Ebook Kết cấu của ý thức

Tuy nhiên, nhiều người không nhận ra khía cạnh vĩ đại nhất của thành công này lại chính là những gì anh đạt được cho người khác. Hầu như không ai dám nghĩ là có thể đạt kỷ lục chạy 4 phút một dặm, thế mà chỉ trong vòng một năm sau khi Roger phá kỷ lục, 37 vận động viên khác cũng đã phá kỷ lục này. Kinh nghiệm của anh đã cống hiến cho họ mẫu gương đủ vững vàng để tạo nên nơi họ niềm tin chắc chắn rằng chính họ cũng có khả năng làm"điều không thể". Và một năm sau đó nữa, 300 vận động viên khác đã đạt cùng một thành tích như thế!

doc18 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3328 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ebook Kết cấu của ý thức, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾT CẤU CỦA Ý THỨC ²Có thể phân chia cấu trúc đó thành 2 chiều: ˜ Theo chiều ngang. ˜ Theo chiều dọc. ¯ Theo chiều ngang ¯ Gồm các yếu tố cơ bản sau: ˜ Tri thức. ˜ Tình cảm. ˜ Ý chí. ¯Tri thức (knownledge) ˜ Là nhân tố cơ bản, cốt lõi, là phương thức tồn tại của ý thức. ˜ Là sản phẩm chủ yếu của quá trình nhận thức và tồn tại dưới dạng cái vỏ vật chất là ngôn ngữ (NN nói, NN hình ảnh, NN kí hiệu.v.v.). ˜ Tri thức có thể chia thành nhiều loại như: tri thức về con người, về tự nhiên, về xã hội .v.v. ˜ Cũng có thể chia tri thức theo trình độ phát triển: TT thông thường, TT khoa học (TT kinh nghiệm & TT lý luận). ˜ Tầm quan trọng của tri thức trong nền kinh tế tri thức: nguồn lực con người. ¯Tình cảm (emotion) ˜ Là sự rung động biểu thị thái độ của con người trong quan hệ với khách thể và với chính bản thân. ˜ Có tình cảm tích cực và tình cảm tiêu cực. ˜ Tình cảm kết hợp với tri thức tạo thành niềm tin (đúng hay sai) góp phần tác động trực tiếp tới ý chí, khiến ý chí mạnh lên hay yếu đi. ˜ Tham gia vào mọi hoạt động của con người là động lực quan trọng của con người. ˜ Tùy vào đối tượng nhận thức khác nhau tạo nên những loại cảm xúc khác nhau: tình cảm đạo đức, tình cảm thẩm mĩ, tình cảm tôn giáo.v.v. ¯Ý chí (will) ˜ Là những năng lực vượt qua mọi khó khăn trở ngại để đạt được mục đích (năng lực đó mạnh hay yếu biểu thị bằng nghị lực). ˜ Được coi là mặt năng động của ý thức, giúp con người đấu tranh với mình và ngoại cảnh để thực hiện đến cùng mục đích. ˜ Ý chí điều khiển, điều chỉnh hành vi, cho phép con người tự kiềm chế, làm chủ bản thân, quyết đoán… ¯Theo chiều dọc ˜ Tự ý thức. ˜ Tiềm thức ˜ Vô thức ¯Tự ý thức (self-consciousness) ˜ Là ý thức về bản thân mình trong mối quan hệ với ý thức bên ngoài. ˜ Chỉ có thể tự ý thức khi đặt mình trong mối quan hệ với XH (các giá trị XH là “gương soi” cho con người tự ý thức bản thân). ˜ Trong quá trình cải tạo TG, tự ý thức vô cùng quan trọng. ˜ Tự ý thức không chỉ có cá nhân mà còn là tự ý thức của một giai cấp, một tập đoàn XH thậm chí cả xã hội. ¯Tiềm thức (subconscious) ˜ Là ý thức dưới dạng tiềm ẩn, là những tri thức mà chủ thể đã có từ trước và gần như trở thành bản năng, nằm sâu trong ý thức của chủ thể. ˜ Tiềm thức có thể tự gây ra các hoạt động tâm lý và nhận thức nằm ngoài sự kiểm soát của ý thức song lại liên quan trực tiếp tới hoạt động tâm lý có sự kiểm soát của ý thức. ˜ Tiềm thức có vai trò rất quan trọng trong hoạt động tâm lý hằng ngày và cả trong tư duy khoa học. ¯Vô thức (unconciousness) (ko phải vô ý thức) ˜ Là trạng thái tâm lý ở chiều sâu, điều chỉnh hành vi của con người mà chưa có sự tranh luận nội tâm, chưa có sự kiểm tra, tính toán của lý trí. ˜ Hành vi lặp đi lặp lại nhiều lần thành thói quen, không cần sự chỉ đạo trực tiếp của ý thức. ˜ Vô thức có chức năng giải tỏa những ức chế của hoạt động thần kinh và nhất là những ham muốn bản năng không được phép xuất hiện trong đời thường. ÄLưu ý: dù là vô thức song vẫn là hiện tượng tâm lý diễn ra trong con người có ý thức. Tri thức: Vấn đề tri thức và “xã hội tri thức”. 1. Từ vài thập niên gần đây, với những tác động mạnh mẽ của các tiến bộ khoa học và công nghệ, đặc biệt của công nghệ thông tin và truyên thông, thế giới đang biến chuyển tới một nền KT và XH mới mà thông tin và tri thức được xem la nguồn lực chủ yếu. Trong xu thế toàn cầu hoá hiện nay, điều đó cũng tác động mạnh mẽ đến các nước đang phát triển. Như người ta thường nói, nó mang đến cho ta cả những cơ hội, cả những thách thức. Cơ hội thì thường dễ tuột qua nếu không đủ bản lĩnh và hiểu biết đêt tận dụng, còn thách thức thì đầy nghiêm khắc và nghiệt ngã… Nền kinh tế tri thức, xã hội tri thức… nó là của ai? Nó có là của ta, cho ta hay không? Điều đó phụ thộc vào bản lĩnh và ý chí phát huy mọi tiềm năng tri thức trong đất nước ta, phụ thuộc vào khả năng mở rộng môi trường tự do và lành mạnh cho các hoạt động giao lưu thông tinvaf tri thức trong XH ta. 2. Chúng ta đều biết ràng tri thức có vai trò hết sức quan trọng góp phần tạo nên mọi thành tựu và tiến bộ trong lịch sử phát triển của văn minh nhân loại. Mặc dù những câu hỏi mang tính triết học về bản chất của tri thức, về quá trình hình thành tri thức, về quan hệ giữa vật chất và trí tuệ… vẫn đang được tranh luận và chưa có câu trả lời thoả đáng, nhưng trong mọi hoạt động lĩnh vực khoa học, kinh tế, văn hoá, tri thức vẫn luôn được tìm kiếm, phát hiện và tác động ngày càng lớn đến sự phát triển xã hội loài người. Máy tính điện tử, công cụ chủ yếu của công nghệ thông tin hiện đại, là loại máy móc thay thế con người trong các hoạt động trí óc. Chất lượng và khối lượng của các hoát động trí óc không ngừng tăng lên theo sự tiến triển nhanh chóng về khả năng lưu trữ và xử lý thông tin của máy. Từ hàng chục năm nay, cùng với khả năng