Tập thơ Việt Bắc của Tố Hữu thực sự có giá trị và giữ vị trí xứng đáng
trong nền thơ ca kháng chiến, bởi n ó đã góp phần giải quyết những vấn đề cơ bản
đặt ra cho nền văn nghệ mới Việt Nam sau 1945. Đó là vấn đề dân tộc và đại
chúng, vấn đề nghệ thuật và tuyên truyền, vấn đề vốn sống và kỹ năng nghề
nghiệp, vấn đề hiện thực và lãng mạn, vấn đề nội dung và hình thức Tố Hữu
trong tập thơ Việt Bắc đã góp ph ần của mình không bằng lý luận mà bằng sáng tác,
để giải quyết các vấn đề đó, và trở thành ngọn cờ tiêu biểu, đứng ở hàng đầu nền
thơ ca cách mạng sau 1945- Từ Việt Bắc chúng ta có thể rút ra nhiều bài học quý
báu về con đường đi của thơ đó là con đường gắn bó với nhân dân phục vụ lợi í ch
của cách mạng.
110 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 10699 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giá trị và vị trí tập thơ "việt bắc" trong hành trình thơ Tố Hữu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh trị đã đến với
họ như những tiếng ru ngọt ngào, sâu lắng.Vì thế, quê hương cách mạng Việt Bắc
đã trở thành quê hương chung của tất cả mọi người Việt Nam yêu nước.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 72
CHƢƠNG III
GIÁ TRỊ NGHỆ THUẬT CỦA TẬP THƠ “ VIỆT BẮC”
3.1. Sự gắn bó khăng khít giữa tính dân tộc và tính đại chúng
3.1.1. Thể thơ, câu thơ
Nếu như ở Từ ấy Tố Hữu sử dụng phần lớn là thể thơ 7 chữ, 8 chữ, thậm
chí nhiều bài có vẻ trau chuốt để "thành thơ", thì đến Việt Bắc phong cách
thơ của Tố Hữu đã bám sát đời sống quần chúng: phản ánh sinh hoạt của
nhân dân, với ngôn ngữ mộc mạc, giản dị, tự nhiên, chứa đựng lối nói, lối
nghĩ của quần chúng, với hình ảnh đậm đà màu sắc ca dao dân ca, với thể
thơ phong phú, linh hoạt.
Tố Hữu thường dùng nhiều nhất là thể lục bát của văn học dân tộc, kết hợp
đặc sắc của thơ ca dân gian và cổ điển. Nó vừa kết hợp được điệu lục bát cổ của
bình dân vừa phảng phất lối đối theo từng vế giống như những câu thơ cổ điển của
Truyện Kiều, hoặc Chinh phụ ngâm:
Nhà em phơi lúa chửa khô
Ngô chửa vào bồ, sắn thái chưa xong
Nhà em con bế con bồng
Em cũng theo chồng đi phá đường quan.
( Phá đường, 1948)
Hay:
Anh về, cối lại vang rừng
Chim reo quang mái, gà mừng dưới sân
Anh về, sáo lại ái ân
Đêm trăng hò hẹn trong ngần tiếng ca...
(Lên Tây Bắc, 1948)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 73
Tình cảm mặn nồng, sự vỗ về của tình bà cháu, tình mẹ con trong sự hoà
hợp với tình yêu đất nước được Tố Hữu sử dụng bằng thể thơ lục bát như lời hát
ru ngọt ngào thật yêu thương:
Xa xôi đầu xóm tre xanh
Có bà ru cháu nằm khoanh lòng già
Cháu ơi cháu ngủ với bà
Bố mày đi đánh giặc xa cha về.
( Cá nước, 1947)
Phần lớn các câu thơ lục bát của Tố Hữu đều uyển chuyển. Những câu thơ
lục bát hay nhất của Tố Hữu đã tiếp nối và gắn nối được cái truyền thống của ca
dao và thơ ca cổ điển Việt Nam, khai thác triệt để khả năng diễn đạt của câu thơ
lục bát trong truyền thống văn học dân tộc để miêu tả cuộc sống của nhân dân một
cách sinh động.
Gắn với truyền thống cổ điển Việt Nam, Tố Hữu luôn tìm cách làm mới
mình trước những trang thơ. Ông viết những vần thơ 7 chữ mà ta thấy nhiều lúc
có bề thế của câu thơ 8 chữ nhằm thể hiện không khí dồn dập, sôi nổi trong cuộc
kháng chiến của nhân dân:
Nghe trưa nay tháng năm mùng bảy
Trên đầu bay thác lửa hờn căm
Trông: Bốn mặt lũy hầm sụp đổ
Tướng quân bay lố nhố cờ hàng
Trông: chúng ta cờ đỏ sao vàng
Rực trời đất Điện Biên toàn thắng
( Hoan hô chiến sĩ Điện Biên, 1954)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 74
Hay mấy câu thơ mở đầu Ta đi tới. Ở đây Tố Hữu đã vận dụng một cách
linh hoạt việc sử dụng niêm luật, phối thanh, nhạc điệu khiến cho câu thơ khi
đọc lên ta nghe thật thoải mái, phù hợp với tâm hồn con người đã được làm
chủ đất nước:
Trên đường cái ung dung ta bước
Đường ta rộng thênh thang tám thước
Đường Bắc Sơn, Đình Cả, Thái Nguyên
(Ta đi tới, 1954)
Qua Tố Hữu, những câu thơ vốn hiền lành như bốn chữ, năm chữ cũng nói
lên được cái đồ sộ, hoành tráng, hùng vĩ:
Voi là voi ơi
Voi đi đánh nhé
Voi gầm voi ré
Voi xé tơi bời !
(Voi, 1948)
Ở bài Lượm ta lại cảm nhận được cái nhanh nhẹn, tháo vát, mạnh bạo,
không sợ hiểm nguy của bé Lượm giữa làn đạn của kẻ thù:
Vụt qua mặt trận
Đạn bay vèo vèo
Thư đề" thượng khẩn"
Sợ chi hiểm nghèo ?
(Lượm, 1949)
Để có đủ khả năng biểu hiện nội dung mới, thể thơ nhiều khi phải phá luật.
Trong mỗi bài thơ, Tố Hữu không chỉ sử dụng một thể thơ lục bát, song thất lục
bát, hay ngũ ngôn... mà còn sử dụng linh hoạt tất cả các thể thơ trong cùng một bài
để nhịp thơ ăn khớp với nhịp suy nghĩ, tình cảm của nhân dân. Bài thơ Phá đường
là minh chứng khá rõ việc Tố Hữu phối hợp các thể thơ, làm cho bài thơ thật dồi
dào tính nhạc:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 75
Rét Thái Nguyên rét về Yên Thế
Gió qua rừng đèo Khế gió sang
Em là con gái Bắc Giang
Rét thì mặc rét nước làng em lo
Nhà em phơi lúa chửa khô
Ngô chửa vào bồ sắn thái chưa xong
...
Trên đồi quê
Trăng non mới hé
Đường thì dài, Hố xẻ chưa sâu
Chưa sâu thì cuốc cho sâu
Có anh có chị cùng nhau ta đào !
Hì hà hì hục
Lục cục lào cào
Anh cuốc em cuốc
Đá lở đất nhào !
( Phá đường, 1948)
Chỉ trong một đoạn thơ, Tố Hữu đã sử dụng các thể thơ khác nhau, khi thì
dàn trải, khi trở nên mềm mại uyển chuyển, khi lại sôi nổi hào hứng... khiến cho
nhịp điệu phong phú, linh hoạt theo cảm xúc, sự việc, mà tác giả muốn bộc lộ.
Thành công của bài Phá đường được củng cố bởi hàng loạt các bài thơ khác, như
Hoan hô chiến sĩ Điện Biên:
Tin về nửa đêm
Hoả tốc hoả tốc
…
Hoan hô chiến sĩ Điện Biên
Hoan hô đồng chí Võ Nguyên Giáp
Sét đánh ngày đêm xuống đầu giặc Pháp !
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 76
Vinh quang Tổ quốc chúng ta
Nước Việt Nam dân chủ cộng hoà
Vinh quang Hồ Chí Minh, Cha của chúng ta ngàn năm sống mãi...
Tiếng reo núi vọng sông rền
Đêm nay chắc cũng về bên Bác Hồ...
(Hoan hô chiến sĩ Điện biên, 1954)
Tố Hữu sử dụng rất linh hoạt những câu thơ tự do, ngắn dài khác nhau, để
diễn đạt những nội dung tư tưởng, tình cảm biến đổi. Đọc đoạn thơ trên ta như hiểu
được sau những trận đánh dữ dội của quân và dân ta là một niềm xúc động trào
dâng khi nhận được tin quân ta chiến thắng, câu thơ thật ngắn gọn, dồn dập, bỗng
được ghi lại bằng những câu thơ dài khi nói tới niềm vui chiến thắng, và trong niềm
vui chiến thắng ấy là chúng ta nghĩ ngay đến hình ảnh Tổ quốc, hình ảnh Bác Hồ
kính yêu của dân tộc. Câu thơ dài, nhịp thơ sôi trào, thể hiện niềm vui vô bờ của
quân và dân ta sau chín năm gian khổ trông đợi để có được ngày hôm nay.
