Dự thảo Luận án Nghiên cứu, đánh giá cảnh quan phục vụ định hướng không gian phát triển các vùng chuyên canh cây lâu năm tại tỉnh Sơn La

Cây lâu năm là loại cây trồng sinh trưởng và cho sản phẩm trong nhiều năm, bao gồm cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả lâu năm, cây dược liệu lâu năm và cây lâu năm khác [12]. Vùng chuyên canh cây lâu năm là vùng trồng tập trung, có diện tích liền vùng, liền thửa trong địa giới hành chính một tỉnh, có vị trí thuận lợi, điều kiện tự nhiên thích hợp, có cơ sở hạ tầng kĩ thuật tương đối hoàn chỉnh về giao thông, thủy lợi, điện, thuận lợi cho sản xuất hàng hóa, phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển sản xuất nông nghiệp của ngành và địa phương.

pdf161 trang | Chia sẻ: tueminh09 | Ngày: 24/01/2022 | Lượt xem: 515 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Dự thảo Luận án Nghiên cứu, đánh giá cảnh quan phục vụ định hướng không gian phát triển các vùng chuyên canh cây lâu năm tại tỉnh Sơn La, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng mưa dưới 1.500 mm/năm với trên 5 tháng khô và 2 - 3 tháng lạnh, thổ nhưỡng chủ yếu là Đất vàng đỏ trên đá macma axit, Đất mùn vàng đỏ trên đá macma axit có tầng dày dưới 50 cm, độ dốc từ 15 - 250. Có 246 dạng cảnh quan xếp hạng không thích nghi đối với cây cà phê chè với diện tích 302.717 ha, chiếm 21,4% (DTTN). Đây là các dạng CQ phân bố ở kiểu địa hình thung lũng. Đặc điểm tự nhiên ở các dạng CQ này chứa đựng yếu tố giới hạn đối với sự phát triển của cây cà phê chè như: có 6 - 7 tháng lạnh, độ dốc trên 250. Kết quả đánh giá thích nghi sinh thái đối với cây cà phê chè theo tiểu vùng cảnh quan và theo huyện được thể hiện ở hình 3.5 và bảng 3.11, 3.12. Bảng 3.11. Kết quả đánh giá TNST đối với cây cà phê chè theo tiểu vùng CQ Tiểu vùng cảnh quan Cấp thích nghi (ha) Diện tích (ha) Tỉ lệ (%) S1 S2 S3 N Tiểu vùng CQ Mộc Châu - Vân Hồ 17.695 109.807 5.684 61.699 194.885 13,8 Tiểu vùng CQ Sơn La - Nà Sản 113.093 30.543 2.564 88.432 234.632 16,6 Tiểu vùng CQ núi thấp Phu Sung 9.593 77.745 38.685 126.022 8,9 Tiểu vùng CQ núi thấp Tặng Phửng 350 57.716 19.604 77.670 5,5 Tiểu vùng CQ thung lũng Sông Đà 5.113 30.469 0 28.676 64.258 4,6 Tiểu vùng CQ Sông Mã 5.953 58.904 6.008 65.686 136.550 9,7 Không đánh giá 578.509 41,0 Tổng 1.412.350 100 128 Bảng 3.12. Kết quả đánh giá TNST đối với cây cà phê chè theo huyện Tên huyện Cấp thích nghi (ha) Diện tích (ha) Tỉ lệ (%) S1 S2 S3 N Huyện Bắc Yên 4.755 44.439 236 16.191 65.621 4,6 Huyện Mộc Châu 8.451 47.959 4.381 25.463 86.254 6,1 Huyện Mai Sơn 39.597 22.251 120 36.555 98.523 7,0 Huyện Mường La 14.187 33.001 11.926 59.113 4,2 Huyện Phù Yên 9.318 53.671 38.382 101.370 7,2 Huyện Quỳnh Nhai 12.970 51.503 30.051 94.524 6,7 Huyện Sông Mã 4.300 33.953 6.008 31.835 76.096 5,4 Huyện Thuận Châu 19.937 17.299 433 47.399 85.067 6,0 Thành phố Sơn La 11.098 1 17.783 28.882 2,0 Huyện Vân Hồ 8.914 46.351 1.304 37.094 93.662 6,6 Huyện Yên Châu 18.268 14.757 1.775 10.105 44.905 3,2 Không đánh giá 578.509 41,0 Tổng 1.412.350 100 3.2.5. Đối với cây chè 3.2.5.1. Nhu cầu sinh thái Cây chè thích nghi nhất là Đất feralit vàng đỏ phát triển trên đá vôi, đá phiến sét và đá macma (Fv, Fs, Fa); thích nghi trung bình với Đất feralit nâu đỏ trên đá macma bazo và trung tính, Đất vàng nhạt trên đá cát (Fk, Fq, Ha, Hs) và ít thích nghi với loại Đất phù sa, Đất đen (R). Tầng đất dày, có mực nước ngầm sâu, hàm lượng mùn trên 2%, ưa đất chua độ pH là 4,5 - 5,5. Cây chè thích nghi ở độ dốc từ 8 - 10 0 , tối đa không quá 250, tạo điều kiện lí tưởng cho thoát nước. Nhiệt độ từ 180C - 22 0C thuận lợi, nhiệt độ 10 - 180C và > 280C sinh trưởng chậm, dưới 100C và trên 40 0C sinh trưởng rất chậm hoặc ngừng sinh trưởng. Hiệu số nhiệt độ trung bình giữa tháng 1 và tháng 7 nhỏ hơn 100C, có thể trồng quanh năm nếu từ 1 - 15 thì trồng mùa vụ. Cây chè yêu cầu lượng nước lớn, mưa thấp nhất 1.000 mm, trung bình 1.500 - 2.000 mm, phân bố đều trong năm, trung bình 100 mm/tháng. Tuy nhiên, cây chè không chịu được úng, ưa độ ẩm không khí cao, trong suốt thời gian sinh trưởng độ ẩm không khí thích nghi với cây chè là 75 - 80%, độ ẩm của đất cũng từ 80 - 85%. Chè là cây ưa sáng nhưng cũng có thể chịu được bóng râm, nhất là trong thời kì chè còn non [2], [7], [48], [52]. 129 3.2.5.2. Lựa chọn, phân cấp và đánh giá riêng các chỉ tiêu sinh thái Căn cứ vào nhu cầu sinh thái của cây chè, đặc điểm tự nhiên dạng cảnh quan, đặc trưng tự nhiên ở các xã (Chiềng Yên, Chiềng Khoa, Mường Men huyện Vân Hồ), 8 chỉ tiêu được chọn để phân cấp, đánh giá riêng thích nghi sinh thái đối với cây chè thể hiện trong bảng 3.13. Bảng 3.13. Kết quả đánh giá riêng thích nghi sinh thái đối với cây chè Tiêu chí Chỉ tiêu Trọng số Cấp thích nghi Không thích nghi (N) Rất thích nghi (3 điểm-S1) Thích nghi (2 điểm-S2) Ít thích nghi (1 điểm-S3) Khí hậu Nhiệt độ TB năm (0C) 0,25 20-22 Dưới 20 Trên 22 Mưa TB năm (mm/n) 0,17 Trên 2.000 1.500-2.000 Dưới 1.500 Số tháng khô (tháng) 0,10 Dưới 2 3-4 Trên 5 Số tháng lạnh (tháng) 0,13 5-6 3-4 6-7 2-3 Thổ nhưỡng Loại đất 0,21 Fv, Fs,Fa Fk,Fq,Hv Ha,Fe Đất còn lại Tầng dày (cm) 0,03 Trên 100 50-100 Dưới 50 Địa hình Kiểu địa hình 0,07 Cao NC Núi trung bình Cao NT Thung lũng, NT Độ dốc (độ) 0,03 Dưới 8 8-15 15-25 Trên 25 3.2.5.3. Đánh giá chung và phân hạng thích nghi sinh thái Có 123 dạng cảnh quan xếp hạng rất thích nghi đối với cây chè với diện tích 220.664 ha, chiếm 15,6% (DTTN). Đây là các dạng cảnh quan phân bố ở kiểu địa hình cao nguyên cao, thuộc huyện Vân Hồ, Mộc Châu. Đặc điểm tự nhiên ở các dạng cảnh quan này là: nhiệt độ trung bình năm từ 20 - 220C, tổng lượng mưa trên 2.000 mm/năm, dưới 2 tháng khô, 5 - 6 tháng lạnh, thổ nhưỡng thuận lợi với sự phát triển của cây chè với Đất mùn đỏ nâu trên đá vôi, Đất đỏ nâu trên đá vôi, Đất đỏ vàng trên đá phiến sét và biến chất và Đất vàng đỏ trên đá macma axit có tầng dày trên 100 cm, độ dốc dưới 80. Có 78 dạng cảnh quan xếp hạng thích nghi đối với cây chè với diện tích 112.373 ha, chiếm 8,0% (DTTN). Đây là các dạng CQ phân bố ở kiểu địa hình núi trung bình thuộc huyện Mai Sơn, Thuận Châu, Vân Hồ. Đặc điểm tự nhiên ở các dạng CQ này là: nhiệt độ trung bình năm dưới 200C, tổng lượng mưa từ 1.500 - 2.000 mm/năm, có 3 - 4 tháng khô, 3 - 4 tháng lạnh, thổ nhưỡng chủ yếu là Đất mùn nâu đỏ trên đá macma bazơ và trung tính, Đất vàng nhạt trên đá cát và Đất mùn đỏ nâu trên đá vôi có tầng dày từ 50 - 100 cm, độ dốc từ 8 - 150. 