tính toán khoa học kĩ thuật không ngừng được nâng cao, các hệ thống máy tính đã được ứng dụng để tổ chức nhiều cơ sở dữ liệu thuộc mọi quy mô trong các ngành kinh tế, xã hội, hình tahnhf dần kết cấu hạ tầng thông tin quốc gia, nền móng của sự phát triển thông tin ở nhiều nước. Sự phong phú về thông tin, dữ liệu cùng với khả năng kịp thời khai thác chúng đã mang đến những năng suất và chất lượng mới cho công tác quản lý, hoạt động kinh doanh, phát triển sản xuất và dich vụ… Nhưng rồi các yêu cầu về thông tin trong các loại hoạt động đó, đặc biệt là trong việc làm quyết định, ngày càng đòi hỏi chất lượng cao hơn, những người làm quyết định không những cần dữ liệu mà còn cần có thêm nhiều hiểu biết, nhiều tri thức để hỗ trợ cho việc ra quyết định của mình. John Naisbett đã cảnh báo “chúng ta đang chìm ngập trong dữ liệu mà vẫn đói tri thức”, điều đó cũng báo trước rằng việc ứng dụng công nghệ thông tin đã chuyển sang một bước mới mà nội dung là trợ giúp con người nhiều hơn trong việc tìm kiếm tri thức và trong các hoạt động trí tuệ, tức là chuyển đổi từ sự giàu có tri thức, nguồn lực chủ yếu cho sự phát triển kinh tế trong giai đoạn mới (về đặc điểm của thông tin trong kinh tế tri thức có thể tham khảo). 3. Các khái niệm thông tin dữ liệu và tri thức có liên quan chặt chẽ với nhau và khó mà phân biệt được bằng những định nghĩa rõ ràng. Trong bài này, ta hiểu thông tin là khái niệm chung nhất bao gồm mọi hiểu biết về các sự vật, hiện tượng, quan hệ… mà con người thu nhận được qua trực giác, giao tiếp, khảo sát, thực nghiệm, lý giải, nghiên cứu… Dữ liệu thường được cho bởi các giá trị mô tả sự kiện, hiện tượng cụ thể: còn tri thức thường được xem là những hiểu biết có mức độ khái quát nào đó, về mối quan hệ gữa các thuộc tính, các sự vật, hiện tượng, mang tính “quy luật” ở chừng mực nhất định, mà con người thu được qua từng trải kinh nghiệm, qua phân tích số liệu , qua nghiên cứu, lý giải, suy luận… Đó không phải là những định nghĩa, mà chỉ là những quy ước được dùng trong bài, và vì vậy cũng có thể có ít nhiều nhầm lẫn. Hoạt động nhận thức của con người bao gồm việc tìm kiếm tri thức để tăng cường hiểu biết về tự nhiên, xã hội và cuộc sống, đồng thời sử dụng các tri thức có được để tạo nên các kỹ thuật, công nghệ và giải pháp nhằm không ngừng cải thiện cuộc sống của mình. Trải qua thế kỉ tịhs luỹ, và ngày nay có thêm sự trợ giúp đắc lực của công nghệ thông tin, chúng ta đã có khả năng sử rộng rãi trong các hoạt động kinh tế, xã hội ở vào thời đại mà bản thân thông tin và tri thức cũng đang trở thành yếu tố chính của các loại hoạt động đó. Và dĩ nhiên, con người không chỉ thụ động sử dụng những tri thức tìm kiếm được, mà ngày càng chủ động tìm kiếm, thu thập thêm nhiều tri thức cho hoạt động của mình. Nếu như trong nhiều thế kỉ qua, khoa học luôn hướng tới việc phát hiện những tri thức có giá trị phổ biến dưới dạng những nguyên lý, quy luật, định lý… thì ngày nay, chúng ta chúng ta cũng ngày càng thấy rõ rằng trong cuộc sống thường nhật, trong việc quản lý kinh doanh, làm ăn hằng ngày của chúng ta cũng rất cần có thêm những tri thức, có thể có ý nghĩa phổ biến hẹp hơn, có mức độ chính xác thấp hơn, có đời sống ngắn hơn,… nhưng lại đáp ứng trực tiếp hơn các yêu cầu giải quyết công việc của con người. Mà, việc tìm kiếm những tri thức này không hề đơn giản! Một trong những nguồn nguyên liệu quan trọng để từ đó khai phá, tinh luyện thành tri thức là các hệ thống thông tin, các cơ sở dữ liệu phong phú mà công cuộc tin học hoá đã và đang tiếp tục tích luỹ được. Khai phá dữ liệu và phát hiệ tri thức, một hướng nghiên cứu mới đang phát triển mạn h hiện nay, chính là để tìm các giải pháp cho công việc quan trọng đó. Trong bối cảnh đó, quan niệm về tri thức cũng có nhiều biến đổi, mở rộng hơn. Và cùng với việc mở rộng quan niệm, cũng có nhiều mở rộng đối với các phương tiện ngôn ngữ dùng để biểu diễn tri thức, các phương pháp thu thập tri thức, các cách xử lý và lập luận trên các tri thức… Trong các phần dưới đây, ta sẽ giới thiệu một số nội dung chính trong các hướng nghiên cứu đó. Tri thức chắc chắn và các phương pháp suy luận logic tất định. Tri thức không chắc chắn và việc tìm “quy luật” cho cái không chắc chắn. Tri thức không chắc chắn trong môi trường biến động. Phát hiện khoa học trong nhiều thế kỉ qua gắn liền với sự thống trị của tất định luận trong nhận thức. Một tri thức khoa học phải là một chân lý ma tính đúng đắn phải được thừa nhận là hoàn toàn chắc chắn. Trongc các lý thuyết khoa học, một phán đoán luôn luôn có một giá trị chân lý: hoặc đúng, hoặc sai. Các phương pháp suy luận trên các phán đoán đó là các cách dẫn xuất từ những phán đoán đúng đã có tìm ra một phán đoán đúng mới. Một hiện tượng bao giờ cũng là hệ quả của những hiện tượng có trước và đến lượt mình lại là nguyên nhân của một hiện tượng khác. Ngôn ngữ thông dụng để biểu diễn tri thức có thể quy về dạng ngôn ngữ logich mệnh đề và logich tân từ, được làm giàu thêm bởi ngôn ngữ toán học của các biểu thức, phương trình…. Các phương pháp suy luận tuân theo các quy luật của logich hình thức cổ điển, về cơ bản đã được hình thành từ aristotle, với các quy luật đồng nhất, bài trung, phủ định, phủ định kép, các quy luật quy dịnh mối quan hệ giữa các loại phán đoán phổ biến, đặc thù hơn và đơn nhất , và với phép suy luận diễn dịch kiểu tam đoạn luận hay Modus Ponens. Các lý thuyết toán học, và một số lý thuyết khoa học khác chịu ảnh hưởng xu thế ‘”toán học hoá”, đã được phát triển trong khuôn khổ của những quan điểm và phương pháp