Dự Án Xây Dựng Nguồn Nguyên liệu Cá Tra Nhằm Phục Vụ Cho Hoạt Động Chế Biến Xuất Khẩu

LỜI MỞ ĐẦU - Đồng Bằng Sông Cửu Long vốn đã có truyền thống nuôi cá tra từ rất lâu. Trước đây, cá tra được nuôi phổ biến trong các ao, hồ, bãi bồi và nuôi lồng, bè. Cá tra chủ yếu được nuôi trên các con sông lớn thuộc các tỉnh An Giang, Đồng Tháp . Và đến nay cá tra đã được nuôi ở hầu hết các tỉnh, thành trong cả nước, và đã đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ nội địa và cũng như cung cấp nguồn nguyên liệu cá thương phẩm cho các nhà máy chế biến phục vụ cho việc xuất khẩu. - Cùng với sự thành công về năng suất chăn nuôi, ngành công nghiệp chế biến cá tra cũng đã có sự tiến bộ vượt bậc. Mặc dù diện tích nuôi ngày càng được mở rộng, năng suất, sản lượng và kim ngạch xuất khẩu luôn tăng qua từng năm. Song bên cạnh đó, thì nghề nuôi cá tra tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long vẫn chưa thật sự ổn định và bền vững, và vẫn còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ như: ô nhiễm môi trường, biến động về thị trường giá cả, chất lượng của cá Bên cạnh đó, thì khủng hoảng kinh tế tài chính đã khiến cho các nhà nhập khẩu cá tra trên thế giới cũng rơi vào tình trạng khó khăn về năng lực tài chính. Và tất cả những điều này nó đã ảnh hưởng rất lớn đến việc xuất khẩu sản phẩm cá tra Việt Nam. - Hiện nay, mặc dù giá cá tra trên thị trường đã dần dần được khôi phục, nhưng vấn đề đặt ra ở đây, đó là sự thiếu nguồn nguyên liệu cá tra để cung ứng cho nhà máy chế biến xuất khẩu. Thực tế hiện tại , hầu hết các công ty chế biến chỉ thu mua được của người dân đạt khoảng từ 60% - 70% cá nguyên liệu, đó là chưa kể đến đã có nhiều hộ nuôi phải treo ao, không thả nuôi liên tục Do thiếu vốn hoặc do giá cả không đủ bù đắp chi phí nuôi .Và điều đó, đã gây ra tình trạng thiếu nguồn nguyên liệu cung cấp cho các nhà máy. Chính vì vậy, vấn đề cần đặt ra đó là cần phải có một vùng nguyên liệu ổn định và đảm bảo tốt về chất lượng nhằm phục vụ cho hoạt động chế biến xuất khẩu cá tra , mặt hàng từng được xem là biểu tượng của người dân đặc biệt là các tỉnh thuộc Đồng Bằng Sông Cửu Long. Chúng em chọn đề tài nghiên cứu: “Dự Án Xây Dựng Nguồn Nguyên liệu Cá Tra Nhằm Phục Vụ Cho Hoạt Động Chế Biến Xuất Khẩu” vì tính cấp bách của nó. Và nhận thấy đây cũng là một trong những mối lo ngại của các nhà máy chế biến xuất khẩu. Do đó, đề tài này như tìm ra một vùng nguyên liệu ổn định và đảm bảo tốt về chất lượng nhằm phục vụ cho hoạt động chế biến xuất khẩu. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI - Làm mô hình mẫu cho các nhà máy và các hộ nuôi cá thể. - Mục tiêu kinh tế: Đảm bảo nguồn nguyên liệu phục vụ cho việc xuất khẩu. - Mục tiêu xã hội: Giải quyết việc làm cho lao động ở địa phương. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI: Đối Tượng Nghiên Cứu: Nghiên cứu về quy trình thực hiện dự án cũng như tầm quan trọng về vấn đề môi trường trong quá trình nuôi. Phạm Vi Nghiên Cứu: Đặc điểm sinh thái con cá tra ở Đồng bằng sông Cửu Long mà điển hình là Tỉnh An Giang. Kết Cấu Đề Tài: Chương 1: Cơ Sở Lý Luận Chương 2: Thực Trạng hiện tại Chương 3: Một Số Giải Pháp Chương 5: Kết luận

doc32 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2794 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Dự Án Xây Dựng Nguồn Nguyên liệu Cá Tra Nhằm Phục Vụ Cho Hoạt Động Chế Biến Xuất Khẩu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU - Đồng Bằng Sông Cửu Long vốn đã có truyền thống nuôi cá tra từ rất lâu. Trước đây, cá tra được nuôi phổ biến trong các ao, hồ, bãi bồi và nuôi lồng, bè. Cá tra chủ yếu được nuôi trên các con sông lớn thuộc các tỉnh An Giang, Đồng Tháp... Và đến nay cá tra đã được nuôi ở hầu hết các tỉnh, thành trong cả nước, và đã đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ nội địa và cũng như cung cấp nguồn nguyên liệu cá thương phẩm cho các nhà máy chế biến phục vụ cho việc xuất khẩu. - Cùng với sự thành công về năng suất chăn nuôi, ngành công nghiệp chế biến cá tra cũng đã có sự tiến bộ vượt bậc. Mặc dù diện tích nuôi ngày càng được mở rộng, năng suất, sản lượng và kim ngạch xuất khẩu luôn tăng qua từng năm. Song bên cạnh đó, thì nghề nuôi cá tra tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long vẫn chưa thật sự ổn định và bền vững, và vẫn còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ như: ô nhiễm môi trường, biến động về thị trường giá cả, chất lượng của cá.... Bên cạnh đó, thì khủng hoảng kinh tế tài chính đã khiến cho các nhà nhập khẩu cá tra trên thế giới cũng rơi vào tình trạng khó khăn về năng lực tài chính. Và tất cả những điều này nó đã ảnh hưởng rất lớn đến việc xuất khẩu sản phẩm cá tra Việt Nam. - Hiện nay, mặc dù giá cá tra trên thị trường đã dần dần được khôi phục, nhưng vấn đề đặt ra ở đây, đó là sự thiếu nguồn nguyên liệu cá tra để cung ứng cho nhà máy chế biến xuất khẩu. Thực tế hiện tại , hầu hết các công ty chế biến chỉ thu mua được của người dân đạt khoảng từ 60% - 70% cá nguyên liệu, đó là chưa kể đến đã có nhiều hộ nuôi phải treo ao, không thả nuôi liên tục…Do thiếu vốn hoặc do giá cả không đủ bù đắp chi phí nuôi .Và điều đó, đã gây ra tình trạng thiếu nguồn nguyên liệu cung cấp cho các nhà máy. Chính vì vậy, vấn đề cần đặt ra đó là cần phải có một vùng nguyên liệu ổn định và đảm bảo tốt về chất lượng nhằm phục vụ cho hoạt động chế biến xuất khẩu cá tra , mặt hàng từng được xem là biểu tượng của người dân đặc biệt là các tỉnh thuộc Đồng Bằng Sông Cửu Long. Chúng em chọn đề tài nghiên cứu: “Dự Án Xây Dựng Nguồn Nguyên liệu Cá Tra Nhằm Phục Vụ Cho Hoạt Động Chế Biến Xuất Khẩu” vì tính cấp bách của nó. Và nhận thấy đây cũng là một trong những mối lo ngại của các nhà máy chế biến xuất khẩu. Do đó, đề tài này như tìm ra một vùng nguyên liệu ổn định và đảm bảo tốt về chất lượng nhằm phục vụ cho hoạt động chế biến xuất khẩu. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI - Làm mô hình mẫu cho các nhà máy và các hộ nuôi cá thể. - Mục tiêu kinh tế: Đảm bảo nguồn nguyên liệu phục vụ cho việc xuất khẩu. - Mục tiêu xã hội: Giải quyết việc làm cho lao động ở địa phương. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI: Đối Tượng Nghiên Cứu: Nghiên cứu về quy trình thực hiện dự án cũng như tầm quan trọng về vấn đề môi trường trong quá trình nuôi. Phạm Vi Nghiên Cứu: Đặc điểm sinh thái con cá tra ở Đồng bằng sông Cửu Long mà điển hình là Tỉnh An Giang. Kết Cấu Đề Tài: Chương 1: Cơ Sở Lý Luận Chương 2: Thực Trạng hiện tại Chương 3: Một Số Giải Pháp Chương 5: Kết luận Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN I. Khái Quát Về Đồng Bằng Sông Cửu Long: - Đồng bằng sông Cửu Long nằm tiếp giáp với TP Hồ Chí Minh, các tỉnh miền Đông (khu vực kinh tế năng động nhất Việt Nam), biên giới với Campuchia, và được bao bọc bởi biển Đông, biển Tây - vịnh Thái Lan, nằm trong khu vực có đường giao thông hàng hải và hàng không quốc tế quan trọng, giữa Nam Á, Đông Á, Châu Úc và rất gần các nước Đông Nam Á như Thái Lan, Singapore, Malaixia, Philippin, Indonesia... - Đồng Bằng Sông Cửu Long có hệ thống sông ngòi chằng chịt với hai dòng sông Tiền và sông Hậu là điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản vì dễ dàng trong hoạt động lấy nước, và cộng với kỹ thuật nuôi không quá khó nên nghề nuôi cá tra ở khu vực này phát triển mạnh nhất là trong vài năm trở lại đây và đặc biệt là ở hai tỉnh An Giang và Đồng Tháp. Ở đây có một nhiệt độ tương đối ổn định trong toàn vùng, trung bình là 280C.  Một năm chia làm hai mùa: mùa mưa và mùa nắng. Những đặc điểm khí hậu trên đã tạo ra ở Đồng bằng sông Cửu Long những lợi thế riêng mà các nơi khác khó có được. Và đây cũng là nơi ít xảy ra thiên tai do khí hậu đặc biệt là bão. - Đồng bằng sông Cửu Long lấy nước ngọt từ sông Mêkông và nước mưa. Cả hai nguồn này đều đặc trưng theo mùa một cách rõ rệt. Chính lượng nước và khối lượng phù sa đó trong quá trình bồi bổ lâu dài đã tạo nên Đồng bằng châu thổ phì nhiêu ngày nay. - Năm 2005, toàn vùng Đồng bằng sông Cửu Long chỉ có 103 nhà máy chế biến đông lạnh với tổng công suất thiết kế đạt trên 638 ngàn tấn, trong đó có 36 nhà máy có chế biến cá tra, tổng công suất thiết kế đạt gần 273 ngàn tấn/năm. Đến nay, số lượng nhà máy chế biến cá tra, cá basa đã tăng lên thành 84 nhà máy với tổng công suất đạt gần 1 triệu tấn/năm. Và đây cũng là một tính hiệu tốt cho ngành nuôi trồng thủy sản trong toàn và phát triển nền kinh tế của cả nước. II. Những Đặc Tính Của Con Cá Tra: 1. Giá Trị Dinh Dưỡng: - Cá tra có tên tiếng Anh là Sutchi catfish và tên khoa học là Pangasius hypophthalmus là một trong những đối tượng nuôi trồng thủy sản đang được phát triển với tốc độ nhanh tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long. Và là một trong những loài cá có giá trị xuất khẩu cao. Cá tra của Việt Nam được nhiều thị trường ưa chuộng vì màu sắc cơ thịt trắng, thịt cá thơm ngon hơn so với các loài cá da trơn khá. - Trong dinh dưỡng học, người ta đã biết cá là một món ăn quý có nhiều protein, nhiều chất khoáng quan trọng và có gần đủ các loại vitamin, đặc biệt nhiều vitamin A và D trong gan cá và một số vitamin nhóm B. Hơn thế nữa, cá Tta là loài có giá trị dinh dưỡng cao vì thành phần dinh dưỡng chứa nhiều chất đạm, ít béo, nhiều EPA và DHA, ít cholesterol. - Lượng protein trong cá tra vào khoảng 23% đến 28%, tương đối cao hơn các loài cá nước ngọt khác. Các protein của cá đều dễ tiêu hóa và dễ hấp thu hơn thịt. Quan trọng hơn nữa là thành phần các protein trong cá tra vừa có chứa đầy đủ các acid amin cần thiết cho cơ thể lại vừa có tỷ lệ các acid amin thiết yếu (EAA) rất cân bằng và phù hợp với nhu cầu EAA của con người. - Về chất béo, hàm lượng chất béo trong cá tra ít hơn so với thịt nhưng chất lượng mỡ cá lại tốt hơn. Các acid béo chưa no hoạt tính cao chiếm từ 50% - 70% trong tổng số lipid bao gồm oleic, linoleic, linolenic... Các acid béo này là vật chất quan trọng hỗ trợ cho nhiều cơ quan trong cơ thể như hệ thần kinh, hệ tuần hoàn. Nhiều nghiên cứu khoa học đã phát hiện rằng, trong chất béo chưa bão hòa của cá tra có chứa nhiều acid béo Omega 3 (EPA và DHA). Đây là các acid béo quan trọng mà cơ thể chúng ta không thể tự tổng hợp được nên bắt buộc phải được cung cấp từ thức ăn. Chất DHA giữ vai trò quan trọng trong quá trình sinh trưởng của tế bào não và hệ thần kinh, có ảnh hưởng tới năng lực tìm tòi, phán đoán, tổng hợp của não. DHA được xem là không thể thiếu trong giai đoạn trẻ em đang phát triển, thanh niên hoặc những người lao động trí óc thường xuyên. Nếu cơ thể thiếu DHA, bộ não sẽ trì trệ, trí nhớ giảm sút, kém thông minh. Chất EPA cũng có nhiều trong acid béo chưa bão hòa của cá và có tác dụng phòng chống bệnh xơ vữa động mạch và nhồi máu cơ tim. Như vậy, EPA rất cần thiết cho người cao tuổi cũng như người tiêu dùng trong độ tuổi lao động. Ngày nay, các nhà khoa học đã cho biết thêm hàm lượng Cholesterol trong cá tra cực kỳ thấp, chỉ chiếm khoảng 0.02% thành phần thịt cá. Thành phần dinh dưỡng của cá Tra thành phẩm: Thành phần dinh dưỡng trên 100g thành phẩm ăn được   Tổng năng lượng cung cấp (calori)  Chất đạm (g)  Tổng lượng chất béo (g)  Chất béo chưa bão hòa (có DHA, EPA) (g)  Cholesterol (%)  Natri (mg)   124.52  23.42  3.42  1.78  0.025  70.6   Một Số Sản Phẩm Đặc Trưng Chế Biến Từ Cá Tra .   2. Sản Xuất Bột Canxi Từ Xương Cá Tra: - Xương cá được xem như một nguồn tiềm năng cung cấp canxi, một nguyên tố rất cần thiết cho sức khỏe của con người. Thông thường canxi được thu nhận thông qua ăn uống thực phẩm một cách tự nhiên. Tuy nhiên, do nhiều người không có điều kiện ăn uống thực phẩm giàu canxi tự nhiên nên cơ thể thiếu canxi trầm trọng, có nguy cơ bị loãng xương, nên cần được bổ sung canxi dưới dạng viên thuốc, dịch hoặc sử dụng thực phẩm có bổ sung canxi.  - Các nghiên cứu cho thấy, việc bổ sung canxi thông qua thực phẩm có lợi hơn là thông qua uống viên canxi, vì hấp thụ tốt hơn và tránh việc lắng đọng canxi tạo sỏi thận. Vì vậy, việc nghiên cứu tìm các nguồn canxi bổ sung vào chế độ ăn uống là vấn đề rất cần thiết. Những tài liệu khoa học cho thấy những con cá nhỏ là nguồn thực phẩm dinh dưỡng giàu canxi và cũng đã có nhiều nghiên cứu về hấp thụ canxi từ xương cá vào cơ thể. Tuy nhiên, cũng rất ít tài liệu nói về lợi ích của xương những con cá lớn đối với sức khỏe con người. - Xương của những con cá lớn cũng là một nguyên liệu rất giàu canxi. Để có thể bổ sung xương cá vào một số loại thực phẩm để tăng cường canxi thì cần phải làm mềm cấu trúc của nó. Một số phương pháp có thể làm mềm xương như: sử dụng nước nóng, đun nóng với dung dịch acid acetic, NaOH hay dùng enzyme để thủy phân xương cá.  - Chất lượng sản phẩm cuối cùng được đánh giá thông qua các chỉ tiêu hóa sinh và cảm quan. Kết quả khảo sát phụ phế liệu cá tra cho thấy trong các bộ phận phụ phẩm, xương cá có hàm lượng tro khá cao với thành phần canxi chiếm tỷ lệ cao nhất so với các bộ phận khác. - Tuy nhiên, để sản phẩm có thể được ứng dụng trong lĩnh vực thực phẩm, đặc biệt dùng làm chất bổ sung canxi cho thực phẩm con người, thì cần có nhiều nghiên cứu sâu hơn về quy trình tinh chế và sản xuất bột xương, đồng thời giá trị sinh học canxi của bột xương cũng cần được nghiên cứu nhằm xác định rõ giá trị, chất lượng của sản phẩm, từ đó xác định giới hạn khả năng ứng dụng của sản phẩm thu được. 3. Sản Xuất Xăng BioDiesel Từ Mỡ Cá Tra: - Mỗi năm Đồng bằng sông Cửu Long thải ra hơn 30.000 tấn mỡ cá tra. Tuy mỡ cá được tận dụng bán cho cơ sở sản xuất mỡ bôi trơn, thức ăn chăn nuôi nhưng đầu ra, giá cả còn khá bấp bênh nên lắm khi dư thừa gây ô nhiễm. Và ngày nay, người ta đã nghiên cứu và sản xuất thành công dầu BioDiesel từ mỡ cá, là một loại dầu sạch và cá giá trị kinh tế khá cao. Chương 2: THỰC TRẠNG I. Những Thuận Lợi Và Khó Khăn Khi Nuôi Cá Tra 1. Thuận Lợi: - Chất lượng và lưu lượng nước của sông Tiền và sông Hậu. + Lưu lượng nước: Vào mùa mưa lũ, lưu lượng nước dao động từ 18.8000 m3/giây - 48.700 m3/giây cao gấp 9 - 23 lần so với lưu lượng vào mùa khô.  + Nhiệt độ: Biến thiên không nhiều, cao nhất là 310C vào tháng 5 và tháng 10, thấp nhất 260C vào tháng giêng. Biên độ chênh lệch trong ngày khoảng 1.50C, nhiệt độ trên tầng mặt cao hơn dưới đáy 2 - 30C. + Độ trong và pH: Trong mùa khô, độ trong của nước từ 40 - 60 cm và pH khoảng 7.5. Mùa mưa, độ trong chỉ 8 - 10cm và pH nước sông khá ổn định là đặc điểm rất có lợi cho đời sống của thủy sinh vật và cá.  + Các chất khí hòa tan: ở sông Tiền và sông Hậu nước tương đối thoáng sạch, dưỡng khí đầy đủ (4.3 - 9.7 mg/lít), hàm lượng khí cacbonic thấp (1.7 - 5.2mg/lít) nghĩa là nằm dưới giới hạn có hại đối với cá và sinh vật dưới nước. Ngoài ra không có các khí độc trong nước sông.  - Nguồn con giống phong phú. - Kinh nghiệm nuôi được tích lũy qua nhiều năm của nhân dân địa phương.  - Cá tra cũng đã có được thị trường xuất khẩu với nhu cầu số lượng lớn.  2. Khó Khăn: a. Môi Trường Nước: - Như chúng ta đã biết, trong nuôi trồng thủy sản thì môi trường nước có vai trò quan trọng, nhưng giai đoạn hiện nay, môi trường nước đang là một vấn đề cấp thiết và nan giải. Nghề nuôi cá tra đã có từ rất lâu, từ khi thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu kinh tế cây trồng, vật nuôi trong sản xuất nông nghiệp, dần dần nông dân chuyển những vùng đất trồng lúa, màu không có hiệu quả sang đào ao nuôi cá, đặc biệt là nuôi cá tra. Ngoài việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi còn do người dân nuôi tự phát khi giá cá tra tăng đột biến thì người dân đổ xô nhau nuôi cá làm diện tích tăng ồ ạt nên làm ảnh hưởng đến môi trường nghiêm trọng do nước thải cá tra không được xử lý và bùn ở đáy ao làm ảnh hưởng đến nguồn nước và sinh hoạt người dân. Với tình hình hiện nay, do tốc độ phát triển quá nóng, phá vỡ quy hoạch, diện tích nuôi ngày càng tăng thì môi trường nước càng xấu, và tình hình ô nhiễm môi trường ở những vùng nuôi đã đến mức báo động. + Ô nhiễm nguồn nước là do các hộ nuôi chủ yếu thải chất thải từ ao nuôi đều được đưa thẳng ra sông, kênh, rạch. Thực tế cho thấy, nuôi cá trong ao, hầm, chỉ có 17% thức ăn được cá hấp thụ, phần còn lại khỏang 83% hòa lẫn, lắng đọng trong môi trường nước trở thành chất hữu cơ bị phân hủy. Đây là nguồn chất thải cực kỳ nguy hiểm, và là nguyên nhân quan trọng dẫn đến sự biến đổi nguồn nước trên sông, rạch. Theo các nhà chuyên môn cho biết, thì cứ 1kg cá tra thịt sẽ thải ra môi trường nước 3kg chất thải. Vậy với sản lượng hằng năm là nuôi khá phổ biến như hiện nay thì lượng chất thải phải thải ra môi trường một con số rất lớn. Nếu như, không có biện pháp nào xử lý và ngăn chặn kịp thời thì đến một lúc nào đó nguồn lợi từ cá tra dần dần mất đi và nuôi thủy sản sẽ không còn nữa. Theo ông Nguyễn Văn Thanh, giám đốc sở thủy sản An Giang cho biết : “Đa số những hộ nuôi cá tra hầm đều không xây dựng hệ thống ao lắng để xử lý nước trước khi cho vào ao nuôi và xử lý nước thải trước khi thả ra sông rạch, đó là nguyên nhân chính gây ô nhiễm nguồn nước”. - Đây chính là những nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước, khi mà lượng chất thải vượt quá sức chứa của nguồn nước ở đây sẽ dẫn đến phá vỡ cân bằng sinh thái. Lúc đó, không chỉ thiệt hại cho chính người nuôi cá mà tác động xấu đến nguồn nước ngọt trực tiếp hoặc gián tiếp sử dụng cho sản xuất nông nghiệp, nguồn nước sinh hoạt cho cư dân. Tác Động Của Nguồn Nước Nuôi Cá Tra: Tác Động Tiêu Cực: - Nguồn tài nguyên nước ở những khu vực nuôi đang biến đổi cả về trạng thái lẫn chất lượng… không những đe dọa đến phát triển bền vững nền kinh tế - xã hội mà còn tác động đến sức khỏe của con người và các hệ sinh thái gần khu vực nuôi. - Môi trường nước bị ô nhiễm trầm trọng ảnh hưởng đến người dân đặc biệt là người nghèo do hầu hết các ao nuôi không có hệ thống xử lý nước thải, phần lớn đều đổ ra kênh rạch ảnh hưởng đến sinh hoạt của người dân nơi đây. Mặc khác, ô nhiễm nguồn nước còn tác động trở lại đối với những người nuôi cá do những hộ nuôi trên nguồn nước thải nước trong ao nuôi cá tra mà không xử lý, hộ dưới nguồn nước bơm vào ao. Vì vậy, khi một ao nuôi bị dịch bệnh thì các ao khác kéo theo cũng bị bệnh làm cho cá chết hàng loạt gây thiệt hại rất lớn cho người nuôi. Tác Động Tích Cực: - Nguồn nước nuôi cá tra có tác động rất lớn đến người dân, nếu không được xử lý triệt để thì nguồn nước này sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt cho người dân, ô nhiễm quá nặng thì không nuôi thủy sản được. Tuy nhiên, nó cũng tác động mạnh mẽ đến những người dân nghèo khi họ biết tận dụng trong sản xuất nông nghiệp để làm giảm chi phí, tăng năng suất sẽ giúp họ thoát khỏi cảnh đói nghèo và giảm ô nhiễm môi trường như là mô hình nuôi trứng nước, thải nước vào ruộng sẽ làm tăng năng suất lúa… b. Lãi suất Ngân Hàng: - Từ đầu năm 2009 đến nay, giá thức ăn thủy sản, xăng dầu... đã tăng mạnh. Đặc biệt lãi suất tiền vay từ các Ngân hàng ở mức 1.1%/tháng trở xuống, giờ đã vọt lên ở mức từ 1.2 - 1.5% tháng trở lên. Tuy nhiên, hầu hết các ngân hàng rất hạn chế cho nông dân vay vốn để nuôi cá tra. Trong khi đó, nuôi cá tra đòi hỏi vốn đầu tư lớn. Nếu vay vốn ngân hàng không được, thì vay nóng ở bên ngoài có thể chịu lãi suất tới 30 - 40%/tháng, nên nhà nông rất khó phát triển cá tra. - Hiện nay, nông dân có cá tới lứa thu hoạch, trừ chi phí mỗi ký cá thu lợi nhuận từ 1.000 - 1.500 đồng. Tuy nhiên, sau khi thu hoạch cá, phần lớn nông dân