130 Có 4 dạng cảnh quan xếp hạng kém thích nghi đối với cây chè với diện tích 3.241 ha, chiếm 0,2% (DTTN). Đây là các dạng cảnh quan phân bố ở kiểu địa hình cao nguyên thấp, thuộc huyện Yên Châu và Mộc Châu. Đặc điểm tự nhiên ở các dạng cảnh quan này là: nhiệt độ trung bình năm trên 220C, tổng lượng mưa dưới 1.500 mm/năm với trên 5 tháng khô và 6 - 7 tháng lạnh, thổ nhưỡng chủ yếu là Đất mùn vàng đỏ trên đá macma axit, Đất nâu tím trên đá sa phiến màu tím có tầng dày dưới 50 cm, độ dốc từ 15 - 250. Có 269 dạng cảnh quan xếp hạng không thích nghi đối với cây chè với diện tích 497.563 ha, chiếm 35,2% (DTTN). Đây là các dạng CQ phân bố ở kiểu địa hình thung lũng và núi thấp. Đặc điểm tự nhiên ở các dạng CQ này chứa đựng yếu tố giới hạn đối với sự phát triển của cây chè như: có 2 - 3 tháng lạnh, độ dốc trên 250. Kết quả đánh giá thích nghi sinh thái đối với cây chè theo tiểu vùng cảnh quan và theo huyện được thể hiện ở hình 3.6 và bảng 3.14, 3.15. Bảng 3.14. Kết quả đánh giá TNST đối với cây chè theo tiểu vùng CQ Tiểu vùng cảnh quan Cấp thích nghi (ha) Diện tích (ha) Tỉ lệ (%) S1 S2 S3 N Tiểu vùng CQ Mộc Châu - Vân Hồ 119.894 315.15 3.241 40.235 194.885 13,8 Tiểu vùng CQ Sơn La - Nà Sản 67.248 42.249 0 125.135 234.632 16,6 Tiểu vùng CQ núi thấp Phu Sung 9.151 2.999 113.872 126.022 8,9 Tiểu vùng CQ núi thấp Tặng Phửng 0 11.615 66.055 77.670 5,5 Tiểu vùng CQ thung lũng Sông Đà 6.326 493 57.439 64.258 4,6 Tiểu vùng CQ Sông Mã 18.092 23.526 94.932 136.550 9,7 Không đánh giá 578.509 41,0 Tổng 1.412.350 100 Bảng 3.15. Kết quả đánh giá TNST đối với cây chè theo huyện Tên huyện Cấp thích nghi (ha) Diện tích (ha) Tỉ lệ (%) S1 S2 S3 N Huyện Bắc Yên 11.017 4.627 49.977 65.621 4,6 Huyện Mộc Châu 57.033 13.615 2.246 13.360 86.254 6,1 Huyện Mai Sơn 22.015 31.449 45.059 98.523 7,0 Huyện Mường La 10.380 7.226 41.507 59.113 4,2 Huyện Phù Yên 8.151 2.238 90.982 101.370 7,2 131 Huyện Quỳnh Nhai 6.200 10.411 77.912 94.524 6,7 Huyện Sông Mã 14.214 6.739 55.143 76.096 5,4 Huyện Thuận Châu 9.065 17.382 58.621 85.067 6,0 Thành phố Sơn La 6.475 4.623 17.784 28.882 2,0 Huyện Vân Hồ 48.317 12.833 99 32.414 93.662 6,6 Huyện Yên Châu 27.844 1.254 8.96 14.911 44.905 3,2 Không đánh giá 578.509 41,0 Tổng 1.412.350 100 3.3. ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP THÍCH NGHI SINH THÁI ĐỐI VỚI CÂY LÂU NĂM 3.3.1. Nguyên tắc lựa chọn loài cây ƣu thế cho mỗi dạng cảnh quan Kết quả đánh giá và phân hạng đã xác định được mức độ thích nghi sinh thái của dạng CQ đối với từng loại cây trồng lâu năm ở Sơn La. Các hạng thích nghi sinh thái của dạng CQ đối với từng cây trồng lâu năm có thể giống hoặc khác nhau. Vì vậy, cần xác định các tiêu chí ưu tiên trong đánh giá tổng hợp, nhằm xác định mức độ thích nghi sinh thái của dạng cảnh quan đối với từng cây lâu năm. Tiêu chí lựa chọn loài cây ưu thế cho mỗi dạng cảnh quan như sau: (i). Khi kết quả đánh giá thích nghi sinh thái khác nhau ở 5 loài cây, loài ưu thế được lựa chọn lần lượt là (S1, S2, S3, N). (ii). Khi kết quả đánh giá cùng mức thích nghi sinh thái, loài ưu thế là loài cây có ở hiện trạng và trong quy hoạch hoặc ở 1 trong 2 dấu hiệu trên. (iii). Khi kết quả đánh giá cùng mức thích nghi sinh thái, ở dạng cảnh quan đó không có hiện trạng, không có quy hoạch, loài ưu thế được lựa chọn lần lượt là (nhãn, xoài, mận hậu, cà phê chè, chè). 3.3.2. Đánh giá tổng hợp cảnh quan đối với cây lâu năm tại Sơn La Đối chiếu kết quả đánh giá thích nghi sinh thái của 474 dạng CQ với các tiêu chí ưu tiên trên, xem phụ lục 4, hình 3.7. Kết quả đánh giá tổng hợp cho thấy: 3.3.2.1. Hạng rất thích nghi (S1) Có 234 dạng cảnh quan xếp hạng rất thích nghi (S1) đối với 1 trong 5 loài cây lâu năm với diện tích 376.821 ha, chiếm 26,6% (DTTN). Trong đó, cây nhãn có 82 dạng cảnh quan với 540 khoanh vi, tổng diện tích 95.302 ha; cây xoài có 25 dạng CQ với 211 khoanh vi, diện tích 56.474 ha; cây mận hậu có 40 dạng CQ với 206 khoanh vi, diện tích 63.037 ha; cây cà phê chè có 34 dạng CQ với 242 khanh vi, diện tích 64.223 ha; cây chè có 53 dạng CQ với 306 khanh vi, diện tích 97.780 ha. 132 Diện tích rất thích nghi (S1) đối với cây nhãn và cây chè tương đương nhau, chiếm khoảng 6,5% (DTTN). Tương tự đối với cây chè và cây mận hậu, chiếm khoảng 4,5% (DTTN). Cây xoài có diện tích rất thích nghi ít nhất, chiếm khoảng 4,0% (DTTN). Mức độ phân mảnh cảnh quan cao nhất ở những khu vực rất thích nghi đối với cây nhãn (95.302 ha/540 khoanh vi), đối với cây chè là thấp nhất (97.780 ha/306 khoanh vi). Nguyên nhân chủ yếu do trạm trổ hình thái địa đình và hiện trạng sử dụng đất, vì đây chủ yếu là thung lũng và núi thấp. Diện tích rất thích nghi (S1) đối với cây nhãn chủ yếu tập trung ở tiểu vùng cảnh quan núi thấp và thung lũng Sông Mã (D2) với khoảng 38.232 ha, chiếm khoảng 40% tổng diện tích (S1) đối với cây nhãn. Trong đó, riêng ở huyện Sông Mã có khoảng 32.000 ha. Diện tích rất thích nghi (S1) đối với cây xoài chủ yếu ở tiểu vùng cảnh quan cao nguyên thấp Sơn La - Nà Sản (C2) với khoảng 43.714 ha, chiếm khoảng 77% tổng diện tích (S1) đối với cây xoài, nhiều nhất ở huyện Yên Châu 12.236 ha, huyện Sông Mã 10.889 ha. Diện tích rất thích nghi (S1) đối với cây mận hậu, chủ yếu ở tiểu vùng cảnh quan cao nguyên cao Mộc Châu - Vân Hồ (C1) với 35.394 ha, chiếm khoảng 56% tổng diện tích (S1) đối với cây mận hậu, phân bố ở huyện Mộc Châu, 22.125 ha, Vân Hồ 6.199 ha, Phù Yên 8.876 ha. Diện tích rất thích nghi (S1) đối với cây cà phê chè, chủ yếu ở tiểu vùng cao nguyên thấp Sơn La - Nà Sản (C2) với khoảng 58.153 ha, chiếm khoảng 90% tổng diện tích (S1) đối với cây mận hậu, phân bố chủ yếu ở huyện Mai Sơn 32.520 ha, thành phố Sơn La 8.484 ha. Diện tích rất thích nghi (S1) đối với cây chè, chủ yếu tập trung ở tiểu vùng cảnh quan cao nguyên cao cao Mộc Châu - Vân Hồ với khoảng 85.096 ha, chiếm 87% tổng diện tích (S1) đối với cây chè và tập trung chủ yếu ở huyện Mộc Châu 34.287 ha, huyện Vân Hồ 40.793 ha. 3.3.2.2. Hạng thích nghi (S2) Có 177 dạng cảnh quan xếp hạng thích nghi (S2) đối với 1 trong 5 loài cây lâu năm với diện tích 348.511 ha, chiếm 