đó, xuất phát từ một số ít chân lý ban đầu được công nhận như những tiêu đề. Các tri thức luôn được xem là là có giá trị chân lý chắc chắn, các phương pháp suy luận tuân theo quy tắc đó là đặc trưng cho phép suy luận nhất định. Giai đoạn đầu tiên của việc ứng dụng máy tính điện tử vào việc mô phỏng và trợ giúp các hoạt động trí tuệ tự nhiên là gắn với những quan điểm nói trên về tri thức, và việc ứng dụng nó đã thu được nhiều thành tựu như: tự động hoá chứng minh các định lý logich, xây dựng phương pháp chung giải bài toán (Problem solving), lập trình logich,…Sơ đồ chung của các bài toán được đặt ra như sau: cho một số tri thức ban đầu (có thể là một hệ tiêu đề, một tập hợp các điều kiện…), và một mục tiêu. Vấn đề là xây dựng phương pháp chung để theo đó tìm một chuỗi suy luận hợp logich sao cho từ các tri thức ban đầu suy ra được mục tiêu muốn đật đến ( nếu có ), hoặc chứng minh rằng mục tiêu đó đã bị bác bỏ. Những phương pháp chung như vậy được xây dựng rấy công phu và chủ yếu dựa vào các kết quả nghiên cứu logich ( dạng Gentzen của các hệ suy diễn tự nhiên, nguyên lý giải Resolution Priciple cùa Robinson…). Trong một số thuật toán thuực hiện phương pháp chung đó thường có thể dùng bổ xung các thủ thuật orisic trong một số khâu lựa chọn nhất định. Các hướng nghiên cứu nói trên đã phát triển mạnh vào những thập niên 60,70 và tiếp tục phát triển, tuy nhiên khi mở rộng địa hạt úng dụng sang những lĩnh vực khác của đời sống kinh tế xã hội thì gắp quá nhiều vấn đề mới, đòi hỏi có những cách tiếp cận mới đối với quan niệm tri thức và quá trình lập luận trên tri thức. Yêu cầu mọi tri thức phải có tính chân lý chắc chắn (hay nói cách khác mọi phán đoán phải có tính đúng hoặc sai rõ ràng) được xem là hiển nhiên trong một số lý thuyết khoa học, và có thể được thoả mãn trong những ước lệ của tư duy trừu tượng, thì nói chung lại khó được thoả mãn trong nhiều lĩnh vực khác của thực tiễn đời sống con người. Mặt khác, việc dùng các thuật toán chung giải các bài toán nhằm đạt tới một tri thức monh muốn như mô tả ở trên (cũng như việ dùng các thuật toán chung giải toán tối ưu trong nhiều vấn đề khác) thường có độ phức tạp tính toán rất lớn, như vấn đề sau này được chứng tỏ là vượt quá xa năng lực của mọi hệ tính toán mà con người có thể tạo ra được. Như vậy, quy các quá trình suy luận về một số thuật toán học hẳn không phản ánh được nhiều khía cạnh bản chất của hoạt động nhận thức của con người. 3. Có lẽ những tri thức đã được lọc qua những ước lệ của trừu tượng hoá như các tri thức toán học ra, thì phần lớn mọi tri thức mà con người có trong đời sống hằng ngày đều hoặc không đầy đủ hoắc không chắc chắn, tức khó mà xác định rõ ràng giá trị chân lý của nó là đúng hay sai. Thí dụ nói mọi con chim đều biết bay là tri thức không đầy đủ, nói viêm họng uống Ampicilin thì khỏi là tri thức không chắc chắn,… Tri thức không đầy đủ liên quan đến việc xử lý tri thức các cơ sở dữ liệu. Thí dụ ta có một cơ sở dữ liệ về DB trẻ em, trong đó có 1000 trẻ em đều thích hát. Với cái “thế giới” của cơ sở dữ liệu đó, thì tự nhiên bộ óc máy tính sẽ rút ra tri thức “mọi trẻ em đều thích hát” bằng một suy luận quy nạp. Nhưng chỉ cần thêm vào DB một trẻ em X không thích hát, thi tri thức phổ biến nói trên không còn đúng. Tuy nhiên, chấp nhận các tri thức không đầy đủ thu được bằng suy luận quy nạp như trên vẫn rất cần thiết để tiến hành việc dùng máy tính tự động xử lý tri thức từ các cơ sở dũ liệu. Các hệ suy luận logich trong trường hợp đó không đơn điệu . Và để việc ứng dụng không dẫn đến mâu thuẫn, người ta đã xây dựng các hệ tri thức không đơn điệu bằng cách thêm vào hệ logich thông thường các giả thiết như: giả thiết miền đóng (domain closure), giả thiết thế giới đóng (werld-closed), thuật hạn chế (circumscription), luật suy luận mặc nhiên (default inference),… Tri thức không chắc chắn có thể do không biết thật chính xác cái gì đã xảy ra, và cũng có thể hiểu 1 cách mơ hồ. Ngôn ngữ toán học được dùng để mô tả trong trường hợp thứ nhất là của lý thuyết xác suất học lý thuyết niềm tin ( Belief trong theory of evidence của Dempster Shafer ) và trong trường hợp thứ 2 là nguyên lý tập mờ ( fuzzy set ). “Viêm họng uống ampicilin thì khỏi” đúng với 1 xác suất P nào đó xác suất này có thể đúng có thể không và xác suất đúng là P. Còn “thanh niên cao thì đẹp” là mơ hồ không thể nói đúng sai về cái đẹp. Những khái niệm này theo Zadeh, là những tập mờ và chỉ có thể được cho 1 cách thích hợp. Một trong những kết quả nổi bật của cách tiếp cận nói trên đối với tri thức là việc xây dựng các hệ chuyên gia (expert systems), phát triển mạnh trong các thập niên 70, 80. Nói chung, một hệ chuyên gia gồm có một cơ sở tri thức ( khoongc chắc chắn, nhưng mỗi tri thức được cho với mỗi xác suất đúng hoặc với 1 giá trị biểu thị độ tin tưởng nhất định), và một cơ chế lập luận, chẳng hạn dựa vào một trong các phương pháp logic nói trên. Với mội giá trị của các tri thức ban đầu, hệ chuyên gia sẽ có khả năng định giá trị ( là xác suất đúng chẳng hạn) cho các đáp án dự kiến và do đó trợ giúp con người làm quyết định. Hàng trăm hệ chuyên gia đã được phát triển và ứng dụng trong các lĩnh vực y tế, khoa học. quản lý kinh tế, tài chính… Có lẽ 1 trong những nhược điểm chủ yếu của cách tiếp cận trên về tri thức là: Tuy đã chú ý đến đặc trưng không chắc chắn của tri thức trong cuộc sống hang ngày nhưng thói quen khái quát và trừu tượng hóa của ta đã bắt các tri thức đó phải chuyển hóa theo các quy luật lập luận phổ biên, thậm chí trong khuôn khổ những hệ logic mà