Dự án đầu tư Nhà máy gạch đất sét nung công suất 15tr viên/năm

BÁO CÁO DỰ ÁN ĐẦU TƯ NHÀ MÁY GẠCH ĐẤT SÉT NUNG LÒ TUY NEL CÔNG SUẤT 15 TRIỆU VIÊN / NĂM ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG : XÃ DIỄN THỌ, DIỄN CHÂU, NGHỆ AN MỤC LỤC STT NỘI DUNG TRANG 1. Chủ đầu tư 03 2. Sự cần thiết phải đầu tư 04 3. Lựa chọn phương thức đầu tư - Công suất 05 4. Phương án địa điểm 07 5. Chương trình sản xuất và các yêu cầu đáp ứng 08 6. Công nghệ sản xuất 09 7. Xây dựng và tổ chức thi công xây lắp 18 8. Tổ chức sản xuất – Bố trí lao động 19 9. Kinh tế tài chính 20 10. Kết luận và kiến nghị 22 11. Phần phụ lục - Các bảng biểu tính toán kinh tế

pdf23 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3584 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Dự án đầu tư Nhà máy gạch đất sét nung công suất 15tr viên/năm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ TỈNH NGHỆ AN -------------------------------------- BÁO CÁO DỰ ÁN ĐẦU TƯ NHÀ MÁY GẠCH ĐẤT SÉT NUNG LÒ TUY NEL CÔNG SUẤT 15 TRIỆU VIÊN / NĂM ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG : Xà DIỄN THỌ, DIỄN CHÂU, NGHỆ AN CHỦ ĐẦU TƯ : CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SỐ 3 Vinh, Tháng 09 năm 2005 2 SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ TỈNH NGHỆ AN -------------------------------------- BÁO CÁO DỰ ÁN ĐẦU TƯ NHÀ MÁY GẠCH ĐẤT SÉT NUNG LÒ TUY NEL CÔNG SUẤT 15 TRIỆU VIÊN / NĂM ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG : Xà DIỄN THỌ, DIỄN CHÂU, NGHỆ AN CHỦ ĐẦU TƯ CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SỐ 3 3 MỤC LỤC STT NỘI DUNG TRANG 1. Chủ đầu tư 03 2. Sự cần thiết phải đầu tư 04 3. Lựa chọn phương thức đầu tư - Công suất 05 4. Phương án địa điểm 07 5. Chương trình sản xuất và các yêu cầu đáp ứng 08 6. Công nghệ sản xuất 09 7. Xây dựng và tổ chức thi công xây lắp 18 8. Tổ chức sản xuất – Bố trí lao động 19 9. Kinh tế tài chính 20 10. Kết luận và kiến nghị 22 11. Phần phụ lục - Các bảng biểu tính toán kinh tế 4 1. CHỦ ĐẦU TƯ 1.1 Tên nhà máy: Nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng-Cty CP xây dựng số 3 Nghệ an Địa chỉ : Xã Diễn Thọ , Huyện Diễn Châu, Tỉnh Nghệ An 1.2 Chủ đầu tư: Công ty cổ phần xây dựng số 3 Nghệ An Địa chỉ: Khối 1 , phường Trường Thi , Thành Phố Vinh , Tỉnh Nghệ An Giám đốc công ty : Ông Nguyễn Minh Huệ Tổng vốn điều lệ : 7.700.000.000 đồng 1.3 Cơ quan lập dự án: Công ty cổ phần xây dựng số 3 Nghệ An 5 2. SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ 2.1 Căn cứ pháp lý của việc đầu tư : 1) Nghị định số 07/2003 NĐ-CP ngày 30/01/2003 của Chính Phủ về sửa đổi bổ sung một số điều của quy chế quản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo Nghị định 52/1999/NĐ-CP ngày 08/07/1999 và Nghị định 12/2000/NĐ-CP ngày 05/05/2000 của Chính phủ 2) Quyết định số 48/2004/QĐ.UB ngày 18/05/2004 của UBND Tỉnh về việc ban hành quy định về phân cấp, uỷ quyền và thực hiện một số cơ chế trong quản lý đầu tư và xây dựng trên địa bàn tỉnh Nghệ An. 3) Báo cáo đánh giá thực hiện kế hoạch 5 năm (1996 – 2000), phương hướng nhiệm vụ kế hoạch (2001 –2005) và định hướng đến năm 2020 của ngành xây dựng Việt nam. 4) Dự án quy hoạch vật liệu xây dựng đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 do Viện khoa học công nghệ vật liệu xây dựng lập năm 1998. 5) Căn cứ vào nhu cầu sử dụng các loại gạch xây thông dụng tại địa bàn các tỉnh, thành phố và khu đô thị. 2.2 Đánh giá và phân tích thị trường. Trong những năm gần đây ở nước ta, khi chuyển sang cơ chế thị trường với nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần đã tạo điều kiện cho nền kinh tế nói chung và thị trường Vật liệu xây dựng nói riêng ở nước ta phát triển mạnh mẽ. Nằm trong sự phát triển chung đó các cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng cũng không ngừng được đầu tư nâng cao năng lực sản xuất, chất lượng, đa dạng hoá sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trưòng. Theo