24,68% (DTTN). Trong đó, cây nhãn có 81 dạng cảnh quan với 410 khoanh vi, tổng diện tích 120.511 ha; cây xoài có 37 dạng cảnh quan với 701 khoanh vi, tổng diện tích 171.045 ha; cây mận hậu có 30 dạng 133 cảnh quan với 98 khoanh vi, tổng diện tích 20.244 ha; cây cà phê chè có 10 dạng cảnh quan với 39 khanh vi, tổng diện tích 12.250 ha; cây chè có 19 dạng cảnh quan với 81 khanh vi, tổng diện tích 24.460 ha. Diện tích thích nghi (S2) đối với cây xoài là 171.045 ha, chiếm 12,11% (DTTN), gấp 13 lần cây cà phê chè, 7 lần cây chè, 8,4 lần cây mận hậu và 1,4 lần cây nhãn. Mức độ phân mảnh cảnh quan cao nhất ở những khu vực thích nghi đối với cây nhãn (120.511 ha/410 khoanh vi), đối với cây cà phê chè là thấp nhất (12.250 ha/39 khoanh vi). Nguyên nhân chủ yếu cũng do trạm trổ hình thái địa đình và hiện trạng sử dụng đất và địa hình chủ yếu là thung lũng và núi thấp. Diện tích thích nghi (S2) đối với cây nhãn, chủ yếu tập trung ở tiểu vùng cảnh quan núi thấp Phu Sung (A2) với khoảng 45.236 ha, chiếm khoảng 38% tổng diện tích (S2) đối với cây nhãn. Trong đó, ở huyện Phù Yên có khoảng 38.595 ha và huyện Mai Sơn 13.361 ha. Diện tích thích nghi (S2) đối với cây xoài, chủ yếu ở tiểu vùng CQ núi thấp Tặng Phửng (A3) với khoảng 49.857 ha, chiếm khoảng 29 % tổng diện tích (S2) đối với cây xoài và tiểu vùng CQ núi thấp Phu Sung (A2) khoảng 36.380 ha, chiếm 21% tổng diện tích, nhiều nhất ở huyện Bắc Yên 30.356 ha, Mường La 24.959 ha. Diện tích thích nghi (S2) đối với cây mận hậu, chủ yếu ở tiểu vùng cảnh quan cao nguyên cao Mộc Châu - Vân Hồ (C1) với khoảng 18.890 ha, chiếm khoảng 93% tổng diện tích (S2) đối với cây mận hậu, phân bố ở huyện Mộc Châu 9.084 ha, Vân Hồ 4.738 ha và Bắc Yên 3.866 ha. Diện tích thích nghi (S2) đối với cây cà phê chè, chủ yếu ở tiểu vùng cảnh quan núi thấp Phu Sung (A2) với khoảng 6.230 ha, chiếm khoảng 50% tổng diện tích (S2) đối với cây cà phê chè, phân bố ở huyện Phù Yên 6.179 ha, Mai Sơn 2.177 ha và thành phố Sơn La 1.024 ha. Diện tích thích nghi (S2) đối với cây chè, tập trung chủ yếu ở tiểu vùng cảnh quan cao nguyên cao Mộc Châu - Vân Hồ với khoảng 11.819 ha, chiếm 50% tổng diện tích (S2) đối với cây chè, ở huyện Mộc Châu 4.765 ha, Vân Hồ 7.054 ha. 3.3.2.3. Hạng kém thích nghi (S3) Có 8 dạng cảnh quan xếp hạng kém thích nghi (S3) đối với 1 trong 5 loài cây lâu năm với diện tích 4.421 ha, chiếm 0,31% (DTTN). Trong đó, cây nhãn có 3 dạng cảnh quan với cảnh quan với 11 khoanh vi; cây xoài có 1 dạng cảnh quan với 134 5 khoanh vi; cây mận hậu có 2 dạng cảnh quan với 7 khanh vi; cây cà phê chè có 1 dạng cảnh quan với 1 khoanh vi; cây chè có 1 dạng cảnh quan với 1 khoanh vi. 3.3.2.4. Hạng không thích nghi (N) Có 55 dạng CQ gồm, (77, 85, 87, 94, 95, 97, 100, 121, 144, 150, 205, 214, 232, 251, 255, 284, 292, 296, 303, 318, 319, 334, 366, 372, 375, 394, 402, 414, 454, 464, 468, 471, 472, 473, 475, 476, 479, 484, 504, 510, 513, 518, 529, 531, 533, 535, 539, 543, 547, 549, 563, 567, 576, 600, 604, 622) với 417 khoanh vi xếp hạng không thích nghi (N) đối với tất cả các cây trồng lâu năm với diện tích 102.357 ha, chiếm 7,2% (DTTN). Trong đó, tập trung chủ yếu ở tiểu vùng CQ Mộc Châu - Vân Hồ chiếm khoảng 50%. Nguyên nhân do TV này có diện tích lớn nhất, chiếm 16,6% (DTTN). Tổng hợp diện tích thích nghi sinh thái theo các dạng cảnh quan đối với cây lâu năm tại tỉnh Sơn La được thông kê ở bảng 3.16. Bảng 3.16. Tổng hợp đánh giá thích nghi sinh thái đối với cây lâu năm Cây trồng Hạng thích nghi Rất thích nghi (S1) Thích nghi (S2) Kém thích nghi (S3) Nhãn 82 dạng cảnh quan: 27, 74, 84, 124, 149, 234, 436, 437, 439, 441, 443, 444, 445, 446, 447, 448, 450, 451, 453, 459, 480, 481, 482, 483, 485, 486, 487, 488, 489, 501, 505, 506, 514, 515, 544, 545, 546, 548, 550, 551, 552, 553, 554, 555, 556, 557, 560, 561, 562, 564, 565, 566, 568, 569, 570, 573, 575, 576, 580, 587, 588, 589, 591, 592, 594, 595, 596, 598, 599, 603, 610, 81 dạng cảnh quan: 119, 123, 162, 164, 165, 170, 172, 173, 174, 177, 179, 181, 187, 188, 189, 190, 191, 192, 194, 195, 196, 198, 199, 200, 201, 202, 203, 204, 206, 207, 208, 209, 210, 212, 213, 216, 217, 219, 228, 229, 231, 235, 236, 238, 243, 244, 245, 246, 247, 249, 250, 252, 254, 256, 257, 260, 261, 265, 266, 269, 270, 274, 275, 286, 293, 299, 301, 306, 321, 322, 328, 329, 331, 332, 333, 477, 478, 491, 496, 508, 582, 584, 617. 3 dạng cảnh quan: 218, 223, 225. Diện tích: 889 (ha) Tỉ lệ: 0,06 (%) 135 614, 623, 624, 625, 627, 628, 629, 630, 631, 632, 633, 634, 638. Diện tích: 95.302 (ha) Tỉ lệ: 6,75 (%) Diện tích: 120.511 (ha) Tỉ lệ: 8,53 (%) Xoài 25 dạng cảnh quan: 264, 273, 285, 297, 438, 494, 497, 498, 503, 511, 519, 520, 525, 526, 527, 541, 542, 571, 574, 578, 579, 581, 607, 613, 616, 619. Diện tích: 56.479 (ha) Tỉ lệ: 4,00 (%) 37 dạng cảnh quan: 249, 253, 258, 262, 263, 267, 268, 271, 272, 277, 278, 279, 281, 282, 283, 289, 290, 294, 295, 298, 300, 302, 304, 305, 311, 315, 316, 317, 558, 585, 593, 597, 602, 612, 618, 635, 636. Diện tích: 171.045 (ha) Tỉ lệ: 12,11 (%) 01 dạng cảnh quan: 230 Diện tích: 813 (ha) Tỉ lệ: 0,06 (%) Mận hậu 40 dạng cảnh quan: 32, 39, 45, 46, 49, 60, 65, 69, 70, 72, 73, 74, 76, 79, 80, 82, 83, 86, 98, 111, 112, 124, 141, 146, 149, 152, 320, 342, 344, 417, 418, 419, 420, 422, 424, 425, 427, 428, 430, 431, 433. Diện tích: 63.307 (ha) Tỉ lệ: 4,46 (%) 30 dạng cảnh quan: 308, 313, 335, 346, 347, 348, 350, 351, 353, 354, 355, 356, 357, 358, 359, 361, 362, 364, 365, 367, 370, 371, 373, 374, 378, 379, 380, 407, 409, 413. Diện tích: 20.244 (ha) Tỉ lệ: 1,43 (%) 02 dạng cảnh quan: 343, 434. Diện tích: 2.023 (ha) Tỉ lệ: 0,14 (%) Cà phê chè 34 dạng cảnh quan: 193, 211, 440, 452, 455, 456, 457, 458, 460, 461, 462, 463, 464, 465, 466, 467, 469, 470, 474, 501, 502, 516, 517, 520, 521, 522, 524, 528, 530, 532, 534, 536, 537, 538, 540. 10 dạng cảnh quan: 197, 280, 291, 307, 309, 310, 312, 345, 349, 352. Diện tích: 12.250 (ha) Tỉ lệ: 0,87 (%) 01 dạng cảnh quan: 360 Diện tích: 229 (ha) Tỉ lệ: 0,02 (%) 136 Diện tích: 64.223 (ha) Tỉ lệ: 4,55 (%) Chè 53 dạng cảnh quan: 42, 44, 142, 143, 336, 337, 338, 339, 340, 383, 384, 385, 386, 387, 388, 389, 390, 391, 392, 393, 395, 396, 397, 398, 399, 400, 401, 403, 404, 405, 406, 408, 410, 411, 412, 415, 416, 421, 423, 426, 429, 432, 435, 449, 492, 493, 495, 499, 500, 502, 507, 509, 515, 523, 527. Diện tích: 97.780 (ha) Tỉ lệ: 6,92 (%) 19 dạng cảnh quan: 109, 115, 116, 118, 120, 122, 126, 127, 128, 138, 314, 363, 368, 369, 370, 376, 377, 381, 382. Diện tích: 24.460 (ha) Tỉ lệ: 1,73 (%) 01 dạng cảnh quan: 341 Diện tích: 467 (ha) Tỉ lệ: 0,03 (%) 3.4. ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN CÁC VÙNG CHUYÊN CANH CÂY LÂU NĂM 3.4.1. Cơ sở định hƣớng phát triển các vùng chuyên canh cây lâu năm 3.4.1.1. Chủ trương của tỉnh Sơn La về phát triển cây lâu năm Trong những năm qua, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách và các văn bản chỉ đạo, điều hành về phát triển nông nghiệp, trong đó có cây lâu năm. Nghị quyết số 117/2015/NQ-HĐND ngày 10/12/2015 của HĐND tỉnh Sơn La, phê duyệt Đề án Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất và chế biến sản phẩm nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; gắn với chỉ dẫn địa lí, xây dựng thương hiệu sản phẩm; nâng cao hiệu quả của các cơ sở chế biến hiện có, đầu tư mới các cơ sở chế biến gắn với bảo vệ môi trường bền vững. Đề án thực hiện chính sách hỗ trợ việc áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP) trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản trên địa bàn tỉnh Sơn La đến năm 2020. 137 Quyết định số 3067/QĐ-UBND ngày 17 tháng 12 năm 2013 của UBND tỉnh Sơn La quy định một số chính sách hỗ trợ việc áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản trên địa bàn tỉnh. Quyết định số 3148/QĐ-UBND ngày 14 tháng 11 năm 2014 của UBND tỉnh Sơn La, về việc ban hành kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện tái cơ cấu lĩnh vực trồng trọt trên địa bàn tỉnh Sơn La đến năm 2020. Quyết định số 1480/QĐ-UBND ngày 10 tháng 6 năm 2014, về danh mục sản phẩm nông sản chủ lực tỉnh Sơn La đến năm 2020. Quyết định số 3527/QĐ-UBND ngày 23 tháng 12 năm 2014, phê duyệt Đề án triển khai thực hiện chính sách khuyến khích phát triển liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản giữa nông dân với các đối tác kinh tế khác trong nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Sơn La. Quyết định số 3528/QĐ-UBND ngày 23 tháng 12 năm 2014, về việc phê duyệt đề án Phát triển và nâng cao hiệu quả sản xuất nông sản hàng hóa của tỉnh Sơn La đến năm 2020. 3.4.1.2. Hiện trạng và quy hoạch trồng cây lâu năm ở Sơn La đến năm 2020 Cây nhãn: từ những năm đầu thập kỉ 60 thế kỉ XX, cây nhãn được đồng bào tỉnh Hưng Yên đưa lên Sơn La khi đi lập vùng kinh tế mới tại hầu hết các huyện. Gần đây, người trồng nhãn ở Sơn La đang tiến hành cải tạo giống nhằm nâng cao chất lượng quả. Bằng biện pháp ghép mắt các giống nhãn nhập ngoại đã được chọn lọc vào gốc nhãn địa phương. Bước đầu cho thấy các cây ghép cho chất lượng quả tốt hơn, có giá trị thương phẩm, sản lượng đạt cao. Tính đến thời điểm 2015 cây nhãn đã có chỗ đứng hơn 60 năm trên đất Sơn La với diện tích 7.900 ha, tổng sản lượng khoảng 40.000 tấn quả/năm. Cây xoài: các huyện như Mộc Châu, Yên Châu, Mai Sơn, Thuận Châu, Sông Mã, Mường La... đều trồng xoài. Quả xoài ở Sơn La tuy nhỏ nhưng rất ngọt, có vị thơm đặc trưng rất khác so với quả xoài các tỉnh phía Nam. Xoài Sơn La có tiếng ở các tỉnh phía Bắc, nhất là xoài Yên Châu. Năm 2015, toàn tỉnh có 3.695 ha xoài, sản lượng đạt khoảng 11.028 tấn quả/năm. Cây mận hậu: cây mận hậu là sản phẩm có tiếng của tỉnh Sơn La. Hàng năm cho thu hoạch lượng quả khá lớn cung cấp cho thị trường, quả mận hậu Sơn La tuy không to, ngon như mận hậu chính gốc song lại cho năng suất cao. Bởi vậy, đã 138 được trồng ở những đồi thấp, quanh nhà với diện tích năm 2015 đạt 2.965 ha, sản lượng khoảng 19.288 tấn quả/năm. Tổng diện tích quy hoạch đất trồng cây ăn quả ở tỉnh Sơn La đến năm 2020 khoảng 20.000 ha. Cây cà phê chè: từ những năm 1990, tỉnh Sơn La đưa cây cà phê chè vào trồng với diện tích ngày một tăng và đã hình thành các trang trại cà phê với quy mô nhỏ và vừa. Cây cà phê chè đã đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho các trang trại và giải quyết việc làm, góp phần xoá đói giảm nghèo, đặc biệt là ở nông thôn. Năm 2015, tổng diện tích cà phê chè đạt khoảng 11.793 ha, sản lượng cà phê nhân đạt 13.049 tấn. Đến đến năm 2020 tổng diện tích cà phê toàn tỉnh đạt khoảng 12.600 ha, sản lượng cà phê nhân đạt 24.000 tấn. Cây chè: cao nguyên Mộc Châu, Nà Sản và một số nơi, có loại đất đỏ hoặc xám đen có nguồn gốc từ đá vôi, có độ dốc vừa phải thích hợp với cây chè. Vì vậy, đã có những nông trường chuyên trồng chè như Nông trường Mộc Châu, có diện tích chè lớn. Ngoài ra cây chè còn được trồng với quy mô nhỏ (tập thể, hộ gia đình). Người dân có nhiều kinh nghiệm trồng và chế biến chè theo lối truyền thống. Tuy chất lượng chè của Sơn la không nổi tiếng như chè Thái Nguyên, nhưng lại là nguyên liệu phù hợp để chế biến chè đen, chè vàng xuất khẩu. Năm 2015, quy mô diện tích cây chè đạt khoảng 4.123 ha, sản lượng chè búp tươi đạt 30.728 tấn. Năm 2020, quy mô diện tích đạt khoảng 7.000 ha, sản lượng chè búp tươi đạt 49.000 tấn. 3.4.1.3. Di dân tái định cư và yêu cầu chuyển đổi cơ cấu cây trồng Khi các thủy điện khi ngăn dòng đã nảy sinh những vấn đề môi trường cấp bách, đặc biệt đất canh tác phục vụ sản xuất nông nghiệp cho người dân địa phương, là một trong những vấn đề hết sức bức xúc, nan giải, có những ảnh hưởng trực tiếp và lâu dài đến sự phát triển sản xuất nông nghiệp nói riêng cũng như đến sự phát triển bền vững chung của tỉnh Sơn La. Tác động của Thủy điện Sơn La đến tài nguyên và môi trường đất, biểu hiện trong sự thay đổi phương thức sử dụng đất. Ở vùng lòng hồ là việc thay đổi từ dạng tài nguyên đất sang dạng tài nguyên nước. Ở khu vực hồ và công trình phương thức sử dụng tài nguyên nước phục vụ khai thác đa mục tiêu đưa đến biến đổi tích cực lớn lao, đồng thời cũng ảnh hưởng mạnh đến sử dụng tài nguyên ở lưu vực trực tiếp. Ở các khu tái định cư, việc quy hoạch khoa học và sử dụng hợp lí tài nguyên đất cho năng suất cao nhờ bố trí cây trồng, mùa vụ hợp lí sẽ làm biến đổi mạnh mẽ lâu 139 dài phương thức sử dụng tài nguyên thiên nhiên. Việc mất đất canh tác ở lòng hồ là tổn thất, thiệt khá lớn và vĩnh viễn. Song ở lưu vực trực tiếp có thể bị khai thác không hợp lí lúc ban đầu khi dân di vén lên, khi được tổ chức sản xuất