Thái Lan tỷ lệ 1: 50.000 tờ Phụng Hiệp, số hiệu 6128 IV do Xí nghiệp Bản đồ Đà Lạt xuất bản năm 1995)
- Phạm vi ranh giới
+ Cách khu vực dự án 470m về phía thượng nguồn có dự án khai thác cát của DNTN Bùi Thưởng.
+ Về phía hạ nguồn của dự án không có hoạt động khai thác cát nào.
+ Tại khu vực thực hiện dự án không có các hoạt động nuôi trồng thủy sản.
Nhìn chung, khu vực khai thác cát lấp trên lòng sông Hậu có vị trí và đặc điểm địa lý, kinh tế, nhân văn tương đối thuận lợi cho công tác khai thác mỏ.
1.4. Mục tiêu của Dự án cải tạo, phục hồi môi trường
1.4.1. Mục tiêu chung
Cải tạo phục hồi môi trường để đưa môi trường và hệ sinh thái tương tự như môi trường và hệ sinh thái trước khi đi vào khai thác.
1.4.2. Mục tiêu cụ thể
Việc xây dựng phương án và lập dự toán ký quỹ phục hồi môi trường sau khai thác khoáng sản nhằm mục đích sau:
- Xác định những tác động tới môi trường do quá trình khai thác khoáng sản gây ra;
- Xác định khối lượng những công việc cần phải làm để phục hồi môi trường khu vực dự án: Căn cứ vào đặc điểm của mỏ, điều kiện thi công và các điều kiện kinh tế xã hội khác để xác định thành phần công việc và xây dựng phương án tối ưu để phục hồi lại môi trường sinh thái, cảnh quan và đảm bảo yếu tố an toàn cho người, vật sau khi đã khai thác xong;
- Cải tạo, phục hồi môi trường sau khi kết khai thác khoáng sản đảm bảo đưa môi trường tự nhiên như đất, nước, thảm thực vật, cảnh quan của toàn bộ hay từng phần của khu vực mỏ sau khai thác đạt các yêu cầu cải tạo, phục hồi môi trường quy định trong phụ lục 1 của Quyết định 71/2008/QĐ-TTg; phụ lục 2 của Thông tư 34/2009/TT-BTNMT;
- Mục đích của việc ký quỹ là bảo đảm nguồn tài chính để cải tạo, phục hồi môi trường sau hoạt động khai thác cát san lấp trên lòng sông Hậu, nhánh Trà Ôn của Công ty TNHH Trà Ôn thực hiện theo quy định của pháp luật;
- Số tiền ký quỹ tối thiểu phải bằng chi phí thực tế để cải tạo, phục hồi môi trường sau khai thác khoáng sản;
Quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam hoặc Quỹ bảo vệ môi trường địa phương (ở đây là Quỹ bảo vệ môi trường Tỉnh Vĩnh Long) được phép nhận ký quỹ của các tổ chức, cá nhân được phép khai thác khoáng sản.
CHƯƠNG II. ĐẶC ĐIỂM CÔNG TÁC KHAI THÁC KHOÁNG SẢN
2.1. Khái quát chung về khu vực khai thác khoáng sản
2.1.1. Đặc điểm hình, địa mạo của khu vực khai thác khoáng sản
2.1.1.1. Đặc điểm địa hình
Sông Hậu chảy theo hướng Tây bắc – Đông nam đến đầu cù lao Mây thuộc xã Tích Thiện, huyện Trà Ôn chia làm hai nhánh vòng quanh cù lao Mây và đến cuối cù lao Mây hai nhánh sông hợp lưu thành một. Nhánh sông bên trái cù lao Mây dài 20 km chiều rộng sông từ 300 – 500m, sâu từ 2 – 18m (nhánh Trà Ôn, khu vực thực hiện dự án). Nhánh sông bên phải cù lao Mây là sông chính, chiều ngang sông từ 1.000 – 1.200m, sâu từ 10 – 20m.
Địa hình khu vực tương đối bằng phẳng, độ cao trung bình 1,0 – 1,5m chủ yếu là đồng ruộng, vườn cây ăn trái
2.1.1.2. Điều kiện địa chất và địa tầng mỏ
- Địa chất công trình
Dựa vào đặc điểm thạch học, tuổi địa chất và các đặc trưng cơ lý (qua quan sát thực địa cũng như nghiên cứu trong phòng), có thể chia mặt cắt bờ, đáy và lòng sông Hậu trong khu vực thăm dò ra các lớp như sau:
- Lớp cát phân bố trên đáy sông tạo nên thân cát san lấp với các đặc điểm hình dáng, kích thước, độ hạt... đã được mô tả chi tiết ở các chương: đặc điểm địa chất mỏ và đặc điểm chất lượng khoáng sản. Độ hạt phổ biến là cát hạt nhỏ đến trung, bở rời bão hoà nước. Thân cát san lấp bị phủ phần ven rìa gần bờ, chúng nằm trực tiếp lên thành tạo sét bột phía dưới.
Kết quả thí nghiệm xác định góc nghỉ của cát ở trạng thái khô từ 31o52’-33o19’ trung bình 32o45’. Góc nghỉ của cát ở trạng thái ướt dao động từ 25o12’-26o52’ trung bình 25o36’. Dung trọng khô lớn nhất từ 1,520-1,590 g/cm3 trung bình 1,553 g/cm3 tương ứng với độ ẩm tốt nhất thay đổi trong khoảng 15,10-18,2% trung bình 16,267%.
Bờ và đáy sông (trụ thân khoáng) được cấu tạo bởi sét, sét pha, cát pha tuổi aQ23 và amQ22-3. Đất dẻo, dẻo mềm, đôi chỗ bị laterit yếu có độ gắn kết lớn hơn thân khoáng rất nhiều. Điều này có lợi cho sự ổn định cho đáy và bờ sông khi khai thác cát.
- Hiện tượng địa chất động lượng dòng sông
Tại đoạn sông thăm dò cát san lấp, tốc độ dòng chảy vào mùa nước kiệt phần lớn thấp hơn tốc độ cho phép gây rửa xói. Khả năng gây xói mòn bằng dòng chảy vào mùa này chỉ xảy ra khi nước triều rút mạnh và do sóng vỗ bờ khi gió lớn. Vào mùa nước lớn tốc độ dòng chảy thường trên 1m/s, trong thời gian lũ lớn tốc độ dòng chảy tăng cao có khi trên 2m/s với lưu lượng lớn tạo xâm thực sâu đáy sông và xói lở vách bờ sông. Ở đoạn sông thăm dò quá trình tích tụ-xâm thực lòng và bờ sông diễn ra thường xuyên trong thời gian mùa lũ, vào mùa nước kiệt lòng sông tương đối ổn định.
Sông Hậu tại khu vực này chia làm hai nhánh, đoạn sông thăm dò thuộc nhánh sông nhỏ (nhánh Trà Ôn) và mực nước nông, do đó nước sông chảy đến đây giảm vận tốc và quá trình tích tụ bùn cát lòng sông diễn ra mạnh mẽ bờ cù lao Mây. Vì vậy việc khai thác cát lòng sông cho san lấp mặt bằng xây dựng, vừa nạo vét đáy sông đưa dòng chảy ra giữa sông làm chậm lại quá trình xói lở bờ.
Qua khảo sát thực địa và điều tra cộng đồng dân cư cho thấy trong những năm gần đây với việc khai thác cát giữa sông đã giảm đáng kể sụp lở bờ sông. Như vậy việc khai thác cát trên cơ sở khoa học sẽ điều tiết dòng chảy theo hướng có lợi nhất.
- Độ dốc và khoảng cách khai thác an toàn
Góc dốc bờ khai trường ổn định khi khai thác cát được xác định bởi công thức tính:
tgj
tga =
h
Trong đó:
- j: góc nghỉ của cát trong nước tĩnh được, lấy trung bình toàn mỏ bằng 25o36’.
- h: hệ số an toàn có tính đến tác động của dòng chảy, lấy bằng 1,5.
Khoảng cách (bán kính) an toàn kể từ vị trí khai thác ứng với độ sâu khai thác là h (m) được tính theo công thức:
h hh
R £ £ , m.
tga tgj
Đối với độ cao khai thác an toàn ở cote –15m, trong khu vực mỏ có chiều dày cát lớn nhất ở là 8m. Bảng sau cho thấy khoảng cách an toàn ứng với từng độ sâu khai thác.
Bảng 2.1: Bán kính ảnh hưởng ứng với từng độ sâu khai thác
Độ sâu khai thác, m
1
2
4
6
8
10
Khoảng cách an toàn, m
3,0
6.0
12.0
18.0
24.0
30.0
Như vậy để đảm bảo an toàn khi khai thác thì khoảng cách xa bờ trong khu mỏ này được chọn là ³ 70m.