đều chọn giải pháp “tạm thời treo ao” vì những lý do nêu trên. Theo Cục Nuôi trồng thủy sản Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, vào thời điểm cuối 12/2009, tổng diện tích nuôi cá tra tại các tỉnh, thành Đồng Bằng Sông Cửu Long là hơn 6.000ha. Diện tích đã thu hoạch trong năm 2009 là 4.722ha, với sản lượng đạt hơn 1 triệu tấn. Còn trong năm 2010, diện tích nuôi cá hiện thả nuôi mới chỉ hơn 2.000ha. Lượng cá tra tiêu thụ từ đầu năm 2010 đến nay đạt trên 450.000 tấn. Với sản lượng và diện tích nuôi cá tra sụt giảm thê thảm như hiện nay, chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của các nhà máy thủy sản và công ăn việc làm của người lao động trong lĩnh vực này. Do vậy, rất cần sự hỗ trợ của Nhà nước về vốn và những chính sách liên kết giữa doanh nghiệp với người nuôi chặt chẽ hơn, có như vậy thì con cá tra một trong những nguồn lợi thủy sản thu ngoại tệ của quốc gia mới phát huy được thế mạnh. c. Giá Cả: - Vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, đến nay, cá tra đã vươn lên dẫn đầu kim ngạch xuất khẩu thủy sản cả nước. Nhưng bên cạnh đó, có một nghịch lý đó là hiện nay người nuôi cá tra đang trong cảnh rất khó khăn và hưởng lợi rất ít, đầu ra sản phẩm vẫn bấp bênh, chưa đảm bảo phát triển ổn định…Trong những năm gần đây giá cá tra liên tục ở mức thấp, trong khi các yếu tố đầu vào như: con giống, chi phí thuê ao, nhân công, thuốc thú y và đặc biệt là giá thức ăn tăng cao làm cho nhiều hộ nuôi bị lỗ. Cho nên diện tích nuôi cá tra xuất khẩu cả nước phát triển chậm so với dự kiến. Phần lớn diện tích được thả nuôi với mật độ thưa, sản lượng thấp do thiếu vốn sản xuất. Đa phần người nuôi đang mắc nợ ngân hàng, không còn tài sản thế chấp nên không thể tiếp cận nguồn vốn hỗ trợ lãi suất của Chính phủ. - Khảo sát mới nhất về thực trạng người nuôi cá tra tại Tỉnh An Giang cho thấy: Từ 70 - 80% người nuôi cá xuất khẩu đang chịu lỗ. Toàn Tỉnh hiện có 2.854 hộ vay nuôi cá tra với tổng số vốn gần 1.500 tỷ đồng. Trong số này có 152 hộ nợ quá hạn với số vốn 52 tỷ đồng. Hầu hết người nuôi đều không còn tài sản thế chấp để các ngân hàng hỗ trợ vay các khoản vay mới. - Mặc dù Hiện nay, nhu cầu sản phẩm cá tra được khẳng định sẽ tăng mạnh trong thời gian tới nhưng hiện tại giá cá tra nguyên liệu tại Đồng bằng sông Cửu Long vẫn ở mức thấp. “Với mức giá này thì người nuôi vẫn còn rất khó khăn, với giá thành cao và giá bán thấp như hiện nay, người nuôi không thể nào có lãi. Trong khi đó, ngân hàng nghe nói vay nuôi cá là rất sợ vì ngoài điều kiện thế chấp thì nguy cơ rủi ro cũng rất cao”. Có thông tin cho rằng, sở dĩ giá hiện nay nhiều doanh nghiệp tiêu thụ cá tra nguyên liệu cầm chừng, giá thấp là do tập trung giải phóng lượng hàng tồn trữ trước đó. Mặt khác, qua các phương thức mà nhiều doanh nghiệp tự xây dựng vùng nguyên liệu riêng đáp ứng vài chục phần trăm nhu cầu sản xuất. Khi có nhu cầu thì việc ưu tiên tiêu thụ cho sân nhà bao giờ cũng được tính đến. II. Thực Trạng Xuất Khẩu Cá Tra Nước Ta Hiện Nay: - Theo tin từ Hiệp Hội thuỷ sản, xuất khẩu cá tra của cả nước 8 tháng đầu năm 2009 đã giảm 7.3% so với cùng kỳ ngoái, chiếm trên 1/4 mức sụt giảm xuất khẩu thuỷ sản của cả nước. Riêng trong tháng 8, xuất khẩu cá tra giảm trên 20% cả về khối lượng và giá trị so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó,  thị trường EU đã sụt giảm mạnh về khối lượng và giá trị nhập khẩu mặt hàng này với tỉ lệ tương ứng là 14% và 19%. Thị trường Ai Cập, vốn được coi là thị trường tiềm năng ở Trung Đông, nhưng cũng giảm trên 40% việc nhập khẩu cá tra Việt Nam. - Năm 2009, xuất khẩu cá tra khá lao đao bởi những rào cản từ các nước nhập khẩu chính, và trong khi đó thì nguồn cung cấp nguyên liệu trong nước cũng không ổn định. Việc Mỹ dự định đưa cá tra của Việt Nam vào danh mục cá da trơn theo “Luật Nông nghiệp 2008” là một điều bất lợi cho con cá tra vốn đã bị đánh bởi thuế chống bán phá giá. Bên cạnh đó, những chỉ trích của các phương tiện truyền thông một số nước Châu Âu, Trung Đông đã làm hạn chế xuất khẩu con cá này. Bên cạnh những biến động về thị trường, vấn đề về giá và nguồn cung nguyên liệu không ổn định cũng là một yếu tố tác động giảm xuất khẩu cá tra. Theo tin từ Hiệp hội Nghề nuôi và Chế biến thủy sản An Giang cho biết, giá cá tra nguyên liệu thời gian gần đây tăng từ 15.000 – 17.000 đồng/kg. Tuy nhiên, theo phản ánh của nhiều người nuôi vẫn còn bị lỗ từ 800 - 1.000 đồng/ kg. Để duy trì sản xuất, một số công ty chế biến thủy sản đã áp dụng hình thức hợp đồng với người nuôi theo phương thức doanh nghiệp cung cấp 1.6kg thức ăn chăn nuôi và 2.500 đồng cho người nuôi để đổi lấy 1kg cá nguyên liệu. - Trong thời gian tới xuất khẩu cá tra sang thị trường Châu Âu và Trung Đông đang bị đe doạ bởi những thông tin không tốt về cá tra của Việt Nam, cùng với “Luật Nông nghiệp 2008” của Mỹ sẽ tiếp tục là những trở ngại đối với xuất khẩu cá tra của Việt Nam. Tuy nhiên, mặt hàng này đã, đang và sẽ tiếp tục có lợi thế cạnh tranh và được nhiều thị trường mới đón nhận. III. Thực Trạng Về Vấn Đề Xử Lý Nước Thải Từ Các Chủ Hộ Nuôi: - Hiện nay, các cơ sở nuôi cá da trơn đang phát triển mạnh trong những năm gần đây và gây ô nhiễm môi trường cho Tỉnh An Giang nói chung riêng và Đồng bằng sông Cửu Long nói chung. - Phong trào nuôi cá da trơn của Tỉnh An Giang phát triển từ rất lâu, và diện tích nuôi luôn thay đổi liên tục. Hiện tại phần lớn các hộ nuôi cá tra đều nuôi theo hình thức nuôi nhốt cá trong ao. Diện tích các ao nuôi dao động từ 1.500 m2 - 16.000 m2, phổ biến nhất là 2.500 m2/ao. Mỗi hộ nuôi thường có 1 - 20 ao nuôi, phổ biến là 3 - 4 ao nuôi/hộ. - Để đánh giá hiện trạng môi trường các cơ sở nuôi cá da trơn, Chi cục Bảo vệ môi trường Tỉnh đã thu và phân tích 6 mẫu nước thải tại 6 cơ sở nuôi cá da trơn. Qua kết quả phân tích cho thấy, nước thải phát sinh trong quá trình nuôi đã bị ô nhiễm vi sinh do tổng Coliform vượt tiêu chuẩn Việt Nam từ 1.53 - 15.3 lần và chất rắn lơ lửng vượt tiêu chuẩn Việt Nam từ 1.18 - 2.7 lần, còn các thông số khác như: pH, COD…đều nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 24: 2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp. Bên cạnh đó, thì ý thức thực hiện các thủ tục về bảo vệ môi trường của các chủ hộ nuôi chưa cao, chỉ có 2 cơ sở có lập Bản cam kết về bảo vệ môi trường, còn tất cả các cơ sở khác thì đều chưa thực hiện chương trình giám sát môi trường và giấy phép xả nước thải vào nguồn nước. - Các cơ sở đều