sẽ đem lại lợi ích lớn và lâu dài (trồng rừng, cây ăn quả, cây nguyên liệu). Ở các khu tái định cư, quy hoạch bố trí sản xuất hợp lí làm tăng hiệu quả sử dụng quỹ đất, đưa các diện tích đất hoang vào sử dụng cho hiệu quả lâu dài, nhờ tập đoàn giống thích hợp và mùa vụ hợp lí. 3.4.2. Tiêu chí xác định vùng chuyên canh cây lâu năm tại tỉnh Sơn La Cây lâu năm là loại cây trồng sinh trưởng và cho sản phẩm trong nhiều năm, bao gồm cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả lâu năm, cây dược liệu lâu năm và cây lâu năm khác [12]. Vùng chuyên canh cây lâu năm là vùng trồng tập trung, có diện tích liền vùng, liền thửa trong địa giới hành chính một tỉnh, có vị trí thuận lợi, điều kiện tự nhiên thích hợp, có cơ sở hạ tầng kĩ thuật tương đối hoàn chỉnh về giao thông, thủy lợi, điện, thuận lợi cho sản xuất hàng hóa, phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển sản xuất nông nghiệp của ngành và địa phương. Tiêu chí xác định vùng chuyên canh cây lâu năm tại tỉnh Sơn La. (i) Dạng CQ có kết quả đánh giá tổng hợp thích nghi sinh thái đối với cây lâu năm ở mức (S1 hoặc S2). (ii) Có hiện trạng hoặc quy hoạch trồng cây lâu năm đến năm 2020. (iii) Các khoanh vi thuộc dạng CQ liền vùng, liền thửa, diện tích trên 300 ha. (iv) Gần khu dân cư, giao thông thuận tiện, gần nguồn nước tưới, thu hoạch và phân phối thuận tiện. (v) Có hợp tác xã hoặc tổ hợp hợp tác xã nông nghiệp. (vi) Nằm trong vùng quy hoạch sản phẩm nông sản chủ lực của tỉnh Sơn La. 3.4.3. Định hƣớng phát triển vùng chuyên canh cây lâu năm tại tỉnh Sơn La Đối chiếu 411 dạng CQ có kết quả đánh giá tổng hợp ở mức S1 và S2 đối với cây lâu năm với 6 tiêu chí xác định vùng chuyên canh cây lâu năm ở tỉnh Sơn La. Kết quả cho thấy: có 299 dạng cảnh quan không ưu tiên phát triển các vùng chuyên canh cây lâu năm với diện tích 696.542 ha, chiếm 49,4% (DTTN). Có 112 dạng CQ định hướng không gian phát triển các vùng chuyên canh cho từng cây trồng lâu năm với tổng diện tích 135.569 ha, chiếm 9,6% (DTTN), hình 3.8, bảng 3.17. 140 Bảng 3.17. Định hướng tổ chức không gian phát triển các vùng chuyên canh cây lâu năm tại tỉnh Sơn La Tiểu vùng CQ/huyện Vùng chuyên canh Tổng (ha) Tỉ lệ (%) Nhãn (1) Xoài (2) Mận hậu (3) Cà phê (4) Chè (5) Mộc Châu - Vân Hồ (C1) 23.979 43.148 67.127 4,75 Huyện Mộc Châu 20.367 16.174 36.541 2,59 Huyện Vân Hồ 26.973 26.973 1,91 Huyện Yên Châu 3.612 3.612 0,26 Sơn La - Nà Sản (C2) 5.8 11.843 24.551 36.399 2,58 Huyện Mai Sơn 5.8 22.970 22.976 1,63 Huyện Mường La 147 147 0,01 Thành phố Sơn La 1.434 1.434 0,10 Huyện Yên Châu 11.843 11.843 0,84 Thung lũng Sông Mã (D2) 32.042 32.043 2,27 Huyện Sông Mã 32.042 32.043 2,27 Tổng (ha) 32.048 11.843 23.979 24.551 43.148 135.569 - Tỉ lệ (%) 2,27 0,84 1,70 1,74 3,06 - 9,60 Bảng 3.17, cho thấy: Vùng ưu tiên chuyên canh cây nhãn, tập trung tuyệt đối ở tiểu vùng cảnh quan núi thấp và thung lũng Sông Mã thuộc huyện Sông Mã, chỉ có 5,8 ha thuộc tiểu vùng cảnh quan cao nguyên thấp Sơn La - Nà Sản, trên địa bàn huyện Mai Sơn. Vùng ưu tiên chuyên canh cây xoài, tập trung 100% tại tiểu vùng cảnh quan cao nguyên thấp Sơn La - Nà Sản, thuộc huyện Yên Châu. Vùng ưu tiên chuyên canh cây mận hậu, tập trung 100% ở tiểu vùng cảnh quan cao nguyên cao Mộc Châu - Vân Hồ. Trong đó, 92% diện tích phân bố ở huyện Mộc Châu, khoảng 8% diện tích phân bố ở huyện Yên Châu. Vùng ưu tiên chuyên canh cây cà phê chè, tập trung 100% tại tiểu vùng cảnh quan cao nguyên thấp Sơn La - Nà Sản. Trong đó 93,5% tập trung ở huyện Mai Sơn, khoảng 6,5% ở thành phố Sơn La. Vùng ưu tiên chuyên canh cây chè, tập trung ở tiểu vùng cảnh quan cao nguyên cao Mộc Châu - Vân Hồ. Trong đó, 62% tập trung ở huyện Vân Hồ và khoảng 38% ở huyện Mộc Châu. 141 3.4.3.1. Định hướng tổ chức không gian phát triển các vùng lõi Trong 112 dạng cảnh quan đề xuất không gian ưu tiên phát triển các vùng chuyên canh, có 62 dạng CQ đề xuất không gian ưu tiên phát triển vùng lõi chuyên canh cho từng cây trồng lâu năm, do các dạng CQ này đáp ứng đồng thời 6 tiêu chí với tổng diện tích 50.621 ha, chiếm 3,6% (DTTN), hình 3.8, bảng 3.18. Bảng 3.18. Định hướng phát triển vùng lõi chuyên canh cây lâu năm Tiểu vùng CQ/huyện Vùng lõi chuyên canh Tổng (ha) Tỉ lệ (%) Nhãn (1A) Xoài (2A) Mận hậu (3A) Cà phê (4A) Chè (5A) Mộc Châu - Vân Hồ (C1) 4.093 19.259 23.352 1.65 Huyện Mộc Châu 3.318 8.684 12.002 0,85 Huyện Vân Hồ 10.575 10.575 0,75 Huyện Yên Châu 775 775 0,05 Sơn La - Nà Sản (C2) 5.943 8.089 14.032 0,99 Huyện Mai Sơn 7.384 7.384 0,52 Thành phố Sơn La 705 705 0,05 Huyện Yên Châu 5.943 5.943 0,42 Thung lũng Sông Mã (D2) 13.236 13.236 0,94 Huyện Sông Mã 13.236 13.236 0,94 Tổng (ha) 13.236 5.943 4.093 8.089 19.259 50.621 - Tỉ lệ (%) 0,93 0,42 0,29 0,57 1,36 - 3,6 Đối với cây nhãn: Không gian ưu tiên phát triển vùng lõi chuyên canh cây nhãn (1A) với tổng diện tích 13.226 ha, chiếm 0,93% (DTTN). Có 45 khoanh vi thuộc 23 dạng cảnh quan đáp ứng tiêu chí xác định vùng lõi chuyên canh nhãn. Trong đó, không gian (1A) thuộc dạng cảnh quan số 181 có (1.599 ha), số 450 có (1.418 ha), số 27 có (839 ha), số 446 có (958 ha). 19 dạng cảnh quan còn lại (74, 149, 174, 207, 219, 249, 266, 437, 439, 443, 447, 451, 515, 560, 561, 575, 582, 592, 632) ưu tiên phát triển vùng lõi chuyên canh nhãn với tổng diện tích 8.422 ha. Không gian (1A), phân bố trên 11 xã ở huyện Sông Mã thuộc tiểu vùng cảnh quan núi thấp và thung lũng Sông Mã. Xã Chiềng Cang có (3.426 ha), ưu tiên phát triển vùng lõi chuyên canh nhãn, Chiềng Khương (2.998 ha), Chiềng Khoong (1.984 ha), Nà Nghịu (2.124 ha). Còn lại 7 xã gồm, (Huổi Một, Mường Lầm, Mường Sai, Mường Hung, Nậm Ty, thị trấn Sông Mã, Yên Hưng), ưu tiên phát triển vùng lõi chuyên canh nhãn với tổng diện tích 2.704 ha. 142 Đối với cây xoài: Không gian ưu tiên phát triển vùng lõi chuyên canh cây xoài (2A) với tổng diện tích 5.943 ha, chiếm 0,42% (DTTN). Có 25 khoanh vi thuộc 8 dạng cảnh quan đáp ứng tiêu chí xác định vùng lõi chuyên canh xoài. Trong đó, không gian (2A) thuộc dạng cảnh quan số 519 có (756 ha), số 525 (2.270 ha), số 613 (754 ha), số 636 (639 ha). Bốn dạng cảnh quan còn lại (558, 607, 616, 635), ưu tiên phát triển vùng lõi chuyên canh xoài với tổng diện tích 1.524 ha. Không gian (2A), phân bố trên 8 xã ở huyện Yên Châu thuộc tiểu vùng CQ cao nguyên thấp Sơn La - Nà Sản. Xã Chiềng Hặc có (2.070 ha), ưu tiên phát triển vùng lõi chuyên canh xoài, Tú Nang (909 ha), Chiềng Sàng (809 ha), Chiềng Đông (709 ha). Năm xã gồm, (Chiềng Khoi, Chiềng Pằn, Sập Vạt, Viêng Lán, thị trấn Yên Châu), ưu tiên mở rộng vùng chuyên canh xoài với tổng diện tích 2.704 ha. Đối với cây mận hậu: Không gian ưu tiên phát triển vùng lõi chuyên canh cây mận hậu (3A) với tổng diện tích 4.093 ha, chiếm 0,29% (DTTN). Có 18 khoanh vi thuộc 5 dạng cảnh quan đáp ứng tiêu chí xác định vùng lõi chuyên canh mận hậu. Trong đó, không gian (3A) thuộc dạng cảnh quan số 320 có (1.046 ha), số 347 (1.058 ha), số 425 (1.013 ha). Hai dạng cảnh quan còn lại (418, 431), ưu tiên phát triển vùng lõi chuyên canh mận hậu với tổng diện tích 976 ha. Không gian (3A), phân bố trên 4 xã ở huyện Mộc Châu và 4 xã ở huyện Yên Châu thuộc tiểu vùng CQ cao nguyên thấp Sơn La - Nà Sản. Xã Tân Lập có (1.997 ha), ưu tiên phát triển vùng lõi chuyên canh mận hậu, Phiêng Luông (812 ha). Sáu xã gồm (Chờ Lồng, Chiềng Hắc, Mường Lựm, Nà Mường, Tân Hợp, Tú Nang), ưu tiên phát triển vùng lõi vùng chuyên canh mận hậu với tổng diện tích 2.704 ha. Đối với cây cà phê chè: Không gian ưu tiên phát triển vùng lõi chuyên canh cây cà phê chè (4A) với tổng diện tích 8.089 ha, chiếm 0,57% (DTTN). Có 36 khoanh vi thuộc 7 dạng cảnh quan đáp ứng tiêu chí xác định vùng lõi chuyên canh cây cà phê chè. Trong đó, không gian (4A) thuộc dạng CQ số 469 có (1.891 ha), số 532 có (2.757 ha). Năm dạng CQ còn lại gồm (455, 467, 501, 536, 537), ưu tiên phát triển vùng lõi chuyên canh cà phê chè với tổng diện tích 3.441 ha. Không gian (4A), phân bố ở 14 xã. Trong đó, 11 xã ở huyện Mai Sơn; 2 xã ở thành phố Sơn La và 1 xã ở huyện Thuận Châu thuộc tiểu vùng CQ cao nguyên thấp Sơn La - Nà Sản. Xã Hát Lót có (2.745 ha), ưu tiên phát triển vùng lõi chuyên canh cà phê chè, xã Chiềng Chăn có (1.377 ha), Chiềng Mung (1.057 ha). Mười một 143 xã gồm, (Chiềng Ban, Chiềng Lương, Chiềng Mai, Chiềng Sinh, Chiềng Sung...), ưu tiên phát triển vùng lõi chuyên canh cà phê chè với tổng diện tích 2.910 ha. Đối với cây chè: Không gian ưu tiên phát triển vùng lõi chuyên canh cây chè (5A) với tổng diện tích 19.259 ha, chiếm 1,36% (DTTN). Có 60 khoanh vi thuộc 14 dạng cảnh quan đáp ứng tiêu chí xác định vùng lõi chuyên canh chè. Trong đó, không gian (5A), thuộc dạng cảnh quan số 368 có (3.897 ha), số 392 có (3.377 ha), số 393 (2.398 ha), số 404 (2.012 ha). 10 dạng cảnh quan còn lại gồm, (340, 369, 381, 383, 390, 399, 401, 416, 509, 515), ưu tiên phát triển vùng lõi chuyên canh cây chè với tổng diện tích 7.576 ha. Không gian (5A), phân bố ở 15 xã. Trong đó, 7 xã ở huyện Mộc Châu 8 xã huyện Vân Hồ thuộc tiểu vùng CQ cao nguyên cao Mộc Châu - Vân Hồ. Xã Hua Păng có (2.916 ha), ưu tiên phát triển vùng lõi chuyên canh chè, xã Lóng Luông có (1.967 ha), Phiêng Luông có (2.407 ha), Quy Hướng (3.280 ha), Suối Bàng (2.271 ha), Tô Múa (1.622 ha), Vân Hồ (2.259 ha). Tám xã gồm, (Chiềng Khoa, Chiềng Yên, Mường Men, Mường Sang, Mường Tè, Nà Mường, Quang Minh, Song Khủa), ưu tiên phát triển vùng lõi chuyên canh chè với tổng diện tích 5.157 ha. 3.4.3.2. Định hướng tổ chức không gian phát triển các vùng mở rộng Có 60 dạng cảnh quan đề xuất không gian mở rộng vùng chuyên canh cho từng cây trồng lâu năm, do các dạng cảnh quan này chỉ đáp ứng đồng thời 5 tiêu chí (hiện trạng không trồng hoặc không có quy hoạch đến năm 2020), với tổng diện tích 84.948 ha, chiếm 6% (DTTN), hình 3.8, bảng 3.19. Bảng 3.19. Định hướng phát triển vùng mở rộng chuyên canh cây lâu năm Tiểu vùng CQ/huyện Vùng mở rộng chuyên canh Tổng (ha) Tỉ lệ (%) Nhãn (1B) Xoài (2B) Mận hậu (3B) Cà phê (4B) Chè (5B) Mộc Châu - Vân Hồ (C1) 19.886 23.889 43.775 3,099 Huyện Mộc Châu 17.049 7.490 24.539 1,737 Huyện Vân Hồ 16.399 16.399 1,161 Huyện Yên Châu 2.837 2.837 0,201 Sơn La - Nà Sản (C2) 6 5900 16.462 22.367 1,584 Huyện Mai Sơn 6 15.586 15.592 1,104 Huyện Mường La 147 147 0,010 Thành phố Sơn La 729 729 0,052 Huyện Yên Châu 5900 5.900 0,418 Thung lũng Sông Mã (D2) 18.806 18.806 1,332 144 Huyện Sông Mã 18.806 18.806 1,332 Tổng (ha) 18.812 5.900 19.886 16.462 23.889 84.948 - Tỉ lệ (%) 1,33 0,41 1,40 1,16 1,69 - 6,0 Đối với cây nhãn: Không gian ưu tiên phát triển vùng mở rộng chuyên canh cây nhãn (1B) với tổng diện tích 18.812 ha, chiếm 1,33% (DTTN). Có 53 khoanh vi thuộc 25 dạng CQ đáp ứng tiêu chí xác định vùng mở rộng chuyên canh nhãn. Trong đó, không gian (1B) thuộc dạng CQ số 172 có (1.019 ha), số 201 có (1.408 ha), số 213 có (1.356 ha), số 234 có (1.000 ha), số 437 có (1.727 ha), số 565 có (1.019 ha), số 570 có (1.602 ha), số 576 có (2.174 ha). 17 dạng CQ còn lại gồm, (124, 204, 206, 436, 441, 444, 496, 552, 555, 568, 569, 594, 598, 610, 625, 631, 633), ưu tiên phát triển vùng lõi chuyên canh nhãn với tổng diện tích 7.506 ha. Không gian (1B), phân bố trên 13 xã ở huyện Sông Mã và 1 xã (Tà Hộc) ở huyện Mai Sơn thuộc tiểu vùng CQ núi thấp và thung lũng Sông Mã. Trong đó, xã Chiềng Cang có (2.489 ha), ưu tiên phát triển vùng mở rộng chuyên canh nhãn, Chiềng Khương (2.131 ha), Chiềng Khoong (3.975 ha), Mường Hung (1.056 ha), Nà Nghịu (1.962 ha), Nậm Ty (2.440 ha). Tám xã gồm, (Chiềng Phung, Chiềng Sơ, Tà Hộc, Huổi Một, Mường Lầm, Mường Sai, thị trấn Sông Mã, Yên Hưng), ưu tiên phát triển vùng mở rộng vùng chuyên canh nhãn với tổng diện tích 7.248 ha. Đối với cây xoài: Không gian ưu tiên phát triển vùng mở rộng chuyên canh cây xoài (2B) với tổng diện tích 5.900 ha, chiếm 0,41% (DTTN). Có 16 khoanh vi thuộc 4 dạng CQ đáp ứng tiêu chí xác định vùng mở rộng chuyên canh xoài. Trong đó, không gian gian ưu tiên phát triển vùng mở rộng chuyên canh cây xoài thuộc dạng CQ số 526 có (3.208 ha), số 527 (1.586 ha), số 497 (587 ha), số 520 (518 ha). Không gian (2B), phân bố trên 8 xã ở huyện Yên Châu thuộc tiểu vùng CQ cao nguyên thấp Sơn La - Nà Sản. Xã Chiềng Khoi có (1.730 ha), ưu tiên phát triển vùng mở rộng chuyên canh xoài, Chiềng Pằn (1.311 ha), Viêng Lán (1.047 ha). Năm xã gồm, (Chiềng Hặc, Chiềng Sàng, Sập Vạt, Tú Nang, thị trấn Yên Châu), ưu tiên không gian mở rộng vùng chuyên canh xoài với tổng diện tích 1.812 ha. Đối với cây mận hậu: Không gian ưu tiên phát triển vùng mở rộng chuyên canh mận hậu (3B) với