Lòng sông trong khu vực thăm dò thuộc đoạn hạ nguồn, hiện đang trong giai đoạn mở lòng và tích tụ. Do tác động của thủy triều tại đoạn sông thăm dò hiện tượng mở lòng và tích tụ đang xẩy ra mạnh mẽ, các bãi bồi ngầm nổi lên rất nhanh, nên hàng năm đang cần nạo vét với một khối lượng lớn để khai thông luồng tàu và hạn chế sự xâm thực khoét sâu vào trong bờ.
Khoáng sản
Thân cát có dạng dải kéo dài theo hướng dòng chảy phương Tây bắc – Đông nam. chiều dài thân cát khoảng 1,5 km, chiều ngang 325-397m và chiều dày 0,5m tại trung tâm thân cát.
+ Thành phần độ hạt
Kết quả phân tích 148 mẫu độ hạt cơ bản và tổng hợp thành phần cát theo các bè cỡ hạt trong các lỗ khoan và khối trữ lượng cho thấy thành phần hạt trung bình trong các khối trữ lượng trong diện tích thăm dò như sau:
Bảng 2.2: Thành phần độ hạt cát sông
Khu vực
Tên khối trữ lượng
Thành phần % trung bình theo các cỡ hạt
II
2-0,5mm
0,5-0,25mm
0,25-0,1mm
<0,1mm
9C1
4,71
19,55
63,63
12,11
10C1
4,90
18,23
64,02
12,85
11C1
3,82
17,11
65,72
13,36
12C1
3,79
21,55
61,99
12,67
Cát san lấp trong diện tích thăm dò chủ yếu cát hạt nhỏ đến trung, cát hạt thô có hàm lượng thấp; thành phần hạt mịn lẫn bột sét <15%. Kích thước độ hạt cát đáp ứng nhu cầu chất lượng san lấp.
+ Thành phần khoáng vật
Theo kết quả phân tích 06 mẫu độ hạt trầm tích cho thấy cát có thành phần khoáng vật như sau:
Hàm lượng trung bình khoáng vật thạch anh từ 71,05-90%; felspat 0,19%; biotit 0,18%; muscovit 0,02%; mảnh đá sét 12,31%; thực vật 1,5%; các khoáng vật quặng rất ít.
Nhìn chung thành phần khoáng vật chính của cát là thạch anh, thứ đến là mảnh đá sét, các khoáng vật khác như felspat, biotit, muscovit, thực vật rất thấp.
Với đặc điểm trên, cát ở đây đáp ứng yêu cầu về san lấp.
+ Thành phần hoá học
Theo kết quả phân tích 4 mẫu hóa silicat cho thấy thành phần hóa học của cát san lấp trong diện tích thăm dò như sau:
Bảng 2.3: Thành phần hóa học cát sông
Thành phần oxyt
Mức hàm lượng (%)
Thấp nhất
Cao nhất
Trung bình
SiO2
84,18
84,68
84,46
TiO2
0,39
0,45
0,42
Al2O3
5,99
6,41
6,20
Fe2O3
1,74
2,10
1,90
FeO
1,07
1,26
1,19
MnO
0,01
0,02
0,01
MgO
0,70
0,84
0,77
CaO
0,00
0,12
0,06
Na2O
0,87
0,89
0,88
K2O
1,59
1,62
1,60
P2O5
0,03
0,04
0,03
MNK
1,58
1,84
1,68
Tổng
99,04
99,42
99,21
SO3
0,00
0,01
0,00
+ Kết qủa trọng sa
Hàm lượng các khoáng vật đi kèm trong cát như sau (kg/m3): Ilmenit từ 0,022-0,104 trung bình 0,056; turmalin 0-0,017 trung bình 0,002; limonit từ 0-0,027 trung bình 0,008; hematit từ 0,002-0,255 trung bình 0,078; granat từ 0,0-0,034 trung bình 0,01; zircon 0,004-0,072 trung bình 0,03; rutin 0,002-0,02 trung bình 0,009; anata 0,01-0,037 trung bình 0,02; leucoxen 0,005-0,019 trung bình 0,011; apatit 0,0; ziatolit 0,0.
Nhìn chung sự có mặt của các khoáng vật sa khoáng trong cát có hàm lượng đều ở mức rất thấp so với hàm lượng công nghiệp, không ảnh hưởng đến chất lượng cát san lấp.
+ Kết qủa đầm nện
Theo 6 mẫu cơ lý - đầm nện tiêu chuẩn cho kết quả như sau:
Góc nghỉ của cát ở trạng thái khô dao động từ 31o52’-33o19’ trung bình 32o45’. Góc nghỉ của cát ở trạng thái ướt dao động từ 25o12’- 26o52’ trung bình 25o36’. Dung trọng khô lớn nhất từ 1,520-1,590g/cm3 trung bình 1,553g/cm3 tương ứng với độ ẩm tốt nhất thay đổi trong khoảng 15,10-18,2% trung bình 16,267%.
- Đặc điểm địa chất thủy văn
- Nước mặt - sông Hậu
Khu vực dự án nằm trên lòng Sông Hậu. Sông Hậu là một trong 2 nhánh chính của hệ thống sông Mê Kông tạo nên đồng bằng châu thổ miền Tây Nam Bộ. Sông Hậu chảy theo hướng Tây bắc - Đông nam từ biên giới Việt Nam - Cam Pu Chia ra đến biển Đông dài khoảng 200km, đoạn sông trong khu vực thăm dò cát san lấp chia làm hai nhánh. Từ tháng 9 đến tháng 11 nước sông dâng cao và thường gây ngập lụt trên hầu hết đồng bằng, từ tháng 12 đến tháng 6 năm sau nước sông hạ thấp và vùng cửa sông thường bị xâm nhập mặn do triều cường biển Đông. Đoạn sông thăm dò nằm cách cửa biển Đông khoảng 70km và là khu vực chưa bị xâm nhập mặn theo nước triều. Chế độ thủy văn Sông Hậu trên đoạn sông chịu ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều không đều. Trong một tháng có hai kỳ triều cường và hai kỳ triều kém, độ dao động bề mặt nước sông giữa lúc cao nhất và thấp nhất từ 1,0 đến 2,0m. Hàng năm lũ gây ngập lụt không lớn từ 0,5-1,0m trên toàn vùng đồng bằng thấp tỉnh Vĩnh Long.
Toàn bộ cát san lấp trong diện tích thăm dò đều ngập trong nước sông từ 3m nơi cạn nhất đến 12m nơi sâu nhất.
- Thời gian nước ròng:
Mẫu HN1
M0,109
HCO377Cl16
pH7,86
Ca51Na22Mg20
Nước bicarbonat Canxi
Mẫu HN2
M0,102
HCO379Cl13
pH7,94
Ca52Na22Mg21
Nước bicarbonat Canxi
- Thời gian nước lớn:
Mẫu HN3
M0,097
HCO378Cl14
pH7,97
Ca52Na22Mg21
Nước bicarbonat Canxi
Mẫu HN4
M0,100
HCO379Cl13
pH8,09
Ca50Na22Mg23
Nước bicarbonat Canxi
Nước chảy về mùa khô thường trong, mùa lũ dòng nước chứa nhiều phù sa nên có màu nâu. Nước sông không có tính ăn mòn. Nước ngọt quanh năm, dân sử dụng sinh hoạt, tưới tiêu.
- Hiện trạng vách bờ sông
Sông Hậu tại khu vực này chia làm hai nhánh, đoạn sông thăm dò thuộc nhánh sông nhỏ ( nhánh Trà Ôn) và mực nước nông, do đó nước sông chảy đến đây giảm vận tốc và quá trình tích tụ bùn cát lòng sông diễn ra mạnh mẽ bờ cù lao Mây.
- Nước dưới đất
Trong khu vực thăm dò chủ yếu gồm các trầm tích lỗ hổng thuộc Thống Holocen. Trong các tầng chứa nước lỗ hổng, các trầm tích Holocen thượng lộ ra trên mặt và đưới đáy sông. Trong khu vực thăm dò chúng bao gồm các tầng chứa nước lỗ hổng như sau:
+ Tầng chứa nước lỗ hổng các trầm tích Holocen hạ - trung (Q21) phân bố dưới độ sâu từ 17m trở xuống trong trầm tích hỗn hợp sông biển với thành phần: sét, sét bột và mùn thực vật.
+ Tầng chứa nước lỗ hổng các trầm tích Holocen trung - thượng (Q22) gồm: bột, sét, cát mịn.