dự báo của Ngành xây dựng Việt Nam Năm 2005 dự kiến nhu cầu các sản phẩm gạch xây cho tiêu dùng trong nước là rất lớn. Trong khi đó năng lực sản xuất hiện tại của các cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng trong nước chưa đủ sức đáp ứng nhu cầu này. Mặt khác do mức sống của người dân ngày một được cải thiện do vậy nhu cầu sử dụng các sản phẩm chất lượng cao, mẫu mã đẹp tăng lên. Từ những phân tích đánh giá trên. Việc đầu tư xây dựng một dây chuyền sản xuất vật liệu xây dựng với công nghệ chế biến tạo hình và lò nung Tuynen tiên tiến sản xuất các sản phẩm gạch xây thông dụng các loại có chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn Quốc gia đáp ứng được nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng, phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Đảng và Nhà nước là vô cùng cần thiết. Việc đầu tư xây dựng Nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng trên địa bàn Huyện Diễn Châu – Nghệ an sẽ khai thác được tiềm năng và thế mạnh về nguồn nguyên liệu sản xuất với trữ lượng lớn, giải quyết công ăn việc làm thường xuyên và ổn định cho hơn 110 lao động địa phương với thu nhập bình quân gần 1.000.000 đồng/Người/tháng. Cung cấp các loại sản phẩm gạch xây, gạch chẻ, và các loại sản phẩm theo đơn đặt hàng.....với chất lượng cao đáp ứng nhu cầu của thị trường khu vực và các tỉnh lân cận. 6 3. LỰA CHỌN HÌNH THỨC ĐẦU TƯ - CÔNG SUẤT. 3.1 Mục tiêu của dự án. - Đáp ứng một phần nhu cầu của thị trường đối với các sản phẩm gốm xây dựng (gạch xây các loại...) - Thiết bị công nghệ sản xuất có trình độ tiên tiến và mức độ cơ giới hoá cao, sản phẩm sản xuất có chất lượng đạt TCVN. - Phù hợp với quy hoạch phát triển Ngành xây dựng, với hiện trạng mặt bằng, khả năng về nguồn vốn và công suất thiết bị đảm bảo tính đồng bộ và đạt hiệu quả cao nhất. - Đảm bảo các yêu cầu về vệ sinh môi trường. - Giải quyết công ăn việc làm cho lao động tại địa phương. - Đóng góp vào nguồn ngân sách Nhà nước. 3.2 Cơ sở lựa chọn phương án đầu tư. - Căn cứ vào mục tiêu của dự án cũng như quá trình nghiên cứu, khảo sát thực tế tại các Nhà máy đã đầu tư công nghệ mới và các thiết bị hiện đại. - Căn cứ vào tại liệu khảo sát và kết quả kiểm nghiệm chất lượng các loại đất sét dự kiến cung cấp cho Nhà máy sau này. - Căn cứ kết quả nghiên cứu và dự đoán nhu cầu thị trường tiêu thụ sản phẩm gạch xây, gạch chẻ, gạch xây các loại của Ngành xây dựng Việt Nam. - Căn cứ vào mặt bằng hiện có. 3.3 Phương án đầu tư. 3.3.1 Lựa chọn hình thức đầu tư như sau: Đầu tư mới đồng bộ dây chuyền các thiết bị gia công chế biến nguyên liệu, tạo hình sản phẩm, sấy, nung liên hợp. 1) Đầu tư 1 hệ lò nung, sấy liên hợp công suất 15 triệu viên QTC/năm Lò sấy sản phẩm được thiết kế kéo dài trên cơ sở tận dụng tối đa khí nóng từ vùng làm nguội và khí thải của lò nung tạo điều kiện sấy dịu, có khả năng sấy tốt hơn đối với bán thành phẩm có độ ẩm tới 14-18%, giảm thời gian phơi tự nhiên, giảm công nhân phơi đảo, chủ động bán thành phẩm cung cấp cho lò nung hoạt động hết công suất trong mọi điều kiện thời tiết. Lò nung được thiết kế cải tiến cho phép độ chênh lệch nhiệt độ trên mặt cắt ngang của lò ở mức thấp nhất, sản phẩm ra lò đảm bảo chất lượng đồng đều tại mọi vị trí trên xe goòng. Các kênh dẫn khí nóng thu hồi từ lò nung sang sấy được thiết kế nằm dọc theo khối xây trên nóc lò cho phép giảm thất thoát nhiệt, giảm chi phí vật liệu cách nhiệt cho kênh dẫn cũng như tăng độ thông thoáng trên mặt lò và đảm bảo mỹ quan cho công trình. 2) Đầu tư mới 1 máy cấp liệu thùng,1 máy cán thô, 1 máy cán mịn, 1 máy nhào có lưới lọc, 1 máy nhào ép liên hợp có hút chân không. Lựa chọn máy của Việt Nam sản xuất do thịnh hành và có chất lượng tốt, kèm theo dịch vụ bảo hành bảo trì có uy tín. 7 3) Đầu tư trạm biến áp mới với công suất 400 KVA. 4) Đầu tư xây dựng mới một số hạng mục công trình: + Nhà bao che lò nung, hầm sấy : 12 m x 102 = 1024 m2 + Nhà bán mái: 4m x 102 = 408 m2 + Nhà chứa đất : = 216 m2 + Nhà phơi gạch mái nhựa: = 2.700 m2 + Nhà CBTH, kho than, cơ điện: = 540 m2 + Nhà văn phòng, sửa chữa : = 150 m2 + Hệ thống cấp thoát nước, trạm điện, ... 