ta vẫn mong là phi mâu thuẫn. Tính mền dẻo và sinh khí của cuộc sống chứa đựng trong cái “không chắc chắn” của tri thức, nhưng rồi cái này không chắc chắn đó lại phải tuân theo sự cứng nhắc phổ biến của các quy luật chắn chắn về cái không chắc chắn cho nên dễ được những kết quả không được mấy sinh khí và khả năng thích nghi với cuộc sống cũng là điều dễ hiểu. Ta nhớ rằng thi thức không chắc chắn nảy sinh và gắn liền với hoạt động hang ngày của chúng ta thường rút ra từ việc phân tích, khai thác những dữ liệu và thong tin mà ta thu thập được trong cuộc sống. Chúng có thể không đủ tính khái quát và mặt trừu tượng để biến thành các quy luật khoa học phổ biến, nhưng lại rất phong phú có mặt khắp mọi nơi. Bản thân những tri thức này thường có tính thời gian và có giá trị trong những hoàn cảnh nhất định. Những lập luận trên những tri thức này rút ra các tri thức dẫn xuất thường không nhất thiết là những lập luận “ chắc chắn” có tính chất suy diễn mà còn có thể là các lập luận “có vẻ hợp lý” (plausible) tự nghiệm (autoepistemic)…Những lập luận như vậy nói chung không đảm bảo tính phi mâu thuẫn, nhưng thường lại có thể dẫn đến những tri thức hỗ trợ cho các quyết định hoặc phản ứng nhanh chóng kịp thời. Vì là những lập luận không hoàn toàn chặt chẽ logic thực hiện trên các tri thức không chắc chắn, mà cũng có thể là nhứng tri thức mới có giá trị bất ngờ. Máy tính không đánh giá được chất lượng và tính hữu ích cảu tri thức như vậy, để đánh giá chúng không cí cách nào khác là phải dựa vào sự từng trải nghiệm và nhạy bén trực giác của chính con người. Do vậy trong thế giới mới của kinh doanh việc quản lý tri thức về thực chất là thúc đẩy quá trình kết hợp công năng giữa các năng lực xử lý thông tin và dữ liệu công nghệ thong tin và với năng lực sang tạo và đổi mới con người. Công nghệ thông tin tiếp tục kết quả đã thu được trong các giai đoạn trước đang phát triển hết sức mạnh mẽ để tạo ra nhiều công cụ và gaiir pháp mới nhằm tổ chức các kho thông tin và dữ liệu có khả năng linh hoạt hơn trong việc trợ giúp quyết định trên nền của những kiến thức khách hang, phục vụ thích hợp với việc sử dụng các phương pháp khai phá dữ liệu và phát triển tri thức hiện đang được nghiên cứu rộng rãi. Khai phá dữ liệu là khâu cơ bản trong quá trình phát triển tri thức từ dữ liệu. Để thực hiện nhiệm vụ khai phá này người ta sử dụng rộng rãi nhiều loại phương pháp khác nhau nhằm mang lại những hiệu quả đáng kể. Học là việc chủ yếu để có thêm tri thức và để hoàn thiện tri thức cho nên tìm các phương pháp ứng dụng công nghệ thông tin để mô phỏng và thực hiện quá trình học là có ý nghĩa rất quan trọng với việc phát hiện tri thức. Như vậy công nghệ thông tin có thể thường xuyên chuẩn bị cho ta nhiều tri thức phong phú nhưng không thuần khiết, có thể thiếu chính xác thậm chí mâu thuẫn. Và ta có thể chọn, bỏ có thể thay đổi hay điều chỉnh, tùy từng thời điểm, từng hoàn cảnh; đó chính là nơi để chủ thể con người được phát huy năng lực sang tạo của mình. Sáng tạo không sợ mâu thuẫn, không ngại sự thiếu chính xác. Nếu đòi hỏi mọi tri thức đều chắc chắn, mọi suy luận đều tất định, mọi bài toán đều có lời giải thì đâu còn chỗ cho sáng tạo và đổi mới. Và cuộc sống là vậy, là đầy bất trắc và đầy ngẫu nhiên, là không chắc chắn và không tiên đoán được; con người phải biết thích nghi, biết tự tổ chức và tổ chức lại bằng năng lực sáng tạo và đổi mới không ngừng. Tình cảm: Khái niệm về tình cảm được hiểu theo nhiều chiều hướng: tình cảm gia đình, bạn bè, thầy cô và thứ tình cảm ai cũng biết đó là tình yêu ^^! Tình cảm gia đình : là thứ tình cảm của những người trong gia đình với nhau, có nó thì gia đình mới hạnh phúc. Tình cảm giữa thầy cô và học trò: nó làm cho những người đứng trên bục giảng luôn mỉm cười với học trò của mình, làm cho học sinh chú ý lắng nghe những điều thầy cô giảng dạy. Tình bạn và tình yêu luôn đi cùng nhau, chúng luôn kề vai sát cánh bên nhau. Tình bạn và tính yêu là hai khái niệm dễ phân biệt nhưng lại rất khó nhận biết. Tiến tới một bước của tình bạn là tình yêu, còn lùi một bước của tình yêu lại là tình bạn nhưng điều đó có lẽ chỉ đúng trong một vài trường hợp. Tình bạn chân thật luôn được chia sẻ những niềm vui hạnh phúc hay nỗi buồn. Những điều mà không thể nói với gia đình, thầy cô mà chỉ có người bạn mới có được. Người bạn thân sẽ không bao giờ lơ là hay bỏ quên bạn khi bạn đang khó khăn nhất, nhưng lại rời xa bạn nếu như bạn lơ là nó. Nó là nguồn động viên lớn nhất bạn có trong cuộc đời. Và nếu ai đang có được những tình bạn này thì hãy trân trọng và gìn giữ nó đừng để nó rời xa. Còn tinh yêu thì khó có ai có thể cho ta một khái niệm chính xác đến tuyệt đối. Ta cảm nhận được tình yêu qua cuộc sống hàng ngày. Tình yêu là nơi phun trào cũng như là chon vùi niềm hạnh phúc sự hi sinh, đau khổ, bỏ rơi…Tình yêu là một thứ gì đó khoc nói mà chỉ có thể là sự chia sẻ, cảm nhận…. Ý chí : là khả năng tự xác định mục đích cho hành động và hướng hoạt động của mình, khắc phục mọi khó khăn nhằm đạt mục đích đó ( Sức mạnh ý chí, ý chí sắt đá, ý chí phấn đấu…) Tiềm thức: Ngày nay chúng ta biết nhận thức, hay đời sống nội tâm được tạo nên bởi các trải nghiệm tinh thần, những suy nghĩ, cảm xác, sự tưởng tượng và các khát vọng sâu sắc hơn rất nhiều so với những gì chúng ta hiểu được. Để dễ phân biệt ta chia nhận thức thành 2 cấp độ: ý thức và tiềm thức. Trên thực tế 2 cấp độ này hết sức gần gũi nhau và không ngừng tương tác nhau. Nói một cách đơn giản, chức năng của ý thức bao gồm những gì chúng ta nhận biết một cách tự