Khi cần gợi khí thế sục sôi của chiến dịch Điện Biên, muốn ghi lại những
gian khổ hy sinh nhưng đầy ý chí kiên cường của quân và dân ta, Tố Hữu cũng sử
dụng những câu thơ ngắn dài khác nhau:
Chiến sĩ anh hùng
Đầu nung lửa sắt
Năm mươi sáu ngày đêm khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt.
Máu trộn bùn non
Gan không núng
Chí không mòn
Những đồng chí thân chôn làm giá súng...
( Hoan hô chiến sĩ Điện Biên, 1954)
Hoặc khi cần nói tới các miền đất khác nhau của Tổ quốc, nhắc đến chiến công
của chiến khu cách mạng, nhà thơ cũng sử dụng đắc địa việc phối hợp các thể thơ:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 77
Ai đi Nam Bộ
Tiền Giang, Hậu Giang
Ai về thành phố
Hồ Chí Minh
Rực rỡ tên vàng
Ai về thăm Bưng Biền Đồng Tháp
Việt Bắc miền Nam, mồ ma giặc Pháp...
(Ta đi tới, 1954)
Tố Hữu sử dụng những câu thơ liền mạch, thường theo diễn biến của tình
cảm, theo lối "các câu thơ gọi nhau", nên "tiếng gọi" của câu đầu có ý nghĩa rất
lớn đối với toàn bài thơ:
Ta đi giữa ban ngày
Trên đường cái ung dung ta bước
Đường ta rộng thênh thang tám thước
Đường Bắc Sơn, Đình Cả, Thái Nguyên...
(Ta đi tới, 1954)
Trong bài thơ Việt Bắc nhà thơ cũng tạo nên sự liền mạch của hơi thơ, các
câu thơ "ríu rít" gọi nhau, hai nhân vật "Mình" và "Ta" cứ xoắn xít, đan cài từ đầu
đến cuối bài thơ:
Mình về mình có nhớ ta
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng
Mình về mình có nhớ không
Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn ?...
(Việt Bắc, 1954)
Nhìn chung, Tố Hữu rất thành thạo trong các thể thơ truyền thống. Đối với
ông tất cả đều là thơ điệu nói- đúng như nhận xét của Giáo sư Trần Đình Sử. Đó
là thơ của người Việt Nam hiện đại, là kiểu thơ dân tộc hiện đại.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 78
3.1.2. Nhạc điệu
Khi nói đến nhạc điệu trong thơ Tố Hữu, thì ta cảm nhận được trong những
vần thơ của ông luôn chứa đựng một thứ nhạc đặc biệt đó là nhạc điệu tâm hồn
nhà thơ. Nó là sự kết tinh hiện thực phản ánh trong thơ, chất suy nghĩ, sự xúc
động và sức tưởng tượng của tác giả. Nhạc điệu tâm hồn nhà thơ được toát ra
từ toàn bộ hình tượng thơ, từ cấu tứ, hình ảnh, kết cấu ... Nhờ có nhạc điệu của
tâm hồn nhà thơ mà những vần thơ của ông luôn theo sát và đến thẳng tâm hồn
bạn đọc.
Thơ Tố Hữu là tiếng nói của lẽ sống lớn, tình cảm lớn. Tâm hồn thơ ông
thật trong sáng, giàu có và đa dạng. Do luôn chứa đựng một tình yêu thương rất
lớn, nhiều người đã gọi ông là "thi sĩ của tình thương". Tình yêu thương của Tố
Hữu không chỉ được thể hiện qua câu, chữ, hình ảnh mà còn được thể hiện qua
hình tượng âm nhạc của thơ, cố nhiên nhạc điệu của câu thơ không chỉ ở chữ
nghĩa mà còn ở những khoảng trống, những chỗ im lặng giữa các chữ, các dòng.
Và nhạc của thơ cũng không chỉ là nhạc của âm thanh, của lời mà quan trọng là
thứ nhạc của tâm tình, như Xuân Diệu đã nhận xét: "Đọc thơ Tố Hữu, người ta
nhận thấy một dấu hiệu riêng như nét mặt của những bài thơ, làm cho thơ Tố Hữu
không trộn lẫn được với thơ người khác, cảm thấy một thứ nhạc tâm tình riêng
bàng bạc thấm lấy các câu nhiều khi thành một thứ "thi tại ngôn ngoại" của Tố
Hữu. Cái nền nhạc đặc biệt đó, theo ý tôi, là lòng thương mến" .Ta có thể nhận
thấy thứ nhạc đặc biệt đó trong bài Lên Tây Bắc:
Lại những ngày đi, vắt với sương
Ngô bung, xôi nhạt, nước lưng bương
Đêm mưa rình giặc, tai thao thức
Mùa lại mùa qua rét nhức xương.
( Lên Tây Bắc, 1948)
Những câu thơ chứa chan tình cảm đối với anh bộ đội trong hoàn cảnh
chiến đấu gian khổ hồi bấy giờ. Và tình cảm đó đã truyền được đến người đọc qua
cách gieo vần của nhà thơ, qua âm hưởng của những chữ sương, bương, xương,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 79
đọc lên thật xúc động. Nhưng điều quan trọng hơn còn là phần thơ ở ngoài lời,
phần không thể nói ra được bằng lời, cũng không thể nói hết bằng âm thanh nhịp
điệu vì bao trùm lên hết thảy là tâm hồn nhà thơ. Tố Hữu cũng đã có lần nói: "Thơ
là cái đó, sự im lặng giữa các từ. Nếu người ta lắng nghe cái im lặng đó thì có
những tiếng dội rất đa dạng và rất tinh tế".
Thơ Tố Hữu có rất nhiều bài đạt tới sự hoà hợp giữa thứ "nhạc bên trong"
của tâm hồn và "thứ nhạc bên ngoài" của bài thơ như mấy câu thơ trong Sáng
tháng Năm:
Vui sao một sáng tháng Năm
Đường về Việt Bắc, lên thăm Bác Hồ
Suối dài xanh mướt nương ngô
Bốn phương lồng lộng thủ đô gió ngàn...
(Sáng tháng Năm, 1951)
Tố Hữu là nhà thơ nhạy cảm đặc biệt với nhạc tính của tiếng Việt và biết
phát huy cao độ khả năng biểu cảm của nó. Vì vậy trong thơ ông tính nhạc rất giàu
có, chất dân tộc sâu đậm, đặc biệt là giọng mộc mạc, đằm thắm của ca dao.
Xa xôi đầu xóm tre xanh
Có bà ru cháu nằm khoanh lòng già:
Cháu ơi cháu lớn với bà
Bố mày đi đánh giặc xa chưa về
(Cá nước, 1947)
Đọc thơ Tố Hữu, ta cảm thấy có cái gì như muốn ca lên, hát lên và ngân
nga mãi trong lòng:
Con ơi con ngủ cho ngoan
Sang canh trăng lặn, buổi tan mẹ về…
(Phá đường, 1948)
Giữa bao nhiêu giọng điệu thơ Việt Nam hiện đại, thơ Tố Hữu có giọng
điệu riêng, độc đáo. Đó là giọng tâm tình, ngọt ngào, thiết tha, giọng của tình
thương. Đọc thơ ông người đọc luôn bị cuốn hút trong cái đằm thắm, da diết
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 80
thường trực, tràn đầy từ sâu xa đáy lòng của nhà thơ. Có thể nói, phần lớn các bài
trong tập thơ Việt Bắc của Tố Hữu được viết bằng giọng điệu này. Lưu Trọng Lư
đã nhận xét: "Thơ anh nhiều phong vị dân gian, giàu âm nhạc, nên dễ vào lòng
quần chúng, nhất là quần chúng nông thôn. Nhiều câu thơ trong Truyện Kiều đã
biến thành lời ru bên nôi, thì nhiều câu thơ trong Việt Bắc đã biến thành tiếng hát
ruộng đồng. Thơ anh dân tộc, dân gian chỉ vì anh muốn nó đại chúng", ta bắt gặp
trong bài Voi âm hưởng điệu hò của người kéo gỗ:
Ta bế ta bồng
Voi lên ta vác
Vai ta vai sắt
Chân ta chân đồng...