3.4 Công suất của Nhà máy Công suất Nhà máy sau đầu tư đáp ứng khả năng sản xuất tối thiểu được 15 triệu viên QTC/năm 8 4. PHƯƠNG ÁN ĐỊA ĐIỂM. 4.1. Tên công trình: Nhà máy sản xuất VLXD Diễn Thọ – Cty cổ phần xây dựng số 3 Nghệ an 4.2. Địa điểm xây dựng: Nhà máy được xây dựng trên khu đất khoảng 8-10 ha thuộc địa phận xã Diễn Thọ - Huyện Diễn Châu – Nghệ an. 4.3 Các điều kiện và cơ sở thực hiện đầu tư: 4.3.1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên Vị trí nhà máy thuộc xã Diễn Thọ – Huyện Diễn Châu thuộc vùng mang đặc tính của khí hậu nhiệt đới, bốn mùa phân biệt rõ rệt, mùa đông lạnh có gió bắc thổi, mùa hè nóng ẩm mưa nhiều có gió Tây nam thổi mạnh. Từ tháng 5 đến tháng 8 có gió Tây nam khô và nóng, nhiệt độ tăng cao. Từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau có gió thổi theo hướng Đông bắc lạnh và ẩm ướt. Hai tháng 4 và 10 là những tháng chuyển mùa. Tốc độ gió trung bình 22m/s, tốc độ gió lớn nhất là 44m/s. Lượng mưa tập trung vào đầu tháng 9 đến tháng 4 ( mùa hè), lượng mưa trung bình hàng năm đạt 2183mm. 4.3.2 Đặc điểm khu đất xây dựng Khu vực xây dựng nhà máy được giới hạn như sau : - Phía bắc giáp với ruộng lúa - Phía đông giáp với ruộng lúa. - Phía tây giáp với đường và ruộng lúa - Phía nam giáp ruộng lúa. - Cách quốc lộ 1A khoảng 4 km. Như vậy mặt giao thông của nhà máy là rất thuận lợi. 4.3.3 Về thị trường tiêu thụ. Với vị trí địa điểm Nhà máy nằm trên địa bàn xã Diễn Thọ – Huyện Diễn Châu Có hệ thống giao thông liên Huyện, liên Tỉnh thuận lợi đây là vị trí lý tưởng cho khả năng mở rộng thị trường của Nhà máy sau này. Từ đây có hệ thống đường giao thông liên Huyện, liên Xã thuận lợi cho việc mở rộng thị trường tiêu thụ khi Nhà máy đi vào vận hành ... Dự kiến sản phẩm của Nhà máy phục vụ nhu cầu xây dựng ở hai khu vực chính với thị phần 85% tiêu thụ tại thị trường TP Vinh, 15% tiêu thụ tại thị trường huyện Diễn Châu và các huyện phụ cận. 4.3.4 Các điều kiện khác: a) Về nguồn nguyên liệu: 9 Vùng nguyên liệu sản xuất của Nhà máy dự kiến khai thác ở vùng đất tại chỗ với diện tích hàng chục ha thuộc địa bàn, tổng trữ lượng 450.000 m3 . Với nhu cầu ước tính khoảng 30.000m3/năm. Chất lượng nguyên liệu đảm bảo yêu cầu sản xuất gạch đất sét nung theo TCVN. Nguồn nguyên liệu có thể đáp ứng lâu dài cho sản xuất trên 15 năm. b) Nguồn nhiên liệu: Nhiên liệu sử dụng chủ yếu là than. Dự kiến sử dụng than cám 5 có chất lượng ổn định do các Công ty than cung ứng đến tận kho của Nhà máy hoặc thông qua ga Mỹ Lý. c) Nguồn điện sử dụng: Vị trí đặt nhà máy nằm cạnh đường giao thông liên xã, khu vực đã có đường điện cao áp 35 Kv, do vậy việc cung cấp điện sẽ được thực hiện thông qua hợp đồng sử dụng điện giữa Nhà máy và Điện lực Nghệ an. d) Nguồn lao động. Địa điểm nhà máy đóng trên địa bàn xã Diễn Thọ – Diễn Châu – Nghệ An. Đây là một xã thuần nông lại đông nhân khẩu, Khi Nhà máy đi vào hoạt động sẽ tuyển lao động trong các xã của Huyện để tạo điều kiện ổn định việc làm và đời sống cho trên 110 lao động của địa phương với thu nhập bình quân xấp xỉ 1.000.000 đồng/ người/ tháng. 10 5. CHƯƠNG TRÌNH SẢN XUẤT VÀ CÁC YÊU CẦU ĐÁP ỨNG: 5.1 Phương án sản phẩn 5.1.1 Cơ cấu và chủng loại sản phẩm Căn cứ vào nhu cầu thị trường hiện tại và các sản phẩm đang được tiêu thụ mạnh trên địa bàn, tập trung vào sản xuất loại sản phẩm chính là gạch xây. STT Tên sản phẩm Kích thước (mm) Độ rỗng (%) Sản lượng sản xuất ( viên ) Hệ số QTC Sản lượng (QTC) 1 Gạch đặc 220x105x60 2.000.000 1,5 3.000.000 2 Gạch rỗng 2 lỗ 220x105x60  35 13.000.000 1,0 13.000.000 Cộng 15.000.000 16.000.000 5.1.2 Chất lượng sản phẩm : Quy cách và chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn Việt Nam: TCVN 1450-1998, TCVN 4351-1995, TCVN 4352-1995, TCVN 63355-1998, TCVN 246250-1998. 