giác, những điều chúng ta tự nguyện và hiểu rõ “ một cách có ý thức” rằng chúng ta nên làm, dựa trên cơ sở nhận thức lý tính, tri thức, giá trị, logic, và các giác quan thông thường. Ý thức cho phép chúng ta lựa chọn những gì chúng ta lĩnh hội, tập trung và kiểm soát được. Ý thức giúp ta ghi nhớ và cho phép chúng ta chỉ quan tâm đến những gì lien quan tới mình, loại trừ những thông tin không cần thiết. Ý thức cũng giúp chúng ta biết dừn lại, phản ánh, suy ngẫm về bản thân sử dụng những bài học trong quá khứ để cân nhắc những hồi đáp khác nữa, đánh giá và hình dung được hiệu quả của chúng trong tương lai. Ở phần còn lại, tiềm thức ghi nhớ một cách vô thức tất cả những trải nghiệm của cuộc đời chúng ta: những gì chúng ta đã từng nhìn thấy, cảm nhận hay những việc chúng ta đã từng làm – những điều tốt và xấu, những niềm vui và nỗi đau. Tất cả đều được lưu trữ trong tiềm thức. Chúng ta cũng có thể tìm được trong ngân hàng ký ức khổng lồ này những niềm tin, quan điểm và truyần thống văn hoá của mình. Hình ảnh cái cây như hình bên là một minh hoạ tiêu biều cho tiến trònh này. Chúng ta có thể nhìn thấy thân cây, cành cây và lá cây, nhưng không thể nhìn thấy được rễ cây, mặc dù rễ cây chính là nguồn đảm bảo chất dinh dưỡng, sự sinh trưởng cũng như sự vững chãi và sức sống cho cây. Rễ cây ăn sâu vào lòng đất, lan toả hệt như như những cành cây vươn lên trời cao. Cái cây là minh hoạ điển hình cho hầu hết các dạng tiến trình phát triển diễn ra khắp nơi trong tự nhiên, bao gồm cả thế giới nội tâm của mỗi chúng ta. Sự sống cũa mỗi cái cây là sự hợp nhất độc đáo của nhiều yếu tố khác nhau, một số chất dinh dưỡng được hút tụ từ rễ cây, một số khác lại được hấp tụ từ lá cây và thân cây. Hệt như vậy, nội dung của ý thức chúng ta cũng là sản phẩm của ba thành phần cốt lõi sau : + Ký ức được lưu trữ ở phần tiềm thức – rễ cây. + Tác nhân kích thích từ các cơ quan giác quan – lá cây. + Kiến thức và khả năng phản ánh từ khu vực cao hơn của ý thức – đó là cách thức riêng biệt do mỗi cá nhân tổ chức và tổ chức thông tin. Những phần nhìn thấy được của cái cây tiêu biểu cho những phẩm chất bên ngoài của chúng ta : diện mạo, hành vi, tính cách,… Không phỉa lúc nào con người cũng bộc lộ hết những gì bên trong, vì thế chúng ta có thể bị bất ngờ, thậm chí nản lòng với các hành vi cư xử trái vời những gì chúng ta từng biết ở một người nào đó. Nếu muốn là chính mình và giao tiếp được với người khác, chúng ta cần hiểu rõ tất cả những điều trên. Không nhất thiết phải hiểu quá kỹ càng mà chỉ cần ý thức rằng ẩn bên dưới những hành vi kiềm chế còn có một nền tảng gồm những niềm tin sâu sắc, những giá trị, hoàn cảnh và rất nhiều yếu tố chất tích cực bẩm sinh khác. Nguồn : Tư duy tích cực – First News và NXB Văn Hóa Sài Gòn Vô ý thức là gì ? Ý thức nghĩa là sống có nhân chứng; vô ý thức nghĩa là sống không có nhân chứng. Khi bạn đang bước đi trên đường, bạn có thể bước đi một cách có ý thức – đó là điều Phật nói người ta phải làm – bạn tỉnh táo, sâu bên dưới bạn nhận biết rằng bạn đang bước đi; bạn có ý thức về từng chuyển động. Bạn có ý thức về chim đang hót trên cây, mặt trời sáng sớm tới qua cây, các tia nắng chạm vào bạn, hơi ấm, không khí trong lành, hương thơm của hoa mới nở. Chó bắt đầu sủa, tàu hỏa đi qua, bạn thở… bạn đang quan sát mọi thứ. Bạn không loại trừ cái gì khỏi sự tỉnh táo của mình; bạn đang nhận mọi thứ vào. Hơi thở đi vào, hơi thở đi ra… bạn quan sát mọi thứ đang xảy ra. Đó không phải là tập trung, bởi vì trong tập trung bạn hội tụ vào mộit vật và bạn quên hết mọi thứ khác. Khi bạn tập trung bạn sẽ không nghe thấy tiếng ong bay vù vù hay tiếng chim hót; bạn sẽ chỉ thấy điều bạn đang tập trung vào. Tập trung làm hẹp ý thức bạn vào một điểm. Điều đó là tốt trong cung thật: bạn có mục tiêu và bạn phải thấy mỗi mục tiêu đó thôi và bạn phải quên hết mọi thứ khác. Trong Mahabharata, một trong những kinh sách cổ đại nhất của đất nước này, câu chuyện này xuất hiện : Drona, một cung thủ lớn, đang dạy cho các đệ tử của mình về cung thuật. Arjuna cuối cùng chiến thắng, bởi lẽ đơn giản là sự tập trung của anh ta là sắc bén nhất. Một con chim đang đậu trên cây, và Drona bảo các đệ tử lấy cung tên ra, tập trung vào con chim, và sẵn sàng bắn nó. Thế rồi ông ấy tới gần từng đệ tử và thì thào một câu hỏi vào tai người đó, “ Con nhìn thấy cái gì?” Một đệ tử nói, “ Con thấy nhiều cây, him và mắt chim.”Drona đi sang đệ tử khác. Người này nói, “ Con chỉ thấy một cây và một con chim đang đậu trên nó.” Ông ấy đi sang người thứ ba. Người này nói, “ Con chỉ nhìn thấy mỗi con chim.” Ông ấy đi sang người thứ tư. Người này nói, “ Con chỉ thấy hai mắt chim.” Và Drona đã nói rằng mắt đúng phải được xuyên thấu; đó là mục tiêu. Thế rồi ông ấy cuối cùng đi tới Arjuna và hỏi anh ta. Arjuna nói, “ Con chỉ thấy mỗi mắt phải của con chim và không cái gì khác.” Theo một nghĩa nào đó Arjuna tập trung nhất, nhưng anh ta đã trở nên vô ý thức trong cái toàn thể - tâm thức chỉ còn là một chấm điểm. Khi tôi nói về ý thức thì đó không phải là ý thức được cần tới trong cung thuật. Tôi đang nói về một hiện tượng hoàn toàn khác: một ý thức lan toả, không tập trung, bởi vì tập trung là mệt mỏi, căng thẳng, và chẳng chóng thì bạn sẽ rơi vào trong vô thức. Bất kì cái gì mệt mòi đều không thể được mang đi lâu. Ý thức phải được thảnh thơi; nó phải tương đương với việc cởi mở. Bạn đơn giản cởi mở với tất cả mọi điều đang xảy ra. Tôi nói với bạn,và tàu hoả đi qua, và tiếng kêu xa xăm của con chim cu cu… và bạn đều nhận biết tất cả nó. Bạn cởi mở với tất cả các