(Voi, 1948)
Ở Bà mẹ Việt Bắc, lại là điệu vè kể chuyện của quần chúng:
Con mé có ba
Trai hai gái một
Giá gả chồng xa
Trai còn đứa rốt
(Bà mẹ Việt Bắc, 1948)
Với Phá đường lại có cách xưng hô ngọt ngào, nhịp điệu uyển chuyển
ngay trong lời nhân vật tự giới thiệu:
Em là con gái Bắc Giang
Rét thì mặc rét, nước làng em lo
Nhà em phơi lúa chửa khô
Ngô chửa vào bồ sắn thái chưa xong
( Phá đường, 1948)
Trong thơ Tố Hữu ta còn bắt gặp nhiều cách xưng hô thân thương trìu
mến: bác, bầm, em, cha, mình, ta...Đặc biệt với bài Việt Bắc, chúng ta như được
tiếp xúc với một bài ca dao dài, là cuộc đưa tiễn nhau của hai người yêu nhau. Từ
cảnh chia ly đến nỗi nhớ, từ điều tâm sự, nhắn nhủ đến nỗi ước mong, hò
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 81
hẹn…đều in rõ dấu vết của lối đối đáp nam nữ trong ca dao, dân ca. Nhưng ở đây
không phải là đôi trai gái, Tố Hữu mượn mối tình nồng thắm của đôi trai gái trong
ca dao, dân ca để nói đến tình nghĩa keo sơn của người cán bộ cách mạng với
nhân dân, với kháng chiến, cụ thể là đối với chiến khu Việt Bắc. Tố Hữu muốn
nhắn nhủ những người cán bộ khi hòa bình trở lại thủ đô thì đừng bao giờ quên
“Nhớ khi giặc đến giặc lùng, rừng cây núi đá ta cùng đánh Tây”, đừng quên
những ngày gian khổ kháng chiến "miếng cơm chấm muối mối thù nặng vai”. Tố
Hữu muốn khẳng định tình đoàn kết khăng khít giữa đồng bào miền xuôi và nhân
dân miền ngược.
Bên cạnh giọng trữ tình tha thiết, trong tập thơ Việt Bắc không thể
thiếu giọng anh hùng ca. Nhưng ngay cả "những bài vang dội giọng anh
hùng ca vẫn đậm đà giọng trữ tình tha thiết. Nhiều khi hai giọng đó vẫn
quyện lấy nhau nhuần nhuyễn và vẫn nổi bật cái nền trữ tình nồng thắm"
(Nguyễn Trung Thu). Điều đó đã giúp ta cảm nhận được cái nhạc điệu ngọt
ngào trong tập thơ Việt Bắc:
Rất đẹp hình anh lúc nắng chiều
Bóng dài lên đỉnh dốc cheo leo
Núi không đè nổi vai vươn tới
Lá nguỵ trang reo với gió đèo
( Cá nước, 1947)
Hay:
Hoan hô chiến sĩ Điện Biên
Chiến sĩ anh hùng
Đầu nung lửa sắt
Năm mươi sáu ngày đêm, khoét núi, ngủ hầm, mưa rầm, cơm vắt.
Máu trộn bùn non
Gan không núng
Chí không mòn !
(Hoan hô chiến sĩ Điện Biên, 1954)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 82
Cái ngọt ngào trong thơ Tố Hữu còn ở hơi thở dân tộc. Nhiều câu thơ Tố
Hữu kế thừa rất sáng tạo vốn cổ điển và vốn dân gian. Câu thơ hiện đại mà nghe
có hơi của điệu ngâm:
Mười lăm năm ấy ai quên
Quê hương cách mạng dựng nên cộng hoà
Mình về mình có nhớ ta
Mái đình Hồng Thái, cây đa Tân Trào.
(Việt Bắc, 1954)
Tố Hữu biết học cách sáng tạo trong Kiều và ca dao, cái hơi vè dân gian
được sống dậy và nâng lên thành nghệ thuật:
Bà bủ nằm ổ chuối khô
Bà bủ không ngủ, bà lo bời bời
Đêm nay tháng chạp mồng mười
Vài mươi bữa nữa Tết rồi hết năm.
(Bao giờ hết giặc, 1948)
Hơi thở dân tộc đã tạo cho thơ Tố Hữu giàu chất nhạc. Mỗi tiếng "Ai" cất
lên như xoáy vào mỗi chúng ta một lòng yêu nước tha thiết.
Ai về Hưng Hoá
Ai xuống khu Ba
Ai vào khu Bốn
Đường ta đó, tự do cuồn cuộn
Bốt đồn Tây đã cuốn sạch rồi!...
(Ta đi tới, 1954)
Một trong những yếu tố để tạo nên chất nhạc trong tập thơ, đó còn là việc
chọn lọc từ. Tố Hữu "là một nhà thơ đã vận dụng âm điệu và âm hưởng của tiếng
Việt một cách hết sức tài tình". "Tiếng nói Việt Nam luôn luôn hát lên thành âm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 83
nhạc trong thơ Tố Hữu" [33]. Nhà thơ sử dụng từ tượng thanh một cách chính xác
và thích hợp với hoàn cảnh mô tả, góp phần làm tăng tính nhạc cho câu thơ:
Đẹp vô cùng Tổ quốc ta ơi
Rừng cọ đồi chè, đồng xanh ngào ngạt
Nắng chói sông Lô, hò ô tiếng hát
Chuyến phà dào dạt bến nước Bình Ca...
(Ta đi tới, 1954)
Tố Hữu sử dụng từ lấp láy với những biện pháp đa dạng và sáng tạọ.
Thơ dân gian và các nhà thơ lớn của văn học Trung đại như Hồ Xuân Hương,
Nguyễn Du, Nguyễn Khuyến...đã sử dụng thành thục loại từ này. Tố Hữu đã
học tập được cách sử dụng ngôn ngữ đó của ca dao, của các nhà thơ lớn. Nhà
thơ đã vận dụng một cách thành công, và nâng cao nhạc điệu thơ lên, điển hình
như trong bài Lượm.
Chú bé loắt choắt
Cái xắc xinh xinh
Cái chân thoăn thoắt
Cái đầu nghênh nghênh
(Lượm, 1949 )
Vần trong thơ Tố Hữu, cũng góp một phần khá quan trọng làm giàu nhạc
điệu của thơ. Dù ở bất kỳ thể thơ nào Tố Hữu luôn quan tâm đến vần. Nhiều đoạn
thơ Tố Hữu vần thơ cứ nối tiếp, quấn quýt với nhau.
Bà bủ không ngủ, bà nằm
Càng lo càng nghĩ, càng căm càng thù
Ngoài phên gió núi ù ù
Mưa đêm mưa tự chiến khu mưa về...
(Bà bủ, 1948)
Việc chọn từ giàu âm thanh và gieo vần rất quan trọng đối với nhà thơ,
nhưng quan trọng hơn nữa là việc phân phối, hoà hợp âm thanh của từ để tổ chức
nên tiết tấu, âm điệu thơ, tức là tổ chức nên nhịp điệu. Trong thơ Tố Hữu nhịp
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 84
điệu không gò gượng mà biến hoá tinh tế theo mạch cảm xúc, góp phần biểu hiện
tâm tình một cách tài tình uyển chuyển.
Nhớ gì như nhớ người yêu
Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương
Nhớ từng bản khói cùng sương
Sớm khuya bếp lửa người thương đi về.
(Việt Bắc, 1954)
Thơ Tố Hữu rất tinh tế, tiêu biểu như đoạn thơ lục bát trong bài thơ Phá
đường, mang nhạc điệu của dân ca xứ Huế, khiến cho thơ Tố Hữu có nhạc điệu
dân tộc ấm áp và phóng khoáng.
Em là con gái Bắc Giang
Rét thì mặc rét, / nước làng em lo
Nhà em phơi lúa chửa khô
Ngô chửa vào bồ, / sắn thái chưa xong
Nhà em con bế con bồng
Em cũng theo chồng/ đi phá đường quan.
Con ơi/con ngủ / cho ngoan
Sang canh/ trăng lặn,/ buổi tan/ mẹ về...
(Phá đường, 1948)
Tố Hữu sử dụng nhịp thơ 4-4 trong các câu 8 ở sáu dòng trên, đã góp phần
thể hiện không khí khẩn trương của việc đi phá đường với tinh thần dứt khoát gác
việc gia đình để đi làm việc công của người phụ nữ Bắc Giang. Nhưng đến ngay
dòng 8 tiếp theo thì nhịp thơ chậm lại và chuyển theo nhịp 2-2-2-2, đó là điệu ru
con ngọt ngào, đầm ấm nặng tình người mẹ. Nhịp thơ, ngay trong cùng một thể
lục bát, đã có sự chuyển đổi nhịp điệu rất nhanh mà rất hợp khiến ta có cảm giác
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 85
như thấy được bước thời gian đi và bước chân người mẹ về, cùng với phong thái
thanh thản của người mẹ bên con.
Hoặc trong bài thơ Việt Bắc cũng với cách ngắt nhịp chẵn 2/2/2 hoặc 4/4,
cách ngắt nhịp này tạo nên một cảm giác bâng khuâng, nhẹ nhàng, tha thiết:
Mình về/ mình có/ nhớ không
Nhìn cây/ nhớ núi/ nhìn sông/ nhớ nguồn?
( Việt Bắc, 1954)
Và:
Mình về/ mình lại /nhớ ta
Mái đình Hồng Thái/ cây đa Tân Trào.