5.1.3. Lịch sản xuất và vận hành : Việc xây dựng các hạng mục dự kiến thực hiện trong 4 tháng. Trong thời gian đó đồng thời thực hiện hợp đồng chuyển giao công nghệ đào tạo công nhận kỹ thuật và công nhân công nghệ. Sau khi công tác xây lắp và lắp đặt thiết bị hoàn chỉnh, tiến hành bàn giao nghiệm thu phần xây lắp, tổ chức sấy lò nung – hầm sấy và đưa vào sản xuất thử 30 ngày, hoàn thiện hợp đồng chuyển giao công nghệ. Chính thức đi vào sản xuất và phát huy 90% công suất năm thứ nhất và phát huy 100% từ năm thứ 2 trở lên. 5.2. Nhu cầu các loại vật tư chủ yếu trong năm : 5.2.1 Nguồn cung cấp nguyên liệu Nhu cầu chủ yếu để sản xuất gạch bao gồm các loại đất sét đạt TCVN về sản xuất gạch như đã trình bày ở trên về nguồn nguyên liệu. Thành phần hoá của các loại nguyên liệu thể hiện ở bảng sau ( Theo kết quả của Viện KHCN vật liệu xây dựng - Bộ xây dựng) Thành phần hoá của mẩu phân tích tại các vị trí (%) Chỉ tiêu phân tích Đất sét thường Đất phù sa Tiêu chuẩn thử nghiệm MNK 8,06 4,95 TCVN141:1998 SiO2 57,94 66,76 TCVN4347-86 Fe2O3 7,01 6,38 TCVN4349-86 Al2O3 20,03 14,94 TCVN4348-86 11 Thành phần hoá của mẩu phân tích tại các vị trí (%) Chỉ tiêu phân tích Đất sét thường Đất phù sa Tiêu chuẩn thử nghiệm CaO 0,7 1,54 TCVN4350-86 MgO 1,0 1.25 TCVN4351-86 TiO2 KXĐ 2,78 TCVN141:1998 SO3 0,1 0,1 TCVN4352-86 K2O tổng 3,08 0,46 TCVN141:1998 Na2O tổng 0,4 Kxđ TCVN141:1998 §èi chiÕu víi kÕt qu¶ thÝ nghiÖm vµ tiªu chuÈn ViÖt nam vÒ ®Êt sÐt ®Ó s¶n xuÊt g¹ch cho thÊy tÊt c¶ c¸c mÉu nguyªn liÖu vÒ thµnh phÇn ho¸ häc ®Òu n»m trong tiªu chuÈn vµ giíi h¹n cho phÐp. 5.2.2 Nhu cÇu c¸c lo¹i vËt t­ chñ yÕu trong 1 n¨m s¶n xuÊt: Đất sét (m3) Than (Kg) Điện (kw) T T Sản phẩm S.lượng (1000 v) ĐM KL ĐM KL ĐM KL 1 Gạch đặc 2.000 1.92 4070 0.193 409.160 61 129.320 2 Gạch rỗng 2 lỗ 13.000 1,35 18.603 0,13 1.860.300 35 482.300 Tổng 22.673 2.269.460 611.620 ( Đã tính thêm phần hao hụt là 6% ) 5.3 Chương trình bán hàng - Tổ chức nghiên cứu thị trường một cách hệ thống có bài bản, nắm bắt nhu cầu của thị trường về chủng loại, số lượng, chất lượng các loại sản phẩm vật liệu xây dựng từ đất sét nung. - Quảng cáo trên báo, đài Trung ương, địa phương, sử dụng tờ rơi để tiếp cận người tiêu dùng nhằm giới thiệu chất lượng, tính ưu việt, công dụng cũng như mục đích sử dụng của sản phẩm. - Sử dụng hình thức khuyến mại phù hợp với mọi đối tượng ( hình thức chiết khấu, giảm giá, thưởng tiêu thụ.) - Tổ chức các buổi tiếp xúc, gặp gỡ với khách hàng để thăm dò ý kiến và định hướng chủng loại sản phẩm. Tham gia Hiệp hội các doanh nghiệp sản xuất trên cùng địa bàn để thống nhất và điều tiết giá cả sản phẩm. 12 6. CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT Công nghệ sản xuất của Nhà máy sử dụng công nghệ tiên tiến đang được áp dụng rộng rãi trên thế giới và Việt nam hiện nay là chế biến tạo hình dẻo, hong phơi tự nhiên trong nhà phơi có mái che, sấy nung liên hợp trong lò nung tuynel. 6.1 Sơ đồ công nghệ sản xuất: Cấp liệu thùng Băng tải Máy cán mịn Băng tải Đất sét đã qua ngâm ủ (W = 16 - 18%) Than Máy nghiền búa Băng tải Máy cán thô Băng tải Máy nhào lọc (W= 20 – 22%) Máy đùn ép có chân không Máy cắt tự động Nước Nung tuynel Phơi sân cáng SẤY TUYNEL Ra lò, phân loại nhập kho sản phẩm 13 6.2. Mô tả sơ bộ quá trình công nghệ: 6.2.1. Khai thác và dự trữ nguyên liệu. Đất sét được khai thác, tập kết về bãi chứa, tại đây đất được ngâm ủ, phong hoá ít nhất 3 tháng. Các hạt sét có điều kiện ngâm nước, trương nở hết thể tích, làm tăng tính dẻo, đồng đều về độ ẩm, về thành phần hạt, các tạp chất hữu cơ có thời gian để phong hoá làm tăng chất lượng của đất. Dùng máy ủi đảo trộn và gom những lô đất đã được phong hoá, đủ độ ẩm vào kho chứa để luôn có lượng dự trữ cho sản xuất trong những ngày mưa kéo dài. 6.2.2. Gia công nguyên liệu và tạo hình sản phẩm. Nguyên liệu trong