+ Tầng chứa nước lỗ hổng các trầm tích Holocen thượng (Q23) trong lòng sông gồm: cát hạt nhỏ đến trung chiếm chủ yếu và bở rời do đó mức độ chứa nước dồi dào.
+ Các trầm tích Holocen bị mạng lưới sông rạch phân cắt mạnh mẽ, trong đó sông Hậu phân cắt khá sâu qua các trầm tích Holocen thượng, trung - thượng.
Nước sông có tác động rất lớn đến động thái của nước dưới đất, chiều sâu của mực nước ngầm trong khu vực dao động theo sự lên xuống của mực nước sông.
2.1.2 Khái quát về khu mỏ
2.1.2.1. Biên giới mỏ khai thác
- Chiều dài toàn bộ thân cát: 1.000m;
- Chiều rộng thân cát: 330-390m;
- Chiều rộng than cát trung bình: 336m;
- Khoảng cách xa bờ:
+ Điểm A cách bờ 125 m (xã Lục Sĩ Thành)
+ Điểm B cách bờ 100m (xã Tích Thiện)
+ Điểm C cách bờ 120m (xã Tích Thiện)
+ Điểm D cách bờ 110m (xã Tích Thiện)
+ Điểm F cách bờ 150m (xã Lục Sĩ Thành)
+ Điểm E cách bờ 130m (xã Lục Sĩ Thành)
- Cách ranh giới tỉnh Trà Vinh 950m;
- Diện tích khu vực khai thác: 354.000 m2.
2.1.2.2. Công suất khai thác
Mỏ cát san lấp ở đây nằm trên lòng Sông Hậu nhánh Trà Ôn trên khoảng chiều dài 1,0 km và diện tích khoanh tính trữ lượng là 1.250.369 m3, với chiều dài thân cát khá lớn, tuỳ theo thiết bị khai thác được huy động công suất có thể đạt 200.000-250.000 m3/năm.
Xem xét các điều kiện trên dự án chọn công suất: khai thác cát san lấp với công suất 200.000 m3/năm.
2.1.2.3. Tuổi thọ mỏ- tiến độ thực hiện
a) Tuổi thọ mỏ
Trữ lượng trong biên giới khai trường (khu vực được phép khai thác): 1.250.369 m3. Công suất mỏ: 200.000 m3/năm.
Do đặc điểm của khu vực thân cát là cát san lấp có thể tự chảy ngoài vào khi khai thác cát trong phạm vi khai trường. Vì vậy không có sự tổn thất trong qúa trình khai thác.
Do thời gian điều tra, thăm dò ngắn (6 tháng) không đủ thời gian để đánh gía tốc độ bồi lắng của cát ở khu vực khai thác.
Trong dự án này chỉ tính tuổi thọ mỏ theo chỉ tiêu tĩnh
T =
QĐC
, năm
Q
Trong đó :
T : Tuổi thọ mỏ (năm)
QĐC : Trữ lượng trong biên giới khai trường: 1.250.369 m3
Q : Công suất sản xuất một năm; 200.000 m3/năm
Từ đó xác định được tuổi thọ của mỏ: 6,3 năm (Lấy tròn), tương đượng 6 năm 4 tháng
b) Tiến độ thực hiện
Giai đoạn 1: Chuẩn bị khai thác (từ tháng 2/2010 - 5/2010)
Sau khi có giấy phép khai thác, thực hiện thả phao xác định biên giới khu mỏ, biên giới các khai trường, tập kết thiết bị, phương tiện và nhân lực.
Diện tích mỏ được cấp phép sẽ được Công ty hợp đồng thả phao hướng dẫn luồng với Cơ quan quản lý đường thủy. Quy cách phao theo quy định ngành, vị trí thả phao của từng khai trường được tuân thủ theo “Dự án đầu tư” được duyệt.
Giai đoạn 2: Đi vào khai thác ( tháng 6/2010 – 4/2020)
Giai đoạn 3: Đóng cửa mỏ ( tháng 5/2020)
Sau khi kết thúc khai thác, Chủ đầu tư tiến hành các thủ tục cần thiết để đóng cửa mỏ. Chủ dự án thực hiện các biện pháp phục hồi môi trường theo như « Dự án cải tạo phục hồi môi trường » đã nêu ra. Báo cáo Sở Tài nguyên và Môi trường làm các thủ tục đóng cửa mỏ theo đúng quy định của Pháp luật.
c) Chế độ làm việc
Mỏ làm việc theo chế độ : 270 ngày
Số ca làm việc trong ngày : 1 ca
Số giờ làm việc trong ca : 8 giờ
2.2. Phương pháp khai thác
2.2.1. Công nghệ sử dụng trong khai thác
Khai thác cát sông về thực chất là nạo vét lòng sông để lấy cát. Các phương pháp khai thác cát được biết đến nay như sau:
+ Xáng cạp
Hoạt động theo nguyên lý: vật liệu khai thác được đánh tơi tại chỗ trong nước bằng bộ phận khoan phá có thể điều chỉnh theo độ sâu và các hướng tạo thành dung dịch lỏng và được bơm bằng loại bơm thủy lực lên phương tiện vận chuyển hoặc lên bờ. Công nghệ này cho năng suất khá cao, vận hành đơn giản, có thể hút được sạn sỏi kích thước đến 10mm.
+ Tàu cuốc (hay còn gọi là xáng guồng)
Hoạt động theo nguyên lý: Cát ở đáy sông được đưa lên mặt sông và rót vào phương tiện vận chuyển bằng một hệ thống gàu lắp trên một sợi dây xích lớn. Bánh răng chủ động được truyền động từ hệ thống máy động lực làm cho cả hai hệ thống xích - gàu hoạt động guồng liên tục. Các gàu lần lượt cuốc vào đáy sông và đưa bùn cát rót vào phương tiện ở vị trí bắt đầu đi xuống. Thiết bị này cho năng suất cao phù hợp với công suất khai thác lớn.
+ Máy xúc gàu treo (xáng cạp)
Nguyên lý hoạt động: Gàu thả rơi tự do theo trọng lực xuống đáy sông hai nửa gàu được mở ra, nhờ lực kéo của cáp hai nửa gàu dưới khép lại cạp vào vật liệu khai thác và nhờ hệ thống cáp nâng, gàu được kéo lên khỏi mặt nước và rót vật liệu vào phương tiện vận chuyển.
Năng suất phù hợp với sản lượng vừa và nhỏ, có thể khai thác ở chỗ nước sâu đến 30m.
Lựa chọn công nghệ :
Qua nghiên cứu 3 loại hình công nghệ khai thác nêu trên, với sản lượng 200.000m3/năm là tương đối nhỏ và vật liệu khai thác là cát nên phù hợp nhất cho việc khai thác cát ở đây dùng máy xúc gàu treo (xáng cạp).
Quá trình hoạt động của dự án được tóm tắt trong sơ đồ sau:
Xáng cạp
Xà lan
Vận chuyển
- Ồn
- Khí thải
- Ô nhiễm môi trường nước
- Sự cố môi trường
- Ồn
- Khí thải
- Sự cố môi trường
Sạt lở,
Xói mòn
Hình 1: Sơ đồ hoạt động và các yếu tố tác động môi trường của dự án
2.2.2. Trình tự và hệ thống khai thác
- Mở vỉa
Lộ ra trên đáy sông, không bị phủ bởi lớp đất bùn, nên công tác mở vỉa khá đơn giản, các phương tiện khai thác trực tiếp xúc vào lớp cát. Vị trí khai thác cát đầu tiên là ở giữa thân cát, khai thác dọc sông và phát triển xang hai bên.
- Trình tự khai thác
Trên bình đồ tính trữ lượng phần báo cáo thăm dò địa chất cho ta thấy khối lượng thân cát trong khai trường khá đồng đều và tương đối dày. Vì thế trình tự khai thác ở đây là theo các lớp, mỗi lớp khai thác không lớn hơn 2 m chiều sâu, cách đáy tối thiểu 1m.
- Hệ thống khai thác
Có thể dùng hai hệ thống khai thác:
+ Khai thác dọc sông theo từng luồng (Hệ thống khai thác dọc).
+ Khai thác ngang sông từng luồng (Hệ thống khai thác ngang).
Để khai thông luồng lạch thuận tiện cho dòng chảy, dự án đưa ra phương án tiến hành khai thác dọc sông theo từng tuyến luồng và phân lớp.