chiều của bản thể mình. Bạn đơn giản cởi mở và mong manh, tỉnh táo, không ngủ. Đấy là ý thức, và cái đối lập của nó là vô ý thức. bạn không cởi mở chút nào, bạn đóng. Bạn ở trong một loại ngủ - giấc ngủ siêu hình. Tất cả chư phật qua nhiều thời đại đã từng tranh đấu chống lại giấc ngủ siêu hình. George bị say trong quán rượu một đêm, và khi anh ta loạng choạng về nhà anh ta cố hình dung ra cách anh ta có thể che giấu hoàn cảnh không say của mình với vợ. Anh ta quyết định sẽ về nhà và đọc, vì có ai đã bao giờ nghe nói về người say có khả năng đọc sách đâu? Và anh ta cười vào cái láo cá của mình. Anh ta nghĩ đọc Kinh Thánh chắc sẽ tốt! Anh ta làm điều đó ở nhà và đi vào trong phòng làm việc. Vài phút sau vợ anh ta gọi anh ta, “Anh làm gì ở đó vào giờ này thế?” “Ồ, chỉ đọc sách thôi em yêu – đọc Kinh Thánh,” anh ta đáp lại một cách thờ ơ. Biết việc đọc sách không phải là một trong những theo đuổi buổi tối muộn mằn này của anh ta – và chắc chắn không ai đã bao giờ nghĩ rằng anh sẽ đọc Kinh Thánh – cô ấy dậy và nhòm vào. “Anh ngốc lắm!”Cô ấy kêu lên : “ Đóng cái va li ấy lại và lên giường!” Khi bạn say, bất kì điều gì bạn làm cũng sẽ giống điều đó. Tôi đã nghe: Mulla Nasruddin bị say tới mức xảy ra đánh nhau với người say khác, và anh ta bị vết thương và vết xước klhắp mặt. Anh ta về nhà vào giữa đêm, nhìn vào gương và nghĩ, “ Bây giờ sáng mai sẽ khó đây!” Làm sao anh ta che giấu được những vế thương này và những vết xước này ? Vợ anh ta nhất định biết và cô ấy sẽ nói. “ Anh lại uống say và anh lại đánh nhau chứ gì!” Làm sao che giấu được điều đó ? Một ý tưởng lớn xuất hiện cho anh ta. Anh ta tím trong tủ thuốc, thấy thuốc mỡ nào đó. Anh ta bôi nó lên vết thương và vết xước, và rất sung sướng, hài lòng với bản thân mình rằng trước sáng mọi sự sẽ không đến nỗi tệ thế… và đi ngủ. Sáng sớm khi anh ta vẫn còn trên giường, vợ anh ta la lên trong phòng tắm, “ Ai đã bôi dầu lên gương thế?” Tất nhiên người say, nhìn vào trong gương cứ tửong đó là măt mình. Điều đó là tự nhiên; nếu bạn vô ý thức, bất kì cái gì bạn làm nhất định đều sai. Và có việc sai siêu hình lớn lao. Tử nhiều, nhiều kiếp nó đã trở thành trọng lượng lớn đè lên bạn. Bạn đã sống một cách vô ý thức lâu đến mức nỗ lực để sống có ý thức thậm chí chỉ vài phút thôi cũng dường như quá nhiều. Bạn yêu, điều đó là vô thức, và nó trở thành ghen tuông, sở hữu. nó không còn là tình yêu nữa, bởi vì yêu không thể là bô ý thức được. Bạn làm bạn chỉ để tạo ra kjẻ thù. Bạn kiếm tiền để hạnh phúc, nhưng vào lúc bạn đã kiếm đủ tiền bạn chỉ căng thẳng sâu sắc, đầy lo âu, và không có niềm vui nào trong nó. Bạn đuổi theo quyền lực, danh vọng, và một ngày nào đó, nếu bạn làm nỗ lực vất vả, bạn chắc chắn thành công. Bạn trở nên nổi tiếng, nhưng thế rồi bạn nhận ra sự kiện là bởi việc trở nên nổi tiếng chẳng cài gì đã đạt được. mọi người biết bạn, có vậy thôi. Mọi người biết tên bạn, nhưng làm sao điều đó sẽ làm cho bạn hạnh phúc được? Bạn có quyền lực, nhưng bạn sẽ làm gì với quyền lực này ? Trong tay của người vô ý thức mọi thứ thành chua ra, đắng ra, đầy chất độc, mọi thứ biến thành ngui xuẩn. Cho anh ta lời khuyên thông minh nào đó và điều đó nhất định rơi vào trong những bàn tay sai. Một cô gái trẻ vừa lấy chồng nói với mẹ mình về chuyện tình duc. Trong cuộc nói chuyện này mẹ cô ấy bảo cô ấy rằng bà ta không phải cởi hết mọi thứ khi bà ấy lên giường vào tuần trăng mật của mình. Khi họ trở về, chú rể hỏi bà mẹ vợ, “ Có gì không lành mạnh trong gia đình này sao?” “ Không, sao vậy “ “ Thế này, con gái mẹ ngủ vẫn đội mũ trong suốt cả tuần trăng mật!” Mọi người nhất định làm điều gì đó ngu xuẩn. Và đó là điều họ đã làm với các phát biểu của mọi chư phật. Họ viết lời bình chú, những điều uyên bác lớn lao, nhưng cái lòi ra là điều ngu xuẩn. Thư viện đầy nó, các đại học đầu nó. Toàn rác rưởi ! Nhưng mọi người đang hy sinh toàn thể cuộc sống của mình cho cái đó, và họ không làm điều cần thiết đầu tiên. Bạn không thể trì huệ chừng nào bạn còn chưa trở nên ý thức, chừng nào bạn còn chưa phá vỡ thói quen cũ này của việc vận hành theo cách vô ý thức. Bạn phải tự hoá giải tự động hoá cho mình. Nhưng điều đơn giản có thể làm thành thủ thuật. Chẳng hạn, bạn bao giờ cũng đi trong vội vã. Hãy bắt đầu đi chậm thôi. Bạn sẽ phải tỉnh táo; khoảnh khắc bạn mất đi sự tỉnh táo bạn sẽ bắt đầu lại theo cách vôi vã. Đây là những phương cách nhỏ: đi chậm thôi – bởi vì đi chậm bạn sẽ phải vẫn còn có ý thức. Một khi bạn đánh mất ý thức, ngay lập tức thói quen cũ sẽ tóm lấy bạn và bạn sẽ vội vã. Nếu bạn hút thuốc, hãy làm điều đó thành quá trình rất chậm chạp, chậm tới mức nó trở thành được hoá giải tự động hoá. Bằng không, mọi người không hút thuốc lá đâu – thuốc lá đang hút mọi người đấy! Họ không ý thức về điều họ đang làm. Theo một cách rất vô ý thức họ đưa tay mình vào trong túi, lấy ra bao thuốc, lấy ra điếu thuốc và bao diêm. Họ trải qua tất cả những cử động này nhưng họ không tỉnh táo. Họ có thể nghĩ tới cả nghìn lẻ một thứ. Thực tế, khi họ vô ý thức hơn họ có khuynh hướng hút nhiều hơn. Khi họ lo lắng, căng thẳng nhiều hơn,…khi bị lo nghĩ, họ có khuynh hướng hút nhiều hơn;điều đó giúp họ giữ khuôn mặt cứ dường như họ thảnh thơi. Hãy làm nó thành một quá trình rất chậm chạp. Hãy lấy bao thuốc ra từ túi thật chậm nhất có thể được, thật ý thức nhất có thể dược. Làm chậm dần các quá trình lá rất có lợi ích. Thế rồi cầm bao thuốc trong tay, hãy nhìn nó, ngửi nó, cãm thấy đường viền của nó. Thế rồi hãy mở nó ra rất chậm, cứ dường như bạn có mọi thời gian trên thế giới. Thế rồi lấy ra một điếu thuốc, nhìn vào điếu thuốc đó từ mọi phí. Thế rồi ngậm nó vào mồn… hãy đợi đã! Thế rồi lấy bao diêm ra – lại trải qua cùng những cử động chậm chạp đó. Thế rồi bắt đầu hút thật chậm vào… hút khói vào rất từ từ, để cho nó đi ra rất chậm chạp. Và bạn sẽ ngạc nhiên : nếu bạn hút hai mươi bốn điếu một ngày bạn sẽ hút chỉ sáu điếu là nhiều nhất; nó sẽ giảm xuống một phần tư. Và dần dần, dần dần chỉ còn hai, một và một hôm bỗng nhiên bạn sẽ thấy toàn thể sự việc ngu xuẩn thế! Dầu vậy bạn vẫn có thể mang bao thuốc lá trong túi mình trong vài ngày, chỉ để phòng hờ - nhưng nó đã được kết thúc rồi, được hoá giải tự động hoá rồi.  