(Việt Bắc, 1954)
Nhiều đoạn thơ, Tố Hữu đã ngắt nhịp táo bạo làm cho tâm trạng tác giả nổi bật
hẳn lên và tác động rất sâu vào tình cảm của người đọc. Lượm là một ví dụ tiêu biểu:
Ngày Huế đổ máu
Chú Hà Nội về
Tình cờ chú cháu
Gặp nhau Hàng Bè...
(Lượm, 1949 )
Từ đầu bài thơ, Tố Hữu sử dụng thể thơ bốn chữ, bốn dòng một khổ để kể
chuyện về chú Lượm, nhí nhảnh, hồn nhiên và những kỷ niệm vui tươi giữa chú
Lượm và tác giả. Nhịp thơ dí dỏm, nhảy nhót tươi tắn. Nhưng đến khi nhận được
tin nhà thì Tố Hữu đột ngột cắt đôi dòng thơ bốn chữ và để riêng thành một khổ,
thể hiện sự đau xót, mất mát khi Lượm hy sinh.
Ra thế
Lượm ơi !
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 86
Tố Hữu còn rất điêu luyện trong việc phân phối âm thanh, tăng sức biểu
hiện của nhịp điệu. Bài thơ Hoan hô chiến sĩ Điện Biên, có những câu thơ Tố Hữu
sử dụng thanh trắc liên tiếp, thể hiện nhịp điệu dồn dập, không khí chiến thắng của
quân và dân ta trong chiến dịch Điện Biên.
Vinh quang Hồ Chí Minh, cha của chúng ta
ngàn năm sống mãi
Quyết chiến, quyết thắng, cờ đỏ sao vàng vĩ đại.
(Hoan hô chiến sĩ Điện Biên, 1954)
Hay trong bài Việt Bắc, Tố Hữu lại sử dụng câu thơ liên tiếp vần bằng, để
thể hiện tình cảm thắm thiết của con người.
Đường về, đây đó gần thôi !
Hôm nay rời bản về nơi thị thành
Nhà cao, chẳng khuất non xanh
Phố đông, càng giục chân nhanh bước đường
( Việt Bắc, 1954)
Nhịp điệu mô phỏng cũng góp phần tạo nên tính nhạc. Đọc những câu thơ
trong bài Hoan hô chiến sĩ Điện Biên, chúng ta như nghe thấy rõ tiếng vó ngựa
dồn dập trên núi rừng Việt Bắc đưa tin chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ:
Tin về nửa đêm
Hoả tốc hoả tốc
Ngựa bay lên dốc
Đuốc cháy sáng rừng...
(Hoan hô chiến sĩ Điện Biên, 1954)
Nhiều lần Tố Hữu đã đưa vào thơ nhịp điệu lao động và chiến đấu của quần
chúng một cách tinh tế và đầy sáng tạo. Từ nhịp điệu lao động khẩn trương, vất vả
của người dân công phá đường giai đoạn đầu kháng chiến:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 87
Hì hà hì hục
Lục cục lào cào
Anh cuốc em cuốc
Đá lở đất nhào!
(Phá đường, 1948)
Đến nhịp điệu chuyển pháo căng thẳng, chắc nịch, lạc quan của đơn vị
pháo binh:
Ta đi lên đèo
Ta leo lên dốc
Voi ơi khó nhọc
Khó nhọc cũng trèo !
(Voi, 1948)
Cùng với nhịp điệu mô phỏng, Tố Hữu còn vận dung nhịp điệu trùng điệp
trong những khúc thơ :
Ta đi tới trên đường ta bước tiếp
Rắn như thép,/ vững như đồng
Đội ngũ ta trùng trùng điệp điệp
Cao như núi, / dài như sông
(Ta đi tới, 1954)
Có khi Tố Hữu cho trùng điệp từ:
Mường Thanh, Hồng Cúm, Him Lam
Hoa mơ lại trắng, vườn cam lại vàng.
(Hoan hô chiến sĩ Điện Biên, 1954)
Thơ Tố Hữu luôn có sự hào quyện giữa nhạc và ý. Đúng như Hoài Thanh
đã nhận xét: "Nhạc thơ quyện lấy lòng ta ngay khi ta chưa kịp nhận rõ ý thơ". Quả
thật thơ Tố Hữu "vừa ru người trong nhạc, vừa thức người bằng ý" [33].
Nhạc điệu trong tập thơ Việt Bắc mang tính quần chúng, tính dân tộc sâu
sắc, vừa bình dị, vừa nâng cao. Những tư tưởng tình cảm, những hiện thực của đời
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 88
sống quyện với sự hài hoà của âm thanh, tiết tấu, nhịp điệu phù hợp với nếp thẩm
mỹ quen thuộc của quần chúng, khiến thơ Tố Hữu dễ gần gũi, dễ đi sâu vào tâm
hồn người đọc, đông đảo quần chúng đã nhớ, đã thuộc thơ Tố Hữu điều đó là
minh chứng cho sự thành công của nhà thơ.
3.1.3. Ngôn ngữ, hình ảnh
Tố Hữu không cố công tìm tòi ngôn ngữ mới lạ mà ông sử dụng ngay thứ
ngôn ngữ rất phong phú, giản dị, trong sáng của quần chúng nhân dân. Mai
Hương và Phong Lan đã có lý khi nhận xét: "Thơ Tố Hữu không cầu kỳ, không
kỹ xảo, hầu như không dùng điển tích, điển cố, từ Hán - Việt mà chỉ dùng tiếng
nói thường ngày của nhân dân. Ta có cảm giác Tố Hữu làm thơ rất dễ dàng, mạch
thơ ông cứ trào lên và cuốn đi cuồn cuộn, thế nhưng thơ ông vẫn cứ hay, vẫn cứ
đọng lại trong lòng người lâu dài" [25].
Trước hết cần thừa nhận thơ Tố Hữu rất bình dị. Bình dị ngay cả những lúc
ông chủ tâm nói đến những vấn đề lớn lao của thời đại. Trong thơ ông gần như
tràn ngập những hình ảnh quen thuộc, thường ngày; như: lúa, ngô, khoai, sắn, mạ
non, cơm dé, áo tứ thân, cơm chấm muối, rừng nứa bờ tre, hoa chuối...Ông có ý
thức trong việc đưa những hình ảnh, lớp từ ngữ bình dị gần với cuộc sống của
người dân vào trong thơ để thơ ông cũng trở nên bình dị gần gũi với họ:
Khoai mãn mùa đi, đến sắn về
Say màu hương mới, dậy hồn quê
Rướn thân lên trải ngàn tay rộng
Như những chàng trai đón bốn bề.
(Tình khoai sắn, 1946)
Hay trong bài Bầm ơi:
Bầm ra ruộng cấy bầm run
Chân lội dưới bùn tay cấy mạ non
Mạ non bầm cấy mấy đon
Ruột gan bầm lại thương con mấy lần.
(Bầm ơi, 1948)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 89
Tố Hữu sử dụng ngôn ngữ địa phương như: mé, ông ké, bủ, ... Có thể nói
thơ Tố Hữu rất bình dị, vì thế mà người ta nói thơ Tố Hữu mang tính đại chúng
cao, được nhiều người ưa thích, một thời đã đi vào lòng người đọc như lời ăn
tiếng nói hàng ngày của họ:
Con mé có ba
Trai hai gái một
Gái gả chồng xa
Trai còn đứa rốt...
(Bà bủ, 1948)
Thơ Tố Hữu còn thấm nhuần ngôn ngữ trong văn học dân gian, một ngôn ngữ
sống động. "Nó không chỉ là chữ a, chữ b, mà là cả cái tiếng vang lên trong từng chữ,
tiếng vọng của cả cái khoảng cách giữa những chữ, những dòng..." [33]. Chúng ta có
thể bắt gặp rất nhiều câu thơ có lối so sánh ví von kiểu ca dao trong thơ ông:
Mưa phùn ướt áo tứ thân
Mưa bao nhiêu hạt thương bầm bấy nhiêu
(Bầm ơi, 1948)
Hay:
Nhớ gì như nhớ người yêu
Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương
(Việt Bắc, 1954)
Tố Hữu còn sử dụng nhiều thành ngữ, quán ngữ, tục ngữ như:
Lạnh tay, lạnh chân
Đứng trơ như đá
Hồn bay vía bay
(Bà mẹ Việt Bắc, 1948)
Có những câu thơ Tố Hữu lấy một phần của câu tục ngữ cộng thêm một
phần lời thơ của mình:
Đá mòn nhưng dạ chẳng mòn
Chàm nâu thêm đậm, phấn son chẳng nhoà.
(Việt Bắc, 1954)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 90
Như vậy, ngôn ngữ thơ rất Tố Hữu, rất dân gian, đại chúng. Sự có mặt của
ngôn ngữ dân gian, của đời sống hàng ngày khiến cho thơ ông trở nên bình dị, gần
gũi thân thương. Đằng sau lớp ngôn ngữ bình dị ấy, nhà thơ muốn diễn tả một nội
dung lớn lao, gắn với các vấn đề của cộng đồng, của thời đại, là nguồn cổ vũ động
viên nhân dân đấu tranh, tin tưởng vào tương lai đất nước.