2.2.3. Công tác vận tải trong và ngoài mỏ
Cát được khai thác lên bán trực tiếp cho khách hàng. Vận tải ngoài mỏ do khách hàng đảm nhận
2.2.4. Mạng hạ tầng kỹ thuật (cung cấp điện, nước, thông tin liên lạc)
2.2.4.1. Nhu cầu sử dụng nước
Nhu cầu sử dụng nước chủ yếu phục vụ sinh hoạt của cán bộ công nhân viên. Với tổng số lao động làm việc tại khu này là 14 người, nhu cầu sử dụng nước của mỗi người là 70 lít/người.ca (TCXD 33-2006) thì lượng nước cần thiết là khoảng 0,98m3/ngày.
Giải pháp cung cấp: khi triển khai dự án, Công ty sẽ hợp đồng với nhà dân gần mỏ để cung cấp nước. Lượng nước cấp sẽ được Công ty dùng canô vận chuyển đến từng xa lan.
2.2.4.2. Nhu cầu nguyên nhiên liệu
Khối lượng khai thác hàng năm là 200.000m3/năm, với thiết bị sử dụng tại mỏ thì nhiên liệu cấn thiết là 30.000lít/năm.
2.2.4.3. Nhu cầu sử dụng điện
Do khai thác cát trên sông nên không sử dụng hệ thống đường dây điện thắp sáng. Thiết bị sử dụng cho thắp sáng trên hệ thống xáng xạp vào buổi tối là đèn sạc. Thiết bị đèn sạc sẽ được nạp điện tại văn phòng mỏ của Công ty, sau đó đem ra sử dụng thắp sáng vào buổi tối.
2.2.4.4. Thông tin liên lạc
Hệ thống thông tin liên lạc nội bộ và bên ngoài mỏ được trang bị điện thoại điện thoại di động.
Việc khai thác cách bờ không xa hàng ngày vẫn ra vào bến bãi, trong trường hợp liên lạc có canô riêng.
2.2.4.5. Sửa chữa cơ điện và kho tàng
Do Công ty có các thiết bị đã thành lập bộ phận sửa chữa chung nên không thành lập bộ phận sửa chữa riêng.
Đối với công tác sửa chữa lớn trung đại tu có thể thuê một đơn vị chuyên sửa chữa cơ khí.
2.2.5. Tổng mặt bằng khai thác mỏ
Tại văn phòng mỏ của doanh nghiệp đã xây dựng văn phòng kiên cố,
Do không bán cát trên bờ nên dự án không cần đầu tư bến bãi.
2.3. Hiện trạng môi trường
2.3.1. Hiện trạng môi trường nước
- Tiêu chuẩn so sánh chất lượng môi trường nước tại khu vực khai thác (sông Hậu) áp dụng theo QCVN 08:2008/BTNMT, cột A2
Vị trí lấy mẫu được tổng hợp tại Bảng 3 và mô tả trong “Bản vẽ số 02: Sơ đồ vị trí lấy mẫu” tại Phụ lục 4 của báo cáo. Kết quả phân tích được tổng hợp tại Bảng 2.4.
Bảng 2.4: Vị trí các điểm lấy mẫu chất lượng nước mặt
TT
Số hiệu mẫu
Vị trí lấy mẫu
Toạ độ VN 2000
T.g lấy mẫu
1
NM1
- Vị trí đầu mỏ, cách ranh giới phía trên 100 m.
X = 548 492.70
Y = 1 098 852.86
11/2009
2
NM2
- Vị trí trung tâm mỏ, gần bờ phải
X = 548 483.80
Y = 1 098 206.71
11/2009
3
NM3
- Vị trí cuối mỏ, cách ranh giới phía dưới 100 m.
X = 549 013.27
Y = 1 097 776.03
11/2009
Bảng 2.5: Kết quả phân tích chất lượng nước mặt
STT
Chỉ tiêu
Đơn vị
MN1
MN2
NM3
QCVN 08:2008
Cột A2
1
pH
-
6,1
6,23
6,53
6-8,5
2
Độ đục
NTU
255
280
226
-
3
DO
mg/l
4,70
2,51
3,45
≥ 5
4
COD
mg/l
99
91
70
15
5
BOD5
mg/l
24
21
17
6
6
Amoni NH4-
mg/l
43,07
41,26
37,35
0,2
7
Cl-
mg/l
62
65
58
400
8
NO3-
mg/l
2,82
1,92
2,75
5
9
PO43-
mg/l
0,12
0,16
0,11
0,2
10
TSS
mg/l
72
26
62
30
11
Fe
mg/l
3,24
2,80
3,05
1
12
Pb
mg/l
0,005
0,007
0,009
0,02
13
Tổng dầu mỡ
mg/l
KPH (<0,5)
KPH (<0,5)
KPH (<0,5)
0,02
14
Coliform
MPN/100ml
3x104
2x104
2,3x104
5000
Ghi chú:
Vị trí lấy mẫu thể hiện cụ thể trên “bản đồ hiện trạng khu vực xin phép khai thác”.
Nguồn: Viện Tài nguyên và Môi trường tại Tp.Hồ Chí Minh
Từ những kết quả phân tích các mẫu nước, có thể đánh giá hiện trạng môi trường nước tự nhiên của Sông Hậu nhánh Trà Ôn theo Quy chuẩn QCVN 08:2008/BTNMT, cột A2 (dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt nhưng phải áp dụng công nghệ xử lý phù hợp) như sau:
- BOD5 cao gấp 2- 4 lần quy chuẩn cho phép;
- COD cao gấp 6 lần quy chuẩn cho phép;
- Tổng chất rắn lơ lửng (SS) cao gần gấp hơn 2 lần quy chuẩn cho phép;
- Nồng độ pH và dầu mỡ nằm trong quy chuẩn cho phép;
- Lượng nitơ amoni cao nhưng nitrit lại thấp hơn tiêu chuẩn, PO43- cũng thấp hơn quy chuẩn cho thấy tuy nước sông đã có dấu hiệu ô nhiễm dinh dưỡng nhưng vẫn chưa chuyển hóa thành nitric.
- Hàm lượng Fe vượt quy chuẩn 3 lần nhưng hàm lượng Chì lại đạt quy chuẩn giới hạn.
- Coliform tại cả ba mẫu phân tích đều vượt quy chuẩn cho phép.
2.3.2. Hiện trạng môi trường không khí
Quá trình khảo sát đánh giá chất lượng môi trường không khí tại khu vực triển khai dự án, đơn vị tư vấn đã tiến hành đo các thông số môi trường không khí tại vị trí dự án KK1, KK2 và KK3 ( thể hiện cụ thể trên Bản vẽ số 02: Bản đồ hiện trạng môi trường) để xác định phông môi trường tự nhiên.
Thời gian đo đạc từ 8h00’ đến 10h00’ trong điều kiện thời tiết bình thường, dự án chưa khai thác. Kết quả được trình bày trong bảng 2.6 và bảng 2.7.
Các vị trí lấy mẫu và số hiệu tương ứng trình bày trong Bảng sau:
Bảng 2.6: Vị trí các điểm lấy mẫu không khí
TT
Số hiệu mẫu
Vị trí lấy mẫu
Toạ độ VN 2000
T.g lấy mẫu
1
KK1
- Vị trí đầu mỏ, cách ranh giới phía trên 60m.
X = 548 442.47
Y = 1 098 786.99
11/2009
2
KK2
- Vị trí trung tâm mỏ, gần bờ phải
X = 548 515.35
Y = 1 098 146.01
11/2009
3
KK3
- Vị trí cuối mỏ, cách ranh giới phía dưới 70m.
X = 548 968.41
Y = 1 097 770.82
11/2009
Bảng2.7: Kết quả phân tích chất lượng môi trường không khí
Stt
Các chỉ tiêu
Đơn vị
QCVN 05:2009 (TB 1 giờ)
Kết quả đo đạt
KK1
KK2
KK3
01
Nhiệt độ
0C
-
32,2
33,8
33,8
02
Độ ẩm
%
-
75,3
72,5
72,1
03
Áp suất khí quyển
Atm
-
1
1
1
04
Tốc độ gió, hướng
m/s
-
1,3-TN-ĐB
1,8- TN-ĐB
0,5- TN-ĐB
05
Độ ồn
dBa
-
58,2
61,3
69,3
06
Bụi
mg/m3
0,3
0,068
0,071
0,074
07
SO2
mg/m3
0,35
0,032
0,052
0,057
08
NO2
mg/m3
0,2
0,067
0,096
0,091
09
CO
mg/m3
30
2,790
2,912
2,879
Nguồn: Viện Tài nguyên và Môi trường tại Tp.Hồ Chí Minh
Qua kết quả đo các thông số môi trường không khí, nồng động bụi và khí độc tại cả ba vị trí đều đạt theo tiêu chuẩn QCVN 05:2009/BTNMT.