kho chứa sau khi ngâm ủ, được máy ủi đưa vào cấp liệu thùng, qua hệ thống cắt thái, đất được cắt thái nhỏ sau đó rơi xuống băng tải cao su để đưa lên các máy gia công chế biến: + Hệ CBTH gồm: Máy cấp liệu + máy thái -> cán thô -> Cán mịn -> Nhào hai trục có lưới lọc -> Nhào đùn liên hợp chân không -> Máy cắt. Tại máy nhào đùn liên hợp chân không, sau khi qua hệ thống nhào trộn của máy, phối liệu được đưa vào buồng chân không, tại đây không khí được hút ra khỏi phối liệu, làm tăng độ đặc chắc của gạch mộc, tạo ra cường độ ban đầu nhất định cho viên mộc. Sau khi qua máy đùn hút chân không, nhờ khuôn tạo hình và máy cắt, các sản phẩm tạo hình sẽ được tạo hình tuỳ theo kích thước, hình dáng đã định. Gạch mộc sau tạo hình được công nhân xếp lên xe chuyên dùng vận chuyển đem đi phơi trong nhà kính. 6.2.3. Phơi sản phẩm mộc: Gạch mộc sau khi tạo hình có độ ẩm từ 20 – 22 %; được phơi từ 8 – 10 ngày tuỳ theo thời tiết. Dưới tác động của nhiệt độ và tốc độ gió, độ ẩm gạch mộc giảm còn 10- 14%. Việc xếp cáng và phơi đảo gạch mộc trên sân phải tuân thủ theo đúng quy trình để giảm tối thiểu thời gian phơi trên sân cũng như phế phẩm ở khâu này. Sản phẩm mộc sau khi phơi được vận chuyển và xếp lên xe goòng chuẩn bị đưa vào sấy nung tuynel. 6.2.4. Sấy nung sản phẩm trong lò Tuynel: Sản phẩm mộc sau khi xếp lên xe goòng được đưa vào hầm sấy Tuynel nhờ kích thuỷ lực đặt ở đầu lò. Tác nhân sấy chủ yếu là khí nóng thu hồi từ lò nung. Việc sấy gạch mộc được thực hiện theo nguyên lý sấy dịu nhằm tránh phế phẩm sau khi sấy. Sau khi qua lò sấy độ ẩm gạch mộc giảm còn <3%, được đưa vào lò nung nhờ xe phà và kích đẩy. Nhiệt được cấp bổ sung để nung chín sản phẩm là than cám. Than sau khi nghiền mịn được chia làm 2 phần, một phần được trộn vào phối liệu tạo hình với một lượng 70% phần còn lại được vận chuyển lên nóc lò và cấp qua các lỗ đổ than theo đúng yêu cầu công nghệ, đảm bảo nung chín sản phẩm. Các thông số kỹ thuật của lò nung và hầm sấy Tuynel công suất 16 triệu viên QTC/ năm. *Lò Sấy Tuynel: TT Thông số kỹ thuật Đơn vị Hầm sấy 1 Năng suất Tấn SP/ngày 65 – 75 14 TT Thông số kỹ thuật Đơn vị Hầm sấy 2 Kích thước lòng kênh m 24,4 x2x2,685 3 Sức chứa xe goòng xe 12 4 Thời gian sấy h 9,6 5 Độ ẩm vào sấy % 12-16 6 Độ ẩm ra sấy % < 5 7 Nhiệt độ sấy oC 80-140 * Lò nung Tuynel: TT Thông số kỹ thuật Đơn vị Lò nung 1 Năng suất Tấn SP/ngày 65 – 75 2 Kích thước lòng kênh m 58.52x2x2,685 3 Sức chứa xe goòng xe 29 4 Thời gian nung h 22-25 5 Độ ẩm vào lò % <5 6 Nhiệt độ nung tối đa oC 1.000 7 Phế phẩm % <5 6.2.5. Ra lò, phân loại sản phẩm Sản phẩm sau khi qua khỏi vùng nung được làm nguội ở cuối lò nhờ hệ thống thu hồi khí nóng và lượng không khí cấp vào lò để phục vụ cho quá trình cháy cùng với hệ thống làm mát sản phẩm. Sản phẩm sau khi ra lò và được công nhân dỡ khối xếp, phân loại theo tiêu chuẩn kỹ thuật và tập kết vào kho, bãi thành phẩm. 6.3 Cân đối năng lực sản xuất. Trên cơ sở cơ cấu và chủng loại sản phẩm dự kiến sản xuất ở mục 5, công suất Nhà máy khi đầu tư được đưa vào tính toán là 16 triệu sản phẩm QTC/ năm. -Dự kiến tỷ lệ phế phẩm ở các khâu như sau: +Khâu tạo hình mộc: 2% +Phơi đảo+xếp goòng: 3% +Sấy nung sản phẩm: 5% - Năng lực các khâu phải đáp ứng yêu cầu sau: Thành phẩm Mộc xếp goòng Mộc xếp cáng Mộc Tạo hình 16 triệu 16,8 triệu 17,304 triệu 17,650 triệu +5% Phế phẩm nung +3% phế phẩm phơi đảo xếp +2% phế phẩm tạo hình 15 goòng 6.3.1. Công đoạn chế biến tạo hình. Năng suất hệ máy CBTH sẽ đạt bình quân 40.000 viên/ca, hoạt động 2 ca/ ngày. Số ngày làm việc trong năm: 300 ngày. - Sản lượng mộc tối đa sản xuất trong năm: [(40.000 x 2 ) x 300 ngày] = 24.000.000 viên. So với yêu cầu sản phẩm mộc là 17,65 triệu viên hoàn toàn đáp ứng. Như vậy để đảm bảo sản xuất ổn định đồng thời cho phép mở rộng công suất sau này cần dây chuyền gia công và chế biến tạo hình có công suất đồng bộ 15 – 20 tấn/giờ. Với dây chuyền này, Nhà máy có thể