Đây là một trong những đóng góp lớn lao của Phật cho con người: quá trình hoá giải tự động hoá, làm chậm mọi thứ. Phật thường nói với đệ tử của ông ấy, "Hãy bước đi chậm nhất có thể được, hãy ăn từ tốn nhất có thể được. Hãy nhai từng miếng bốn mươi lần và cứ đếm bên trong: một, hai, ba, bốn, năm - bốn mươi lần. Khi thức ăn không còn cứng nữa, nó gần thành chất lỏng..." Ông ấy thường nói, "Đừng ăn, hãy uống." Điều đó nghĩa là làm cho nó thành lỏng tới mức bạn không ăn nó, bạn phải uống nó. Và ông ấy đã giúp cho hàng nghìn người trở nên có ý thức.   Bạn vô ý thức, mặc dầu bạn tin bạn có ý thức... Điều đó cũng giống như thấy trong mơ mà bạn cho rằng bạn đang bước đi ở bãi chợ. Bạn thức trong mơ của mình, nhưng việc thức của bạn trong mơ chỉ là một phần của mơ - bạn vô ý thức.   Việc chấp nhận rằng "tôi vô ý thức" gây đau, nhưng sự kiện đầu tiên của việc có ý thức là chấp nhận rằng "tôi vô ý thức." Chính việc chấp nhận làm khởi động một quá trình trong bạn.   Trích từ "Dhammapada: Con đường của Phật - Tập 5" Lý trí tư duy hay khía cạnh tư duy, đặc biệt là tư duy trừu tượng, và khả năng tư duy trừu tượng - cái được cho là chỉ con người mới có. Khái niệm lý tính có liên quan đến ngôn ngữ, thể hiện trong nghĩa của từ tương đương trong tiếng Hy Lạp "logos", từ này sau được dịch sang tiếng Latin, thành "ratio" rồi sang tiếng Pháp thành "raison", từ đó phát sinh từ tiếng Anh "reason". Có nhiều bất đồng giữa các trường phái triết học về bản chất và chức năng của lý tính, đặc biệt về các vấn đề: Quan hệ của lý tính đối với các khái niệm có liên quan như ngôn ngữ, logic, ý thức.v.v... tầm quan trọng của nó trong việc giúp con người quyết định đúng sai. Trong ngôn ngữ ngoài triết học, lý trí là từ rất gần nghĩa với lý tính và được dùng phổ biến hơn. Cả hai từ đều có nghĩa năng lực suy luận và phán đoán. Tuy nhiên, lý trí là nhận thức bằng khái niệm trên cơ sở xử lý chất liệu cảm tính do các tri giác cảm tính (sensatio) mang lại, và do đó không vượt ra ngoài phạm vi của kinh nghiệm. Còn lý tính vượt ra ngoài phạm vi của kinh nghiệm. Lý trí thường được dùng khi mang ý nghĩa đối lập với tình cảm, ví dụ: "Anh ta là người sống thiên về lý trí hơn là tình cảm". Lý trí được đối với niềm tin khi muốn nói về sự đối lập giữa tư duy và cảm xúc. Còn lý tính được đối với niềm tin khi muốn nói về sự đối lập giữa tri giác chủ động và tri giác thụ động. Tuy nhiên, đôi khi rất khó xác định sự khác biệt về ngữ nghĩa của hai từ này. Do đó, nhiều khi hai từ này được dùng tương đương nhau. Trong văn học, lý tính hay lý trí thường được đối lập với tình cảm, cảm xúc, ước muốn, nhu cầu, hay sự say mê. Những người khác lại coi lý trí như là một công cụ của những điều trên - công cụ để đạt được cái mà người ta muốn. Tuy nhiên, một số người có thể nói rằng các nhà triết học quan trọng trong lịch sử (ví dụ Plato, Rousseau, Hume, Nietzsche) đã kết hợp cả hai cách nhìn trên - làm cho tư duy dựa trên lý tính không chỉ là một công cụ của lòng ham muốn, mà còn là cái gì đó được mong muốn không chỉ vì tính hữu ích của nó trong việc thỏa mãn các ước muốn. Còn Schiller thì nói về việc "giáo dục các cảm xúc", đưa chúng đến chỗ hòa hợp với lý tính, một trạng thái của sự trưởng thành mà Schiller gọi là "tâm hồn đẹp" (Schöne Seele.) Trong khi đó, đôi khi lý tính mâu thuẫn rõ ràng với một số mong muốn (thậm chí trong khi không mâu thuẫn với các mong muốn khác) và cho ta ấn tượng rằng lý tính tách rời với cảm xúc. Chỉ có trong con người, các lựa chọn đôi khi được thực hiện dựa trên một liên tưởng nhân tạo của các ý niệm thay cho một liên tưởng chưa bị kiểm soát của các kinh nghiệm thô. Kiểu liên tưởng này có "cảm giác" khác với khi ta bị chiếm lĩnh bởi một cảm xúc mạnh mẽ được hỗ trợ bởi "tình cảm" thô. Điều đối lập cũng rất đặc biệt: đôi khi ta cảm thấy một cảm xúc mạnh mẽ đã chiến thắng các lý luận của chúng ta một cách "phi lý" mặc dầu cảm xúc đó đã không còn luận cứ xác đáng nào; hoặc khi nó chưa kịp là chủ đề của tranh luận thì hành động đã xảy ra (chẳng hạn trong trường hợp phản xạ). Câu hỏi lý tính có bị dẫn dắt bởi cảm xúc hay không là một câu hỏi quan trọng của các nhà triết học vì chúng ta đều xem lý tính là con đường dẫn đến chân lý, và ta coi chân lý là cái gì đó tồn tại ngoài ý thức của chúng ta. Nếu lý tính bị dẫn dắt bởi các cảm xúc, thì làm sao ta có thể biết được ta có đang tự lừa dối chính mình về chân lý hay không? Lý tính và đức tin Trong thần học, lý tính, phân biệt với đức tin, là năng lực phê phán của con người đối với các chân lý tôn giáo trong khi phát kiến hoặc giải thích. Một số nhà bình luận đã cho rằng hầu như có thể định nghĩa văn minh phương Tây là sự thử nghiệm giới hạn của sự căng thẳng giữa lý tính (không được hỗ trợ) và đức tin trong lĩnh vực các chân lý được mặc khải - tóm tắt một cách hình tượng là giữa Jesusalem và Athens. Leo Strauss nói về một “phương Tây lớn hơn", bao gồm tất