2.3.3. Hiện tượng xói lỡ bờ sông
Sông Hậu nhánh Trà Ôn tại khu vực này chia làm hai nhánh, đoạn sông thăm dò thuộc nhánh sông nhỏ và mực nước nông, do đó nước sông chảy đến đây giảm vận tốc và quá trình tích tụ bùn cát lòng sông diễn ra mạnh mẽ bờ cù lao Mây, tại khu vực thực hiện dự án không có hiện tượng xói lở bờ sông. Vì vậy việc khai thác cát lòng sông cho san lấp mặt bằng xây dựng, vừa nạo vét đáy sông đưa dòng chảy ra giữa sông, chỉnh trị dòng chảy, làm chậm lại quá trình xói lở bờ.
2.3.4. Tài nguyên sinh vật
Quá trình khảo sát, điều tra hiện trạng hệ sinh thái tự nhiên khu vực dự án cho thấy:
a) Về thực vật
Thực vật hai bên bờ sông chủ yếu là cây bụi, tre, nứa. Một số hộ dân sống dọc hai bên bờ trồng cây ăn trái (cam bưởi...), vài diện hẹp trồng lúa nước.
b) Về động vật
Trên diện tích đất dọc hai bên bờ sông không có động vật quý hiếm, chủ yếu là vật nuôi như heo, gà…hầu hết các hộ dân trong khu vực đều chăn nuôi gia cầm để tự cung tự cấp thực phẩm như thịt, trứng, …. Quy mô chăn nuôi không lớn, gia cầm, gia súc được nuôi bằng các phương pháp dân gian thông dụng, không có hộ gia đình chăn nuôi số lượng lớn theo các biện pháp công nghiệp. Ngoài ra, trên diện tích dự án còn có một số hộ nuôi trồng thuỷ sản với quy mô nhỏ, hoạt động theo thời vụ.
Với các đặc điểm về điều kiện tự nhiên và môi trường của dự án như đã trình bày ở trên, việc khai thác cát san lấp của dự án sẽ tác động trực tiếp đến môi trường tự nhiên khu vực. Vì vậy, việc khai thác cát phải gắn liền với các vấn đề bảo vệ môi trường bền vững, khắc phục và hạn chế đến mức thấp nhất các yếu tố có hại đến môi trường, phát huy các yếu tố tích cực khi khai thác giúp khai thông dòng chảy góp phần hạn chế tình trạng ứ đọng làm thay đổi dòng chảy, việc khai thác cát cũng là các yếu tố có lợi thiết thực.
2.4. Tác động đến môi trường
2.4.1. Ô nhiễm không khí
2.4.1.1. Ô nhiễm khí thải
Nguồn phát sinh: nguồn khí thải chủ yếu được phát sinh từ động cơ vận hành phương tiện khai thác có sử dụng dầu diesel (xáng cạp, tàu kéo). Khí thải động cơ là những khí độc hại cho sức khỏe con người, trong đó gồm: tro bụi, SOx, NOx, COx và hydrocarbon.
Thời gian phát sinh: trung bình là 8giờ/ca
Tải lượng: Động cơ của xáng cạp, tàu kéo sinh ra các khí thải khi đốt nhiên liệu dầu như: CO, COx, NOx, SOx, CxHy và bụi tro. Khối lượng khai thác 200.000 m3/năm như sau thì tải lượng lớn nhất các chất ô nhiễm của các phương tiện vận chuyển sẽ đưa vào môi trường không khí: 7,128kg SO2; 3,456kg NO2; 0,099kg Bụi và 0,086kg SO3.
2.4.1.2. Ô nhiễm tiếng ồn
- Nguồn phát sinh tiếng ồn chủ yếu từ hoạt động khai thác của xáng cạp, tập trung tại khu vực mỏ nên nguồn ồn cố định. Độ ồn phát sinh liên tục trong suốt ca sản xuất sẽ gây ra tác động cộng hưởng, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của công nhân lao động.
- Độ ồn tổng cộng từ hoạt động khai thác là 90dBA, tiếng ồn phát sinh sẽ suy giảm theo khoảng cách.
- Thời gian phát sinh: trong suốt thời gian hoạt động của dự án, trung bình 8h/ngày (thời gian hoạt động thực tế).
2.4.2. Ô nhiễm môi trường do nước thải
2.4.2.1. Nước thải sinh hoạt
- Nguồn phát sinh: phát sinh do hoạt động sinh hoạt, làm việc của cán bộ công nhân viên làm việc tại mỏ.
- Khu vực phát sinh: tại khu vực văn phòng mỏ.
- Thành phần: chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học, chất rắn lơ lửng, vi sinh vật,…
- Khối lượng: với tổng số cán bộ công nhân viên trong mỏ là 14 người, theo TCXD 33-2006 thì nhu cầu sử dụng nước 0,98 m3/ngày, tải lượng nước thải 0,784 m3/ngày (tải lượng nước thải bằng 80% lượng nước sử dụng).
2.4.2.2. Nước thải sản xuất
+ Nguồn phát sinh: chủ yếu là nước chảy từ cát lấy ở đáy sông lên khoang tàu, sà lan.
+ Khu vực phát sinh: chủ yếu tại khu vực khai thác cát.
+ Thành phần: bùn đất, dầu mỡ, …
+ Thời gian: phát sinh trong suốt thời gian mỏ hoạt động, khoảng 8h/ngày.
2.4.3. Ô nhiễm môi trường do chất thải rắn
2.4.3.1. Chất thải rắn sinh hoạt
+ Nguồn phát sinh: từ hoạt động sinh hoạt của cán bộ công nhân viên làm việc tại dự án.
+ Thành phần: rác thực phẩm, nilon, …
+ Khối lượng: theo các tài liệu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tải lượng chất thải rắn sinh hoạt là 0,4 kg/người/ngày. Với lượng cán bộ, công nhân viên làm việc tại mỏ là 14 người thì tải lượng chất thải rắn sinh hoạt tại mỏ sẽ là 5,6 kg/ngày.
+ Khu vực phát sinh: chủ yếu tại các xáng cạp.
+ Thời gian: phát sinh thường xuyên trong quá trình hoạt động của dự án.
2.4.3.2. Chất thải rắn thông thường
Chủ yếu là bùn đáy, lượng bùn đáy phát sinh chiếm khoảng 20% khối lượng khai thác (40.000m3/năm). Lượng bùn này hòa lẫn vào lượng cát khai thác và có tác dụng như chất bôi trơn đường ống trong quá trình bơm nên lượng bùn này sẽ không thải trở lại vào môi trường do vậy không gây tác động đến môi trường nước trong khu vực.
2.4.3.3. Chất thải nguy hại
+ Nguồn phát sinh: chất thải nguy hại phát sinh chủ yếu do hoạt động của xáng cạp, tàu kéo.
+ Thành phần: gồm cặn dầu, nhớt thải, giẻ lau dính dầu, …Cáp bị thay thế cũng quy làm chất thải nguy hại do nhiễm dầu bôi trơn.
+ Thời gian phát sinh: không thường xuyên, diễn ra trong suốt thời gian dự án tồn tại. Chỉ phát sinh khi tiến hành sửa chữa đột xuất hoặc bảo dưỡng định kì.
2.4.4. Thay đổi địa hình đáy sông
- Làm hạ thấp cao trình đáy sông trên diện tích 35,4 ha.
- Sau quá trình khai thác, sẽ mở rộng thiết diện mặt cắt ngang lòng sông. Đáy sông được hạ sâu thêm về hai phía bờ, lòng sông được nạo vét thông thoáng, tạo luồng lạch mới phân bố giữa lòng.
2.4.5. Tác động do xói mòn và độ ổn định của bờ sông
Trong quá trình hoạt động của Dự án, nếu khai thác cát không đúng phương pháp, không theo quy hoạch thì có thể gây ra các hiện tượng xói mòn, sạt lở trong khu vực xung quanh, cụ thể như sau:
- Nếu khai thác quá mức mà nguồn cát dịch chuyển chưa kịp bổ cập thì sẽ gây sạt lở tại các khu vực lân cận.
- Lòng sông bị khoét sâu tạo các lạch nước sâu nên sẽ gây ra hiện tượng lở bờ để tạo thế ổn định của dòng chảy.
- Nếu khai thác gần bờ và bóc mất lớp nền đáy đã ổn định thì có thể gây sạt lở do lớp đáy bị cuốn trôi.