chủ động trong việc sản xuất bán thành phẩm, có thời gian ngừng, nghỉ để bảo dưỡng, máy móc thiết bị, thay thế các chi tiết nhanh mòn hỏng. 6.3.2 Công đoạn phơi đảo - Tổng số diện tích cáng kính sẽ xây dựng: 3.000 m2 - Tổng diện tích phơi: 3.000 m2 - Mật độ xếp bình quân: 195 viên/m2 - Diện tích cáng xếp hữu ích; 0,7 - Chu kỳ phơi bình quân: 4 chu kỳ/tháng. - Số lượng mộc phơi tối đa phơi được trong năm: 3.000 m2 x 195 viên/m2 x 0,7 x 4x 12 tháng  19.656.000 viên So với yêu cầu sản phẩm mộc phơi là: 17.650 triệu viên là có thể đáp ứng. 6.3.3 Yêu cầu về dự trữ nguyên, nhiên liệu: Nhà máy sử dụng nguyên liệu chủ yếu là các loại đất sét do đó vấn đề dự trữ để phong hoá, ngâm ủ là rất quan trọng, nó góp phần không nhỏ đến chất lượng sản phẩm cuối cùng. Thời gian dự trữ bãi ngoài trời là 3 tháng và thời gian dự trữ trung chuyển trong nhà có mái che là 5 ngày để phục vụ sản xuất khi trời mưa kéo dài a. Diện tích kho chứa đất ngoài trời - Lượng đất cần dự trữ trong 3 tháng: 22.673m3 x 4/12 = 7558m3 - Chiều cao chứa đất trung bình: 3m - Hệ số sử dụng kho: 0,8 Diện tích kho chứa đất ngoài trời cần thiết là: 7558/3/0,8 = 3.149m2 b. Kho chứa đất trong nhà: Lượng đất sét dự trữ trong 5 ngày là: 22.673m3: 12 tháng : 30x5 = 315 m3 Hệ số sử dụng kho: 0,9 Chiều cao chứa đất trung bình: 3,5m Diện tích kho chứa đất trong nhà cần thiết là: 315/3,5/0,9 = 100 m2 Như vậy việc đầu tư nhà chứa đất với diện tích 216m2 là đủ . 16 c. Kho chứa than: Để đảm bảo nhiên liệu cho Nhà máy sản xuất ổn định, đặc biệt trong mùa mưa bão. Thời gian dự trữ ước tính khoảng 1 tháng - Lượng than sử dụng trong 1 năm: 2.275 tấn - Lượng than cần thiết dự trữ: 2.275 tấn/năm:12 tháng x 1 = 189.6 tấn - Diện tích cần thiết để dự trữ trong 1 tháng sẽ là: S = 189.6 tấn :2m :1,2 tấn/m3 : 0,9 = 88m2 Trong đó: Khối lượng thể tích của than: 1,2 tấn/m3 Chiều cao chất than bình quân trong kho chứa: 2m Hệ số sử dụng kho: 0,9 6.4 Tính toán lựa chọn công suất máy biến áp đầu tư: 6.4.1 Thống kê động cơ điện sử dung: TT Tên thiết bị ĐVT Số lượng công suất Tổng A Thiết bị CBTH 228.1 1 Máy cấp liệu thùng CLT 1.4 KW 1 5,5 5,5 2 Máy cán thô 800x600 KW 1 37 37 3 Máy cán mịn CM 800x600 KW 1 44 44 4 Máy nhào lọc thuỷ lực NL 360 KW 1 30 30 5 Máy nhào đùn liên hợp NĐ360 KW 1 98 98 6 Máy cắt gạch tự động CTĐ740 KW 1 3 3 7 Băng tải liệu B 500( 3 cái) KW 3 2,2 6.6 8 Băng tải mộc B 500 KW 1 4 4 B Thiết bị nung tuynel 134.2 1 Quạt hút khí thải lò nung N10 KW 1 15 15 2 Quạt tuần hoàn C71 KW 3 3 12 3 Quạt làm sạch sản phẩm N5 KW 1 5 5 4 Quạt hút hầm sấy N10 KW 1 22 22 5 Quạt thu hồi nhiệt N8 KW 1 14 14 6 Kích đấy thuỷ lực lò nung KW 1 22 22 7 Kích đấy thuỷ lực lò sấy KW 1 15 15 8 Xe phà điện KW 2 3 6 9 Tời kéo goòng KW 2 3 6 10 Tời nâng than KW 1 2,2 2,2 11 M¸y nghiÒn than - 1 15 15 17 C ánh sáng, tập thể - 20 Tổng cộng - 382.3 6.4.2 Máy biến áp cần đầu tư: - Tổng công suất đầu tư: 382.3 Kw . - Hệ số sử dụng không đồng thời: 0,8 - Hệ số cos : 0,85 Công suất máy biến áp cần: 382.3 Kw x 0,8/0,85  360 KVA Lựa chọn đầu tư máy biến áp có công suất: 400KVA Trọn bộ. 6.5 Đánh giá tác động của môi trường và biện pháp xử lý - Về bụi: Trong quá trình sản xuất, khu vực gây bụi chủ yếu là khu vực gia công chế biến than và khu vực dỡ sản phẩm. + Đối với khu vực nghiền than là khâu chủ yếu phát sinh ra bụi, Phân xưởng đã bố trí kho than riêng biệt, có tường bao che chắn để không ảnh hưởng đến khu vực khác. + Đối với khu dỡ sản phẩm: Do việc pha than vào đất để cải thiện tính chất của vật liệu nung. Lượng than pha tới 70-85% đã giải quyết cơ bản về khí bụi trong thành phần xỉ lò. Vì vậy lượng bụi ở đây không đáng kể. - Khí thải lò nung, hầm sấy: Do đặc điểm cấu tạo và nguyên lý làm việc của lò nung Tuynel, quá trình cháy trong lò diễn ra ở môi trường ôxi hoá triệt để. Hệ số dư không khí từ 1,5 đến 2 lần làm cho hàm lượng CO là thành phần chủ yếu gây ô nhiễm môi trường được chuyển hoá thành CO2. Toàn bộ khói lò sau khi nung được tận dụng phục vụ cho quá trình sấy. Điều đó đồng nghĩa với việc giảm nồng độ các oxyt độc hại thải ra môi trường. - Chống cháy nổ: Đặc điểm của nguyên liệu là đất sét, sản phẩm là gạch đất sét nung nên không cháy nổ, nên chỉ cần đặt các bình cứu hoả tại các vị trí cần thiết ở những nơi có khả năng chập, cháy như khu chế biến tạo hình, trạm điện, lò nung. Các nơi này đều có thiết bị phòng cháy chữa cháy và nội quy để đảm bảo an toàn. - Ngoài các biện pháp giảm bụi, Phân xưởng còn trồng cây xanh, giữ gìn máy móc, nhà xưởng sạch đẹp, tạo không khí trong lành nơi làm việc. 18 7. XÂY DỰNG VÀ TỔ CHỨC THI CÔNG XÂY LẮP: 7.1 Xây dựng: 7.1.1 Phương án bố trí tổng mặt bằng:(xem bản vẽ phần phụ lục) Giải pháp kết cấu các hạng mục công trình chính. TT Hạng mục Quy mô kết cấu Diện tích(m2) 1. Nhà bao che lò nung Khẩu độ 12 m; dài 102 m; kết cấu khung , mái lợp fibro xi măng; nền BT mác 150 dày 100 1024 2. Nhà chứa đất Khẩu độ 9 m; dài 24 m; kết cấu khung kho chiều cao đến đáy cột 7,2m, lợp fibro xi măng , nền đất tự nhiên. 216 3. Cáng kính phơi gạch Khẩu độ 4m; bước cột 4m; kết cấu khung thép, cột BT, máng nước BT, mái lợp kính 5 ly, nền BT mác 150,dày 100mm 3000 4 Nhà xưởng Cơ điện Khung kiểu Tiệp, mái lợp tôn pbrô xi măng 108 5 Nhà chứa than Khẩu độ 9m; dài 24m; kết cấu khung kho chiều cao đến đáy cột 6m, lợp fibro xi măng, nền BT mác 150, dày 100mm. 216 6 Nhà bao che chế biến tạo hình Khẩu độ 9m, dài 48m, kết cấu khung, mái lợp tôn tráng kẽm nền bê tông mác 150 dày 100 432 *Xử lý nền móng: Theo đánh giá sơ bộ, nền đất khu vực xây dựng nhà bao che lò nung- hầm sấy có cấu tạo địa chất tương đối tốt, khả năng chịu tải của nền cao, do vậy không phải sử dụng bất cứ biện pháp xử lý nền móng nào. Móng công trình được đặt trực tiếp lên nền tự nhiên. 7.2. Tổ chức thực hiện và tổng tiến độ: Tổ chức triển khai các bước công việc của dự án theo tiến độ dự kiến ở bảng tiến độ phần sau. 19 8. TỔ CHỨC SẢN XUẤT- BỐ TRÍ LAO ĐỘNG: 8.1.Nhân lực. Nhân lực dự kiến cho Nhà máy dự kiến khoảng 117 người, công nhân trực tiếp sản xuất 100 người, bộ phận bán hàng , bộ phận quản lý Nhà máy 17 người. TT Bộ phận sản xuất Ngày làm việc trong năm Số ca/ngày Số người/ca Tổng số nhân lực 1 Gia công chế biến tạo hình 300 2 13 26 2 Phơi, vận chuyển bán thành phẩm 350 2 7 14 3 xếp goòng 350 2 6 12 4 Nung sấy 350 3 3 9 5 Ra lò phân loại 350 2 6 12 6 Tổ than 350 1 3 3 7 Bốc xếp 350 2 5 10 8 Cơ điện 350 3 2 6 9 Nhân viên phục vụ 350 2 2 4 Tổng cộng 96 người 8.2 Công tác đào tạo, huấn luyện Hợp đồng đào tạo và chuyển giao công nghệ với các Công ty đang sản xuất cùng chủng loại sản phẩm và có dây chuyền công nghệ tương ứng với dây chuyền công nghệ của Nhà máy tổ chức đào tạo và huấn luyện đội ngũ công nhân công nghệ và kỹ thuật đáp ứng yêu cầu sản xuất. 20 21 9. KINH TẾ TÀI CHÍNH. 9.1.Căn cứ lập tổng mức đầu tư : *Phần xây dựng: - Căn cứ vào quy chế quản lý đầu tư xây dựng ban hành kèm theo Nghị định số 52/1999 NĐ-CP ngày 8/7/1999 và Nghị định số 12/2000/NĐ-CP ngày 5/5/2000 về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Quy chế Quản lý đầu tư xây dựng của Chính phủ. - Căn cứ thiết kế lò nung, hầm sấy và các hạng mục nhà bao che, nhà phơi gạch, - Căn cứ vào định mức dự toán XDCB ban hành kèm theo quyết định số 1242/1998/QĐ-BXD của bộ xây dựng - Căn cứ vào đơn giá xây dựng tỉnh Nghệ an. - Căn cứ vào Thông tư 03/2005/TT-BXD ngày 4/3/2005 của Bộ xây dựng hướng dẫn điều chỉnh dự toán công trình xây dựng - Căn cứ Thông tư 04/2005/TT-BXD ngày 1/4/2005 của Bộ xây dựng hướng dẫn lập và quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng. - Căn cứ vào đơn giá các loại vật tư tại huyện Diễn Châu – Nghệ an quý III/2005. * Phần thiết bị: - Căn cứ vào báo giá thiết bị chế biến tạo hình, thiết bị lò nung, hầm sấy của các Công ty xây dựng và cơ khí chuyên ngành trong nước và một số đơn vị có chức năng kinh doanh trong lĩnh vực VLXD. - Căn