có biện pháp xử lý rác thải sinh hoạt đạt yêu cầu, không gây ô nhiễm môi trường. Mùi hôi phát sinh từ cá chết, ảnh hưởng cục bộ tại cơ sở, do các cơ sở nuôi cá tập trung ven sông lớn, nên mùi hôi ít ảnh hưởng đến sức khỏe người dân khu vực. Tuy nhiên, việc xử lý bùn đáy ao không đảm bảo, chỉ có 1 cơ sở có đầu tư xây dựng ao chứa bùn đáy, còn các cơ sở còn lại đều không có biện pháp xử lý bùn đáy ao, chủ yếu là thải trực tiếp ra sông, kênh, rạch. Nguồn gây ô nhiễm môi trường do các cơ sở thuộc loại hình này gây ra là do nước thải phát sinh trong suốt quá trình nuôi. Chỉ có 1 trên 9 cơ sở có biện pháp tuần hoàn nước thải để tái sử dụng, còn các cơ sở còn lại đều không có biện pháp xử lý nước thải đúng kỹ thuật, nước thải được thải trực tiếp ra sông, kênh, rạch. - Qua đó cho thấy các cơ sở đều đã gây ô nhiễm hoặc tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, vi phạm các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường. Tình hình phát triển các cơ sở nuôi cá da trơn trong tương lai sẽ đặt ra các vấn đề lo ngại về an sinh xã hội, môi trường… Do đó, vấn đề kiểm soát chất thải, các loại thuốc, hóa chất dùng trong nuôi cá cần phải được quan tâm ngay từ bây giờ. IV. Quy Trình Kỹ Thuật Nuôi: 1. Bảng Lịch Trình: STT  Tên Công Việc  Công Việc Sau Đó  Thời Gian (Ngày)   1  Chọn Vị Trí Nuôi (A)  -  1   2  Đào Ao (B)  A  3   3  Xử Lý Ao (C)  B  4   4  Cho Nước Vào Ao (D)  C  2   5  Chọn Cá Giống (E)  -  1   6  Chuẩn Bị Thức Ăn Và Thuốc Ngừa Bệnh (F)  E  1   7  Thả Cá (G)  D, F  1   8  Chăm Sóc Và Kiểm Tra Cá Trong Quá Trình Nuôi (H)  G  180   9  Thu Hoạch Cá Khi Đến Vụ (I)  H  5   10  Xử Lý Nước Thải Sau Khi Thu Hoạch (J)  K  1   2. Sơ Đồ PERT Thể Hiện Công Việc: 2 B3 4 C4 5 8 I5 9 A1 D2 J1 H180 1 E1 F1 G1 3 6 7 10 3. Thực Hiện Chi Tiết Các Công Việc: a. Chọn Vị Trí Ao Nuôi: - Ao nuôi cá phải gần kênh hay rạch nhằm tiện lợi cho việc cấp và thoát nước, đất chua phèn, và nên chọn ao có bóng mát. b. Đào Ao: - Đào theo có diện tích theo kế hoạch của dự án, nên đào ao theo hình chữ nhật, chiều dài gấp 2 - 3 lần chiều ngang, độ sâu không quá 3m thường thì đào sâu khoảng 1.2 - 3m. Theo kế hoạch của dự án thì diện tích mỗi ao là 10.000m2 vì thế, thời gian dự kiến là 3 ngày. c. Xử Lý Ao: - Đáy ao phải sang bằng, vét hết bùn, dùng vôi bón sạch đáy ao (15kg/100m2), bờ ao phải chắc chắn, không sạc lỡ. Sau khi làm xong công việc đào ao, cần phơi đáy ao 2 ngày. d. Cho Nước Vào Ao: - Sau khi thực hiện xong công đoạn trên, ta tiến hành cho nước vào ao. Nước phải đảm bảo các hàm lượng hóa học nhất định, độ pH từ 6.5 - 8.5. Oxy hòa tan phải lớn hơn hay bằng 3mg/lít. Các chỉ số COD và BOD5 (200c) phải dưới 10mg/lít. Giai đoạn này khá quan trọng, nên nhờ các kỹ sư tư vấn và thực hiện đúng quy tắc. sau khi cấp nước vào ao, ta để ao 3 ngày sau mới thả cá. e. Chọn Cá Giống: - Bên cạnh các công việc trên, ta nên tiến hành chọn cá giống song song trong quá trình thưc hiện dự án nhằm tiết kiệm thời gian cho dự án. Chọn cá theo kế hoạch của dự án, cá không chứa kháng sinh, có giấy chứng nhận kiểm dịch, không xay xát, và không mất nhớt, không có dị hình. Có thể quan sát cá bơi nhanh để chọn cá dễ dàng. Đây cũng là công đoạn quan trọng, nên tham khảo ý kiến của các kỹ sư trong quá trình chọn. f. Chuẩn Bị Thức Ăn Và Thuốc Phòng Bệnh Cho Cá: - Sau khi chọn cá, ta phải chuẩn bị thức ăn và thuốc cho cá. Thức ăn phải phù hợp với từng giai đoạn phát triển của cá. Không nên trữ thức ăn quá nhiều, phải phù hợp với lịch ăn của cá, nhằm tiết kiệm chi phí trữ và đảm bảo chất lượng của thức ăn. Thuốc phải phù hợp với giai đoạn ngừa bệnh cho cá, nên chọn các loại thuốc có tiêu chuẩn, và nguồn gốc rõ ràng, trong hạn sử dụng. g. Thả Cá: - Sau khi chuẩn bị thức ăn và nước trong ao đã bảo đảm chất lượng, thì ta tiến hành thả cá. Số lượng cá thả phải đảm bảo theo kế hoạch của dự án. Không nên thả cá quá dày trong ao. Thả cá phải nhẹ nhàng nhằm tránh làm cá bị sóc. Bên cạnh đó, cá phải được thả đều trong ao, không thả tập trung. Lưu ý ta nên thả cá vào lúc thời tiết mát, không quá nóng. (Nên thực hiện vào ban đêm). h. Chăm Sóc Và Kiểm Tra Cá Trong Quá Trình Nuôi: - Cần lên lịch cho cá ăn ổn định, đúng giờ, đảm bảo không để cá quá đói. Thức ăn cho cá phải hợp vệ sinh và không quá dư thừa. Mỗi ngày nên cho cá ăn sáng và ăn chiều. Trong quá trình cho ăn, nên rãi thức ăn theo đợt, tránh rãi một lần. - Về môi trường, ta nên thay nước trong khoảng 7 - 10 ngày, không quá trình thay không nên thay quá nhiều nước trong ao, thường thay khoản 30% lượng nước, và giữ ổn định môi trường nước này. - Phòng và trị bệnh cho cá: Trong quá trình chăm sóc, ta nên chú ý các hoạt động của cá nhằm phát hiện ra sớm nhất các vấn đề sức khỏe của cá. Nếu cá có dấu hiệu bệnh, nên trộn thuốc chung với thức ăn cho cá, lượng thuốc trộn phải vừa phải, bên cạnh đó, cần các kỹ sư có chuyên môn xác định rõ ràng nguyên nhân vấn đề nhằm có hướng xử lý an toàn và tốt nhất. - Vào mùa mưa, ta nên thực hiện kiểm tra nước thường xuyên, nên rãi vôi khi trời mưa xong nhằm làm sạch môi trường, và thường xuyên kiểm tra độ mặn, độ pH và các chỉ tiêu khác trong nước. i. Thu Hoạch Cá: - Sau khi cá đã đủ tiêu chuẩn, ta tiến hành thu hoạch cá. Phải kiểm tra lại các bệnh của cá, và các kháng sinh. Ta nên ngưng cho cá ăn 2 ngày trước khi thu hoạch. j. Xử Lý Nước Thải Sau Thu Hoạch: - Sau khi thu hoạch, nước thải còn trong ao có thể tận dụng nhằm dẫn ra ruộng nhằm tưới lúa và các loại hoa màu… thông qua các kênh dẫn. Vì trong nước chúng ta nuôi có một hàm lượng các chất rất có lợi cho lúa và hoa màu trong việc tưới tiêu. Mặt khác giúp xử lý nước thải một cách an toàn, cũng như tiết kiệm chi phí cho phân bón. 4. Đội Nhóm Thực Hiện Dự Án: (Đối Với Doanh Nghiệp Nuôi Theo Quy Mô Lớn) - Để thực hiện dự và quản lý dự án một cách dễ dàng và hiệu quả, chúng ta thành lập một cơ chế quản lý theo sơ đồ dưới đây:  Sơ Đồ Minh Họa Người lãnh đạo dự án - Người lãnh đạo sẽ theo dõi và ra quyết định chung cho toàn bộ dự án. Theo cơ cấu này thì quyết định sẽ tương đối nhanh và chính xác. Giúp giảm nhẹ hoạt động của người lãnh đạo. Người lãnh đạo sẽ được tham mưu bởi những trưởng nhóm cấp dưới về các vấn đề trong khi thực hiện dự án. Trưởng nhóm nghiên cứu thị trường: - Người này sẽ tham mưu cho người lãnh đạo về thị trường sau khi đã tìm hiểu và nghiên cứu các vấn đề như giá cả, cung cầu, nhà cung cấp cá giống, đầu vào cũng như đầu ra của sản phẩm... Điều này, giúp dự án giảm được nhiều