2.4.6. Tác động đến hoạt động giao thông đường thủy
Việc neo đậu của các xáng cạp trên các tuyến luồng đi lại trên sông và gia tăng số lượng tàu bè do hoạt động mua bán vận chyển cát làm ảnh hưởng hoạt động giao thông thủy trên sông. Tuy nhiên, tại các khu vực khai thác cát này có lòng sông rộng và thoáng, phương pháp khai thác theo từng luồng vì vậy phạm vi chiếm cứ mặt sông của xà lan là không lớn. Do đó, vấn đề khai thác không ảnh hưởng lớn đến việc lưu thông thuyền bè trên đoạn sông này. Nhưng trong quá trình khai thác phải tuân thủ theo luật giao thông đường thủy nội địa, phải có đèn báo hiệu khi trời mưa và về đêm và phao định vị khu vực khai thác. Do vậy, hoạt động khai thác cát ít gây ảnh hưởng đến mật độ và tốc độ của các phương tiện vận tải thủy. Đây là điều kiện thuận lợi để tổ chức khai thác cát trên đoạn sông này.
2.4.7. Sự cố môi trường
- Rò rỉ dầu, cháy nổ.
- Sự cố chết đuối.
- Tai nạn giao thông, lật sà lan.
CHƯƠNG III. PHƯƠNG ÁN CẢI TẠO, PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG
3.1. LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN CẢI TẠO, PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG
Loại hình hoạt động của dự án là khai thác cát lòng sông, không xây dựng các công trình phụ trợ trên bề mặt địa hình. Do vậy khi kết thúc khai thác, nếu không xảy ra sự cố (sạt lở đường bờ) thì khu vực khai thác mỏ nhìn chung không thay đổi.
Theo Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư số 34/2009/TT-BTNMT ban hành ngày 31 tháng 12 năm 2009 đối với dự án thuộc loại hình khai thác cát sỏi, sa khoáng lòng song. Các phương án phục hồi môi trường khi kết thúc khai thác là:
- San gạt, làm sạch cát trả lại mặt bằng hoặc đất canh tác cho các khu vực đã được sử dụng làm kho bãi ven sông, các đường tạm từ kho bãi cát ra đến đường vận chuyển.
- San gạt làm sạch các hố chôn lấp chất thải sinh hoạt tạm trong quá trình khai thác.
- Tháo dỡ những công trình dân dụng của chủ đầu tư sau khai thác cát lòng sông trả lại mặt bằng cho địa phương.
- Xử lý xói lở bờ sông, bờ đê do khai thác cát, sỏi, sa khoáng lòng sông gây ra (nếu có).
- Những hình thức phục hồi khả thi khác.
Mỏ không sử dụng đất liền vì vậy chỉ số phục hồi đất sau khi kết thúc khai thác Ip = 0.
Dự án khu vực khai thác không sử dụng kho bãi ven sông, các đường tạm từ kho bãi cát ra đến đường vận chuyển; chất thải sinh hoạt được thu gom và hợp đồng với Công ty có chức năng xử lý, vì vậy không sử dụng hố chôn lấp chất thải sinh hoạt; không xây dựng các công trình phụ trợ. Do vậy, việc lựa chọn phương án cải tạo, phục hồi môi trường tại mỏ là:
+ Xử lý xói lở bờ sông do khai thác cát lòng sông gây ra (nếu có)
+ Những hình thức phục hồi khả thi khác bao gồm:
Thu dọn toàn bộ trang thiết bị, máy móc phục vụ cho hoạt động khai thác vào bờ và vận chuyển đến nơi tập trung thiết bị.
Tuân thủ thực hiện đúng các hình thức khai thác cát long sông và phương án cải tạo, phục hồi môi trường theo quy định của pháp luật.
3.2. NỘI DUNG CẢI TẠO, PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG
- Xử lý cải tạo những xói lở bờ sông, bờ đê do khai thác cát, sỏi, sa khoáng lòng sông gây ra tại khu vực khai thác bao gồm:
+ Thực hiện đóng 10 cọc gỗ trên mặt nước sát biên giới bờ đối với đất cấp I, chiều dài mỗi cọc ≤ 10m, mỗi cọc cách nhau 200 m để theo dõi quá trình xói lở.
+ Tiến hành san gạt trên toàn bộ diện tích khai thác là 35,4 ha để tạo mặt bằng phẳng dưới lòng sông sau khi kết thúc khai thác.
* Khối lượng công việc san gạt được tính toán như sau:
Diện tích khai thác: 35,4 ha
Chiều dày san gạt: 0,2m
Hệ số khối lượng công việc san gạt lòng sông là 75%
Do đó khối lượng công việc thực hiện san gạt là 53.100 m3
+ Gia cố lại đoạn bờ sông sau khi khai thác nhằm giảm thiểu vấn đề xói lở bờ sông.
Đoạn sông khai thác có chiều dài tổng cả 2 bên bờ là 2.000 m.
Chiều rộng bị sạt lở trung bình khoảng 0,5 m theo kháo sát thực tế
Vậy diện tích cần gia cố bờ sông là 1000 m2 với chiều sâu gia cố 1m
- Gỡ bỏ phao ranh giới khai thác
Sau khi kết thúc khai thác cần phải tháo dỡ bỏ 2 phao ranh giới khai thác nhằm lưu thông các hoạt động qua lại của tàu thuyền trên sông Hậu nhánh Trà Ôn, xã Tích Thiện và xã Lục Sĩ Thành, huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long.
- Thu dọn trang thiết bị vào bờ
Cần tiến hành thu dọn nhanh các thiết bị, máy móc, vật dụng sinh hoạt của công nhân vào bờ và vận chuyển về nơi tập trung để tránh gây ô nhiễm môi trường khu vực sông Hậu nhánh Trà Ôn, xã Tích Thiện - xã Lục Sĩ Thành, huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long.CHƯƠNG IV. TỔ CHỨC QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG
4.1. Chương trình quản lý
Công ty TNHH Trà Ôn sẽ thực hiện chương trình quản lý, bảo vệ các công trình cải tạo, phục hồi môi trường và kế hoạch tổ chức giám định các công trình cải tạo, phục hồi môi trường để kiểm tra, xác nhận hoàn thành các nội dung của Dự án cải tạo, phục hồi môi trường. Chương trình quản lý môi trường được trình bày cụ thể trong Bảng 4.1
Bảng 4.1: Chương trình quản lý cải tạo, phục hồi môi trường tại Dự án
Hoạt động
Thời gian thực hiện
Tiến độ thực hiện
Cơ quan giám sát
Cơ quan thực hiện
Đóng cọc gỗ để theo dõi quá trình xói lở.
Bắt đầu khi mỏ đi vào khai thác
Giám sát thường xuyên, định kỳ 4lần/năm
Phòng TNMT huyện Trà Ôn
Chủ dự án
Đo vẽ địa hình đáy khi kết thúc khai thác
Năm thứ 6 - khi mỏ kết thúc khai thác
15 ngày (tính từ ngày mỏ kết thúc khai thác)
- Sở TN-MT tỉnh Vĩnh Long
- Phòng TNMT huyện Trà Ôn
Chủ dự án phối hợp với Công ty đo đạc.
Gỡ bỏ phao ranh giới khai thác
Năm thứ 6 - khi mỏ kết thúc khai thác
2 ngày (tính từ ngày mỏ kết thúc khai thác)
Phòng TNMT huyện Trà Ôn
Chủ dự án
Thu dọn các trang thiết bị vào bờ
Năm thứ 6 - khi mỏ kết thúc khai thác
3 ngày (tính từ ngày mỏ kết thúc khai thác)
Phòng TNMT huyện Trà Ôn
Chủ dự án
4.2. Chương trình giám sát môi trường
Thời gian tiến hành khai thác là 6 năm 4 tháng, Chủ đầu tư sẽ phối hợp với Cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường của tỉnh tiến hành giám sát môi trường khu vực khai thác. Tình trạng chất lượng môi trường tại Dự án sẽ được thường xuyên theo dõi, kết quả quan trắc được báo cáo về Sở Tài nguyên Môi trường. Vị trí các điểm giám sát được mô tả trong “Bản vẽ số 03: Vị trí giám sát môi trường” tại Phụ lục 3 của báo cáo. Chi tiết về hoạt động giám sát được trình bày như sau:
4.2.1. Giám sát chất lượng không khí
- Thông số giám sát: CO, SO2, NOx, bụi tổng cộng và tiếng ồn, tốc độ gió, độ ẩm, nhiệt độ.
- Địa điểm và tần suất thu mẫu được tổng hợp trong Bảng 4.2.