cứ vào thiết kế lò nung ,hầm sấy và các thiết bị phi tiêu chuẩn của Công ty tư vấn . * Các chi phí khác: - Căn cứ vào định mức chi phí quản lý dự án đầu tư xây dựng ban hành kèm theo quyết định số 10/2005/QĐ-BXD ngày 15/4/2005 của Bộ trưởng Bộ xây dựng - Căn cứ vào định mức chi phí lập dự án và thiết kế công trình xây dựng ban hành kèm theo Quyết định số 11/2005/QĐ-BXD ngày 15/4/2005 của Bộ trưởng Bộ xây dựng. - Căn cứ định mức chi phí quy hoạch số 06/2005/QĐ-BXD ngày 03/02/2005 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng. - Các văn bản hiện hành khác của Nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản. * Tổng mức đầu tư: 8.680.501.113 đồng (Xem phần phụ lục) 9.2. Các cơ sở xác định các chỉ tiêu kinh tế tài chính của dự án. 9.2.1. Nguồn vốn đầu tư: a/ Vốn cố định: 7.439.772.000 đồng - Vốn vay Ngân hàng thương mại: 7.208.648.000 đồng - Thời hạn vay 8 năm, lãi suất 0,80%/tháng (9,6 %/năm). 22 (Chi tiết tổng hợp mức đầu tư nêu tại Phần phụ lục) b/ Vốn lưu động: - Vốn lưu động vay phục vụ sản xuất là: 1.240.728.000 đồng 9.2.2. Thời gian đánh giá dự án: 10 năm. 9.2.3. Lãi vay trong thời gian xây dựng. Thời gian vay vốn trong thời gian xây dựng được tính bình quân căn cứ theo tiến độ xây dựng nhà máy, lãi vay trong thời gian xây dựng tính cụ thể tại bảng 2. 9.2.4.Chi phí sản xuất, giá bán sản phẩm: + Chi phí sản xuất: - Các định mức tiêu hao nguyên liệu, vật liệu được xác định theo định mức kinh tế kỹ thuật của Tổng Công ty thuỷ tinh và gốm xây dựng và tiêu hao thực tế của các Nhà máy đang sản xuất cùng chủng loại. Khi Nhà máy hoạt động ổn định sẽ lập định mức riêng. - Giá nguyên , nhiên liệu được xác định tại thời điểm tháng 9/2005. - Các chi phí sản xuất được tính tại bảng 6 và các phụ lục kèm theo. + Giá bán sản phẩm: Phơng án giá ( đã có thuế VAT) Đvị Gạch đặc A Gạch đặc B Gạch lỗ A Gạch lỗ B - Tại Nhà máy đ/viên 480 440 330 300 - Tại Vinh đ/viên 620 575 460 430 9.2.5. Khấu hao tài sản cố định - Căn cứ theo quyết định số 166/1999/QĐ-BTC ngày 30/12/1999 của Bộ trưởng Bộ tài chính ban hành chế độ quản lý sử dụng và trích khấu hao TSCĐ áp dụng từ ngày 1/1/2000. Chúng tôi tính khấu hao nhà cửa trong 10 năm , máy móc thiết bị là 8 năm. 9.3.Các chỉ tiêu đánh giá dự án: ( Xem bảng 14-15 ) 23 10. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ : 1/ Qua quá trình khảo sát, nghiên cứu và tính toán các phương án, các điều kiện nêu trong dự án, cho thấy các chỉ tiêu kinh tế tài chính đảm bảo tính khả thi của việc đầu tư mở rộng. Khi sử dụng nguồn vốn vay thương mại với lãi suất là 9,6%/ năm, dự án có các chỉ tiêu :  Giá trị thu hồi thuần (NPV) là 586.563.737 đồng.  Thời gian hoàn vốn là 7,0 năm , bằng so với thời gian trả nợ vốn vay.  Hệ số hoàn vốn nội bộ IRR là 11,344% Các chỉ tiêu kinh tế của dự án đều đảm bảo độ an toàn. Điều đó có thể khẳng định rằng sau đầu tư Nhà máy có hiệu quả kinh tế cao. 2/ Hàng năm đóng góp cho ngân sách địa phương từ thuế GTGT và thuế lợi tức, đảm bảo công ăn việc làm ổn định cho hơn 110 lao động là người của địa phương có thu nhập bình quân xấp xỉ 1.000.000 đồng/ người tháng. 3/ Trên cơ sở phân tích đánh giá lợi ích hiện tại cũng như tương lai và hiệu quả kinh tế của dự án, Chúng tôi nhận thấy dự án này đảm bảo tính khả thi. ***** Để dự án sớm được đưa vào triển khai thực hiện và tạo điều kiện cho Công ty trong quá trình chuẩn bị đầu tư, chúng tôi đề nghị một số điểm sau - Đề nghị UBND Tỉnh Nghệ an, Sở xây dựng Tỉnh Nghệ an cùng các cơ quan ban ngành có chức năng xem xét phê duyệt dự án để có thể triển khai nhanh chóng các công việc đầu tư. - Đề nghị các Ngân hàng tạo điều kiện cho phép Công ty được vay vốn đầu tư dài hạn với lãi suất như trong dự án đã trình bày./ CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SỐ 3

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfDA đầu tư Nhà máy gạch đất sét nung công suất 15tr viên-năm!!!!!.pdf
Luận văn liên quan