Cùng với ngôn ngữ, hình ảnh trong thơ Tố Hữu rất đa dạng, có những hình
ảnh hiện lên rõ nét nhìn là thấy:
Đẹp vô cùng Tổ quốc ta ơi !
Rừng cọ đồi chè, đồng xanh ngào ngạt
Nắng chói Sông Lô, hò ô tiếng hát
Chuyến phà dào dạt bến nước Bình Ca.
(Ta đi tới, 1954)
Có những hình ảnh cụ thể gây xúc động, thấy là lòng người rung lên nhớ
mãi: Hình ảnh em bé Lượm dũng cảm mà đáng thương bị chết dưới làn đạn của
giặc nhưng hình ảnh của em vẫn sống mãi trong lòng nhà thơ.
Bỗng loè chớp đỏ
Thôi rồi, Lượm ơi
Chú đồng chí nhỏ
Một dòng máu tươi !
(Lượm, 1949 )
Hay những bài thơ viết về người mẹ, đọc lên khiến ta thấy xúc động trước
tấm lòng yêu nước, yêu con, hy sinh bản thân cho cách mạng:
Bà bủ không ngủ bà nằm
Càng lo, càng nghĩ, càng căm càng thù
Ngoài phên gió núi ù ù
Mưa đêm mưa tự chiến khu mưa về.
(Bao giờ hết giặc, 1948)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 91
Và hình ảnh Bà mẹ Việt Bắc:
Tôi ôm lấy nó
Tôi kể trước sau
Nỗi nhà mất bố
Nỗi anh chết tù...
(Bà mẹ Việt Bắc, 1948)
Song thơ Tố Hữu bao giờ cũng là hình ảnh thật của đời sống, những hình
ảnh sinh động, là sự hoà quyện giữa người và cảnh tạo nên một khung cảnh thật
ấm áp tình người:
Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng
Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi dang
Ve kêu rừng phách đổ vàng
Nhớ cô em gái hái măng một mình.
(Việt Bắc, 1954)
Khi nói đến Tổ quốc, hình ảnh thật "hồn nhiên", nên thơ có những gam
màu, âm thanh,... lắng sâu vào tâm hồn.
Đẹp vô cùng, Tổ quốc ta ơi !
Rừng cọ đồi chè, đồng xanh ngào ngạt
Nắng chói sông Lô, hò ô tiếng hát
Chuyến phà dào dạt bến nước Bình Ca...
(Ta đi tới, 1954)
Tố Hữu còn thiên về loại hình ảnh "động" đang diễn biến, đang tiến triển.
Ngay khi nhà thơ cảm xúc, một nét, lại một nét cứ bồi thêm vào nhau để dựng
nên hình. Không ai khác đó là Hồ Chí Minh, "Người là Cha, là Bác, là Anh" của
dân tộc:
Nhớ Người những sớm tinh sương
Ung dung yên ngựa trên đường suối reo
Nhớ chân Người bước lên đèo
Người đi rừng núi trông theo bóng Người...
(Việt Bắc, 1954)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 92
Bài thơ Phá đường cũng biểu hiện khá rõ biệt tài của Tố Hữu trong việc
xây dựng những hình ảnh động, gợi lên không khí lao động khẩn trương của chị
dân công phá đường.
Hì hà hì hục
Lục cục lào cào
Anh cuốc em cuốc
Đá lở đất nhào...
(Phá đường, 1948)
Nhịp thơ náo nức, trầm hùng khi miêu tả cảnh tượng hùng vĩ của cuộc
chiến đấu, của hoạt động cách mạng. Chất hùng tráng trong những câu thơ:
Những đường Việt Bắc của ta
Đêm đêm rầm rập như là đất rung
Quân đi điệp điệp trùng trùng,
Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan.
Dân công đỏ đuốc từng đoàn,
Bước chân nát đá muôn tàn lửa bay.
(Việt Bắc, 1954)
Ngôn ngữ, hình ảnh trong thơ Tố Hữu thật phong phú, đa dạng, gần gũi,
bình dị, Ông không tìm tòi ở đâu cao xa mà có ngay trong đời sống kháng chiến,
trong lời ăn tiếng nói của nhân dân. Đó là những đóng góp đáng quý của thơ ông
trên xu hướng tìm tòi bản sắc dân tộc đại chúng.
3.1.4. Niêm luật và vần
Tố Hữu là nhà thơ chịu ảnh hưởng nhiều của dân ca nên thơ ông thường
mang hơi thở của truyền thống. Xuân Diệu đã từng nói: "Không học ca dao từ nhỏ
thì làm sao học giỏi thơ được". Vì vậy vần thơ của ông mang đặc điểm của thơ
truyền thống. Đó là tôn trọng lệ “nhị, tứ, lục, phân minh” trong thể thơ truyền của
văn học cổ truyền:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 93
Xa xôi đầu xóm tre xanh
Có bà ru cháu nằm khoanh lòng già
Cháu ơi cháu lớn với bà
Bố mày đi đánh giặc xa chưa về.
(Cá nước, 1947)
Sử dụng trong cách hiệp vần. Các âm tiết hiệp vần thường có phụ âm đầu
khác nhau, phần vần lặp lại và các vần thường mang thanh bằng. Đặt những câu
thơ của Tố Hữu bên cạnh những câu ca dao lục bát thì ta khó có thể phân biệt
được đâu là thơ Tố Hữu và đâu là câu ca dao.
Nếu ca dao có câu:
Mình về có nhớ ta chăng
Ta về ta nhớ hàm răng mình cười
Thì thơ Tố Hữu cũng góp phần vào vốn ca dao ấy những lời thơ thật ngọt
ngào, tha thiết:
Mình về mình có nhớ ta
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng
(Việt Bắc, 1954)
Cách hiệp vần không chỉ mang thanh bằng mà còn mang thanh trắc, hoặc
phối hợp hai thanh bằng- trắc. Những cách hiệp vần này trong thơ Tố Hữu ít gặp
ở những nhà thơ khác. Điều đó ghi nhận nét độc đáo trong thơ ông, khác với
Xuân Diệu, Nguyễn Bính sau này.
Trong thơ Nguyễn Bính ta cũng bắt gặp kiểu gieo vần lạ, bất thường:
Trên giời có vẩy tê tê
Đôi bên ước thề duyên hãy tròn duyên
Nhưng không thể giống với Tố Hữu ở những vần được gieo kết hợp giữa
âm tiết mang thanh bằng và âm tiết mang thanh trắc như:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 94
Nhớ sông Lô, nhớ Phố Ràng
Nhớ từ Cao Lạng, nhớ sang Nhị Hà
(Việt Bắc, 1954)
Cách hiệp vần này còn xuất hiện ngay trong câu lục và câu bát, đó chính là
dụng ý nghệ thuật của nhà thơ:
Bà bủ nằm ổ chuối khô
Bà bủ không ngủ bà lo bời bời
(Bà bủ, 1948)
Các âm tiết gieo vần với nhau đều mang thanh trắc cũng đã chứa đựng
trong nó một nội dung, đó là khát vọng thay đổi quê hương đất nước. Hàng loạt
âm tiết mang thanh trắc ấy dường như để diễn tả sự uất ức, hận thù và đầy nước
mắt trước cảnh điêu tàn, tan nát của quê hương bị giặc dày xéo. Song bên cạnh đó
lại là tiếng hát lên đường, tiếng hát theo vần thơ ngân dài đến tận cuối bài thơ:
Bàn tay đã nắm lời thề
Ra đi quyết phá ngày về sẽ xây
Từ trong đổ nát hôm nay
Ngày mai đã đến từng giây, từng giờ...
(Giữa thành phố trụi, 1947 )
Tố Hữu học cách gieo vần trong ca dao, tiếng thứ 6 của câu lục vần với
tiếng thứ 6 của câu bát, tiếng thứ 8 của câu bát vần với tiếng thứ 6 của câu lục
tiếp sau thường là gieo vần bằng, ở các bài thơ tiêu biểu như: Bà bủ, Bầm ơi,
Việt Bắc...
Bà bủ không ngủ bà nằm
Càng lo càng nghĩ, càng căm càng thù
Ngoài phên gió núi ù ù
Mưa đêm mưa tự chiến khu mưa về...
(Bà bủ, 1948)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 95
Tố Hữu là nhà thơ không chỉ dừng lại ở việc học tập những nét tinh hoa
của văn học truyền thống, mà ở nhà thơ luôn có sự tìm tòi, phát hiện mới mẻ.
Ngoài việc gieo vần ở những vị trí thông thường Tố Hữu còn gieo vần ở những vị
trí bất thường. Tố Hữu đã tạo ra một sợi dây liên kết vô hình (qua vần điệu) giữa
những địa danh lịch sử để gọi về "chín năm nắng núi mưa ngàn" của Việt Bắc-
một thời kỳ gian khổ nhưng oanh liệt.