chi phí thực hiện cũng như đảm bảo đầu ra. Mặt khác giúp đảm bảo chất lượng cá giống từ nhà cung cấp nhằm giúp cho năng suất có hiệu quả cao. Trưởng nhóm kỹ thuật: - Người trưởng nhóm này sẽ tham mưu cho lãnh đạo các nguy cơ, tiềm ẩn, cũng như các phương pháp nuôi có hiệu quả nhằm giúp giảm thiểu rủi ro trong quá trình nuôi. Bên cạnh đó, hỗ trợ cho nhóm trực tiếp nuôi và chăm sóc cá các khó khăn trong quá trình nuôi, giúp phát hiện kịp thời các bệnh của cá để có thể lên kế hoạch phòng và ngừa bệnh. Bên cạnh đó, giúp đưa ra các phương pháp xử lý nước thải và đãm bảo mội trường nước luôn phù hợp trong quá trình nuôi. Trưởng nhóm thực hiện trực tiếp dự án: Trưởng nhóm này cũng sẽ tham mưu và báo cáo cho lãnh đạo những thuận lợi và khó khăn trong quá trình nuôi. Bên cạnh đó, điều tiết nhân viên thực hiện dự án nhằm đảm bảo đúng lịch trình nuôi và chăm sóc cá. Thường xuyên kết hợp với đội kỹ thuật nhằm ngăn ngừa những tình huống xấu nhất có thể xảy ra. Các nhân viên cấp dưới: - Thực hiện các chỉ đạo của trưởng nhóm, nhanh chóng và chính xác. Báo cáo cho trưởng nhóm các khó khăn cũng như thuận lợi trong quá trình thực hiện công việc nhằm có thêm thông tin cũng như những chỉ đạo sớm nhất nhằm giúp dự án đạt hiệu quả tối ưu. V. Bảng chi phí hoạt động của dự án từ vụ 2 đến vụ 12: STT  Chỉ Tiêu  Vụ 1     Số Lượng  Đơn Giá  Thành Tiền   1  Thuê Đất  -  -  -   2  Xây Dựng Ao Nuôi  -  -  -   3  Xử Lý Ao Nuôi  4 ao  10 triệu/ao  40 triệu   4  Mua Cá Giống  1.2 triệu con  700 đ/ con  840 triệu   5  Thức Ăn  1.6 triệu tấn  8.3 triệu/ tấn  13.280 triệu   6  Thuốc Kháng Sinh  1.2 triệu con  400 đ/con  480 triệu   7  Nhân Công  43 người   1.110 triệu   7.1  Công Nhân  20 người  12 triệu/ người  240 triệu   7.2  Nhân Viên  19 người  30 triệu/ người  570 triệu   7.3  Trưởng Phòng  3 người  60 triệu/ người  180 triệu   7.4  Giám Đốc  1 người  120 triệu/ người  120 triệu   8  Máy Móc, Thiết Bị  -  -  -   8.1  Máy Xay Thức Ăn  -  -  -   8.2  Máy Thổi Oxy  -  -  -   9  Điện Phục Vụ Sản Xuất  20000KW  1200 đ/kw  24 triệu   10  Hệ Thống Xử Lý Chất Thải  4 hệ thống  10 triệu/ao  40 triệu   11  Thu Hoạch  4 hệ thống  5 triệu  20 triệu   12  Nghiên Cứu Và Sản Xuất Giống  2.5 triệu con  200 đ/con  500 triệu   Tổng  15.734 triệu   - Trên là bảng chi phí dự kiến cho từng vụ nuôi. Bảng chi phí cho thấy vụ nuôi đầu phải tốn chi phí là 20172 triệu và kể từ vụ 2 trở đi thì chi phí giảm xuống còn 15.734 triệu là do dự án tự sản xuất được cá giống và không phải tốn thêm các chi phí thuê đất và mua máy móc nên thực tế chi phí đã giảm. Để biết thu nhập của dự án qua các vụ ta sẽ xây dựng bảng dòng tiền: Bảng tính dòng tiền của dự án ĐVT:triệu đồng STT  Chỉ Tiêu  Vụ  0  1  2 Đến 12   1  Vốn Đầu Tư   201.72     1.1  Vốn Tự Có   101.72     1.2  Vốn Vay   10.000     2  Doanh Thu    20.400  21.310   3  Khấu Hao    320  320   4  Định Phí    2.014  2.014   5  Biến Phí    14.600  14.000   6  Lãi Vay    750  750   7  EBIT    2.916  454.6   8  EBIT (1 – t)    2.209,5  3.409,5   9  Thu Nhập    2.529,5  3.729,5   - Trên đây là bảng tính dòng tiền của dự án hoạt động qua các vụ với vòng đời dự án là 12 vụ (8 năm). Ta thấy tổng chi phí đầu tư ban đầu để thực hiện dự án là 20.172 triệu, trong đó vốn tự có của dự án là 10.720 triệu và vay ngân hàng là 10.000 triệu với lãi suất ngân hàng trên thị trường hiện tại là 15%/năm với kì hạn 6 tháng số tiền phải trả lãi vay mỗi vụ là 750 triệu, định phí mỗi vụ là 2014 triệu biến phí là 14.600 ở vụ đầu tiên và doanh thu đạt được từ việc tiêu thụ cá là 20.400 triệu sau khi trừ tất cả các khoản chi phí thì dự án có thu nhập là 2.529,5 triệu. Kể từ vụ thứ 2 về sau thì chi phí có thể giảm do đầu tư tự sản xuất cá giống với quy mô 2.5 triệu con chi phí cho mỗi con là 200 đồng như vậy dự án có thể dư thừa 1.3 triệu con đưa ra tiêu thụ ngoài thị trường với giá bán 700 đồng/con thì doanh thu sẽ tăng lên là 21.310 triệu và chi phí sẽ giảm xuống một cách rõ rệt cụ thể là: định phí 2.014 triệu, biến phí 14.000 triệu và lãi vay có thể vẫn giữ ở mức cũ là 750 triệu thì sau khi trừ tất cả các chi phí dự án sẽ thu nhập được 3.729,5 triệu /vụ. Như vậy sau khi kết thúc dự án lợi nhuận thu được sẽ là 23.382 triệu. Để thẩm định xem dự án có khả thi không sau khi nghiên cứu tiền khả thi thì ta cần phải quan tâm đến chỉ tiêu IRR của dự án: Ta có: NPV = 2.529,2/(1+i) + 3.729,5/(1+i)2 + 3.729,5/(1+i)3 +…+ 3.729,5/ (1+i)12 - 20172 = 0 ( i = 13,88 %. - Như vậy ta có tỷ suất sinh lợi nội bộ của dự án là 13% cao hơn lãi suất tiền gửi ngân hàng ở thời điểm hiện tại (khoảng 11.5%). Như vậy, ta thấy được rằng đầu tư vào dự án trên là một phương án hoàn toàn khả thi nó sẽ mang được lợi nhuận cao hơn khi gửi ngân hàng. Hàng rào kỹ thuật từ các nước nhập khẩu với giá thành sản xuất rẻ cá tra Việt Nam có nhiều điều kiện thuận lợi trong việc cạnh tranh với các nước khác cùng xuất khẩu cá tra ra thị trường thế giới trong đó có thị trường châu âu EU và đặc biệt là thị trường Mỹ .Với số dân lớn Mỹ là nước có tiềm năng tiêu thụ cá tra rất cao ,tuy nhiên sản phẩm cá tra xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường cũng gặp nhiều khó khăn nhất định khi gặp phải sự cản trở từ chính quyền Mỹ mà vấn đề chủ yếu là việc bán phá giá và hàng rào kỹ thuật . Những điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến nhà xuất khẩu và người nuôi cá tra Vấn đề ô nhiễm môi trường ở khu vực đồng bằng sông cửu long Với hệ thống sông ngòi kênh rạch chằng chịt đồng bằng sông cửu long có lợi thế trong giao thương đường thuỷ cũng như thuận lợi trong việc nuôi trồng thuỷ sản . Tuy nhiên trong vài năm trở lại đây cùng với quá trình công nghiệp hoá ,vấn đề ô nhiễm môi trường đã diễn ra ngày càng mạnh mẽ ở hầu hết các tỉnh thành trong khu vực này ,chính vì vậy ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình nuôi trồng thuỷ sản trong khu vực làm giảm năng suất và chất lượng thuỷ sản . Tổng hợp chất thải đô thị và sản xuất công nghiệp từ Chi cục Bảo vệ môi trường Tây Nam bộ cho thấy chất thải rắn công nghiệp trên 222.000 tấn mỗi năm, chất thải nuôi trồng thủy sản 456 triệu m3/ năm, lượng phân bón hóa học được sử dụng trong ngành nông-lâm-ngư trên 2 triệu tấn/năm, lượng thuốc bảo vệ thực vật hóa học trên 500.000 tấn/năm,  chất thải công nghiệp nguy hại trên 2.400 tấn mỗi năm và nước thải sinh hoạt trên 102 triệu m3/năm… Chính vì lượng chất thải khổng lồ như thế nên đã gây cho môi trường khu vực suy thoái ngày càng trầm