Luận án Sinh kế của hộ nông dân di cư tự do trên địa bàn tỉnh Đắk Nông

Nguồn vốn vật chất có chỉ số ACI chỉ đạt 0,139, do vậy chỉ số VI lên đến 0,861. Nguyên nhân xuất phát từ thực tế là các hộ nông dân DCTD đều là người nghèo ở các nơi xuất cư, đến cơ sở mới chưa lâu, do vậy cơ sở vật chất của các hộ nông dân DCTD còn rất thiếu thốn. Bên cạnh đó, hộ nông dân DCTD thường sống ở các vùng xa, phân tán nên điều kiện cơ sở hạ tầng như giao thông, điện. còn rất khó khăn. Nguồn vốn tài chính của các hộ nông dân DCTD có chỉ số Năng lực thích ứng chỉ đạt 0,197, chỉ số Tính dễ bị tổn thương rất cao (0,803) do nhiều nguyên nhân khác nhau như: khả năng nguồn vốn tự có của hộ thấp, thu nhập hàng năm không cao, khả năng tiếp cận các nguồn tín dụng hạn chế.

pdf181 trang | Chia sẻ: tueminh09 | Ngày: 28/01/2022 | Lượt xem: 378 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Sinh kế của hộ nông dân di cư tự do trên địa bàn tỉnh Đắk Nông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
gian tới. Tăng cường công tác khuyến nông, khuyến lâm, nâng cao trình độ canh tác, xây dựng các mô hình sản xuất cụ thể để người dân trực tiếp quan sát, học hỏi và làm theo. Để thực hiện tốt hoạt động chuyển giao tiến bộ kỹ thuật và thúc đẩy phát triển sản xuất của các hộ dân di cư tự do cần phải đầu tư và cải thiện hoạt động của tổ chức khuyến nông, đặc biệt là hệ thống khuyến nông viên ở các xã và thôn, bon theo hướng: - Xây dựng đội ngũ khuyến nông tại chỗ, là con em đồng bào di cư tự do trên địa bàn, biết tiếng đồng bào và hiểu sâu về văn hóa của cộng đồng nên việc tiếp cận và chuyển giao kiến thức đến người dân sẽ hiệu quả hơn; - Các tài liệu tập huấn kỹ thuật sản xuất (trồng trọt, chăn nuôi..) cần được dịch ra các thứ tiếng dân tộc tương ứng của đồng bào để tăng khả năng tiếp thu và ứng dụng vào sản xuất từ các kiến thức được chuyển giao; 134 - Tăng cường đầu tư vốn cho việc thực hiện các mô hình trình diễn đối với hoạt động chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trong chăn nuôi và trồng trọt nhằm giúp các hộ nông dân di cư tự do có thể chứng kiến, học tập và nhân rộng các mô hình sản xuất mang lại thu nhập cao. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy rằng, các hộ nông dân DCTD còn thiếu nhiều kiến thức liên quan đến tổ chức sản xuất, hạch toán kết quả sản xuất, khả năng cập nhật các thông tin thị trường hạn chế (giá cả, nhu cầu của người tiêu dùng...). Việc thiếu những kiến thức tối thiểu về kinh doanh trong kinh tế thị trường cũng là những cản trở lớn trong việc cải thiện sinh kế của các hộ DCTD. Vì vậy, để giúp các hộ nông dân di cư tự do có khả năng tiếp cận tốt với thị trường, có năng lực đàm phán với các tác nhân khi tiêu thụ các sản phẩm thì các hoạt động khuyến nông, tập huấn trong thời gian tới cần được chú trọng nhằm giúp họ có nhận thức đúng đắn và nâng cao năng lực và cải thiện điều kiện sản xuất và nâng cao hiệu quả trong các hoạt động sinh kế của họ. Với lợi thế của vùng là các cây công nghiệp có giá trị cao như cà phê, hồ tiêu, cao su...nhưng sự tham gia của các tác nhân kinh tế tư nhân trong hoạt động liên kết thúc đẩy phát triển sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cho các hộ nông dân di cư tự do còn hạn chế, do các hộ dân di cư tự do thường sinh sống ở các vùng sâu, vùng xa và hệ thống giao thông không thuận tiện. Vì vậy, cần có các chính sách thu hút và kêu gọi các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển công nghiệp chế biến nông sản, đẩy mạnh việc xây dựng liên kết kinh tế với các hộ, phát triển thị trường, ứng dụng rộng rãi các tiến bộ kỹ thuật nhất là công nghệ sinh học vào sản xuất, chế biến nông sản nhằm nâng cao giá trị gia tăng trong chuỗi giá trị các sản phẩm nông lâm sản của các hộ nông dân di cư tự do. 5.3.5. Tăng cường nguồn vốn tín dụng cho các hộ nông dân di cư tự do tiếp cận và phát triển sản xuất góp phần cải thiện sinh kế Vốn có vai trò quan trọng trong các hoạt động kinh tế cũng như trong việc nâng cải thiện sinh kế của hộ nông dân DCTD. Về vốn cho phát triển sản xuất và ổn định cuộc sống hộ nông dân DCTD Kết quả phân tích thực trạng nguồn lực tài chính của các hộ nông dân DCTD cho thấy có đến 100% số hộ được điều tra đều cho biết họ thiếu vốn để phát triển sản xuất kinh doanh. Kết quả khảo sát cũng cho thấy chỉ có 32% số hộ nông dân DCTD có thể vay được vốn của ngân hàng, trong khi đó có 135 28,66% số hộ không thể vay vốn ở bất kỳ nguồn nào cho nhu cầu sản xuất và đời sống của mình. Ngân hàng và các tổ chức tín dụng, nhất là Ngân hàng chính sách xã hội cần tạo điều kiện cho các hộ dân vay vốn phát triển sản xuất và ngành nghề. Tổ chức cho vay vốn xoá đói giảm nghèo với thời gian và lãi suất vay ưu đãi tạo điều kiện cho họ thoát nghèo và vươn lên làm giàu và ổn định cuộc sống. Đối với một số hộ nông dân DCTD chưa đáp ứng được các thủ tục vay vốn về hộ khẩu, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Cần có cơ chế đặc thù: các tổ chức xã hội như Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh hoặc Chính quyền xã đứng ra bảo lãnh và kiểm tra đôn đốc việc sử dụng vay vốn, hoàn trả vốn vay, để bà con có điều kiện vay vốn đầu tư sản xuất và ổn định cuộc sống. Bên cạnh đó, cần có chính sách thu hút các thành phần kinh tế đầu tư vào các vùng còn khó khăn để khai thác hết các lợi thế và tiềm năng, tạo công ăn, việc làm cho người dân, góp phần phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Về vốn đầu tư các công trình kết cấu hạ tầng Xây dựng và phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng có vai trò hết sức quan trọng trong việc tăng cường sinh kế cho nhân dân nói chung và cho các hộ nông dân DCTD nói riêng. Tuy nhiên chương trình này đòi hỏi một lượng vốn rất lớn trong bối cảnh ngân sách còn hạn hẹp là một thách thức lớn của tỉnh. Chính vì thế cần có lộ trình và cách thức phù hợp cho vấn đề này. Trước hết, cần tranh thủ nguồn ngân sách Trung ương cho xây dựng hạ tầng giao thông, hỗ trợ xây dựng các công trình thủy lợi và cấp nước sinh hoạt, mở rộng mạng lưới giao thông nông thôn, điện lưới... Đối với các công trình giao thông, thủy lợi trên địa bàn cần nguồn vốn lớn để thực hiện do mật độ dân cư trên địa bàn còn khá thưa nên việc huy động nguồn lực từ dân để thực hiện là không khả thi. Vì vậy đối với cơ sở