Ai về có nhớ ai không ?
Ta về ta nhớ Phủ Thông Đèo Giàng
Nhớ sông Lô nhớ Phố Ràng
Nhớ từ Cao Lạng nhớ sang Nhị Hà
(Việt Bắc, 1954)
Tố Hữu sử dụng nhiều vần liên tiếp tạo nên âm hưởng ngân vang đồng
vọng. Hai câu lục bát trên gieo vần ở vị trí 6-8 thông thường, nhưng đến hai câu
sau Tố Hữu gieo vần bất thường, vị trí thứ 6 của câu lục gieo vần với vị trí thứ 4
của câu bát khiến câu thơ đột ngột chuyển giọng như khắc sâu nỗi nhớ, nỗi nhớ
theo chiều sâu và lan toả từ vùng này sang vùng khác, từ những hy sinh gian khổ
đến những chiến công vang dội ...một nỗi nhớ dào dạt, tha thiết. Tố Hữu đã vận
dụng sáng tạo trong đoạn thơ này cách gieo vần bất thường làm cho những câu
thơ không chỉ là trang ký sự chiến trường mà còn gợi lên vẻ đẹp thẩm mỹ trong
lòng độc giả.
Ngoài ra còn có một số bài thơ Tố Hữu gieo vần ở tiếng thứ 4 của câu tám.
Bầm ra ruộng cấy bầm run
Chân lội dưới bùn tay cấy mạ non.
(Bầm ơi, 1948)
Hay:
Nhà em phơi lúa chửa khô
Ngô chửa vào bồ sắn thái chưa xong
Nhà em con bế con bồng
Em cũng theo chồng đi phá đường quan
(Phá đường, 1948)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 96
Có thể nói những bài thơ gieo vần ở tiếng thứ 4 này đều là những bài viết
về những người thôn quê mộc mạc dân dã. Đó là một dụng ý nghệ thuật của Tố
Hữu mang lại hiệu quả thẩm mỹ cao.
Tố Hữu thường dùng vần Đường luật mềm mại, có nhiều khả năng biểu
hiện cái liên tục thích ứng với hơi thở liền mạch.(chữ cuối câu thứ nhất, câu thứ
hai, và câu thứ tư, thanh bằng và vần với nhau):
Ai biết trưa nay giữa bụi bờ
Anh nằm sưởi nắng mắt lơ mơ
Tôi ngồi, không ngủ nghe anh thở
Khe khẽ lòng ngâm lên tiếng thơ
(Lên Tây Bắc, 1948)
Tìm hiểu quá trình sáng tạo nghệ thuật của Tố Hữu, ta thấy ông không bao
giờ nô lệ vào câu chữ hay gò ép, khiên cưỡng trong niêm luật và cách gieo vần.
Thơ ông vừa mang nét tinh hoa của văn học truyền thống, vừa mang tính hiện
đại, nên những bài thơ của ông vừa giàu tính nhạc, vừa mang tính hình tượng cao.
3.2. Sự kết hợp giữa tính dân tộc và âm hƣởng hiện đại
Tố Hữu đã lấy dân tộc làm nền tảng cho thơ mình. Ông tiếp thu truyền
thống thơ ca dân gian, cổ điển của dân tộc, một sự tiếp nhận sâu và đa diện, tiếp
nhận một cách sáng tạo đầy bản lĩnh. "Ông tiếp thu phần hồn, đón lấy cái hương,
cái “nhụy” của nó", đúng như Nguyễn Đình Thi nhận xét.
Nhìn lại các bài thơ gắn với truyền thống nhất của Tố Hữu, đều có một sự
hài hoà hiếm có giữa tính dân tộc và tính hiện đại. Hiện đại không chỉ nội dung
mà cả hình thức thể hiện, hiện đại ngay trong các thể thơ cổ điển của dân tộc,
trong cách biểu hiện rất gần với thơ ca dân gian.
Phong vị dân gian đậm đà trong thơ Tố Hữu, đặc biệt trong nhiều bài thơ
đặc sắc như hàng loạt các bài thơ Việt Bắc, Bầm ơi, Phá đường...Những câu thơ
được ủ chặt giữa hương vị dân gian rất phổ biến. Chính nó là sợi dây bền chặt, kết
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 97
bện thơ Tố Hữu với truyền thống thơ ca dân tộc, tạo nên sức hấp dẫn, sức cảm
hoá, sức nặng, sức bền của thơ ông trong lòng nhiều thế hệ độc giả.
Tố Hữu đã tiếp thu triệt để khai thác, sử dụng và phát triển một cách sáng
tạo những tinh hoa của thơ ca truyền thống, góp phần diễn tả một cách sinh động
những tư tưởng tình cảm mới của thời đại. Chính sự tiếp nhận sáng tạo ấy của nhà
thơ đã đem lại dáng vẻ và âm hưởng hiện đại cho thơ ca truyền thống." ... làm cho
cái hồn dân tộc nhập vào với cái hồn thời đại”,“ Tố Hữu đã giữ được hiện đại
ngay trong hình thức biểu hiện tưởng là cổ điển nhất” (Lê Đình Kỵ).
Tố Hữu đã đưa câu thơ lục bát cổ điển đến một hình thức phát triển
cao nhất và phong phú nhất, những câu thơ ngọt ngào, uyển chuyển, thướt
tha, mà vẫn nói lên được những điều cần nói về hiện thực cách mạng, về
tình cảm cách mạng:
Em là con gái Bắc Giang
Rét thì mặc rét nước làng em lo
Nhà em phơi lúa chửa khô
Ngô chửa vào bồ sắn thái chưa xong.
(Phá đường, 1948)
Hay bài Bầm ơi với âm điệu gần gũi với ca dao, Tố Hữu đã diễn tả được
tình cảm ân tình tha thiết của người con đối với người mẹ, gợi lên được hình ảnh
chân thực của bà mẹ nông dân Việt Nam vất vả và tình cảm của mẹ thật cảm
động. Nhưng ở đây tình cảm của người mẹ đối với con rất đỗi thiêng liêng khi
gắn với tình đồng bào, đồng chí, tình anh em, tình đất nước nó là sản phẩm mới
của thời đại:
Bầm ơi liền khúc ruột mềm
Có con có mẹ có thêm đồng bào
Con đi mỗi bước gian lao
Xa bầm nhưng lại có bao nhiêu bầm.
(Bầm ơi, 1948 )
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 98
Việt Bắc ngọt ngào, đằm thắm như lời ru, lời thủ thỉ đã đưa người đọc vào
một thế giới sâu nặng ân tình, rất tiêu biểu cho hồn thơ, cho phong cách của Tố
Hữu. Vẫn là tiếng nói của tình cảm, tình yêu nhưng là tình yêu đối với quê hương
đất nước, đối với cách mạng, đối với nhân dân. Và tình yêu ấy đã biến thành tình
nghĩa, và Việt Bắc trở thành tiếng hát ân tình thuỷ chung của những người kháng
chiến, của cả dân tộc trong một thời điểm đáng nhớ.
Mình đi, có nhớ những ngày
Mưa nguồn suối lũ, những mây cùng mù
Mình về, có nhớ chiến khu
Miếng cơm chấm muố,i mối thù nặng vai?
Mình về, rừng núi nhớ ai
Trám bùi để rụng, măng mai để già...
(Việt Bắc, 1954)
Thuộc trong số câu thơ hay nhất của bài Việt Bắc là:
Mình đi, mình có nhớ mình
Tân Trào, Hồng Thái, mái đình cây đa?
Trong ca dao, không gặp kiểu đại từ đổi ngôi như vậy. Câu thơ vốn có gốc
rễ sâu xa trong ca dao của dân tộc bỗng vụt lớn lên, mới mẻ, hiện đại. Câu hỏi
thật sâu nặng, đầy ý nghĩa.
Bên cạnh đó bài Việt Bắc còn có những câu đọc lên như một bài ca dao
hiện đại:
Muối Thái Bình ngược Hà Giang
Cày bừa Đông Xuất, mía đường tỉnh Thanh
Ai về mua vại Hương Canh
Ai lên mình gửi cho anh với nàng
Chiếu Nga Sơn, gạch Bát Tràng
Vải tơ Nam Định, lụa hàng Hà Đông
(Việt Bắc, 1954)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 99
Ở Tố Hữu cái hơi dân tộc kết hợp khéo léo với màu sắc hiện đại tiếp tục
được thể hiện và càng dồi dào, đậm nét hơn trong tập Gió lộng như trong Em
ơi...Ba lan, Bài ca mùa xuân 61:
Em ơi, Ba lan, mùa tuyết tan
Đường bạch dương, sương trắng nắng tràn
Anh đi, nghe tiếng người xưa gọi
Một giọng thơ ngâm, một giọng đàn
Và:
Gà gáy sáng. Thơ ơi mang cánh lửa
Hãy bay đi. Con chim kêu trước cửa
Thêm một ngày xuân đến. Bình minh
Cành táo đầu hè quả ngọt rung rinh
Bỏ âm nhạc đi, đó là những câu thơ rất Tây, lồng âm nhạc vào, đó là
những câu rất Việt. Âm nhạc như cái hồn dân tộc theo sát các ý của thi sĩ khiến
cho mỗi câu thơ; cùng toàn bài thơ vừa ẩn chứa tính dân tộc vừa mang âm hưởng
hiện đại.