trọng. Các sông bị ô nhiễm nặng hiện nay được ghi nhận là sông Tiền, Vĩnh Tế, Trà Sư (An Giang), sông Hậu, Cổ Chiên (Vĩnh Long), Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây, Cần Giuộc (Long An), Phụng Hiệp (Hậu Giang), Khánh Hội, Bảy Háp, Sông Đốc (Cà Mau)… Quy trình nuôi trồng thuỷ sản đòi hỏi rất cao từ chất lượng môi trường nhưng với thực tế hiện nay về vấn đề ô nhiêm môi trường của đồng băng sông cửu long thì nó đã trở thành một trở ngại và thách thức không nhỏ đối với người nuôi trồng thuỷ sản trong đó có người nuôi cá tra. Lãi suất cho vay của ngân hàng . Hiện nay nhu cầu cần vốn của người nuôi cá tra là rất cao không kể là hộ nuôi gia đình hay doanh nghiệp .Tuy nhiên với mức lãi suất từ 15% - 17%/năm của ngân hàng thì đó chính là một trở ngại không nhỏ đối với người nuôi cá tra khi tiếp cận với nguồn vốn này . Chính vì vậy cần thiết Ngân hàng Nhà nước xem xét, tạo điều kiện thuận lợi cho người nuôi cá tra vay vốn ưu đãi theo chương trình kích cầu của Chính phủ. Bàn Về Vấn Đề Liên Kết Giữa Người Nuôi Cá Và Doanh Nghiệp Thu Mua –Chế Biến . Có một thực tế hiện nay đó là sự liên kết giữa người nuôi cá và doanh nghiệp chế biến chưa cao ,hai bên vẫn chưa có được sự tin tưởng nhau ,mặt khác vì lợi ích riêng của mỗi bên mà gây ra bất lợi cho bên còn lại . Phương Án Xử Lý Nước Thải Từ Ao nuôi Cá ra Môi Trường . Theo tính toán một cách gần đúng muốn có 1kg cá tra thành phẩm ,người nuôi cần phải sử dụng từ 3 – 5kg thức ăn .Tuy vậy thực tế chỉ khoảng 17% thức ăn được cá hấp thu và phần còn lại khoảng 83% hoà lẫn trong môi trường nước trở thành các chất hữu cơ phân huỷ . Làm một phép tính đơn giản ta thấy rằng với khoảng 1 triệu tấn thuỷ sản thì ít nhất 3 triệu tấn chất thải hữu cơ đã tuôn ra ngoài môi trường nước ở đồng bằng sông cửu long . Các mẫu nước sông rạch lấy gần các khu nuôi cá tra đều cho thấy nồng độ các chất ô nhiễm vượt quá hạn mức cho phép . Thực tế cho thấy hiện nay năng suất và chất lượng thuỷ sản cũng đang có chiều hướng tăng trưởng chậm cũng có nguyên nhân từ vấn đề về ô nhiễm môi trường nước . Sự tăng trưởng chỉ nhằm mục tiêu kinh tế mà không chú trọng đến vấn đề môi trường sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến tính bền vững kinh tế trong khu vực ,đặc biệt là khi chúng ta tham gia vào thị trường lớn thế giới WTO vấn đề cạnh tranh gay gắt về chất lượng sản phẩm cũng được đặt ra bên cạnh đó sức khoẻ người dân sống trong khu vực chịu ô nhiễm về nguồn nước cũng là vấn đề đáng phải lưu tâm . Nhìn nhận lại vấn đề này, trong giới hạn đề tài khoa học xin được đề ra hai giải pháp cụ thể để xử lý nước thải từ ao nuôi cá tra đó là : Phương án 1 : Đối với những hộ dân có diện tích nuôi nhỏ lẻ hoặc có điều kiện tự nhiên thuận lợi thì đối với vấn đề xử lý nước thải trong ao thay vì xả trực tiếp ra kênh rạch rối ra sông gây ô nhiễm môi trường thì có thể thiết lập một hệ thống kênh thoát nước riêng ,dẫn nước thải từ ao ra các ruộng lúa hoặc các ruộng hoa màu .Qua kiểm nghiệm thực tế ở một số tỉnh ở đồng băng sông cửu long thì đã thu được một hiệu quả rất khả quan đó là lúa phát triển rất tốt cho năng suất cao hơn từ 1 -1.5 lần bình thường mặt khác nông dân lại không phai bỏ ra quá nhiều chi phí về bón phân đạm cho lúa . Một ví dụ: điển hình là xã khánh hoà huyện châu phú tỉnh An Giang .Toàn xã Khánh Hoà, huyện Châu Phú (An Giang)có 720 ha, trong đó có 22 ha sản xuất. Gần những đám ruộng này là các ao hầm cá tra. Từ khi nông dân ấp Khánh Hoà, tận dụng nước ao hầm tưới lúa, các chủ hầm cá ở đây không còn bị người dân phiền hà. Nước thải từ ao hầm ra được trực tiếp hoặc gián tiếp bơm vào ruộng lúa, giảm phân đạm và giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tăng lợi nhuận cho bà con nông dân. Có một điều quan trọng là hiện nay giá phân bón tăng liên tục việc giảm lượng phân bón là rất cần thiết nên áp dụng quy trình này giảm chi phí cho nông dân. Tuy vậy cần chú ý đối với việc xả nước thải ra lúa đó là ruộng lúa phải ở trên các gò cao không bị ngập trũng quá lâu . Xử lý bằng phương pháp này còn có một đặc điểm nữa là đối với mỗi vụ thu hoạch cá tra xong cần phải xử lý lại đáy ao với các tạp chất hữu cơ còn lại.Nếu không xử lý tốt vấn đề này sẽ gây giảm năng suất và chất lượng cá cho vụ sau ,để xử lý vấn đe này qua ngiên cứu thực tế ở một số địa phương ở các tỉnh đồng bằng sông cửu long trong đó có An Giang thì Qua thử nghiệm nhiều vụ liên tiếp tại xã Phú Bình (địa phương có diện tích nuôi cá tra lớn nhất huyện Phú Tân, tỉnh An Giang) cho thấy: bùn vét từ ao nuôi cá tra bón lúa năng suất tăng từ 0,9 đến 1 tấn/ha, giảm được 50% lượng phân hóa học; bón lót trồng khoai cao, năng suất tăng từ 9 đến 10 tấn/ha và làm giảm ô nhiễm môi trường. Phương Án 2 : Đối với những vùng quy hoạch nuôi cá tra riêng biệt không có điều kiện xả nước qua các ruộng lúa và hoa màu thì nên áp dụng biện pháp xử lý bằng đập nước kiến tạo . khái niệm về đập nước kiến tạo . đất ngập nước đựoc hiểu là phần đất có chứa nước trong đất thường xuyên dạng bão hoà hoặc cận bão hoà . trong thiên nhiên ,đất ngập nước hiện diện ở các vùng trũng thấp như các cánh đồng lũ ,đầm lầy ao hồ ,kênh rạch ,ruộng nước vườn cây … Vùng ĐBSCL được xem là vùng đất ngập nước rộng lớn của nước ta vì hội tủ đủ các yếu tố này . Đất ngập nước được xem là vùng đất giàu tính đa dạng sinh học ,có nhiều tiềm năng nông –lâm –ngư nghiệp nhưng rất nhạy cảm về mặt môi trường sinh thái .Đất ngập nước tham gia tích cực vào chu trình thuỷ văn và có khả năng xử lý chất thải qua quá trình tự làm sạch bằng các tác động lý hoá và sinh học phức tạp . Tuy nhiên việc xử lý nước thải qua đất ngập nước tự nhiên thường chậm ,phải có nhiều diện tích và khó kiểm soát chính vì vậy có một biện pháp đặt ra là xây dựng các khu xử lý nước thải qua đất khu vực này được gọi là khu đất ngập nước kiến tạo tức được thiết kế xây dựng như một vùng đất ngập nước nhưng xử lý nước thải hiệu quả hơn ,giảm diện tích và đặc biệt là có thể quản lý được quá trình vận hành ở mức đơn giản Có 2 loại kiểu phân loại đất ngập nước kiến tạo cơ bản theo hình thức chảy là loại chảy tự do trên mặt đất và loại chảy ngầm trong đất tuỳ theo mỗi loại mà có mặt mạnh riêng .việc lựa chọn kiểu tuỳ thuộc vào địa hình và năng lượng máy bơm .