hạ tầng, đặc biệt là cơ sở hạ tầng phục vụ cho hoạt động sản xuất nông lâm nghiệp cần có sự quan tâm và đầu tư từ nguồn ngân sách của Trung ương, và nguồn vốn lồng ghép từ một số chương trình, dự án đang thực hiện trên địa bàn. Đối với nguồn vốn ngân sách tỉnh cần ưu tiên đầu tư các chương trình và dự án trọng điểm trên địa bàn các huyện có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn. Ngân sách tỉnh cần ưu tiên đầu tư các công trình hạ tầng kỹ thuật như: hệ thống đường giao thông, mạng lưới điện, trường học, trạm y tế, nước sinh hoạt, 136 thông tin liên lạc, ở những điểm đã sắp xếp ổn định và chưa ổn định để dân yên tâm sản xuất và ổn định đời sống. Cần chỉ đạo các địa phương có dân di tự do đi (nơi xuất cư) hỗ trợ kinh phí và phối hợp với tỉnh Đắk Nông trong việc sắp xếp, ổn định số dân di cư tự do của địa phương mình đã đến tỉnh Đắk Nông. Đồng thời, cân đối vốn đầu tư phát triển được Trung ương giao hàng năm của Chương trình bố trí dân cư của các tỉnh có dân đi để bổ sung cho tỉnh Đắk Nông bố trí, sắp xếp ổn định số dân đã đến. Ngoài nguồn vốn của các chương trình, dự án nhà nước, Chính phủ và các cấp chính quyền địa phương nên dành một phần trong dự phòng ngân sách hằng năm để hỗ trợ trực tiếp của hộ nông dân DCTD đang gặp khó khăn trong cuộc sống và sắp xếp họ vào các khu định cư mới. Việc thực hiện tái định cư cần có sự tham gia của các hộ nông dân di cư tự do ngay từ khâu quy hoạch và thiết kế các công trình ban đầu tránh việc đầu tư xây dựng các khu tái định cư không phù hợp với điều kiện thực tiễn sản xuất và đời sống của hộ nông dân di cư tự do gây lãng phí nguồn lực. Thực trạng cho thấy rằng việc đầu tư và thực hiện các công trình, đặc biệt là cơ sở hạ tầng trên địa bàn thời gian qua còn dàn trải, chưa hiệu quả. Vì vậy, việc bố trí vốn đầu tư cũng nên tập trung, tránh kéo dài, dàn trải và để sớm đưa công trình vào sử dụng phục vụ lợi ích thiết thực cho người dân. 5.3.6. Tăng cường liên kết và thúc đẩy phát triển thị trường tiêu thụ các sản phẩm nông sản chủ lực cho các hộ nông dân di cư tự do trên địa bàn Kết quả nghiên cứu cho thấy, thế mạnh của tỉnh Đắk Nông nói chung và các hộ nông dân di cư tự do nói riêng là các hoạt động sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là các sản phẩm cây công nghiệp như cà phê, hồ tiêu, cao su. Đây là những sản phẩm phụ thuộc chủ yếu vào các thị trường xuất khẩu, vì vậy các hoạt động liên kết với các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu nông sản, và các hoạt động xúc tiến thương mại như xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm này cần được quan tâm đặc biệt. Thực tế cho thấy sản xuất cà phê, hồ tiêu, cao su của các hộ nông dân di cư tự do còn manh mún, nhỏ lẻ, người sản xuất thiếu kiến thức thị trường và chưa tiếp cận được với các doanh nghiệp lớn tham gia các hoạt động chế biến và xuất nhập khẩu nông sản nên việc tiêu thụ sản phẩm của hộ nông dân di cư tự do còn gặp khó khăn, hiện tượng ”được mùa mất giá” vẫn thường xuyên xảy ra. Vì vậy, cần đẩy mạnh các hoạt động liên kết giữa các hộ nông dân với nhau 137 thông qua việc xây dựng và thành lập các tổ, nhóm đồng sở thích, và dần dần hình thành các hợp tác xã nhằm giúp các hộ tiếp cận và ký các hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với các công ty, doanh nghiệp nhằm nâng cao giá trị gia tăng và thúc đẩy phát triển sản xuất, cải thiện thu nhập của các hộ nông dân di cư tự do trên địa bàn. Bên cạnh đó, việc đẩy mạnh chuyển giao các quy trình sản xuất sạch sử dụng công nghệ cao nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và tiến tới xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm tiềm năng của hộ như cà phê và hồ tiêu nhằm tiếp cận các thị trường xuất khẩu lớn góp phần nâng cao giá trị gia tăng và thu nhập của các hộ nông dân di cư tự do. Để thực hiện tốt cần nâng cao vai trò và hiệu quả hoạt động của các tổ, nhóm đồng sở thích và hợp tác xã sản xuất nhằm nâng cao năng lực và khả năng tiếp cận của hộ với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nông sản trên địa bàn. Ngoài ra, vai trò của chính quyền địa phương cần được đẩy mạnh nhằm làm cầu nối trung gian và đại diện pháp lý cho các hộ và tổ, nhóm sản xuất tiếp cận và ký kết các hợp đồng kinh tế trong sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm nông sản có thế mạnh ở địa phương. 5.3.7. Tăng cường hoạt động hỗ trợ phát triển giáo dục và đào tạo nghề cho các hộ nông dân di cư tự do Kết quả khảo sát cho thấy trình độ học vấn của lao động trong các hộ nông dân DCTD là rất thấp: trình độ học vấn bình quân của chủ hộ chỉ đạt lớp 4,2; còn tới 42,33% chủ hộ không đọc và viết thông thạo tiếng phổ thông; chỉ có 0,03% số lao động đã được đào tạo các chương trình chuyên môn nghiệp vụ. Đây là một rào cản rất lớn để các hộ nông dân DCTD có thể tự phấn đấu vươn lên, tự phát triển sinh kế cho mình trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay. Vì thế quan tâm phát triển các hoạt động giáo dục, đào tạo cho các hộ nông dân DCTD là một yêu cầu rất cấp thiết. Trước hết cần quan tâm mở các lớp bổ túc văn hóa dạy đọc, dạy viết cho người lớn, kế đó là hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nghề, đồng thời quan tâm mở các lớp theo mô hình cắm bản cho trẻ em của các hộ nông dân DCTD ở xa trường học. Tăng cường đầu tư và tổ chức các lớp dạy nghề, và tập huấn kỹ thuật ngắn hạn gắn liền với các hoạt động sinh kế thực tiễn của hộ nông dân DCTD. Các lớp tập huấn, đào tạo nên được tổ chức ngay tại bản của hộ nông dân DCTD để phù hợp với điều kiện và tập quán của các dân tộc này. 138 Các ngành nghề đào tạo cần đáp ứng được nhu cầu của người dân, bám sát kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, phát huy, duy trì bản sắc văn hóa dân tộc, tạo điều kiện cho các ngành nghề truyền thống được phát triển, có cơ hội cạnh tranh với thị trường. Nông nghiệp là ngành nghề cần được ưu tiên đào tạo, bởi đây là ngành tiềm năng thúc đẩy sự phát triển kinh tế của tỉnh. Các ngành nghề đào tạo nên tập trung chủ yếu vào một số lĩnh vực gồm trồng trọt (trồng cà phê, cạo mủ cao su), sản xuất giống cây trồng, chăn nuôi, may công nghiệp, sửa chữa máy nông nghiêp, điện dân dụng... Vì vậy, cần có nguồn vốn để đầu tư nâng cấp các cơ sở đào tạo nghề, các trang thiết bị phục vụ cho