cả các khu vực chịu ảnh hưởng của tình trạng căng thẳng giữa chủ nghỉa duy lý Hy Lạp và mặc khái của các tôn giáo khởi nguồn từ Abraham, trong đó có cả các vùng đất Hồi giáo. Ông chịu ảnh hưởng lớn của nhà triết học hồi giáo Al-Farabi. Để xem xét mức độ tham gia của triết học phương Đông vào tình trạng căng thẳng này, cách tốt nhất là xét xem Pháp (dharma) hay đạo có tương đương với Tự nhiên (physis–Hy Lạp) hay không. Các giới hạn của việc sử dụng lý tính tuỳ thuộc các giáo hội khác nhau đặt ra và tuỳ vào các thời kỳ tư tưởng. Nhìn chung, tôn giáo hiện đại có xu hướng chấp nhận lý tính ở một phạm vi rộng, nhưng vẫn giữ những chân lý tối thượng (siêu nhiên) của thần học trong giới hạn đức tin. Về phê phán vị trí ưu việt của lý tính trong văn minh phương Tây  kể từ thời Phục Hưng, xem tác phẩm "Những đứa con hoang của Voltaire" (Voltaire's Bastards) của tác giả John Ralston Saul. Niềm tin là gì? Nội dung:  Nhiều người coi niềm tin như một sự vật, nhưng thật ra nó là một cảm giác chắc chắn về một điều gì đó. Nếu bạn nói rằng bạn thông minh, có nghĩa là bạn nói,"Tôi cảm thấy chắc chắn tôi thông minh". Cảm giác chắc chắn này cho phép bạn khai thông những nguồn năng lực giúp bạn tạo được những kết quả thông minh. Tất cả chúng ta đều có sẳn nơi mình câu trả lời cho hầu hết mọi chuyện hay ít ra chúng ta có thể tìm những câu trả lời cần thiết nhờ những người khác. Nhưng chúng ta thường thiếu niềm tin, thiếu sự chắc chắn, khiến chúng ta không sử dụng được khả năng có sẳn nơi mình. Ví dụ đơn sơ giúp bạn dễ hiểu niềm tin là gì. Bạn hãy nghĩ ra một ý tưởng. Bạn có thể nghĩ ra vô số ý tưởng, nhưng bạn không thực sự tin. Chẳng hạn bạn có ý tưởng bạn là một cô gái hấp dẫn. Bạn hãy ngưng lại giây lát và nói trong lòng, "Tôi là một cô gái hấp dẫn". Câu nói này là một ý tưởng hay là một niềm tin còn tùy ở mức độ bạn cảm thấy chắc chắn bao nhiêu khi nói lên câu đó. Nếu bạn nghĩ, "Thực ra tôi không hấp dẫn", thì điều bạn thực sự muốn nói sẽ là, "Tôi không cảm thấy chắc chắn mình hấp dẫn hay không". Làm thế nào đổi một ý tưởng thành niềm tin? Giả sử bạn có thể nghĩ đến một cái mặt bàn không có chân. Nó giúp bạn hiểu tại sao một số ý tưởng không chắc chắn bằng một niềm tin. Không có chân, mặt bàn không thể đứng được. Ngược lại, niềm tin thì có chân. Nếu bạn thật sự tin rằng, "Tôi hấp dẫn", làm thế nào bạn biết là bạn hấp dẫn? Chắc chắn là bạn có những chứng cớ để bênh vực cho ý tưởng của bạn, những kinh nghiệm trong cuộc sống để hổ trợ ý tưởng đó. Những kinh nghiệm đó là những cái chân làm cho mặt bàn của bạn đứng vững, làm cho niềm tin của bạn chắc chắn. Một khi bạn hiểu được niềm tin là gì, bạn có thể bắt đầu tìm hiểu xem niềm tin của bạn hình thành như thế nào, cũng như bạn có thể thay đổi nó ra sao. Trước hết chúng ta có thể phát triển niềm tin của mình về bất kỳ điều gì, chỉ cần chúng ta tìm ra đủ những chân, những kinh nghiệm minh chứng để xây dựng niềm tin ấy. Tất cả những người thành đạt xuất sắc đều có khả năng làm cho mình cảm thấy chắc chắn sẽ thành công, cho dù trước họ chưa có ai làm được. Họ có khả năng tự tạo ra kinh nghiệm qui chiếu cho mình mà những kinh nghiệm này trước đó chưa từng có hoặc được coi là không thể thực hiện. Bất cứ ai sử dụng máy tính cá nhân đều biết đến cái tên "Microsoft". Nhưng điều ít người biết đến Bill Gates, người đồng sáng lập công ty này, không chỉ là một thiên tài gặp may, mà là một con người đã biết tự tạo ra kinh nghiệm để hỗ trợ niềm tin của mình. Khi biết rằng công ty Albuquerque đang khai triển một thứ gọi là "máy tính cá nhân" cần đến phần mềm BASIC, Bill Gates đến gặp họ và hứa bán cho họ phần mềm, mặc dù vào lúc đó ông chưa hề có thứ phần mềm này.  Đã hứa, ông phải kiếm cách thực hiện. Thiên tài đích thực của ông là ở khả năng tự tạo ra niềm tin chắc chắn. Có rất nhiều người cũng thông minh như ông, nhưng ông biết sử dụng niềm tin để khai thông nguồn năng lực của mình và chỉ trong ít tuần lễ, ông cùng một đối tác đã viết ra một ngôn ngữ để biến máy tính cá nhân thành hiện thực. Bằng việc quyết tâm và tìm ra lối đi, Bill Gates đã khởi động ngày hôm đó một chuỗi những sự kiện sẽ làm thay đổi toàn diện lề lối kinh doanh của người ta và đã trở thành tỷ phú khi mới 30 tuổi. Niềm tin mang lại sức mạnh! Bạn có biết câu chuyện chạy một dặm trong 4 phút không? Từ trước tới nay, người ta vẫn tin là không ai có thể chạy một dặm mà chỉ mất 4 phút thôi. Thế mà vào năm 1954, Roger Bannister đã phá vỡ sự tin tưởng vững chắc ấy. Anh quyết tâm thực hiện bằng được "điều không thể" ấy, không những bằng việc luyện tập thể dục, mà còn bằng việc không ngừng lặp lại trong trí mình rằng mình có thể làm được việc này, khiến hệ thần kinh của anh đã hình thành một mệnh lệnh bắt buộc anh đạt cho bằng được kết quả.  Tuy nhiên, nhiều người không nhận ra khía cạnh vĩ đại nhất của thành công này lại chính là những gì anh đạt được cho người khác. Hầu như không ai dám nghĩ là có thể đạt kỷ lục chạy 4 phút một dặm, thế mà chỉ trong vòng một năm sau khi Roger phá kỷ lục, 37 vận động viên khác cũng đã phá kỷ lục này. Kinh nghiệm của anh đã cống hiến cho họ mẫu gương đủ vững vàng để tạo nên nơi họ niềm tin chắc chắn rằng chính họ cũng có khả năng làm"điều không thể". Và một năm sau đó nữa, 300 vận động viên khác đã đạt cùng một thành tích như thế! "Niềm tin nào trở thành chân lý cho tôi... là niềm tin cho phép tôi sử dụng hết sức lực của mình, dồn hết năng lực của mình vào hành động" - André Gide. 

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docKết cấu của ý thức.doc
Luận văn liên quan