Bảng 4.2: Vị trí giám sát chất lượng không khí
STT
Địa điểm dự kiến
Số lượng
Số hiệu mẫu
Tọa độ VN 2000
Tần suất (tháng/lần)
Ghi chú
A
Nguồn phát sinh chất thải
1
Khu vực đầu mỏ
1
KK1
X = 548 481
Y = 1 098 808
3
Trong giờ sản xuất
2
Khu vực khai thác
1
KK2(*)
3
3
Khu vực điểm cuối mỏ
1
KK3
X = 549 003
Y = 1 097 813
3
B
Khu vực xung quanh (nếu có)
4
Khu vực dân cư gần dự án
1
KK4
6
(*): khu vực khai thác thay đổi theo từng thời điểm giám sát
- Tiêu chuẩn so sánh: tiêu chuẩn, quy chuẩn Việt Nam QCVN 05:2009/BTNMT, TCVN 5949-1998, Tiêu chuẩn vệ sinh công nghiệp (Quyết định 3733/2002/QĐ-BYT-10/10/2002).
4.2.2. Giám sát chất lượng nước mặt
- Thông số giám sát: pH, DO, SS, BOD, COD, NH4+, NO3-, NO2-, dầu mỡ, Coliform.
- Địa điểm lấy mẫu được tổng hợp trong Bảng 4.3
Bảng 4.3: Vị trí giám sát chất lượng nước mặt
STT
Địa điểm dự kiến
Số hiệu mẫu
Tọa độ VN 2000
1
Khu vực thượng nguồn của dự án
NM1
X = 548 486
Y = 1 098 771
2
Khu vực khai thác
NM2 (*)
3
Khu vực hạ nguồn của dự án
NM3
X = 549 006
Y = 1 097 778
(*): khu vực khai thác thay đổi theo từng thời điểm giám sát
- Tần số thu mẫu: 6 tháng/lần.
- Tiêu chuẩn so sánh: QCVN 08:2008/BTNMT.
- Thiết bị thu mẫu và phương pháp phân tích : Phương pháp tiêu chuẩn;
4.2.3. Giám sát xói lỡ, bồi lắng đường bờ
Ngoài việc giám sát chất lượng môi trường không khí, môi trường nước mặt Công ty TNHH Trà Ôn sẽ nghiêm chỉnh thực hiện chương trình quan trắc sự xói mòn, sạt lở ven bờ trong quá trình khai thác: thu thập các ý kiến phản ảnh của nhân dân và chính quyền địa phương. Đồng thời quan sát hiện trạng đường bờ dọc theo biên giới dự án theo các cột mốc quan trắc có định vị toạ độ.
- Bố trí mốc: Cách 200m bố trí 10 cọc gỗ hoặc cừ tràm cao hơn 2 m với mặt đất, có quét sơn phân biệt. Định kì theo dõi xói lở hàng tháng để gia cố.
Tọa độ các điểm đóng cọc như sau:
Bảng4.4: Tọa độ các điểm đóng cọc
STT
Tọa độ VN 2000
X
Y
1
548.218,66
1.098.712,78
2
548.326,88
1.098.504,98
3
548.454,76
1.098.203,19
4
548.568,31
1.097.940,51
5
548.730,23
1.097.692,45
6
548.822,11
1.098.920,19
7
548.912,31
1.098.634,34
8
549.033,00
1.098.370,27
9
549.172,88
1.098.153,12
10
549.301,01
1.097.968,46
- Tần suất giám sát 1 tháng/lần vào lúc nước ròng dựa vào các cọc mốc đóng dọc theo bờ. Xem chi tiết vị trí các mốc quan trắc tại Bản vẽ số 03, Phụ lục 4 của Báo cáo
CHƯƠNG V. DỰ TOÁN CHI PHÍ CẢI TẠO, PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG
5.1. Dự toán chi phí cải tạo, phục hồi môi trường
Đơn giá các hạng mục công việc áp dụng trong tính toán dựa vào các căn cứ sau :
- Đơn giá xây dựng công trình tỉnh Vĩnh Long năm 2006;
- Quyết định số 71/2008/QĐ-TTg ngày 29 tháng 05 năm 2008 của Thủ tướng chính phủ về ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản;
- Quyết định số 957/QĐ-BXD ngày 29/09/2009 của Bộ Xây dựng về việc công bố Định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng công trình.
- Thông tư 05/2007/TT-BXD ngày 25/07/2007 của Bộ Xây dựng về việc hướng dẫn lập và quản lý chí phí đầu tư xây dựng công trình;
- Công văn số 2615/BXD-VP ngày 30/11/2009 của Bộ Xây dựng về việc công bố chỉ số giá xây dựng quý 3 năm 2009;
Chi phí thực tế tại thời điểm hiện tại được tính dựa trên Đơn giá Xây dựng Công trình của Tỉnh Vĩnh Long nhân với hệ số điều chỉnh trình bày trong Bảng 13 (hệ số được áp dụng theo Công văn số 2615/BXD-VP ngày 30/11/2009 của Bộ Xây dựng về việc công bố chỉ số giá xây dựng quý 3 năm 2009).
Bảng 5.1: Hệ số điều chỉnh giá vật liệu, nhân công, máy thi công
Loại công trình
Vật liệu
Nhân công
Máy
Công trình công nghiệp, VLXD
1,29
1,90
1,26
Công trình thoát nước
1,46
1,90
1,26
5.1.1. Chi phí xử lý cải tạo những xói lở bờ sông (Cxl)
Khi triển khai Dự án Công ty sẽ tiến hành đóng 10 cọc gỗ, mỗi cọc cách nhau 200 m, tổng chiều dài đoạn bờ đóng cọc bằng với tổng chiều dài đoạn sông khai thác là 2.000 m để theo dõi quá trình xói lở.
Khi kết thúc khai thác, Công ty sẽ tiến hành xử lý cải tạo xói lở bờ sông (nếu có). Chiều dài lớn nhất bờ sông bị xói lở tính theo chiều dài đoạn sông khai thác là 2.000m. Theo khảo sát thực tế, chiều rộng bờ sông bị sạt lở trung bình là 0,5m. Vậy diện tích gia cố bờ sông là 1.000 m2, chiều sâu gia cố 1m. Ngoài ra, để tạo mặt bằng phẳng dưới lòng sông khi kết thúc khai thác, Công ty tiến hành san gạt trên diện tích khai thác là 35,4 ha với chiều dày san gạt 0,2m. Hệ số khối lượng công việc san gạt lòng sông là 75%, do đó khối lượng công việc thực hiện san gạt là 53.100 m3
Cxl: Chi phí xử lý cải tạo những xói lở bờ sông, bờ đê do khai thác cát, sỏi, sa khoáng lòng sông gây ra tại khu vực khai thác: Cxl = Q.k.cg + S.cgc
+ Q: khối lượng bùn cát đổ thải vào lòng sông (m3)
+ k: hệ số khối lượng công việc cần san phẳng lòng sông (%)
+ S: diện tích bờ sông, bờ đê cần gia cố (m2)
+ cg: đơn giá san gạt cát cuội dưới lòng sông (đồng/m3)
+ cgc: đơn giá gia cố bờ sông, bờ đê (đồng/m2)
Bảng 5.2: Chi phí cải tạo bờ sông
Công việc
Định mức
ĐVT
Khối lượng
Vật liệu
Nhân công
Máy
Thành tiền (đ)
San gạt lòng sông
AB.34110
100 m3
53.100
90.919
60.830.266
Gia cố bờ sông
AB.13214
m3
1.000
20.694.201
31.856
60.526.400
Tổng
121.356.666
5.1.2 Chi phí cải tạo, phục hồi môi trường bổ sung (Cbs)
Bên cạnh việc giám sát sự ổn định đường bờ, khi kết thúc khai thác, Công ty còn thực hiện một số việc sau:
- Đo vẽ địa hình đáy sông khi kết thúc khai thác.
- Thực hiện đánh giá chất lượng trầm tích bùn đáy thông qua việc lấy 3 mẫu bùn đáy để phân tích.
- Gỡ bỏ 2 phao ranh giới khai thác.
- Thu dọn các trang thiết bị vào bờ.
- Công tác đo vẽ địa hình đáy mỏ khi kết thúc khai thác
Tiến hành đo vẽ Bản đồ tỷ lệ 1/2.000, đường đồng mức 1m trên diện tích 35,4 ha. Do khu vực đo vẽ thuộc khu vực vịnh có bề rộng > 1.000m nên cấp địa hình đo vẽ là cấp VI.