người học thực hành và trau dồi kỹ năng nghề nghiệp nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của thị trường lao động. Tuy nhiên, đào tạo nghề tập trung vào đối tượng các hộ dân di cư tự do ở Đắk Nông là người dân tộc thiểu số, các nhóm đối tượng dễ bị tổn thương. Nhận thức, trình độ học vấn của các nhóm đối tượng này có phần hạn chế, việc thông tin, trao đổi để người dân hiểu và nắm bắt đúng một cách đầy đủ lợi ích, quyền lợi cũng như ý nghĩa thiết thực của việc học nghề là một điều vô cùng khó khăn. Vì vậy, công tác dân vận, hiểu dân, đi sâu vào lòng dân là điều tiên quyết ở những địa phương có tính chất như vậy. Các cán bộ cấp cơ sở cần phải rất sâu sát, nắm bắt tâm lý, điều kiện sống của dân để có thể tiếp cận được một cách hiệu quả và vận động người dân lựa chọn các nghề phù hợp điều kiện nhằm ổn định đời sống trong bối cảnh diện tích đất sản xuất nông nghiệp hạn chế. Ngoài ra, một số nghề gắn với bản sắc văn hóa của các dân tộc thiểu số và đặc sắc riêng của tỉnh Đắk Nông như dệt thổ cẩm nhằm giữ gìn nét đẹp văn hóa và góp phần cải thiện thu nhập của hộ. Song song với các biện pháp nêu trên cần có chính sách thu hút các doanh nghiệp tham gia đầu tư kinh doanh vào địa phương và ưu tiên đào tạo và sử dụng lao động tại chỗ, tạo cơ hội việc làm cho nhân dân, trong đó có hộ nông dân DCTD góp phần ổn định cuộc sống và giảm thiểu áp lực cho địa phương trong giải quyết vấn đề dân di cư tự do. 5.3.8. Tăng cường sự phối hợp giữa chính quyền nơi đi và nơi đến của hộ nông dân di cư tự do nhằm giảm lực lượng dân di cư tự do Để đảm bảo ổn định đời sống của hộ nông dân DCTD thì việc phối hợp giữa Chính quyền nơi dân đi và đến cũng hết sức quan trọng. Chính quyền địa phương nơi có dân đi cần có biện pháp hạn chế “lực đẩy” dân di cư, tăng thêm 139 “lực hút” dân ở lại. Để hạn chế việc dân các đia phương phải xa quê đi đến Đắk Nông tìm kiếm việc làm và sinh kế thì cần tạo ra các cơ hội việc làm, bố trí đất đai cho các hộ nhằm ổn định cuộc sống góp phần giảm áp lực cho các tỉnh có dân di cư tự do đến như Đắk Nông. Mặt khác, chính quyền nơi có dân đi cần dành một khoản ngân sách để chia sẻ gánh nặng với các tỉnh có dân đến như tỉnh Đắk Nông để trợ giúp đồng bào di cư ổn định cuộc sống, thể hiện sự cùng gánh vác trách nhiệm với chính quyền địa phương nơi có dân đến. Ngoài ra, các tỉnh có dân di cư đến Đắk Nông cần cân đối và căn cứ vào số lượng thực tế dân di cư của địa phương mình để chia sẻ một phần trợ cấp xã hội và trợ cấp y tế...cho Đắk Nông để giúp các hộ nông dân di cư tự do sớm ổn định cuộc sống. Tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa tỉnh có dân di cư và Đắk Nông để có thể nhanh chóng xác minh, thực hiện các thủ tục nhanh gọn về vấn đề xác minh nhân thân, đăng ký hộ khẩu, nhân khẩu... của hộ nông dân DCTD, tạo điều kiện cho họ ổn định đời sống và sản xuất. 140 TÓM TẮT PHẦN 5 Để đề xuất các giải pháp tăng cường sinh kế cho các hộ nông dân DCTD trên địa bàn tỉnh Đắk Nông, một số định hướng chung cần thực hiện trong thời gian tới gồm: Thực hiện chương trình giải quyết vấn đề di cư tự do; Đẩy mạnh việc bố trí sắp xếp để ổn định hộ nông dân DCTD trên địa bàn; Bố trí đất ở và đất sản xuất để đảm bảo nhu cầu tối thiểu của hộ nông dân DCTD; Tăng cường áp dụng các chính sách hỗ trợ sản xuất ổn định đời sống và phát triển sản xuất của hộ nông dân DCTD; Làm tốt công tác quản lý xã hội, đảm bảo an ninh chính trị. Trên cơ sở phân tích thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến sinh kế của hộ nông dân DCTD trên địa bàn tỉnh Đắk Nông, một số giải pháp được đề xuất nhằm tăng cường sinh kế của các hộ nông dân DCTD trong thời gian tới gồm: tăng cường công tác thông tin tuyên truyền và nâng cao nhận thức về hộ nông dân DCTD; Hoàn thiện công tác quy hoạch, kế hoạch gắn liền với việc giải quyết vấn đề DCTD; Tăng cường công tác đào tạo chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất nông lâm nghiệp nhằm thúc đẩy phát triển và cải thiện sinh kế của hộ nông dân DCTD; Hỗ trợ phát triển giáo dục và đào tạo nghề cho hộ nông dân DCTD; Tăng cường liên kết và thúc đẩy phát triển thị trường tiêu thụ các sản phẩm nông sản chủ lực cho các hộ nông dân di cư tự do;Tăng cường sự phối hợp giữa chính quyền nơi đi và nơi đến của hộ nông dân DCTD. 141 PHẦN 6. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1. KẾT LUẬN 1) Di cư tự do là một hiện tượng kinh tế xã hội tất yếu khách quan trong quá trình phát triển của mỗi quốc gia. Hiện tượng này luôn có tác động hai mặt, vừa tích cực vừa tiêu cực đến sự phát triển kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng của đất nước nói chung và của từng địa phương nói riêng. Trong khoảng 10 năm trở lại đây, dòng người di cư tự do đến Tây Nguyên nói chung và tỉnh Đắk Nông nói riêng là khá lớn, gồm chủ yếu là người các dân tộc miền núi phía Bắc, đã tạo ra rất nhiều sức ép đối với công tác quản lý phát triển kinh tế xã hội, đối với tài nguyên thiên nhiên và với an ninh quốc phòng của địa phương. Để đảm bảo phát triển toàn diện, cần giải quyết tốt vấn đề di cư tự do trên cơ sở tăng cường sinh kế cho đối tượng này. 2) Luận án đã vận dụng kết hợp các khung phân tích sinh kế phổ biến của DFID và IFAD để nghiên cứu sinh kế cho các hộ nông dân di cư tự do trên địa bàn tỉnh Đắk Nông trên các khía cạnh: các hoạt động sinh kế, mô hình và chiến lược sinh kế, kết quả sinh kế trong bối cảnh tác động của các yếu tố ảnh hưởng gồm: nguồn lực sinh kế; môi trường chính sách và các hỗ trợ; các rủi ro bên ngoài..., trên cơ sở nghiên cứu sinh kế theo khung nghiên cứu này, luận án đã đề xuất những định hướng và giải pháp để tăng cường và cải thiện sinh kế cho các hộ nông dân DCTD trên địa bàn. 3) Kết quả nghiên cứu về sinh kế của hộ nông dân di cư tự do trên địa bàn tỉnh Đắk Nông cho thấy, về cơ bản sinh kế của các hộ nông dân di cư tự do trên địa bàn còn khá đơn điệu, nặng về khai thác tài nguyên và sản xuất nông nghiệp trong đó trồng trọt vẫn là hoạt động chủ yếu của các hộ; cây công nghiệp (cà phê, hồ tiêu) là cây trồng phổ biến nhất mà các hộ DCTD ưu tiên phát triển để khai thác thế mạnh đất đai của địa phương; việc khai thác sử dụng đất đai tài nguyên thiên nhiên của các hộ nông dân DCTD còn theo kiểu quảng canh; thu nhập từ các hoạt động sinh kế còn thấp và thiếu ổn định, đời sống còn ở mức thấp. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng có những khác biệt trong chiến lược và kết quả sinh kế giữa các nhóm hộ khác nhau về thành phần dân tộc, về thời gian định cư trên địa bàn. Kết quả phân tích cũng cho thấy đa số các hộ nông dân di cư tự do trên địa bàn cho rằng đời sống cả về vật chất và tinh thần của họ hiện 142 nay là khá hơn so với cuộc sống ở quê cũ (nơi xuất cư) và có xu thế ngày càng được cải thiện theo thời gian. Về cơ bản, các nguồn lực sinh kế của các hộ mặc dù là nhiều hạn chế nhưng đã được hình thành và bước đầu đã đảm bảo được những yêu cầu tối thiểu. 4) Kết quả nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới sinh kế của các hộ nông dân di cư tự do trên địa bàn cho thấy: (i) các nguồn lực sinh kế của hộ DCTD (gồm nguồn lực tự nhiên, nguồn lực vật chất, nguồn lực con người, nguồn lực tài chính và nguồn lực xã hội) còn rất hạn chế, đang là cản trở lớn nhất để cải thiện và phát triển sinh kế cho các hộ nông dân DCTD trên địa bàn (ii) các chính sách và chương trình hỗ trợ, ổn định sản xuất và đời sống cho người di cư tự do của Nhà nước và của địa phương đã được triển khai trong những năm gần đây đã đạt nhiều thành công nhưng vẫn còn chưa đủ và còn nhiều khía cạnh chưa thuận lợi cho người DCTD; (iii) các đặc trưng văn hóa, phong tục tập quán có những ảnh hưởng nhất định đến chiến lược và kết quả sinh kế của hộ nông dân DCTD; (iv) các hộ nông dân DCTD phải đối mặt với khá nhiều rủi ro, năng lực thích ứng thấp và tính dễ bị tổn thương là khá cao. 5) Để tăng cường và cải thiện sinh kế cho hộ nông dân DCTD trên địa bàn tỉnh Đắk Nông trong những năm tiếp theo cần quán triệt một số định hướng chung như: (i) Tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện chương trình giải quyết vấn đề di cư tự do; (ii) Đẩy mạnh việc quy hoạch bố trí sắp xếp để ổn định hộ nông dân DCTD trên địa bàn; (iii) Tiếp tục bố trí đất ở và đất sản xuất để đảm bảo nhu cầu tối thiểu của hộ nông dân DCTD; (iv) Tăng cường áp dụng các chính sách hỗ trợ sản xuất ổn định đời sống và phát triển sản xuất của hộ nông dân DCTD; (v) Làm tốt công tác quản lý xã hội, đảm bảo an ninh chính trị trên địa bàn tỉnh nói chung và vùng có người DCTD nói riêng. 6) Trên cơ sở phân tích thực trạng sinh kế và các yếu tố ảnh hưởng đến sinh kế của các hộ nông dân DCTD trên địa bàn tỉnh Đắk Nông, để tăng cường sinh kế cho các hộ nông dân DCTD trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới cần áp dụng và thực hiện đồng bộ một hệ thống các giải pháp gồm: (i) Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền và nâng cao nhận thức về vấn đề DCTD; (ii) Hoàn thiện công tác quy hoạch, kế hoạch gắn liền với việc giải quyết vấn đề DCTD; (iii) Tăng cường đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội nhằm cải thiện điều kiện phát triển sản xuất và đời sống của hộ nông dân di cư tự do trên địa bàn; (iv) Tăng cường công tác tập huấn, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất nông 143 lâm nghiệp nhằm thúc đẩy phát triển và cải thiện sinh kế của hộ nông dân DCTD; (v) Tăng cường nguồn vốn tín dụng cho các hộ nông dân di cư tự do tiếp cận và phát triển sản xuất góp phần cải thiện sinh kế; (vi) Tăng cường liên kết và thúc đẩy phát triển thị trường tiêu thụ các sản phẩm nông sản chủ lực cho các hộ nông dân di cư tự do; (vii) Hỗ trợ phát triển giáo dục và đào tạo nghề cho hộ nông dân DCTD; và (viii) Tăng cường sự phối hợp giữa chính quyền nơi đi và nơi đến của hộ nông dân DCTD. 6.2. KIẾN NGHỊ 6.2.1. Đối với Nhà nước - Cần sớm nghiên cứu xây dựng và hoàn thiện một số chính sách đặc thù và cơ chế vận dụng chính sách để giải quyết vấn đề ổn định hộ nông dân DCTD ở Đắk Nông nói riêng và ở các tỉnh Tây Nguyên nói chung. - Cần tăng cường đầu tư từ ngân sách Trung ương cho các dự án ổn định dân di cư tự do trên địa bàn Đắk Nông, trong đó ưu tiên đặc biệt cho các công trình phát triển đường giao thông nông thôn và các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng cho các khu định cư tập trung của hộ nông dân DCTD. - Cần nghiên cứu, rà soát diện tích đất đai hiện nay do các nông, lâm trường quốc doanh quản lý để điều chỉnh, chuyển đổi, tại quỹ đất thích hợp để cấp cho các hộ nông dân DCTD, tại điều kiện ổn định đời sống và sản xuất cho các hộ này. 6.2.2. Đối với các tỉnh có người đi di cư tự do - Cần có sự quan tâm và có cơ chế phối hợp linh hoạt và hiệu quả với Tỉnh Đắk Nông để cùng giải quyết những vấn đề phát sinh trong quá trình quản lý hộ nông dân DCTD. - Các tỉnh có người đi cần có biện pháp kiểm soát chặt chẽ, đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục để giảm lượng người đi DCTD. - Các tỉnh có hộ nông dân DCTD cần dành một phần kinh phí từ ngân sách địa phương để góp phần cùng với tỉnh Đắk Nông giải quyết vấn đồ ổn định hộ nông dân DCTD. 144 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1. Nguyễn Văn Tuấn và Đàm Thị Hệ (2014). Giải pháp ổn định sản xuất và đời sống của người dân di cư tự do tỉnh Đắk Nông. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Số tháng 11. tr. 17 - 23. 2. Đàm Thị Hệ và Nguyễn Văn Tuấn (2016). Sinh kế cho người dân di cư tự do trên địa bàn tỉnh Đắk Nông. Tạp chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam. 14(6). tr. 978 - 987. 145 TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt 1. Ban dân tộc tỉnh Bình Thuận (2011). Chương trình giảm nghèo giai đoạn 2011- 2015. Truy cập ngày 14/5/2016 tại /04 _Page.980 ec88041013f0f82949eec5cdaaadc. 2. Bộ kế hoạch đầu tư (2003). Sử dụng phương pháp tiếp cận sinh kế bền vững và khung phân tích. Hội thảo Quốc tế đào tạo sinh kế bền vững Việt Nam, ngày 04 - 11/10/2003. 3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (1996). Thông tư số 05NN/ĐCĐC-KTM ngày 26 tháng 03 năm 1996 hướng dẫn thi hành chỉ thị số 660/TTg ngày 17-10- 1995 của Thủ tướng Chính phủ về việc giải quyết tình trạng di cư tự do đến Tây Nguyên và một số tỉnh khác. 4. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính (2003). Thông tư liên Bộ số 09/TT-LT, ngày 31/03/2004 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Bộ Tài chính V/v: Hướng dẫn thực hiện chế độ hỗ trợ di dân theo Quyết định số 190/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. 5. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2004a). Văn bản số 224/BNN-HTX ngày 16/02/2004 của Bộ NN và PTNT về việc giải quyết tình trạng dân di cư tự do. 6. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính (2004b). Thông tư liên Bộ số 09/TT-LT, ngày 31/03/2004 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Bộ Tài chính về việc Hướng dẫn thực hiện chế độ hỗ trợ di dân theo Quyết định số 190/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. 7. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2005). Văn bản số 2126/BNN-HTX ngày 24/8/2005 của Bộ NN và PTNT về việc quy hoạch, sắp xếp dân di cư tự do. 8. Cục Thống tỉnh Đắk Nông (2015). Niên giám thống kê tỉnh Đắk Nông 2014. NXB Thống kê. 9. Ban Dân tộc tỉnh Bình Thuận (2013). Thực trạng và những giải pháp ổn định đồng bào di cư tự do tại tỉnh Bình Thuận. Truy cập ngày 13/11/2015 tại thuan.gov .vn/wps/portal/home/tintuc/!ut/p/c4. 10. Đặng Nguyên Anh (2005). Di dân trong nước: vận hội và thách thức đối với công cuộc đổi mới và phát triển ở Việt Nam. Nhà xuất bản Thế giới, Hà Nội. 11. Đặng Nguyên Anh (2012). Dân số và di dân trong phát triển bền vững Tây Nguyên. Đề tài NCKH mã số TN3/X14, Hà Nội. 12. Đỗ Văn Hòa và Trịnh Khắc Thẩm (1999). Nghiên cứu di dân ở Việt Nam. Nhà xuất bản Đại học Nông nghiệp, Hà Nội. 146 13. Hội đồng Bộ trưởng (1990). Quyết định số 116 - HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng ngày 09/4/1990 về quản lý công tác phân bổ lao động, dân cư xây dựng vùng kinh tế mới theo đường lối đổi mới. 14. Huỳnh Thu Ba (1998). Di dân và sử dụng tài nguyên. Quỹ Quốc tế về bảo vệ thiên nhiên, Chương trình Đông Dương. 15. Liên hiệp quốc tại Việt Nam (2014). Di cư, tái định cư và biến đổi khí hậu tại Việt Nam: Giảm nhẹ mức độ phơi bày trước hiểm họa và tổn thương từ khí hậu cực đoan thông qua di cư tự do và di dân theo định hướng. Báo cáo dự án của tổ chức Liên hiệp quốc tại Việt Nam, tháng 3 năm 2014. Download từ %20climate%20change_BW_VN.pdf?download. 16. Nghiêm Tuấn Hùng (2012). Những nguyên nhân cơ bản và điều kiện chủ yếu thúc đẩy di cư quốc tế. Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Xã hội và Nhân văn, 28 (2012) 148-157 17. Nguyễn Bá Thủy (2004). Di dân tự do của đồng bào Tày, Nùng, H'Mông, Dao từ Cao Bằng, Lạng Sơn vào Đắk Lắk (1986-2000). Nhà xuất bản Lao động xã hội, Hà Nội. 18. Nguyễn Duy Thiệu (2008). Di cư và chuyển đổi lối sống: trường hợp cộng đồng Việt ở Lào. Nhà xuất bản Thế giới, thành phố Hồ Chí Minh. 19. Nguyễn Hà Đông (2010). Việc làm cho lao động di cư tự do từ nông thôn ra đô thị: Khó khăn và sự thích ứng. Nghiên cứu trường hợp Hà Nội. Trường Đại học Quốc gia Hà Nội. 20. Nguyễn Thị Thanh Tâm (2003). Một số quan điểm lý thuyết về di dân và phụ nữ di cư. Tạp chí Khoa học về Phụ nữ. Số 6, tr.42. 21. Nguyễn Văn Sửu (2010). Khung sinh kế bền vững. Một cách phân tích toàn diện về phát triển và giảm nghèo. Tạp chí Dân tộc học. Số 2/2010. tr.3-12. 22. Thủ tướng Chính phủ (1995). Chỉ thị số 660-TTg ngày 17 tháng 10 năm 1995 về việc giải quyết tình trạng di cư tự do đến Tây Nguyên và một số tỉnh khác. 23. Thủ tướng Chính chủ (2000). Dự án quy hoạch, bố trí lại dân cư ở những nơi cần thiết thuộc Chương trình 135 theo quyết định số 138/2000/QĐ-TTg ngày 29/11/2000 của Thủ tướng Chính phủ. 24. Thủ tướng Chính phủ (2003). Quyết định số: 190/2003/QĐ-TTG ngày 16/9/2003 về chính sách di dân thực hiện quy hoạch, bố trí dân cư giai đoạn 2003-2010. 25. Thủ tướng Chính phủ (2004). Chỉ thị số 39/2004/CT-TTg ngày 12 tháng 11 năm 2004 về một số chủ trương, giải pháp tiếp tục giải quyết tình trạng dân di cư tự do. 26. Thủ tướng Chính phủ (2005). Quyết định số 170/2005/QĐ-TTg ngày 08 tháng 7 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về chuẩn nghèo. 147 27. Thủ tướng Chính phủ (2006). Quyết định số 193/2006/QĐ-TTg ngày 24 tháng 8 năm 2006 về việc phê duyệt chương trình bố trí dân cư các vùng: thiên tai, đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo, di cư tự do, xung yếu và rất xung yếu của rừng phòng hộ, khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc dụng giai đoạn 2006 - 2010 và định hướng đến 2015. 28. Thủ tướng Chính phủ (2007). Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 33/2007/QĐ-TTg ngày 05/3/2007 về chính sách hỗ trợ di dân thực hiện định canh, định cư cho đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2007 - 2010. 29. Thủ tướng Chính phủ (2013). Quyết định số 1942/QĐ-TTg ngày 22 tháng 10 năm 2013 của Thủ tướng chính phủ về phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Đắk Nông đến năm 2020. 30. UBND tỉnh Đắk Nông (2009). Chỉ thị số 16/2009/CT-UBND ngày 24/8/2009 của UBND tỉnh Đắk Nông về việc giải quyết tình trạng dân di cư tự do trên địa bàn tỉnh. 31. UBND tỉnh Đắk Nông (2012). Báo cáo số 133/BC-UBND ngày 20/4/2012 về tình hình thực hiện các dự án ổn định dân di cư tự do và thực hiện Chỉ thị số 1792/2004/CT-TTg ngày 15/10/2011 của Thủ tướng Chính phủ. 32. UBND tỉnh Đắk Nông (2013a). Báo cáo số: 282/BC-UBND V/v Tình hình dân di cư tự do và triển khai thực hiện các dự án ổn định dân di cư tự do trên địa bàn tỉnh Đắk Nông ngày 23/7/2013. 33. UBND tỉnh Đắk Nông (2013b). Quyết định số: 2024/QĐ-UBND V/v Phê duyệt kết quả rà soát, điều chỉnh, bổ sung qui hoạch ba loại rừng tỉnh Đắk Nông ngày 02/12/2013. 34. UBND tỉnh Đắk Nông (2014). Báo cáo số: 136/BC-UBND V/v Tình hình dân di cư tự do trên địa bàn tỉnh Đắk Nông ngày 23/4/2014. 35. UBND tỉnh Đắk Nông (2015a). Quyết định số: 1953/QĐ-CTUBND V/v Phê duyệt Dự án quy hoạch bố trí dân cư tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2005-2010 ngày 23/12/2005. 36. UBND tỉnh Đắk Nông (2015b). Quyết đinh số: 67/QĐ-UBND V/v Phê duyệt, công bố kết quả kiểm kê rừng tỉnh Đắk Nông ngày 14/1/2015. 37. United Nations Vietnam (2010). Di cư trong nước: Cơ hội và thách thức đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam, Báo cáo Chương trình về chính sách kinh tế và xã hội của Các Tổ chức Liên hiệp quốc tại Việt Nam. Tài liệu tiếng Anh 38. Adam R. H. J. (1996). Remittances, inequality and asset accumulation: the case of rural Pakistan in D.O’ Conner and L.Farsakh, Development strategy, Employment, and Migration: Country experience: OECD. 148 39. Amin S. (1974). Modern Migrations in Western Africa, studies presented and discussed at the eleventh International African Seminar, Dakar, April 1972. Oxford University Press, 1974, pp. 3-126. Downloaded 3/7/2016 from au/work/21469015?selectedversion=NBD258646. 