Đôi khi người ta phối hợp cả hai hình thức xử lý này . Nhiều loại cây trồng cho vùng đất ngập nước kiến tạo được lựa chọn để tham gia vào quá trình hấp thu các chất ô nhiễm trong nước thải như là : sậy ,năn ,lác lục bình hoa súng ,bèo các loại …. Sơ Đồ :  Miêu tả : Nước thải từ ao nuôi cá tra thay vì được bơm vào kênh tiêu rồi chay ra sông thì được chặn lại một đoạn 5m để đổ cát và trồng sậy với mật độ 25cây /m2 Đáy và thành đoạn xử lý được lót nilon chống thấm ,độ dốc đáy là 5% cát được dùng là loại cát dùng cho xây dựng .trên đoạn xử lý nước qua cát ,hai đầu được chắn bằng phên tre và bao vải để chống sợi cát ,trên bề mặt gắn các ống nghiệm nổi để lấy mẫu .  V. Kết Luận . Trong những năm gần đây nghề nuôi cá tra đặc biệt phát triển.Với những lợi thế sẵn có về điều kiện tự nhiên và con người, Đồng Bằng sông Cửu Long là nơi cung cấp sản lượng cá tả cao nhất cả nước ta hiện nay .Tuy vậy do ảnh hưởng của nền văn hóa lúa nước mà tập tục canh tác của bà con ta vẫn còn nhiều lạc hậu ,ít chịu tuân theo những quy trình công nghệ đã đề ra trong khi nuôi .Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến thương hiệu và hình ảnh cá tra Việt Nam trên thị trường thế giới . Mấy năm trước đây cá tra, cá ba sa là mặt hàng chiếm tỷ trọng lớn trong xuất khẩu thủy sản của Việt Nam. Nhiều nông dân nuôi cá tra, cá ba sa đã thoát nghèo và trở nên khấm khá, thậm chí có người giàu lên. Thế nhưng, hiện nay con cá tra, cá ba sa đang là nỗi lo không chỉ của người nông dân mà cả các ngành chức năng. Giá thu mua cá tra tăng 200 đồng/kg nhưng người nuôi vẫn lỗ Theo những chủ hộ nuôi cá tra ở các tỉnh miền Tây Nam bộ như: Tiền Giang, An Giang, Cần Thơ, Đồng Tháp…. mới đây nhiều doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu đã tăng gía thu mua cá tra thêm 200 đồng/kg, đạt mức 16.000 đồng/kg cá loại 1, tuy nhiên ngừơi nuôi cá vẫn lỗ vốn. Hiện nay, gía thành sản xuất của cá tra thấp nhất là 16.500 đồng/kg. Không chỉ ngừơi nuôi cá tra thương phẩm bị ảnh hưởng mà những ngừơi ương giống cá tra cũng mất gần 50% doanh thu. Trước đây, giá cá tra giống lọai 70 con/kg là 30.000 đồng/kg thì nay chỉ còn 17.000 đến 18.000 đồng/kg. Theo thống kê của Hiệp Hội Chế Biến và Xuất Khẩu Thủy Sản Việt Nam, 3 tháng đầu năm 2010, tổng lượng cá tra xuất khẩu xấp xỉ 150 ngàn tấn thành phẩm, với giá trị khoảng 310 triệu đô la xuất khẩu. Trong đó, thị trường Châu Âu chiếm tỉ trọng lớn nhất với khoảng 38%, sau đó là thị trường Mỹ và các thị trường khác. Tuy nhiên, bước vào tháng 4, tình hình thị trường tiêu thụ cá bắt đầu có những dấu hiệu giảm sút giữa tỉ giá của đồng Euro so với đồng đô la Mỹ (do tỉ giá Euro giảm so với đồng đô la Mỹ); khiến việc mua bán giữa doanh nghiệp trong nước và công ty nước ngoài bị chậm lại, ảnh hưởng đến việc xuất khẩu cá. Hiện nay, giá cá nguyên liệu dao động trong phạm vi chất lượng từ 15.300đ/kg – 16.000đ/kg. Thực tế, chỉ có khoảng 10% người nuôi bán được với giá 16.000/kg, còn lại trung bình chỉ bán được với giá 15.300đ/kg cho hợp đồng trả chậm sau 45 ngày bắt cá, riêng trường hợp nhận tiền trong vòng 1 tuần thì chỉ bán được 15.000đ/kg. Giá cá sụt thê thảm khiến người nuôi chịu lỗ từ 1500 – 2000đ/kg. Việc bỏ công sức, vốn liếng ra thì nhiều mà lãi thu về lại ít, dẫn đến rất nhiều hộ nông dân quyết định không thả giống, không nuôi trong vụ này. Trong khi đó các doanh nghiệp thì không thể đẩy giá thu mua lên cao, cũng như xuất khẩu với giá cao hơn. Giải pháp cho đầu ra cá tra, cá ba sa ổn định Việc thành lập Ban chỉ đạo phát triển cá tra vùng đồng bằng sông Cửu Long đến nay đã hình thành, tuy nhiên, vấn đề nuôi cá tra bền vững hầu như vẫn chưa có giải pháp khả thi. Do vậy, diện tích và mật độ thả nuôi cá tra vẫn tiếp tục giảm, có ảnh hửơng chung đến nghề nuôi thủy sản. Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, sản lượng nuôi trồng thủy sản 05 tháng đầu năm 2010, ước đạt 872 ngàn tấn, đạt gần 33% kế hoạch và giảm trên 5% so với cùng kỳ năm trước. Làm gì để giữ vững diện tích nuôi cá, cùng với đó là  giúp nông dân tiêu thụ sản phẩm, ổn định nguồn cung, đáp ứng kịp thời nguồn cầu, phát triển thị trường cá tra Việt Nam ra thế giới là vấn đề mà các cấp, ban ngành liên quan cần có những giải pháp thiết thực và đồng bộ. Đã từ nhiều năm nay, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, ngân hàng, nông dân và các doanh nghiệp cùng vào cuộc, tìm giải pháp nhằm tạo ra sản phẩm có chất lượng cao từ cá tra, cá ba sa. Giúp cho việc xuất khẩu cá tra của Việt Nam được thuận lợi, mang lại lợi nhuận cao cho ngành Thủy sản Việt Nam và đời sống của người nuôi cá cũng được nâng lên. Vấn đề về an toàn thực phẩm có ý nghĩa quan trọng đến xu hướng phát triển của vùng nuôi cá tra, cá ba sa. Hiện nay, thị trường thế giới đang đặt ra các tiêu chuẩn rất cao cho cá tra, cá basa và cả hàng hóa nông sản xuất khẩu. Muốn vượt qua các rào cản do các nước nhập khẩu đặt ra, phải đáp ứng và tuân thủ các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm từ nuôi trồng cho đến chế biến và tiêu thụ. Vì thế, việc xây dựng một quy định, một tiêu chuẩn chung cho nghề nuôi cá tra, basa ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) và cả nước nhằm tạo ra thế phát triển bền vững là một yêu cầu cấp thiết trong tình hình hiện nay. Tuy nhiên, việc kiểm soát chất lượng thức ăn và sản phẩm chế biến cá tra, cá ba sa còn chưa được quan tâm thoả đáng. Điều này đã làm ảnh hưởng đến việc tiêu thụ sản phẩm rất nhiều. Để nghề nuôi thủy sản nói chung và nuôi cá tra nói riêng phát triển ổn định và bền vững, trong xu thế phát triển hiện nay, thì quá trình sản xuất phải được quản lý bởi các hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến, sản phẩm tạo ra phải đảm bảo chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm, đáp ứng được các yêu cầu của thị trường như CoC/Gap/BMP, SQF ... Có như vậy, sản phẩm mới có sức cạnh tranh, tăng hiệu quả cho hoạt động nuôi trồng, góp phần nâng cao kim ngạch xuất khẩu. Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt đề án phát triển sản xuất và tiêu thụ cá tra đến năm 2020. Tuy nhiên, muốn tổ chức tốt đề án này cần có tính chiến lược, nguồn hỗ trợ là nhà nước phải tiếp tục cho vay, với lãi suất ưu đãi và dễ tiếp cận. Hy vọng, với sự chung tay của các cấp, các ngành, các tra và cá ba sa của Việt Nam sẽ có chỗ đứng chắc trên thị trường thế giới./.. Đồng bằng sông cửu long nằm ở hạ lưu sông Mekong ,dòng Mekong chảy qua sáu nước bao gồm trung quốc , Lào ,Myanma ,Thái Lan ,Campuchia và đổ ra Biển Đông ở Việt Nam .

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docDự Án Xây Dựng Nguồn Nguyên liệu Cá Tra Nhằm Phục Vụ Cho Hoạt Động Chế Biến Xuất Khẩu.doc
Luận văn liên quan