tổng diện tích 19.986 ha, chiếm 1,40% (DTTN). Có 42 khoanh vi thuộc 9 dạng cảnh quan đáp ứng tiêu chí xác định vùng mở rộng chuyên canh mận hậu. Trong đó, không gian (3B) thuộc dạng cảnh quan số 417 có (2.063 ha), số 418 (5.263 ha), số 420 (1.070 ha), số 424 (1.742 ha), số 428 (3.413 ha), số 145 431 (4.728 ha). Ba dạng cảnh quan còn lại (342, 344, 422), ưu tiên phát triển vùng mở rộng chuyên canh mận hậu với tổng diện tích 1.608 ha. Không gian (3B), phân bố ở 9 xã. Trong đó, 5 xã ở huyện Mộc Châu và 4 xã ở huyện Yên Châu thuộc tiểu vùng cảnh quan cao nguyên thấp Sơn La - Nà Sản. Xã Tân Lập có (4.367 ha), ưu tiên phát triển vùng mở rộng chuyên canh mận hậu, xã Mường Sang (2.855 ha), xã Chờ Lồng (4.587 ha), xã Chiềng Hắc (2.922 ha). Năm xã còn lại gồm, (Mường Lựm, Phiêng Luông, Tú Nang, thị trấn Mộc Châu, thị trấn Nông Trường), ưu tiên phát triển vùng mở rộng vùng chuyên canh mận hậu với tổng diện tích 5.155 ha. Đối với cây cà phê chè: Không gian ưu tiên phát triển vùng mở rộng chuyên canh cây cà phê chè (4B) với tổng diện tích 16.462 ha, chiếm 1,16% (DTTN). Có 52 khoanh vi thuộc 8 dạng cảnh quan đáp ứng tiêu chí xác định vùng mở rộng chuyên canh cà phê chè. Trong đó, không gian (4B) thuộc dạng cảnh quan số 469 có (4.606 ha), số 458 có (3.131 ha), số 538 (2.986 ha), số 457 (2.757 ha). Bốn dạng cảnh quan còn lại gồm, (464, 516, 534, 540), ưu tiên phát triển vùng mở rộng chuyên canh cà phê chè với tổng diện tích 2.981 ha. Không gian ưu tiên phát triển vùng mở rộng chuyên canh cà phê phân bố ở 14 xã. Trong đó, 11 xã ở huyện Mai Sơn; 2 xã ở thành phố Sơn La và 1 xã ở huyện Thuận Châu, thuộc tiểu vùng CQ cao nguyên thấp Sơn La - Nà Sản. Đối với cây chè: Không gian ưu tiên phát triển vùng mở rộng chuyên canh cây chè (5B) với tổng diện tích 23.889 ha, chiếm 1,69% (DTTN). Có 63 khoanh vi thuộc 16 dạng cảnh quan đáp ứng tiêu chí xác định vùng mở rộng chuyên canh chè. Trong đó, không gian (5B) thuộc dạng cảnh quan số 339 có (2.979 ha), số 376 có (1.659 ha), số 389 (7.126 ha), số 391 (4.433 ha), số 400 (2.765 ha). 11 dạng CQ còn lại gồm, (338, 370, 382, 387, 396, 397, 398, 421, 426, 527, 553), ưu tiên phát triển vùng mở rộng chuyên canh chè với tổng diện tích 2.981 ha. Không gian (5B), phân bố ở 15 xã. Trong đó, 7 xã ở huyện Mộc Châu 7 xã ở huyện Vân Hồ thuộc tiểu vùng CQ cao nguyên cao Mộc Châu - Vân Hồ. Xã Chiềng Khoa có (3.542 ha), ưu tiên phát triển vùng mở rộng vùng chuyên canh chè, xã Chiềng Yên có (4.706 ha), Mường Men (2.601 ha), Nà Mường (1.720 ha), Tô Múa (2.242 ha). Mười xã còn lại gồm, (Hua Păng, Lóng Luông, Quy hướng...), ưu tiên phát triển vùng mở rộng chuyên canh chè với tổng diện tích 13.784 ha. 146 TIỂU KẾT CHƢƠNG 3 1. Trong đánh giá cảnh quan, có nhiều phương pháp được đề xuất, bao gồm phương pháp định tính và định lượng. Mục đính cuối cùng của việc đánh giá cảnh quan là xác định mức độ thuận lợi của cảnh quan với từng mục tiêu ứng dụng cụ thể. Luận án sử dụng phương pháp và quy trình đánh giá thích nghi sinh thái theo đề xuất của Nguyễn Cao Huần (2005), chủ thể là đặc tính của 474 dạng thuộc 6 tiểu vùng cảnh quan, khách thể đánh giá là nhu cầu sinh thái của 5 cây trồng lâu năm điển hình có ưu thế về diện tích và hiệu quả ở tỉnh Sơn La. 2. Kết quả đánh giá và phân hạng thích nghi sinh thái đối với từng cây trồng lâu năm đã xác định được: Cây nhãn, có 122 dạng cảnh quan xếp hạng rất thích nghi với diện tích 163.428 ha, chiếm 11,5% (DTTN). Cây xoài, có 66 dạng CQ xếp hạng rất thích nghi với diện tích 139.254 ha, chiếm 9,9% (DTTN). Cây mận hậu, có 44 dạng CQ xếp hạng rất thích nghi với diện tích 82.863 ha, chiếm 5,9% (DTTN). Cây cà phê chè, có 73 dạng cảnh quan xếp hạng rất thích nghi với diện tích 151.763 ha, chiếm 10,7% (DTTN). Cây chè, có 123 dạng cảnh quan xếp hạng rất thích nghi với diện tích 220.664 ha, chiếm 15,6% (DTTN). 3. Kết quả đánh giá tổng hợp cảnh quan đối với cây trồng lâu năm ở tỉnh Sơn La cho thấy: Có 55 dạng cảnh quan xếp hạng không thích nghi đối với tất cả các cây trồng lâu năm với diện tích 102.357 ha, chiếm 7,2% (DTTN). Có 234 dạng cảnh quan xếp hạng rất thích nghi (S1) đối với 1 trong 5 loài cây lâu năm với diện tích 376.821 ha, chiếm 26,68% (DTTN). Có 177 dạng cảnh quan xếp hạng thích nghi (S2) đối với 1 trong 5 loài cây lâu năm với diện tích 348.511 ha, chiếm 24,68% (DTTN). Có 8 dạng cảnh quan xếp hạng kém thích nghi (S3) đối với 1 trong 5 loài cây lâu năm với diện tích 4.421 ha, chiếm 0,31% (DTTN). 4. Kết quả định hướng không gian phát triển các vùng chuyên canh cây lâu năm tại tỉnh Sơn La cho thấy: Vùng chuyên canh nhãn tập trung ở tiểu vùng cảnh quan núi thấp và thung lũng Sông Mã thuộc huyện Sông Mã. Vùng chuyên canh xoài tập trung tại tiểu vùng cảnh quan cao nguyên thấp Sơn La - Nà Sản thuộc huyện Yên Châu. Vùng chuyên canh mận hậu và chè tập trung ở tiểu vùng cảnh quan cao nguyên cao Mộc Châu - Vân Hồ. Vùng chuyên canh cây cà phê chè tập trung tại tiểu vùng cảnh quan cao nguyên thấp Sơn La - Nà Sản. 147 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Về tiếp cận và lí luận nghiên cứu Cảnh quan học xuất hiện từ khá sớm với nhiều trường phái nghiên cứu, đa dạng về quan niệm và cách tiếp cận trong ứng dụng. Bản đồ cảnh quan chủ yếu được xây dựng trên nguyên tắc phát sinh và tổng hợp. Về bản chất, cảnh quan là các địa tổng thể có sự tương tác qua lại giữa các nhân tố thành tạo. Tiếp cận cảnh quan học trên nguyên tắc phát sinh, hệ thống và tổng hợp là hướng chủ đạo để thực hiện các nội dung nghiên cứu của đề tài luận án. Tổng quan có chọn lọc và hệ thống các công trình nghiên cứu liên quan, luận án đã xác lập đúng đắn, toàn diện các vấn đề về cơ sở lí luận nghiên cứu, đánh giá cảnh quan phục vụ phát triển các vùng chuyên canh cây lâu năm. Kết quả này góp phần dần làm sáng tỏ lí luận, nội dung nghiên cứu cảnh quan, cảnh quan ứng dụng trong nông, lâm nghiệp và vùng chuyên canh cây trồng. 