40. Ashley C. and D. Carney (1999). Sustainable Livelihood: Lessions from early experience. London Department for International Developmen. Downloaded 12/11/2015 from Sustainable _livelihood_lessons_learned.pdf. 41. Cai F. and D. W. Wang (1999). The sustainability of China’s Economic Growth and Labor Contribution, Journal of Economic Research, No. 10 Carney Diana (1998). Sustainable rural livelihoods. Russell Press Ltd, Nottingham. 42. Carney D. (2002). Sustainable Livelihoods Approaches: Progress and Possibilities for Change. London: Department for International Development - DFID. 43. Connell J., B. Dasgupta, R. Laishley and M. Lipton (1996). Migration from rural areas: The evidences from village Studies: Delhi: Oxford University Press. 44. Chambers R. and G. R. Conway (1992). Sustainable Rural Livelihoods: Practical Concepts for the 21st Century, IDS Discussion Paper 296. Downloaded 11/08/2016 from publication/sustainable-rural-livelihoods-practical- concepts-for-the-21st-century. 45. Deshingkar P. and D. Start (2003). Seasonal Migration for Livelihoods in India: Coping, Accumulation and Exclusion. London, UK: Oversea Development Institute. 46. DFID (2001). Sustainable Livelihoods Guidance Sheets. DFID Report. 47. Dowell C. and A. H. De (1997). Migration and Sustainable Livelihoods: a critical Review of the Literature. 48. Ellis F. (2000). The Determinants of Rural Livelihood Diversification in Developing Countries, Journal of Agricultural Economics, 51(2): 289 - 302. 49. Frank E. (2000). Rural Livelihoods and Diversity in Developing Countries. Oxford: Oxford University Press. 50. Gusstabsson B. and Makonnen N. (1993). Poverty and remittances in Lesotho. Journal of American Economies, 2(1): 49-73. 51. Haan A. D. (2000). Migrants, livelihoods, and rights: the relevance of migration in development policies. London, UK: Social Development Working paper no.4. 52. IFAD (2003). Sustainable livelihoods framework. Downloaded 2.3.2015 from https://www.ifad.org/topic /resource/ tags/sla/2083778. 53. Lai Y. W (2014). Migration and development in Malaysia: The impacs of immigranat labour on the manufacturing sector, 1986-2010. Downloaded 4.5.2016 from ttp://psu.um.edu.my/images/psu/doc/.../Paper%206.doc. 149 54. Lee E.S. (1966). A Theory of Migration, Demography, 3(1): 45 - 57. 55. Lewis W. A. (1954). Development with Unlimited Supplies of Labor. Manchester School, May 1954. Dowloaded 02/25/2016 from hcleaver/368/368lewistable.pdf. 56. Likert R. A. (1932). Technique for measurent of atitudes. Archives of Psychology, 1: 140. 57. Lipton M. (1980). Migration from rural area of poor countries: the impact on rural productivity and income distribution. World Development. Downloaded 04/03/2016 from 8(1): 1 - 24. 58. Martin P. (1998). Immigration and Farm Labor: Challenges and Opportunities, AgBioForum, Vol.18, No 3, Artcle 3 Downloaded 8/9/2015 from 59. Nicoll G. (1968). Internal migration in Indonesia. Descriptive notes, Indonesia, 5: 29- 92. 60. Ravenstein E. (1889). The Laws of Migration: Second Paper. Journal of the Royal Statistical Society, 52: 241 - 305. 61. Rodenburg E. (1998). Population change, Resources and the Environment. Population Bulletin, 53(1): 1 - 39. 62. Rozelle S., E. Taylor and A. deBrauw (1999). Migration, Remittances an Agricultural productivity in China, The American Economic Rewieu, 89(2): 287 - 291. 63. Rodenburg E. (1994). Man-made lakes and sea-level rise. Nature, 370, 258, doi:10.1038/370258b0. 64. Scoones I. (1998). Sustainable Rural Livelihoods: A Framework for Analysis. Working Paper 72. Brighton, UK: Institute of Development Studies. 65. Skeldon F. (2002). Migration and Poverty. Asia Pacific Population Journal, 12(1): 26 - 33. 66. Solesbury W. (2003). Sustainable livelihoods: a case study of the evolution of DFID policy. Working Paper 217. ODI, 111 Westminster Bridge Road. London SE1 7JD, UK. 67. Stark O. (1978). Economicc- Demographic interaction in agricultural development, the case of rural-uban migration, FAO, Rome. 68. Stark O. (1991). The migration of labour, Cambridge, Mass. Harvard University Press UK: IDS. 69. Todaro M. P. (1969). A Model of Labor Migration and Urban Unemployment in Less Developed Countries, American Economic Review, 59(I): 138 - 148. 70. Trager L. (1984). Family Strategies and the Migration of Women: Migrants to Dagupan City, Philippines. International Migration Review, 18(4): 1264 - 1278. 150 PHỤ LỤC Bảng P4.1. Kết quả kiểm định Cronbach's Alpha T Thang Cronbach's Alpha Biến đặc trưng T đo của thang đo 1 DKSX DKSX1, DKSX2, DKSX3, DKSX4 0,796 2 DKS DKS1, DKS2, DKS3, DKS4, DKS5, DKS6 0,834 3 DVXH DVXH1, DVXH2, DVXH3, DVXH4, 0,758 4 BDXH BDXH1, BDXH2, BDXH3, BDXH4, BDXH5 0,898 5 GDCQ GDCQ1, GDCQ2, GDCQ3, GDCQ4, GDCQ5, 0,896 GDCQ6 6 HLC HLC1, HLC2, HLC3 0,699 Bảng P4.2. Kết quả kiểm định KMO và Kiểm định Bartlett (KMO and Bartlett's Test) Chỉ số Kaiser-Meyer-Olkin đo lường sự phù hợp của mẫu 0,839 Kiểm định Bartlett cho mẫu Hệ số Chi-Square 1690,120 Bậc tự do (Df) 171 Mức ý nghĩa (Sig.) 0,000 Bảng P4.3. Tổng phương sai được giải thích (Total Variance Explained) Giá trị Eigen ban đầu Tổng trích của các hệ số Tổng xoay của các hệ số (Initial Eigenvalues) tải bình phương tải bình phương Thành Tích Tích Tích phần % % % Tổng Phương lũy Tổng Phương lũy Tổng Phương lũy sai % sai % sai % 1 7,1 37,348 37,348 7,1 37,348 37,348 4,44 23,369 23,369 2 2,43 12,766 50,114 2,43 12,766 50,114 3,58 18,83 42,199 3 1,96 10,31 60,424 1,96 10,31 60,424 2,65 13,931 56,13 151 4 1,43 7,529 67,953 1,43 7,529 67,953 2,25 11,823 67,953 5 0,85 4,449 72,402 6 0,69 3,651 76,052 7 0,65 3,397 79,45 8 0,54 2,856 82,306 9 0,52 2,716 85,022 10 0,49 2,557 87,579 11 0,43 2,24 89,819 12 0,38 1,976 91,795 13 0,33 1,755 93,55 14 0,32 1,681 95,231 15 0,25 1,314 96,545 16 0,23 1,186 97,731 17 0,17 0,884 98,615 18 0,16 0,819 99,435 19 0,11 0,565 100 Phương pháp trích: Phân tích thành phần chính. Bảng P4.4. Ma trận nhân tố xoay (Rotated Component Matrixa) Nhân tố 1 2 3 4 GDCQ3 0,876 GDCQ4 0,845 GDCQ2 0,802 GDCQ5 0,790 GDCQ6 0,755 DVXH1 0,615 GDCQ1 0,580 