Gió lộng, là sự rộng mở đến bát ngát, mênh mông của đất trời tự do, với
một nửa nước đang bước vào kế hoạch 5 năm đầu tiên xây dựng chủ nghĩa xã
hội; với Tổ quốc" dẫu chưa toàn vẹn đã bay cờ hồng"; với "mắt nhìn bốn hướng.
Trông lại nghìn xưa, trông tới mai sau"; với tầm cao thời đại "trông Bắc, trông
Nam, trông cả địa cầu". Thể thơ tự do được vận dụng linh hoạt, lúc thì rắn rỏi như
Tiếng chổi tre, lúc thì rừng rực căm giận như Thù muôn đời muôn kiếp không tan,
lúc thì mềm mại uyển chuyển như Em ơi...Ba lan...Những cách gieo vần mới mẻ
như "Đường bạch dương, sương trắng, nắng tràn" tạo một bâng khuâng và ngân
nga không dứt trong tâm tưởng làm nối dài những liên tưởng giữa truyền thống
và hiện đại. So với Việt Bắc, Gió lộng là một bước tiến mới trong quan hệ dân tộc
và hiện đại, nhưng vẫn không xa rời ngọn nguồn dân tộc như trong Quê mẹ,
Người con gái Việt Nam, Tiếng ru...
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 100
KẾT LUẬN
1. Với Tố Hữu, chúng ta có một nhà thơ - chiến sĩ, biết gắn bó đời mình và
hoạt động thơ ca của mình với lý tưởng cao cả vì độc lập, tự do của Tổ quốc. Thơ
ông là thơ "mang cánh lửa", "đốt cháy trái tim con người vào ngọn lửa thần của
đại nghĩa" (Xuân Diệu). Đã có bao nhiêu người cảm động vì thơ ông và từ thơ
ông mà đến với cách mạng. Hơn nửa thế kỷ qua, thơ Tố Hữu trở thành tấm gương
phản ánh những lẽ sống lớn của dân tộc, trở thành tiếng hát của thời đại.
2. Tập thơ Việt Bắc của Tố Hữu thực sự có giá trị và giữ vị trí xứng đáng
trong nền thơ ca kháng chiến, bởi nó đã góp phần giải quyết những vấn đề cơ bản
đặt ra cho nền văn nghệ mới Việt Nam sau 1945. Đó là vấn đề dân tộc và đại
chúng, vấn đề nghệ thuật và tuyên truyền, vấn đề vốn sống và kỹ năng nghề
nghiệp, vấn đề hiện thực và lãng mạn, vấn đề nội dung và hình thức…Tố Hữu
trong tập thơ Việt Bắc đã góp phần của mình không bằng lý luận mà bằng sáng tác,
để giải quyết các vấn đề đó, và trở thành ngọn cờ tiêu biểu, đứng ở hàng đầu nền
thơ ca cách mạng sau 1945- Từ Việt Bắc chúng ta có thể rút ra nhiều bài học quý
báu về con đường đi của thơ đó là con đường gắn bó với nhân dân phục vụ lợi ích
của cách mạng.
3. Giá trị nội dung lớn của Việt Bắc- đó là một tình yêu nước, được thể
hiện một cách thiết tha và cụ thể, qua tình yêu những con người đứng ở hàng đầu
sự nghiệp kháng chiến - đó là anh bộ đội cụ Hồ, là những bà mẹ, những phụ nữ,
những em bé…sẵn sàng hy sinh tất cả để đánh thắng giặc; là sự phát hiện những
giá trị nhân văn cao cả trong những con người bình thường, “ nhỏ bé” làm nên g-
ương mặt chung của nhân dân, vừa được cách mạng giải phóng, vừa làm nên sức
mạnh giải phóng của cách mạng. Là tình cảm gắn bó với quê hương cách mạng
mang tên Việt Bắc“ thủ đô gió ngàn” với cây đa Tân Trào, mái đình Hồng Thái-
những địa danh đã đi vào lịch sử và bây giờ tiếp tục cuộc kháng chiến chín năm“
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 101
Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù”, với Trung ương, Chính phủ và Bác Hồ lãnh
đạo quân dân cả nước tiến hành một cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường
kỳ đi tới chiến thắng Điện Biên Phủ vĩ đại.
Có thể nói, Việt Bắc bằng tiếng nói thơ ca, đã ghi nhận được những dấu ấn
cụ thể cho một“ toàn cảnh” những tình cảm lớn của dân tộc trong 10 năm mở đầu
nền văn học mới sau 1945, 10 năm kỷ nguyên dân chủ cộng hoà, chấm dứt 80
năm cả dân tộc chìm đắm trong tình cảnh nước mất.
4. Với Việt Bắc, Tố Hữu là nhà thơ đi đầu và có thành tựu lớn nhất trong
việc đi sâu vào hình thức dân tộc, phát triển và nâng cao tiếng nói và hình thức
dân tộc để cho nhịp điệu của thơ chứa đựng được nội dung tư tưởng tình cảm của
thời đại. Trong khi đi vào phương hướng dân tộc, nhà thơ luôn có ý thức hướng
tới đại chúng, để cho thơ có sức phổ cập rộng rãi. Đồng thời biết gắn tính dân tộc
với âm hưởng hiện đại, để cho thơ luôn luôn có ý nghĩa thời sự. Điều đó làm nên
vai trò mở đầu và dẫn dắt nền thơ ca cách mạng Việt Nam của Việt Bắc nói riêng,
làm nên giá trị và sức cuốn hút mạnh mẽ của thơ Tố Hữu nói chung.
Kết luận. Có thể khẳng định Việt Bắc là tập thơ có đóng góp lớn nhất cho
nền thơ ca kháng chiến chống Pháp nói riêng và có giá trị, vị trí xứng đáng trong
nền văn học hiện đại Việt Nam nói chung. Hoàn toàn dễ hiểu khi Việt Bắc nhận
được Giải nhất Hội văn nghệ Việt Nam (1954-1955); sau Từ ấy, nó tiếp tục tạo
nên một chuyển biến căn bản trên hành trình hơn nửa thế kỷ thơ Tố Hữu.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 102
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trọng Anh (1955), Đồng bào Miền Nam với thơ Tố Hữu, Báo Nhân dân.
2. Nguyễn Bao (1998), Tố Hữu, nhà thơ- chiến sĩ. Nxb, H.
3. Nguyễn Cừ (1980), Tố Hữu, nhà thơ cách mạng, Nxb khoa học xã hội, H.
4. Hoàng Cầm (1955), Bổ sung ý kiến của tôi về tập thơ“ Việt Bắc”, Báo Văn
nghệ (số 70).
5. Hoàng Minh Châu (1959), Về giá trị tập thơ"Từ ấy" và phương pháp sáng tác
của Tố Hữu, Báo Văn nghệ ( số71).
6. Xuân Diệu (1955), Tập thơ" Việt Bắc của Tố Hữu, Báo Văn nghệ (số 28,64).
7. Xuân Diệu (1960), Dao có mài mới sắc, Tạp chí Văn học (số73).
8. Xuân Diệu (1964), Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ, Nxb Văn học, H.
9. Lê Đạt (1955), Giai cấp tính trong thơ Tố Hữu, Báo Văn nghệ ( số 68).
10. Hà Minh Đức (1977), Những bài học lớn và sự cổ vũ chân thành, Nxb Văn
học, H.
11. Hà Minh Đức (1994 ), Từ Từ ấy đến Một tiếng đờn, Nxb Văn học, H.
12. Hà Minh Đức (1995), Một tài năng thơ ca thuộc về nhân dân và dân tộc- Nxb
Giáo dục.
13. Phan Cự Đệ (1959), Một bông hoa tươi thắm nhất của vườn thơ cách mạng,
Tạp chí Văn học (số 30).
14. Nguyễn Đăng Điệp (2002), Giọng điệu trong thơ trữ tình, Nxb Văn học, H.
15. Tế Hanh (1959), Đọc tập thơ"Từ ấy" của Tố Hữu, Báo Văn học (số 49, 50).
16. Nguyễn Văn Hạnh (1970), Phong cách nghệ thuật của Tố Hữu, Nội san
nghiên cứu Văn học, Trường ĐHSP, H.
17. Đông Hoài (1955), Góp ý kiến về tập thơ“ Việt Bắc”, Báo văn nghệ (số 70).