Bảng5.3: Chi phí đo vẽ địa hình đáy mỏ khi kết thúc khai thác
Công việc
Định mức
ĐVT
Khối lượng
Vật liệu
Nhân công
Máy
Thành tiền (đ)
Đo vẽ địa hình
CN.041006
100ha
35,4
230.345
33.671.336
785.721
23.102.991
Tổng
23.102.991
- Gỡ bỏ 2 phao ranh giới khai thác
Công tác tháo dỡ 2 phao gồm thuê nhân công thực hiện, thuê thuyền vận chuyển. Dự tính chi phí thực hiện công việc như sau:
Bảng5.4: Chi phí gỡ 2 phao khai thác
Công việc
Định mức
ĐVT
Khối lượng
Vật liệu
Nhân công
Máy
Thành tiền (đ)
Gỡ phao ranh giới
AA.21612
m3
196.130
745.294
Vận chuyển
AA.23115
100m2
26.499
13.355
Tổng
758.649
Chi phí cải tạo, phục hồi môi trường bổ sung là: 23.861.640 đồng.
Chi phí trực tiếp cải tạo, phục hồi môi trường bao gồm chi phí xử lý (Cxl) và chi phí bổ sung (Cbs) là 145.218.306 đồng.
Tổng hợp chi phí cải tạo phục hồi môi trường:
Bảng 5.2: Chí phí cải tạo phục hồi môi trường
TT
Chi phí xây dựng
Diễn giải
Chi phí
1
Chi phí trực tiếp (A)
A
145.218.306
2
Chi phí trực tiếp khác (B)
1,5%A
2.178.274
3
Tổng chi phí trực tiếp (C)
C=A+B
147.396.580
4
Chi phí chung (D)
5,5%C
8.106.811
5
Thu nhập chịu thuế tính trước (E)
E=(C+D)x6%
9.330.203
6
Chi phí trước thuế (F)
F=C+D+E
164.833.594
7
Thuế giá trị gia tăng (G)
G=Fx10%
16.483.359
Giá trị dự toán sau thuế
181.316.953
5.1.3. Chi phí quản lý dự án cải tạo, phục hồi môi trường
Chi phí hành chính bao gồm chi phí lập dự án phục hồi, cải tạo môi trường, chi phí thẩm định, thiết kế và xét duyệt và chi phí phục vụ cho công tác cải tạo, phục hồi môi trường.
Chi phí này được tính dựa vào chi phí dự toán được tính toán tại Bảng 5.5. Chi phí dự toán phục hồi môi trường theo tính toán tại Bảng 5.5 là 181.316.953 đồng. Chi phí hành chính được tính toán theo bảng sau:
Chi phí hành chính được tính toán theo bảng sau:
Bảng5. 3: Chi phí hành chính để cải tạo, phục hồi môi trường tại mỏ
STT
Hạng mục
ĐVT
Diễn giải
Chi phí (đồng)
A
CƠ SỞ TÍNH TOÁN
1
Chi phí cải tạo, phục hồi môi trường
181.316.953
B
CHI PHÍ HÀNH CHÍNH
1
Chi phí lập dự án cải tạo, phục hồi môi trường
Dự án
7.628.003
Lập dự án
1,167% x A1
2.115.968
Lập báo cáo kinh tế kỹ thuật
3,04% x A1
5.512.035
2
Chi phí thẩm định kỹ thuật
Dự án
0,225% x A1
407.963
3
Chi phí thẩm định tài chính
Dự án
0,219% x A1
397.084
4
Chi phí phục vụ cho công tác cải tạo, phục hồi môi trường
Dự án
2,426% x A1
4.398.749
5
Chi phí trước thuế
(tổng: 1+2+3+4)
Dự án
12.831.799
6
Thuế giá trị gia tăng
Dự án
1.283.179
7
Giá trị dự toán sau thuế
Dự án
14.114.978
5.1.4. Tổng hợp các hạng mục và chi phí cải tạo, phục hồi môi trường (Mcp)
Tổng hợp chi phí các hạng mục phục hồi môi trường mỏ được trình bày trong bảng sau:
Bảng5. 4: Tổng hợp dự toán kinh phí phục hồi môi trường trong khai thác mỏ
STT
Chi phí (đã bao gồm thuế)
Thành tiền (đồng)
1
Chi phí xây dựng
181.316.953
2
Chi phí hành chính
14.114.978
Tổng hợp dự toán công trình
195.431.931
5.2. Số tiền ký quỹ
Số tiền ký quỹ (A) được xác định theo công thức
Tg: Thời gian khai thác mỏ theo giấp phép
Tb: Thời gian khai thác theo dự án đầu tư
Mcp: Tổng dự toán chi phí phục hồi môi trường
Vậy số tiền ký quỹ A = Mcp = 195.431.931 đồng
5.3. Xác định mức tiền ký quỹ hàng năm
a) Số tiền ký quỹ lần đầu (B)
Theo Quyết định số 71/2008/QĐ-TTg ngày 29/05/2008 của Thủ tướng Chính phủ về ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản, đối với các dự án có thời gian khai thác từ 3 đến dưới 10 năm thì số tiền ký quỹ lần đầu của dự án bằng 25% số tiền phải ký quỹ.
B = A x 25% = 195.431.931 x 25% = 48.857.982 đồng
B = 70.658.740 đồng
b) Số tiền ký quỹ những lần sau (C)
Số tiền ký quỹ trong những lần sau năm (C) được tính như sau:
C =
(A-B)
=
195.431.931 – 48.857.982
=
27.655.461 đồng
(Tg-1)
6,3 - 1
C = 27.655.461 đồng
5.4. Thời điểm thực hiện ký quỹ
Theo Điều 9, Chương II của Quyết định 71/2008/QĐ-TTg ngày 29/05/2008 của Thủ tướng Chính phủ, Chủ dự án sẽ thực hiện ký quỹ lần đầu tiên trước khi bắt đầu tiến hành hoạt động khai thác khoáng sản trước 30 (ba mươi) ngày. Việc ký quỹ từ lần thứ hai trở đi sẽ thực hiện trước ngày 31 tháng 01 của năm tiếp theo. Công ty thực hiện ký quỹ tại Quỹ bảo vệ môi trường của Tỉnh.
CHƯƠNG VI. CAM KẾT THỰC HIỆN VÀ KẾT LUẬN
Công ty …cam kết những nội dung sau đây:
+ Công ty … sẽ thực hiện nghiêm túc những yêu cầu đối với Chủ đầu tư khai thác khoáng sản được qui định trong Quyết định số 71/2008/QĐ-TTg ngày 29/5/2008 của Thủ tướng Chính Phủ;
+ Công ty sẽ đóng tiền ký quỹ phục hồi cải tạo môi trường vào Quỹ môi trường đúng thời hạn và theo qui định của Pháp luật;
+ Công ty sẽ đảm bảo phục hồi môi trường quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Quyết định này và theo đúng Dự án cải tạo, phục hồi môi trường sau khi đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
+ Công ty sẽ thông báo nội dung Dự án cải tạo, phục hồi môi trường đã được phê duyệt cho Uỷ ban nhân dân, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc xã Tích Thiện, xã Lục Sĩ Thành, huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long để kiểm tra, giám sát.
+ Công ty sẽ nộp bổ sung khoản tiền chênh lệch nếu số tiền ký quỹ thiếu so với chi phí phục hồi môi trường thực tế vào Quỹ bảo vệ môi trường địa phương.
Trong quá trình thực hiện Dự án cải tạo phục hồi môi trường, Công ty rất mong được sự giúp đỡ của Sở Tài nguyên và Môi trường Vĩnh Long, các ban ngành có liên quan để Công ty có thể thực hiện tốt Luật Bảo vệ môi trường và các qui định khác của pháp luật.
Kính mong Sở Tài nguyên và Môi trường Vĩnh Long sớm xét duyệt Dự án cải tạo phục hồi môi trường để dự án sớm được triển khai và phát huy hiệu quả kinh tế, góp phần ổn định thị trường về nguyên vật liệu xây dựng tại khu vực và vùng lân cận.
Trân trọng cảm ơn.
BẢN VẼ KÈM THEO
1- Bản vẽ số 01: Bản đồ vị trí khu vực khai thác mỏ cát san lấp trên lòng sông Hậu, xã Tích Thiện, xã Lục Sĩ Thành, huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long.
2- Bản vẽ số 02: Sơ đồ vị trí lấy mẫu hiện trạng môi trường mỏ cát san lấp trên lòng sông Hậu, xã Tích Thiện, xã Lục Sĩ Thành, huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long.
3- Bản vẽ số 03: Sơ đồ vị trí giám sát môi trường mỏ cát san lấp trên lòng sông Hậu, xã Tích Thiện, xã Lục Sĩ Thành, huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long.
PHỤ LỤC KÈM THEO
1- Phụ lục 1: Các văn bản pháp lý kèm theo.
2- Phụ lục 2: Các kết quả phân tích mẫu tại thời điểm lập báo cáo.
3- Phụ lục 3: Bản vẽ kèm theo.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- cai_tao_phuc_hoi_moi_truong_khai_thac_cat_song_hau_1959.doc