152 BDXH3 0,868 BDXH2 0,830 BDXH4 0,787 BDXH5 0,783 BDXH1 0,703 DKSX1 0,818 DKSX2 0,814 DKSX3 0,774 DKSX4 0,673 DKS4 0,878 DKS5 0,835 DKS3 0,662 Phương pháp trích: Phân tích thành phần chính. Phương pháp xoay: Varimax với chuẩn hóa Kaiser.a a. Phép xoay hội tụ qua 5 bước lặp. Bảng P4.5. Kết quả ước lượng hệ số mô hình hồi quy Các thống kê về đa Hệ số chuẩn hóa Mức ý cộng tuyến Mô hình t Sai số nghĩa Độ chấp Hệ số phóng đại B Beta chuẩn nhận phương sai 1 (Hệ số 0,567 0,168 3,374 0,001 tự do) f1 0,196 0,057 0,277 3,437 0,001 0,685 1,459 f2 0,194 0,050 0,316 3,916 0,000 0,683 1,464 f3 0,149 0,067 0,159 2,206 0,029 0,853 1,172 f4 0,012 0,055 0,018 ,228 0,820 0,714 1,401 a. Biến phụ thuộc: HLC 153 Bảng P4.6. Tóm tắt mô hình Các thống kê Hệ số Sai số Thay đổi Hệ số Hệ số Thay Bậc Bậc Mô xác định chuẩn Thay mức ý tương xác đổi hệ tự tự hình hiệu của hồi đổi giá nghĩa quan định số xác do do chỉnh quy trị F thống kê định 1 2 F 1 0,595a 0,354 0,336 0,60383 0,554 19,874 4 145 0,000 a. Các biến độc lập: (hệ số tự do), f4, f3, f1, f2 b. Biến phụ thuộc: HLC Bảng P 4.7. Phân tích phương sai (ANOVA) Tổng bình Độ trung Bình phương Độ tin Mô hình F phương bình trung bình cậy 1 Hồi quy 28,986 4 7,246 19,874 0,000b Phần dư 52,869 145 0,365 Tổng 81,855 149 a. Dependent Variable: HLC b. Biến độc lập: (hằng số), f4, f3, f1, f2 154 PHIẾU ĐIỀU TRA HỘ NÔNG DÂN DI CƯ TƯ DO Thôn/Bản............................Xã...........................................Huyện: ........................... I. Thông tin về hộ gia đình 1. Thông tin về chủ hộ - Họ tên chủ hộ: Giới tính:....................Tuổi: .................. - Dân tộc: ...Trình độ học vấn: ......................................... - Năm di cư vào Đắk Nông: :......................, Năm chính thức ở đây: ...................... - Nơi ở trước khi di cư: ............................................................................................ - Lý do di cư: ............................................................................................................ 2. Thông tin về HGĐ - Số nhân khẩu:Nam:Nữ: ................................. - Cơ cấu độ tuổi: Dưới 16 tuổi:.............; Từ 16 đến 60:..............Trên 60 tuổi: ....... - Số lượng lao động chính:......................., Nam:.................; Nữ: ............................ II. Điều kiện đất đai đang sử dụng của Hộ Trong đó (m2) Tổng số STT Loại ruộng đất (m2) Được Thuê, Tự khai Mua giao khoán, phá lại I Đất nông nghiệp 1 Đất ruộng a Đất trồng lúa b Đất trồng màu 2 Đất nương rẫy a Trồng lúa b Trồng màu 3 Đất trồng cây CN lâu năm a Cà phê 155 b Hồ tiêu c ..... 4 Đất lâm nghiệp a Rừng tự nhiên b Rừng trồng c Đất trống, đồi núi trọc 5 Ao hồ nuôi trồng thuỷ sản 6 Đất NN khác II Đất thổ cư III Đất khác Tổng diện tích đất của Hộ III. Tài sản, công cụ sản xuất và đồ dùng sinh hoạt 1. Loại nhà chính mà gia đình đang ở Loại nhà: .XD năm: Diện tích (m2): .. Giá trị (ước tính): .................... 2. Gia đình có sử dụng điện không? Có ; Không ; Loại nguồn điện: .............. 3. Gia đình có sử dụng nhà vệ sinh không? Có ; Không  Nếu có, là loại nào? ................................................................................................. 4. Gia đình sử dụng nguồn nước nào cho sinh hoạt hằng ngày: Giếng khoan , giếng đào , hệ tự chảy , bể nước mưa , nước suối  5. Gia đình có loại công cụ sản xuất nào? (Điền vào mục thích hợp) Số lượng Tổng giá trị hiện tại TT Loại công cụ (cái, chiếc) (ngh.đồng) Ghi chú 1 Ô tô (tải, bán tải) 2 Máy kéo, máy cày 3 Máy xay xát 4 Xe súc vật kéo 5 Máy phát điện 156 6 Bình phun thuốc sâu 7 Máy bơm nước 8 Máy tuốt lúa 9 Thuyền Cộng 6. Các đồ dùng có giá trị trong gia đình Số lượng Tổng giá trị hiện tại STT Tên đồ dùng Ghi chú (cái, chiếc, bộ) (ng.đồng) 1 Xe máy 2 Xe đạp 3 Tivi 4 Đầu video 5 Radio cassette 6 Máy điện thoại 7 Bếp ga 8 Tủ gỗ 9 Bàn ghế Cộng IV. Các hoạt động kinh tế chính của HGĐ Loại hình sản xuất, Đánh Số công Ước thu nhập TT kinh doanh của hộ dấu trong năm trong năm 1 Sản xuất nông nghiệp a Trồng lúa, màu b Làm nương rẫy c Trồng cây CN, CAQ 2 Sản xuất lâm nghiệp a Trồng rừng 157 b Bảo vệ rừng c Khai thác rừng 3 Nuôi trồng thủy sản 4 Tiểu thủ công nghiệp 5 Kinh doanh thương mại, dịch vụ 6 Xây dựng 7 Công chức, viên chức, công nhân 8 Ngành nghề khác (nếu có) a Xe ôm b Vận tải 9 Làm mướn Cộng V. Thu chi của hộ trong năm qua 1. Thu nhập trong năm qua của hộ gia đình Số Giá Thành Trong đó Loại sản phẩm ĐVT lượng bán tiền bán ra 1 Thu từ trồng trọt a Lúa, gạo b Ngô, khoai, sắn c Lạc, đậu d Cà phê, e Tiêu 2 Thu từ chăn nuôi a Trâu (kể cả nghé) 158 b Bò (kể cả bê) c Lợn (các loại) d Gia cầm (gà, vịt,.) 2 Thu từ hoạt động lâm nghiệp a Tiền công nhận khoán trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng b Khai thác gỗ từ rừng tự nhiên c Khai thác gỗ từ rừng trồng d Khai thác củi đun e Khai thác lâm sản khác g Săn bắt thú rừng 4 Từ nuôi trồng thuỷ sản a Cá b 5 Thu từ KD thương mại, DVụ 6 Thu từ làm thuê 7 Thu khác (XD, xe ôm, VT) a b Cộng 2. Các khoản chi tiêu trong năm qua các gia đình Thành tiền TT Các khoản chi Ghi chú (nghìn đồng) 1 Chi cho sản xuất a Sản xuất NN (giống, phân bón, các yếu tố SX khác) Chi trồng lúa, màu 159 Chi trồng Cây CN b Chi cho chăn nuôi (giống, thức ăn, phòng dịch ) c Các hoạt động sản xuất lâm nghiệp d Nuôi trồng thuỷ sản (giống, thức ăn, phòng bệnh) e Các khoản phải nộp (thuế NN , phí thuỷ lợi..) g 2 Chi cho sinh hoạt, đời sống a Lương thực, thực phẩm (gạo, thịt, rau.) b Mua sắm đồ gia dụng c Mua sắm quần áo d Khám chữa bệnh e Học hành của con cái g Tiền điện h 3 Chi phí hoạt động cộng đồng a Đóng góp cho địa phương b Ma chay, cưới xin c Thăm viếng người ốm đau, thai sản d 4 Chi khác: Cộng 3. Cân đối thu chi của HGĐ 4. Tình hình lương thực tự SX của HGĐ Tình trạng lương thực: Đủ dùng  Thiếu  Cách giải quyết: Mua  Vay mượn  Khó khăn: ................................................................................................................. 160 VII. Tiếp cận một số dịch vụ xã hội của HGĐ 1. Giáo dục - Khoảng cách từ nhà: Trường tiểu học:.. km; THCS: . km; THPT: ......... km - Gia đình hiện có mấy cháu đang trong độ tuổi đi học ? ........................................ Trong đó: Đang đi học: ; Chưa đi học: ; Đã bỏ học: ; Lý do bỏ học  - Gia đình có mấy người lớn (15 tuổi trở lên) không biết đọc, biếtviết: .................. - Khó khăn: ............................................................................................................... 2. Y tế - Thôn bản có cán bộ y tế không: ............................................................................. - Khoảng cách tới trạm y tế xã là: ........ km; Tới BV là: .................................... km. - Khi ốm đau, gia đình thường xử lý thế nào: .......................................................... Đến CB y tế thôn ; Đến trạm xá xã ; Đến BV ; Cúng ; Tự chữa  - Khó khăn: ............................................................................................................... 3. Chợ - Khoảng cách từ nhà tới chợ gần nhất: ............................................................. km - Gia đình thường mua hàng hóa thiết yếu ở đâu: Tại chợ ; Tại nhà ; Tại thôn  - Gia đình thường mua vật tư SX ở đâu: Tại chợ  Tại nhà  Tại thôn  - Gia đình thường bán nông sản ở đâu: Bán tại nhà ; Bán tại ruộng ; Bán tại chợ  - Khó khăn: ............................................................................................................... 4. Đường giao thông - Hiện tại đường giao thông ở khu vực mà gia đình đang sinh sống là loại đường nào? Đường nhựa ; Đường bê tông ; Đường đất ; Đường mòn  - Khoảng cách từ nhà đến đường giao thông chính là ..km. - Khoảng cách từ nhà đến Trung tâm xã là ..km, Đến huyện là: ....... km. - Khó khăn: 5. Điện - Gia đình có sử dụng điện cho sinh hoạt không: Có ; Không  161 - Gia đình có sử dụng điện cho sản xuất không: Có ; Không  Điện sử dụng từ nguồn nào: Điện lưới ; Máy phát điện ; Thuỷ điện gia đình  - Khoảng cách đường dây về nhà là: .................................................................... m. - Khó khăn: ............................................................................................................... 6. Vay vốn - Gia đình có vay tiền cho nhu cầu của mình không: Vay cho SXKD: Có ; Không ; Vay phục vụ đời sống: Có ; Không  - Gia đình thường vay tiền ở đâu: Ngân hàng  ; Họ hàng  Người quen  ; Khác  - Khó khăn: VII. Các khoản được chính quyền và các tổ chức trợ cấp, giúp đỡ trong năm qua - Gạo: ..............................................................................................kg. - Vải: ............................................................................................... m. - Dầu hoả thắp sáng ........................................................................ lít. - Muối I ốt, muối ăn: .....................................................................kg. - Hỗ trợ vay vốn: ...................................................................... đồng. - Hướng dẫn khuyến nông: ............................................................ lần. - Hỗ trợ học nghề: .............................................................................. - Chăm sóc y tế (ghi cụ thể): ............................................................... - Hỗ trợ sách, vở và đồ dùng học tập cho con em đi học: ................... - Cấp giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất: ....................................... - Hướng dẫn kê khai và đăng ký hộ khẩu: ......................................... - Định canh, định cư: .......................................................................... - Phương tiện nghe nhìn: .................................................................... VIII. Tự đánh giá mức độ ổn định cuộc sống của gia đình 1. Về kinh tế của gia đình + So với năm trước: Khá hơn  Như cũ  Kém hơn  + So với nơi ở trước đây: Khá hơn  Như cũ  Kém hơn  162 2. Về đời sống xã hội (y tế, văn hóa, hoạt động xã hội...) + So với năm trước: Khá hơn  Như cũ  Kém hơn  + So với nơi ở trước đây: Khá hơn  Như cũ  Kém hơn  3. Về sự hòa nhập với cộng đồng bản địa Không có sự phân biệt  Có sự phân biệt  IX. Những khó khăn, vướng mắc của các hộ trong ổn định cuộc sống và SX TT Vấn đề khó khăn Đánh dấu vào dòng thích hợp 1 Thiếu vốn 2 Thiếu đất đai 3 Thiếu phương tiện SX 4 Thiếu lao động 5 Cơ sở hạ tầng kém 6 Thiếu kiến thức SX 7 Thị trường tiêu thụ SP 8 Đau ốm, bệnh tật 9 Khó tham gia vào sinh hoạt tại địa phương 10 Khó khăn về nhà ở X. Đánh giá của các hộ di cư tự do về các nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống Đề nghị Ông Bà trả lời theo cảm nhận các câu hỏi sau đây với 5 mức độ cụ thể là: 1. Hoàn toàn không đồng ý; 2. Đồng ý mộ̣t phần; 3. Trung lập; 4. Đồng ý; 5. Hoàn toàn đồng ý. 163 I- Điều kiện SX của hộ gia đình di cư tự do 1 2 3 4 5 1 Có đủ đất để sản xuất nông nghiệp 2 Đất canh tác phù hợp với các loại cây trồng 3 Có đủ nước tưới phục vụ cho sản xuất 4 Địa điểm sản xuất gần với nơi ở II- Điều kiện sống hộ gia đình 1 Có nhà ở phù hợp với điều kiện của gia đình 2 Có đường xá đi lại thuận tiện 3 Gần chợ địa phương 4 Gần trường học 5 Gần cơ sở y tế 6 Có nguồn nước sạch phục vụ sinh hoạt III- Mức độ hưởng lợi từ các dịch vụ xã hội của địa phương 1 Được cung cấp điện 2 Được hưởng các dịch vụ y tế của địa phương 3 Con em được đi học các lớp tại địa phương 4 Được hưởng các chính sách ưu đãi của địa phương IV- Mức độ bình đẳng trong cuộc sống của hộ di cư 1 Được tham gia ý kiến tại các cuộc họp của địa phương 2 Được phổ biến đầy đủ các thông tin và chính sách 3 Được tham gia đầy đủ các hoạt động của cộng đồng 4 Được tham gia đầy đủ các đoàn thể chính trị, xã hội 5 Được bình đẳng trong sử dụng các nguồn tài nguyên V- Sự hỗ trợ, giúp đỡ của chính quyền địa phương 1 Có sự quản lý, hướng dẫn đầy đủ của chính quyền 2 Được hỗ trợ bố trí đất ở 3 Được hỗ trợ bố trí đất sản xuất 164 4 Được hỗ trợ, hướng dẫn cách thức sản xuất 5 Thuận lợi trong vay vốn tín dụng 6 Được hỗ trợ, giúp đỡ khắc phục các khó khăn VI- Mức độ hài lòng với cuộc sống của Hộ dân 1 Hài lòng với điều kiện sống 2 Hài lòng với điều kiện sản xuất 3 Hài lòng với điều kiện xã hội XI. Các đề xuất của hộ trong việc ổn định cuộc sống 1. Về đất đai 2. Về đăng ký hộ khẩu 3. Về cơ sở hạ tầng, giao thông 4. Về tín dụng 5. Về khuyến nông 6. Đề nghị khác Ngày tháng năm Chủ hộ ký tên Nguời điều tra 165

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_sinh_ke_cua_ho_nong_dan_di_cu_tu_do_tren_dia_ban_tin.pdf
  • pdfKTPT - TTLA - Dam Thi He.pdf
  • pdfTTT - Dam Thi He.pdf