18. Phạm Hổ (1964), Thơ Tố Hữu với Miền Nam thành đồng Tổ Quốc, Báo Văn
nghệ ( số72).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 103
19. Tố Hữu ( 1946), Thơ, Hội văn hoá cứu quốc Việt Nam.
20. Tố Hữu (1961), Thơ là tiếng nói đồng ý, đồng tình, tiếng nói đồng chí, Tạp
chí Văn nghệ (số 48).
21. Tố Hữu (1963), Việt Bắc, Nxb Văn học, H.
22. Tố Hữu (1972 ), Câu chuyện về thơ, Văn phòng Bộ văn hoá, H.
23. Tố Hữu (1980),Văn học là cuộc đời, Báo Văn nghệ (số 44).
24. Tố Hữu (1998), Tuyển tập thơ, Nxb Văn học, H.
25. Thơ Tố Hữu, (1998) - Nxb Giáo dục.
26. Tố Hữu ( 2002), Nhớ lại một thời, Nxb Văn hoá thông tin,
27. Mai Hương (1975), Ý kiến của Tố Hữu về thơ, Tạp chí Văn học (số 4)
28. Mai Hương (1975), Quan niệm của Tố Hữu về thơ, Tạp chí Văn học (số 4)
29. Lê Đình Kỵ (1979), Việt Bắc, Nxb đại học và trung học chuyên nghiệp.
30. Phùng Ngọc Kiếm ( 1987), Những biểu hiện tính dân tộc trong những bài thơ
của Tố Hữu viết về Bác Hồ, Thông báo khoa học Đ.H.S.P 1987.
31. Phong Lan và Mai Hương, Tố Hữu" Người đốt lửa" và " Người gieo hạt", H.
32. Mã Giang Lân (1995), Thơ Việt Nam (1945-1954), Nxb Giáo dục, H.
33. Mã Giang Lân ( 2004), Tiến trình thơ Việt Nam hiện đại, Nxb Giáo dục, H.
34. Nguyễn Viết Lãm (1955), Đặc tính sáng tạo trong tập thơ Tố Hữu, Báo Độc
lập (số 98).
35. Thẩm Lăng (1955),“Việt Bắc” và Tố Hữu, Báo Độc lập ( số 97).
36. Nguyễn Văn Long (1996), Thơ Tố Hữu trong đời sống phê bình, nghiên cứu
văn học ở Việt Nam 50 năm qua, Nxb Hội nhà văn.
37. Nguyễn Văn Long (2003), Văn học Việt Nam trong thời đại mới, Nxb Giáo
dục, H.
38. Phong Lê ( chủ biên), Văn học Việt Nam kháng chiến chống Pháp ( 1945-
1954), Nxb Khoa học xã hội, H.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 104
39. Phong Lê (biên soạn), Tố Hữu- thơ và cách mạng. Nxb Trẻ, Hội nghiên cứu
& giảng dạy văn học thành phố Hồ Chí Minh.
40. Vũ Đình Liên (1955), Mối tình dân tộc trong tập thơ“ Việt Bắc”của Tố Hữu,
Tổ Quốc (số 12).
41. Lưu Trọng Lư (1971), Tố Hữu, Báo Văn nghệ (số 381).
42. Huỳnh Lý (1959), Nhận xét thơ Tố Hữu như một thực thể động, Báo Văn học
(số73).
43. Thời Nhân (1946), Thơ Tố Hữu, Tạp chí Tiên phong (số 23).
44. Đặng Thai Mai (1964), Khi nhà nghệ sĩ“ Tham gia” vào cuộc đấu tranh với
tất cả tâm hồn mình, Báo Văn nghệ (số 87).
45. Đặng Thai Mai (1959), Mấy ý nghĩ, Nxb Văn học, H.
46. Hoàng Như Mai (1961), Văn học Việt Nam 1945-1960, Nxb Giáo dục, H.
47. Hoàng Như Mai (1965), Con mắt thần chủ nghĩa trong thơ Tố Hữu, Báo Văn
nghệ (số 98).
48. Nguyễn Đăng Mạnh (1994), Con đường thơ Tố Hữu, Nxb Giáo Dục.
49. Nguyễn Đăng Mạnh (chủ biên), Lịch sử văn học Việt Nam, tập III, Nhà xuất
bản Đại học sư phạm ( 2002).
50. Tú Mỡ (1955), Góp ý kiến về tập thơ“Việt Bắc”của Tố Hữu, Báo Văn nghệ,
(số 75).
51. Như Phong (1959), Cái mới của"Từ ấy"- những bài thơ đầu tiên của Tố Hữu,
Nxb Văn học, H.
52. Vũ Đức Phúc (1955), Phản đối cái buồn của Hoàng Cầm khi đọc thơ Tố
Hữu. Nxb Văn Học.
53. Vũ Đức Phúc (1967), Người Việt Nam và lòng yêu nước trong thơ Tố Hữu
thời kỳ kháng chiến chống đế quốc Pháp (1946-1954), Tạp chí Văn học
(số 6).
54. Vũ Đức Phúc (1984), Tố Hữu (trích)- Nxb Khoa học xã hội, H.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 105
55. Vũ Quần Phương (1997), Tố Hữu- Người mở đường của nền thơ cách mạng,
Báo Nhân dân.
56. Nguyễn Đức Quyền (1970), “Ta” với “ Mình” trong bài thơ"Việt Bắc" của
Tố Hữu, Tạp chí Ngôn ngữ ( số3).
57. Lê Bá Suý ( 1955)," Góp ý kiến về tập thơ Việt Bắc", Báo Văn học ( số 71).
58. Trần Đình Sử (1987), Thi pháp thơ Tố Hữu, Nxb Tác phẩm mới, Hội nhà văn
Việt Nam.
59. Thanh Tịnh (1959), Vài cảm nghĩ về tập thơ" Từ ấy" của Tố Hữu, Tạp chí
Văn nghệ quân đội ( số 8).
60. Minh Tranh (1955), Tình yêu trong tập thơ" Việt Bắc", Báo Văn nghệ (số 66).
61. Nguyễn Phú Trọng (1960), Phong vị ca dao dân ca trong thơ Tố Hữu. Nxb
Văn học.
62. Hà Xuân Trường (1955), Đọc tập thơ“ Việt Bắc”của Tố Hữu, Báo Nhân
dân,( số 329).
63. Nguyễn TrungThu (1968), Nhạc điệu thơ Tố Hữu, Tạp chí Văn học, (số 11).
64. Hoài Thanh (1955), Tình yêu quê hương đất nước trong tập thơ“ Việt Bắc”,
Báo Văn nghệ ( số 74).
65. Hoài Thanh ( 1955), Nói chuyện thơ kháng chiến, Nxb Văn nghệ, H.
66. Hoài Thanh (1960), “Từ ấy” tiếng hát của một người thanh niên, một người
cộng sản, Tạp chí Nghiên cứu Văn học.
67. Hoài Thanh (1962), Gió lộng, một bước tiến mới của thơ Tố Hữu, một tập thơ
mang khí thế mới của cách mạng Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu Văn học(
số 8).
68. Hoài Thanh (1978), Một số ý kiến ngắn về thơ Tố Hữu, Nxb Tác phẩm mới.
69. Lê Quang Thành (1955), Góp ý kiến thảo luận về tập thơ“ Việt Bắc” của Tố
Hữu, Báo Nhân dân.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 106
70. Lưu Khánh Thơ (2005), Thơ và một số gương mặt thơ Việt Nam hiện đại,
Nxb khoa học xã hôi, H.
71. Hoàng Trung Thông (1955), Ý kiến kết thúc cuộc thảo luận về tập thơ“ Việt
Bắc”, Báo Văn nghệ, (số 81).
72. Nguyễn Đình Thi (1955), Thơ Tố Hữu đi vào thực tế quần chúng, Báo Văn
nghệ ( số 77).
73. Nguyễn Đình Thi (1955), Lập trường giai cấp và Đảng tính, vấn đề hiện thực
và lãng mạn, Báo Văn nghệ (số 79).
74. Nguyễn Đình Thi (1955), Nhà thơ lớn lên với thời đại, Báo Văn nghệ ( số 79)
75. Nguyễn Đình Thi (1968), Tập thơ Việt Bắc- Nxb Văn hóa, H.
76. Chế Lan Viên (1963), Thơ Tố Hữu, Nxb Văn học, H.
77. Chế Lan Viên (1968), Tổ Quốc Việt Nam, con người Việt Nam trong thơ Tố
Hữu, Báo Nhân dân.
78. Hoàng Việt (1955), Không đồng ý với Hoàng Yến và Hoàng Cầm, Báo Văn
nghệ ( số 69).
79. Hồ Sĩ Vịnh (1970), Đọc tập thơ“Bác Hồ”của Tố Hữu, Báo Văn nghệ(
số 360).
80. Hoàng Yến ( 1955), Tập thơ“ Việt Bắc” có hiện thực không?, Báo Văn
nghệ (số 65).
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- doc_298_1834.pdf