2. Về đặc điểm và vai trò các nhân tố thành tạo cảnh quan Luận án đã phân tích quy luật, đặc điểm, vai trò của các nhân tố thành tạo cảnh quan tỉnh Sơn La. Với mỗi nhân tố, lí giải sự hình thành đặc điểm chung nổi bật, sự phân hóa không gian và vai trò của chúng đối với đặc điểm, cấu trúc và phân hóa cảnh quan tỉnh Sơn La. Địa chất: lãnh thổ Sơn La có nền nham tuổi Trung Sinh là chủ yếu với đá macma, (chiếm 30% diện tích), đá biến chất (45%), đá trầm tích (20%) và các trầm tích Đệ tứ (5%). Tỉnh Sơn La có 5 đơn vị kiến tạo, 5 đứt gãy lớn. Đặc điểm địa chất đã chi phối kiến trúc và trạm trổ hình thái địa hình, thành tạo nên nền tảng rắn trong cảnh quan tỉnh Sơn La. Địa hình: trên 90% lãnh thổ là núi và cao nguyên, hướng chủ đạo tây bắc - đông nam. Kiểu địa hình núi cao, (chiếm 2% diện tích), núi trung bình (35%), núi thấp (31%), cao nguyên cao (10%), cao nguyên thấp (13%), thung 148 lũng (9%). Đai cao và hướng sườn đã phân phối lại nhiệt, ẩm quyết định quy luật vận chuyển vật chất và năng lượng trong cảnh quan tỉnh Sơn La. Khí hậu, thủy văn: lãnh thổ có lượng mưa thấp, phân hóa theo mùa rõ rệt. Mùa nóng đến sớm, khá ấm về mùa đông, ít mưa phùn. Tương quan nhiệt ẩm đã hình thành 6 kiểu sinh khí hậu, nhân tố thành tạo nền tảng nhiệt và ẩm trong cảnh quan. Lưu vực Sông Đà chiếm 70%, Sông Mã chiếm 30% diện tích lãnh thổ. Mùa lũ vào tháng 7, tháng 8. Mùa cạn vào tháng 11, 12, 1, 2 trùng với diễn biến mùa mưa và mùa khô của khí hậu. Thổ nhưỡng, thảm thực vật: nhóm Đất đỏ vàng có độ phì thấp (chiếm 54,3% diện tích), Đất mùn đỏ vàng độ phì khá (37,6%), núi đá (4,58%), Đất phù sa và thung lũng dốc tụ độ phì tốt diện tích không lớn (1,19%). Lớp phủ thực vật bị tàn phá nặng nề. Rừng nguyên sinh chủ yếu tập trung ở các khu bảo tồn thiên nhiên (chiếm 13% diện tích), rừng thứ sinh (65,2%), rừng trồng (3,6%), cây bụi, trảng cỏ (0,4%), cây hàng năm (17,1%), cây lâu năm (1,3%). Vì vậy, cảnh quan rừng thứ sinh trên đất đỏ vàng chiếm ưu thế ở tỉnh Sơn La. Biên tập và thành lập Bản đồ hành chính, địa chất, địa hình, thổ nhưỡng, hiện trạng lớp phủ thực vật, sinh khí hậu tỉnh Sơn La. Hệ thống dữ liệu này là cơ sở thành lập Bản đồ cảnh quan tỉnh Sơn La. 3. Về kết quả phân loại cảnh quan Đã thiết lập được hệ thống phân loại thành lập Bản đồ cảnh quan tỉnh Sơn La tỉ lệ 1:50.000 với hệ thống phân loại 6 cấp, chỉ tiêu chẩn đoán các cấp phân vị được lí giải cụ thể, rõ ràng. Bản đồ và Ma trận chú giải thể hiện sự phân hóa 187 loại cảnh quan, kết quả kết hợp giữa 20 loại đất chính với 6 kiểu lớp phủ thực vật được phân bố trong 2 kiểu, 6 phụ kiểu, thuộc 3 lớp, 6 phụ lớp cảnh quan. Sự kết hợp của 4 cấp độ dốc và 3 cấp độ dày tầng đất là cơ sở để phân chia 187 loại thành 639 dạng cảnh quan ở tỉnh Sơn La. 149 Đặc điểm các đơn vị phân loại cảnh quan được tác giả luận án thuyết minh đầy đủ, khách quan, logic và định lượng, thể hiện được các quy luật phân hóa trong tự nhiên ở tỉnh Sơn La. 4. Về kết quả phân vùng cảnh quan Thành lập Bản đồ phân vùng cảnh quan tỉnh Sơn La, phân chia 4 vùng với 9 tiểu vùng. Cơ sở phân chia các tiểu vùng, đặc điểm cảnh quan mỗi vùng tiểu vùng được phân tích đầy đủ, rõ ràng và định lượng. Đồng thời, dựa trên vị trí phòng hộ lưu vực, hiện trạng thảm thực vật và độ dốc là những tiêu chí chính để phân loại chức năng của mỗi tiểu vùng. Luận án đã xác định được 3 tiểu vùng với 165 dạng cảnh quan có chức năng phòng hộ, bảo tồn và phục hồi rừng. Có 6 tiểu vùng với 474 dạng cảnh quan có chức năng phục hồi rừng và sản xuất nông, lâm nghiệp. 5. Về phƣơng pháp đánh giá cảnh quan Trong đánh giá cảnh quan, có nhiều phương pháp được đề xuất. Mục đính cuối cùng của việc đánh giá CQ là xác định mức độ thuận lợi của cảnh quan với từng mục tiêu ứng dụng cụ thể. Luận án sử dụng phương pháp và quy trình đánh giá thích nghi sinh thái theo đề xuất của Nguyễn Cao Huần (2005), khách thể là đặc tính của 474 dạng thuộc 6 tiểu vùng cảnh quan, chủ thể đánh giá là nhu cầu sinh thái của 5 cây trồng lâu năm có ưu thế ở Sơn La. Lựa chọn và liên kết nhu cầu sinh thái của 5 loài cây lâu năm có ưu thế ở tỉnh Sơn La với đặc điểm tự nhiên của 474 dạng cảnh quan, lí giải sự phân cấp của 8 chỉ tiêu dựa trên đặc điểm sinh thái của mỗi loài cây và xác định trọng số cho mỗi chỉ tiêu bằng phương pháp Ma trận tam giác. Thành lập Bản đồ đánh giá thích nghi sinh thái cho mỗi loài cây và thống kê các hạng thích nghi sinh thái theo tiểu vùng cảnh quan và theo huyện. Xây dựng nguyên tắc lựa chọn loài cây ưu thế khi đánh giá tổng hợp cảnh quan, thành lập Bản đồ đánh giá tổng hợp thích nghi sinh thái đối với 150 cây lâu năm, phân tích và thông kê các hạng thích nghi đối với từng loài cây lâu năm tiểu vùng cảnh quan và theo huyện. 6. Về định hƣớng phát triển các vùng chuyên canh cây lâu năm Xây dựng 6 tiêu chí nhận diện vùng chuyên canh, thành lập Bản đồ định hướng tổ chức không gian phát triển vùng chuyên canh cây lâu năm tại tỉnh Sơn La. Xác định không gian ưu tiên phát triển vùng chuyên canh cho từng loài cây theo dạng cảnh quan và theo đơn vị hành chính. Xác định diện tích ưu tiên phát triển vùng chuyên canh gồm: Cây nhãn, vùng lõi 13.226 ha, vùng mở rộng 18.812 ha; Cây xoài, vùng lõi 5.943 ha, vùng mở rộng 5.900 ha; Cây mận hậu, vùng lõi 4.093 ha, vùng mở rộng 19.986 ha; Cây cà phê chè, vùng lõi 8.089 ha, vùng mở rộng 16.462 ha; Cây chè, vùng lõi 19.259 ha, vùng mở rộng 23.889 ha. Đây là không gian định hướng cho các nhà quản lí ở tỉnh Sơn La tham khảo để lập quy hoạch, kế hoạch phát triển các vùng chuyên canh cây lâu năm. 7. Định hƣớng nghiên cứu tiếp theo của tác giả luận án Tiếp cận cảnh quan, nghiên cứu sử dụng hợp lí lãnh thổ vùng Tây Bắc. 8. Kiến nghị Nghiên cứu, đánh giá cảnh quan phục vụ định hướng không gian phát triển các vùng chuyên canh cây lâu năm là hướng nghiên cứu có tính liên ngành, cần tiếp tục phát triển ở địa bàn các tỉnh và các khu vực khác để bổ sung và hoàn thiện thêm về phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu đánh giá cảnh quan phục vụ các mục đích ứng dụng trong thực tiễn. Tỉnh Sơn La cần nghiên cứu ban hành thêm chính sách để duy trì và nâng cao hiệu quả diện tích cây lâu năm hiện có. Nghiên cứu các giải pháp phát triển vùng chuyên canh cây lâu năm. Tiếp tục khảo nghiệm diện tích đã trồng cây cao su, có phương án chuyển đổi diện tích đất quy hoạch trồng cây cao su sang trồng cây lâu năm khác.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdu_thao_luan_an_nghien_cuu_danh_gia_canh_quan_phuc_vu_dinh_h.pdf
  • pdfDANH MỤC_BAI_BAO.pdf
  • pdfPHU_LUC.pdf
  • pdfTAI_LIEU_THAM_KHAO.pdf
  • pdfTOM TAT KET QUA MOI_EN.pdf
  • pdfTOM TAT KET QUA MOI_VN.pdf
Luận văn liên quan